Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Từ trường của Trái Đất

Các nhà khoa học vẫn không biết chính xác nguyên nhân gây ra từ trường của
Trái Đất. Vào thế kỉ 16, một ngọn núi magnetit (một khoáng chất có từ tính) ở cực
Bắc và ngọn núi này được cho rằng là nguyên nhân gây ra từ trường của Trái Đất.
Năm 1600, nhà vật lý học người Anh William Gilbert là người đầu tiên đề xuất
rằng bản thân Trái Đất đã là một cục nam châm khổng lồ. Những học thuyết hiện
nay cho rằng từ trường của Trái Đất được tạo ra bởi dòng điện trong chất lỏng ở lõi
bên ngoài của Trái Đất với thành phần chủ yếu là sắt. Lõi chất lỏng này gồm
những ion, hoặc các nguyên tử và phân tử tích điện. Chuyển động của các hạt
mang điện này trong Trái Đất được cho là tạo ra tạo ra từ trường Trái Đất.
Các nhà khoa học đôi khi nhận thấy việc mô hình hóa từ trường của Trái Đất dễ
dàng hơn khi nó là một từ trường đối xứng hoàn hảo đến từ một thanh nam châm
lớn. Cực của vùng từ trường giả định dựa vào trung bình huớng và cường độ của từ
trường Trái đất được gọi là các cực địa từ. Cực địa từ phía Bắc ở gần Thule,
Greenland, 1250 km (780 mét) từ cực Bắc. Cực địa từ phía Nam ở gần Vostok,
Antarctica, 1250km (780 mét) từ cực Nam.
Cổ từ học là nghiên cứu về từ trường của Trái Đất ở thời cổ đại. Các nhà khoa
học có thể nghien cứu các từ trường cổ của Trái Đất bằng cách đo từ trường các
hòn đá nhất định. Khi đá nấu chảy kết tinh, các tinh thể của khoáng chất từ trường
sắp xếp theo từ trường của Trái Đất. Do đó, tảng đá ghi lại hướng của từ trường
Trái Đất tại thời điểm kết tinh của nó. Bằng cách đo hướng của từ trường và tuổi
của các hòn đá đó, các nhà khoa học có thể đo được hướng của vùng từ trường tại
các thời điểm khác nhau của lịch sử Trái Đất. Các nhà địa lý học có thể sử dụng
phép đo cổ từ có hệ thống này cho những hòn đá có tuổi khác nhau để lập bản đồ
chuyển động biểu kiến của từ trường Trái Đất. Bản đồ này xác định được gọi là
đường cực. Sự khác nhau của đường cực của các lục địa này chỉ ra sự trôi dạtr
tương đối của các lục địa này.
Phép đo cổ địa từ đóng một vai trò chìa khóa trong việc phát triển thuyết kiến
tạo địa tầng bằng cách cung cấp bằng chứng các đại dương phát triển từ trung tâm
của chúng ra bên ngoài. Các dải từ hóa xen kẽ được tìm thấy dưới đáy đại dương ở
hai bên của các rặng núi giữa đại dương được giải thích rằng lớp vỏ đại dương liên
tục tách ra và di chuyển khỏi các rặng giữa đại dương. Lớp vỏ bổ sung liên tục
được tạo ra trong khoảng trống do dung nham phun trào và dung nham đông đặc
ghi lại định hướng của từ trường Trái Đất tại thời điểm đông đặc. Việc liên tục tạo
ra lớp vỏ mới tạo ra kỷ lục theo hướng của từ trường Trái Đất theo thời gian. Sự
đảo ngược liên tục của từ trường Trái Đất tạo ra các dải từ hóa xen kẽ dưới đáy đại
dương ở 2 bên sườn núi giữa đại dương.
Ex1:
1 Cái gì từng được cho là nguyên nhân gây ra từ trường của trái đất ?
- Một ngọn núi magnetit ở cực Bắc và ngọn núi này được cho rằng là nguyên nhân
gây ra từ trường của Trái Đất.
2. Giả định mới nhất về từ trường của trái đất là gì ?
- Dòng điện trong chất lỏng ở lõi bên ngoài của Trái Đất với thành phần chủ yếu là
sắt
3. Theo người viết, “ từ trường giả định” là gì trong dòng thứ 13?
- Một thanh nam châm lớn
4. Làm thế nào để các nhà khoa học có thể đo được hướng của từ trường của Trái
Đất thời cổ đại ?
- Đo từ trường các hòn đá nhất định.
5. Tại sao phương pháp đo cổ từ học lại quan trọng ?
- Vì phép đo cổ địa từ đóng một vai trò chìa khóa trong việc phát triển thuyết kiến
tạo địa tầng bằng cách cung cấp bằng chứng các đại dương phát triển từ trung tâm
của chúng ra bên ngoài
Ex2:
1. Các nhà khoa học bây giờ:
a. đủ bằng chứng về nguyên nhân gây ra từ trường của trái đất
b. vẫn đang làm việc để tìm ra nguyên nhân của từ trừng trái đất
c. vẫn chưa hiểu hết về nguyên nhân của từ trường trái đất
2. William Gilbert:
a. là người đầu tiên tìm nguyên nhân của từ trường trái đất.
b. là người đầu tiên đưa ra giả định về nguyên nhân của từ trường trái đất.
c. là người đầu tiên nghĩ rằng trái đất là một nam châm khổng lồ
3. Cụm từ “ cuc địa từ” đề cập đến :
a. cực của trái đất trong vùng từ trường
b. cực từ trường của Trái đất
c.cực từ trường đồng thời là cực của Trái đất
4.Các nhà khoa học thời xưa đã nghiên cứu từ trường của Trái đất bằng cánh đo
hướng tử trường và tuổi của :
a.đá tại thời điểm đó
b.một vài loại đá tại thời điểm đó
c.một vài loại đá đặc biệt tại thời điểm đó
5.Các nhà địa lý học sử dụng kết quả từ phép đo cổ từ để:
a.tìm ra các đường cực của từ trường trái đất
b.nghiên cứu về các lục địa
c.lập ra bản đồ từ trường của trái đất
Ex 3:
1-f : mid-ocean ridge: vùng ở giữa dại dương
2-e: strips-một miếng nhỏ dài hẹp của một cái gì đó
3-a: eruption- hành động phun ra, trào ra một cách mãnh liệt và đột ngột.
4-c: role- một chức năng, vai trò nhất định
5-g: orientation- hướng của một vật phải đối mặt hoặc hướng của đường mà cơ thể
tồn tại
6-b:crystallization- quá trình chuyển về tinh thể
7-d: symmetrical- có 2 nửa giống hệt nhau mà nửa kia là hình ảnh của nừa này
8-i: magnetization- quá trình một chất có thể hút sắt hoặc kim loại khác về phía nó
9-h: solidification- quá trình mà một chất lỏng chuyển về trạng thái rắn
Ex 4:
1. Bạn có thể sử dụng kiến thức của bản thân về các hạt mang điện và dòng điện bị
ảnh hưởng để giải thích(to interpret) sơ đồ chuyển động(moving) của các hạt đó.
2. Bạn có thể sử dụng cách sắp xếp như vậy để quan sát(to observe) về ảnh hưởng
của sự thay đổi (changing) về sức mạnh và hướng của vùng, và ảnh hưởng của sự
đảo ngược( reversing) từ trường. Hãy nhớ rằng bạn có thể làm vỡ cái tivi khi để
(bringing) nam châm gần vào màn hình của nó.
3.Bạn có thể tạo vùng tử trường bằng 2 cách: sử dụng 1 nam châm vĩnh cửu hoặc 1
dòng điện .Việc này không có sự khác biệt cơ bản giữa 2 cách tạo (creating) ra từ
trường. Bạn nên làm quen với các dạng từ trường của thanh nam châm. Chúng có
thể được sử dụng để (to use) trám thanh sắt hoặc để vẽ (to plot) la bàn. Chúng ta
biểu diễn từ trường hấp dẫn và điện trường bằng cách vẽ (drawing) các đường sức.
4. Trong một cuộn xô-lê-nô-ít, đảo ngược (reversing) dòng điện sẽ đảo ngược
hướng của từ trường.
5. Phát hiện (finding) của Ampere tiết lộ rằng khi một hạt tích điện vượt qua các
đường sức từ, nó sẽ bị đẩy về 1 phía.
6. Xu hướng kim la bàn bị lõm (dipping) gây phiền toái cho người dùng. Loại
(eleminating) chuyển động này trong một la bàn được sản xuất để sử dụng ở Bắc
Mỹ, kim được treo ở tâm hoặc thậm chí đối trọng ở đầu phía Nam sao cho nó chỉ
di chuyển trong mặt phẳng ngang của la bàn
7. Nam châm điện là một phần (working) của các loại dụng cụ được dùng để đo (
to measure) dòng điện và điện áp

You might also like