Bài Nhóm 6 Trung Đ I

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bài tập nhóm 6: SO SÁNH ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA CẢM HỨNG

THIỀN TRONG BA BÀI THƠ XUÂN HIỂU, XUÂN CẢNH, XUÂN VÃN.

Danh sách nhóm:

Nguyễn Cao Thảo Diệp

Đinh Thị Hồng Hạnh

Triệu Ánh Dương

Bùi Thu Phương

Lê Tiến Quang

I: Mở đầu

1. Giới thiệu tác giả Trần Nhân Tông

- Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông ( 1258 – 1308) tên khai sinh là Trần Khâm, tự là
Thanh Phúc.

- Là vị vua thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ tháng 11 năm 1278 đến tháng 4
năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.

- Trần Nhân Tông là một trong những vị vua anh minh nhất của dân tộc. Sau khi nhường
ngôi, ông đã quyết định đi theo triết lý đạo Phật, tìm tòi nghiên cứu, mong mang lại những
điều tốt đẹp nhất cho nhân dân.

2. Phong cách sáng tác của Trần Nhân Tông

- Trần Nhân Tông làm thơ theo hai nguồn cảm hứng chính: Cảm hứng thế sự gắn với tư cách
Hoàng đế và cảm hứng thiền gắn với tư cách thiền sư.

- Theo đánh giá trong sách “Thơ văn Lý Trần” (tập 2, quyển thượng): “Thơ Trần Nhân Tông
mang tính chất kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh
thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế,
lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ".

3. Đặc trưng của thơ thiền


- Về tác giả và độc giả: Tác giả thơ thiền chủ yếu là thiền sư hay đó là các cư sĩ tại gia, vua
chúa, quan lại, quý tộc trong cung đình tôn sùng Phật giáo hoặc am hiểu triết lý thiền, nhìn
thế giới bằng cái nhìn đầy chất thiền.
- Thơ thiền được viết bằng kiểu ngôn ngữ vô ngôn, vì thế chú trọng vào tính trực giác
- Mục đích của thơ thiền là ghi lại sự giác ngộ thiền lý, nhưng không phải bao giờ nó cũng
phát ngôn trực tiếp cho tư tưởng thiền mà thường mượn hình ảnh của thế giới vật chất để thể
hiện.
=> Đặc trưng quan trọng nhất của thơ thiền là thể hiện cảm xúc thiền, triết lý thiền thông qua
việc tác giả phát biểu, ngộ giải, bàn luận về mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

II: So sánh điểm tương đồng và khác biệt của cảm hứng Thiền trong ba bài thơ Xuân
hiểu, Xuân cảnh, Xuân vãn.

1. Điểm tương đồng của cảm hứng thiền trong ba bài Xuân hiểu, Xuân cảnh, Xuân
vãn.
a. Các tác phẩm đều mượn cảnh thiên nhiên mùa xuân để làm nổi bật lên cảm hứng
thiền.

* Xuân hiểu

“Nhất song bạch hồ điệp,

Phách phách sấn hoa phi.”

Dịch nghĩa:

“Một đôi bướm trắng,

Phần phật cánh, bay đến với hoa.”

=> Khi xuân về, cảnh vật khoác lên mình những màu sắc tươi sáng, tràn đầy sức sống.
Tác giả nhắc đến “đôi bướm trắng” trước bởi lẽ, tác giả muốn nhắc đến những chuyển
động của cuộc sống, những cái “động” mà vô cùng “tĩnh”. Bởi thi nhân ở đây là một
người con của Phật với tâm hồn thanh tịnh, khiến cho mọi vật xung quanh cũng yên bình,
nhẹ nhàng theo. Hoa lá, cây cối đua nhau khoe sắc, tràn đầy sự mới mẻ, tươi mát của thiên
nhiên. Trên nền sắc xuân ấy, một đôi bướm trắng tinh tô điểm thêm cho vạn vật chuyển
động, thêm sôi động hơn nhưng cũng thật yên bình.

* Xuân cảnh

“Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,

Hoạ đường thiềm ảnh mộ vân phi.”

Dịch nghĩa:

“Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót chậm rãi,

Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay.”

=> Cảnh xuân bao la khoáng đạt, nhưng không có cỏ hoa sắc màu rực rỡ, không có hội hè
đình đám tấp nập ồn ào. Về âm thanh, chỉ có văng vẳng xa mà gần mấy tiếng chim hót trong
rặng liễu đương trổ hoa. Về hình ảnh, cũng chỉ có bóng mây chiều lẻ loi trôi trên trời cao, tỏa
mát cả thềm nhà. Chủ nhân, được sự đồng thuận của khách, đã gạt đi "nhân gian sự" - vốn
phức tạp, phiền toái, bề bộn những "thất tình, lục dục" để đắm mình, cộng hưởng những phút
giây thoát tục tuyệt vời, trong cái biếc xanh thăm thẳm của đất trời, rừng núi ngày xuân.
* Xuân vãn

“ Nhất xuân tâm tại bách hoa trung”

Dịch nghĩa:

“ Mỗi khi xuân đến vẫn gửi lòng cho trăm hoa”

=> Tác giả đang đắm mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên khi thấy ngàn hoa đua sắc, nở rộ
trong lòng, đan xen với màu sắc lung linh ấy chắc hẳn phải là hình ảnh đặc trưng của đất trời
sắp bước vào giai đoạn chuyển giao mùa, đó là sự thay đổi của những chồi non khi đã không
còn e ấp, yếu ớt như ngày nào, chúng đã mạnh mẽ vươn mình để đón những tia nắng ấm áp,
hay những cơn mưa rào đi ngang qua. Cảnh vật lộng lẫy, quyến rũ ấy như muốn níu lấy lòng
người, chiếm trọn trái tim của con người của một thời non dại, nông nổi, bồng bột thì còn
đâu nữa thời gian để hiểu về lẽ sắc không, rõ về lý bát nhã là: “Sắc tức thị không, không tức
thị sắc”. Đây cũng là tâm trạng chung của con người khi chưa liễu đạo, hay còn non trẻ trên
bước đường giác ngộ, bị cảnh trần chi phối mà có phần lung lay ý chí, gục ngã trước sức hút
vô hồn từ những tác nhân bên ngoài.

b. Trước thiên nhiên tươi đẹp, tác giả Trần Nhân Tông chỉ "cảm" mà không trực tiếp
"giãi bày" bằng lời. Con người Thiền thường "vô ngôn" trước cảnh sắc ngoại giới.

* Xuân hiểu

“Thuỵ khởi khải song phi,

Bất tri xuân dĩ quy.”

Dịch nghĩa:

“Ngủ dậy mở cánh cửa sổ,

Không ngờ mùa xuân đã về.”

=> Trong buổi sáng chào đón ngày mới, thi nhân vẫn còn ngỡ ngàng trước cảnh vật, sắc trời.
Xuân đã đến từ hôm qua, mà lòng có biết ? Khi ngủ dậy, việc đầu tiên của tác giả là nhìn ra
cửa sổ - nơi khung cảnh thiên nhiên để chăm chú cảm nhận, tận hưởng cảm giác khi mùa
xuân đến mà không trực tiếp giãi bày bằng lời. Vì đối với ông, lời nói hữu hạn không thể nào
diễn tả hết được cái biến thiên, cái hằng thường của cuộc sống.

* Xuân cảnh

“Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thuý vi.”


Dịch nghĩa:

“Khách đến chơi không hỏi việc đời,

Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời.”

=> Ở bài thơ này ta thấy khách và chủ vốn đều là những “con người vô ngôn”, họ không trò
chuyện. Nhưng thực chất họ đã nói với nhau rất nhiều. Điều đó đã được thể hiện qua hư từ
“cộng”. “Cộng” lúc này trở thành nhãn tự của cả bài thơ. “Cộng” thể hiện sự hoà nhập, hoà
hợp giữa hai tâm hồn với nhau đồng thời giữa hai tâm hồn ấy với thiên nhiên tạo vật. Cả
khách - chủ đều đã đạt được sự đại ngộ bởi khi họ đã cùng bình tâm, tâm đã tĩnh từ đó mà họ
có thể chiêm nghiệm lẽ đời, những “nhân gian sự” từ thiên nhiên ngoại vật.

* Xuân vãn

“ Như kim khám phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.”

Dịch nghĩa:

“Ngày nay đã khám phá được bộ mặt chúa xuân,

Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa rụng”

=> Vì đã hiểu ra chân lý của cuộc đời, tác giả không còn mơ hồ về các pháp mà vẫn an
nhiên, tự tại dù đang ngồi trên chiếc chõng, giường nhỏ hay bồ đoàn thì đều ngắm nhìn vạn
vật bên ngoài từ chân tâm hằng thanh tịnh, khi hoa nở cũng như hoa rụng tâm không bị rung
động , vì đó là bản chất của mùa xuân, nó không trường tồn nhưng cũng không mất hẳn,
xuân đến rồi đi như một quy luật tất yếu của vũ trụ, tâm lặng yên nhưng vẫn sáng suốt, vượt
khỏi dòng sông mê chấp , đến bên bờ giác ngộ, giải thoát.

2. Điểm khác biệt của cảm hứng Thiền trong ba bài thơ Xuân hiểu, Xuân cảnh, Xuân
vãn

( theo chúng mình tìm hiểu được thì 3 bài thơ này đc viết theo ba ý tưởng, phong
cách khác nhau.

Ba bài thơ Xuân là ba ý tưởng, phong cách khác nhau :

 Thiền thi : trong thơ có sự xuất hiện nhiều của các yếu tố , thuật ngữ liên quan đến
Thiền, Phật giáo
 Thiền ý: cũng mang tính thiền trong thơ song dường như nghiêng về thế tục nhiều
hơn, không dùng nhiều thuật ngữ về Thiền nhưng nội dung và ý nghĩa thâm sâu vẫn
hướng về thiền.
 Đa đoan lãng mạn: mang tính chất trữ tình, lãng mạn đời thường nhiều hơn.
 Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
Dịch:
Ngủ dậy mở cánh cửa sổ
Không ngờ mùa xuân đã về
Một đôi bướm trắng
Phần phật cánh, bay đến với hoa

“Xuân hiểu” thuộc nhóm thơ trữ tình, thể hiện cái đời thường, đa đoan lãng mạn.
Bài thơ thể hiện sự rung động bất ngờ của tác giả khi nhận ra mùa xuân đến với sự xuất
hiện của đôi bướm trắng đang tung cánh bay phần phật đến với hoa.
Tuy nhiên có lẽ do bận lo gánh vác việc nước nhà, ông đã quên mất sự thay đổi, chuyển mình
của thời gian, năm tháng,vậy nên mới “ bất tri xuân dĩ quy”. Có thể thấy nghệ thuật có /
không, hư / thực thể hiện rất rõ qua câu thơ này, biết rồi nhưng vẫn bất ngờ đến mức “
bất tri”, mặc dù vậy nhưng ta vẫn có thể thấy được cái vẻ đẹp mới mẻ, tinh khiết của
mùa xuân qua đôi mắt của tâm hồn thi sĩ đang rung động, xao xuyến trước cảnh xuân.
Mùa xuân đến trong cái ngỡ ngàng tưởng như không biết nhưng lại có thể cảm nhận từ
những chi tiết nhỏ bé trong một khung cảnh tĩnh lặng, điều đó có thể thấy trong hình ảnh đôi
bướm trắng đang phần phật cánh bay về phía hoa xuân.

Tác giả miêu tả một cách tinh tế cái vẻ đẹp của cảnh xuân bằng cái tâm hồn tinh khiết, thanh
tao, bằng sự cảm nhận sâu sắc của chính mình với cảnh vật. Có thể nói đây là một khám
phá rất tinh tế , đầy tính thi vị, thấm đẫm chất đời, nếu không phải người yêu đời, yêu
cuộc sống, thoát khỏi những vướng bận trần tục thì khó có thể làm nên những vần thơ
sâu sắc như vậy.
— Những vần thơ tả cảnh mà ngụ tình, cảnh xuân và tình xuân hòa quyện, thấm đượm
chất trữ tình lãng mạn, con người như đang giao hòa giao cảm với thiên nhiên đồng
thời toát lên sự an nhiên, vui với cái vui hiện tại, cũng chính là ý muốn “ ở đời vui đạo”
trong tâm hồn của tác giả.

( giải thích: ở đời vui đạo nghĩa là chúng ta có được niềm an vui, hạnh phúc từ việc tu học và
thực hành Phật pháp ngay trong cuộc sống thường ngày mà không phải đi đâu xa xôi)

 Bài xuân cảnh: thuộc nhóm thiền ý

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì


Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi
Khách lai bất vấn nhân gian sự
Cộng ỷ lan can khán thúy vi
Dịch :
Trong khóm dương liễu rậm, chim hót chậm rãi
Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay
Khách đến chơi không hỏi việc đời
Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời

Không gian thanh tĩnh, âm thanh và chuyển động chầm chậm, êm ả; con người “vô
ngôn” với Tâm “vô trụ” (không nghĩ hỏi việc đời), cùng lặng lẽ hòa nhập thấu suốt.

 Quên việc đời, biết hưởng thụ cái đẹp của thiên nhiên, với cái tâm “ không” để hòa
cùng vũ trụ, đó là một biểu hiện của tinh thần “vô ngôn” và cũng là biểu hiện của
con người trong thơ Thiền.. sự hòa đồng của con người trong thơ Thiền vào vũ trụ,
vào thiên nhiên. Chính sự hòa đồng ấy mà chúng ta thấy cảm thức ngày xuân luôn
xuất hiện trong thơ Trần Nhân Tông.
 Tâm thiền tuyệt đối, không cần “bất vấn nhân gian sự" mà chỉ cần “cộng ỷ lan can
khán thúy vi” là đã “dĩ tâm truyền tâm”. Trước cảnh vật quấn quýt, quyến luyến,
… con người tưởng là đối cảnh sinh tình, mà dường như tất cả đều “không” đã
gạt đi "nhân gian sự" - vốn phức tạp, phiền toái, bề bộn những "thất tình, lục dục"
để đắm mình, cộng hưởng những phút giây thoát tục tuyệt vời, trong cái biếc xanh
thăm thẳm của đất trời, rừng núi ngày xuân

Bài thơ viết về ngày xuân, mùa xuân, cảnh xuân nhưng có thể đọc bất cứ lúc nào. Đọc và
nghĩ, để "ngộ" được lối sống, phong cách sống, lẽ sống thanh tao của vị thiền sư cao
quí.
- Bài thơ tuy không có đậm từ ngữ Phật học nhưng nội dung và ý nghĩa của bài thơ đều
mang đậm triết lý Thiền trong đó, bức tranh xuân không chỉ là cảnh đất trời khi xuân
đến mà còn là cảnh giới Phật.

 Xuân Vãn :

Xuân vãn thuộc nhóm Thiền thi:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không

Nhất xuân tâm tại bách hoa trung

như kim khám phá đông hoàng diện

Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng

Dịch

Thuở trẻ chưa từng hiểu rõ “sắc” với “không”


Mỗi khi xuân đến vẫn gửi lòng trong trăm hoa

Ngày nay đã khám phá được bộ mặt chúa xuân


Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa rụng

Bài thơ diễn tả quá trình giác ngộ Thiền đạo, từ chỗ phân biệt nhị kiến (sắc – không),
tâm vô minh vọng tưởng mê loạn (bách hoa trung – một ẩn dụ về nỗi đam mê tục giới, chạy
theo lục dục, quay cuồng đắm mê trong “thanh sắc”); đến chỗ đốn ngộ, tâm an lạc, bình
thản, không vọng động, an nhiên trước sự biến đổi của vũ trụ.

 Một con người ở hai thời điểm với hai mức độ khác nhau của nhận thức:
 Con người thời trẻ chưa hiểu lẽ “sắc không”, chưa thấu được quy luật cuộc
sống nên có lúc lầm tưởng vạn sự thế gian là vĩnh hằng, bất biến, từ đó thường
“gửi lòng nơi trăm hoa”, để tâm hồn xao động trước những biến đổi từ
ngoại cảnh, để cái tâm vấn vương trong bao nhiêu hương sắc cõi đời.
 Con người đến khi đã từng trải, đã đủ trải nghiệm, thấu tỏ quy luật sinh -
trụ - dị - diệt của tự nhiên và quy luật sinh – lão – bệnh – tử của đời người
thì tâm hồn bỗng trở nên an nhiên, tĩnh tại, bình thản trước tất cả.
 Hình ảnh một con người “Ngồi trên tấm bồ đoàn giữa thiền bản ngắm cánh
hồng rụng” cho thấy một cái tâm bình yên đến lạ - một cái tâm đã loại bỏ mọi
họa phúc, thị phi, bon chen, giành giật để không còn lo lắng, hoang mang trước
bất cứ điều gì.

Có thể thấy, toàn bộ bài thơ là hành trình tự nhận thức của một con người đi từ “mê”
đến “ngộ”, từ mờ mịt đến sáng tỏ để nhận ra lẽ “sắc không”, ý thức được tính chất vô
thường của thời gian trần thế; không phải để tiếc nuối, khổ đau trước chuyện thịnh -
suy, được - mất; mà là để chấp nhận quy luật và vượt lên trên quy luật, đạt đến cảnh
giới cao nhất của sự giác ngộ, tìm được sự thư thái cho tầm hồn. Tinh thần ấy đối với
một hoàng đế, người nắm quyền uy tột đỉnh trong tay quả là một điều hiếm có trong
lịch sử

III. Tổng kết


Chùm thơ Xuân của Trần Nhân Tông không chỉ để lại giá trị về văn học nghệ thuật mà còn
để lại giá trị sâu sắc về Thiền đạo, đem lại những ấn tượng khó quên trong lòng độc giả. Cả
ba bài thơ này đều mượn cảnh xuân để làm nổi bật lên cảm hứng thiền, tác giả chỉ “cảm” chứ
không trực tiếp giãi bày bằng lời và đều mang lại cho người đọc những cái nhìn tích cực về
Thiền. Bên cạnh đó, mỗi bài thơ lại có một cách thể hiện khác nhau với ba ý tưởng, ba phong
cách khác nhau.

You might also like