Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH
Đề tài: Các loại lãng phí và Giải quyết vấn đề lãng
phí trong các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Quốc Thịnh


SVTH: Bùi Ngô Ngọc Thủy
MSSV: 89231020019
Mã lớp học: 23C2MAN50200301

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 22 Tháng 10 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

Điểm: ……………………………..

KÝ TÊN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 3
1. Quản trị tinh gọn là gì? .......................................................................................................... 3
2. Mô hình của Quản trị tinh gọn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÃNG PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................6
1. Nhận diện các lãng phí trong hoạt động xuất khẩu ................................................................6
2. Các công cụ Quản trị tinh gọn áp dụng trong hoạt động xuất khẩu ...................................... 7
Phương pháp 5S: ...................................................................................................................7
Phương pháp Kaizen - cải tiến liên tục: ................................................................................8
Just-in-time (JIT) .................................................................................................................. 8
Kết luận: .................................................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................................................ 9

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất - nhập khẩu nói chung và xuất
khẩu nói riêng luôn được coi là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế các
nước.
Trong 9 tháng năm 2023 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD,
chiếm 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD,
chiếm 62,2%) (Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, 2023).
Đây cũng được coi là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội, làm thay
đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và thay đổi hàng hóa lưu thông giữa các quốc gia, đặc
biệt là ở Việt Nam. Việc cạnh tranh quốc tế dẫn đến những áp lực về giá và chất lượng
đối với các mặt hàng xuất khẩu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không
ngừng đổi mới phương pháp quản trị hoạt động xuất khẩu, hướng tới việc giảm thiểu
chi phí trong sản xuất kinh doanh, làm gia tăng giá trị mang lại cho khách hàng và từ
đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Một trong những cách giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề quản trị này chính là
Quản trị tinh gọn. Đây là một phương pháp hiện đại nhất và đã được triển khai thành
công tại các nước như: Mỹ, Singapore,.. Trên thực tế, quản trị tinh gọn đã giúp rất
nhiều doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh (chi phí sản xuất, tăng năng suất,..).
Để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp nên áp dụng QTTG bằng những công cụ đòi
hỏi ít sự đầu tư tài chính nhất như 5S, Kaizen, Quản lý trực quan, JIT, TQM (Quản trị
chất lượng toàn diện).... (Braglia và cộng sự 2006; Salem và cộng sự 2006).

Chính vì những lý do kể trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Các loại lãng phí và Giải
quyết vấn đề lãng phí trong các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam” nhằm hiểu rõ
hơn về các loại lãng phí và tìm phương hướng khi áp dụng các phương pháp Quản trị
tinh gọn trong các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Quản trị tinh gọn là gì?
Quản trị tinh gọn (Lean Management) là mô hình quản trị tinh gọn tập trung vào việc
nhận diện lãng phí, giảm thiểu tối đa các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non
Value-Added) cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản
xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức/doanh nghiệp.
Mô hình QTTG giúp doanh nghiệp phát hiện, nhận dạng lãng phí, từ đó sử dụng các công
cụ, phương pháp khoa học để giảm thiểu tối đa các hoạt động không tạo ra giá trị tăng
thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh (Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2013).
Phương thức quản trị này đã giúp doanh nghiệp những việc như: giảm thời gian thực hiện
sản xuất, giảm các chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, bồi dưỡng phát triển văn hóa
doanh nghiệp và gia tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp đều hướng tới sự tăng trưởng lợi nhuận với:
Lợi nhuận = Tổng Doanh thu - Tổng chi phí.
Trong đó, Tổng chi phí = Chi phí cần thiết + Lãng phí.
Bất cứ hoạt động nào mà không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được
xem là lãng phí. Trong doanh nghiệp sản xuất có 7 loại lãng phí:
+ Sản xuất thừa (Overproduction): do dự báo sai nhu cầu, sản xuất vượt quá định mức
mà khách hàng yêu cầu. Đây là loại lãng phí nghiêm trọng nhất => tồn kho nhiều => sản
phẩm lỗi thời.
+ Tồn kho (Inventory): dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liêuj, bán thành phẩm và
thành phẩm làm chiếm diện tích nguyên tài. Lượng tồn kho cao dẫn đến chi phí tài chính
cao hơn, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn => có thể dẫn đến phá sản.
+ Chờ đợi (Waiting): thời gian nhân công, máy móc trì hoãn chờ vật tư hoặc do tắc nghẽn
luồng sản phẩm. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm cũng được
xem là chờ đợi. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu
hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên.

3
+ Thao tác thừa (Motion): thao tác không cần thiết xảy ra trong quá trình sản xuất do
thiếu các quy trình, quy chuẩn hoặc công tác đào tạo không hiệu quả.
+ Di chuyển (Transportation): bố trí nơi sản xuất - làm việc không hợp lý làm tốn thời
gian di chuyển, sự dịch chuyển nguyên vật liệu không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm
+ Lỗi (Rework/Defects): sản phẩm/dịch vụ lỗi cần phải sửa chữa. Bên cạnh các lỗi về mặt
vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng bán, lỗi cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung
cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá
nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết.
+ Gia công thừa (Over processing): thừa nhân công, sử dụng quá nhiều nguồn lực không
cần thiết vào sản xuất. Tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu
dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm.

2. Mô hình của Quản trị tinh gọn


Mô hình quản trị tinh gọn (Lean Manufacturing – Lean) là một phương pháp quản trị hiện
đại sử dụng các phương pháp và công cụ tập trung vào các cải tiến để tinh gọn hóa quy
trình sản xuất chế tạo máy công nghiệp, qua đó giảm thiểu tối đa các hoạt động không tạo
ra giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Phương pháp QTTG đầu tiên có thể nói đến hệ thống sản xuất Toyota (TPS - Toyota
Production System).

4
Mô hình ngôi nhà TPS thể hiện sự vững chắc bằng kết cấu chặt chẽ liên kết với nhau với
hai trụ cột là JIT hay còn gọi là Just - in - time (sản xuất đúng lúc cần, không sản xuất
thừa) và Jidoka (tự động hóa thông minh - tự kiểm lỗi để không cho phế phẩm có thể đi
qua giai đoạn tiếp theo). Bên trong ngôi nhà là con người và tập thể, cải tiến liên tục và
tích cực giảm lãng phí. Mái nhà là tập hợp các yếu tố chất lượng, chi phí, thời gian giao
hàng, an toàn và tinh thần lao động.
Sử dụng những công cụ thực hiện như:
 Phương pháp tiêu chuẩn hóa (quy trình trình tự, cách thức thực hiện)
 Phương pháp Six Sigma
 Phương pháp Kaizen (liên tục cải tiến)
 Phương pháp 5S - 5 Nguyên tắc cơ bản (Sort - Set in order - Shine - Standardize -
Sustan)
 Phương pháp Tập trung quy trình PDCA (Plan - Do - Check - Act)
 Phương pháp Bảo trì năng suất toàn diện (TPM - Total Productive Maintenance)

5
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÃNG PHÍ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM
1. Nhận diện các lãng phí trong hoạt động xuất khẩu

Hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng có thể được chia làm hai loại
chính: hoạt động không cần thiết và hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị gia
tăng.
Đối với những hoạt động không cần thết, doanh nghiệp cần phải nhận dạng và loại bỏ
ngay khi có thể nhằm tránh lãng phí nguồn lực và cắt giảm chi phí kịp thời.
Đối với hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị gia tăng từ quan điểm khách hàng
nhưng lại cần thiết trong việc tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp không thể thay đổi trong thời
gian ngắn mà phải thực hiện trong dài hạn “chậm mà chắc”.
Theo Taiichi Ohno (1988), những loại lãng phí có thể được nhận diện trong hoạt động
xuất khẩu:
 Thu mua (sản xuất) hàng xuất khẩu dư thừa: việc thu gom hàng hóa xuất khẩu nhiều hơn
hoặc sớm hơn so với yêu cầu của khách hàng. Điều này xuất phát từ quan điểm cung
cấp những gì khách hàng cần chứ không phải những gì mình có. Các doanh nghiệp
xuất khẩu phải xuất phát từ thị trường, từ yêu cầu của khách hàng để liên kết với đơn
vị sản xuất trong - ngoài nước. Điều này giúp doanh nghiệp không thu mua hàng xuất
khẩu dư thừa, hạn chế sản xuất dư thừa và đáp ứng yêu cầu khách hàng đồng thời
giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hợp tác ổn định.
 Thời gian chờ đợi: chờ đợi tại các điểm thu mua, làm thủ tục, đàm phán ký kết hợp
đồng, nghiệp vụ thanh toán,..
 Lãng phí vận chuyển: bố trí địa điểm thu gom hàng không hợp lý -> lãng phí giữa các
điểm thu gom, điểm giao hàng,...
 Lãng phí trong thực hiện các hoạt động không cần thiết: sự trùng lặp hay chồng chéo
về nghiệp vụ giữa các đơn vị chức năng trong doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dẫn đến
những hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng và do đó dẫn đến những
lãng phí không cần thiết.
6
 Lãng phí lưu kho: hàng hóa lưu kho không đủ để đáp ứng đơn hàng hay hàng hóa
lưu kho không đúng chủng loại yêu cầu dẫn đến lãng phí về nguồn lực, lãng phí chi
phí kho bãi, bảo quản,..
 Lãng phí trong thao tác: những thao tác không tạo ra giá trị có thể phát sinh như
đóng gói, kiểm tra chất lượng hàng hóa, quá trình xử lý đơn hàng với những thông
tin trùng lặp,..
 Lãng phí hàng không đạt tiêu chuẩn: hàng xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn theo yêu
cầu của khách hàng dẫn đến hậu quả phải giảm giá hàng bán, hàng bị trảlại, phạt vi
phạm hợp đồng,.. đồng thời lãng phí vềthời gian và chi phí để xửlý hậu quả của
hàng không đạt tiêu chuẩn.

2. Các công cụ Quản trị tinh gọn áp dụng trong hoạt động xuất khẩu

Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và các loại lãng phí được nhận diện, doanh nghiệp
cần lựa chọn các công cụ quản trị tinh gọn phù hợp nhằm loại bỏ lãng phí, cắt giảm chi
phí và gia tăng giá trị cho khách hàng. Lãng phí do thu mua (sản xuất) hàng xuất khẩu
nhiều hơn hoặc sớm hơn so với yêu cầu của khách hàng có thể được loại bỏ nhờ công cụ
Just-in-Time, lãng phí do thời gian chờ đợi kéo dài, lãng phí trong thực hiện các hoạt
động không cần thiết, không mang lại giá trị, lãng phí trong thao tác có thể loại bỏ nhờ
công cụ phương pháp 5S, lãng phí lưu kho có thể loại bỏ nhờ công cụ Just–in–Time,
công cụ cải tiến liên tục Kaizen giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp nhằm cắt
giảm chi phí và gia tăng giá trị cho khách hàng.

 Phương pháp 5S:

Đây được xem là phương pháp nền tảng của quản trị tinh gọn, thực hiện cải tiến liên tục
và quản lý trực quan. 5 bước cần triển khai như sau:
Seiri (sàng lọc): phân loại vật dụng, tài liệu, thiết bị theo trật tự nhất định. Di dời những
vật dụng không cần thiết ea khỏi khu vực làm việc nhằm giúp loại bỏ lãng phí trong việc
tìm kiếm vật dụng và xây dựng môi trường làm việc an toàn,

7
Seiton (sắp xếp): loại bỏ các vật dụng không cần thiết. Mục đích của bước này là tổ chức,
sắp xếp các vật dụng còn lại 1 cách khoa học hơn, dễ tìm, dễ lấy, dễ trả lại.
Seiso (sạch sẽ): giữ gìn khu vực làm việc sạch sẽ.
Seiketsu (chuẩn hóa): hoạt động kiểm tra, đánh giá và duy trì kết quả của 3 hoạt động trên
Shitsuke (sẵn sàng): xây dựng ý thức cho người lao động về việc rèn luyện tác phong,
thói quen, nền nếp thực hiện 5S tại nơi làm việc. Đây là hoạt động quan trọng để áp dụng
thành công 5S một cách hiệu quả. Người lao động sẽ có ý thức và tự nguyện tham gia vào
quá trình triển khai 5S tại doanh nghiệp.

 Phương pháp Kaizen - cải tiến liên tục:

Kaizen tập trung vào những cải tiến nhỏ, dần dần trong suy nghĩ và hành động của các
thành viên trong doanh nghiệp hướng tới việc loại bỏ những lãng phí và xây dựng quy
trình làm việc hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng các chu trình PDCA để phục vụ cho việc xây dựng
phương pháp Kaizen. Chu trình này bao gồm 4 giai đoạn là Kế hoạch (P), Thực hiện (D),
Kiểm tra (C) và Hành động (A).

 Just-in-time (JIT)

Đây là một công cụ, nguyên tắc cho phép các doanh nghiệp sản xuất đúng mặt hàng
khách hàng đang cần vào đúng lúc khách hàng muốn và chính xác số lượng yêu cầu. JIT
giúp doang nghiệp tránh được việc sản xuất dư thừa qua đó có thể giảm thiểu hàng tồn
kho gây ra sự lãng phí trong quá trình sản xuất.
Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể áp dụng JIT và kết hợp với nhà cung
cấp để cung cấp hàng hóa xuất khẩu khi khách hàng cần vào đúng thời điểm khách hàng
mong muốn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự điều tiết hài hòa giữa xác định
nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của nhà cung cấp hàng xuất khẩu.

8
Kết luận:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc cạnh tranh giữa các quốc gia dẫn đến
những áp lực về giá cả và chất lượng đối với các mặt hàng xuất khẩu. Quản trị tinh gọn
được xem là giải pháp phù hợp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hướng tới giảm thiểu
chi phí sản xuất kinh doanh và gia tăng giá trị mang lại cho khách hàng. Bên cạnh đó,
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu phương thức cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, đáp
ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng là rất cần thiết. Vậy nên, lựa chọn các công cụ
quản trị tinh gọn phù hợp với mô hình kinh doanh và biết cách vận dụng sáng tạo, linh
hoạt vào thực tiễn doanh nghiệp mình. Điều này sẽ giúp triển khai hiệu quả quản trị tinh
gọn trong hoạt động xuất khẩu, từ đó đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí và nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2023-9-29/Tong-kim-ngach-xuat-nhap-khau-
hang-hoa-9-thang-
nam287vg7.aspx#:~:text=T%C3%ADnh%20chung%209%20th%C3%A1ng%20n%C
4%83m,si%C3%AAu%2021%2C68%20t%E1%BB%B7%20USD.
2. M. Braglia, G. Carmignani và F. Zammori8 (2006), A new valuestream mapping
approach for complex production systems, International Journal of Production
Research.
3. Đ. Minh & cộng sự (2013), Áp dụng 5S tại các DN sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam –
Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và
Kinh doanh.
4. Ohno Taiichi (1988), Toyota Production System Beyond Large-Scale Production,
Productivity Press.
5. Salem, On và cộng sự, Lean construction (2006), Journal of Management on
Engineering
9

You might also like