Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HẾT MÔN

MÔN ĐỊA - CHÍNH TRỊ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ


1. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và vai trò của khoa học địa
– chính trị trong quan hệ quốc tế. CÓ SẴN (Thư)
Khái niệm địa chính trị: Địa-chính trị học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa
chính trị và các nhân tố địa lý,các hình thức tập hợp lực lượng và các chiến lược
(chính trị,kinh tế,quân sự,văn hóa…) theo quan điểm mang tính địa lý

Đối tượng: là khoa học nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và các nhân
tố mang tính địa lý.

Phương pháp nghiên cứu: Sự tích hợp phương pháp của các khoa học QHQT, Chính
trị học, Địa lý học, Lịch sử ….hương pháp nghiên cứu của khoa học địa-chính trị

Các phương pháp chuyên ngành:

Các phương pháp liên ngành:

PP phân tích lịch sử

PP phân tích tổng thể và toàn cục

PP so sánh lực lượng

PP phân tích kinh tế

PP gắn lý luận với thực tiễn

Vai trò của khoa học địa chính trị: Trước đây,người ta thường nhấn mạnh đến
yếu tố tài nguyên thiên nhiên và con người. Hiện nay,chính tài nguyên địa-chính trị
mới là yếu tố số một quyết định sự phồn vinh của một quốc gia

2. Sự phát triển tư tưởng địa - chính trị từ thế kỷ XIX đến nay. CÓ SẴN
(Phương)
Tư tưởng địa chính trị từ cuối tk XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ 2
Tư tưởng về địa- chính trị đã có từ rất lâu đời, ngay khi có sự xuất hiện các nhà
nước quốc gia - dân tộc. Nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XIX, địa- chính trị mới trở
thành một khoa học độc lập.
ALFRED THAYER MAHAN (1840 - 1914)

- Ông là người Mỹ,cố vấn của Tổng thống ,có quan hệ mật thiết với quan
chức Anh, nhà cải cách hải quân, nhà sử học và thần học

- Là một nhân cách tài năng, đa dạng đặc biệt, nhà “truyền giáo” về quyền
lực đại dương,cha đẻ của địa-chính trị học

Tác phẩm nổi tiếng là “Ảnh hưởng của quyền lực đại đương”
Theo ông, có 6 điều kiện cho một quốc gia phát triển sức mạnh biển:

1. Vị trí địa lý đối với biển của quốc gia đó

2. Đặc trưng địa chất của lãnh thổ quốc gia trong tương quan với đại dương như chiều
dài bờ biển,số lượng hải cảng, độ sâu của nước và địa hình che chắn các hải cảng..

3. Chiều rộng của lãnh thổ quốc gia tương quan giữa địa lý địa chất và địa lý nhân văn

4. Dân cư

5. Truyền thống thương mại trong bản tính dân tộc (Bồ Đào Nha và Tây ban Nha)

6. Đặc trưng của lãnh đạo quốc gia (chuyên chế hay dân chủ)

NỘI DUNG THUYẾT SEA POWER

-Kiểm soát quyền lực trên biển là nhân tố quyền lực và tiêu chí quan trọng cho sự
phồn vinh của quốc gia

- Những quốc gia có lối vào trên biển dễ trở thành cường quốc hơn các quốc gia trên
lục địa

-Ai khống chế được biển sẽ trở thành cường quốc thế giới

- Vấn đề then chốt để khống chế biển là chiếm các eo biển và các con đường huyết
mạch.

Tư tưởng của Mahan đã ảnh hưởng lớn đến vua Phổ-Wilhem II, ông ca ngợi và áp
dụng vào chiến lược hải quân của mình.Thuyết “ Sức mạnh trên biển” cũng đã ảnh
hưởng đến các nhà địa-chính trị sau này
HALFORD MACKINER (1861-1947)

- Nhà địa lý học, chính trị học người Anh


- (The Geographical Pivot of History) xuất bản năm 1904 :“Tư tưởng trục quay
địa lý của lịch sử” của ông cho rằng trái đất là một hệ thống đóng, do đó sự
thay đổi trên một bộ phận của hệ thống này sẽ làm thay đổi sự cân bằng của các
mối quan hệ khác của phần còn lại.
- “Thuyết về miền đất trung tâm” (Heartland Theory), trong đó nhấn mạnh đến
vùng trung tâm của lục địa Á - Âu và cho rằng: “Ai không chế Đông Âu sẽ làm
chủ vùng đất trung tâm (Trung Á), ai làm chủ vùng đất trung tâm sẽ cai quản
“hòn đảo” của thế giới (đại lục Âu-Á-Phi), ai làm chủ hòn đảo thế giới sẽ làm
chủ thế giới.

KARL HAUSHOFER (1869-1946)

- Nhà địa-chính trị nổi tiếng người Đức, từng trong quân đội,cấp bậc thiếu
tướng.Từ năm 1919,giảng dạy tại Đại học Muynich,có mối quan hệ thân thiết
và là cố vấn quân sự cho Hitler.
- Năm 1924, ông sáng lập tạp chí chuyên ngành về địa-chính trị,đăng tải nhiều
bài bào chữa và khuếch trương cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Chủ nghĩa
phát xít

Khái niệm “không gian sinh tồn” của quốc gia và nhìn thế giới dưới góc độ có
một vùng đất trung tâm (nước Đức) và các khu vực bao quanh.Ông cho rằng, nước
Đức là một tổ chức quan trọng, sống còn được thiên phú cho quyền được tự do đi
bành trướng xâm lược,thống trị các dân tộc khác.

Khái niệm này đã được chính quyền Đức Quốc xã sử dụng để biện minh cho việc
xâm chiếm lãnh thổ các quốc gia láng giềng.Có thể nói rằng lý thuyết địa-chính trị của
Haushofer lúc ấy đã trở thành nền móng về mặt tri thức, cung cấp cơ sở lý luận cho
việc phát xít hóa nước Đức và là công cụ tuyên truyền cho cuộc chiến tranh nhằm chia
lại thế giới của nước Đức quốc xã.

NICOLAS JONH SPYKMAN (1893-1943)

- Người Mỹ, gốc Hà Lan, từng là viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế đại
học Yale.
- Tác phẩm nổi tiếng là “Chiến lược của Mỹ trong nền chính trị thế giới”
- Người sáng lập trường phái “hiện thực cổ điển” trong chính sách đối
ngoại của Mỹ và là cha đẻ của thuyết bao vây khoanh vùng”.

Ông cho rằng “chủ nghĩa biệt lập” dựa vào đại dương để bảo vệ nước Mỹ kết
thúc,đến lúc Mỹ phải “ chỉ huy việc ngăn chặn bá quyền”.Việc cân bằng quyền lực ở
châu Âu đã ảnh hưởng đến an ninh nước Mỹ,do đó Mỹ cần ngăn chặn châu Âu, thiết
lập quyền lãnh đạo quanh vùng rìa Châu Âu

Lý thuyết “Vùng rìa” của Spykman: “Vùng rìa là vùng đệm giữa sức mạnh
vùng trung tâm với sức mạnh đại dương.An ninh vùng rìa phụ thuộc vào sự chống đỡ
của hai luồng sức mạnh đó.

Vùng rìa được chia làm 3 khu vực:

+ Vùng đất ven biển ở châu Âu

+ Vùng sa mạc Ả rập-Trung Đông

+ Vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Châu Á (CHâu Á-Thái Bình Dương)

Ông cho rằng, nghiên cứu chính sách đối ngoại cần chú ý trước tiên đến vị trí
địa lý của nước đó.Tầm quan trọng của vùng rìa căn cứ vào nhân khẩu,tài nguyên
và sự phát triển của công nghiệp.

Vùng rìa có vai trò quyết định trong việc kiềm chế vùng trung tâm,vì thế việc
kiểm soát vùng rìa châu Âu, vùng Trung Đông

Nước Mỹ cần phải phát triển lực lượng hải quân và không quân ở Bắc Atlantic
và toàn bộ Thái Bình Dương nhằm bao vây đại lục Âu-Á
Spykman kết luận “Ai kiểm soát vùng rìa sẽ khống chế được lục địa Âu - Á, ai
khống chế được lục địa Âu - Á sẽ làm chủ vận mệnh của thế giới” (Who controls the
Rimland rules Eurasia, who rules Eurasia controls the destinies of the world).

ALEXANDER PROCOFIEFF DE SEVERSKY (1894-1974)

- Người Mỹ gốc Nga,nhà phát minh hàng đầu trong lĩnh vực hàng không
- Tác phẩm, “Victory Through Air Power”, sau Trận Châu Cảng, đưa ra thuyết
“Sức mạnh trên không”

Ông rút ra luận điểm: Lực lượng nào khống chế bầu trời,giành ưu thế trên không
sẽ giành được thắng lợi

Ông cho rằng sự phát triển nhanh chóng về phạm vi và sức mạnh tấn công của
không quân dẫn đến một điều chắc chắn là nước Mỹ sẽ bị đặt vào tình trạng nguy
hiểm của sự phá hủy từ trên không.Vì vậy, nước Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho một
cuộc chiến xuyên đại dương và phải trở thành nước thống trị sức mạnh trên không.

- Phát triển máy bay ném bom tầm xa ,đặc biệt là máy bay xuyên lục địa có thể
ném bom trực tiếp ở Đức và Nhật

Ông sáng lập Bộ tư lệnh không quân và sản xuất các loại máy bay

TƯ TƯỞNG ĐỊA CHÍNH TRỊ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (đến
nay)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai,địa chính trị bị lên án lãng quên do sự căm ghét
chủ nghĩa phát xít Đức tại các nước phương Tây Địa chính trị đã bị chủ nghĩa phát xít
lợi dụng,đưa ra khái niệm “không gian sinh tồn và xã hội tiến hóa luận để đề cao chủ
nghĩa bành trướng .Sau khi chủ nghĩa phát xít bị dập tắt, các xu hướng địa chính trị
được thế giới gắn ghép cho một cụm từ “độc hại”. Một thuật ngữ nhạy cảm về chính
trị, biểu tượng cho chủ nghĩa phát xít. Các nước trên trên thế giới tẩy chay việc sử
dụng thuật ngữ này bất kể các lĩnh vực, kể cả giới học thuật. Những quy định về
nghiên cứu đều tuyệt đối tránh dùng nó và coi nó như một khoa học xấu xa.

Phải đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, địa-chính trị mới bắt đầu được chú ý trở lại và
dần dần được phát triển theo quan điểm của những nhà tư tưởng Mỹ. Các quốc gia đều
lĩnh hội và khai thác, đưa vào sử dụng nó trong các lý thuyết nghiên cứu. Những chính
sách phát triển khu vực địa chính trị bắt đầu lưu thông trở lại.

3. Tài nguyên địa – chính trị khu vực châu Á. (Minh)


Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, là toàn bộ phận của lục địa Á - Âu, tiếp giáp với
châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ
Dương. Đây là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới bao gồm hơn 50 quốc gia và
vùng lãnh thổ, mang đến một cảnh quan đa dạng về địa lý, văn hóa và chính trị.
Châu Á có dân số lớn nhất trên thế giới, với hơn 4,5 tỷ người. Điều này tạo ra
một lực lượng lao động khổng lồ và tiềm năng thị trường tiêu thụ rất lớn. Tuy nhiên,
với dân số đông đúc đến mức đáng kể, quản lý dân số và đáp ứng nhu cầu cơ bản của
dân số là một thách thức đối với các chính phủ trong khu vực.
Thiên nhiên của Châu Á rất đa dạng, nơi đây sở hữu nhiều tài nguyên tự nhiên
quan trọng, bao gồm dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và nông sản. Ví dụ, Trung Đông là
một nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng cho toàn cầu, trong khi đó các quốc gia như
Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam có dân số lớn và nền kinh tế đang phát triển, tạo nhu
cầu về năng lượng và tài nguyên khác cũng tăng cao.
Với vị trí địa lý chiến lược, châu Á nằm ở trung tâm của các tuyến đường
thương mại và giao thông quan trọng, như Đường tơ lụa và Đường biển Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương. Điều này mang lại cho châu Á sự quan trọng đặc biệt trong việc
điều hành thương mại quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia về ảnh hưởng
chính trị và kinh tế. Châu Á cũng có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt là biển Đông
và biển Ấn Độ, tạo ra lợi thế trong thương mại quốc tế và địa chính trị.
Ngoài ra, châu Á cũng là một khu vực có nhiều xung đột chính trị và biên giới
tranh chấp. Các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tự trị vẫn là
nguyên nhân gây căng thẳng và xung đột trong khu vực. Đặc biệt là tranh chấp Biển
Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
4. Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong chiến lược địa – chính trị của
Mỹ - Trung Quốc và Nhật Bản.CÓ SẴN (Minh)
➢ Sơ lược vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên là một bán đảo nằm ở Đông Á có diện tích 222.154 km 2.. Đây là khu
vực giáp liền với Trung Quốc ở hướng Tây Bắc và Liên Xô ở hướng Đông Bắc, gần
với Nhật Bản ở Đông Nam qua eo biển Triều Tiên. Sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt tại vĩ tuyến 38 và hình thành nên hai nhà nước
độc lập - CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc).
Bán đảo Triều Tiên có vị trí địa – chiến lược đặc biệt, nằm ở dải trung tâm có ý
nghĩa sống còn của khu vực Đông Bắc Á, một trong những khu vực năng động và
quan trọng nhất về mặt chiến lược của thế giới, nối liền đại lục Âu - Á Với Thái Bình
Dương nên có đặc trưng chiến lược nổi bật và luôn là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng
của các trung tâm quyền lực quốc tế trong suốt quá trình phát triển của mình.
Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay, bán đảo Triều Tiên liên tục trở thành điểm
nóng tranh chấp quyền lực chính trị của các nước lớn. Các nước cường quốc như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản luôn lợi dụng sự chia rẽ chính trị ở bán đảo Triều Tiên để phục
vụ mục đích của họ, điển hình là vấn đề hạt nhân trên bán đảo này. Bởi vậy, xem xét
các diễn biến trên bán đảo Triều Tiên dưới góc độ địa - chính trị mới có thể hiểu rõ tại
sao từ cuối thế kỷ XIX đến nay, dải đất này luôn luôn là nơi tranh chấp, cạnh tranh
địa–chiến lược của các nước lớn trên thế giới, từ đó mới nắm được xu thế phát triển
của bán đảo Triều Tiên trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên xảy ra vào năm 1993, khi đó Mỹ và
CHDCND Triều Tiên đã có những mâu thuẫn gay gắt, tình hình Bán đảo Triều Tiên
trở nên căng thẳng. Sau nhiều lần đàm phán, vào tháng 10/1994, tại Geneva (Thụy
Sỹ), Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã ký Thỏa thuận khung (thỏa thuận KEDO), theo
đó CHDCND Triều Tiên ngừng sản xuất nguyên liệu hạt nhân, đổi lại Mỹ cam kết
cung cấp hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ để chế tạo năng lượng hạt nhân và 0,5
triệu tấn dầu/năm cho nước này. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thỏa thuận không suôn
sẻ và Mỹ vẫn cho rằng CHDCND Triều Tiên đang bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
Đáp lại, CHDCND Triều Tiên tuyên bố họ có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân.
Căng thẳng leo thang đến đỉnh điểm khi ngày 10/1/2003, CHDCND Triều Tiên
tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Hiệp ước NPT). Đối mặt
với nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và một cuộc chiến tranh
có thể xảy ra giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên, cộng đồng quốc tế và các nước có
liên quan bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga,... đã nỗ lực để đưa vấn đề lên bàn thương
lượng. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức nhằm tháo ngòi nổ cuộc chiến tranh tiềm
tàng cũng như tìm kiếm giải pháp thoả đáng để giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên.
➢ Địa-chiến lược của Mỹ
Mỹ luôn coi bán đảo Triều Tiên là bàn đạp trong chiến lược khống chế khu vực
Đông Bắc Á. Mục tiêu của Mỹ là đưa Triều Tiên vào quỹ đạo chiến lược này, nhằm
xây dựng trật tự mới trên bán đảo Triều Tiên theo kiểu Mỹ, khiến bán đảo Triều Tiên
phối hợp với hệ thống an ninh của Mỹ- Nhật, trở thành căn cứ chiến lược phía Tây,
kiềm chế những đối thủ tiềm tàng đe dọa lợi ích của Mỹ ở Đông Á và Châu Á - Thái
Bình Dương như Trung Quốc và Nga.
Triều Tiên nằm ở giao điểm lợi ích của một loạt những nước lớn có vị trí địa-
chính trị chiến lược quan trọng. Mỹ mong muốn Triều Tiên mở cửa thị trường, mở
cửa chính trị để chuyển hóa theo quỹ đạo của Mỹ. Đồng thời, cũng phù hợp với vị thế
và mối quan hệ mà Mỹ đã xác lập với đồng minh, đối tác, đối thủ có liên quan đến
Triều Tiên như: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Bán đảo Triều Tiên là tạo ra môi trường hòa
bình, ổn định, tăng cường vai trò ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, tạo lợi ích kinh tế,
… Đặc Biệt, sau khi George W.Bush lên nắm quyền, chiến lược của Mỹ ngày càng
cứng rắn hơn. Ông cảm thấy, sự thống nhất bán đảo Triều Tiên là nhân tố hàng đầu
làm lung lay vị thế của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á và Thái Bình Dương. Mặc dù vấn
đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đang gây mất ổn định về an ninh ở khu vực
nhưng nó cũng là cơ hội để Mỹ tăng cường sự hiện diện và củng cố vai trò của mình ở
khu vực này.
Vấn đề Mỹ còn lo ngại việc Triều Tiên có thể coi vũ khí hạt nhân, nguyên liệu
và kỹ thuật hạt nhân là hàng hóa để trao đổi và sẽ rất nguy hiểm nếu rơi vào tay các
lực lượng khủng bố. Mỹ cần thời gian để đảm bảo rằng một Triều Tiên thống nhất
phải đi theo hướng có lợi cho Mỹ, chừng nào chưa đảm bảo được yêu cầu trên, chắc
chắn Mỹ sẽ ngăn cản tiến trình thống nhất Triều Tiên.
➢ Địa - chiến lược Trung Quốc

Trung Quốc là nước có vai trò và tác động lớn đối với vấn đề hạt nhân ở Triều
Tiên. Thời gian qua, Trung Quốc đã cung cấp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
(CHDCND Triều Tiên) phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực. Trung Quốc
lo ngại cuộc chiến tranh nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên sẽ làm mất ổn định khu vực
này và dòng người tỵ nạn chắc chắn sẽ tới Trung Quốc. Sự thống nhất hai miền Triều
Tiên với sự có mặt của quân đội Mỹ ở ngay cửa ngõ của mình cũng khiến cho Trung
Quốc bất an. Trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều
Tiên, Trung Quốc chỉ ủng hộ những nỗ lực ngoại giao và khi cần thiết gây áp lực với
CHDCND Triều Tiên để tránh xảy ra những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên đã đẩy Trung Quốc vào
tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, CHDCND Triều Tiên vẫn là “khu đệm”để
đối phó với sự có mặt của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Mặt khác, nếu Bán đảo Triều
Tiên tồn tại vũ khí hạt nhân thì không những là mối đe dọa trực tiếp đối với Trung
Quốc mà còn là cớ để Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan phát triển vũ khí hạt nhân,
biến Đông Bắc Á trở thành địa bàn chạy đua vũ khí hạt nhân - điều đi ngược lại hoàn
toàn với lợi ích của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên lại là cơ hội để Trung
Quốc thể hiện tầm ảnh hưởng và uy tín của mình trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng
trong khu vực với Mỹ. Sự tương đồng về ý thức hệ, sự gần gũi về mặt địa lý, mối liên
hệ chặt chẽ về kinh tế và thương mại hay sự giúp đỡ của Trung Quốc trong lịch sử
chiến tranh Triều Tiên là những nhân tố khiến cho Trung Quốc luôn duy trì được tầm
ảnh hưởng đáng kể đối với giới lãnh đạo Triều Tiên, từ đó chi phối tiến trình phi hạt
nhân hóa Triều Tiên.
5. Khu vực Nam Á trong chiến lược địa – chính trị của Ấn Độ và Trung Quốc. CÓ
SẴN (Nguyên)
Chiến lược địa – chính trị của Ấn Độ với khu vực Nam Á
Trong lập trường của Ấn Độ, Nam Á là một khu vực có thể mang lại nhiều lợi
ích về kinh tế, chính trị, quyền lực. Sở hữu đường biên giới, ranh giới biển chung với
các thành viên của khu vực Nam Á. Cũng dễ hiểu tại sao Nam Á là nơi Ấn Độ thực sự
cần mở rộng và triển khai cả quyền lực cứng và mềm. Bởi nếu có quan hệ không tốt
với các quốc gia trong khu vực Nam Á, biên giới Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Nam Á thực sự rât quan trọng đến công cuộc phát triển và thâu tóm quyền lực
của Ấn Độ.
Ấn độ đã dùng các chiến lược thông qua các tổ chức:
- Sáng kiến hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành ở vịnh Bengal (BIMSTEC)
+ (BIMSTEC)- một tổ chức khu vực bao gồm bảy nước thành viên nằm ở khu
vực ven biển hoạc lân cận Vịnh Bengal. ( 5 nước Nam Á và 2 nước Đông Nam Á)
+ Thành lập: 1997
+ Mục tiêu: thúc đẩy hợp tác trên 7 lĩnh vực kinh tế trọng điểm bao gồm
thương mại, đầu tư, vận tải, thông tin liên lạc và xây dựng một liên minh để thúc đẩy
sự phát triển chung thông qua hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, tạo ra một
môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước thành viên.
+ Nam Á giáp Đông Bắc Ấn Độ, mà Đông Bắc lại là “cửa ngõ” cho 2 chính
sách đối ngoại trụ cột của Ấn Độ là “Láng giềng là trên hết” và “Hành động hướng
Đông”. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi BIMSTEC là một trong những chiến lược của Ấn Độ
để củng cố vị thế của mình trong khu vực.
- Hiệp hội hợp tác các nước khu vực Nam Á (SAARC)
+ Hiệp hội hợp tác các nước khu vực Nam Á (SAARC) là tổ chức vai trò quan
trọng trong tiến trình hợp tác phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia Nam Á
+ Thành lập: 1985
+ Mục tiêu: tìm kiếm các giải pháp chung của các nước thành viên về vân đề an
ninh, chống khủng bố, phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực của các nước khu
vực.
+ Đối với Ấn Độ, SAARC có thể được sử dụng một cách thận trọng để phục vụ
lợi ích của mình trong toàn bộ khu vực. Vì các quốc gia thành viên của tổ chức này có
vị trí quan trọng trên bản đồ chính trị quốc tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng,
phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, không gian kinh tế rộng lớn với hàng trăm triệu
người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu.
+ Thông qua SAARC, Ấn Độ có quan hệ song phương tốt đẹp nhiều quốc gia
trong khu vực. Vì vậy, chính sách can thiệp vào Nam Á của Ấn Độ thông qua SAARC
đã được Ấn Độ thúc đẩy thực hiện một các nghiêm túc và mở rộng ảnh hưởng của
mình trong toàn bộ khu vực.
- Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA)
+ SAFTA sáng lập để hợp tác kinh tế và thương mại lẫn nhau trong khu vực.
+ Ký kết: 6/1/2004
+ Mục tiêu: thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực, mang lại lợi ích cho các quốc
gia thành viên, tạo lợi ích cho người dân Nam Á bằng cách giảm thuế quan và các rào
cản thương mại, thiết lập một khuôn khổ mạnh mẽ cho hợp tác khu vực.
+ Lí do SAFTA nằm trong chính sách thúc đẩy quan hệ với Nam Á là khi có sự
hiện diện của SAFTA, Ấn Độ và các quốc gia tạo nên SAARC và các quốc gia thành
viên sẽ được hưởng lợi từ một số hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và
đa phương. Do đó, sẽ thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực Nam
Á và ngược lại.
Chiến lược địa – chính trị của Trung Quốc với khu vực Nam Á
- Đối với Trung Quốc, khu vực Nam Á - một trong các khu vực quan trọng mà
liên quan đến sự an ninh của quốc gia này, vì thế Trung Quốc luôn muốn củng cố sự
ảnh hưởng của mình tại đây.
- Trong khu vực Nam Á thì Ấn Độ là một yếu tố cần có đối với Trung Quốc
trong mục tiêu hợp tác thúc đẩy phát triển nhằm cạnh tranh với các trung tâm kinh tế ở
phương Tây và cùng đối phó đối với các vân đề an ninh phi truyền thống như an ninh
năng lượng, tội phạm, khủng bố…
- Còn Ấn Độ Dương lại là một chìa khóa để “kiểm soát” châu Á cùng với một
vị trí địa lý đặc biệt. Ấn Độ Dương còn có thể xem là một con đường vận chuyển năng
lượng đối với các quốc gia tại châu Á nói chung và cả Trung Quốc nói riêng. Trong
khi đó, vấn đề năng lượng là vân đề được chính phủ Trung Quốc đạc biệt quan tâm.
Con đường vận chuyển năng lượng qua khu vực Nam Á nói chung và Ấn Độ Dương
riêng này lại là một trong các yếu tố đảm bảo an ninh về lĩnh vực năng lượng cho Bắc
Kinh.
- Đối với Nam Á, Trung Quốc đang theo đuổi chính sách cạnh tranh miên
cưỡng với Ấn Độ; hợp tác với Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka; và hợp tác bí mật
với Nepal và Maldives.
- Đối với các quốc gia trên đât liền thuộc khu vực Nam Á, Trung Quốc còn
thực hiện một số chính sách thân cận - hợp tác thúc đẩy quan hệ nhằm tìm kiếm, liên
kết một mạng lưới đồng minh.
- Bên cạnh đó trong chiến lược của Trung Quốc còn cố Sáng kiến Vành đai và
Con đường (BRI) và Hành lang Kinh tế (CPEC) để kết nối vùng Tây Nam (Trung
Quốc) với Pakistan và tạo ra chín đặc khu tính tế ở Pakistan vì Pakistan rất cần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Thông qua hành động này sẽ khiến hai quốc gia thân thiết
hơn.
- Như vậy, với Trung Quốc, khu vực Nam Á nói chung và Ấn Độ Dương nói
riêng là một yếu tố quan trọng đối với địa chiến lược của nước này. Vì khu vực này
góp phần tạo nên sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc.
6.Biển Đông trong tư duy địa – chính trị của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
CÓ SẴN (Minh)
○ Khái quát về biển Đông
Biển đông là một trong 6 vùng biển rộng lớn nhất trên thế giới, nằm trên
tuyến đường biển vận tải huyết mạch nối Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương và Châu
Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Nơi đây rất dồi dào tài nguyên, không chỉ dầu
khí mà còn có vị trí địa chính trị cực kỳ đặc biệt, trấn giữ hành lang hàng hải sầm uất
bậc nhất trên toàn cầu hiện nay.
Biển Đông còn là cửa ngõ giúp nhiều nước ở Đông Á gồm Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc hay ngay cả Hoa Kỳ xuất khẩu năng lượng cùng những nguyên vật
liệu cho ngành công nghiệp. Theo tính toán sơ bộ thì Biển Đông có tác động trực
tiếp đối với đời sống của hơn hàng triệu người dân từ các quốc gia như Việt Nam,
Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và
Campuchia. Vì vậy, nếu Biển Đông do một nước hay một khối nước đồng minh
khác kiểm soát sẽ tác động tiêu cực lên tình hình kinh tế, an ninh và xã hội của nhiều
nước khu vực.
Với vị trí đặc biệt, lại là khu vực có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
nhất là Trường Sa, Biển Đông càng giữ một vị thế địa chiến lược hết sức quan trọng
đối với các nước trong khu vực. Vùng đảo này nằm giữa hai căn cứ hải quân lớn là
Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines, chặn lấy tuyến đường vận
chuyển huyết mạch trên biển từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương; là tuyến
đường vận chuyển quốc tế quan trọng từ Đông Á đi Nam Á, Trung Đông, Châu Phi,
Châu Âu; cũng là tuyến vận chuyển đối ngoại và lá chắn an ninh quan trọng ở biên
cương phía Nam của Trung Quốc. Nhiều chuyên gia quân sự phương Tây tin rằng
nước nào chiếm được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.
Trong tư duy địa – chính trị của Trung Quốc
Xét về yếu tố địa chính trị, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng để Trung
Quốc hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc biển và cường quốc thế giới.
Muốn vậy, Trung Quốc cần phải mở rộng không gian sinh tồn. Tuy nhiên,
nếu mở rộng lên phía Bắc, Trung Quốc phải đối mặt với vùng khí hậu khắc nghiệt,
đối mặt với Nga, một siêu cường về quân sự; phát triển sang phía Tây và Tây Nam,
là vùng rừng núi hiểm trở, không thuận tiện cho việc giao thương; hướng sang phía
Đông là Nhật Bản, Đài Loan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không thuận tiện cho quá trình lưu thông
thương mại đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở phía Nam là các quốc gia
nhỏ, không có mối quan hệ bền chặt với các siêu cường trên thế giới nhưng lại có
một vùng biển “màu mỡ”, đầy tiềm năng, do đó chỉ có phát triển xuống phía Nam,
giành quyền kiểm soát Biển Đông, sẽ mở rộng được “không gian sinh tồn”, vì vậy
Trung Quốc đã tập trung phát triển lực lượng Hải quân hùng mạnh.
Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú,
đa dạng và dồi dào, đặc biệt là dầu khí. Đối với Trung Quốc, đây là một thứ tài sản
vô cùng quý giá để đáp ứng “cơn khát” năng lượng của mình. Gần 4 thập niên cải
cách mở cửa để phát triển về kinh tế, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng
trở lên cấp bách. Tuy nhiên, phần lớn các nguồn năng lượng nhập khẩu của Trung
Quốc ở khu vực này đều đi qua Biển Đông, chi phí vận chuyển lớn, vấn đề an ninh,
an toàn hàng hải phức tạp... Trong khi đó, Biển Đông được đánh giá là một trong
năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới, với trữ lượng dầu mỏ ước tính lên đến
hàng trăm tỉ thùng. Do đó, nếu kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc sẽ làm chủ
được nguồn tài nguyên quý giá đó, đáp ứng “cơn khát” năng lượng hiện tại và tương
lai của Trung Quốc.
Trung Quốc nếu thống trị được Biển Đông thì mới có cơ hội trở thành bá chủ
Tây Thái Bình Dương và vươn ra Ấn Độ Dương. Giành quyền kiểm soát Biển Đông,
Trung Quốc sẽ kiểm soát được nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng
nhất thế giới, kiểm soát được tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, làm thất bại
chiến lược “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, đồng thời tăng cường và
mở rộng tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước ASEAN.
Ngược lại, nếu mất quyền kiểm soát Biển Đông, bị phong tỏa các tuyến giao
thông huyết mạch qua Biển Đông, nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc bị gián
đoạn, nền kinh tế, xã hội của Trung Quốc sẽ bị tác động nghiêm trọng. Chính vì vậy,
trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc đã, đang nỗ lực thúc đẩy nhiều hoạt động
nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông bằng nhiều biện pháp.
Đối với ASEAN, một nước có địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt, Trung
Quốc thực hiện chính sách hai mặt của mình nhằm mục đích chia rẽ, phân hóa các
nước ASEAN nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị
chia rẽ thì Trung Quốc sẽ dễ dàng đạt được các thỏa hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển
Đông. Trung Quốc đã tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm
tách họ khỏi các vấn đề Biển Đông, tập trung vào bao vây, cô lập Việt Nam với các
nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng, Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến
lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
○ Trong tư duy địa – chính trị của các nước Đông Nam Á
Đối với các nước Đông Nam Á, Biển Đông ở vị trí trung tâm của khu vực.
Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có lợi ích hoặc được hưởng lợi
ích do vị trí địa chính trị đặc biệt của Biển Đông mang lại. Trong số 11 quốc gia khu
vực Đông Nam Á, có đến 8 nước là các quốc gia ven Biển Đông bao gồm: Việt
Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia.
Ba quốc gia còn lại là Myanmar, Lào và Đông Timor, mặc dù không phải là quốc
gia ven Biển Đông, nhưng được hưởng nhiều lợi ích từ vị trí địa- chính trị quan
trọng của Biển Đông.
Tuy nhiên, chủ quyền, lợi ích của các quốc gia này không giống nhau. Với
Philipines, một quốc gia quần đảo, toàn bộ phần phía Tây của Philippines là Biển
Đông. Biển Đông cũng chính là “phên dậu” bảo vệ phần phía Tây của họ trước các
mối xâm lăng từ ngoại bang. Với Malaysia cũng vậy, toàn bộ phần phía Bắc và Tây
Bắc của họ được Biển Đông che trở. Do vậy, vai trò của Biển Đông đối với
Philippines và Malaysia là hết sức to lớn không chỉ về mặt kinh tế thương mại mà
còn bảo vệ họ trước các cuộc xâm lăng từ ngoại bang. Còn đối với Bruney, một
quốc gia ven Biển Đông có diện tích nhỏ nhất trong khu vực Đông Nam Á nhưng có
lượng dầu mỏ xuất khẩu lớn thứ 3 khu vực, với doanh thu dầu khí đóng góp trên
70% GDP, chiếm 90% chi tiêu của chính phủ thì giá trị to lớn mà Biển Đông đem
đến là không thể tính toán được.
Đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng, là cửa ngõ chính
để kết nối Việt Nam với khu vực và thế giới. Biển Đông được ví như cửa ngõ quốc
gia, là nơi có các tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch, thông thương
giữa nhiều nước, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy, phát triển kinh tế,
thương mại đối với các nước trên thế giới. Do đặc điểm lãnh thổ Việt Nam hình chữ
S, trải dài từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp
nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu phòng thủ hướng biển của Việt Nam bị hạn chế.
Do đó, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh, quốc
phòng của đất nước, là “phên dậu” vững chắc bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lược của
kẻ thù bằng đường biển.
Trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là vấn
đề tranh chấp chủ quyền vẫn diễn biến căng thẳng, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra
xung đột, thực sự là một trong những thách thức lớn đối với tất cả các nước trong
khu vực. Chính vì vậy, các nước ASEAN đều mong muốn thông qua quan hệ song
phương và đa phương với các nước lớn để cân bằng quyền lực với Trung Quốc, giải
quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng con đường hòa bình, tạo
dựng môi trường hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực.
7.Biển Đông trong chiến lược địa – chính trị của Mỹ, Nhật Bản và Australia.
( Thư)

Vị trí địa lý của Biển Đông:

Biển Đông là một trong những vùng biển có ý nghĩa chiến lược trọng yếu bậc
nhất trên thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ, khí
đốt dồi dào và có tuyến đường hàng hải nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á.

Biển đông là một trong 6 biển rộng lớn nhất trên thế giới, rất dồi dào tài nguyên
không chỉ dầu và khí mà còn có vị trí địa chính trị cực kỳ đặc biệt, trấn giữ hành lang
hàng hải sầm uất bậc nhất trên toàn cầu hiện nay. Biển đông là cửa ngõ giúp nhiều
nước ở Đông Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay ngay cả Hoa Kỳ xuất
khẩu năng lượng cùng những nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp. Biển Đông nằm
trên tuyến đường vận tải biển huyết mạch nối Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương và
Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á.
Chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Mỹ có hai lợi ích chính ở Biển Đông, đó là lợi ích kinh tế, thương mại và lợi ích
an ninh, quân sự. Tự do hàng hải là lợi ích then chốt nhất, quan trọng nhất đối với Mỹ.
Biển Đông không chỉ là tuyến đường thương mại quan trọng, mà Mỹ còn coi đây là
vùng biển quốc tế có ý nghĩa đối với cả tàu thuyền thương mại và tàu thuyền quân sự.
Lợi ích của Mỹ phụ thuộc vào việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông để đảm bảo
lượng giá trị hàng hoá, thương mại khổng lồ lưư chuyển qua các vùng biển ở Biển
Đông, cũng như duy trì khả năng bảo vệ sức mạnh quân sự của Mỹ với 60% năng lực
hải quân tập trung tại Thái Bình Dương.

Chính sách đối ngoại của Mỹ ở Biển Đông tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của
Mỹ và đồng minh, Mỹ muốn thấy sự phát triển chứ không phải là xung đột vũ trang
xảy ra tại Biển Đông. Mỹ cũng muốn duy trì quan hệ cân bằng với các nước ven biển
ở khu vực. Tuy nhiên, việc Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông là có ý đồ chiến lược
sâu xa hơn. Lợi dụng vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc và bảo đảm quyền
chủ đạo tại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông có bốn đặc điểm:
Đầu tiên, Hoa Kỳ sẽ thay đổi chính sách để đối phó với mức độ căng thẳng
xung đột đang thay đổi.
Thứ hai, chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông dựa trên tiền đề nguyên tắc là
trung lập với các tuyên bố chủ quyền.
Thứ ba, khi Hoa Kỳ tham gia nhiều hơn vào việc quản lý căng thẳng, họ quan
tâm nhiều hơn đến việc quản lý xung đột thông qua các quy trình và nguyên tắc, đặc
biệt là các quy tắc ứng xử đã được thống nhất giữa ASEAN và Trung Quốc, hơn là
giải quyết xung đột và kết quả cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, chính sách của Hoa Kỳ nhằm định hình hành vi của Trung Quốc ở Biển
Đông bằng cách nhấn mạnh đến chi phí cưỡng chế và đưa ra các yêu sách vi phạm
luật pháp quốc tế.

Trong những thập niên đầu thế kỉ XXI, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Biển Đông có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng sự can dự của Mỹ, nhằm phản
ứng lại với tình hình gia tăng căng thẳng đối với các tranh chấp, và đặc biệt là đối với
các hành vi của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ không đứng về bên nào trong các yêu sách
về chủ quyền, tuy nhiên Mỹ vẫn tăng cường can dự vào vấn đề với trọng tâm là kiểm
soát hòa bình các yêu sách và cuối cùng là giải quyết hòa bình tranh chấp. Do Trung
Quốc là quốc gia có sức mạnh trên biển lớn nhất so với các quốc gia yêu sách còn lại
ở Biển Đông, Trung Quốc yêu sách tất cả các thực thể ở Biển Đông và duy trì sự mập
mờ liên quan đến ý nghĩa và tình trạng pháp lý của đường 9 đoạn. Chính sách của Mỹ
chủ yếu là nhằm phản ứng lại những hành vi của Trung Quốc.
Cho đến nay, chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông có tác dụng nhất
định. An ninh hàng hải và vấn đề Biển Đông thường xuyên được bàn thảo tại các hội
nghị thường niên, chẳng hạn như Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh
Đông Á, đồng thời Trung Quốc và ASEAN cũng bắt đầu có những bước đi hướng tới
thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử. Tuy nhiên, nếu như Biển Đông trở thành vấn đề
trung tâm trong mối quan hệ song phương Mỹ - Trung, điều đó rất có thể sẽ trở thành
một cuộc cạnh tranh rất lớn giữa hai quốc gia về an ninh trong khu vực.
Mỹ ngày càng coi trọng và đặt các nước trong khu vực Đông Nam Á
(ASEAN) ở vị trí ưu tiên hơn trong chính sách đối ngoại. Điều này làm tăng vị thế, vai
trò của ASEAN như một chủ thể có ảnh hưởng trong kiến tạo cấu trúc an ninh và định
hình trật tự khu vực, giữ vai trò trung gian, hòa giải trong “cuộc chơi” của các nước
lớn, nhất là Mỹ. Nếu các nước thành viên ASEAN thận trọng, khéo léo, biết tận dụng
các điều kiện xây dựng điểm cân bằng trong cạnh tranh chiến lược nước lớn sẽ góp
phần quan trọng giúp tăng cường xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Hơn nữa, các quốc gia Đông Nam Á sẽ có nhiều thuận lợi để mở rộng, phát triển quan
hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, thúc đẩy
liên kết, hội nhập quốc tế và duy trì an ninh khu vực. Với sự hiện diện ngày càng
“thường xuyên” của Mỹ ở khu vực, các nước Đông Nam Á sẽ có nhiều cơ hội đến gần
hơn với trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu, đón làn sóng đầu tư trực tiếp, dịch
chuyển công nghệ, sản xuất ở khu vực, nhất là trong sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử,
năng lượng và công nghệ...

Chiến lược của Nhật Bản tại Biển Đông

Về mặt địa lý, Nhật Bản là quốc gia nằm sát Biển Đông nên Nhật Bản có lợi
ích gắn chặt với khu vực này trên các mặt Vũ Đức Cường - Quan điểm của Mỹ, Nhật
Bản về vấn đề Biển Đông và hàm ý chính sách... kinh tế, chính trị, an ninh. Ớ Biển
Đông, Nhật Bản có lợi ích quan trọng nhất với tư cách một quốc gia hàng hải, đó là
quyền tự do hàng hải.

Tuyên bố của Nhật về Biển Đông cho thấy chính sách của Nhật Bản có các
điểm lớn sau: (1) Nhật Bản không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và vùng
biển; (2) Nhật chủ trương các tranh chấp phải giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng
luật pháp quốc tế, tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp; (3) Nhật cũng lo việc
đảm bảo một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (trong đó bao gồm Biển Đông) tự do
và mở, các nước tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, thương mại biển không bị
cản trở ảnh hưởng đến thịnh vượng của Nhật Bản; (4) Nhật Bản giúp nâng cao năng
lực cho các nước là các bên tranh chấp ở Biển Đông.

Quan điểm và mục tiêu xuyên suốt của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông là
duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh tự do hàng hải quốc tế. Các phương tiện truyền
thông toàn cầu đưa tin về các hoạt động cải tạo các bãi đá đơn phương của Trung
Quốc ở Trường Sa đã khiến Nhật Bản tỏ rõ thái độ của mình. Chính phủ Nhật Bản đã
nhanh chóng xác định các hành động của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS và coi
chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông là một nỗ lực nhằm thay đổi nguyên trạng
bằng vũ lực. Nhật Bản cũng ủng hộ lập trường của Mỹ đối với các hành động phiêu
lưu mạo hiểm quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và các hoạt động thực hiện
quyền tự do hàng hải của Mỹ.

Về chiến lược, việc Nhật Bản can thiệp vào giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông cũng như can dự ngày càng sâu vào vấn đề này là nhằm kiềm chế sự trỗi
dậy của Trung Quốc. Đông Nam Á là khu vực nằm trong trục “Con đường Tơ lụa trên
biển thế kỷ XXI”, có vai trò quan trọng đối với việc triển khai xây dựng con đường
này cũng như sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” của Trung Quốc.

Mặt khác, Nhật Bản cũng khẳng định vai trò của mình đối với khu vực Đông
Nam Á, thông qua chính sách viện trợ không hoàn lại các trang thiết bị cho những lực
lượng hoạt động trên biển của các nước thành viên ASEAN, và như vậy Nhật Bản
không mong muốn vị trí của mình bị giảm sút trước sự cạnh tranh của Trung Quốc

Một mục tiêu quan trọng của Nhật Bản khi can dự vào vấn đề Biển Đông chính
là tăng cường sự ảnh hưởng của nước này vào khu vực Biển Đông, nâng cao quyền
phát ngôn và khả năng can dự của mình đối với cục diện an ninh khu vực, xây dựng
hình ảnh nước lớn ở khu vực

Trong bối cảnh hiện nay, Nhật Bản liên tục đẩy mạnh hợp tác an ninh, quốc
phòng với các thành viên của ASEAN. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đều đặn
củng cố quan hệ với các quốc gia ASEAN dưới hình thức trao đổi quốc phòng, chủ
yếu tập trung vào các cuộc tham vấn cấp cao và đàm phán cấp sự vụ, cùng các cuộc
đối thoại an ninh song phương nhằm mục đích tạo dựng lòng tin và nâng cao tính
minh bạch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Nhật Bản đã chuyển tới một mức độ cao hơn
của hợp tác gồm các cuộc tập trận song phương và những thỏa thuận về thiết bị quốc
phòng với các quốc gia thành viên ASEAN.

Chiến lược của Australia tại Biển Đông

Biển Đông là một bộ phận quan trọng trong tư duy “hướng Á” của Australia. Từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến những năm đầu thập niên thứ hai của thế
kỷ XXI, các quan điểm hướng về châu Á của Australia ngày càng được thể hiện cụ
thể.Tiếp cận từ góc nhìn quan hệ quốc tế, Australia có ba quan hệ lợi ích tại Biển
Đông – và cả ba quan hệ này đều có liên quan mật thiết đến các tranh chấp tại khu
vực. Biển Đông là trọng tâm trong vùng không gian lợi ích chiến lược của Australia
tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặc dù vị trí địa lý của Australia thuộc về rìa
phía Nam của Biển Đông nhưng sự vận động địa chính trị của Australia lại liên hệ
trực tiếp đến Biển Đông.

Australia có lợi ích chiến lược tại Biển Đông, trong đó các lợi ích về thương
mại và an ninh là những lợi ích có thật, thiết thực và quan trọng hàng đầu. Là một
trong những tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới, Biển
Đông đã trở thành cầu nối điều tiết luồng giao thông Bắc - Nam. uyến đường thương
mại chủ yếu của Australia đến các quốc gia Đông Bắc Á đều phải thông qua Biển
Đông. Đặc biệt, thương mại trên Biển Đông đã trở thành một trong những mối quan
tâm hàng đầu của Australia.

Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nổi lên đe dọa
an ninh của khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung,
thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Xét thực tế, Australia không nằm trong Biển
Đông, cũng không liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển này.
Lợi ích chủ yếu của Australia tại Biển Đông dựa trên lập trường bảo đảm tự do
và an ninh hàng hải, vốn có liên quan trực tiếp tới giao thương của quốc gia này. Ở
góc độ chiến lược, những xung đột ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình thực hiện “Chính sách hướng Á” của Australia, vốn lấy Đông Nam Á là trọng
tâm. Sự phức tạp ở Biển Đông lại càng tăng bởi sự hiện diện và xác định lợi ích chiến
lược của các cường quốc như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nga. Sự chuyển động
về mặt chính sách lẫn hành động thực tế của các cường quốc đã khiến cho không gian
chiến lược Biển Đông ngày càng “nóng” với những nguy cơ xung đột lớn, ảnh hưởng
trực tiếp đến các quốc gia có quyền lợi ở khu vực Biển Đông. Trong bối cảnh đó, sự
hiện diện và tiếng nói của Australia với tư cách là “cường quốc tầm trung” của khu
vực châu Á – Thái Bình Dương dễ dàng nhận được sự chấp nhận của phần lớn các
cường quốc.

Sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI, Australia đã trở thành nhân
tố không thể thiếu trong sự vận động của quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, và có tác động đến cấu trúc an ninh trong khu vực. Với vai trò là một
cường quốc tầm trung được cộng đồng quốc tế thừa nhận, Australia được xem là nhân
tố “hòa bình”, giữ vai trò “cân bằng mềm” trong quan hệ giữa các cường quốc tại khu
vực châu Á – Thái Bình Dương với những sáng kiến góp phần duy trì an ninh, hòa
bình và phát triển trong khu vực.

Đối với khu vực Đông Nam Á, và trực tiếp là Biển Đông, Australia cũng đã
khẳng định rõ những lợi ích chiến lược dựa trên cách tiếp cận đa diện từ an ninh hàng
hải, thương mại trên biển, vị thế quốc gia… cho đến sự tương tác của các chủ thể
quyền lực tại khu vực, đặc biệt là chủ trương “hướng Á” của quốc gia này. Những cơ
sở đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Australia, góp phần giúp quốc gia này
thúc đẩy những nỗ lực cụ thể nhằm góp phần đảm bảo an ninh, hòa bình và hợp tác ở
Biển Đông, cũng như bảo vệ được lợi ích quốc gia của chính mình.Trong quá trình
này, Australia cũng đã đẩy mạnh tiếp cận và gắn kết với các quốc gia ASEAN để tìm
kiếm tiếng nói chung, phối hợp hành động, chia sẻ trách nhiệm trong việc đảm bảo an
ninh, hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Biển
Đông nói riêng.

8. Khu vực Trung Cận Đông trong chiến lược địa – chính trị của Mỹ và Nga. CÓ
SẴN (SƯƠNG)
Khu vực Trung – Cận Đông là vùng lãnh thổ tiếp giáp ba châu lục: Á, Phi, Âu
bao gồm các nước Đông Bắc Phi và Tây Nam Á tuy nhiên biên giới khu vực này có
thể thay đổi tuỳ theo đặc điểm của giai đoạn lịch sử hoặc quan niệm tôn giáo, quan
niệm chiến lược. Theo Britannica, khu vực Trung Cận Đông ngày nay trải dài từ
Morocco đến Vịnh Ả Rập và Iran.

Trung - Cận Đông là một khu vực mang tư tưởng độc đoán cao dưới sự cai trị
mà phần lớn các chính phủ với quyền lực gần như tuyệt đối, dập tắt các quyền tự do
dân sự, các cuộc bầu cử tự do và công bằng, và bất kỳ sự kiểm soát nào khác được coi
là kiểm soát quyền lực của họ. Các chính phủ độc tài này cũng có nhiều hình dạng và
kích cỡ khác nhau
Hồi giáo và Chủ nghĩa Liên minh Ả Rập là hai thế lực chính ở khu vực này. Đây
là hai thế lực rất lớn trên phương diện chính trị và tôn giáo nhưng đôi khi đối lập nhau.
Các nước đạo Hồi hiện đang ở vào giai đoạn chuyển đổi từ xã hội truyền thống, lạc
hậu, kém phát triển sang xã hội hiện đại, tiên tiến. Theo đó, chế độ chính trị của phần
lớn các nước Hồi giáo cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang chế độ chính trị dân
chủ hơn.Hiện nay, thể chế chính trị ở Trung - Cận Động chủ yếu do đạo Hồi chi phối.
Đạo Hồi là một tôn giáo mang tính tương đối đóng cửa và bảo thủ, do đó các nước
Hồi giáo nằm dưới ách thống trị thực dân và kể từ khi giành được độc lập cũng vẫn
trong tình trạng lạc hậu.
CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ NGA Ở KHU VỰC TRUNG CẬN
ĐÔNG
- Vị thế địa chiến lược của khu vực Trung Cận Đông
Không có vùng nào khác trên thế giới có vị trí chiến lược đặc biệt như Trung Cận
Đông: ba châu lục gặp nhau và hòa nhập quanh một biển trung gian - biển Địa Trung
Hải, nơi có thể nối liền hoặc chia cắt ba đại dương (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương). Vì vậy, yếu tố địa lý có ý nghĩa đặc biệt lớn trong lịch sử khu vực
này.
Ở Trung - Cận Đông, tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ một phần là do vị
trí của nước này với vai trò là cầu nối trên đất liền giữa châu Âu và châu Á, đồng thời
là rào cản trên bộ xuyên qua lối ra duy nhất của Biển Đen. Sức mạnh địa chiến lược
của Ai Cập bắt nguồn từ vị trí trung tâm nằm giữa Trung - Cận Đông, đóng vai trò là
cầu nối giữa châu Phi, châu Á và châu Âu, Địa Trung Hải
Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của khu vực là dầu lửa, tập trung chủ yếu ở
các nước ven vịnh Ba Tư. Trung - Cận Đông chiếm khoảng 41% trữ lượng dầu của cả
thế giới. Saudi Arabia là nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.
Do vị trí quân sự, chính trị và nguồn dầu lửa phong phú của mình, Trung – Cận
Đông là khu vực có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với nhiều nước. Đối với Mỹ,
tầm quan trọng của Trung – Cận Đông không chỉ vì quyền lợi về dầu lửa, vì đó còn là
cửa ngõ của Địa Trung Hải, vào châu Phi, là chỗ dựa của khối NATO, là vùng không
chỉ liên quan đến các nước nhỏ ở đây mà còn liên quan tới cả tương lai chính trị của
châu Phi. Đối với nước Nga, Trung – Cận Đông ở ngay sườn phía Nam, khu vực có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh của Nga và là con đường đi xuống châu Phi,
ra Ấn Độ Dương
- Chính sách của Mỹ
Đối với Mỹ, trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Trung - Cận Đông luôn chiếm một
vai trị trọng yếu, không những vì vị thế chiến lược mà chỉ vì tài nguyên phong phú,
đặc biệt là dầu mỏ. Với ưu thế về trữ lượng dầu mỏ, Trung Cận Đông là khu vực khai
thác dầu. Năm 1945, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã kí được một hiệp định
hợp tác với Saudi Arabia mà thực chất đó là cuộc trao đổi sự bảo hộ để lấy dầu mỏ.
Từ đó đến nay, Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ Trung Đông, ngay cả khi phải vẽ ra cái
cớ hoàn toàn hư ảo để làm một cuộc chiến tranh chống Iraq năm 2003
Sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001, Washington chủ trương rằng chủ nghĩa khủng
bố thành “kẻ thù số một” và mượn cớ tiến hành “cuộc chiến tranh toàn cầu chống
khủng bố” để phân chia thế giới thành hai “phe”: “phe” theo Mỹ chống khủng bố và
“phe” bao che khủng bố. Với cớ “bảo vệ nhân quyền” và “chống khủng bố”, Mỹ bắt
đầu “cuộc thập tự chinh” nhằm bình định khu vực Đại Trung Đông.
Đến cuối năm 2010, “sự khởi đầu mới” đó trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Đại
Trung Đông diễn ra dưới hình thức các biến động chính trị - xã hội bùng phát ở nhiều
nước trong khu vực này mang tên “Mùa xuân Ả Rập”, mở đầu từ cuộc “cách mạng
hoa nhài” ở Tunisia.
Từ khi lên nắm quyền đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump thực hiện nhiều
mục tiêu xuyên suốt còn dang dở của chiến lược Đại Trung Đông là thay đổi chính thể
ở Syria và Iran. chính sách của Tổng thống Trump tại Trung Đông sẽ phát triển theo
xu hướng thực dụng, tối đa hóa lợi ích của Mỹ và đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu
trong mọi tính toán chiến lược
Nói chung, Mỹ sẽ làm mọi cách để bảo vệ và tăng cường lợi ích chiến lược ở Trung
Đông trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và các cường quốc, trong đó có
Nga, ngày càng quyết liệt. Điều này sẽ khiến bàn cờ Trung Đông tiếp tục trở thành
điểm nóng trong thời gian tới.
- Chính sách của Nga
Trung – Cận Đông có tầm quan trọng đối với Nga bởi địa vị chiến lược của khu
vực này bởi quy mô khai thác, giá cả tiêu thụ của nguồn tài nguyên dầu mỏ của Trung
– Cận Đông có ảnh hưởng tới thu nhập ngoại tệ của Nga, tới lợi ích địa - chiến lược
và lợi ích kinh tế thương mại của Nga ở Trung – Cận Đông. Về cơ bản, chính sách đối
ngoại của Nga tại Trung – Cận Đông phục vụ 3 mục tiêu đó là: Ngăn ngừa Bắc
Kavkaz chống Nga; ngăn ngừa sự nổi lên của các lực lượng Sunni cực đoan tại Trung
– Cận Đông thù địch với Nga; theo đuổi các lợi ích kinh tế của Nga tại Trung Đông.
Hai vấn đề quan trọng nhất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Nga, đó
là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và khủng bố. Liên Xô trước đây và Liên bang Nga
ngày nay có một lịch sử lâu dài và tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan đến Hồi giáo. Từ
cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, các chế độ ở Nga đã tiến hành những cuộc
chinh phục các khu vực dân cư, mà đa số là người Hồi giáo sinh sống, sau đó sáp nhập
vào Đế chế Nga, bao gồm cả khu vực Tatar của Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Iran.
Chính vì vậy, cộng đồng Hồi giáo tại các khu vực này từng đối đầu với Nga Hoàng để
đòi độc lập.
Năm 2016, với mong muốn thể hiện rõ vị thế cường quốc tại khu vực Trung
– Cận Đông, Nga đưa ra chủ trương “khẳng định vị thế cường quốc trong giải
quyết các vấn đề khu vực” trong Học thuyết chính sách đối ngoại. 24 Với chiến
lược đúng đắn, linh hoạt và thực dụng, thông qua trục quan hệ Iran, Israel, Saudi
Arabia, Nga ngày càng củng cố được vị thế cường quốc trong xử lý các vấn đề
khu vực, bảo đảm các lợi ích chiến lược.
Quan điểm nhất quán của Nga khi giải quyết các vấn đề Trung Cận Đông là
phản đối sử dụng vũ lực, nhấn mạnh biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua
đàm phán, đối thoại, có tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các bên, cũng như tôn
trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của các nước tại Trung Đông.
Tuy nhiên, đối với một khu vực quá phức tạp như Trung Cận Đông, những
thành công của Nga tại đây là có hạn và chưa vững chắc. Hiện tại, mức độ ảnh
hưởng của Mỹ ở khu vực này vẫn rất lớn. Cho dù “Kế hoạch bình địa Trung
Đông” được Tổng thống Mỹ Trump công bố ngày 29/01/2020 gây nhiều tranh
cãi, song chính sách đối với Trung Cận Đông sẽ được Mỹ triển khai mạnh mẽ
hơn, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Nga trong việc duy trì vị thế của
mình. Xung đột leo thang giữa Mỹ và Iran cũng đang thách thức vai trò “kiến tạo
địa bình” của Nga ở khu vực này
9.Địa – Chính trị Châu Mỹ - La tinh và địa – chiến lược của Mỹ. (SƯƠNG)
Từ trước đến giờ, các nước Mỹ Latinh vẫn được xem là “sân sau” của Mỹ. Thuật ngữ
“sân sau” này đã phản ánh phần nào về bản chất của mối quan hệ Mỹ - Mỹ Latinh. Mỹ
Latinh quá gần Mỹ và vì vậy, cũng quá nhạy cảm đối với Mỹ, nếu người Mỹ bỏ qua
khu vực này thì lợi ích và an ninh của chính họ sẽ bị đe dọa trực tiếp.
Thứ nhất, về mặt địa lý; Mỹ Latinh là một vùng đất rộng lớn và giàu có về tài nguyên
thiên nhiên và khoáng sản, hơn nữa lại có vị trí địa lý gần gũi với nước Mỹ. Mỹ
Latinh là một khu vực rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, là nguồn cung cấp nông
sản, lâm sản và khoáng sản quan trọng cho thế giới cũng như cho Mỹ. Với tư cách là
nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhu cầu năng lượng và nguyên liệu với nền kinh tế Mỹ là
rất cao. Gần một phần ba năng lượng tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn cung cấp nước ngoài,
trong đó gần 2/3 là dầu mỏ => càng khẳng định vai trò của Mỹ la tinh đối với nước
Mỹ.
Thứ hai, lý giải cho sự quan tâm của Mỹ đối với Mỹ Latinh, đó là, khu vực này là một
thị trường rộng lớn và tiềm năng cho các doanh nghiệp của Mỹ khai thác tìm kiếm lợi
nhuận. Với việc thúc đẩy tiến trình tự do hóa đầu tư và thương mại ở khu vực, các
doanh nghiệp Mỹ có rất nhiều cơ hội trong việc xâm nhập thị trường và khuyếch
trương ảnh hưởng.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích kinh tế - chính trị của khu vực và sự gia tăng vị thế
của Mỹ Latinh trong đời sống quốc tế, ngày càng có nhiều quốc gia lớn muốn xâm
nhập và gây ảnh hưởng tại đây. Đây cũng là một yếu tố khiến Mỹ phải chú tâm nhiều
hơn đến khu vực này.
Mặt khác, xét trên phương diện chiến lược, thâu tóm khu vực Mỹ Latinh là một phần
trong ý đồ khuyếch trương ảnh hưởng của Mỹ ra bên ngoài từng bước một. Mỹ Latinh
là bước đầu tiên rất quan trọng không thế bỏ qua. Kể từ học thuyết Monroe cho đến
những giai đoạn sau đó trong mối quan hệ Mỹ - Mỹ Latinh, người ta luôn nhận thấy
Washington đưa khu vực này vào trong những toan tính kinh tế - chính trị của mình.
Cuối cùng, sự quan tâm của Mỹ đối với Mỹ Latinh xuất phát từ rất nhiều những vấn
đề nảy sinh trong khu vực như: chủ nghĩa cộng sản trong giai đoạn chiến tranh Lạnh,
khủng hoảng kinh tế, các phong trào kháng chiến, ma túy, nhập cư…Đây là những
vấn đề đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại khu vực mà Washington không thể bỏ
qua.

10.Vị thế địa – chính trị kênh đào Panama.CÓ SẴN (Nguyên)
Kênh đào Panama nằm vắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ là huyết mạch
nối liền giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, rút ngắn lộ trình của các chuyến
tàu chở hàng, giảm bớt chi phí tốn kém, xóa bỏ hành trình dài và đầy nguy hiểm, thay
đổi cục diện của ngành vận tải đường biển.
Kênh đào Panama còn thay đổi diện mạo thương mại của thế giới, đóng vai trò
quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, buôn bán và trao đổi thương mại quốc tế. Theo
thống kê, 5% giao thương đường biển của thế giới, và nếu không kể tàu chở dầu thì có
tới 20% hàng hóa của toàn cầu phải đi qua con kênh này.
Vị trí của kênh đào Panama có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực chính trị -
quân sự. Vì nằm ngay eo Trung Mỹ, kết nối giữa Bắc và Nam Mỹ, nối liền Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương, việc kiểm soát được kênh đào Panama sẽ giúp đất nước
đó có một vị trí đắc địa, giúp khoảng cách và thời gian di chuyển được rút ngắn khiến
việc triển khai các lực lượng quân sự, hoặc liên lạc được thực hiện nhanh chóng.
=> Kiểm soát được kênh đào Panama có thể dễ dàng kiểm soát Panama và khu
vực các nước Mỹ Latinh. Chính vị thế địa - chính trị này mà kênh đào Panama phải
đối mặt với những thách thức từ sự can thiệp và toan tính của các nước lớn trên thế
giới đặc biệt là Mỹ.
Như đã nói, kênh đào Panama là nút thắt và con đường vận tải biển huyết mạch
quan trọng và là đối tượng để Mỹ nhòm ngó vì nó ảnh hưởng đến các chính sách gia
tăng sức mạnh biển, thiết lập các trạm liên kết để sử dụng tài nguyên, chứa các tàu hải
quân của Mỹ. Với tham vọng bá chủ thế giới, Mỹ không ngừng tìm cách vươn tầm
ảnh hưởng lên kênh đào này. Bởi Mỹ đã thấy được tầm quan trọng địa – chính trị của
eo đất này nên không ngừng tìm cách độc chiếm vùng đất này và giành quyền kiểm
soát kênh đào Panama.
=> Có thể thấy, vị thế địa – chính trị kênh đào Panama, bên cạnh việc mang lại
nhiều giá trị về mặt kinh tế, cũng đã gây nên những biến động cho chính trị Panama.
Vì vị trí địa-chiến lược quá tốt, Panama phải đối mặt với những toan tính của các nước
lớn với kênh đào này vì nó tác động đến chính sách đối ngoại các nước lớn và chiến
lược của họ.
11.Vị thế địa – chính trị Châu Phi. (Thư)

Châu Phi hiện đang trở thành điểm nóng của chính trị thế giới,có vị trí địa chính trị
quan trọng,là địa bàn cạnh tranh của các nước lớn

Châu Phi nằm ở vị trí tiếp giáp Địa Trung Hải ở phía Bắc,Đại Tây Dương ở phía
Tây, Ấn Độ Dương và Biển Đỏ ở phía Đông ,là vùng đất có vị trí quan trọng trên bản
đồ thế giới

Từ xa xưa , Ấn Độ Dương đã là nơi náo nhiệt bởi tàu buồm lợi dụng các đợt gió
mùa để lưu hành.Còn Đại Tây Dương đã bị châu Âu chinh phục bởi những cuộc phát
kiến địa lý từ thế kỉ XV.Con đường giao lưu thương mại từ Đông sang Tây,sự giao
lưu buôn bán giữa châu Phi,châu Âu và Trung Đông ngay từ xưa đã nảy sinh nhiều
vấn đề bởi các mặt hàng nổi tiếng là vàng và nô lệ.Trong lịch sử, đặc biệt từ thời thuộc
địa, châu Phi là vùng đất tranh chấp quyết liệt của nhiều thế lực bên ngoài.Hiện nay,
vị trí địa lý châu Phi tiếp tục tạo ra những vấn đề địa chính trị phức tạp như vấn đề an
ninh truyền thống và phi truyền thống.Điều này gây ra sự lo ngại đối với các nước lớn

Mặt khác, châu Phi được đánh giá là vùng đất đem lại nhiều lợi ích kinh tế, nhờ
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,đặc biệt là dầu mỏ,khí đốt,vàng và kim
cương.Điều quan trọng hơn là châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải và khu vực Trung
Đông “nóng bỏng” ở phía Đông Bắc giữ một vị trí chiến lược trong chính sách các
nước lớn .Chính ví vậy ,trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại,các nước và nhóm nước
lớn đều tìm cách gây ảnh hưởng của mình ở khu vực này.Nổi bật là Mỹ, Trung
Quốc,Liên Minh Châu Âu (EU),Nhật Bản, Nga và Ấn Độ.Ngoài ra ,hàng loạt các
nước khác cũng có mặt tại châu Phi để khai thác vị trị địa chính trị-kinh tế của khu
vực này nhằm giúp đỡ các nước châu Phi phát triển và đồng thời nâng tầm ảnh hưởng
của mình trên trường quốc tế

Tại châu Phi, Mỹ và Pháp đã lập những căn cứ quân sự lớn kiểm soát nhiều
tuyến đường huyết mạch trên Biển Đỏ và Đại Tây Dương. Với tiềm năng, lợi thế trên
nhiều lĩnh vực, kinh tế trên đà phát triển mạnh,... châu Phi được coi là khu vực quan
trọng trong cán cân quyền lực toàn cầu. Do đó, đây là nơi diễn ra sự cạnh tranh ảnh
hưởng quyết liệt giữa các cường quốc trong thế kỷ XXI. Điều đó được thể hiện rõ
trong sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn những năm gần đây khi hướng mục
tiêu tới khu vực có vị trí địa chính trị, địa chiến lược quan trọng này.

Châu Phi đã trở thành một sân khấu lớn của thế giới. Các cường quốc đang cố
gắng thiết lập vai trò và ảnh hưởng ở châu lục này. Nhưng các quy tắc của trò chơi
dường như đã thay đổi đáng kể trong thời gian qua. Nếu như Nga chú trọng an ninh và
kinh tế, thì Trung Quốc lại mở rộng ảnh hưởng với các chính sách mềm mỏng thông
qua đầu tư kinh tế còn Mỹ gần đây chuyển bước quan trọng trong chính sách với châu
Phi từ sự thờ ơ, khác biệt và vắng mặt sang hiện diện và khôi phục quan hệ với các
nước châu Phi.

Cuộc cạnh ảnh hưởng của các cường quốc ở châu Phi là cơ hội quan trọng để
các nước ở lục địa này xây dựng quan hệ đối tác đa dạng và cân bằng với các nước lớn
mà không đứng về một bên hoặc thay thế quan hệ đối tác với một cường quốc bằng
các cường quốc khác. Các quốc gia châu Phi luôn ưu tiên hợp tác đầu từ và phát triển,
cũng hợp tác để giải quyết những thách thức về an ninh, khủng bố, an ninh lương thực
và khí hậu. Do đó, châu Phi luôn sẵn sàng hợp tác đa phương cùng có lợi và tránh bị
phụ thuộc vào một cường quốc hoặc một trục.

12.Vị trí địa chính trị kênh đào Xuyê


Suez là kênh đào có vai trò quan trọng thứ hai chỉ sau kênh đào Panama trong hoạt
động giao thương đường biển. Nó được cho là mắt xích quan trọng nối liền phương
Đông và phương Tây, cho phép hàng hóa trung chuyển từ châu Á đến châu Âu nhanh
hơn nhiều so với các tuyến đường khác

Với chiều dài 163km, sâu 17m, rộng 150m, nối liền thành phố cảng Port Said
trên bờ Địa Trung Hải và thành phố cảng Suez trên bờ Biển Đỏ, kênh đào Suez đã góp
phần rút ngắn tuyến đường biển cho những con tàu (dưới 150.000 tấn) đi từ Đại Tây
Dương qua Địa Trung Hải đến Biển Đỏ rồi qua Ấn Độ Dương hay ngược lại. Cũng
nhờ có kênh đào Suez, con đường biển từ London (Anh) tới Mumbai (Ấn Độ) đã rút
ngắn được gần 12.000km. Kênh đào Suez trở thành tuyến đường vận chuyển nhanh
nhất giữa châu Âu và châu Á.
Với vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, kênh đào được coi là trung tâm của rất
nhiều tranh chấp lợi ích giữa các nước. Điển hình là vào tháng 7 năm 1956, Tổng
thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào và muốn đặt căn
cứ quân sự ở đây. Sự kiện này gây ra xung đột lợi ích liên quan tới các nước Mỹ, Anh,
Pháp và Israel, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng kênh đào Suez - một trong những
cuộc khủng hoảng quốc tế lớn lúc bấy giờ

Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay, con kênh này vẫn đóng một vai trò
quan trọng và mang lại nhiều lợi ích khổng lồ cho Ai Cập nói riêng và thế giới nói
chung. Kênh Suez vẫn có vị trí lớn trên bản đồ hàng hải quốc tế, phương thức vận
chuyển hàng hóa rẻ nhất và hiệu quả nhất từ hàng trăm năm qua. Theo các đánh giá,
hơn 80% khối lượng thương mại quốc tế được vận chuyển bằng phương thức này.
Ngày nay, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn của ngành vận tải biển
toàn cầu, kênh đào Suez vẫn là tuyến đường vận chuyển hàng hóa, dầu mỏ quan trọng
hàng đầu khu vực và thế giới.
Với Ai Cập, nguồn thu từ kênh đào Suez từ nhiều thập niên qua đã trở thành một
trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất bên cạnh nguồn thu kiều hối, du lịch
và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt.

13. Địa – chính trị Châu Âu và quá trình mở rộng về phía Đông của NATO.
(Phương)

Địa-chính trị Châu Âu

Châu Âu là một châu lục có nhiều đặc điểm địa lý đặc biệt so với các châu lục
khác: châu Âu là một phần của đại lục địa Á- Âu, ngăn cách với châu Á bằng đường
biên giới tự nhiên là dãy Ural; hệ thống các biển và đại dương phân bố đồng đều cả
bên trong (Địa Trung Hải, Baltic, Biển Bắc, Biển Đen, Caspian) lẫn bên ngoài (Đại
Tây Dương, Bắc Băng Dương) cùng hệ thống sông ngòi thuận lợi cho phát triển giao
thông hàng hải; các đồng bằng và thảo nguyên mênh mông ở khu vực Trung- Đông
Âu; khí hậu ôn hòa với lượng mưa cao; nguồn khoáng sản khổng lồ và phong phú
thuận lợi cho công nghiệp… Nói riêng về điều kiện để phát triển nông nghiệp, châu
Âu không cần những hệ thống thủy lợi (đê đập, kênh đào) tốn kém và những kiểu tổ
chức chính trị nặng nề để duy trì- một kiểu tổ chức “đã tạo nên chế độ chuyên quyền
chuyên chế như ở các quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai
Cập và Trung Mỹ”.
Sự kết hợp và phân cắt khá hợp lý của các yếu tố địa lý đã tạo cho châu Âu
điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển kinh tế, giao thông, văn hóa và chính trị. Địa
hình thuận lợi giúp châu Âu có thể thực hiện tốt cả hai mặt công và thủ: dễ dàng tiến
chiếm các khu vực ngoại vi và thuận lợi cho việc phòng thủ đối với bên ngoài.
Tuy nhiên, địa hình châu Âu trên bản đồ cho thấy sự phân chia rõ rệt giữa hai
khu vực: châu Âu lục địa (nội Âu) và khu vực tiếp giáp đại dương (ngoại Âu). Trong
đó, khu vực ngoại Âu chính là “không gian vành đai” mà nhà địa chính trị người Anh
H.Mackinder nêu ra năm 1904. Đặc điểm nổi bật của khu vực ngoại Âu là không gian
hải lục tạo ra những quốc gia giàu mạnh nhất châu lục như Pháp, Hà Lan, Tây Đức và
Italia, đặc biệt là quần đảo Anh quốc- một thế lực toàn cầu và châu lục.
Dựa trên các yếu tố địa lý thuận lợi, châu Âu nhanh chóng trở thành trung tâm
địa- chiến lược đồng thời cũng trở thành trung tâm của xung đột và bất ổn. Lịch sử
văn minh thế giới chứng kiến sự ra đời của khái niệm châu Âu trung tâm luận – chủ
nghĩa lấy châu Âu làm trung tâm. H. Mackinder cũng từng khẳng định: “Ai chế ngự
được Đông Âu sẽ khống chế được miền đất trái tim; Ai chế ngự được miền đất trái
tim sẽ khống chế được hòn đảo thế giới (tức lục địa Á- Âu); Ai chế ngự được hòn
đảo thế giới sẽ khống chế được cả thế giới”.
Chính vị thế địa chính trị vô cùng đặc biệt đã khiến châu Âu trải qua nhiều
xung đột, đứt gãy và mất ổn định. Vì thế giấc mơ của người châu Âu chính là có thể
tạo ra một nền phòng thủ chung – ngăn ngừa các mối đe dọa từ bên trong và bên
ngoài đảm bảo sự ổn định và hòa bình bền vững cho toàn khu vực.

Quá trình mở rộng về phía Đông của NATO

NATO mở rộng về phía Đông là một phần không thể thiếu trong việc chuyển
đổi mô hình chiến lược NATO và chiến lược toàn cầu của Mỹ, là một trong những sự
kiện lớn nhất dẫn đến biến động và tranh chấp trên phạm vi toàn cầu kể từ khi Chiến
tranh Lạnh kết thúc đến nay.

Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Đông Âu thay đổi nhanh
chóng, Hiệp ước Vacsava hủy bỏ, Liên Xô tan rã, Chiến tranh Lạnh kết thúc. NATO –
sản phẩm còn sót lại sau Chiến tranh Lạnh - không những không tan rã mà còn không
ngừng tăng thêm thành viên mới, mở rộng thế lực. Cho đến nay, các nước thành viên
NATO kể từ Chiến tranh Lạnh kết thúc đã từ 16 nước tăng thành 28 nước, đáng chú ý
là trên 40% số thành viên hiện nay của NATO là các nước Trung-Đông Âu có đảng
Cộng sản chấp chính trước đây.

Thứ nhất, NATO mở rộng về phía Đông đại diện cho lợi ích chính trị quan
trọng của Mỹ, là thành quả của việc củng cố và mở rộng Chiến tranh Lạnh của Mỹ,
thúc đẩy giá trị quan dân chủ của Mỹ, bảo vệ những yêu cầu về trật tự thế giới mà Mỹ
lãnh đạo. Mỹ cho rằng NATO không chỉ cần phải mở rộng, mà còn cần phát triển
thành một cộng đồng Đại Tây Dương do Mỹ lãnh đạo.

Thứ hai, việc NATO mở rộng về phía Đông đại diện cho nhận thức chung của
hai bên Mỹ-Âu. Chiến tranh Lạnh tuy đã kết thúc, nhưng châu Âu vẫn mang lợi ích an
ninh và kinh tế vô cùng quan trọng đối với Mỹ, Mỹ vừa cần thông qua NATO để bảo
vệ lợi ích chiến lược của mình ở châu Âu, cũng cần thông qua NATO để kiểm soát
châu Âu, bảo đảm địa vị chủ đạo về an ninh của mình đối với châu Âu. Mặt khác,
châu Âu cho đến nay vẫn chưa có đủ năng lực và cơ chế trong việc độc lập xử lý các
vấn đề an ninh của bản thân mình, an ninh châu Âu vẫn không thể tách khỏi sự tham
gia của Mỹ; Anh, Pháp và các nước châu Âu khác cũng hy vọng thông qua việc mở
rộng NATO để kiềm chế những bước tiến hướng về Trung-Đông Âu của Đức.

Thứ ba, NATO mở rộng về hướng Đông chính là sự đáp lại những thỉnh cầu của
các nước Trung-Đông Âu. Các nước Trung-Đông Âu sở dĩ coi gia nhập NATO là
mục tiêu sau khi Hiệp ước Vacsava hủy bỏ, một là có thể từ mặt cơ chế tìm kiếm một
sự đảm bảo đối với an ninh quốc gia; hai là có thể từ cơ chế tổ chức đạt được sự bảo
đảm về việc không sa lầy vào thảm họa chiến tranh; ba là các nước Trung-Đông Âu
gia nhập NATO và bày tỏ mối lo về an ninh, nói thẳng ra là vì muốn có được tư cách
nước thành viên của đại gia đình tự do phương Tây để “trở lại châu Âu”.

Cuối cùng, NATO mở rộng về phía Đông, mũi nhọn vô tình lại nhằm vào Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga dĩ nhiên không thể được đánh đồng với Liên Xô trước
kia, nhưng rốt cục Nga vẫn là nước lớn châu Âu và nước lớn hạt nhân, hay là kho vũ
khí hạt nhân khổng lồ, vẫn là thách thức tiềm tàng lớn nhất đối với lợi ích quốc gia
Mỹ. Thông qua mở rộng NATO về phía Đông để kiềm chế và phòng ngự Nga, tạo
thành điều kiện để Nga khó mà phát triển trở lại, chính là ý đồ chiến lược của Mỹ

Khái quát về việc mở rộng về phía Đông của NATO

“Chính sách mở cửa” của NATO quy định, bất kỳ quốc gia châu Âu nào có khả
năng thúc đẩy các nguyên tắc của Hiệp ước và đóng góp vào an ninh của khu vực Bắc
Đại Tây Dương đều có thể gia nhập.
Từ khi ra đời, NATO đã có chín lần mở rộng vào các năm 1952, 1955, 1982,
1999, 2004, 2009, 2017, 2020 và 2023. Trong Chiến tranh Lạnh, NATO có thêm Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Tây Đức (1955) và Tây Ban Nha (1982).
Sau Chiến tranh Lạnh, Czech, Hungary và Ba Lan gia nhập NATO năm 1999.
Năm 2004, NATO có thêm Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia
và Slovenia. Tháng 4/2009, NATO kết nạp Albania và Croatia. Montenegro gia nhập
NATO tháng 6/2017, Cộng hòa Bắc Macedonia tháng 3/2020 và mới nhất là Phần Lan
(4/4/2023).
Ngoài 31 thành viên chính thức, 22 quốc gia khác tham gia NATO với tư cách
đối tác quan hệ trong chương trình Hòa bình và 15 quốc gia khác tham gia vào các
chương trình đối thoại thể chế hóa.
Hiện Gruzia, Ukraine, Bosnia-Herzegovina và Thụy Điển đang tiếp tục quá trình gia
nhập NATO. Thụy Điển đệ đơn cùng Phần Lan nhưng chưa được Thổ Nhĩ Kỳ và
Hungary chấp thuận. Ankara cho rằng, Stockholm hành động chưa đủ mạnh đối với
nhóm người Kurd bị coi là khủng bố còn Hungary lại sử dụng quyền phủ quyết để yêu
cầu EU nhượng bộ về vấn đề khác. Ukraine chính thức nộp đơn gia nhập NATO vào
tháng 9/2022 nhưng từ năm 2008, các thành viên NATO, đặc biệt là Mỹ từng tuyên bố
có thể kết nạp Ukraine “vào một thời điểm nào đó”. Tuy nhiên, quá trình gia nhập
NATO của Kiev không tiến triển do các nước như Pháp và Đức cho rằng động thái
này sẽ khiêu khích Nga.

NATO tiến hành ba đợt “Đông tiến”.

Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, NATO đã tiến hành 3 lần mở rộng,
tăng thêm 12 thành viên: ngày 12/3/1999 thu nạp thêm Ba Lan, Cộng hòa Séc,
Hungary; ngày 2/4/2004 thu nạp thêm Estonia, Latvia, Litva, Slovakia, Slovenia,
Romania, Bulgaria; ngày 1/4/2009, thu nạp thêm Albania, Croatia. Những thành viên
mới này đều là các nước Đông Âu, trong đó có 9 nước là thành viên của khối hiệp ước
Vacsava trước đây, 3 nước là nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, còn có hai nước thuộc
cộng hòa Nam Tư trước đây. Phạm vi thống trị của Liên Xô trước đây là đến bờ sông
Elbe, Liên Xô từng có tới 6 đồng minh tại châu Âu, có một tuyến đầu chiến lược với
diện tích một triệu km2 và dân số 100 triệu. Hiện tại những điều này đã mất hết, Liên
Xô cũng chia thành 15 nước, Nga trở thành nước kế thừa chính những di sản của Liên
Xô.

Vòng mở rộng NATO đầu tiên là thực hiện bước tiến trong kế hoạch mở rộng về
phía Đông một cách thực tế. Vòng đầu tiên của việc mở rộng về phía Đông là đẩy
đường biên giới của NATO tiến thêm 700-900 km, gần hơn nữa với biên giới Nga,
diện tích tăng thêm 4,85 triệu km2, nhân khẩu tăng thêm 60 triệu người. Quân đội mặt
đất tăng thêm gần 13 sư đoàn, xe tăng và các lực lượng không quân, hải quân tăng
thêm 15%, binh đoàn hàng không chiến thuật của NATO từ Ba Lan có thể đe dọa đến
các thành phố quan trọng của Nga như St.Petersburg, Murmansk, Kursk và Voronezh.

Vòng mở rộng thứ hai là vòng mở rộng với quy mô lớn nhất của tổ chức này kể từ
khi thành lập vào năm 1949 đến nay, một lần thu nạp 7 nước gia nhập. Sau vòng mở
rộng về phía Đông lần thứ hai, tổng số nhân khẩu đạt 819,9 triệu dân; tổng diện tích
đạt 23.979.800 km2; quân số lên tới 4.747.600. NATO đã xây dựng phía Bắc từ biển
Baltic, ở giữa trải qua Biển Đen, vùng Caucasus, thẳng đến “vòng cung phòng ngự
chiến lược” của Trung Á. Lãnh thổ của ba nước Biển Baltic tiếp giáp với Nga, còn
liên quan đến an ninh ra vào trên biển Baltic của Nga, kìm kẹp con đường “phát triển
hướng đến châu Âu của Nga. Hơn nữa, Nga cảm thấy lo lắng đối với việc phát triển
lực lượng thông thường của Slovenia và các nước Biển Baltic không chịu sự hạn chế.
Biên giới NATO dần mở rộng về phía Đông, buộc Nga phải từ bỏ tư duy “Trung-
Đông Âu là phạm vi thế lực của mình”. Tổng thống Mỹ khi đó Geogre Bush nhiều lần
tuyên bố, khu vực Trung-Đông Âu không thể tồn tại “khu vực màu xám” hay còn gọi
là “khu đệm”, NATO cần phải có đường biên giới “phân minh rõ ràng” với Nga.

Vòng mở rộng thứ ba về phía Đông của NATO có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, đó
là vì tổ chức này lần đầu tiên thu hút các nước khu vực Tây Balkan gia nhập NATO.
Nó chứng tỏ rằng đồng thời với việc mở rộng về phía Đông, NATO cũng ngày càng
coi trọng an ninh cánh phía Nam. Về cơ bản, NATO mở rộng về phía Đông đã tái
khẳng định địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, không gian an ninh của Nga dần bị thu
hẹp, bố cục an ninh địa chính trị của châu Âu thay đổi đáng kể.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, NATO đã tiến hành 3 lần mở
rộng, và vẫn chưa ngừng hành động, nguyên tắc cơ bản của nó là bất cứ quốc gia dân
chủ của châu Âu nào đều có thể lựa chọn gia nhập bất cứ liên minh nào. Hiện nay,
NATO tuy có ý đồ thông qua việc tiếp tục mở rộng về phía Đông để tăng cường mức
độ răn đe của mình, nhưng do khủng hoảng kinh tế dẫn đến chi phí quân sự giảm,
NATO không thể không trì hoãn tiến độ mở rộng về phía Đông, tạm thời không quá
cấp bách cải thiện hiện trạng.

Đối tượng mở rộng về phía Đông của NATO không bao gồm Nga, nhưng quá
trình mở rộng này không tránh khỏi động chạm Nga. Nga luôn cho rằng “không có
Nga, đặc biệt là nếu phản đối Nga, ở châu Âu, sẽ không có an ninh. An ninh của các
nước Đông Âu phải do cả Nga lẫn NATO cùng đảm bảo”. Sau khi nổ ra khủng hoảng
Ukraine, Nga càng lên án mạnh mẽ “NATO mở rộng về phía Đông còn nguy hiểm
hơn cả chủ nghĩa khủng bố”, chỉ bảo đảm an ninh cho các nước thành viên, nhưng lại
không quan tâm đến an ninh của các nước khác.

14. Tài nguyên địa - chính trị quốc gia của Việt Nam.CÓ SẴN (SƯƠNG)
TÀI NGUYÊN ĐỊA - CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng
và phức tạp. Tổng thể ấy cấu thành từ rất nhiều yếu tố. Giá trị và ý nghĩa của từng
yếu tố cũng được xem xét tùy thuộc vào nhiều góc độ khác nhau của thời đại.
Tài nguyên địa chính trị không phải cục diện của trường phái địa chính trị
Kissinger, mà luôn là sự kết hợp của 2 thế mạnh về địa lý tự nhiên và nhân văn,
với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế phù hợp nhất định. Chính cục diện
chính trị-kinh tế xung quanh Việt Nam sẽ quyết định yếu tố nào là vượt trội, có
tầm vóc chiến lược, trong các tài nguyên địa chính trị của Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là các
yếu tố liên quan đến Trung Quốc và con đường hàng hải qua Biển Đông. Từ đó,
có thể chia lãnh thổ Việt Nam trên biển và đất liền thành ba tiểu vùng địa chính
trị:
- Khu vực Biển Đông của Việt Nam là một yết hầu trên con đường
biển thông giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đi lên Đông Bắc Á.
Khu vực Biển Đông cũng là một then chốt trên con đường lưu thông giữa
Trung Quốc với Ấn Độ Dương và Đông Nam Á.
- Miền Bắc Việt Nam là một cửa ngõ của miền Tây Nam Trung Quốc (chủ yếu
là hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên) xuống phía nam và thông ra biển.
- Miền Trung và miền Nam Việt Nam là một đầu cầu từ con đường biển - xương
sống của khu vực Đông Á vào các trung tâm sản xuất trên đất liền bán đảo Đông
Dương.
Các yếu tố vừa kể sẽ được những thế lực liên quan như các cường quốc trong khu
vực, các thế lực thị trường, các thế lực Việt Nam—nhìn nhận và đánh giá trên cơ
sở nhu cầu, hiểu biết, khả năng và chiến lược của họ, từ đó mà Việt Nam sẽ có những
ý nghĩa địa chiến lược khác nhau đối với các thế lực khác nhau.

Vị thế của tài nguyên địa chính trị Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Địa lý của Việt Nam do nằm kề ―trục lộ xương sống của kinh tế khu vực, đặc
biệt khu vực miền Nam và miền Trung ở vị trí ―bản lề giữa biển và đất liền, ngay
trung tâm miền Đông Nam châu Á, nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nguồn tài
nguyên vô giá giúp Việt Nam phồn thịnh. Việc phát huy tài nguyên địa chính trị của
Việt Nam có thể diễn ra theo hai hướng:
- Làm ―cửa ngõ ra biển của nội địa châu Á,
- Làm ―đầu cầu trên đất liền của con đường giao thương trên biển và trên không
qua Biển Đông.
Từng phần lãnh thổ Việt Nam có thể đóng vai trò ―cửa ngõ của nội địa châu Á
thông ra Thái Bình Dương.
- Miền Bắc làm cửa ngõ ra biển của miền Tây Nam Trung Quốc.
- Miền Trung làm cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Thái Lan, Lào, có thể cả
Myanmar.
- Miền Nam làm cửa ngõ ra biển của Campuchia.
Tuy nhiên, ―cửa ngõ chỉ có thể sầm uất khi nội địa có sức sản xuất mạnh. Xét
thực lực của các trung tâm sản xuất trong nội địa nói trên, vai trò ―cửa ngõ chưa
phải là một cách duy nhất cho sự đi lên của Việt Nam. Như vậy, chỉ còn cách là phải
―kéo được các luồng giao thương qua khu vực Biển Đông vào Việt Nam.
Nhìn vào bản đồ, ta thấy Việt Nam có thể hướng tới vai trò ―trạm trung chuyển
cho tuyến giao thông biển xuyên khu vực, và vai trò trung tâm của miền Đông Nam
châu Á (tính cả Nam Trung Quốc, Đài Loan và Đông Ấn Độ).

15. Chiến lược địa - chính trị và quá trình thực thi chiến lược địa - chính trị của Việt
Nam từ năm 1986 đến nay. (Nguyên)
Chiến lược địa - chính trị
Trải qua nhiều năm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, Việt Nam không ngừng tạo ra
nhiều chiến lược địa chính trị như xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng, cùng
nhau đàm phán thảo luận vì lợi ích của hai bên, dựa trên luật pháp quốc tế để thương
lượng về chủ quyền quốc gia và không ngần ngại nêu quan điểm của mình trên các
diễn đàn nếu thấy có bất cứ quốc gia nào xâm phạm đến lãnh thổ đất liền hay lãnh thổ
biển. Chiến lược của Việt Nam thay đổi qua các năm, tùy thuộc vào từng thời điểm
mà nước ta sẽ đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp với thời thế. Nhưng chung
quy lại, các chiến lược của Việt Nam đều được thực hiện theo hướng xây dựng biên
giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán
hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của
nhau
Đối với Việt Nam, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng bất
khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, từ năm 1986-nay Việt Nam vẫn không
ngừng thực thi các chiến lược địa-chính trị để bảo vệ chủ quyền.
Quá trình thực thi chiến lược địa - chính trị của Việt Nam từ năm 1986
đến nay.
Từ 1986-2010:
Về vấn đề biên giới trên đất liền
Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào ở phía Tây, Campuchia ở
phía Tây Nam.
- Trung Quốc:
+ Ngày 30/12/1999 hai bên đã ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền.
+ Tháng 11/ 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã cùng thành lập ―Ủy ban liên
hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc và 12 Nhóm liên
hợp phân giới để tiến hành triển khai công tác trên thực địa.
+ Ngày 27 /11 /2001, tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng
(Trung Quốc), hai nước đã cắm cột mốc đầu tiên mang số hiệu 1369, là minh chứng
cho việc triển khai công tác trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước.
=>Kết quả là đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc dài 1.449km đã có
1.971 cột mốc.
- Lào:
+ Ngày 18/7 /1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được ký
kết. Theo Nghị định thư, hai bên đã phân giới được 1.877km trong tổng số hơn
2.000km chiều dài của đường biên giới và cắm được 202 mốc quốc giới.
+ Đến năm 1986 và 1987 hai nước đã ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch
định biên giới quốc gia và Nghị định thư bổ sung ghi nhận toàn kết quả công tác phân
giới.
+ Lần lượt các năm 2003, 2006, 2007 Việt Nam và Lào đã giải quyết được các
vấn đề thành lập bộ bản đờ đường biên giới chính thức giữa hai nước thay cho bộ bản
bản đồ của Pháp. Cùng nhau thảo luận và tiến hành triển khai công tác tăng dày và tôn
tạo hệ thống mốc quốc giới.
- Campuchia
+ Tính chất pháp lý của đường biên giới Việt Nam – Campuchia rất phức tạp
+Năm 1986, hai nước tiến hành phân giới, cắm mốc được 200km.
+ Do tình hình nội bộ quốc gia của Campuchia nên đến 2005 hai nước mới tiếp
tục ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, cùng
nhau triển khai phân giới, cắm mốc.
Về vấn đề phân định vùng biển chồng lấn với quốc gia láng giềng
Nhà nước ta từng bước củng cố hệ thống văn bản pháp luật về luật biển:
- Năm 1977, Chính phủ ra tuyên bố về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa;
- Năm 1982, ra tuyên bố về đường cơ sở
- Năm 2003, Quốc hội thông qua Luật biên giới quốc gia
- Năm 2012, thông qua Luật biển Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng rừng bước đàm phán với các nước láng giềng giải quyết các
vấn đề tồn tại trên biển như:
- 1997, ký Hiệp định phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa với Thái Lan
- 2000, ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc
- 2003, ký Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonesia.
- 1982, ký Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử
- 1992, ký thỏa thuận về dự án hợp tác khu vực thềm lục địa chống lấn với
Malaysia.
Từ 2010-nay:
Về vấn đề biên giới trên đất liền
Trong giai đoạn này, chiến lược địa-chính trị của nước ta là Đảng chủ rương nỗ
lực quản lý và bảo vệ đường biên, mốc giới, tăng cường hợp tác với các nước láng
giềng xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định; tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới góp phần phát triển đất nước. Dưới sự chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước thì chúng ta đã hoàn tất việc phân giới, cắm mốc biên giới trên
đất nước với các nước láng giềng.
Thông qua Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016, Việt Nam đã có nhiều
bước tiến mới trong quá trình thực thi chiến lược địa-chính trị:
- Công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được lãnh
đạo cấp cao cả hai bên đánh giá là điểm sáng trong mối quan hệ của hai nước; đường
biên giới và hệ thống mốc giới được bảo vệ vững chắc.
- Biên giới giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều chuyển biến tích cực khi hai
bên thống hất ký kết 2 văn kiện pháp lý ghi nhận 84% công tác phân giới cắm mốc
giữa hai nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tổ chức thực hiện tốt đường lối, chính sách đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế của Đảng, Nhà nước. Trong đó, cần kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng, ngoại
giao Nhà nước, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân ở
khu vực biên giới.
Về vấn đề phân định vùng biển chồng lấn với quốc gia láng giềng
- Từ cuối năm 2010, tình hình Biển Đông đã càng căng thẳng khi các hành
động của Trung Quốc đã phô trương mạnh mẽ việc chiếm toàn Biển Đông dùng vũ
lực áp đặt chủ quyền đối với Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này chiến lược của Việt
Nam là ra sức bảo vệ vững chắc các bãi, đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Chính phủ đã
chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng như bến cảng, sân bay, điện, hệ thống
thông tin... đẩy mạnh quá trình dân sự hóa quần đảo Trường Sa, đưa dân ra định cư ở
Trường Sa.
-Tháng 10/2011, ký kết với Trung Quốc ―thỏa thuận về những nguyên
tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển xác định các phương hướng giải quyết
tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật biển năm 1982.
- Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh trên thực địa lẫn mặt trận
ngoại giao trước các hành động vi phạm của Trung Quốc và chủ động nêu vấn đề Biển
Đông trong các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp với nhiều nước
- Cho đến hiện nay, tại các diễn đàn liên quan, Việt Nam vẫn luôn khẳng định
trong hoạt động sử dụng biển, các quốc gia phải tuân thủ đúng các quy định của Công
ước Luật Biển 1982 và cũng đã tham gia xây dựng nhiều cơ chế và văn kiện pháp lý
quốc tế và khu vực liên quan đến biển.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng có quyết tâm rất lớn trong việc giành chủ quyền ở
biển bằng cách đưa ra nhiều chiến lược khác nhau. Ngày 22/10/2018, Ban Chấp hành
Trung ưng Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36 – NQ/TW về Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể
hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển bền vững kinh tế
biển, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh.

You might also like