Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

HỌC PHẦN :QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Chủ đề 4 : QUẢN TRỊ VẬT TƯ VÀ TỒN KHO

Giảng viên giảng dạy: ThS.HUỲNH THỊ CẨM BÌNH


NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4 - QTKD0121

Lê Minh Nghĩa 2100169


Phạm Anh Thư 2100721
Lê Ngọc Trân 2101418
Phạm Cẩm Tiên 2100339
Nguyễn Thị Ngọc Trâm 2100898
Nguyễn Thị Thanh Ngân 2101283
Nguyễn Lê Xuân Trang 2100482

Cần thơ,tháng 10 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
1
KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2023.

NHẬN XÉT

ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

GIẢNG VIÊN

Huỳnh Thị Cẩm Bình

2
MỤC LỤC:
I. Khái quát chung về vật tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...................4
1.Khái niệm về vật tư:............................................................................................4
2.Phân loại vật tư:...................................................................................................4
3.Định mức tiêu dùng vật tư:..................................................................................4
4. Ý nghĩa bảo đảm vật tư:.....................................................................................4
II. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư..............................................................5
1. Xác định nhu cầu vật tư cần dùng kỳ kế hoạch..................................................5
III. Xác định nhu cầu vật tư dự trữ và nhu cầu vật tư cần cung cấp cho kỳ kế
hoạch.......................................................................................................................14
1. Xác định nhu cầu vật tư dự trữ.........................................................................14
2. Xác định nhu cầu vật tư cần cung cấp cho kỳ kế hoạch...................................15
IV. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO.....................................................16
1. Khái niệm:........................................................................................................16
2. Phân loại:..........................................................................................................16
3. Mục đích:..........................................................................................................16
V.Các loại chi phí tồn kho.....................................................................................17
1.Chi phí đặt hàng:...............................................................................................17
2 Chi phí tồn trữ (chi phí lưu kho):......................................................................17
3.Chi phí cơ hội....................................................................................................18
4.Chi phí cho sự phối hợp sản xuất......................................................................18
5.Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn...............................................................19
6.Chi phí khác......................................................................................................19
VI.Một số mô hình tồn kho...................................................................................19
1.Mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế cơ bản (EOQ).........................................19
2.Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ)..............................................23

3
I. Khái quát chung về vật tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
1.Khái niệm về vật tư:
Vật tư là bộ phận cơ bản trong toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội, bao gồm nguyên
liệu, vật liệu, nhiên liệu (gọi tắt là vật liệu), năng lượng và thiết bị máy móc (công
cụ, dụng cụ).
Trong đó, vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất.
2.Phân loại vật tư:
Theo mục đích sử dụng và nguồn hình thành nên vật tư của DN mà vật tư được
phân loại theo các căn cứ như: Theo công dụng kinh tế, theo sự đồng nhất về quy
trình công nghệ, theo nguồn cung cấp,…
3.Định mức tiêu dùng vật tư:
Là lượng vật tư hao phí lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm theo
quy cách, kết cấu, chất lượng, quy trình công nghệ nhất định, trong những điều kiện
tổ chức và kỹ thuật nhất định.
Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật tư tiên tiến và đưa định mức đó vào áp dụng
trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm vật tư có cơ sở
chặt chẽ việc sử dụng vật tư. Định mức tiêu dùng vật tư còn là căn cứ để tiến hành
kế hoạch hóa và cung ứng sử dụng vật tư, tạo tiền đề cho việc hạch toán kinh tế và
thúc đẩy phong trào thi đua, lao động sản xuất.
4. Ý nghĩa bảo đảm vật tư:
Vật tư là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham
gia thường xuyên vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản
phẩm được sản xuất.
Thông thường trong các DN sản xuất, vật tư thường chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nên việc tiết kiệm vật tư và sử dụng
đúng mục đích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản
phẩm và thực hiện tốt kết quả sản xuất, kinh doanh.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của vật tư đòi hỏi các DN phải quản lý chặt chẽ vật
tư ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng. Do đó cần nắm vững khi
xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất: Làm tăng mức độ đáp ứng và thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng; Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương tiện
vật chất và lao động; Làm cho công việc hoạch định tồn kho và lên tiến độ tồn kho
trở nên tốt hơn; đáp ứng nhanh hơn, phù hợp hơn với những nhu cầu thay đổi của
4
thị trường; Giảm được mức độ tồn kho nhưng không hề làm suy giảm mức độ đáp
ứng thị trường.

II. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư


1. Xác định nhu cầu vật tư cần dùng kỳ kế hoạch
Phương pháp tính theo mức tiêu hao vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm:
Nsx = Qsp x msp
Trong đó:
Nsx: Nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ
Qsp: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
msp: Mức sử dụng vật tư
Phương pháp phân tích - tính toán: Phương pháp này dựa trên tính định mức
tiêu hao (M) lý thuyết và mức tiêu hao hợp lý.
Nsx = Qsp x M
Trong đó: M = Mức tiêu hao lý thuyết + Mức tổn thất hợp lý
Ví dụ: Cần tạo ra 100 sản phẩm A vào cuối tuần thứ 8.
Giả sử nhu cầu sản phẩm A: 100 đơn vị, mỗi đơn vị sản phẩm A phải có 3 đơn vị
hàng B và 2 đơn vị hàng C. Mỗi đơn vị hàng B lại phải có 2 đơn vị hàng D và 1
đơn vị E. Mỗi đơn vị C lại cần có 2 đơn vị E và 2 đơn vị F. Mỗi đơn vị F phải có 1
đơn vị G và 2 đơn vị D. Do đó nhu cầu B, C, D, E, F, G phụ thuộc hoàn toàn vào
nhu cầu của sản phẩm A. Yêu cầu: Vẽ sơ đồ cấu trúc sản phẩm; Sơ đồ có bao nhiêu
cấp, nêu tên hàng gốc, phát sinh; tính nhu cầu vật tư.
Giải:
Sơ đồ cấu trúc sản phẩm A:

5
A

B (3) C (2)

D (2) E (1) E (2) F (2)

G (1) D (2)

Có 4 loại hàng gốc là A, B, C, F.


Hàng phát sinh: D, E, G.
Sơ đồ trên có 4 cấp : Từ cấp 0 đến cấp 3. Số cấp = Số lần đẻ nhánh + 1
Tổng nhu cầu vật tư để sản xuất ra 100 sản phẩm A, được xác định
bằng công thức: Nsx = Qsp x msp
Bộ phận B: 3 x 100 = 300
Bộ phận C: 2 x 100 = 200
Bộ phận D: (2 x 300) + (2 x 400) = 1400
Bộ phận E: (1 x 300) + (2 x200) = 700
Bộ phận F: (2 x 200) = 400
Bộ phận G: (1 x 400) = 400
Từ ví dụ trên, giả định thời gian phân phối (thời gian sử dụng) để sản xuất các loại
hàng để hoàn thành các loại hàng như sau:
Bảng 1. Thời gian sản xuất các loại vật tư

Sơ đồ cấu trúc theo sản phẩm:


6
Dựa vào sơ đồ cấu trúc sản phẩm theo thời gian cho thấy tiến độ cung ứng của từng
loại vật tư vào từng thời điểm rất rõ ràng và cụ thể, giúp ta biết được thời gian cung
ứng của từng loại vật tư để đảm bảo lượng vật tư kịp thời, đúng lúc nhằm phục vụ
cho sản xuất sản phẩm. Qua Bảng 1 trên thì tuần 1: Cung ứng 400 G; tuần 2: Cung
cấp 800 D; tuần 3: cung ứng 300 E và 400 F; tuần 4: Cung ứng 600 D và 400 E;
tuần 5: Cung ứng 100 B; tuần 6: Cung ứng 150 C; tuần 7 đã có đủ B và C để hoàn
thành 100 sản phẩm A vào cuối tuần thứ 8.
Bảng 2. Tiến độ cung ứng 100 sản phẩm A

Thời gian
Tuần lễ Phân
Nhóm hàng phối
1 2 3 4 5 6 7 8
A. Định kỳ yêu 100
cầu
Định kỳ đưa 100
đến

B. Định kỳ yêu 300


cầu
300
Định kỳ đưa
đến
7
C. Định kỳ yêu 200
cầu
Định kỳ đưa 200
đến
D. Định kỳ yêu 600
cầu
Định kỳ đưa
600
đến
E. Định kỳ yêu 300 400
cầu
Định kỳ đưa
300 400
đến
F. Định kỳ yêu 400
cầu
Định kỳ đưa 400
đến
D. Định kỳ yêu 800
cầu
Định kỳ đưa 800
đến
G. Định kỳ yêu 400
cầu
400
Định kỳ đưa
đến

*Lưu ý: Để tính nhu cầu vật tư DN ta phải tính nhu cầu vật tư cho từng loại sản
phẩm thông
qua việc phân tích kết cấu sản phẩm. Cần nắm vững cấu tạo của sản phẩm mới có
thể
tính toán nhu cầu vật tư. Kế hoạch nhu cầu vật tư phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm
và số
lượng sản phẩm cần sản xuất.
8
-Chúng ta tính nhu cầu ròng (Nr) về vật liệu để tránh một sự dự trữ quá mức
so
với nhu cầu.
Nr = Tổng nhu cầu – Lượng tồn kho
Bảng 3. Lượng hàng tồn kho
Loại hàng A B C D E F G
Lượng tồn kho sẵn 10 55 10 5 10 5 0

Bảng 4 Kế hoạch nhu cầu vật tư sản xuất sản phẩm A


Tuần lễ
Chỉ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận 1 10 - - 0 A NC 10 10 10 10 10 10 10 100
theo Ntđ

TKdt 10
NR 90
Ntn
Nvc 90

Bảng 5 Kế hoạch nhu cầu vật tư B


Tuần lễ
Chỉ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận 2 55 - - 1 B NC 55 55 55 55 55 55 270A
theo Ntđ

TKdt 55

9
NR 200
Ntn
Nvc 20
0

Bảng 6 Kế hoạch nhu cầu vật tư C

Chỉ Tuần lễ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận 1 10 - - 1 C NC 10 10 10 10 10 10 180A
theo Ntđ

TKdt 10
NR 170
Ntn
Nvc 170

Bảng 7 Kế hoạch nhu cầu vật tư D


Tuần lễ
Chỉ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận 1 5 - - 3 D NC 5 5 650F
theo Ntđ

TKdt 5
NR 645
Ntn 645

10
Nvc 645

Bảng 8 Kế hoạch nhu cầu vật tư E


Tuần lễ
Chỉ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhậ 1 10 - - 2 E NC 10 10 10 10 200 340C
n B
theo Ntđ

TKdt 10
NR 190 340
Ntn 190 340
Nvc 190 340

Bảng 9 Kế hoạch nhu cầu vật tư F


Tuần lễ
Chỉ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận 3 15 - - 2 F NC 15 15 15 15 15 340C
theo Ntđ

TKdt 15
NR 325
Ntn 325
Nvc 325

Bảng 10 Kế hoạch nhu cầu vật tư D

11
Tuần lễ
Chỉ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận 1 0 - - 3 D NC 400B
theo Ntđ

TKdt
NR 400
Ntn 400
Nvc 400

Bảng 11 Kế hoạch nhu cầu vật tư G


Tuần lễ
Chỉ
KT TG TK Dat Dđb C LH
tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhận 2 0 - - G NC 325F
theo Ntđ

TKdt 0
NR 325
Ntn 325
Nvc 325
Chú thích ký hiệu:
KT: Kích thước lô hàng
TG: Thời gian phân phối (hay thời gian sử dụng cho mỗi lô hàng)
Dat: Lượng dự trữ an toàn

12
TK: Lượng tồn kho sẵn có
Dđb: Lượng dự trữ đặc biệt trong tương lai
C: Cấp (hay nhánh hoặc mức độ) trong cấu trúc của sản phẩm
LH: Loại hàng
NC: Tổng lượng nhu cầu
Ntđ: Lượng hàng nhận được theo tiến độ
TKdt: Lượng tồn kho sẵn có đã định trước
NR: Nhu cầu ròng về vật liệu
Ntn: Lượng hàng tiếp nhận theo kế hoạch đơn hàng
Nvc: Lượng hàng cần vận chuyển đến theo kế hoạch của đơn hàng

III. Xác định nhu cầu vật tư dự trữ và nhu cầu vật tư cần cung cấp
cho kỳ kế hoạch.
1. Xác định nhu cầu vật tư dự trữ
- Tất cả vật tư hiện ở DN sản xuất đang chờ đợi để bước vào tiêu dùng sản xuất, gọi
là dự trữ sản xuất.
- Đại lượng dự trữ sản xuất phụ thuộc vào các nhân tố như sản xuất, cung ứng, vận
chuyển và tiêu dùng vật tư.
- Được chia làm 2 loại:
* Dự trữ thường xuyên:
- Dự trữ thường xuyên là dự trữ vật tư tại kho để bảo đảm cho sản xuất liên tục
giữa 2 đợt cung ứng liền nhau theo hợp đồng, để bảo đảm vật tư cho sản xuất của
DN tiến hành được liên tục giữa 2 kỳ cung ứng nối tiếp nhau của DN. Phương pháp
định mức dự trữ thường xuyên tính bằng ngày (dự trữ tương đối) và tính bằng
lượng (dự trữ tuyệt đối).
** Mức dự trữ thường xuyên được tính như sau:

Dtx = Mbqn x Ncc


- Trong đó:
Dtx: Lượng dự trữ thường xuyên tính theo đơn vị tính hiện vật
Mbqn: Là mức tiêu dùng vật tư bình quân 1 ngày
13
Ncc: Số ngày cung cấp cách nhau giữa 2 đợt kế liền
* Dự trữ bảo hiểm:
- Dự trữ bảo hiểm cần thiết trong những trường hợp sau: Mức tiêu dùng bình quân
ngày đêm thực tế cao hơn kế hoạch; lượng vật tư nhập thực tế thấp dự kiến, trong
khi mức tiêu dùng vẫn như cũ. Chu kỳ cung ứng vật tư dài hơn (giao chậm) hoặc
vật tư không phù hợp hoặc hư hỏng và dự trữ bảo hiểm tính như sau:

Dbh = Mbqn x Nbh


- Trong đó:
Nbh: là số ngày dự trữ bảo hiểm, phụ thuộc vào việc cung ứng thực tế sai lệch so
với kế hoạch thường xuyên hay không, nhiều hay ít. Số này được tính như sau:
+ Theo số ngày chênh lệch bình quân giữa kế hoạch cung ứng và thực tế nhập
vật tư trong năm báo cáo.
+ Theo thời gian cần thiết để có đợt cung ứng vật tư gấp.

Nbh = Nch+Nvc +Nkt


- Trong đó:
Nch: số ngày cần để người cung ứng nguyên vật liệu khi được báo tin
Nvc: Số ngày vận chuyển từ địa điểm bán tới địa điểm giao hàng cho người mua 81
82
Nkt: Là số ngày cần cho kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư trước khi nhập kho
2. Xác định nhu cầu vật tư cần cung cấp cho kỳ kế hoạch.
- Tồn cuối năm là lượng vật tư gối đầu cho năm sau kế hoạch, được xác định dựa
vào tiến độ và số lượng cung ứng vật tư đợt cuối cùng trong năm kế hoạch và mức
tiêu dùng bình quân ngày.

Vcc = ∑ Vij + Tồn kho cuối năm kế hoạch - Tồn đầu năm kế hoạch
j=1

- Trong đó:
M: Số loại sản phẩm dùng vật tư i

14
V: Vật tư cần dùng cả năm
Ví dụ1: Giả sử bột mì dùng cho sản xuất mì ăn liền và bánh quy có kế hoạch cung
ứng hàng tháng vào ngày 5, 15, 25, mỗi đợt 20 tấn. Mức tiêu dùng bình quân ngày
2 tấn. Ngày 25/12/X1 nhập 20 tấn.
Giải
- Bắt đầu sử dụng từ ngày 26 đến ngày 31 = 6 ngày x 2 tấn = 12 tấn
- Thì mức tồn cuối năm (giả sử năm X1) sang năm X2:
- Đầu kỳ = 20 tấn –12 tấn = 8 tấn
- Nếu dự trữ bảo hiểm là 4 tấn thì lượng vật tư tồn cuối năm X1 = 8 + 4 = 12 tấn
=> Số lượng vật tư tồn đầu năm kế hoạch (năm X3) dựa vào kiểm kê và kế hoạch
cung ứng những tháng cuối năm.

Ví dụ2: Kiểm kê 30/9/X1 bột mì tồn 10 tấn. Số lượng cung ứng 3 tháng còn lại của
năm X1 là 180 tấn.
Giả
- Số dùng để sản xuất đến 31/12/X1 = 2 tấn/ngày đêm x 92 ngày =184 tấn
- Số lượng bột mì tồn sang đầu năm X2 = (180 + 10 - 184) = 6 tấn
- Lượng vật tư (bột mì) cần dùng cả năm = 2 tấn/ngày đêm x 365 = 730 tấn
- Nếu số ngày dự trữ là 4 ngày = 2 x 4 = 8 tấn
=> số lượng cần dùng năm kế hoạch X2 = (730 + 8 – 6) = 732 tấn

IV. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO


1. Khái niệm:
Hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trong giá trị tài
sản của một doanh nghiệp, thông thường chiếm 40% giá trị tài sản doanh nghiệp.
Tồn kho là cần thiết những vấn đề quan trọng là khối lượng hàng tồn kho
được giữ là bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của
đơn vị.
Quản trị tồn kho có chức năng liên kết giữa cung ứng, sản xuất, tiêu thụ;
chức năng đề phòng tăng giá, đề phòng lạm phát và khấu trừ theo sản lượng.
Quản trị hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ
để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng giữ trữ mà một
doanh nghiệp sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó,
hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là
15
một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong
việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân loại:
Được phân thành 3 loại:
+ Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất
trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
+ Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản phẩm nhưng
vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành
phẩm.
+ Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.
3. Mục đích:
Gồm 2 mục đích như sau:
Thứ nhất, làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: Mục đích chính là đảm bảo
hàng tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa
hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp
thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản
xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất.
Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản
xuất và phân phối luồng hàng hóa. Nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và
làm tăng lợi nhuận.
Thứ hai, giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất
đến mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn
kho. Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm bảo khối lượng cần thiết hàng tồn
kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn
khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào
những nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phí thực hiện, đồng thời
sẽ làm tăng lợi nhuận.

V.Các loại chi phí tồn kho


Hàng tồn kho quá thấp khiến doanh thu bị ảnh hưởng, tuy nhiên, nếu số lượng hàng
tồn kho quá cao thì ngoài việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư hỏng, hao hụt chất lượng
gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì một số các chi phí
sau đây sẽ đội lên cao hơn như:
1.Chi phí đặt hàng:
Là chi phí chuẩn bị và thực hiện đơn hàng, bao gồm: Chi phí cho việc tìm kiếm
nguồn hàng; chi phí phí hoạt động cho trạm thu mua hay văn phòng đại diện; chi

16
phí cho người môi giới; chi phí cho việc giao tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế; chi
phí vận chuyển,…
Đối với hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất như bán thành phẩm, thành phẩm thì
chi phí đặt hàng là chi phí chuẩn bị cho việc sản xuất.

2 Chi phí tồn trữ (chi phí lưu kho):


Là những chi phí liên quan đến việc liên quan đến việc tồn trữ như: Chi phí sử
dụng vốn; chi phí chuyển hàng vào kho, chi phí quản lý trông nôm hàng, như trả
tiền bốc xếp, tiền thuê các phương tiện vận chuyển, dịch vụ,… Chi phí hao hụt, mất
mát nguyên liệu; mất giá trị do để lâu không dùng được; chi phí khấu hao; chi phí
về thuế và bảo hiểm hàng hóa; chi phí trả lãi,…
Chi phí tồn trữ có thể chia thành 2 loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính.
+ Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng tồn
kho, chi phí hao hụt, mất mát, mất giá trị do bị hư hỏng và chi phí bảo quản hàng
hóa.
+ Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh phí
vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao,…
3.Chi phí cơ hội
Nếu một DN không thực hiện được đơn đặt hàng khi có người mua, DN sẽ mất cơ
hội bán hàng và mất uy tín với khách hàng. Sự để lỡ mất cơ hội này được gọi là chi
phí cơ hội.
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện phương
án này thay cho phương án khác. Chẳng hạn, với quyết định tự sử dụng cửa hàng
để tổ chức hoạt động kinh doanh thay vì cho thuê thì thu nhập có được từ việc cho
thuê cửa hàng trở thành chi phí cơ hội của phương án tự tổ chức kinh doanh.
Chi phí cơ hội là một yếu tố đòi hỏi luôn phải được tính đến trong mọi quyết định
của quản lý. Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, việc hình dung và dự đoán
hết tất cả các phương án hành động có thể có liên quan đến tình huống cần ra quyết
định là quan trọng hàng đầu. Có như vậy, phương án hành động được lựa chọn mới

17
thực sự là tốt nhất khi so sánh với các khoản lợi ích mất đi của tất cả các phương án
bị loại bỏ.
Ngoài ra, chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa
chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi
phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện
sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích
nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Do
quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự
lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại.
4.Chi phí cho sự phối hợp sản xuất
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu của
DN. Các đại lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra cũng như trình độ lợi dụng các
nguồn lực nó chịu tác động trực tiếp của rất nhiều các nhân tố khác nhau với các
mức độ khác nhau, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các DN bởi lượng tồn kho quá lớn làm cản trở quy trình sản xuất nên cần nhiều
lao động đến để giải tỏa sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn đề tắc nghẽn liên quan
đến sản xuất và lịch trình phối hợp.
5.Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn
Khi sản xuất những lô hàng có kích thước lớn sẽ tạo nên tồn kho lớn. Trong vài
trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược
điểm. Nếu kích thước lô hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm chất.
6.Chi phí khác
Các loại chi phí khác được quan tâm trong đánh giá tồn kho là chi phí thành lập
kho (lắp đặt thiết bị) và các chi phí hoạt động (lương nhân viên kho làm ngoài giờ,
tiền công, chi phí huấn luyện và chi phí nguyên liệu chạy thử).
 Vai trò của quản lý tồn kho

Nhiệm vụ của quản trị tồn kho là phải trả lời được 2 câu hỏi : Lượng tồn kho bao
nhiêu là tối ưu? Khi nào tiến hành đặt hàng? Trong một DN, hàng tồn kho bao giờ
cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của DN
đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của
một DN. Vì vậy, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần
thiết và chủ yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp.

18
Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Người bán hàng nào cũng muốn nâng
cao mức tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; nhân viên phụ
trách sản xuất và tác nghiệp cũng thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ
lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Do đó, kiểm tra tồn kho là việc làm không thể
thiếu được, qua đó DN có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Có nghĩa là
không “quá nhiều” mà cũng đừng “quá ít” để không gây ảnh hưởng đến quá trình
1sản xuất kinh doanh.

VI.Một số mô hình tồn kho


Có 2 mô hình tồn kho thông dụng :Mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế cơ bản
(EOQ) và Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ).
1.Mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế cơ bản (EOQ)
Mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế cơ bản (EOQ - The Basic Economic Oder
Quantity model) là một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn kho phổ biến và lâu đời
nhất. Là một mô hình định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu
mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu bán hàng của công ty.
Với các loại nguyên liệu hàng hóa, không phải muốn mua vào bao nhiêu cũng được
mà cần áp dụng EOQ để tính toán và tìm ra số lượng phù hợp nhất
- Kỹ thuật tồn kho theo mô hình này rất dễ sử dụng.
- khi sử dụng nó người ta phải theo những giả định quan trọng sau đây.
 Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi.
 Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng và
thời gian đó không thay đổi.
 lượng hàng của một đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng ở
một điểm thời gian đã định trước.
 Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng.
Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ
Chi phí đặt hàng C D . S Trong đó:
đh = ¿
hàng năm(Cđh) Q S: chi phí đặt hàng cho 1
đơn hàng.
D:nhu cầu hàng năm.
Q*:số lượng hàng đặt mua
trong 1 đơn hàng tối ưu.
¿
Tổng chi phí lưu kho C Q . H Trong đó:
tt =
(tồn trữ) hàng năm 2 H: chi phí tồn trữ cho 1
(Ctt) đơn vị hàng hóa.
19
Q*:số lượng hàng đặt mua
trong một đơn hàng tối ưu.
¿
Tổng chi phí tồn kho TC = C + C = D . S Q . H
đh tt
Q + 2
¿
trong năm (TC) là
tổng của chi phí đặt
hàng và chi phí lưu
kho (tồn trữ):

Lượng đặt hàng tối


ưu( Q¿)
Q¿ =
√ 2. D . S
H
Trong đó:
D: nhu cầu hàng năm
S:chi phí đặt hàng
H:chi phí tồn trữ
¿
Tổng chi phí tồn kho TC = D . S Q . H Trong đó:
min
Q + 2
¿
tối thiểu ( TCmin) D: nhu cầu hàng năm
S:chi phí đặt hàng
H:chi phí tồn trữ
¿
Q lượng đặt hàng tối ưu

Số lượng đơn hàng N = D Trong đó:


¿
mong muốn ( N ) Q D: nhu cầu hàng năm
¿
Q lượng đặt hàng tối ưu

Khoảng cách giữa 2 L = số ngày làm việc trong năm


lần đặt hàng ( L ) số lượng đơnhàng

Xác định điểm đặt hàng lại (ROP - Re-order Point):


20
Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng (thời gian chờ hàng) là thời gian cần thiết từ lúc
đặt hàng đến khi nhận được hàng. Thời gian này có thể ngắn vài giờ, có thể dài tới
vài tháng.
Mức tồn kho đó gọi là điểm đặt hàng lại (ROP).
ROP = Nhu cầu hàng ngày (d) x Thời gian chờ hàng (L)
D(nhu cầu hàng năm)
Trong đó: d =
số ngày làm việc trong năm
¿
Q
Mức tồn kho bình quân được xác định: Q = 2

Ví dụ: DN Comisa sản xuất hàng may mặc có nhu cầu cả năm là 2000 tấn vải mỗi
năm, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 200.000 đồng, chi phí tồn trữ cho 1 tấn
hàng/năm là 20.000 đồng. Hãy xác định:
1. Sản lượng đặt hàng tối ưu.
2. Tổng chi phí tồn kho.

3 Số ngày cách quãng giữa 2 lần cung ứng. Biết rằng DN hoạt động 250 ngày
mỗi năm.
GIẢI
TÓM TẮT:

D=2000 tấn

S=200.000 đồng

H= 20.000 đồng

21
1. Sản lượng đặt hàng tối ưu:
Q¿ =
√2. D . S =
H

√ 2.2000 .200000
20000

=200 tấn
2. tổng chi phí tồn kho
¿
D Q 2000 200
TCmin = Q¿ . S+ 2 . H = 200 .200000 + 2 .20000 = 400000 đồng

3. Số ngày cách quãng giữa 2 lần cung ứng


D 2000
Số lượng đơn hàng : N = Q¿ = 200 = 10 đơn hàng
số ngày làm việc trong năm 250
L= số lượng đơnhàng
= 10 = 25 ngày

Ưu điểm

- Đây là mô hình đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi trong mọi phân xưởng.

- Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí như đặt hàng hay hàng
hóa lưu kho.

- Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

Nhược điểm

- Phải đáp ứng nhiều giả thuyết mới cho ra kết quả chính xác (D và L phải ổn định
và không thay đổi, tiếp nhận đơn hàng trong một chuyến hàng, không có chiết
khấu, chỉ có 2 loại phí tồn kho là S và H,…), dễ làm mất đi tính thực tế và tạo sự
chênh lệch.
2.Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ)
Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ là mô hình dự trữ được ứng dụng
khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc khi sản phẩm vừa được tiến hành sản
xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra.Mô hình POQ được áp dụng trong trường

22
hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến
khi lượng đặt hàng được tập kết hết.

Trong mô hình POQ, cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là
hàng được đưa đến nhiều chuyến. Bằng phương pháp giống như EOQ có thể tính
được lượng hàng tối ưu Q*.

Ngoài các công ty thương mại thì POQ phù hợp với các doanh nghiệp tự sản xuất
vật tư, vừa sản xuất và kinh doanh.

Một ví dụ để hiểu rõ hơn về mô hình POQ: Giả sử một doanh nghiệp quản lý hàng
tồn kho theo mô hình POQ với chu kỳ quản lý là mỗi tháng. Dựa trên dữ liệu và
thông tin, doanh nghiệp tính toán được số lượng hàng hóa cần đặt hàng vào cuối
mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và duy trì mức hàng tồn kho an toàn

Công thức tính của mô hình POQ


2 DS
POQ= d
H (1− )
p

Trong đó:

 p là mức sản xuất (mức cung ứng) hàng ngày


 d là nhu cầu sử dụng hàng ngày (d < p)
 t là thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1 đơn hàng (hoặc thời gian cung ứng)
 Q là sản lượng của đơn hàng
 H là chi phí dự trữ cho 1 đơn vị mỗi năm

23
Mô hình đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi trong mọi phân xưởng. Ngoài ra, nhờ
 Đây là mô hình được ứng dụng khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc
khisản phbm vừa được tiến hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra, phù
hợp với doanh nghiệp nhận hàng dần dần.
Ưu điểm:

- Giảm chi phí đặt hàng: áp dụng mô hình POQ cho phép tổng hợp nhu cầu đặt
hàng và đặt hàng lớn hơn, giúp giảm thiểu chi phí đặt hàng và các hoạt động liên
quan.

- Đơn giản và dễ áp dụng: Mô hình POQ dễ hiểu và áp dụng trong thực tế, không
yêu cầu theo dõi và đặt hàng liên tục, giúp đơn giản hóa quá trình quản lý hàng tồn
kho.

- Tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho: Mô hình POQ giúp duy trì mức hàng tồn
kho an toàn và giảm thiểu rủi ro thiếu hàng, đồng thời giữ mức hàng tồn kho ổn
định và cân đối.
Hạn chế:

- Khó xử lý biến động nhu cầu: Mô hình POQ giả định nhu cầu hàng hóa ổn định
trong suốt chu kỳ quản lý. Nếu có sự biến động không dự đoán được trong nhu cầu,

24
kết quả từ mô hình POQ có thể không chính xác và dẫn đến tình trạng thiếu hoặc
thừa hàng hóa.

- Rủi ro không đáp ứng được nhu cầu cao: Mô hình POQ có thể dẫn đến tình trạng
không đáp ứng được nhu cầu cao trong một khoảng thời gian nếu nhu cầu vượt quá
mức POQ trong chu kỳ quản lý.

- Không phù hợp với hàng hóa dễ hỏng hoặc có giá trị cao: Mô hình POQ không
xem xét các yếu tố đặc biệt như thời hạn sử dụng hoặc yếu tố rủi ro của hàng hóa.
Điều này làm cho mô hình POQ không phù hợp cho các hàng hóa dễ hỏng hoặc có
giá trị cao đòi hỏi quản lý chi tiết hơn.

25

You might also like