Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

MỘT SỐ BÀI TẬP KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC


Bài 1.
Giả sử một nền kinh tế đơn giản có 2 ngành sx xe đạp và xe máy. Bảng dưới
thể hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế khi các nguồn lực được sử
dụng một cách tối ưu.
Các khả Sản lượng xe đạp (vạn chiếc) Sản lượng xe máy (vạn chiếc)
năng
A 40 0
B 35 4
C 30 6
D 20 8
E 0 10

a) Vẽ đường giới hạn khả năng sx của nền kinh tế


b) Nền kinh tế này có khả năng sx 27 vạn chiếc xe đạp và 8 vạn chiếc xe máy
không?
c) Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sx tại điểm G (25 vạn chiếc xe đạp và 26
vạn chiếc xe máy)
d) Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất ở các điểm B, C, E là bao
nhiêu?
e) Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường thẳng hay đường cong? Vì sao?

Bài 2.
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường thẳng khi nào? Là đường
cong khi nào? Vì sao?

Bài 3.
Trên thị trường của sản phẩm X (giá của HH X tính bằng ngàn USD) có 2
người tiêu thụ A và B với hàm số cầu: q A = 1 - 2 P, qB = 5 - P. Nếu giá thị trường là
1 ngàn USD thì thặng dư tiêu dùng trên thị trường là bao nhiêu?

CHƯƠNG 2. CUNG CÂU, THỊ TRƯỜNG


Bài 1.
Nếu 2 HH X và Y có mối quan hệ được thể hiện như sau: Qx = 20 – 4 Py. Ta có
thể kết luận X và Y là hai HH có mối quan hệ như thế nào?

Bài 2.
Nếu hai hàng hóa (X và Y) có mối quan hệ như sau: Exy = -2, thì ta có thể kết luận
gì?
Bài 3.
Giả sư giá thịt lợn tăng từ 120 ngàn/kg lên 145 ngàn/kg. Xác định lượng cầu thịt
lợn giảm bao nhiêu phần trăm biết độ co giãn của cầu theo giá là 0,3?

Bài 4.
Giả sử giá bánh mỳ tăng từ 2000 đồng/cái lên 2500 đồng/cái. Xác định lượng cung
đã tăng lên bao nhiêu phần trăm biết độ co giãn của cung theo giá là 0,7?

Bài 5.
Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các lượng cầu và các lượng cung (một năm)
ở các mức giá khác nhau như sau:
Giá (ngàn đồng) Lượng cầu (triệu đơn vị) Lượng cung (triệu đơn
vị)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20

a) Tính độ co giãn của cầu ở mức giá 80 ngàn đồng và ở mức giá 100 ngàn đồng.
b) Tính độ co giãn của cung ở mức giá 80 ngàn đồng và ở mức giá 100 ngàn
đồng.
c) Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
d) Giả sử Chính phủ đặt giá trần là 80 ngàn đồng, liệu có thiếu hụt không? Nếu
có, thì thiếu hụt là bao nhiêu?

Bài 6.
Giả sử vàng và bạc là hai hàng hóa thay thế được cho nhau rong việc sử dụng để
bảo hiểm chống lạm phát. Cung về vàng và bạc đều cố định trong ngắn hạn:
Qvàng = 50 và Qbạc = 200
Cầu về vàng và bạc được cho bởi phương trình sau:
Pvàng = 850 - Qvàng +0 , 5 Pbạc
Pbạc = 540 - Qbạc + 0, 2 Pvàng
1) Giá cân bằng của vàng và bạc là bao nhiêu?
2) Giả sử phát hiện mới về vàng làm tăng lượng cung thêm 85 đơn vị. Điều này
ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng và bạc?

CHƯƠNG 3. LỢI ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG


Bài 1.
Một người tiêu dùng có ngân sách I = 800.000 đồng để mua hai hàng hoá X
và Y. Biết rằng giá hai hàng hoá PX= 40.000 đồng/đơn vị sản phẩm và PY = 20.000
đồng/đơn vị sản phẩm. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là TU(x,y) = X2 .Y2
Yêu cầu:
1. Viết phương trình đường ngân sách của người tiêu dùng và biểu diễn trên đồ
thị?
2. Tính MUX và MUY và tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) giữa hai hàng hoá?
3. Xác định lượng hàng hoá X, Y mà người tiêu dùng sẽ mua để tối đa hoá lợi
ích? Tính tổng lợi ích tối đa đó? Vẽ đồ thị minh hoạ?
4. Giả sử thu nhập của nguời tiêu dùng và giá hàng hoá X không đổi, còn giá
hàng hoá Y tăng thêm 5.000 đồng/đơn vị sản phẩm thì đường ngân sách của
người tiêu dùng thay đổi như thế nào? Khi đó người tiêu dùng sẽ mua bao
nhiêu hàng hoá X, Y để tối đa hoá lợi ích? Vẽ đồ thị minh hoạ?
Bài 2.
Bạn có 40 nghìn để chi tiêu cho 2 hàng hóa. Hàng hóa thứ nhất giá 10 nghìn
một đơn vị, hàng hóa thứ hai giá 5 ngàn một đơn vị.
Yêu cầu:
a) Hãy viết phương trình đường ngân sách của bạn.
b) Giả sử hàng hóa thứ nhất tăng lên thành 20 nghìn và thu nhập của bạn cũng
tăng lên thành 60 nghìn. Hãy vẽ đường ngân sách của bạn.

Bài 3.
Người tiêu dùng A có thu nhập là 900 ngàn đồng và muốn chi vào việc thuê
người dạy thêm kinh tế học với giá 300 ngàn đồng một giờ và tham dự lớp học
ngoại ngữ với giá 100 ngàn đồng một buổi.
Yêu cầu:
1) Hãy vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng A?
2) Hãy vẽ đường ngân sách mới cho người tiêu dùng A khi người đó đã chi tiêu
mất 300 ngàn đồng cho việc mua 2 đĩa nhạc.

Bài 4.
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 20 triệu đồng để phân bổ cho hai
hàng hóa X và Y.
Yêu cầu:
1) Giả sử giá của hàng hóa X là 4 triệu một đơn vị và giá của hàng hóa Y là 2
triệu một đơn vị. Hãy vẽ đường ngân sách cho người này?
2) Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này được cho là U = 2X +Y. Người
này nên chọn X, Y nào để tối đa hóa lợi ích?
3) Giả sử cung của hàng hóa Y giảm, nên giá của nó tăng thành 4 triệu đồng
một đơn vị. Bây giờ đường ngân sách của người này thay đổi như thế nào?
Kết hợp X, Y nào để tối đa hóa lợi ích của người đó?

CHƯƠNG 4. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

Bài 1.
Một doanh nghiệp có đường cầu sản phẩm của mình là:
P = 100 – 0,01Q
Hàm tổng chi phí là: TC = 50Q + 30.000
1) Viết phương trình biểu diễn đường tổng doanh thu
2) Xác định mức sản lượng và giá để doanh nghiệp có tổng doanh thu tối đa
3) Xác định mức sản lượng và giá để doanh nghiệp có lợi nhuận tối đa
4) Tính sự co giãn của cầu theo giá tại mà doanh theo đuổi mục tiêu tối đa hóa
doanh thu?

Bài 2.
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 4Q +100.
(TC tính bằng $)
1. Viết phương trình biểu diễn các loại chi phí: FC, VC, AFC, AVC, ATC và
MC? Minh hoạ các loại chi phí đó lên đồ thị?
2. Xác định các mức giá: hòa vốn, đóng cửa và có nguy cơ phá sản của doanh
nghiệp? Khi giá bán sản phẩm trên thị trường là 5$, doanh nghiệp nên tiếp
tục sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?
3. Nếu giá thị trường của sản phẩm là 37$, doanh nghiệp nên sản xuất bao
nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận? Xác định lợi nhuận tối đa đó?
4. Viết phương trình đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp và biểu diễn lên
đồ thị?

Bài 3.
Một hãng sx với chi phí bình quân là ATC = 300 + 97.500/Q
Và có đường cầu P = 1100 – Q. Trong đó, giá của một đơn vị sản phẩm được tính
bằng $ và Q là sản lượng.
a) Quyết định của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận lớn
nhất đó?
b) Hãng sẽ đặt mức giá nào để tối đa hóa doanh thu? Khi bán được nhiều sản
phẩm nhất, doanh nghiệp có bị lỗ không?
c) Xác định mức giá và sản lượng tại điểm hòa vốn của doanh nghiệp
d) Xác định mức giá và sản lượng tại điểm đóng cửa
Bài 4.
Biết được hàm cầu và hàm tổng chi phí của một hãng như sau:
P = 12 – 0,4 Q
TC = 0,6Q2 + 4Q + 5
Hãy xác định sản lượng tối ưu Q, giá cả P, tổng lợi nhuận và tổng doanh thu
a) hi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
b) Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu
c) Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu có điều kiện ràng buộc về
lợi nhuận phải đạt là 10

Bài 5.
Giả sử một hãng máy tính đang sản xuất trong ngắn hạn với mức chi phí cận biên
không đổi ở mức 1000$. Tuy nhiên, chi phí cố định của sản xuất bằng 10.000$.
Yêu cầu:
1) Tính các đường chi phí biến đổi bình quân và tổng chi phí bình quân?
2) Nếu hãng muốn tối thiểu hóa tổng chi phí bình quân, thì nó sẽ chọn mức sản
lượng lớn nhất hay nhỏ nhất? Giải thích vì sao?

Bài 6.
Một hãng cạnh tranh có hàm sản xuất ở dạng
Q = 100 K.L
Nếu w = 30 $ và r = 120$, thì chi phí tối thiểu của việc sản xuất ra 1000 đơn vị sản
phẩm là bao nhiêu?

Bài 7.
Một hãng sản xuất giầy thể thao nhận thấy hàm tổng chi phí của mình là:
TC = 3Q2 + 100. Trong đó, Q là lượng giầy sản xuất.
Yêu cầu:
1) Chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?
2) Viết phương trình biểu diễn đường chi phí bình quân?
3) Hãy suy ra phương trình biểu diễn đường chi phí cận biên từ chi phí biến
đổi?
4) Mức sản lượng đạt chi phí bình quân tối thiểu là bao nhiêu?
5) Ở mức sản lượng nào chi phí bình quân bằng chi phí cận biên?
CHƯƠNG 5. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG

Bài 1.
Một hãng cạnh tranh có đường cung sản phẩm ngắn hạn như sau:
q = 0,5 (P-1) (q > 0)
Hãng có chi phí cố định (FC) = 100 $

a) Viết phương trình biểu diễn các đường TC, ATC, VC, AVC, MC của hãng
b) Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng.
c) Nếu giá bán trên thị trường là 35$/sản phẩm, thì hãng sx bao nhiêu để tối đa hóa
lợi nhuận. Tính lợi nhuận đó.
d) Ở mức giá là 9 $, quyết định cần thiết của hãng là gì? Vì sao lại lựa chọn như
vậy.

Bài 2.
Một nhà độc quyền bán gặp đường cầu là P = 11- Q Trong đó: P được tính
bằng $/sản phẩm và Q được tính bằng nghìn sản phẩm. Nhà độc quyền này có chi
phí bình quân không đổi ATC = 7$
1. Hãy xác định phương trình đường doanh thu cận biên và đường chi phí biên
của doanh nghiệp?
2. Xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp? Tính mức
lợi nhuận đó và chỉ số Lerner (L) thể hiện mức độ độc quyền của doanh
nghiệp?
3. Mức giá và sản lượng tối ưu đối với xã hội là bao nhiêu?

Bài 3.
Một nhà độc quyền có đường cầu được cho bởi: P = 12 – Q và hàm tổng chi
phí là ($): TC = Q2
Yêu cầu:
a) Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu?
b) Giả sử Chính phủ quyết định đánh thuế nhà độc quyền này 2$ trên một đơn vị
sản phẩm bán ra. Khi đó sản lượng của nhà độc quyền tăng, giảm bao nhiêu?
c) Giả sử Chính phủ đánh một khoản thuế cố định (1 lần) là T vào lợi nhuận của
nhà độc quyền này. Sản lượng của hãng sẽ là bao nhiêu? Lợi nhuận của hãng
thay đổi như thế nào?

CHƯƠNG 6. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ


Bài 1.
Trong năm 2021 có các chỉ tiêu thống kê của một quốc gia như sau:
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ gia đình 200
Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của chính phủ 100
Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25
Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50
Lợi nhuận 60 Thu nhập yếu tố ròng -50
Xuất khẩu 100 Chỉ số giá tiêu dùng 2019 100
Nhập khẩu 50 Chỉ số giá tiêu dùng 2020 125

Yêu cầu: Hãy tính GDP danh nghĩa năm 2020 theo giá thị trường bằng
phương pháp tiếp cận luồng sản phẩm cuối cùng và GNP danh nghĩa năm 2020.

Bài 2.
Nếu CPI của năm 2021 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2021 là 6,5%, thì
CPI của năm 2020 là bao nhiêu %?

Bài tập 3
Hãy xem xet một nền kinh tế sx và tiêu dùng bánh mỳ và ô tô với số liệu
như sau:
Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

Giá ô tô Nghìn đồng 50.000 60.000


Giá bánh mỳ Nghìn đồng 10 20
Lượng ô tô sản xuất Chiếc 100 120
Lượng bánh mỳ sx cái 500.000 400.000

a) Hãy dùng năm 2015 làm năm cơ sở để tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế,
chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá CPI
b) Giá cả tăng bao nhiêu trong khoảng thời gian 2015 và 2020?

Bài tập 4.
Một người nông dân trồng tre và bán một 1 cây tre cho người thợ thủ công
với giá 500 ngàn đồng. Người thợ này đan được 10 chiếc rổ và bán mỗi chiếc rổ
với giá 150 ngàn đồng cho đại lý bán đồ gia dụng. Đại lý bán đồ gia dụng bán cho
người tiêu dùng là 170 ngàn đồng một cái.
Mỗi người trong chuỗi các giao dịch này tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng?
GDP trong trường hợp này bằng bao nhiêu?

Bài tập 5.
Giả sử một nữ giám đốc trẻ lấy một người phục vụ trong gia đình mình. Sau
khi cưới, chồng cô vẫn phục vụ cô như trước và cô ta vẫn tiếp tục nuôi anh ta với
số tiền như trước (nhưng với tư cách là chồng, chứ không phải là người làm công
ăn lương như trước). Theo bạn, cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng tới GDP không.
Nếu có, nó tác động tới GDP như thế nào?

Bài tập 6.
Vào ngày 1/12/2022, anh Thắng làm nghề chạy xe grab kiếm được 800.000
đồng. Trong ngày hôm đó, tiền xăng và hao mòn xe máy của Anh Thắng giá trị là
200.000 đồng. Trong 600.000 đồng còn lại, anh Thắng chuyển 30.000 cho Chính
phủ dưới dạng thuế doanh thu và 100.000 đồng giữ lại để mua thiết bị mới cho
tương lai. Phần thu nhập còn lại là 470.000 đồng anh phải nộp thuế thu nhập
40.000 đồng và chỉ mang về nhà thu nhập sau khi đã nộp thuế. Dựa vào thông tin
trên, hãy tính đóng góp của anh Thắng vào những chỉ tiêu thu nhập sau:
a) Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
b) Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
c) Thu nhập quốc dân
d) Thu nhập cá nhân
e) Thu nhập khả dụng

Bài tập 7.
Trung Quốc có GDP thực tế bằng 17000 tỷ USD vào năm 2021 và tỷ lệ tăng
trường hàng năm là 5%. Trong năm đó, GDP thực tế đã tăng bao nhiêu?

Bài tập 8. Lạm phát đang mức hai con số trong một nền kinh tế.
a) Để chống lạm phát, thì chính phủ của một quốc gia sẽ sử dụng công cụ
chính sách tiền tệ như thế nào?
b)Để chống lạm phát chính phủ của quốc gia đó sử dụng công cụ tài khóa như
thế nào?

You might also like