123doc de Cuong On Thi Hk2 Sinh Hoc 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu 8:

Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật ?


Trả lời
* Quan hệ cùng loài:
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm
cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con
đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra
khỏi nhóm.
* Quan hệ khác loài:

Quan hệ Đặc điểm Ví dụ


Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối
loài sinh vật. khoáng từ môi trường cung cấp cho
tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và
Hỗ năng lượng ánh sáng mặt trời tổng
trợ hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo
đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo
tổng hợp.
Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá
vật, trong đó một bên có lợi được đưa đi xa.
còn bên kia không có lợi cũng
không có hại.
Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại
giành nhau thức ăn, nơi ở và phát triển, năng suất lúa giảm.
các điều kiện sống của môi
Tên trường. Các Kháiloài kìm hãm sự
niệm Ví dụ
Đối
Quần thể sinh vật phát triển của nhau.
Là tập hợp những cá thể cùng loài, Các cá thể chuột đồng sống trên
địch Kí sinh, nửa sinhSinh
sốngvậttrong
sốngmộtnhờkhoảng
trên cơkhông
thể Giun
mộtđũa
đồngsống
lúa.trong
các cáruột
thể người.
chuột
kí sinh giancủa sinh
nhất vật khác,
định. Nhữnglấycácác
thểchất
trong đực và cái có khả năng giao phối
quầndinh
thểdưỡng,
có khảmáu... từ sinh
năng sinh sản vật
tạo với nhau sinh ra chuột con. Số
đó.
ra thành những thế hệ mới. lượng chuột phụ thuộc nhiều vào
Sinh vật ăn Gồm các trường hợp: động vật Cây nắpthức
lượng ấm bắt côntrên
ăn có trùng.
cánh đồng.
sinh vật
Quần xã sinh vật khácLà tập
ăn thực vật, động
hợp những vậtthể
quần ăn sinh
thịt - Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
con mồi, thực vật bắt
vật thuộc nhiều loài khác nhau,sâu bọ... - Quần xã rừng ngập mặn ven
cùng sống trong một không gian biển. Câu 10:
nhất định. Các sinh vật trong quần Phân biệt khái
xã có mối quan hệ gắn bó như một niệm quần thể,
thể thống nhất và do vậy, quần xã quần xã và hệ sinh
có cấu trúc tương đối ổn định. Các thái. Lấy ví dụ.
sinh vật trong quần xã thích nghi Trả lời:
với môi trường sống của chúng.
Hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh Trong một khu rừng có nhiều loài Câu 11:
vật và khu vực sống của quần lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn Chuỗi và lưới thức
xã( sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, đóng vai trò quan trọng là bảo vệ ăn, vẽ sơ đồ chuỗi
các sinh vật luôn luôn tác động lẫn các cây nhỏ và động vật sống và lưới thức ăn
nhau và tác động qua lại với các trong rừng. Động vật rừng ăn thực của một hệ sinh
nhân tố vô sinh của môi trường vật hoặc ăn thịt các loài động vật thái nhất định?
tạo thành một hệ thống hoàn khác. Các sinh vật trong rừng phụ
chỉnh và tương đối ổn định. thuộc lẫn nhau và tác động với 1
môi trường sống của chúng rất
chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.
Trả lời:

* Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là
sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ.
VD: Cây cỏ ---> Chuột---> Cầy---> Đại bàng
* Lưới thức ăn: Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn đồng thời
tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.

Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng


Câu 12:
Ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trả lời:
* Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của
môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi
lửa phun nhamthạch gây ra nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát
triển...
* Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
* Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải( năng lượng gió, mặt trời)
c) Tạo bể lắng và lọc nước thải
d) Xây dựng nhà máy xử lí rác
e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học
g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh
h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyênliệu, đồ dùng...
i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây
k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
l) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao
m) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học
n) Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn
o) Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp... ở xa khu dân cư
2
p) Hạn chế gây tiếng ồn của các phuong tiện giao thông
Câu 13:Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Trả lời:

I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:


a. Tài nguyên tái sinh:
Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng bị cạn kiệt gọi là tài nguyên tái sinh.
vd: nước ngọt, đất, tài nguyên sinh vật
b. Tài nguyên không tái sinh;
Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có khả năng phát triển phục hồi gọi là tài nguyên không tái sinh.
vd: dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên….
c. Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu:
Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
vd: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều…
II. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên:
a. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất:
- Vai trò của đất: là nợi sản xuất lương thực thực phẩm nuôi sống con người, là nơi xây nhà, tạo dựng chỗ ở…
- Hiện trạng:
+ Tốc độ đô thị hoá cao  diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng ngày càng bị suy thoái.
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hoá.
vd: các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn ….nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất.
b. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước:
- Vai trò của nước: là môi trường sống của nhiều sinh vật, là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây, là
thành phần chính trong huyết tương…
- Hiện trạng:
+ Nước sạch cho sản xuất và đời sống ngày càng trở nên khan hiếm.
+ Ô nhiễm nguồn nước (ở Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Đáy..)
- Sử dụng hợp lý tài nguồn nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
c. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng:
- Vai trò của rừng:
+ Dự trữ nhiều loài sinh vật
+ Cung cấp gỗ, sinh vật quý hiếm..
+ Điều hoà khí hậu, ngăn chặn xói mòn đất, lũ lụt…
- Hiện trạng: Tốc độ phá rừng nhiệt đới không ngừng tăng trong những năm qua. Diện tích rừng ở Việt Nam chỉ
còn 7.8 triệu ha, chiếm 23.6% diện tích.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng là phải khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng; thành lập
các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia.
14. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện
tượng thoái hoá? Cho ví dụ.
Lời giải:
Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái
hoá vì các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình.
15: Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Lời giải:
Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong
muốn, tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen, phát hiện các gen xấu loại bỏ ra
khỏi cơ thể.

3
16. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân
giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Lời giải:
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống
chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
- Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng
(chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở
con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì
vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.
- Ví dụ: lai một dòng thuần mang hai gen trội, 1 gen lặn với dòng thuần mang 1 gen trội, 2 gen lặn sẽ được con lai
F1 mang 3 gen trội.
Sơ đồ: P: AAbbCC x aaBBcc F1: AaBbCc

- Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần do qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có
gen đồng hợp lặn gây bệnh.
- Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm,
triết, ghép, vi nhân giống…).
17. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được
dùng phổ biến nhất, tại sao?
Lời giải:
- Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thê lai.
- Phương pháp lai dòng: tạo ra hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau được dùng phổ biến vì
phương pháp này dễ thực hiện đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao hơn so với các giống cây thuần tốt
nhất.
- Phương pháp lai khác thứ: là những tổ hợp lai giữa hai thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài để tạo
ưu thế lai và giống mới.
18. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Lai kinh tế là người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai
F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.
- Ở nước ta, lai kinh tế được dùng phổ biến nhất là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực
cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Ví dụ: dùng con cái là lợn ỉ Móng Cái lai với con đực Đại Bạch: tạo con lai F1 sẽ
có nhiều tính trạng quý như thịt thơm ngon, sức chống chịu tốt, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 – 0,8 kg, tăng trọng
nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỷ lệ thịt nạc cao.
19. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.

4
20. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng
tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.
Lời giải:
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cùng loài và khác loài. Hiện tượng các
cành cây phía dưới nhận được ít ánh sáng quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ
không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp. Mặt khác khả năng lấy nước của cây kém nên cành phía dưới khô
héo và rụng. Khi trồng cây quá dày thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.
21. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?
Lời giải:
Quan hệ cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau khi:
+ Ở khu vực sống có diện tích rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển như
kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt….Khi nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống phù hợp thì
chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong đàn.
+ Khi gặp điều kiện bất lợi (môi trường thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực
tranh giành con cái…) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
22. Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những
sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?
Lời giải:
* Quan hệ đối địch:
- Trong ruộng lúa có nhiều loài cỏ dại gây hại cho lúa, sâu rầy gây hại cho lúa.
- Bọ dừa phá hoại vườn dừa làm năng suất vườn dừa giảm.
- Cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ.
- Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm sẽ bị độc đó.
- Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.
* Quan hệ hỗ trợ:
- Trong vườn xen canh dừa và chuối. Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối, ngược lại chuối che mát, giữ ẩm cho
đất ở gốc dừa.
- Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
- Chim sáo ăn thức ăn thừa mắc trên răng của trâu rừng.
- Trùng roi sống trong ruột mối.
23. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm
năng suất vật nuôi, cây trồng.
Lời giải:
Để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật người ta thường áp dụng các biện pháp sau:
- Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp. kết hợp tỉa thưa cây, bón phân và tưới nước đầy đủ, tạo điều
kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao.
- Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về thức ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta
cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi
phát triển tốt.
24. Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
Lời giải:
* Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:
- Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, tập thể trong
đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.
- Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu
đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản
của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa
điểm di cư một cách an toàn.
* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:
5
- Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được
quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.
- Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các
phôi non hay trứng chưa nở.

25. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
Lời giải:
- Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh
vật.
- Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của
quần thể tăng nhanh.
- Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần
thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và
sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần
thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
26. Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người.
Lời giải:
Con người từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến nay đã không ngừng tác động vào môi trường, làm biến đổi môi
trường sống.
- Thời kì nguyên thuỷ: con người sống hòa đồng với tự nhiên bằng hình thức săn bắt hái lượm, nên nguồn tài
nguyên không hề suy giảm. Chỉ khi con người biết dùng lửa mới gây hậu quả nghiêm trọng tới rừng làm cho nhiều
cánh rừng rộng lớn ở Trung Âu, Đông Phi, Đông Nam Á bị đốt cháy.
- Xã hội nông nghiệp: con người chặt phá, đốt rừng lấy đất canh tác, chăn nuôi làm diện tích rừng bị thu hẹp,
thay đổi tầng nước mặt, đất trở nên khô cằn, nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư, khu sản xuất
nông nghiệp.
- Xã hội công nghiệp: máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Việc cơ giới hoá tạo ra nhiều
vùng trồng trọt lớn, các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng
đất tự nhiên và đất trồng trọt, làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nền công nghiệp
cũng làm cải tạo môi trường, ngành hóa chất giúp tăng sản lượng lương thực và khống chế nhiều dịch bệnh, nhiều
giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.
27. Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Lời giải:
Có nhiều hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường làm suy thoái hệ sinh thái, có hại đến sức khoẻ của con
người như:
- Trong sinh hoạt hàng ngày, việc đốt cháy nhiên liệu trong các gia đình như đun than, củi, dầu mỏ khí đốt trong
công nghiệp giao thông vận tải và đun nấuđã thải vào không khí nhiều loại khí độc như CO, CO2, SO2… .
- Các chất thải có nhiễm phóng xạ do các vụ thử vũ khí hạt nhân gây ra, các chất độc hóa học do chiến tranh để
lại.
- Việc phun thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm không đúng liều lượng và quy cách
gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
28. Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Lời giải:
Việc gây ô nhiễm môi trường có hại đến đời sống, sức khỏe của con người và các sinh vật khác, làm suy thoái hệ
sinh thái và môi trường sống của sinh vật. Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến
hệ sinh thái, gây các bệnh di truyền, ung thư cho con người.
29. Hãy lấy ví dụ minh họa :
- Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
- Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường

6
- Mạch nước ngầm bị ô nhiễm
Lời giải:
- Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác
- Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm
nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy
- Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các
khu vực lân cận.
30. Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Lời giải:
Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí bằng cách lắp đặt các thiết bị lọc bụi và sử lí khí độc hại
trước khi thải ra không khí. Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi, sử dụng năng lượng
không gây ô nhiễm (năng lượng mặt trời, gió…). Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu, hạn chế
tiếng ồn.
- Biên pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị. Xây dựng
hệ thống xử lí nước thải, dùng các biện pháp cơ học, hoá học, biện pháp sinh học xử lí nước thải.
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật: xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao,
hạn chế phun, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn.
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chất thải rắn:
+ Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. Xây dựng khu tái chế chất thải thành các nguyên liệu đồ dùng, kết
hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
+ Dù dùng biện pháp hạn chế nào đi nữa cũng không mang lại hiệu quả như ta tuyên truyền, giáo dục để nâng
cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường sống.
31. Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đến
sức khỏe của con người. Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào?
Lời giải:
- Tại địa phương có tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Nước bẩn thải từ nhà máy, khu dân cư;
+ Phun thuốc bảo vệ thực vật;
- Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người : Ảnh hưởng tới đường hô hấp vì ô nhiễm không khí, có
khả năng bị nhiễm độc nước,... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
- Biện pháp khắc phục như: các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi
trường, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, mặt trời… xây dựng nhiều công viên,
trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu… cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để
nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.
33. Tài nguyên không tái sinh và tái sinh khác nhau như thế nào?
Lời giải:
Tài nguyên không tái sinh Tài nguyên tái sinh

Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử
bị cạn kiệt dần, không có khả năng phục hồi. dụng hợp lí có thể phục hồi.

Gồm khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa. Gồm nguồn tài nguyên nước, tài nguyên
đất, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật.
34. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Lời giải:
Tài nguyên không phải là vô tận, không đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử dụng của con người. Nếu chúng ta
không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp
7
ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải
sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
35. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (như tài nguyên đất và
nước)?
Lời giải:
- Rừng không chỉ cung cấp nhiều loại lâm sản quý hiếm, mà còn giữ vai trò quan trọng như điều hòa khí hậu, góp
phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất… Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật, vi sinh vật. Sinh vật rừng là
nguồn gen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, phải kết hợp giữa khai thác hợp lí, có mức độ tài nguyên rừng
với bảo vệ và trồng rừng.

You might also like