Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 128

TÀI CHÍNH CÔNG 1

GV: TS Nguyễn Thị Kim Dung


Email: dungntk@neu.edu.vn
TÀI LIỆU MÔN HỌC VÀ SÁCH THAM KHẢO

• Phan Hữu Nghị và Lê Hùng Sơn (2020), Giáo trình Tài chính
công, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

• Nguyễn Thị Bất (2006), Câu hỏi và Bài tập Tài chính công, NXB
Thống kê.

• Tài liệu tham khảo

 Gruber, J. (2016), Public Finance and Public Policy,


Macmillan.

 Bài đọc theo từng chủ đề


NỘI DUNG MÔN HỌC

• Chương 1: Tổng quan về tài chính công

• Chương 2: Đánh giá về thuế và quản lý thuế

• Chương 3: Ngân sách nhà nước

• Chương 4: Quản lý thu Ngân sách Nhà nước

• Chương 5: Quản lý chi Ngân sách Nhà nước


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
I. Những vấn đề chung về Tài chính công
1. Quan niệm về tài chính công
2. Nội dung và các lĩnh vực thuộc tài chính công
3. Đặc điểm của tài chính công
4. Hệ thống quản lý tài chính công
II.Vai trò của Chính phủ và Tài chính công
1. Chính phủ với việc phân phối lại thu nhập và ổn định kinh tế vĩ mô
2. Chính phủ với việc khai thác và sử dụng hiệu quả những nguồn lực công cộng
3. Độc quyền, cạnh tranh và tác động của Chính phủ
4. Những yếu tố ngoại sinh và tác động của Chính phủ
5. Hàng hóa công cộng
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Quan niệm về tài chính công?
• Khu vực công
- Hệ thống các cơ quan công quyền
+ Hệ thống các cơ quan quyền lực NN (lập pháp, hành pháp, tư pháp)
+ Hệ thống quốc phòng an ninh
+ Hệ thống đơn vị cung cấp dịch vụ công
+ Hệ thống tổ chức thể chế chính trị
- Hệ thống các đơn vị kinh tế Nhà nước
• Tài chính
Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội
dưới hình thức giá trị, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền
kinh tế
QUAN NIỆM VỀ TÀI CHÍNH CÔNG? (TIẾP)
 Tài chính công:

• Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền
do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ
công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước
và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.

• Lĩnh vực kinh tế học phân tích thuế của chính phủ và chính
sách chi tiêu (Public Finance, Harvey. Rosen)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp phân tích chuẩn tắc
Phân tích chuẩn tắc là phương pháp phân tích dựa trên những
nhận định chủ quan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần phải
làm để đạt được kết quả mong muốn.

• Phương pháp phân tích thực chứng


Phân tích thực chứng là một phương pháp phân tích khoa học
nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế.
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

• Không thấy hết tác động chính sách Tài chính công

• Bất đồng quan điểm giá trị


3 mô hình lựa chọn công cộng:
+ Mô hình nhất trí tuyệt đối
+ Mô hình đa số quá bán
+ Mô hình đa số tuyệt đối

• Khác biệt mô hình kinh tế và hành vi kinh tế


NỘI DUNG VÀ CÁC LĨNH VỰC THUỘC TÀI CHÍNH CÔNG

Theo chủ thể quản lý trực tiếp các quỹ tiền tệ của Nhà
nước:

• Tài chính công tổng hợp

• Tài chính các cơ quan hành chính Nhà nước

• Tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập


NỘI DUNG VÀ CÁC LĨNH VỰC THUỘC TÀI CHÍNH CÔNG

Theo nội dung quản lý:

• Ngân sách Nhà nước

• Tín dụng Nhà nước

• Các quỹ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà

nước
ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH CÔNG

• Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của

Nhà nước

• Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng

• Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không

lượng hóa được

• Phạm vi hoạt động rộng


HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

• Các cơ quan tài chính chuyên môn nhà nước

• Các cơ quan tài chính chuyên ngành và tất cả các cơ

quan sử dụng nguồn kinh phí nhà nước


CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP
Các khái niệm về công bằng:

• Công bằng dọc: là sự đối xử có phân biệt giữa những người có


khả năng kinh tế khác nhau nhằm giảm bớt những khác biệt
sẵn có

• Công bằng ngang: là sự đối xử như nhau đối với những người
có tình trạng kinh tế giống nhau
THƯỚC ĐO SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP

• Đường cong Lorenz

Ví dụ
Cá nhân A B C D E F G H I J

Thu nhập 2.000 10.000 1.500 15.000 16.000 9.000 30.000 12.000 8.000 20.000
(USD)
CÁCH VẼ ĐƯỜNG CONG LORENZ

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Thu nhập 1.500 2.000 8.000 9.000 10.000 12.000 15.000 16.000 20.000 30.000
Thu nhập mỗi ngũ
phân vị 3.500 17.000 22.000 31.000 50.000

% trong tổng TN 0,03 0,14 0,18 0,25 0,40

% TN lũy kế 0,03 0,17 0,35 0,60 1,00


CÁCH VẼ ĐƯỜNG CONG LORENZ

Lorenz curve
1.2
Phan tram thu nhap luy ke

0.8

0.6

0.4

0.2

0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

Phan tram dan so luy ke


HỆ SỐ GINI

Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 – 1. Hệ số Gini càng lớn, phân phối


thu nhập càng bất bình đẳng và ngược lại.

• Hệ số Gini = 0: Xã hội có phân phối công bằng tuyệt đối

• Hệ số Gini = 1: Xã hội có phân phối bất bình đẳng tuyệt đối


CHÍNH PHỦ CAN THIỆP PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP

• Thông qua chính sách thuế

• Thông qua chính sách an sinh xã hội vĩ mô

• Thông qua các cuộc vận động, các phong trào hỗ trợ

• Thông qua việc hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, thuộc
diện chính sách
VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TÀI CHÍNH CÔNG (TIẾP)
Chính phủ với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực công cộng
- Hiệu quả Pareto:
Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả
Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn
lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không
làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác.
ĐIỀU KIỆN BIÊN ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ PARETO

• MB = MC

• Hoặc MSB = MSC

• Trong đó:

MB: Lợi ích biên


MC: Chi phí biên
MSB: Lợi ích xã hội biên
MSC: Chi phí xã hội biên
CÂU HỎI

Một quốc gia đạt được mục tiêu về phân bổ nguồn


lực hiệu quả có chắc chắn đạt được phân phối công
bằng hay không?
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG BẰNG VÀ HIỆU QUẢ
Đường cong Kuznet phản ánh mối quan hệ giữa công bằng và
hiệu quả
NGOẠI ỨNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

Khái niệm

Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân
hoặc doanh nghiệp) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc
lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng
đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường
thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng
PHÂN LOẠI

• Ngoại ứng tích cực: Là những lợi ích mang lại cho bên
thứ ba (không phải người mua và người bán), và lợi ích
đó cũng không được phản ánh vào giá bán
• Ngoại ứng tiêu cực: Là những chi phí áp đặt lên một đối
tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị
trường), nhưng chi phí đó lại không được phản ánh
trong giá cả thị trường
ĐẶC ĐIỂM
• Ngoại ứng có thể do cả hoạt động sản xuất và hành vi
tiêu dùng gây ra
• Trong ngoại ứng việc ai gây ra tác hại (hay lợi ích) cho ai
nhiều khi chỉ mang tính tương đối
• Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của
ngoại ứng chỉ là tương đối
• Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả nếu xét dưới quan
điểm xã hội
NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC

MSC = MPC+MEC
$
MPC

h
d
g
c
MEC

b f MB
a e
0 Q* Q1 Q
SL hiệu quả xã hội SL thị trường
NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC

$
MC

MSB = MPB + MEB


MPB
MEB
R1 R* Research
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC
• Hợp nhất đàm phán

• Quy định quyền sở hữu

• Dùng dư luận xã hội


CHÍNH PHỦ CAN THIỆP VỚI NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC
• Đánh thuế (Pigou): Thuế Pigou là loại thuế đánh vào

mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm, sao
cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản
lượng tối ưu xã hội

• Quy định hạn mức xả thải (phạm vi quốc tế: Nghị định

thư Kyoto)

• Trợ cấp
VÌ SAO XĂNG DẦU BỊ ĐÁNH THUẾ CAO?
• Tắc đường
Thuế xăng dầu khuyến khích người dân sử dụng phương tiện
công cộng và sống gần nơi làm việc hơn
• Tai nạn
Những người đi xe thể thao đa dụng hay xe lớn sẽ an toàn
hơn, nhưng gây nguy hiểm nhiều hơn. Họ sẽ phải trả nhiều
thuế xăng dầu
• Ô nhiễm
Quá trình đốt cháy xăng dầu gây ô nhiễm và làm trái đất
nóng lên. Thuế xăng dầu nhằm làm giảm mức độ tiêu thụ
xăng, dầu
CHÍNH PHỦ CAN THIỆP VỚI NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC

• Giảm thuế khuyến khích sản xuất

• Trợ cấp (cung cấp dịch vụ công cộng nhất định với mức

giá thấp hơn chi phí biên để cung cấp dịch vụ đó)

• Trợ giá
CÂU HỎI
Ngoài những biện pháp chính phủ can thiệp với ngoại
ứng, xã hội (các cá nhân, tổ chức) còn có thể can thiệp
vào thị trường bằng những biện pháp nào để làm giảm
bớt tính phi hiệu quả?
CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
• Hàng hóa công cộng ?
Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa không có tính
cạnh tranh trong tiêu dùng; việc một cá nhân này đang
hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản
những người khác cũng đồng thời hưởng thụ lợi ích của
nó.
• Thuộc tính không loại trừ trong tiêu dùng:
Không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ
những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu
dùng của mình
PHÂN LOẠI HHCC
• HHCC thuần túy: Là HHCC mang đầy đủ 2 thuộc tính
(không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ)
• HHCC không thuần túy: Là HHCC không mang đầy đủ
2 thuộc tính trên, được chia thành 2 loại
 HHCC có tính giới hạn: Là HHCC khi có quá đông
người sử dụng sẽ làm giảm lợi ích cho những
người đang sử dụng
 HHCC có thể định giá: Là HHCC có thể định giá
được lợi ích
HÀNG HÓA CÔNG CỘNG

MC MC

Chi phí biên dể phục vụ


thêm 1 người sử dụng một Chi phí biên để
lượng HHCC thuần túy sản xuất HHCC
nhất định thuần túy

0 Số người sử dụng 0 SL HHCC thuần túy


HÀNG HÓA CÔNG CỘNG

• Hàng hóa công cộng thuần túy


MSC cố định (trong giới hạn)
MSB = ∑MBi
MC = 0
• Hàng hóa công cộng có thể định giá
MSC = ∑MCi
MSB = ∑(MBi+MEBi)
HÀNG HÓA CÔNG CỘNG

Lý thuyết thu phí HHCC có tính giới hạn


• Qtt < Qo: Không thu phí
• Qtt > Qo: Thu phí
+ Thu phí không xảy ra tắc nghẽn tại Po (Qtt=Qo)
+ Thu phí đạt hiệu quả tối ưu: thu tại P* = MB =
MC
• Nếu Qtt > Qo mà không thu phí sẽ gây tổn thất
phúc lợi xã hội
HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
Hàng hóa công cộng có tính giới hạn (rất khó có thể loại trừ vì chi
phí tốn kém)

MC
Po

P* MB

Qo Q* Qm
CÂU HỎI

Có nhận định cho rằng, nhất thiết Chính phủ phải đứng
ra cung cấp hàng hóa công cộng. Nêu quan điểm của
bạn về nhận định này?
VÍ DỤ
• Một số dự án BOT và các trạm thu phí

• Một số mức phí giao thông đường bộ đang áp dụng


CHÍNH PHỦ VỚI VIỆC CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG
HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG

• Hàng hóa khuyến dụng là những hàng hóa mà Nhà

nước khuyến khích cá nhân sử dụng trước hết vì lợi


ích của cá nhân. Nếu cá nhân không sử dụng thì chi
phí để khắc phục hậu quả do việc không sử dụng sẽ
lớn hơn lợi ích của việc sử dụng hàng hóa đó
BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

Tuyên
truyền Phạt
giáo dục

Cung
cấp
miễn phí
ĐỘC QUYỀN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
• Khái niệm: Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất
một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có hàng hóa
thay thế gần gũi
• Nguyên nhân
+ Chính phủ nhượng quyền
+ Chế độ bản quyền
+ Sở hữu nguồn lực đặc biệt
+ Giảm chi phí khi sản xuất lớn (độc quyền tự nhiên)
ĐỘC QUYỀN

• Tổn thất: tổn thất vô ích do độc quyền

• Giải pháp

+ Luật chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh

+ Đánh thuế, phạt…

+ Độc quyền nhà nước


ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN (TIẾP)
Là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa
trong quá trình sản xuất cho phép doanh
nghiệp có thể giảm liên tục chi phí sản xuất
khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó dẫn
đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là
thông qua một hãng duy nhất.
P1
P2 AC
P0 MR MC
Q1 Q2 Q0
ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN (TIẾP)
Chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của Chính phủ
- Định giá bằng chi phí trung bình

- Định giá bằng chi phí biên cộng thuế khoán

- Định giá hai phần (định giá tối ưu)

+ Phần 1: Phí cố định bình quân

+ Phần 2: MC
THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG

• Khái niệm: Là tình trạng xuất hiện trên thị trường khi
một bên nào đó (người mua hoặc người bán) có được
thông tin đầy đủ hơn bên kia về đặc tính của sản phẩm.

• Kết quả: Lựa chọn ngược

• Sự can thiệp của Chính phủ ?


Chương 2

LÝ THUYẾT VỀ THUẾ
CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THUẾ

1. Khái niệm và đặc điểm của thuế

2. Các yếu tố cấu thành một loại thuế

3. Phân loại thuế

4. Vai trò của thuế

5. Các tính chất của hệ thống thuế tối ưu

6. Tác động của thuế trên thị trường cạnh tranh


THUẾ

• Nghệ thuật đánh thuế giống như vặt lông ngỗng, sao

cho thu được nhiều lông nhất nhưng gây ra ít tiếng


kêu nhất

• Trên đời có 2 thứ chắc chắn đó là thuế và chết –

Benjamin Franklin

• Thuế là cái giá phải trả cho một xã hội văn minh
KHÁI NIỆM THUẾ

• “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho
bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của
Nhà nước” – Karl Marx
• “…để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho
Nhà nước, đó là thuế” – Friedrich Engels
• “Thuế là một dạng cưỡng bức quan trọng. Tất cả mọi người đều phải chịu
theo Luật thuế. Sự thật là toàn bộ công dân tự mình đặt gánh nặng thuế lên
mình và mỗi công dân cũng được hưởng phần hàng hóa công cộng do Chính
phủ cung cấp” – Paul.A.Samuelson
KHÁI NIỆM

• Thuế là hình thức đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà
nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào
cho Ngân sách Nhà nước
• Xét trên góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành
nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước
PHÍ VÀ LỆ PHÍ

• Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các

dịch vụ công cộng không thuần túy theo quy định của
pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải
trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó

• Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các

dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước cho các thể
nhân, pháp nhân, nhằm phục vụ cho công việc quản lý
hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật
CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM
• Thuế giá trị gia tăng

• Thuế tiêu thụ đặc biệt

• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

• Thuế thu nhập cá nhân

• Thuế thu nhập doanh nghiệp

• Thuế tài nguyên

• Thuế sử dụng đất nông nghiệp

• Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

• Thuế bảo vệ môi trường

• Thuế môn bài


ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ

• Bắt buộc và có tính pháp lý cao

• Không được hoàn trả trực tiếp

• Dùng vào chi tiêu công


CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT LOẠI THUẾ

• Tên gọi của thuế (tax name)

• Người nộp thuế (tax payer)

• Đối tượng chịu thuế (taxable object)

• Căn cứ tính thuế (tax base)

• Miễn, giảm thuế (tax exemption, tax reduction)


TÊN GỌI CỦA THUẾ

• Tên gọi của thuế ngắn gọn, nêu lên được đối tượng,

phạm vi của loại thuế đó

• Ví dụ: Thuế Giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp,


thuế tài nguyên…
NGƯỜI NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ

• Người nộp thuế: Được quy định là các tổ chức và cá

nhân có trách nhiệm phải nộp thuế theo luật định

• Đối tượng chịu thuế: về cơ bản có 3 đối tượng chính

• Hàng hóa dịch vụ

• Tài sản

• Thu nhập
CĂN CỨ TÍNH THUẾ

• Luật thuế thường sử dụng các căn cứ như: số lượng hàng

hóa, dịch vụ; đơn giá tính; đơn vị tính; thu nhập chịu
thuế…để xác định cơ sở thuế. Tùy theo mục đích và tính
chất từng sắc thuế, cơ sở thuế có thể là các khoản thu
nhập, tổng giá trị tài sản hoặc tổng trị giá một lô hàng hóa,
một lượng giá trị nhất định của hàng hóa dịch vụ…
THUẾ SUẤT

• Thuế cố định tuyệt đối

• Thuế tỷ lệ

• Thuế lũy tiến

• Thuế lũy thoái


THUẾ SUẤT CỐ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE RATE)
Mức thu được quy định bằng một con số tuyệt đối trên
cơ sở thuế
• Ưu điểm
Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện trong quá trình thu và
Nhà nước chủ động trong kiểm soát số thuế thu được,
người nộp thuế chủ động trong việc tính toán số thuế
• Nhược điểm
Chưa tạo nên sự công bằng thật sự trong điều tiết thu
nhập của người nộp thuế
THUẾ SUẤT TỶ LỆ CỐ ĐỊNH (FLAT RATE)

Mức thu quy định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở


thuế và không thay đổi theo quy mô cơ sở thuế

• Ưu điểm:

Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, không bị tác động


bởi lạm phát

• Nhược điểm:

Chưa thực sự điều tiết được công bằng


THUẾ SUẤT LŨY TIẾN (PROGRESSIVE RATE)

Mức thu được quy định bằng tỷ lệ phần trăm trên cơ sở


thuế nhưng tăng dần theo quy mô cơ sở thuế
• Thuế suất lũy tiến từng phần: Áp dụng với mức thuế suất
tăng dần theo từng phần tăng lên của cơ sở thuế
• Thuế suất lũy tiến toàn phần: Biểu thuế cũng bao gồm
nhiều bậc với mỗi mức tăng lên của thuế suất, nhưng
toàn bộ cơ sở thuế được áp dụng một mức thuế suất
chung tương ứng
THUẾ SUẤT THUẾ TNCN

Bậc Thu nhập chịu Thuế Bậc Thu nhập chịu Thuế
thuế thuế suất thuế thuế (triệu đồng) suất %
%
1 0-5 triệu 0 1 >0-5 5
2 5-15 triệu 10 2 >5-10 10
3 15-25 triệu 20 3 >10-18 15
4 25-40 triệu 30
4 >18-32 20
5 >40 triệu 40
5 >32-52 25
6 >52-80 30
7 >80 35
THUẾ SUẤT LŨY THOÁI (REGRESSIVE RATE)

• Mức thuế suất giảm dần khi cơ sở thuế tăng

• Thuế suất lũy thoái không được áp dụng phổ biến


THUẾ SUẤT BIÊN VÀ THUẾ SUẤT TRUNG BÌNH


MIỄN, GIẢM THUẾ

• Số thuế được miễn hoặc giảm, thực chất là số thuế

phải nộp nhưng được để lại cho người nộp thuế

• Miễn, giảm thuế cho phép Nhà nước sử dụng công cụ

thuế một cách linh hoạt hơn, ngoài ra còn “mềm hóa”
yếu tố thuế suất, giúp chính sách thuế có thể tiếp cận
các trường hợp cụ thể
PHÂN LOẠI THUẾ

• Căn cứ vào phương thức đánh thuế

• Căn cứ vào cơ sở đánh thuế

• Căn cứ theo phương thức sử dụng

• Căn cứ theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách

Nhà nước
CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC ĐÁNH THUẾ

• Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập
hoặc tài sản của các đối tượng nộp thuế (đối tượng nộp
thuế theo luật định cũng chính là người chịu thuế)
• Thuế gián thu: Là loại thuế điều tiết gián tiếp thông qua
giá cả hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khi tiêu
dùng hàng hóa dịch vụ trên thị trường (đối tượng nộp thuế
theo luật định không phải là người chịu thuế)
CĂN CỨ VÀO CƠ SỞ ĐÁNH THUẾ

• Thuế thu nhập: Cơ sở đánh thuế là thu nhập

• Thuế tiêu dùng: Cơ sở đánh thuế là hàng hóa được tiêu

thụ

• Thuế tài sản: Cơ sở đánh thuế là tài sản của thể nhân,

pháp nhân
CĂN CỨ THEO PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG

• Thuế tổng hợp: Là loại thuế đánh váo tất cả các

thành phần của cơ sở thuế mà không có trường hợp


ngoại lệ, không có miễn, giảm thuế

• Thuế có lựa chọn: Là loại thuế chỉ đánh vào một

phần nhất định của cơ sở thuế


CĂN CỨ THEO CHẾ ĐỘ PHÂN CẤP VÀ ĐIỀU HÀNH
NSNN

• Thuế Trung ương: Là loại thuế được Nhà nước ban


hành luật pháp và điều tiết 100% vào Ngân sách Nhà
nước ở cấp Trung ương
• Thuế địa phương: Là loại thuế được Nhà nước quy định
thu trên phạm vi lãnh thổ được phân công quản lý, và
được điều tiết vào Ngân sách Nhà nước ở cấp địa
phương 100%
VAI TRÒ CỦA THUẾ

• Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho Ngân
sách Nhà nước
• Thuế tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế

• Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng
xã hội trong phân phối (công bằng dọc, công bằng ngang)
• Thuế là công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất
kinh doanh
CÁC TÍNH CHẤT CỦA HỆ THỐNG THUẾ TỐI ƯU

• Tính hiệu quả (hiệu quả với nền kinh tế và hiệu quả

với số thu ngân sách)

• Tính thuận lợi (về nhận thức nội dung chính sách

thuế và việc thực hiện thu-nộp thuế)

• Tính công bằng (công bằng dọc và công bằng ngang)

• Tính linh hoạt (ổn định tự động)

• Tính trách nhiệm


TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

• Phạm vi ảnh hưởng luật định là khái niệm để chỉ ai là

đối tượng phải có nghĩa vụ trả thuế theo luật định

• Phạm vi ảnh hưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi

trong thu nhập thực tế của các cá nhân do thuế gây ra

• Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng luật định và

phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế được gọi là


chuyển thuế
PHÂN TÍCH PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ

Giả định

• Thuế gián thu (thu từ nhà sản xuất)

• Thuế đơn vị (cố định tuyệt đối T đồng/đơn vị sản

phẩm)

• Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

=> 1TH cân bằng chung + 4 TH đặc biệt


TRƯỜNG HỢP CÂN BẰNG CHUNG
4 TH ĐẶC BIỆT

• TH cung co dãn hoàn toàn

• TH cầu co dãn hoàn toàn

• TH cung không đổi (cố định, hoàn toàn không co

dãn)

• TH cầu không đổi (cố định, hoàn toàn không co dãn)


Chương 3

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


HỆ THỐNG PHÁP LÝ
 Luật NSNN: 1996 – 1998 – 2002 - 2015
 Luật Quản lý thuế 2006 – 2012 - 2019
 Nghị định: 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016
 Thông tư: 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016
KHÁI NIỆM,BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NSNN
 Khái niệm
Theo Điều 1, Luật NSNN: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước trong dự toán và đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê chuẩn và được thực hiện trong một năm
nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước.
BẢN CHẤT NSNN

• Trên phương diện kinh tế: NSNN phản ánh hệ thống

các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân


phối sản phẩm xã hội

• Trên phương diện pháp luật: là luật khung


VAI TRÒ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
• Duy trì bộ máy nhà nước: NSNN đảm bảo cung cấp
phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy NN và cho các nhu cầu khác của nền
kinh tế.
• Điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
⁻ Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế
⁻ Điều tiết về thị trường
⁻ Điều tiết về xã hội
• Mở rộng quan hệ hợp tác
CƠ CẤU THU CHI NSNN

• Nội dung thu Ngân sách Nhà nước

 Khái niệm thu NSNN

 Nội dung thu NSNN

• Nội dung chi Ngân sách Nhà nước

 Khái niệm chi NSNN

 Nội dung chi NSNN


THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 Khái niệm: Thu NSNN là quá trình tập trung và huy động các

khoản thu cho Nhà nước bằng các công cụ thích hợp để
thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, trong đó quan
trọng là thuế, phí, lệ phí.

 Nội dung:

 Căn cứ vào nguồn hình thành


 Căn cứ vào tính chất các khoản thu đối với cân đối NSNN
Thu trong nước Thu ngoài nước
• Thu thường xuyên: • Viện trợ
 Thuế, phí, lệ phí • Vay ODA
 Lợi tức sau thuế • Phát hành trái phiếu Chính phủ
 Chênh lệch giá sản phẩm quốc tế

• Thu không thường xuyên: • Vay của các tổ chức tài chính tín

 Thu từ bán tài sản Nhà nước dụng nước ngoài..

 Thu chuyển giao quyền sử


dụng đất...
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Khái niệm: Là quá trình phân phối quỹ NSNN nhằm

hình thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước

• Nội dung:

 Chi đầu tư phát triển

 Chi thường xuyên

 Chi khác
CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
• Khái niệm: là khoản chi nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật,
có tác dụng làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát
triển.
• Đặc điểm
 Chi lớn, không mang tính ổn định

 Chi có tính tích luỹ

 Gắn với mục tiêu, định hướng

 Quy mô vốn phụ thuộc vào nguồn, tính chất…


CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (TIẾP)

 Đầu tư công trình kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi
vốn;
 Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế, các
tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh
vào các doanh nghiệp;
 Bổ sung dự trữ Nhà nước

 Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc
gia, dự án Nhà nước;
 Các khoản chi đầu tư phát triển khác
CHI THƯỜNG XUYÊN
• Khái niệm: khoản chi có tính đều đặn, liên tục gắn với
nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế-xã
hội.
• Đặc điểm
 Mang tính ổn định
 Phần lớn mang tính tiêu dùng
 Gắn với cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc
 Phương thức cấp phát
CHI THƯỜNG XUYÊN (TIẾP)
 Sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa...

 Sự nghiệp kinh tế

 Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

 Hoạt động của các cơ quan Nhà nước

 Hoạt động của Đảng

 Hoạt động của 6 tổ chức chính trị xã hội

 Trợ giá theo chính sách của NN, trợ cấp đối tượng chính sách

 Chi thường xuyên các CTMT quốc gia

 Hỗ trợ Quỹ bảo hiểm xã hội


CHI NSNN (CÁC KHOẢN CHI KHÁC)
 Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền vay

 Chi viện trợ của NSTW cho ngoài nước

 Chi cho vay của NSTW

 Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính

 Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

 Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách
năm sau

 Chi trả nợ gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng của Ngân sách
cấp Tỉnh
MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước cung cấp

khuôn khổ tổng quát cho quyết định chính sách và


đảm bảo trách nhiệm giải trình tài chính và giải trình
trách nhiệm trước Quốc hội
NỘI DUNG CỦA MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Phân loại mục lục NSNN theo “chương”

• Phân loại mục lục NSNN theo “loại, khoản”

• Phân loại mục lục NSNN theo “mục, tiểu mục”

• Phân loại mục lục NSNN theo “chương trình, mục tiêu dự
án quốc gia”
• Phân loại mục lục NSNN theo “nguồn ngân sách nhà
nước”
• Phân loại mục lục NSNN theo “cấp ngân sách nhà nước”
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Quản lý quá trình thu NSNN cần đảm bảo


+ tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia
vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cần
thiết của NN trong từng giai đoạn lịch sử

+ khuyến khích thúc đẩy sản xuất phát triển tạo nguồn
thu ngân sách ngày càng lớn

+ coi trọng công bằng xã hội


QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHI NSNN

• Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan

công quyền thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng


đường lối chính sách, chế độ của Nhà nước

• Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả

• Gắn nội dung quản lý các khoản chi NSNN với nội

dung quản lý các mục tiêu kinh tế vĩ mô


QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÂN ĐỐI THU CHI NSNN

• Quản lý tín dụng nhà nước

• Quản lý dự trữ dự phòng tài chính Nhà nước


PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN

• Phân cấp quản lý thu NSNN

+ Các khoản thu NSTW hưởng 100%


+ Các khoản thu NSĐP hưởng 100%
+ Các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ giữa NSTW và NSĐP
• Phân cấp quản lý chi NSNN

+ NSTW chi thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc
gia
+ NSĐP thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh, an toàn xã hội trong phạm vi quản lý
NĂM NGÂN SÁCH-CHU TRÌNH NGÂN SÁCH

 Năm ngân sách là thời gian mà dự toán ngân sách đã được


phê duyệt có hiệu lực thực hiện.
 Chu trình ngân sách là toàn bộ quá trình từ khi hình thành
dự toán cho tới khi quyết toán xong ngân sách.
 Mối quan hệ giữa năm NS và chu trình NS

 Cơ quan tham gia vào xây dựng NSNN


CHƯƠNG 4
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
KHÁI NIỆM BẢN CHẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Thu NSNN đóng vai trò tạo lập và hình thành quỹ

NSNN, tạo nguồn tài chính để Nhà nước thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình.

• Thu NSNN là một kênh phân phối thu nhập quốc dân

trong hệ thống tài chính quốc gia


ĐẶC ĐIỂM THU NSNN

• Gắn liền với quyền lực chính trị và việc thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

• Hoạt động thu NSNN theo những luật lệ nhất định

• Nguồn tài chính hình thành chủ yếu từ thuế

• Thu NSNN gắn chặt với quy mô và trình độ phát triển

của nền kinh tế và sự vận động của các giá trị như giá
cả, thu nhập, lãi suất
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THU NSNN

• Tổ chức thu NSNN thực hiện theo quy định của pháp

luật (Luật NSNN, luật Quản lý thuế…)

• Các khoản thu NSNN phải được nộp qua ngân hàng

hoặc nộp trực tiếp tại KBNN

• Các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng VN

• Việc hoàn trả các khoản thu NSNN thực hiện theo quy

định pháp luật


CÁC NHÂN TỐ PHÁT TRIỂN NGUỒN THU NSNN

• Nhà nước bố trí kinh phí để phát triển nguồn thu

• Bảo đảm quyền lợi của Nhà nước và đối tượng nộp

thuế

• Chính sách vay nợ của Nhà nước

• Sử dụng nguồn thu mang lại hiệu quả cao nhất

• Thực hiện nghiêm chỉnh chính sách tiết kiệm


TRÁCH NHIỆM THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Cơ quan thu

• Kho bạc Nhà nước

• Cục Tin học và Thống kê tài chính

• Cơ quan tài chính

• Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài

khoản
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
• Ý nghĩa lập dự toán
 Là khâu quan trọng nhất của chu trình
 Đánh giá được tổng thể kinh tế xã hội
• Căn cứ lập dự toán (chủ trương phương hướng, kế hoạch
chính phủ, kết quả phân tích, chế độ tiêu chuẩn)
• Phương pháp lập
 Từ trên xuống
 Từ cơ sở lên
 MTEF (Medium-Term Expenditure Framework)
TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN NSNN
• Công tác chuẩn bị

• Quá trình lập

• Tại đơn vị cơ sở

• Tại các cấp ngân sách

• CQ tài chính →UBND → HDND


• Lập kế hoạch NSNN tổng thể

• Quá trình phê duyệt

• Giao kế hoạch NSNN chính thức


CHẤP HÀNH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Hình thức huy động các khoản thu

+ Thu bằng đồng Việt Nam

+ Thu bằng ngoại tệ

+ Thu NSNN bằng hiện vật, ngày công lao động

• Hoàn trả các khoản thu


QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Lập báo cáo quyết toán thu NSNN

• Phê duyệt quyết toán thu NSNN


CHƯƠNG 5
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

• Căn cứ vào phương thức quản lý NSNN

• Căn cứ vào lĩnh vực chi NSNN

• Căn cứ theo mục đích sử dụng cuối cùng

• Căn cứ theo phương thức chi tiêu


NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU CHI NSNN

• Nhóm những nhân tố chính trị

• Nhóm những nhân tố kinh tế - xã hội

• Nhóm những nhân tố thuộc về nguồn lực quốc gia

• Nhóm những nhân tố mang tính ngẫu nhiên


NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

• Nguyên tắc quản lý theo dự toán

• Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả

• Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước
XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI THƯỜNG XUYÊN

• Định mức chi theo từng mục chi của Mục lục NSNN –

định mức sử dụng

• Định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính

định mức chi – định mức phân bổ


LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN

• Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội từng thời kỳ và số kiểm tra dự toán thu chi NS


hàng năm

• Dự toán chi quản lý hành chính gắn với lộ trình sắp

xếp lại bộ máy hành chính từng giai đoạn

• Xây dựng dự toán kèm thuyết minh cơ sở xây dựng dự

toán
CHẤP HÀNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN

• Căn cứ và mức chi từng chỉ tiêu đã được duyệt trong

dự toán

• Căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho

nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo

• Căn cứ vào các chính sách, chế độ chi ngân sách hiện

hành
NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

• Đúng đối tượng

• Đúng trình tự đầu tư và xây dựng, đủ hồ sơ dự án

công trình theo quy định với từng giai đoạn đầu tư

• Đúng mục đích, đúng kế hoạch

• Cấp phát theo khối lượng thực tế hoàn thành và trong

phạm vi thiết kế, dự toán được duyệt


QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

• Lập kế hoạch chi đầu tư xây dựng cơ bản

• Giao kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư XDCB


QUẢN LÝ CÁC KHOẢN CHI KHÁC CỦA NSNN

• Quản lý chi dự trữ quốc gia

• Quản lý chi trả nợ và viện trợ

• Quản lý chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

• Quản lý các khoản chi khác


KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN (MTEF)
• MTEF là gì?:
Là một quy trình soạn lập và xây dựng kế hoạch NS minhbạch,
trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn, được phân bổ từ
trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khoá tổng thể và đòi hỏi
xây dựng dự toán chi từ dưới lên, thống nhất với các chính
sách chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược.
• Sự khác giữa MTEF và NS truyền thống?
TẠI SAO CẦN CÓ MTEF?
 Tách rời, không có tính kế thừa giữa chính sách, kế hoạch và
năm ngân sách
 Ngân sách phát sinh tăng dần (thiếu hiệu quả)

 Đàm phán ngân sách thiếu minh bạch

 Thâm hụt ngân sách

 Tách rời chi thường xuyên và đầu tư phát triển.


QUY TRÌNH MTEF
Từ trên xuống (C.phủ, Q.hội, Bộ tài chính, KHĐT…)

K/khổ ktế H.mức chi Thảo luận Xem xét


vĩ mô Tiêu sơ bộ Xây dựng hạn Phê duyệt
trung hạn Trung hạn Mức chính thức dự toán

Từ dưới lên (Các ngành, tỉnh)

Xây dựng dự
Đánh giá mục Dự toán trung
Toán theo thứ
Tiêu chiến lược Hạn thống nhất
tự ưu tiên
QUAN HỆ DỰ TOÁN GIỮA CÁC NĂM
Năm ngân
Sách 2017

Dự toán năm Năm ngân


thứ nhất 2018 Sách 2018

Dự toán năm Dự toán năm


thứ hai 2019 thứ nhất 2019

Dự toán năm Dự toán năm


thứ ba 2020 thứ hai 2020

Dự toán năm
thứ ba 2021
CHUẨN MỰC QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG
• Ý nghĩa chi tiêu công
 Tấm gương phản chiếu sự lựa chọn KT-XH
 Công cụ quản lý hiệu quả nguồn lực công cộng

 Có tính đặc thù của từng quốc gia

• Mục tiêu chính


 Kỷ luật tài khoá tổng thể: tránh thâm hụt, không để NS

thâm hụt lớn đến mức ko bền vững.


 Đảm bảo hiệu quả phân bổ nguôn lực: Xác định rõ thứ tự

ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, phù hợp với chiến lược,
kế hoạch.
 Đảm bảo hiệu quả hoạt động: Kết quả cao nhất với chi phí

thấp nhất
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG

 Tính trách nhiệm

 Tính minh bạch

 Tính tiên liệu

 Sự tham gia của xã hội


CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI NSNN

• Nhiệm vụ của Quốc hội

• Nhiệm vụ của Chính phủ

• Nhiệm vụ của Bộ tài chính

• Nhiệm vụ của UBND tỉnh, thành phố


TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI NSNN

• Cơ quan tài chính

• Kho bạc Nhà nước

• Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương

• Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách

• Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các

đơn vị sử dụng ngân sách

You might also like