Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 321

2023

Hướng dẫn Sử dụng Hệ


thống amfori BSCI
2022

Hướng dẫn Sử dụng Hệ


thống amfori BSCI

Phần 1: Phương
pháp Thẩm định
(Due Diligence)
amfori BSCI

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống


amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022.
Phiên bản này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do
amfori ban hành cho đến nay.
Giới thiệu

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI đã được cập nhật vào năm 2022. Đối tượng của tài liệu này chủ yếu là các thành
viên amfori, đối tác kinh doanh của họ và các đối tác giám sát của amfori và đánh giá viên. Bản cập nhật Hướng dẫn sử
dụng Hệ thống amfori BSCI này có bốn phần chính và các tài liệu Hướng dẫn để cung cấp thông tin chi tiết cho các đối
tượng trên và người dùng hệ thống.

Trong từng phần có các thông tin về các quy tắc và quy trình kinh doanh của Hệ thống amfori BSCI.

Phần 1 / giải thích phương pháp và các bước triển khai thẩm định (Due Diligence) của amfori BSCI trong thực tế cùng với
các công cụ và dịch vụ thực tế mà amfori cung cấp cho các thành viên và đối tác kinh doanh của họ.

Phần 2 / hướng đến các thành viên amfori, đối tác kinh doanh, công ty đánh giá và đánh giá viên của họ. Phần này cung
cấp cả cái nhìn tổng quan về cách phương pháp đánh giá toàn diện của amfori BSCI và giải thích về toàn bộ quy trình đánh
giá của amfori BSCI, từ việc yêu cầu, lên lịch đến thực hiện đánh giá và theo dõi.

Phần 3 / hỗ trợ cho các thành viên amfori và đánh giá viên trong việc diễn giải thích các câu hỏi của bảng câu đánh giá
amfori BSCI.

Phần 4 / có bốn chương diễn giải cho các đối tác kinh doanh về tất cả các tài liệu và hướng dẫn liên quan mà amfori BSCI
cung cấp cho họ và các hướng dẫn cụ thể về những kỳ vọng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

18 tài liệu hướng / dẫn được biên soạn để hỗ trợ các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ trong việc triển
khai các Hoạt động Đánh giá amfori BSCI: Tự đánh giá, Đánh gíá Xã hội amfori và Cải thiện Liên tục.

P 2 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Lời nói đầu

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022. Phiên bản
này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do amfori ban hành cho đến nay.

Các tài liệu dưới đây tiếp tục được áp dụng vì vẫn còn hiệu lực:

Tài liệu amfori BSCI

Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (v.2021)


Quy định Báo cáo Đánh giá amfori BSCI (có trên Nền tảng Bền vững amfori Sustainability Platform)
Điều lệ phối hợp của amfori a.i.s.b.l.
Hướng dẫn giản lược: Luật Phòng chống Nô lệ thời hiện đại của Vương quốc Anh
Tuyên bố Quan điểm: Luật Lao động Trẻ em Mới ở Ấn Độ
Hướng dẫn: Công dân Syria làm việc trong chuỗi cung ứng của Thổ Nhĩ Kỳ
Người tị nạn trong Chuỗi Cung ứng: Hướng dẫn Xác định và Quản lý Rủi ro
Sổ tay Đối thoại Xã hội về Giới tính
Thực hành mua sắm có trách nhiệm trong Đại dịch COVID-19
Hướng dẫn để các thành viên amfori Đánh giá hoạt động Bóc lột Tiềm
ẩn liên quan đến Lao động Cưỡng bức của Nhà nước
Kinh doanh có trách nhiệm trong các Khu vực bị Ảnh hưởng bởi Xung đột và Rủi ro Cao –
Hướng dẫn dành cho các Thành viên amfori
Hành trình trả lương sinh hoạt của amfori: Dự trữ và thiết lập con đường phía trước
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại lớn,
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại nhỏ và rất nhỏ

MEMOs dành cho Giám sát viên và Đánh giá viên, vui lòng xem Trang web amfori.

MEMO (ACs 2016/03 - 1): Auditing Arrangements under BSCI 2.0


MEMO (ACs 2016/11 - 2): Child Labour Amendment Act in India
MEMO (ACs 2017/03 - 1): Evaluating Double Book Keeping- Turkey
MEMO (ACs 2018/05 - 1): Social Insurance and Welfare in PRC
MEMO (ACs 2018/06 - 2): Minimum Content for amfori BSCI Audit Report
MEMO (MPs 2019/10 - 1): Fire Safety in India
MEMO (ACs 2021/05 - 1): Fair Recruitment
MEMO (ACs 2021/07 - 1): Supply Chain Grievance Mechanism
MEMO (ACs 2021/09 - 2): Audit Errors
MEMO (ACs 2021/10 - 3): Building & Fire Safety in PRC
MEMO (ACs 2022/01 - 1):Combined Audits Procedure
MEMO (ACs 2023/01 - 1): Audit Durations
MEMO (ACs 2023/01 - 2): Recruitment Fee
MEMO (ACs 2023/01 - 3): Türkiye Building Safety & Earthquake Readiness
MEMO (ACs 2023/02 - 1): Working Hours
MEMO (ACs 2023/02 - 2): Living Wage

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 3


Contents

Phương pháp Thẩm định (Due Diligence) amfori BSCI 5

Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI 6

Triển khai thành công Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI 10

Yêu cầu tuân thủ luật pháp 12

Hành động cùng với Thẩm định (Due Diligence) - Lý thuyết 13

Hành động cùng với Thẩm định (Due Diligence) – Thực hành 16

Bước 1. T
 ích hợp Hành vi Kinh doanh có trách nhiệm vào các
Chính sách & Hệ thống Quản lý 18

Bước 2. X
 ác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế và tiềm ẩn liên quan
đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp 20

Bước 3. Ngừng, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi 24

Bước 4. Theo dõi việc Thực hiện và Kết quả 32

Bước 5. Truyền đạt cách giải quyết các Tác động 33

Bước 6. Triển khai hoặc hợp tác trong việc Khắc phục khi thích hợp 34

P 4 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Phương pháp Thẩm định
(Due Diligence) amfori BSCI
Các công ty đã chấp thuận Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (CoC) cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh của họ
một cách có trách nhiệm và xác định, ngăn chặn, giảm thiểu, giải trình và khắc phục các tác động bất lợi đến nhân quyền
cũng như tác động môi trường trong chuỗi cung ứng của họ.

Trong hệ thống amfori BSCI, cả các công ty lớn và nhỏ đều nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và khả năng tiếp cận các
công cụ để hỗ trợ họ thực hiện các cam kết của họ về các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. Cụ thể, các công ty với mọi
quy mô và vị trí trong chuỗi cung ứng có thể được hưởng lợi bằng cách:

• tạo và duy trì mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng, đối tác chuỗi cung ứng và các bên liên quan

• thể hiện giá trị gia tăng, họ mang đến cho khách hàng của mình trong việc hỗ trợ đạt được các mục tiêu của chính
khách hàng về hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, thông qua việc vận dụng hiệu quả hệ thống amfori BSCI trong
công ty của họ

• đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư và của xã hội rộng lớn hơn.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 5


Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI
Hệ thống amfori BSCI hỗ trợ các doanh nghiệp:

• giám sát và tăng cường các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ

• xây dựng năng lực và kiến thức với các nhóm của riêng họ và trong chuỗi cung ứng của họ

• tham gia đối thoại mang tính xây dựng với các bên liên quan

Cơ sở của hệ thống này được thiết lập dựa trên Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, trong đó:

• yêu cầu tuân thủ luật pháp

• phù hợp với Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGP) và Hướng dẫn
của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

• được xây dựng dựa trên các Công ước Cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

• khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tuân theo phương pháp thẩm định (Due Diligence) có hệ thống trong
chuỗi cung ứng của họ

• xác định các giá trị và nguyên tắc cho hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng

• đảm bảo các thành viên amfori BSCI có quyền yêu cầu thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đối tác
kinh doanh của họ

Các thành viên hành động có trách nhiệm bằng cách:

• công khai đồng ý và ký tên vào Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• truyền đạt các mong muốn được đặt ra trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI cho các đối tác kinh doanh của họ

P 6 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI
Hệ thống amfori BSCI hỗ trợ các doanh nghiệp:
• giám sát và tăng cường các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ
• xây dựng năng lực và kiến thức với các nhóm của riêng họ và trong chuỗi cung ứng của họ

• tham gia đối thoại mang tính xây dựng với các bên liên quan

Cơ sở của hệ thống này được thiết lập dựa trên Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, trong đó:
• yêu cầu tuân thủ luật pháp
• phù hợp với Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGP) và Hướng dẫn của
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
• được xây dựng dựa trên các Công ước Cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
• khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tuân theo phương pháp thẩm định (Due Diligence) có hệ thống trong chuỗi
cung ứng của họ
• xác định các giá trị và nguyên tắc cho hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng
• đảm bảo các thành viên amfori BSCI có quyền yêu cầu thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đối tác kinh
doanh của họ

Các thành viên hành động có trách nhiệm bằng cách:


• công khai đồng ý và ký tên vào Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
• truyền đạt các mong muốn được đặt ra trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI cho các đối tác kinh doanh của họ
• liên tục cải thiện hiệu suất hoạt động và chuỗi cung ứng của họ

• duy trì trách nhiệm đối với những nỗ lực thẩm định (Due Diligence) của chính họ

CẤU TRÚC CỦA BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA AMFORI BSCI


Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI là một bộ tài liệu phải được đọc cùng nhau:

• bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI: Bộ Quy tắc này trình bày các giá trị và nguyên tắc mà các công ty tuân thủ và cách
thức mà hệ thống amfori BSCI sẽ được thực hiện bởi các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ. Các thành
viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ, bao gồm các nhà sản xuất đầu vào và đầu ra, các bên trung gian và các
bên tham gia vào quá trình tuyển dụng người lao động, có thể trở thành các bên ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

• tài liệu tham khảo của amfori BSCI: Các tài liệu này bao gồm tất cả các Công ước và khuyến nghị của ILO cũng như các
chính sách quan trọng khác cần được xem xét khi triển khai hệ thống amfori BSCI.

• bảng thuật ngữ của amfori BSCI: Bảng thuật ngữ này trình bày tất cả các định nghĩa liên quan đến việc triển khai hệ
thống amfori BSCI.

• bảng áp phích: Để nâng cao nhận thức và truyền thông, Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI có thể được trình bày dưới
dạng áp phích.

Những thay đổi trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI: Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI có thể được thay đổi trong
một số trường hợp nhất định, để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác nhau và hỗ trợ phân tầng nội dung của Bộ Quy tắc
trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đây là những thay đổi được amfori yêu cầu và chấp nhận nhiều nhất:

• tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào các tài liệu hiện có của công ty (ví dụ: hợp đồng thương mại)

• việc liên kết Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI với hình ảnh doanh nghiệp của công ty và do đó thay đổi bố cục

Nếu thực hiện thay đổi, cần xem xét những điều sau:

• toàn bộ nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI phải được tôn trọng nhưng có thể được bổ sung bằng nội dung
khác trong các yêu cầu của riêng các bên ký đối với đối tác kinh doanh của họ.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 7


• sác bên ký amfori BSCI không được loại bỏ bất kỳ phần nào của phiên bản mở rộng của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI, cũng như không được đưa ra các thay đổi có thể mâu thuẫn hoặc không phù hợp với tinh thần của Bộ Quy tắc Ứng
xử của amfori BSCI.

mọi điều chỉnh cần phải được tham vấn với bộ phận liên quan của amfori để liên hệ theo địa chỉ info@amfori.org

TIÊU ĐIỂM. GẮN KẾT CÁC ĐỐI TÁC KINH DOANH VÀ TRUYỀN ĐẠT TẦNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
Để gắn kết các đối tác kinh doanh, các thành viên amfori BSCI nên:
• yêu cầu các đối tác kinh doanh của họ ký vào Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và chia sẻ các tài liệu Bảng thuật ngữ và
Tài liệu tham khảo có liên quan, đồng thời truyền đạt cho các đối tác kinh doanh của họ
• mời đối tác kinh doanh của họ tham gia Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) cho những đối tác kinh
doanh sẽ được đánh giá

• trao quyền cho họ thực hiện các cam kết được nêu trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Có nhiều cách để truyền đạt kỳ vọng thông qua chuỗi cung ứng, bao gồm:
• bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI là một tài liệu độc lập được đính kèm với các điều khoản mua hàng hoặc hợp đồng
• tham chiếu đến Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI trong điều khoản của hợp đồng thương mại

• tích hợp đầy đủ hợp đồng hoặc các điều khoản mua hàng

Tất nhiên, các thành viên amfori cũng có thể sử dụng quy tắc ứng xử của riêng mình để hợp tác với nhà cung cấp, nếu các quy
tắc này tương thích với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (xem phần trước).

Các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ nên thể hiện cam kết của họ đối với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
bằng cách đăng tải toàn bộ nội dung trên các trang web của công ty hoặc tích hợp nội dung hoặc tham chiếu nội dung đó trong
các bộ quy tắc ứng xử công khai.

QUAN TRỌNG: Các Thành viên amfori cũng nên tích cực gắn kết các đối tác kinh doanh của mình theo những
cách khác ngoài việc truyền đạt trong hợp đồng. Ví dụ: hỗ trợ xây dựng năng lực cho các đối tác kinh doanh
hoặc hợp tác với các đối tác kinh doanh để phát triển và triển khai các giải pháp nhằm giải quyết và giảm thiểu
rủi ro đã xác định trong hoạt động của họ.

Trong trường hợp một thành viên amfori BSCI tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào hợp đồng mua hàng của mình,
cần thêm điều khoản pháp lý sau đây để đảm bảo các đối tác kinh doanh chấp thuận Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI:

[đối tác kinh doanh] theo đây xác nhận rằng

• [đối tác kinh doanh] đã được thông báo về nội dung và yêu cầu của phiên bản mới nhất của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI và tất cả các tài liệu hỗ trợ (sau đây được gọi là “tài liệu khung BSCI”)

• tài liệu khung amfori BSCI


 đã được cung cấp cho [đối tác kinh doanh], a.o.

 [trong phụ lục của hợp đồng này]

 [thông qua cổng thông tin nhà cung cấp của thành viên amfori – thêm url]

 [thông qua cổng thông tin đối tác kinh doanh của amfori – thêm url]
 ít nhất là phiên bản mới nhất được cung cấp cho [Đối tác Kinh doanh]

P 8 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


 khi có yêu cầu gửi [Thành viên amfori]

 [thông qua cổng thông tin nhà cung cấp của thành viên amfori – thêm url]

 [thông qua cổng thông tin đối tác kinh doanh của amfori – thêm url]

• [Đối tác Kinh doanh] đã tham vấn và hiểu rõ tài liệu khung BSCI

• [Đối tác Kinh doanh] hiểu và chấp nhận rằng tài liệu khung BSCI là một phần không thể thiếu của [Thỏa thuận] này

• [Đối tác Kinh doanh] hiểu và chấp nhận rằng tài liệu khung BSCI có thể được amfori sửa đổi vào bất kỳ thời điểm nào theo
một quy trình thay đổi và những thay đổi đó được áp dụng cho mối quan hệ giữa [Thành viên amfori] và [Đối tác Kinh
doanh] kể từ ngày các thay đổi đó có hiệu lực theo quyết định của amfori, và do đó có thể ảnh hưởng và thay đổi cam kết
của [Đối tác Kinh doanh] theo điều khoản này

Bằng cách ký [Thỏa thuận] này, [Đối tác Kinh doanh] cam kết tuân thủ đầy đủ nội dung và yêu cầu của tài liệu khung BSCI
có hiệu lực, được sửa đổi vào bất kỳ thời điểm nào.”

Nếu một thành viên amfori BSCI thay đổi bố cục, đoạn sau đây phải được nêu ở đầu tài liệu:

• “Tài liệu ở đây là bản dịch theo nghĩa đen của phiên bản mới nhất của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Là một đối tác
kinh doanh đã chấp thuận Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, chúng tôi đã điều chỉnh tài liệu theo bố cục của riêng mình
để đóng góp tốt hơn vào hiệu ứng truyền tải amfori BSCI.”

Nếu một thành viên amfori BSCI có bộ quy tắc ứng xử khác, cần xem xét những điều sau:

• Khả năng so sánh: bộ quy tắc riêng của thành viên đó phải tương thích và không mâu thuẫn với Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI

• Tính mạch lạc: Việc có các tiêu chí khác nhau cho hoạt động kinh doanh của riêng mình (bộ quy tắc ứng xử riêng) và đối
tác kinh doanh (Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI) có thể được coi là thiếu cam kết thực sự của các bên liên quan.

Từ chối ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI


amfori BSCI không quy định cách cụ thể để giải quyết tình huống này, vì đó là quyết định của thành viên amfori BSCI. Tuy nhiên,
nên:

• Chính sách nội bộ: Các thành viên amfori BSCI nên xây dựng các chính sách nội bộ về cách ứng xử với các đối tác kinh
doanh từ chối ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

• Sự minh bạch: Các chính sách này phải được công khai cho các đối tác kinh doanh tiềm năng và thực tế, để họ nhận thức
được hậu quả của việc từ chối của họ.

• Ngoài ra, đây là một số yếu tố có thể được xem xét:

• Từ chối của một thương hiệu có uy tín: thành viên amfori BSCI có thể không yêu cầu họ ký vào Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI nếu thương hiệu đó có Bộ Quy tắc Ứng xử tương tự và bằng chứng về phương pháp thẩm định (Due
Diligence) hiệu quả.

• Từ chối của một công ty sản xuất: thành viên amfori BSCI sẽ đánh giá các khía cạnh sau:

ƒ Có thể liên lạc với các thành viên amfori BSCI khác cũng có nguồn cung ứng từ đối tác kinh doanh đó để thúc đẩy
đối tác kinh doanh đó ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?

ƒ Có thể nhận được thông tin đáng tin cậy và kịp thời về rủi ro xã hội và hiệu suất của đối tác kinh doanh đó theo
những cách khác nhau (ví dụ: các đánh giá xã hội khác) không?

ƒ Có thể tiếp tục dùng nguồn cung ứng từ một đối tác kinh doanh không muốn hợp tác không?

Các bên ký cần lưu ý rằng có nhiều cách để thúc đẩy, và các trường hợp ở trên chỉ là ví dụ, chứ không phải là danh sách cách thức
đầy đủ. Các bên ký có trách nhiệm xác định cách thức tốt nhất đế sử dụng, căn cứ vào vị thế của họ trong chuỗi cung ứng cũng
như quy mô và phạm vi của bên ký (có thể ảnh hưởng đến cách thúc đẩy mà bên ký có thể áp dụng).

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 9


Triển khai thành công Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI
Sơ đồ dưới đây tóm tắt các bước chính trong việc triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI phù hợp với các tiêu chuẩn
thẩm định (Due Diligence) quốc tế.

Bước 1. Đưa hành vi kinh doanh có trách nhiệm vào các chính sách & hệ thống quản lý
Bước 2. Xác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế và tiềm ẩn liên quan đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ
của doanh nghiệp
Bước 3. Ngừng, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi
Bước 4. Theo dõi việc thực hiện và kết quả
Bước 5. Truyền đạt cách giải quyết các tác động
Bước 6. Triển khai hoặc hợp tác trong việc khắc phục khi thích hợp (thiếu hình 6 bước thẩm định)

BƯỚC 1. BƯỚC 2. BƯỚC 3. BƯỚC 4. BƯỚC 5. BƯỚC 6.


Đưa hành vi kinh Xác định và đánh Ngừng, ngăn chặn Theo dõi việc thực Truyền đạt cách Triển khai hoặc
doanh có trách giá các tác động hoặc giảm thiểu hiện và kết quả giải quyết các tác hợp tác trong việc
nhiệm vào các bất lợi thực tế và tác động bất lợi động khắc phục khi thích
chính sách & hệ tiềm ẩn liên quan hợp (thiếu hình 6
thống quản lý đến hoạt động, sản bước thẩm định)
phẩm hoặc dịch vụ
của doanh nghiệp

Hình 1: Các bước thẩm định (Due Diligence) amfori BSCI

Có một số yếu tố hỗ trợ triển khai thành công:

1. Sự hỗ trợ của Quản lý Cấp cao


Việc thực hiện thành công phụ thuộc vào sự ủng hộ và hỗ trợ từ Ban giám đốc và quản lý cấp cao (hoặc chủ sở hữu, nếu
là trường hợp doanh nghiệp nhỏ) như điều này cho thấy:

• Mức độ nghiêm túc của cam kết

• Mức độ mà các giá trị cốt lõi của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI đã được lồng ghép vào văn hóa kinh doanh và
trong toàn bộ hoạt động, bao gồm cả các bộ phận mua hàng

2. Nỗ lực để vượt qua những thách thức nội bộ


Các đối tác kinh doanh phải đối mặt với những thách thức nội bộ và bên ngoài, khi đưa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
vào thực tiễn kinh doanh. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến:

• Sự hạn chế của đồng nghiệp khi phải hỗ trợ những thay đổi cần thiết trong nội bộ

• Thiếu nguồn nhân lực và tài chính

• Thiếu nguồn lực truyền thông và/hoặc ảnh hưởng để thuyết phục các đối tác kinh doanh của họ thực hiện Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI

P 10 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


3. Đồng minh nội bộ và bên ngoài
Các công ty không thể áp dụng thành công Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI nếu những người chịu trách nhiệm về việc
này làm việc độc lập. Họ cần tìm các đồng minh sẽ hỗ trợ họ trong quá trình này.

• Các đồng minh nội bộ có thể là các thành viên hội đồng quản trị, các nhóm mua hàng và bền vững hoặc các bộ
phận pháp lý.

• Các đồng minh bên ngoài có thể là các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) hoặc mạng lưới thành viên như amfori.

4. Lợi ích của mạng lưới amfori


Các thành viên amfori BSCI đại diện cho một cộng đồng vững mạnh gồm các doanh nghiệp có cùng chí hướng:

• Nhận và chia sẻ với các nhóm amfori những lời khuyên của chuyên gia và các công cụ đáng tin cậy để xác định, đánh
giá và khắc phục các tác động bất lợi trong chuỗi cung ứng của họ.

• Hợp lực với các doanh nghiệp khác đang phải đối mặt với các vấn đề tương tự.

• Trao đổi thông tin và kinh nghiệm trên Nền tảng Cộng đồng amfori.

5. Thẩm định (Due Diligence) liên quan đến Quy mô và Loại hình của Công ty
Tất cả các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ thực hiện thẩm định (Due Diligence) ở mức độ phù hợp với quy mô và phạm vi
hoạt động của họ. Do đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa và nhỏ không nhất thiết phải xây dựng và thực
hiện các phương pháp tương tự như các doanh nghiệp đa quốc gia.

6. amfori BSCI cung cấp các Công cụ để giúp xác định và quản lý các Rủi ro và Tác
động phức tạp
Sự phức tạp của thị trường toàn cầu và những thay đổi địa chính trị đòi hỏi phải cải thiện liên tục để đạt được tác động tích
cực lâu dài. Điều này đặc biệt quan trọng bất cứ khi nào các thành viên amfori BSCI phải đối mặt với rủi ro sắp xảy ra hoặc
vi phạm nhân quyền rõ ràng trong chuỗi cung ứng của họ.

amfori BSCI cung cấp các công cụ để giúp các công ty ở mọi quy mô đạt được điều này.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 11


Yêu cầu tuân thủ luật pháp

Nghĩa vụ đầu tiên của một công ty


Tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ đầu tiên của các công ty, cả các luật áp dụng cho trụ sở chính của công ty cũng như luật sở
tại của các quốc gia nơi họ hoạt động và/hoặc nơi họ lấy nguồn cung.

Sự phù hợp của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI


Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI phản ánh các chuẩn mực toàn cầu về ứng xử kinh doanh có trách nhiệm mà nhiều quốc
gia đã tích hợp vào luật pháp sở tại của họ.

Mâu thuẫn giữa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và Luật pháp sở tại
Nếu có mâu thuẫn theo nhận thức hoặc thực tế giữa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và luật pháp sở tại, thì các điều
khoản đảm bảo mức độ bảo vệ cao nhất cho người lao động và môi trường sẽ được ưu tiên áp dụng.

Điều này cần được xem xét dựa trên sự hiểu biết tốt về bối cảnh địa phương và các hạn chế có thể xảy ra. Các thành viên
amfori BSCI phải thận trọng để tránh đẩy các đối tác kinh doanh của họ vào tình huống khó xử khi phải vi phạm luật pháp
trong nước để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các thành viên amfori BSCI nên tận dụng cơ hội để đánh giá và xác định cùng với các đối tác kinh doanh của mình:

• những khó khăn gặp phải khi cố gắng thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• những cách tốt nhất để bảo vệ người lao động mà không vi phạm luật pháp sở tại

P 12 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hành động cùng với Thẩm định
(Due Diligence) - Lý thuyết
GIỚI THIỆU
Các thành viên amfori BSCI được kỳ vọng sẽ hành động cùng với thẩm định (Due Diligence).

Điều này có nghĩa là các thành viên nên thiết lập các quy trình liên tục nhằm xác định, ngăn chặn, giảm thiểu và giải thích
cách họ giải quyết các tác động của các hoạt động của chính họ hoặc có thể được liên kết trực tiếp với các hoạt động, sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ bằng các mối quan hệ kinh doanh của họ. Tuy nhiên, các thành viên amfori phải chịu trách
nhiệm về các quy trình quản lý này.

Thẩm định (Due Diligence) hiệu quả phải bao gồm:

• Đặt ra cam kết và trách nhiệm rõ ràng.

• Đánh giá các tác động thực tế và tiềm ẩn.

• Tích hợp và hành động dựa trên các phát hiện.

• Theo dõi tiến độ.

• Truyền đạt cách giải quyết các tác động.

• Khắc phục tình huống nếu xác định được tác động bất lợi thực tế.

Các thành viên amfori được hỗ trợ để đạt được điều này với sự trợ giúp của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và tất cả
các tài liệu bổ sung. Những quy trình này đã được phát triển để hỗ trợ các thành viên đáp ứng các kỳ vọng về thẩm định
(Due Diligence) theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Các thành viên amfori được khuyến khích tiến hành nghiên cứu thêm về hệ thống quản lý thẩm định (Due Diligence) tốt
sẽ như thế nào trong lĩnh vực của họ bằng cách tham khảo các ấn phẩm sau của OECD:
OECD (2016), OECD Hướng dẫn thẩm định về chuỗi cung ứng khoáng sản có trách nhiệm từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi
xung đột và có rủi ro cao: Phiên bản thứ ba
OECD/FAO (2016), OECD-FAO Hướng dẫn về chuỗi cung ứng nông nghiệp có trách nhiệm
OECD (2017), OECD Hướng dẫn thẩm định chi tiết về chuỗi cung ứng có trách nhiệm trong lĩnh vực may mặc và da giày
OECD (2018), OECD Hướng dẫn thẩm định về Ứng xử Kinh doanh có trách nhiệm

CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THẨM ĐỊNH (DUE DILIGENCE)


Các quy trình thẩm định (Due Diligence) cần đáp ứng các kỳ vọng được đặt ra theo 11 đặc điểm cơ bản của thẩm định (Due
Diligence), được xác định bởi OECD. Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (2021) đề cập đến các đặc điểm thẩm định (Due
Diligence) đó, bao gồm cả các giá trị và nguyên tắc. Các đặc điểm cơ bản này là:

1. Thẩm định (Due Diligence) là biện pháp phòng ngừa


Đầu tiên và trước hết, mục đích của thẩm định (Due Diligence) là để tránh gây ra hoặc góp phần vào các tác động bất lợi
đến con người, môi trường và xã hội, và để tìm cách ngăn chặn các tác động bất lợi trực tiếp liên quan đến hoạt động, sản
phẩm hoặc dịch vụ thông qua các mối quan hệ kinh doanh. Khi không thể tránh được việc liên quan đến các tác động bất
lợi, thẩm định (Due Diligence) sẽ giúp các công ty giảm thiểu tác động, ngăn chặn sự tái diễn của các tác động và, nếu có
liên quan, đưa ra các biện pháp khắc phục.

2. Thẩm địnhDue Diligence) liên quan đến nhiều Quy trình và Mục tiêu
Khái niệm thẩm định (Due Diligence) liên quan đến các quy trình liên quan đến nhau là một phần không thể thiếu trong
việc ra quyết định và quản lý rủi ro của công ty.

3. Thẩm định (Due Diligence) tương xứng với Rủi ro (dựa trên rủi ro)
Thẩm định (Due Diligence) được tiến hành căn cứ vào rủi ro. Các biện pháp mà một công ty thực hiện để tiến hành thẩm
định (Due Diligence) cần phù hợp với mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra tác động bất lợi.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 13


4. Thẩm định (Due Diligence) có thể liên quan đến việc xác định ưu tiên (dựa trên rủi ro)
Trong trường hợp không thể giải quyết tất cả các tác động đã xác định cùng một lúc, công ty nên ưu tiên thứ tự hành động
dựa trên mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra tác động bất lợi.

5. Thẩm định (Due Diligence) có tính động


Quá trình thẩm định (Due Diligence) không phải là tĩnh, mà là liên tục và đáp ứng với các tình huống thay đổi.

6. Thẩm định (Due Diligence) không làm thay đổi Trách nhiệm
Mỗi công ty trong mối quan hệ kinh doanh có trách nhiệm riêng trong việc xác định và giải quyết các tác động bất lợi.

7. Thẩm định (Due Diligence) liên quan đến các Tiêu chuẩn được quốc tế công nhận
Ở các quốc gia có luật pháp và quy định sở tại mâu thuẫn với các nguyên tắc và tiêu chuẩn thẩm định (Due Diligence) có
hiệu quả, các hệ thống thẩm định (Due Diligence) cần tuân thủ Hướng dẫn của OECD và các nguyên tắc của Nguyên tắc
Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc ở mức độ cao nhất nhưng vẫn đảm bảo họ không vi phạm pháp luật sở tại.

8. Thẩm định (Due Diligence) phù hợp với Hoàn cảnh của doanh nghiệp
Bản chất và mức độ thẩm định (Due Diligence) có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quy mô của công ty, bối cảnh hoạt
động, mô hình kinh doanh, vị trí trong chuỗi cung ứng và bản chất của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

9. Thẩm định (Due Diligence) có thể được điều chỉnh để xử lý những hạn chế khi làm việc với các Mối
quan hệ kinh doanh
Các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những hạn chế thực tế và pháp lý về cách họ có thể ảnh hưởng hoặc tác động
đến các mối quan hệ kinh doanh để chấm dứt, ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro. Các công ty có thể tìm cách vượt qua
những thách thức này để tác động đến các mối quan hệ kinh doanh thông qua các thỏa thuận hợp đồng, các yêu cầu sơ
tuyển, ủy thác bỏ phiếu, thỏa thuận cấp phép hoặc nhượng quyền thương mại và thông qua các nỗ lực hợp tác để huy
động nguồn lực trong các hiệp hội ngành hoặc các sáng kiến liên ngành như amfori.

10. Thẩm định (Due Diligence) được thực hiện thông qua sự hợp tác với các Bên liên quan
Sự tham gia của các bên liên quan là một phần cốt lõi của quá trình thẩm định (Due Diligence) hiệu quả và được đặc trưng
bởi việc trao đổi thông tin hai chiều. Thẩm định (Due Diligence) phải bao gồm việc chia sẻ kịp thời các thông tin liên quan
cần thiết cho các bên liên quan để đưa ra quyết định, theo phương thức mà họ có thể hiểu và tiếp cận.

11. Thẩm định (Due Diligence) liên quan đến việc Trao đổi thông tin liên tục
Trao đổi thông tin về các quy trình, phát hiện và kế hoạch thẩm định (Due Diligence) giúp công ty xây dựng lòng tin trong
các hành động và ra quyết định của mình và thể hiện thiện chí.

TIÊU ĐIỂM: CẢI THIỆN LIÊN TỤC


Thẩm định (Due Diligence) cần được coi là một hành trình, với điểm đến là tất cả các rủi ro trong chuỗi cung ứng của công
ty được xác định, quản lý, giảm thiểu và/hoặc loại bỏ. Theo thời gian, điều này yêu cầu các công ty liên tục xử lý các rủi ro
đã biết trong chuỗi cung ứng của họ và theo dõi và thường xuyên đánh giá lại xem các phương pháp hiện có hiệu quả hay
không.

Cuối cùng, có thể không công ty nào có nguồn lực, đòn bẩy, năng lực hoặc khả năng để đạt được đích đến của họ. Đây là
lúc các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ phải hiểu khái niệm cải thiện liên tục.

Để hiểu được sự cải thiện liên tục, một công ty nên xem xét các tuyên bố sau đây, mặc dù các tuyên bố đó có phần mâu
thuẫn:

• Không bao giờ có thể xác định, quản lý, giảm thiểu và loại bỏ toàn bộ các rủi ro trong chuỗi cung ứng

P 14 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


• Tuy nhiên, thụ động không bao giờ là một lựa chọn

• Và “đủ tốt” là chưa đủ

Điều này có nghĩa là các công ty, ít nhất là trên cơ sở hàng năm (tốt nhất là thể hiện trong báo cáo thẩm định (Due
Diligence) công khai của họ) có thể chứng minh các bước hoặc hành động bổ sung mà họ đã thực hiện trong 12 tháng
trước đó để cải thiện các nỗ lực thẩm định (Due Diligence) của họ.

Các bước này cần được liên kết chặt chẽ với loại hình công ty và các nguồn lực sẵn có một công ty đa quốc gia toàn cầu sẽ
được kỳ vọng sẽ làm nhiều hơn một doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù điều này không có nghĩa là một doanh nghiệp vừa
và nhỏ không thể tìm thấy các giải pháp sáng tạo để cải thiện nỗ lực của họ mà không phụ thuộc vào các nguồn lực quan
trọng hoặc năng lực nội bộ.

QUAN TRỌNG : Điều này cũng có nghĩa là các thành viên amfori BSCI và đối tác kinh doanh của họ không nên
chỉ dựa vào kết quả đánh giá của amfori BSCI để quản lý rủi ro chuỗi cung ứng của họ. Trên thực tế, việc tiếp
tục hợp tác với các đối tác kinh doanh để cải thiện liên tục nhằm giảm nhẹ và khắc phục rủi ro là một cách làm
tốt. Hơn nữa, các thành viên amfori BSCI không nên chỉ dựa vào báo cáo đánh giá của các đối tác kinh doanh
để xác định xem mối quan hệ kinh doanh nên bắt đầu hay kết thúc.

Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) hỗ trợ cải thiện liên tục với hướng dẫn, công cụ và biểu mẫu
amfori cũng khuyến khích các thành viên và đối tác kinh doanh của họ sử dụng các tài nguyên từ bên ngoài Nền tảng của
chúng tôi, nếu cần.

THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH (DUE DILIGENCE)


Tất cả các thành viên amfori BSCI được kỳ vọng sẽ có các quy trình thẩm định (Due Diligence) cho các lĩnh vực hoạt động
như đã xác định trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Để đạt được điều này, các thành viên nên phát triển các hệ
thống quản lý cho từng lĩnh vực hoạt động, hoặc, nếu khả thi, các hệ thống quản lý cho hai hoặc nhiều lĩnh vực rủi ro.

Ở mức độ thấp nhất, hệ thống quản lý phải có

• Chính sách hoặc tiêu chuẩn xác định kỳ vọng của các thành viên amfori và đối tác kinh doanh của họ

• Các quy trình xác định các yêu cầu của chính sách sẽ được thực hiện như thế nào

• Phân công trách nhiệm xác định ai chịu trách nhiệm triển khai hệ thống

• Cơ chế thu thập bằng chứng hoặc dữ liệu về tiến độ hoặc hiệu suất thực hiện

Hệ thống quản lý của các thành viên amfori có thể được áp dụng cho các lĩnh vực chưa được xác định trong Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI và các thành viên amfori BSCI được khuyến khích xem xét liệu có nên thiết lập thêm các quy trình
thẩm định (Due Diligence) cho doanh nghiệp của họ hay không.

Vui lòng truy cập các khóa đào tạo của Học viện amfori (amfori Academy) về cách phát triển một hệ thống quản lý hiệu quả
phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 15


Hành động cùng với Thẩm định
(Due Diligence) – Thực hành
Xét rằng thẩm định (Due Diligence) phải tương xứng với rủi ro và phù hợp với hoàn cảnh và bối cảnh của một công ty cụ
thể, phần sau đây phác thảo khuôn khổ sáu bước của OECD để áp dụng thẩm định (Due Diligence) vào các hệ thống quản
lý của công ty.

Trong các trang sau, các bước này được thảo luận chi tiết hơn.

QUAN TRỌNG: Cần lưu ý rõ ràng rằng kỳ vọng ở đây là các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ
sẽ chịu trách nhiệm về các bước này, với sự hỗ trợ của amfori nếu khả thi và phù hợp.
amfori kỳ vọng các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ sẽ có một hệ thống thẩm định (Due
Diligence). Hơn nữa, việc triển khai khung này được giám sát trong quá trình giám sát của amfori BSCI.

P 16 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 17
Bước 1. Tích hợp Hành vi Kinh doanh có trách nhiệm vào các
Chính sách & Hệ thống Quản lý
Để tích hợp hành vi kinh doanh có trách nhiệm vào các chính sách & hệ thống quản lý, cần phải

• Thiết lập phạm vi lãnh đạo và trách nhiệm giải trình rõ ràng ở các cấp cao nhất của tổ chức.

• Đảm bảo rằng mọi người ở tất cả các cấp đều đóng góp vào mục tiêu của công ty bằng năng lực và vai trò, trách
nhiệm và trách nhiệm giải trình rõ ràng của họ.

• Đảm bảo có một chu kỳ đánh giá liên tục và cải thiện các hoạt động và quy trình.

• Xây dựng quy trình ra quyết định dựa trên bằng chứng thông qua phân tích dữ liệu và thông tin được thu thập
thông qua một hệ thống kiểm soát và minh bạch.

• Xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan, và đặc biệt là gắn kết với các đối tác kinh doanh và nâng cao kỳ vọng,
để nâng cao khả năng của cả công ty và đối tác kinh doanh để đạt được các mục tiêu chung.

• Soạn thảo và công bố chính sách của công ty, tối thiểu phải bao gồm

ƒ Cam kết của công ty trong việc thực hiện quy trình thẩm định (Due Diligence) được xác định trong Hướng
dẫn của OECD.

ƒ Cam kết để xác định, đánh giá và ứng phó với rủi ro của tác động bất lợi và tác động bất lợi thực tế trong
chuỗi cung ứng.

ƒ Mô tả quy trình quản lý rõ ràng và mạch lạc để quản lý rủi ro của tác động bất lợi và tác động bất lợi thực tế.

ƒ Ngày bắt đầu có hiệu lực của chính sách đó.

QUAN TRỌNG : Các thành viên amfori phải đồng ý, ký tên, truyền đạt kỳ vọng của Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI và làm việc với các đối tác kinh doanh của họ để xây dựng năng lực. Tuy nhiên, việc ký Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI không tương đương với việc soạn thảo chính sách riêng của công ty về hoạt động kinh
doanh có trách nhiệm. Tuy nhiên, chính sách của công ty có thể vận dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
hoặc các phần của bộ Quy tắc Ứng xử đó, nếu thích hợp.

BƯỚC 1. Làm việc với Bộ phận mua hàng trong Giao hàng Hàng ngày
Việc mời nhiều nhân viên công ty tham gia là một cách làm tốt để đảm bảo triển khai hiệu quả quy trình thẩm định (Due
Diligence). Từ quan điểm của bên ký amfori BSCI, các bộ phận mua hàng cần tham gia triển khai amfori BSCI theo một số
bước:

• Truyền đạt các yêu cầu về chính sách cho các đối tác kinh doanh

• Xác định và lập bản đồ các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

• Cộng tác với các bộ phận nội bộ để hỗ trợ và triển khai đánh giá rủi ro

• Tạo điều kiện hoặc dẫn dắt sự tham gia với các đối tác kinh doanh về rủi ro hoặc kế hoạch hành động khắc phục

• Đánh giá hiệu suất của các đối tác kinh doanh trong việc thực hiện các hành động khắc phục

• Áp dụng đòn bẩy thương mại để tác động đến hành vi và sự tham gia của đối tác kinh doanh

• Thực hiện các hành động để tạm dừng hoặc chấm dứt các mối quan hệ thương mại nếu cần

P 18 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Thách thức và Hạn chế
Tuy nhiên, các bộ phận mua hàng thường có các động lực, năng lực và khả năng khác nhau để đảm nhận vai trò này. Biểu
đồ dưới đây làm rõ về những hạn chế và giải pháp có thể có để cùng nhau phát triển một chiến lược amfori BSCI vững chắc.

Các hạn chế có thể xảy ra Các giải pháp khả thi
Bên mua chỉ có thông tin về đối tác trực tiếp của họ (ví dụ:đại Đưa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào hợp đồng với đối
lý) nhưng họ có ít thông tin về nguồn cung của đại lý (ví dụ: các tác trực tiếp. Việc này sẽ cung cấp khuôn khổ pháp lý để yêu
cơ sở sản xuất) cầu họ cung cấp thêm thông tin về chuỗi cung ứng của họ.

Bên mua có thể đã phân loại đối tác kinh doanh dựa trên giá Mời bên mua tham gia vào việc lập bản đồ và ưu tiên các đối
cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Họ có thể không quan tác kinh doanh để họ hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa rủi ro xã
tâm đến việc điều chỉnh phân loại này để tích hợp thêm các hội và rủi ro chất lượng. Cung cấp cho họ Bộ công cụ Thẩm
tiêu chí về rủi ro về xã hội và môi trường. định (Due Diligence) Quốc gia amfori BSCI

Bên mua nhận được ưu đãi khi lựa chọn nguồn rẻ nhất. Tác động đến người ra quyết định đưa ra các ưu đãi cho bên
mua để họ đưa các rủi ro xã hội và hiệu suất vào các tiêu chí
lựa chọn của họ.

Bên mua có thể không có thời gian hoặc chuyên môn để hiểu Đặt ra một quy trình rõ ràng về cách hiểu thông tin về các rủi
thông tin thu thập được về hoạt động và rủi ro xã hội (ví dụ: ro xã hội và hiệu suất của đối tác kinh doanh và/hoặc các chiến
đọc báo cáo đánh giá) lược Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp.
Phát triển một công cụ chuyển các kết quả đánh giá, báo cáo
đánh giá và cải thiện liên tục của amfori BSCI thành các hướng
dẫn cho họ.

Bên mua đến thăm các nhà máy nhưng có thể không có thời Cung cấp cho bên mua danh sách kiểm tra để thực hiện việc
gian hoặc chuyên môn để đặt câu hỏi cho nhà sản xuất về hoạt này.
động và rủi ro xã hội. Hướng dẫn 7 : Cách sử dụng danh sách kiểm tra amfori BSCI
Hướng dẫn 15 : Cách đánh giá trước đối tác kinh doanh tiềm
năng
Ngoài ra, tiến hành đào tạo nội bộ hoặc chia sẻ các video ngắn
về nâng cao nhận thức một cách thường xuyên

Bảng 1 : Những Thách thức và Hạn chế

Sự tham gia của Đối tác Kinh doanh như một phần của việc thúc đẩy sự gắn kết
của nhóm mua
Sự tham gia của đối tác kinh doanh có thể được thúc đẩy bởi các nhóm mua hàng. Điều này có thể bao gồm :

Cập nhật hợp đồng mua hàng : Đưa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào hợp đồng mua hàng để làm việc với nhiều đối tác kinh
doanh nhất có thể.

Hỗ trợ lập bản đồ chuỗi cung ứng : Phân loại thông tin về chuỗi cung ứng bằng cách phân biệt các nguồn cung trực tiếp và gián
tiếp cũng như vị trí và mức độ ổn định của mối quan hệ thương mại. Khi các thành viên amfori BSCI đã lập bản đồ thông tin này,
họ tiếp tục xây dựng chiến lược, ưu tiên và ngân sách cần thiết để thực hiện phương pháp thẩm định (Due Diligence) hiệu quả. Sử
dụng các chức năng trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Đánh giá hợp tác rủi ro xã hội : Xác định với các bên liên quan nội bộ được xác định (mua sắm, tuân thủ, pháp lý, v.v.) quy trình trao
đổi thông tin giữa các phòng ban về việc xác định các rủi ro tiềm ẩn hoặc thực tế liên quan đến các đối tác kinh doanh.

Hậu quả kinh doanh : Xác định với các bên liên quan nội bộ về các hậu quả kinh doanh có thể có đối với các đối tác kinh doanh
không thực hiện bất kỳ hành động nào trong việc cải thiện thẩm định (Due Diligence) và hoạt động xã hội của họ (như là thời điểm
thích hợp để ngừng kinh doanh với đối tác kinh doanh ?).
Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 19
Bước 2. Xác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế và
tiềm ẩn liên quan đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp
Để đảm bảo có thể quản lý, giảm thiểu, loại bỏ và khắc phục rủi ro, các thành viên amfori cần:

• Lập sơ đồ chuỗi cung ứng của họ đầy đủ nhất có thể.

• Triển khai một hoạt động diện rộng để xác định tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà rủi ro có nhiều khả năng xuất
hiện và có tác động lớn nhất.

• Thực hiện đánh giá rủi ro lặp đi lặp lại và ngày càng chuyên sâu để xác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế
và tiềm ẩn cụ thể trong chuỗi cung ứng.

• Xác định các chiến lược quản lý rủi ro, giảm thiểu, loại bỏ và khắc phục thích hợp.

• Ưu tiên các rủi ro và tác động đáng kể nhất để hành động, dựa trên mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra.

Tất cả các đối tác kinh doanh mới phải trải qua quá trình đánh giá rủi ro trước khi được thiết lập. Khi các đối tác kinh doanh
được thiết lập, các bước này nên được lặp lại thường xuyên (tối đa trên cơ sở hai năm một lần, hoặc khi hoàn cảnh thay
đổi).

BƯỚC 2. Lập Bản đồ Chuỗi cung ứng


Lập bản đồ chuỗi cung ứng là bước cần thiết trước khi đánh giá rủi ro. Mặc dù có vẻ khó khăn, các thành viên amfori BSCI
nên nỗ lực xác định các nhân tố khác nhau trong chuỗi cung ứng của họ, trước tiên tập trung vào các đối tác kinh doanh
quan trọng của họ, sau đó tiến dần về đầu vào chuỗi cung ứng.

Các đối tác kinh doanh quan trọng được định nghĩa là các đối tác (đặc biệt là nhà sản xuất) là nhà cung cấp chính của một
loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, chiếm một phần lớn trong khối lượng mua hàng hoặc có uy tín ; hoặc được xác định
là có khả năng liên quan đến những rủi ro đáng kể về tác động bất lợi đến nhân quyền.

Bản đồ chuỗi cung ứng có thể đơn giản chỉ là một bảng tính, hoặc có thể được lập bằng các nền tảng chuỗi cung ứng
chuyên dụng như amfori Sustainability Platform Nền tảng Bền vững amfori.

Thông qua bài tập này, các thành viên amfori sẽ tìm hiểu :

Ai : các nhân tố khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng

Cách thức : bản chất của mối quan hệ và mức độ liên quan hoặc tầm quan trọng của những nhân tố này đối với hoạt
động kinh doanh cốt lõi và danh tiếng

Nội dung : mức đòn bẩy cũng như loại hành động cần được ưu tiên, sau khi hoàn thành đánh giá rủi ro

Có các chiến lược tìm nguồn cung ứng và ký hợp đồng khác nhau để xem xét chiến lược nào có thể xác định cấu trúc của
chuỗi cung ứng. Dựa trên kết quả lập bản đồ chuỗi cung ứng, các thành viên amfori BSCI sẽ xác định mô hình triển khai
amfori BSCI phù hợp nhất với họ.

Trực tiếp : Thành viên amfori BSCI trực tiếp lấy nguồn cung từ các đối tác sản xuất hoặc các đơn vị sản xuất của chính
mình (bao gồm cả trang trại). Cũng có thể là nguồn cung gián tiếp (ví dụ, thông qua một thương nhân), nhưng thành
viên có tất cả thông tin về các cơ sở sản xuất. Trong trường hợp này, thành viên amfori BSCI sẽ xác định những nhà
sản xuất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mình và mời họ tham gia vào Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform)

P 20 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Gián tiếp : Thành viên amfori BSCI ký hợp đồng thông qua một bên giao dịch (đại lý hoặc nhà nhập khẩu) để tìm nguồn
cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất hoặc thông qua một nhà cung cấp dịch vụ để cung cấp dịch vụ (bao gồm cả các
cơ quan tuyển dụng và hợp tác xã). Thành viên không có thông tin về họ. Trong trường hợp này, thành viên amfori BSCI
sẽ yêu cầu các bên giao dịch trở thành thành viên amfori BSCI. Các thành viên amfori nên làm việc với các bên giao dịch
của họ về việc triển khai amfori BSCI.

Kết hợp : Thành viên amfori BSCI kết hợp cả mô hình trực tiếp và gián tiếp.

BƯỚC 2. Đánh giá Rủi ro và Ưu tiên


Các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro
Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số nguồn lực để :

• phân loại rủi ro

• xác định các đối tác kinh doanh quan trọng của họ

• chọn những đối tác cần phải có kế hoạch quản lý rủi ro, thẩm định (Due Diligence) nâng cao và/hoặc đánh giá
amfori BSCI (hoặc các hành động khác).

Các thành viên amfori BSCI nên lưu ý rằng mặc dù đánh giá có thể cung cấp thông tin cho các quy trình đánh giá
rủi ro, nhưng điều này không bắt buộc và trên thực tế đánh giá nên được coi là một hoạt động riêng biệt, sẽ được
thực hiện sau khi đánh giá rủi ro và kế hoạch quản lý rủi ro đã được thực hiện.

Đánh giá cấp độ vĩ mô: Hệ thống quản trị của một quốc gia có tác động đến mức độ mà một đối tác kinh doanh có trụ
sở tại quốc gia đó có thể đưa trách nhiệm xã hội vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Đây là những ví dụ về các
công cụ và tài nguyên liên quan:

ƒ Công cụ Thẩm định (Due Diligence) amfori: Phân loại này tuân theo các Chỉ số Quản trị Ngân hàng Thế giới.
Trong phân loại này, amfori đưa ra các tư vấn bổ sung đối với các quốc gia có rủi ro cực cao.

ƒ Các nước kém phát triển nhất (LDC): Phân loại này do Liên Hợp Quốc (UN) phát triển. Các quốc gia có trong
danh sách này có thể được hưởng lợi từ các ngoại lệ giảm kỳ vọng về việc tuân thủ một số Công ước của ILO
(tức là, với Công ước 138 của ILO về Lao động Trẻ em, LDC có thể có độ tuổi lao động tối thiểu thấp hơn).

ƒ Mối quan tâm của công chúng: Thông tin từ các bên liên quan như các báo cáo điều tra hoặc bộ dữ liệu của
các tổ chức phi chính phủ.

Đánh giá theo ngành và chuỗi cung ứng: Cấu trúc của ngành kinh tế và sự phức tạp của chuỗi cung ứng tác động đến
cách một đối tác kinh doanh có thể kết hợp trách nhiệm xã hội vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Đây là những
ví dụ về các công cụ liên quan:

ƒ Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform): cho phép các thành viên amfori lập bản đồ chuỗi
cung ứng của họ, trực quan hóa các đối tác kinh doanh quan trọng, kiểm tra kết quả đánh giá của amfori
BSCI, liên hệ với các thành viên amfori BSCI khác để tạo liên minh hướng tới khắc phục và cải thiện liên tục.

Xem để biết thêm thông tin:


ƒ Hướng dẫn 1: Cách bắt đầu với Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)

ƒ Bảng điều khiển thông minh về tính bền vững của amfori (amfori Insights): Đây là một công cụ được thiết kế
để hỗ trợ các thành viên amfori trong việc giải quyết sự phức tạp của quản lý chuỗi cung ứng và hỗ trợ những
nỗ lực của họ để cải thiện hiệu suất bền vững.

ƒ Tự đánh giá amfori BSCI: Các đối tác kinh doanh có thể thường xuyên điền vào bản tự đánh giá để cung cấp
mức độ đánh giá rủi ro cho doanh nghiệp của họ và cho các thành viên amfori. Mục đích là hỗ trợ các đối tác
kinh doanh để tránh những khó khăn trong đánh giá và tập trung vào việc đánh giá rủi ro của họ và khắc
phục những yếu kém.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 21


ƒ Cải thiện Liên tục amfori: Các Đối tác Kinh doanh được kỳ vọng sẽ tham gia vào quá trình cải thiện liên tục và
hành động để cải thiện các điều kiện cho nhân viên của họ. Các thành viên cũng có thể cải thiện liên tục cho
công ty của mình và xác định các hoạt động cải thiện.

ƒ Cảnh báo Không Dung thứ amfori BSCI: Thông tin được đánh giá viên cung cấp thông qua Nền tảng Bền
vững amfori (amfori Sustainability Platform) trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm đánh giá amfori BSCI diễn ra.

ƒ Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 5: Cách để thực hiện Quy định Không Dung thứ.

Thăm quan Thương mại: Thông tin được thu thập thông qua các nhóm mua hàng, đại lý hoặc các bên liên quan tương tự.

Kinh nghiệm tích lũy: Thành viên amfori BSCI có thể dựa vào kinh nghiệm tích lũy của nhân viên mua hàng để xây dựng
danh sách rủi ro cụ thể theo ngành. Ví dụ:

ƒ Sử dụng đại lý để ký hợp đồng phụ với công nhân trong các lĩnh vực cụ thể

ƒ Sản xuất hoặc trang trí hàng hóa thường được thực hiện bằng cách sử dụng lao động tại nhà, như thêu hoặc
hàng thủ công khác

ƒ Sản phẩm đến từ các khu vực không đảm bảo giáo dục cho trẻ em

ƒ Các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào lao động canh tác thủ công

ƒ Tìm nguồn cung ứng khoáng sản hoặc kim loại từ các khu vực có xung đột hoặc có rủi ro cao

ƒ Tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia có tỷ lệ lao động nhập cư cao trong lực lượng lao động

ƒ Tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia nơi có số lượng lớn người tị nạn cư trú hoặc quá cảnh.

Cơ chế Khiếu nại: Tận dụng thông tin từ các khiếu nại hoặc đề xuất mà các thành viên amfori BSCI có thể đã nhận được
thông qua cơ chế khiếu nại của riêng mình hoặc cơ chế khiếu nại của amfori.

Đánh giá: Thông tin được thu thập bằng các đánh giá, kiểm tra hoặc hoạt động tương tự của bên thứ ba. amfori khuyến
nghị rằng các thành viên không nên chỉ dựa vào chứng chỉ mà nên thu thập thông tin quan trọng hơn có thể giúp đưa
ra quyết định thông báo rõ ràng về việc có nên làm việc với hay cách làm việc với các đối tác kinh doanh quan trọng hay
không

Để nắm bắt thông tin cần thiết, hệ thống amfori BSCI cung cấp cho các đối tác kinh doanh một bộ tự đánh giá và hướng
dẫn có sẵn trên amfori Sustainability Platform để thu thập thông tin về các đối tác kinh doanh tiềm năng hoặc hiện tại.

• Phần Tự Đánh giá của Hồ sơ cho Đối tác Kinh doanh

• Hướng dẫn 7: Cách sử dụng danh sách kiểm tra amfori BSCI

• Hướng dẫn 12: Cách đánh giá một nhà sản xuất nhỏ

• Hướng dẫn 14: Cách tích hợp bình đẳng giới trong chiến lược thẩm định (Due Diligence)

• Hướng dẫn 15: Cách đánh giá trước đối tác kinh doanh tiềm năng

Tiếp cận ưu tiên


1. Khả năng xảy ra và Mức độ nghiêm trọng
Các công ty nên phát triển một quy trình ưu tiên để giải quyết rủi ro theo cách phù hợp với công ty của họ và đáp ứng nhu
cầu của chủ bản quyền trước tiên. Quy trình ưu tiên phải dựa trên các yếu tố khác nhau:

• Đầu tiên và quan trọng nhất, khả năng xảy ra tổn hại và mức độ tác động.

ƒ Khi hoạt động ở các khu vực có xung đột và có rủi ro cao, việc hiểu được bối cảnh trở nên rất quan trọng và
cung cấp thông tin cho cả phân tích khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng.

ƒ Khi khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tác động bất lợi ở mức cao, thì thẩm định (Due Diligence)
nên được mở rộng hơn và do đó các đối tác kinh doanh có khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của rủi
ro cao hơn nên được ưu tiên

P 22 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


• Mức độ nghiêm trọng của các tác động được đánh giá theo quy mô, phạm vi và tính chất không thể khắc phục.
ƒ Quy mô là mức độ nghiêm trọng của tác động bất lợi.
ƒ Phạm vi là phạm vi tác động, ví dụ: số lượng cá nhân đang hoặc sẽ bị ảnh hưởng hoặc mức độ thiệt hại môi
trường.
ƒ Tính chất không thể khắc phục là các giới hạn về khả năng đưa các cá nhân hoặc môi trường bị ảnh hưởng về
một tình huống tương đương với tình huống của họ trước tác động bất lợi
• Sau khi các tác động quan trọng nhất được xác định và xử lý, doanh nghiệp nên tiếp tục giải quyết các tác động ít
quan trọng hơn.

2. Gây ra, góp phần hoặc liên quan đến


Khi đánh giá rủi ro, ưu tiên các đối tác kinh doanh và, trong giai đoạn tiếp theo, quản lý rủi ro, các công ty nên xem xét
thêm các khái niệm chính về “gây ra, góp phần hoặc liên quan đến” các tác động bất lợi.

Khuôn khổ này cho phép các công ty xác định những rủi ro liên quan nhất đến công ty đang được xem xét, đối tác kinh
doanh nào nên được ưu tiên quản lý rủi ro và loại quản lý rủi ro nào nên được xem xét.

Mặc dù không có khuôn khổ cố định

Gây ra: các tác động bất lợi đang bắt nguồn trực tiếp từ hành động của công ty (những tác động này luôn phải được
ưu tiên).

Góp phần: hành động của công ty làm tăng khả năng rủi ro trở thành tác động bất lợi thực tế (ví dụ: nếu công ty khuyến
khích vi phạm luật lao động để hoàn thành đơn hàng đúng hạn).

Liên quan đến: một công ty có mối quan hệ với một đối tác kinh doanh mà hành động của bên đó có thể làm tăng khả
năng xảy ra tác động bất lợi, nhưng những hành động này không được khuyến khích hoặc liên kết với các hoạt động
kinh doanh của công ty ban đầu.

3. Xem xét thêm về ưu tiên


Để hỗ trợ thêm việc ưu tiên các hành động quản lý rủi ro, sau khi đánh giá rủi ro và thực hiện vòng ưu tiên đầu tiên, các
thành viên amfori có thể coi việc xác định các đối tác kinh doanh quan trọng là bước tiếp theo tiềm năng.
Về mặt chức năng, đây là câu hỏi về xác định đòn bẩy để xác định các bước tiếp theo là gì, nếu có.
Các đối tác kinh doanh quan trọng được xác định là những đối tác:
• Là nhà cung cấp chính của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định
• Chiếm một phần lớn trong khối lượng mua hàng của thành viên amfori; hoặc

• Có khả năng liên quan đến rủi ro của các tác động bất lợi về nhân quyền

Họ có (hoặc có khả năng có) ảnh hưởng hoặc tác động đến hoạt động kinh doanh của các thành viên amfori BSCI.

Trong bối cảnh các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, các thành viên amfori cũng có thể coi những đối tác
kinh doanh có thể ảnh hưởng theo cách tích cực đến mô hình kinh doanh và danh tiếng của thành viên amfori BSCI là các
các đối tác kinh doanh quan trọng.

Trong một số trường hợp, tất cả các đối tác kinh doanh sẽ được xác định là quan trọng. Trong mọi trường hợp, trạng thái
đối tác kinh doanh quan trọng không được thay thế các trường hợp có nguy cơ tác động bất lợi nghiêm trọng.

Cuối cùng, sau khi các tác động quan trọng nhất được xác định và xử lý, các thành viên amfori cùng với các đối tác kinh
doanh của mình nên tiếp tục giải quyết các tác động ít quan trọng hơn.

Không có cách nào chính xác để xác định ưu tiên. Tuy nhiên, các công ty nên giải thích và bảo vệ một cách đáng tin
cậy cách tiếp cận của họ và, trong mọi trường hợp, mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra sẽ là một khía cạnh
quan trọng của quy trình.
Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 23
Bước 3. Ngừng, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi
Sau khi xác định được rủi ro và ưu tiên các bước tiếp theo, các thành viên nên:

• Dừng các hoạt động gây ra hoặc góp phần gây ra tác động bất lợi.

• Xây dựng và thực hiện các kế hoạch để ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi tiềm ẩn (trong tương lai).

• Xây dựng và triển khai các kế hoạch quản lý rủi ro

BƯỚC 3. Quản lý Rủi ro


Để quản lý rủi ro, sau khi đã xác định được, công ty nên xác định các quy trình nội bộ để xử lý các mối quan hệ với các đối
tác kinh doanh có liên quan theo cách hiệu quả nhất. Các quy trình này sẽ phải:

• Được quản lý cấp cao phê duyệt

• Được thường xuyên đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với các mối quan hệ kinh doanh mới (ví dụ: nếu
vào giữa năm tài chính, một công ty quyết định đưa dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mới vào chiến lược thẩm định (Due
Diligence) chuỗi cung ứng của mình, một số quy trình có thể cần được điều chỉnh)

Tất cả các kế hoạch quản lý rủi ro phải tuân thủ ba lựa chọn được xác định theo Hướng dẫn của OECD:

• tiếp tục mối quan hệ trong suốt quá trình nỗ lực giảm thiểu rủi ro

• tạm dừng mối quan hệ trong khi vẫn tiếp tục giảm thiểu rủi ro

• rời khỏi mối quan hệ kinh doanh sau những nỗ lực giảm thiểu thất bại hoặc khi doanh nghiệp cho rằng việc giảm
thiểu không khả thi hoặc do mức độ nghiêm trọng của tác động bất lợi

Trong khuôn khổ đó, các thành viên amfori BSCI có thể quyết định phương pháp quản lý rủi ro phù hợp nhất với tầm nhìn
của họ về việc triển khai hệ thống amfori BSCI và quản lý và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả.

Các phương pháp quản lý rủi ro thường được sử dụng bao gồm:

Trách nhiệm
• Các thành viên amfori thừa nhận rằng một đối tác kinh doanh nhất định có thể gây rủi ro cho các thành viên amfori

• Các thành viên amfori chủ động chấp nhận rủi ro và hành động, nếu có thể, để quản lý rủi ro, ngay cả khi chỉ có ít
lựa chọn về đòn bẩy hoặc các hành động có thể được thực hiện

• Quản lý cấp cao cần phê duyệt quyết định và chịu hậu quả nếu có vấn đề xảy ra

Quản lý
• Thành viên amfori nhận thức được các rủi ro

• Thành viên amfori xác định các nỗ lực bổ sung để xử lý rủi ro

• Thành viên amfori thực hiện các hành động để giảm thiểu tác động hoặc khả năng rủi ro mà đối tác kinh doanh gây
ra với con người hoặc môi trường

• Thành viên amfori phân bổ các nguồn lực tài chính để hỗ trợ các nỗ lực đã xác định

• Thành viên amfori đánh giá sự thành công của việc quản lý rủi ro và điều chỉnh phù hợp

• Một cá nhân hoặc nhóm chịu trách nhiệm quản lý

P 24 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Cộng tác
• Thành viên amfori chia sẻ trách nhiệm và thẩm quyền của mình với các thành viên amfori khác để thành viên thứ
hai kiểm soát rủi ro thay cho họ

• Đây là một số ví dụ:

ƒ Một thương hiệu yêu cầu nhà nhập khẩu thay mặt họ kiểm soát rủi ro của đối tác kinh doanh.

ƒ Một đối tác kinh doanh yêu cầu đơn vị tuyển dụng thay mặt họ chịu trách nhiệm về lực lượng lao động

• Việc ủy quyền có thể rất hiệu quả nếu cả hai bên trao đổi thông tin thường xuyên và chia sẻ trách nhiệm và nguồn
lực

Không được phép chuyển giao toàn bộ trách nhiệm. Các thành viên amfori và đối tác kinh doanh của họ được kỳ
vọng sẽ biết và thể hiện cách họ hành động phù hợp, để tránh tác động bất lợi mà họ có thể liên quan cũng như tác
động bất lợi đến chính các chủ sở hữu quyền.

Tránh
• Thành viên amfori điều chỉnh các yêu cầu đối tác kinh doanh của mình để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro.

ƒ Một thương hiệu dừng kinh doanh với một nhà nhập khẩu không tiết lộ thông tin thỏa đáng về địa điểm
nguồn cung ứng

ƒ Một thành viên amfori chỉ tìm nguồn cung ứng từ các đối tác địa phương và nổi tiếng

Việc tránh hoàn toàn là không khả thi. Các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ luôn chấp nhận
những rủi ro nhất định và phải luôn chấp nhận việc có thể được yêu cầu thực hiện một số hình thức quy trình thẩm
định. (Due Diligence).

Khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột và có nguy cơ cao (CAHRA)
Trong một số trường hợp, các thành viên amfori sẽ hoạt động ở hoặc tìm nguồn cung ứng từ CAHRA. Trong những tình
huống này, các thành viên nên:

• Đảm bảo họ không chỉ quản lý rủi ro mà còn tích cực đảm bảo họ không góp phần vào các tác động bất lợi trong
các khu vực này.

• Xây dựng các chính sách cụ thể nhằm xác định, ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro về tác động bất lợi liên quan đến
các hoạt động và mối quan hệ của các nhà cung cấp hoạt động ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc có
rủi ro cao. Trong các quy trình này, cần đặc biệt chú ý đến các tác động nhân quyền đối với các nhóm hoặc dân cư
có nguy cơ dễ bị tổn thương hoặc bị gạt ra bên lề xã hội.

BƯỚC 3. Hợp tác


Từ góc độ hệ thống amfori BSCI, hợp tác có thể là một cách tiếp cận hiệu quả để tạo ra tác động tích cực và nền tảng của
chúng tôi khuyến khích sự hợp tác.

Hợp tác là một cách tiếp cận có thể được sử dụng hiệu quả để giải quyết rủi ro và đạt được đòn bẩy trong chuỗi cung
ứng. Sự hợp tác có thể được thực hiện với các bên liên quan khác của amfori BSCI hoặc các bên liên quan khác, chẳng
hạn như các viên chức chính phủ quốc gia hoặc địa phương, các tổ chức xã hội dân sự, công đoàn hoặc các sáng kiến
ngành.

Ngoài ra, hợp tác là chìa khóa để đạt được thành công với các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng. Thẩm định
(Due Diligence) có hiệu quả nhất khi được thực hiện một cách hợp tác.

Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng trong việc thực hiện thẩm định hiệu quả vẫn thuộc về từng thành viên amfori BSCI

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 25


Hợp tác với các đối tác kinh doanh
Đây là những ví dụ về sự gắn kết mang tính xây dựng với các đối tác kinh doanh:

• Theo dõi những thách thức và cải thiện liên quan đến rủi ro xã hội và hiệu suất của họ một cách thường xuyên

• Xây dựng chuyên môn chung về hiệu quả của việc thẩm định (Due Diligence)

• Trao đổi thông tin về các chiến lược và kết quả tương tác của các bên liên quan

• Hỗ trợ họ phát triển và thực hiện các kế hoạch cải thiện liên tục và các kế hoạch khắc phụ

Hợp tác với các thành viên amfori khác


Đây là những ví dụ về hợp tác mang tính xây dựng với các thành viên amfori khác:

THAM GIA LỰC LƯỢNG:


gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các chính
phủ không bảo vệ công dân

KHUYẾN KHÍCH:
Các đối tác kinh doanh
TRAO ĐỔI:
hoàn thành các khóa học thông tin về cách tiếp cận
liên quan trong Học viện tương ứng của họ để hợp tác
amfori (amfori Academy) với các bên liên quan

amfori collaboration
of members

TÔN TRỌNG: YÊU CẦU:


chiến lược giám sát được một đối tác kinh doanh
xác định bởi thành viên chung ký Bộ Quy tắc Ứng
amfori BSCI nắm giữ RSP xử của amfori BSCI

HỖ TRỢ:
thực hiện các hành động cải
thiện và khắc phục liên tục

Hình 2: Sự hợp tác của các thành viên amfori BSCI (thiếu hình 2)

amfori cung cấp hai nền tảng để hỗ trợ sự hợp tác của các thành viên:

• Nền tảng Cộng đồng amfori: Cổng thông tin liên lạc để các Thành viên amfori thảo luận và so sánh kinh nghiệm

• Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform): một cách đơn giản để chia sẻ và trao đổi thông tin
với các thành viên amfori khác.

P 26 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hợp tác với các bên liên quan bên ngoài
Đây là những ví dụ về sự hợp tác hiệu quả với các bên liên quan bên ngoài, một khía cạnh cốt lõi của thẩm định (Due
Diligence): :

• Các bên liên quan tại địa phương như cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội dân sự sẽ hỗ trợ quản lý rủi ro
hiệu quả. Để hợp tác hiệu quả với các cộng đồng địa phương, các kênh truyền thông đầy đủ (biển hiệu hoặc trang
web với các thông tin sau: email, điện thoại di động, hộp thư) cần được cung cấp và được cộng đồng địa phương
biết đến

• Chính phủ và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): sự hợp tác có thể hỗ trợ việc áp dụng luật lao
động tại quốc gia có nguồn cung ứng

• Công đoàn ở các quốc gia có nguồn cung ứng: hợp tác có thể giúp nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của
người lao động; có thể hữu ích trong việc xử lý khiếu nại

• Các Tổ chức Xã hội Dân sự: sự hợp tác có thể mang lại kiến thức về các rủi ro, nguyên nhân gốc rễ của các rủi ro đó
và thông tin có giá trị và tư vấn về cách đảm bảo rằng nhân quyền được tôn trọng ngay từ đầu

Việc hợp tác với các bên liên quan bên ngoài tạo điều kiện cho việc đạt được một giải pháp bền vững, đặc biệt là khi đã xác
định được là nguyên nhân gốc rễ của rủi ro xã hội và hiệu suất nằm ngoài chuỗi cung ứn

QUAN TRỌNG: Mặc dù thành viên amfori BSCI có thể không có công cụ để giải quyết riêng các bên liên quan
bên ngoài này, các nhóm amfori có thể hỗ trợ trong việc điều phối..

BƯỚC 3. Ngừng Hợp tác kinh doanh một cách Có trách nhiệm
Các lý do để ngừng hợp tác với các đối tác kinh doanh có thể khác nhau và tích tụ theo thời gian, nhưng ngừng hợp tác
nên được coi là một biện pháp phải thực hiện vì những tác động nghiêm trọng nhất xảy ra (ví dụ: đối tác kinh doanh tham
gia vào các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng) hoặc là một biện pháp cuối cùng sau nhiều lần cố gắng giảm thiểu rủi ro
đã xác định.

Việc ngừng hợp tác kinh doanh có thể là một phản ứng thích hợp nếu có sự thiếu tin tưởng nghiêm trọng do hành vi của
đối tác kinh doanh gây ra.

Niềm tin có thể bị phá vỡ đột ngột, nhưng thường được kiểm chứng sau một số cảnh báo rằng niềm tin có thể bị đe dọa,
bởi vì đối tác kinh doanh:

• Không cung cấp thông tin liên quan và chính xác về các cơ sở sản xuất của mình

• Không hợp tác với các đối tác kinh doanh của chính mình để cung cấp thông tin một cách thường xuyên

• Không xác thực rằng các đối tác kinh doanh của mình thực hiện kế hoạch khắc phục của họ

• Thể hiện rõ rệt sự miễn cưỡng trong việc tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• Thể hiện rõ ràng rằng không có khả năng khắc phục các vấn đề hoặc thể hiện sự cải thiện theo thời gian.

• Gây tổn hại đến tính toàn vẹn của việc đánh giá bằng các hình thức hối lộ, giả mạo hoặc xuyên tạc trong chuỗi cung
ứng.

Những ví dụ này có thể xảy ra ở cấp độ thương mại hóa (ví dụ: bên trung gian vi phạm mối quan hệ tin cậy) hoặc ở cấp độ
sản xuất (ví dụ: công ty sản xuất).

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 27


Những vi phạm về lòng tin này có thể được xác định:

• trong quá trình đánh giá amfori BSCI và được đánh giá viên coi là đủ nghiêm trọng để đưa ra cảnh báo không dung
thứ

• trong các chuyến thăm đặc biệt hoặc quy trình thuê nhà cung cấp

• theo thời gian, vì kết quả từ các hoạt động đánh giá được xem xét và không có tiến bộ hoặc cải thiện nào được xác
định.

Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 5: Cách để thực hiện Quy định Không Dung thứ.

Ngừng hợp tác kinh doanh là biện pháp cuối cùng


Các doanh nghiệp không nên dừng kinh doanh đột ngột và việc ngừng hợp tác nên được coi là biện pháp cuối cùng, sau
khi các giải pháp khác đã được kiểm chứng. Điều quan trọng là các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ nên
tiến hành thực hành mua hàng có trách nhiệm nhiều nhất có thể.

Đây là một số khía cạnh cần xem xét trước khi ngừng kinh doanh hoặc chấm dứt hợp đồng với một đối tác kinh doanh, tất
cả đều phải có sự hợp tác của các bên liên quan:

• Ngừng kinh doanh có phải là phương án thay thế tốt nhất không?

• Những tác động bất lợi có thể có đối với doanh nghiệp nếu dừng quan hệ đối tác là gì?

• Những tác động bất lợi có thể có đối với người lao động của nhà sản xuất nếu dừng quan hệ đối tác là gì?

• Vấn đề có thể được giải quyết theo cách khác không?

• Có đối tác kinh doanh thay thế nào tốt hơn không?

• Vấn đề đã xác định có phải là chỉ riêng ở khu vực đó không?

Các vấn đề hệ thống


Một số thiếu sót về hoạt động xã hội liên quan đến các vấn đề hệ thống trong lĩnh vực, khu vực hoặc quốc gia. Điều này
khiến việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế khác khó khăn hơn. Điều quan trọng là phải hợp tác với các bên liên quan, để
họ có thể hỗ trợ phương pháp cải thiện liên tục và cuối cùng hiểu được lý do dài hạn tại sao công ty của bạn ngừng kinh
doanh hoặc duy trì kinh doanh với một đối tác có vấn đề.

Quy trình dừng Kinh doanh


Mỗi thành viên amfori BSCI phải chọn cách thức và thời điểm đưa ra quyết định dừng kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định
phải luôn dựa trên các thủ tục đã được thống nhất trước, bao gồm:

Lý do được truyền đạt rõ ràng: Các thành viên amfori BSCI nên hướng đến việc cung cấp cho các đối tác kinh doanh
tiềm năng và thực tế những lý do có thể được coi là một hành vi vi phạm niềm tin. Điều này nên được thể hiện bằng
điều khoản hủy bỏ hoặc chấm dứt trong hợp đồng càng rõ ràng càng tốt, đây sẽ là cách nghiêm ngặt nhất để thực thi
Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

Quy trình cảnh báo: Các thành viên amfori BSCI nên thiết lập một quy trình để đưa ra các cảnh báo trước khi dừng kinh
doanh. Điều này cũng sẽ giúp công ty trong quá trình tìm kiếm các đối tác kinh doanh thay thế.

Quy trình truyền thông: Các thành viên amfori BSCI nên đặt mục tiêu có một quy trình truyền thông để giải quyết các
trường hợp mà đối tác kinh doanh liên quan đã bị phương tiện truyền thông nhắm đến. Trong trường hợp như vậy,
quyết định dừng kinh doanh cần được phân tích một cách cực kỳ cẩn trọng vì quyết định đó có thể hoàn toàn phản tác
dụng và gây ra mối quan ngại của các bên liên quan.

P 28 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Sự tham gia của các bên liên quan: Các thành viên amfori BSCI nên thường xuyên hợp tác với người tiêu dùng và các
bên liên quan khác để minh bạch về mô hình kinh doanh của họ và lý do tại sao họ có thể dừng kinh doanh với các đối
tác dựa trên hoạt động xã hội.

Dừng kinh doanh hoặc hợp đồng: Hợp đồng kinh doanh và/hoặc quan hệ kinh doanh nên được chấm dứt theo các điều
khoản đã thỏa thuận và sau các cảnh báo đã thỏa thuận. Dừng kinh doanh vì đối tác kinh doanh không sẵn sàng thực
hiện một biện pháp cần thiết để tôn trọng nghĩa vụ của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không làm thay đổi các thỏa
thuận hợp đồng (ví dụ: các nghĩa vụ tài chính từ các hợp đồng hiện tại cần phải được thực hiện).

QUAN TRỌNG: amfori không khuyến khích các thành viên amfori BSCI dừng kinh doanh chỉ dựa trên đánh giá
của amfori BSCI, vì điều này mâu thuẫn với các giá trị và nguyên tắc của hệ thống amfori BSCI.

BƯỚC 3. Sự Hợp tác có Ý nghĩa của Các bên liên quan


Các bên liên quan là các cá nhân, cộng đồng hoặc tổ chức bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến sản phẩm, hoạt động,
thị trường, ngành và kết quả của tổ chức. Lập bản đồ và hợp tác với các bên liên quan, bao gồm những người làm việc
trong một đối tác kinh doanh, là những phần không thể thiếu trong quá trình thẩm định (Due Diligence) của các thành
viên amfori và đối tác kinh doanh của họ.

Sự hợp tác có ý nghĩa phụ thuộc vào:

Năng khiếu: Không bên nào có ý định thuyết phục bên kia về quan điểm hoặc cách tiếp cận của họ, mà thay vào đó họ
tập trung vào các mục tiêu chung

Lợi ích: Họ tìm kiếm các giải pháp lâu dài thay vì nhu cầu ngắn hạn

Thường xuyên: Chương trình làm việc đã thỏa thuận được thực hiện liên tục và không chỉ trong trường hợp xảy ra
khủng hoảng tức thời

Xác định các Nhóm Các bên liên quan


Từ quan điểm của một thành viên amfori BSCI, bảng dưới đây cho thấy các nhóm bên liên quan tiềm năng (tổ chức và cá
nhân) và sự liên quan của họ ở các giai đoạn riêng biệt của việc triển khai hệ thống amfori BSCI.

Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể dựa vào công việc hợp tác của các bên liên quan amfori BSCI. Điều quan trọng
cần lưu ý là các tiêu chuẩn quốc tế kỳ vọng tất cả các doanh nghiệp hợp tác một cách có ý nghĩa với các bên liên quan. Tuy
nhiên, thừa nhận rằng điều này có thể dẫn đến một số khó khăn, các tiêu chuẩn này cho phép các công ty ưu tiên những
người sẽ hợp tác và sử dụng các bên trung gian khi tham gia trực tiếp có thể không khả thi.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 29


Các giai đoạn của amfori BSCI Các bên liên quan trong công ty Các bên liên quan bên ngoài

Chính sách, xác định phạm vi và • Quản lý cấp cao • Đối tác Kinh doanh
đánh giá • Bộ phận tìm nguồn cung ứng/mua • amfori
(dựa trên các quy tắc và định hàng • Liên đoàn công đoàn
hướng chiến lược) • Bộ phận Tuân thủ/pháp lý • Các tổ chức xã hội dân sự
• Văn phòng mua hàng tại địa phương

Hành động và hòa nhập •B  ộ phận tìm nguồn cung ứng/mua • Đối tác Kinh doanh
(theo định hướng nhiệm vụ) hàng • amfori
• Nhân viên văn phòng mua hàng tại địa • Các Thành viên amfori khác
phương • Đại diện amfori Quốc gia
• Các vấn đề của công ty và chính phủ • Các cơ quan chuyên trách của Liên
Hợp Quốc (ILO, UNICEF, UNHCR,
UNWOMEN, IOM)
• Các cơ quan chính phủ
• Các công đoàn địa phương

Biết và thể hiện (truyền thông • Bộ phận CSR • Các nhóm vận động
và định hướng trách nhiệm giải • Phòng tuân thủ • Người tiêu dùng
trình) • Bộ phận truyền thông • Mạng amfori
• Đối tác Kinh doanh
• Công đoàn
• Công nhân của đối tác kinh doanh hoặc
bên trung gian của họ
• Các cơ quan chính phủ

Bảng 2: Các nhóm bên liên quan tiềm năng hỗ trợ triển khai amfori BSCI

Mức độ hợp tác của các bên liên quan


Bảng dưới đây cho thấy phân loại được sử dụng nhiều nhất để xác định mức độ hợp tác tùy thuộc vào:
• Ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng và các bên liên quan khác

• Sự quan tâm của họ đối với hoạt động của công ty

Hình 3: Cách để hợp tác với các bên liên quan

P 30 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Lợi ích của sự hợp tác của bên liên quan
Các bên liên quan nội bộ và bên ngoài có thể là đồng minh tốt cho các công ty, bởi vì họ có thể giúp tập trung vào hầu hết
các vấn đề có liên quan, do đó tối đa hóa nguồn lực. Thật vậy, các bên liên quan có thể:

• chú ý đến các vấn đề cụ thể, thị trường và các tác nhân trong chuỗi cung ứng

• ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về hoạt động và rủi ro xã hội trong chuỗi cung ứng

• nắm giữ kiến thức riêng và cụ thể về các tác nhân, vấn đề và hoàn cảnh địa phương mà thành viên amfori BSCI có
thể khó hoặc không thể có được

• bổ sung hoặc thách thức thông tin thu thập được thông qua đánh giá xã hội và các công cụ đánh giá amfori

• cộng tác để tìm ra nguyên nhân gốc và xây dựng năng lực để thu hẹp khoảng trống hiện có

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 31


Bước 4. Theo dõi việc Thực hiện và Kết quả
Để đảm bảo rủi ro được quản lý, giảm thiểu, loại bỏ và khắc phục một cách hiệu quả, các công ty nên theo dõi và theo dõi
việc thực hiện cũng như hiệu quả của các cam kết, hoạt động và mục tiêu nội bộ của chính doanh nghiệp về thẩm định
(Due Diligence).

Điều này có thể bao gồm:

• Kiểm tra, đánh giá và giám sát do bên thứ ba thực hiện hoặc nội bộ (bao gồm đánh giá xã hội amfori BSCI)

• Đánh giá dữ liệu liên quan cụ thể về amfori Insights, dữ liệu bên ngoài và các tài liệu khác

• Đánh giá định kỳ các mối quan hệ kinh doanh

• Tham vấn hoặc hợp tác với các chủ bản quyền bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng.

P 32 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Bước 5. Truyền đạt cách giải quyết các Tác động
Tối thiểu mỗi năm các thành viên amfori phải báo cáo công khai thông tin liên quan đến các quy trình thẩm định (Due
Diligence), liên quan đến tính bảo mật thương mại và các mối quan ngại về cạnh tranh hoặc bảo mật khác. Những báo
cáo này nên bao gồm:

• Phương pháp để xác định và đánh giá rủi ro

• Kết quả của quá trình đánh giá rủi ro và ưu tiên

• Các bước được thực hiện để quản lý, giảm thiểu và loại bỏ rủi ro và hỗ trợ nạn nhân

Việc tuân thủ khuôn khổ sáu bước có thể hữu ích để lập báo cáo và các cơ chế báo cáo khác (chẳng hạn như Sáng kiến Báo
cáo Toàn cầu) cũng có thể hữu ích để bổ sung cho việc báo cáo thẩm định (Due Diligence).

Thông tin phải được công bố theo cách dễ dàng tiếp cận và phù hợp với hoạt động của công ty. Cần nỗ lực để đảm bảo các
bên liên quan tại địa phương cũng có thể tiếp cận thông tin này (ví dụ: bằng cách đảm bảo báo cáo được viết bằng ngôn
ngữ thích hợp và được cung cấp qua các kênh mà các bên liên quan tại địa phương có thể tiếp cận).

Việc báo cáo và công bố thông tin bền vững, bao gồm cả thẩm định (Due Diligence), cũng có thể được yêu cầu theo luật.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 33


Bước 6. Triển khai hoặc hợp tác trong việc Khắc phục khi
thích hợp
Để hỗ trợ khắc phục hiệu quả và kịp thời, các thành viên nên:

• Cam kết triển khai hoặc hợp tác trong các trường hợp cần khắc phục

• Hợp tác với thiện chí với các cơ chế tư pháp hoặc phi tư pháp

• Thiết lập cơ chế khiếu nại cấp hoạt động (OLGM) phù hợp với Nguyên tắc UNGP 31

• Hợp tác với đại diện của người lao động và công đoàn để thiết lập một quy trình thông qua đó họ có thể khiếu nại
với doanh nghiệp

• Khuyến khích và hỗ trợ các đối tác kinh doanh sử dụng chức năng cải thiện liên tục của Nền tảng bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform)

BƯỚC 6. Cơ chế Khiếu nại


Trách nhiệm giải trình có thể được định nghĩa là nghĩa vụ của một cá nhân hoặc tổ chức trong việc giải trình các hoạt động
của mình và chấp nhận trách nhiệm đối với họ. Thiếu trách nhiệm giải trình (nhận thức hoặc thực tế) có thể làm giảm sự
tôn trọng của công chúng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Việc thiết lập và duy trì một cơ chế khiếu nại hiệu quả là một yếu tố thiết yếu của một công ty có trách nhiệm và thực hiện
trách nhiệm giải trình. Một số khu vực pháp lý cũng quy định trong luật rằng các công ty phải thiết lập quy trình khiếu nại.

Các cơ chế khiếu nại phải được thiết lập với cam kết thực sự để lắng nghe tiếng nói của người lao động và các mối quan
ngại của cộng đồng. Chúng phải được liên kết với việc theo dõi và khắc phục công bằng khi cần thiết. Nếu không, hiệu quả
của việc thiết lập cơ chế khiếu nại có thể phản tác dụng và tạo ra sự nghi ngờ. Khi được thực hiện đúng cách, các cơ chế
này là một kênh giao tiếp bổ sung với cả các bên liên quan nội bộ (nhân viên) và các bên liên quan bên ngoài (ví dụ: cộng
đồng) để lường trước các rủi ro hoặc tổn hại trước khi các vấn đề đó trở nên nghiêm trọng.

Nếu một cơ chế khiếu nại được thiết lập một cách thích hợp, cơ chế đó sẽ dẫn đến:

Sự hợp tác: Củng cố mối quan hệ công ty với người lao động. Nếu người lao động nhận ra rằng họ không chỉ có thể chia
sẻ mối quan ngại mà còn nhận được các giải pháp kịp thời, họ sẽ cảm thấy có động lực hơn và sẵn sàng làm việc tốt hơn.
Điều này có thể dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt hơn và năng suất được cải thiện.

Sự tự tin: Cơ chế này củng cố sự tự tin về cách quản lý doanh nghiệp kinh doanh và liên quan đến lực lượng lao động,
điều này sẽ nhận thấy rõ trong bất kỳ cuộc đánh giá nào và/hoặc chuyến thăm của các khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Nhận thức: Đây là phương tiện tuyệt vời để nâng cao nhận thức của người lao động về các quyền và nghĩa vụ của họ.
Người lao động có thể tìm hiểu xem một số khiếu nại nhất định có hợp lý hay không, hoặc kết luận có được chia sẻ công
khai (tôn trọng tính bảo mật cần thiết của người lao động) hay không.

Ngoài những nỗ lực cụ thể mà mỗi thành viên amfori BSCI có thể thực hiện để thiết lập và duy trì văn hóa trách nhiệm
giải trình, amfori đã thiết lập cơ chế khiếu nại riêng để giải quyết mối quan ngại của các bên liên quan một cách kịp thời
và hiệu quả.

Hơn nữa, các thành viên amfori BSCI nên khuyến khích tất cả các bên trong chuỗi cung ứng của họ thiết lập cơ chế khiếu
nại của riêng họ. amfori cung cấp hướng dẫn chi tiết cho các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ về
cách thiết lập cơ chế khiếu nại cấp hoạt động (OGM) hiệu quả: Hướng dẫn 4: Cách Thiết lập Cơ chế Khiếu nại ở Cấp độ Hoạt
động Hiệu quả.

P 34 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 35
amfori
The Gradient Building
Avenue de Tervueren 270
1150 Brussels
Fax: +32 2 762 75 06
Phone: +32 2 762 05 51
E-mail: info@amfori.org

Find and follow us: /amfori


2022

Hướng dẫn Sử dụng Hệ


thống amfori BSCI

Phần 2: Phương
pháp Đánh giá
amfori BSCI

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống


amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022.
Phiên bản này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do
amfori ban hành cho đến nay.
Giới thiệu

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI đã được cập nhật vào năm 2022. Đối tượng của tài liệu này chủ yếu là các thành
viên amfori, đối tác kinh doanh của họ và các đối tác giám sát của amfori và đánh giá viên. Bản cập nhật Hướng dẫn sử
dụng Hệ thống amfori BSCI này có bốn phần chính và các tài liệu Hướng dẫn để cung cấp thông tin chi tiết cho các đối
tượng trên và người dùng hệ thống.

Trong từng phần có các thông tin về các quy tắc và quy trình kinh doanh của Hệ thống amfori BSCI.

Phần 1 / giải thích phương pháp và các bước triển khai thẩm định (Due Diligence) của amfori BSCI trong thực tế cùng với
các công cụ và dịch vụ thực tế mà amfori cung cấp cho các thành viên và đối tác kinh doanh của họ.

Phần 2 / hướng đến các thành viên amfori, đối tác kinh doanh, công ty đánh giá và đánh giá viên của họ. Phần này cung
cấp cả cái nhìn tổng quan về cách phương pháp đánh giá toàn diện của amfori BSCI và giải thích về toàn bộ quy trình đánh
giá của amfori BSCI, từ việc yêu cầu, lên lịch đến thực hiện đánh giá và theo dõi.

Phần 3 / hỗ trợ cho các thành viên amfori và đánh giá viên trong việc diễn giải thích các câu hỏi của bảng câu đánh giá
amfori BSCI.

Phần 4 / có bốn chương diễn giải cho các đối tác kinh doanh về tất cả các tài liệu và hướng dẫn liên quan mà amfori BSCI
cung cấp cho họ và các hướng dẫn cụ thể về những kỳ vọng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

18 tài liệu hướng / dẫn được biên soạn để hỗ trợ các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ trong việc triển
khai các Hoạt động Đánh giá amfori BSCI: Tự đánh giá, Đánh gíá Xã hội amfori và Cải thiện Liên tục.

P 2 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


Lời nói đầu

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022. Phiên bản
này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do amfori ban hành cho đến nay.

Các tài liệu dưới đây tiếp tục được áp dụng vì vẫn còn hiệu lực:

Tài liệu amfori BSCI

Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (v.2021)


Quy định Báo cáo Đánh giá amfori BSCI (có trên Nền tảng Bền vững amfori Sustainability Platform)
Điều lệ phối hợp của amfori a.i.s.b.l.
Hướng dẫn giản lược: Luật Phòng chống Nô lệ thời hiện đại của Vương quốc Anh
Tuyên bố Quan điểm: Luật Lao động Trẻ em Mới ở Ấn Độ
Hướng dẫn: Công dân Syria làm việc trong chuỗi cung ứng của Thổ Nhĩ Kỳ
Người tị nạn trong Chuỗi Cung ứng: Hướng dẫn Xác định và Quản lý Rủi ro
Sổ tay Đối thoại Xã hội về Giới tính
Thực hành mua sắm có trách nhiệm trong Đại dịch COVID-19
Hướng dẫn để các thành viên amfori Đánh giá hoạt động Bóc lột Tiềm
ẩn liên quan đến Lao động Cưỡng bức của Nhà nước
Kinh doanh có trách nhiệm trong các Khu vực bị Ảnh hưởng bởi Xung đột và Rủi ro Cao –
Hướng dẫn dành cho các Thành viên amfori
Hành trình trả lương sinh hoạt của amfori: Dự trữ và thiết lập con đường phía trước
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại lớn,
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại nhỏ và rất nhỏ

MEMOs dành cho Giám sát viên và Đánh giá viên, vui lòng xem Trang web amfori.

MEMO (ACs 2016/03 - 1): Auditing Arrangements under BSCI 2.0


MEMO (ACs 2016/11 - 2): Child Labour Amendment Act in India
MEMO (ACs 2017/03 - 1): Evaluating Double Book Keeping- Turkey
MEMO (ACs 2018/05 - 1): Social Insurance and Welfare in PRC
MEMO (ACs 2018/06 - 2): Minimum Content for amfori BSCI Audit Report
MEMO (MPs 2019/10 - 1): Fire Safety in India
MEMO (ACs 2021/05 - 1): Fair Recruitment
MEMO (ACs 2021/07 - 1): Supply Chain Grievance Mechanism
MEMO (ACs 2021/09 - 2): Audit Errors
MEMO (ACs 2021/10 - 3): Building & Fire Safety in PRC
MEMO (ACs 2022/01 - 1):Combined Audits Procedure
MEMO (ACs 2023/01 - 1): Audit Durations
MEMO (ACs 2023/01 - 2): Recruitment Fee
MEMO (ACs 2023/01 - 3): Türkiye Building Safety & Earthquake Readiness
MEMO (ACs 2023/02 - 1): Working Hours
MEMO (ACs 2023/02 - 2): Living Wage

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 3


Nội dung

1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 5

2. TRÁCH NHIỆM TRONG KINH DOANH 6

3. QUYẾT ĐỊNH LOẠI ĐÁNH GIÁ 9

4. CÁC TÍNH NĂNG NỔI BẬT CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 13

5. HỆ THỐNG XẾP HẠNG ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 16

6. CHU KỲ ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 18

7. PHẠM VI CỦA ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 20

8. CHỌN CÔNG TY ĐÁNH GIÁ 21

9. LẬP LỊCH ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 22

10. THỜI GIAN CỦA ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 25

11. CÁCH CÁC THÀNH VIÊN AMFORI CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 27

12. CÁCH CÁC NHÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH CỦA CÔNG TY ĐÁNH GIÁ CÓ
THỂ CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 28

13. CÁCH ĐÁNH GIÁ VIÊN CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 29

14. THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 30

15. CẢI THIỆN LIÊN TỤC 34

16. THEO DÕI VÀ CẢI THIỆN LIÊN TỤC 35

P 4 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


1. Phương pháp Đánh giá
amfori BSCI
Phần này của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI hướng đến các thành viên amfori, đối tác kinh doanh, công ty
đánh giá và đánh giá viên của họ. Phần này cung cấp cả cái nhìn tổng quan về cách phương pháp đánh giá toàn diện của
amfori BSCI và giải thích về toàn bộ quy trình đánh giá của amfori BSCI, từ việc yêu cầu, lên lịch đến thực hiện đánh giá
và theo dõi.

Phần này sẽ giúp hiểu rõ hơn:

• Vì sao phương pháp Đánh giá amfori BSCI lại có tính độc đáo

• Các loại đánh giá khác nhau

• Cách chuẩn bị, tiến hành và theo dõi của một hoạt động đánh giá amfori BSCI

Phương pháp đánh giá được mô tả trong mức độ thực hiện đánh giá amfori BSCI và trên Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform).

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 5


2. Tránh nhiệm trong Kinh
doanh
Trong bối cảnh đánh giá amfori BSCI được hiểu là một phương pháp có hệ thống cho phép các thành viên amfori xác định,
đánh giá và giảm thiểu rủi ro trên toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Đánh giá giúp các thành viên amfori và các đối tác kinh
doanh của họ chủ động xác định rủi ro và các vấn đề quan trọng và cho phép họ đưa ra quyết định nhằm cải thiện chất
lượng và hiệu quả của các phương pháp tiếp cận về cung ứng có trách nhiệm thông qua việc sử dụng các công cụ, dịch vụ và
phương pháp đánh giá của amfori.

Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGP) nêu rõ rằng tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh có trách nhiệm ngăn chặn và giảm thiểu các tác động bất lợi về nhân quyền:

• Gây ra bởi các hoạt động của chính họ

• Có liên quan đến hoạt động của họ thông qua quan hệ kinh doanh

Các UNGP được mở rộng theo Hướng dẫn của OECD, cung cấp khuôn khổ cho các doanh nghiệp để thực hiện các hệ thống
quản lý nguồn cung ứng có trách nhiệm.

Hệ thống amfori BSCI hỗ trợ các thành viên của mình thực hiện điều này bằng cách cung cấp cho các thành viên khả năng:

• Lập bản đồ chuỗi cung ứng đầu vào của họ

• Đánh giá việc thẩm định (Due Diligence) và rủi ro của các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng

• Theo dõi tiến độ và cải thiện liên tục

• Cộng tác với các doanh nghiệp khác trong hệ thống amfori BSCI để khắc phục hiệu quả mọi vấn đề đã xác định

Công cụ Bền vững amfori


Có một số công cụ amfori BSCI dành cho các thành viên amfori và đối tác kinh doanh để thực hiện thẩm định (Due Diligence)
một cách hiệu quả trong chuỗi cung ứng của họ. Bao gồm:

Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform): https://platform.amfori.org/ui. Để bắt đầu lập bản đồ
chuỗi cung ứng của bạn, hãy lên lịch các hoạt động đánh giá cho các nhà sản xuất và quản lý hoạt động chuỗi cung ứng

Nền tảng Cộng đồng amfori: Cổng thông tin liên lạc để các thành viên amfori thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm

Học viện amfori (amfori Academy): https://amfori-Academy.amfori.org/. Để đăng ký các buổi đào tạo và truy cập tất cả
các tài liệu học tập của chúng tôi cho bạn và các nhà sản xuất của bạn

amfori Insights: để truy cập tất cả thông tin hiệu suất chuỗi cung ứng thông qua trực quan hóa dữ liệu mang tính tương
tác.

Trang web của amfori: www.amfori.org. Để truy cập tin tức mới nhất về amfori BSCI, amfori BEPI và Vận động chính sách
amfori (amfori Advocacy)

Các thành viên amfori có thể truy cập tất cả các công cụ với một bộ thông tin đăng nhập người dùng. Đây được gọi là ‘Đăng
nhập một lần’

Nền tảng Bền vững amfori


Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) cung cấp cho người dùng (các thành viên amfori, đối tác kinh
doanh, công ty đánh giá và cá nhân) một cách thức thực tế, thân thiện với người dùng để quản lý hiệu suất bền vững và đánh
giá chuỗi cung ứng của họ, bao gồm cả cái nhìn toàn diện về phân tích dữ liệu.

Cách đăng ký thành viên trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)?
Quản trị viên chính của amfori BSCI có thể tạo tài khoản người dùng cho nhân viên và có thể quyết định bạn có vai trò/quyền
truy cập nào trên Nền tảng Bền vững, tùy thuộc vào trách nhiệm của họ.

P 6 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


Vui lòng xem Tài liệu hướng dẫn được chuẩn bị cho:
• Các thành viên amfori BSCI
• Đối tác kinh doanh của các thành viên amfori

• Các công ty đánh giá amfori

amfori Sustainability Platform định nghĩa nội bộ các loại tài khoản người dùng khác nhau cho các thành viên amfori, đối tác
kinh doanh của họ và các công ty đánh giá của amfori tương ứng với việc phân chia nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ và điều
chỉnh các tương tác giữa họ.

Thành viên amfori trên Nền tảng Bền vững


Để sử dụng dịch vụ amfori, các thành viên amfori phải đăng ký và đăng nhập vào Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform). Ở đó, họ có thể thiết lập mối quan hệ Nền tảng với các đối tác kinh doanh

RSP có nghĩa là gì và được quản lý như thế nào?


RSP là viết tắt của trách nhiệm (responsibility). Những người có RSP có thể sử dụng đòn bẩy của họ để hợp tác chặt chẽ hơn
với các đối tác kinh doanh của họ và thúc đẩy các hoạt động cải thiện. So với các thành viên được liên kết khác, người có RSP
có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trên Nền tảng Bền vững đối với các quy trình đánh giá. Mặc dù nhiều thành viên có thể dùng
nguồn cung từ cùng một Đối tác Kinh doanh, nhưng chỉ một thành viên có thể là người có RSP cho Đối tác Kinh doanh đó.
Các thành viên nên nhận RSP về những đối tác kinh doanh mà họ có ý định chủ động đánh giá và hỗ trợ. RSP áp dụng cho
toàn bộ công ty Đối tác Kinh doanh và tất cả các cơ sở.

Người có RSP có độc quyền yêu cầu hoạt động đánh giá ba tháng trước ngày hết hạn:
• Một chu kỳ đánh giá kết thúc hai năm sau khi nộp bản đánh giá toàn diện
• Hoạt động đánh giá toàn diện sắp hết hạn: đây là khi người có RSP dự kiến sẽ có hoạt động đánh giá theo dõi được
thực hiện trong vòng 2-12 tháng sau khi gửi đánh giá toàn diện
• Nếu RSP không hoạt động trong vòng hai tháng trước khi chu kỳ kết thúc, RSP sẽ có thể được các thành viên được
liên kết khác tiếp quản. Cho đến khi RSP được tiếp quản, người có RSP hiện tại vẫn giữ tất cả các quyền và nghĩa vụ.

QUAN TRỌNG: RSP có thể được tiếp quản hai tháng trước khi chu kỳ đánh giá hết hạn.

Thông báo được tự động gửi qua email từ Nền tảng đến người dùng có liên quan, tùy thuộc vào mức độ cấp phép của họ.
Các cài đặt này được quản lý trong phần quản trị của Nền tảng. Thông báo được gửi cho tất cả các tính năng chính, liên quan
đến Đánh giá, thông báo về việc có thể tiếp quản RSP và mọi trường hợp Không dung thứ được nêu ra. Những thông báo
này có thể được cấu hình để chỉ gửi một số thông báo nhất định cho những người dùng cụ thể.

Khung thời gian RSP cho một Đối tác Kinh doanh với một số cơ sở
RSP của một Đối tác Kinh doanh bao gồm tất cả các cơ sở được lập bản đồ theo đó. Khi một Đối tác Kinh doanh có nhiều cơ
sở và các cơ sở có các hoạt động đánh giá liên tục hoặc kết quả hợp lệ, ngày hết hạn mới nhất giữa các cơ sở sẽ xác định
khung thời gian RSP.

Tóm tắt quản lý RSP:


• Đối tác Kinh doanh chỉ có thể có một người có RSP
• Một hoạt động kiểm tra/đánh giá chỉ có thể do Người có RSP yêu cầu
• Người có RSP là người liên hệ chính trong trường hợp có cảnh báo không dung thứ
• RSP áp dụng cho toàn bộ công ty Đối tác Kinh doanh và tất cả các cơ sở
• Người có RSP có thể hủy hoạt động đánh giá tại bất kỳ thời điểm nào cho đến khi hoạt động được lên lịch bởi công ty
đánh giá
Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 7
• Khi một hoạt động đánh giá được yêu cầu, RSP không thể được hủy bỏ trước khi kết quả đánh giá được gửi
• Người có RSP duy trì hiệu lực của chu kỳ đánh giá cho Đối tác Kinh doanh và huấn luyện Đối tác Kinh doanh trong
các giai đoạn cải thiện liên tục

Để nhận và hủy RSP cho Đối tác Kinh doanh, vui lòng xem Tài liệu Hướng dẫn sau đây.

Tạo ra sự Hợp lực thông qua Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform)
Hệ thống amfori BSCI nhằm mục đích tránh sự mệt mỏi trong đánh giá và tạo ra sự hợp lực giữa các thành viên amfori khác
nhau và các đối tác kinh doanh của họ. Mục tiêu này được thực hiện thông qua nhiều tính năng của hệ thống amfori BSCI,
chẳng hạn như Nền tảng Bền vững amfori cho phép các thành viên amfori BSCI và người dùng kết nối, giao tiếp và chia sẻ:
• Các đối tác kinh doanh (ví dụ: nhà sản xuất, nhà máy hoặc trang trại) trong chuỗi cung ứng của họ
• Thông tin liên quan đến các hoạt động đánh giá cho các đối tác kinh doanh đó

• Hoạt động Cải thiện liên tục

Giới thiệu về Trạng thái Thành viên được Liên kết


Các thành viên amfori có thể liên kết bản thân với các đối tác kinh doanh đã có trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform).

Bằng cách liên kết với các nhà sản xuất trong Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform), các thành viên
amfori BSCI sẽ được thông báo về tiến độ và cải thiện liên tục của các đối tác kinh doanh này và sẽ được cảnh báo về các vấn
đề quan trọng liên quan đến họ (ví dụ: các trường hợp khẩn cấp hoặc các trường hợp không dung thứ). Các thành viên được
liên kết có cùng quyền và nghĩa vụ với người có RSP ngoại trừ những quyền và nghĩa vụ liên quan đến chiến lược đánh giá.

Người có Thành viên


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
RSP được liên kết
1 Cung cấp cho các đối tác kinh doanh Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI ✔ ✔
2 Mời các đối tác kinh doanh tham gia các hoạt động xây dựng năng lực ✔ ✔
3 Tương tác với các thành viên khác được liên kết với cùng một đối tác kinh doanh ✔ ✔
4 Phản ứng với cảnh báo không dung thứ ✔ ✔
5 Hỗ trợ các đối tác kinh doanh trong quá trình cải thiện liên tục ✔ ✔
6 Tham gia với các bên liên quan để hỗ trợ các đối tác kinh doanh ✔ ✔
7 Phê duyệt thời gian đánh giá amfori BSCI ✔ ✘
8 Ủy quyền cho công ty đánh giá ✔ ✘
9 Ủy quyền đánh giá amfori BSCI (cả đầy đủ và theo dõi) ✔ ✘
10 Chấp nhận một hệ thống đánh giá tương đương ✔ ✘
11 Giải phóng trạng thái người có RSP cho các thành viên được liên kết khác ✔ ✘
12 Là đầu mối liên hệ đầu tiên về không dung thứ và điều tra ✔ ✘
Bảng 3: Quyền và nghĩa vụ của người có RSP và các thành viên được liên kếts

P 8 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


3. Quyết định Loại Đánh giá

Quyết định nên tiến hành loại đánh giá nào là một quyết định quan trọng. Quyết định này cho phép các thành viên amfori:

• Quản lý hiệu quả các nguồn lực của họ

• Phối hợp các chiến lược khác nhau để quản lý rủi ro xã hội trong chuỗi cung ứng

• Giảm mệt mỏi khi kiểm tra

Các thành viên amfori có thể sử dụng cả các công cụ chuẩn bị tự thực hiện và các hoạt động đánh giá amfori BSCI tùy thuộc
vào chiến lược đánh giá đã chọn. Tuy nhiên, đánh giá xã hội amfori BSCI là phương pháp đánh giá duy nhất của bên thứ
ba có chất lượng được kiểm soát thông qua Chương trình Liêm chính Đánh giá amfori BSCI.

Các Công cụ Chuẩn bị Tự thực hiện cho các Thành viên amfori và Đối tác Kinh
doanh của họ
Nếu bạn, với tư cách là thành viên amfori, có Đối tác Kinh doanh tiềm năng hoặc Đối tác Kinh doanh mới mà bạn muốn họ
làm quen với amfori BSCI, bạn có thể sử dụng các công cụ này như là bước đầu tiên để xác định và đánh giá rủi ro tiềm ẩn
và thực tế và quyết định loại đánh giá.

Các công cụ này không dẫn đến xếp hạng và không ảnh hưởng đến chu kỳ đánh giá amfori BSCI. Các công cụ tự thực hiện
bao gồm:

Bảng câu hỏi Tự Đánh giá (SAQ): SAQ dành cho các đối tác kinh doanh để nâng cao nhận thức về các rủi ro và vấn đề xã
hội. Bản tự đánh giá của amfori BSCI phản ánh bảng câu hỏi đánh giá của amfori BSCI và cho phép bên sẽ được đánh giá
hiểu đầy đủ các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và cách áp dụng vào thực tiễn kinh doanh
thường xuyên. Ngoài ra còn có các bảng câu hỏi Tự đánh giá cụ thể dành cho các trang trại (xem Đánh giá cho các trang
trại lớn, đánh giá cho các trang trại nhỏ và đánh giá cho các chủ trang trại nhỏ và trang trại gia đình) trên Nền tảng Bền
Vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Tự đánh giá amfori BSCI có sẵn trên Nền tảng Bền Vững amfori (amfori Sustainability Platform) cho các đối tác
kinh doanh

Một đối tác kinh doanh có thể chuẩn bị cho cuộc đánh giá amfori BSCI bằng cách tiến hành Tự đánh giá, sau đó sử dụng
kết quả để cải thiện chủ động trước khi tiến hành đánh giá toàn diện.

Tự đánh giá bao gồm tất cả các câu hỏi giống như đánh giá amfori BSCI đầy đủ, thường xuyên. Kết quả hiển thị tỷ lệ phần
trăm, thay vì Điểm và xếp hạng tổng thể, và cũng hiển thị Các vấn đề. Nếu một đối tác kinh doanh hoàn thành Tự đánh giá,
các thành viên được liên kết có thể xem kết quả.

QUAN TRỌNG: amfori rất khuyến khích các thành viên mời các đối tác kinh doanh của họ điền và sử dụng Tự
Đánh giá trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Các công cụ khác mà các thành viên amfori có thể sử dụng để bắt đầu mối quan hệ kinh doanh:

Đánh giá sơ bộ (PQA): dành cho một Đối tác Kinh doanh tiềm năng mà bạn chưa có mối quan hệ kinh doanh. Thông
qua PQA, các thành viên amfori có thể xác định rủi ro có thể có của các đối tác kinh doanh mới trước khi tham gia vào
mối quan hệ kinh doanh. Vui lòng xem Hướng dẫn 15: Cách đánh giá sơ bộ đối tác kinh doanh tiềm năng

Danh sách kiểm tra của Người mua: được sử dụng cho các chuyến thăm thương mại đến một Đối tác Kinh doanh tiềm
năng hoặc hiện tại. Các công cụ này có thể được tích hợp vào hệ thống quản lý thẩm định (Due Diligence) nhân quyền
của các thành viên amfori, đặc biệt liên quan đến đánh giá rủi ro và sự hợp tác của nhà cung cấp. Vui lòng xem Hướng
dẫn 7: Cách sử dụng danh sách kiểm tra amfori BSCI.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 9


Bốn Loại Đánh giá amfori BSCI
Đánh giá amfori BSCI là một công cụ được thiết kế để giúp các thành viên amfori xác định, đánh giá và giảm thiểu rủi ro
xã hội và hiệu suất của chuỗi cung ứng của họ và khuyến khích cải thiện liên tục thông qua các công cụ amfori trực tuyến
và ngoại tuyến.

Công cụ này cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hỗ trợ phát hiện, đánh giá và khắc phục sớm mọi vi phạm Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thành viên
amfori và các đối tác kinh doanh của họ.

Chỉ người có RSP mới có thể yêu cầu đánh giá amfori BSCI.

Một hoạt động đánh giá amfori BSCI amfori chỉ có thể được tiến hành bởi các công ty đánh giá được phê duyệt và những
đánh giá viên được phê duyệt của họ.

Tùy thuộc vào quy mô của đối tác kinh doanh và số lượng cơ sở, có bốn loại hoạt động đánh giá amfori BSCI có thể được
thực hiện:

1. Đánh giá trách nhiệm Xã hội amfori – Sản xuất

2. Đánh giá trách nhiệm Xã hội amfori - Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ

3. Đánh giá trách nhiệm Xã hội amfori - Thực phẩm Đa cấp độ

4. Đánh giá trách nhiệm Xã hội amfori – Thực phẩm Trang trại lớn Nông nghiệp

Sản xuất Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ Thực phẩm đa cấp độ Thực phẩm
(Một địa điểm) (Một địa điểm) (Bên được đánh giá Trang trại lớn nông nghiệp
chính + trang trại) (Trang trại chính của bên
được đánh giá)
(Bên được đánh giá chính +
trang trại)

Hình 1: Bốn loại hoạt động đánh giá amfori BSCI

1. Đánh giá trách nhiệm Xã hội amfori-Sản xuất: Đánh giá sản xuất tại chỗ phù hợp với các nhà sản xuất và chế biến,
bao gồm các hợp tác xã thực phẩm, với hơn 35 người lao động.

Ưu điểm: Giúp nắm bắt các rủi ro xã hội và hiệu suất của một đối tác kinh doanh

Nhược điểm: Không bao gồm xác minh tính bền vững xã hội ở đầu vào của chuỗi cung ứng

P 10 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


2. Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ (SPA): đánh giá tại chỗ cho các nhà sản xuất nhỏ (lực lượng lao động < 35): các thành
viên amfori có thể yêu cầu Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ (SPA) để đánh giá rủi ro xã hội và hiệu suất của các nhà sản
xuất nhỏ đủ điều kiện theo định nghĩa của amfori BSCI.

Đơn vị kinh doanh độc lập: Nhà sản xuất nhỏ không phải là chi nhánh hoặc một phần của một nhóm.

35 người lao động: Trong 12 tháng qua trước khi có yêu cầu đánh giá, đối tác kinh doanh nhỏ đã tuyển dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp tối đa 35 người lao động, bao gồm cả người lao động lâu dài và tạm thời..

Doanh thu hàng năm: Bằng hoặc dưới 2 triệu EUR.

Nhà sản xuất: Là nhà sản xuất hoặc chế biến thực phẩm hoặc phi thực phẩm, nhưng không phải là trang trại.

Ưu điểm: Trong SPA, quan điểm của đánh giá viên được điều chỉnh theo hoàn cảnh của một doanh nghiệp nhỏ.

Nhược điểm: Có nguy cơ sai lệch và tiềm ẩn khả năng làm tăng mức độ không chính thức của quan hệ lao động để đủ
điều kiện là đối tác kinh doanh nhỏ.

QUAN TRỌNG: Nếu bạn yêu cầu SPA, vui lòng đảm bảo rằng đối tác kinh doanh đáp ứng tất cả các yêu cầu nêu
trên.
Người có RSP phải xác nhận thêm rằng đã nhận được Bản Tự kê khai (không quá 2 tháng) của Đối tác Kinh
doanh và phải chuyển tiếp qua email cho Công ty Đánh giá trước khi thực hiện đánh giá.
Bạn có thể tìm thông tin liên hệ của Quản lý Chương trình của Đối tác Giám sát của amfori bằng liên kết này:
https://www.amfori.org/content/enabling-partners#auditing
Vui lòng kiểm tra Hướng dẫn 12 của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI để biết thêm thông tin và nhận
Mẫu Tự kê khai.

3. Đánh giá trách nhiệm Xã hội amfori - Thực phẩm Đa cấp độ: Đánh giá đa cấp độ phù hợp cho các nhà sản xuất và
nhà chế biến đã xác định chuỗi cung ứng đầu vào của họ trong Nền tảng Bền vững. Họ đánh giá tính bền vững xã hội
của một đối tác kinh doanh quan trọng và một mẫu của các đối tác kinh doanh cấp độ tiếp theo, chẳng hạn như các
nhà sản xuất, nhà thầu phụ, nhà cung cấp hoặc trang trại cấp tiếp theo.

Ưu điểm: Đánh giá thực phẩm đa cấp độ tạo ra hiệu quả kinh tế theo quy mô bằng cách đưa các trang trại và/hoặc các
nhà sản xuất cấp tiếp theo khác vào cùng một phạm vi đánh giá.

Nhược điểm: Việc đánh giá thực phẩm đa cấp độ đòi hỏi hiểu biết rõ về chuỗi cung ứng và các quy trình đánh giá nội
bộ phức tạp cần thiết để hỗ trợ truyền thông giữa tất cả các bên liên quan.

Lưu ý về đánh giá thực phẩm đa cấp độ:


Các yêu cầu về đánh giá được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của bên đượcđánh giá chính hoặc trang
trại chính.

• Hoạt động đánh giá này được thiết kế cho các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp sản xuất
kinh doanh các sản phẩm tươi sống và đã qua xử lý.

• Kế hoạch đánh giá thực phẩm đa cấp độ cấp cần xét đến tính mùa vụ của hoạt động sản xuất ở cấp nông trại như
mùa gieo cấy hoặc thu hoạch.

• Các Đối tác Kinh doanh (Business Partner, BP) chịu trách nhiệm duy trì dữ liệu của riêng họ trên Nền tảng Bền vững.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 11


Các thành viên liên kết, hoặc người có RSP không thể thay đổi thông tin công ty thay mặt cho BP.

• Các BP Cấp 1 được yêu cầu lập bản đồ và phân loại các đối tác kinh doanh cấp tiếp theo của mình (trang trại)

• Các trang trại Cấp Tiếp theo được hiển thị cho các thành viên trong hồ sơ của bên được đánh giá chính Cấp 1. Họ sẽ
được chỉ định một ID amfori được liên kết với ID của Đối tác Kinh doanh Cấp 1.

Xem Hướng dẫn diễn giải cho:


• Đánh giá Trang trại amfori BSCI: Trang trại lớn

• Các trang trại của chủ sở hữu nhỏ và trang trại nhỏ amfori BSCI

4. Đánh giá trách nhiệm Xã hội amfori – Thực phẩm Trang trại lớn Nông nghiệp: đánh giá nông nghiệp tại chỗ phù
hợp với các trang trại và cơ sở lớn, với hơn 20 lao động dài hạn.

Ưu điểm: Giúp nắm bắt tính bền vững xã hội của một trang trại

Nhược điểm: Không bao gồm xác minh tính bền vững xã hội ở đầu ra của chuỗi cung ứng

Quyết định xem Đánh giá nào là Tốt nhất


Để quyết định phương pháp đánh giá thích hợp nhất, người có RSP phải hiểu các rủi ro và quy trình trong chuỗi cung ứng
và cơ cấu sản xuất của các đối tác kinh doanh của họ. Hiểu biết không đầy đủ về những điều này có thể dẫn đến đánh giá
không đầy đủ và dẫn đến việc bỏ qua các rủi ro tiềm ẩn và thực tế hoặc tác động tiêu cực. Có một số nguồn lực bên ngoài
có sẵn để cung cấp thông tin cho người có RSP:

• Thương nhân hoặc nhà nhập khẩu đóng vai trò trung gian (ví dụ: mô hình tìm nguồn cung ứng gián tiếp)

• Các công ty đánh giá, có thể được sử dụng để giúp thu thập thông tin chuẩn bị trước khi lên lịch đánh giá amfori
BSCI

• Người mua trong công ty

Các yết tố Ảnh hưởng đến Thời gian Đánh giá


Các hoạt động đánh giá amfori BSCI tập trung vào toàn bộ lực lượng lao động, những người được tuyển dụng và quản
lý trực tiếp và gián tiếp. Do đó, thời gian và độ phức tạp của việc đánh giá amfori BSCI và bằng cách mở rộng các công cụ
chuẩn bị tự thực hiện, phụ thuộc vào số lượng nhân viên, cho dù họ là nhân viên dài hạn hay mùa vụ và sự đa dạng của
các mô hình tuyển dụng được sử dụng. Ví dụ:

Tuyển dụng trực tiếp: Đối tác kinh doanh tuyển dụng và quản lý tất cả lực lượng lao động của mình

Tuyển dụng gián tiếp: Đối tác kinh doanh không tuyển dụng hoặc quản lý lực lượng lao động của mình, nhưng hoàn
toàn dựa vào việc tuyển dụng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ như các cơ quan hoặc đại lý tuyển dụng

Sự kết hợp của cả hai mô hình: Các đối tác kinh doanh thuê và quản lý một phần lực lượng lao động của mình (ví dụ:
nhân viên dài hạn) nhưng dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ để tuyển dụng các dịch vụ cụ thể (ví dụ: an ninh, vệ sinh
hoặc dịch vụ ăn uống) hoặc để giải quyết các tình huống cụ thể (ví dụ: nhân viên thời vụ).

Đối với đánh giá đa cấp độ, số lượng trang trại được người có RSP chọn để đưa vào đánh giá, cũng như số lượng nhân viên
của mỗi trang trại, sẽ ảnh hưởng đến thời gian đánh giá.
Số lượng trang trại có thể được người có RSP và bên được đánh giá chính thỏa thuận, vì số lượng này có tác động lớn đến
chi phí của đánh giá đa cấp độ amfori BSCI. amfori khuyên nên chọn không quá mười trang trại (trừ khi hoàn cảnh cho
phép ngoại lệ).

P 12 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


4. Các tính năng nổi bật của Hệ
thống Đánh giá amfori BSCI
Đây là một vài tính năng nổi bật của Hệ thống Đánh giá amfori BSCI:

1. Nền tảng Bền vững: Thông qua Nền tảng Bền vững amfori, tất cả các thành viên amfori được liên kết với cùng một
đối tác kinh doanh đều có quyền truy cập vào dữ liệu của đối tác kinh doanh của họ. Các dữ liệu này bao gồm cả dữ
liệu theo dõi có đánh giá chuyên môn của những đánh giá viên và các kế hoạch cải thiện liên tục có liên quan. Quyền
truy cập tập thể vào dữ liệu giữa các thành viên được liên kết này tránh trùng lặp đánh giá và tăng cường sự phối hợp
trong cải thiện liên tục. Các thành viên được liên kết cũng nhận được cảnh báo kịp thời từ những đánh giá viên trong
trường hợp vi phạm nhân quyền rõ ràng. (Xem Hướng dẫn 5: Cách để thực hiện Quy định Không Dung thứ). Thông
qua Nền tảng, các Thành viên cũng có thể truy cập bảng điều khiển phân tích để có được Thông tin chi tiết và thực
hiện báo cáo về cải thiện liên tục, đánh giá và các khía cạnh khác của chuỗi cung ứng của họ.

2. Phương pháp đánh giá toàn diện: Tất cả các nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI được kết nối và kết
hợp vào phương pháp đánh giá amfori BSCI. Khi tiến hành đánh giá xã hội amfori BSCI, đánh giá viên sử dụng đánh
giá chuyên môn của mình để hoàn thành đánh giá toàn diện về cách bên được đánh giá /đối tác kinh doanh thực hiện
13 Lĩnh vực Hiệu suất (PA) liên kết với nhau và các giá trị Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Phương pháp đánh giá
toàn diện này bao gồm:

Kiểm tra tính hiệu quả và tính mạch lạc: Đánh giá viên không chỉ đánh giá xem có các quy trình và cơ sở hạ tầng
hay không, mà còn đánh giá xem cả hai lĩnh vực đó có liên quan và đầy đủ để bảo vệ quyền của người lao động theo
cách không mâu thuẫn với các giá trị của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.

Đánh giá theo mô hình tam giác: Đánh giá viên phải xác minh chéo nhiều nguồn (ví dụ: phỏng vấn người lao động,
tài liệu và quan sát tại cơ sở) trong nỗ lực của họ để thu thập bằng chứng thỏa đáng và đạt được đánh giá chuyên
môn của họ.

3. Phương pháp cụ thể cho đánh giá trang trại: Tất cả các nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI đều có
liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Có tính đến các đặc điểm
của sản xuất chính, amfori cung cấp các hướng dẫn đánh giá trang trại chuyên dụng cho các đánh giá viên để hỗ trợ
họ áp dụng đánh giá chuyên môn của mình về hiệu suất của bên được đánh giá vào bối cảnh nông nghiệp.

4. Phương pháp hợp tác để cải thiện liên tục: Các thành viên amfori được liên kết với cùng một đối tác kinh doanh có
thể cùng hỗ trợ cải thiện liên tục của đối tác kinh doanh thông qua các hoạt động khác nhau như chính sách nội bộ,
đào tạo, dịch vụ tư vấn, bồi thường hoặc khôi phục, đầu tư hoặc các biện pháp khác. Các thành viên có thể xem và
theo dõi tiến độ cải thiện liên tục, bao gồm tiến độ của các Đối tác Kinh doanh được liên kết của họ. Hơn nữa, họ có
thể tiếp tục các biện pháp khắc phục, đặc biệt là đối với những vi phạm nghiêm trọng nhất được xác định trong chuỗi
cung ứng. Đây là trường hợp không dung thứ và các giai đoạn khẩn cấp, khi cần phải có hoạt động khắc phục cộng
tác ngay lập tức và giới hạn thời gian.

5. Hợp tác chiến lược: Các thành viên amfori có thể phải đối mặt với sự thiếu hụt mang tính hệ thống về việc bảo vệ
người lao động, liên quan đến việc thực thi pháp luật không đầy đủ hoặc không hiệu quả. Trong những trường hợp
này, các thành viên amfori có thể theo đuổi quan hệ đối tác chiến lược với chính quyền địa phương và các tổ chức
có cùng chí hướng để khám phá tác động tích cực lâu dài cho một ngành, một khu vực hoặc thậm chí một quốc gia.

6. Tính liêm chính của Đánh giá: Chương trình Liêm chính Đánh giá amfori BSCI bao gồm các chính sách và quy trình
để bảo vệ và duy trì độ tin cậy của quy trình đánh giá amfori BSCI bằng cách xác minh thường xuyên:

• Việc xác nhận và thực hiện các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI trong các cuộc đánh giá

• Tính độc lập và tính hợp pháp của các công ty đánh giá

• Tính liêm chính của quy trình đánh giá và các hoạt động liên quan

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 13


• Tính nhất quán của việc áp dụng quy trình đánh giá

• Hiệu suất và năng lực liên tục của đánh giá viên

Các lĩnh vực được đánh giá trong Đánh giá trách nhiệm xã hội amfori BSCI
Đánh giá amfori BSCI được thiết kế để đánh giá một đối tác kinh doanh dựa trên các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI, được thể hiện bằng mười ba Lĩnh vực Hiệu suất (PA):

• Hệ thống quản lý xã hội và Hiệu ứng Truyền thông

• Sự Tham gia của Công nhân và Biện pháp Bảo vệ

• Quyền tự do Hiệp Hội và Thương lượng Tập thể

• Không Phân biệt Đối xử, Bạo lực và Quấy rối

• Trả thù lao công bằng

• Giờ làm việc hợp lý

• An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OHS)

• Không sử dụng lao động trẻ em

• Bảo vệ Đặc biệt đối với Lao động vị thành niên

• Không cung cấp việc làm tạm thời

• Không Sử dụng Lao động Nô lệ, Lao động Cưỡng bức hoặc Buôn người

• Bảo vệ môi trường

• Hành vi kinh doanh có đạo đức

Đánh giá đầy đủ amfori BSCI đánh giá tất cả mười ba lĩnh vực. Các đánh giá này được thực hiện hai năm một lần, xác
định chu kỳ đánh giá amfori BSCI. Đánh giá theo dõi amfori BSCI: Khi Đối tác Kinh doanh đã cung cấp đầy đủ thông tin
về các biện pháp cải thiện, có thể yêu cầu một cuộc đánh giá theo dõi hoặc Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ (SPA) tiếp theo. Lý
tưởng nhất là người có RSP của Đối tác Kinh doanh xác minh rằng Tác động đến Bền vững và các biện pháp đã được
hoàn thành trong chức năng Cải thiện liên tục trên Nền tảng Bền vững trước khi yêu cầu đánh giá theo dõi.

Nhìn chung, amfori khuyến nghị rằng việc đánh giá theo dõi được thực hiện khoảng hai đến ba tháng sau đánh giá toàn
diện để cho phép Đối tác Kinh doanh có thời gian cải thiện và hoàn thành các biện pháp về chức năng Cải thiện liên tục
trên Nền tảng Bền vững.

Đánh giá theo dõi chỉ áp dụng cho các lĩnh vực hoạt động nếu có phát hiện trong lần đánh giá trước đó. Trái với đánh giá
toàn diện, trong đó tất cả các lĩnh vực hoạt động được xem xét, đánh giá viên sẽ chỉ điều tra các lĩnh vực hoạt động với các
phát hiện trong quá trình đánh giá theo dõi.

QUAN TRỌNG: RSP chỉ có thể yêu cầu đánh giá theo dõi nếu có hoạt động đánh giá toàn diện, hợp lệ cho cơ sở
đó. Vì vậy, ví dụ, nếu đánh giá chính đã hết hạn, không thể lên lịch đánh giá theo dõi.
QUAN TRỌNG: amfori khuyến khích các thành viên hỗ trợ các đối tác kinh doanh của họ trong việc gửi và đóng
các hành động Cải thiện liên tục trên Nền tảng trước khi yêu cầu đánh giá theo dõi. Bất kỳ kết quả đánh giá nào
cũng có thể liên quan đến các hành động cải thiện liên tục để Thành viên và Đối tác Kinh doanh có thể dễ dàng
hình dung những phát hiện nào cần được giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thành viên amfori
BSCI (người có RSP) có thể cần đưa ra các trường hợp ngoại lệ và lên lịch đánh giá theo dõi trước khi hoàn thành
các hoạt động cải thiện liên tục.

P 14 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


Ví dụ:

Theo dõi khẩn cấp: Người có RSP có thể yêu cầu một cuộc đánh giá theo dõi khẩn cấp tập trung vào một phát hiện cụ
thể hoặc PA do nhu cầu khẩn cấp, như trong các trường hợp sau:

ƒ Những nghi ngờ đã được đánh giá viên nêu ra trong các nhận xét mật được ghi lại trong báo cáo đánh giá,
dẫn đến nhu cầu theo dõi ngay lập tức

ƒ Có những rủi ro đáng kể cần xác minh thêm

Cần cải thiện và khắc phục ngay lập tức sau khi có cảnh báo không dung thứ

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 15


5. Hệ thống Xếp hạng Đánh giá
trách nhiệm xã hội amfori BSCI
Xếp hạng tổng thể của đánh giá amfori BSCI phản ánh mức độ mà bên được đánh giá đã tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI vào văn hóa và hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình. Xếp hạng này không phải là do đánh giá viên xác
định mà được tạo tự động bởi hệ thống CNTT amfori BSCI dựa trên sự kết hợp của các xếp hạng trên 13 Lĩnh vực hoạt
động (PA).

Do đó, đánh giá viên không biết về mức độ xếp hạng đánh giá. Điều này có nghĩa là, tại cuộc họp kết thúc đánh giá, đánh
giá viên tập trung vào các thực hành tốt và các phát hiện nhưng không đưa ra xếp hạng.

Lưu ý rằng bản thân hệ thống xếp hạng amfori BSCI chưa được thay đổi nhưng chỉ có cách hiển thị xếp hạng trên báo cáo
đã được sửa đổi vào năm 2022. Điều này được thực hiện để cung cấp tính minh bạch bổ sung cho các thành viên amfori
và đối tác kinh doanh của họ về các vấn đề được xác định trong quá trình đánh giá và sau đó tập trung sự chú ý khi cần cải
thiện liên tục chuỗi cung ứng và quan hệ kinh doanh tổng thể.

Xếp hạng
Mô tả Mức độ
Tổng thể
A Từ 86% đến 100% Mức độ Rất tốt cho phép bên được đánh giá duy trì quá trình cải thiện liên tục mà
Rất tốt không cần thực hiện đánh giá theo dõi chuyên nghiệp.

B Từ 71% đến 85% Mức độ Tốt cho phép bên được đánh giá duy trì quá trình cải thiện liên tục mà
Tốt không cần thực hiện đánh giá theo dõi chuyên nghiệp.

C Từ 51% đến 70% Mức độ Chấp nhận được yêu cầu bên được đánh giá xây dựng kế hoạch cải thiện
Chấp nhận liên tục liên quan với các tác động và biện pháp phù hợp trong vòng 60 ngày kể từ
được ngày đánh giá.
Một cuộc đánh giá theo dõi chuyên nghiệp được dự kiến để đánh giá sự cải thiện
liên tục.

D Từ 30% đến 50% Mức độ Không đủ để chấp nhận đòi hỏi bên được đánh giá phải xây dựng kế hoạch
Không đủ để cải thiện liên tục liên quan với các tác động và biện pháp phù hợp trong vòng 60
chấp nhận ngày kể từ ngày đánh giá.
Một cuộc đánh giá theo dõi chuyên nghiệp được dự kiến để đánh giá sự cải thiện
liên tục.

E Từ 0% đến 29% Mức độ Không đạt yêu cầu bên được đánh giá xây dựng kế hoạch cải thiện liên tục
Không đạt liên quan với các tác động và biện pháp phù hợp trong vòng 60 ngày kể từ ngày
đánh giá.
Một cuộc đánh giá theo dõi chuyên nghiệp được dự kiến để đánh giá sự cải thiện
liên tục.

Bảng 4: Xếp hạng đánh giá tổng thể amfori BSCI

Xếp hạng theo Lĩnh vực Hoạt động (PA): Mỗi PA được xếp hạng riêng trong khoảng từ 100% đến 0%, được xác định bởi
mức độ hoàn thành cho mỗi câu hỏi trong PA đó. Một số câu hỏi trong PA được dán nhãn là “câu hỏi quan trọng”, bởi vì
nội dung của của câu hỏi đó phải là ưu tiên cao nhất của đối tác kinh doanh về bảo vệ người lao động và cải thiện liên tục.
Tỷ lệ phần trăm của từng PA được hiển thị trên kết quả đánh giá.

Tỷ lệ phần trăm theo xếp hạng Quan trọng và Không Quan trọng: Một số PA có những câu hỏi quan trọng có ảnh
hưởng đến xếp hạng. Có thể xem xếp hạng phần trăm các câu hỏi quan trọng và không quan trọng trong trang kết quả
đánh giá trên Nền tảng. Mục đích là cung cấp đánh giá tập trung vào rủi ro và hỗ trợ các đối tác kinh doanh để xác định
các lĩnh vực có rủi ro cao bắt đầu từ các câu hỏi quan trọng.

P 16 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


Xếp hạng Tổng thể: Với việc sửa đổi Hệ thống amfori BSCI vào năm 2022, xếp hạng tổng thể được thể hiện bằng chữ cái
và tỷ lệ phần trăm dựa trên tính toán riêng của amfori BSCI về từng PA theo khả năng và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
Cách tính toán độc đáo này cũng công nhận nội dung của các câu hỏi để đảm bảo phù hợp với các Công ước và Khuyến
nghị Cơ bản của ILO.

Trong quá trình đánh giá, đánh giá viên trả lời từng câu hỏi dựa trên đánh giá chuyên môn của họ với một trong ba câu
trả lời:

CÓ: Khi đánh giá viên thấy các bằng chứng là chấp nhận được.

KHÔNG: Khi đánh giá viên thấy các bằng chứng là không chấp nhận được; hoặc

MỘT PHẦN: Khi đánh giá viên thấy một số bằng chứng chấp nhận được, nhưng không đủ để trả lời CÓ rõ ràng.

Bảng dưới đây cho thấy các câu hỏi đánh giá ảnh hưởng như thế nào đến xếp hạng tổng thể của PA tùy thuộc vào câu trả
lời được đưa ra và tầm quan trọng và tính quan trọng của từng yếu tố.

Các câu hỏi quan trọng trong các lĩnh vực Lao động Trẻ em, Lao động Lệ thuộc, thực hiện An toàn và Sức khỏe Nghề
nghiệp có tác động lớn nhất đến xếp hạng. Hơn nữa, các câu hỏi quan trọng được trả lời KHÔNG hoặc MỘT PHẦN có tác
động cao hơn đến việc toán tính xếp hạng PA so với các câu hỏi không quan trọng.

Hình 5: Tác động của các câu hỏi đánh giá đến xếp hạng tỷ lệ phần trăm PA

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 17


6. Chu kỳ Đánh giá amfori BSCI

Chu kỳ đánh giá amfori BSCI là khoảng thời gian hai năm giữa các hoạt động đánh giá toàn diện. Hiệu lực đánh giá đối với
một Đối tác Kinh doanh đạt được xếp hạng tổng thể cao nhất trong đánh giá amfori BSCI toàn diện, như xếp hạng tổng
thể A hoặc B (từ 86% đến 100% hoặc từ 71% đến 85%) trên tất cả các lĩnh vực hoạt động là 2 năm hoặc 24 tháng. Trong
trường hợp này, Đối tác Kinh doanh sẽ có một cuộc đánh giá toàn diện khác sau 2 năm và không có đánh giá theo dõi. Nếu
kết quả đánh giá toàn diện Đối tác Kinh doanh được xếp hạng C (từ 51% đến 70%), D (từ 30% đến 50%) hoặc E (từ 0% đến
29%) thì hiệu lực đánh giá là 12 tháng sau khi đánh giá toàn diện và có thể tiến hành một cuộc đánh giá theo dõi từ hai
đến 12 tháng sau đó. Việc tiến hành đánh giá theo dõi sẽ kéo dài hiệu lực đánh giá cho đến khi kết thúc chu kỳ đánh giá.

Hiệu lực của chu kỳ đánh giá đa cấp độ dựa trên xếp hạng của bên được đánh giá chính.

Hiệu lực của một đánh giá là bao lâu?


Kết quả đánh giá định kỳ có hiệu lực khác nhau tùy theo xếp hạng của các đối tác kinh doanh ở cả hoạt động đánh giá
toàn diện và theo dõi.

Đánh giá toàn diện: Chu kỳ đánh giá amfori BSCI là khoảng thời gian hai năm giữa các hoạt động đánh giá toàn diện.
Hiệu lực đánh giá đối với một Đối tác Kinh doanh đạt được xếp hạng tổng thể cao nhất trong đánh giá amfori BSCI toàn
diện, như xếp hạng tổng thể A hoặc B (từ 86% đến 100% hoặc từ 71% đến 85%) trên tất cả các lĩnh vực hoạt động là 2
năm hoặc 24 tháng. Trong trường hợp này, đối tác kinh doanh sẽ có một cuộc đánh giá toàn diện khác sau 2 năm và
không có đánh giá theo dõi. Nếu kết quả đánh giá toàn diện Đối tác Kinh doanh được xếp hạng C (từ 51% đến 70%), D
(từ 30% đến 50%) hoặc E (từ 0% đến 29%) thì hiệu lực đánh giá là 12 tháng sau khi đánh giá toàn diện và có thể tiến
hành đánh giá theo dõi từ hai đến 12 tháng sau đó.

Đánh giá Theo dõi: Nếu kết quả đánh giá toàn diện của nhà sản xuất có xếp hạng tổng thể là C, D hoặc E, báo cáo đánh
giá cung cấp cho nhà sản xuất thông tin về cách họ nên cải thiện để phù hợp với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
Trong những tình huống như vậy, đánh giá theo dõi không được thực hiện trước một khoảng thời gian hợp lý để cho
phép nhà sản xuất đưa ra bằng chứng về sự tiến bộ đã đạt được. Điều khoản này đặc biệt quan trọng đối với các phát
hiện liên quan đến thù lao và giờ làm việc, trong đó cần ít nhất hai đến ba tháng để tạo ra hồ sơ mới nhằm chứng minh
đã có hoạt động mới. Không tôn trọng hướng dẫn này có thể dẫn đến một cuộc đánh giá xác định các vấn đề tương tự
như đánh giá ban đầu.

Một trong những mục tiêu của amfori BSCI là tránh sự mệt mỏi trong đánh giá của đối tác kinh doanh. Do đó, chúng tôi
đã thiết lập hướng dẫn rõ ràng về hiệu lực của chu kỳ đánh giá cho tất cả các thành viên của chúng tôi, trong đó chỉ có
thể yêu cầu đánh giá toàn diện một lần trong chu kỳ đánh giá hai năm. Nếu kết quả đánh giá cuối cùng là C, D hoặc
E, thì sẽ có một cuộc đánh giá theo dõi để đánh giá lại đối tác kinh doanh đó. amfori không hỗ trợ áp dụng đánh giá toàn
diện hàng năm.

QUAN TRỌNG: amfori cũng khuyến nghị người có RSP và thành viên được liên kết nên khuyến khích các đối tác
kinh doanh của họ sử dụng chức năng cải thiện liên tục trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform). Điều này cho phép các đối tác kinh doanh thể hiện các hoạt động cải thiện của họ và cho phép các
thành viên amfori giám sát chặt chẽ các hành động giảm thiểu rủi ro. Chức năng này cũng có thể được sử dụng
cho các đối tác kinh doanh để thể hiện các hoạt động CẢI THIỆN CHỦ ĐỘNG ngoài những hoạt động được xác
định bằng các kết quả đánh giá.

Các Mốc thời gian Bổ sung cần Xem xét:


Đối tác kinh doanh phải kinh doanh ít nhất ba tháng: Các đối tác kinh doanh phải có khoảng thời gian tồn tại tối

P 18 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


thiểu để tạo ra các hồ sơ liên quan (ví dụ: giấy phép kinh doanh, bảng lương và an sinh xã hội) để đánh giá amfori BSCI
có thể đưa ra đánh giá đáng tin cậy. Do đó, không nên tiến hành đánh giá amfori BSCI đối với các đối tác kinh doanh
chưa kinh doanh ít nhất ba tháng.

Chuẩn bị sáu tháng để đánh giá đa cấp độ: Các thành viên amfori BSCI nên cho phép thời gian chuẩn bị sáu tháng
để đánh giá đa cấp độ liên quan đến việc đánh giá đối tác kinh doanh có nhiều nhà sản xuất cấp tiếp theo (ví dụ: trang
trại). Thời gian chuẩn bị bổ sung này cho phép đối tác kinh doanh đóng vai trò là bên được đánh giá chính xây dựng các
quy trình nội bộ cần thiết và tiến hành đánh giá nội bộ đối tác kinh doanh cấp tiếp theo trước khi tiến hành đánh giá
amfori BSCI.

Ít nhất hai tháng trước đánh giá theo dõi: Nếu kết quả đánh giá của đối tác kinh doanh có xếp hạng tổng thể là ‘C’, ‘D’
hoặc ‘E’, việc đánh giá sẽ cung cấp cho đối tác kinh doanh thông tin về cách cần cải thiện để hành động phù hợp với Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI. Trong những tình huống như vậy, đánh giá theo dõi không được thực hiện trước một khoảng
thời gian hợp lý để cho phép đối tác kinh doanh đưa ra bằng chứng về sự tiến bộ đã đạt được. Điều khoản này đặc biệt
quan trọng đối với các phát hiện liên quan đến thù lao và giờ làm việc, trong đó cần ít nhất hai tháng để tạo ra hồ sơ mới
nhằm chứng minh đã có hoạt động mới. Không tôn trọng hướng dẫn này có thể dẫn đến một cuộc đánh giá theo dõi xác
định các vấn đề tương tự như đánh giá ban đầu.

A,B Rating
100 % - 71 %
Business partner
preparation
Full Full
Monitoring Monitoring
6 months 2 months 12 months
prior to
monitoring C, D, E
Rating 1st Follow up
No enforcement
70 % - 0 % monitoring
of futher follow-up
required
between month
2 and 12

Cải thiện
Continuous liên tục củaof
Improvement Đối tác
the kinh doanh
Business Partner

Hình 6: Chu kỳ đánh giá và hiệu lực

QUAN TRỌNG: Người có RSP sẽ được yêu cầu tiến hành 1 lần đánh giá theo dõi trong suốt chu kỳ đối với các
đối tác kinh doanh có kết quả đánh giá dưới 71%. Sẽ không có yêu cầu về các lần đánh giá theo dõi khác; người
có RSP sẽ quản lý chu kỳ tùy thuộc vào rủi ro.
QUAN TRỌNG: các đối tác kinh doanh có xếp hạng tổng thể “A” (Rất tốt) và “B” (Tốt) được kỳ vọng sẽ có mức
độ cho phép họ thiết kế và duy trì quy trình cải thiện liên tục một cách độc lập mà không cần đánh giá theo dõi
của amfori. Chức năng cải thiện liên tục trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) được
áp dụng cho tất cả các kết quả xếp hạng với các phát hiện.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 19


7. Phạm vi của Đánh giá amfori
BSCI
Phạm vi của đánh giá amfori BSCI được xác định tại thời điểm yêu cầu đánh giá và phải được xác thực trước thời điểm
đánh giá được lên lịch.

Quy trình này diễn ra trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) và được kích hoạt bởi người có RSP,
là người sẽ chọn một trong hai tùy chọn:

Bên được đánh giá chính: Đối với hoạt động đánh giá tại chỗ (Sản xuất hoặc Nông nghiệp), phạm vi đánh giá thường
tương ứng với một pháp nhân tại một địa điểm

Bên được đánh giá chính cộng với các đối tác kinh doanh cấp tiếp theo: Đối với hoạt động đánh giá đa cấp độ, phạm
vi bao gồm bên được đánh giá chính và các đối tác kinh doanh cấp tiếp theo được lựa chọn (tức là các trang trại), có thể
thuộc về hoặc không thuộc cùng một pháp nhân.

Một cơ sở thuộc về một pháp nhân có nhiều cơ sở: người có RSP có thể yêu cầu xác định là bên được đánh giá chính chỉ
một cơ sở trong số nhiều cơ sở thuộc cùng một pháp nhân. Ngoại lệ này có thể được công ty đánh giá chấp nhận với điều
kiện là đáp ứng được hai tiêu chí sau đây:

Có sự tách biệt về vị trí đã được chứng minh: Đơn vị sản xuất được đánh giá (tại chỗ) được tách biệt rõ ràng về vị trí
với các đơn vị sản xuất khác của nhà sản xuất

Có sự tách biệt về lực lượng lao động đã được chứng minh: Không có sự dịch chuyển hoặc trao đổi lực lượng lao
động giữa đơn vị sản xuất được đánh giá (tại chỗ) và các đơn vị sản xuất khác của nhà sản xuất

Công ty đánh giá có thể chấp nhận yêu cầu đánh giá này từ người có RSP mà không cần xin phê duyệt của amfori. Tuy
nhiên, trước khi chấp nhận, các công ty đánh giá cần phải:

• Tiến hành thẩm định (Due Diligence) liên quan để xác minh rằng các điều kiện trên được đáp ứng

• Duy trì hồ sơ về hoạt động thẩm định (Due Diligence) này.

Hơn nữa, các công ty đánh giá sẽ đảm bảo rằng thời gian đánh giá được tính toán dựa trên số lượng người lao động trong
đơn vị sản xuất được đánh giá (tại chỗ) và không dựa trên tổng số người lao động của pháp nhân.

P 20 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


8. Chọn Công ty đánh giá

Chỉ các công ty đánh giá đã ký hợp đồng khung amfori mới đủ điều kiện điều phối và tiến hành đánh giá amfori BSCI. Danh
sách các công ty đánh giá amfori BSCI đã được phê duyệt có thể được tìm thấy trên trang web amfori.

Ngoài ra, chỉ những đánh giá viên có trình độ đã hoàn thành quy trình đánh giá mới có thể tiến hành đánh giá amfori
BSCI. Cả các công ty đánh giá và những đánh giá viên có trình độ của họ đều phải tuân theo một chương trình liêm chính
nghiêm ngặt của bên thứ ba.

Tất cả các công ty đánh giá amfori BSCI được phê duyệt là thành viên đầy đủ của APSCA và tất cả những đánh giá viên của
amfori BSCI đều đã đăng ký APSCA.

amfori không quy định-->

• Ai thanh toán cho hoạt động đánh giá amfori BSCI (đầy đủ hoặc theo dõi); cũng như

• Chi phí đánh giá amfori BSCI là bao nhiêu.

Có ba cách chính để các thành viên amfori hợp tác với các đối tác giám sát:

Hợp tác theo nhu cầu: Người có RSP thuê các công ty đánh giá khác nhau cho mỗi yêu cầu đánh giá

Hợp tác dài hạn: Người có RSP có thể thuê cùng một công ty đánh giá (hoặc công ty) cho tất cả các hoạt động đánh giá
mà họ yêu cầu

Hợp tác hỗn hợp: Người có RSP có thể thuê cùng một công ty đánh giá cho tất cả các hoạt động đánh giá trong một
khu vực hoặc lĩnh vực và thuê các công ty đánh giá khác nhau trong các trường hợp khác theo nhu cầu.

amfori không quy định phương pháp hợp tác tốt nhất. Tuy nhiên, các thành viên amfori sẽ xem xét ba tiêu chí khi lựa chọn
công ty đánh giá:

Năng lực: Công ty đánh giá nên được tiếp cận đủ sớm để lập kế hoạch đánh giá amfori BSCI và chỉ định một đánh giá
viên có kinh nghiệm phù hợp. Yêu cầu đánh giá trước ba hoặc bốn tháng là một cách làm tốt.

Giá: amfori xác định thời gian tối thiểu của đánh giá amfori BSCI, nhưng mọi công ty đánh giá đều xác định mức giá dịch
vụ của riêng mình. Việc đánh giá hoàn chỉnh đòi hỏi sự chuẩn bị, chuyên môn và tính chuyên nghiệp tốt (trước, trong và
sau khi đánh giá). Đánh giá chi phí thấp có thể sẽ tốn kém về lâu dài, nếu các đánh giá đó không cung cấp được thông
tin cần thiết.

Xung đột lợi ích tiềm ẩn: Các công ty đánh giá có cơ chế để tránh xung đột lợi ích. Tuy nhiên, người có RSP nên chú ý
vấn đề này khi chọn công ty đánh giá. Một số ví dụ về xung đột lợi ích tiềm ẩn là:

ƒ Đánh giá viên trước đây đã cung cấp tư vấn đào tạo và/hoặc kỹ thuật cho đối tác kinh doanh

ƒ Đánh giá viên không được thanh toán trước và giá tùy thuộc vào kết quả

Cùng một công ty đánh giá được sử dụng theo thời gian với cùng một đánh giá viên (quan hệ đánh giá lâu dài giữa người
và bên được đánh giá có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của đánh giá viên và chất lượng của quy trình đánh giá). Các
thành viên amfori có thể sử dụng cơ chế khiếu nại bên ngoài của amfori để báo cáo các cáo buộc liên quan đến đánh giá.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 21


9. Lập lịch Đánh giá amfori BSCI

Đánh giá amfori BSCI chỉ có thể được lên lịch thông qua Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Thông tin trong phần này chỉ đề cập đến Đánh giá Xã hội amfori BSCI ‘toàn diện’. Vui lòng không sử dụng các hướng dẫn
này để yêu cầu đánh giá theo dõi.

Học viện amfori (amfori Academy) cung cấp các hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ các thành viên amfori lên lịch đánh giá và các
đối tác kinh doanh để hiểu rõ quy trình đánh giá amfori BSCI.

Sau đây là năm bước quan trọng cần ghi nhớ:

BƯỚC 1: Đảm bảo rằng thông tin của đối tác kinh doanh của bạn là chính xác cho từng cơ sở của họ.

Các Đối tác Kinh doanh chịu trách nhiệm duy trì dữ liệu của mình trên Nền tảng Bền vững. Các thành viên liên kết,
hoặc người có RSP không thể thay đổi thông tin công ty thay mặt cho Đối tác Kinh doanh .1

Đối tác Kinh doanh có thể:

1. Quản lý thông tin công ty của họ: thay đổi tên công ty hoặc địa chỉ

2. Quản lý cơ sở: thêm cơ sở mới hoặc thay đổi địa chỉ của cơ sở (= là địa điểm thực tế nơi tiến hành kiểm tra/đánh giá)

3. Thêm và xóa các Đối tác Kinh doanh mới: ví dụ như nhà sản xuất cấp 2 hoặc 3 của thành viên

4. Quản lý người dùng công ty: thay đổi người liên hệ chính, thêm hoặc xóa nhân viên

5. Quản lý thông báo cho nhân viên

6. Xem kết quả đánh giá và tải xuống báo cáo tóm tắt dưới dạng PDF

7. Thêm các biện pháp cải thiện liên tục và xác định tác động đến bền vững

Nhiều cơ sở: trên Nền tảng Bền vững, Đối tác Kinh doanh có thể có nhiều cơ sở với các địa chỉ khác nhau trong một ID
amfori. Mỗi cơ sở có thể được quản lý riêng bởi Đối tác Kinh doanh, là người chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu của riêng
họ.

Nếu thông tin về công ty hoặc cơ sở của Đối tác Kinh doanh thay đổi, như là tên, địa chỉ hoặc phân loại công ty, thì Đối
tác Kinh doanh cần cập nhật thông tin của công ty trong mục Admin (Quản trị viên) > Company and/or Admin (Công ty
và/hoặc Quản trị viên) > My Sites (Cơ sở Của tôi).

Điều chuyển Đối tác Kinh doanh: nếu Đối tác Kinh doanh di chuyển địa điểm (thay đổi địa điểm với địa chỉ mới), quản
trị viên chính của Đối tác Kinh doanh phải thêm địa điểm mới trong mục Admin (Quản trị viên) > My sites (Cơ sở của tôi)
và cũng có thể thay đổi thông tin công ty trong mục Admin (Quản trị viên) > My company (Công ty của tôi). Nếu thay
đổi địa chỉ chỉ là “hình thức”, mà không thay đổi vị trí thực tế, thì Đối tác Kinh doanh có thể trực tiếp chỉnh sửa thông tin
trong hồ sơ công ty/cơ sở trực tiếp.

Nếu thông tin công ty/cơ sở của Đối tác Kinh doanh thay đổi sau khi một hoạt động đánh giá được yêu cầu, điều đó có thể
ảnh hưởng đến quá trình đánh giá. Trong trường hợp đó, người có RSP phải xác nhận các thay đổi. Để kiểm tra trạng thái
của đánh giá được yêu cầu, hãy chuyển đến tab Đánh giá > được yêu cầu. Bạn có thể xem hoạt động được yêu cầu và
trạng thái của hoạt động ở cột Trạng thái ở bên phải. Công ty đánh giá được chọn có năm ngày theo lịch để trả lời yêu cầu
của bạn (họ có thể chấp nhận hoặc từ chối).

1
Vui lòng chuyển tiếp tài liệu hướng dẫn này (Học viện amfori (amfori Academy) > Đào tạo nền tảng > Đào tạo Đối tác Kinh
doanh amfori BSCI > hướng dẫn đào tạo) cho Đối tác Kinh doanh của bạn để giúp họ làm việc hàng ngày trên Nền tảng
Bền vững. Nội dung được trình bày bằng các ngôn ngữ sau: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Tây Ban Nha.

P 22 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


Trạng thái đánh giá:

Đã Yêu cầu: công ty đánh giá có thể xác nhận hoặc từ chối yêu cầu của RSP trong vòng năm ngày

Đã Hết hạn/từ chối: công ty đánh giá không trả lời trong vòng năm ngày hoặc từ chối yêu cầu của RSP. Sau đó, RSP
chọn một khung thời gian mới và/hoặc một công ty đánh giá khác

Cần xác nhận: công ty đánh giá cần xác nhận việc nhận được yêu cầu trong vòng năm ngày

Cần Lên kế hoạch: việc đánh giá được xác nhận và lên lịch

Báo cáo đã gửi: quá trình đánh giá đã hoàn tất và báo cáo đánh giá có sẵn trên nền tảng mới

Đã hủy: việc đánh giá đã bị hủy bởi người có RSP hoặc công ty đánh giá. Vui lòng xem hướng dẫn trên Nền tảng Bền vững
amforidành cho các thành viên amfori.

 ƯỚC 2: Chịu trách nhiệm (RSP) đối với bên được đánh giá tiềm năng. Chỉ những người có RSP mới có thể
B
yêu cầu và lên lịch các hoạt động đánh giá.

Các bước Đánh giá Rủi ro nên Áp dụng: Bảng câu hỏi Tự đánh giá (SAQ)
Bảng câu hỏi tự đánh giá (SAQ): để các đối tác kinh doanh nâng cao nhận thức về các rủi ro và vấn đề xã hội. Bản tự đánh
giá amfori BSCI phản ánh bảng câu hỏi đánh giá amfori BSCI và cho phép bên được đánh giá tiềm năng hiểu đầy đủ các
giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và cách áp dụng vào thực tiễn kinh doanh thường xuyên. Có
sẵn các bảng câu hỏi Tự đánh giá cụ thể cho các trang trại trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

QUAN TRỌNG: Bảng câu hỏi tự đánh giá (SAQ) có sẵn trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform) cho các đối tác kinh doanh.

• Một đối tác kinh doanh có thể chuẩn bị cho một cuộc kiểm tra/đánh giá của amfori BSCI bằng cách tiến hành Tự
đánh giá và sau đó sử dụng kết quả để cải thiện chủ động trước khi tiến hành đánh giá toàn bộ.

• Tự đánh giá bao gồm tất cả các câu hỏi giống như đánh giá xã hội amfori BSCI đầy đủ, thường xuyên.

• Kết quả hiển thị tỷ lệ phần trăm, thay vì Điểm và xếp hạng tổng thể, và cũng hiển thị Các vấn đề.

• Nếu một đối tác kinh doanh hoàn thành Tự đánh giá, các thành viên được liên kết có thể xem kết quả.

QUAN TRỌNG: amfori rất khuyến khích các thành viên mời các đối tác kinh doanh của họ điền và sử dụng Tự Đánh
giá trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

BƯỚC 3: Yêu cầu Đánh giá

Vui lòng hoàn thành các bước sau:

1. Nhấp vào Đánh giá

2. Nhấp vào Đã yêu cầu

3. Nhấp vào + Yêu cầu Đánh giá ở phía trên bên phải

4. Chọn Đối tác Kinh doanh mà bạn muốn đánh giá với tư cách là bên được đánh giá chính. Nhấp vào Bước Tiếp
theo ở phía dưới bên phải

5. Chọn cơ sở sẽ được đánh giá như là bên được đánh giá chính (Vui lòng chọn cơ sở nơi lịch sử đánh giá gần đây nhất
được lưu (thường không phải cơ sở 1)). Bấm vào Bước Tiếp theo

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 23


6. Chọn sáng kiến: amfori BSCI

7. Chọn hoạt động đánh giá:

• Đánh giá Xã hội amfori - Sản xuất

• Đánh giá Xã hội amfori - Thực phẩm Đa cấp độ

• Đánh giá Xã hội amfori - Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ

• Đánh giá Xã hội amfori - Thực phẩm Trang trại lớn Nôn

8. Chọn loại thông báo: mặc định là thông báo một phần

9. Cho biết khung thời gian được yêu cầu


Ngày được nêu trong phần Từ phải là hai tuần kể từ ngày yêu cầu và khoảng thời gian phải ít nhất là bốn tuần.
Khung thời gian đã chọn phải là một khoảng thời gian khi bên được đánh giá đang hoạt động bình thường hoặc trong
mùa cao điểm. Bấm vào Bước Tiếp theo

10. Nếu có thể, hãy chọn các cơ sở cấp tiếp theo sẽ được đánh giá trong một cuộc đánh giá đa cấp độ. Bấm vào Bước
Tiếp theo

11. Chọn công ty đánh giá có sẵn tại quốc gia của các đối tác Kinh doanh và cho hoạt động đánh giá được yêu cầu.

12. Nhấp vào Yêu cầu và yêu cầu đó sẽ được gửi đến công ty đánh giá

BƯỚC 4: Xác nhận Yêu cầu Đánh giát

Công ty đánh giá nhận được yêu cầu thông qua Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) và xác nhận
yêu cầu:

• Thông qua Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform), công ty đánh giá cũng chỉ định ngày đánh
giá, chỉ định đánh giá viên chính và tùy chọn, chỉ định các thành viên nhóm đánh giá khác

• Ngày có yêu cầu trong một khoảng thời gian xác định từ bên được đánh giá chính (đối với đánh giá thông báo một
phần) hoặc thông báo cho bên được đánh giá chính về ngày đánh giá (đối với đánh giá được thông báo)

Nếu công ty đánh giá từ chối yêu cầu, thành viên sẽ được thông báo ngay lập tức.

Những điều người có RSP cần biết tối thiểu trước khi lên lịch:

Địa điểm của bên được đánh giá chính.

Số lượng người lao động (số lượng người lao động xác định thời gian đánh giá, cả toàn diện và theo dõi).

Hoạt động canh tác hiện tại có thể được thêm vào phạm vi đánh giá. (ví dụ: bên được đánh giá chính có hoặc ký hợp
đồng với các trang trại có sản phẩm được xử lý tại bên được đánh giá chính)

Phần lớn thông tin này có thể được tìm thấy trên hồ sơ của các đối tác kinh doanh.

P 24 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


10. Thời lượng của Đánh giá
amfori BSCI
Các bảng dưới đây áp dụng làm tài liệu tham khảo cho tất cả các hoạt động giám sát amfori BSCI:

Thời gian Đánh giá Toàn diện


Bảng dưới đây thể hiện thời gian tối thiểu cho hoạt động đánh giá toàn diện cũng như số người lao động tối thiểu tham
gia phỏng vấn. Trong thời gian có 0,5 ngày để soạn thảo báo cáo đánh giá. Khi cần thiết, công ty đánh giá có thể quyết
định rằng việc đánh giá sẽ kéo dài hơn số ngày công được khuyến nghị. Trong trường hợp này, quyết định này cần được
ghi lại trong báo cáo đánh giá.

Số lượt Phỏng vấn Công


Quy mô của nhà sản xuất
Thời lượng đầy đủ (Số ngày nhân Tối thiểu
(Lực lượng lao động*)
công) (Số lượng Người lao động)

1-35 (chỉ đối với PA) 1 1-5


1-50 1,5 5-10
51-100 2 10-15
101-250 3 15-20
251-550 3,5 20-25
551-800 4 25-30
801-1.200 4,5 30-35
1.201 + 5 > 35
2001-3000 5.5 40-45
3001-4500 6 45-50
4501-6000 6.5 50-55
6001-10000 7 55-60
10000+ 7.5 60-65

Bảng 5: Thời lượng đánh giá toàn diện amfori BSCI

*Lực lượng lao động của một công ty là tổng số người lao động được tuyển dụng, cả lâu dài và tạm thời.

Trong trường hợp đánh giá đa cấp độ, amfori khuyến nghị tính toán số ngày công cho mỗi cơ sở cấp tiếp theo (ví dụ: trang
trại) dưới dạng các đơn vị riêng biệt.

Bảng dưới đây là một ví dụ về cách tính toán thời gian đánh giá, dựa trên tình huống giả định trong đó bên được đánh giá
chính sử dụng 120 người lao động và các trang trại cung cấp được chọn đều sử dụng từ 5 đến 500 người lao động (bao
gồm cả người lao động tạm thời).

Bảng dưới đây là một ví dụ về cách tính toán thời lượng của một đánh giá,

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 25


VÍ DỤ

Phỏng vấn
Quy mô của
Thời gian Đánh Người lao Thời gian Báo
nhà sản xuất
giá Toàn diện động (Số lượng cáo Thời gian Đi lại
(lực lượng lao
(Số ngày công) Người lao (Số ngày công)
động)
động)
Bên được đánh 120 2,5 18 0,5 -
giá chính

Trang trại Đã
chọn:

Trang trại A 5 0,5 5 0,5 -

Trang trại B 200 2,5 15 0,5 -

Trang trại C 37 1 8 0,5 -

Tổng phụ cho 242 4 28 1,5 -


Trang trại

TỔNG 362 6,5 46 2 -

Sử dụng bảng trên để tham khảo, các công ty đánh giá sẽ đưa ra đề xuất được thương lượng giữa bên được đánh giá
chính, người có RSP và chính họ.

Tính toán ban đầu này được trình bày cho cả người có RSP và bên được đánh giá chính để đánh giá xem có thể xác định
hiệu quả theo quy mô hay không.

amfori không can thiệp vào các cuộc đàm phán này. Tuy nhiên, amfori kỳ vọng các cuộc đàm phán này sẽ dẫn đến các giải
pháp có trách nhiệm và thực tế mà không ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá.

Thời gian Đánh giá Theo dõi


Bảng dưới đây thể hiện thời gian tối thiểu của một cuộc đánh giá theo dõi. Trong trường hợp này, thời gian phụ thuộc vào
số lượng người lao động và số lượng PA có phát hiện trong lần đánh giá trước đó. Trong thời gian đánh giá có 0,5 ngày để
soạn thảo báo cáo đánh giá.

Việc tính toán các mẫu phỏng vấn để đánh giá theo dõi cần phải có các bước dưới đây:

1. Tính toán số lượng lĩnh vực hoạt động với các phát hiện

2. Có được số lượng nhân viên cập nhật nhất trong phạm vi (tức là Quy mô Nhà sản xuất)

3. Tính toán thời gian đánh giá theo dõi tối thiểu bằng cách sử dụng Bảng 4

4. Khớp khoảng thời gian tối thiểu với mẫu phỏng vấn tối thiểu bằng cách sử dụng Bảng 3-Thời gian tối thiểu của Đánh
giá Toàn diện amfori BSCI.

Nếu thời gian đánh giá được điều chỉnh dài hơn yêu cầu tối thiểu, mẫu phỏng vấn phải tuân theo thời gian điều chỉnh.

P 26 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


Số PA có phát hiện trong lần đánh giá trước đó
Quy mô Nhà 12 + = Thời
Phỏng vấn (Số 1
sản xuất (lực gian Đánh
lượng người đến 5 6 7 8 9 10 11
lượng lao giá Toàn
lao động) 4
động) diện
1-35 1-5 1* 1 1 1 1 1 1 1 1

36-50 5-10 1 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5

51-100 10-15 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 2 2 2

101-250 15-20 1,5 1,5 1,5 2 2 2,5 2,5 2,5 3

251-550 20-25 1,5 1,5 2 2 2,5 2,5 3 3 3,5

551-800 25-30 1,5 1,5 2 2,5 2,5 3 3,5 3,5 4

801-1.200 30-35 1,5 2 2,5 2,5 3 3,5 3,5 4 4,5

1,201-2000 > 35 1,5 2 2,5 3 3,5 3,5 4 4,5 5

2001-3000 40-45 3 3 3.5 3.5 4 4 4.5 4.5 5.5

3001-4500 45-50 3.5 3.5 3.5 4 4 4.5 4.5 5 6

4501-6000 50-55 3.5 3.5 4 4 4.5 5 5.5 6 6.5

6001-10000 55-60 4 4 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7

10000+ 60-65 4 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5

Bảng 6: Thời gian tối thiểu của đánh giá theo dõi amfori BSCI

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 27


11. Cách các Thành viên amfori
chuẩn bị cho Đánh giá amfori
BSCI
Trước khi tiến hành đánh giá, các thành viên amfori BSCI nên thực hiện các công việc sau:

Thu thập thông tin cần thiết để xác định loại phương pháp đánh giá

Yêu cầu đối tác kinh doanh ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Thống nhất về việc ai sẽ thanh toán cho đánh giá amfori BSCI

Phân bổ ngân sách cho các hoạt động xây dựng năng lực cụ thể cho cả doanh nghiệp của họ và cho các đối tác kinh
doanh của họ

Phân bổ ngân sách và trách nhiệm cho phản ứng ngay lập tức với các cảnh báo không dung thứ

Truy cập thông tin cập nhật: Các thành viên amfori BSCI phải đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh của họ, đặc biệt là
những đối tác sẽ được đánh giá (ví dụ: nhà sản xuất), có quyền truy cập thường xuyên vào thông tin cập nhật về quy trình
đánh giá. .

Có một số cách để thực hiện điều này thành công:

• Đánh giá ai là trung gian phù hợp và cung cấp cho họ thông tin liên quan thường xuyên. Các thành viên amfori
BSCI sẽ cần biên soạn các tờ rơi hoặc công cụ đơn giản hóa cho những người phụ trách tìm nguồn cung ứng, để họ
có thể tiếp cận nhanh các thông điệp chính để truyền đạt cho các đối tác kinh doanh mới hoặc hiện có trong chuỗi
cung ứng.

• Cung cấp cho các đối tác kinh doanh quyền truy cập vào các công cụ amfori BSCI khác nhau có sẵn cho họ, bao gồm:

ƒ Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform): Cung cấp cho các đối tác kinh doanh quyền
truy cập vào các báo cáo đánh giá và các biện pháp cải thiện liên tục

ƒ Học viện amfori (amfori Academy): Cung cấp cho bên sản xuất quyền truy cập vào các khóa học có liên
quan. Đây là những dịch vụ miễn phí cho các đối tác kinh doanh tham dự.

Đánh giá đòn bẩy: Các thành viên amfori BSCI có thể dự đoán đòn bẩy mà họ có với các đối tác kinh doanh của mình bằng
cách truy cập thông tin trong Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) về số lượng các thành viên amfori
BSCI khác được liên kết với cùng một đối tác kinh doanh.

P 28 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


12. Cách các Nhà quản lý Chương
trình của Công ty Đánh giá
có thể Chuẩn bị cho Đánh giá
amfori BSCI
Trong hầu hết các trường hợp, một người quản lý chương trình từ một công ty đánh giá được phê duyệt chịu trách nhiệm
quản lý các yêu cầu đánh giá amfori BSCI và lên lịch thông qua Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Trước khi lên lịch đánh giá, người quản lý chương trình cần xác minh rằng yêu cầu đánh giá phù hợp với các hướng dẫn
của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI và chính xác về:

Loại đánh giá: Nếu loại đánh giá được chọn không chính xác, người quản lý chương trình sẽ thông báo cho người có
RSP tương ứng (ví dụ: SPA đã được yêu cầu cho nhà sản xuất mà không có bản tự kê khai của nhà sản xuất nhỏ).

Hiệu lực đánh giá: Nếu yêu cầu đánh giá không phù hợp với chu kỳ đánh giá amfori BSCI, người quản lý chương trình
sẽ tư vấn cho người có RSP tương ứng (ví dụ: người có RSP yêu cầu đánh giá theo dõi với một nhà sản xuất đã vượt quá
chu kỳ đánh giá và do đó cần đánh giá toàn diện)

Người quản lý chương trình chịu trách nhiệm lựa chọn những đánh giá viên thích hợp (có thể là một đánh giá viên đơn lẻ
hoặc một nhóm đánh giá viên). Ngành và khu vực sẽ hướng dẫn người quản lý chương trình chọn những đánh giá viên
tốt nhất:

• Thông thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ địa phương và các ngôn ngữ mà phần lớn người lao động nhập cư có
thể sử dụng (nếu có)

• Hiểu rõ lĩnh vực, luật pháp hiện hành và các rủi ro xã hội cụ thể

• Có đủ kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực của các đối tác kinh doanh/đánh giá viên dựa trên Phân loại GICS mà họ
đã nêu trong hồ sơ trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)

• Nhạy cảm với các lỗ hổng tiềm ẩn và bình đẳng giới (ví dụ: các nhóm thiểu số không được bảo vệ) và biết cách xử
lý các vấn đề đó.

Khi xây dựng các nhóm đánh giá hiệu quả, người quản lý chương trình sẽ cẩn trọng với sự cân bằng giới tính trong nhóm
phù hợp với cấu trúc của bên được đánh giá.

Tác động tài chính: Người quản lý chương trình sẽ xem xét rằng thời gian và người được phân bổ để tiến hành đánh giá
sẽ có ý nghĩa tài chính đối với bên thanh toán cho hoạt động đánh giá đó.

Người quản lý chương trình sẽ thông báo cho người có RSP các lý do có thể giải thích cho việc tăng số lượng đánh giá viên,
kéo dài thời gian đi lại hoặc phỏng vấn bổ sung bên ngoài cơ sở.

Sử dụng Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform): Người quản lý chương trình thường chịu trách
nhiệm tải lên thông tin trên Nền tảng Bền vững amfori. Hợp đồng Khung Đánh giá amfori BSCI và Điều khoản Sử dụng
Nền tảng công nghệ thông tin amfori, xác định cách các công ty đánh giá quản lý thông tin:

• Chỉ sử dụng Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) để truyền đạt kết quả đánh giá của họ

• Đảm bảo rằng dữ liệu được gửi qua Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) là chính xác và cập
nhật kể từ ngày gửi và theo hiểu biết tốt nhất của họ

• Chỉ sử dụng thông tin được truy cập trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) để đánh giá các
nhà máy và trang trại trong chuỗi cung ứng của các thành viên amfori BSCI

• Coi tất cả thông tin trong Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) là bí mật kinh doanh và không
tiết lộ thông tin đó bên ngoài Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 29


13. Cách Đánh giá viên Chuẩn bị
cho Đánh giá amfori BSCI

Đánh giá viên amfori BSCI cần thực hiện các bước cần thiết để hiểu tình hình của bên được đánh giá. Tối thiểu, đánh giá
viên phải hiểu các khía cạnh sau:

Vùng địa lý: Việc đánh giá cần xem xét đến khu vực địa lý của đối tác kinh doanh. Vùng địa lý có liên quan đến việc tổ
chức hậu cần cũng như hiểu rõ thực tế của người lao động và các rủi ro tiềm ẩn tại cơ sở. Ví dụ: đánh giá viên nên xác
minh cách người lao động đi làm, khoảng cách đến trường và khoảng cách đến bệnh viện và/hoặc các văn phòng hành
chính thông thường khác (ví dụ: ngân hàng).

Đặc thù: Đánh giá viên cần hiểu rõ các vấn đề giới tính tiềm ẩn và rõ ràng, hệ thống phân cấp xã hội, các vấn đề di cư,
việc sử dụng người làm việc tại nhà hoặc thanh thiếu niên và chính quyền địa phương có liên quan. Những đặc điểm
này không bao giờ được nằm ngoài dự kiến của đánh giá viên.

Pháp luật: Đánh giá viên nên xem xét luật pháp cụ thể, có liên quan. Trong một số trường hợp, các quy tắc và quy định
của địa phương có thể có các nội dung đặc thù ảnh hưởng đến cách đánh giá viên sẽ đưa ra đánh giá chuyên môn của
họ.

Lương bổng và Lương sinh hoạt: Đánh giá viên cần tính toán trước thù lao công bằng và tiền lương sinh hoạt một cách
chính xác nhất có thể, dựa trên khu vực và ngành.

Ngành: Đánh giá viên cần hiểu rõ về lĩnh vực của bên được đánh giá và các đặc thù của ngành đó. Bao gồm, nhưng
không giới hạn ở:

ƒ Hiểu cấu trúc sản xuất

ƒ Xác nhận sự tồn tại của các công đoàn cụ thể

ƒ Xác minh sự tồn tại của các thỏa thuận thương lượng tập thể cụ thể

ƒ Tìm hiểu xem có sự khác biệt trong cách trả thù lao hay không

ƒ Xác minh xem có luật cụ thể áp dụng hay không (ví dụ: cho nông nghiệp hoặc cho hợp tác xã)

ƒ Hiểu các rủi ro liên quan đến lĩnh vực

Chuẩn bị trước tất cả các tài liệu liên quan: Đánh giá viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để thu thập tất cả các
tài liệu liên quan trước khi tiến hành đánh giá amfori BSCI. Bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

ƒ Truy cập báo cáo đánh giá amfori BSCI trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)

• Bản sao phiên bản đã ký của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI để xác minh sự tham gia của bên được đánh giá
vào quy trình đánh giá amfori BSCI

• Khi có liên quan:

ƒ Bản sao bản tự kê khai của nhà sản xuất nhỏ (xem Hướng dẫn 12 Cách đánh giá một nhà sản xuất nhỏ)

P 30 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


14. Thực hiện Đánh giá amfori
BSCI
Tất cả các hoạt động đánh giá amfori BSCI phải được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng, thẩm định và hiểu biết thực tế.

Kinh nghiệm thực tế và đánh giá chuyên môn: Đánh giá viên amfori BSCI được kỳ vọng sẽ kết hợp việc sử dụng hai khái
niệm chính vào tất cả các cuộc đánh giá: hiểu biết thực tế và đánh giá chuyên môn.

Sử dụng hiểu biết thực tế: Trong phương pháp của amfori BSCI, đánh giá viên được yêu cầu sử dụng sự hiểu biết thực
tế, tức là để đưa ra phán đoán có căn cứ và hợp lý mà không có quy trình phân định quá rạch ròi. Trên thực tế, các bảng
câu hỏi đánh giá của amfori BSCI được cung cấp để hướng dẫn cho đánh giá viên trong đánh giá. Tuy nhiên, các phát
hiện cần được xây dựng bằng cách xem xét bằng chứng thu thập được trong suốt quá trình theo dõi và trên các PA. Để
đạt được mục đích đó, các đánh giá viên amfori BSCI sẽ diễn giải các quy tắc và nguyên tắc cũng như các tín hiệu ngầm
hoặc không chính thức khi xem xét các vấn đề cụ thể của bên được đánh giá. Hiểu biết thực tế ngụ ý rằng đánh giá viên
có thể:

ƒ Đánh giá theo bối cảnh: đánh giá viên phải có khả năng xem xét thực tế mà họ đang đánh giá theo bối cảnh.
Ví dụ: những quy tắc xã hội hoặc văn hóa nào ảnh hưởng đến giao tiếp giữa người lao động và quản lý? Các
quy tắc của OHS áp dụng như thế nào cho hoạt động canh tác?

ƒ Đồng cảm: đánh giá viên nên có thể nhìn nhận quan điểm của người khác và hiểu được tình huống được cảm
nhận như thế nào từ phía họ, ví dụ: tại sao người lao động nữ lại thích nói chuyện với một nữ đánh giá viên?

ƒ Cân bằng: Đánh giá viên phải có khả năng tiếp nhận các lợi ích xung đột mà không ảnh hưởng đến tính trung
lập của họ, ví dụ: điều gì sẽ xảy ra nếu người lao động thích được trả lương gộp mà không bị khấu trừ các
khoản đóng góp An sinh Xã hội?

Sử dụng đánh giá chuyên môn: Đánh giá viên được kỳ vọng sẽ sử dụng đánh giá chuyên môn của họ trong việc kết nối
các sự kiện và thông tin với các giá trị và nguyên tắc khác nhau của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

ƒ Đánh giá viên sẽ phân tích mối liên hệ giữa một số hoạt động kinh doanh nhất định và PA (ví dụ: Hạn chế tiếp
cận cơ chế khiếu nại như một hoạt động kinh doanh có thể có hậu quả tiêu cực trong PA như bảo vệ đặc biệt
cho lao động vị thành niên; An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp; Không phân biệt đối xử; Không có việc làm bấp
bênh và hành vi kinh doanh phi đạo đức).

ƒ Đánh giá chuyên nghiệp cũng giúp đánh giá viên quyết định xem thông tin thu thập được có đủ điều kiện là
bằng chứng thỏa đáng hay chỉ là thông tin cần ghi nhớ nhưng không phải là bằng chứng cần thiết hay không.

Sáu Bước chính trong Đánh giá trách nhiệm xã hội amfori BSCI
BƯỚC 1: Đến và giới thiệu nhóm. Đánh giá viên, hoặc nhóm đánh giá viên, sẽ tự giới thiệu (đánh giá viên trưởng
sẽ giới thiệu nhóm của họ), trình bày thông tin xác thực của họ và giải thích ngắn gọn lý do chuyến thăm của
họ. Khi có liên quan, đánh giá viên sẽ cần thông báo cho bên được đánh giá về hậu quả của việc từ chối tiếp cận.

BƯỚC 2: Tiến hành một cuộc họp khai mạc. Cuộc họp mở đầu sẽ diễn ra tại địa điểm do bên được đánh giá
xác định. Nó có thể ở trong phòng họp hoặc ngoài trời nếu đánh giá được thực hiện tại các trang trại. Cuộc họp
này xác định bối cảnh và giúp tạo ra một cách tiếp cận dựa trên đối thoại hợp tác và cởi mở. Đánh giá viên sẽ
tận dụng cơ hội này để:

ƒ Giải thích trình tự và mục đích của đánh giá xã hội amfori BSCI

ƒ Giới thiệu bản thân, nhóm đánh giá nếu có, và năng lực và chứng nhận phù hợp nhất

ƒ Giải thích chính sách chống hối lộ của công ty đánh giá và hậu quả của chính sách đó (cần có chữ ký của bên
được đánh giá trên tài liệu này)

ƒ Thu thập thông tin về những người có mặt tại cuộc họp mở đầu (ví dụ: người quản lý và các bộ phận chức
năng của họ, đại diện của người lao động và cố vấn pháp lý)

ƒ Giải thích và điều chỉnh (nếu cần) kế hoạch đánh giá ví dụ: định nghĩa các trang trại sẽ được đánh giá như một
phần của mẫu, nếu đó là một phần của phạm vi đánh giá)

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 31


ƒ Yêu cầu số lượng tài liệu sẽ được xác minh ban đầu (ví dụ: hợp đồng, bảng lương, văn bản chính sách, v.v.)

BƯỚC 3: Thu thập bằng chứng. Đánh giá viên thu thập bằng chứng về hiệu quả hoạt động xã hội của bên được
đánh giá thông qua tài liệu, quan sát tại cơ sở và phỏng vấn. Ba loại bằng chứng được thu thập này sẽ được báo
cáo tương ứng trong báo cáo đánh giá theo các dòng chữ sau:

ƒ DO: DO có nghĩa là xác minh tài liệu

ƒ SO: SO có nghĩa là quan sát tại cơ sở, bao gồm đến thăm và phân tích các cơ sở sản xuất, đơn vị và trang trại
nếu có

ƒ MI: MI có nghĩa là phỏng vấn quản lý và bao gồm thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn với tất cả
các nhà quản lý có liên quan

ƒ WI: WI có nghĩa là phỏng vấn người lao động và bao gồm thông tin thu thập được từ người lao động (mùa vụ
hoặc dài hạn) đã được phỏng vấn; và

ƒ WRI: WRI có nghĩa là phỏng vấn đại diện của người lao động và bao gồm thông tin thu thập được từ đại diện
của người lao động.

BƯỚC 4: Hoàn thành bảng câu hỏi về hiệu quả hoạt động xã hội có liên quan. Dựa trên đánh giá chuyên
môn của họ, đánh giá viên sẽ hoàn thành bảng câu hỏi về hiệu quả hoạt động xã hội có liên quan cho bên được
đánh giá chính và bảng câu hỏi cho mỗi cơ sở nghiên cứu cấp tiếp theo nếu có. Các câu hỏi giúp đánh giá viên
kiểm tra chéo xem họ đã có được ‘bằng chứng thỏa đáng’ liên quan đến rủi ro xã hội và hiệu suất của bên được
đánh giá hay chưa. Các thuật ngữ chính cần hiểu bao gồm:

ƒ Bằng chứng thỏa đáng: Đây là mức độ chấp nhận được của các dữ kiện và/hoặc thông tin cho phép đánh
giá viên đưa ra kết luận

ƒ Bằng chứng đầy đủ: Đây là bằng chứng tối thiểu cần thiết để chứng minh một sự việc (ví dụ: giấy chứng
nhận nước uống).

Bảng câu hỏi đánh giá amfori BSCI đưa ra các câu hỏi đặt ra cho đánh giá viên để có bằng chứng thỏa đáng. Điều này là
bởi vì chúng tôi muốn khuyến khích những đánh giá viên có mức độ thoải mái lớn hơn (hơn là bằng chứng đầy đủ) về cách
một số hoạt động kinh doanh nhất định đóng góp vào việc bảo vệ quyền của người lao động.

Ví dụ, thay vì giới hạn ở bằng chứng đầy đủ (nhà sản xuất đã cung cấp giấy chứng nhận nước uống hợp lệ), đánh giá viên
amfori sẽ tìm kiếm bằng chứng thỏa đáng (nhà sản xuất có thể có giấy chứng nhận hoặc bằng chứng khác rằng nước có
thể dùng để uống; nước uống luôn có sẵn cho người lao động; người nhận đồ uống có sẵn, sạch sẽ và không có các tác
nhân nhiễm bẩn).

Chắc chắn, mức độ thoải mái này không thể đạt được nếu đánh giá viên tự động trả lời các câu hỏi. Ngược lại, bảng câu hỏi
đánh giá amfori BSCI yêu cầu đánh giá viên phải phân tích nghiêm ngặt tình huống trước khi trả lời các câu hỏi.

BƯỚC 5: Lập báo cáo về các vấn đề phát hiện được: Báo cáo kết quả mô tả thực hành tốt của bên được đánh
giá cũng như các lĩnh vực cần cải thiện để tiến bộ trong việc thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
Khi nói đến việc viết các phát hiện, đánh giá viên nên tôn trọng cách tiếp cận sau đây và giải thích:

ƒ Cách họ đưa ra đánh giá: Mô tả lý do được tuân theo và cách bảo vệ người lao động được xem xét

ƒ Bằng chứng thỏa đáng và các phát hiện liên quan: Mô tả nội dung của các dữ kiện và thông tin và các phát
hiện sau đó

ƒ Các cân nhắc và quan sát sau đó: Mô tả những quan sát có thể không đủ để được coi là phát hiện nhưng có
liên quan như một phần của thông tin.

P 32 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


BƯỚC 6: Tiến hành một cuộc họp kết thúc. Cuộc họp kết thúc sẽ diễn ra khi kết thúc đánh giá tại nơi do bên
được đánh giá xác định cho mục đích này. Cuộc họp này có thể ở trong phòng họp hoặc ngoài trời. Cuộc họp
này rất quan trọng để duy trì môi trường hợp tác được tạo ra thông qua quá trình đánh giá và có được bất kỳ sự
làm rõ cần thiết nào. Đánh giá viên sẽ tận dụng cơ hội này để:

ƒ Nhận xét về trình tự được xác định thông qua quá trình đánh giá amfori BSCI. Đánh giá viên sẽ cảm ơn nhà
sản xuất vì đã hợp tác, cung cấp quyền truy cập vào tài liệu và cho phép chụp ảnh. Đánh giá viên có thể tận
dụng cơ hội này để thông báo cho bên được đánh giá về một số vấn đề được phát hiện trong quá trình đánh
giá.

ƒ Tóm tắt cho bên được đánh giá về cách đánh giá chuyên môn được đưa ra dựa trên sự kết hợp giữa dữ kiện
và thông tin. Đánh giá viên nên giải thích rằng các cuộc phỏng vấn với người lao động chỉ là một trong nhiều
nguồn thông tin góp phần vào đánh giá để tránh áp lực lên người lao động.

ƒ Tóm tắt cho bên được đánh giá về cách xếp hạng amfori BSCI được tự động tính toán bởi một hệ thống trực
tuyến, được máy tính hóa và nằm ngoài tầm kiểm soát của đánh giá viên.

ƒ Giải thích các thực hành tốt được xác định trong quá trình đánh giá.

ƒ Giải thích các phát hiện và quan sát, với các giải thích ngắn gọn về lý do tại sao các quan sát thể hiện rủi ro
tiềm ẩn cho bên được đánh giá và khách hàng của họ. Đánh giá viên nên đưa ra bức tranh toàn cảnh thay vì
chỉ đề cập đến nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử của amfori BSCI.

ƒ Nhắc nhở bên được đánh giá về việc xác định các hành động và biện pháp cải thiện liên tục thông qua Nền
tảng Bền vững amfori.

ƒ Cung cấp thông tin về việc gửi báo cáo kết quả đánh giá trong Nền tảng Bền vững amfori, v.v.

ƒ Yêu cầu ban quản lý và đại diện của người lao động ký vào báo cáo kết quả. Thông báo cho bên được đánh
giá rằng chữ ký không thể hiện sự chấp nhận nội dung, mà chỉ thừa nhận rằng cuộc đánh giá đã được tiến
hành mà không có bất thường.

ƒ Luôn cởi mở với các câu hỏi và giải thích.

Đối với đánh giá đa cấp độ amfori BSCI, đánh giá viên sẽ tuân theo tất cả năm bước đầu tiên được mô tả ở trên cho mỗi cơ
sở được đánh giá có trong phạm vi đánh giá (ví dụ: bên được đánh giá chính + trang trại). Bước 6 - Cuộc họp kết thúc sẽ
chỉ được tiến hành một lần với bên được đánh giá chính.

Cách Đánh giá amfori BSCI có thể bị ảnh hưởng


Việc thực hiện đánh giá xã hội amfori BSCI có thể bị ảnh hưởng theo các cách sau. Khi một hoạt động đánh giá không thể
bắt đầu hoặc hoàn thành, hoạt động đó được gắn nhãn Interference (Trở ngại). Trên Hồ sơ Bền vững, hoạt động vẫn xuất
hiện - nhưng không có xếp hạng cuối cùng. Trạng thái sẽ hiển thị:

Bị từ chối tiếp cận: Bên được đánh giá không cho phép đánh giá viên tiếp cận cơ sở, hoặc việc đánh giá không thể bắt
đầu vì đánh giá viên đã bị từ chối tiếp cận. Trong trường hợp này, đánh giá viên chọn ‘Bị từ chối tiếp cận’ (Nhấp vào
“Dừng đánh giá” thay vì ‘Gửi’) và đánh giá viên cung cấp thông tin chi tiết để chứng minh cho lựa chọn đó.

Tính minh bạch bị từ chối: Bên được đánh giá phải hoàn toàn minh bạch với đánh giá viên trong hoạt động đánh giá.
Điều này có nghĩa là:

ƒ Bên được đánh giá không được ngăn cản (những) đánh giá viên tiến hành phỏng vấn nhân viên hoặc quản lý.

ƒ Bên được đánh giá phải cho phép (những) đánh giá viên xem xét các hồ sơ liên quan.

ƒ Bên được đánh giá không nên huấn luyện nhân viên trước khi phỏng vấn.

ƒ Bên được đánh giá không thể tham dự các cuộc phỏng vấn hoặc vào các khu vực đang diễn ra các cuộc phỏng
vấn

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 33


Trong trường hợp một hoặc nhiều trường hợp trên xảy ra và ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng đánh giá của đánh giá viên,
thì đánh giá viên có thể chọn ‘Bị từ chối tiếp cận’ (Nhấp vào “Dừng đánh giá” thay vì ‘Gửi’) và đánh giá viên cung cấp thông
tin chi tiết để chứng minh cho lựa chọn đó. Đánh giá viên được kỳ vọng sẽ sử dụng phương pháp đánh giá chuyên môn và
đánh giá theo mô hình tam giác của họ để phân tích và thực hiện hành động đối với các trường hợp đó.

Xin lưu ý rằng trong trường hợp thiếu các mục sau, giám sát viên có thể xem xét tuân theo Quy định Không dung thứ.

ƒ bên được đánh giá chỉ được duy trì một bộ bảng lương và hồ sơ chấm công phản ánh chính xác tất cả số giờ
làm việc bình thường và làm thêm giờ và được trả lương cho tất cả nhân viên.

ƒ Bên được đánh giá không được cung cấp các tài liệu giả mạo như giấy phép và chứng chỉ.

Thực hiện một phần: Việc đánh giá được tiến hành, nhưng bị gián đoạn, khiến đánh giá viên không thể hoàn thành
đánh giá. Trong trường hợp này, đánh giá viên chọn ‘Thực hiện một phần’ (Nhấp vào “Dừng đánh giá” thay vì ‘Gửi’) và
đánh giá viên cung cấp thông tin chi tiết để chứng inh cho lựa chọn đó. Chỉ có thể hoàn thành một số Lĩnh vực Hoạt động
trong quá trình đánh giá, do đó kết quả chỉ hiển thị khi hoàn thành đánh giá cho một phần.

Trong trường hợp đánh giá đa cấp độ amfori BSCI, một trở ngại (Bị từ chối tiếp cận hoặc Thực hiện một phần) tại bên được
đánh giá chính sẽ ảnh hưởng đến báo cáo đánh giá tổng thể. Các cơ sở cấp tiếp theo vẫn có thể được đánh giá nhưng kết
quả đánh giá tổng thể sẽ bị ảnh hưởng. Trở ngại tại một trong các cơ sở cấp tiếp theo không ảnh hưởng đến báo cáo đánh
giá tổng thể, chỉ có phần liên quan đến cơ sở cấp tiếp theo bị ảnh hưởng.

P 34 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


15. Cải thiện liên tục

Lý do chung cho chức năng cải thiện liên tục là để xác định và thực hiện các hành động sẽ có tác động đến tính bền vững
với tư cách là Đối tác Kinh doanh. amfori gọi các hoạt động cải thiện này là ‘Tác động đến Bền vững’. Các thành viên amfori
BSCI có thể xem hoạt động Cải thiện liên tục và tiến độ của các đối tác kinh doanh của họ, và có thể cùng nhau thống nhất
nên sử dụng Tác động đến Bền vững và các Biện pháp hỗ trợ nào. Kết quả kiểm tra/đánh giá có thể được gắn kết rõ ràng
với các hoạt động cải thiện đã xác định.

Điều quan trọng là phải hiểu một số thuật ngữ được sử dụng:

‘Tác động đến Bền vững’ là kết quả mà Đối tác Kinh doanh dự định đạt được.

‘Các biện pháp’ là các hoạt động sẽ được hoàn thành để đạt được kết quả này.

Chỉ các đối tác kinh doanh sở hữu cơ sở mới có thể nhập thông tin này và đặt trạng thái thành Hoàn thành. Tất cả các thành
viên được liên kết có thể xem thông tin nhưng không thể chỉnh sửa thông tin.

Biểu đồ cho thấy có bao nhiêu kết quả đánh giá đã được liên kết với tác động đến bền vững, bao nhiêu kết quả trong số
này đã được đặt thành ‘hoàn thành’. Khi thích hợp, thành viên có thể bắt đầu một cuộc đánh giá theo dõi từ phần này của
Nền tảng.

Phản hồi báo cáo kết quả: Sau đánh giá amfori BSCI, các đối tác kinh doanh nên xác định ‘tác động đến bền vững’ (trước
đây được gọi là kế hoạch khắc phục) để phản hồi báo cáo kết quả do đánh giá viên ban hành. Tất cả các thành viên được
liên kết trong Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) đều có thể nhìn thấy thông tin này.

Đối với đánh giá đa cấp độ, việc phản hồi các kết quả được báo cáo tại các cơ sở cấp tiếp theo là trách nhiệm của bên được
đánh giá chính hợp tác với các trang trại.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 35


16. Theo dõi và Cải thiện liên tục

Cải thiện liên tục là giá trị cốt lõi của hệ thống amfori BSCI. Các thành viên amfori BSCI kỳ vọng các đối tác kinh doanh của họ
liên tục thể hiện những cải thiện trong cách doanh nghiệp của họ tôn trọng nhân quyền và quyền lao động tại cơ sở của họ
và trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ.
Các thành viên amfori BSCI được khuyến khích hỗ trợ các đối tác kinh doanh của họ để:

• Khắc phục các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn

• Thực hiện những thay đổi cần thiết lâu dài

• Tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào văn hóa kinh doanh của họ

Cân bằng quyền tự chủ và trách nhiệm: amfori BSCI dựa trên sự kết hợp cân bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm để
định hướng mối quan hệ giữa các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ.

QUAN TRỌNG: Mục tiêu là để các thành viên hỗ trợ sự tiến bộ và cải thiện liên tục của các đối tác kinh doanh
trong khi vẫn cho phép họ làm chủ hoạt động kinh doanh của chính mình.

Hai khái niệm chính có liên quan ở đây:

Quyền Tự chủ: Đây là khả năng của một đối tác kinh doanh sau khi đánh giá để đưa ra quyết định của riêng họ đối với
việc xử lý quá trình cải thiện của họ. Các đối tác kinh doanh được cung cấp các khóa đào tạo và hỗ trợ cụ thể để khắc phục
các thiếu sót đã xác định, bao gồm các vấn đề không dung thứ. Ngoài ra, các đối tác kinh doanh được khuyến khích chủ
động sử dụng các tài nguyên học tập có sẵn khác theo hình thức tự học tập. Thêm vào đó, các đối tác kinh doanh có xếp
hạng tổng thể “A” (Rất tốt) và “B” (Tốt) được kỳ vọng sẽ có mức độ cho phép họ thiết kế và duy trì quy trình cải thiện liên tục
một cách độc lập mà không cần đánh giá theo dõi của amfori. Chức năng cải thiện liên tục trên Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform) được áp dụng cho tất cả các kết quả xếp hạng với các phát hiện.

Trách nhiệm: Đối với các đối tác kinh doanh có xếp hạng đánh giá bằng hoặc thấp hơn ‘C’ (Chấp nhận được), cần tiến hành
đánh giá theo dõi của amfori BSCI trong vòng 12 tháng kể từ ngày đánh giá amfori BSCI trước đó. Nếu quá thời hạn này,
một cuộc đánh giá toàn diện amfori BSCI sẽ cần phải được yêu cầu để duy trì đối tác kinh doanh trong một chu kỳ đánh
giá hợp lệ.

Các trường hợp thực hiện xác minh tiến độ (bao gồm đánh giá theo dõi của amfori BSCI) trong giai đoạn đầu:

Việc đánh giá theo dõi amfori BSCI thường diễn ra trong vòng 12 tháng kể từ lần đánh giá amfori BSCI trước đó. Đồng thời,
có thể có những trường hợp mà các thành viên amfori BSCI có thể thấy cần phải lên lịch để đánh giá theo dõi trong giai đoạn
đầu. Hoạt động này có thể dưới hình thức đánh giá theo dõi của amfori BSCI hoặc một cách khác đã thỏa thuận. Dưới đây
là một số ví dụ:

Bên được đánh giá chủ động tìm cách theo dõi: Bên được đánh giá có thể đã xác định được cách thực hiện các cải thiện
cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn và rất mong muốn những cải thiện đó được bên thứ ba xác minh và có tác
động tích cực đến xếp hạng của họ.

Thành viên amfori BSCI (người có RSP) chủ động: Kinh nghiệm cho thấy rằng có thể cần phải theo dõi sát sao để khuyến
khích những thay đổi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cần thiết để áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào hoạt
động kinh doanh. Dựa trên kinh nghiệm này, các thành viên amfori BSCI có thể triển khai đánh giá theo dõi sớm, ví dụ
trong các tình huống sau:

P 36 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2


ƒ Nhà sản xuất được dán nhãn không dung thứ: Nhóm khắc phục đặc biệt có thể thống nhất về sự cần thiết
phải tiến hành đánh giá theo dõi amfori BSCI trong một khoảng thời gian rất ngắn sau khi biện pháp khắc phục
ban đầu được cho là đã được thực hiện để xác thực tiến độ và tiến tới cải thiện trong trung hạn.

ƒ Thiếu đệ trình kế hoạch cải thiện liên tục: Có thể có những lý do kỹ thuật khiến nhà sản xuất không hành
động để cải thiện liên tục trong Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform). Tuy nhiên, việc tôn
trọng khung thời gian là một chỉ số cho thấy sự sẵn sàng và mong muốn cải thiện của bên được đánh giá. Việc
không tuân thủ thời hạn 60 ngày để gửi kế hoạch cải thiện liên tục cho các trường hợp nhãn ZT có thể là một
dấu hiệu cho thấy sự coi thường hoặc thiếu quan tâm đến việc cải thiện. Dựa trên kinh nghiệm này, các thành
viên amfori BSCI có thể lên lịch đánh giá theo dõi amfori BSCI để các đối tác kinh doanh quan tâm đến việc này.

Các trường hợp báo cáo lên cấp trên, khẩn cấp hoặc khiếu nại: Tất cả các trường hợp này đại diện cho các tình huống
mà các thành viên amfori BSCI, phối hợp và với sự hỗ trợ của Ban thư ký amfori, có thể quyết định tiến hành khẩn cấp đánh
giá của bên thứ ba (ví dụ: Điều tra đặc biệt) bất kể quy trình tiêu chuẩn của đánh giá amfori BSCI.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2 - P 37


P 38 - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI – Phần 2
amfori
The Gradient Building
Avenue de Tervueren 270
1150 Brussels
Fax: +32 2 762 75 06
Phone: +32 2 762 05 51
E-mail: info@amfori.org

Find and follow us: /amfori


2022

Hướng dẫn Sử dụng Hệ


thống amfori BSCI

Phần 3: Hướng
dẫn Diễn giải
Đánh giá
amfori BSCI

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI này
được công bố vào tháng 12 năm 2022. Phiên bản này cùng tồn tại với
các tài liệu liên quan do amfori ban hành cho đến nay.
Giới thiệu

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI đã được cập nhật vào năm 2022. Đối tượng của tài liệu này chủ yếu là các thành
viên amfori, đối tác kinh doanh của họ và các đối tác giám sát của amfori và đánh giá viên. Bản cập nhật Hướng dẫn sử
dụng Hệ thống amfori BSCI này có bốn phần chính và các tài liệu Hướng dẫn để cung cấp thông tin chi tiết cho các đối
tượng trên và người dùng hệ thống.

Trong từng phần có các thông tin về các quy tắc và quy trình kinh doanh của Hệ thống amfori BSCI.

Phần 1 / giải thích phương pháp và các bước triển khai thẩm định (Due Diligence) của amfori BSCI trong thực tế cùng với
các công cụ và dịch vụ thực tế mà amfori cung cấp cho các thành viên và đối tác kinh doanh của họ

Phần 2 / hướng đến các thành viên amfori, đối tác kinh doanh, công ty đánh giá và đánh giá viên của họ. Phần này cung
cấp cả cái nhìn tổng quan về cách phương pháp đánh giá toàn diện của amfori BSCI và giải thích về toàn bộ quy trình đánh
giá của amfori BSCI, từ việc yêu cầu, lên lịch đến thực hiện đánh giá và theo dõi.

Phần 3 / hỗ trợ cho các thành viên amfori và đánh giá viên trong việc diễn giải thích các câu hỏi của bảng câu đánh giá
amfori BSCI.

Phần 4 / có bốn chương diễn giải cho các đối tác kinh doanh về tất cả các tài liệu và hướng dẫn liên quan mà amfori BSCI
cung cấp cho họ và các hướng dẫn cụ thể về những kỳ vọng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

18 tài liệu hướng dẫn được biên soạn để hỗ trợ các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ trong việc triển
khai các Hoạt động Đánh giá amfori BSCI: Tự đánh giá, Đánh gíá Xã hội amfori và Cải thiện Liên tục.

P 2 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lời nói đầu

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022. Phiên bản
này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do amfori ban hành cho đến nay.

Các tài liệu dưới đây tiếp tục được áp dụng vì vẫn còn hiệu lực:

Tài liệu amfori BSCI

Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (v.2021)


Quy định Báo cáo Đánh giá amfori BSCI (có trên Nền tảng Bền vững amfori Sustainability Platform)
Điều lệ phối hợp của amfori a.i.s.b.l.
Hướng dẫn giản lược: Luật Phòng chống Nô lệ thời hiện đại của Vương quốc Anh
Tuyên bố Quan điểm: Luật Lao động Trẻ em Mới ở Ấn Độ
Hướng dẫn: Công dân Syria làm việc trong chuỗi cung ứng của Thổ Nhĩ Kỳ
Người tị nạn trong Chuỗi Cung ứng: Hướng dẫn Xác định và Quản lý Rủi ro
Sổ tay Đối thoại Xã hội về Giới tính
Thực hành mua sắm có trách nhiệm trong Đại dịch COVID-19
Hướng dẫn để các thành viên amfori Đánh giá hoạt động Bóc lột Tiềm ẩn liên quan đến Lao động Cưỡng bức của Nhà nước
Kinh doanh có trách nhiệm trong các Khu vực bị Ảnh hưởng bởi Xung đột và Rủi ro Cao – Hướng dẫn dành cho các Thành
viên amfori
Hành trình trả lương sinh hoạt của amfori: Dự trữ và thiết lập con đường phía trước
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại lớn,
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại nhỏ và rất nhỏ

MEMOs dành cho Giám sát viên và Đánh giá viên, vui lòng xem Trang web amfori.

MEMO (ACs 2016/03 - 1): Auditing Arrangements under BSCI 2.0


MEMO (ACs 2016/11 - 2): Child Labour Amendment Act in India
MEMO (ACs 2017/03 - 1): Evaluating Double Book Keeping- Turkey
MEMO (ACs 2018/05 - 1): Social Insurance and Welfare in PRC
MEMO (ACs 2018/06 - 2): Minimum Content for amfori BSCI Audit Report
MEMO (MPs 2019/10 - 1): Fire Safety in India
MEMO (ACs 2021/05 - 1): Fair Recruitment
MEMO (ACs 2021/07 - 1): Supply Chain Grievance Mechanism
MEMO (ACs 2021/09 - 2): Audit Errors
MEMO (ACs 2021/10 - 3): Building & Fire Safety in PRC
MEMO (ACs 2022/01 - 1):Combined Audits Procedure
MEMO (ACs 2023/01 - 1): Audit Durations
MEMO (ACs 2023/01 - 2): Recruitment Fee
MEMO (ACs 2023/01 - 3): Türkiye Building Safety & Earthquake Readiness
MEMO (ACs 2023/02 - 1): Working Hours
MEMO (ACs 2023/02 - 2): Living Wage

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 3


Nội dung

HƯỚNG DẪN DIỄN GIẢI ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 5

1. CẤU TRÚC CỦA KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 6

2. NỘI DUNG CỦA KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 7

2.1. Chi tiết Đánh giá 7

2.2. Mô tả chung 8

2.3 Phần báo cáo 11

2.3.1 Thông tin về GIÁM SÁT 11

2.3.2 Xác thực Dữ liệu 11

2.3.3 Quản lý hiệu quả hoạt động xã hội 12

2.3.4 Cơ cấu Sản xuất và Việc làm 12

2.3.5 Thù lao và giờ làm việc 12

2.3.6 Nhà ở (nếu có): 13

2.3.7 Cơ chế khiếu nại 13

2.3.8 Người lao động được CHỌN mẫu 14

2.3.9 Dữ liệu Lao động vị thành niên 14

2.3.10 Bằng chứng phỏng vấn 14

3. HƯỚNG DẪN DIỄN GIẢI ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 17

Lĩnh vực hoạt động 1: Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội và hiệu ứng lan truyền 19

Lĩnh vực hoạt động 2: Sự tham gia của người lao động và Biện pháp Bảo vệ 25

Lĩnh vực hoạt động 3: Quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể 30

Lĩnh vực hoạt động 4: không phân biệt đối xử, bạo lực hoặc quấy rối 33

Lĩnh vực hoạt động 5: Trả thù lao Công bằng 37

Lĩnh vực hoạt động 6: Thời giờ Làm việc Hợp lý 45

Lĩnh vực hoạt động 7: Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp 49

Lĩnh vực hoạt động 8: không có lao động trẻ em 70

Lĩnh Vực Hoạt Động 9: Bảo Vệ Đặc Biệt Đối Với Lao Động Vị Thành Niên 75

Lĩnh vực hoạt động 10: Không Việc làm Bấp bênh 79

Lĩnh vực hoạt động 11: Không Sử dụng Lao động Lệ thuộc, Lao động
Cưỡng bức hoặc Buôn người 84

Lĩnh vực hoạt động 12: Bảo vệ môi trường 88

Lĩnh vực hoạt động 13: Hành vi Kinh doanh Có đạo đức 92

P 4 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Hướng dẫn diễn giải đánh giá
amfori BSCI
Phần này của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI hỗ trợ cho các thành viên amfori và đánh giá viên trong việc diễn
giải thích các câu hỏi của bảng câu hỏi đánh giá amfori BSCI.

Các thành viên amfori và đối tác kinh doanh của họ ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI cam kết tôn trọng nhân quyền
trong các hoạt động kinh doanh của họ. Nếu một đối tác kinh doanh đã có cam kết này, rất có thể vì ít nhất một trong các
khách hàng của họ là thành viên amfori BSCI hoặc bán hàng cho thành viên amfori BSCI.

Mối quan hệ kinh doanh này sẽ khiến thành viên amfori BSCI liên quan yêu cầu các đối tác kinh doanh của họ:

• Ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI


• Áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào các hoạt động kinh doanh của mình
• Được theo dõi và thực hiện các hành động cần thiết để đảm bảo cải thiện liên tục và giải quyết các tác động bất lợi
có thể có về nhân quyền

Các đối tác đánh giá là các bên liên quan thiết yếu để thu thập thông tin khuyến khích đối thoại mang tính xây dựng và
khởi động các cải thiện liên tục trong chuỗi cung ứng.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 5


1. Cấu Trúc Của Kết Quả Đánh Giá
amfori BSCI
Đây là bốn loại báo cáo đánh giá amfori BSCI:
Đánh giá Xã hội amfori-Sản xuất: báo cáo đánh giá amfori BSCI về một bên sản xuất được đánh giá
Đánh giá Xã hội amfori - Thực phẩm Đa cấp độ: báo cáo giám sát amfori BSCI về một bên sản xuất được đánh giá
(bên được đánh giá chính) và báo cáo phát hiện cho mỗi trang trại cấp tiếp theo được chọn (Chỉ thực phẩm)
Đánh giá Xã hội amfori – Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ: Báo cáo giám sát Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ amfori BSCI (SPA)
cho một bên sản xuất được đánh giá
Đánh giá Xã hội amfori – Thực phẩm Trang trại lớn Nông nghiệp: báo cáo giám sát amfori BSCI về một trang trại
được đánh giá (Chỉ thực phẩm)

Các báo cáo này được tạo tự động thông qua Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform). Đánh giá viên
điền báo cáo đánh giá trực tuyến trên Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Sau khi báo cáo đánh giá được gửi qua Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform), báo cáo đó không còn
có thể được sửa đổi.

Cấu Trúc Kết Quả Giám Sát Amfori trên Nền tảng bền vững Một cơ Đa cấp
SPA
amfori (amfori Sustainability Platform) sở* độ
Mô tả Chung ✔ ✔ ✔
Chi tiết đánh giá ✔ ✔ ✔
Xác thực Dữ liệu ✔ ✔ ✔
Quản lý hiệu quả hoạt động xã hội ✔ ✔ ✔
Cơ cấu Sản xuất và Việc làm ✔ ✔ ✔
Thù lao và Giờ Làm việc ✔ ✔ ✔
Thông tin nhà ở ✔ ✔ ✔
Cơ chế Khiếu nại ✔ ✔ ✘
Người lao động được chọn làm mẫu khảo sát ✔ ✔ ✘
Dữ liệu về Lao động vị thành niên ✔ ✔ ✘
Bằng chứng phỏng vấn ✔ ✔ ✔
Phát hiện về lĩnh vực hoạt động ✔ ✔ ✔
Đính kèm của Báo cáo ✔ ✔ ✔

* Đánh giá Xã hội amfori-Sản xuất và Đánh giá Xã hội amfori – Thực phẩm Trang trại lớn Nông nghiệp đều là đánh giá ở một cơ sở.

Bảng 1: Cấu trúc của kết quả đánh giá amfori BSCI

P 6 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


2. Nội Dung Của Kết Quả Đánh Giá
amfori BSCI
2.1. Chi tiết Đánh giá
Phần này có các thông tin về đánh giá cơ sở và công cụ đo lường.

Phần thông tin Giám sát cung cấp thông tin về phạm vi và phương pháp đánh giá cũng như thông tin chung về đánh
giá, như là:
• Sáng kiến: amfori BSCI
• Loại hoạt động: Đánh giá Xã hội amfori – Sản xuất / Đánh giá Xã hội amfori – Thực phẩm Đa cấp độ / Đánh giá Xã
hội amfori – Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ / Đánh giá Xã hội amfori – Thực phẩm Trang trại lớn Nông nghiệp
• ID Đánh giá
• Loại thông báo: không có ngày hiển thị cho các đánh giá hoàn toàn không được thông báo, được công bố một phần
hoặc được công bố
• Loại giám sát: đánh giá toàn diện hoặc đánh giá theo dõi
• Phạm vi: Một cơ sở hoặc đa cấp độ
• Ngày nộp và ngày hết hạn: ngày nộp là cơ sở để tính toán hiệu lực
• Phần này cũng thể hiện thông tin về các can thiệp hoặc sự cố bất ngờ nào có thể xảy ra trong quá trình đánh giá (ví
dụ: quyền tiếp cận bị từ chối và được thực hiện một phần)

Phần Cơ sở thể hiện các dữ liệu liên quan đến cơ sở


• Thông tin & Phân loại: Trong phần này, có các phân loại hoạt động chính của đối tác Kinh doanh
• Cơ sở: Trong phần này có các thông tin sau đây của đối tác kinh doanh:
ƒ ID amfori
ƒ Tình huống căng thẳng do nước
ƒ Phân loại Tiêu chuẩn Phân loại Ngành Toàn cầu (GICS)
ƒ Phân loại GS1
ƒ Phân loại Quy trình amfori
ƒ Phân loại NACE
• Thông tin về Cơ sở : Trong phần này có các thông tin sau đây của đối tác kinh doanh :
ƒ Tên Công ty
ƒ Địa chỉ cơ sở
ƒ Quốc gia
ƒ Tiểu bang/Tỉnh
ƒ Thành phố

Công cụ đo lường: Các thành phần dạng số học được thu thập trong hoạt động đánh giá và báo cáo đánh giá. Phần này
có dữ liệu về:
• Lực lượng lao động: Báo cáo số lượng người lao động do bên được đánh giá kê khai, được coi là tham chiếu để xác
định thời gian đánh giá.
• Mức lương tối thiểu hợp pháp hàng tháng
• Mức lương thấp nhất cho công việc thông thường
• Lương đủ sống đã tính
• Tổng số người lao động được chọn mẫu

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 7


QUAN TRỌNG: Nếu số lượng người lao động tại thời điểm đánh giá khác đáng kể so với số lượng được xác
nhận trong quá trình lên lịch đánh giá, đánh giá viên có thể gặp phải trường hợp khai báo sai mà họ cần phải
điều tra và báo cáo cho phù hợp (xem Quy chế Không dung thứ).

Đánh giá viên được kỳ vọng sẽ báo cáo sự khác biệt đó trong phần “Mô tả Chung”, nhưng đánh giá viên sẽ không điều
chỉnh thời gian đánh giá theo số lượng người lao động mới (ví dụ: ở lại thêm thời gian) vì điều này có thể gây ra xung đột
lợi ích.

Khi xác định được sự khác biệt về số lượng người lao động trong SPA và sự khác biệt này khiến nhà sản xuất không còn đủ
điều kiện là nhà sản xuất nhỏ, đánh giá viên sẽ kích hoạt cảnh báo không dung thứ về việc khai báo sai.

2.2. Mô tả chung
Mô tả chung có thông tin mô tả và cấu hình cơ sở và các thông tin liên quan không được đề cập trong báo cáo. Phần này
phải được đánh giá viên hoàn thành cuối cùng. Không thể gửi báo cáo nếu Mô tả Chung này chưa được hoàn thiện. Đây
là tổng quan do đánh giá viên cung cấp.

Đánh giá viên phải luôn điền vào phần này để mô tả tổng quan về việc đánh giá

Tối thiểu, phần này sẽ có các thông tin sau


• Thông tin đối tác kinh doanh:
ƒ Pháp nhân: Đánh giá viên sẽ cung cấp tổng quan về cơ cấu công ty của bên được đánh giá chính (ví dụ: công
ty hoặc hợp tác xã) và các trang trại hoặc thành viên hợp tác được chọn (ví dụ: tên, cơ cấu tổ chức, địa chỉ thực,
địa chỉ văn phòng, số giấy phép kinh doanh)
ƒ Cơ sở kinh doanh: Đánh giá viên sẽ mô tả các cơ sở của bên được đánh giá và các trang trại được lấy mẫu
(nếu có liên quan). Đánh giá viên cũng bắt buộc phải mô tả tòa nhà và các tầng nhà nơi nhà máy đặt trụ sở
trong trường hợp đó
ƒ Giấy phép kinh doanh: Đánh giá viên sẽ báo cáo về việc giấy phép kinh doanh được đánh giá trong quá trình
đánh giá có hợp lệ và tương ứng với bên được đánh giá hay không. (Xem văn bản trong hộp bên dưới)
• Hoàn cảnh: Mô tả chung về các trường hợp khác nhau trong quá trình đánh giá. Đánh giá viên sẽ nêu ra các trường
hợp ảnh hưởng đến quá trình đánh giá bình thường. ví dụ: hành vi hợp tác hoặc không hợp tác của nhà sản xuất;
mức sản xuất bình thường hoặc bất thường; thành phần lực lượng lao động bình thường hoặc bất thường nếu so
sánh với tiêu chuẩn trong khu vực
• Tóm tắt các phát hiện: Đánh giá viên sẽ tóm tắt đánh giá chuyên môn của mình và tổng quan về kết quả đánh giá
đối với bên được đánh giá và trang trại chính, nếu có
• Tính toán lương đủ sống: Nếu đánh giá viên sử dụng một phương pháp tính toán khác, họ nên nêu rõ phương pháp
đó trong báo cáo đánh giá và giải thích lý do tại sao phương pháp được chọn phù hợp hơn trong bối cảnh này.

Tóm tắt các phát hiện sẽ tuân theo logic trên cho tất cả các đối tác kinh doanh, bất kể kết quả đánh giá.

Trong một đánh giá đa cấp độ, mô tả chung chỉ được hoàn thành cho bên được đánh giá chính, tuy nhiên phần này sẽ có
đánh giá tổng thể của tất cả các trang trại được đánh giá và giải thích những chênh lệch liên quan đến hệ thống quản lý
của bên được đánh giá chính như thế nào.

P 8 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Xác minh giấy phép kinh doanh

Trước và trong quá trình đánh giá, đánh giá viên sẽ xem xét tính hợp lệ và phạm vi của giấy phép kinh doanh. Cần
chú ý đến:
• Tuân thủ pháp luật địa phương
• Độ chính xác của địa chỉ
• Tương quan giữa số đơn vị kinh doanh đã khai báo và số đơn vị kinh doanh thực tế

Các lỗi trong giấy phép kinh doanh sẽ được báo cáo trong mô tả chung và các phát hiện liên quan sẽ được ghi lại
trong PA 1 Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội và hiệu ứng lan truyền, PA 7 Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp và PA
13 Hành vi Kinh doanh Có Đạo đức.

Trong trường hợp khai báo sai rõ ràng, đánh giá viên sẽ báo cáo Không dung thứ (xem Hướng dẫn 5).

Các bình luận Bảo mật: Đánh giá viên sử dụng trường này để đưa ra các nhận xét bổ sung, và do tính chất của các nhận
xét này, cần được giữ bí mật. Đây là trường hợp khi đánh giá viên nghi ngờ có vi phạm không thể được chứng minh trong
quá trình đánh giá, ví dụ: nghi ngờ người lao động công đoàn bị quấy rối.

Đánh giá viên phải đánh giá cách tốt nhất để báo cáo nghi ngờ của mình một cách có trách nhiệm và theo cách không
khiến người lao động gặp rủi ro. Ví dụ: đánh giá viên sẽ không tiết lộ danh tính của nhân chứng cũng như sẽ đưa ra cáo
buộc có thể là hành vi phỉ báng bên được đánh giá.

Trong trường hợp vi phạm nhân quyền có thể xảy ra, đánh giá viên sẽ nỗ lực hết sức để điều tra vấn đề và báo cáo vấn đề
bằng cách sử dụng Quy chế Không dung thứ.

General Description Section of amfori BSCI Audits


Name of lead auditor: XXXX; APSCA membership number:

Name of team auditor (if applicable): YYYY; APSCA membership number:

Name of observers, translators, trainees, advisors/consultants (if applicable):

Monitoring partner name:

Audit schedule details: e.g. The audit is planned for 2 auditors x 2 day and 1 auditor x 1 day. Team auditor YYYY
attended to the first and second days of the audit.

Announcement Type:
If the auditor is conducting an audit in a different place from the country he/she is affiliated with, then this should
also be written.
If the audit is a follow-up audit, details of the scope should be given. (which PAs are covered, what kind of evaluations
are done)

Business partner information: In this area, auditors should describe auditee’s location, foundation date, production
processes of the factory, any specific information related to audited location.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 9


Audited location information: Building and floor number (each building and floor should be described one by one
– existing process details should be given)

If the building is shared, information of other tenants (company industry and if possible company name)
Building ownership information (is the building rental or owned)

Information on whether there is a dormitory and canteen should be given under all circumstances.

Operating shifts and hours: Working days, hours, rest breaks and rest days should be noted for each section, if
there are vulnerable workers (pregnant, young, disabled, migrant etc.) and they work in a special order this should
be mentioned as well.

Time recording system: Used time recording system should be mentioned (electronic, biometric, manual etc.)

Salary payment details: Pay days, payment method should be defined

Worker number information:

• Total worker number (production and management workers)

• Production worker number (male and female number details should be given)

• Vulnerable worker number (e.g., domestic and foreign migrant, young, women, pregnant, seasonal, temporary,
disabled, home-based workers) (male and female number details should be given)

• Any other special group workers (interns, apprentices, contractor workers etc.)

Good practices: The provided benefits to workers like meal or transportation should be detailed.

Worker organization details: Union, worker committee or any other worker organizations should be detailed.

Circumstances: Overall description of the different circumstances faced during the monitoring. The auditor will
indicate any circumstances that affected the normal course of the assessment. e.g., producer’s collaborative or
uncollaborative behaviour; normal or abnormal levels of production; normal or abnormal workforce composition
if compared with the norm in the region. When describing special circumstance, it will be useful to put # at the
beginning of the word that best describes the situation. If no special circumstance was encountered during the audit,
auditors should drop the note “There was no special circumstance during the audit.”

If there is a confidentiality concern regarding the stated situation, the auditors can make a note in the “Confidential
Comments” instead of “General Description” section taking into account the same rules.

The special circumstances can be classified as followed:

• #Consultancy

• #Incidents

• #Shortcomings

• #Auditor safety

• #Building safety

• #National events

• #Behaviour

P 10 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• #Coaching

• #Covid-19 (if Covid-19 preventions still applicable in the audited location)

• #Epidemic

Summary of findings: The auditor will summarise the performance areas with non-compliances. Each PA should be
summarized.

Living wage calculation: If auditors use a different calculation methodology than Anker Methodology, they should
reflect it in the audit report and explain the reason why the chosen method is more appropriate in this specific
context. Please use #LivingWage phrase.

Minimum Content MEMO (MEMO (AC’s 2018/06 1) is still applicable for the attachments. If there is a personal
data protection law/requirement in the country that audit takes place, auditors should put a remark related
to attached documents.

2.3 Phần báo cáo


Phần này thể hiện các phần dữ liệu và bảng câu hỏi về lĩnh vực hoạt động do đánh giá viên điền trong quá trình đánh giá.

QUAN TRỌNG: Đối với mỗi phần dữ liệu, một số câu hỏi được đánh dấu là bắt buộc. Không thể gửi báo cáo cho
đến khi tất cả các câu hỏi/bộ dữ liệu bắt buộc được hoàn thành.

Trong một đánh giá đa cấp độ, mỗi cơ sở được đánh giá (bên được đánh giá chính + trang trại) sẽ có một báo cáo riêng
thể hiện các phần dữ liệu và bảng câu hỏi về lĩnh vực hoạt động.

Bảng câu hỏi của trang trại sẽ thay đổi tùy theo quy mô trang trại, được xác định bởi số lượng người lao động thường
xuyên theo phân loại quy mô trang trại amfori. Đánh giá viên sẽ được yêu cầu chọn quy mô trang trại ở đầu mỗi phần.
Cách làm tốt nhất là thực hiện đánh giá tại thời điểm trong năm khi hầu hết người lao động tạm thời có mặt, cho dù đó là
một trang trại lớn hay các trang trại nhỏ và hộ nông nghiệp nhỏ. Một trang trại lớn được định nghĩa là có từ 20 người lao
động thường xuyên trở lên.

Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại lớn
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại nhỏ và hộ nông nghiệp nhỏ

2.3.1 Thông tin về Giám sát


Đánh giá viên cung cấp thông tin về nhóm đánh giá và thời gian hoạt động cho các phần dữ liệu nhất định. Phần này phải
nêu tên của đánh giá viên, số APSCA và vai trò trong nhóm đánh giá.
Thời gian của hoạt động được nêu ở đây sẽ được sử dụng để tính chi phí đánh giá.

2.3.2 Xác thực Dữ liệu


Đánh giá viên sử dụng phần này để xác thực xem dữ liệu có tương ứng với hồ sơ của đối tác kinh doanh/cơ sở không. Nếu
dữ liệu về hồ sơ đối tác kinh doanh/cơ sở không khớp với những gì đánh giá viên thu thập tại cơ sở, họ được kỳ vọng sẽ
thực hiện đánh giá rủi ro đối với hành vi kinh doanh phi đạo đức tiềm ẩn không dung thứ. Đánh giá viên cũng nêu rõ các
các ngôn ngữ được sử dụng tại cơ sở.

Dữ liệu của các lĩnh vực sau đây cần phải được xác thực:
Thông tin cơ bản của Bên được đánh giá: đánh giá viên phải xác thực thông tin do bên được đánh giá cung cấp trong
các bước chuẩn bị và trên Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 11


Phân loại ngành, ngành, GICS: đánh giá viên sẽ xác thực thông tin được cung cấp trên Nền tảng bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform) Ngôn ngữ được sử dụng tại cơ sở: đánh giá viên sẽ cung cấp thông tin về (các) ngôn
ngữ chính thức và các ngôn ngữ khác được sử dụng tại cơ sở. (Ví dụ: ngôn ngữ được sử dụng bởi người lao động di cư
nước ngoài)

2.3.3 Quản lý hiệu quả hoạt động xã hội


Đánh giá viên phải điền thông tin đã được xác thực về tên của nhân viên phụ trách các lĩnh vực khác nhau liên quan đến
tổng quan về quản lý hiệu quả hoạt động xã hội, tự do lập hội và sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
Đánh giá viên sử dụng các trường thích hợp để mô tả:
• Các tai nạn xảy ra trong sáu tháng trước khi đánh giá
• Thông tin cụ thể về (các) đại diện của người lao động
• Mô tả đình công, bãi công và/hoặc biểu tình trong 12 tháng trước khi đánh giá

2.3.4 Cơ cấu Sản xuất và Việc làm


Đánh giá viên phải điền thông tin được bên được đánh giá cung cấp liên quan đến khối lượng và đơn vị sản xuất, lịch sản
xuất và cấu trúc sản xuất. Đánh giá viên phải cung cấp thông tin chính xác nhất về lực lượng lao động tại thời điểm đánh
giá, theo hiểu biết tốt nhất của mình. Con số này có thể không tương ứng với số lượng người lao động được bên được đánh
giá báo cáo khi cuộc đánh giá được lên lịch. (Xem Thời gian Đánh giá).
• Nếu có người lao động di cư trong nước hoặc nước ngoài tại cơ sở, đánh giá viên phải cung cấp thông tin phân tách
theo giới tính trong phân tích người lao động di cư.

2.3.5 Thù lao và giờ làm việc

Phần này không áp dụng cho các trang trại của hộ nông nghiệp nhỏ
Đánh giá viên điền vào phần này các thông tin đã được xác thực về thỏa ước lao động tập thể, mức lương tối thiểu, phúc lợi
và tiền thưởng, mức lương đủ sống, giờ làm việc, và nêu thông tin về mẫu được sử dụng để điền vào các phần khác nhau
ở trên, dựa trên các tài liệu do bên được đánh giá cung cấp.
Đánh giá viên sử dụng các dữ liệu thích hợp để mô tả:
• Mẫu người lao động có thời gian làm việc được xác minh tại thời điểm đánh giá
• Các tình huống cụ thể dẫn đến làm thêm giờ trong sáu tháng trước khi đánh giá (trong trường Mô tả Chung trong
PA 6: Thời giờ Làm việc Hợp lý)

Đánh giá viên phải điền thông tin đã được xác thực liên quan đến giờ làm việc, làm việc ban đêm và ca làm việc, nếu có.

Đối với phần Lương đủ sống: Trước khi đánh giá, đánh giá viên phải nắm rõ các định nghĩa của amfori BSCI được cung
cấp trong Hướng dẫn 9 Cách thúc đẩy thù lao công bằng. Họ sẽ tính toán mức lương đủ sống trong khu vực bằng cách sử
dụng các phương pháp tính tiền llương đủ sống phổ biến nhất. Họ có thể cần tham khảo các nguồn về bối cảnh khu vực
và/hoặc quốc gia như:
• Dữ liệu chính phủ (thống kê, phòng phát triển cộng đồng)
• Các tổ chức phi chính phủ địa phương hoặc quốc tế hoạt động trong khu vực và lĩnh vực liên quan
• Các nhóm cộng đồng có thể có câu trả lời cho một số câu hỏi này

Đánh giá viên có thể điền vào phần dữ liệu hiển thị chi phí tính toán tiền lương đủ sống (Dữ liệu được sử dụng để tính tiền
lương đủ sống) với thông tin do bên được đánh giá cung cấp. Họ sẽ không đánh giá tính xác thực của các số liệu, nhưng
khả năng của bên được đánh giá trong việc cung cấp thông tin nhất quán về chi phí sinh hoạt liên quan đến lực lượng lao
động của họ.

Đánh giá viên được yêu cầu đánh giá mức độ hiểu biết của ban quản lý và người lao động về:

P 12 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Æ Chi phí sinh hoạt của lực lượng lao động trong khu vực
Æ Khoảng cách có thể tồn tại giữa thù lao thực tế và con số thù lao công bằng
Æ Xác định các hành động tiềm năng để xóa bỏ khoảng cách đó

Đánh giá viên được kỳ vọng sẽ chỉ ra nguồn các bộ dữ liệu để tính toán và thu thập thông tin về mức lương đủ sống. Đây
là danh sách thả xuống với các tùy chọn sau:
Æ T
 hu thập thủ công: Nhóm đánh giá tự thu thập dữ liệu, hoặc với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ/
chuyên gia địa phương
Æ Đ
 ược cung cấp bởi công ty đánh giá: Công ty đánh giá đã hoàn thành việc tính toán và cung cấp cho đánh giá
viên trong nước
Æ T
 rang web GLWC: Việc tính toán được hoàn thành bởi Global Living Wage Coalition và được công bố trên trang
web của họ

Đánh giá viên sẽ không so sánh tính toán của mình với thông tin do bên được đánh giá cung cấp.

Thực hành Tốt: Đánh giá viên phải xác nhận trong báo cáo phát hiện, theo PA 5, “Thực hành tốt”, nếu bên được đánh giá
cung cấp thông tin này bao gồm cả việc tính toán thù lao công bằng.

2.3.6 Nhà ở (nếu có):


Đánh giá viên phải mô tả các cơ sở nhà ở do bên được đánh giá cung cấp. Nhà ở có thể được bên được đánh giá cung cấp
trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ: bên được đánh giá có thỏa thuận nhà ở với một người/thực thể pháp lý khác).

2.3.7 Cơ chế khiếu nại

 hần này không áp dụng cho đánh giá nhà sản xuất nhỏ hoặc các trang trại của hộ nông nghiệp
P
nhỏ
Đánh giá viên sẽ sử dụng phần này để thu thập thông tin về các khiếu nại được nộp thông qua cơ chế khiếu nại của bên
được đánh giá hoặc thông qua cơ chế khiếu nại bên ngoài nhưng liên quan đến bên được đánh giá, cũng như các hành
động khắc phục đã được thực hiện.
Ngoài ra, đánh giá viên phải mô tả các bước khác nhau mà bên được đánh giá thực hiện để điều tra và khắc phục khiếu nại.
Mô tả này sẽ giúp đánh giá viên xây dựng đánh giá của mình về tính hiệu quả của cơ chế khiếu nại. Cơ chế khiếu nại phải
phù hợp với các tiêu chí về tính hiệu quả của Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là:
• Phải có nhiều kênh để báo cáo, một trong số đó có thể được sử dụng ẩn danh và một kênh sẽ báo cáo vượt cấp cho
ai đó ngoài phạm vi chỉ đạo của một người.
• Khiếu nại cần được xử lý bảo mật
• Cơ chế khiếu nại có thể được sử dụng cho các chủ đề nhạy cảm như quấy rối tình dục và bạo lực trên cơ sở giới tính.
• Không có rào cản nào đối với việc sử dụng các cơ chế khiếu nại (ví dụ: Ngôn ngữ, công nghệ)
• Một kênh khiếu nại phải có sẵn trong ký túc xá
• Quy trình này phải công bằng, vô tư, tôn trọng và nhất quán cho tất cả người lao động
• Những người báo cáo khiếu nại nhận được xác nhận về mối quan ngại của họ và thông báo tiếp theo liên quan đến
hành động được thực hiện để giải quyết phản hồi
• Các kết quả sẵn có của quy trình khiếu nại và các biện pháp khắc phục sẵn có cần được ghi lại để hỗ trợ việc thực
hiện nhất quán.
• Các bên bị ảnh hưởng bởi khiếu nại được cung cấp biện pháp khắc phục công bằng và chính đáng
• Có đánh giá hàng năm về các cơ chế khiếu nại bằng cách sử dụng các tiêu chí hiệu quả của UNGP, thực hiện các cải
thiện dựa trên những thiếu sót đã xác định.
• Các cơ sở cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của khiếu nại để đảm bảo không lặp lại.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 13


• Các cơ sở nên thực hành đối thoại liên tục tại nơi làm việc, với sự tham gia thường xuyên giữa ban quản lý và người
lao động, để phát triển và thực hiện các giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc.

2.3.8 Người lao động được CHỌN mẫu

 hần này không áp dụng cho đánh giá nhà sản xuất nhỏ hoặc các trang trại của hộ nông nghiệp
P
nhỏ
Đánh giá viên phải nhập thông tin chi tiết về người lao động đã được chọn mẫu trong suốt quá trình đánh giá. Phần này
chỉ dành cho người lao động trưởng thành (+18). Để đăng ký thông tin chi tiết về lao động vị thành niên và lao động trẻ
em, đánh giá viên chuyển đến phần ‘Dữ liệu lao động vị thành niên.

Nếu có người lao động được chọn mẫu nào cần được bảo vệ, hoặc tình trạng của họ cần được theo dõi, điều này cần được
báo cáo trong phần bảo mật.

2.3.9 Dữ liệu Lao động vị thành niên

 hần này không áp dụng cho đánh giá nhà sản xuất nhỏ hoặc các trang trại của hộ nông nghiệp
P
nhỏ
Đánh giá viên sử dụng phần này để thu thập thông tin về người lao động vị thành niên thuộc lực lượng lao động của bên
được đánh giá.

Ngoài ra, đánh giá viên sẽ phỏng vấn 10% lao động vị thành niên được xác định (tối thiểu 2, tối đa 10) với sự chú ý đặc biệt
đến việc khả năng tiếp cận đào tạo về:
• Bảo vệ sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
• Tiếp cận cơ chế khiếu nại
• Giờ làm việc và tiền lương

2.3.10 Bằng chứng phỏng vấn


Các cuộc phỏng vấn là các nguồn riêng rẽ, cũng như để xác thực hoặc hỗ trợ các nguồn thông tin khác (ví dụ: tài liệu của
bên được đánh giá).

Đánh giá viên sử dụng phần này để báo cáo:


• Mẫu phỏng vấn
• Thông tin chi tiết về thông dịch viên
• Chi tiết phỏng vấn: loại phỏng vấn, ngôn ngữ phỏng vấn, giới tính của người phỏng vấn và (những) người được
phỏng vấn, số lượng người được phỏng vấn trong trường hợp phỏng vấn theo nhóm, địa điểm phỏng vấn và các
vai trò tại cơ sở.

Đánh giá viên phải phỏng vấn:


Quản lý: Đặc biệt là các quản lý phụ trách Nhân sự và Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (OHS)
Đại diện của người lao động
Người lao động: đặc biệt:
ƒ Lao động vị thành niên và người học việc
ƒ Người phát ngôn của ủy ban người lao động
ƒ Người lao động thời vụ và/hoặc hợp đồng phụ (nữ và nam)
ƒ Nữ
ƒ Người lao động làm ca đêm (nữ và nam)

P 14 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Người di cư (nữ và nam)

Cũng có thể bao gồm:


• Đại diện công đoàn
• Các bên liên quan bên ngoài có liên quan
• Đối với đánh giá đa cấp độ: Đánh giá viên nội bộ của bên được đánh giá chính

Mẫu phỏng vấn tại trang trại phải bao gồm ít nhất một người lao động tạm thời hoặc thời vụ, nếu được tuyển dụng tại
thời điểm đánh giá.

Phỏng vấn quản lý: Đánh giá viên có thể có liên hệ đầu tiên với ban quản lý trong quá trình chuẩn bị đánh giá hoặc trong
cuộc họp khai mạc, vào ngày đánh giá.

Các cuộc phỏng vấn với các quản lý khác nhau nên được tiến hành trong cuộc đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng.
Đánh giá viên phải sử dụng các cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin quan trọng cho phép họ xây dựng đánh giá chuyên
môn về hiệu quả hoạt động xã hội của bên được đánh giá. Đây là thông tin tối thiểu mà đánh giá viên sẽ tìm kiếm để có
được cái nhìn tổng quan vững chắc về:
• Sơ đồ tổ chức, phân chia trách nhiệm và các kênh báo cáo
• soạn thảo và thực hiện các chính sách và quy trình (cả thủ tục và trách nhiệm)
• thực hành tuyển dụng và duy trì và bảo vệ lực lượng lao động (bao gồm đào tạo cho người lao động và quản lý)
• các khoản đầu tư mới nhất để cải thiện sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và năng suất
• Các đối tác kinh doanh khác nhau và cách công ty lựa chọn họ và đánh giá hiệu quả hoạt động xã hội của họ
• quy trình và trách nhiệm về tai nạn lao động
• thủ tục và trách nhiệm của cơ chế khiếu nại
• hiểu các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Phỏng vấn người lao động và đại diện của người lao động: Những cuộc phỏng vấn này là một nguồn thông tin quan
trọng để xác minh chéo:
• Thông tin thu thập được thông qua các tài liệu hoặc phỏng vấn ban quản lý
• Tính hiệu quả và an toàn của các quy trình do bên được đánh giá xây dựng

Phỏng vấn có thể là nguồn thông tin duy nhất trong trường hợp phân biệt đối xử, các vụ bạo lực, quấy rối tình dục hoặc
các biện pháp kỷ luật bất hợp pháp. Trong trường hợp này, đánh giá viên phải cực kỳ thận trọng trong cách báo cáo các
phát hiện để tránh thêm các rủi ro hoặc vấn đề gây tổn hại cho (những) người được phỏng vấn.

Các công ty đánh giá sẽ chỉ đạo đánh giá viên của họ tuân theo các hướng dẫn này để phỏng vấn người lao động, để họ
sẵn sàng:
• Tiến hành phỏng vấn một cách tôn trọng
• Xây dựng lòng tin với các loại hình người lao động khác nhau
• Nhạy cảm với các vấn đề giới tính hoặc bất kỳ cá nhân nào bị thiệt thòi và/hoặc yếu thế
• Chọn một nơi thích hợp cho các cuộc phỏng vấn
• Xác định định dạng (cá nhân hoặc nhóm)
• Thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ người được phỏng vấn khỏi bị trả thù
• Nhận thức được bối cảnh địa phương và văn hóa

Khoảng thời gian cần thiết để xây dựng lòng tin khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau. Quyết định của đánh giá viên
là xác định thời gian phỏng vấn để có được kết quả có ý nghĩa.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 15


Các yếu tố của những cách tích cực nhất để tiến hành phỏng vấn bao gồm:
Địa điểm phù hợp: Ở nơi trung lập, nơi người lao động cảm thấy thoải mái
Trò chuyện nhỏ: Bắt đầu với những câu chuyện nhỏ (âm nhạc, phim ảnh, thể thao) để cho người lao động cảm thấy
thoải mái, thư giãn và sẵn sàng nói về các chủ đề công việc hơn
Ngôn ngữ Cơ thể: Chú ý đến biểu cảm, cử chỉ và thái độ trên khuôn mặt
Thăm dò: Đặt câu hỏi mở
Xây dựng mối quan hệ: Lắng nghe cẩn thận và không lặp lại các câu hỏi nếu người lao động dường như không hiểu
hoặc rõ ràng là không sẵn sàng hoặc không thoải mái khi thảo luận về chủ đề
Nhạy cảm: Thay đổi chủ đề khi cảm xúc quá mãnh liệt
Trung lập: Không thể hiện các biểu cảm sốc, buồn bã, thất vọng hoặc những cảm xúc khác để phản ứng với những gì
người lao động nói
Không ghi chép: Tránh ghi chép vì người lao động có thể cảm thấy không thoải mái
Tôn trọng: Đặt mình cùng cấp độ với người lao động (ví dụ: ngồi trên sàn nếu đây là nơi họ đang làm việc)

Lao động trẻ em


Những khuyến nghị này áp dụng trong trường hợp người lao động được phỏng vấn là một đứa trẻ đang làm việc. Đánh
giá viên phải đặc biệt cảnh giác với:
• Tránh ở một mình với trẻ: đánh giá viên có thể yêu cầu trẻ có anh chị em ruột hoặc bạn bè có mặt trong cuộc
phỏng vấn
• Bố trí một phụ nữ (nếu có thể, đánh giá viên) phỏng vấn các cô gái

P 16 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


3. Hướng Dẫn Diễn Giải Đánh Giá
amfori BSCI
Chương này cung cấp cho đánh giá viên các hướng dẫn diễn giải để tiến hành đánh giá amfori BSCI.

Đánh giá viên đánh giá hiệu quả hoạt động của bên được đánh giá theo Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI phiên bản
1/2021.

Mỗi nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI tương ứng với một lĩnh vực hoạt động (PA), trong đó một số câu
hỏi, cũng như các nhận xét chung và thực hành tốt khi áp dụng.

Mô tả Chung
Trong mỗi lĩnh vực hoạt động, đánh giá viên phải luôn cung cấp tổng quan trong trường Mô tả Chung. Phần này phải được
đánh giá viên hoàn thành sau khi họ đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến PA. Phần PA này không thể được xác thực
nếu Mô tả Chung này chưa được hoàn thiện.

Thực hành tốt


Nếu có thể, đánh giá viên cũng chuẩn bị (các) thực hành tốt hợp nhất cho mỗi lĩnh vực hoạt động.

Đánh giá viên phải luôn cung cấp mô tả về các thực hành tốt khi các đối tác kinh doanh thể hiện mức hiệu suất tốt hoặc
rất tốt.

Các thực hành tốt đề cập đến các cách thức do bên được đánh giá tự nguyện cung cấp để mang lại lợi ích cho người lao
động và/hoặc cộng đồng.

Bảng câu hỏi


Thông qua bảng câu hỏi, đánh giá viên sẽ đánh giá mức độ họ đã có được bằng chứng thỏa đáng về thẩm định (Due
Diligence) nhân quyền và bảo vệ môi trường của bên được đánh giá. Điều này sẽ giúp đánh giá viên hình thành đánh giá
chuyên môn của mình và mô tả các phát hiện phù hợp.

Mọi câu hỏi trong lĩnh vực hoạt động đều liên quan đến hướng dẫn diễn giải. Những nội dung này có sẵn trong các chương
tiếp theo, cũng như trên Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) để hỗ trợ đánh giá viên trong đánh
giá của mình.

Các phát hiện


Trong phần này, đánh giá viên được kỳ vọng sẽ giải thích chi tiết về:
• đánh giá tổng thể về từng lĩnh vực hoạt động
• mô tả cụ thể về các phát hiện liên quan đến từng câu hỏi
• yếu tố triển khai chính còn thiếu
Dựa trên bằng chứng được thu thập và đánh giá trong quá trình đánh giá.

Các câu hỏi dưới đây áp dụng cho:


• Đánh giá Xã hội amfori BSCI – Sản xuất
• Đánh giá Xã hội amfori BSCI – Thực phẩm Đa cấp độ: Bên được đánh giá chính (các trang trại được đánh giá, dựa
trên các bảng câu hỏi đánh giá dành riêng cho trang trại)
Các câu hỏi không áp dụng trực tiếp cho:
Æ C
 ác công ty đáp ứng được định nghĩa về nhà sản xuất nhỏ của amfori (xem Mẫu 12: Tự đánh giá của nhà sản
xuất nhỏ)
Æ T
 rang trại sản xuất thực phẩm và hoa (xem hướng dẫn giải thích cho các trang trại lớn, nhỏ và hộ nông nghiệp
nhỏ)

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 17


Cách tiếp cận Toàn diện
Trái ngược với cách tiếp cận đánh giá thông thường, amfori BSCI nhấn mạnh vào việc đánh giá viên kết nối các lĩnh vực
hoạt động khác nhau để có đánh giá chuyên môn về hiệu suất tổng thể của bên được đánh giá.

Không có lĩnh vực hoạt động nào có thể được đánh giá riêng và tất cả đều bị ảnh hưởng bởi ít nhất ba lĩnh vực hoạt động
khác. Những liên kết này cho phép đánh giá viên tổng hợp các thông tin và bằng chứng khác nhau và đưa ra kết luận chắc
chắn về cách thức hoạt động của bên được đánh giá.

Để kiểm tra xem bên được đánh giá có các hệ thống để quản lý từng lĩnh vực hoạt động ở mức độ nào, đánh giá viên sẽ
triển khai:
• Kiểm tra tính hiệu quả
• Kiểm tra tính nhất quán

P 18 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh vực hoạt động 1: Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội và hiệu ứng lan
truyền

1.1 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã thiết lập một hệ thống quản lý hiệu
quả để thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của hệ thống quản lý của bên được đánh giá.

Một hệ thống quản lý hiệu quả có vai trò rất quan trọng để đảm bảo rằng các quy trình hiệu quả hoạt động xã hội và thẩm
định (Due Diligence) được tích hợp vào hoạt động kinh doanh.

Với (các) hệ thống quản lý được áp dụng, bên được đánh giá có thể làm chủ được quy trình và liên tục cải thiện các hoạt
động kinh doanh của mình để bảo vệ lực lượng lao động tốt hơn.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh giá viên cần xác định1:
• Ban quản lý của bên được đánh giá có hiểu tại sao hiệu quả hoạt động xã hội tốt của họ lại quan trọng đối với các
thành viên amfori BSCI không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc có một hệ thống quản lý hiệu
quả và các quy trình liên quan không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có thể hiện nhận thức và hiểu biết về cách triển khai hệ thống quản lý rủi ro và
dựa trên quy trình không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có thể hiện cam kết đầy đủ về việc tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
vào văn hóa doanh nghiệp hoặc tổ chức của bên được đánh giá không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có giao trách nhiệm nội bộ cho nhân viên có năng lực ra quyết định và nguồn
lực tài chính để phát triển và thực hiện các biện pháp quản lý xã hội không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có hiểu sự khác biệt giữa đầu tư ngắn hạn và các giải pháp dài hạn không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có hiểu nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và cách nội dung đó
được đánh giá trong quy trình đánh giá amfori BSCI không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có hiểu sự cần thiết phải xây dựng các quy trình nội bộ để tích hợp Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày không?
• Bên được đánh giá có sẵn các quy trình nội bộ để tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào các hoạt động
kinh doanh hàng ngày không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có tham khảo ý kiến khách hàng để xác định và thực hiện cải thiện hiệu quả
hoạt động xã hội của họ không?
• Ban quản lý của bên được đánh giá có nhận thức được các bên liên quan có thể hỗ trợ tích hợp các cải thiện trong
hoạt động kinh doanh hàng ngày không? Họ đã hợp tác với những bên liên quan nào?

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem các tài liệu và biện pháp có liên quan có phù hợp với các
tuyên bố do quản lý chủ chốt và người lao động cung cấp hay không. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường
hợp sau:
• Chính sách Nhân quyền có sẵn bằng văn bản và công khai
• Cơ cấu của công ty hoặc tổ chức (bao gồm các cơ sở khác nhau, nếu có)

Xin lưu ý – ngoài các câu hỏi quan trọng, đánh giá viên không nhất thiết phải hỏi tất cả các câu hỏi trong tất cả các lĩnh vực hoạt động
1

nhưng nên sử dụng đánh giá chuyên môn và kinh nghiệm của họ để xác định bên được đánh giá có đáp ứng những kỳ vọng này hay
không.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 19


• Sơ đồ tổ chức và các kênh báo cáo: Ai là người quyết định điều gì?
• Các quy trình được lập thành văn bản: đặc biệt đối với việc tuyển dụng, sử dụng các công ty tuyển dụng, ký hợp
đồng thầu phụ, giải quyết khiếu nại, đào tạo người lao động, thúc đẩy hành vi đạo đức, theo dõi Kế hoạch Khắc
phục của amfori BSCI
• Hướng dẫn làm việc, lịch trình, hướng dẫn khẩn cấp, hướng dẫn trong trường hợp xảy ra tai nạn
• Biểu mẫu: hầu hết các hợp đồng phổ biến được sử dụng (ví dụ: lao động thường xuyên, lao động thời vụ, người
học việc)
• Các tài liệu bên ngoài liên quan như luật lao động hiện hành
• Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)
• Lưu giữ hồ sơ hiện tại và hồ sơ cũ, hợp đồng với lực lượng lao động, hợp đồng với các công ty tuyển dụng, hợp đồng
với nhà thầu phụ, phiếu lương, giờ làm việc, chứng chỉ, thanh tra, biên bản cuộc họp với người lao động và đại diện
của người lao động, tai nạn, điều tra khiếu nại
• Các phát hiện có được hỗ trợ bởi bằng chứng thu thập được về thực tiễn của bên được đánh giá đối với các đối tác
kinh doanh của mình (Q 1.3) không?

1.2 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy một quản lý cấp cao đã được chỉ định để đảm bảo rằng các
giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được tuân thủ một cách thỏa đáng không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của việc tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào văn
hóa kinh doanh của bên được đánh giá. Việc tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI trong văn hóa kinh doanh có thể
liên quan đến một số nhân viên. Quản lý cấp cao / chủ sở hữu nên đảm bảo rằng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày,
các nguyên tắc của amfori BSCI được thực hiện và có tác dụng.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc lựa chọn đúng nhân viên, đánh giá viên cần xác định rằng:

Chức năng:
• Là một thành viên của ban quản lý cấp cao?
• Chủ động hướng tới việc tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử như một phần của văn hóa doanh nghiệp hoặc tổ chức?
• Có các nhiệm vụ khác và phụ trách một số lĩnh vực công việc như chiến lược và phát triển kinh doanh (nếu có liên
quan)?
• Có quyền ra quyết định và ngân sách được phân bổ để thành công trong việc theo dõi hiệu quả hoạt động xã hội
của amfori BSCI không?

Người có chức năng này có:


• Hiểu biết tốt về Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
• Tổng quan tốt về chuỗi cung ứng:
ƒ Có thể mô tả chi tiết chuỗi cung ứng càng cụ thể càng tốt?
ƒ Đối tác kinh doanh nào là quan trọng (đáng kể) đối với doanh nghiệp?
ƒ Những bên liên quan nào có liên quan đến việc tích hợp các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI vào văn hóa doanh nghiệp hoặc tổ chức?

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem việc lựa chọn các chức năng tổ chức có liên quan có phù
hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Ai chịu trách nhiệm triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI trong văn hóa kinh doanh?
• Ai chịu trách nhiệm theo dõi cơ chế khiếu nại?

P 20 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Ai chịu trách nhiệm về Nhân sự?
• Ai chịu trách nhiệm đảm bảo rằng người lao động được đào tạo liên quan đến các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI?
• Ai chịu trách nhiệm về các vấn đề Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp?
• Các bộ phận chức năng này có đủ kỹ năng (thông qua đào tạo hoặc bằng kinh nghiệm) để hoàn thành trách nhiệm
của họ không?
• Các bộ phận chức năng này có ngân sách để thực hiện thành công các nguyên tắc và giá trị của Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI không?

1.3 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã xác định được các đối tác kinh doanh
quan trọng của họ và mức độ phù hợp của họ với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của nhiệm vụ chăm sóc tối thiểu của bên được đánh giá để lựa
chọn và có cái nhìn tổng quan về các đối tác kinh doanh quan trọng của mình. Trong trường hợp bên được đánh giá chính
là một tổ chức nhà sản xuất, câu hỏi này liên quan đến cách tổ chức đó chấp nhận và đánh giá, các đối tác kinh doanh của
mình.

Bên được đánh giá và cuối cùng là khách hàng của mình phải đối mặt với những rủi ro xã hội quan trọng khi thiếu cái nhìn
tổng quan về cách thức các đối tác kinh doanh (hoặc thành viên nếu có liên quan) tôn trọng luật pháp và quyền của người
lao động.

Bên được đánh giá phải có khả năng chứng minh cho đánh giá viên thấy rằng họ đã trải qua một cuộc thực hành để lập
sơ đồ chuỗi cung ứng của họ và sau đó xác định các đối tác kinh doanh quan trọng của họ.

Đây là những ví dụ về các đối tác kinh doanh quan trọng cần được đánh giá bởi bên được đánh giá chính:
• Nhà thầu phụ
• Các công ty tuyển dụng lao động di cư trong nước và nước ngoài và cả trong đánh giá sản xuất và nông nghiệp
• Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống
• Dịch vụ an ninh
• Nhà cung cấp (bao gồm các trang trại có hợp đồng)

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc xác định, lựa chọn và đánh giá các đối tác kinh doanh (và các
thành viên của tổ chức, nếu có liên quan), đánh giá viên cần xác định:
• Có hệ thống quản lý (hoặc quy trình) để xác định và lựa chọn các đối tác kinh doanh hoặc thành viên quan trọng
không?
• Đã chỉ đạo và cung cấp hướng dẫn cho nhân viên có liên quan để xem xét không chỉ giá cả và chất lượng mà còn
cả sự sẵn sàng tôn trọng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (hoặc các giá trị và nguyên tắc tương đương) khi xác
định, đào tạo nhập môn và làm việc với các đối tác kinh doanh, quan trọng hay không?
• Theo dõi hiệu quả hoạt động xã hội của các đối tác kinh doanh và đặc biệt là các đối tác kinh doanh quan trọng và,
khi có liên quan, các thành viên. Việc xác minh này có thể được thực hiện bởi nhân viên của chính đối tác kinh doanh
(miễn là họ đủ điều kiện để làm như vậy) hoặc bên thứ ba.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem việc lựa chọn đối tác kinh doanh và thành viên có phù
hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Bên được đánh giá có lưu giữ thông tin chính xác về chuỗi cung ứng của mình và các đối tác kinh doanh quan trọng
của mình và, khi có liên quan, các thành viên không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 21


• Bên được đánh giá có biết các đối tác kinh doanh và/hoặc thành viên đã làm việc với họ trong bao lâu không?
• Bên được đánh giá quen thuộc như thế nào với cách thức các đối tác kinh doanh và thành viên của họ quản lý việc
triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI?
• Bên được đánh giá đã bao giờ nhận được thông tin về khiếu nại nhận được về các đối tác kinh doanh của mình
chưa? Nếu có, bên được đánh giá đã xử lý những khiếu nại này như thế nào?

1.4 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tổ chức năng lực lực lượng lao động
của mình để đáp ứng kỳ vọng về đơn hàng và/hoặc hợp đồng không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của việc lập kế hoạch và tổ chức lực lượng lao động của bên
được đánh giá.

Lập kế hoạch lực lượng lao động hiệu quả cho phép bên được đánh giá giảm bớt việc ký hợp đồng phụ không cần thiết
hoặc làm thêm giờ do việc này có thể mang đến rủi ro xã hội cho cả bên được đánh giá và khách hàng của họ.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc lập kế hoạch lực lượng lao động, ít nhất đánh giá viên phải thấy
rằng bên được đánh giá đã tính toán thực tế chi phí sản xuất và thời gian giao hàng (bao gồm cả chi phí nhân công).
Điều này không có nghĩa là trở thành một chuyên gia trong việc lập kế hoạch sản xuất, mà là xác định bên được đánh
giá có thể giải thích hiệu quả cách họ lập kế hoạch kinh doanh của mình hay không. Nếu vậy, bên được đánh giá sẽ
ở vị thế tốt hơn để đàm phán giá cả và ảnh hưởng đến phương thức mua hàng của khách hàng

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem việc lập kế hoạch có phù hợp với các giá trị và nguyên
tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Phương pháp lập kế hoạch sản xuất và thời gian giao hàng đáng tin cậy như thế nào?
• Ban quản lý có hiểu biết tốt về tốc độ sản xuất của mỗi đơn vị sản xuất không? Ban quản lý có hiểu biết tốt về tốc
độ sản xuất của mỗi người lao động không?
• Ban quản lý có “kế hoạch dự phòng” trong trường hợp có điều gì đó làm chậm hoặc gián đoạn sản xuất (ví dụ:
nguồn cung bị trì hoãn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bùng phát dịch bệnh) không?
• Ban quản lý có biết được bao nhiêu thời gian làm thêm (trả lương phụ trội) sẽ cần được lập ngân sách (và cuối cùng
được thêm vào chi phí sản xuất) nếu cần thêm giờ làm việc để phù hợp với đơn đặt hàng không?
• Ban quản lý có thảo luận về năng lực của lực lượng lao động với người đứng đầu bộ phận Nhân sự và đại diện của
người lao động không?
• Ai là người đưa ra quyết định cuối cùng để thay đổi công suất làm việc thông thường nếu có khả năng không đáp
ứng được thời gian giao hàng không?

1.5 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá giám sát cách các đối tác kinh doanh
của mình tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của các biện pháp giám sát mà bên được đánh giá thiết lập để
đánh giá việc tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI của các đối tác kinh doanh quan trọng.

Trong trường hợp các tổ chức nhà sản xuất, câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của các biện pháp
giám sát mà bên được đánh giá thiết lập để đánh giá việc các thành viên tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc giám sát, đánh giá viên cần xác định rằng:
• Trong trường hợp đã có quy trình xác định các đối tác kinh doanh quan trọng, bên được đánh giá có thực hiện các
nỗ lực bổ sung để đảm bảo các đối tác này đã ký và đồng ý cụ thể với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
• Đã yêu cầu tất cả các đối tác kinh doanh và/hoặc thành viên ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI chưa?
• Giữ bản sao của các tài liệu amfori BSCI đã ký này

P 22 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Có các quy trình khác nhau được thể chế hóa để đưa ra các quyết định kinh doanh cần thiết và/hoặc các hành động
khắc phục để giải quyết các rủi ro được phát hiện trong các hoạt động của đối tác kinh doanh hoặc thành viên?
• Sử dụng nhiều cách khác nhau để thu thập thông tin từ các đối tác kinh doanh và thành viên của mình. Đây là một
số ví dụ:
ƒ Có yêu cầu báo cáo minh bạch thường xuyên liên quan đến rủi ro xã hội?
ƒ Có tiến hành đánh giá nội bộ?
ƒ Có yêu cầu đánh giá bên thứ hai hoặc bên thứ ba?
• Đã thiết lập các quy trình nội bộ để hỗ trợ các thành viên tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI?
• Bên được đánh giá có đảm bảo các đối tác kinh doanh cung cấp phương tiện đi lại theo hợp đồng phụ được đào tạo
và tổ chức đủ điều kiện để đảm bảo việc đi lại của người lao động được an toàn và không có bạo lực tình dục không

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá tính nhất quán của việc đánh giá các đối tác kinh doanh và/
hoặc thành viên trong hoạt động kinh doanh tổng thể của bên được đánh giá.
• Việc đánh giá diễn ra thường xuyên ở mức độ nào?
• Ai chịu trách nhiệmđánh giá? Những người đó có đủ năng lực (do đào tạo hoặc kinh nghiệm) không?
• Các phát hiện về đối tác kinh doanh hoặc thành viên được theo dõi như thế nào?
• Hậu quả là gì nếu một đối tác kinh doanh hoặc thành viên không tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI?
• Ai được thông báo về bất kỳ vấn đề liên quan nào liên quan đến đối tác kinh doanh hoặc thành viên?
• Cách bên được đánh giá chuyển thông tin này (ví dụ: cho một Bên ký kết amfori BSCI)?

1.6 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã xây dựng các chính sách và quy trình
cần thiết để ngăn chặn và giải quyết bất kỳ tác động bất lợi nào về nhân quyền có thể được phát hiện
trong chuỗi cung ứng của mình không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của các quy trình của bên được đánh giá được thiết lập để ngăn
chặn và giải quyết các tác động bất lợi về nhân quyền.

Vi phạm nhân quyền tại nơi làm việc hoặc trong chuỗi cung ứng thường xảy ra trong bối cảnh không có các nguyên tắc
và/hoặc thực thi không đầy đủ.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các chính sách và quy trình để giải quyết các tác động bất lợi thực tế
và tiềm ẩn về nhân quyền, đánh giá viên cần xác định:
• Ban quản lý hiểu những tác động nhân quyền nào có thể liên quan đến hoạt động và chuỗi cung ứng của họ và cách
ngăn chặn và giải quyết những tác động này
• Ban quản lý nhận thức được mối tương quan giữa điều kiện làm việc kém và các vi phạm nhân quyền tiềm ẩn
• Ban quản lý nhận thức được tác động bất lợi của các điều khoản hợp đồng và/hoặc việc đặt hàng ngoài kế hoạch có
thể có đối với quyền của người lao động
• Ban quản lý nhận thức được rủi ro vi phạm nhân quyền nội tại trong ngành, ngành hoặc khu vực của mình

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá tính nhất quán của các chính sách và quy trình trong hoạt
động kinh doanh tổng thể của bên được đánh giá.

Phòng ngừa và khắc phục tác động bất lợi đến quyền con người ít nhất phải kết hợp:
• (Các) đánh giá rủi ro thường xuyên được thực hiện trong công ty hoặc tổ chức (ví dụ: đánh giá rủi ro sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp), bao gồm cả các trang trại thuộc sở hữu

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 23


• Quá trình ra quyết định về tuyển dụng, quản lý, sa thải nhân sự cũng như quan hệ với các đối tác kinh doanh và
thành viên
• Các quy trình được áp dụng để đánh giá hoạt động tuyển dụng, điều kiện hợp đồng và thanh toán được áp dụng
bởi bên được đánh giá hoặc bởi các công ty tuyển dụng và nhà thầu phụ lao động, nếu có
• Ngân sách sẵn có để giải quyết các tác động và bồi thường cho nạn nhân (nếu có liên quan)
• Theo dõi có hệ thống và xem xét các biện pháp đã thực hiện
• Lập bản đồ rủi ro thường xuyên áp dụng cho tất cả người lao động trong quá trình thẩm định (Due Diligence) của
họ, đặc biệt là các bộ phận yếu thế trong chuỗi cung ứng của họ như người lao động tại nhà, hộ nông nghiệp nhỏ,
cũng như người lao động tạm thời và di cư, có tính đến sự khác biệt về tuổi tác, giới tính, thâm niên.

1.7 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá quản lý các mối quan hệ kinh doanh của
mình một cách có trách nhiệm không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của việc quản lý có trách nhiệm của bên được đánh giá đối với
mối quan hệ kinh doanh của mình.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá quản lý các mối quan hệ kinh doanh;
đánh giá viên cần xác định:
• Những kênh trao đổi thông tin nào cho phép các đối tác kinh doanh giải thích những khó khăn của họ cũng như
tiến độ hướng tới việc phù hợp với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI?
• Cơ sở để chấm dứt hợp đồng hoặc quan hệ kinh doanh là gì?
• Các thủ tục để yêu cầu báo giá, đàm phán thời gian giao hàng và giá cả theo cách thúc đẩy quan hệ kinh doanh có
trách nhiệm là gì?

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá rằng cách thức bên được đánh giá quản lý các mối quan hệ
kinh doanh của mình phù hợp với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
• Bên được đánh giá không cần phải dừng kinh doanh với các đối tác kinh doanh không tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI miễn là các đối tác đó minh bạch về những khó khăn của họ và thực hiện các hành động hiệu quả
để cải thiện.

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Mô tả công việc trong đó có tích hợp việc triển khai hệ thống amfori BSCI
• Bằng chứng văn bản về lập kế hoạch năng lực sản xuất
• Bằng chứng cho thấy Bộ Quy tắc Ứng xử của BSCI đã được chuyển giao cho các đối tác kinh doanh
• Bộ Quy tắc Ứng xử của BSCI đã ký nếu trang trại là một phần của phạm vi đánh giá
• Bằng chứng về hiệu quả hoạt động xã hội của đối tác kinh doanh (ví dụ: báo cáo hàng quý, báo cáo đánh giá, chứng
chỉ hợp lệ)
• Bằng chứng về trình độ của người phụ trách triển khai amfori BSCI
• Bản sao các chính sách xã hội, trong đó có Chính sách Nhân quyền và các quy trình để triển khai amfori BSCI
• Giấy phép kinh doanh của Bên được đánh giá

P 24 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh vực hoạt động 2: Sự tham gia của người lao động và Biện pháp Bảo vệ

2.1. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá có các biện pháp quản lý tốt liên quan
đến người lao động và đại diện của họ trong việc trao đổi thông tin hợp lý về các vấn đề tại nơi làm
việc không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của sự tham gia của người lao động của bên được đánh giá.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá quản lý các mối quan hệ làm việc với lực
lượng lao động của mình, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá đã thiết lập các cơ cấu trao đổi thông tin để thực sự thu hút sự tham gia của người lao động và
đại diện của họ. Tất cả người lao động đều biết và có thể tiếp cận cập các kênh trao đổi thông tin khác nhau
• Ban quản lý trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến nơi làm việc thông qua các kênh trao đổi thông tin khác
nhau với người lao động và đại diện của họ
• Ban quản lý đã xem xét các nhu cầu khác nhau của những người yếu thế trong việc áp dụng các thực hành quản lý
như trao đổi thông tin và trao đổi thông tin

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức mà bên được đánh giá làm việc với người lao
động và đại diện của họ có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Quản lý và người lao động gặp nhau để thảo luận về điều kiện làm việc thường xuyên ở mức độ nào?
• Các cuộc họp như vậy có biên bản được ghi chép, lưu giữ và có sẵn để tham vấn không?
• Đại diện của người lao động được bầu như thế nào? Phụ nữ có thể tham gia bầu cử và tranh cử không? Phụ nữ có
cảm thấy đủ tự tin để quyết định tranh cử không?
• Người lao động có biết và được thông báo về quyền của họ và có biết đại diện của họ là ai không? Họ có biết những
vấn đề nào có thể được nêu ra không? Phụ nữ có cảm thấy đủ tự tin để nói chuyện với họ không?
• Có hồ sơ về quy trình bầu cử không?
• Các lựa chọn có bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp không mong muốn từ ban quản lý không?
• Ban quản lý theo dõi các yêu cầu hoặc khiếu nại của người lao động như thế nào?
• Mối quan tâm của những người lao động yếu thế nhất (ví dụ: người di cư trong nước và nước ngoài, thanh niên, phụ
nữ, mang thai, thời vụ, tạm thời, lao động tại nhà) được xem xét đến như thế nào? Có các chính sách và biện pháp
cụ thể nào được đưa ra để đảm bảo có xem xét đến những mối quan tâm đó không (tức là đại diện của người lao
động có đảm bảo điều này không)?

2.2. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá xác định các mục tiêu dài hạn để bảo
vệ người lao động phù hợp với kỳ vọng của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính khả thi và tính nhất quán của định nghĩa về các mục tiêu dài hạn của bên được đánh giá để
bảo vệ lực lượng lao động của mình.

Tính hiệu quả: Không thể xác minh được tính hiệu quả của các mục tiêu dài hạn, vì theo định nghĩa, các mục tiêu
đó chưa được hoàn thành. Thay vào đó, đánh giá viên phải xác minh tính khả thi của các mục tiêu đó.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức mà bên được đánh giá xác định các mục tiêu
dài hạn của mình có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Các phương pháp để xác định, quản lý, giảm thiểu và loại bỏ rủi ro có phù hợp với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 25


• Các mục tiêu dài hạn và mục tiêu chung của công ty có phù hợp về giới không?
• Các mục tiêu dài hạn và mục tiêu chung trong kế hoạch đã được triển khai chưa?
• Các mục tiêu dài hạn có phản ánh cách tiếp cận từng bước để cải thiện liên tục không?
• Người lao động và đại diện của người lao động có thực sự tham gia vào việc xác định các mục tiêu đó không?
• Nhu cầu của các nhóm yếu thế nhất (ví dụ: người di cư, phụ nữ, lao động vị thành niên) có được đưa vào các mục
tiêu dài hạn không?
• Kế hoạch chiến lược để đạt được những mục tiêu đó có được lập thành văn bản và được người có thẩm quyền (hoặc
cơ quan quản trị) phê duyệt không?

2.3. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực hiện các
bước cụ thể để người lao động nhận thức được các quyền và trách nhiệm của họ?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của các bước mà bên được đánh giá đã thực hiện để nâng cao
nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các bước được thực hiện để nâng cao nhận thức của người lao động,
đánh giá viên cần xác định:
• Người lao động được phỏng vấn có hiểu biết tốt về các quyền và nghĩa vụ của họ
• Các nguồn thông tin về quyền và nghĩa vụ phải được cung cấp cho người lao động và đại diện của họ, bằng ngôn
ngữ mà họ hiểu được
• Người lao động thường xuyên được đào tạo về các quyền và nghĩa vụ của họ, có tính đến nhu cầu của người lao
động có trình độ đọc viết thấp
• Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (không nhất thiết phải bao gồm các Phụ lục) được công bố ở nơi dễ thấy ở nơi
làm việc bằng ngôn ngữ mà lực lượng lao động hiểu được?

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá nâng cao nhận thức của người
lao động về các quyền và nghĩa vụ của họ theo cách phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI như thế nào
• Các cuộc phỏng vấn với người lao động có xác nhận rằng họ có nhận thức tốt về các quyền và nghĩa vụ của mình
không? Các mức độ nhận thức có giống nhau giữa lao động nữ và nam không? Họ có biết nội dung hợp đồng của
họ không? Họ có biết nội dung của các quy tắc tại nơi làm việc không?
• Người phụ trách đào tạo người lao động có đủ trình độ (bằng trình độ hoặc kinh nghiệm) để đào tạo họ về các
quyền và nghĩa vụ của họ không?
• Các hợp đồng có giải thích rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người lao động không?
• Có đào tạo bắt buộc cho người lao động mới không?
• Đào tạo có được cung cấp bằng ngôn ngữ / phương ngữ địa phương để đảm bảo người lao động hiểu thông tin
không? Chương trình đào tạo có tính đến trình độ đọc viết thấp không?
• Đào tạo đặc biệt (ví dụ: bằng ngôn ngữ liên quan) có được cung cấp cho người lao động di cư không?
• Đào tạo có được cung cấp để giúp người lao động nhận thức được các quyền và trách nhiệm của họ, đặc biệt chú
ý đến những người yếu thế và khi có liên quan, các bên trung gian như nhà môi giới, nhà tuyển dụng và công ty
tuyển dụng không?
• Người lao động có được đào tạo về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp không? Người lao động có được đào tạo về
cách sử dụng cơ chế khiếu nại không? (Đặc biệt chú ý đến lao động vị thành niên và nữ) Người lao động có được
đào tạo về các chủ đề, cơ chế, chính sách, hành vi và quy chế liên quan đến giới tính như quấy rối tình dục không?

P 26 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


QUAN TRỌNG: Đào tạo là bắt buộc đối với tất cả người lao động mới (ngay cả khi họ được tuyển dụng thông
qua một công ty tuyển dụng hoặc môi giới).
Người lao động di cư cần được đào tạo và phải nhận được một phiên bản của hợp đồng lao động bằng ngôn
ngữ mà họ hiểu được.

2.4. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá xây dựng đủ năng lực cho các nhà
quản lý, người lao động và đại diện của người lao động để áp dụng thành công các thực hành có trách
nhiệm vào hoạt động kinh doanh không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của các bước mà bên được đánh giá đã triển khai để xây dựng
kiến thức và năng lực trong lực lượng lao động của mình.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các hoạt động xây dựng năng lực mà bên được đánh giá đã tiến hành,
đánh giá viên cần xác định:
• Người lao động, đại diện của người lao động, người quản lý và những người ra quyết định khác thường xuyên được
đào tạo về các quy trình thẩm định (Due Diligence) và quản lý xã hội và có thể mô tả rõ ràng
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng ban quản lý thường xuyên nhận được:
ƒ Các phiên cung cấp thông tin về Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
ƒ Đào tạo cụ thể cho nhân viên nhân sự, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp và cơ chế khiếu nại
ƒ Phản hồi về kết quả đánh giá amfori BSCI và theo dõi
• Bên được đánh giá cung cấp tài liệu đào tạo liên quan đến nội dung Bộ Quy tắc amfori BSCI cho người lao động, đại
diện của người lao động và các quản lý
• Người lao động thường xuyên được đào tạo về các quyền và nghĩa vụ của họ, bao gồm các vấn đề liên quan đến
giới tính

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức mà bên được đánh giá xây dựng năng lực nội
bộ có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Các giám đốc, quản lý và đại diện của người lao động được đào tạo về nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử BSCI thường
xuyên ở mức độ nào?
• Người lao động, đại diện của người lao động và các quản lý có thường xuyên được đào tạo về các chính sách, thông
lệ và quy trình liên quan đến giới tính không? Điều này đặc biệt có liên quan để đảm bảo lồng ghép thành công các
khía cạnh giới tính tại nơi làm việc
• Tài liệu cho các khóa đào tạo có sẵn không?
• Các khóa đào tạo có diễn ra trong giờ làm việc tiêu chuẩn không?
• Các cuộc phỏng vấn với các quản lý và những người ra quyết định khác có xác nhận mức độ nhận thức tốt về trách
nhiệm xã hội và nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử BSCI, bao gồm các vấn đề trên cơ sở giới tính tại nơi làm việc
không?
• Người phụ trách đào tạo có đủ điều kiện để đào tạo không? Người phụ trách đào tạo có được đào tạo về các vấn đề
liên quan đến giới tính không?
• Người này là nhân viên bên ngoài hay nội bộ? (Nếu bên được đánh giá có nhân viên nội bộ đủ trình độ để đào tạo
người khác, đó là một dấu hiệu rất tốt vì điều đó thể hiện sự sẵn sàng xây dựng năng lực nội bộ)
• Có đào tạo bắt buộc, ít nhất là đối với người mới, về nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử BSCI không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 27


2.5. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã thiết lập hoặc tham gia vào cơ chế
khiếu nại theo cấp hoạt động hiệu quả cho các cá nhân và cộng đồng không?
Câu hỏi này giúp đánh giá tính hiệu quả và tính nhất quán của cơ chế khiếu nại theo cấp hoạt động của bên được đánh
giá đối với các cá nhân và cộng đồng.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cơ chế khiếu nại (do bên được đánh giá thiết lập hoặc xác nhận), đánh
giá viên cần xác định:
• Tất cả các bên liên quan (bao gồm cả cộng đồng địa phương và người lao động) có thể khiếu nại thông qua một cơ
chế như vậy
• Cơ chế này được phát triển để áp dụng cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các nhóm yếu thế.
• Có những khiếu nại được nộp liên quan đến hành động và/hoặc không hành động của bên được đánh giá thể hiện
khả năng vi phạm quyền của người lao động hoặc cộng đồng
• Có quy trình bằng văn bản cho cơ chế khiếu nại, trong đó xác định:
ƒ Người chịu trách nhiệm quản lý
ƒ Trong trường hợp cơ chế khiếu nại là nội bộ, hãy lưu ý xem tỷ lệ giới tính của bộ phận xử lý khiếu nại có cân
bằng không
ƒ Xung đột lợi ích tiềm ẩn và cách khắc phục (ví dụ: khiếu nại về người quản lý cơ chế)
ƒ Lịch trình giải quyết khiếu nại
ƒ Quy trình làm việc với người gửi khiếu nại
ƒ Quy trình “kháng cáo” hoặc báo cáo vượt cấp như một bảo đảm bổ sung
ƒ Quy trình trao đổi thông tin để đảm bảo rằng người lao động và các thành viên cộng đồng có thể tiếp cận cơ
chế khiếu nại. Bao gồm đại diện của người lao động, người theo mùa, người di cư, lao động tạm thời, lao động
vị thành niên và nữ và các thành viên cộng đồng
ƒ Các cách khác để nộp đơn khiếu nại (ví dụ: thông qua đại diện của người lao động hoặc trực tiếp cho ban
quản lý)
ƒ Hệ thống hồ sơ khiếu nại được nộp, bao gồm cả cách điều tra và giải quyết
ƒ Khảo sát thường xuyên về thủ tục khiếu nại
ƒ Quy trình này sẽ được bảo mật cho tất cả các bên.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá rằng định nghĩa và quản lý của cơ chế khiếu nại phù hợp với
các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
• Có hệ thống nào để lưu giữ hồ sơ về các khiếu nại đã nộp và lịch sử của các giải pháp và biện pháp khắc phục được
thực hiện không?
• Có một hệ thống cụ thể để xử lý các khiếu nại của các cộng đồng lân cận với hoạt động của bên được đánh giá
không?
• Có các biện pháp bổ sung nào được thực hiện để tránh bất kỳ hình thức phân biệt đối xử trong việc tiếp cận cơ chế
khiếu nại không?
• Tất cả các bên liên quan có được thông báo và cùng làm việc (nếu có) để khiếu nại được xử lý và điều tra với sự bảo
đảm tối đa không?
• Có chỉ số nào cho thấy sự hài lòng của người dùng không?

P 28 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Bằng chứng văn bản về cuộc bầu cử đại diện của người lao động
• Bằng chứng văn bản về các cuộc họp của người lao động được lên lịch thường xuyên
• Hồ sơ thỏa thuận với đại diện của người lao động
• Hợp đồng lao động, bao gồm các hợp đồng liên quan đến người lao động an ninh, vệ sinh và các dịch vụ khác, đặc
biệt là các công ty tuyển dụng hoặc môi giới nếu có liên quan
• Mô tả công việc trong đó có tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
• Quy tắc làm việc
• Bằng chứng về lịch đào tạo cho người lao động và quản lý
• Bằng chứng văn bản về đào tạo cho người lao động, quản lý và nhân sự (ví dụ: danh sách người tham dự có chữ ký,
tỷ lệ theo giới tính của người tham dự)
• Bằng chứng văn bản về năng lực của giảng viên
• Bằng chứng văn bản về khiếu nại được nộp/điều tra (xem Tự đánh giá: Cơ chế Khiếu nại Tự Đánh giá trên Nền tảng
bền vững amfori, amfori Sustainability Platform)
• Tài liệu mục tiêu dài hạn

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 29


Lĩnh vực hoạt động 3: Quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể
Tự do lập hội: Quyền của người lao động trong việc thành lập và tham gia các tổ chức mà họ lựa chọn là một phần không
thể thiếu của một xã hội tự do và cởi mở. Một cuộc đối thoại cởi mở và đáng tin cậy giữa ban quản lý và người lao động là
bước đầu tiên hướng tới tự do lập hội và thương lượng tập thể.
Khi hoạt động ở các quốc gia nơi hoạt động công đoàn tự do và dân chủ là bất hợp pháp hoặc bị cấm, đánh giá viên và bên
được đánh giá sẽ công nhận thực tế là người lao động vẫn được phép tự do bầu đại diện của họ.

Thương lượng tập thể: Thương lượng tập thể là quá trình được sử dụng bởi các công đoàn hoặc đại diện của người lao
động và chủ lao động để đàm phán các điều khoản phản ánh các điều khoản và điều kiện làm việc cho người lao động.
Quá trình này trao cho họ các quyền, đặc quyền và trách nhiệm của họ.
Tự do lập hội là một quyền tách biệt với thương lượng tập thể và có thể được thực hiện ngay cả khi không có công đoàn.
Tính hợp pháp của cả quá trình thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể là đáng ngờ khi quyền tự do lập hội của
người lao động không được tôn trọng.

Hạn chế tổ chức của người lao động: Một công ty hoặc tổ chức nhà sản xuất hạn chế quyền của người lao động tham
gia một tổ chức hoặc công đoàn, hoặc tự do liên kết, rất khó có khả năng duy trì các thực hành lao động tốt.
Những hạn chế này thường có thể được phát hiện dưới các hình thức phân biệt đối xử ẩn hoặc tinh vi, hạn chế không chính
thức hoặc đe dọa.

3.1. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tôn trọng quyền của người lao động về
việc thành lập công đoàn - hoặc từ chối thành lập công đoàn - mà không có sự phân biệt đối xử nào và
không phân biệt giới theo cách tự do và dân chủ không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá tôn trọng quyền thành lập công đoàn của
người lao động, đánh giá viên cần xác định:
• Người lao động thành lập và tham gia các tổ chức của người lao động theo lựa chọn của riêng họ
• Người lao động không cần sự cho phép trước từ bên được đánh giá để tham gia hoặc thành lập tổ chức của người
lao động
• Tổ chức của người lao động được thành lập theo cách dân chủ
• Các vai trò đại diện cho người lao động được phân chia đều cho cả nữ giới và nam giới
• Tổ chức của người lao động được thành lập theo hướng dẫn đảm bảo đại diện cho các nhóm xã hội khác nhau tại
nơi làm việc, chẳng hạn như phụ nữ, người da màu, người khuyết tật, v.v. Tổ chức của người lao động đảm bảo sự
hiện diện đáng kể ở tất cả các cấp của tổ chức, bao gồm cả người lao động tuyến đầu và/hoặc người lao động ở cấp
công việc thấp nhất

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá các cách thức mà bên được đánh giá cho phép người lao
động có quyền tuân thủ các giá trị và nguyên tắc của BSCI.
• Ban quản lý có can thiệp để ngăn cản người lao động tham gia vào các cuộc họp liên quan đến công đoàn hoặc tổ
chức của người lao động khác không?
• Ban quản lý có ngăn cản hoặc can thiệp vào quá trình bầu cử của các thành viên công đoàn hoặc đại diện của người
lao động không?
• Ban quản lý có chỉ định một “đại diện của người lao động” để làm suy yếu cuộc bầu cử dân chủ của người lao động
không?
• Ban quản lý có “sắp xếp” để làm giảm bớt nghĩa vụ của công ty trong việc tôn trọng luật quốc gia về tự do lập hội
không? (Ví dụ: cố ý ký hợp đồng thầu phụ một số hoạt động sản xuất để tránh đạt tới số lượng người lao động cần
phải có đại diện của người lao động trong doanh nghiệp)

P 30 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Người lao động có bị trả thù vì đã tham gia (chủ động hoặc thụ động) vào quá trình bầu cử đại diện của người lao
động không?
• Người lao động có bị ngăn cản tham gia vào các trường hợp được đề cập ở trên do chủng tộc, giới tính, dân tộc,
khuyết tật, tôn giáo, khuynh hướng tình dục hoặc bất kỳ bản dạng xã hội nào khác không?

3.2. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tôn trọng
quyền thương lượng tập thể của người lao động mà không có sự phân biệt nào và không dựa trên
giới tính không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá tôn trọng quyền thương lượng tập thể của
người lao động, đánh giá viên cần xác định:
• Thương lượng tập thể được sử dụng để thiết lập các quy tắc để quản lý nơi làm việc và trả thù lao
• Các thỏa thuận thường xuyên được đàm phán lại để thích ứng với hoàn cảnh mới
• Tất cả các nhóm xã hội, ví dụ: phụ nữ và công việc thấp hơn, hiện diện trong thương lượng tập thể không chỉ về số
lượng, mà còn ở các vị trí cấp bậc và lãnh đạo có quyền ra quyết định.
• Không có hình thức trả đũa chính thức hoặc không chính thức đối với lao động nữ và/hoặc lao động nam có tham
gia công đoàn.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá tôn trọng quyền thương lượng
tập thể của người lao động theo cách phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
như thế nào.
• Bên được đánh giá có thể hiện sự hiểu biết về quy trình thương lượng tập thể không?
• Hợp đồng lao động có các quy định trái với thỏa ước lao động tập thể không?
• Không có bất kỳ lý do nào, các quy định của một thỏa ước tập thể có không áp dụng cho tất cả người lao động trong
cùng một nhóm không?
• Ban quản lý có “sắp xếp” để tránh đại diện người lao động hoặc công đoàn thương lượng thay mặt cho người lao
động không?
• Đại diện của người lao động có nhận được lợi ích nào từ bên được đánh giá vì đã từ bỏ một số khía cạnh nhất định
của cuộc đàm phán không?
• Có bằng chứng văn bản về thỏa ước lao động tập thể gần đây hoặc mới nhất không? Văn bản đó có được công khai
không? Đại diện của người lao động có giải thích nội dung cho người lao động không?

3.3. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá không phân biệt đối xử với người lao
động vì tư cách thành viên công đoàn của họ không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của hành vi không phân biệt đối xử của bên được đánh giá đối với người
lao động tham gia công đoàn, đánh giá viên cần xác định:
• Cả người lao động và đại diện của họ đều không bị phân biệt đối xử cũng như không phải chịu các hậu quả khác vì:
ƒ Họ tự do thực hiện quyền tổ chức
ƒ Họ là thành viên của công đoàn
ƒ Họ tham gia hoặc tổ chức các hoạt động pháp lý của công đoàn hoặc tổ chức của người lao động
• Các trường hợp khác cản trở người lao động thực hiện các quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo rằng không có sự
phân biệt đối xử đối với người lao động theo cách phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI như thế nào.
• Các ứng viên cho một vị trí công việc có bị từ chối vì họ gia nhập công đoàn không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 31


• Người lao động là thành viên của công đoàn có được tiếp cận ít hơn (hoặc không được tiếp cận) với làm thêm giờ;
đào tạo; phúc lợi xã hội không?
• Các thành viên công đoàn hoặc người ủng hộ công đoàn có được thăng chức lên các vị trí cao hơn trong công ty
không?
• Có bằng chứng nào về việc người lao động bị sa thải do tham gia công đoàn không?

3.4. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá không ngăn cản đại diện của người lao
động tiếp cận hoặc tương tác với người lao động tại nơi làm việc không?
Tính hiệu quả: Để xác minh rằng bên được đánh giá không can thiệp vào nhiệm vụ đại diện của người lao động,
đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá công nhận quyền tiếp cận của đại diện của người lao động với người lao động tại nơi làm việc
• Bên được đánh giá hiểu rằng việc không cho phép đại diện của người lao động tiếp cận người lao động tại nơi làm
việc là sự cản trở quyền tự do lập hội
• Nếu được tổ chức phù hợp với pháp luật, các cuộc họp với đại diện của người lao động sẽ được sắp xếp trong giờ
làm việc và không thể khấu trừ tiền lương của người lao động
• Giờ và địa điểm họp đảm bảo rằng phụ nữ có thể tham dự và có thể nêu lên mối quan ngại của họ, đặc biệt là các
nhiệm vụ khác của phụ nữ, như là công việc chăm sóc không lương

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá các tương tác của bên được đánh giá với đại diện của người
lao động phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI như thế nào.
• Đại diện của người lao động có mặt tại (các) cơ sở sản xuất không?
• Có cơ chế rõ ràng để cho phép người lao động liên hệ và gặp gỡ đại diện của người lao động không?
• Có các cuộc họp thường xuyên giữa đại diện của người lao động và ban quản lý không?
• Các khiếu nại có được gửi với sự hỗ trợ của đại diện của người lao động không?
• Sự tương tác giữa người lao động và đại diện của họ được bên được đánh giá cảm nhận như thế nào? Người lao
động cảm nhận như thế nào? Đại diện của người lao động cảm nhận như thế nào?
• Đại diện của người lao động có đủ độc lập với ban quản lý không?
• Đại diện của người lao động có được đào tạo và có năng lực không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Bằng chứng văn bản về cuộc bầu cử đại diện của người lao động
• Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)
• Biên bản hoặc tài liệu của các cuộc họp dẫn đến thỏa ước lao động tập thể (nếu có)
• Quy trình tuyển dụng và sa thải và hồ sơ (thuê và sa thải người lao động)

P 32 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh vực hoạt động 4: không phân biệt đối xử, bạo lực hoặc quấy rối
Phân biệt đối xử là một hành động và hoặc hành vi không công bằng hoặc gây phương hại dựa trên một số đặc điểm của
người trong tổ chức như chủng tộc, tuổi tác hoặc giới tính, hoặc các đặc điểm khác. (Xem thêm thông tin về phân biệt đối
xử, quấy rối và bạo lực trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI)

Đây là một hiện tượng có thể ngăn cản mọi người tham gia một số nghề nghiệp, từ chối hoàn toàn công việc của họ hoặc
không thưởng cho họ theo giá trị của họ.

Phân biệt đối xử tại nơi làm việc có thể có nhiều hình thức khác nhau như:
• hạn chế sự tự do phát ngôn và/hoặc thể chất (ví dụ: đi vệ sinh)
• điều kiện sống kém tiêu chuẩn và không cung cấp nước và thực phẩm
• đe dọa
• đối xử không bình đẳng
• sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực
• loại trừ khỏi các quyền lợi (ví dụ: thăng chức)

Ở một số nền văn hóa, sự phân biệt đối xử có thể rất tinh tế hoặc gắn liền với các giá trị văn hóa. Trong bối cảnh này, các
đánh giá viên sẽ thực hiện những nỗ lực cần thiết để phân biệt khi nào sự phân biệt đối xử làm tổn hại các cá nhân bị phân
biệt đối xử theo cách làm cho họ mất đi quyền tự nhiên của họ với tư cách là con người.

Bạo lực và quấy rối là một loạt các hành vi và thực hành không thể chấp nhận được, hoặc các mối đe dọa như được định
nghĩa trong Công ước 190 của ILO. Theo các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, các thành viên
amfori và các đối tác kinh doanh của họ đảm bảo rằng người lao động không phải chịu bất kỳ hình thức bạo lực, quấy rối
và đối xử vô nhân đạo hoặc hạ thấp nào tại nơi làm việc, các mối đe dọa bạo lực và lạm dụng, bao gồm cả hình phạt về thể
xác, lạm dụng bằng lời nói, thể xác, tình dục, kinh tế hoặc tâm lý, ép buộc về tinh thần hoặc thể chất, hoặc các hình thức
quấy rối hoặc đe dọa khác.

Trực tiếp hoặc gián tiếp: Phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua thỏa thuận
pháp lý với các nhà cung cấp dịch vụ, thông qua quản lý như trong hình thức bạo lực cấu trúc (ví dụ: bên được đánh giá
sắp xếp thông qua một nhà môi giới hoặc một đại lý để buộc người lao động di cư được tuyển dụng phải trả tiền cho thiết
bị bảo hộ cá nhân của họ)
Bên được đánh giá cần:
• đánh giá, ngăn ngừa và ngăn chặn mọi hành vi phân biệt đối xử mà họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến
• Đánh giá xem đối tác kinh doanh có thực hiện các biện pháp phòng ngừa và/hoặc khắc phục (có thể là thủ tục pháp
lý trong trường hợp bạo lực hoặc quấy rối) để đảm bảo rằng người lao động không phải chịu bất kỳ hình thức bạo
lực, quấy rối và đối xử vô nhân đạo hoặc hạ thấp nào tại nơi làm việc, các mối đe dọa bạo lực và lạm dụng, bao gồm
cả hình phạt về thể xác, lạm dụng bằng lời nói, thể xác, tình dục, kinh tế hoặc tâm lý, ép buộc về tinh thần hoặc thể
chất, hoặc các hình thức quấy rối hoặc đe dọa khác hay không
• Cảnh giác và nhận thức về việc những hành vi, thực hành hoặc đe dọa như vậy xảy ra một lần hoặc lặp lại, và trong
cả hai trường hợp đó có đều dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến tổn hại đến sức khỏe thể chất, tâm lý, tinh thần và
kinh tế của người lao động hay không
• Cảnh giác cao độ với các đối tác kinh doanh có rủi ro như nhà môi giới lao động, nhà thầu phụ lao động hoặc công
ty tuyển dụng.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 33


4.1. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực hiện các
biện pháp cần thiết để tránh hoặc xóa bỏ phân biệt đối xử tại nơi làm việc không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các biện pháp mà bên được đánh giá đã tiến hành để tránh hoặc xóa
bỏ phân biệt đối xử, ngăn ngừa bạo lực và quấy rối, đánh giá viên cần xác định:
• Trong phạm vi đánh giá viên có thể xác định, bên được đánh giá không sử dụng các lập luận có thể được coi là phân
biệt đối xử khi:
ƒ Tuyển dụng
ƒ Tại nơi làm việc hoặc là một phần của hoạt động công việc hàng ngày
ƒ Sa thải
ƒ Thúc đẩy hoặc cung cấp các cơ hội đào tạo (Ví dụ: các biện pháp như kiểm tra sức khỏe, bao gồm cả xét
nghiệm thai sản, để xác định một người lao động có được thăng chức, thuê, sa thải hoặc đủ điều kiện để được
đào tạo hay không, là phân biệt đối xử.)
ƒ Thanh toán các phúc lợi xã hội
• Đảm bảo trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau, không phân biệt giới tính, tình trạng hôn nhân,
mang thai hoặc nghỉ phép chăm con
• Đảm bảo rằng người lao động có trách nhiệm gia đình được đối xử theo cách tương tự như những người lao động
khác và có thể tiếp cận các quyền lợi tương tự và có các điều kiện làm việc và hợp đồng tương tự.
• Xây dựng các cơ chế và kênh khiếu nại hiệu quả để người lao động báo cáo mọi hành vi phân biệt đối xử tại nơi làm
việc
• Bên được đánh giá đặc biệt chú ý để tránh phân biệt đối xử với các nhóm yếu thế như người lao động khuyết tật,
phụ nữ mang thai hoặc người lao động di cư
• Bên được đánh giá đã xóa bỏ hành vi phân biệt đối xử tại nơi làm việc, như một phần của hoạt động công việc hàng
ngày, ví dụ: phân công nhiệm vụ, tiếp cận nước uống, nghỉ ngơi, sử dụng các cơ sở. Trong đó, bên được đánh giá
công nhận rằng tiếp cận bình đẳng không có nghĩa là cơ hội bình đẳng, vì một số cá nhân/nhóm như phụ nữ mang
thai hoặc phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt đòi hỏi phải tiếp cận nước uống và nghỉ ngơi thường xuyên hơn
• Bên được đánh giá đặc biệt chú ý đến việc ngăn chặn bạo lực và quấy rối đối với các nhóm yếu thế như lao động
khuyết tật, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, lao động tạm thời, thời vụ hoặc di cư
• Bên được đánh giá thực hiện theo các bước để loại bỏ phân biệt đối xử, ngăn chặn bạo lực và quấy rối:
ƒ Đánh giá pháp luật: bên được đánh giá công nhận và hành động dựa trên những lỗ hổng và thực hành phân
biệt đối xử có thể tồn tại trong luật pháp quốc gia và địa phương ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các
cá nhân hoặc nhóm khác nhau
ƒ Đánh giá nội bộ: Tiến hành đánh giá nội bộ về những lý do được sử dụng thường xuyên nhất để phân biệt
đối xử cũng như các hoạt động phổ biến nhất mà thông qua đó phân biệt đối xử có thể xảy ra, ví dụ: quảng
cáo và tuyển dụng, lựa chọn phỏng vấn, câu hỏi phỏng vấn và chấm dứt hợp đồng. Đánh giá này nên có một
phân tích xu hướng và thành phần lực lượng lao động cho phép hiểu toàn diện về tình hình của các cá nhân/
nhóm khác nhau trong tổ chức, để xác định các phân biệt đối xử có thể có về cơ cấu
ƒ Phân tích nguyên nhân gốc: Xác định nguyên nhân gốc của hành vi phân biệt đối xử và quấy rối
ƒ Chính sách: Soạn thảo và thực thi chính sách để ngăn chặn các loại hành vi này và theo dõi các cải thiện
• Bên được đánh giá không sử dụng các điều kiện sức khỏe để phân biệt đối xử:
ƒ Ví dụ: không được áp dụng các xét nghiệm y tế, xét nghiệm trinh tiết, thử thai. sử dụng biện pháp tránh thai
hoặc tương đương, như là yêu cầu hoặc điều kiện tiên quyết để tuyển dụng; thăng chức; tiếp cận đào tạo
hoặc bất kỳ phúc lợi xã hội nào khác
ƒ Ngay cả trong trường hợp luật quốc gia yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xét nghiệm y tế khác vì lý do sức khỏe

P 34 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


cộng đồng, kết quả của các xét nghiệm này không thể được sử dụng để phân biệt đối xử. Thay vào đó, cần
thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ sung
• Bên được đánh giá chú ý đến các nhu cầu và thực tế khác nhau của các nhóm khác nhau, tránh phân biệt đối xử
ngầm. Ví dụ: bên được đánh giá không tổ chức đào tạo tại các địa điểm và đôi khi làm cho nữ giới hoặc nam giới khó
tham dự do trách nhiệm hộ gia đình hoặc lo ngại về an toàn của họ
• Bên được đánh giá đưa ra các đánh giá hiệu quả công việc bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của công việc, bao
gồm các quyết định thăng chức, thưởng và tuyển dụng.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá những nỗ lực của bên được đánh giá để tránh phân biệt đối
xử, bạo lực hoặc quấy rối phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI như thế nào
• Căn cứ để tuyển dụng, thăng chức hoặc sa thải người lao động minh bạch đến mức nào? Các điều kiện và cơ hội việc
làm có được thông báo như nhau cho tất cả người lao động, đảm bảo thông tin đó có thể hiểu được với mọi trình
độ đọc viết và ngôn ngữ/phương ngữ không?
• Căn cứ để người lao động được hưởng phúc lợi xã hội là gì? Làm thêm giờ có được phân bổ như một cách để đưa ra
“phần thưởng” hay “trừng phạt” không? Người lao động có thể tiếp cận các quyền lợi như quyền lợi thai sản, quyền
lợi chăm sóc trẻ em, tiền lương bị bệnh hoặc làm việc linh hoạt mà không bị phân biệt đối xử hoặc khấu trừ không?
• Chính sách không phân biệt đối xử được thực thi như thế nào? Ban quản lý được đào tạo về chính sách này như thế
nào và bao lâu một lần?
• Chính sách này được thông báo cho các đối tác kinh doanh, đặc biệt là các công ty tuyển dụng như thế nào? Những
biện pháp nào được thực hiện khi có vi phạm chính sách này?
• Bên được đánh giá cung cấp các cơ hội và đối xử bình đẳng, nhạy cảm về giới trong suốt quá trình tuyển dụng và
sử dụng lao động như thế nào? Có chính sách nào được xây dựng về vấn đề này không?
• Các phát hiện có phù hợp với thông tin thu thập được trong các lĩnh vực hoạt động khác (ví dụ: bảo vệ đặc biệt cho
lao động vị thành niên không)?
• Người lao động được đánh giá như thế nào để thăng chức, nhận thưởng hoặc các quyết định tuyển dụng khác? Đó
có phải là đánh giá khách quan và công bằng, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, dân tộc, loại hình người
lao động, v.v. không?

4.2. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực hiện các biện pháp phòng ngừa
và/hoặc khắc phục cần thiết để đảm bảo người lao động không bị kỷ luật, sa thải, quấy rối hoặc phân
biệt đối xử vì những khiếu nại của họ đối với hành vi vi phạm quyền của họ không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các biện pháp do bên được đánh giá thực hiện để ngăn chặn và/hoặc
khắc phục phân biệt đối xử dựa trên khiếu nại của người lao động, đánh giá viên cần xác định:
• Người lao động có khả năng nộp đơn khiếu nại về hành vi vi phạm quyền của họ mà không sợ bị trả thù
• Bên được đánh giá có các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh các hành vi phân biệt đối xử bằng hình thức kỷ
luật (ví dụ: hướng dẫn phòng nhân sự và người giám sát rằng không được áp dụng các biện pháp kỷ luật hoặc sa
thải dựa trên những khiếu nại đó)
• Bên được đánh giá đưa ra các biện pháp khắc phục hoặc bồi thường trong trường hợp sa thải không công bằng
hoặc nếu các hình thức phân biệt đối xử khác có thể đã xảy ra
• Bên được đánh giá có thể chứng minh các hệ thống mà họ đã áp dụng để giảm thiểu và loại bỏ các trường hợp
quấy rối.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo không có sự phân biệt
đối xử, bạo lực hoặc quấy rối đối với người lao động phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của BSCI như thế nào.
• Tất cả người lao động đã nộp đơn khiếu nại vẫn là một phần của lực lượng lao động? Nếu không, người lao động
đó đã rời khỏi công ty hoặc bị sa thải trong những trường hợp nào?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 35


• Bên được đánh giá có tiến hành khảo sát mức độ hài lòng về cơ chế khiếu nại không? Tần suất? Có hồ sơ nào của
các cuộc khảo sát này không?
• Các biện pháp để tránh kỷ luật, sa thải, phân biệt đối xử hoặc quấy rối được chuyển thành các quy tắc làm việc như
thế nào? Quản lý (bao gồm cả người giám sát) được đào tạo về các biện pháp này như thế nào và bao lâu một lần?

4.3. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực hiện các biện pháp phòng ngừa
và/hoặc khắc phục cần thiết để người lao động không bị quấy rối hoặc kỷ luật trên cơ sở phân biệt đối
xử như được liệt kê trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các biện pháp mà bên được đánh giá đã tiến hành, đánh giá viên cần
xác định:
• Có một quy trình bằng văn bản mô tả lý do cho các biện pháp kỷ luật. (Quy trình này đảm bảo không có sự thiên vị
nào, bao gồm cả thiên vị giới tính, đối với tất cả người lao động về việc xác định và thực hiện các biện pháp kỷ luật
phòng ngừa và/hoặc khắc phục.)
• Nhu cầu được thông tin đầy đủ về những gì luật pháp quốc gia quy định về các biện pháp kỷ luật nào được chấp
nhận hợp pháp và những biện pháp nào không được
• Hiểu rằng các biện pháp kỷ luật không thể vi phạm pháp luật
• Duy trì hồ sơ phân tách giới tính về các trường hợp kỷ luật. Có nêu loại trường hợp (tức là phân biệt đối xử trên cơ
sở giới tính) và theo dõi phân tách giới tính của người lao động bị kỷ luật.
• Đã thiết lập các quy trình kỷ luật bằng văn bản và giải thích bằng lời cho người lao động bằng các thuật ngữ và ngôn
ngữ mà họ hiểu được.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem các biện pháp do bên được đánh giá thực hiện có phù
hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Tất cả người lao động có biết lý do của các biện pháp kỷ luật không?
• Người lao động và đại diện của họ có tham gia hoặc được tham vấn trong việc xây dựng các biện pháp và thủ tục
kỷ luật không? Phụ nữ có tham gia vào quá trình tham vấn không?
• Biên bản của quá trình tham vấn có được lưu giữ trong hồ sơ của bên được đánh giá không?
• Người lao động bị kỷ luật đã được bộ phận nhân sự phỏng vấn chưa?
• Các biện pháp kỷ luật được chuyển thành các quy tắc làm việc như thế nào? Quản lý (bao gồm cả người giám sát)
được đào tạo về các biện pháp này như thế nào và bao lâu một lần?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Bằng chứng văn bản về các quy trình kỷ luật
• Bằng chứng văn bản về các trường hợp kỷ luật và các biện pháp được thực hiện
• Bằng chứng văn bản về các đánh giá và quy trình hiệu suất của người lao động
• Hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động, bao gồm cả với các công ty tuyển dụng
• Bằng chứng văn bản về khiếu nại được nộp/điều tra (xem Tự đánh giá: Cơ chế Khiếu nại Tự Đánh giá trên Nền tảng
bền vững amfori, amfori Sustainability Platform)
• Bằng chứng văn bản về quy trình tuyển dụng và thăng chức
• Thông báo sa thải (ví dụ: nếu thông báo cho thấy rằng có các trường hợp bị sa thải do trách nhiệm gia đình, điều
này có thể là phân biệt đối xử)
• Thư từ chức đã ký trước - Nếu có

P 36 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh vực hoạt động 5: Trả thù lao Công bằng
Đánh giá viên phải biết các định nghĩa khác nhau liên quan đến khái niệm Thù lao Công bằng. Để biết thêm thông tin, xem
Hướng dẫn 9: Cách thúc đẩy thù lao công bằng.

5.1. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy Bên được đánh giá tuân thủ luật
tiền lương tối thiểu của chính phủ hoặc tiêu chuẩn ngành được phê duyệt thông qua thương lượng
tập thể không?
Đánh giá viên phải biết mức lương tối thiểu hợp pháp áp dụng hoặc thỏa ước lao động tập thể hợp lệ áp dụng trong lĩnh
vực hoặc ngành của bên được đánh giá. Đánh giá viên phải đánh giá bên được đánh giá theo các tiêu chuẩn đó, áp dụng
các tiêu chuẩn có lợi hơn cho người lao động.

Để biết thông tin về mức lương tối thiểu hợp pháp và giờ làm việc tiêu chuẩn, hãy xem dữ liệu quốc gia của ILO.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của phương pháp tính thù lao của bên được đánh giá, đánh giá viên cần
xác định:
• Bên được đánh giá không trả bất kỳ mức lương nào dưới mức tối thiểu được quy định bởi luật pháp hoặc thỏa ước
lao động tập thể
• Người lao động được trả mức lương tối thiểu chỉ phải làm việc theo thời gian làm việc tiêu chuẩn để đạt được điều
này. Họ không phải làm thêm giờ để đạt mức lương tối thiểu
• Mẫu bảng lương đã được xác minh cho một khoảng thời gian đáng kể (ví dụ: tối thiểu 12 tháng trước ngày đánh
giá, trừ khi cơ sở là mới và chưa quá 12 tháng), và có thông tin bảng lương cho cả phụ nữ và nam giới. Lưu ý rằng
khoảng thời gian mà thông tin bảng lương được lấy mẫu trong quá trình đánh giá theo dõi sẽ không bao gồm
khoảng thời gian được đánh giá trước đó, đặc biệt là khi xác minh nhằm xác thực các cải thiện

Tính nhất quán: Đánh giá viên sẽ đánh giá cách thức trả thù lao của bên được đánh giá có phù hợp với các giá trị
và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
Người lao động bán thời gian: Người lao động bán thời gian có được trả ít nhất là mức lương tối thiểu,
Người lao động nhận lương theo sản phẩm: Số lượng sản phẩm được sản xuất trong 8 giờ có không thấp hơn mức
lương tối thiểu hàng ngày hoặc lương đủ sống theo quy định của pháp luật không? Bên được đánh giá có tính toán hạn
ngạch cho người lao động nhận lương theo sản phẩm phù hợp với giờ làm việc tiêu chuẩn không?
Trong thời gian thử việc: Thù lao của người lao động trong thời gian thử việc có phù hợp với pháp luật không?
Được thuê thông qua các công ty tuyển dụng: Bên được đánh giá có lưu giữ hồ sơ về cách thức, thời điểm và số tiền
mà những người lao động này nhận được từ công ty tuyển dụng không?
Trong một hợp tác xã: Các quy định của pháp luật hoặc nội bộ có nêu rõ cách thức trả lương cho người lao động và các
thành viên của hợp tác xã như thế nào và khi nào không? Thông tin về các khoản vay và các khoản thanh toán trước có
thể có được tôn trọng và ghi lại không? Các thông số này có được phê duyệt tại Đại hội đồng bởi đa số được xác định
trong các quy định của pháp luật không?

5.2. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy tiền lương được trả một cách kịp thời, ổn định và định kỳ,
và đầy đủ bằng đồng tiền pháp định không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của phương pháp tính thù lao của bên được đánh giá, đánh giá viên cần
xác định:
• Bên được đánh giá tôn trọng tất cả năm đặc điểm của việc trả lương có trách nhiệm
ƒ Kịp thời: Theo thỏa thuận và thông báo cho người lao động trước khi họ tham gia
ƒ Định kỳ: Với tần suất cho phép người lao động sử dụng thu nhập của mình mà không phải chịu các khoản nợ

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 37


ƒ Minh bạch: người lao động nhận được phiếu lương với thông tin chi tiết về tiền lương của họ trong kỳ trả
lương
ƒ Ổn định: Tiền lương vẫn ở mức tương đương hàng tháng hoặc hàng tuần, cho phép người lao động lập kế
hoạch và lập ngân sách.
ƒ Toàn bộ bằng tiền pháp định: Công việc được thực hiện bởi người lao động trong giờ làm việc thông thường
phải được thanh toán bằng tiền pháp định
• Bên được đánh giá chỉ có thể trả cho người lao động “bằng hiện vật”, cho các khoản:
ƒ ngoài mức thu nhập giờ làm việc thông thường, phải được thanh toán bằng tiền pháp định
ƒ không vi phạm pháp luật, đi ngược lại đạo đức hoặc chống lại sức khỏe cộng đồng và tư nhân (ví dụ: trả thù
lao bằng rượu hoặc các loại ma túy khác)

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức trả thù lao của bên được đánh giá có phù hợp với
các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Bên được đánh giá có đặc biệt chú ý đến cách thức trả lương cho lao động thời vụ và lao động nhận lương theo sản
phẩm không?
• Thanh toán định kỳ được thống nhất và thông báo như thế nào trong những trường hợp này? Bên được đánh giá
xác định những bảo đảm đặc biệt nào?
• Chi phí đi lại và/hoặc nhà ở hoặc chăm sóc trẻ em được xem xét như thế nào trong thù lao? (Nếu có)
• Bên được đánh giá đánh giá sự cần thiết phải thay thế thiết bị bảo hộ cá nhân và các công cụ khác cần thiết để thực
hiện công việc như thế nào? (Ngay cả khi các khoản tiền đó không được coi là một phần của thù lao)
• Thông tin về các khoản vay và các khoản thanh toán trước có thể có có được tôn trọng và ghi lại không? (nếu có)
• Bên được đánh giá đặc biệt chú ý và hành động cẩn trọng khi sử dụng “các công ty tuyển dụng” hoặc môi giới lao
động như thế nào?
ƒ Bên được đánh giá cần đảm bảo rằng việc thanh toán diễn ra kịp thời, định kỳ và bằng tiền pháp định ngay
cả khi việc thanh toán được thực hiện gián tiếp thông qua nhà tuyển dụng.
ƒ Bên được đánh giá có thể chứng minh rằng họ trả tiền cho các nhà môi giới lao động hoặc công ty tuyển dụng
đủ cho mỗi người lao động mỗi giờ để trang trải:
Æ lương tối thiểu
Æ các quyền lợi khác
Æ các chi phí hành chính cho nhà môi giới hoặc công ty tuyển dụng
• Cách bên được đánh giá đánh giá và đảm bảo rằng người lao động không bị tính phí tuyển dụng?
• Bên được đánh giá có kiểm tra xem người lao động ký hợp đồng thông qua các công ty tuyển dụng hoặc nhà môi
giới có phải trả khoản phí tuyển dụng nào như thanh toán tiền mặt, khấu trừ lương, khoản vay hoặc giảm phúc lợi
không?
• Bên được đánh giá có biết cách thức và thời điểm người lao động nhận được thanh toán từ công ty tuyển dụng
không?
• Bên được đánh giá có lưu giữ những hồ sơ này như một phần của việc lưu giữ hồ sơ của chính mình không? Các hồ
sơ đó có được phân tách theo giới tính không?

5.3. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy mức lương phản ánh được kỹ năng, thâm niên, trách
nhiệm, và trình độ học vấn của người lao động không?
Để chuẩn bị cho việc đánh giá: Đánh giá viên phải hiểu các kỹ năng khác nhau cần thiết trong quy trình sản xuất (theo
ngành). Sự hiểu biết này sẽ giúp đánh giá viên đánh giá độ phức tạp, đường cong học tập để thành thạo các nhiệm vụ khác
nhau mà người lao động có thể thực hiện trong một doanh nghiệp kinh doanh.

P 38 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Cuộc họp khai mạc: Đánh giá viên phải tận dụng cơ hội này để xác thực sự hiểu biết của mình về các kỹ năng liên quan
đến công việc được thực hiện tại cơ sở.

Để thu thập thêm chi tiết, đánh giá viên cũng sẽ sử dụng các cuộc phỏng vấn - có cân bằng giới tính nếu có thể - với:
• Quản lý dây chuyền sản xuất
• Quản lý chất lượng
• Quản lý nhân sự
• Người lao động lâu năm
• Học viên
• Chủ trang trại hoặc người đánh giá nếu có liên quan

Kỹ năng có thể đạt được thông qua giáo dục và kinh nghiệm. Đánh giá viên phải tính đến kỹ năng của người lao động ngay
cả khi không thể chứng minh bằng chứng chỉ chính thức. Đánh giá viên sẽ đặc biệt chú ý đến việc trốn tránh luật pháp có
thể xảy ra liên quan đến việc lạm dụng các chương trình học nghề.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức chương trình thù lao của bên được đánh giá xem xét các
kỹ năng và trình độ học vấn, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá xem xét kỹ năng, thâm niên, trách nhiệm và trình độ học vấn trong quá trình tuyển dụng cũng
như không phân biệt đối xử dựa trên các cơ sở được đề cập trong Lĩnh vực hoạt động 4.
• Bên được đánh giá điều chỉnh thù lao theo kỹ năng của người lao động để khuyến khích cải thiện chất lượng và sự
ổn định của mối quan hệ lao động
• Bên được đánh giá có thể chứng minh rằng không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ đặc điểm nào và tất cả
người lao động ở cùng cấp có thể có được cùng một lượng công việc.
• Bên được đánh giá không sử dụng người lao động không có kỹ năng để thực hiện các công việc đủ điều kiện. Điều
này thể hiện rủi ro xã hội (ví dụ: các vấn đề né tránh và sức khỏe và an toàn nghề nghiệp), sẽ cần được báo cáo
trong lĩnh vực hoạt động có liên quan
• Bên được đánh giá không sử dụng người lao động tay nghề cao để thực hiện các công việc tay nghề thấp. Nếu có,
điều này có thể là dấu hiệu của sự phân biệt đối xử hoặc trốn tránh luật pháp
• Bên được đánh giá tiến hành đào tạo người lao động một cách thường xuyên để củng cố kỹ năng của họ
• Bên được đánh giá có một ma trận kỹ năng hoặc tương tự để xếp hạng kỹ năng so với khung lương và họ sử dụng
để xác định thăng chức và tiền lương của người lao động (lưu ý, ở một số quốc gia, ma trận kỹ năng được tạo ra bởi
các cơ quan có thẩm quyền)

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức bên được đánh giá xem xét kỹ năng và trình
độ học vấn của người lao động có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay
không.
• Mô tả công việc có nêu danh sách các loại kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hay không? Những mô tả công
việc này có nhất quán và bình đẳng cho tất cả người lao động không? Có mâu thuẫn hoặc khác biệt nào trong mô
tả công việc có thể ảnh hưởng đến tiền lương và phúc lợi của người lao động cho cùng một loại công việc không?
Có sự khác biệt nào giữa mô tả công việc của phụ nữ và nam giới khi thực hiện cùng một loại công việc không?
• Người phụ trách tuyển dụng có được đào tạo để đánh giá mức độ năng lực không?
• Bên được đánh giá có đảm bảo đào tạo thường xuyên cho người lao động, với quyền tiếp cận và cơ hội bình đẳng
cho phụ nữ và nam giới không?
• Những người phụ trách thực hiện đánh giá rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp được tham vấn để xác định
các loại kỹ năng cần thiết cho mỗi công việc không? Có xem xét các khía cạnh nhạy cảm về giới tính không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 39


• Bên được đánh giá có cơ chế để đảm bảo nhiều người lao động có kỹ năng hơn truyền đạt kiến thức của họ cho
người lao động ít kỹ năng hơn không?
• Người lao động được thuê để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định có các kỹ năng cần thiết không? Họ có được trả
thù lao tương ứng không?
• Bên được đánh giá đánh giá như thế nào rằng việc xem xét các kỹ năng và trình độ học vấn không xung đột với các
nguyên tắc khác của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (ví dụ: không phân biệt đối xử)?

5.4. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá cung cấp đủ thù lao cho phép người lao
động đáp ứng mức sống tốt không?
Để xác minh câu hỏi này, đánh giá viên phải ước tính lương đủ sống phù hợp với khu vực và dựa trên phương pháp Anker
hoặc tham chiếu tương đương từ các chính phủ, công đoàn hoặc tổ chức phi chính phủ.

Đánh giá viên phải tham khảo các nguồn bổ sung nếu cần để tìm hiểu thêm về khu vực và ngành:
• Dữ liệu chính phủ (thống kê, phòng phát triển cộng đồng)
• Các tổ chức phi chính phủ địa phương hoặc quốc tế hoạt động trong khu vực và lĩnh vực
• Các nhóm cộng đồng có thể có câu trả lời cho một số câu hỏi này

Cuộc họp khai mạc: Đánh giá viên có thể sử dụng cuộc họp khai mạc như một cơ hội để giải thích các khía cạnh được xem
xét để tính toán (ví dụ: số lượng thành viên gia đình trong khu vực; chế độ ăn uống; chi phí vận chuyển) và lấy ý kiến phản
hồi bổ sung từ bên được đánh giá, nếu cần.

Tính hiệu quả: Để xác minh mức độ hiệu quả của việc bên được đánh giá xem xét các mức sống tốt để xác định
chương trình thù lao, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá biết rằng thù lao công bằng liên quan đến tất cả người lao động, không phân biệt họ là người
lao động dài hạn hay thời vụ; không phân biệt là người lao động trực tiếp hay gián tiếp
• Bên được đánh giá có hiểu biết tốt về:
ƒ Chi phí sinh hoạt trong vùng và chi phí sinh hoạt của lực lượng lao động của họ
ƒ Khoảng cách có thể giữa thù lao thực tế và chi phí sinh hoạt
ƒ Các biện pháp có thể được thực hiện để lấp đầy khoảng trống
• Tổng thù lao do bên được đánh giá cung cấp bao gồm:
ƒ Tiền lương được trả cho lên đến 40 giờ làm việc tiêu chuẩn (hoặc số giờ tiêu chuẩn tối đa theo luật địa phương)
ƒ Làm thêm giờ được trả lương cao
ƒ Phúc lợi xã hội, bao gồm nghỉ thai sản và nghỉ ốm
ƒ Phúc lợi và tiền thưởng bằng hiện vật
ƒ Dịch vụ đi lại được trợ cấp hoặc miễn phí
ƒ Không gian sống được trợ cấp hoặc miễn phí
ƒ Các dịch vụ căng tin được trợ cấp hoặc miễn phí
ƒ Các dịch vụ chăm sóc trẻ em được trợ cấp hoặc miễn phí
ƒ Các dịch vụ y tế được trợ cấp hoặc miễn phí
ƒ Cơ hội giáo dục hoặc đào tạo

Để tính toán giá trị tiền tệ của các khóa đào tạo, đánh giá viên sẽ tính toán thời gian đào tạo theo mức lương thông thường.
• Thù lao không bao gồm chi phí:

P 40 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Đồng phục
ƒ Thiết bị bảo hộ cá nhân
ƒ Đào tạo bắt buộc như một phần của yêu cầu công việc. Ví dụ: đào tạo về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
ƒ Bất kỳ công cụ nào cần thiết để thực hiện công việc

Chi phí của các yếu tố này sẽ không bao giờ được khấu trừ vào thù lao của người lao động. Lưu ý rằng, trong một số trường
hợp, PPE chất lượng kém hơn được cung cấp miễn phí và người lao động có thể phải mua PPE chất lượng cao hơn. Mặc
dù điều này không nhất thiết là không phù hợp nếu PPE miễn phí đáp ứng nhu cầu của công việc, nhưng đó không phải
là cách làm tốt.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức bên được đánh giá thực hiện phương pháp
tính thù lao đảm bảo mức sống tốt cho lực lượng lao động có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người phụ trách tuyển dụng có biết về mức sống trong khu vực không?
• Bên được đánh giá có đảm bảo thông tin thường xuyên cho người lao động về những gì được coi là thù lao không?
• Đại diện của người lao động có được tham vấn khi xác định phương pháp tính thù lao không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến thù lao cũng như chất lượng phúc lợi được cung cấp không?
• Các khía cạnh khác nhau của thù lao có được nêu chi tiết đầy đủ trong bảng lương không?
• Có cách tính lương đủ sống nào được thực hiện bởi bên được đánh giá không?

Báo cáo trong Báo cáo đánh giá amfori BSCI:


Mô tả Chung: Đánh giá viên sẽ nêu mức lương trung bình và tối thiểu được trả cho các tháng đã lấy mẫu báo cáo đánh
giá amfori BSCI
Phần dữ liệu về thù lao và giờ làm việc:
ƒ Đánh giá viên phải nêu nguồn dữ liệu được sử dụng để tính lương đủ sống
ƒ Khi dữ liệu được sử dụng để tính lương đủ sống được thu thập thủ công, đánh giá viên được yêu cầu điền vào
các phần “Dữ liệu được sử dụng để tính lương đủ sống”
Các phát hiện: Nếu đánh giá viên phát hiện ra rằng tổng mức thù lao được cung cấp cho người lao động không cho
phép họ có mức sống tốt trong khu vực, đánh giá viên phải báo cáo phát hiện trong phần “Các phát hiện” của lĩnh vực
hoạt động Thù lao Công bằng
Thực hành Tốt: Đánh giá viên phải xác nhận trong phần “Thực hành tốt”, trong báo cáo phát hiện, khi bên được đánh
giá cung cấp cho họ thông tin này và tính toán thù lao công bằng

5.5. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá cung cấp cho người lao động các phúc
lợi xã hội được cấp một cách hợp pháp mà không ảnh hưởng tiêu cực đến mức lương, mức thâm niên,
chức vụ hoặc triển vọng thăng tiến của họ không?
Đánh giá viên phải xác minh xem thỏa ước lao động tập thể có bao gồm các phúc lợi xã hội bổ sung ngoài những gì luật
pháp yêu cầu hay không. Nếu có, câu hỏi này được đánh giá bằng cách sử dụng thỏa ước lao động tập thể làm ngưỡng.

Đánh giá viên phải mô tả những phúc lợi xã hội nào bị thiếu hoặc không được thanh toán hoặc cấp chính xác.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá cung cấp các phúc lợi xã hội cho lực
lượng lao động của mình, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá trả các phúc lợi xã hội ngoài mức lương tối thiểu và không bao giờ là một cách để cho phép
người lao động chỉ đạt được mức tối thiểu

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 41


• Bên được đánh giá trả các phúc lợi xã hội cho tất cả người lao động không phân biệt họ:
ƒ Là lao động thời vụ
ƒ Được trả lương dựa trên năng suất
ƒ Người lao động di cư hoặc bất kỳ nhóm người lao động yếu thế nào khác
ƒ Nữ giới hay nam giới
• Bên được đánh giá biết về nội dung phúc lợi xã hội, thường bao gồm:
ƒ Lương hưu cho người già
ƒ Phúc lợi cho người sống sót
ƒ Quyền lợi gia đình và nghỉ thai sản và nghỉ phép chăm con
ƒ Chăm sóc y tế
ƒ Thất nghiệp
ƒ Nghỉ ốm
ƒ Khuyết tật
ƒ Bồi thường thương tích liên quan đến công việc
ƒ Kỳ nghỉ
• Bên được đánh giá đã đăng ký bảo hiểm thương mại để chi trả các phúc lợi xã hội

Bảo hiểm thương mại: Nếu luật pháp của quốc gia cho phép sử dụng bảo hiểm thương mại để thay thế (toàn bộ hoặc
một phần) chương trình xã hội công, đánh giá viên sẽ đánh giá bên được đánh giá một cách tích cực.

Nếu luật pháp của quốc gia không cho phép thay thế như vậy, nhưng người lao động được cấp bảo hiểm tương đương,
đánh giá viên chỉ ra rằng có bằng chứng thỏa đáng một phần về việc bên được đánh giá cung cấp phúc lợi xã hội cho người
lao động. Đánh giá viên phải mô tả các tình huống và lý do tại sao không hoàn toàn thỏa đáng.

Miễn phúc lợi xã hội: Nếu bên được đánh giá được miễn phúc lợi xã hội, bên được đánh giá có thể nộp văn bản của cơ
quan lao động địa phương hoặc các văn bản cho phép khác (ví dụ: từ các thỏa ước lao động tập thể với công đoàn), cho
phép miễn các phúc lợi xã hội đã được cấp hợp pháp. Những ngoại lệ như vậy sẽ:
• Được ban hành phù hợp với quy trình tương ứng
• Được cấp bởi cơ quan pháp lý có thẩm quyền để làm như vậy
• Có hiệu lực trong khoảng thời gian hiện tại
• Áp dụng cho bên được đánh giá

Bên được đánh giá phải cung cấp tài liệu gốc để chứng minh những miễn trừ này.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức mà bên được đánh giá cung cấp cho người lao
động các phúc lợi xã hội phù hợp với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người phụ trách tuyển dụng có nhận thức được các phúc lợi xã hội (được cấp hợp pháp) cho người lao động và
người đó có thể giải thích các phúc lợi phù hợp trong quá trình tuyển dụng không?
• Bên được đánh giá có đảm bảo thông tin thường xuyên cho người lao động về những gì được coi là phúc lợi xã hội
và tại sao các phúc lợi đó lại quan trọng không?

Lưu ý rằng ở một số quốc gia, người lao động không tin tưởng vào hệ thống phúc lợi xã hội và vì vậy, thay vào đó, họ muốn
nhận tiền vào lương của mình. Đánh giá viên nên báo cáo điều này, nếu điều này được báo cáo bởi người lao động hoặc
ban quản lý, nhưng đó không được coi là lý do hợp lệ để không thanh toán các phúc lợi xã hội và nên được nêu ra trong
báo cáo đánh giá.

P 42 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Đại diện của người lao động có được tham vấn khi xác định các phúc lợi xã hội không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến chất lượng phúc lợi xã hội mà bên được đánh giá cung cấp không?
• Các khía cạnh khác nhau của phúc lợi xã hội có được nêu chi tiết đầy đủ trong bảng lương không?
• Các phúc lợi như nghỉ thai sản hoặc nghỉ làm cha, chăm sóc trẻ em, tiền lương ốm và sắp xếp làm việc linh hoạt có
được tôn trọng và đảm bảo mà không bị phân biệt đối xử hoặc khấu trừ hay không? Cả đối với hợp đồng trực tiếp
và tuyển dụng thông qua bên thứ ba/nhà môi giới

Thực hành Tốt: Đánh giá viên sẽ xác nhận trong phần “Thực hành tốt”, trong Báo cáo Phát hiện, nếu bên được đánh giá
cung cấp bảo hiểm thương mại ngoài các phúc lợi xã hội tối thiểu theo yêu cầu của pháp luật.

5.6. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đảm bảo rằng
các khoản khấu trừ chỉ được thực hiện theo các điều kiện và trong phạm vi quy định của pháp luật?
Đánh giá viên phải xác minh xem có các quy định liên quan đến việc khấu trừ nào là hợp pháp và cách áp dụng hay không
(ví dụ: thỏa ước lao động tập thể hoặc luật quốc gia). Họ sử dụng quy định đó như một ngưỡng có lợi hơn cho người lao
động.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo các khoản khấu trừ là hợp
pháp, đánh giá viên cần xác định:
• Các khoản khấu trừ được áp dụng bởi bên được đánh giá không dẫn đến:
ƒ Người lao động nhận được ít hơn mức lương tối thiểu hợp pháp
ƒ Lợi ích kinh tế cho bên được đánh giá
ƒ Một hình thức phân biệt đối xử
• Cách tiếp cận của bên được đánh giá đối với thời gian không làm việc là công bằng đối với người lao động:
ƒ Thời gian mà người lao động có thể đã dành cho các cuộc họp, buổi đào tạo bắt buộc hoặc trong bất kỳ điều
kiện làm việc nào khác ngoài tầm kiểm soát của họ. Các khoảng thời gian đó không thể được khấu trừ vào chi
phí của người lao động mà thay vào đó phải do chủ lao động chịu (ví dụ: một chiếc máy mà người lao động
sử dụng đang được sửa chữa và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của người đó)
ƒ Nếu cơ sở sản xuất của bên được đánh giá sẽ bị đóng cửa để sửa chữa hoặc tái thiết, bên được đánh giá sẽ
thông báo trước thời gian đóng cửa cho lực lượng lao động
ƒ Việc thông báo này phải được thực hiện với sự hỗ trợ của người đại diện của người lao động để đảm bảo tất
cả các quyền của người lao động được tôn trọng
• Không được khấu trừ do sử dụng các đồ vật, tòa nhà hoặc dịch vụ cần thiết trực tiếp cho công việc. Bao gồm phí
vào cửa và phí sử dụng:
ƒ Dụng cụ và máy móc
ƒ Cơ sở vệ sinh
ƒ Nước uống
ƒ Thiết bị vệ sinh
ƒ Quần áo bảo hộ cho người lao động
• Không được khấu trừ để trang trải chi phí cho các tài liệu và giấy phép cần thiết để thực hiện công việc được giao
như:
ƒ Giấy phép lao động
ƒ Visa và gia hạn
ƒ Kiểm tra lý lịch tư pháp hoặc kiểm tra sức khỏe bắt buộc theo pháp luật

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 43


• Các khoản khấu trừ cho các dịch vụ do bên được đánh giá cung cấp (ví dụ: đi lại hoặc thực phẩm) được tính theo giá
thị trường địa phương hoặc thấp hơn
• Việc sử dụng các dịch vụ do bên được đánh giá cung cấp phải luôn trên cơ sở tự nguyện
• Không được khấu trừ do việc sử dụng các phúc lợi xã hội hợp pháp như nghỉ ốm, nghỉ phép chăm cha mẹ hoặc bất
kỳ loại nghỉ phép hợp pháp nào khác bắt buộc phải thanh toán theo quy định pháp luật
• Không được khấu trừ mà không có sự đồng ý rõ ràng của người lao động, và người lao động luôn cần được tư vấn
trước để hiểu lý do. Chỉ khi đó người lao động mới có thể quyết định chấp thuận hay không
• Các khoản khấu trừ do biện pháp kỷ luật chỉ có thể được thực hiện theo các điều kiện được quy định bởi pháp luật
hoặc các điều kiện được xác định trong một thỏa ước lao động tập thể được đàm phán và ký kết tự nguyện

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá các khoản khấu trừ của bên được đánh giá phù hợp với các
giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người phụ trách tuyển dụng có biết về các khoản khấu trừ hiện hành không và người đó có thể giải thích các khoản
khấu trừ đó trong quá trình tuyển dụng không?
• Bên được đánh giá có đảm bảo thông tin thường xuyên cho người lao động về cách thức và theo các điều kiện áp
dụng khấu trừ không?
• Đại diện của người lao động có được tham vấn khi xác định các tiêu chí khấu trừ không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến các khoản khấu trừ không công bằng không?
• Bên được đánh giá có xác minh xem nhà thầu phụ lao động và nhà cung cấp dịch vụ có áp dụng khấu trừ lương bất
hợp pháp cho người lao động được gửi đến bên được đánh giá không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Bằng chứng văn bản về các khoản khấu trừ hợp pháp cho hàng hóa và dịch vụ
• Tài liệu về mức lương tối thiểu hợp pháp liên quan đến ngành
• Văn bản Thỏa ước lao động tập thể
• Phiếu lương cho người lao động được phân tách theo giới tính và bằng chứng văn bản về các khoản thanh toán
• Thù lao Công bằng đã hoàn thành được tính dựa trên Tự đánh giá
• Hợp đồng của Bên được đánh giá với các nhà thầu phụ lao động và nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm cả công ty tuyển
dụng hoặc môi giới lao động
• Hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận, bao gồm cả những hợp đồng do người lao động nắm giữ với nhà thầu phụ
lao động và nhà cung cấp dịch vụ
• Hồ sơ dữ liệu nhân sự cho tất cả người lao động (bao gồm cả người lao động thời vụ)
• Bằng chứng văn bản về các quyền lợi bổ sung (bảo hiểm thương mại, nếu có)
• Bằng chứng văn bản về các khoản đóng góp cập nhật cho các quỹ bảo hiểm xã hội
• Danh sách các mức lương và tính toán, bao gồm cả cho người lao động nhận lương theo sản phẩm

QUAN TRỌNG: Tất cả dữ liệu thu thập được cần được tách biệt và phân tích theo giới tính

P 44 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh vực hoạt động 6: Thời giờ Làm việc Hợp lý
Thời gian làm việc vượt mức (trên 48 giờ/tuần) hoặc vượt mức quá nhiều (72 giờ trở lên mỗi tuần) thường là bất hợp pháp
và nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động, cũng như có tác động đến hiệu quả và năng suất.

Giờ làm việc vượt mức và vượt mức quá thường xuyên lặp lại trong các lĩnh vực sau:
• Ngành công nghiệp sản xuất, ở đó các quy trình không thể bị dừng lại ở giữa quá trình sản xuất
• Ngành công nghiệp dệt may, ở đó các công ty tìm nguồn cung ứng từ các đối tác kinh doanh của họ thường có thể
yêu cầu sản phẩm được sản xuất trong một khung thời gian ngắn. Ví dụ: công việc thời vụ liên quan đến nhiều giờ
trong một khoảng thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu

Ở một số quốc gia, giờ làm việc không được quy định hoặc các công ty có thể mua miễn trừ từ các cơ quan chính quyền
địa phương hoặc quốc gia để tăng giờ làm việc một cách hợp pháp. Trong trường hợp này, các công ước của ILO về giờ
làm việc phải được tuân thủ trước.

6.1. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá không yêu cầu quá 48 giờ làm việc tiêu
chuẩn mỗi tuần, mà không ảnh hưởng đến các trường hợp ngoại lệ được ILO công nhận không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo giờ làm việc thông thường,
đánh giá viên cần xác định:
• Giờ làm việc thông thường không vượt quá:
ƒ 48 giờ một tuần
ƒ 8 giờ một ngày
• Nếu có ngoại lệ thì chỉ được áp dụng:
ƒ Cho các vị trí đánh giá hoặc quản lý
ƒ Nếu theo luật, tập quán hoặc thỏa thuận, tổng số giờ làm việc trong một hoặc nhiều ngày trong tuần ít hơn
tám giờ, thì trong trường hợp đó, các ngày còn lại trong tuần có thể được kéo dài đến chín giờ
ƒ Cho người lao động làm việc theo ca, nếu số giờ làm việc trung bình trong khoảng thời gian ba tuần trở xuống
không vượt quá các giới hạn này
ƒ Cho thành viên trong cùng một gia đình làm việc trong tổ chức
ƒ Cho người lao động phải tuân theo chế độ đặc biệt, được xác định theo luật pháp địa phương (ví dụ: nhân viên
bảo vệ thường không phải tuân theo các yêu cầu pháp lý thông thường về giờ làm việc)

Những trường hợp ngoại lệ này cho phép xác định linh hoạt giới hạn số giờ làm việc hàng ngày và hàng tuần. Tuy nhiên, số
giờ làm việc trung bình trong vòng ba tháng trở xuống không được vượt quá 48 giờ mỗi tuần. Ngoài ra, nếu số giờ làm việc
vượt mức được thanh toán kịp thời trong khoảng thời gian ba tháng hoặc ít hơn đó, thì sẽ không được trả lương phụ trội.2

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá thực thi giờ làm việc thông
thường phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI như thế nào.
• Người phụ trách tuyển dụng có biết về giới hạn pháp lý về giờ làm việc và các ngoại lệ có thể có không? Người đó
có thể giải thích giờ làm việc của người lao động cho phù hợp trong quá trình tuyển dụng không?
• Các trường hợp ngoại lệ có được thông báo và thống nhất trước khi tuyển dụng không?
• Định nghĩa về các ca làm việc được xác định như thế nào? Đại diện của người lao động có tham gia vào quá trình
này không? Những người phụ trách thực hiện đánh giá rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp có được tham
vấn không?
________________
2
https://www.amfori.org/sites/default/files/MEMO%20%28ACs%20FEB23%2004%29%20Working%20Hours.pdf

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 45


• Có khiếu nại nào liên quan đến việc cáo buộc công ty coi thường giờ làm việc thông thường không?
• Các thông lệ và/hoặc tập tục tôn giáo được tính đến như thế nào khi bên được đánh giá xác định giờ làm việc và ca
làm việc?
• Người lao động có biết về giờ làm việc thông thường và các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra không? Các trường
hợp ngoại lệ có được ghi chép và cung cấp không?
• Trong tổ chức nhà sản xuất: các thành viên có được thông báo về các quy định và miễn trừ hiện hành không?

6.2. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy yêu cầu làm thêm giờ của bên
được đánh giá phù hợp với các yêu cầu của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá yêu cầu người lao động vượt quá giờ
làm việc thông thường của họ, đánh giá viên cần xác định làm thêm giờ có phải là:
Tự nguyện: Làm thêm giờ luôn cần được tự nguyện đồng ý, ngoại trừ trong trường hợp ngoại lệ tạm thời (ví dụ: bất
khả kháng), phải được mô tả trong hợp đồng lao động
Chấp thuận tham gia: Làm thêm giờ nên được chọn tham gia thay vì chọn không tham gia. Trong trường hợp sử dụng
các cơ chế chọn không tham gia, những cơ chế này cần được giải thích và có lý do rõ ràng và mạch lạc
Ngoại lệ: Không được thường xuyên làm thêm giờ ngoài giờ làm việc thông thường, mà chỉ là để ứng phó một tình
huống ngoại lệ không lường trước được
Không có rủi ro phát sinh thêm: Làm thêm giờ không làm tăng đáng kể rủi ro sức khỏe và an toàn của người lao động.
Trả lương phụ trội: Được thanh toán theo mức lương phụ trội theo quy định của pháp luật. Làm thêm giờ trong các
ngày lễ chính thức và/hoặc cuối tuần có thể có mức lương phụ trội cao hơn

Nếu luật pháp quốc gia đặt ra giới hạn giờ làm việc thông thường dưới 48 giờ mỗi tuần (ví dụ: 40 giờ mỗi tuần), bất kỳ giờ
làm việc nào vượt quá giới hạn 40 giờ đó sẽ được coi là làm thêm giờ. Đánh giá viên sẽ có hiểu biết tốt về cách pháp luật
hiện hành định nghĩa:

Ngoại lệ tạm thời: Những ngoại lệ này là về các tình huống mà luật pháp cho phép có thể vượt quá giờ làm việc thông
thường. Ví dụ:
• Bất khả kháng
• Đe dọa hoặc tai nạn thực tế
• Công việc khẩn cấp cần thực hiện đối với máy móc

Giới hạn pháp lý làm thêm giờ: Luật quốc gia hoặc thương lượng tập thể có thể xác định giới hạn làm thêm giờ tối đa
mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng hoặc mỗi năm (ví dụ: không quá 3 giờ mỗi ngày)

Mức lương phụ trội: Luật quốc gia hoặc thương lượng tập thể có thể xác định mức lương phụ trội khác nhau áp dụng
cho thời gian làm thêm giờ, ví dụ: lương phụ trội cho số giờ làm thêm trong tuần sẽ có mức lương phụ trội khác với số giờ
làm thêm vào cuối tuần hoặc ngày lễ. Cần lưu ý rằng phù hợp với Công ước ILO liên quan, Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI định nghĩa 1,25 là mức lương phụ trội tối thiểu có thể.

Sự nối tiếp liên tục của các quy trình làm việc theo ca: Luật quốc gia có thể xác định những quy trình làm việc, do bản
chất của chúng, phải được thực hiện liên tục theo các ca làm việc và luật quốc gia cho phép ngoại lệ vĩnh viễn (ví dụ: luật
quốc gia cho phép các quy trình này có 2 ca làm việc 12 giờ thay vì 3 ca làm việc 8 giờ mỗi ngày)

Ngoại lệ vĩnh viễn hợp pháp: Nếu bên được đánh giá thuộc một loại ngành được bảo vệ bởi ngoại lệ vĩnh viễn hợp pháp,
bên được đánh giá sẽ giữ bằng chứng cập nhật bằng văn bản để chứng minh tuyên bố của mình.

P 46 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Đánh giá viên phải xác minh rằng tài liệu đó có hiệu lực pháp luật và xác định:
• Loại ngoại lệ
• Các nhóm người lao động bị ảnh hưởng
• Số giờ làm việc bổ sung tối đa trong mỗi trường hợp
• Mức lương phụ trội cho thời gian làm thêm giờ sẽ không thấp hơn 1,25 so với mức thông thường

Đánh giá viên cũng phải xác minh rằng bên được đánh giá biết về giờ làm việc và quy định làm thêm giờ áp dụng cho
ngành của mình và có sẵn quy trình nội bộ để điều chỉnh các trường hợp ngoại lệ tạm thời về làm thêm giờ.

Quy trình bằng văn bản về làm thêm giờ: bên được đánh giá phải thực thi một quy trình nội bộ:
• Đã được quản lý và đại diện của người lao động phê duyệt
• Xác định số giờ một người lao động có thể làm việc hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng trong một khoảng thời
gian đặc biệt
• Xác định mức lương phụ trội áp dụng cho thời gian làm thêm giờ cho các ngày và hoàn cảnh khác nhau
• Tuân thủ các tiêu chí khác được quy định trong luật pháp quốc gia

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá mức độ nhất quán với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI.
• Làm thêm giờ có phải là luôn được tự nguyện đồng ý, ngoại trừ trong trường hợp ngoại lệ tạm thời (ví dụ: bất khả
kháng), phải được mô tả trong hợp đồng lao động hay không?
• Làm thêm giờ có phải chỉ là ngoại lệ chứ không phải là liên tục được thêm vào giờ làm việc thông thường không?
• Bên được đánh giá có thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng làm thêm giờ làm giảm rủi ro đối với sức
khỏe và an toàn của người lao động không? Những người phụ trách thực hiện đánh giá rủi ro về sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp có được tham vấn không?
• Việc trả tiền làm thêm giờ có được thực hiện theo quy định của pháp luật không?
• Bên được đánh giá có xem xét:
ƒ Sự yếu thế của người lao động tạm thời, người lao động di cư và người lao động hưởng lương làm thêm giờ
vượt mức không?
ƒ Sự tích tụ mệt mỏi liên quan đến hệ thống ca làm việc
ƒ Sự bảo vệ đặc biệt cho lao động vị thành niên, phụ nữ mang thai và lao động ca đêm?

Đánh giá viên cần xác minh nếu có thời gian làm thêm giờ được xác định là không đáp ứng bất kỳ hoặc tất cả các tiêu chí
được đề cập ở trên.
Đánh giá viên đặc biệt chú ý đến người lao động nhận lương theo công việc và theo sản phẩm, vì các loại thỏa thuận này,
dựa trên năng suất, cần tuân thủ các yêu cầu về làm thêm giờ và không phải lúc nào cũng dễ đánh giá.

6.3. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá cho phép
người lao động có quyền nghỉ ngơi trong ngày làm việc không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá cho phép người lao động có quyền nghỉ
ngơi, đánh giá viên cần xác định người lao động có được cho phép:
Giờ nghỉ ngắn: Người lao động được phép nghỉ giải lao ngắn trong giờ làm việc, đặc biệt là khi công việc nguy hiểm
hoặc đơn điệu, để cho phép người lao động luôn tỉnh táo. Thời gian nghỉ giải lao tối thiểu phải là 15 phút. Ngoài ra, nơi
làm việc phải đảm bảo rằng thời gian nghỉ không bao gồm thời gian đến và đi từ nơi nghỉ, hoặc các khu vực khác mà
người lao động có thể sử dụng trong thời gian này. Nếu không, thời gian nghỉ giải lao phải phù hợp với thời gian dành
cho các hoạt động này

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 47


• Giờ nghỉ ăn uống: Người lao động được phép dành thời gian cần thiết để nghỉ ăn theo quy định của pháp luật
• Nghỉ đêm: Người lao động làm việc trong ngày được phép ngủ/nghỉ tối thiểu tám giờ ban đêm trong khoảng thời
gian 24 giờ
• Khu vực thích hợp: Người lao động có quyền tiếp cận các khu vực nơi nghỉ ngơi có thể có hiệu quả, ví dụ:
ƒ Tiếp cận các khu vực thông gió
ƒ Nhà vệ sinh có thể tiếp cận và với số lượng đủ mà người lao động không phải, ví dụ, dành toàn bộ thời gian
nghỉ để chờ xếp hàng
ƒ Đảm bảo khả năng thay đổi tư thế thân thể (ngồi xuống hoặc đứng lên)

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá cho phép nghỉ ngơi có phù hợp
với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Những công việc nào có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn vì nguy hiểm hoặc đơn điệu?
• Các phong tục hoặc tập tục tôn giáo được xem xét như thế nào để xác định thời gian nghỉ ngơi?
• Khu vực nghỉ ngơi có hiệu quả không?
• Người lao động có được thông báo về thời gian nghỉ trong ngày không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến khả năng không tuân thủ thời gian nghỉ không?
• Hồ sơ tai nạn có cho thấy nhiều sự cố hơn sau thời gian dài làm việc mà không nghỉ ngơi không?

6.4. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá cho phép
người lao động có quyền nghỉ ít nhất một ngày trong mỗi bảy ngày không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá cho phép người lao động có quyền nghỉ
ngơi, đánh giá viên cần xác định:
• Tôn trọng các quy định có liên quan về ngày nghỉ tại quốc gia hoặc khu vực (ví dụ: ngày nghỉ sẽ tuân theo luật hoặc
tập quán quốc gia)
• Cứ bảy ngày sẽ có một ngày nghỉ theo lịch nếu không có thỏa ước lao động tập thể được ký kết tự do hoặc luật quốc
gia quy định khác
• Có một bản sao của thỏa ước lao động tập thể này (nếu có) cho người lao động và trong quá trình đánh giá
• Thúc đẩy thực hành giờ làm việc cho phép cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh cho người lao động

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức bên được đánh giá cho phép một ngày nghỉ
có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Các phong tục hoặc tập tục tôn giáo được xem xét như thế nào để xác định thời gian nghỉ ngơi?
• Người lao động có được thông báo về thời gian nghỉ trong ngày không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến khả năng không tuân thủ thời gian nghỉ không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Các quy tắc làm việc được lập thành văn bản
• Phiếu lương cho người lao động và bằng chứng văn bản về các khoản thanh toán
• Bằng chứng văn bản về ngoại lệ vĩnh viễn hợp pháp cho ngành của bên được đánh giá
• Hồ sơ thời gian làm việc
• Các quy trình làm thêm giờ được lập thành văn bản, bao gồm cả các thỏa thuận với người lao động
• Hồ sơ văn bản về tai nạn

P 48 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh vực hoạt động 7: Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
Nếu đánh giá viên xác định được các vấn đề sức khỏe và an toàn nghề nghiệp có thể được coi là phát hiện theo lĩnh vực
hoạt động amfori BSCI 7; họ sẽ mô tả các phát hiện và bằng chứng liên quan trong phần Các bình luận Bảo mật.

Đánh giá viên sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức nhà sản xuất trong lĩnh vực sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
từ các góc độ khác nhau:
• Mức độ tuân thủ luật pháp và quy định áp dụng cho hoạt động kinh doanh hoặc ngành
• Khả năng phát hiện, đánh giá, tránh và ứng phó với các mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe và an toàn của người
lao động
• Mức độ hợp tác tích cực với người lao động (và/hoặc đại diện của họ) khi phát triển và thực hiện các hệ thống đảm
bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (ví dụ: thành lập một ủy ban sức khỏe và an toàn nghề nghiệp)
• Khả năng bảo vệ người lao động trong trường hợp xảy ra tai nạn, bao gồm bảo vệ thông qua các chương trình bảo
hiểm bắt buộc
• Thông tin và xây dựng năng lực của các thành viên của một tổ chức nhà sản xuất để ngăn ngừa các mối đe dọa đối
với sức khỏe và an toàn của các thành viên và người lao động của họ

Đánh giá viên phải có kiến thức về các quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp liên quan đến các hoạt động của bên
được đánh giá.

CÁC QUY ĐỊNH

7.1. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tuân thủ các quy định về sức khỏe và
an toàn nghề nghiệp áp dụng cho các hoạt động của mình không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá tuân thủ các quy định hiện hành của sức khỏe
và an toàn nghề nghiệp như thế nào, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá làm việc phù hợp với các quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp liên quan đến các hoạt
động của mình
• Nếu quốc gia đó không có các quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho ngành của mình, bên được đánh
giá sẽ tìm kiếm các phương án thay thế để đảm bảo quyền của người lao động được hưởng điều kiện sống và làm
việc lành mạnh. Điều này bao gồm:
ƒ Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế
ƒ Mời người lao động và đại diện của họ tham gia vào việc soạn thảo và thực thi thủ tục nội bộ về sức khỏe và
an toàn nghề nghiệp, công nhận rằng phụ nữ và nam giới có nhu cầu khác nhau
ƒ Trong một tổ chức nhà sản xuất: mời các thành viên tham gia xác định các quy trình về sức khỏe và an toàn
nghề nghiệp cho các hoạt động của họ

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá các cách thức mà bên được đánh giá cung cấp điều kiện làm
việc và sinh hoạt lành mạnh phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người lao động và các thành viên hợp tác có được thông báo về các rủi ro sức khỏe cụ thể và các quy trình cần thiết
mà họ cần tuân theo để vượt qua những rủi ro đó không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến điều kiện làm việc không lành mạnh hoặc không an toàn không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 49


• Hồ sơ tai nạn có cho thấy sự cố nào liên quan đến việc thiếu tuân thủ các quy định sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
không?
• Thông tin từ hồ sơ tai nạn được sử dụng như thế nào để cải thiện quy trình sức khỏe và an toàn nghề nghiệp?

7.2. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tìm cách bảo vệ người lao động trong
trường hợp xảy ra tai nạn, bao gồm cả thông qua các chương trình bảo hiểm bắt buộc không?
Đánh giá viên có cái nhìn tổng quan về những nỗ lực không ngừng của bên được đánh giá nhằm cải thiện việc bảo vệ lực
lượng lao động của mình trong trường hợp xảy ra tai nạn. Đánh giá viên xác minh các biện pháp đang thực hiện khác nhau
đã được đưa ra. Việc chứng thực các chương trình bảo hiểm bắt buộc là một ví dụ về các biện pháp này.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá nỗ lực cải thiện mức độ bảo vệ cho
người lao động, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá mời người lao động và đại diện của họ tham gia xác định các cách tốt hơn để bảo vệ người lao
động khỏi tai nạn
• Bên được đánh giá cung cấp đào tạo thường xuyên cho người lao động và quản lý về cách tránh tai nạn và giảm
thiểu tác động từ tai nạn. Các khóa đào tạo có tính đến và giải quyết các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ và nam giới.
• Bên được đánh giá thường xuyên phân tích hồ sơ tai nạn để rút kinh nghiệm và điều chỉnh các quy trình tai nạn
cho phù hợp

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá việc bên được đánh giá nỗ lực cải thiện mức độ bảo vệ cho
người lao động phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI như thế nào.
• Người lao động có được thông báo về mối đe dọa và tai nạn thực tế cũng như các quy trình họ cần tuân theo để
vượt qua những rủi ro đó không?
• Người lao động và ban quản lý có thường xuyên được đào tạo bởi một người có năng lực không? Các khóa đào tạo
có xem xét, tích hợp và giải quyết các nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến điều kiện làm việc không lành mạnh hoặc không an toàn không? Khiếu nại về sức
khỏe và an toàn có được theo dõi phân tích theo giới tính không?
• Hồ sơ tai nạn có chỉ ra nguyên nhân tai nạn và các bài học kinh nghiệm đã được xem xét để điều chỉnh các quy trình
an toàn không? Thông tin này từ hồ sơ tai nạn được sử dụng như thế nào và bao lâu một lần?

ĐÁNH GIÁ RỦI RO

7.3. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thiết lập một hệ thống quản lý hiệu
quả đảm bảo họ thường xuyên thực hiện đánh giá rủi ro về điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh và
vệ sinh không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá triển khai đánh giá rủi ro, đánh giá viên
cần xác định:
• Bên được đánh giá nhận ra những thiếu sót tiềm ẩn bằng cách tiến hành đánh giá rủi ro sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp một cách thường xuyên
• Bên được đánh giá có thể xác định mức độ những thiếu sót này có thể dẫn đến nguy hiểm đáng kể cho người lao
động (mức độ nghiêm trọng so với khả năng xảy ra) và những loại biện pháp phòng ngừa hoặc khắc phục nào là
cần thiết
• Bên được đánh giá sử dụng các đánh giá rủi ro để xây dựng và duy trì một kế hoạch hành động có nêu ra tất cả các
biện pháp cần thiết để thúc đẩy và duy trì các điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh và vệ sinh

P 50 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Bên được đánh giá đảm bảo có sẵn các hệ thống để đánh giá, xác định, ngăn chặn và giảm thiểu các mối đe dọa
tiềm tàng và thực tế đối với sức khỏe và an toàn của người lao động

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá tiến hành đánh giá rủi ro có
phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Đánh giá rủi ro có phù hợp để đảm bảo an toàn và sức khỏe của tất cả người lao động không? Đánh giá rủi ro có
xem xét tất cả các hoạt động sản xuất, nơi làm việc, máy móc, thiết bị, hóa chất, công cụ và quy trình hay không?
• Đánh giá rủi ro có sử dụng các tiêu chuẩn liên quan làm tham chiếu (ví dụ: luật quốc gia và/hoặc tiêu chuẩn quốc
tế) hay không?
• Đánh giá rủi ro có tính đến nhu cầu đặc biệt của những người lao động yếu thế nhất như phụ nữ mang thai và các
bà mẹ mới sinh, lao động vị thành niên, lao động di cư không? Danh sách này không đầy đủ, bên được đánh giá phải
xác định những người lao động có rủi ro cao hơn và đưa ra các quy định cho họ, nếu cần.
• Đánh giá rủi ro có xem xét các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm trong môi trường làm việc không? Đánh
giá rủi ro có bao gồm đánh giá và kiểm tra thường xuyên không? Đánh giá rủi ro có có bao gồm tham vấn với người
lao động và đại diện của họ không?
• Bên được đánh giá có phân bổ nguồn nhân lực và tài chính đầy đủ để đảm bảo rằng (các) rủi ro đã xác định được
giảm thiểu không?
• Trong một tổ chức nhà sản xuất, bên được đánh giá có đào tạo và hỗ trợ các thành viên tiến hành đánh giá rủi ro
về hoạt động của họ không?

7.4. Có bằng chứng thỏa đáng nào về sự hợp tác tích cực giữa ban quản lý và người lao động (và/hoặc
đại diện của họ) khi phát triển và triển khai các hệ thống nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp không?
Sự hợp tác tích cực giữa ban quản lý và người lao động và đại diện của họ tạo cơ hội cho bên được đánh giá hiểu:
• Nhu cầu cấp thiết của người lao động cần được giải quyết trong ngắn hạn
• Cải thiện trung và dài hạn cần thiết để thực hiện

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc quản lý của bên được đánh giá hợp tác với người lao động, đánh
giá viên cần xác định:
• Người lao động và đại diện của họ được tham vấn ở mức độ nào trong quá trình đánh giá rủi ro, phát triển và thực
hiện các hệ thống sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
• Bên được đánh giá đã thành lập một ủy ban sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (hoặc cơ cấu thay thế) của các đại diện
của người lao động được bầu cử dân chủ, đảm bảo có đại diện của cả người lao động nam và nữ
• Ủy ban sức khỏe và an toàn nghề nghiệp thường xuyên hoạt động và biên bản cuộc họp ghi lại quyết định của họ
• Người lao động được khuyến khích lên tiếng và nêu vấn đề ở mức độ nào, bất cứ lúc nào?

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá quản lý của bên được đánh giá hợp tác với người lao động
để tuân thủ các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI như thế nào.
• Người lao động là thành viên của ủy ban và Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp hoặc cơ cấu tương đương có được
đào tạo đầy đủ không?
• Ủy ban sức khỏe và an toàn nghề nghiệp có mục đích đại diện cho sự đa dạng của người lao động như thế nào:
phân tích giới tính và mức độ yếu thế?
• Hội đồng OHS (hoặc cơ cấu thay thế) họp thường xuyên ở mức độ nào? Các khuyến nghị của họ được truyền đạt
đến (những) người ra quyết định như thế nào?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 51


• Các khuyến nghị của ủy ban và Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp được xem xét thường xuyên ở mức độ nào và lý
do bên được đánh giá bỏ qua các khuyến nghị đó là gì?
• Ủy ban sức khỏe và an toàn nghề nghiệp lưu giữ hệ thống tài liệu nào?
• Cơ sở có thể cho thấy ví dụ về các vấn đề được nêu ra trong các cuộc họp của ủy ban sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp và các hành động tiếp theo được thực hiện không?

ĐÀO TẠO

7.5. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thường xuyên đào tạo sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp để đảm bảo người lao động hiểu các quy tắc làm việc, bảo vệ cá nhân và các biện
pháp phòng ngừa và ứng phó với tai nạn cho chính họ và cho đồng nghiệp không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá cung cấp đào tạo về sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp cho người lao động, đánh giá viên cần xác định:
• Đáp ứng các kỳ vọng pháp lý: Đào tạo cho người lao động về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cần bao gồm nội
dung tối thiểu theo yêu cầu của luật quốc gia. Ví dụ: Đào tạo cơ bản thường tập trung vào:
ƒ Đào tạo về cách sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE). Việc đào tạo đặc biệt chú ý đến những người lao động
yếu thế và bao gồm vệ sinh, thay thế khi bị hư hỏng và bảo quản PPE thích hợp
ƒ Đào tạo về cách người lao động cần phản ứng trong trường hợp bị thương của bản thân và/hoặc đồng nghiệp
• Đào tạo phù hợp: Nội dung đào tạo:
ƒ cung cấp thông tin thích hợp cũng như hướng dẫn toàn diện về môi trường làm việc an toàn và lành mạnh
cho người lao động, xem xét, tích hợp và giải quyết các nhu cầu khác nhau của phụ nữ
ƒ Được cung cấp bằng ngôn ngữ và phương thức mà người lao động hiểu được, bao gồm cả người di cư và
người lao động trình độ đọc viết thấp
• Tần suất thích hợp: Tần suất đào tạo phải tính đến
ƒ Tỷ lệ biến động nhân sự
ƒ tuyển dụng lao động thời vụ, đặc biệt là trong nông nghiệp hoặc để đáp ứng thời gian sản xuất cao điểm
• Đánh giá: Người lao động có thông tin về các mối nguy hiểm và rủi ro liên quan đến công việc của họ và được đánh
giá khi cần thiết. Họ biết phải thực hiện những hành động nào để tự bảo vệ mình một cách cần thiết
• Hướng dẫn đầy đủ: Hướng dẫn và đánh giá của người lao động có tính đến trình độ học vấn và ngôn ngữ của
người lao động được áp dụng tại nơi làm việc
• Diễn tập sơ tán và chữa cháy: Những cuộc diễn tập này được ghi lại với chỉ dẫn rõ ràng về:
ƒ Mục đích
ƒ Số lượng người lao động tham gia
ƒ Kết quả
ƒ Ảnh
ƒ Ngày
ƒ Thời gian: Thời gian sơ tán khỏi tòa nhà phải được ghi lại và không bao giờ vượt quá chín phút

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem việc đào tạo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho người
lao động của bên được đánh giá có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay
không.

P 52 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Người lao động và các thành viên của tổ chức nhà sản xuất có được đào tạo thích hợp về cách sử dụng và bảo trì
thiết bị bảo hộ cá nhân của họ không?
• Người lao động có tham gia các cuộc diễn tập sơ tán và/hoặc diễn tập chữa cháy không?
• Người lao động và các thành viên của tổ chức nhà sản xuất có được đào tạo về:
ƒ Nhận thức cơ bản về mối nguy hiểm?
ƒ Các mối nguy hiểm cụ thể của cơ sở?
ƒ Phương pháp làm việc an toàn?
ƒ Các quy trình khẩn cấp về hỏa hoạn và sơ tán?
ƒ Thiên tai, nếu thích hợp?
• Ban quản lý, người giám sát, người lao động và khách thăm không thường xuyên đến các khu vực có rủi ro có được
đào tạo không?
• Người lao động và các thành viên của tổ chức nhà sản xuất vận hành máy móc và máy phát điện có đủ trình độ để
tuân thủ các quy định an toàn và quy trình vận hành không? Có thể đạt được trình độ chuyên môn thông qua đào
tạo và/hoặc kinh nghiệm
• Những người và thành viên của tổ chức nhà sản xuất làm việc với các hệ thống và thiết bị điện có hiểu nhiệm vụ và
quy trình an toàn của họ không?
• Người lao động và các thành viên của tổ chức nhà sản xuất xử lý và/hoặc quản lý các chất độc hại có được đào tạo
cụ thể không? Đây là ví dụ về các chất độc hại: hóa chất, chất khử trùng, sản phẩm bảo vệ cây trồng, thuốc trừ sâu
• Các nhu cầu cụ thể của phụ nữ và phụ nữ mang thai có được xem xét khi thao tác và/hoặc tiếp xúc với các chất này
không?

THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN

7.6. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực thi việc sử dụng PPE để bảo vệ
người lao động cùng với các biện pháp kiểm soát và hệ thống an toàn khác không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá thực thi việc sử dụng PPE; đánh giá viên
cần xác định thiết bị bảo hộ cá nhân do bên được đánh giá cung cấp có:
• Hiệu quả: Cung cấp sự bảo vệ hiệu quả cho người lao động và khách thăm không thường xuyên, có tính đến sự
khác biệt giữa nam giới và phụ nữ. Cần đặc biệt chú ý đến các quy trình cụ thể có khả năng gây hại (ví dụ: phun cát
cho quần jean, phun tẩy uế trong nông nghiệp)
• Thoải mái: Không gây bất tiện không cần thiết cho người dùng thiết bị bảo hộ
• Miễn phí: Bên được đánh giá không tính phí cho người lao động bất kỳ chi phí nào khi sử dụng PPE
• Phù hợp: Phù hợp với các hoạt động được thực hiện

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức mà bên được đánh giá thực thi PPE có phù hợp với
các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người lao động có được đào tạo thích hợp về cách sử dụng và bảo trì thiết bị bảo hộ cá nhân của họ không?
• Việc sử dụng PPE có dựa trên thông tin thu thập được thông qua đánh giá rủi ro sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
không?
• Quản lý, đặc biệt là người giám sát, có được đào tạo về cách sử dụng và bảo trì PPE không? Họ có biết về quy trình
để đảm bảo người lao động sử dụng PPE không?
• Có quy trình nào để kiểm soát số lượng PPE để luôn phù hợp với số lượng người lao động, kể cả trong thời gian cao
điểm không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 53


• Có quy trình nào nhằm đảm bảo PPE có chất lượng cao và bảo vệ hiệu quả người lao động không phân biệt chi phí
không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến khả năng lơ là thực thi sử dụng PPE hiệu quả không?
• Bên được đánh giá có cân nhắc đến nhu cầu của các nhóm người lao động khác nhau, chẳng hạn như phụ nữ mang
thai và cho con bú không?

HÓA CHẤT

7.7. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực hiện các biện pháp kiểm soát kỹ
thuật và hành chính để tránh hoặc giảm thiểu việc giải phóng các chất độc hại vào môi trường làm
việc, giữ mức độ phơi nhiễm dưới các giới hạn được quốc tế thiết lập hoặc công nhận không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá triển khai và thực hiện các biện pháp kiểm
soát, đánh giá viên cần xác định:
• Đánh giá Rủi ro: Bên được đánh giá đã xác định các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và hành chính có thể cần thiết để
tránh hoặc giảm thiểu việc giải phóng các chất độc hại vào môi trường làm việc (nhà máy hoặc trang trại). Đánh giá
rủi ro có xem xét các nhu cầu và nguy cơ cụ thể của các nhóm yếu thế như phụ nữ mang thai và cho con bú
• Các biện pháp kiểm soát hành chính: Bên được đánh giá thực hiện các biện pháp kiểm soát hành chính như:
ƒ Ủy quyền: Chỉ những người lao động được ủy quyền mới có quyền tiếp cận các chất hóa học
ƒ Bảo vệ: Người lao động được bảo vệ đầy đủ để xử lý và quản lý hóa chất
ƒ Lưu giữ hồ sơ: Việc phân phối, sử dụng và thải bỏ hóa chất được ghi lại đúng cách
ƒ Tuân thủ hướng dẫn: Việc sử dụng hóa chất tương ứng với các khuyến nghị của nhà sản xuất
ƒ Được dán nhãn: Việc dán nhãn hóa chất và đánh dấu các mối nguy hiểm được người lao động hiểu rõ và được
thực hiện phù hợp với các yêu cầu được công nhận trong nước và quốc tế. Ví dụ:
- Thẻ an toàn hóa chất quốc tế (ICSC)
- Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu (MSDS)
Thông tin thêm về quản lý hóa chất có thể được tìm thấy tại liên kết sau: http://www.inchem.org/pages/icsc.
html
• Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật: Bên được đánh giá thực hiện các biện pháp kiểm soát kỹ thuật cho:
ƒ Hơi nước, và bụi đẩy ra bên ngoài (ví dụ: nơi làm sạch tại chỗ)
ƒ Thải bỏ hóa chất đúng cách, ngay cả khi không có quy định pháp lý quốc gia

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá thực hiện các biện pháp kiểm
soát có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người lao động có được đào tạo thích hợp về cách sử dụng cả các biện pháp hành chính và kỹ thuật không?
• Việc triển khai các biện pháp kiểm soát có dựa trên thông tin thu thập được thông qua đánh giá rủi ro sức khỏe và
an toàn nghề nghiệp không?
• Ban quản lý, đặc biệt là người giám sát, có được đào tạo về cách thực hiện các biện pháp kiểm soát không? Có quy
trình nào để quản lý số lượng và hiệu quả của các biện pháp kiểm soát không? Các biện pháp kiểm soát được giám
sát thường xuyên ở mức độ nào?
• Có quy trình báo cáo cảnh báo và sửa chữa các vấn đề được phát hiện trong các biện pháp kiểm soát không?
• Các thành viên của một tổ chức nhà sản xuất có được thông báo và đào tạo về sự cần thiết phải thiện hành đánh
giá rủi ro và thực hiện các biện pháp kiểm soát không?

P 54 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Bên được đánh giá có xem xét các nhu cầu của các nhóm người lao động khác nhau như phụ nữ mang thai và cho
con bú khi cung cấp PPE cho họ không?

QUY TRÌNH ỨNG PHÓ TAI NẠN VÀ KHẨN CẤP

7.8. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã xây dựng và thực hiện các quy trình
ứng phó tai nạn và khẩn cấp không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá triển khai các quy trình ứng phó tai nạn
và khẩn cấp, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá hiểu được tầm quan trọng của việc lập hồ sơ các quy trình ứng phó khẩn cấp, và thực hiện việc
này đúng cách
• Bên được đánh giá đã công bố trực quan các quy trình ứng phó tai nạn và khẩn cấp một cách rõ ràng
• Bên được đánh giá có các quy trình để ngay lập tức dừng bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ sắp xảy ra và nghiêm
trọng đe dọa đến sự an toàn và sức khỏe của người lao động
• Bên được đánh giá có các quy trình để cho phép người lao động sơ tán khỏi cơ sở một cách an toàn khi cần thiết
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng các quy trình này được giải thích đúng cho:
ƒ Công nhân thời vụ và tạm thời
ƒ Công nhân ca đêm
ƒ Lao động di cư
ƒ Phụ nữ mang thai và cho con bú
ƒ Lao động vị thành niên
ƒ Những người lao động yếu thế khác

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức mà bên được đánh giá thực hiện các quy trình ứng
phó tai nạn và khẩn cấp có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người lao động có được đào tạo thích hợp về cách hành động trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc khẩn cấp
không? Có hướng dẫn cụ thể cho người lao động tùy thuộc vào loại công việc hoặc bộ phận không?
• Các quy trình ứng phó tai nạn và khẩn cấp có dựa trên thông tin thu thập được thông qua đánh giá rủi ro sức khỏe
và an toàn nghề nghiệp không? Người lao động và đại diện của họ có tham gia vào việc phát triển các quy trình
không?
• Ban quản lý, đặc biệt là người giám sát, có được đào tạo về cách đảm bảo người lao động tuân thủ các quy trình
ứng phó tai nạn và khẩn cấp không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến việc lơ là các quy trình ứng phó tai nạn và/hoặc khẩn cấp không?
• Có quy trình nào để kiểm soát hiệu quả của các quy trình không? Các quy trình được đánh giáthường xuyên ở mức
độ nào?
• Các thành viên của tổ chức nhà sản xuất có được thông báo và đào tạo về sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện
các quy trình ứng phó tai nạn và khẩn cấp không?

7.9. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá nêu rõ các mối nguy hiểm tiềm ẩn cho
người lao động và khách thăm thông qua các dấu hiệu và cảnh báo không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các cách thức mà bên được đánh giá nêu rõ các mối nguy tiềm ẩn,
đánh giá viên cần xác định:

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 55


• Bên được đánh giá nhạy cảm với các nền văn hóa và hoạt động cụ thể của người lao động
• Các loại biển báo và địa điểm bố trí biển báo là phù hợp
• Các cảnh báo phù hợp để chỉ ra các mối nguy hiểm tiềm ẩn. Ví dụ:
ƒ Hóa chất
ƒ Điện
ƒ Các bề mặt nóng
ƒ Các vật rơi
ƒ Sàn trơn trượt
ƒ Máy móc và phương tiện

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức mà bên được đánh giá nêu rõ các mối nguy tiềm
ẩn và không kiểm soát được có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay
không
• Người lao động có hiểu ý nghĩa của các biển báo và cảnh báo không?
• Loại mối nguy hiểm có được xác định trong đánh giá rủi ro sức khỏe và an toàn nghề nghiệp không? Người lao
động và đại diện của họ có đóng góp vào khía cạnh này của đánh giá rủi ro không?
• Các loại mối nguy hiểm, với cảnh báo về chúng, có liên quan đến các quy trình ứng phó tai nạn và khẩn cấp không?
• Hiệu quả của các biển báo có được theo dõi hoặc báo cáo thường xuyên không? Tần suất?
• Các thành viên của một tổ chức nhà sản xuất có được thông báo về sự cần thiết phải nêu rõ các mối nguy hiểm tiềm
ẩn trong hoạt động của họ không?

7.10. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá có triển khai và sử dụng đúng quy
trình và hệ thống để báo cáo và ghi lại tai nạn và thương tích nghề nghiệp không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá báo cáo và ghi lại tai nạn và thương tích,
đánh giá viên cần xác định:
• Báo cáo: Bên được đánh giá có các hệ thống cho phép người lao động báo cáo ngay lập tức cho người giám sát của
họ bất kỳ tình huống nào có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho cuộc sống hoặc sức khỏe của mọi người. Cả tai
nạn và trường hợp suýt xảy ra tai nạn đều được báo cáo
• Lưu trữ hồ sơ: Bên được đánh giá lưu giữ hồ sơ về tất cả hồ sơ tai nạn và thương tích bằng cách nêu rõ:
ƒ Thời điểm tai nạn xảy ra (ví dụ: ngày, mùa cao điểm, mùa thu hoạch)
ƒ Những ai có liên quan
ƒ Những hành động đã được thực hiện
ƒ Kết quả cuối cùng là gì (tử vong, chấn thương)
ƒ Cách thức điều tra các tai nạn (hoặc bệnh nghề nghiệp)
ƒ Những hành động phòng ngừa và khắc phục nào đã được thực hiện
ƒ Người lao động mất năng lực bao lâu

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá báo cáo và ghi lại tai nạn và
thương tích có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người lao động có hiểu quy trình báo cáo tai nạn và thương tích cho người giám sát của họ không? Họ có thể đánh
giá mức độ nghiêm trọng của các mối nguy hiểm tiềm ẩn tại nơi làm việc không?
• Người lao động có được đào tạo về cách phòng ngừa và ứng phó với các tai nạn hoặc thương tích thường gặp nhất
xảy ra trong khu vực làm việc của họ không?

P 56 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Hồ sơ tai nạn được sử dụng (như thế nào) để áp dụng các bài học kinh nghiệm để cải thiện an toàn trong hoạt động
hàng ngày? Những bài học kinh nghiệm này được kết hợp như thế nào vào việc sửa đổi các quy trình về tai nạn và
chấn thương?
• Có dấu hiệu nào cho thấy hầu hết các tai nạn hoặc thương tích xảy ra với những người lao động yếu thế, phụ nữ
mang thai hoặc cho con bú không? Có các biện pháp cụ thể nào nhằm ngăn chặn điều này để người lao động yếu
thế nhận được các loại bảo vệ cụ thể không?
• Các thành viên của tổ chức nhà sản xuất có được thông báo và đào tạo về cách phòng ngừa và ứng phó với tai nạn
không?

7.11 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá xác nhận rằng thiết bị và tòa nhà được
sử dụng để sản xuất ổn định và an toàn không?
Đánh giá viên không được kỳ vọng sẽ tiến hành “kiểm tra tính toàn vẹn của các tòa nhà” vượt quá nhiệm vụ của mình với
tư cách là đánh giá viên xã hội.

Nếu bên được đánh giá nằm trong một tòa nhà có nhiều tầng. Đánh giá viên phải báo cáo trong bản tóm tắt chính:
• vị trí thực tế (ví dụ: tầng 3 của tòa nhà 5 tầng)
• nếu có các doanh nghiệp kinh doanh khác nằm trong cùng một tòa nhà (không tiết lộ tên của họ)
• Nếu loại hoạt động được thực hiện trong tòa nhà có thể làm tăng khả năng ổn định và an toàn cho toàn bộ tòa nhà.
• Có bất kỳ vấn đề nào có thể nhìn thấy (ví dụ: vết nứt, lỗ hổng trên mái nhà, v.v.) hoặc các vấn đề lịch sử (ví dụ: báo
cáo của ban quản lý về một vấn đề về cấu trúc mà họ nói là đã được khắc phục) được nêu ra trong quá trình đánh
giá có thể cần những người có trình độ theo dõi không?

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá xác nhận rằng thiết bị và tòa nhà được
sử dụng để sản xuất ổn định và an toàn, đánh giá viên cần xác định bên được đánh giá có:
• Biết và tuân thủ các yêu cầu pháp lý quốc gia liên quan đến sự ổn định, an toàn và phù hợp của tòa nhà để tiến hành
các hoạt động kinh doanh
• Biết và tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến an toàn của thiết bị, bao gồm cả việc kiểm tra chính thức đang
diễn ra (nếu có liên quan)
• Có các quy trình để xác nhận sự ổn định và an toàn của thiết bị
• Lưu giữ tài liệu chính xác về các cuộc kiểm tra chính thức và riêng tư liên quan đến sự an toàn và ổn định của tòa
nhà và thiết bị
• Có giấy phép hợp lệ để tiến hành các hoạt động của mình trong (các) tòa nhà liên quan

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá xác nhận rằng thiết bị và tòa
nhà được sử dụng để sản xuất ổn định và an toàn có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI hay không
• Bên được đánh giá có thực hiện các hoạt động của mình trong môi trường xung quanh và các tòa nhà đầy đủ
không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến một tòa nhà hoặc thiết bị có khả năng không ổn định hoặc không an toàn do bên
được đánh giá cung cấp không?
• Người lao động nam và nữ có ở trong cùng một tòa nhà không? Nếu tách biệt, tình trạng của cả môi trường xung
quanh và tòa nhà có phù hợp không?
• Người lao động có thể đánh giá mối nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến tòa nhà và/hoặc thiết bị không?
• Có trường hợp nào được ghi lại trong hồ sơ tai nạn cho thấy một phần của tòa nhà hoặc một thiết bị không an toàn
không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 57


7.12 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tôn trọng
quyền của người lao động trong việc tự tránh khỏi các mối nguy hiểm sắp xảy ra mà không cần xin
phép không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá tôn trọng quyền của người lao động
trong việc tự tránh khỏi các mối nguy hiểm sắp xảy ra, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá có soạn thảo quyền đúng cách trong quy trình sức khỏe và an toàn nghề nghiệp hoặc được
truyền đạt rõ ràng cho người lao động
• Người lao động được thông tin đầy đủ về quyền này như một phần của khóa đào tạo về sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp
• Người lao động được thông tin đầy đủ về những việc cần làm trong trường hợp nguy cơ nguy hiểm sắp xảy ra
• Quyền này áp dụng cho nơi làm việc và cơ sở lưu trú do bên được đánh giá cung cấp

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức mà bên được đánh giá tôn trọng quyền của người
lao động trong việc tự tránh khỏi các mối nguy hiểm sắp xảy ra có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI
• Người lao động có biết rằng họ có quyền này không? Quy định này có áp dụng cho nơi làm việc và các cơ sở lưu trú
không? Bên được đánh giá có thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo người lao động yếu thế hiểu quyền này
không (ví dụ: người lao động di cư, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú)?
• Có khiếu nại nào liên quan đến khả năng không tuân thủ quyền này không?
• Người lao động có thể đánh giá mối nguy hiểm sắp xảy ra để họ biết khi nào nên rời đi không? Họ có được đào tạo
để có nhận thức này không?
• Có trường hợp nào được ghi lại trong hồ sơ tai nạn cho thấy người lao động không thể ra khỏi cơ sở mặc dù có nguy
cơ rõ ràng không?
• Ban quản lý có thể mô tả quy trình chỉ đạo người lao động ngay lập tức rời khỏi nơi làm việc hoặc các cơ sở lưu trú
trong trường hợp nguy hiểm sắp xảy ra không?
• Các thành viên của một tổ chức nhà sản xuất có nhận thức được quyền của người lao động trong việc tự tránh khỏi
các mối nguy hiểm sắp xảy ra mà không cần xin phép không?

ĐIỆN

7.13 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đảm bảo rằng người có năng lực kiểm
tra định kỳ các hệ thống và thiết bị điện không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo người có năng lực kiểm tra các
hệ thống và thiết bị điện, đánh giá viên cần xác định:
• Người chịu trách nhiệm duy trì các hệ thống điện an toàn có năng lực thông qua đào tạo, trình độ chuyên môn và/
hoặc kinh nghiệm
• Người đó sẽ kiểm tra các hệ thống và thiết bị điện:
ƒ Trong khung thời gian được xác định trước
ƒ Ngẫu nhiên (ví dụ: ngoài việc kiểm tra/bảo trì thường xuyên)
ƒ Theo yêu cầu
• Việc kiểm tra được ghi lại đúng cách và, nếu có thể, được dán gần với cài đặt hoặc thiết bị đã được xác minh
• Hồ sơ bao gồm ít nhất:

P 58 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Tên của người phụ trách
ƒ Ngày kiểm tra gần nhất
ƒ Mô tả các phát hiện (nếu có)
ƒ Ngày đến hạn thực hiện kiểm tra tiếp theo
• Chỉ sử dụng các công cụ cách điện đúng cách trong điều kiện làm việc tốt khi làm việc với các hệ thống và thiết bị
điện
• Những người làm việc với các hệ thống và thiết bị có đủ không gian làm việc và ánh sáng để tiến hành công việc của
họ một cách an toàn. Điều này có thể là:
ƒ Theo các quy định chính thức
ƒ Dựa trên thông lệ chung, nếu không có các quy định như vậy

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo người có năng lực
kiểm tra việc lắp đặt và thiết bị điện có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
hay không.
• Các hệ thống và thiết bị điện có hoạt động theo cách đảm bảo môi trường làm việc an toàn không?
• Kết quả từ các cuộc kiểm tra có được xem xét để cải thiện an toàn tại nơi làm việc không?
• Nơi làm việc không có đường dây cấp điện? Dây điện không gây nguy hiểm vấp ngã
• Người lao động có được hướng dẫn đúng cách để tránh nguy cơ mắc kẹt hoặc các tai nạn nào khác có thể liên quan
đến việc lắp đặt điện không?
• Cơ sở có nỗ lực để đảm bảo tất cả các dây cáp hoặc thiết bị điện không bị ướt không?
• Trong chuyến thăm, các dây cáp điện, thiết bị hoặc hệ thống điện trong tình trạng sạch sẽ hay bị phủ bụi (bụi và bụi
bẩn có thể đóng vai trò là chất kích thích và tạo ra nguy cơ hỏa hoạn)?

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

7.14 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã lắp đặt đủ
số lượng thiết bị chữa cháy hoạt động bình thường không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá lắp đặt thiết bị chữa cháy, đánh giá viên
cần xác định:
• Việc lắp đặt thiết bị chữa cháy phù hợp với kế hoạch hành động của sức khỏe và an toàn nghề nghiệp được phát
triển do kết quả của đánh giá rủi ro định kỳ
• Bên được đánh giá tuân thủ các quy định của luật quốc gia về các yêu cầu đối với thiết bị chữa cháy. Điều này
thường bao gồm:
ƒ Vị trí và nơi đặt
ƒ Kích thước và hiệu quả
ƒ Yêu cầu bảo trì và kiểm tra
• Có đủ bình chữa cháy hoạt động tốt phù hợp với quy mô và hoạt động tại nơi làm việc
• Thiết bị cứu hỏa:
ƒ Được bố trí đều ở nơi làm việc
ƒ Được đặt ở độ cao phù hợp để hoạt động hiệu quả và người lao động có thể dễ dàng tiếp cận

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 59


• Được xác định đúng (trên sổ sách) và có ghi chép rõ ràng ngày bảo dưỡng cuối cùng và ngày đến hạn cho lần kiểm
tra tiếp theo
• Nơi đặt bình chữa cháy và tuyến đường tiếp cận phải được đánh dấu bằng hình ảnh
• Hệ thống cảnh báo sớm được lắp đặt và hoạt động theo đúng yêu cầu của pháp luật: cảm biến khói, báo cháy, thiết
bị báo động
• Ít nhất có một số người lao động liên quan biết cách sử dụng bình chữa cháy

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức mà bên được đánh giá lắp đặt thiết bị chữa cháy
có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Thiết bị chữa cháy có hoạt động theo cách đảm bảo môi trường làm việc an toàn không?
• Người lao động có được hướng dẫn đúng cách về cách sử dụng thiết bị chữa cháy không? Họ có biết quy trình cần
tuân thủ trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn không? Họ có hiểu các tín hiệu cảnh báo không?
• Nếu có các loại cảnh báo khác đang được sử dụng tại nơi làm việc (ví dụ: kết thúc ca làm việc), chúng có khác biệt
rõ ràng với báo động cháy không?
• Có trường hợp nào được ghi nhận trong hồ sơ tai nạn do hỏa hoạn không? Nếu có, các quy định có được tuân thủ
không? Những bài học nào đã hoặc có thể rút ra từ những trường hợp đó?
• Người lao động được đào tạo về cách sử dụng thiết bị chữa cháy thường xuyên như thế nào? Người lao động xử lý
hóa chất và các chất dễ cháy khác có được đào tạo đầy đủ không?

ĐƯỜNG THOÁT HIỂM VÀ LỐI THOÁT HIỂM KHẨN CẤP

7.15 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đảm bảo rằng
các tuyến thoát hiểm, lối đi và cửa thoát hiểm trong cơ sở sản xuất có thể dễ dàng tiếp cận, được đánh
dấu rõ ràng và không bị chặn không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo có tuyến thoát hiểm, lối đi và
cửa thoát hiểm có thể tiếp cận và dễ nhận biết cho tất cả người lao động, đánh giá viên cần xác định:
• Các tuyến thoát hiểm, lối đi và cửa thoát hiểm phải hoàn toàn và đồng thời là:
ƒ Không bao giờ bị chặn
ƒ Dễ dàng tiếp cận
ƒ Được đánh dấu rõ ràng
• Người lao động và khách đến thăm có thể dễ dàng rời khỏi cơ sở trong trường hợp xảy ra sự cố mà không gây nguy
hiểm đến tính mạng của họ
• Bên được đánh giá tiến hành sơ tán an toàn theo cách có hệ thống và phòng ngừa, bao gồm:
ƒ Tuyến thoát hiểm, lối đi và cửa thoát hiểm được đánh dấu rõ ràng và không bao giờ bị chặn hoặc khóa trong
thời gian làm việc
ƒ Đèn khẩn cấp và các tín hiệu sơ tán khác phải được lắp đặt đúng cách và hoạt động tốt và được kiểm tra định
kỳ
ƒ Các phòng sản xuất có hơn 10 người lao động phải có cửa mở ra ngoài trừ khi luật quốc gia quy định khác,
trong trường hợp đó, quy tắc đảm bảo mức độ bảo vệ cao hơn cho người lao động sẽ được áp dụng
ƒ Số lượng cửa thoát hiểm khẩn cấp phải đảm bảo sơ tán an toàn cho tất cả người lao động và liên quan trực
tiếp đến:
ƒ Số lượng người lao động

P 60 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Kích thước và sức chứa (ví dụ: liên quan đến mật độ người lao động) của tòa nhà
ƒ Sắp xếp nơi làm việc
ƒ Loại hoạt động hoặc sự tồn tại của các chất hoặc máy móc có thể làm tăng nguy cơ sơ tán không an toàn

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá việc bên được đánh giá đảm bảo tuyến thoát hiểm, lối đi và
cửa thoát hiểm an toàn, dễ tiếp cận và dễ nhận biết có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI hay không
• Tuyến thoát hiểm, lối đi và cửa thoát hiểm có được xác định theo cách đảm bảo môi trường làm việc an toàn không?
• Người lao động có được hướng dẫn đúng cách về cách sử dụng chúng không? Họ có hiểu cách thức đánh dấu trực
quan các tuyến thoát hiểm, lối đi và cửa thoát hiểm không? Họ có biết tuyến đường dễ nhất để thoát khỏi nơi làm
việc không?
• Có quy định nội bộ nào xung đột với yêu cầu về lối thoát hiểm không bị chặn (ví dụ: vì lý do an ninh) không?
• Có trường hợp nào trong hồ sơ tai nạn được ghi lại cho thấy có vấn đề với lối thoát hiểm không? Có bài học nào
được rút ra và áp dụng vào thực tế không?
• Người lao động được đào tạo về cách sử dụng thiết bị chữa cháy thường xuyên như thế nào? Có người lao động
nào xử lý hóa chất và các chất dễ cháy khác nằm gần tuyến thoát hiểm không?
• Người lao động trong các trang trại có được thông báo về quy trình cần tuân thủ trong trường hợp bùng phát hỏa
hoạn hoặc ngập nước không? Người lao động có được thông báo hoặc biết về những người liên hệ trong trường
hợp khẩn cấp không?

7.16 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đảm bảo kế hoạch sơ tán đáp ứng các
yêu cầu pháp lý và được công bố ở những nơi có liên quan để người lao động có thể nhìn thấy và hiểu
không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo kế hoạch sơ tán, đánh giá viên
cần xác định:
• Kế hoạch sơ tán rất dễ hiểu để sơ tán tất cả người lao động khỏi khu vực sản xuất và cuối cùng là ra khỏi toàn bộ
tòa nhà, khi cần thiết
• Kế hoạch sơ tán cũng bao gồm các ký túc xá hoặc cơ sở nhà ở, nếu có
• Kế hoạch sơ tán tại nơi làm việc phải được công bố và ít nhất xác định:
ƒ Vị trí hiện tại, tại cơ sở, của người đang đọc kế hoạch
ƒ Vị trí của các tuyến thoát hiểm gần nhất, bao gồm cả các cửa thoát hiểm
ƒ Vị trí của bình chữa cháy và các thiết bị chữa cháy khác
ƒ Các điểm tập hợp bên ngoài cơ sở
• Bên được đánh giá chú ý đến sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và trình độ học vấn của lực lượng lao động để thiết kế
một cách thức hiệu quả để truyền đạt kế hoạch sơ tán
• Người lao động hiểu các kế hoạch sơ tán và biết cách thực hiện kế hoạch đó từ vị trí đứng của họ
• Kế hoạch sơ tán có tính đến loại hoạt động, các ca làm việc khác nhau và bố trí nơi làm việc và tòa nhà để tối ưu quy
trình sơ tán. Trong bối cảnh này, với công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá viên sẽ đánh giá cách sơ tán
khỏi các cánh đồng hoặc từ các công trình nhà kính một cách an toàn

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo kế hoạch sơ tán có
phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Kế hoạch sơ tán có được xác định theo cách đảm bảo môi trường làm việc an toàn cũng như nơi ở an toàn không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 61


• Người lao động có được hướng dẫn đúng cách về cách đọc kế hoạch đó không? Họ có hiểu chúng không? Họ có
biết tuyến đường dễ nhất để thoát khỏi nơi làm việc không?
• Người lao động có thể mô tả lại tuyến đường sơ tán của họ mà không cần tham khảo bản đồ không?
• Có trường hợp nào trong hồ sơ tai nạn được ghi lại cho thấy kế hoạch sơ tán đã hoặc đang có hiệu quả không? Có
bài học nào được rút ra không? Nếu vậy, những bài học này có cung cấp thông tin cho kế hoạch hiện tại không?
• Người lao động được đào tạo về kế hoạch sơ tán thường xuyên ở mức độ nào? Người lao động xử lý hóa chất và các
chất dễ cháy khác có được thông tin đầy đủ không?
• Có kênh trao đổi thông tin nào mà người lao động có thể sử dụng để cảnh báo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến
việc sơ tán an toàn không?

AN TOÀN MÁY MÓC VÀ PHƯƠNG TIỆN

7.17 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đảm bảo các biện pháp bảo vệ đầy
đủ cho bất kỳ bộ phận, chức năng hoặc quy trình máy móc nào có thể gây thương tích cho người lao
động không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo các biện pháp bảo vệ đầy đủ
cho tất cả máy móc, đánh giá viên cần xác định:
• Tất cả các biện pháp bảo vệ áp dụng cho thiết bị đều có sẵn và được lắp đặt đúng cách, ví dụ:
ƒ Nắp che đai truyền động
ƒ Lưới che quạt
ƒ Công tắc khẩn cấp
• Các tài liệu kiểm định và bảo hiểm hợp lệ cho máy móc và phương tiện theo yêu cầu của pháp luật. Đây có thể là
trường hợp cho:
ƒ Thang máy
ƒ Xe tải, máy kéo và các máy móc có nguy hiểm tiềm ẩn khác
• Bên được đánh giá đảm bảo việc bảo trì được thực hiện bởi nhân viên có năng lực.
• Bên được đánh giá lưu giữ hồ sơ bảo trì, bao gồm:
ƒ Mục đích và kết quả bảo trì
ƒ Tên của người phụ trách
ƒ Bảo hiểm hiện hành và hiệu lực của bảo hiểm
ƒ Công việc bảo trì theo lịch tiếp theo

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo các biện pháp bảo vệ
đầy đủ cho máy móc có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người lao động có được hướng dẫn đúng cách về cách xử lý các mối nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến máy móc và
phương tiện không?
• Có trường hợp nào được ghi nhận trong hồ sơ tai nạn do máy móc và phương tiện không? Các bài học có được rút
ra không? Nếu có, những bài học đó được tích hợp vào quy trình sức khỏe và an toàn nghề nghiệp như thế nào?
• Người lao động sử dụng máy móc và phương tiện có đủ trình độ để sử dụng chúng một cách an toàn không?

P 62 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


SƠ CỨU

7.18 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đảm bảo luôn
có sẵn năng lực sơ cứu đạt tiêu chuẩn không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo các cá nhân và vật tư sơ cứu
đạt tiêu chuẩn, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá tuân thủ các quy định quốc gia liên quan đến vật tư y tế và đào tạo sơ cứu
• Nếu không có quy định pháp lý như vậy, bên được đánh giá đảm bảo:
• Có đủ trạm hoặc phòng sơ cứu
• Có đủ bộ sơ cứu
• Khả năng tiếp cận với nước sạch, trạm rửa mắt và/hoặc vòi sen khẩn cấp gần khu vực làm việc khi/nơi xả nước ngay
lập tức là biện pháp sơ cứu được khuyến nghị
• Nhân viên sơ cứu đủ trình độ phải có mặt với số lượng liên quan để giải quyết các rủi ro liên quan trên khắp nơi
làm việc
• Một người đủ trình độ để kiểm đếm vật tư trong bộ sơ cứu, và người này cũng có thể bổ sung vật tư đó
• Đào tạo về sơ cứu và các quy trình liên quan dẫn đến việc đảm bảo rằng trường hợp khẩn cấp có thể được xử lý bất
cứ lúc nào (bao gồm cả thời gian làm thêm giờ)
ƒ Trong trường hợp xả nước ngay lập tức là biện pháp sơ cứu được khuyến nghị, bên được đánh giá đảm bảo
rằng gần các khu vực làm việc có hoặc rất gần với:
Æ Nước sạch
Æ Trạm rửa mắt
Æ Nhà tắm khẩn cấp

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo năng lực sơ cứu đạt
tiêu chuẩn có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Có người đủ trình độ được chỉ định để thực hiện sơ cứu không? Lịch làm việc của người đó có được công bố không?
Người lao động có biết ai sẽ thay thế người đó không? Người này được chọn như thế nào?
• Người lao động được đào tạo về sơ cứu thường xuyên ở mức độ nào?
• Có trường hợp nào trong hồ sơ tai nạn được ghi chép lại cho thấy người lao động cần sơ cứu không? Các bài học
có được rút ra không? Nếu có, những bài học đó được tích hợp vào quy trình sức khỏe và an toàn nghề nghiệp như
thế nào?
• Người lao động sử dụng máy móc, phương tiện hoặc những người xử lý hóa chất hoặc những người thực hiện hoạt
động rủi ro khác có nhận thức rõ về quy trình sơ cứu không?
• Người lao động yếu thế có biết về quy trình sơ cứu không?

7.19 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá có các quy trình ứng phó khẩn cấp
được thể hiện bằng văn bản để xử lý các trường hợp chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức quy trình ứng phó khẩn cấp của bên được đánh giá ứng
phó với các trường hợp chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng, đánh giá viên cần xác định:
• Quy trình ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo rằng chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng của người lao động được
xử lý theo cách có trách nhiệm và đáp ứng tốt nhất. Quy trình phải được thể hiện bằng văn bản và được cập nhật
thường xuyên:

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 63


ƒ Đó có thể là một tài liệu riêng biệt
ƒ Một phần của kế hoạch hành động được phát triển sau khi đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe và nghề nghiệp
• Người lao động và người giám sát nhận thức rõ về cách thức triển khai các quy trình trong trường hợp chấn thương
hoặc bệnh nghiêm trọng
• Người lao động và người giám sát hiểu khi nào một đồng nghiệp phải được chuyển đến một cơ sở y tế thích hợp
• Người lao động và người giám sát biết các bước cần thiết để đảm bảo chuyển kịp thời đến cơ sở y tế

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo các quy trình ứng phó
khẩn cấp đối phó với chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Có trường hợp chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng nào được tìm thấy trong hồ sơ tai nạn không? Các bài học có
được rút ra không? Nếu có, những bài học đó được tích hợp vào quy trình an toàn sức khỏe và nghề nghiệp như
thế nào?
• Có khiếu nại nào liên quan đến việc không quan tâm đến nạn nhân chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng không?
• Người lao động làm việc ca đêm có biết về các quy trình này không?
• Thông tin về các cơ sở y tế có được công bố trực quan không? Người lao động có biết nơi lấy thông tin này không?

7.20 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá luôn cho phép
người lao động tiếp cận với nước uống không?
Quyền được uống nước là quyền của con người. Như vậy, quyền này áp dụng cho tất cả mọi người và không thể thay đổi.

Nước uống phải có sẵn trong giờ làm việc cũng như tại các cơ sở nơi làm việc nơi người lao động chuẩn bị đồ ăn hoặc ăn
cũng như ở nhà ở do bên được đánh giá cung cấp.

Nếu công việc diễn ra trên các cánh đồng nông nghiệp hoặc nhà kính, bên được đánh giá phải áp dụng các cơ chế để đảm
bảo có nước uống và nước ngọt cho người lao động ở những nơi này.

Cần đặc biệt chú ý ở những khu vực có nguy cơ mất nước cao hơn do thời tiết nóng/khô hoặc nơi không thể uống được
nước máy/giếng. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần bù nước thường xuyên hơn cũng cần được chú ý đặc biệt.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo nước uống, đánh giá viên cần
xác định:
• Người lao động và người giám sát luôn được tiếp cận với nước sạch có thể uống được, không chỉ trong thời gian
nghỉ giải lao (mặc dù trong một số trường hợp, nhưng không nên uống nước gần khu vực làm việc hoặc thiết bị)
• Quyền tiếp cận nước không được sử dụng làm phương tiện phân biệt đối xử hoặc biện pháp kỷ luật
• Người lao động được tiếp cận với nước sạch có thể uống được mà không có nguy cơ lây nhiễm (và nếu có nguy cơ
bệnh dịch, cơ sở có thể chứng minh nước của họ đã được kiểm tra hoặc được giao đóng chai từ một nguồn an toàn)
• Bên được đánh giá tuân thủ các đặc điểm và thử nghiệm cần thiết đối với nước uống theo quy định của quốc gia
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng có các biển hiệu thích hợp để xác định nước không thể uống được ở những nơi
không bắt buộc phải uống nước

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo nước uống có phù
hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người lao động có biết về quyền được uống nước của mình mọi lúc không? Họ tiếp cận nước thường xuyên ở mức
độ nào?

P 64 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Bên được đánh giá có đặc biệt chú ý đến nguy cơ mất nước không?
• Bên được đánh giá có nỗ lực thêm để đảm bảo những người lao động yếu thế có thể tiếp cận với nước không?
• Nguồn cấp nước được đảm bảo như thế nào?
• Ai chịu trách nhiệm đảm bảo luôn có sẵn nước?
• Người lao động có được tiếp cận với nơi chứa nước không?
• Các thành viên của tổ chức nhà sản xuất có được thông báo về trách nhiệm của họ trong việc cung cấp nước uống
cho người lao động mọi lúc không?
• Bên được đánh giá có cấp quyền sử dụng nước uống trong các cơ sở vật chất xã hội, bao gồm cả ở nhà ở do bên
được đánh giá cung cấp không?

7.21 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá cung cấp cho người lao động quyền
tiếp cận khu vực sạch sẽ, thích hợp để bảo quản thực phẩm, ăn uống và/hoặc nấu ăn không?
Đánh giá viên chụp ảnh tình trạng của các khu vực này và đưa chúng vào báo cáo đánh giá.

Đánh giá viên xác minh cách thức thức ăn được lưu trữ; hồ sơ vệ sinh; thực đơn được cung cấp và phạm vi ca ăn trưa và/
hoặc ăn tối (nếu có).

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo các khu vực thích hợp để bảo
quản thực phẩm, ăn uống và/hoặc nấu ăn, đánh giá viên cần xác định:
• Người lao động được tiếp cận các khu vực sạch để bảo quản thực phẩm, nấu ăn và/hoặc ăn uống, bao gồm cả ở các
khu vực xa xôi (ví dụ: trong quá trình thu hoạch)
• Bên được đánh giá sẽ tuân thủ các tiêu chí quản lý quốc gia, thường liên quan đến số lượng người lao động
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng các khu vực sạch sẽ và thích hợp cũng được cung cấp trong mùa cao điểm hoặc
bất kỳ dịp nào khác mà số lượng người lao động có thể tăng lên khi sử dụng lao động theo mùa hoặc được ký hợp
đồng phụ

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo các khu vực thích hợp
để lưu trữ thực phẩm, ăn uống và/hoặc nấu ăn có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI hay không
• Người lao động có hài lòng với các khu vực do bên được đánh giá cung cấp không?
• Thực phẩm được bảo quản như thế nào để đảm bảo duy trì chất dinh dưỡng?
• Có hồ sơ về ca làm vệ sinh cho các khu vực này không? Dịch vụ ăn uống có được ký hợp đồng phụ không? Thực đơn
có được công bố và hồ sơ có được lưu giữ không?
• Nếu không có tiêu chí pháp luật tối thiểu, bên được đánh giá có tiến hành đánh giá để xác định các tiêu chí đó có
tham vấn người lao động và đại diện của họ không?
• Khi thực phẩm được cung cấp cho người lao động (miễn phí hoặc không miễn phí), cơ sở có đảm bảo rằng thực
phẩm đó cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với loại công việc tại chỗ (tức là lao động nặng trong thời tiết nóng đòi
hỏi các bữa ăn có hàm lượng calo cao hơn và nhiều nước hơn hay không. Trong mọi trường hợp, một tô cơm trắng
hoặc tương tự không được coi là thích hợp).

7.22 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá cung cấp cho người lao động các địa
điểm tắm rửa, phòng thay đồ và nhà vệ sinh tôn trọng phong tục địa phương không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá cung cấp cho người lao động các địa
điểm tắm rửa, phòng thay đồ và nhà vệ sinh, đánh giá viên cần xác định

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 65


• Bên được đánh giá cung cấp các cơ sở này để đảm bảo rằng người lao động có thể duy trì phẩm giá và thói quen
vệ sinh của họ. Đặc biệt chú ý để đảm bảo những cơ sở này đáp ứng được nhu cầu sức khỏe của phụ nữ, bao gồm
phụ nữ mang thai và cho con bú cũng như nhu cầu của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
• Bên được đánh giá tuân thủ các quy định của quốc gia về số lượng địa điểm tắm rửa và nhà vệ sinh tối thiểu cho
quy mô lực lượng lao động
• Nếu không có quy định hiện hành của quốc gia, bên được đánh giá xác định các tiêu chí của mình dựa trên đánh giá
rủi ro an toàn sức khỏe và nghề nghiệp có tham vấn người lao động
• Bên được đánh giá có nhà vệ sinh thích hợp để phù hợp với các giới tính và tình trạng khuyết tật khác nhau.
• Bên được đánh giá có thể giải thích, trong quá trình đánh giá, lý do có số lượng địa điểm hiện có và kế hoạch điều
chỉnh số lượng nếu cần
• Nhà vệ sinh rất hợp vệ sinh. Điều này có nghĩa là đảm bảo các điều kiện vệ sinh, nguồn cung cấp xà phòng, ổ khóa
và phòng vệ sinh riêng biệt cho phụ nữ và nam giới
• Bên được đánh giá cung cấp phòng thay đồ hợp vệ sinh, khi cần thiết, cho người lao động thay quần áo để thực
hiện chức năng của họ. Điều này đặc biệt phù hợp với người lao động xử lý các chất độc hại hoặc phải mặc đồng
phục (ví dụ: ngành chăn nuôi gia cầm)
• Các địa điểm dành cho phụ nữ được trang bị băng vệ sinh và/hoặc các đồ dùng khác cần thiết để đáp ứng nhu cầu
kinh nguyệt và quyền sinh sản và tình dục của họ. Các địa điểm đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ mang thai và
cho con bú.
• Có phòng cho con bú và đủ để đáp ứng nhu cầu của phụ nữ cho con bú.

Cần đặc biệt chú ý để đảm bảo rằng các địa điểm đáp ứng nhu cầu của người lao động ngay cả khi số lượng người lao
động tăng lên (ví dụ: mùa cao điểm).
Ngoài ra, đánh giá viên cần đảm bảo rằng họ xem xét các địa điểm dành cho người lao động, chứ không chỉ các địa điểm
dành cho ban quản lý.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá cung cấp cho người lao động
các địa điểm tắm rửa, phòng thay đồ và nhà vệ sinh có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI hay không.
• Số lượng địa điểm tắm rửa, phòng thay đồ và nhà vệ sinh riêng cho từng giới có đáp ứng được nhu cầu của tổng
số người lao động không?
• Các nhu cầu riêng của phụ nữ mang thai và cho con bú có được xem xét không?
• Bên được đánh giá có đảm bảo rằng các địa điểm đáp ứng được nhu cầu của người lao động ngay cả khi số lượng
người lao động tăng lên (ví dụ: mùa cao điểm) không?
• Có khiếu nại nào về tình trạng lơ là hoặc không đảm bảo vệ sinh trong cách thức cung cấp các địa điểm này không?
• Người lao động có hài lòng với tình trạng của các địa điểm này không?

7.23 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy việc cung cấp phương tiện đi lại cho người lao động của
bên được đánh giá là an toàn và tuân thủ các quy định quốc gia không?
Nếu bên được đánh giá không cung cấp (trực tiếp hoặc gián tiếp) phương tiện đi lại cho người lao động, đánh giá viên phải
nêu thông tin trong phần “Các phát hiện” và trả lời câu hỏi này là “Không áp dụng”

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá cung cấp phương tiện đi lại, đánh giá viên cần
xác định:

P 66 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Phương tiện đi lại được cung cấp cho người lao động (trực tiếp hoặc bằng cách sử dụng bên thứ ba) an toàn và tuân
thủ các quy định quốc gia
• Bên được đánh giá có thể cung cấp thông tin về cách người lao động đến cơ sở làm việc (ví dụ: sử dụng phương
tiện giao thông công cộng, xe đạp)
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng các phương tiện không phù hợp cho việc vận chuyển con người không được sử
dụng để đưa đón người lao động (ví dụ: việc sử dụng phương tiện nông nghiệp để vận chuyển con người sẽ làm
tăng thêm nguy cơ tai nạn)
• Thông tin được cung cấp về phương tiện đi lại phải khớp với thông tin được cung cấp trong quá trình đánh giá
nhanh về thù lao công bằng

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá cung cấp phương tiện đi lại có
phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Bên được đánh giá có biết về được cách người lao động đi làm không? Người lao động có được tư vấn về các
phương tiện đi lại hiệu quả nhất không? Chi phí đi lại do bên được đánh giá cung cấp có minh bạch không?
• Có lựa chọn thay thế nào cho người lao động không? Người phụ trách lái xe đưa đón người lao động đến cơ sở có
đủ điều kiện để làm công việc đó không? Người đó có được ký hợp đồng phụ không?
• Nếu cơ sở sử dụng tài xế, nội bộ hoặc bên thứ ba, bên được đánh giá đảm bảo họ không bị ảnh hưởng bởi ma túy
hoặc rượu và được cấp phép đầy đủ để lái xe và vận chuyển hành khách mà họ chuyên chở bằng cách nào?

7.24 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã lựa chọn vị trí của các cơ sở vật
chất xã hội hoặc nhà ở của người lao động đảm bảo rằng người dùng không gặp phải các mối nguy
hiểm tự nhiên hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác động hoạt động của nơi làm việc (ví dụ: tiếng ồn, khí thải
hoặc bụi) không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá cung cấp nhà ở hợp sức khỏe và an toàn cho
người lao động, đánh giá viên nên xác định:
• Bên được đánh giá có thể nêu rõ quyết định về nơi thiết lập các cơ sở vật chất xã hội (ví dụ: căng tin) hoặc nhà ở từ
góc độ đánh giá rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
• Bên được đánh giá có thể giải thích cách địa điểm được chọn đảm bảo rằng người lao động (và/hoặc gia đình của
họ, nếu có) không tiếp xúc với các mối nguy hiểm tự nhiên hoặc rủi ro về sức khỏe và an toàn
• Trong trường hợp, do tính chất của công việc, người lao động được yêu cầu sống tạm thời hoặc vĩnh viễn gần khu
vực làm việc, bên được đánh giá cung cấp đầy đủ các tiện nghi phúc lợi và chỗ ở miễn phí cho người lao động (ví dụ:
nông nghiệp và/hoặc sản xuất động vật)

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá việc bên được đánh giá cung cấp nhà ở cho người lao động
có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người lao động có các kênh trao đổi thông tin mang tính xây dựng để cung cấp phản hồi về các điều kiện nhà ở
không?
• Có đủ không gian cho mỗi cá nhân không?
• Nhà ở có nơi an toàn cho người lao động để giữ đồ đạc cá nhân của họ không? Chỗ giữ đồ này có bị khóa không và
nếu có, ai có quyền tiếp cận những đồ đạc này?
• Nơi này được vệ sinh thường xuyên ở mức độ nào? Ai chịu trách nhiệm giữ cho nhà ở sạch sẽ? Có sự biến động lớn
về người lao động/người ở đến và đi không?
• Các thành viên của tổ chức nhà sản xuất có được thông báo về trách nhiệm của họ trong việc cung cấp nhà ở phù
hợp cho người lao động không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 67


7.25 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá xác minh rằng nhiệt độ, độ ẩm, không
gian, vệ sinh, chiếu sáng là đủ cho sức khỏe và an toàn của người lao động không?
Luật quốc gia thường xác định các đặc điểm của nơi làm việc cũng như các cơ sở vật chất xã hội và nhà ở, để có thể cung
cấp một môi trường lành mạnh và đầy đủ cho người lao động.

Cần đặc biệt chú ý đến các trường hợp mà bên được đánh giá cung cấp nhà ở cho người lao động. Các phòng hoặc khu ngủ
không được quá đông đúc và phải phù hợp với sự khác biệt giới tính, người lao động phải có nơi để cất giữ các vật dụng
cá nhân trong khi đồ giặt và xử lý chất thải cần được sắp xếp đúng cách.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá xác minh nhiệt độ, độ ẩm, không gian,
vệ sinh, chiếu sáng đầy đủ, đánh giá viên cần xác định:
• Không gian và ánh sáng được cung cấp một cách đầy đủ cho các hoạt động cụ thể của người lao động
• Bên được đánh giá đưa đánh giá về nhiệt độ, độ ẩm, không gian, vệ sinh và chiếu sáng vào đánh giá rủi ro an toàn
sức khỏe và nghề nghiệp và kế hoạch hành động liên quan
• Bên được đánh giá tham vấn người lao động và đại diện của họ cũng như người phụ trách an toàn sức khỏe và
nghề nghiệp
• Lịch trình nhận rác (và tái chế) sẽ được công bố cho người lao động sống trong khu nhà ở

Bên được đánh giá phải có khả năng cung cấp thông tin nhất quán về các điều kiện hiện tại; kế hoạch cải thiện (nếu có);
tiến độ; và phân bổ chi phí liên quan để đảm bảo các khía cạnh này của nơi làm việc, các cơ sở vật chất xã hội và nhà ở hoàn
toàn tôn trọng sức khỏe và an toàn của người lao động.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá xác minh nhiệt độ, độ ẩm,
không gian, vệ sinh, chiếu sáng có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay
không.
• Người lao động có hài lòng với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, không gian, vệ sinh, chiếu sáng không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến chất lượng của bất kỳ khía cạnh nào trong số đó không?
• Người lao động và đại diện của họ có thường được tham vấn về những điều kiện này thường xuyên ở mức độ nào?
• Việc nhận rác theo lịch trình có được hiển thị không? Các dịch vụ giặt là hoặc phòng được tổ chức như thế nào?
• Có các trường hợp được ghi nhận trong hồ sơ tai nạn cho thấy sự lơ là đối với tình trạng nào trong số này không?
Các bài học có được rút ra không? Nếu có, những bài học đó được tích hợp vào quy trình an toàn sức khỏe và nghề
nghiệp như thế nào?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

Chứng nhận và Hợp đồng:

• Các tài liệu kiểm định và bảo hiểm hợp lệ cho máy móc và phương tiện
• Hóa đơn mua hàng của PPE do bên được đánh giá mua
• Giấy phép kinh doanh hợp lệ và tất cả các phê duyệt chính thức cần thiết để triển khai hoạt động
• Giấy chứng nhận xây dựng chính thức về an toàn và phù hợp cho ngành
• Hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ bao gồm dịch vụ thực phẩm, vận chuyển, đại lý, nhà nghỉ, ký túc xá và các
công ty tuyển dụng

P 68 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Đào tạo:

• Bằng chứng văn bản về đào tạo người lao động về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
• Bằng chứng văn bản về đào tạo, tham vấn và các buổi cung cấp thông tin được tổ chức cho các thành viên của tổ
chức nhà sản xuất
• Lịch đào tạo người lao động và quản lý
• Bằng chứng văn bản về trình độ của người lao động của những người làm việc với máy móc nguy hiểm, lắp đặt điện
và các hoạt động khác cần được đào tạo cụ thể do mức độ rủi ro cao

Hồ sơ và Báo cáo:

• Đánh giá rủi ro về điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh
• Kế hoạch hành động cho các điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh
• Bằng chứng văn bản về các khoản đóng góp cập nhật cho các quỹ bảo hiểm xã hội
• Các quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp áp dụng cho ngành
• Bằng chứng văn bản về quy trình bầu cử ủy ban sức khỏe và an toàn
• Biên bản các cuộc họp của ủy ban sức khỏe và an toàn
• Bằng chứng văn bản về việc tiêu thụ, thu hồi và thải bỏ hóa chất (bao gồm Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu – MSDS)
• Kiểm tra chính thức được tiến hành để đảm bảo an toàn cho tòa nhà và thiết bị, bao gồm ngày hiệu lực và hành
động khắc phục, nếu có
• Báo cáo kiểm tra, hồ sơ bảo trì, hướng dẫn vận hành và an toàn cho:
ƒ Máy móc nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn ở thang máy, thiết bị điện và thiết bị áp suất cao
ƒ Thiết bị chữa cháy (ví dụ: thẻ kiểm tra trên bình chữa cháy)
ƒ Nước uống tại các cơ sở sản xuất và ký túc xá
ƒ Sức khỏe và an toàn cho các cơ sở và ký túc xá, bao gồm nhưng không giới hạn ở nhiệt độ, mức độ tiếng ồn
và ánh sáng

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 69


Lĩnh vực hoạt động 8: không có lao động trẻ em
Lao động trẻ em có thể được phát hiện và giải quyết thông qua thẩm định (Due Diligence), tuyển dụng công ty và đối thoại
thường xuyên với người lao động, đại diện của người lao động và các bên liên quan chính khác.

Trong mọi trường hợp, trẻ phải được bảo vệ, cảm thấy an toàn và có thể tự tin thể hiện trải nghiệm làm việc của mình.

Giải quyết vấn đề lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng một cách có trách nhiệm là rất phức tạp; đặc biệt là ở những nơi
mà lao động trẻ em có thể mang tính hệ thống hoặc phổ biến. Việc đưa trẻ ra khỏi nơi làm việc có thể buộc trẻ phải tham
gia vào các hình thức bóc lột tồi tệ hơn hoặc yếu thế hơn (ví dụ: ở một số quốc gia, không có đủ trường học dành cho trẻ
em và các nhà máy cảm thấy họ đang làm tốt cho cộng đồng bằng cách đưa trẻ em ra khỏi đường phố).

Ngoài ra, lao động trẻ em là một vấn đề có phạm vi rộng và không phải tất cả lao động trẻ em đều có thể được coi là bóc
lột hoặc gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Khi đánh giá trang trại gia đình, đánh giá viên phải hiểu rằng việc trẻ em tham gia vào các hoạt động canh tác của gia đình
là góp phần chuyển giao văn hóa, trí tuệ và kỹ năng giữa các thế hệ. Đánh giá viên phải đánh giá xem liệu trẻ em tham gia
vào hoạt động canh tác có ẩn giấu yếu tố bóc lột hoặc tước đoạt thời thơ ấu của trẻ em không. Đánh giá viên cũng phải
đảm bảo rằng nếu trẻ em đang làm việc trong các trang trại, các em được bảo vệ khỏi làm việc với các thiết bị hoặc hóa
chất nguy hiểm và được bảo vệ khỏi tiếp xúc kéo dài với các yếu tố môi trường.

8.1 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá không tham gia
vào sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp trực tiếp hoặc gián tiếp không?
Lao động trẻ em xảy ra khi công việc:
• Được thực hiện bởi một người dưới 15 tuổi (hoặc một người dưới 14 tuổi ở các quốc gia đặt độ tuổi đó là ngưỡng)
• Nguy hiểm về mặt tinh thần, thể chất, xã hội và/hoặc đạo đức
• Có hại cho trẻ em
• Cản trở việc học tập thường xuyên của trẻ em vì:
ƒ Tước đi cơ hội đi học của trẻ em
ƒ Bắt buộc trẻ phải rời trường sớm
ƒ Yêu cầu các em cố gắng kết hợp việc đi học với công việc quá dài và nặng nhọc
• Không thể được coi là “công việc nhẹ nhàng”

Công việc nhẹ nhàng là sự tham gia của trẻ em hoặc thanh thiếu niên vào công việc như:
• Giúp cha mẹ của họ làm việc nhà (bao gồm cả hoạt động canh tác)
• Hỗ trợ doanh nghiệp gia đình
• Kiếm tiền túi ngoài giờ học và/hoặc trong các ngày nghỉ học

Công việc nhẹ nhàng được chấp nhận miễn là:


• Trẻ em đó ít nhất 13 tuổi (hoặc ít nhất 12 tuổi ở các quốc gia đã đặt độ tuổi tối thiểu là 14)
• Công việc đó không ảnh hưởng đến việc đi học hoặc thời gian dành cho bài tập về nhà (ví dụ: tối đa hai giờ trong
bất kỳ ngày làm việc nào)
• Công việc đó không diễn ra liên tục (ví dụ: ngày nghỉ học)

P 70 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Công việc đó được giám sát bởi cha mẹ hoặc người giám hộ khác, là những người có thể đảm bảo các nhiệm vụ
được cung cấp cho trẻ em không gây hại cho sức khỏe hiện tại và tương lai, phát triển thể chất hoặc cản trở việc
học tập của trẻ

Độ tuổi tối thiểu cao hơn 18 tuổi đối với công việc nguy hiểm. Các công việc có bản chất hoặc tình huống thực hiện có
khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của mọi người chỉ có thể được thực hiện bởi một người
lao động trên 18 tuổi.

QUAN TRỌNG: Trong hầu hết các trường hợp, công việc trong nhà máy không phù hợp với trẻ em dưới 16 tuổi
vì đây được coi là môi trường làm việc nguy hiểm.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá đảm bảo không tham gia vào hoạt động lao
động trẻ em bất hợp pháp trực tiếp hay gián tiếp, đánh giá viên cần xác định bên được đánh giá có cho thấy những
nỗ lực đáng tin cậy và rõ ràng để tránh lao động trẻ em bất hợp pháp từ các quan điểm khác nhau hay không.

Điều này bao gồm:


• Bên được đánh giá thể hiện sự hiểu biết tốt về lao động trẻ em bất hợp pháp là gì và tại sao đó là một thông lệ tuyển
dụng không mong muốn
• Bên được đánh giá xây dựng nhận thức cần thiết cho người giám sát và nhân viên tuyển dụng để:
ƒ Xác định xem lao động trẻ em có khả năng xảy ra trong ngành hoặc khu vực của mình hay không (ví dụ: một
số ngành như nông nghiệp, săn bắn, lâm nghiệp, đánh bắt cá, khai thác mỏ và khai thác mỏ có rủi ro lao động
trẻ em cao hơn các ngành khác)
ƒ Tránh sử dụng lao động trẻ em gián tiếp (ví dụ: bằng cách sử dụng các công ty tuyển dụng hoặc cho phép lao
động di cư hoặc lao động thời vụ sử dụng con cái để hỗ trợ họ tại nơi làm việc)
• Bên được đánh giá lưu giữ hồ sơ chính xác về:
ƒ Tên, tuổi, lịch học tập và thông tin trường học của trẻ em của người di cư và/hoặc người lao động thời vụ
ƒ Tuổi và thẻ căn cước của người lao động được thuê thông qua các công ty tuyển dụng
ƒ Quy trình tuyển dụng của các công ty để tránh sự tham gia của trẻ em hoặc người lao động bất hợp pháp
(trong số những người khác)
• Bên được đánh giá lưu giữ thông tin liên hệ của (các) bên liên quan có thể hữu ích trong trường hợp xác định được
lao động trẻ em bất hợp pháp
• Bên được đánh giá có sẵn quy trình khắc phục trong trường hợp xác định có lao động trẻ em tại cơ sở

Lao động trẻ em rõ ràng: Nếu phát hiện lao động trẻ em trong quá trình đánh giá, đánh giá viên phải thực hiện các hành
động ngay lập tức tại thời điểm đó:
• Nhận dạng trẻ và gia đình trẻ, hoặc người giám hộ hợp pháp
• Xác định các tình huống cụ thể của vụ việc. Ví dụ: nếu trường hợp này đề cập đến lao động trẻ em vô tình (ví dụ:
công ty bị lừa dối rằng trẻ em đó có độ tuổi lớn hơn) hoặc nếu đó là trường hợp “hình thức lao động trẻ em và bóc
lột tồi tệ nhất”, đáng được khắc phục khác
• Liên hệ với gia đình/người giám hộ và các bên liên quan để đảm bảo trẻ được đưa đi một cách có trách nhiệm
• Đảm bảo trẻ được đảm bảo an toàn và có thể bắt đầu quy trình khắc phục thích hợp

Nếu bên được đánh giá đã lập sơ đồ các bên liên quan và phát triển quy trình lao động trẻ em, trường hợp lao động trẻ em
được phát hiện trong quá trình đánh giá sẽ cho phép đánh giá viên chứng kiến hiệu quả của quy trình.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 71


Đánh giá viên sẽ dành thời gian cần thiết để phỏng vấn trẻ và thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về:
• Làm thế nào trẻ em đó vào được công việc?
• Trẻ em đó đã làm việc được bao lâu?
• Trẻ em đó đã được đối xử như thế nào?
• Khoản thanh toán, thời gian làm việc và điều kiện làm việc là gì?
• Trẻ em đó có được cung cấp thực phẩm và nhà ở không?
• Có trẻ em nào khác ở cơ sở đó không?
• Lý lịch của trẻ em đó như thế nào?

Để đạt được kết quả tốt nhất của cuộc phỏng vấn này, đánh giá viên phải được trang bị đầy đủ các kỹ thuật phỏng vấn cụ
thể để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn.

Thông báo ngay lập tức: Vấn đề cần được thông báo ngay lập tức trên Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform) theo Quy chế Không dung thứ của amfori BSCI (xem Hướng dẫn 5: Cách Tuân thủ Quy chế Không dung thứ).

Hiệu quả của quy trình lao động trẻ em sẽ được báo cáo trong phần lĩnh vực hoạt động Không sử dụng Lao động Trẻ em
như là một lĩnh vực cần cải thiện hoặc như một thực hành tốt.

QUAN TRỌNG: Không phải trẻ em vi phạm pháp luật, mà bên vi phạm là chủ lao động. Trẻ không nên có ấn
tượng rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra với trẻ. Đánh giá viên phải thực sự sẵn sàng lắng nghe những gì trẻ đang
nói, nhưng họ cũng nên biết khi nào nên dừng cuộc phỏng vấn nếu những ký ức và trải nghiệm của trẻ quá
căng thẳng hoặc đau đớn.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo không tham gia vào
hoạt động lao động trẻ em bất hợp pháp trực tiếp hoặc gián tiếp có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Các câu hỏi trong quy trình tuyển dụng có tôn trọng các cá nhân không?
• Bên được đánh giá có xem xét các vấn đề giới tính không?
• Bên được đánh giá có đặc biệt cảnh giác nếu ở trong khu vực có mức độ di cư và lao động thời vụ cao không?

8.2 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thiết lập các cơ chế xác minh độ tuổi
nghiêm ngặt như một phần của quy trình tuyển dụng, và cơ chế này không được hạ thấp hoặc thiếu
tôn trọng người lao động theo bất kỳ cách nào không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá thiết lập các cơ chế xác minh độ tuổi
mạnh mẽ, đánh giá viên cần xác định:
• Quy trình tuyển dụng kết hợp các biện pháp cần thiết để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro thuê trẻ vị thành niên. Nguy
cơ cao hơn đối với:
ƒ Một số ngành nhất định (ví dụ: khai thác mỏ, nông nghiệp)
ƒ Các công việc yêu cầu trình độ chuyên môn thấp hoặc không yêu cầu
ƒ Công việc được tiến hành ở các khu vực xa xôi nơi:
ƒ Thanh tra lao động ít có khả năng tiếp cận
ƒ Các cá nhân gặp khó khăn trong việc xin cấp thẻ nhận dạng chính thức
• Cơ chế xác minh độ tuổi mạnh mẽ bao gồm:

P 72 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Đào tạo cho những người phụ trách tuyển dụng lao động và đối phó với các tình huống rủi ro cao
ƒ Đào tạo những người phụ trách tuyển dụng các kỹ thuật phỏng vấn “xác minh chéo” để xác định tuổi của ứng
viên xin việc trong các cuộc phỏng vấn
ƒ Thường xuyên xác minh chéo độ tuổi của người lao động với các bên liên quan khác (ví dụ: các công ty tuyển
dụng và chủ lao động trước đây)
• Cơ chế xác minh độ tuổi được ghi lại, bao gồm loại câu hỏi được nhà tuyển dụng sử dụng để xác minh chéo độ tuổi
mà người lao động khai báo
• Cơ chế xác minh độ tuổi chỉ được kích hoạt trong trường hợp người phụ trách tuyển dụng có thể nghi ngờ về yêu
cầu về độ tuổi

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá thiết lập các cơ chế xác minh
độ tuổi mạnh mẽ có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Các câu hỏi trong quy trình tuyển dụng có tôn trọng các cá nhân không?
• Cơ chế xác minh độ tuổi có xem xét các vấn đề giới không?
• Người lao động có thường có thẻ căn cước không?
• Khám sức khỏe có được sử dụng để hỗ trợ xác minh độ tuổi không?
• Bên được đánh giá có đặc biệt cảnh giác nếu ở trong khu vực có mức độ di cư và lao động thời vụ cao không?
• Người phụ trách nhân sự có được đào tạo đầy đủ về xác minh độ tuổi không?

8.3 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá có các chính sách và thủ tục đầy đủ
bằng văn bản hướng tới bảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá bảo vệ trẻ em trước các hình thức bóc
lột, đánh giá viên nên xác định:
• Các chính sách và thủ tục nhằm mục đích tránh mọi hành vi bóc lột trẻ em, cả trực tiếp và gián tiếp
• Quy trình này phát triển từ một phân tích có hệ thống về các trường hợp xảy ra bóc lột trẻ em
• Quy trình này quy định:
ƒ Các bước cần thiết để đảm bảo trẻ em được bảo vệ khỏi bị bóc lột
ƒ Cách để xử lý các trường hợp lao động trẻ em một cách có trách nhiệm nhất

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột
có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Có điều kiện làm việc nguy hiểm nào tại nơi làm việc có thể gây ra vấn đề ngay cả đối với người lớn không? Nếu có,
loại biện pháp nào chưa có nhưng cần được áp dụng để giảm hoặc loại bỏ (các) mối nguy hiểm?
• Có các biện pháp bảo vệ để bảo vệ lao động trẻ em trước những lao động trẻ tuổi khác hoặc người lớn tại cơ sở hay
không?
• Doanh nghiệp hoạt động tại một vùng/khu vực có hoạt động buôn bán ma túy, mại dâm hoặc hoạt động bất hợp
pháp khác tái diễn không? Nếu có, những biện pháp bổ sung nào sẽ được thực hiện?
• Doanh nghiệp hoạt động tại một vùng/khu vực nơi nghèo đói gia đình có thể là động lực đằng sau lao động trẻ em
không?
• Có các chương trình hoặc dự án lao động trẻ em do chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác điều
hành trong khu vực không?
• Có tổ chức công đoàn nào có thể hỗ trợ trong các trường hợp lao động trẻ em không?
• Có cơ sở đào tạo giáo dục hoặc dạy nghề nào gần đó hoặc trong khu vực lân cận không? Có thông tin liên hệ và/
hoặc lịch trình nào không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 73


• Các cơ quan giáo dục hoặc phúc lợi xã hội có thể cung cấp hỗ trợ không?
• Có khoản bồi thường tài chính nào cho trẻ em ngừng làm việc để có thể đi học không?

8.4 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá có các chính sách và quy trình đầy đủ
và khắc phục để bảo vệ thêm trong trường hợp phát hiện trẻ em đang làm việc không?
Việc có chính sách chỉ thu hút người lớn không được coi là biện pháp phòng ngừa mà không chịu trách nhiệm.

Các lựa chọn thay thế có thể có: Bên được đánh giá cần hiểu các rủi ro về lao động trẻ em (thông qua việc tuyển dụng
riêng hoặc gián tiếp) và các phương án thay thế có thể cho việc dừng sử dụng lao động trẻ em và tái hòa nhập trẻ vào xã
hội một cách đầy đủ (ví dụ: giáo dục không chính thức hoặc cơ bản để đưa trẻ lớn hơn lên cấp lớp để trẻ có thể thực tập
thành công hoặc vào lại các trường học phổ thông).

Cách tiếp cận từng bước: Đánh giá viên và bên được đánh giá cần biết rằng trong một số trường hợp, cách tiếp cận tốt
nhất có thể là xác định lịch trình khắc phục những bất thường để dần dần đưa trẻ em ra khỏi công việc. Điều này này có
thể phù hợp hơn là ngay lập tức đưa trẻ đi mà không có bất kỳ sự giám sát nào. Trẻ em đó có thể lại quay lại với công việc,
hoặc tham gia vào các loại công việc khó nhìn thấy hơn và bóc lột hơn, nguy hiểm hơn, bất hợp pháp.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo bảo vệ thêm trong trường hợp
phát hiện trẻ em đang làm việc, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá đã xây dựng và duy trì các chính sách và quy trình khắc phục trong trường hợp có lao động trẻ
em
• Quy trình khắc phục bao gồm đưa trẻ ra khỏi công việc và tái hòa nhập cho trẻ em
• Quy trình khắc phục có mục tiêu cuối cùng là đứa trẻ sẽ tốt hơn vì được đưa ra khỏi công việc, tái hòa nhập, hoặc
không phải làm việc
• Bên được đánh giá hiểu được sự liên quan của các bên liên quan, là những người có thể hỗ trợ trong trường hợp sa
thải trẻ em bị phát hiện đang làm việc. Ví dụ về các bên liên quan như vậy là các tổ chức địa phương như Save the
Children, UNICEF và các cơ quan chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo bảo vệ thêm trong
trường hợp phát hiện trẻ em đang làm việc có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI hay không
• Bên được đánh giá có hiểu tại sao lao động trẻ em cần được xóa bỏ không?
• Bên được đánh giá có hiểu rằng một đứa trẻ được phát hiện làm việc cần được tái hòa nhập vào xã hội một cách có
trách nhiệm không?
• Bên được đánh giá có hiểu rằng trong một số trường hợp, việc xóa bỏ dần dần có thể là giải pháp tốt nhất không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến việc đưa trẻ em ra khỏi công việc một cách vô trách nhiệm không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Hồ sơ dữ liệu cá nhân cho tất cả người lao động (bao gồm cả người lao động thời vụ và người lao động được thuê
thông qua các công ty tuyển dụng)
• Quy trình xác minh độ tuổi
• Bằng chứng văn bản về đào tạo cho người lao động, quản lý và nhân sự (ví dụ: danh sách người tham dự có chữ ký,
tỷ lệ theo giới tính của người tham dự)
• Quy trình tránh bóc lột trẻ em
• Quy trình khắc phục lao động trẻ em
• Hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động, bao gồm cả với các công ty tuyển dụng

P 74 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh Vực Hoạt Động 9: Bảo Vệ Đặc Biệt Đối Với Lao Động Vị Thành Niên
Lao động vị thành niên có thể yếu thế trước các hợp đồng lao động bấp bênh, thù lao không công bằng và các mối nguy
hiểm an toàn sức khỏe và nghề nghiệp. Vì lý do đó, họ có quyền có biện pháp bảo vệ đặc biệt tại nơi làm việc.

Ngay cả khi bên được đánh giá không thuê lao động vị thành niên tại thời điểm đánh giá, bên được đánh giá phải thể hiện:
• hiểu biết rõ về loại hình bảo vệ đặc biệt dành cho lao động vị thành niên
• loại hoạt động mà lao động vị thành niên không nên tham gia vì có khả năng gây hại cho họ
• loại biện pháp được thực hiện để đảm bảo có thể đưa ra biện pháp bảo vệ đặc biệt như vậy

Đánh giá viên phải luôn đưa lao động vị thành niên vào mẫu phỏng vấn, nếu có lao động vị thành niên tại thời điểm đánh
giá.

9.1 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đảm bảo rằng thanh thiếu niên không
làm việc vào ban đêm và được bảo vệ trước các điều kiện làm việc gây tổn hại đến sức khỏe, sự an
toàn, đạo đức và sự phát triển của họ không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá đảm bảo biện pháp bảo vệ đặc biệt cho lao
động vị thành niên, đánh giá viên nên xác định:
• Bên được đánh giá đưa vào đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe và nghề nghiệp các nội dung xác định các nhiệm vụ
công việc có thể được giao cho người lao động trẻ vì họ xem xét sức khỏe, an toàn, đạo đức và phát triển lâu dài
của lao động vị thành niên
• Bên được đánh giá đã thiết lập các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động vị thành niên được bảo vệ
đầy đủ trước các điều kiện làm việc có hại - tiềm ẩn hoặc thực tế - vì sức khỏe, sự an toàn, đạo đức và/hoặc sự phát
triển của lao động vị thành niên
• Bên được đánh giá đã thiết lập các biện pháp cần thiết để lao động vị thành niên không tham gia vào ca đêm

Khoảng thời gian đủ điều kiện là “làm đêm” thường được định nghĩa theo luật quốc gia.

Nếu không có luật quốc gia được xác định, amfori BSCI coi “công việc ban đêm” là tất cả các công việc được thực hiện
trong khoảng thời gian tối thiểu bảy giờ liên tiếp, trong đó có khoảng thời gian từ nửa đêm đến 5 giờ sáng, theo định
nghĩa của ILO.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo biện pháp bảo vệ đặc
biệt cho lao động vị thành niên có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay
không.
• Lao động vị thành niên có hài lòng với (các) nhiệm vụ và lịch làm việc của họ không?
• Ban quản lý, đặc biệt là những người phụ trách nhân sự và người giám sát, có nhận thức được biện pháp bảo vệ đặc
biệt cho lao động vị thành niên không?
• Tỷ lệ tai nạn xảy ra với lao động vị thành niên có cao hơn so với các nhóm người lao động khác không?

9.2 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy giờ làm việc của lao động vị thành
niên không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường, việc tham gia vào định hướng nghề nghiệp được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc khả năng hưởng lợi từ các chương trình đào tạo hoặc hướng
dẫn không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo giờ làm việc không ảnh hưởng
đến người lao động vị thành niên đánh giá viên cần xác định:

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 75


• Bên được đánh giá tôn trọng quyền được giáo dục của người lao động vị thành niên
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng tổng thời gian làm việc, học tập và đi lại không quá 10 giờ trong một ngày nếu
người lao động ghi danh vào:
ƒ Giáo dục Bắt buộc tại địa phương
ƒ Các chương trình đào tạo hoặc định hướng nghề khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng các khóa đào tạo nội bộ được tổ chức để người lao động vị thành niên có thể tham
dự. Thời gian đào tạo không trùng với thời gian người lao động vị thành niên đi học hoặc đào tạo nghề, vì điều này
có thể bị coi là phân biệt đối xử.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo giờ làm việc không
ảnh hưởng đến lao động vị thành niên có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI hay không
• Lao động vị thành niên có hài lòng với lịch làm việc không?
• Có khóa đào tạo nội bộ nào được tổ chức vào những thời điểm mà lao động vị thành niên không thể tham dự
không?
• Người giám sát có biết về thời gian lao động vị thành niên làm việc không? Họ có thực hiện các biện pháp bổ sung
để đảm bảo rằng lao động vị thành niên không vượt quá giới hạn 10 giờ hàng ngày (công việc, trường học, đi lại)?
• Có trường hợp lao động vị thành niên được thăng chức sau khi hoàn thành đào tạo nghề không?

9.3. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã thiết lập các
cơ chế cần thiết để ngăn ngừa, xác định và giảm thiểu tác hại cho lao động trẻ không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá thiết lập các cơ chế cần thiết để không
gây tổn hại đến lao động vị thành niên, đánh giá viên cần xác định:
• Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe và nghề nghiệp và kế hoạch hành động liên quan đặc biệt chú ý đến lao động vị
thành niên
• Người lao động và đại diện của họ được tham vấn để xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu
• Các biện pháp giảm thiểu được ghi chép và thực hành đúng cách, khi có thể áp dụng

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá thiết lập các cơ chế cần thiết
để không gây tổn hại cho người lao động vị thành niên có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng
xử của amfori BSCI hay không.
• Có trường hợp nào trong hồ sơ tai nạn cho thấy các biện pháp giảm thiểu đã được áp dụng cho lao động vị thành
niên không? Có bài học nào được rút ra không? Nếu có, các bài học đó đã được vận dụng như thế nào trong việc
sửa đổi kế hoạch hành động an toàn sức khỏe và nghề nghiệp?
• Có các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu đặc biệt để giải quyết vấn đề lao động nữ vị thành niên không?
• Người giám sát có biết về các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu để tránh gây hại cho lao động vị thành niên
không?
• Có biện pháp nào để đưa ngay lao động vị thành niên ra khỏi các công việc độc hại hoặc nguồn nguy hiểm khi xác
định có các trường hợp đó, và xác định lại phạm vi công việc của họ mà không để họ bị mất thu nhập không?

9.4 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tìm cách đảm bảo rằng lao động vị
thành niên có quyền tiếp cận các cơ chế khiếu nại hiệu quả không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo người lao động vị thành niên
có quyền tiếp cận các cơ chế khiếu nại hiệu quả, đánh giá viên cần xác định:
• Lao động vị thành niên được đào tạo đặc biệt về cách gửi khiếu nại

P 76 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Lao động vị thành niên được thông báo đầy đủ về sự hỗ trợ sẵn có cho họ để nộp đơn khiếu nại
• Lao động vị thành niên được đào tạo không phân biệt hoàn cảnh làm việc: theo mùa vụ, ký hợp đồng phụ hoặc
tuyển dụng trực tiếp
• Bên được đánh giá lưu giữ hồ sơ về các khóa đào tạo được cung cấp cho người lao động vị thành niên về sự tồn tại
và việc sử dụng cơ chế khiếu nại

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức mà bên được đánh giá đảm bảo lao động vị thành
niên có quyền tiếp cận các cơ chế khiếu nại hiệu quả có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI hay không.
• Lao động vị thành niên có hài lòng với chất lượng đào tạo không?
• Lao động vị thành niên có hiểu các bước để nộp đơn khiếu nại và ai có thể giúp họ trong quá trình này không?
• Bên được đánh giá có đặc biệt chú ý để đảm bảo quyền tiếp cận của lao động nữ vị thành niênkhông?
• Có khiếu nại nào của người lao động vị thành niên không? Có khiếu nại nào về khả năng lơ là bảo vệ lao động vị
thành niên không?
• Những bài học rút ra là gì? Các bài học đó được vận dụng như thế nào trong sửa đổi cơ chế khiếu nại?
• Người giám sát có được biết và hướng dẫn để hỗ trợ lao động vị thành niên tiếp cận và sử dụng cơ chế khiếu nại
không?

9.5 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tìm cách đảm bảo rằng lao động vị
thành niên được đào tạo đúng cách về an toàn sức khỏe và nghề nghiệp và có quyền tiếp cận các
chương trình đào tạo liên quan không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc bên được đánh giá đảm bảo lao động vị thành niên được đào tạo
đúng cách về an toàn sức khỏe và nghề nghiệp, đánh giá viên nên xác định:

Lao động vị thành niên được đào tạo về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp về những rủi ro cụ thể mà họ phải đối mặt khi
là lao động vị thành niên cũng như những rủi ro liên quan đến nhiệm vụ cụ thể của họ.

Bên được đánh giá đã ghi chép lại các khóa đào tạo này, bao gồm:
• Ngày, lịch trình (không nên xung đột với các chương trình giáo dục hoặc đào tạo nghề)
• Nội dung
• Tên và trình độ chuyên môn của giảng viên
• Danh sách người tham dự có chữ ký

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo lao động vị thành niên
được đào tạo đúng cách về an toàn sức khỏe và nghề nghiệp có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Lao động vị thành niên có hài lòng với chất lượng đào tạo không? Họ có hiểu những rủi ro cụ thể liên quan đến
nhiệm vụ của họ và cách ứng phó không?
• Có các kênh trao đổi thông tin nội bộ nào được thiết lập để người lao động vị thành niên báo cáo mối quan ngại của
họ về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp không? Bên được đánh giá có đặc biệt chú ý đến lao động nữ trẻ không?
• Có khiếu nại nào về khả năng lơ là bảo vệ lao động vị thành niên không?
• Những bài học rút ra là gì? Nếu có, các bài học đó đã được vận dụng như thế nào trong việc sửa đổi kế hoạch hành
động sức khỏe và an toàn nghề nghiệp?
• Người giám sát có được biết và hướng dẫn để hỗ trợ cho các lao động vị thành niên về an toàn sức khỏe và nghề
nghiệp không?

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 77


9.6 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá có cái nhìn tổng quan tốt về tất cả lao
động vị thành niên làm việc ở cơ sở sản xuất của mình không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức mà bên được đánh giá tìm cách để có cái nhìn tổng quan
về tất cả các lao động vị thành niên đang làm việc; đánh giá viên nên xác định:
• Bên được đánh giá hiểu đúng đắn rằng lao động vị thành niên là một trong những nhóm lao động yếu thế nhất
• Bên được đánh giá nỗ lực hơn nữa để theo dõi điều kiện làm việc của lao động vị thành niên
• Bên được đánh giá có cái nhìn tổng quan tốt về chu kỳ làm việc của lao động vị thành niên trong tổ chức
• Chu kỳ làm việc đề cập đến:
ƒ Quy trình tuyển dụng
ƒ Thù lao
ƒ Số giờ làm việc
ƒ Biện pháp kỷ luật
ƒ Thăng chức
ƒ Đào tạo và chấm dứt việc làm
• Bên được đánh giá thu thập và lưu giữ hồ sơ cụ thể về lao động vị thành niên

amfori BSCI cung cấp Tự đánh giá về Dữ liệu Lao động vị thành niên trên nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform) quy định các thông tin tối thiểu cần phải có về lao động vị thành niên.
Các hồ sơ đó phải được lưu giữ theo các quy định quốc gia về xử lý thông tin bí mật. Xem thêm lĩnh vực hoạt động 13:
Hành vi kinh doanh có đạo đức.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá rằng tổng quan về tất cả các lao động vị thành niên tham gia
vừa đầy đủ vừa phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có biết được số lượng lao động vị thành niên tham gia vào công ty hoặc tổ chức
nhà sản xuất không?
• Bên được đánh giá có lưu giữ hồ sơ chính xác về lao động vị thành niên không? Chu kỳ làm việc của lao động vị
thành niêncó được thể hiện dễ hiểu trong hồ sơ không?
• Có ví dụ nào về lao động vị thành niên đã được thăng chức và/hoặc đã phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật không?
• Mức thù lao cho lao động vị thành niên có phù hợp với mức độ trách nhiệm không? Có quy tắc cụ thể nào để trả
thù lao cho học viên không?
• Nếu bên được đánh giá tuyên bố có chính sách không tuyển dụng lao động vị thành niên, lý do đằng sau chính sách
đó là gì? Bên được đánh giá có biết về các tác dụng phụ của việc có chính sách như vậy không?
• Dữ liệu cá nhân của lao động vị thành niên có được xử lý một cách tôn trọng không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Tài liệu về tất cả các khóa đào tạo dành cho lao động vị thành niên
• Đánh giá rủi ro và kế hoạch hành động liên quan với các biện pháp cụ thể để bảo vệ lao động vị thành niên và lao
động nữ trẻ
• Hồ sơ tổng quan về người lao động vị thành niên
• Tổng quan về chu kỳ làm việc của người lao động vị thành niên

P 78 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Lĩnh vực hoạt động 10: Không Việc làm Bấp bênh
Công việc bấp bênh gây thiệt hại sâu sắc cho xã hội. Loại công việc này
• khiến người lao động và cộng đồng rơi vào tình huống không ổn định và không an toàn
• người lao động bấp bênh có tỷ lệ các vấn đề về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cao hơn
• làm trầm trọng thêm sự phân chia giới tính và tình hình của người lao động di cư.

Các điều kiện chung của sự sợ hãi và bất ổn cũng ngăn cản người lao động thực hiện các quyền của họ, khiến họ thậm chí
còn yếu thế hơn trước những sắp xếp công việc bấp bênh.

10.1 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy mối quan hệ việc làm của bên được đánh giá không bấp
bênh đối với người lao động không?
Sự bấp bênh có thể ảnh hưởng đến cả người lao động lâu dài và tạm thời.

Lao động Tạm thời: Định nghĩa về công việc lâu dài và tạm thời (ví dụ, theo mùa) thường được pháp luật quy định. Nếu
không có các quy định đó, các công việc không được coi là lâu dài nếu trong đó người lao động được thuê theo hợp đồng
luân phiên hoặc khi người lao động biết trước họ sẽ nghỉ việc sau ngày, tuần hoặc tháng cụ thể, được coi là tạm thời.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo không có việc làm bấp bênh,
đánh giá viên cần xác định:
• Mối quan hệ việc làm không làm tổn hại an sinh của người lao động. Đây là những ví dụ gây ra tổn hại an sinh:
ƒ Ngăn cản người lao động tiếp cận an sinh xã hội
ƒ Sử dụng hợp đồng thời vụ thay vì tuyển dụng dài hạn
ƒ Cách thức tuyển dụng và sa thải để tránh củng cố quyền của người lao động
• Bên được đánh giá theo dõi chu kỳ làm việc tôn trọng người lao động và không tiết lộ sự khác biệt hoặc phân biệt
đối xử ở bất kỳ bước nào. Các bước này là:
ƒ Quy trình tuyển dụng
ƒ Thù lao
ƒ Số giờ làm việc
ƒ Biện pháp kỷ luật
ƒ Thăng chức
ƒ Đào tạo
ƒ Chấm dứt hợp đồng lao động
• Bên được đánh giá không sử dụng các hợp đồng lao động tạm thời để giải quyết khối lượng công việc chưa xác
định ngày kết thúc
• Bên được đánh giá có các quy trình và hệ thống cụ thể để theo dõi và đảm bảo điều kiện làm việc, phúc lợi và loại
hình hợp đồng lao động cho người lao động tại nhà (nếu có liên quan).
• Bên được đánh giá không sử dụng hợp đồng cố định dựa trên tình trạng hôn nhân hoặc mang thai của phụ nữ.
• Bên được đánh giá không sử dụng các sắp xếp công việc tạm thời để tránh phải trả an sinh xã hội hoặc các phúc
lợi khác
• Bên được đánh giá không lạm dụng thời gian thử việc:

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 79


ƒ Thời hạn thường căn cứ theo pháp luật: luật pháp quốc gia thường cho phép vài tháng đầu tiên của mối quan
hệ lao động mới là một giai đoạn thử việc. Thời hạn tối đa thường được quy định trong luật pháp quốc gia
ƒ Mục đích là cho phép cả chủ lao động và người lao động thử mối quan hệ việc làm. Các giai đoạn này thường
liên quan đến các khoảng thời gian thông báo đặc biệt về việc chấm dứt hợp đồng lao động, trong khi các
nghĩa vụ khác như thù lao và điều khoản an sinh xã hội vẫn không bị ảnh hưởng

Thực hành Tốt: Bên được đánh giá xác định điều kiện làm việc và giờ làm việc bằng cách xem xét những người lao động
là cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Đánh giá viên phải xác nhận những nỗ lực này trong phần “Thực hành tốt” trong Báo cáo phát hiện. Bất kỳ thông lệ hợp
đồng nào khác vượt quá các yêu cầu pháp lý để tạo điều kiện làm việc có lợi và an toàn sẽ được công nhận là thông lệ tốt.

Xin lưu ý, trong một số trường hợp, việc sử dụng một hệ thống trong đó người lao động tạm thời từ các cộng đồng địa
phương thường xuyên được thay thế/luân chuyển có lợi cho cộng đồng, vì thông qua phương pháp này, sự giàu có và xây
dựng kỹ năng được trải đều hơn và bình đẳng hơn. Trong trường hợp này, đánh giá viên phải kiểm tra để đảm bảo quy
trình được sử dụng để thuê người lao động là công bằng và không phân biệt đối xử.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo không có việc làm
bấp bênh có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có nhận thức được các cách thức có khả năng khiến việc làm trở nên bấp bênh
không? Người này có nhận thức được các tác động và sự yếu thế phụ thuộc vào giới tính của người lao động không?
• Bên được đánh giá có lưu giữ hồ sơ chính xác về chu kỳ làm việc của người lao động không? Có dấu hiệu nào cho
thấy một thông lệ làm việc có thể tạo ra sự bất ổn không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến các thực hành việc làm bấp bênh tiềm ẩn, bao gồm chống lại các thành viên của
các tổ chức nhà sản xuất, có thể tiếp cận bình đẳng đối với nhân viên lâu dài, tạm thời, công ty và người làm việc
tại nhà không?
• Người lao động và đại diện của họ có được mời tham gia khi bên được đánh giá xác định giờ làm việc, đào tạo hoặc
các biện pháp kỷ luật không?
• Các thành viên của các tổ chức nhà sản xuất có nhận thức được các vấn đề việc làm bấp bênh và được tư vấn về các
thủ tục và sắp xếp tuyển dụng không?
• Vai trò của người lao động với tư cách là cha mẹ hoặc người chăm sóc có được xem xét bởi bên được đánh giá
không?

10.2 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thuê người lao động dựa trên các mối
quan hệ việc làm được công nhận và ghi chép lại không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá thuê người lao động, đánh giá viên cần
xác định:
• Mối quan hệ công việc được thiết lập phù hợp với các khuôn khổ mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho người lao động:
ƒ Luật pháp quốc gia
ƒ Tập quán hoặc phương pháp
ƒ Tiêu chuẩn lao động quốc tế
• Mối quan hệ công việc được chứng minh bằng bằng chứng tài liệu giúp người lao động nhận thức được các quyền
và nghĩa vụ của họ và được ghi lại bằng ngôn ngữ địa phương của người lao động di cư. Hợp đồng là một trong
những khả năng khác (ví dụ: áp phích cho biết các quy tắc làm việc).
• Bên được đánh giá thực hiện các nỗ lực bổ sung để đảm bảo người lao động hiểu được điều kiện làm việc của họ,
đặc biệt là khi người lao động:

P 80 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Gặp khó khăn khi đọc và viết
ƒ Là người di cư/người nước ngoài
ƒ Được tuyển dụng trong một mùa ngắn hạn hoặc được tuyển dụng bằng lời nói phù hợp với tập quán
• Bên được đánh giá đặc biệt chú ý khi sử dụng các công ty tuyển dụng. Điều này bao gồm:
ƒ Có tổng quan tốt về thời gian, cách thức và số tiền những người lao động này được trả và kiểm tra chéo thông
qua các cuộc phỏng vấn người lao động và đánh giá dữ liệu. Chú ý xác định sự chênh lệch tiềm ẩn giữa lao
động nữ và nam.
ƒ Lưu giữ hồ sơ cập nhật về những người lao động này

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá thuê người lao động có phù
hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có biết về các khuôn khổ cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho người lao động không?
(Ví dụ: phong tục địa phương quy định các phúc lợi xã hội bổ sung)
• Các thành viên của một tổ chức nhà sản xuất có biết về các khuôn khổ việc làm cung cấp sự bảo vệ cho người lao
động của họ, bao gồm cả người lao động thời vụ và tạm thời không?
• Bên được đánh giá có lưu giữ hồ sơ chính xác về chu kỳ làm việc của người lao động không?
• Bên được đánh giá thực hiện những loại nỗ lực bổ sung nào để đảm bảo người lao động yếu thế hiểu các điều
khoản về điều kiện làm việc của họ?
• Người lao động yếu thế có nhận thức rõ về điều kiện làm việc của họ không?
• Đại diện của người lao động có tham gia để đảm bảo các nguồn thông tin bổ sung không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến các mối quan hệ làm việc có thể không được công nhận, bao gồm cả ở cấp độ thành
viên của một tổ chức nhà sản xuất không?

10.3 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá cung cấp cho người lao động thông tin
dễ hiểu trước khi bắt đầu làm việc không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá cung cấp cho người lao động thông tin
dễ hiểu trước khi bắt đầu làm việc, đánh giá viên cần xác định thông tin đó có:
Dễ hiểu: Bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu biết thông tin về
điều kiện làm việc. Điều này có thể yêu cầu:
ƒ Dịch sang ngôn ngữ của người lao động, được ghi lại bằng ngôn ngữ địa phương của người lao động di cư
ƒ Hướng dẫn bằng âm thanh và hình ảnh cho người lao động khuyết tật cũng như người lao động gặp khó
khăn trong việc đọc và viết
Chính xác: Thông tin đề cập đến các quyền, nghĩa vụ và điều kiện làm việc sẽ áp dụng cho người lao động khi bắt đầu
làm việc. Bao gồm thông tin về:
ƒ Giờ làm việc
ƒ Đào tạo
ƒ Thời gian nghỉ ngơi và ngày lễ
ƒ Thù lao và điều khoản thanh toán
ƒ Phúc lợi xã hội: nghỉ phép chăm con, nghỉ ốm, dịch vụ chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe, v.v.
ƒ Cơ chế Khiếu nại
Kịp thời: Bên được đánh giá cung cấp thông tin trước khi bắt đầu mối quan hệ việc làm

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 81


Tuyển dụng gián tiếp: Bên được đánh giá cung cấp các thông tin cần thiết tương tự cho người lao động được thuê
thông qua các công ty tuyển dụng, nhà thầu phụ hoặc nhà môi giới lao động.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức mà bên được đánh giá thuê người lao động
có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có biết về các quyền và nghĩa vụ của người lao động không? Người đó có giải
thích các nội dung đó một cách dễ dàng không? Người đó có nói các ngôn ngữ hoặc phương ngữ khác mà người
lao động có thể ưa thích không?
• Cách người lao động được thuê bởi các công ty tuyển dụng và nhà thầu phụ lao động được thông báo về các quyền
và nghĩa vụ của họ?
• Bên được đánh giá thực hiện những loại nỗ lực bổ sung nào để đảm bảo người lao động yếu thế hiểu được điều
kiện làm việc của họ?
• Người lao động yếu thế, bao gồm cả phụ nữ và người lao động di cư, có nhận thức rõ về điều kiện làm việc của họ
không?
• Đại diện của người lao động có tham gia để đảm bảo các nguồn thông tin bổ sung không?
• Các thành viên của tổ chức nhà sản xuất có biết về trách nhiệm của họ trong việc cung cấp thông tin chính xác cho
người lao động trước khi tuyển dụng không?

10.4 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá không sử
dụng các hợp đồng lao động theo cách cố ý mâu thuẫn với mục đích thực sự của pháp luật không?
Một số hợp đồng lao động có thể làm tăng thêm nguy cơ làm tổn hại quyền của người lao động. Đây là trường hợp của:

Các chương trình học việc: khi không được sử dụng với mục đích truyền đạt các kỹ năng hoặc cung cấp việc làm thường
xuyên

Công việc theo mùa hoặc dự phòng: khi được sử dụng cho các quy trình làm việc lâu dài đòi hỏi phải thuê người lao
động trên cơ sở lâu dài

Hợp đồng chỉ thuê nhân công khi công ty tuyển dụng hoặc người môi giới lợi dụng vị trí của mình để làm suy yếu quyền
của người lao động

Thầu phụ: khi được sử dụng để tránh đạt tới số lượng người lao động tối thiểu cho phép bố trí đại diện của người lao động
hoặc quyền thành lập công đoàn

Thay thế hợp đồng: khi người lao động xem xét một hợp đồng tại một thời điểm trong giai đoạn tuyển dụng của họ và
sau đó lại ký một hợp đồng khác (và thường cho một công việc hoặc mức lương hoàn toàn khác)

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá sử dụng hợp đồng lao động, đánh giá
viên cần xác định:
• Bên được đánh giá hiểu rằng những hợp đồng lao động này có thể làm suy yếu quyền của người lao động khi được
sử dụng sai cách
• Bên được đánh giá sử dụng các hợp đồng lao động đó phù hợp với mục đích thực sự của luật pháp
• Bên được đánh giá có thể giải thích logic kinh doanh đằng sau các hoạt động thầu phụ của mình và chứng minh
rằng quyền của người lao động được đảm bảo
• Bên được đánh giá đảm bảo rằng không có số lượng phụ nữ không cân xứng theo các loại hình hợp đồng lao động
này, khi có liên quan. Ví dụ: có ít phụ nữ trong các hợp đồng trực tiếp hoặc ổn định hơn nam giới giữ cùng một vị trí
công việc. Phụ nữ đại diện quá mức trong một số loại công việc nhất định tương ứng với các loại phương pháp ký
kết hợp đồng này, cần được chú ý và công nhận đặc biệt là một nhóm yếu thế.

P 82 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


• Bên được đánh giá không cố tình bố trí việc làm theo cách không phù hợp với mục đích thực sự của pháp luật. Việc
này bao gồm - nhưng không giới hạn ở - (a) chương trình học việc hoặc đào tạo không nhằm truyền đạt kỹ năng
hoặc cung cấp việc làm thường xuyên, (b) công việc mang tính thời vụ và dự phòng nhằm làm suy giảm sự bảo vệ
dành cho của người lao động, (c) hợp đồng chỉ cung cấp nhân công, và (d) thay thế hợp đồng.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá xem cách thức đánh giá viên sử dụng hợp đồng lao động có
phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có nhận thức được những rủi ro bổ sung của các hợp đồng lao động này không?
• Người lao động được tuyển dụng những trường hợp này giải thích các quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào?
• Đại diện của người lao động có tham gia để đảm bảo các nguồn thông tin bổ sung không?
• Các thành viên của một tổ chức nhà sản xuất có nhận thức được rủi ro của hợp đồng lao động bất hợp pháp không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Hợp đồng lao động và/hoặc áp phích thể hiện các quyền và nghĩa vụ của người lao động
• Quy trình và hồ sơ tuyển dụng và sa thải
• Tổng quan về nhà thầu phụ
• Tổng quan về các hoạt động học việc được triển khai trong công ty
• Tổng quan về lao động thời vụ

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 83


Lĩnh vực hoạt động 11: Không Sử dụng Lao động Lệ thuộc, Lao động
Cưỡng bức hoặc Buôn người
Lao động lệ thuộc hoặc cưỡng bức là không thể chấp nhận được bất kể hoàn cảnh nào. Phải làm hết sức để không có hình
thức lao động lệ thuộc nào diễn ra ở bất cứ đâu trong chuỗi cung ứng, trong khuôn viên công ty hoặc trong phạm vi ảnh
hưởng.

Rủi ro lao động lệ thuộc không chỉ được xác định bởi điều kiện làm việc ở cấp nhà máy, mà còn có thể xảy ra trong quá
trình tuyển dụng. Người lao động có thể bị các đại lý vô đạo đức lợi dụng trước khi vào nhà máy. Để ngăn chặn những vấn
đề này, chủ lao động phải thiện hành thẩm định (Due Diligence) chính xác các đối tác kinh doanh được thuê để có được
lực lượng lao động: các công ty tuyển dụng, môi giới lao động và nhà thầu phụ lao động.

Các loại lao động cưỡng bức và lao động lệ thuộc khác nhau giữa các khu vực. Đánh giá viên cần nhận thức được những
rủi ro cao nhất trong khu vực hoặc lĩnh vực nhất định của họ trước khi bắt đầu đánh giá.

Lưu ý đặc biệt về lao động tù nhân: Khái niệm quen thuộc và chính xác nhất về lao động tù nhân là khái niệm cung cấp
một hình thức nghề nghiệp cho tù nhân. Về bản chất, lao động đó không phải là vi phạm nhân quyền, nếu lao động đó
đáp ứng một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như:
• Tù nhân tự nguyện lao động mà không phải chịu áp lực hoặc đe dọa trừng phạt
• Công việc được thực hiện trong các điều kiện gần với mối quan hệ lao động tự do (mức lương, an sinh xã hội, Sức
khỏe và An toàn Nghề nghiệp) trong phạm vi mà các điều kiện của tù nhân cho phép

Điều này có nghĩa là nếu bên được đánh giá đang sử dụng tù nhân làm việc (cả trực tiếp và gián tiếp), đánh giá viên cần
xác minh rằng công việc được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và Công ước 29 và 105 của ILO.

Ở hầu hết các quốc gia, lao động tù nhân sẽ dẫn đến vấn đề không dung thứ và sẽ kích hoạt Quy chế Không dung thứ. Sẽ
tùy thuộc vào sự theo dõi của đối tác được đánh giá để xác định các trường hợp này. Ở các quốc gia khác, chẳng hạn như
Trung Quốc, lao động tù nhân sẽ luôn là vấn đề không dung thứ. Các đối tác đánh giá cần xác định quốc gia đánh giá là
“đôi khi” hay “luôn luôn” trước khi thực hiện đánh giá.

11.1. CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá không tham
gia vào các hình thức lao động nô dịch, cưỡng bức, lệ thuộc, có khế ước, buôn bán lao động hoặc lao
động không tự nguyện không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các cách thức mà bên được đánh giá đảm bảo không tham gia vào
lao động lệ thuộc, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá thực hiện thẩm định (Due Diligence) để tránh tham gia vào bất kỳ hình thức lao động lệ thuộc
nào đối với người lao động của mình cũng như đối với người lao động được tuyển dụng thông qua các công ty hoặc
nhà thầu phụ lao động
• Các nhà quản lý, đặc biệt là người giám sát và những người trong bộ phận nhân sự, nhận thức được các quy trình
được xác định để giảm thiểu rủi ro lao động lệ thuộc
• Bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để hiểu những gì có thể được coi là lao động lệ thuộc và những
hoạt động thuê hoặc tuyển dụng nào có thể gây ra rủi ro đó
• Bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo người lao động nam và nữ có hiểu biết đầy đủ về
các điều kiện làm việc và hợp đồng của họ.
• Người lao động phải có giấy phép lao động hợp lệ
• Mối quan hệ của bên được đánh giá với lực lượng lao động không được có bất kỳ rủi ro tiềm ẩn hoặc thực tế nào
về lao động cưỡng bức. Ví dụ:
ƒ Thiếu sự đồng ý làm việc của người lao động

P 84 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Cố ý tàn ác
ƒ Ép buộc (ví dụ: lệ thuộc vì nợ, hạn chế di chuyển, bạo lực, đe dọa, đe dọa hoặc quấy rối hoặc lạm dụng tình
dục)
ƒ Tính phí tuyển dụng (xem Hướng dẫn 17: Cách thúc đẩy tuyển dụng có trách nhiệm)
• Bên được đánh giá không yêu cầu người lao động để lại tài liệu cá nhân hoặc tài sản quan trọng
• Bên được đánh giá không áp dụng việc giữ lại bất hợp pháp tiền lương hoặc phúc lợi hoặc các khoản khấu trừ bất
hợp pháp
• Người lao động không làm việc trong bất kỳ hình thức nô lệ nào (ví dụ: đàm phán thị thực, nhà ở, công việc để đổi
lấy đào tạo và giáo dục, tình dục để đổi lấy việc làm hoặc thăng chức)
• Người lao động có quyền nghỉ việc và tự do chấm dứt hợp đồng lao động, với điều kiện phải có thông báo hợp lý
cho chủ lao động, mà không phải chịu các khoản phạt.
• Người lao động được phép rời khỏi cơ sở sau giờ làm việc
• Nếu bên được đánh giá sử dụng nhân viên bảo vệ (có hoặc không có vũ khí), bên được đánh giá đảm bảo rằng họ
không giữ chân lực lượng lao động và họ đã được đào tạo về cách đối xử với người lao động để ngăn chặn các vấn
đề liên quan đến kỷ luật, quấy rối, quấy rối tình dục hoặc hạn chế tự do đi lại.
• Người lao động được phép rời khỏi cơ sở sản xuất và/hoặc nhà ở trong thời gian rảnh mà không cần xin phép. Hạn
chế an ninh phải được thiết lập để bảo vệ người lao động, không phải để hạn chế sự di chuyển của họ.
• Người lao động được phép chọn chỗ ở bên ngoài nhà ở do chủ lao động cung cấp, nếu có.

Ở các quốc gia nơi luật pháp hiện hành xung đột với nguyên tắc “Không lao động lệ thuộc” (ví dụ: người lao động di cư
không được phép thay đổi chủ lao động trong một số năm nhất định), đánh giá viên sẽ xác minh rằng nhà sản xuất đang
thực thi các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa rủi ro lệ thuộc (ví dụ: cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện làm việc trước
khi thuê hoặc biết quy trình làm gián đoạn hợp đồng và trở về nước sở tại).

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo không tham gia vào
lao động lệ thuộc có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có nhận thức được rủi ro lao động lệ thuộc bổ sung khi bên được đánh giá sử
dụng các nhà môi giới không?
• Bên được đánh giá có hiểu các rủi ro của lao động lệ thuộc không? Bên được đánh giá có chú ý thêm để tránh rủi
ro không?
• Bên được đánh giá có hiểu rằng lao động lệ thuộc hoặc cưỡng bức ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ theo cách
khác nhau không?
• Các thành viên của một tổ chức nhà sản xuất có nhận thức được rủi ro lao động lệ thuộc và sự cần thiết phải xác
định các biện pháp phòng ngừa không?
• Đại diện của người lao động có tham gia để đảm bảo các nguồn thông tin bổ sung không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến lao động lệ thuộc tiềm ẩn không?
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có nhận thức được trách nhiệm của bên được đánh giá để đảm bảo bảo vệ cho
nạn nhân lao động cưỡng bức không?

11.2 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá hành động nghiêm ngặt và siêng năng
khi thuê và tuyển dụng lao động di cư cả trực tiếp và gián tiếp không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá hành động cẩn trọng khi tuyển dụng
lao động di cư, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá hiểu rằng lao động di cư, đặc biệt là lao động di cư là phụ nữ, yếu thế hơn những người lao động
khác trong các tình huống lao động cưỡng bức

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 85


• Bên được đánh giá chú ý và cảnh giác với tuyển dụng gián tiếp (ví dụ: thông qua các công ty tuyển dụng, nhà môi
giới hoặc nhà thầu phụ lao động)
• Bên được đánh giá có sự chú ý rõ ràng và khả năng khắc phục các khía cạnh sau:
ƒ Không có sự bảo vệ của nhà nước (cả quốc gia xuất xứ và quốc gia chủ nhà)
ƒ Lệ thuộc vì nợ (ví dụ: người lao động phải trả chi phí liên quan đến tuyển dụng hoặc phí tuyển dụng cho công
ty tuyển dụng và người đó thiếu minh bạch về các điều khoản việc làm như khấu trừ và thù lao)
ƒ Hạn chế di chuyển (thị thực, giấy tờ thông hành hoặc tài sản quan trọng do công ty tuyển dụng hoặc chủ lao
động nắm giữ. Người lao động không hiểu ngôn ngữ nước sở tại có thể phải đối mặt với hạn chế di chuyển
lớn hơn)
ƒ Trong nông nghiệp, canh tác được tổ chức trên cơ sở cộng đồng vì luật pháp hoặc tập quán không được coi
là canh tác bắt buộc, theo định nghĩa trong Công ước 29 của ILO (điều 19.2)

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức tuyển dụng lao động di cư của bên được đánh giá
có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Người chịu trách nhiệm về nhân sự có nhận thức được các rủi ro bổ sung của lao động lệ thuộc khi thuê người lao
động di cư không? Người chịu trách nhiệm về nhân sự có hiểu những rủi ro và nhu cầu cụ thể của lao động nữ di
cư không?
• Bên được đánh giá có tuân thủ các nguyên tắc tuyển dụng công bằng, bao gồm Nguyên tắc về Tiền lương của Chủ
lao động và yêu cầu tương tự từ các đối tác tuyển dụng không? Bên được đánh giá có thực hiện các biện pháp
phòng ngừa bổ sung không?
• Người lao động có thể tự do chấm dứt hợp đồng của họ không?
• Đại diện của người lao động có tham gia để đảm bảo các nguồn thông tin bổ sung không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến khả năng vi phạm quyền của người lao động di cư không?

11.3 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá không khiến
người lao động bị đối xử vô nhân đạo hoặc hạ thấp, hình phạt về thể xác, ép buộc về tinh thần hoặc
thể chất và/hoặc lạm dụng tình dục không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đảm bảo người lao động không bị đối
xử hạ thấp, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá hiểu những gì có thể được coi là đối xử hạ thấp
• Người lao động không bị đối xử hạ thấp
• Bên được đánh giá không dung thứ cho việc áp dụng hình phạt về thể xác hoặc ép buộc về tinh thần hoặc tình dục
như một phần của các biện pháp kỷ luật của bên được đánh giá
• Người giám sát được hướng dẫn không bao giờ trừng phạt người lao động về thể xác hoặc tinh thần (bao gồm quấy
rối lời nói và tình dục) và sẽ có hậu quả nếu họ làm như vậy
• Bên được đánh giá đặc biệt chú ý để tránh đối xử hạ thấp những người lao động yếu thế nhất như người di cư, lao
động thời vụ, lao động vị thành niên, phụ nữ hoặc phụ nữ mang thai.
• Nếu nhà ở tập thể được cung cấp, ký túc xá đảm bảo các điều kiện làm việc tôn trọng nhân phẩm của người lao
động. Ví dụ:
ƒ Tủ khóa riêng cho mỗi người lao động để cất đồ đạc cá nhân
ƒ Giường riêng cho mỗi người lao động
ƒ Chỗ ở riêng cho các giới khác nhau
ƒ Nơi thay đồ riêng cho các giới khác nhau
ƒ Chỗ ở riêng cho các giới khác nhau
ƒ Nhà vệ sinh riêng cho các giới khác nhau

P 86 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đảm bảo người lao động không
bị đối xử hạ thấp có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Ban quản lý, đặc biệt là người giám sát, có biết rằng không được phép trừng phạt hoặc đối xử hạ thấp đối với người
lao động không? Họ có hiểu hậu quả của việc vi phạm điều này không?
• Bên được đánh giá có thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để tránh trừng phạt hoặc đối xử hạ thấp người
lao động không?
• Đại diện của người lao động có tham gia để đảm bảo các nguồn thông tin bổ sung không?
• Có khiếu nại nào liên quan đến hình phạt tiềm ẩn hoặc đối xử hạ thấp với người lao động không?

11.4 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã thiết lập tất cả các quy trình kỷ luật
hiện hành bằng văn bản và đã giải thích bằng lời cho người lao động bằng các điều khoản rõ ràng và
dễ hiểu không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá thiết lập các biện pháp kỷ luật đối với
người lao động, đánh giá viên cần xác định:
• Chủ lao động chỉ sử dụng các biện pháp kỷ luật khi có lo ngại về công việc, hành vi hoặc vắng mặt không có lý do
chính đáng.
• Các biện pháp và quy trình kỷ luật được nêu bằng văn bản và người lao động biết về các nội dung đó và có thể dễ
dàng tiếp cận. Các biện pháp và quy trình này mô tả:
ƒ Những hành động và hành vi nào có thể dẫn đến các biện pháp kỷ luật
ƒ Những loại biện pháp mà chủ lao động có thể thực hiện
ƒ Quy trình quyết định thực hiện các biện pháp kỷ luật
• Các quy trình kỷ luật sẽ nêu tên của một người sẽ giúp người lao động thể hiện quan điểm của mình hoặc bất đồng
với bất kỳ biện pháp kỷ luật nào (thường là từ bộ phận Nhân sự hoặc đại diện của người lao động)
• Các biện pháp kỷ luật không được tạo điều kiện thuận lợi cho bên được đánh giá chiếm giữ không công bằng các
khoản tiền của người lao động. Cần đặc biệt chú ý đến việc áp đặt các khoản phí tài chính hoặc các khoản khấu trừ,
có thể là bất hợp pháp (xem thêm các khoản khấu trừ bất hợp pháp trong phần Lĩnh vực hoạt động 5: Thù lao Công
bằng và Hướng dẫn 9: Cách thúc đẩy thù lao công bằng)

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá thiết lập các biện pháp kỷ luật
có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Các quy trình kỷ luật có nhất quán và phù hợp với luật pháp không?
• Có bằng chứng văn bản nào về cách thực hiện các quy trình đó không?
• Người lao động có biết về các biện pháp kỷ luật và họ có hiểu nội dung và hậu quả không?
• Đại diện của người lao động có được tham vấn và mời tham gia không?
• Có biện pháp kỷ luật nào có thể đại diện cho phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính hoặc bất kỳ sự phân biệt đối xử
nào khác không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Bằng chứng văn bản về đào tạo cho người lao động, quản lý và nhân sự (ví dụ: danh sách người tham dự có chữ ký,
tỷ lệ theo giới tính của người tham dự)
• Bằng chứng văn bản về các quy trình kỷ luật
• Quy trình và hồ sơ tuyển dụng
• Hợp đồng lao động, bao gồm các hợp đồng liên quan đến người lao động an ninh, vệ sinh và các dịch vụ khác
• Bằng chứng văn bản về các trường hợp kỷ luật và các biện pháp được thực hiện

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 87


Lĩnh vực hoạt động 12: Bảo vệ môi trường
Việc thiết lập các chính sách và quy trình về môi trường phản ánh trách nhiệm kinh doanh trong việc tuân thủ luật pháp,
giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đóng góp tích cực cho sự phát triển lâu dài. Trong bối cảnh thẩm định
(Due Diligence) về kinh doanh và nhân quyền, quyền được có một môi trường lành mạnh không thể bị bỏ qua và sẽ là một
phần của thẩm định (Due Diligence) về kinh doanh.

12.1 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá liên tục xác định các tác động đáng kể
và tác động môi trường liên quan đến hoạt động của mình không?
Các công ty nên đánh giá tác động của hoạt động của mình để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường
đối với các cộng đồng, tài nguyên và người lao động xung quanh trong chuỗi cung ứng.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá đánh giá các tác động bất lợi của mình
đến môi trường, đánh giá viên cần xác định:
• Bên được đánh giá đánh giá và xác định tác động môi trường của mình khi xem xét tất cả các quy trình của doanh
nghiệp (cho dù sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp)
• Bên được đánh giá thiết lập các kế hoạch để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm các mục
tiêu, biện pháp khắc phục và cơ chế đánh giá
• Bên được đánh giá tích hợp vào đánh giá tác động bất kỳ quy trình mới hoặc thiết bị mới được lắp đặt nào (ví dụ:
điều này có thể được thấy trong các điều chỉnh của kế hoạch khắc phục)
• Bên được đánh giá có hiểu biết rõ ràng về việc các cộng đồng xung quanh, tài nguyên thiên nhiên và người lao động
bị ảnh hưởng bởi hoạt động của họ như thế nào
• Bên được đánh giá có một khoảng thời gian được xác định trước để thực hiện các đánh giá tác động môi trường
như vậy và chỉ định nhân viên có kỹ năng phù hợp để làm như vậy.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá đánh giá tác động môi trường
của mình có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Bên được đánh giá có phải chịu bất kỳ hình phạt hoặc phí nào do các thực hành quản lý môi trường không phù hợp
không?
• Có cơ chế khiếu nại nào để giải quyết các mối quan ngại về môi trường của các cộng đồng xung quanh không?
• Người phụ trách tiến hành đánh giá tác động có đủ trình độ không?
• Có quy trình nào để đảm bảo việc đánh giá tác động được tiến hành thường xuyên không?
• Người lao động và thành viên của một tổ chức nhà sản xuất có được biết và đào tạo về các tác động đáng kể và tác
động môi trường liên quan đến hoạt động của họ không?

12.2 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá có sẵn các quy trình để đảm bảo đưa
luật môi trường địa phương vào mô hình kinh doanh không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các quy trình, đánh giá viên cần xác định bên được đánh giá có:
• Các chính sách và quy trình nội bộ để kết hợp các luật môi trường có liên quan
• Biến các chính sách và quy trình này thành một phần rõ ràng trong văn hóa kinh doanh hoặc văn hóa tổ chức
• Cơ chế để đảm bảo:
ƒ Liên tục nhận biết các quy định về môi trường
ƒ Định nghĩa của các yêu cầu cụ thể áp dụng cho các hoạt động hàng ngày của chính mình

P 88 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


ƒ Xác định các nguồn thông tin về luật môi trường như:
ƒ các trang web trực tuyến chuyên ngành
ƒ các ấn phẩm do các chuyên gia trong ngành phát hành
ƒ các dịch vụ do các công ty chuyên môn cung cấp

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá phát triển các quy trình để tích
hợp luật môi trường có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Có cơ chế khiếu nại nào để giải quyết các mối quan ngại về môi trường của các cộng đồng xung quanh không?
• Người phụ trách soạn thảo quy trình có đủ trình độ không?
• Quy trình có được sửa đổi thường xuyên không?

12.3 Có bằng chứng thỏa đáng về giấy phép môi trường bắt buộc của bên được đánh giá không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các giấy phép hiện có, đánh giá viên cần xác định:
• Các giấy phép môi trường cần thiết, theo yêu cầu của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể, được
cung cấp và cũng có hiệu lực
• Trong trường hợp không có giấy phép:
ƒ Bên được đánh giá đã thực hiện tất cả các hành động để xin (các) giấy phép liên quan từ các cơ quan có thẩm
quyền
ƒ Cần xem xét thêm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào do các quy trình hành chính của các cơ quan đó. Trong
trường hợp này, cần cung cấp tài liệu để xác nhận sự chậm trễ hành chính.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá các giấy phép hiện có của bên được đánh giá và/hoặc những
nỗ lực của họ để có được chúng có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay
không.
• Bên được đánh giá có hiểu tầm quan trọng của việc có những giấy phép này không?
• Các tài liệu có liên quan đến các hoạt động kinh doanh không?
• Những giấy phép này có cần được cập nhật thường xuyên không? Tần suất? Các giấy phép đó có được xác nhận
chính xác và gần đây chưa?

12.4 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy chất thải được quản lý theo cách không dẫn đến ô nhiễm
môi trường không?
Có những khu vực tại địa phương mà việc phân tách và thải bỏ chất thải không được quản lý bởi các cơ quan công quyền.
Điều này có thể dẫn đến việc đổ chất thải vào môi trường. Ngay cả khi không có quy định của quốc gia, bên được đánh giá
không được đổ chất thải vào môi trường tự nhiên hoặc đốt trong các đám cháy hở.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá quản lý chất thải, ít nhất đánh giá viên
phải đánh giá:
• Cách bên được đánh giá quản lý chất thải, bao gồm vật liệu đóng gói, hóa chất và thùng chứa hóa chất nông nghiệp
• Bên được đánh giá đặc biệt chú ý đến nước, nước thải và chất thải nguy hại bị ô nhiễm trong công nghiệp
• Bên được đánh giá có các quy trình để:
ƒ Xác định và phân tách loại chất thải (nguy hiểm, hoặc không nguy hiểm) bao gồm cả vật liệu đóng gói
ƒ Xác định các yêu cầu xử lý cụ thể (ví dụ: thải bỏ thông qua đại lý được ủy quyền hoặc đến một cơ sở được chỉ
định hoặc cơ sở chuyên môn)
ƒ Tạo nhận thức cho người lao động về chất thải được tạo ra tại cơ sở và cách xử lý đúng cách

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 89


ƒ Tránh đổ chất thải vào môi trường tự nhiên
ƒ Tránh đốt chất thải trong các đám cháy hở
ƒ Thải bỏ nhựa và thùng chứa hóa chất rỗng mà không phát sinh các nguy cơ đối với môi trường hoặc gây hại
cho con người
ƒ Chỉ định và sử dụng các khu vực để lưu trữ và đổ thải chất thải nguy hại
ƒ Đảm bảo hệ thống đánh giá và xử lý cho tất cả nước thải được tạo ra, phù hợp với luật và giấy phép có liên
quan
ƒ Ngăn chặn việc xả các chất ô nhiễm nước và khôi phục chất lượng nước

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá việc quản lý chất thải của bên được đánh giá có phù hợp với
các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Bên được đánh giá có hiểu tầm quan trọng của việc quản lý chất thải đúng cách không?
• Các hoạt động quản lý chất thải có liên quan đến các hoạt động kinh doanh không?
• Người lao động có biết về chính sách và quy trình quản lý chất thải không?
• Có khiếu nại nào về việc quản lý chất thải bất thường tiềm ẩn của doanh nghiệp không?
• Bên được đánh giá có phải chịu các hình phạt hoặc phí do các hoạt động quản lý chất thải không phù hợp không?
Nếu có, những bài học rút ra được là gì?

12.5 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy nước được quản lý theo cách tôn trọng môi trường, đặc
biệt nhưng không giới hạn ở việc bảo tồn các nguồn nước địa phương không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá quản lý nước; đánh giá viên cần xác
định:

Bên được đánh giá có cơ chế để thúc đẩy bảo tồn nước và giảm chất thải nước. Việc này liên quan đến nước dùng trong
công nghiệp, nông nghiệp và tiêu thụ cá nhân.
Các cơ chế có thể bao gồm:
• Sử dụng nước được cấp phép (khi luật/cơ quan có thẩm quyền hiện hành yêu cầu)
• Xác định đúng các suối nước, sông, hồ và các hệ sinh thái / nguồn nước khác trong khu vực
• Đánh giá rủi ro được lập thành văn bản chứng minh cho các quyết định quản lý về việc sử dụng nước
• Nâng cao nhận thức của người lao động về giảm chất thải nước
• Các quy trình sử dụng nước hợp lý và tái sử dụng khi có thể
• Lưu giữ hồ sơ về trạng thái / tình trạng của các nguồn nước được sử dụng và các vấn đề quan trọng

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá việc quản lý nước của bên được đánh giá có phù hợp với các
giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Bên được đánh giá có hiểu tầm quan trọng của việc quản lý nước đúng cách không?
• Ban quản lý và người lao động có nhận biết sự tồn tại của các nguồn nước và sự liên quan đến việc sử dụng, giám
sát và bảo tồn của cơ sở không?
• Các hoạt động quản lý chất thải ở công ty hoặc tổ chức nhà sản xuất có liên quan đến các hoạt động kinh doanh
không?
• Người lao động có biết về chính sách và quy trình quản lý nước không?
• Có khiếu nại nào được nộp về việc quản lý nước bất thường tiềm ẩn của doanh nghiệp không?

P 90 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Đánh giá rủi ro / tác động môi trường
• Sơ đồ xác định các suối nước, sông và/hoặc hồ trong khu vực hoạt động của bên được đánh giá
• Tính toán các nguồn lực tài chính và nhân sự cần thiết để tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về xã hội và môi trường
• Giấy chứng nhận và giấy phép môi trường hợp lệ
• Kế hoạch Quản lý chất thải
• Kế hoạch Quản lý nước
• Các chính sách và quy trình quản lý môi trường

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 91


Lĩnh vực hoạt động 13: Hành vi Kinh doanh Có đạo đức

13.1 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá tích cực phản đối bất kỳ hành vi tham
nhũng, tống tiền hoặc tham ô, hoặc hình thức hối lộ nào, trong các hoạt động của mình với tư cách là
một công ty không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá phản đối một cách tích cực và rõ ràng
bất kỳ hành vi tham nhũng nào, đánh giá viên cần xác định
• Bên được đánh giá xác định các tình huống và hoạt động trong đó các hành vi tham nhũng, tống tiền hoặc hối lộ
có nhiều khả năng xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Cần đặc biệt chú ý đến việc mua sắm, tuyển dụng,
quản lý và yêu cầu giấy phép và tiếp nhận đánh giá
• Bên được đánh giá xây dựng và cung cấp các chính sách nội bộ lên án bất kỳ hành vi tham nhũng nào
• Bên được đánh giá xây dựng các quy trình đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp tích cực để ngăn chặn và
chống lại bất kỳ hành vi tham nhũng nào
• Bên được đánh giá thường xuyên đào tạo người lao động về lợi ích của môi trường làm việc không có tham nhũng
và tích cực thưởng cho các hành động trung thực của người lao động và ban quản lý.

Cần đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa đánh giá viên và bên được đánh giá cũng như giữa người giám sát, công ty tuyển
dụng và nhà thầu phụ.

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá các chính sách và quy trình đạo đức và chủ động của bên
được đánh giá có phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Bên được đánh giá có chính sách (ví dụ: amfori BSCI) công khai lên án hành vi tham nhũng, tống tiền và hối lộ
là hành vi phi đạo đức không thể chấp nhận được trong hoạt động kinh doanh và phạm vi ảnh hưởng của mình
không?
• Bên được đánh giá có phát triển và áp dụng các biện pháp, chương trình hoặc kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa và
phát hiện các hành vi tham nhũng, tống tiền, biển thủ hoặc hối lộ dưới mọi hình thức không?
• Bên được đánh giá sử dụng cơ chế nào để thông báo và đào tạo người lao động và các thành viên tổ chức nhà sản
xuất về vấn đề tham nhũng?
• Bên được đánh giá có xác định được những rủi ro chính của tham nhũng có thể xảy ra ở đâu và như thế nào không?
• Bên được đánh giá có các quy trình để điều tra và ngăn chặn mọi hành vi sai trái giữa những người lao động, đặc
biệt là những người có quyền ra quyết định không?
• Bên được đánh giá có khen thưởng hành vi có đạo đức và sự liêm chính của người lao động và người quản lý không?
• Bên được đánh giá có đưa nội dung về đạo đức và sự liêm chính vào đào tạo dành cho người lao động và người
quản lý hoặc các thành viên tổ chức nhà sản xuất không?
• Bên được đánh giá có nhận thức được những tác động xấu của tham nhũng đối với hoạt động kinh doanh và xã hội
của mình nói chung không?

13.2 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá lưu giữ thông tin chính xác liên quan
đến các hoạt động, cấu trúc và hiệu suất của chính mình không?
Các hệ thống lưu giữ hồ sơ cung cấp nền tảng vững chắc để lưu hồ sơ, theo dõi và cung cấp thông tin về các giao dịch tài
chính, tài liệu cần thiết và dữ liệu lực lượng lao động

P 92 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


Các bộ phận tuân thủ pháp lý nên làm việc chặt chẽ với người mua và các đồng nghiệp có liên quan khác để đảm bảo tất
cả thông tin cá nhân - về người lao động, đối tác kinh doanh, khách hàng và những người khác - được lưu trữ cẩn thận.
Việc lưu trữ phải tuân thủ các luật và tiêu chuẩn về quyền riêng tư.

Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 3: Cách thức triển khai Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội.

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của việc lưu giữ hồ sơ về các hoạt động, cấu trúc và hiệu suất của bên
được đánh giá, đánh giá viên cần xác định các thông tin đó có:
Chính xác: Mọi thông tin mà bên được đánh giá trình bày phải đúng
Thực tế: Tuyên bố của bên được đánh giá về hoạt động của mình phải chính xác (ví dụ: khối lượng sản xuất, số lượng
người lao động, giờ làm việc và thuê lao động trực tiếp hay gián tiếp).
Có cấu trúc: Thông tin về các cơ sở khác nhau và cách thức mà bên được đánh giá tổ chức các cơ sở sản xuất của mình
phải có sẵn và rõ ràng

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá việc thông tin được thu thập và lưu trữ có phù hợp với các
giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Có theo dõi về bất kỳ phát hiện đánh giá hoặc thanh tra nào được báo cáo trước đó của chính phủ không?
• Bên được đánh giá có tiết lộ thông tin theo các quy định hiện hành và thực hành chuẩn ngành không?
• Có nguy cơ phân biệt đối xử nào có thể xảy ra trong cách thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân của bên được đánh
giá không?
• Có cơ chế khiếu nại nào mà các cá nhân hoặc cộng đồng bị ảnh hưởng có thể khiếu nại về cách thức bên được đánh
giá thu thập và lưu thông tin không?

13. 3 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực hiện các
biện pháp cần thiết để không tham gia vào việc giả mạo thông tin liên quan đến các hoạt động, cấu
trúc và hiệu suất của mình, cũng như các hành động khai báo sai về chuỗi cung ứng của mình không?
Giả mạo, gian lận và khai báo sai là những hành động có mục đích nhằm gây tổn hại hoặc tổn thất cho bên khác vì lợi ích
trực tiếp hoặc gián tiếp của chính mình.

Các hành động này có thể liên quan đến:


Phạm vi hoạt động riêng của Bên được đánh giá (ví dụ: giấy phép kinh doanh không hợp lệ hoặc giả mạo, không khai
báo các đơn vị sản xuất, lừa dối người có RSP hoặc đánh giá viên để giới hạn phạm vi đánh giá amfori BSCI)
Chuỗi cung ứng của Bên được đánh giá (ví dụ: các hoạt động sản xuất hoặc tìm nguồn cung ứng chưa khai báo)

Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của các biện pháp của bên được đánh giá, đánh giá viên cần xác định bên
được đánh giá:
• Hiểu được mức độ nghiêm trọng của các hành vi kinh doanh phi đạo đức này
• Có cam kết nghiêm túc và rõ ràng để tránh các hành vi như vậy
• Đã phát triển (và duy trì) các quy trình nội bộ cần thiết để giảm thiểu rủi ro giả mạo hoặc khai báo sai
• Đảm bảo điều tra thích hợp và các biện pháp kỷ luật nếu có nhân viên nào hành xử phi đạo đức

Đánh giá viên có thể yêu cầu dữ liệu liên quan đến năng suất, để thiết lập tính xác thực của năng lực sản xuất, nhu cầu làm
thêm giờ hoặc các liên kết đến các cơ sở khác.

Đánh giá viên phải tuân theo Quy chế Không dung thứ amfori BSCI (xem Hướng dẫn 5: Cách Tuân thủ Quy chế Không
dung thứ) nếu xác định được hành vi giả mạo, gian lận hoặc khai báo sai trắng trợn trong quá trình đánh giá amfori BSCI.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3 - P 93


Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá các biện pháp để tránh giả mạo hoặc gian lận có phù hợp
với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.
• Bên được đánh giá có hiểu tầm quan trọng của việc tránh giả mạo, gian lận hoặc khai báo sai không?
• Các hành vi phi đạo đức được xác định như thế nào? Các hành vi đó được điều tra như thế nào?
• Người lao động nghĩ gì về các biện pháp kỷ luật mà bên được đánh giá thực hiện (nếu có)?

13.4 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thu thập, sử dụng và xử lý thông tin
cá nhân một cách cẩn thận hợp lý và phù hợp với luật bảo mật thông tin và quyền riêng tư cũng như
các yêu cầu pháp lý không?
Tính hiệu quả: Để xác minh tính hiệu quả của cách thức bên được đánh giá xử lý thông tin cá nhân, đánh giá viên
cần xác định bên được đánh giá:
• Thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của các cá nhân với sự tôn trọng cao nhất dành cho các quyền cơ bản của cá nhân
(đặc biệt là quyền riêng tư)
• Áp dụng mức độ quan tâm hợp lý đến thông tin cá nhân của người lao động được thuê trực tiếp, đối tác kinh doanh,
khách hàng và người tiêu dùng trong phạm vi ảnh hưởng của bên được đánh giá
• Dành sự chú ý đặc biệt đến cách thu thập dữ liệu để bảo vệ lợi ích sống còn của người lao động (ví dụ: hồ sơ bệnh
án)
• Thu thập và xử lý thông tin cá nhân theo luật bảo mật thông tin hiện hành

Tính nhất quán: Ngoài ra, đánh giá viên phải đánh giá cách thức bên được đánh giá xử lý thông tin cá nhân có phù
hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không
• Bên được đánh giá có hiểu tầm quan trọng của việc xử lý thông tin cá nhân một cách tôn trọng không?
• Thông tin về người lao động có được đối xử thỏa đáng, đặc biệt nếu họ là những người lao động yếu thế không?
• Các hồ sơ, đặc biệt là những hồ sơ có thông tin cá nhân, có được lưu hồ sơ đúng cách với các bảo đảm cần thiết
không?
• Có hậu quả nào đối với những người giám sát không xử lý thông tin cá nhân một cách tôn trọng không?

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này
• Giấy phép kinh doanh
• Chính sách chống tham nhũng
• Đánh giá rủi ro tham nhũng
• Quy trình điều tra và ngăn ngừa hành vi phi đạo đức
• Truyền thông và đào tạo để thúc đẩy và khen thưởng sự liêm chính

P 94 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 3


amfori
The Gradient Building
Avenue de Tervueren 270
1150 Brussels
Fax: +32 2 762 75 06
Phone: +32 2 762 05 51
E-mail: info@amfori.org

Tìm và theo dõi chúng tôi /amfori


2022

Hướng dẫn Sử dụng Hệ


thống amfori BSCI

Phần 4: Hướng
dẫn amfori BSCI
dành cho Đối
tác Kinh doanh

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI này
được công bố vào tháng 12 năm 2022. Phiên bản này cùng tồn tại với
các tài liệu liên quan do amfori ban hành cho đến nay.
Giới thiệu

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI đã được cập nhật vào năm 2022. Đối tượng của tài liệu này chủ yếu là các thành
viên amfori, đối tác kinh doanh của họ và các đối tác giám sát của amfori và đánh giá viên. Bản cập nhật Hướng dẫn sử
dụng Hệ thống amfori BSCI này có bốn phần chính và các tài liệu Hướng dẫn để cung cấp thông tin chi tiết cho các đối
tượng trên và người dùng hệ thống.

Trong từng phần có các thông tin về các quy tắc và quy trình kinh doanh của Hệ thống amfori BSCI.

Phần 1 / giải thích phương pháp và các bước triển khai thẩm định (Due Diligence) của amfori BSCI trong thực tế cùng với
các công cụ và dịch vụ thực tế mà amfori cung cấp cho các thành viên và đối tác kinh doanh của họ

Phần 2 / hướng đến các thành viên amfori, đối tác kinh doanh, công ty đánh giá và đánh giá viên của họ. Phần này cung
cấp cả cái nhìn tổng quan về cách phương pháp đánh giá toàn diện của amfori BSCI và giải thích về toàn bộ quy trình đánh
giá của amfori BSCI, từ việc yêu cầu, lên lịch đến thực hiện đánh giá và theo dõi.

Phần 3 / hỗ trợ cho các thành viên amfori và đánh giá viên trong việc diễn giải thích các câu hỏi của bảng câu đánh giá
amfori BSCI.

Phần 4 / có bốn chương diễn giải cho các đối tác kinh doanh về tất cả các tài liệu và hướng dẫn liên quan mà amfori BSCI
cung cấp cho họ và các hướng dẫn cụ thể về những kỳ vọng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

18 tài liệu hướng dẫn được biên soạn để hỗ trợ các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ trong việc triển
khai các Hoạt động Đánh giá amfori BSCI: Tự đánh giá, Đánh gíá Xã hội amfori và Cải thiện Liên tục.

P 2 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lời nói đầu

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022. Phiên bản
này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do amfori ban hành cho đến nay.

Các tài liệu dưới đây tiếp tục được áp dụng vì vẫn còn hiệu lực:

Tài liệu amfori BSCI

Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (v.2021)


Quy định Báo cáo Đánh giá amfori BSCI (có trên Nền tảng Bền vững amfori Sustainability Platform)
Điều lệ phối hợp của amfori a.i.s.b.l.
Hướng dẫn giản lược: Luật Phòng chống Nô lệ thời hiện đại của Vương quốc Anh
Tuyên bố Quan điểm: Luật Lao động Trẻ em Mới ở Ấn Độ
Hướng dẫn: Công dân Syria làm việc trong chuỗi cung ứng của Thổ Nhĩ Kỳ
Người tị nạn trong Chuỗi Cung ứng: Hướng dẫn Xác định và Quản lý Rủi ro
Sổ tay Đối thoại Xã hội về Giới tính
Thực hành mua sắm có trách nhiệm trong Đại dịch COVID-19
Hướng dẫn để các thành viên amfori Đánh giá hoạt động Bóc lột Tiềm ẩn liên quan đến Lao động Cưỡng bức của Nhà nước
Kinh doanh có trách nhiệm trong các Khu vực bị Ảnh hưởng bởi Xung đột và Rủi ro Cao – Hướng dẫn dành cho các Thành
viên amfori
Hành trình trả lương sinh hoạt của amfori: Dự trữ và thiết lập con đường phía trước
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại lớn,
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại nhỏ và rất nhỏ

MEMOs dành cho Giám sát viên và Đánh giá viên, vui lòng xem Trang web amfori.

MEMO (ACs 2016/03 - 1): Auditing Arrangements under BSCI 2.0


MEMO (ACs 2016/11 - 2): Child Labour Amendment Act in India
MEMO (ACs 2017/03 - 1): Evaluating Double Book Keeping- Turkey
MEMO (ACs 2018/05 - 1): Social Insurance and Welfare in PRC
MEMO (ACs 2018/06 - 2): Minimum Content for amfori BSCI Audit Report
MEMO (MPs 2019/10 - 1): Fire Safety in India
MEMO (ACs 2021/05 - 1): Fair Recruitment
MEMO (ACs 2021/07 - 1): Supply Chain Grievance Mechanism
MEMO (ACs 2021/09 - 2): Audit Errors
MEMO (ACs 2021/10 - 3): Building & Fire Safety in PRC
MEMO (ACs 2022/01 - 1):Combined Audits Procedure
MEMO (ACs 2023/01 - 1): Audit Durations
MEMO (ACs 2023/01 - 2): Recruitment Fee
MEMO (ACs 2023/01 - 3): Türkiye Building Safety & Earthquake Readiness
MEMO (ACs 2023/02 - 1): Working Hours
MEMO (ACs 2023/02 - 2): Living Wage

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 3


Nội dung

1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG AMFORI BSCI DÀNH CHO ĐỐI TÁC KINH DOANH 5

2. THU THẬP VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU 6

Thông Tin Đối Tác Kinh Doanh 6

Lập Sơ Đồ Chuỗi Cung Ứng 9

3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRIỂN KHAI TỰ ĐÁNH GIÁ 10

Tự Đánh Giá 10

Tự Đánh Giá Của Trang Trại 11

4. HƯỚNG DẪN DIỄN GIẢI ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 12

Lĩnh Vực Hoạt Động 1: Hệ Thống Quản Lý Trách Nhiệm Xã Hội Và Hiệu Ứng Lan Truyền 13

Lĩnh Vực Hoạt Động 2: Sự Tham Gia Của Người Lao Động Và Biện Pháp Bảo Vệ 17

Lĩnh Vực Hoạt Động 3: Quyền Tự Do Lập Hội Và Thương Lượng Tập Thể 21

Lĩnh Vực Hoạt Động 4: Không Phân Biệt Đối Xử, Bạo Lực Hoặc Quấy Rối 23

Lĩnh Vực Hoạt Động 5: Trả Thù Lao Công Bằng 26

Lĩnh Vực Hoạt Động 6: Thời Giờ Làm Việc Hợp Lý 32

Lĩnh Vực Hoạt Động 7: Sức Khỏe Và An Toàn Nghề Nghiệp 36

Lĩnh Vực Hoạt Động 8: Không Sử Dụng Lao Động Trẻ Em 49

Lĩnh Vực Hoạt Động 9: Bảo Vệ Đặc Biệt Đối Với Lao Động Vị Thành Niên 53

Lĩnh Vực Hoạt Động 10: Không Việc Làm Bấp Bênh 56

Lĩnh Vực Hoạt Động 11: Không Sử Dụng Lao Động Lệ Thuộc,
Lao Động Cưỡng Bức Hoặc Buôn Người 60

Lĩnh Vực Hoạt Động 12: Bảo Vệ Môi Trường 64

Lĩnh Vực Hoạt Động 13: Đạo Đức Kinh Doanh 67

5. HIỂU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI 69

P 4 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


1. Hướng dẫn sử dụng hệ thống
amfori BSCI dành cho Đối tác
Kinh doanh
Phần này của Sổ tay Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI diễn giải cho các đối tác kinh doanh về tất cả các tài liệu
và hướng dẫn liên quan mà amfori BSCI cung cấp cho họ và các hướng dẫn cụ thể về những kỳ vọng trong mọi lĩnh vực
hoạt động.

Các đối tác kinh doanh ký vào Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI cam kết thực hiện thẩm định về quyền con người (Due
Diligence) và bảo vệ môi trường trong chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của họ. Nếu một đối tác kinh doanh đã
có cam kết vào Bộ Quy tắc Ứng xử, rất có thể vì ít nhất một trong các khách hàng của họ là thành viên amfori BSCI hoặc
bán hàng cho thành viên amfori BSCI.

Theo Mối quan hệ kinh doanh như thế, thành viên amfori BSCI có liên quan yêu cầu các đối tác kinh doanh của họ:

• Ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• Áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào các hoạt động kinh doanh của mình

• Được đánh giá và thực hiện các hành động cần thiết để đảm bảo cải thiện liên tục và giải quyết các tác động bất lợi
có thể có về nhân quyền

Hơn nữa, thành viên amfori BSCI sẽ mời đối tác kinh doanh của mình tham gia Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform) và mỗi đối tác kinh doanh sẽ tạo hồ sơ riêng của họ trên Nền tảng. Điều này cho phép các thành
viên amfori:

• Theo dõi tính bền vững xã hội của các đối tác kinh doanh theo phương pháp và cách thức có cấu trúc

• Giảm mệt mỏi khi kiểm tra

• Theo dõi và hỗ trợ các hành động cải thiện liên tục của các đối tác kinh doanh của họ

• Tiếp cận các khóa đào tạo có liên quan miễn phí cho đối tác kinh doanh của họ.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 5


2. Thu Thập Và Quản Lý Dữ Liệu

Mục tiêu của hệ thống amfori BSCI là hỗ trợ văn hóa cải thiện liên tục trong doanh nghiệp. Các đối tác kinh doanh được
khuyến khích tạo ra Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội (SMS) để phân tích, kiểm soát và giảm tác động xã hội tiêu cực từ
các hoạt động của họ. Là một phần của hệ thống đó, các đối tác kinh doanh sẽ cần phương pháp có tổ chức để thu thập và
lưu giữ dữ liệu và hồ sơ. Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 2: Cách thiết lập hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội?.

Đối tác kinh doanh nên chọn một người liên hệ chính để:

• Cung cấp thông tin cho các thành viên amfori BSCI

• Duy trì dữ liệu trong Nền tảng Bền Vững amfori (amfori Sustainability Platform)

• Chỉ đạo việc chuẩn bị cho việc đánh giá amfori BSCI và theo dõi cải thiện liên tục

Nếu đối tác kinh doanh không có hệ thống thu thập dữ liệu, hệ thống amfori BSCI cung cấp các công cụ và mẫu để giúp
các đối tác kinh doanh tổ chức dữ liệu của họ một cách có hệ thống.

Thông Tin Đối Tác Kinh Doanh


Các thành viên amfori BSCI yêu cầu các đối tác kinh doanh của họ cung cấp tổng quan đầu tiên về hoạt động kinh doanh
của mình. Một cách để thực hiện yêu cầu này là điền vào bảng Tự Đánh giá:

• Hồ sơ công ty

• Cơ cấu Sản xuất và Việc làm

• Chứng nhận và Đánh giá

• Môi trường làm việc

• Cách thức trả thù lao

• Biểu mẫu giờ làm việc

• Dữ liệu về Lao động vị thành niên

• Thông tin nhà ở

• Cơ chế Khiếu nại

Các bản tự đánh giá nhằm mục đích thu thập dữ liệu về hoạt động và thực tiễn trong kinh doanh của đối tác kinh doanh
có ảnh hưởng đến tính bền vững và hiệu quả về trách nhiệm xã hội, chẳng hạn như:

1. Hồ sơ công ty
Dữ liệu kinh doanh: Thông tin về địa điểm, ngành nghề sản xuất và sản phẩm. Đối tác kinh doanh phải báo cáo nếu họ
có hoạt động sản xuất hoặc là hoạt động thương mại

Thông tin liên hệ kinh doanh: Thông tin liên hệ và (các) ngôn ngữ chính được sử dụng. Đối tác kinh doanh cung cấp
thông tin liên hệ để khách hàng và giám sát viên có thể liên hệ.

P 6 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


QUAN TRỌNG: Một ID amfori là một mã số duy nhất được tạo ra cho mỗi công ty và từng Cơ sở trên Nền tảng.
Tuy nhiên, đây là một mã số nội bộ của các hệ thống của amfori và không phải là mã số định danh chính thức
của chính phủ. Một ID amfori được liên kết với một địa chỉ email: ID-amfori được đăng ký với một địa chỉ email
cụ thể, địa chỉ email của người liên hệ chính của đối tác kinh doanh. Không thể sử dụng một địa chỉ email cho
nhiều ID amfori vì nó sẽ gây ra vấn đề với tài khoản!
QUAN TRỌNG: Nếu công ty hoặc thông tin cơ sở của đối tác kinh doanh thay đổi, chẳng hạn như tên, địa chỉ
hoặc phân loại công ty, thì đối tác kinh doanh cần cập nhật thông tin của công ty trong mục Admin (Quản trị
viên) > Company and/or Admin (Công ty và/hoặc Quản trị viên) > My Sites (Cơ sở Của tôi).
Đối tác Kinh doanh thay đổi địa điểm: nếu Đối tác Kinh doanh di chuyển địa điểm (thay đổi địa điểm với địa chỉ
mới), quản trị viên chính của Đối tác Kinh doanh phải thêm địa điểm mới trong mục Admin (Quản trị viên) > My
sites (Cơ sở của tôi) ‬và cũng có thể thay đổi thông tin công ty trong mục Admin (Quản trị viên) > My company
(Công ty của tôi). Bạn có thể tìm thêm hướng dẫn về quản lý dữ liệu của Đối tác Kinh doanh tại đây. Nếu thay
đổi địa chỉ chỉ là “hình thức”, mà không thay đổi vị trí thực tế, thì Đối tác Kinh doanh có thể trực tiếp chỉnh sửa
thông tin trong hồ sơ công ty/cơ sở trực tiếp.

2. Cơ cấu Sản xuất và Việc làm


Dữ liệu sản xuất: Thông tin về khối lượng và đơn vị sản xuất hàng năm.

Lịch trình sản xuất: Thông tin về những tháng diễn ra hoạt động sản xuất diễn ra vào những mùa cao điểm, mùa trung
bình hoặc thấp.

Cơ cấu sản xuất: Thông tin về các phòng ban và số lượng người lao động bao gồm cả ca làm việc.

Cơ cấu việc làm: Thông tin về tổng lực lượng lao động, số lượng lao động nam và nữ, phân nhóm lao động và thông tin
về người lao động di cư.

3. Chứng nhận và Đánh giá


Tổng quan về Chứng nhận và Đánh giá: Thông tin về chứng nhận và đánh giá hợp lệ. Các chứng nhận và đánh giá này
có thể liên quan đến hiệu quả hoạt động xã hội, hiệu quả môi trường và hiệu quả chất lượng.

4. Môi trường làm việc


Tự do lập hội: Thông tin về các tổ chức và công đoàn và đại diện của người lao động.

Thỏa ước lao động tập thể (CBA): Thông tin về việc có CBA hợp lệ và các quyền lợi được thỏa thuận trong CBA hay không.

Giờ Làm việc: Thông tin về ngày nghỉ tại nước sở tại, giờ làm việc mỗi tuần, tuân thủ luật về giới hạn làm thêm giờ mỗi
tuần và mỗi tháng (nếu có), tiêu chuẩn quy định mức lương làm thêm giờ ngày làm việc, ngày nghỉ và ngày lễ quốc gia
(nếu có) và mức lương làm thêm giờ vào ngày làm việc, ngày nghỉ và ngày lễ quốc gia.

5. Cách thức trả thù lao


5.1 Thông tin Thù lao
Lương Tối thiểu: Thông tin về mức lương tối thiểu và phúc lợi và thưởng theo luật pháp hiện hành cũng như bất kỳ các
hệ thống thù lao cụ thể của ngành

Lương đủ sống: Thông tin về mức lương đủ sống tính bằng đồng nội tệ cùng với nguồn dữ liệu

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 7


Mẫu này cung cấp cho đối tác kinh doanh một công cụ để hiểu:

• Chi phí sinh hoạt tại địa phương và mối liên quan với thù lao của người lao động

• Công thức tính toán để đánh giá chi phí sinh hoạt cho mỗi gia đình

Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 9: Cách thúc đẩy thù lao công bằng.
Thông tin bối cảnh khu vực: Cách mọi người đi đến nơi làm việc bằng phương tiện gì, quy mô của một gia đình trung bình
và các nguồn năng lượng của hộ gia đình đều góp phần vào chi phí sinh hoạt. Các thông tin này có thể không có sẵn,
nhưng đối tác kinh doanh có thể yêu cầu thông tin từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như:

• Thảo luận cởi mở với người lao động và đại diện của họ

• Chính phủ (phòng thống kê)

• Các tổ chức phi chính phủ địa phương hoặc các nhóm cộng đồng

Chi phí gia đình trung bình hàng tháng: Đối tác kinh doanh ước tính ‘giỏ hàng hóa gia đình’ hoặc chi phí sinh hoạt trung
bình cho một gia đình, sử dụng thông tin được thu thập ở trên.

5.1 Mô tả tình huống:


Mô tả các tình huống liên quan đến hiệu quả hoạt động xã hội (ví dụ: làm thêm giờ, tai nạn, ký hợp đồng phụ và đình công).

6. Biểu mẫu giờ làm việc:


Biểu mẫu giờ làm việc: Thông tin về giờ làm việc của mỗi người lao động để hỗ trợ đối tác kinh doanh xác định các rủi
ro tiềm ẩn đối với sức khỏe và an toàn của người lao động do số giờ làm việc. Thu thập thông tin này cho thấy nhận thức
của đối tác kinh doanh về các rủi ro xã hội tiềm ẩn liên quan đến giờ làm việc quá mức (có thể là một chỉ số về tình hình
lao động cưỡng bức).

Tự đánh giá này cung cấp cho đối tác kinh doanh một mô hình để tìm hiểu giờ làm việc của lực lượng lao động so với giờ
làm việc hợp lý như thế nào.

Đối tác kinh doanh được kỳ vọng vào giờ làm việc hàng tuần cho mỗi quý trong năm. Điều này cho phép đánh giá viên:

• Xác định các giai đoạn có hoạt động cao

• Cân bằng thời gian làm việc quá mức trong khoảng thời gian ba tháng

Đối tác kinh doanh có thể bắt đầu bằng cách tính toán giờ làm việc cho mỗi bộ phận, nhưng cuối cùng xác định số liệu cho
mỗi người lao động, để nhận thức rõ hơn về cách đối phó với các rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và an toàn.

7. Dữ liệu về Lao động vị thành niên


Bản tự đánh giá này nhằm thu thập thông tin về lao động vị thành niên, như được định nghĩa trong Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI.

Việc thu thập thông tin này cho thấy nhận thức của đối tác kinh doanh về tầm quan trọng của việc đảm bảo bảo hộ đặc
biệt cho những người lao động trẻ tuổi trong lực lượng lao động của mình.

Đối tác kinh doanh phải có quy trình về cách xác minh độ tuổi của người lao động và hệ thống thu thập thông tin này và
liệu họ có sử dụng lao động vị thành niên hay không.

P 8 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


8. Thông tin nhà ở
Bản tự đánh giá là để thu thập thông tin về việc nhà ở có được cung cấp trực tiếp hay gián tiếp cho người lao động hay
không.

9. Cơ chế Khiếu nại


Bản tự đánh giá là để thu thập thông tin về các khiếu nại đã được nộp. Thiết lập và sử dụng hiệu quả cơ chế khiếu nại cho
thấy nhận thức của đối tác kinh doanh về sự cần thiết phải xác định các rủi ro về trách nhiệm xã hội như phân biệt đối xử,
quấy rối (tình dục) và các hình thức của hành vi kinh doanh phi đạo đức.

Để biết thông tin về việc thiết lập cơ chế khiếu nại, hãy xem Hướng dẫn 3: Cách thiết lập Cơ chế Khiếu nại.

Lập Sơ Đồ Chuỗi Cung Ứng


Trên Nền Tảng Bền Vững amfori (amfori Sustainability Platform) nếu đối tác kinh doanh cần tiến hành thẩm định riêng của
họ để hiểu những rủi ro chính có thể nằm ở đâu trong mạng lưới đối tác kinh doanh phân đoạn đầu của họ, họ có thể sử
dụng công cụ Lập sơ đồ Chuỗi Cung ứng.

Tại thời điểm đó quy trình này có thể được cho phép đưa các đối tác kinh doanh này vào Nền Tảng Bền Vững amfori
(amfori Sustainability Platform)

• Màn hình chuỗi cung ứng hiển thị cho đối tác kinh doanh thấy sự kết nối giữa công ty và các bên khác mà công ty
được liên kết.

• Cuối cùng, khi kết nối được xác nhận và các thông tin được cung cấp, đối tác kinh doanh sẽ thấy tên công ty của họ
và một liên kết có mũi tên dẫn đến tên Đối tác Kinh doanh.

• Lưu ý rằng không có cách nào để chọn đối tác kinh doanh từ danh mục hoặc danh sách.

Một công ty nên tiến hành công việc thẩm định (Due Diligence) riêng bên ngoài nền tảng bền vững để hiểu những rủi ro
chính có thể nằm ở đâu trong mạng lưới đối tác kinh doanh của họ.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 9


3. Lợi Ích Của Việc Triển Khai Tự
Đánh Giá
Việc tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI được giám sát thông qua các hoạt động giám sát amfori BSCI, hướng
đến 13 lĩnh vực hoạt động liên quan (PA).

Mỗi lĩnh vực hoạt động có một bộ câu hỏi mà các đối tác giám sát amfori BSCI sử dụng để đánh giá hiệu quả và thẩm định
(Due Diligence) của một đối tác kinh doanh khi được so sánh với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Đối tác kinh doanh
có thể sử dụng các câu hỏi tương tự để:

• Tiến hành tự đánh giá

• Chuẩn bị cho hoạt động đánh giá amfori BSCI

• Xác định và đánh giá rủi ro trách nhiệm xã hội

• Xây dựng hoạt động cải thiện liên tục

Tự Đánh Giá
Tự đánh giá giúp các đối tác kinh doanh:

Hiểu từng lĩnh vực hoạt động của amfori BSCI

Xác định các cải thiện có thể có (bất kể việc giám sát amfori BSCI có đến hạn hay không)

Vì tất cả các lĩnh vực hoạt động được kết nối, các cải thiện trong một lĩnh vực hoạt động sẽ có tác động tích cực đến các
lĩnh vực hoạt động khác.

Đối tác kinh doanh có thể triển khai việc tự đánh giá thành một chu kỳ thường lệ như LẬP KẾ HOẠCH-THỰC HIỆN-KIỂM
TRA-ĐIỀU CHỈNH thường xuyên để tăng cường khả năng triển khai quy trình cải thiện liên tục của amfori BSCI.

Hệ thống amfori BSCI cung cấp các bản tự đánh giá trong phần giám sát của Nền Tảng Bền Vững amfori (amfori
Sustainability Platform). Các đối tác kinh doanh có thể bắt đầu và triển khai tự đánh giá của mình. Việc tự đánh giá nên
được thực hiện bởi người có kiến thức tốt về hệ thống amfori BSCI.

Bản tự đánh giá của amfori BSCI phản ánh bảng câu hỏi đánh giá amfori BSCI và cho phép bên được đánh giá hiểu đầy
đủ các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và cách áp dụng vào hoạt động kinh doanh. Có các
bảng câu hỏi tự đánh giá cụ thể cho các trang trại (xem bảng đánh giá cho các trang trại lớn, đánh giá cho các trang trại
nhỏ và đánh giá cho các hộ nông nghiệp nhỏ và trang trại gia đình) trên Nền Tảng Bền Vững amfori (amfori Sustainability
Platform).

QUAN TRỌNG: Tự đánh giá amfori BSCI có sẵn trên amfori Sustainability Platform cho các đối tác kinh doanh

Một đối tác kinh doanh có thể chuẩn bị cho đánh giá amfori BSCI bằng cách tiến hành tự đánh giá, sau đó sử dụng kết quả
để cải thiện chủ động trước khi tiến hành giám sát toàn diện.

Công cụ Tự đánh giá có tất cả các câu hỏi giống như đánh giá amfori BSCI toàn diện và thường xuyên.

Kết quả hiển thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm, thay vì Điểm và xếp hạng tổng thể, và cũng hiển thị các vấn đề được Phát hiện.

• Nếu một đối tác kinh doanh hoàn thành bảng Tự đánh giá, thì các thành viên được liên kết có thể xem kết quả đó.
Bảng câu hỏi tự đánh giá cung cấp cho đối tác kinh doanh khả năng nắm bắt thông tin về loại bằng chứng mà họ
đã sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của mình:

ƒ MI: Phỏng vấn Quản lý

P 10 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


ƒ WI: Phỏng vấn Người lao động

ƒ WRI: Phỏng vấn đại diện của người lao động

ƒ DE: Bằng chứng văn bản

ƒ SO: Quan sát Cơ sở

Để xây dựng năng lực dựa trên quy trình tự đánh giá, các đối tác kinh doanh được khuyến khích tham gia các khóa học
trên Học viện amfori (amfori Academy).

Tự Đánh Giá Của Trang Trại


Một đối tác kinh doanh cung cấp nông sản tươi sống từ các trang trại được khuyến khích:

• yêu cầu các trang trại này tiến hành tự đánh giá (ví dụ: sử dụng các mẫu đánh giá trang trại trên Nền tảng)

• tiến hành đánh giá nội bộ nếu các trang trại quá nhỏ để tự tiến hành tự đánh giá

Việc này sẽ giúp đối tác kinh doanh:

• có tổng quan tốt về các trang trại cung cấp nông sản tươi sống cho họ

• đảm bảo khả năng quản lý tốt các rủi ro xã hội tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng của mình

• chuẩn bị cho đánh giá đa cấp độ amfori BSCI.

Đánh giá đa cấp độ của amfori BSCI sẽ đánh giá đối tác kinh doanh (được gọi là bên được đánh giá chính) có:

• Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội hiệu quả để lựa chọn và giám sát các đối tác kinh doanh là trang trại

• Một quy trình đáng tin cậy để hỗ trợ các trang trại trong việc cải thiện liên tục hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã
hội của họ

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 11


4. Hướng Dẫn Diễn Giải Đánh Giá
amfori BSCI
Các đối tác kinh doanh được khuyến khích tham khảo chương này để biết rõ hơn về cách diễn giải tính bền vững và hiệu
suất của trách nhiệm xã hội trong bối cảnh giám sát amfori BSCI.

Câu hỏi: Để tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, các câu hỏi được đánh số theo cùng thứ tự như trong bảng câu hỏi giám sát
amfori BSCI. Các câu hỏi này được đánh dấu là quan trọng khi có tác động lớn đến tính bền vững xã hội và hiệu suất của
đối tác kinh doanh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng giám sát amfori BSCI. Để biết thêm thông tin về xếp hạng giám
sát amfori BSCI, hãy xem Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI Phần II.

Lĩnh vực hoạt động: Các câu hỏi được phân nhóm theo chủ đề hoặc lĩnh vực hoạt động. Ở cuối mỗi lĩnh vực hoạt động,
có một danh sách bằng chứng văn bản mà đối tác kinh doanh nên duy trì và xuất trình trong quá trình giám sát. Ngoài ra
còn có lời nhắc về việc các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại.

Nếu đánh giá viên phát hiện vi phạm nhân quyền rõ ràng trong quá trình đánh giá, đánh giá viên sẽ tuân theo Quy chế
Không dung thứ. Để hiểu được hậu quả, các đối tác kinh doanh nên đọc Hướng dẫn 5: Cách Tuân thủ Quy chế Không dung
thứ.

Phỏng vấn: Đánh giá viên sử dụng các cuộc phỏng vấn để có được thông tin về hiệu quả hoạt động xã hội của đối tác kinh
doanh. Ban quản lý phải sẵn sàng đưa ra giải thích rõ ràng về:

• Sơ đồ tổ chức, phân chia trách nhiệm và các kênh truyền thông

• Các khoản đầu tư mới nhất để cải thiện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp và năng suất

• Các đối tác kinh doanh khác nhau và cách doanh nghiệp lựa chọn họ và giám sát hiệu quả hoạt động xã hội của họ

• Chi tiết hoạt động về:

ƒ Soạn thảo và thực hiện các chính sách và quy trình

ƒ Phương pháp tuyển dụng, quản lý khiếu nại và đào tạo người lao động

Loại hoạt động giám sát: Có bốn phương pháp giám sát theo amfori BSCI khác nhau được điều chỉnh cho phù hợp với
phạm vi đánh giá:

Các câu hỏi dưới đây áp dụng cho:

ƒ Đánh giá Trách Nhiệm Xã hội theo amfori BSCI – Sản xuất

ƒ Đánh giá Trách Nhiệm Xã hội theo amfori BSCI – Thực phẩm Đa cấp độ: Bên được đánh giá chính (các trang
trại được giám sát dựa trên các bảng câu hỏi đánh giá dành riêng cho trang trại)

ƒ Đánh giá Trách Nhiệm Xã hội theo amfori – Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ

ƒ Đánh giá Trách Nhiệm Xã hội theo amfori –Trang Trại Lương Thực Nông nghiệp lớn & Phát triển nông thôn

Các câu hỏi không áp dụng trực tiếp cho:

• Các công ty đáp ứng được định nghĩa về nhà sản xuất nhỏ của amfori (xem Hướng dẫn 12: Cách đánh giá một nhà
sản xuất nhỏ)

• Trang trại sản xuất thực phẩm và hoa (xem hướng dẫn giải thích cho các trang trại lớn, nhỏ và hộ nông nghiệp nhỏ)

QUAN TRỌNG: Trong khi hầu hết các câu hỏi yêu cầu đối tác kinh doanh thực hiện các biện pháp cần thiết để
đảm bảo tuân thủ và thẩm định (Due Diligence) trong các hoạt động kinh doanh, hệ thống amfori BSCI công
nhận rằng một đối tác kinh doanh không thể “bảo đảm đầy đủ” về hiệu suất của mình nhưng có thể nỗ lực hết
sức để hoạt động như một doanh nghiệp có trách nhiệm.

P 12 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lĩnh Vực Hoạt Động 1: Hệ Thống Quản Lý Trách Nhiệm Xã Hội Và Hiệu Ứng
Lan Truyền
Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội (SMS) là tập hợp các chính sách, quy trình và thủ tục cho phép doanh nghiệp
quản lý hiệu quả hoạt động xã hội của mình thông qua cách tiếp cận cải thiện liên tục. Để biết thêm thông tin chi tiết, xem
Hướng dẫn 2: Cách thiết lập hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội

Hệ thống quản lý hiệu quả có vai trò rất quan trọng để đảm bảo rằng các quy trình hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội
và thẩm định (Due Diligence) được tích hợp vào hoạt động kinh doanh.

Hiệu ứng lan truyền có nghĩa là một đối tác kinh doanh phát triển và truyền đạt các hệ thống, quy trình và năng lực cần
thiết để tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI trong văn hóa kinh doanh của riêng mình và quảng bá với các đối tác
kinh doanh của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, xem Hướng dẫn 10: Cách truyền đạt amfori BSCI trong chuỗi cung
ứng.

Đối tác Kinh doanh: Các doanh nghiệp kết nối với các đối tác kinh doanh bằng mối quan hệ thương mại, bao gồm:

• Trang trại

• Nhà cung cấp dịch vụ

• Nhà thầu phụ

• Nhà cung cấp phụ

1.1 Bên được đánh giá phải thiết lập một hệ thống quản lý hiệu quả để thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập một hệ thống quản lý trách nhiệm xã
hội hiệu quả và phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội và thẩm
định (Due Diligence) chi tiết. Để đạt được mục tiêu đó, đối tác kinh doanh sẽ công nhận:

• Nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• Tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với khách hàng

• Lợi ích của việc có một hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội và hệ thống đó ảnh hưởng đến các PA khác như thế nào

• Tầm quan trọng của việc trao đổi cởi mở với khách hàng và các bên liên quan về những nỗ lực của họ

Để biết thêm thông tin chi tiết, xem Hướng dẫn 3: Cách thiết lập hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội

1.2 Bên được đánh giá phải chỉ định một quản lý cấp cao để đảm bảo các giá trị và nguyên tắc của
amfori BSCI được tuân thủ một cách thỏa đáng
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để thực hiện các giá trị và nguyên tắc của amfori
BSCI.

Điều này đòi hỏi sự tham gia của người lao động và đặc biệt là của một người có đủ thâm niên, quyền ra quyết định và
ngân sách được phân bổ, để thúc đẩy hiệu suất của đối tác kinh doanh hướng tới việc triển khai amfori BSCI.

Người được chỉ định cần hiểu:

• Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori BSCI

• Lập sơ đồ chuỗi cung ứng và kinh doanh

• Ý nghĩa của các đối tác kinh doanh đối với đối tác kinh doanh

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 13


• Kỳ vọng của các bên liên quan

Ngoài ra, đối tác kinh doanh chỉ định nhân viên chịu trách nhiệm:

• Theo dõi cơ chế khiếu nại và các hoạt động khắc phục, bao gồm các trường hợp không dung thứ có thể xảy ra

• Nhân sự, bao gồm quản lý các công ty tuyển dụng nếu có

• Đảm bảo rằng người lao động được đào tạo về các giá trị và nguyên tắc liên quan của amfori BSCI

• Đánh giá rủi ro liên tục về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

1.3 Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá đã xác định được các đối tác kinh doanh
quan trọng của họ và mức độ phù hợp của họ với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để ít nhất các đối tác kinh doanh quan trọng nhất
được biết đến và đánh giá dựa trên các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI.

Lập sơ đồ: Đối tác kinh doanh phải xác định những đối tác kinh doanh nào là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
của mình dựa trên:

• Giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng

• Khối lượng giao dịch

• Bản chất của mối quan hệ

• Mức độ tin cậy và độ tin cậy, bao gồm hiệu quả hoạt động xã hội

Bên được đánh giá phải có khả năng chứng minh cho đánh giá viên thấy rằng họ đã trải qua một cuộc thực hành để lập
sơ đồ chuỗi cung ứng của họ và sau đó xác định các đối tác kinh doanh quan trọng của họ.

Việc lập sơ đồ chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở:

• Nhà thầu phụ

• Các công ty tuyển dụng

• Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống

• Các nhà cung cấp

Lựa chọn: Bên được đánh giá tạo ra các tiêu chí để lựa chọn đối tác kinh doanh xem xét hiệu quả hoạt động động trách
nhiệm xã hội của họ.

Giám sát: Bên được đánh giá thiết lập một hệ thống giám sát cho các đối tác kinh doanh quan trọng và lưu giữ hồ sơ về
cách các đối tác kinh doanh này quản lý:

• Trách nhiệm xã hội của chính họ

• Tổng quan về người lao động yếu thế

• Khiếu nại tiềm ẩn từ chính người lao động của họ

Để biết thêm thông tin chi tiết, xem Hướng dẫn 2: Lập sơ đồ chuỗi cung ứng của các đối tác kinh doanh

1.4 Bên được đánh giá phải tổ chức năng lực lực lượng lao động của mình để đáp ứng kỳ vọng về đơn
hàng và/hoặc hợp đồng
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các đơn đặt hàng đột xuất có
thể được xử lý mà không gây tổn hại đến sức khỏe và an toàn của lực lượng lao động.

P 14 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Kiểm soát và chuẩn bị sản xuất làm giảm việc ký hợp đồng phụ và làm thêm giờ không cần thiết, điều này có thể ảnh hưởng
đến chất lượng và sức khỏe của người lao động.

Bên được đánh giá có khả năng kiểm soát việc lập kế hoạch sản xuất khi:

• Bên đó hiểu được khối lượng và tần suất mà họ có thể cung cấp

• Bên đó quản lý được các yếu tố sau:

ƒ Sản xuất, kiểm tra chất lượng và thời gian giao hàng

ƒ Năng lực của lực lượng lao động (làm việc cùng với đại diện của người lao động và người phụ trách nhân sự)

ƒ Một kế hoạch dự phòng (trong trường hợp điều gì đó làm chậm hoặc gián đoạn sản xuất)

ƒ Tổ chức làm thêm giờ theo nhu cầu kinh doanh, với một người chịu trách nhiệm phê duyệt

ƒ Tính toán chi phí (bao gồm cả lương phụ trội làm thêm giờ đã thanh toán)

ƒ Kỳ vọng tăng trưởng và nhân sự cần thiết

1.5 Bên được đánh giá phải giám sát cách các đối tác kinh doanh của mình tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng
xử của amfori BSCI
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh của
mình phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI

Các bước Nghiên cứu sơ bộ: Bên được đánh giá yêu cầu các đối tác kinh doanh của mình:

• Ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (bắt buộc nếu trong đánh giá amfori BSCI có một mẫu của trang trại)

• Chia sẻ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI với các đối tác kinh doanh của chính họ

• Cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động xã hội của họ (ví dụ: đánh giá nội bộ, báo cáo hàng quý, đánh giá xã hội
và/hoặc chứng nhận)

Quy trình rõ ràng: Bên được đánh giá xây dựng và thực hiện các quy trình rõ ràng để:

• Theo dõi hiệu quả hoạt động xã hội của các đối tác kinh doanh (ví dụ: đánh giá nội bộ, đánh giá của bên thứ ba
hoặc báo cáo)

• Đào tạo người lao động giám sát việc giám sát các đối tác kinh doanh

• Xác định hậu quả trong trường hợp các đối tác kinh doanh vi phạm lòng tin. Để biết chi tiết cụ thể, hãy xem câu hỏi
tiếp theo.

Ví dụ, bên được đánh giá nên quyết định những trường hợp nào dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng hoặc quan hệ thương
mại với đối tác kinh doanh do không tôn trọng quyền của người lao động hoặc do hành vi kinh doanh phi đạo đức.

Để biết thêm thông tin về việc dừng mối quan hệ kinh doanh một cách có trách nhiệm: Xem Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống
amfori BSCI Phần 1.

1.6 Bên được đánh giá phải xây dựng các chính sách và quy trình cần thiết để ngăn chặn và giải quyết
các hành vi gây tổn hại đối với người lao động trong chuỗi cung ứng của mình (trên cơ sở giới tính,
thể chất, tài chính hoặc tâm lý)
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn
và thỏa đáng.

Người lao động thường bị tổn hại khi các quy định lao động không đầy đủ hoặc không rõ ràng. Tổn hại có thể là về thể
chất, nhưng cũng có thể trên cơ sở giới tính, và/hoặc tài chính và/hoặc tâm lý.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 15


Ngăn ngừa: Để giải quyết những vấn đề này, bên được đánh giá có các phương pháp để:

• (Các) đánh giá rủi ro ứng xử nghề nghiệp

• Thiết lập các bước để ngăn ngừa và xử lý các tổn hại đối với người lao động

• Cho phép người lao động nộp đơn khiếu nại

Khắc phục: Nếu phát hiện vi phạm quyền của người lao động trong chuỗi cung ứng của đối tác kinh doanh, đối tác kinh
doanh phải đảm bảo tính đến:

• Người ra quyết định và phương tiện truyền thông sẵn có

• Ngân sách và quy trình để quản lý (các) tác động

• Hệ thống theo dõi các hành động khắc phục

1.7 Bên được đánh giá phải quản lý các mối quan hệ kinh doanh của mình một cách có trách nhiệm
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các mối quan hệ kinh doanh
với các đối tác kinh doanh khác có trách nhiệm như bên được đánh giá muốn được đối xử.

Bên được đánh giá không cần dừng kinh doanh hoặc hợp đồng với đối tác kinh doanh nếu họ gặp khó khăn trong việc tuân
thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

Để xử lý những khó khăn này, nhà sản xuất cần phải:

Các kênh truyền thông để các đối tác kinh doanh giải thích những khó khăn của họ cũng như các hành động họ đang
thực hiện để tuân theo Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Quy trình rõ ràng để quyết định khi nào cần chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ

Các điều khoản cụ thể trong hợp đồng về khả năng chấm dứt mối quan hệ kinh doanh hoặc hủy hợp đồng do các vấn
đề xã hội chưa được giải quyết.

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Mô tả công việc trong đó có tích hợp việc triển khai hệ thống amfori BSCI

• Các tài liệu mô tả việc lập kế hoạch năng lực sản xuất

• Bằng chứng cho thấy Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI đã được chuyển giao cho các đối tác kinh doanh quan
trọng

• Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI đã ký (nếu trang trại là một phần của phạm vi đánh giá)

• Bằng chứng về hiệu quả hoạt động xã hội của đối tác kinh doanh (ví dụ: báo cáo hàng quý, báo cáo đánh giá, chứng
chỉ hợp lệ)

• Bằng chứng về việc người phụ trách triển khai amfori BSCI có đủ trình độ

• Bản sao các chính sách xã hội, trong đó có Chính sách Nhân quyền và các quy trình để triển khai amfori BSCI

• Bằng chứng về ngân sách được phân bổ cho hiệu quả hoạt động xã hội và cải thiện

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

P 16 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lĩnh Vực Hoạt Động 2: Sự Tham Gia Của Người Lao Động Và Biện Pháp Bảo Vệ
Người lao động và đại diện của họ:

• Tham gia một cách trung thực vào các giao tiếp liên quan đến quyền, sự bảo vệ và khả năng thực hiện các nhiệm
vụ được giao của họ

• Nhận biết quyền và trách nhiệm của họ

• Có thể truy cập cơ chế khiếu nại hiệu quả

• Được đào tạo về các vấn đề sức khỏe và an toàn nghề nghiệp và có thể chỉ ra rủi ro và đề xuất cải thiện

2.1 Bên được đánh giá phải tham gia và trao đổi thông tin về các vấn đề tại nơi làm việc với người lao
động và đại diện của họ
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động và đại diện của
họ cảm thấy thoải mái khi cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến nơi làm việc.

Bên được đánh giá có sẵn một hệ thống để:

• Ban quản lý và người lao động thường xuyên gặp gỡ để trao đổi về cách cải thiện điều kiện làm việc

• Biên bản của các cuộc họp này được thực hiện, lưu giữ và có sẵn để người lao động xem xét

• Người đại diện của người lao động được bầu chọn bởi người lao động (bao gồm cả người lao động thời vụ)

• Hồ sơ về quá trình bầu cử được lưu giữ và cung cấp

• Các mối quan tâm của những người lao động yếu thế nhất được xem xét (ví dụ: người nhập cư, phụ nữ và lao động
vị thành niên)

• Các khiếu nại và yêu cầu của người lao động được ghi lại và theo dõi

2.2 Bên được đánh giá phải xác định các mục tiêu dài hạn để bảo vệ người lao động theo Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự bảo vệ của người lao động là lâu
dài trong doanh nghiệp.

Bên được đánh giá xác định các mục tiêu dài hạn cùng với người lao động và đại diện của người lao động và có kế hoạch
dài hạn (ví dụ: 5 năm) về cách họ sẽ tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

Kế hoạch dài hạn này cần:

• Có các quy trình sẵn có cho các hoạt động kinh doanh phù hợp với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI để xác định,
quản lý, giảm thiểu và loại bỏ rủi ro.

• Có quy trình từng bước để thực hiện những cải thiện đáng kể

• Thu hút người lao động và đại diện của người lao động một cách trung thực trong việc xác định các mục tiêu

• Được viết, phê duyệt và theo dõi bởi người thích hợp (hoặc cơ quan quản trị trong trường hợp hợp tác xã hoặc hiệp
hội của nhà sản xuất)

2.3 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải thực hiện các bước cụ thể để người lao động nhận
thức được các quyền và trách nhiệm của họ
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động cảm thấy gắn
kết và trung thành với doanh nghiệp bằng cách hiểu rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ của họ

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 17


Đối với câu hỏi này, các đối tác kinh doanh cần hiểu rằng:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động được xác định theo:

• Luật

• Hợp đồng làm việc cụ thể và mô tả công việc

• Các quy tắc tại nơi làm việc của bên được đánh giá (miễn là các quy tắc này tuân thủ luật pháp)

Nhận thức của người lao động về quyền và trách nhiệm của họ có thể được nâng cao bằng cách:

Tổ chức các buổi cung cấp thông tin (một điểm khởi đầu tốt, nhưng các buổi này cần được kết hợp với các hoạt động
khác để có tác động)

Xây dựng hợp đồng lao động, quy tắc lao động và mô tả công việc tuân thủ pháp luật và được truyền đạt rõ ràng
cho người lao động

Tạo ra các kênh giao tiếp hiệu quả với người lao động

Đảm bảo rằng người lao động nhận được một bản sao hợp đồng của họ

Tổ chức đào tạo thường xuyên bởi (những) người có trình độ về:

• Việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân

• Các vấn đề về sức khỏe và an toàn tập trung vào môi trường làm việc

• Quy trình và việc sử dụng cơ chế khiếu nại

• Bất kỳ chủ đề nào khác có thể đã được xác định là cần phải có nhận thức như bình đẳng giới, bạo lực và quấy rối
trên cơ sở giới tính, v.v.

Các khóa đào tạo thường xuyên của người lao động phải được ghi lại, và hồ sơ lưu trữ phải nêu được: danh sách tên và
chức danh của người tham gia, ngày tháng, nội dung của tài liệu và trình độ của người đào tạo.

QUAN TRỌNG: Đào tạo là bắt buộc đối với bất kỳ người lao động mới nào (ngay cả khi họ đã được tuyển dụng
thông qua một công ty tuyển dụng). Người lao động di cư cần được đào tạo và phải nhận được một phiên bản
của hợp đồng lao động bằng ngôn ngữ mà họ hiểu được. Trong một số trường hợp (ví dụ: người lao động mù
chữ hoặc người lao động di cư không nói được ngôn ngữ địa phương), người lao động cần được thông báo về
các quyền và nghĩa vụ của họ theo những cách khác (ví dụ: áp phích có hình ảnh và/hoặc bằng ngôn từ đơn
giản).

2.4 Bên được đánh giá phải có đủ năng lực để áp dụng thành công các thực hành có trách nhiệm vào
hoạt động kinh doanh
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá sẽ có được kiến thức và kỹ năng để có khả năng tích hợp các thực hành có trách
nhiệm vào hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục tiêu đó, nhà sản xuất đảm bảo rằng:

• Người lao động, đại diện của người lao động, người quản lý và những người ra quyết định khác thường xuyên được
đào tạo về các quy trình thẩm định (Due Diligence) và quản lý xã hội và có thể mô tả rõ ràng.

• Ban quản lý thường xuyên nhận được:

ƒ Các phiên cung cấp thông tin về Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

ƒ Đào tạo cụ thể cho người lao động chịu trách nhiệm về nhân sự, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, và các cơ
chế khiếu nại

P 18 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


ƒ Phản hồi về kết quả giám sát và theo dõi amfori BSCI

ƒ Tài liệu đào tạo liên quan đến nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Việc lưu giữ hồ sơ về đào tạo (xem câu hỏi trước) cũng sẽ hỗ trợ cho việc này.

2.5 Bên được đánh giá phải thiết lập hoặc tham gia vào một cơ chế khiếu nại hiệu quả cho các cá nhân
và cộng đồng
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá phải tạo và sử dụng cơ chế khiếu nại cho phép tất cả các bên liên quan (bao gồm
cộng đồng địa phương và người lao động - đặc biệt là người lao động yếu thế) đưa ra đề xuất hoặc khiếu nại liên quan đến
hành động của bên được đánh giá có thể ảnh hưởng đến quyền của người lao động hoặc cộng đồng.

Cơ chế khiếu nại cũng có thể giúp ngăn ngừa các sự cố có hại xảy ra.

Tạo ra một cơ chế khiếu nại nội bộ, hoặc tham gia một cơ chế bên ngoài hiện có, đều là những lựa chọn hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, hãy xem Hướng dẫn 4: Cách thiết lập Cơ chế Khiếu nại.

Quy trình bằng văn bản cho cơ chế khiếu nại sẽ xác định:

• Người chịu trách nhiệm quản lý

• Trong trường hợp cơ chế khiếu nại là nội bộ, hãy lưu ý xem tỷ lệ giới tính của bộ phận xử lý khiếu nại có cân bằng
không.

• Xung đột lợi ích tiềm ẩn và cách khắc phục (ví dụ: khiếu nại về người quản lý cơ chế)

• Lịch trình trả lời khiếu nại

• Các quy trình kháng cáo và báo cáo lên cấp trên (với các đảm bảo bổ sung rằng nhà sản xuất sẽ giải quyết khiếu nại)

• Các quy trình truyền thông để đảm bảo rằng người lao động và các thành viên cộng đồng có thể sử dụng cơ chế
khiếu nại (bao gồm đại diện của người lao động và người lao động thời vụ, nhập cư, tạm thời, trẻ em và nữ giới)

• Các cách khác để nộp đơn khiếu nại (ví dụ: thông qua đại diện của người lao động hoặc trực tiếp cho ban quản lý)

• Một hệ thống lưu giữ hồ sơ khiếu nại đã gửi, bao gồm cách các khiếu nại đó được điều tra và xử lý

• Các cuộc khảo sát thường xuyên để tìm hiểu xem người dùng có hài lòng với quy trình khiếu nại hay không

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Bằng chứng văn bản về cuộc bầu cử đại diện của người lao động

• Bằng chứng văn bản về các cuộc họp của người lao động được lên lịch thường xuyên

• Hồ sơ thỏa thuận với đại diện của người lao động

• Hợp đồng lao động, bao gồm các hợp đồng liên quan đến người lao động an ninh, vệ sinh và các dịch vụ khác, đặc
biệt là các công ty tuyển dụng hoặc môi giới nếu có liên quan

• Mô tả công việc phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI

• Các quy tắc nơi làm việc được lập thành văn bản

• Bằng chứng về lịch đào tạo cho người lao động và quản lý

• Bằng chứng văn bản về đào tạo cho người lao động, quản lý và nguồn lực con người

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 19


• Bằng chứng văn bản cho thấy giảng viên có trình độ

• Bằng chứng văn bản về khiếu nại được nộp và điều tra (xem Tự đánh giá: Cơ chế Khiếu nại trên Nền Tảng Bền Vững
amfori (amfori Sustainability Platform)

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

P 20 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lĩnh Vực Hoạt Động 3: Quyền Tự Do Lập Hội Và Thương Lượng Tập Thể
Đối tác kinh doanh cho phép người lao động tiếp cận ban quản lý để thảo luận và đàm phán điều kiện làm việc tốt hơn. Đối
tác kinh doanh tôn trọng các quyền:

Tự do lập hội: Quyền của người lao động trong việc thành lập và tham gia các tổ chức mà họ lựa chọn là một phần
không thể thiếu của một xã hội tự do và cởi mở. Một cuộc đối thoại cởi mở và đáng tin cậy giữa ban quản lý và người lao
động là bước đầu tiên hướng tới tự do lập hội và thương lượng tập thể.

Khi hoạt động ở các quốc gia nơi hoạt động công đoàn tự do và dân chủ là bất hợp pháp hoặc bị cấm, đánh giá viên và
bên được đánh giá sẽ công nhận thực tế là người lao động vẫn được phép tự do bầu đại diện của họ.

Thương lượng tập thể: Thương lượng tập thể là quá trình được sử dụng bởi các công đoàn hoặc đại diện của người lao
động và chủ lao động để đàm phán các điều khoản phản ánh các điều khoản và điều kiện làm việc cho người lao động.
Quá trình này trao cho họ các quyền, đặc quyền và trách nhiệm của họ.

Tự do lập hội là một quyền tách biệt với thương lượng tập thể và có thể được thực hiện ngay cả khi không có công đoàn.
Tính hợp pháp của cả quá trình thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể là đáng ngờ khi quyền tự do lập hội
của người lao động không được tôn trọng.

Hạn chế tổ chức của người lao động: Một công ty hoặc tổ chức nhà sản xuất hạn chế quyền của người lao động tham
gia một tổ chức hoặc công đoàn, hoặc tự do liên kết, rất khó có khả năng duy trì các thực hành lao động tốt.

3.1. Bên được đánh giá phải tôn trọng quyền của người lao động về việc thành lập công đoàn - hoặc
từ chối thành lập công đoàn - mà không có sự phân biệt đối xử nào và không phân biệt giới theo cách
tự do và dân chủ.
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động cảm thấy gắn
kết và trung thành với doanh nghiệp bằng cách hiểu rõ hơn về quyền thành lập công đoàn của họ.

Quyền của người lao động trong việc thành lập và tham gia các tổ chức mà họ lựa chọn là một phần không thể thiếu của
một xã hội tự do và cởi mở. Ngay cả ở các quốc gia nơi hoạt động công đoàn là bất hợp pháp, bên được đánh giá nên cho
phép người lao động tự do lựa chọn đại diện của mình.

Bên được đánh giá có và tuân theo chính sách rõ ràng để KHÔNG:

• Ngăn cản người lao động tham gia vào các hoạt động của công đoàn hoặc tổ chức của người lao động khác

• Cản trở hoặc can thiệp vào quá trình bầu đại diện của người lao động

• Gây hại cho người lao động tham gia (chủ động hoặc thụ động) trong cuộc bầu cử đại diện của người lao động

3.2 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải tôn trọng quyền thương lượng tập thể của người
lao động mà không phân biệt bất kỳ điều gì và bất kể giới tính
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá khuyến khích đàm phán tập thể về các điều khoản tuyển dụng. Bên được đánh giá
đảm bảo rằng các quy định có trong thỏa ước lao động tập thể:

• Có sẵn cho người lao động, cả người lao động nữ và người lao động nam.

• Được tích hợp vào hợp đồng lao động bằng các ngôn ngữ mà người lao động có thể hiểu được

• Áp dụng cho người lao động trong cùng một danh mục

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 21


3.3 Bên được đánh giá không phân biệt đối xử với người lao động vì họ đã tham gia công đoàn
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá đưa vào thực tiễn một chính sách rõ ràng để KHÔNG:

• Phân biệt đối xử với các ứng viên vào một vị trí làm việc trong công ty vì họ có mối liên hệ với công đoàn

• Mang lại nhiều hoặc ít lợi ích cho người lao động vì họ có liên quan đến công đoàn

• Đuổi việc người lao động vì họ đã tham gia công đoàn

3.4 Bên được đánh giá không được ngăn cản đại diện của người lao động tiếp cận hoặc tương tác với
người lao động tại nơi làm việc
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá hiểu rằng:

• Đại diện của người lao động có thể gặp gỡ người lao động trong giờ làm việc theo quy định của pháp luật

• Thời gian người lao động dành cho cuộc họp với đại diện của người lao động không thể bị khấu trừ vào thù lao của
người lao động

• Đại diện của người lao động độc lập với ban quản lý

• Đại diện của người lao động cần được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ của họ

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Bằng chứng văn bản về cuộc bầu cử đại diện của người lao động

• Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)

• Biên bản hoặc tài liệu của các cuộc họp dẫn đến thỏa ước lao động tập thể (nếu có)

• Quy trình tuyển dụng và sa thải và hồ sơ (thuê và sa thải người lao động)

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

P 22 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lĩnh Vực Hoạt Động 4: Không Phân Biệt Đối Xử, Bạo Lực Hoặc Quấy Rối
Phân biệt đối xử là một hành động và hoặc hành vi không công bằng hoặc gây phương hại dựa trên một số đặc điểm của
người trong tổ chức như chủng tộc, tuổi tác hoặc giới tính, hoặc các đặc điểm khác. (Xem thêm thông tin về phân biệt đối
xử, quấy rối và bạo lực trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI)

Bạo lực và quấy rối là một loạt các hành vi và thực hành không thể chấp nhận được, hoặc các mối đe dọa như được định
nghĩa trong Công ước 190 của ILO. Theo các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, các thành viên
amfori và các đối tác kinh doanh của họ đảm bảo rằng người lao động không phải chịu bất kỳ hình thức bạo lực, quấy rối
và đối xử vô nhân đạo hoặc hạ thấp nào tại nơi làm việc, các mối đe dọa bạo lực và lạm dụng, bao gồm cả hình phạt về thể
xác, lạm dụng bằng lời nói, thể xác, tình dục, kinh tế hoặc tâm lý, ép buộc về tinh thần hoặc thể chất, hoặc các hình thức
quấy rối hoặc đe dọa khác.

Phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc có thể có các hình thức khác nhau như:

• Hạn chế sự tự do phát ngôn và/hoặc thể chất (ví dụ: đi vệ sinh)

• Cung cấp điều kiện sống kém và không cung cấp nước và thực phẩm

• Đe dọa hoặc phớt lờ một người lao động

• Lạm dụng người lao động bằng lời nói và/hoặc đe dọa dùng bạo lực với người lao động

• Chủ ý đối xử không công bằng với người lao động

• Ngăn cản người lao động hưởng phúc lợi (ví dụ: thăng chức)

• Thực hành quản lý với các yếu tố bạo lực cấu trúc

• Quấy rối người lao động trên cơ sở giới tính

Ở một số nền văn hóa, sự phân biệt đối xử có thể rất phức tạp hoặc gắn liền với các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, điểm mấu
chốt là phân biệt đối xử là không thể chấp nhận được và tước đoạt cơ hội của mọi người chỉ dựa trên định kiến. Tương tự,
mọi hành vi bạo lực và quấy rối đều không thể chấp nhận được và gây hại cho (các) nạn nhân.

4.1 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh hoặc
loại bỏ phân biệt đối xử, ngăn chặn bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc
Để tránh phân biệt đối xử và ngăn chặn bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc, bên được đánh giá đảm bảo:

• Tạo cơ hội bình đẳng cho người lao động và không sử dụng các lý do có thể được coi là phân biệt đối xử khi:

ƒ Tuyển dụng

ƒ Thực hiện hoạt động hàng ngày tại nơi làm việc

ƒ Sa thải

ƒ Thúc đẩy hoặc cung cấp các cơ hội đào tạo

ƒ Thanh toán các phúc lợi xã hội

• Chú ý cẩn thận đến việc tránh phân biệt đối xử, ngăn chặn bạo lực và quấy rối đối với các nhóm yếu thế như lao
động khuyết tật, phụ nữ mang thai, lao động vị thành niên hoặc lao động nhập cư

• Chú ý đến khả năng phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối giữa người lao động trong lực lượng lao động của mình

• Không khuyến khích các hành vi phân biệt đối xử, hành động bạo lực và/hoặc quấy rối, đặc biệt là khi người lao
động được tuyển dụng, thăng chức, sa thải hoặc được chỉ định phúc lợi

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 23


• Theo dõi những cải thiện

Để chấm dứt phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc, bên được đánh giá cố gắng:

Đánh giá pháp luật: bên được đánh giá công nhận và hành động dựa trên những lỗ hổng và thực hành phân biệt đối
xử có thể tồn tại trong luật pháp quốc gia và địa phương ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các cá nhân hoặc nhóm
khác nhau.

Đánh giá nội bộ: Tiến hành đánh giá nội bộ trên cơ sở thường xuyên nhất được sử dụng để phân biệt đối xử cũng như
các hoạt động phổ biến nhất mà ở đó có thể xảy ra phân biệt đối xử (ví dụ: quy trình tuyển dụng, quảng cáo và tuyển
dụng, lựa chọn phỏng vấn, câu hỏi phỏng vấn và chấm dứt hợp đồng. Đánh giá này nên có một phân tích xu hướng và
thành phần lực lượng lao động cho phép hiểu toàn diện về tình hình của các cá nhân/nhóm khác nhau trong tổ chức,
để xác định các thực hành phân biệt đối xử về cơ cấu có thể có).

Phân tích nguyên nhân gốc rễ: Tìm hiểu và chấp nhận nguyên nhân gốc rễ của hành vi phân biệt đối xử và quấy rối và
hành vi bạo lực là cách duy nhất để có thể thiết kế các giải pháp thực sự có thể chấm dứt vấn đề.

Chính sách: Soạn thảo và thực thi chính sách để ngăn chặn các loại hành vi này và theo dõi các cải thiện

QUAN TRỌNG: Cấm đặt ra các yêu cầu về kiểm tra trinh tiết và sử dụng biện pháp tránh thai, hoặc các thực
hành tương đương, trong việc tuyển dụng, thăng chức, tiếp cận đào tạo hoặc bất kỳ lợi ích xã hội nào khác của
người lao động. Bên được đánh giá chú ý đến các nhu cầu và thực tế khác nhau của các nhóm khác nhau, tránh
phân biệt đối xử ngầm. Ví dụ: bên được đánh giá không tổ chức đào tạo tại các địa điểm và đôi khi sẽ khó tham
dự do trách nhiệm hộ gia đình hoặc lo ngại về an toàn của họ.

4.2. Có bằng chứng thỏa đáng nào cho thấy bên được đánh giá thực hiện các biện pháp phòng ngừa
và/hoặc khắc phục cần thiết để đảm bảo người lao động không bị kỷ luật, sa thải, quấy rối hoặc phân
biệt đối xử vì những khiếu nại của họ đối với hành vi vi phạm quyền của họ không?
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá đảm bảo rằng người lao động cảm thấy tự do sử dụng cơ chế khiếu nại mà không
sợ bị trả thù.

Nhà sản xuất cần thường xuyên:

• Rút kinh nghiệm từ tất cả các khiếu nại được gửi thông qua cơ chế khiếu nại và cách xử lý các khiếu nại đó

• Thông báo cho người lao động về những cải thiện được thực hiện nhờ một số hoặc tất cả các khiếu nại

• Tiến hành khảo sát mức độ hài lòng về khiếu nại

• Đào tạo các nhà quản lý và người lao động về cách tận dụng tối đa cơ chế khiếu nại

Tất cả các hoạt động này phải được ghi lại để có thể được xác minh trong quá trình đánh giá amfori BSCI.

4.3 Bên được đánh giá phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và/hoặc khắc phục cần thiết để người
lao động không bị quấy rối hoặc kỷ luật trên cơ sở phân biệt đối xử như được liệt kê trong Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện mọi nỗ lực và đầu tư để tránh người lao động bị tổn thương vì giới tính,
chủng tộc, tôn giáo của họ, v.v.

Những nỗ lực này bao gồm việc nhà sản xuất đảm bảo:

• Họ không sử dụng các biện pháp kỷ luật không đúng với quy định pháp luật hoặc vi phạm quyền của người lao động
hoặc người lao động.

P 24 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Người lao động và đại diện của họ được tham vấn về các biện pháp kỷ luật và cách thực thi các biện pháp đó

• Đào tạo thường xuyên cho người quản lý và người lao động về các biện pháp kỷ luật có thể được áp dụng tại nơi
làm việc

• Đào tạo cho người quản lý và người lao động về những rủi ro của phân biệt đối xử và cách vượt qua các rủi ro đó

• Họ đã ban hành các văn bản về quy trình kỷ luật và giải thích bằng lời cho người lao động bằng các thuật ngữ và
ngôn ngữ mà họ hiểu được và quy trình đảm bảo không có sự thiên vị, bao gồm cả thiên vị giới tính, áp dụng đối với
tất cả người lao động trong việc xác định và thực thi các biện pháp kỷ luật phòng ngừa và/hoặc khắc phục

• Họ được thông tin đầy đủ về những gì luật pháp quốc gia quy định về các biện pháp kỷ luật nào được chấp nhận
hợp pháp và những biện pháp nào không được

• Họ hiểu rằng các biện pháp kỷ luật không thể vi phạm pháp luật

• Họ duy trì hồ sơ phân biệt giới tính về các sự cố kỷ luật, bao gồm loại sự cố (tức là phân biệt đối xử trên cơ sở giới
tính) và theo dõi phân biệt giới tính của người lao động bị kỷ luật

• Họ đã thiết lập các quy trình kỷ luật bằng văn bản và giải thích bằng lời cho người lao động bằng các thuật ngữ và
ngôn ngữ mà họ hiểu được

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Bằng chứng văn bản về quy trình kỷ luật

• Bằng chứng văn bản về các trường hợp kỷ luật và biện pháp đã thực hiện

• Bằng chứng văn bản về các đánh giá và quy trình hiệu suất của người lao động

• Bằng chứng văn bản về khiếu nại được nộp/điều tra (xem Cơ chế Khiếu nại Tự Đánh giá trên Nền Tảng Bền Vững
amfori, amfori Sustainability Platform)

• Hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động, bao gồm cả với các công ty tuyển dụng

• Bằng chứng văn bản về quy trình tuyển dụng và thăng chức

• Thông báo sa thải (ví dụ: nếu thông báo cho thấy rằng có các trường hợp bị sa thải do trách nhiệm gia đình, điều
này có thể là phân biệt đối xử)

• Thư từ chức đã ký trước

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 25


Lĩnh Vực Hoạt Động 5: Trả Thù Lao Công Bằng
Thù lao công bằng có nghĩa là người lao động phải được trả lương:

• Theo các quy định về tiền lương tối thiểu do pháp luật thiết lập hoặc trong các thỏa ước lao động tập thể là mức
chuẩn tối thiếu cho 48 giờ làm việc hàng tuần

• Kịp thời, thường xuyên, ổn định và đầy đủ bằng tiền pháp định (thanh toán bằng hiện vật sẽ cao hơn mức lương
tối thiểu)

• Phản ánh các kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động

• Có kèm theo các quyền lợi xã hội bắt buộc

• Chỉ có các khoản khấu trừ được pháp luật cho phép

Để hiểu rõ hơn về các khái niệm này, hãy xem Hướng dẫn 9: Cách thúc đẩy thù lao công bằng

5.1 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá tuân thủ luật tiền lương tối thiểu của chính phủ hoặc
tiêu chuẩn ngành được phê duyệt thông qua thương lượng tập thể (nếu có).
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá áp dụng các quy định có liên quan (ví dụ: tiêu chuẩn quốc gia hoặc ngành) cho tất
cả người lao động, bất kể họ đã được tuyển dụng như thế nào.

Bên được đánh giá sẽ nỗ lực hết sức để:

• Biết mức lương tối thiểu hoặc tiêu chuẩn ngành áp dụng cho ngành của mình

• Không trả lương cho bất kỳ người lao động nào dưới số tiền hoặc tiêu chuẩn tối thiểu

• Trả lương cao hơn mức tối thiểu cho những người lao động do thâm niên hoặc kỹ năng của họ được hưởng phúc
lợi cao hơn

• Giữ phiếu lương trong ít nhất khoảng thời gian 12 tháng trước ngày giám sát amfori BSCI

Bên được đánh giá sẽ đặc biệt chú ý đến cách thức thanh toán cho:

Người lao động bán thời gian: Người lao động bán thời gian được trả ít nhất là mức lương tối thiểu.

Người lao động nhận lương theo sản phẩm: Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tám giờ không được thấp hơn
mức lương tối thiểu hàng ngày hoặc lương đủ sống theo quy định của pháp luật. Bên được đánh giá tính toán hạn ngạch
cho người lao động nhận lương theo sản phẩm phù hợp với giờ làm việc tiêu chuẩn.

Người lao động trong thời gian thử việc: Được thanh toán theo quy định của pháp luật

Người lao động được thuê thông qua các công ty tuyển dụng: Bên được đánh giá biết và lưu giữ hồ sơ về cách thức,
thời điểm và số tiền mà cơ quan trả cho những người lao động này

Trong một hợp tác xã: Bên được đánh giá biết rõ các quy định của pháp luật hoặc nội bộ nêu rõ cách thức trả lương cho
người lao động và các thành viên của hợp tác xã như thế nào và khi nào. Bên được đánh giá tôn trọng và ghi lại thông
tin về các khoản vay và các khoản thanh toán tạm ứng có thể có và những khoản thanh toán đó được chấp thuận tại Đại
hội đồng bởi đa số được xác định trong các quy định của pháp luật

5.2 Trả lương kịp thời, định kỳ và đầy đủ bằng đồng tiền được luật quy định
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá đảm bảo rằng tiền lương được trả bằng đồng tiền địa phương và hợp lệ, và thanh
toán vào thời điểm đã được thỏa thuận và với tần suất để người lao động có thể lập kế hoạch chi tiêu.

P 26 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Bên được đánh giá trả lương cho người lao động:

Kịp thời: Theo thỏa thuận và thông báo cho người lao động trước khi tuyển dụng

Định kỳ: Người lao động có thể lập kế hoạch và sử dụng thu nhập của họ, bởi vì họ biết khi nào đến hạn thanh toán.

Minh bạch: người lao động nhận được phiếu lương với thông tin chi tiết về tiền lương của họ trong kỳ trả lương

Ổn định: Tiền lương vẫn ở mức tương đương hàng tháng hoặc hàng tuần, cho phép người lao động lập kế hoạch và
lập ngân sách.

Toàn bộ bằng tiền do pháp luật quy định: Giờ làm việc thông thường phải được thanh toán bằng đồng tiền địa
phương và hợp pháp.

Bên được đánh giá chỉ có thể trả cho người lao động “bằng hiện vật”, cho các khoản:

• cao hơn thu nhập giờ làm việc thông thường

• không vi phạm pháp luật, đi ngược lại đạo đức hoặc chống lại sức khỏe cộng đồng và tư nhân (ví dụ: không được
trả thù lao bằng rượu hoặc các loại ma túy khác)

Đối với người lao động được thuê thông qua các công ty tuyển dụng: Bên được đánh giá biết và lưu giữ hồ sơ về cách
thức, thời điểm và số tiền mà cơ quan trả cho những người lao động này.

Bên được đánh giá tính toán chi phí đi lại và nhà ở cho người lao động và có chính sách bằng văn bản về cách thức các dịch
vụ miễn phí này được tính toán vào thù lao.

Thiết bị bảo hộ cá nhân và các công cụ khác được cung cấp cho người lao động để thực hiện nhiệm vụ của họ không phải
là một phần của khoản thanh toán và không bao giờ được khấu trừ vào lương của người lao động.

Bên được đánh giá tôn trọng và ghi lại thông tin về các khoản vay và các khoản thanh toán trước có thể có (nếu có)

Bên được đánh giá có thể chứng minh rằng họ trả tiền cho các nhà môi giới lao động hoặc công ty tuyển dụng đủ cho mỗi
người lao động mỗi giờ để trang trải:

• lương tối thiểu

• các quyền lợi khác

• các chi phí hành chính cho nhà môi giới hoặc công ty tuyển dụng

5.3 Mức lương phản ánh được kỹ năng, trách nhiệm, thâm niên và trình độ học vấn của người lao
động
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá công nhận rằng các kỹ năng có thể được phát triển thông qua cả giáo dục và kinh
nghiệm. Nhiều kỹ năng không được chứng minh bằng văn bằng chính thức nhưng là cơ sở để chứng minh với nhà sản
xuất là người lao động có những kỹ năng đó được thưởng tương ứng.

Kỹ năng, thâm niên, trách nhiệm và trình độ học vấn của người lao động được xem xét:

• Trong quá trình tuyển dụng

• Khi chỉ định tiền lương

• Khi giao nhiệm vụ

Việc trả thù lao cho người lao động có tay nghề cao mức lương của người lao động có tay nghề thấp là không thể chấp
nhận được và đó có thể là dấu hiệu phân biệt đối xử hoặc hành vi vi phạm pháp luật.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 27


Bên được đánh giá đảm bảo rằng:

• Mô tả công việc có danh sách các loại kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc

• Nhân sự và người giám sát được đào tạo để đánh giá kỹ năng của người lao động

• Có đào tạo thường xuyên để tăng cường kỹ năng của người lao động

• Những người phụ trách thực hiện đánh giá rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp được tham vấn để xác định
các loại kỹ năng cần thiết cho mỗi công việc

• Họ có một ma trận kỹ năng hoặc tương tự để xếp hạng kỹ năng so với khung lương và họ sử dụng để xác định thăng
chức và tiền lương của người lao động (lưu ý, ở một số quốc gia, ma trận kỹ năng được tạo ra bởi các cơ quan có
thẩm quyền)

5.4 Bên được đánh giá phải cung cấp đủ thù lao cho phép người lao động đáp ứng tiêu chuẩn sống tốt
Điều này có nghĩa là nhà sản xuất (bên được đánh giá) thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao
động có thể có được mức sống hợp lý.

Thù lao công bằng liên quan đến tất cả người lao động bất kể họ là:

• Lao động dài hạn hay thời vụ

• Lao động được thuê trực tiếp hoặc gián tiếp

Đối tác kinh doanh có thể sử dụng bản tự đánh giá để ước tính chi phí sinh hoạt trong khu vực và xác định thù lao có đủ
cho chi phí này hay không. Điều này sẽ được đánh giá viên xác nhận là một thực hành tốt.

amfori khuyến khích các thành viên và đối tác kinh doanh của họ tham khảo Phương pháp Anker trong việc tính lương đủ
sống.

Nếu có khoảng cách giữa chi phí sinh hoạt và tiền lương của người lao động, thông tin này nên được xem xét trong các
cuộc đàm phán tiền lương trong tương lai.

Tổng thù lao bao gồm:

• Tiền lương được trả cho tối đa 48 giờ làm việc tiêu chuẩn (hoặc số giờ tiêu chuẩn tối đa theo luật địa phương)

• Phúc lợi xã hội bao gồm nghỉ thai sản và nghỉ ốm

• Phúc lợi và tiền thưởng bằng hiện vật

• Dịch vụ đi lại được trợ cấp hoặc miễn phí

• Không gian sống được trợ cấp hoặc miễn phí

• Các dịch vụ căng tin được trợ cấp hoặc miễn phí

• Các dịch vụ chăm sóc trẻ em được trợ cấp hoặc miễn phí

• Các dịch vụ y tế được trợ cấp hoặc miễn phí

• Cơ hội giáo dục hoặc đào tạo

• Tiền lương thanh toán thêm cho làm thêm giờ

Thù lao không bao gồm chi phí:

• Đồng phục

P 28 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Thiết bị bảo hộ cá nhân (Lưu ý rằng, trong một số trường hợp, PPE chất lượng kém hơn được cung cấp miễn phí và
người lao động có thể mua PPE chất lượng cao hơn nếu họ muốn. Đây không phải là thông lệ tốt; tất cả PPE phải
phù hợp với nhiệm vụ, có chất lượng phù hợp và được chủ lao động cung cấp miễn phí cho người lao động.)

• Đào tạo bắt buộc như một phần của yêu cầu công việc (ví dụ: đào tạo về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp)

• Bất kỳ công cụ nào cần thiết để thực hiện công việc

5.5 Bên được đánh giá phải cung cấp cho người lao động các phúc lợi xã hội một cách hợp pháp, ví dụ
như không ảnh hưởng tiêu cực đến mức lương, mức thâm niên, chức vụ hoặc triển vọng thăng tiến
của họ
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động nhận
được các phúc lợi xã hội mà họ được cấp hợp pháp

Luật sở tại: Luật sở tại xác định các phúc lợi xã hội bắt buộc phải trao cho người lao động (cả nam giới và nữ giới) trong
khu vực đó.

Các phúc lợi xã hội bắt buộc thường là:

• Lương hưu cho người già

• Phúc lợi cho người sống sót

• Phúc lợi gia đình và nghỉ phép chăm con

• Chăm sóc y tế

• Thất nghiệp

• Nghỉ ốm

• Khuyết tật

• Bồi thường thương tích liên quan đến công việc

• Kỳ nghỉ

Thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể phải được tôn trọng.

Bảo hiểm thương mại: Ở một số quốc gia, nhà sản xuất có thể đăng ký bảo hiểm thương mại để chi trả ít nhất một số
phúc lợi xã hội (thường là thương tích và sức khỏe liên quan đến công việc) và sử dụng các bảo hiểm thương mại này để
thay thế (toàn bộ hoặc một phần) chương trình của chính phủ.

Nhà sản xuất sẽ cần giải thích cách tiếp cận này trong quá trình đánh giá amfori BSCI và nhận thức được rằng nếu lực
lượng lao động chỉ được bảo hiểm bằng bảo hiểm tư nhân, nhưng luật pháp của quốc gia cũng yêu cầu đóng góp cho
chương trình công, đánh giá viên sẽ đánh giá câu hỏi này là “một phần”.

Ngoại lệ đối với phúc lợi xã hội: Nhà sản xuất có thể đã được cấp ngoại lệ đối với các phúc lợi xã hội. Những ngoại lệ
như vậy sẽ:

• Được cấp bởi cơ quan pháp lý (thường là cơ quan chính phủ)

• Có hiệu lực trong khoảng thời gian hiện tại

• Áp dụng cho nhà sản xuất (ví dụ: được xác định theo giấy phép kinh doanh hoặc tương tự)

• Phù hợp với các quy trình kinh doanh

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 29


Nhà sản xuất nên cung cấp (các) tài liệu gốc chứng minh những ngoại lệ này.

Thực hành Tốt: Nếu nhà sản xuất cung cấp bảo hiểm thương mại ngoài các phúc lợi xã hội tối thiểu theo yêu cầu của pháp
luật, đánh giá viên phải xác nhận điều đó theo ‘Thực hành Tốt’ trong báo cáo phát hiện.

5.6 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải đảm bảo rằng các khoản khấu trừ chỉ được thực
hiện theo các điều kiện và trong phạm vi quy định của pháp luật
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá không thể áp dụng các khoản khấu trừ vào tiền lương của người lao động nếu các
khoản khấu trừ dẫn đến:

• Người lao động nhận được ít hơn mức lương tối thiểu hợp pháp

• Lợi ích kinh tế cho nhà sản xuất

• Một hình thức phân biệt đối xử

Thời gian Đào tạo: Người lao động không thể bị khấu trừ tiền lương hoặc giờ làm việc vì thời gian họ tham gia các cuộc
họp, buổi đào tạo bắt buộc hoặc các tình huống khác tại nơi làm việc ngoài tầm kiểm soát của họ. Thay vào đó, chủ lao
động chịu trách nhiệm về những tình huống này (ví dụ: một chiếc máy được sử dụng bởi người lao động đang được sửa
chữa và thời gian bị mất ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của họ).

Đóng cửa cơ sở sản xuất: Nếu cơ sở sản xuất của đối tác kinh doanh bị đóng cửa để sửa chữa hoặc xây dựng lại, đối tác
kinh doanh phải thông báo trước cho lực lượng lao động về thời điểm cơ sở đó sẽ bị đóng cửa. Việc thông báo này phải
được thực hiện với sự hỗ trợ của người đại diện của người lao động để đảm bảo tất cả các quyền của người lao động được
tôn trọng.

Đối tượng hoặc dịch vụ: Không được khấu trừ để sử dụng các đồ vật, tòa nhà hoặc dịch vụ cần thiết trực tiếp cho công
việc.

Bao gồm phí vào cửa và phí sử dụng:

• Dụng cụ và máy móc

• Cơ sở vật chất hợp vệ sinh

• Nước uống

• Thiết bị v

• Quần áo bảo hộ cho người lao động

Không được khấu trừ để trang trải chi phí cho các tài liệu và giấy phép cần thiết để thực hiện công việc được giao như:

• Giấy phép lao động

• Visa và các giấy tờ gia hạn

• Kiểm tra an ninh hoặc kiểm tra sức khỏe bắt buộc theo pháp luật

Việc sử dụng các dịch vụ do bên được đánh giá cung cấp phải luôn trên cơ sở tự nguyện

Không được khấu trừ do việc sử dụng các phúc lợi xã hội hợp pháp như nghỉ ốm, nghỉ phép chăm con hoặc bất kỳ loại nghỉ
phép hợp pháp nào khác bắt buộc phải thanh toán theo quy định pháp luật.

Không được khấu trừ mà không có sự đồng ý rõ ràng của người lao động, và người lao động luôn cần được tư vấn trước
để hiểu lý do. Chỉ khi đó người lao động mới có thể quyết định chấp thuận hay không

P 30 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Giá thị trường: Các khoản khấu trừ cho các dịch vụ do nhà sản xuất cung cấp (ví dụ: đi lại hoặc thực phẩm) được tính
theo giá thị trường địa phương hoặc thấp hơn. Các dịch vụ này phải được cung cấp theo hình thức tự nguyện cho người
lao động.

Biện pháp kỷ luật: Các khoản khấu trừ do biện pháp kỷ luật chỉ có thể được thực hiện theo các điều kiện được quy định
bởi pháp luật hoặc các điều kiện được xác định trong một thỏa ước lao động tập thể được đàm phán và ký kết tự nguyện.

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Bằng chứng văn bản về các khoản khấu trừ hợp pháp cho hàng hóa và dịch vụ

• Tài liệu về mức lương tối thiểu hợp pháp liên quan đến ngành

• Văn bản Thỏa ước lao động tập thể

• Phiếu lương cho người lao động được phân tách theo giới tính và bằng chứng văn bản về các khoản thanh toán

• Thù lao Công bằng đã hoàn thành được tính dựa trên Tự đánh giá Hợp đồng của Bên được đánh giá với các nhà
thầu phụ lao động và nhà cung cấp dịch vụ bao gồm các công ty tuyển dụng hoặc môi giới lao động

• Hồ sơ dữ liệu nhân sự cho tất cả người lao động (bao gồm cả người lao động thời vụ)

• Bằng chứng văn bản về các quyền lợi bổ sung (bảo hiểm thương mại, nếu có)

• Bằng chứng văn bản về các khoản đóng góp cập nhật cho các quỹ bảo hiểm xã hội

• Danh sách các mức lương và tính toán, bao gồm cả cho người lao động nhận lương theo sản phẩm

QUAN TRỌNG: Tất cả dữ liệu thu thập được cần được phân tách và phân tích theo giới tính

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 31


Lĩnh Vực Hoạt Động 6: Thời Giờ Làm Việc Hợp Lý
Thời giờ làm việc hợp lý bao gồm các yếu tố sau:

• Giờ làm việc không quá 48 giờ một tuần và 8 giờ một ngày

• Làm thêm giờ theo giới hạn pháp lý và được trả lương phụ trội

• Quyền nghỉ ngơi mỗi ngày làm việc

• Được nghỉ một ngày trong mỗi bảy ngày

Các trường hợp ngoại lệ cố định và tạm thời có thể được luật quốc gia cho phép đối với các ngành công nghiệp hoặc mùa
sản xuất cụ thể.

Cần đặc biệt chú ý đến:

• Sản xuất đạt đỉnh do tính mùa vụ, đơn hàng không dự báo được, hoặc do tính chất dễ hỏng của sản phẩm

• Người lao động nhận lương theo công việc và theo sản phẩm cho giới hạn làm thêm giờ và thanh toán

• Tính yếu thế của lao động vị thành niên, phụ nữ mang thai, lao động di cư và lao động ca đêm

Thời gian làm việc vượt mức (trên 48 giờ/tuần) hoặc vượt mức quá nhiều (72 giờ trở lên mỗi tuần) thường là bất hợp pháp
và nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động, cũng như có tác động đến hiệu quả và năng suất.

QUAN TRỌNG: Ở một số quốc gia, giờ làm việc không được quy định hoặc các công ty có thể mua miễn trừ từ
các cơ quan chính quyền địa phương hoặc quốc gia để tăng giờ làm việc một cách hợp pháp. Trong trường hợp
này, các công ước của ILO về giờ làm việc phải được tuân thủ trước.

6.1 Bên được đánh giá không yêu cầu quá 48 giờ làm việc tiêu chuẩn mỗi tuần, mà không ảnh hưởng
đến các trường hợp ngoại lệ được ILO công nhận
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá đảm bảo rằng giờ làm việc không vượt quá:

• 48 giờ tiêu chuẩn mỗi tuần

• 8 giờ tiêu chuẩn mỗi ngày

Nhà sản xuất có thể áp dụng một số trường hợp ngoại lệ theo dự kiến của pháp luật, liên quan đến các trường hợp sau:

Quản lý: Các vị trí giám sát hoặc quản lý có thể cần làm việc hơn 48 giờ mỗi tuần hoặc hơn 8 giờ mỗi ngày

Tập quán: Luật pháp, tập quán hoặc thỏa thuận có thể xác định rằng người lao động có thể làm việc ít hơn 8 giờ trong
một hoặc nhiều ngày trong tuần. Trong những trường hợp này, các ngày còn lại trong tuần sau đó có thể được kéo dài
đến 9 giờ, với điều kiện là 48 giờ làm việc thông thường mỗi tuần vẫn là tối đa.

Ca làm việc: Người lao động làm việc theo ca có thể làm việc hơn 48 giờ mỗi tuần hoặc 8 giờ mỗi ngày, nếu số giờ làm
việc trung bình trong khoảng thời gian ba tuần trở xuống không vượt quá các giới hạn này.

Gia đình: Các thành viên gia đình điều hành doanh nghiệp gia đình của họ có thể làm việc hơn 48 giờ mỗi tuần hoặc
hơn 8 giờ mỗi ngày

Chế độ đặc biệt: Người lao động phải tuân theo chế độ đặc biệt, được xác định theo luật pháp địa phương (ví dụ: nhân
viên bảo vệ thường không phải tuân theo các yêu cầu pháp lý thông thường về giờ làm việc)

P 32 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Những ngoại lệ này làm cho giới hạn hàng ngày và hàng tuần cho giờ linh hoạt hơn. Tuy nhiên, số giờ làm việc trung bình
trong vòng ba tháng trở xuống không được vượt quá 48 giờ mỗi tuần.

Nếu số giờ làm việc quá nhiều được thanh toán kịp thời trong vòng ba tháng đó, họ sẽ không được trả lương phụ trội.

QUAN TRỌNG: Trong các hoạt động nông nghiệp, 48 giờ làm việc thông thường mỗi tuần và các kỳ vọng nêu
trên sẽ được coi là khuyến nghị. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng bản chất cụ thể của sản xuất nông nghiệp có thể
đòi hỏi sự linh hoạt hơn trong giờ làm việc.

6.2 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Yêu cầu làm thêm giờ của bên được đánh giá phù hợp với các yêu cầu của
Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá sẽ chỉ yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong các điều kiện tôn trọng Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI.

Trong bối cảnh này, nhà sản xuất phải nhận thức được luật áp dụng cho ngành của mình và rằng:

Làm thêm giờ:

• Đây là giờ làm việc ngoài giới hạn giờ làm việc thông thường. Ở các quốc gia có luật pháp đặt ra giới hạn dưới 48 giờ
mỗi tuần (ví dụ: 40 giờ), bất kỳ giờ làm việc bổ sung nào cũng được coi là làm thêm giờ.

• Phải thanh toán theo mức lương phụ trội, không được thấp hơn một và một phần tư lần mức lương thông thường

• Yêu cầu người lao động làm thêm giờ sẽ không bao giờ làm tăng đáng kể khả năng xảy ra các mối nguy hiểm về
sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.

Luật pháp của quốc gia này rất có thể sẽ xác định:

Các trường hợp ngoại lệ tạm thời cho phép làm thêm giờ (ví dụ: bất khả kháng, rủi ro tai nạn hoặc công việc thực tế
và khẩn cấp phải được thực hiện đối với máy móc)

Giới hạn làm thêm giờ mỗi ngày, tuần hoặc tháng (ví dụ: tối đa ba giờ mỗi ngày)

Mức lương phụ trội áp dụng cho làm thêm giờ (ví dụ: cao hơn 1,25 lần so với giờ làm việc thông thường)

Loại quy trình công việc phải được thực hiện theo ca liên tục do bản chất của công việc và được ngoại lệ cố định (ví dụ:
luật quốc gia cho phép hai ca làm việc 12 giờ mỗi ngày thay vì ba ca tám giờ mỗi ngày)

Quy trình bằng văn bản về làm thêm giờ: Đặc biệt liên quan đến các trường hợp ngoại lệ tạm thời, nhà sản xuất sẽ thực
thi một thủ tục nội bộ:

• Đã được quản lý và đại diện của người lao động phê duyệt

• Xác định số giờ một người lao động có thể làm việc hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng trong một khoảng thời
gian đặc biệt

• Xác định mức lương phụ trội áp dụng cho thời gian làm thêm giờ cho các ngày và hoàn cảnh khác nhau

• Tuân thủ các tiêu chí khác được quy định trong luật pháp quốc gia

Khi soạn thảo các quy trình này, đại diện của người lao động và quản lý phải đảm bảo rằng:

Không Phân biệt đối xử: Người lao động tạm thời, người lao động di cư và người lao động nhận lương theo sản phẩm
không phải lúc nào cũng là những người được yêu cầu làm thêm giờ.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 33


Không tích tụ mệt mỏi: Làm thêm giờ phải cân bằng tốt với thời gian nghỉ ngơi.

Được bảo vệ đặc biệt cho lao động vị thành niên, phụ nữ mang thai và lao động ca đêm

Trường hợp Ngoại lệ cố định hợp pháp: Nếu nhà sản xuất thuộc một loại ngành nghề được bảo hiểm bởi một ngoại lệ
cố định hợp pháp, nhà sản xuất phải giữ bằng chứng cập nhật bằng văn bản về thỏa thuận mô tả ngoại lệ hợp pháp đó.
Thỏa thuận này phải có hiệu lực pháp luật và xác định:

• Loại ngoại lệ

• Danh mục người lao động bị ảnh hưởng

• Số giờ làm việc bổ sung tối đa trong mỗi trường hợp

• Mức lương phụ trội làm thêm giờ: cao hơn ít nhất 1,25 so với mức lương cho giờ làm việc thông thường.

Tóm lại, thời gian làm thêm giờ sẽ là:

Tự nguyện: Làm thêm giờ luôn cần được tự nguyện đồng ý, ngoại trừ trong trường hợp ngoại lệ tạm thời (ví dụ: bất
khả kháng), phải được mô tả trong hợp đồng lao động.

Chấp thuận tham gia: Làm thêm giờ nên được chọn tham gia thay vì chọn không tham gia. Trong trường hợp sử dụng
các cơ chế chọn không tham gia, những cơ chế này cần được giải thích và có lý do rõ ràng và mạch lạc.

Ngoại lệ: Không được thường xuyên làm thêm giờ ngoài giờ làm việc thông thường, mà chỉ là để ứng phó một tình
huống ngoại lệ không lường trước được.

Không có rủi ro phát sinh thêm: Làm thêm giờ không làm tăng đáng kể rủi ro sức khỏe và an toàn của người lao động.

Trả lương phụ trội: Được thanh toán theo mức lương phụ trội theo quy định của pháp luật. Làm thêm giờ trong các
ngày lễ chính thức và/hoặc cuối tuần có thể có mức lương phụ trội cao hơn.

Các biện pháp khắc phục: Một số biện pháp nhất định có thể được thực hiện để giảm thời gian làm thêm giờ quá mức:

• Các công nghệ mới để cải thiện hiệu quả sản xuất

• Kỹ thuật sản xuất mới

• Có thêm nhiều người lao động có kỹ năng và năng lực hơn

• Cải thiện về logistics (ví dụ: phối hợp và lập kế hoạch)

• Trò chuyện với khách hàng về kỳ vọng thời gian giao hàng

6.3 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá cho phép người lao động có quyền nghỉ ngơi trong
ngày làm việc
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá đảm bảo rằng người lao động được hưởng lợi từ:

Giờ nghỉ ngắn: Người lao động được phép nghỉ giải lao ngắn trong giờ làm việc, đặc biệt là khi công việc nguy hiểm
hoặc đơn điệu, để cho phép người lao động luôn tỉnh táo. Thời gian nghỉ giải lao tối thiểu phải là 15 phút. Số giờ nghỉ
sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại công việc và độ dài ca làm việc. Thực hành tốt thường khuyến nghị hai giờ nghỉ giải lao 15
phút và một giờ nghỉ trưa trong một ca làm việc tám giờ.

Giờ nghỉ ăn uống và đi vệ sinh: Người lao động được phép dành thời gian cần thiết để nghỉ ăn và nghỉ vệ sinh theo
quy định của pháp luật.

Nghỉ đêm: Người lao động làm việc trong ngày được phép nghỉ tối thiểu tám giờ ban đêm trong khoảng thời gian 24
giờ.

Khu vực thích hợp: Người lao động có quyền tiếp cận các khu vực nghỉ ngơi hiệu quả bao gồm:

P 34 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


ƒ Tiếp cận các khu vực thông gió

ƒ Nhà vệ sinh có thể tiếp cận và với số lượng đủ mà người lao động không phải, ví dụ, dành toàn bộ thời gian
nghỉ để chờ xếp hàng.

ƒ Khả năng thay đổi tư thế thân thể (ngồi xuống hoặc đứng lên)

6.4 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá cho phép người lao động có quyền nghỉ ít nhất một
ngày trong mỗi bảy ngày
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá hiểu rằng người lao động cần nghỉ ngơi để có thể làm việc hiệu quả và ban quản
lý cho phép người lao động có một ngày nghỉ đầy đủ mỗi bảy ngày, trừ khi thỏa ước lao động tập thể được thương lượng
tự do hoặc luật quốc gia có quy định khác.

Ngày dương lịch đầy đủ: Nhà sản xuất tôn trọng các quy định liên quan về ngày nghỉ. Những ngày nghỉ sẽ là những ngày
dương lịch đầy đủ và phải tuân theo luật hoặc tập quán quốc gia. Thúc đẩy thực hành giờ làm việc cho phép cân bằng giữa
công việc và cuộc sống lành mạnh cho người lao động

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Các quy tắc làm việc được lập thành văn bản

• Phiếu lương cho người lao động được phân tách theo giới tính và bằng chứng văn bản về các khoản thanh toán

• Bằng chứng văn bản về ngoại lệ cố định hợp pháp áp dụng cho ngành của đối tác kinh doanh

• Hồ sơ số giờ làm việc của tất cả người lao động

• Các quy trình làm thêm giờ được lập thành văn bản, bao gồm cả các thỏa thuận với người lao động

• Hồ sơ văn bản về tai nạn

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 35


Lĩnh Vực Hoạt Động 7: Sức Khỏe Và An Toàn Nghề Nghiệp
Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong lĩnh vực sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHS) được đánh giá theo
bốn khía cạnh:

• Tuân thủ các quy định

• Đánh giá Rủi ro

• Đào tạo Người lao động

• Các quy trình và thiết bị để đảm bảo OHS

Đối tác kinh doanh phải có khả năng giải thích và cung cấp bằng chứng văn bản về các quy trình và thủ tục của mình để
đảm bảo rằng các quy định của OHS được tôn trọng.

Các rủi ro nổi bật đối với sức khỏe và/hoặc cuộc sống của người lao động được xác định trong quá trình đánh giá sẽ khiến
đánh giá viên kích hoạt cảnh báo theo Quy chế Không dung thứ của amfori BSCI.

7.1 Bên được đánh giá phải tuân thủ các quy định hiện hành về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHS)
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá có kiến thức tốt về các quy định của OHS áp dụng cho hoạt động kinh doanh của
mình và tuân thủ các quy định này.

Trong trường hợp quốc gia không ban hành các quy định OHS, các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được áp dụng.

Nhà sản xuất mời người lao động và đại diện của họ tham gia soạn thảo và thực thi các quy trình nội bộ về sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp, cần thiết để đảm bảo tuân thủ các quy định OHS.

7.2 Bên được đánh giá phải tìm cách bảo vệ người lao động trong trường hợp xảy ra tai nạn, bao gồm
cả thông qua các chương trình bảo hiểm bắt buộc
Điều này có nghĩa là nhà sản xuất (bên được đánh giá) thực hiện các biện pháp khác nhau để bảo vệ người lao động nếu
có tai nạn (ví dụ: nhà sản xuất có thể mua hoặc khuyến khích người lao động mua bảo hiểm tư nhân) các chương trình bảo
hiểm bắt buộc) và thực hiện các hoạt động sau:

• Vận động người lao động và đại diện của họ tham gia tìm cách tốt hơn để bảo vệ người lao động khỏi tai nạn

• Cung cấp đào tạo thường xuyên cho người lao động và quản lý về cách tránh tai nạn và giảm thiểu tác động từ tai
nạn

• Thường xuyên phân tích hồ sơ tai nạn để rút kinh nghiệm và điều chỉnh các quy trình tai nạn cho phù hợp

7.3 Bên được đánh giá phải thiết lập một hệ thống quản lý hiệu quả đảm bảo họ thường xuyên thực
hiện đánh giá rủi ro về điều kiện làm việc an toàn, lành mạnh và vệ sinh
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thường xuyên tiến hành đánh giá rủi ro sức khỏe và an toàn nghề nghiệp để:

• Xác định các rủi ro phổ biến nhất đối với người lao động

• Phân loại rủi ro dựa trên mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra

• Xác định loại biện pháp phòng ngừa hoặc khắc phục có thể cần thiết

• Xây dựng, duy trì và triển khai kế hoạch hành động

P 36 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Phân bổ ngân sách

Bên được đánh giá sẽ ghi nhớ rằng đánh giá rủi ro tốt:

• Phù hợp với sự an toàn và sức khỏe của tất cả người lao động

• Có cả tham vấn người lao động

• Xem xét tất cả các hoạt động sản xuất, nơi làm việc, máy móc, thiết bị, hóa chất, công cụ và quy trình

• Sử dụng các tiêu chuẩn liên quan làm tham chiếu (ví dụ: luật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế)

• Có giám sát và kiểm tra thường xuyên

• Cung cấp đủ nguồn nhân lực và tài chính để đảm bảo rằng (các) rủi ro đã xác định có thể được giảm bớt

• Cân nhắc:

ƒ Nhu cầu đặc biệt của những người lao động yếu thế nhất như phụ nữ mang thai, lao động vị thành niên hoặc
lao động nhập cư (danh sách này không đầy đủ, bên được đánh giá phải xác định những người lao động có
rủi ro cao hơn và đáp ứng nhu cầu cho họ, nếu cần thiết.)

ƒ Các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm trong môi trường làm việc

7.4 Có sự hợp tác tích cực giữa ban quản lý và người lao động (và/hoặc đại diện của họ) khi phát triển
và triển khai các hệ thống nhằm đảm bảo OHS
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để chủ động thúc đẩy đối thoại mang tính xây
dựng giữa ban quản lý và người lao động.
Người lao động và đại diện của họ được tham vấn:

• Trong quá trình đánh giá rủi ro

• Trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động

• Trong quá trình triển khai các hệ thống để đảm bảo nơi làm việc an toàn và lành mạnh

Nếu nhà sản xuất đã thành lập một ủy ban OHS với các đại diện của người lao động được bầu cử dân chủ, đây là một bước
tích cực.
Các hình thức hợp tác khác có thể chấp nhận được, nhưng phải có bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tích cực này
diễn ra như thế nào.

Nhà sản xuất lưu giữ hồ sơ về:

• Các cuộc họp của ủy ban OHS

• Các khuyến nghị của ủy ban OHS

• Ban quản lý đánh giá các khuyến nghị này để chấp nhận hoặc từ chối như thế nào

7.5 Bên được đánh giá phải thường xuyên đào tạo OHS để đảm bảo người lao động hiểu các quy tắc
làm việc, bảo vệ cá nhân và các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với tai nạn
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để cung cấp thông tin cho người lao động về:

• Các mối nguy hiểm và rủi ro liên quan đến công việc của họ

• Các hành động cần được thực hiện để bảo vệ họ

Thông tin này cần được công bố theo cách mà người lao động có thể dễ dàng hiểu được.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 37


Bên được đánh giá phải đảm bảo rằng người lao động ít nhất được đào tạo về các khía cạnh OHS sau:

• Sử dụng và bảo trì thiết bị bảo hộ cá nhân (làm sạch, thay thế khi bị hư hỏng và bảo quản thích hợp)

• Xử lý các mối nguy cơ cơ bản và ở cơ sở

• Phương pháp làm việc an toàn

• Quy trình khẩn cấp đối với thiên tai

• Diễn tập sơ tán và/hoặc diễn tập chữa cháy, có hồ sơ về:

ƒ Mục đích

ƒ Số lượng người lao động tham gia

ƒ Kết quả

ƒ Ảnh và ngày

ƒ Thời gian sơ tán (thời gian cần thiết để sơ tán khỏi tòa nhà không bao giờ được quá chín phút)

Bên được đánh giá cải thiện hiệu suất của mình bằng cách đào tạo bổ sung về OHS cho các đối tượng sau:

• Quản lý, người giám sát và khách thăm không thường xuyên

• Công nhân vận hành máy móc và máy phát điện

• Những người làm việc với các hệ thống và thiết bị điện, những người cũng phải hiểu nhiệm vụ và quy trình an toàn
của họ

• Người lao động xử lý và/hoặc quản lý các chất độc hại (Bao gồm, nhưng không giới hạn ở, hóa chất, chất khử trùng,
sản phẩm bảo vệ cây trồng và chất diệt khuẩn)

7.6 Bên được đánh giá phải bắt buộc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân để bảo vệ người lao động kết hợp
với các biện pháp kiểm soát cơ sở và hệ thống an toàn khác
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để cung cấp cho người lao động thiết bị bảo hộ
cá nhân đầy đủ:

• Cung cấp sự bảo vệ hiệu quả cho người lao động và khách tham quan không thường xuyên. Cần đặc biệt chú ý đến
các quy trình rủi ro như phun cát cho quần jean hoặc thuốc trừ sâu trong nông nghiệp

• Không gây bất tiện không cần thiết cho người dùng thiết bị bảo hộ

• Miễn phí cho tất cả người lao động

• Phù hợp với các hoạt động cần thiết tại nơi làm việc

7.7 Bên được đánh giá phải thực hiện các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và hành chính để tránh hoặc
giảm thiểu việc giải phóng các chất độc hại vào môi trường làm việc. Giữ mức độ phơi nhiễm dưới các
giới hạn được thiết lập quốc tế hoặc được công nhận.
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá có triển khai:

Đánh giá rủi ro thường xuyên: Để xác định các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và hành chính cần thiết để tránh hoặc giảm
thiểu việc giải phóng các chất độc hại vào nơi làm việc và môi trường.

Các biện pháp kiểm soát hành chính: Tối thiểu, nhà sản xuất sẽ thiết lập các biện pháp sau tại nơi làm việc:

P 38 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Ủy quyền: Chỉ những người lao động được ủy quyền mới có quyền tiếp cận các chất hóa học

Bảo vệ: Người lao động được bảo vệ đầy đủ để xử lý và quản lý hóa chất

Lưu giữ hồ sơ: Việc phân phối, sử dụng và thải bỏ hóa chất được ghi lại đúng cách

Tuân thủ hướng dẫn: Người lao động phải tuân theo các khuyến nghị của nhà sản xuất, khi sử dụng hóa chất (có thể
cung cấp các khóa đào tạo trong bối cảnh này)

Dán nhãn: Việc dán nhãn hóa chất và đánh dấu các mối nguy hiểm được người lao động hiểu rõ và được thực hiện phù
hợp với các yêu cầu được công nhận trong nước và quốc tế. Ví dụ:

ƒ Thẻ an toàn hóa chất quốc tế (ICSC)

ƒ Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu (MSDS)

Thông tin thêm về quản lý hóa chất có thể được tìm thấy tại liên kết sau: http://www.inchem.org/pages/icsc.html.

Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật: Tối thiểu, bên được đánh giá sẽ thiết lập các biện pháp kỹ thuật tại nơi làm việc để:

• Hơi nước, và bụi đẩy ra bên ngoài (ví dụ: khu vực giặt tẩy)

• Thải bỏ hóa chất đúng cách, ngay cả khi không có quy định pháp lý quốc gia

7.8 Bên được đánh giá phải xây dựng và thực hiện các quy trình xử lý tai nạn và tình huống khẩn cấp
Điều này có nghĩa là nhà sản xuất (bên được đánh giá) đưa vào thực hành các quy trình tai nạn và khẩn cấp ít nhất là tuân
theo các khuyến nghị dưới đây:

Hướng dẫn từng bước: Ban quản lý và một tỷ lệ lớn lực lượng lao động biết các bước cần tuân thủ trong trường hợp xảy
ra tai nạn hoặc khẩn cấp, vì vậy rủi ro được giảm thiểu.

Quy trình được lập thành văn bản: Các bước này được ghi lại trong quy trình khẩn cấp, được người lao động hiểu rộng
rãi, đặc biệt là những người đóng vai trò phù hợp hơn khi xảy ra tai nạn (ví dụ: người lao động sơ cứu).

Đặc biệt chú ý: Bên được đánh giá đảm bảo rằng các quy trình này được giải thích đúng cho:

• Công nhân thời vụ và tạm thời

• Công nhân làm việc vào ban đêm

• Lao động nhập cư

• Lao động vị thành niên

• Người lao động mang thai

• Lao động khuyết tật

7.9 Bên được đánh giá phải giúp người lao động thấy rõ các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể nhìn thấy
được bằng các biển báo và cảnh báo
Không có cách phổ biến nào để truyền đạt các mối nguy hiểm tiềm ẩn và cảnh báo cho người lao động và khách đến thăm.
Tuy nhiên, bên được đánh giá phải tự tin rằng các mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với người lao động là dễ hiểu đối với những
người có liên quan.

Tín hiệu và cảnh báo phải:

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 39


• Phù hợp với văn hóa và hoạt động cụ thể

• Được công bố ở nơi thích hợp cho mục đích của họ

• Liên quan đến quy trình ứng phó tai nạn và khẩn cấp

• Liên quan và phù hợp với các mối nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như:

ƒ Hóa chất

ƒ Điện

ƒ Các bề mặt nóng

ƒ Các vật rơi

ƒ Sàn trơn trượt

ƒ Máy móc và phương tiện

7.10 Bên được đánh giá phải triển khai và sử dụng đúng quy trình và hệ thống để báo cáo và ghi lại tai
nạn và thương tích nghề nghiệp
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết về:

Báo cáo: Quy trình này cho phép người lao động báo cáo ngay lập tức cho người giám sát của họ các tình huống nguy
hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe. Cả tai nạn và suýt xảy ra tai nạn đều được báo cáo.

Lưu trữ hồ sơ: Bên được đánh giá lưu giữ hồ sơ về tất cả các tai nạn và thương tích. Hồ sơ ghi rõ:

Thời điểm tai nạn xảy ra (ví dụ: ngày, mùa cao điểm, mùa thu hoạch)

Những ai có liên quan

Những hành động đã được thực hiện

Kết quả là gì (ví dụ: tử vong hoặc thương tích)

Cách thức điều tra các tai nạn (hoặc bệnh nghề nghiệp)

Những hành động phòng ngừa và khắc phục nào đã được thực hiện

Thời gian công nhân không thể làm việc

7.11 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải hướng tới sự ổn định và an toàn của thiết bị và
tòa nhà được sử dụng để sản xuất
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để:

• Có các quy trình để xác nhận sự ổn định và an toàn của thiết bị

• Lưu giữ tài liệu chính xác về các cuộc kiểm tra chính thức và riêng tư liên quan đến sự an toàn và ổn định của tòa
nhà và thiết bị

• Có giấy phép hợp lệ để tiến hành các hoạt động của mình trong tòa nhà có liên quan

• Đảm bảo nếu các vấn đề về cấu trúc được xác định tại công trường hoặc đã được khắc phục, có hồ sơ để chứng
minh cách quản lý rủi ro tiềm ẩn (ví dụ: chứng thực của kỹ sư rằng vết nứt trên tường không phải là do cấu trúc)

Bên được đánh giá biết và tuân theo:

• Các yêu cầu pháp lý quốc gia liên quan đến tòa nhà:

ƒ Độ ổn định

P 40 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


ƒ An toàn

ƒ Sự phù hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh

• Các yêu cầu pháp lý liên quan đến an toàn của thiết bị, bao gồm cả việc kiểm tra chính thức đang diễn ra (nếu có
liên quan)

7.12 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải tôn trọng quyền của người lao động trong việc
tự tránh khỏi các mối nguy hiểm sắp xảy ra mà không cần xin phép
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động có thể tự mình
thoát khỏi nguy hiểm sắp xảy ra mà không cần xin phép. Quyền của người lao động này:

• Áp dụng cho nơi làm việc và cơ sở lưu trú do nhà sản xuất cung cấp

• Phải được thông báo rõ cho người lao động trong quá trình đào tạo

• Phải được ghi chép đúng cách trong các quy trình OHS

7.13 Bên được đánh giá phải đảm bảo rằng người có năng lực kiểm tra định kỳ các hệ thống và thiết
bị điện
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người có năng lực sẽ thường
xuyên xác minh các hệ thống và thiết bị điện.

Người có năng lực có nghĩa là người đó có:

• Đào tạo liên quan

• Trình độ chuyên môn liên quan

• Có được kinh nghiệm liên quan

• Việc kiểm tra các hệ thống và thiết bị điện sẽ diễn ra:

ƒ Trong khung thời gian được xác định trước

ƒ Ngẫu nhiên

ƒ Theo yêu cầu

Các kiểm tra được ghi lại đúng cách và, nếu có thể, được dán gần với cài đặt hoặc thiết bị đã được xác minh. Hồ sơ bao
gồm ít nhất:

• Tên của người phụ trách

• Ngày kiểm tra gần nhất

• Mô tả các phát hiện (nếu có)

• Ngày đến hạn thực hiện kiểm tra tiếp theo

Hơn nữa, khi xử lý các hệ thống và thiết bị điện, người lao động cần tiến hành công việc của mình một cách an toàn bằng
cách:

• Chỉ sử dụng các công cụ cách điện đúng cách và trong tình trạng tốt

• Có không gian làm việc và ánh sáng thích hợp

• Thông báo cho người có năng lực trong trường hợp lắp đặt hoặc thiết bị điện có hoạt động bất thường

• Đảm bảo tất cả các dây cáp hoặc thiết bị điện không bị ướt

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 41


Thông thường, luật pháp quốc gia xác định không gian làm việc và ánh sáng cần thiết cho người lao động làm việc với các
hệ thống và thiết bị điện.

Nếu luật pháp quốc gia loại trừ các quy định đó, nhà sản xuất sử dụng các thực hành tốt chung và điều chỉnh theo tình
hình của mình, chẳng hạn như:

• Nơi làm việc không có đường dây phân phối điện

• Dây điện không gây nguy hiểm vấp ngã

• Rủi ro bị mắc kẹt và các tai nạn liên quan đến công việc khác đang được đánh giá và đưa vào quy trình của OHS để
giảm thiểu các tai nạn đó

• Làm việc với người lao động sử dụng hệ thống lắp đặt và người có năng lực để thu thập đề xuất về cách giảm rủi ro

• Đảm bảo tất cả các dây cáp hoặc thiết bị điện không bị ướt

• Cáp, thiết bị hoặc hệ thống điện không bị phủ bụi hoặc mảnh vụn khác tại nơi làm việc.

7.14 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải lắp đặt đủ số lượng thiết bị chữa cháy hoạt động
bình thường
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng nơi làm việc có đủ thiết bị chữa
cháy theo yêu cầu của kế hoạch hành động OHS. Thông thường, luật quốc gia quy định các yêu cầu tiêu chuẩn đối với thiết
bị chữa cháy như:

• Vị trí và nơi đặt

• Kích thước và hiệu quả

• Yêu cầu bảo trì và kiểm tra

Nếu không có yêu cầu pháp lý, thiết bị chữa cháy ít nhất phải:

• Được bố trí đều ở nơi làm việc

• Được đặt ở độ cao đảm bảo tính hiệu quả

• Dễ dàng tiếp cận

• Được xác định đúng cách (ví dụ: được kiểm kê) với tham chiếu rõ ràng đến:

ƒ Ngày bảo dưỡng cuối cùng

ƒ Ngày đến hạn cho lần bảo dưỡng tiếp theo

• Nơi đặt bình chữa cháy và tuyến đường tiếp cận phải được đánh dấu bằng hình ảnh.

Hệ thống cảnh báo sớm phải được lắp đặt và hoạt động theo yêu cầu của pháp luật. Hệ thống cảnh báo có thể là:

• Cảm biến khói

• Chuông báo cháy

• Thiết bị báo động

7.15 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải đảm bảo rằng các tuyến thoát hiểm, lối đi và cửa
thoát hiểm trong cơ sở sản xuất có thể dễ dàng tiếp cận, được đánh dấu rõ ràng và không bị chặn
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động và khách đến
thăm có thể dễ dàng rời khỏi cơ sở nếu xảy ra sự cố mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc tính mạng của họ.

P 42 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Với mục đích đó:

• Các tuyến thoát hiểm, lối đi và cửa thoát hiểm phải như sau:

ƒ Không bị chặn hoặc khóa trong thời gian làm việc (bao gồm cả làm thêm giờ và ca đêm)

ƒ Dễ dàng tiếp cận

ƒ Được đánh dấu rõ ràng

ƒ Kết thúc ở một nơi an toàn cho người lao động và khách đến thăm

Việc sơ tán an toàn phải được quản lý một cách có hệ thống và phòng ngừa, trong đó người lao động phải thiện hành
diễn tập cứu hỏa ít nhất theo yêu cầu của pháp luật

Đèn khẩn cấp và các tín hiệu sơ tán khác phải được lắp đặt đúng cách và hoạt động tốt

Các phòng sản xuất có hơn 10 người lao động làm việc trong cùng một ca làm việc nên có cửa mở ra ngoài trừ khi luật
quốc gia có các quy tắc khác

Số lượng lối thoát hiểm khẩn cấp phải đủ cho:

ƒ Số lượng người lao động

ƒ Kích thước và sức chứa của tòa nhà

ƒ Sắp xếp nơi làm việc

7.16 Bên được đánh giá phải đảm bảo kế hoạch sơ tán đáp ứng các yêu cầu pháp lý và được công bố ở
những nơi có liên quan để người lao động có thể nhìn thấy và hiểu
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các kế hoạch sơ tán là tốt nhất
có thể để đảm bảo người lao động có thể sơ tán nơi làm việc một cách an toàn.

Kế hoạch sơ tán nơi làm việc (và tòa nhà) phải thể hiện:

Vị trí đứng: Vị trí hiện tại của nơi công bố kế hoạch sơ tán

Các lối thoát hiểm gần nhất: Vị trí của các lối thoát hiểm gần nhất

Thiết bị cứu hỏa: Vị trí của bình chữa cháy và các thiết bị chữa cháy khác

Các điểm tập trung / tập hợp: Các địa điểm bên ngoài cơ sở nơi người lao động nên tập trung nếu có trường hợp khẩn
cấp

Bên được đánh giá tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên để đảm bảo rằng người lao động biết cách:

• sử dụng một bình cứu hỏa

• đọc và làm theo kế hoạch sơ tán để đạt đến điểm an toàn

7.17 Bên được đánh giá phải đảm bảo các biện pháp bảo vệ đầy đủ cho bất kỳ bộ phận, chức năng hoặc
quy trình máy móc nào có thể gây thương tích cho người lao động
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động có thể sử dụng
các máy móc, chức năng hoặc quy trình liên quan một cách an toàn.

Tất cả các biện pháp bảo vệ áp dụng cho thiết bị đều có sẵn và được lắp đặt đúng cách, ví dụ:

• Nắp che đai truyền động

• Lưới che quạt

• Công tắc khẩn cấp

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 43


Các tài liệu kiểm định và bảo hiểm hợp lệ cho máy móc và phương tiện theo yêu cầu của pháp luật. Công việc bảo trì được
thực hiện bởi người lao động có năng lực và được ghi lại. Đây có thể là trường hợp của thang máy, thang máy và các máy
nguy hiểm khác.

Bên được đánh giá lưu giữ hồ sơ bảo trì, bao gồm:

• Tóm tắt bảo trì

• Tên của người phụ trách

• Bảo hiểm hiện hành và hiệu lực của bảo hiểm

7.18 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải đảm bảo luôn có sẵn năng lực sơ cứu đạt tiêu
chuẩn
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động có thể nhận
được sơ cứu trong trường hợp cần thiết.

Các quy định pháp lý quốc gia xác định loại vật tư y tế nào được cung cấp cho người lao động tại nơi làm việc.

Nếu không có quy định pháp lý như vậy, bên được đánh giá cung cấp:

• Bộ dụng cụ sơ cứu, phòng và/hoặc trạm sơ cứu đầy đủ

• Đào tạo thường xuyên về sơ cứu và các quy trình liên quan để đảm bảo cấp cứu

• Một hoặc nhiều người được đào tạo có thể thực hiện sơ cứu

• Những người có trách nhiệm xác minh và bổ sung vật tư vào bộ dụng cụ sơ cứu

Trong trường hợp xả nước ngay lập tức là biện pháp sơ cứu được khuyến nghị, bên được đánh giá đảm bảo rằng gần các
trạm làm việc có:

• Nguồn nước uống

• Trạm rửa mắt

• Nhà tắm khẩn cấp

7.19 Bên được đánh giá phải có các quy trình khẩn cấp để xử lý các trường hợp chấn thương hoặc
bệnh nghiêm trọng. Các quy trình này phải được lập thành văn bản.
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động được giúp đỡ
trong trường hợp bị chấn thương hoặc bị bệnh nghiêm trọng và được chuyển đến cơ sở y tế thích hợp nếu cần.

Các quy trình khẩn cấp có thể trong một tài liệu riêng hoặc một phần của kế hoạch hành động được xây dựng sau khi đánh
giá rủi ro OHS. Quy trình này sẽ nêu các bước cần thực hiện khi người lao động cần được chuyển đến một cơ sở y tế thích
hợp cũng như tên của người lao động có trách nhiệm trong mỗi ca làm việc.

Người lao động biết các quy trình và ai là người lao động chịu trách nhiệm trong trường hợp bị chấn thương hoặc bệnh
nghiêm trọng của bản thân hoặc một trong những đồng nghiệp của họ.

7.20 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá phải luôn cung cấp nước uống cho người lao động
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động luôn có nước
uống và không chỉ trong thời gian nghỉ giải lao.

Hạn chế tiếp cận nước uống phải được coi là đối xử vô nhân đạo hoặc phân biệt đối xử. Do đó, điều đó không được xảy ra,
ngay cả khi như là biện pháp kỷ luật.

P 44 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Quyền sử dụng nước uống phải luôn được đảm bảo ở:

• Nơi làm việc (cả nhà máy hoặc trang trại)

• Các cơ sở nơi người lao động chuẩn bị hoặc ăn đồ ăn

• Nhà ở hoặc ký túc xá do đối tác kinh doanh cung cấp hoặc do nhà môi giới hoặc công ty tuyển dụng cung cấp

Các quy định quốc gia thường xác định:

• Chất lượng nước đủ để sử dụng cho người

• Những khu vực nào có thể không cần nước uống (ví dụ: nhà tắm)

• Các loại xét nghiệm và thẩm quyền xác minh nước có thể uống được

Chứng nhận: Phải có các chứng nhận liên quan và hợp lệ.

Biển báo nước không uống được: Những nơi có nước không uống được cần phải được thông báo đúng cách để tránh
bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào cho người dùng.

Nguy cơ mất nước: Đối tác kinh doanh chú ý thêm đến quyền uống nước trong mùa hoặc ở những khu vực có nguy cơ
mất nước cao hơn do thời tiết nóng.

7.21 Bên được đánh giá phải cung cấp cho người lao động quyền tiếp cận khu vực sạch sẽ, thích hợp
để bảo quản thực phẩm, ăn uống và/hoặc nấu ăn
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động có thể ăn, nấu
ăn và bảo quản thực phẩm trong mọi sự an toàn và phẩm giá con người.

Bên được đánh giá đảm bảo rằng người lao động được phép ăn trưa hoặc ăn tối ở nơi an toàn và sạch sẽ.

Nếu luật quy định rằng các doanh nghiệp phải cung cấp phòng ăn hoặc căng tin, nhà sản xuất tuân theo luật đó.

Nếu pháp luật không xác định các điều kiện tối thiểu cho các cơ sở này, bên được đánh giá nên tự đánh giá với sự tham
vấn của người lao động và đại diện của họ để xác định và thống nhất về các điều kiện an toàn và sạch sẽ.

Bên được đánh giá đặc biệt chú ý trong mùa cao điểm để đảm bảo rằng các cơ sở có đủ chỗ ở cho toàn bộ lực lượng lao
động (người lao động thường xuyên và tất cả người lao động khác), và vẫn có thể ăn bữa trưa hoặc bữa tối của họ ở một
nơi an toàn và sạch sẽ.

Khi thực phẩm được cung cấp cho người lao động (miễn phí hoặc không miễn phí), nhà sản xuất phải đảm bảo rằng thực
phẩm đó cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với loại công việc tại chỗ (tức là lao động nặng trong thời tiết nóng đòi hỏi các
bữa ăn có hàm lượng calo cao hơn và nhiều nước hơn. Trong mọi trường hợp, một tô cơm trắng hoặc tương tự không
được coi là thích hợp).

Bên được đánh giá phải có sẵn các thông tin sau đây để đánh giá:

• Cách thức bảo quản thực phẩm

• Hồ sơ ca làm vệ sinh

• Thực đơn trong sáu tháng trước đợt đánh giá

• Các ca ăn trưa và/hoặc ăn tối

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 45


7.22 Bên được đánh giá phải cung cấp cho người lao động các địa điểm tắm rửa, phòng thay đồ và nhà
vệ sinh tôn trọng theo phong tục địa phương
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động có thể duy trì
thói quen vệ sinh của họ và an toàn trước mọi rủi ro nhiễm bẩn.

Bên được đánh giá đảm bảo rằng người lao động được cấp phòng thay đồ, phòng giặt và nhà vệ sinh tốt có đầy đủ các
điều kiện cần thiết để đảm bảo phẩm giá con người. Tối thiểu, các cơ sở phải cung cấp:

• Nguồn cung cấp xà phòng ổn định

• Phòng có Khóa

• Tách biệt giới tính, hoặc nhà vệ sinh trung lập về giới tính nếu thích hợp

• Phòng thay đồ riêng cho người lao động thay quần áo để thực hiện chức năng của họ (ví dụ: để xử lý các chất độc
hại hoặc mặc quần áo bảo hộ)

Nếu pháp luật xác định số lượng tối thiểu các địa điểm tắm rửa và nhà vệ sinh mà các doanh nghiệp phải cung cấp, nhà
sản xuất tuân theo luật đó.

Nếu không có luật, việc đánh giá số lượng địa điểm cần thiết để phục vụ quy mô lực lượng lao động cần phải là một phần
của đánh giá rủi ro OHS và kế hoạch hành động liên quan.

Nếu không có luật hiện hành, số lượng địa điểm tắm rửa, phòng thay đồ và nhà vệ sinh phải đáp ứng nhu cầu của tổng
số người lao động. Cần đặc biệt chú ý để đảm bảo rằng các địa điểm đáp ứng nhu cầu của người lao động ngay cả khi số
lượng người lao động tăng lên (ví dụ: mùa cao điểm).

Bên được đánh giá có thể giải thích trong quá trình đánh giá lý do có số lượng địa điểm mà họ có. Bên được đánh giá cũng
giải thích các kế hoạch điều chỉnh số lượng, nếu cần và rằng giới tính đã được xem xét khi tính toán số lượng và phân bổ
nhà vệ sinh.

7.23 Bên được đánh giá phải cung cấp cho người lao động phương tiện đi lại (trực tiếp hoặc bằng cách
sử dụng bên thứ ba) an toàn và tuân thủ các quy định quốc gia
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động đến làm việc
an toàn. Với mục đích đó:

• Nhà sản xuất có thông tin về cách người lao động đến nơi làm việc (ví dụ: phương tiện giao thông công cộng hoặc
xe đạp).

• Phương tiện sử dụng để vận chuyển phù hợp cho vận chuyển con người

• Nếu cơ sở sử dụng tài xế, nội bộ hoặc bên thứ ba, bên được đánh giá đảm bảo họ không bị ảnh hưởng bởi ma túy
hoặc rượu và được cấp phép đầy đủ để lái xe và vận chuyển hành khách mà họ chuyên chở

7.24 Vị trí của các cơ sở vật chất xã hội hoặc nhà ở của người lao động đảm bảo rằng người dùng
không gặp phải các mối nguy hiểm tự nhiên hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác động hoạt động của nơi
làm việc (ví dụ: tiếng ồn, khí thải hoặc bụi)
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động không tiếp xúc
với các mối nguy hiểm tự nhiên hoặc tác động đến hoạt động do vị trí của các cơ sở vật chất xã hội hoặc nhà ở.

Luật pháp quốc gia thường xác định các đặc điểm về vị trí và cách thức các cơ sở vật chất xã hội và nhà ở phải được đặt.
Nếu không, bên được đánh giá:

P 46 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Dựa trên quyết định của mình về đánh giá rủi ro OHS và kế hoạch hành động liên quan

• Đảm bảo rằng vị trí của các cơ sở vật chất xã hội và nhà ở không khiến người lao động tiếp xúc với:

ƒ Nguy hiểm tự nhiên

ƒ Tác động bất lợi đến sức khỏe, an toàn hoặc cuộc sống của họ

• Các tòa nhà công nghiệp (có hoặc không có hoạt động công nghiệp) không được sử dụng làm nhà ở cho người lao
động

Chi phí chỗ ở: Khi người lao động được yêu cầu tạm thời rời khỏi nơi làm việc thường xuyên để đến một môi trường làm
việc khác (ví dụ: sản xuất nông nghiệp hoặc động vật), nhà sản xuất phải cung cấp cho người lao động đầy đủ cơ sở vật
chất và chỗ ở miễn phí cho họ.

7.25 Bên được đánh giá phải xác minh nhiệt độ, độ ẩm, không gian, vệ sinh, chiếu sáng là đủ cho sức
khỏe và an toàn của người lao động
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động không phải
chịu rủi ro sức khỏe không cần thiết do điều kiện làm việc.

Tôn trọng sức khỏe và an toàn của người lao động: Bên được đánh giá cần đảm bảo rằng người lao động có nơi làm
việc, cơ sở vật chất xã hội và nhà ở hoàn toàn tôn trọng sức khỏe và an toàn của họ.

Nếu pháp luật xác định các đặc điểm tối thiểu cho nơi làm việc, cơ sở vật chất xã hội và nhà ở, bên được đánh giá tuân
theo luật đó.

Nếu không, bên được đánh giá đưa ra các tiêu chuẩn liên quan vì đánh giá rủi ro OHS. Bên được đánh giá phải xác định
trong quá trình tham vấn với người lao động và đại diện của họ về các điều kiện thích hợp liên quan đến:

• Nhiệt độ

• Độ ẩm

• Không gian

• Vệ sinh

• Chiếu sáng

Không gian và chiếu sáng: Không gian và chiếu sáng cần được cung cấp theo cách phù hợp với các hoạt động cụ thể của
người lao động.

Bên được đánh giá phải có khả năng cung cấp cho đánh giá viên thông tin nhất quán về:

• Các điều kiện hiện tại

• Kế hoạch cải thiện (nếu có)

• Lịch trình và (các) chi phí liên quan để cải thiện

Nếu bên được đánh giá cung cấp nhà ở cho người lao động:

• Các phòng phải có đủ không gian cho người lao động và không quá đông đúc

• Người lao động phải có không gian để lưu trữ các vật dụng cá nhân

• Phòng giặt là và xử lý chất thải cần được sắp xếp hợp lý

• Lịch trình loại bỏ chất thải phải được công bố cho người lao động trong nhà ở

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 47


Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

Chứng nhận và Hợp đồng:

• Các tài liệu kiểm định và bảo hiểm hợp lệ cho máy móc và phương tiện

• Hóa đơn mua hàng Thiết bị bảo hộ cá nhân do bên được đánh giá mua

• Giấy phép kinh doanh hợp lệ và tất cả các phê duyệt chính thức cần thiết để triển khai hoạt động

• Giấy chứng nhận xây dựng chính thức về an toàn và phù hợp cho ngành

• Hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm dịch vụ thực phẩm, vận chuyển và đại lý

Đào tạo

• Bằng chứng văn bản về đào tạo người lao động về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

• Bằng chứng văn bản về đào tạo, tư vấn và các buổi cung cấp thông tin được tổ chức cho các thành viên của tổ chức
nhà sản xuất

• Bằng chứng về lịch đào tạo cho người lao động và quản lý

• Bằng chứng văn bản về trình độ của những người lao động làm việc với máy móc nguy hiểm, lắp đặt điện và các
hoạt động khác cần được đào tạo cụ thể do mức độ rủi ro cao

Hồ sơ và Báo cáo:

• Đánh giá rủi ro về điều kiện làm việc an toàn, sức khỏe và vệ sinh

• Kế hoạch hành động cho các điều kiện làm việc an toàn, sức khỏe và vệ sinh

• Bằng chứng văn bản về các khoản đóng góp cập nhật cho các quỹ bảo hiểm xã hội

• Các quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp áp dụng cho ngành

• Bằng chứng văn bản về quy trình bầu cử ủy ban sức khỏe và an toàn

• Biên bản các cuộc họp của ủy ban sức khỏe và an toàn

Bằng chứng văn bản về việc tiêu thụ, thu hồi và thải bỏ hóa chất (bao gồm Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu – MSDS)

• Kiểm tra chính thức được tiến hành để đảm bảo an toàn cho tòa nhà và thiết bị, bao gồm ngày hiệu lực và hành
động khắc phục, nếu có

• Báo cáo kiểm tra, hồ sơ bảo trì, hướng dẫn vận hành và an toàn cho:

ƒ Máy móc nguy hiểm, bao gồm thang máy, thiết bị điện và thiết bị áp suất cao

ƒ Thiết bị chữa cháy (ví dụ: thẻ kiểm tra trên bình chữa cháy)

ƒ Nước uống tại các cơ sở sản xuất và ký túc xá

ƒ Sức khỏe và an toàn cho các cơ sở và ký túc xá, bao gồm nhưng không giới hạn ở nhiệt độ, mức độ tiếng ồn
và ánh sáng

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

P 48 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lĩnh Vực Hoạt Động 8: Không Sử Dụng Lao Động Trẻ Em
Lao động trẻ em là công việc:

• Được thực hiện bởi một người dưới 15 tuổi

• Nguy hiểm về mặt đạo đức, thể chất, xã hội hoặc tinh thần

• Cản trở việc học tập

• Không phải là ‘công việc nhẹ nhàng’

Công việc nhẹ nhàng là sự tham gia của trẻ em hoặc thanh thiếu niên vào công việc như:

• Giúp cha mẹ làm việc nhà

• Hỗ trợ doanh nghiệp gia đình

• Kiếm tiền ngoài giờ học

Công việc nhẹ nhàng được chấp nhận nếu trẻ em:

• ít nhất 13 tuổi (hoặc ít nhất 12 tuổi ở các quốc gia đã đặt độ tuổi tối thiểu là 14)

• có thể đi học và có thời gian để hoàn thành bài tập về nhà của các em (ví dụ: hai giờ trong bất kỳ ngày làm việc nào)

• được giám sát bởi cha mẹ hoặc người giám hộ để đảm bảo các nhiệm vụ được giao cho trẻ em là vô hại

Độ tuổi tối thiểu cao hơn đối với công việc nguy hiểm: Các công việc có bản chất hoặc tình huống thực hiện có khả
năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức chỉ có thể được thực hiện bởi một người trên 18 tuổi.

QUAN TRỌNG: trong hầu hết các trường hợp, công việc trong nhà máy không được chấp nhận đối với trẻ em
dưới 16 tuổi vì đây được coi là môi trường làm việc nguy hiểm.

8.1 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá không tham gia vào hoạt động sử dụng lao động trẻ em
trực tiếp hoặc gián tiếp bất hợp pháp
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng trẻ em dưới 15 tuổi (hoặc dưới
14 tuổi ở các quốc gia đã đặt độ tuổi đó là ngưỡng) không tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào lực lượng lao động

Cần tránh sử dụng lao động trẻ em vì đó là:

• gây hại về tinh thần và thể chất cho trẻ em

• sai trái về mặt đạo đức đối với một doanh nghiệp có trách nhiệm

• có hại cho cộng đồng vì việc đó:

ƒ Tước đi cơ hội đi học tập của trẻ em

ƒ Bắt buộc các em phải rời khỏi trường học trước khi hoàn thành học kỳ

ƒ Yêu cầu các em cố gắng kết hợp việc đi học với công việc quá dài và nặng nhọc

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 49


Bên được đánh giá phải thực hiện các hành động cần thiết để:

• Hiểu những gì được coi và không được coi là lao động trẻ em

• Hiểu được bối cảnh pháp lý mà công ty hoạt động và luật pháp địa phương liên quan đến lao động trẻ em

• Xác định xem lao động trẻ em có khả năng xảy ra trong ngành hoặc khu vực của mình hay không (ví dụ: một số
ngành như nông nghiệp, săn bắn, lâm nghiệp, đánh bắt cá, khai thác mỏ và khai thác mỏ có rủi ro lao động trẻ em
cao hơn các ngành khác.)

• Đảm bảo có sẵn quy trình khắc phục trong trường hợp xác định có lao động trẻ em tại cơ sở

Đối tác kinh doanh phải tránh sử dụng lao động trẻ em gián tiếp (ví dụ: bằng cách sử dụng các công ty tuyển dụng
hoặc cho phép lao động nhập cư hoặc lao động thời vụ sử dụng con cái để hỗ trợ họ tại nơi làm việc).

Để đạt được mục tiêu đó, có thể cần các biện pháp phòng ngừa bổ sung và bên được đánh giá sẽ lưu giữ hồ sơ cập nhật về:

• Tên, tuổi, lịch học tập và thông tin trường học của trẻ em của người nhập cư hoặc người lao động thời vụ

• Tuổi và thẻ căn cước của người lao động được thuê thông qua các công ty tuyển dụng

• Quy trình tuyển dụng của các công ty để tránh sự tham gia của trẻ em hoặc người lao động bất hợp pháp (trong
số những người khác)

Tất cả dữ liệu cá nhân này sẽ được lưu giữ với sự tôn trọng tối đa và tuân theo các quy định về quyền riêng tư dữ liệu. Nếu
trong các biện pháp phòng ngừa bổ sung, nhà sản xuất nhận ra rằng một số người lao động đã được thuê trước khi họ
đến độ tuổi hợp pháp để làm việc, nhà sản xuất báo cáo điều này cho đánh giá viên và cho thấy rằng các hành động được
thực hiện để giữ cho tình hình không xảy ra nữa.

Lập sơ đồ các bên liên quan: Nhà sản xuất lưu giữ thông tin liên hệ của (các) bên liên quan có thể cung cấp hỗ trợ bảo
vệ nạn nhân và trẻ em (ví dụ: trở lại trường học và nhận dạng phụ huynh).
amfori BSCI cung cấp Mẫu 6: Lập sơ đồ bên liên quan để sử dụng cho mục đích này.

8.2 Bên được đánh giá phải thiết lập các cơ chế xác minh độ tuổi nghiêm ngặt như một phần của quy
trình tuyển dụng, và cơ chế này không được hạ thấp hoặc thiếu tôn trọng người lao động theo bất kỳ
cách nào
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng của họ
có thể xác định bất kỳ sai sót nhỏ nào trước khi được tuyển dụng.

Nguy cơ tuyển dụng lao động trẻ em cao hơn đối với:

• Một số ngành nhất định (ví dụ: khai thác mỏ và dệt may)

• Một số bối cảnh văn hóa và quốc gia nhất định (ví dụ: hệ thống Sumangali ở Ấn Độ)

• Các công việc yêu cầu trình độ chuyên môn thấp hoặc không yêu cầu

• Công việc được tiến hành ở các khu vực xa xôi nơi:

ƒ Thanh tra lao động ít có khả năng tiếp cận

ƒ Các cá nhân gặp khó khăn trong việc xin cấp thẻ nhận dạng chính thức

Cơ chế xác minh độ tuổi mạnh mẽ bao gồm:

• Đào tạo cho những người phụ trách tuyển dụng lao động và đối phó với các tình huống rủi ro cao

P 50 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Đào tạo những người phụ trách thuê người lao động về sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn có thể xác minh chéo tuổi
thực tế của người lao động đang được phỏng vấn

• Thường xuyên xác minh chéo độ tuổi của người lao động với các bên liên quan khác (ví dụ: các công ty tuyển dụng
và chủ lao động trước đây)

8.3 Bên được đánh giá phải có các chính sách và thủ tục đầy đủ bằng văn bản, hướng tới bảo vệ trẻ
em trước mọi hình thức bóc lột
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ trước mọi
hình thức bóc lột, không trực tiếp (bởi nhà sản xuất) hoặc gián tiếp (bởi các đối tác kinh doanh).

Các đối tác kinh doanh phải được cập nhật và bao gồm:

Tổng quan về:

• Điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm tại nơi làm việc

• Các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực (ví dụ: buôn bán ma túy, mại dâm và di cư cưỡng bức)

• Nghèo đói gia đình là động lực đằng sau lao động trẻ em

• Các dự án bảo vệ trẻ em do chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác điều hành trong khu vực

• Công đoàn có thể hỗ trợ trong trường hợp lao động trẻ em

• Các cơ sở giáo dục hoặc đào tạo nghề gần hoặc trong khu vực (bao gồm chi tiết liên hệ và lịch trình)

• Các cơ quan giáo dục hoặc phúc lợi xã hội có thể giúp đỡ trong các trường hợp lao động trẻ em

Đánh giá các biện pháp để:

• Kiểm soát nguy cơ lao động trẻ em

• Giảm hoặc loại bỏ lao động trẻ em

• Các bước cần thiết để xử lý các trường hợp lao động trẻ em một cách có trách nhiệm nhất
Ngoài ra, bên được đánh giá phải đảm bảo họ có sẵn các biện pháp bảo vệ để bảo vệ lao động trẻ em trước những lao
động trẻ tuổi khác hoặc người lớn tại cơ sở.

8.4 Bên được đánh giá phải có các chính sách và quy trình đầy đủ và khắc phục để bảo vệ thêm trong
trường hợp phát hiện trẻ em đang làm việc
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng, nếu trẻ em được phát hiện
làm việc trong doanh nghiệp của mình, các em sẽ được bảo vệ.

Quy trình khắc phục phải bao gồm:

• Các cách để giúp trẻ trở lại xã hội khi các em ngừng làm việc (ví dụ: giáo dục không chính thức hoặc cơ bản cho trẻ
lớn hơn để trẻ có thể tiếp tục học tập thành công)

• Các bên liên quan có thể hỗ trợ trẻ em và gia đình của trẻ khi trẻ ngừng làm việc hoặc để trẻ có thể ngừng làm việc
(ví dụ: văn phòng địa phương của các tổ chức quốc tế như Save the Children và UNICEF và các cơ quan chính phủ
xử lý việc bảo vệ trẻ em) và danh sách liên hệ cập nhật.

• Ngân sách được phân bổ để cung cấp thù lao tài chính cho trẻ em được phát hiện là đang làm việc để trẻ có thể
đi học

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 51


Trong một số trường hợp, cách tiếp cận tốt nhất để khắc phục có thể là:

• Dần dần loại bỏ trẻ khỏi công việc

• Thiết lập lịch trình thời gian để theo dõi cách trẻ em trở lại xã hội

Hai cách tiếp cận này có thể phù hợp hơn là ngay lập tức đưa trẻ đi mà không có bất kỳ sự giám sát nào.

Việc đưa trẻ ra khỏi công việc ngay lập tức có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các loại công việc khó phát hiện hơn, bóc
lột hơn, nguy hiểm hơn hoặc bất hợp pháp. Việc có chính sách chỉ thu hút người lớn là không được chấp nhận như một
quy trình khắc phục lao động trẻ em.

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Hồ sơ dữ liệu cá nhân cho tất cả người lao động (bao gồm cả người lao động thời vụ và người lao động được thuê
thông qua các công ty tuyển dụng)

• Quy trình xác minh độ tuổi

• Bằng chứng văn bản về đào tạo cho người lao động, quản lý và nhân sự (ví dụ: danh sách người tham dự có chữ ký,
tỷ lệ theo giới tính của người tham dự)

• Quy trình tránh bóc lột trẻ em

• Quy trình khắc phục trong trường hợp phát hiện lao động trẻ em

• Hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động, bao gồm cả với các công ty tuyển dụng

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

P 52 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lĩnh Vực Hoạt Động 9: Bảo Vệ Đặc Biệt Đối Với Lao Động Vị Thành Niên
Lao động vị thành niên:

• Không được làm ca đêm

• Không được làm việc gần hoặc với các chất và hóa chất nguy hiểm

• Phải được đào tạo cụ thể về các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn cũng như được đào tạo cụ thể về cách tiếp cận và
sử dụng cơ chế khiếu nại của nhà sản xuất

• Được phân công giờ làm việc không ảnh hưởng đến việc đi học, tham gia định hướng nghề nghiệp hoặc khả năng
hưởng lợi từ các chương trình đào tạo hoặc giảng dạy

Đối tác kinh doanh phải thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để triển khai biện pháp bảo vệ đặc biệt như vậy nhằm bảo vệ
người lao động vị thành niên trước các nguy hiểm về thể chất, tâm lý xã hội hoặc đạo đức tại nơi làm việc.

9.1 Bên được đánh giá phải đảm bảo rằng thanh thiếu niên không làm việc vào ban đêm và được bảo
vệ trước các điều kiện làm việc gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn, đạo đức và sự phát triển của họ
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động vị thành niên
không gặp rủi ro về sức khỏe, sự an toàn, đạo đức và sự phát triển của họ.

Đánh giá Rủi ro: Đối tác kinh doanh có hiểu biết tốt về các hoạt động có khả năng gây hại cho người lao động vị thành
niên. Đánh giá rủi ro là cần thiết ngay cả khi nhà sản xuất không tuyển dụng bất kỳ lao động trẻ nào.
Việc đánh giá rủi ro phải dẫn đến việc chỉ ra các quy trình và lĩnh vực công việc mà người lao động vị thành niên không
được phép tham gia.

Công việc ban đêm thường được định nghĩa theo luật quốc gia, trong trường hợp đó đối tác kinh doanh sử dụng định
nghĩa pháp lý đó làm tham chiếu để tránh lao động vị thành niên làm việc vào ban đêm.

Nếu không có định nghĩa của luật quốc gia, đối tác kinh doanh tuân theo định nghĩa của amfori BSCI. amfori BSCI định
nghĩa ‘công việc ban đêm’ là tất cả các công việc được thực hiện trong khoảng thời gian bảy (07) giờ liên tiếp trở lên, trong
đó có khoảng thời gian từ nửa đêm đến 5 giờ sáng, theo định nghĩa của ILO.

9.2 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: giờ làm việc của lao động vị thành niên không ảnh hưởng đến:

• Việc đến trường của họ

• Sự tham gia của họ vào định hướng nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

• Khả năng hưởng lợi từ các chương trình đào tạo hoặc hướng dẫn của họ

Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng sự kết hợp giữa giờ làm việc
hàng ngày, thời gian học tập và thời gian đi lại được giới hạn ở 10 giờ một ngày khi người lao động tham gia giáo dục bắt
buộc tại địa phương hoặc bất kỳ chương trình giáo dục hoặc đào tạo nào khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bên được đánh giá đảm bảo rằng các khóa đào tạo của công ty được lên lịch theo cách mà người lao động vị thành niên
vẫn có thể đi học hoặc chương trình giáo dục/đào tạo của họ.

9.3 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: bên được đánh giá thiết lập các cơ chế cần thiết để ngăn chặn, xác định và
giảm thiểu thiệt hại cho lao động trẻ
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng đánh giá rủi ro Sức khỏe và An
toàn Nghề nghiệp và kế hoạch hành động liên quan đáp ứng các tiêu chí sau:

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 53


• Đặc biệt chú ý đến lao động vị thành niên

• Người lao động và đại diện của họ được tư vấn để xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu

• Các biện pháp giảm thiểu được ghi lại đúng cách

9.4 Bên được đánh giá tìm cách đảm bảo rằng lao động vị thành niên có quyền tiếp cận các cơ chế
khiếu nại hiệu quả
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động vị thành niên
có thể sử dụng cơ chế khiếu nại và nhận được phản hồi kịp thời.

Để đạt được mục tiêu đó, đối tác kinh doanh tìm cách đảm bảo rằng những người lao động vị thành niên

• được đào tạo đặc biệt về cách gửi khiếu nại

• được thông báo đầy đủ về sự hỗ trợ mà họ có thể nhận được để gửi khiếu nại

• được đào tạo, không phân biệt loại hình việc làm (theo mùa, ký hợp đồng phụ hoặc tuyển dụng trực tiếp)

Tài liệu đào tạo: Đối tác kinh doanh lưu giữ hồ sơ về các khóa đào tạo được cung cấp cho người lao động vị thành niên về
sự tồn tại và việc sử dụng cơ chế khiếu nại. Tài liệu đào tạo này sẽ bao gồm:

• Ngày và lịch trình (không nên xung đột với các chương trình giáo dục hoặc đào tạo nghề)

• Nội dung

• Tên và trình độ chuyên môn của giảng viên

• Danh sách người tham dự có chữ ký

9.5 Bên được đánh giá phải tìm cách đảm bảo rằng lao động vị thành niên được đào tạo đúng cách về
sức khỏe và an toàn nghề nghiệp và có quyền tiếp cận các chương trình đào tạo liên quan
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng lao động vị thành niên được
đào tạo về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp về những rủi ro cụ thể mà họ phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tài liệu đào tạo: Đối tác kinh doanh lưu giữ hồ sơ về các khóa đào tạo được cung cấp cho người lao động vị thành niên về
sự tồn tại và việc sử dụng cơ chế khiếu nại. Tài liệu đào tạo này sẽ bao gồm:

• Ngày và lịch trình (không nên xung đột với các chương trình giáo dục hoặc đào tạo nghề)

• Nội dung

• Tên và trình độ chuyên môn của giảng viên

• Danh sách người tham dự có chữ ký

9.6 Bên được đánh giá có cái nhìn tổng quan tốt về tất cả lao động trẻ làm việc ở cơ sở sản xuất của
mình
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng họ có thông tin chính xác và
cập nhật về lao động vị thành niên được tuyển dụng (trực tiếp và gián tiếp) tại doanh nghiệp của nhà sản xuất.

Bên được đánh giá hiểu rằng lao động vị thành niên là một trong những nhóm lao động yếu thế nhất.

Bên được đánh giá nỗ lực hơn nữa để theo dõi điều kiện làm việc của lao động vị thành niên

Chu kỳ làm việc: Bên được đánh giá có cái nhìn tổng quan tốt về chu kỳ làm việc của lao động vị thành niên, trong đó đề
cập đến:

P 54 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Quy trình tuyển dụng

• Thù lao

• Số giờ làm việc

• Biện pháp kỷ luật

• Thăng chức

• Đào tạo

• Chấm dứt hợp đồng lao động

Lưu giữ hồ sơ: Bên được đánh giá thu thập và lưu giữ hồ sơ cụ thể về lao động vị thành niên. Vì mục đích này, amfori BSCI
cung cấp Tự đánh giá về Dữ liệu Lao động vị thành niên có các thông tin tối thiểu cần thiết cho hồ sơ. Bản tự đánh giá này
đặc biệt hữu ích nếu bên được đánh giá không có bản tự đánh giá riêng. Bản tự đánh giá này có sẵn trên Nền tảng bền
Vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Xử lý dữ liệu cá nhân: Hồ sơ dữ liệu cá nhân chỉ nên được tiêu hủy phù hợp với các quy định quốc gia về xử lý thông tin bí
mật. Xem thêm phần Lĩnh vực hoạt động 13 Hành vi Đạo đức dưới đây.

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Tài liệu về tất cả các khóa đào tạo dành cho lao động vị thành niên

• Đánh giá rủi ro và kế hoạch hành động liên quan với các hành động cụ thể để bảo vệ lao động vị thành niên và lao
động nữ vị thành niên

• Hồ sơ tổng quan về người lao động vị thành niên

• Tổng quan về chu kỳ làm việc của người lao động vị thành niên

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 55


Lĩnh Vực Hoạt Động 10: Không Việc Làm Bấp Bênh
Không việc làm bấp bênh có nghĩa là:

• Các điều khoản tuyển dụng không làm tổn hại an sinh của người lao động

• Hợp đồng lao động cung cấp an sinh xã hội

• Không được sử dụng Hợp đồng tạm thời hoặc theo mùa, chương trình học nghề và hợp đồng thầu phụ để né tránh
các quy định pháp luật

10.1 Mối quan hệ lao động của bên được đánh giá không làm tổn hại an sinh phúc lợi của người lao
động
Điều này có nghĩa là nhà sản xuất (bên được đánh giá) thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các điều khoản
tuyển dụng phải được cung cấp hợp pháp cho người lao động

Nguyên nhân làm tổn hại an sinh: Các tình huống làm tổn hại an sinh của người lao động có thể ảnh hưởng đến cả
người lao động lâu dài và tạm thời. Các nguyên nhân này:

ƒ Ngăn cản người lao động tiếp cận an sinh xã hội

ƒ Sử dụng hợp đồng thời vụ thay vì tuyển dụng dài hạn

ƒ Cách thức tuyển dụng và sa thải để tránh củng cố quyền của người lao động

Bên được đánh giá giám sát chu kỳ làm việc của họ bằng cách tôn trọng người lao động và không tiết lộ sự khác biệt hoặc
phân biệt đối xử ở bất kỳ bước nào. Các bước này là:

ƒ Quy trình tuyển dụng

ƒ Thù lao

ƒ Số giờ làm việc

ƒ Biện pháp kỷ luật

ƒ Thăng chức

ƒ Đào tạo

ƒ Chấm dứt hợp đồng lao động

Lao động Tạm thời: Định nghĩa về công việc lâu dài và tạm thời (theo mùa là một loại công việc tạm thời) thường được
pháp luật quy định. Nếu không có các quy định đó, các công việc không được coi là lâu dài nếu trong đó người lao động
được thuê theo hợp đồng luân phiên hoặc khi người lao động biết trước họ sẽ nghỉ việc sau ngày, tuần hoặc tháng cụ thể,
được coi là tạm thời.

Lao động làm việc tại nhà: Bên được đánh giá có các quy trình và hệ thống cụ thể để giám sát và đảm bảo điều kiện làm
việc, phúc lợi và loại hình hợp đồng lao động cho người lao động tại nhà (nếu có liên quan).

Giai đoạn Thử việc: Luật pháp quốc gia thường cho phép vài tháng đầu tiên của mối quan hệ lao động mới là một giai
đoạn thử việc. Thời hạn tối đa thường được quy định trong luật pháp quốc gia. Giai đoạn này cho phép cả chủ lao động và
người lao động thử mối quan hệ việc làm. Giai đoạn này thường có các khoảng thời gian thông báo để chấm dứt mối quan
hệ lao động. Các giai đoạn này thường liên quan đến các khoảng thời gian thông báo đặc biệt về việc chấm dứt hợp đồng
lao động, trong khi các nghĩa vụ khác như thù lao và điều khoản an sinh xã hội vẫn không bị ảnh hưởng

P 56 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Thực hành Tốt: Khi bên được đánh giá xem xét người lao động có vai trò là vai trò của người lao động với tư cách là cha
mẹ hoặc người chăm sóc gia đình để điều chỉnh các điều kiện làm việc phù hợp, đánh giá viên sẽ công nhận đây là một
thực hành tốt.

Bên được đánh giá phải chủ động báo cáo các thông lệ hợp đồng khác không phải là yêu cầu pháp lý mà là thông lệ mà
nhà sản xuất thực hiện trên cơ sở tự nguyện để cải thiện điều kiện làm việc.

Bên được đánh giá chống lại sự bất ổn về việc làm bằng cách:

• Quy trình tuyển dụng công bằng, thù lao, giờ làm việc, biện pháp kỷ luật, thăng chức, đào tạo và chấm dứt hợp
đồng lao động

• Sắp xếp công việc tạm thời khi thực sự có ý định thực hiện công việc giới hạn trong một khoảng thời gian xác định

• Thời gian thử việc và điều kiện làm việc hợp lệ

• Không sử dụng hợp đồng cố định dựa trên tình trạng hôn nhân hoặc mang thai của phụ nữ.

Xin lưu ý, trong một số trường hợp, việc sử dụng một hệ thống trong đó người lao động tạm thời từ các cộng đồng địa
phương thường xuyên được thay thế hoặc luân chuyển có lợi cho cộng đồng, vì thông qua phương pháp này, sự giàu có và
xây dựng kỹ năng được trải đều hơn và bình đẳng hơn. Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải đảm bảo quy trình
được sử dụng để thuê người lao động là công bằng và không phân biệt đối xử.

10.2 Bên được đánh giá thuê người lao động dựa trên các mối quan hệ việc làm được công nhận và
ghi chép lại
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các điều khoản tuyển dụng rõ
ràng và theo luật pháp. Mối quan hệ công việc giữa nhà sản xuất và người lao động của nhà sản xuất là:

Được công nhận: Mối quan hệ công việc đã được thiết lập phù hợp với luật pháp quốc gia, tập quán hoặc cách thức tiêu
chuẩn, và tiêu chuẩn lao động quốc tế, tùy theo điều kiện nào cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho người lao động.

Được lập thành văn bản: Mối quan hệ công việc được hỗ trợ bằng bằng chứng bằng văn bản rằng người lao động
nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của họ (ví dụ: hợp đồng làm việc và áp phích nêu các quy tắc làm việc). Phải đặc
biệt chú ý khi người lao động gặp khó khăn khi đọc hoặc viết. Trong những trường hợp này, nhà sản xuất phải nỗ lực
thêm để đảm bảo rằng người lao động hiểu được điều kiện làm việc của họ.

Tuyển dụng gián tiếp: Bên được đánh giá cần xem xét cẩn thận các điều khoản tuyển dụng của người lao động khi thuê
người lao động bằng cách sử dụng các công ty tuyển dụng hoặc môi giới lao động. Các công ty tuyển dụng phải đáp ứng
các đặc điểm được pháp luật xác định để được coi là ‘công ty được công nhận’. Nếu không, các công ty này có rủi ro quá
cao đối với danh tiếng kinh doanh của nhà sản xuất.
Trong bối cảnh này:

Bên được đánh giá có cái nhìn tổng quan tốt về cách công ty tuyển dụng thu hút người lao động, có tính đến các tiêu chí
sau:

Minh bạch: Không ép buộc hoặc đe dọa bạo lực, thông tin chính xác về điều kiện làm việc và hợp đồng bằng ngôn ngữ
mà người lao động hiểu được.

Bảo mật: Tự do di chuyển, không tịch thu tài liệu cá nhân hoặc tài sản quan trọng, không tuyển dụng bán hợp pháp
hoặc từ chối các phúc lợi xã hội và không làm việc quá nhiều giờ hoặc điều kiện làm việc kém.

Chủ lao động chi trả: Người lao động không phải trả tiền để có việc làm và chi phí liên quan đến tuyển dụng do chủ
lao động chi trả.

Bên được đánh giá thường xuyên nhận được giấy tờ việc làm từ cơ quan này.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 57


Bên được đánh giá hiểu cách thức, thời điểm và số tiền mà cơ quan chi trả cho người lao động, bao gồm các khoản khấu
trừ có thể có.

10.3 Bên được đánh giá cung cấp cho người lao động thông tin dễ hiểu trước khi bắt đầu làm việc
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động nhận thức được
các quyền và nghĩa vụ mà công việc đòi hỏi từ họ.

Thông tin được cung cấp cho người lao động phải:

Dễ hiểu: Điều này có thể yêu cầu dịch sang ngôn ngữ của người lao động hoặc được ghi lại bằng ngôn ngữ địa phương
của người lao động nhập cư, hoặc hướng dẫn bằng âm thanh và/hoặc hình ảnh cho người lao động khuyết tật cũng như
cho người lao động gặp khó khăn khi đọc và viết.

Kịp thời: Thông tin này cần được cung cấp trước khi bắt đầu mối quan hệ lao động.

Chính xác: Thông tin đề cập đến các quyền, nghĩa vụ và điều kiện làm việc sẽ áp dụng cho người lao động khi bắt đầu
làm việc. Bao gồm thông tin về:

• Giờ làm việc

• Đào tạo

• Thời gian nghỉ ngơi và ngày lễ

• Thù lao và điều khoản thanh toán

• Phúc lợi xã hội: nghỉ thai sản/nghỉ phép chăm con, nghỉ ốm, dịch vụ chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe, v.v.

• Cơ chế Khiếu nại

Thông tin dễ hiểu tương tự phải được cung cấp cho người lao động được thuê gián tiếp (ví dụ: thông qua các công ty tuyển
dụng, nhà thầu phụ lao động hoặc nhà môi giới).

10.4 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá không sử dụng các hợp đồng lao động theo cách cố ý
mâu thuẫn với mục đích thực sự của pháp luật
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các điều khoản tuyển dụng
tương ứng với mục đích thực sự. Các điều khoản này không được tạo ra để tránh né pháp luật.

Nếu bị sử dụng không đúng quy định, một số hợp đồng lao động hợp pháp có thể gây hại cho người lao động. Nhà sản
xuất phải tránh:

• Các chương trình học việc mà không nhằm để phát triển kỹ năng hoặc cung cấp việc làm thường xuyên

• Công việc theo mùa hoặc dự phòng được sử dụng để làm suy yếu sự bảo vệ dành cho người lao động

Một số hợp đồng lao động có thể có ý định thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc giảm quyền của người lao động. Nhà
sản xuất sẽ cực kỳ cảnh giác để tránh liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến:

Hợp đồng Chỉ Thuê Nhân công: Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ chỉ tuyển dụng, cung cấp hoặc bố trí người lao động
thực hiện một việc làm, công việc hoặc dịch vụ cho chủ lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, thỏa thuận này bao gồm các
hoạt động lao động lệ thuộc.

Hợp đồng thầu phụ của người lao động: Việc ký hợp đồng phụ nên được thực hiện vì lý do hiệu quả hoặc chất lượng,
chứ không phải để làm suy yếu quyền của người lao động. (ví dụ: để tránh đạt số lượng người lao động tối thiểu cho
phép sự hiện diện của đại diện của người lao động hoặc quyền thành lập công đoàn).

P 58 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Thay thế hợp đồng: khi người lao động xem xét một hợp đồng tại một thời điểm trong giai đoạn tuyển dụng của họ và
sau đó lại ký một hợp đồng khác (và thường cho một công việc hoặc mức lương hoàn toàn khác)

Trong mọi trường hợp, bên được đánh giá phải có khả năng giải thích logic kinh doanh đằng sau việc lựa chọn các hợp
đồng lao động này và chứng minh rằng quyền của người lao động được đảm bảo.

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Hợp đồng lao động và/hoặc áp phích thể hiện các quyền và nghĩa vụ của người lao động

• Quy trình và hồ sơ tuyển dụng và thuê mướn

• Tổng quan về nhà thầu phụ

• Tổng quan về các hoạt động học việc được triển khai trong công ty

• Tổng quan về lao động thời vụ

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 59


Lĩnh Vực Hoạt Động 11: Không Sử Dụng Lao Động Lệ Thuộc,
Lao Động Cưỡng Bức Hoặc Buôn Người
Lao động lệ thuộc là bất kỳ hình thức nô lệ nào, hoặc bất kỳ loại hình lao động cưỡng bức, ràng buộc, giao kèo, buôn bán
và lao động không tự nguyện. Lao động lệ thuộc hoặc cưỡng bức lao động đều không thể chấp nhận được bất kể hoàn
cảnh nào.

Rủi ro lao động lệ thuộc không chỉ được xác định bởi điều kiện làm việc ở cấp nhà máy hoặc trang trại, mà còn có thể xảy
ra trong quá trình tuyển dụng. Người lao động có thể bị các công ty tuyển dụng phi đạo đức lợi dụng ngay cả trước khi họ
vào nhà máy hoặc bước chân vào trang trại.

Trong nông nghiệp, canh tác được tổ chức trên cơ sở cộng đồng vì luật pháp hoặc tập quán không được coi là canh tác bắt
buộc. Điều này phù hợp với Công ước 29 của ILO (điều 19.2) và nhà sản xuất có thể giải thích cho đánh giá viên.

Các loại lao động cưỡng bức và lao động lệ thuộc phổ biến khác nhau giữa các khu vực. Nhà sản xuất phải đảm bảo rằng
họ nhận biết được những trường hợp có thể dẫn đến lao động cưỡng bức hoặc lao động lệ thuộc trong khu vực của họ.

Lưu ý đặc biệt về lao động tù nhân: Khái niệm quen thuộc và chính xác nhất về lao động tù nhân là khái niệm cung cấp
một hình thức nghề nghiệp cho tù nhân. Về bản chất, lao động đó không phải là vi phạm nhân quyền, nếu lao động đó
đáp ứng một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như:

• Tù nhân tự nguyện lao động mà không phải chịu áp lực hoặc đe dọa trừng phạt

• Công việc được thực hiện trong các điều kiện gần với mối quan hệ lao động tự do (mức lương, an sinh xã hội, an
toàn lao động (OHS) trong phạm vi mà các điều kiện của tù nhân cho phép

Điều này có nghĩa là nếu đối tác kinh doanh đang sử dụng tù nhân làm việc (cả trực tiếp và gián tiếp), đối tác kinh doanh
cần xác minh rằng công việc được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và Công ước 29 và 105 của ILO.

Ở hầu hết các quốc gia, lao động tù nhân sẽ dẫn đến vấn đề không dung thứ và do đó kích hoạt Quy chế Không dung thứ.
Ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc, lao động tù nhân sẽ luôn là vấn đề không dung thứ. Dù trong trường
hợp nào, các đối tác kinh doanh nên cố gắng và không bao giờ sử dụng lao động tù nhân, vì nhiều khả năng điều này sẽ
dẫn đến vấn đề không dung thứ.

11.1 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá không tham gia vào các hình thức lao động nô dịch,
cưỡng bức, lệ thuộc, có khế ước, buôn bán lao động hoặc lao động không tự nguyện
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người lao động được tuyển
dụng:

• Dựa trên ý chí tự do của họ

• Có hiểu biết tốt về các quyền và nghĩa vụ

• Công nhân nam và nữ có hiểu biết đầy đủ về các điều kiện làm việc và hợp đồng của họ.

• Không đối mặt với bất kỳ rủi ro tiềm ẩn hoặc thực tế về lao động cưỡng bức

Người lao động có thể:

• Tự do nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động, với điều kiện phải có thông báo hợp lý cho chủ lao động

• Rời khỏi cơ sở sau giờ làm việc mà không bị nhân viên bảo vệ (có hoặc không có vũ khí) ngăn chặn hoặc giữ lại

• Rời khỏi cơ sở sản xuất và nhà ở trong thời gian rảnh mà không cần xin phép

P 60 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Chọn nhà ở khác ngoài nơi ở do chủ lao động cung cấp nếu có khả năng

Bên được đánh giá phải đảm bảo rằng:

• Giấy phép lao động là hợp lệ và loại giấy phép lao động không cho thấy người lao động là nạn nhân của nạn buôn
người

• Người lao động nhận được thị thực, nhà ở, đào tạo, thanh toán và giáo dục mà không phải tham gia bất kỳ hình
thức nô lệ nào

• Người lao động không được yêu cầu để lại tài sản quan trọng hoặc giấy tờ cá nhân (ví dụ: hộ chiếu) như một hình
thức đảm bảo

• Người lao động không bị ngăn cản một cách bất hợp pháp và trái với ý muốn của họ khi nhận được tiền lương hoặc
phúc lợi mà họ kiếm được

11.2 Bên được đánh giá phải thực hiện nghiêm túc và thận trọng khi thuê và tuyển dụng lao động
nhập cư cả trực tiếp và gián tiếp
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hút người lao động di cư theo cách không
gây ra rủi ro lao động lệ thuộc. Điều này đặc biệt quan trọng khi người lao động được thuê gián tiếp (ví dụ: thông qua các
công ty tuyển dụng, nhà thầu phụ lao động hoặc nhà môi giới).

Bên được đánh giá đảm bảo tránh tình huống này khi:

• Cả quốc gia xuất xứ và nước sở tại đều không cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy cho người lao động nhập cư

• Người lao động phải trả một khoản phí tuyển dụng (cao) cho một cơ quan để có được thị thực làm việc và cơ quan
đó che giấu các khoản khấu trừ và thù lao cho công việc

• Người lao động bị hạn chế di chuyển vì thị thực hoặc giấy tờ tùy thân bị công ty tuyển dụng hoặc nhà sản xuất quản

• Người lao động không hiểu ngôn ngữ của nước sở tại, điều này đặt họ vào vị trí yếu thế hơn

Tuyển dụng gián tiếp: Bên được đánh giá cần xem xét cẩn thận các điều khoản tuyển dụng của người lao động khi thuê
người lao động bằng cách sử dụng các công ty tuyển dụng hoặc môi giới lao động. Các công ty tuyển dụng phải đáp ứng
các đặc điểm được pháp luật xác định để được coi là ‘công ty được công nhận’. Nếu không, các công ty này có rủi ro quá
cao đối với danh tiếng kinh doanh của nhà sản xuất. Trong bối cảnh này:

Bên được đánh giá có cái nhìn tổng quan tốt về cách công ty tuyển dụng thu hút người lao động, có tính đến các tiêu chí
sau:

Minh bạch: Không ép buộc hoặc đe dọa bạo lực, thông tin phải chính xác về điều kiện làm việc và hợp đồng bằng ngôn
ngữ để người lao động hiểu được.

Bảo mật: Tự do di chuyển, không tịch thu tài liệu cá nhân hoặc tài sản quan trọng, không tuyển dụng bán hợp pháp
hoặc từ chối các phúc lợi xã hội và không làm việc quá nhiều giờ hoặc điều kiện làm việc kém.

Nguyên tắc về Tiền lương của Chủ lao động: Người lao động không phải trả tiền để có việc làm và chi phí liên quan
đến tuyển dụng do chủ lao động phải chi trả. Bảng thuật ngữ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI giải thích nguyên tắc
này như sau:

Nguyên tắc về Tiền lương của Chủ lao động (EPP): Đây là cam kết phản ánh Điều 1 của Nguyên tắc Dhaka về Di cư
bằng Phẩm giá: “Người lao động di cư không bị tính phí”. Theo nguyên tắc này, không người lao động nào phải trả tiền
để có được công việc. Chi phí tuyển dụng sẽ do chủ lao động chi trả hoàn toàn. Theo mục đích của amfori BSCI, chi phí
tuyển dụng bao gồm các khoản chi phí và phí ở cả quốc gia xuất phát và quốc gia đến.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 61


Các công ty tuyển dụng sẽ được đối tác kinh doanh coi là đối tác kinh doanh quan trọng vì các công ty này có thể gây ra
rủi ro xã hội cho nhà sản xuất.

Các hình thức phổ biến nhất: Các hình thức lao động cưỡng bức phổ biến nhất được thấy trong việc bóc lột lao động
nhập cư thông qua:

• Tịch thu hộ chiếu và tài sản cá nhân

• Không cung cấp hợp đồng lao động hoặc chỉ cung cấp bằng ngôn ngữ nước ngoài

• Không thanh toán, không thanh toán đầy đủ, thanh toán không đều đặn, khấu trừ tiền lương, thanh toán một lần
hoặc chỉ thanh toán bằng hiện vật (thù lao bằng hàng hóa và dịch vụ thay cho thanh toán bằng tiền)

• Khấu trừ bất hợp pháp từ tiền lương

• Giờ làm việc dài

• Điều kiện sống kém tiêu chuẩn và không cung cấp nước và thực phẩm

• Sử dụng hoặc đe dọa bạo lực

Những loại hành vi này được coi là không thể chấp nhận được và nhà sản xuất phải tránh tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào những hành vi này.

11.3 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá không được đối xử với người lao động một cách vô
nhân đạo hoặc hạ thấp, hoặc một cách hình phạt về thể xác, ép buộc về tinh thần hoặc thể chất và/
hoặc lạm dụng bằng lời nói.
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo người lao động được đối xử tôn
trọng và họ không bị lạm dụng thể xác hoặc tinh thần.

Để đạt được mục tiêu đó, bên được đánh giá:

• Tạo lập và duy trì văn hóa tôn trọng trong toàn bộ doanh nghiệp

• Khen thưởng sự đối xử tôn trọng đối với người lao động, bắt đầu từ các nhà quản lý và người giám sát

• Cung cấp các khóa đào tạo thường xuyên cho người lao động và người giám sát về lợi ích của việc đối xử tôn trọng

Bên được đánh giá đảm bảo rằng các biện pháp kỷ luật không bao gồm:

• Hình phạt về thể xác

• Sự ép buộc như:

ƒ Trái phiếu nợ

ƒ Hạn chế di chuyển

ƒ Bạo lực

ƒ Đe dọa và hăm dọa

Nhà ở: Khi bên được đánh giá cung cấp nhà ở cho người lao động, họ phải đảm bảo rằng các điều kiện sống tôn trọng
phẩm giá của người lao động. Cần đặc biệt chú ý đến những người lao động yếu thế nhất như người di cư, lao động thời
vụ, lao động trẻ và phụ nữ mang thai.

Tối thiểu, nhà ở phải cung cấp:

• Tủ khóa riêng cho mỗi người lao động để cất đồ đạc cá nhân

P 62 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


• Giường riêng cho mỗi người lao động

• Chỗ ở riêng cho các giới khác nhau (tức là nữ giới và nam giới)

• Nơi thay đồ riêng cho các giới khác nhau (tức là nữ giới và nam giới)

• Chỗ ở riêng cho các giới khác nhau (tức là nữ giới và nam giới)

• Nhà vệ sinh riêng cho các giới khác nhau (tức là nữ giới và nam giới)

11.4 Bên được đánh giá phải thiết lập tất cả các quy trình kỷ luật hiện hành bằng văn bản và đã giải
thích bằng lời cho người lao động bằng các điều khoản rõ ràng và dễ hiểu
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các quy trình kỷ luật là:

• Thống nhất và phù hợp với pháp luật

• Bằng văn bản và người lao động và đại diện của người lao động có thể tiếp cận được

• Mô tả liên quan đến hành vi bị cấm và các biện pháp kỷ luật có thể có

• Mô tả về người phụ trách và kênh liên lạc (bao gồm kháng cáo)

• Không có các khoản khấu trừ không công bằng hoặc phí tài chính có thể là các khoản khấu trừ bất hợp pháp

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Bằng chứng văn bản về đào tạo cho người lao động, quản lý và nhân sự (ví dụ: danh sách người tham dự có chữ ký,
tỷ lệ theo giới tính của người tham dự)

• Bằng chứng văn bản về các quy trình kỷ luật

• Quy trình và hồ sơ tuyển dụng

• Hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động, bao gồm cả hợp đồng của các công ty tuyển dụng, nhà thầu phụ lao động và
đại lý (nếu có liên quan) và những hợp đồng hoặc thỏa thuận liên quan đến an ninh, vệ sinh và người lao động dịch
vụ khác

• Bằng chứng văn bản về các trường hợp kỷ luật và các biện pháp được thực hiện

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 63


Lĩnh Vực Hoạt Động 12: Bảo Vệ Môi Trường
Các công ty có trách nhiệm tuân thủ luật môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đóng góp tích cực
vào sự phát triển lâu dài.

Tùy thuộc vào quy trình sản xuất do đối tác kinh doanh thực hiện, việc bảo vệ môi trường có thể đề cập đến một hoặc
nhiều điều sau đây:

• Tiêu thụ năng lượng và phát thải nhà kính

• Phát thải các chất ô nhiễm

• Sử dụng hóa chất độc hại

• Quản lý độ màu mỡ của đất và nước

• Bảo tồn đa dạng sinh học

Trong bối cảnh thẩm định (về kinh doanh và nhân quyền, không thể bỏ qua quyền về môi trường lành mạnh và sẽ là một
phần của thẩm định trong (kinh doanh. Đối tác kinh doanh amfori BSCI phải có khả năng thực hiện các quy trình và thủ
tục để bảo vệ môi trường, phù hợp với hoạt động kinh doanh của họ.

12.1 Bên được đánh giá phải liên tục xác định các tác động đáng kể môi trường liên quan đến hoạt
động của mình
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để có hiểu biết tốt về tác động môi trường của
các hoạt động kinh doanh của mình.

Việc tự đánh giá các tác động môi trường bao gồm:

• Tất cả các quy trình diễn ra trong phạm vi của công ty

• Các quy trình sản xuất mới hoặc thiết bị mới được lắp đặt, ngay lập tức được tích hợp vào đánh giá

• Hiểu rõ hoạt động kinh doanh tác động đến môi trường như thế nào

• Khoảng thời gian được xác định trước để thực hiện các đánh giá đó

• Nhân viên có đủ năng lực chuyên môn chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu và thực hiện đánh giá

12.2 Bên được đánh giá phải có sẵn các quy trình để đảm bảo đưa luật môi trường địa phương vào
hoạt động kinh doanh
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật về môi trường
bằng cách:

• Tích hợp các chính sách và quy trình môi trường vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của mình

• Biến các chính sách và quy trình này thành một phần rõ ràng trong văn hóa kinh doanh

Bên được đánh giá phát triển các cách hiệu quả để đảm bảo:

• Liên tục nhận biết các quy định về môi trường

• Định nghĩa của các yêu cầu về môi trường áp dụng cho các hoạt động hàng ngày của chính mình

• Xác định các nguồn thông tin về luật môi trường như:

ƒ Các trang web trực tuyến chuyên ngành

P 64 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


ƒ Các ấn phẩm do các chuyên gia trong ngành phát hành

ƒ Các dịch vụ do các công ty chuyên môn cung cấp

12.3 Bên được đánh giá phải duy trì các giấy phép và giấy phép môi trường cần thiết
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để có giấy phép và giấy phép môi trường cập
nhật.

Bên được đánh giá biết về các giấy phép và giấy phép môi trường cần thiết theo yêu cầu của pháp luật cho các hoạt động
kinh doanh cụ thể.

Nếu không có giấy phép hoặc giấy phép môi trường tại thời điểm đánh giá, ít nhất bên được đánh giá phải yêu cầu các giấy
tờ đó từ cơ quan có thẩm quyền thích hợp và có bằng chứng bằng văn bản về yêu cầu đó.

12.4 Bên được đánh giá phải có phương pháp quản lý chất thải hông dẫn đến ô nhiễm môi trường
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý chất thải do hoạt động kinh doanh
của mình tạo ra theo cách giảm hoặc loại bỏ ô nhiễm môi trường.

Có những khu vực mà việc phân tách và thải bỏ chất thải không được quản lý bởi các cơ quan công quyền. Điều này có thể
dẫn đến việc đổ chất thải vào môi trường.

Bất kể có quy định quốc gia hay không, bên được đánh giá có các quy trình để:

• Xác định và phân tách chất thải theo thể loại (nguy hiểm, hoặc không nguy hiểm) bao gồm cả vật liệu đóng gói

• Xác định các yêu cầu xử lý cụ thể (ví dụ: thải bỏ thông qua đại lý được ủy quyền hoặc đến một cơ sở chuyên môn)

• Tạo nhận thức cho người lao động về chất thải được tạo ra và cách xử lý đúng cách

• Tránh đổ chất thải vào môi trường tự nhiên

• Tránh đốt chất thải trong các đám cháy hở

• Thải bỏ nhựa và thùng chứa hóa chất rỗng mà không tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường bao gồm cả tác hại
tiềm ẩn đối với con người

12.5 Bên được đánh giá phải có phương pháp quản lý nước tôn trọng môi trường, bao gồm bảo tồn
các nguồn nước địa phương
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để thúc đẩy bảo tồn nước và giảm chất thải nước.
Điều này đề cập đến nước dùng trong công nghiệp và tiêu dùng cá nhân.

Các biện pháp có thể bao gồm:

• Xác định đúng các suối nước, sông, hồ và các hệ sinh thái nước khác trong khu vực

• Đánh giá rủi ro được lập thành văn bản giải thích các quyết định quản lý về việc sử dụng nước (ví dụ: tưới tiêu tại
các trang trại)

• Nâng cao nhận thức về giảm chất thải nước

• Các chính sách và quy trình để đưa bảo tồn nước và giảm chất thải nước vào mô hình kinh doanh

Cả ban quản lý và người lao động cần nhận biết sự tồn tại của các nguồn nước và cách cơ sở liên quan đến việc sử dụng,
giám sát và bảo quản của họ.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 65


Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Đánh giá rủi ro / tác động môi trường

• Bản đồ xác định các suối nước, sông, hồ xung quanh các hoạt động của bên được đánh giá

• Tính toán các nguồn lực tài chính và nhân sự cần thiết để tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về xã hội và môi trường

• Giấy chứng nhận và giấy phép môi trường hợp lệ

• Kế hoạch Quản lý chất thải

• Kế hoạch Quản lý nước

• Các chính sách và quy trình quản lý môi trường

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

P 66 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


Lĩnh Vực Hoạt Động 13: Đạo Đức Kinh Doanh
Hành vi kinh doanh phi đạo đức đề cập đến việc giả mạo, gian lận, khai báo sai, tham nhũng, tống tiền, tham ô và hối lộ.

Các đối tác kinh doanh phải trình bày thông tin chính xác và hợp lệ cho đánh giá viên amfori BSCI, để:

• Tài liệu hoặc hồ sơ không bị thay đổi và phải phản ánh tình hình thực tế của (các) cơ sở của đối tác kinh doanh và
các đối tác kinh doanh của họ

• Các báo cáo không bị thay đổi từ các cuộc đánh giá trước đó (amfori BSCI và các cuộc kiểm tra khác) và/hoặc hồ sơ
thanh tra của chính phủ cũng phải được cung cấp

• Cần đặc biệt chú ý để đảm bảo thông tin nhạy cảm được thu thập và lưu trữ theo cách được bảo vệ (ví dụ: hồ sơ
bệnh án) để tôn trọng quyền riêng tư của người lao động và người lao động

13.1 Bên được đánh giá tích cực phản đối hành vi tham nhũng, tống tiền hoặc tham ô, hoặc bất kỳ
hình thức hối lộ nào, trong các hoạt động của mình với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo hành vi kinh doanh có đạo đức được
lồng ghép đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình. Để đạt được mục tiêu đó, bên được đánh giá:

• Có chính sách (ví dụ: Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI) công khai lên án hành vi tham nhũng, tống tiền và hối lộ
là hành vi phi đạo đức không thể chấp nhận được

• Có các quy trình để ngăn chặn, phát hiện và khắc phục bất kỳ hành vi tham nhũng nào

• Có cơ chế và chương trình kiểm soát nội bộ để ngăn chặn và phát hiện tham nhũng, tống tiền, tham ô hoặc bất kỳ
hình thức hối lộ nào

• Xác định những rủi ro chính của tham nhũng có thể xảy ra ở đâu

• Điều tra và không khuyến khích mọi hành vi sai trái giữa những người lao động, đặc biệt là những người có quyền
ra quyết định

• Khen thưởng hành vi có đạo đức và tính liêm chính của người lao động và người quản lý

• Chủ đề đạo đức và tính liêm chính được yêu cầu vào một phần của khóa đào tạo dành cho người lao động và người
quản lý

• Theo dõi và giảm rủi ro tham nhũng trong quan hệ với các bên liên quan chính (ví dụ: với đánh giá viên)

13.2 Bên được đánh giá phải lưu giữ thông tin chính xác liên quan đến các hoạt động, cấu trúc và hiệu
suất của chính mình
Thông tin được tiết lộ: Bên được đánh giá chia sẻ thông tin về các hoạt động của mình, theo các quy định hiện hành và
thực hành chuẩn ngành.

Bên được đánh giá đảm bảo thông tin về hoạt động kinh doanh của mình là:

Chính xác: Thông tin do đối tác kinh doanh trình bày cho thành viên amfori BSCI và/hoặc đánh giá viên là chính xác.

Có cấu trúc: Thông tin về các cơ sở hoạt động sản xuất phải khác nhau khác nhau, cách thức tổ chức hoạt động sản xuất
của mình phải rõ ràng, thông tin phải có sẵn.

Hoạt động và hiệu suất:

• Tuyên bố của bên được đánh giá về hoạt động của mình là chính xác (ví dụ: khối lượng sản xuất, số lượng người lao
động, giờ làm việc và thuê lao động trực tiếp và gián tiếp)

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 67


• Có sẵn các báo cáo từ các cuộc đánh giá trước đó (đánh giá amfori BSCI hoặc các cuộc kiểm tra khác) hoặc các cuộc
thanh tra của chính phủ, bao gồm theo dõi bất kỳ phát hiện nào đã được báo cáo trước đó

13.3 CÂU HỎI QUAN TRỌNG: Bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để không tham gia
vào việc làm sai lệch thông tin liên quan đến các hoạt động, cấu trúc và hiệu suất của mình, cũng như
các hành động khai báo sai về chuỗi cung ứng của mình

• Giả mạo thông tin liên quan đến các hoạt động, cấu trúc và hiệu suất

• Bất kỳ hành động khai báo sai về chuỗi cung ứng của mình

Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và trung thực liên
quan đến cơ cấu kinh doanh và chuỗi cung ứng của mình.

Giả mạo, gian lận và khai báo sai: Đây là những hành động có mục đích nhằm gây tổn hại hoặc tổn thất cho bên khác vì
lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp của chính mình.

Gian lận và khai báo sai trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng và có thể dẫn đến các sản
phẩm kém chất lượng hoặc bị lỗi.

Bên được đánh giá có cam kết nghiêm túc xây dựng mối quan hệ kinh doanh đáng tin cậy và do đó tránh được bất kỳ hành
động nào trong số này. Sau đó, phải đảm bảo rằng nếu bất kỳ người lao động nào hành xử phi đạo đức, thì sẽ có sự điều
tra và biện pháp kỷ luật thích hợp.

13.4 Bên được đánh giá thu thập, sử dụng và xử lý thông tin cá nhân một cách cẩn thận hợp lý và phù
hợp với luật bảo mật thông tin và quyền riêng tư cũng như các yêu cầu pháp lý
Điều này có nghĩa là bên được đánh giá thực hiện các biện pháp cần thiết để thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của từng
người lao động với sự tôn trọng cao nhất dành cho quyền cơ bản của cá nhân (đặc biệt là quyền riêng tư).

Mức độ chăm sóc áp dụng cho người lao động được thuê trực tiếp, đối tác kinh doanh, khách hàng và người tiêu dùng
trong phạm vi ảnh hưởng của nhà sản xuất.

Đặc biệt chú ý đến cách thu thập dữ liệu để đảm bảo rằng người lao động được bảo vệ (ví dụ: hồ sơ bệnh án).

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động này

• Giấy phép kinh doanh

• Chính sách chống tham nhũng

• Đánh giá rủi ro tham nhũng

• Quy trình điều tra và ngăn ngừa hành vi phi đạo đức

• Truyền thông và đào tạo để thúc đẩy và khen thưởng sự liêm chính

Các đối tác kinh doanh tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại sẽ cần phải truyền đạt các tiêu chí này
đến các trang trại và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện của họ. Các đối tác kinh doanh nên đảm bảo có ít nhất
một người đủ khả năng để đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI được truyền đạt cho ít nhất
là các trang trại có liên quan nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

P 68 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


5. Hiểu Báo Cáo Đánh Giá amfori BSCI

Cơ hội học hỏi: Báo cáo giám sát amfori BSCI nêu các thông tin về bên được đánh giá và đánh giá tất cả các lĩnh vực hoạt
động.

Các phần bằng chứng dữ liệu chỉ có sẵn trên Nền tảng Bền vững amfori.

Đối tác kinh doanh cần hiểu được mối liên hệ giữa tất cả các lĩnh vực hoạt động và coi đánh giá là cơ hội để học hỏi. Báo
cáo sẽ cung cấp thông tin quan trọng để thiết kế một lộ trình hướng tới những cải thiện bền vững và liên tục.

Báo cáo này sẽ cung cấp cho bên được đánh giá bản tóm tắt kết quả đánh giá/giám sát, với điểm cho từng lĩnh vực hoạt
động. Để xem thông tin hoạt động giám sát/đánh giá, đối tác kinh doanh cần truy cập báo cáo trên nền tảng.

Báo cáo pdf đã xuất có định dạng sau:

• Dữ liệu giám sát:

ƒ Tên của Bên được giám sát

ƒ ID amfori

ƒ Tên của Cơ sở

ƒ ID amfori của Cơ sở

ƒ Địa chỉ của cơ sở

ƒ Hoạt động giám sát

ƒ Loại giám sát

ƒ Ngày nộp và ngày hết hạn

• Xếp hạng Tổng thể

• Xếp hạng từng phần

• Mô tả Chung

• Thông tin về Cơ sở

• Công cụ đo lường

• Các phát hiện

Lưu ý rằng các thành viên được liên kết và công ty đối tác kinh doanh có thể tải xuống báo cáo này.

Cuộc họp kết thúc và báo cáo kết quả: Cuộc họp kết thúc thể hiện sự kết thúc của đợt Giám sát amfori BSCI. Đánh giá
viên tận dụng cơ hội này để:

• Trình bày các phát hiện từ đánh giá nội bộ, nếu có

• Mô tả cho bên được đánh giá các hoạt động tốt và các lĩnh vực cải thiện được xác định trong quá trình đánh giá

• Làm rõ với bên được đánh giá mọi nghi ngờ tiềm ẩn liên quan đến đánh giá amfori BSCI và các bước tiếp theo

Bên được đánh giá tận dụng cơ hội này để:

• Đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt để hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc đánh giá và các bước tiếp theo

• Tham gia với đại diện của người lao động và quản lý (có mặt trong cuộc họp kết thúc để có thể bắt đầu lập kế hoạch
cho các bước tiếp theo)

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4 - P 69


Sau khi đã làm rõ, bản in báo cáo phát hiện vấn đề sẽ được ký bởi:

• Đánh giá viên

• Đại diện pháp lý của bên được đánh giá

• Đại diện của người lao động (nếu có)

Ký báo cáo phát hiện vấn đề: Chữ ký của bên được đánh giá không ngụ ý rằng bên được đánh giá đồng ý với nội dung.
Chữ ký đó xác nhận rằng việc đánh giá đã được tiến hành đúng cách. Bên được đánh giá có thể yêu cầu đánh giá viên bổ
sung các nhận xét đã đưa ra trong cuộc họp kết thúc vào báo cáo phát hiện vấn đề.

Đánh giá viên và bên được đánh giá mỗi bên giữ một bản sao.

Báo cáo trực tuyến: Báo cáo giám sát được cung cấp đầy đủ cho nhà sản xuất trên nền tảng amfori BSCI trong 15 ngày
sau khi tiến hành đánh giá. Để truy cập thông tin này, đối tác kinh doanh cần đăng nhập bằng mật khẩu đã được cấp.

Báo cáo PDF: Lưu ý rằng các thành viên được liên kết và công ty đối tác kinh doanh có thể tải xuống báo cáo này.

QUAN TRỌNG: Mức xếp hạng đánh giá được tính toán tự động và nêu rõ những cải thiện mà đối tác kinh
doanh cần thực hiện trong từng lĩnh vực hiệu suất khác nhau. Mức xếp hạng không đảm bảo hiệu quả hoạt
động xã hội của nhà sản xuất và không miễn trừ hoạt động cải thiện liên tục cho nhà sản xuất. Tất cả các phát
hiện được tự động tích hợp vào phần Cải thiện Liên tục của Đối tác Kinh doanh, sau đó đối tác kinh doanh có
thể bắt đầu kế hoạch cải thiện thông qua việc xác định các tác động bền vững và thêm các biện pháp vào đó.

P 70 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI 2022 – Phần 4


amfori
The Gradient Building
Avenue de Tervueren 270
1150 Brussels
Fax: +32 2 762 75 06
Phone: +32 2 762 05 51
E-mail: info@amfori.org

Find and follow us: /amfori


Hướng dẫn sử
dụng Hệ thống
amfori BSCI
Nội dung

HƯỚNG DẪN 1: Cách bắt đầu với Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform) 3

HƯỚNG DẪN 2: Lập sơ đồ chuỗi cung ứng của các đối tác kinh doanh 7

HƯỚNG DẪN 3: Cách Thiết lập Hệ thống Quản lý trách nhiệm Xã hội 9

HƯỚNG DẪN 4: Cách Thiết lập cơ chế khiếu nại theo cấp hoạt động hiệu quả 14

HƯỚNG DẪN 5: Cách Tuân thủ Quy chế Không dung thứ 24

HƯỚNG DẪN 6: Cách chuẩn bị cho đánh giá amfori BSCI 30

HƯỚNG DẪN 7: Cách sử dụng danh sách hạng mục kiểm tra amfori BSCI 33

HƯỚNG DẪN 8: Cách Đánh giá Nhanh các Hệ thống Giám sát Khác 35

HƯỚNG DẪN 9: Cách Thúc đẩy Thù lao Công bằng 40

HƯỚNG DẪN 10: Cách truyền đạt amfori BSCI trong chuỗi cung ứng 45

HƯỚNG DẪN 11: Cách hiểu công thức cam kết của amfori BSCI 48

HƯỚNG DẪN 12: Cách đánh giá một nhà sản xuất nhỏ 50

HƯỚNG DẪN 13: Cách thúc đẩy xây dựng năng lực 56

HƯỚNG DẪN 14: Cách Tích hợp Bình đẳng Giới vào Chiến lược Thẩm định
(Due Diligence) 60

HƯỚNG DẪN 15: Cách đánh giá trước các đối tác kinh doanh tiềm năng 64

HƯỚNG DẪN 16: Cách Soạn thảo và Đọc báo cáo kết quả đánh giá amfori BSCI 71

HƯỚNG DẪN 17: Cách thúc đẩy tuyển dụng có trách nhiệm 73

HƯỚNG DẪN 18: Cách Đánh giá các Tổ chức Nhà sản xuất trong Ngành Thực phẩm 75

P 2 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 1: Cách bắt đầu với
Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform)
Hướng dẫn này cung cấp cho người dùng Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) thông tin chi
tiết về các quyền và nghĩa vụ mà họ có khi sử dụng công cụ này.

Ngoài ra, hướng dẫn này mô tả các bước để truy cập Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) và
các chức năng chính liên quan đến từng người dùng hoặc nhóm người dùng.

Có thể xem thêm thông tin tại Học viện amfori (amfori Academy).

Điều khoản sử dụng Nền tảng Bền vững amfori


Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) do Ban thư ký amfori quản lý. Trong lần đầu tiên đăng nhập
vào Nền tảng Bền vững amfori, người dùng phải chấp nhận:
• Điều khoản sử dụng Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)
• Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Quyền truy cập được cấp: Các bên có thể được cấp quyền truy cập vào Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform) nếu họ:
• là thành viên amfori BSCI tham gia vào hệ thống amfori BSCI
• là đối tác kinh doanh của thành viên amfori BSCI đã được mời tham gia vào hệ thống amfori BSCI (ví dụ: nhận đánh
giá amfori BSCI hoặc tham gia vào các hoạt động xây dựng năng lực)
• là đối tác đánh giá, công ty đánh giá có hợp đồng hợp lệ được ký với amfori BSCI để tiến hành hoạt động đánh giá
của amfori

Loại thông tin: Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) thu thập và ghi lại thông tin do các thành viên
amfori BSCI, đối tác kinh doanh của họ và các đối tác đánh giá được ủy quyền tạo ra liên quan đến:
• Các công ty của họ (ví dụ: các đối tác đánh giá thông tin duy trì trong Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform) về các đánh giá viên của họ)
• Các đối tác kinh doanh, đặc biệt là các nhà sản xuất đủ điều kiện để được đánh giá hoặc được mời tham gia các hoạt
động xây dựng năng lực được đăng trong Học viện amfori (amfori Academy)

Phương pháp hồ sơ người dùng: Có ba loại hồ sơ xác định người dùng của. Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform). Bảng dưới đây có các thuật ngữ được sử dụng trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform) và sự tương ứng với hệ thống amfori BSCI:

Thuật ngữ Nền tảng Thuật ngữ Hệ thống amfori BSCI Ví dụ


Thành viên amfori Thành viên amfori BSCI Một công ty là thành viên amfori BSCI và đã ký
Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Đối tác kinh doanh Các đối tác kinh doanh cần được đánh Một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa (thực phẩm
amfori giá (Nhà sản xuất, cơ sở) hoặc phi thực phẩm) hoặc sản xuất nguyên liệu
thô trong chuỗi cung ứng của thành viên amfori
BSCI và đã được chọn tham gia amfori BSCI

Đối tác đánh giá Đối tác đánh giá Một doanh nghiệp có hợp đồng đánh giá hợp lệ
với amfori để tiến hành đánh giá amfori BSCI

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 3


Cách lấy tên người dùng
Mỗi hồ sơ trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) được liên kết với một địa chỉ email duy nhất.
Địa chỉ email này là tên người dùng được sử dụng để truy cập Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)

Xin lưu ý rằng tên người dùng và mật khẩu sẽ cho phép người dùng truy cập Nền tảng Bền vững, Cộng đồng amfori,
amfori Insights và Học viện amfori (amfori Academy).

Đối với thành viên amfori BSCI: Sau khi tư cách thành viên amfori BSCI đã được xác nhận, các thành viên amfori có quyền
truy cập vào:
• Học viện amfori (amfori Academy)
• Bảng thông tin Trí tuệ Bền vững (Insights)
• Bảng thông tin Thẩm định (Due Diligence) Quốc gia amfori

Sau khi họ đã nhận được thông tin đăng nhập cho Nền tảng Bền vững amfori, các thành viên amfori BSCI có thể:
• mời các nhân viên khác vào hệ thống
• xây dựng danh sách đối tác kinh doanh của họ
• truy cập lịch sử đánh giá và giám sát của các đối tác kinh doanh của họ
• theo dõi cải thiện liên tục của đối tác kinh doanh
• nhận thông báo không dung thứ.

Trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform), người dùng quản trị và/hoặc thành viên có thể:
• Thêm đối tác kinh doanh vào SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HỌ
• Nhận trách nhiệm (RSP) cho các đối tác kinh doanh
• Yêu cầu ĐÁNH GIÁ, bao gồm đánh giá đầy đủ hoặc đánh giá theo dõi
• Làm việc với các đối tác kinh doanh về CẢI THIỆN LIÊN TỤC
• Xác minh các trường hợp KHÔNG DUNG THỨ

Để biết thông tin chi tiết về cách quản lý chuỗi cung ứng, hãy xem Phần III của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori
BSCI. Trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform), với tư cách là thành viên amfori, các chuỗi cung ứng
và đối tác kinh doanh có thể được quản lý theo những cách sau:
• Danh mục Bền vững: Danh mục Bền vững là chức năng tìm kiếm trên Nền tảng Bền vững. Chức năng này cho phép
các thành viên amfori (quản trị viên thành viên, người dùng thành viên và người mua thành viên) tìm kiếm một đối
tác kinh doanh có hồ sơ đã được xác minh trên Nền tảng Bền vững, bao gồm các đối tác kinh doanh được liên kết
và không được liên kết.
• Thêm hoặc xóa đối tác kinh doanh: các thành viên amfori có thể mời các đối tác kinh doanh tham gia chuỗi cung
ứng của họ hoặc xóa họ khi cần thiết.
• Tổng quan về Hồ sơ Bền vững của đối tác kinh doanh: Hồ sơ Bền vững cung cấp tổng quan về Hiệu suất Bền vững
của cơ sở của các đối tác kinh doanh. Các thành viên có thể xem số lượng cơ sở của mỗi đối tác kinh doanh, thông
tin liên hệ và ID amfori cũng như ID cơ sở.
ƒ Các đối tác kinh doanh chịu trách nhiệm duy trì dữ liệu của mình trên Nền tảng Bền vững.
ƒ Các thành viên được liên kết, hoặc người có RSP không thể thay đổi thông tin công ty thay mặt cho đối tác
kinh doanh.

P 4 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


• Tạo và Chỉ định Nhãn Tùy chỉnh: Thành viên có thể thêm và gán nhãn tùy chỉnh cho đối tác kinh doanh của họ. Ví dụ:
bằng cách chỉ định đồng nghiệp nào làm việc với đối tác kinh doanh nào, trong số các tùy chọn khác.
• Lọc chuỗi cung ứng: Các thành viên có thể lọc chuỗi cung ứng của họ theo Sáng kiến (amfori BSCI, amfori BEPI hoặc
amfori QMI) và xem các đối tác kinh doanh được tách ra là Phân đoạn đầu và Phân đoạn cuối trong Sơ đồ Chuỗi
Cung ứng.
• Đào tạo khởi đầu cho các đối tác kinh doanh: Các thành viên nên xác minh rằng các đối tác kinh doanh hoàn thành
việc đào tạo khởi đầu về Nền tảng Bền vững, để họ có thể truy cập vào Hồ sơ Bền vững và lịch sử hoạt động của họ.

Vui lòng truy cập Hướng dẫn dành cho thành viên để biết thêm thông tin chi tiết và cập nhật vì các chức năng của
Nền tảng được cải thiện thường xuyên.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập Học viện amfori (amfori Academy).

Đối với các đối tác kinh doanh: Các đối tác kinh doanh amfori (nhà sản xuất) đã được chọn để nhận Hoạt động Giám sát
amfori BSCI sẽ tạo hồ sơ của họ bằng cách:
• Nhận email từ amfori
• Nhấp vào ‘Đăng ký một công ty mới’
• Đăng nhập
• Xác nhận liên kết với thành viên amfori đã gửi email
• Nhập (các) sản phẩm hoặc (các) dịch vụ mà họ cung cấp cho thành viên này

Xin lưu ý rằng sau khi đăng nhập, các đối tác kinh doanh phải phân loại công ty của họ và đối với mỗi lời mời nhận
được, các đối tác kinh doanh cần xác nhận mối quan hệ kinh doanh của họ với thành viên amfori đó.

Trên Nền tảng Bền vững, Đối tác Kinh doanh có thể:
1. Quản lý thông tin công ty của họ: thay đổi tên công ty hoặc địa chỉ
2. Thêm cơ sở mới hoặc thay đổi địa chỉ của cơ sở (= là địa điểm thực tế nơi tiến hành đánh giá/giám sát)
3. Thêm và xóa các đối tác kinh doanh: ví dụ như nhà sản xuất cấp 2 hoặc 3 của thành viên
4. Quản lý người dùng công ty: thay đổi người liên hệ chính, thêm hoặc xóa nhân viên
5. Quản lý thông báo cho nhân viên
6. Xem kết quả đánh giá và tải xuống báo cáo tóm tắt
7. Phát triển các tác động cải thiện liên tục và cập nhật các biện pháp phù hợp.

Để biết thêm thông tin, vui lòng xem Hướng dẫn sau đây.

Xin lưu ý:
• Các đối tác kinh doanh chịu trách nhiệm duy trì dữ liệu của riêng họ trên Nền tảng Bền vững và việc này bao gồm
các hoạt động được theo dõi trong phần Cải thiện Liên tục
• Các thành viên được liên kết, hoặc người có RSP không thể thay đổi thông tin công ty thay mặt cho đối tác kinh
doanh

Vui lòng truy cập Hướng dẫn Nền tảng dành cho các đối tác kinh doanh để biết thêm thông tin.

Đối với Đối tác giám sát: Khi ký hợp đồng amfori BSCI, Ban thư ký amfori mời giám đốc chương trình của công ty tham
gia Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) qua email. Có 4 vai trò khác nhau với mức độ phân quyền
khác nhau để đối tác đánh giá xác định và chỉ định nhóm của họ:

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 5


• Giám đốc Chương trình
• Đánh giá viên có trình độ
• Thực tập sinh giám sát
• Người đánh giá giám sát

Vui lòng truy cập Hướng dẫn dành cho đối tác giám sát để biết thêm thông tin.

Định nghĩa mới:

ID amfori: Một ID amfori là một mã số duy nhất được tạo ra cho mỗi công ty và từng Cơ sở trên Nền tảng. Tuy nhiên, đây
là một mã số nội bộ của các hệ thống của amfori và không phải là mã số định danh chính thức của chính phủ.

Thành viên: là thuật ngữ thay thế những người tham gia amfori BSCI và những người tham gia BEPI và từ thời điểm này
chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ này.

Đối tác kinh doanh: trên Nền tảng Bền vững, chúng tôi sử dụng thuật ngữ chung là ‘đối tác kinh doanh’ để chỉ tất cả các
doanh nghiệp được liên kết với các thành viên, cho dù họ là trung gian hay nhà sản xuất.

RSP: RSP là viết tắt của trách nhiệm (responsibility). RSP liên quan đến các thành viên amfori BSCI có trách nhiệm giúp đối
tác kinh doanh đảm bảo cải thiện điều kiện làm việc của họ.
• Chỉ người có RSP mới có quyền yêu cầu và phê duyệt các hoạt động giám sát
• Trên Nền tảng Bền vững amfori, có khái niệm RSP ‘có thể tiếp quản’. Điều này có nghĩa là trong một số tình huống
nhất định, RSP cho một đối tác kinh doanh có thể được một thành viên được liên kết khác tiếp quản.
a. Tình huống 1: nếu một thành viên tiếp quản RSP cho một đối tác kinh doanh có đánh giá hợp lệ, nhưng không
lên lịch đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định (2 tháng) kể từ ngày hết hạn đánh giá, một thành viên khác
có thể tiếp quản RSP nếu họ muốn
b. Tình huống 2: nếu một thành viên tiếp quản RSP cho một đối tác kinh doanh không thực hiện đánh giá hợp lệ, họ
có 3 tháng kể từ ngày đó để yêu cầu đánh giá

Thông tin liên hệ của các thành viên RSP được cung cấp cho các đối tác kinh doanh để các đối tác kinh doanh có thể liên
lạc trực tiếp với họ trong trường hợp cần thay đổi.

HƯỚNG DẪN GIẢI THÍCH VỀ CÁCH SỬ DỤNG NỀN TẢNG BỀN VỮNG AMFORI (AMFORI
SUSTAINABILITY PLATFORM)
amfori thường xuyên cung cấp video hướng dẫn cho các đối tượng khác nhau trong Học viện amfori (amfori Academy).
Các chủ đề hướng dẫn bao gồm:
• Kiến thức cơ bản về Nền tảng Bền vững amfori (ví dụ: giới thiệu chung về Nền tảng)
• Kiến thức mở rộng về Nền tảng Bền vững amfori (ví dụ: quản lý vai trò của người dùng trong Nền tảng)
• Các tính năng mới của Nền tảng Bền vững amfori (ví dụ: Danh mục Bền vững chuyên sâu, cải thiện liên tục)

BẢO MẬT VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU


Tất cả thông tin thu thập được trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) được bảo vệ theo các điều
khoản và điều kiện của Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform). Người dùng sẽ duy trì trên Nền tảng
Bền vững amforI (amfori Sustainability Platform) các thông tin cập nhật và chính xác, đồng thời sẽ hướng dẫn nhân viên
và đại diện của họ sử dụng thông tin đó theo Quy định (EU) 2016/679 (Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu), còn được gọi là
GDPR của Liên minh Châu Âu.

amfori tuân thủ tất cả các nghĩa vụ áp dụng cho các bên xử lý dữ liệu theo GDPR.

P 6 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 2: Lập sơ đồ chuỗi cung
ứng của các đối tác kinh doanh
Hướng dẫn này của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI giúp các đối tác kinh doanh và nhà sản xuất thu thập
thông tin về các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng phân đoạn đầu của riêng họ.

Các đối tác kinh doanh đã đăng ký trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) có thể sử dụng
một tờ cho mỗi đối tác kinh doanh. Thông tin bổ sung có sẵn trong Phần IV, Hướng dẫn amfori BSCI dành cho Đối
tác Kinh doanh Chương 1: Thu thập và Quản lý Dữ liệu và trong Hướng dẫn 10: Cách truyền đạt amfori BSCI trong
chuỗi cung ứng.

Thông tin này được xác minh trong quá trình đánh giá amfori BSCI.

Tên Đối tác Kinh doanh:

Mã nhận dạng do nhà sản xuất chỉ định (nếu có):

Người liên hệ: Tên

Họ

Email

Địa chỉ đầy đủ: Số nhà

Mã zip

Thành phố

Vùng

Tỉnh

Quốc gia

Loại đối tác kinh doanh:


(ví dụ: nhà thầu phụ, trang trại)

Là đối tác kinh doanh từ: Năm

Tổng số người lao động


(vui lòng nêu riêng số lao động nữ và nam):

Tổng số người lao động di cư


(vui lòng nêu riêng số lao động nữ và nam):

Khoảng cách từ trụ sở chính của Kilomet


nhà sản xuất (Km):

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 7


Tầm quan trọng của đối tác kinh
Trung
doanh này đối với nhà sản xuất (chọn Thấp Cao
bình
một):

Chỉ dành cho các trang trại - kích Hecta


thước tính bằng hecta:

Mùa sản xuất Mùa chính Từ tháng Đến tháng


Mùa phụ Từ tháng Đến tháng

Đối tác kinh doanh này có phải là một phần của hệ thống quản
Có Không
lý trách nhiệm xã hội nội bộ không?

Đối tác này có được đánh giá nội bộ không? Có Không

Có hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội giám sát các lĩnh vực xã
hội được đề cập trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và hệ
thống này có thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ trách nhiệm xã
hội của cơ sở sản xuất của các đối tác kinh doanh không? Có thể
giải thích thêm trong phần này.

Có Cơ chế khiếu nại theo cấp hoạt động không? Có Không

Đối tác này có giấy chứng nhận xã hội không? Có Không

Ngày hiệu lực của giấy chứng nhận xã hội (nếu có): Ngày Tháng Năm

Đối tác này đã ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI


Có Không
(bắt buộc đối với các trang trại) chưa?

Nhận xét bổ sung về đối tác kinh doanh (nếu có):

P 8 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 3: Cách Thiết lập Hệ thống
Quản lý trách nhiệm Xã hội
Tài liệu này tư vấn cho các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ về cách thiết lập một hệ thống
quản lý trách nhiệm xã hội (SMS) hoạt động hiệu quả. Việc thiết lập này sẽ hỗ trợ những nỗ lực của họ để đưa Bộ
Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào thực tế và dần dần tuân theo các bước thẩm định (Due Diligence) dựa trên
rủi ro. Hơn nữa, tài liệu này cung cấp các hướng dẫn cho các giám sát viên, là nội dung bổ sung cho Hướng dẫn sử
dụng Hệ thống amfori BSCI Phần III, hướng dẫn giải thích giám sát amfori BSCI.

ĐỊNH NGHĨA
Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội (SMS) là tập hợp các chính sách, quy trình và thủ tục cho phép doanh nghiệp quản lý
quy trình thẩm định (Due Diligence) và hiệu suất bền vững của mình một cách liên tục và để xác định, quản lý hoặc giảm
thiểu rủi ro, khắc phục các tác động bất lợi và theo dõi các cải thiện.

Một SMS hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:


• Chứng minh đó là một công ty có trách nhiệm
• Củng cố danh tiếng với khách hàng và nhà đầu tư
• Chủ động xác định, đánh giá và giảm thiểu các tác động bất lợi từ các hoạt động kinh doanh của mình

Mỗi doanh nghiệp nên điều chỉnh SMS tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoặc văn hóa kinh doanh của mình.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN


Sự tham gia: Việc phát triển và triển khai SMS hiệu quả đòi hỏi sự tham gia thường xuyên với một số bộ phận chức năng
trong doanh nghiệp kinh doanh.

Các bộ phận chức năng quan trọng cần tham gia bao gồm (nhưng không giới hạn ở):
• Quản lý cấp cao
• Nhân sự
• Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
• Tuân thủ và chất lượng

Nếu doanh nghiệp là một doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, rất có thể các chức năng này được thực hiện bởi cùng một cá
nhân. Tuy nhiên, phải có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng để đảm bảo SMS hoạt động.

Theo chu kỳ: SMS không cố định và cần phải được điều chỉnh liên tục dựa trên việc xác minh tính hiệu quả của SMS. Cách
tiếp cận này có thể được tóm tắt là:

Lập kế hoạch: Xác định các hoạt động trong doanh nghiệp kinh
doanh có thể cần cải thiện để có trách nhiệm với xã hội (ví dụ: xác
định các chính sách, quy trình và thủ tục còn thiếu).
Thực hiện: Xác định và thực hiện các thay đổi cần thiết. Điều này
có thể yêu cầu chỉ định các cá nhân hoặc nhóm có trách nhiệm
để thực hiện các thay đổi cần thiết.
Kiểm tra: Theo dõi sự thành công của việc triển khai liên quan
đến các cải thiện có thể có.
Điều chỉnh: Tiến tới thỏa thuận và thực hiện các chỉnh sửa cần
thiết để tiếp tục quá trình cải thiện.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 9


Liên kết nội bộ: SMS nên có sự tham gia của nhiều phòng ban trong một doanh nghiệp, tránh việc các cá nhân làm việc
và hành động một cách riêng rẽ.

Cuối cùng, việc thiết lập SMS hiệu quả không phải là mục đích, mà là công cụ để hỗ trợ các công ty trong nỗ lực của họ và
thúc đẩy trách nhiệm xã hội của họ.

CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC XÃ HỘI


SMS hiệu quả phải được hỗ trợ bởi chính sách xã hội đáng tin cậy và các quy trình hoạt động nội bộ và bên ngoài.

Chính sách Xã hội

Chính sách xã hội đóng vai trò như một la bàn trong doanh nghiệp kinh doanh. Chính sách này đặt ra tầm nhìn, quan điểm
và trong một số trường hợp là chiến lược của một doanh nghiệp đối với quyền con người và quyền lao động.

Chính sách xã hội không cần phải là một tài liệu dài và mang tính kỹ thuật, mà là một tài liệu dễ hiểu để các bên liên quan
nội bộ và bên ngoài sử dụng.

Khuyến nghị cho các bên liên quan xây dựng chính sách xã hội là:
• Sử dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI làm tài liệu tham khảo
• Đánh giá xem có mâu thuẫn giữa chính sách xã hội và luật pháp hay không và liệu có cần nêu rõ luật hoặc quy định
cụ thể nào để đảm bảo tính nhất quán và minh bạch hay không
• Có một chính sách cho toàn bộ doanh nghiệp, thay vì các chính sách riêng biệt cho mỗi chủ đề, để tránh nhầm lẫn
và mâu thuẫn giữa các lĩnh vực và cá nhân trong doanh nghiệp

Quy trình Soạn thảo

Nếu chính sách xã hội đóng vai trò la bàn trong công ty, các quy trình là những cách khác nhau cần thiết để chuyển chính
sách từ giấy tờ sang thực tế. Các quy trình đảm bảo rằng chính sách xã hội được thực hiện một cách có hệ thống trong các
hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Các quy trình giúp người quản lý và người lao động hiểu rõ về:
Cấp độ ra quyết định thích hợp: Ai là người quyết định điều gì?
Cấp độ hoạt động: Ai thực hiện điều gì?
Khung Thời gian: Tần suất? Thời lượng?

Các quy trình nên rõ ràng và dễ tiếp cận nhất có thể đối với đối tượng mục tiêu.

Trong trường hợp lực lượng lao động không thông thạo ngôn ngữ bản địa, các quy trình cần được biên dịch. Hơn nữa, việc
sử dụng đồ họa thông tin và/hoặc hình ảnh có thể làm cho các quy trình dễ tiếp cận hơn.

Để đảm bảo các quy trình được biết và hiểu rõ, đối tác kinh doanh, đặc biệt là những đối tác có thể được giám sát (nhà sản
xuất), phải có khả năng giải thích cho giám sát viên về:
• Đối tác kinh doanh xác định và đánh giá các mục tiêu cải thiện xã hội của họ như thế nào?
• Các rủi ro và tác động xã hội được đánh giá như thế nào? Ai xác định rủi ro cho doanh nghiệp là gì?
• Các hoạt động kinh doanh được cập nhật như thế nào để đáp ứng các yêu cầu pháp lý có liên quan?
• Đối tác kinh doanh làm cách nào để đảm bảo nhận thức và năng lực của người lao động trong chính sách và mục
tiêu xã hội của công ty?

P 10 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


• Đối tác kinh doanh xác định trách nhiệm như thế nào?
• Đối tác kinh doanh xử lý tham nhũng nội bộ như thế nào? Tham nhũng nội bộ được định nghĩa như thế nào? Tham
nhũng nội bộ được xử lý như thế nào?

Dưới đây là một số ví dụ về các quy trình chính sách xã hội được xem xét trong các hoạt động giám sát amfori BSCI:
• Chính sách Nhân quyền
• Quy trình chống tham nhũng
• Quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm (ví dụ: tuyển dụng có trách nhiệm, thù lao công bằng, các biện pháp kỷ luật
đầy đủ, sa thải tôn trọng)
• Cơ chế khiếu nại (ví dụ: quy trình và cấp quyền tiếp cận)
• Quản lý chuỗi cung ứng có trách nhiệm (ví dụ: việc lựa chọn đối tác kinh doanh theo cách tôn trọng Bộ Quy tắc Ứng
xử của amfori BSCI đã được xem xét)
• Quy trình khắc phục (ví dụ: cách phân tích nguyên nhân gốc rễ được thực hiện, cách phân bổ trách nhiệm khác nhau
và ngân sách thực hiện)
• Quy trình đánh giá rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
• Khả năng tiếp cận và điều kiện để tham gia đào tạo cho người lao động

HỆ THỐNG LƯU GIỮ HỒ SƠ


SMS hiệu quả phải được hỗ trợ bởi hệ thống lưu trữ hồ sơ hiệu quả.

Bảng dưới đây cho thấy các đặc điểm của một hệ thống lưu giữ hồ sơ tốt. Các doanh nghiệp được chứng nhận ISO đã quen
thuộc với các yêu cầu này.

Lưu giữ hồ sơ
Giải thích Ví dụ
nên...
Tuân thủ Hệ thống lưu giữ hồ sơ phù hợp với các yêu cầu • Doanh nghiệp có lưu giữ hồ sơ theo yêu cầu
pháp lý và hành chính của khu vực pháp lý nơi của pháp luật không? (Và tối thiểu 5 năm)
họ hoạt động, bao gồm các yêu cầu về tài liệu cụ
• Doanh nghiệp có tôn trọng các quy định về
thể, hoạt động và báo cáo.
quyền riêng tư và bảo mật thông tin không?

Có trách nhiệm Hệ thống lưu giữ hồ sơ được chỉ đạo bởi các • Doanh nghiệp có quy trình về cách lưu giữ hồ
chính sách có trách nhiệm được giao, cùng với sơ không?
các phương pháp và quy trình chính thức để
• Ai là người chịu trách nhiệm cho mỗi bộ hồ
quản lý.
sơ? (ví dụ: hồ sơ tai nạn; hồ sơ tuân thủ; bảng
lương)

Được triển khai Các hệ thống lưu giữ hồ sơ được sử dụng nhất • Doanh nghiệp có điều chỉnh hệ thống theo
quán trong quá trình kinh doanh bình thường cách thức tiến hành kinh doanh không?
và việc lưu giữ hồ sơ tuân theo các chính sách và
• Việc ra quyết định có dựa trên các hồ sơ liên
quy trình đã xác định. Các hồ sơ là hợp pháp và
quan được lưu giữ cho mục đích đó không?
không phải chỉ là để giữ thể diện.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 11


Đáng tin cậy Hệ thống lưu giữ hồ sơ xử lý thông tin một cách • Về bằng chứng về các đối tác kinh doanh,
nhất quán và chính xác, để đảm bảo rằng hồ sơ doanh nghiệp có các biện pháp cụ thể để
họ lưu giữ là đáng tin cậy. đảm bảo rằng thông tin là và vẫn đáng tin cậy
không?
• Ví dụ: liên quan đến xác minh tuổi: doanh
nghiệp có các biện pháp bổ sung để kiểm tra
tính hợp lệ của thẻ căn cước không?

Sẵn có Người có liên quan có thể tìm thấy thông tin liên • Nếu doanh nghiệp là nhà sản xuất tham gia
quan trong hệ thống lưu trữ hồ sơ một cách kịp vào amfori BSCI, thì liệu doanh nghiệp đó có
thời. thể cung cấp thông tin theo yêu cầu trong
‘đánh giá không báo trước’ không? Hoặc trong
chuyến thăm của người mua?

Một hệ thống lưu giữ hồ sơ tốt phải lưu trữ và có thể truy cập tất cả các quy trình được soạn thảo để thực hiện chính sách
xã hội và các hồ sơ liên quan liên quan đến:
• Hợp đồng, thù lao, giờ làm việc, đào tạo của nhân viên (ví dụ: cho người lao động di cư, người lao động thời vụ)
• Thỏa thuận với các công ty tuyển dụng
• Đánh giá rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
• Tai nạn
• Bảo trì máy móc
• Giấy phép, chứng nhận
• Kế hoạch đánh giá và khắc phục nội bộ
• Đánh giá tác động nhân quyền (bao gồm chuỗi cung ứng)
• Theo dõi cơ chế khiếu nại, bao gồm cả cách giải quyết vấn đề
• Các hồ sơ được lưu giữ và theo dõi trên cơ sở giới tính

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT


SMS cần được theo dõi và cập nhật thường xuyên. Để làm điều này, (những) người chịu trách nhiệm sẽ đánh giá hệ thống
từ ít nhất ba góc độ:
Ý định: SMS có phù hợp với mục đích của hệ thống không? Có phải tất cả các yếu tố của SMS đều được triển khai không?
Tổ chức thực hiện: Các mục tiêu đã đạt được chưa? Các quy trình đã được tuân thủ chưa? Nếu không, tại sao? Những
người có trách nhiệm có đủ kiến thức, năng lực và sự gắn kết không? Nếu không, thì tại sao lại không?
Tính hiệu quả: Hiệu quả hoạt động xã hội của doanh nghiệp có được cải thiện kể từ khi triển khai SMS không? Nếu
không, thì tại sao lại không? Công ty có tuân thủ luật pháp không? Nếu không, thì tại sao lại không? Có cách làm hoặc
quy trình nào cần được cải thiện không?

Quá trình đánh giá thực tế nên bao gồm:


Tiến hành kiểm tra: Theo dõi sự thành công của việc triển khai và các cải thiện có thể có.
Điều chỉnh: Thống nhất và thực hiện các hành động cần thiết để cập nhật hoặc điều chỉnh hệ thống,

Ở mức tối thiểu, những điều sau đây nên được xem xét trong quá trình giám sát:
• Thành công chung của mọi mục trong chính sách

P 12 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


• Các kế hoạch khắc phục và hiệu quả của việc thực hiện các kế hoạch đó
• Mức độ phù hợp của các quy trình
• Mức độ hiệu quả và tính thực tiễn của các biểu mẫu và lưu giữ hồ sơ
• Mức độ hiệu quả của cơ chế khiếu nại
• Các điều chỉnh có thể có dựa trên đánh giá rủi ro
• Các ưu tiên được xác định cho ba, sáu và mười hai tháng tiếp theo
• Các nguồn lực được phê duyệt bởi ban quản lý cấp cao

(Những) người chịu trách nhiệm về việc này nên đánh giá hồ sơ lịch sử để hỗ trợ và định lượng các cải thiện được thực
hiện theo thời gian, ví dụ:
• Mức lương tăng
• Tần suất các biện pháp kỷ luật
• Tần suất vắng mặt
• Tần suất khiếu nại

Dựa trên kết quả và bài học rút ra từ việc này, SMS cần được điều chỉnh và cập nhật.
• Tần suất của quá trình này sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của các hoạt động kinh doanh và mức độ nghiêm
trọng của các thiếu sót. Ví dụ: chu kỳ ba tháng một lần là phù hợp khi bắt đầu thiết lập SMS. Sau đó, đánh giá mỗi
năm một lần là đủ.
• Tất cả các bên liên quan cần được tham vấn như một phần của quy trình này, bao gồm cả người lao động. Biên bản
của các cuộc họp này, phải nêu được các chủ đề chính được thảo luận và các quyết định đã đưa ra, phải được lưu
giữ bằng văn bản trong hệ thống lưu giữ hồ sơ trung tâm.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 13


Hướng dẫn 4: Cách Thiết lập cơ chế
khiếu nại theo cấp hoạt động hiệu quả
Phần Hướng dẫn này của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI cung cấp hướng dẫn cho các thành viên amfori
BSCI và các đối tác kinh doanh của họ về cách thiết lập cơ chế khiếu nại theo cấp hoạt động (CƠ CHẾ KHIẾU NẠI)
hiệu quả.

Ngoài ra, tài liệu này cung cấp hướng dẫn cho các giám sát viên, là nội dung bổ sung cho Phần III của Hướng dẫn
sử dụng hệ thống và hướng dẫn triển khai đánh giá amfori BSCI.

TIÊU CHÍ VỀ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ MÀ CƠ CHẾ KHIẾU NẠI THEO CẤP HOẠT ĐỘNG
CẦN CÓ
Theo Nguyên tắc Chỉ đạo 31 của Liên Hợp Quốc, bảng dưới đây mô tả các tiêu chí cần thiết của cơ chế khiếu nại hiệu quả.
Việc hiểu và tuân thủ các tiêu chí này sẽ giúp các công ty:
• Thiết lập và duy trì một CƠ CHẾ KHIẾU NẠI hiệu quả, đáng tin cậy và do đó được người lao động của họ sử dụng
• Nhận và xử lý khiếu nại một cách hiệu quả, hiểu rằng mỗi khiếu nại là một cơ hội để cải thiện liên tục

Tiêu chí Danh sách kiểm tra


Tính Hợp pháp Tất cả các bên liên quan cần công nhận cơ chế khiếu nại là hợp pháp. Đặc biệt, các bên liên quan
nên cảm thấy rằng họ có thể nêu lên khiếu nại của mình mà không sợ bị trả thù, trù dập hoặc hậu
quả tiêu cực. Các hành động chính đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại là hợp pháp bao gồm:
• Tham khảo ý kiến của tất cả các bên liên quan (chẳng hạn như quản lý, người lao động,
đại diện của người lao động, v.v.) khi thiết lập và là một phần của việc thực hiện đánh giá
thường xuyên để điều chỉnh theo nhu cầu của người dùng CƠ CHẾ KHIẾU NẠI, đặc biệt là
những người có nguy cơ bị tổn thương hoặc bị gạt ra bên lề, và liên tục cải thiện khi cần
thiết.
• Áp dụng quan điểm giới để hiểu các rào cản về cấu trúc, văn hóa xã hội và kinh tế có thể
ngăn cản phụ nữ tham gia vào quá trình CƠ CHẾ KHIẾU NẠI trên cơ sở bình đẳng với nam
giới.
• Thông báo cho tất cả các bên liên quan về nhiệm vụ, mục tiêu, hoạt động và quy trình của
CƠ CHẾ KHIẾU NẠI và duy trì những điều này một cách nhất quán để quản lý các kỳ vọng
khi cần thiết.
• Đảm bảo rằng nhân viên CƠ CHẾ KHIẾU NẠI có trình độ phù hợp và được hưởng các cơ hội
đào tạo liên tục để đánh giá và xử lý đầy đủ các khiếu nại sắp tới, đồng thời phải tuân thủ
các tiêu chuẩn cao về ứng xử cá nhân và nghề nghiệp.
• Đảm bảo tính độc lập của CƠ CHẾ KHIẾU NẠI với công ty và các bên có hoạt động có thể bị
khiếu nại, bằng cách áp dụng và phổ biến các chính sách mạnh mẽ về bảo vệ chống trả đũa,
điều tra nội bộ và các vấn đề đạo đức (ví dụ: xung đột lợi ích).

P 14 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Dễ tiếp cận Các bên liên quan nội bộ và bên ngoài cần phải biết rằng cơ chế được triển khai và cách sử dụng cơ
chế đó. Các hành động chính đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại là dễ tiếp cận bao gồm:
• Thông báo cho người lao động về các quyền của họ và cách cơ chế khiếu nại góp phần thực
hiện các quyền đó.
• Đảm bảo rằng các điều kiện để có thể tiếp cận cơ chế khiếu nại là rõ ràng, ở mức tối thiểu và
được phổ biến đúng cách và được áp dụng công bằng.
• Thiết kế quy trình xử lý khiếu nại sao cho:
ƒ Có nhiều kênh tiếp cận (không chính thức) giải quyết các rào cản truy cập cho các
nhóm yếu thế đặc biệt (như người mù chữ, phụ nữ, trẻ em, v.v.);
ƒ Thúc đẩy các phương pháp giải quyết xung đột dựa trên đối thoại;
ƒ Dành đủ thời gian cho mọi người để xác định, nêu lên và phản hồi một vấn đề;
ƒ Mọi người có thể tự bảo vệ mình hoặc được phép yêu cầu bên thứ ba đại diện cho
mình;
ƒ Mọi người có thể hợp tác và nộp đơn khiếu nại tập thể;
ƒ Không yêu cầu bất kỳ người nào từ bỏ quyền tìm kiếm biện pháp khắc phục bằng cách
sử dụng cơ chế khiếu nại thay thế, như một điều kiện tiếp cận;
ƒ Không có phí tiếp cận và các chi phí tài chính tiềm năng được giảm thiểu; và
ƒ Chỉ định mức độ bảo mật thích hợp cho người khiếu nại và giảm thiểu nguy cơ trả đũa.
• Đảm bảo rằng mọi thông tin về cơ chế khiếu nại được công bố (trực tiếp, bảng thông báo,
định hướng cho nhân viên mới, mạng xã hội, các buổi giáo dục, v.v.) bằng định dạng (tờ rơi,
áp phích, v.v.) và bằng ngôn ngữ phù hợp với những người sử dụng.

Có thể dự đoán Các bên liên quan sử dụng cơ chế cần được thông báo về các quy trình (đang diễn ra), kết quả và
hiệu suất của cơ chế. Các hành động chính đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại là có thể dự đoán bao
gồm:
• Thiết lập các quy trình giải quyết khiếu nại có xác định các khuôn khổ rõ ràng, hợp lý và linh
hoạt cho từng giai đoạn xử lý khiếu nại.
• Tham khảo ý kiến những người đã gửi khiếu nại khi:
ƒ Tham gia các khiếu nại tương tự;
ƒ Chỉ định một bên thứ ba để điều tra, hòa giải hoặc xét xử khiếu nại; và
ƒ Thực hiện bất kỳ cuộc điều tra chung nào với bên thứ ba.
• Công bố thông tin dễ hiểu liên quan đến các khiếu nại nhận được và kết quả của chúng.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 15


Công bằng Cơ chế cần giải quyết sự mất cân bằng (tiềm tàng) giữa các bên liên quan khác nhau. Các hành
động chính đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại là công bằng bao gồm:
• Cung cấp tư vấn và/hoặc hỗ trợ tài chính cho các bên liên quan nộp đơn khiếu nại.
• Thiết kế quy trình xử lý khiếu nại sao cho:
1) Các tài liệu vụ việc có liên quan được chia sẻ thường xuyên và các bên trong vụ việc
có thể yêu cầu các bản sao
2) Thông tin có thể được xác minh và nhận xét bởi các bên liên quan trước khi đưa ra
quyết định quan trọng
• Vào cuối quá trình, các bên trong vụ việc nhận được một bản tổng quan ở định dạng dễ hiểu
về: (i) quá trình, kết quả và lý do đưa ra quyết định xử lý vụ việc; (ii) các thỏa thuận giữa các
bên trong vụ việc liên quan đến các hoạt động khắc phục; và (iii) các bước và giới hạn thời
gian để thách thức quá trình khiếu nại và/hoặc kết quả xử lý, và, các lựa chọn để hành động
tiếp theo trong trường hợp không tuân thủ các hoạt động khắc phục đã thỏa thuận.
• Tìm kiếm, nếu có thể, quan điểm của các bên liên quan như được các bên thứ ba đại diện
cho họ tuyên bố.

Minh bạch Các bên liên quan nội bộ và bên ngoài cần có khả năng thấy rằng cơ chế đang hoạt động. Các hành
động chính đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại là minh bạch bao gồm:
• Tham gia liên tục và chủ động với các bên trong vụ việc thông báo cho họ về tình trạng của
từng bước xử lý khiếu nại.
• Trong khi xem xét nhu cầu bảo mật và giảm thiểu nguy cơ trả đũa, cập nhật thường xuyên
về hiệu suất của cơ chế khiếu nại, bao gồm:
ƒ Các loại và bản chất của khiếu nại
ƒ Số lượng khiếu nại
ƒ Số lượng khiếu nại bị từ chối và căn cứ từ chối
ƒ Số lượng khiếu nại đã hoàn thành, phân theo loại khiếu nại
ƒ Mô tả ngắn cho mỗi khiếu nại, không tiết lộ chi tiết nhạy cảm, bao gồm ngày nhận,
mô tả bằng ngôn từ khái quát, các biện pháp điều tra và khắc phục và ngày giải quyết.

Tương thích với Quy trình xử lý khiếu nại của cơ chế và kết quả của cơ chế phù hợp với các khuôn khổ pháp lý. Các
các quyền hành động chính đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại là tương thích với các quyền bao gồm:
• Đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục được cung cấp là đầy đủ, hiệu quả, kịp thời và phù
hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền (quốc tế); và phù hợp về mặt văn hóa và nhạy cảm về
giới tính.
• Tham khảo ý kiến các bên liên quan bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa về loại biện pháp khắc
phục và cách thức cung cấp biện pháp đó.
• Đánh giá hiệu quả và việc thực hiện các kết quả và biện pháp khắc phục và thực hiện hành
động sửa chữa khi cần thiết.
• Sắp xếp để giải quyết việc không tuân thủ các kết quả khắc phục, chẳng hạn như:
ƒ Việc sử dụng các cơ chế có khả năng thúc đẩy hiệu suất
ƒ Thiết lập quy trình giám sát triển khai (bên thứ ba)
ƒ Chuyển khiếu nại đến một cơ chế khác theo các quy tắc, chính sách và thỏa thuận liên
quan đến tính bảo mật và sự đồng ý.

P 16 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Đào tạo & Đối Cài đặt các quy trình và công cụ đảm bảo rằng cơ chế được tin cậy, sử dụng và liên tục cải thiện.
thoại Liên tục, Các hành động chính đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại dựa trên việc đào tạo và đối thoại thường
thường xuyên xuyên bao gồm:
• Tìm kiếm phản hồi từ các bên liên quan trong quá trình thiết lập cơ chế và trong suốt quá
trình xử lý khiếu nại để hiểu rõ hơn về cách cải thiện cơ chế này.
• Duy trì các cơ sở dữ liệu (với các biện pháp bảo vệ cần thiết để quản lý lượng dữ liệu này) với
tần suất, mô hình và nguyên nhân khiếu nại để có thêm thông tin chi tiết về cách ngăn chặn
các tình huống có thể dẫn đến khiếu nại trong tương lai.
• Sử dụng các kỹ thuật đối thoại, hòa giải và giải quyết vấn đề chung và đào tạo cho nhân viên
của cơ chế
• Cài đặt một hệ thống để theo dõi hiệu quả của quy trình quản lý và xử lý khiếu nại của cơ
chế.
• Cân nhắc việc sử dụng các chuyên gia bên ngoài (hội đồng cố vấn độc lập, tổ chức xã hội dân
sự, công đoàn, v.v.) trong quá trình xử lý khiếu nại.

NỘI DUNG CƠ BẢN


Khiếu nại có thể được định nghĩa là bất kỳ mối quan ngại, bất hạnh hoặc bất mãn nào mà một cá nhân hoặc nhóm có thể
có ở hoặc liên quan đến nơi làm việc.

Khiếu nại có thể liên quan đến một loạt các vấn đề (danh sách này không phải là toàn bộ):
Cơ sở hạ tầng: Ví dụ: phòng làm việc không có đủ ánh sáng hoặc thông gió hoặc không gian được giao cho người lao
động không đủ để thực hiện công việc một cách an toàn.
Quan hệ cá nhân: Ví dụ: người giám sát đã quấy rối thể chất hoặc bằng lời nói, hoặc có xung đột giữa các đồng nghiệp.
Quyền hợp đồng: Ví dụ: thanh toán bị trì hoãn một cách có hệ thống, có các khoản khấu trừ bất hợp pháp hoặc làm
thêm giờ không được thanh toán theo mức lương ưu đãi hoặc được thanh toán với số tiền thấp hơn so với thỏa thuận
ban đầu.
Nhân quyền và quyền lao động: Ví dụ: một người lao động đã bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tôn giáo hoặc
nơi xuất xứ; một người lao động đã bị trừng phạt vì tham dự một cuộc họp công đoàn; hoặc nước uống được cung cấp
trong thời gian làm việc không đảm bảo vệ sinh.
Các quyền theo tập quán: Ví dụ, không cho phép người lao động có thời gian để cầu nguyện hoặc tham gia vào các
hoạt động cộng đồng.

Khiếu nại của người lao động cũng có thể liên quan đến các vấn đề khác với những gì được mô tả trong năm danh mục ở
trên. Trong những trường hợp như vậy, một cá nhân hoặc nhóm vẫn có thể khiếu nại trong nội bộ trong khi tìm kiếm sự
hỗ trợ của bên thứ ba (đại diện của người lao động, công đoàn, v.v.).

Khiếu nại cũng có thể bắt nguồn từ các nhóm (người lao động, thành viên cộng đồng địa phương, v.v.) liên quan đến hoạt
động kinh doanh ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Khả năng tiếp cận và khả năng truy cập cơ chế khiếu nại theo cấp hoạt động
phải phản ánh điều này và đảm bảo khả năng tiếp cận của các nhóm đó, cũng như của các cá nhân.

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH CƠ CHẾ KHIẾU NẠI


Tính hiệu quả của cơ chế khiếu nại là một phần của phạm vi giám sát amfori BSCI. Tối thiểu, quy trình của cơ chế khiếu nại
phải đảm bảo rằng các cá nhân hoặc nhóm có:
Quyền tiếp cận người giám sát: Khả năng tổ chức một cuộc họp cởi mở và mang tính xây dựng về khiếu nại với người
giám sát hoặc người quản lý trực tiếp của họ có thể ngăn ngừa được việc báo cáo vượt cấp vấn đề.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 17


Quyền kháng cáo: Một kênh báo cáo vượt cấp cho một quản lý cấp cao hơn để phản đối một quyết định của người giám
sát hoặc quản lý của họ có thể nâng cao tính công bằng.
Quyền tiếp cận hỗ trợ: Các cá nhân hoặc nhóm cần có quyền cộng tác với một đại diện (pháp lý) do họ lựa chọn (người
lao động đồng cấp, đại diện công đoàn, NGO, v.v.). Quyền tiếp cận hỗ trợ có thể làm cho người lao động thoải mái hơn
với quy trình.

Các câu hỏi dưới đây có thể giúp đánh giá tính đúng đắn của quy trình cơ chế khiếu nại:

Ai có thể khiếu nại? Một quy trình cơ chế khiếu nại tốt phải đảm bảo rằng tất cả các cá nhân hoặc nhóm bất kể vai trò
hoặc thâm niên của họ đều có thể khiếu nại. Cần tạo các kênh bổ sung cho các khiếu nại bên ngoài của các cộng đồng bị
ảnh hưởng. Ngoài ra, các cá nhân hoặc nhóm có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của một đại diện (pháp lý) do họ lựa chọn (người
lao động đồng cấp, đại diện công đoàn, NGO, v.v.)

Khiếu nại được nộp như thế nào? Một quy trình cơ chế khiếu nại tốt phải mô tả cơ chế ưu tiên để khiếu nại và nêu rõ liệu
có cần mẫu khiếu nại cụ thể hay không (xem ví dụ bên dưới).

Thông thường, bước đầu tiên là khiếu nại bằng lời nói với ai đó (ví dụ: khiếu nại bằng lời nói với người giám sát trực tiếp).
Việc đưa khiếu nại lên cấp quản lý cao hơn (hoặc người phụ trách cơ chế khiếu nại) xảy ra thường xuyên nhất dưới dạng
mẫu khiếu nại (xem ví dụ bên dưới). Mặc dù cả hệ thống bằng lời nói và bằng văn bản đều có thể hoạt động, nhưng vì
mục đích theo dõi, các thành viên và đối tác kinh doanh của họ nên yêu cầu các cá nhân hoặc nhóm sử dụng mẫu khiếu
nại bằng văn bản.

Ai thu thập mẫu khiếu nại? Nói chung, cá nhân hoặc nhóm nên nộp đơn khiếu nại trước tiên với người giám sát hoặc
người quản lý trực tiếp của họ.

Nếu khiếu nại là về người giám sát hoặc người quản lý của chính họ hoặc không thể được giải quyết đầy đủ bởi người giám
sát hoặc người quản lý trực tiếp của họ, khiếu nại sẽ cần được gửi cho người phụ trách cơ chế khiếu nại. Các thành viên
và đối tác kinh doanh của họ cũng nên chỉ định một người được đào tạo tốt để giải quyết các khiếu nại và người lao động
biết người đó là ai. Nếu không, khiếu nại của người lao động cần được xử lý thông qua cơ cấu quản lý hiện có của công ty.
(Những) người chịu trách nhiệm cần biết rõ về quy định không trả đũa, khiếu nại có thể được nộp trên cơ sở niềm tin và
người khiếu nại cảm thấy thoải mái khi trình bày.

Chỉ định một người để giải quyết khiếu nại để thực thi:
Minh bạch và khả năng dự đoán: Mọi người trong công ty đều biết ngay từ đầu ai là người phải tìm hiểu về khiếu nại
trước.
Hiệu quả: Khiếu nại không bị tồn đọng ở các phòng ban khác nhau trong công ty và có thể được giải quyết ngay lập tức.

CÁC BƯỚC NÊN ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ KHIẾU NẠI


Bước 1: Xác nhận Khiếu nại
Người giám sát hoặc người phụ trách cơ chế khiếu nại phải xác nhận đã nhận được mẫu khiếu nại bằng văn bản bằng một
xác nhận đơn giản.

Xác nhận đơn giản: Bao gồm ngày nhận, bản tóm tắt cấp cao về các sự kiện, thời gian theo dõi và chữ ký của người nhận
khiếu nại. Ví dụ:

“Đã nhận được khiếu nại số 3/2018 vào ngày 13/03/2018. Người lao động nói rằng anh ấy thường xuyên phải làm thêm giờ
mà không được thanh toán. Người lao động sẽ được liên hệ trong vòng 10 ngày để triển khai các bước tiếp theo”. (chữ ký)

P 18 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Khung Thời gian: Quy trình của cơ chế khiếu nại nên hướng đến việc giải quyết khiếu nại nhanh chóng và hiệu quả nhất
có thể. Tuy nhiên, khung thời gian phải thực tế và không tạo ra kỳ vọng sai, vì việc giải quyết có thể thay đổi tùy thuộc vào
mức độ phức tạp của khiếu nại.

Bước 2: Điều tra


Người giám sát hoặc người phụ trách cơ chế khiếu nại cần:
• Phân tích vấn đề
• Cố gắng xác định (các) nguyên nhân gốc của vấn đề
• Tham gia và thống nhất với các bên liên quan: người khiếu nại, bên bị cáo buộc, chuyên gia, ban quản lý, v.v.
• Xác định các giải pháp tiềm năng
• Đánh giá chi phí, tính khả thi và thời gian của các giải pháp tiềm năng
• Sắp xếp cần thiết để giải quyết vấn đề (hoặc khắc phục)

Phương pháp phân tích này:


• Xác định các giải pháp khả thi nhất
• Huy động tất cả các bên liên quan và đảm bảo tất cả các bên được lắng nghe trong quá trình điều tra
• Xác định giải pháp phù hợp nhất cho loại khiếu nại cụ thể

Ví dụ: khiếu nại về các điều kiện của cơ sở hạ tầng nơi làm việc sẽ yêu cầu một cách tiếp cận và mốc thời gian để tìm giải
pháp khác với khiếu nại liên quan đến mối quan hệ cá nhân với người giám sát hoặc đồng nghiệp.

Bước 3: Khắc phục


Sau khi phân tích xong khiếu nại, người giám sát hoặc người phụ trách giải quyết khiếu nại nên triệu tập các cá nhân hoặc
nhóm để họp. Lời mời tham dự cuộc họp có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Ưu điểm của lời mời bằng văn bản là bằng
chứng được ghi lại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh khiếu nại hoặc thủ tục của công ty, một lời mời bằng văn bản có thể
không được áp dụng.

Bất kể lời mời đến cá nhân hoặc nhóm là bằng văn bản hay bằng lời nói, lời mời nên truyền đạt:
• Ngày họp
• Địa điểm họp
• Những người khác sẽ có mặt (nếu có)

Cá nhân hoặc nhóm cũng cần được thông báo về quyền tham dự cuộc họp với một đại diện (pháp lý) mà họ lựa chọn
(người lao động đồng cấp, đại diện công đoàn, các bên liên quan trong cộng đồng, NGO, v.v.).
Trong cuộc họp, người phụ trách sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản và trình bày phân tích khiếu nại dự kiến.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 19


Những lời khuyên hữu ích về cách tiến hành các cuộc đối thoại này
• Địa điểm phù hợp: Ở nơi trung lập, nơi người lao động cảm thấy thoải mái
• Trò chuyện nhỏ: Bắt đầu với những câu chuyện nhỏ (âm nhạc, phim ảnh, thể thao) để cho người lao động cảm
thấy thoải mái, thư giãn và sẵn sàng nói về các chủ đề công việc hơn
• Ngôn ngữ Cơ thể: Chú ý đến biểu cảm, cử chỉ và thái độ trên khuôn mặt
• Thăm dò: Đặt câu hỏi mở
• Thoải mái: Lắng nghe cẩn thận và không lặp lại các câu hỏi nếu người lao động dường như không hiểu hoặc rõ
ràng là không sẵn sàng hoặc không thoải mái khi thảo luận về chủ đề
• Nhạy cảm: Thay đổi chủ đề khi cảm xúc quá mãnh liệt
• Trung lập: Không thể hiện các biểu cảm sốc, buồn bã, thất vọng hoặc những cảm xúc khác để phản ứng với
những gì người lao động nói
• Lưu ý: Đảm bảo rằng người lao động cảm thấy thoải mái khi ghi chú tại cuộc họp này và họ đồng ý với hồ sơ
sau cuộc họp
• Cảm thông: Ở cùng vị thế với người lao động (ví dụ: ở cùng cấp độ với người lao động, ví dụ: ngồi cùng bàn và
không đứng trên cao)
• Bố trí một phụ nữ (là một đánh giá viên, nếu có thể) phỏng vấn một phụ nữ đặc biệt là về các vấn đề nhạy cảm
như phân biệt đối xử hoặc quấy rối tình dục

Cá nhân hoặc nhóm cần có cơ hội đóng góp ở mỗi bước giải thích và họ nên được tự do đưa ra phản hồi về việc quy trình
phân tích có nhất quán và chính xác hay không. Họ cũng nên được tư vấn về giải pháp cho vấn đề sẽ là tốt nhất cho họ.
Các giải pháp khả thi có thể là: bồi thường, bồi thường tài chính hoặc phi tài chính, phòng ngừa tổn hại, xin lỗi riêng/công
khai, v.v.

Cuối cùng, người phụ trách sẽ trình bày giải pháp tiềm năng và người đó sẽ tìm kiếm phản ứng và sự chấp thuận của người
lao động. Nên có biên bản tại cuộc họp này.

Lý tưởng nhất là trong cuộc họp khắc phục, đạt được thỏa thuận về các biện pháp sửa chữa hoặc khắc phục sẽ được thực
hiện, cũng như khung thời gian và các bên có trách nhiệm thực hiện các biện pháp này. Sau cuộc họp, giải pháp cho khiếu
nại và những người chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần được đăng trên các bảng thông báo để thông báo cho
người lao động, với sự tôn trọng đầy đủ về tính bảo mật của các bên liên quan.

Bước 4: Giám sát, Đánh giá và Kháng cáo Có thể


Công ty nên xác minh rằng giải pháp đã thỏa thuận và các hành động sửa chữa được những người được chỉ định thực
hiện chính xác.

Bất đồng về phân tích và các hành động sửa chữa được đề xuất, cũng như bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc thực hiện các
biện pháp sửa chữa đã thỏa thuận, đều là cơ sở để kháng cáo. Ngoài ra, cá nhân hoặc nhóm có thể nêu lên khiếu nại bổ
sung nếu họ tin rằng khiếu nại của họ không được giải quyết phù hợp, hoặc nếu người lao động tin rằng họ là nạn nhân
của sự trả thù sau khi khiếu nại (quy trình).

Ban quản lý nên điều tra khiếu nại của người lao động ngay lập tức. Việc lạm dụng cơ chế khiếu nại để trù dập hoặc quấy
rối người lao động dẫn đến trả đũa phải bị kỷ luật (bao gồm sa thải người giám sát hoặc người quản lý), vì hành vi này làm
tổn hại đến tính liêm chính của cơ chế. Người lao động có thể tìm kiếm các kênh kháng cáo khác bên ngoài doanh nghiệp
kinh doanh. Những kênh này phụ thuộc vào luật pháp quốc gia và các quy trình trọng tài và nền tảng khác nhau có sẵn
trong khu vực để giải quyết khiếu nại của người lao động và cộng đồng. Các thủ tục cần được cho phép tiến hành song

P 20 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


song với nhau và có thể được tiến hành cùng một lúc. Sự hợp tác giữa hai thủ tục tố tụng có thể chứng minh là một lợi ích
tại thời điểm đó, nhưng chỉ khi có sự chấp thuận rõ ràng và tự do của tất cả các bên. Cuối cùng, luật lao động quốc gia có
thể xác định các cơ chế tranh chấp pháp lý có liên quan khác để cá nhân hoặc nhóm xem xét.

Bước 5: Kết thúc và Công bố


Bản tóm tắt cấp cao về khiếu nại, bao gồm kết quả điều tra, giải pháp và bất kỳ biện pháp sửa chữa nào được thực hiện
phải được công bố trên các kênh thường được công ty sử dụng. Đây có thể là trang web, bảng thông báo hoặc các kênh
truyền thông khác. Việc này nên được thực hiện theo cách bảo vệ quyền riêng tư (và ẩn danh) của các bên liên quan – đặc
biệt là của cá nhân hoặc nhóm gửi khiếu nại.

Việc công bố giải pháp, tôn trọng khung thời gian của thủ tục và thực hiện các biện pháp sửa chữa đúng tiến trình là rất
quan trọng để duy trì độ tin cậy của cơ chế khiếu nại.

MẪU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI NÊN ÁP DỤNG


Các mẫu khiếu nại không nên là tài liệu phức tạp, nhưng nên:
• Cho phép người lao động mô tả khiếu nại thực tế
• Cho phép doanh nghiệp kinh doanh theo dõi các bước điều tra, hòa giải và khắc phục, nếu có
• Có sẵn cho tất cả các cá nhân hoặc nhóm trong và ngoài cơ sở sản xuất

Bản sao của các biểu mẫu nên được để ở những nơi mà các cá nhân hoặc nhóm có thể lấy một cách dễ dàng và riêng tư
(ví dụ: phòng thay đồ, hội thảo và những nơi khác mà người lao động dành nhiều thời gian). Số hiệu văn bản có thể được
quy định cho khiếu nại (ví dụ: số/năm). Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi cả quá trình điều tra và quá
trình liên lạc mà không thực sự tiết lộ danh tính của người lao động hoặc bản chất của khiếu nại.

Đối với những người lao động gặp phải các rào cản về khả năng tiếp cận do không biết chữ hoặc các nguyên nhân khác
khiến họ không thể điền vào biểu mẫu, người chịu trách nhiệm nhận khiếu nại có thể điền nội dung mẫu khiếu nại cùng
với người khiếu nại. Lưu ý rằng vì lý do lo ngại bị trả đũa tiềm ẩn, người hoặc nhóm gửi khiếu nại có thể không cảm thấy
thoải mái khi chia sẻ tên và/hoặc chức danh công việc của mình. Trong trường hợp này, không nêu các thông tin đó trong
các biểu mẫu dưới đây, nhưng hãy đảm bảo rằng có thể theo dõi cá nhân hoặc nhóm đó một cách phù hợp.

1. Mẫu Xác nhận Khiếu nại

Số khiếu nại: n/yyyy


Người gửi: Tên Họ Chức danh Ngày Chữ ký
công việc

PHÂN LOẠI Mô tả (Vui lòng nêu càng cụ thể càng tốt):


◻ Cơ sở hạ tầng

◻ Quan hệ cá nhân

◻ Quyền hợp đồng

◻ Nhân quyền

◻ Quyền Lao động

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 21


◻ quyền theo tập
quán

◻ Khác

Xử lý Khiếu nại

Bạn muốn vấn đề này


được giải quyết như thế
nào? Giải pháp nào sẽ
hiệu quả với bạn?

Chỉ sử dụng cho mục


đích quản trị:

Người nhận: Tên Họ Chức danh công việc

Ngày nhận được khiếu nại Chữ ký:

2. Mẫu Xử lý Khiếu nại

Câu hỏi cần trả lời


I. Phân nhóm • Liên quan đến cơ sở hạ tầng
Khiếu nại
• Vấn đề cá nhân
• Hợp đồng liên quan
• Quyền con người và quyền lao động
• Quyền theo tập quán
• Khác:

II. Tóm tắt dữ


kiện

III. Tóm tắt các


cuộc phỏng vấn
đã tiến hành (nếu
cần)

IV. Phân tích


nguyên nhân gốc

V. Các giải pháp


tiềm năng và
đánh giá tính khả
thi (sự hiện diện
của đòn bẩy, tài
chính & nhân sự,
v.v.)

P 22 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


VI. Giải pháp
được khuyến
nghị

VII. Phản hồi của


các bên trong vụ
việc

VIII. Giải pháp đề


xuất cuối cùng

IX. Thời gian và


các bên có trách
nhiệm triển khai
giải pháp

X. Theo dõi: giải


pháp có được
triển khai phù
hợp không? Nếu
không, thì tại sao
lại không?

XI. Quy trình


kháng cáo được
đề xuất

CHƯƠNG TRÌNH SPEAK FOR CHANGE CỦA amfori – Cơ chế khiếu nại chuỗi cung ứng
bổ sung

Các thành viên và đối tác kinh doanh của họ có thể có quy trình nhận khiếu nại từ cộng đồng địa phương. Các bước được
mô tả ở trên đối với khiếu nại từ người lao động, cũng như mẫu khiếu nại, có thể phù hợp (hoặc cần phải có những thay
đổi nhỏ) để dùng cho giải quyết khiếu nại từ cộng đồng địa phương. Các doanh nghiệp kinh doanh nên đảm bảo rằng các
thành viên cộng đồng địa phương nhận thức được quyền của họ và các kênh liên quan để khiếu nại.

CHƯƠNG TRÌNH SPEAK FOR CHANGE


Mục đích của amfori là củng cố Cơ chế Khiếu nại theo cấp Hoạt động (CƠ CHẾ KHIẾU NẠI) tại các địa điểm và trang trại
sản xuất thông qua xây dựng năng lực, đào tạo và các công cụ và chức năng của amfori BSCI để có thể tiếp cận biện pháp
khắc phục ở cấp nhà máy địa phương trước tiên. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng các cơ chế ở cấp độ nhà máy có những
hạn chế của và không phải lúc nào cũng được người khiếu nại tin tưởng. Hơn nữa, luật pháp quốc gia và khu vực hiện
hành và sắp tới đang bắt buộc các thành viên amfori phát triển cơ chế khiếu nại chuỗi cung ứng bổ sung cho cơ chế khiếu
nại cấp nhà máy.

Do đó, amfori đã thiết lập cơ chế khiếu nại chuỗi cung ứng, Chương trình Speak for Change, cho các thành viên và đối tác
kinh doanh của họ. Chương trình Speak for Change xử lý tất cả các khiếu nại liên quan đến Bộ Quy tắc Ứng xử của BSCI
hoặc Hướng dẫn Thực hành Mua sắm Có trách nhiệm chưa hoặc không thể giải quyết thông qua CƠ CHẾ KHIẾU NẠI.

Cách thúc đẩy chương trình Speak for Change trong công ty của họ? Hay không phải bây giờ?
• Giới thiệu Chương trình
• Hướng dẫn Triển khai chương trình Speak for Change
• Tài liệu quảng bá

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 23


Hướng dẫn 5: Cách Tuân thủ Quy chế
Không dung thứ
Hướng dẫn này hỗ trợ các thành viên amfori BSCI và đánh giá viên về cách tiến hành khi các vấn đề không dung
thứ được xác định trong quá trình đánh giá amfori BSCI.

Quy chế Không dung thứ (ZTP) thay thế cho quy trình đánh giá thông thường. Đánh giá viên, quản lý Chương trình
của đối tác giám sát, văn phòng chính của amfori và các thành viên amfori BSCI phải tuân thủ quy chế này.

CÁC TÌNH HUỐNG KHÔNG DUNG THỨ CÓ THỂ XẢY RA


Các hành động hoặc vấn đề sau đây cần được tách biệt với các phát hiện về hiệu quả hoạt động xã hội bình thường và có
thể đủ điều kiện để được coi là các trường hợp không dung thứ:

Lao động Trẻ em


• Người lao động dưới 15 tuổi (hoặc độ tuổi tối thiểu hợp pháp theo quy định của quốc gia)
• Người lao động dưới 18 tuổi phải chịu bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào

Lao động lệ thuộc và cưỡng bức


• Không cho phép người lao động rời khỏi nơi làm việc hoặc buộc họ làm thêm giờ trái với ý muốn của họ
• Sử dụng bạo lực hoặc đe dọa bạo lực để đe dọa người lao động buộc họ phải làm việc

Đối xử vô nhân đạo


• Đối xử vô nhân đạo hoặc hạ thấp, sỉ nhục, sử dụng hình phạt về thể xác (bao gồm bạo lực tình dục và trên cơ sở giới
tính), ép buộc về tinh thần hoặc thể chất và/hoặc lạm dụng bằng lời nói

Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp


• Vi phạm về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp gây ra mối đe dọa có thể xảy ra và nghiêm trọng đối với sức khỏe, an
toàn và/hoặc tính mạng của người lao động

Hành vi trái đạo đức


• Cố ý hối lộ đánh giá viên
• Cố ý khai báo sai trong chuỗi cung ứng (ví dụ: che giấu các cơ sở sản xuất, thiếu giấy phép kinh doanh và cố ý khai
báo thấp quy mô lực lượng lao động)

NHẬN ĐỊNH CHUYÊN MÔN CỦA ĐÁNH GIÁ VIÊN


Đánh giá viên, sử dụng nhận định chuyên môn của mình, sẽ cần phải:
• Đánh giá mức độ nghiêm trọng của phát hiện
• Quyết định kích hoạt một quy trình hướng tới khắc phục ngay lập tức (Quy chế Không dung thứ) hoặc báo cáo phát
hiện trong lĩnh vực hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội cụ thể

Dưới đây là một số yếu tố mà đánh giá viên có thể sử dụng để đưa ra đánh giá của mình:

Đánh giá mức độ nghiêm trọng: Tình huống phải có tính chất:
Rõ ràng: Tình huống phải rõ ràng và nghiêm trọng bất kể đó là vi phạm một lần hay tái diễn.
Thực tế và đã được chứng minh tại thời điểm đánh giá: Vi phạm là hữu hình, không phải giả định và được chứng minh
bằng bằng chứng văn bản.

Phỏng vấn có thể là nguồn thông tin duy nhất trong trường hợp phân biệt đối xử, các vụ bạo lực, quấy rối tình dục hoặc
các biện pháp kỷ luật bất hợp pháp.

P 24 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Trong trường hợp này, đánh giá viên phải cực kỳ thận trọng trong việc xác định cách tốt nhất để:
• Thu thập thông tin từ các cuộc phỏng vấn (ví dụ: nhóm đánh giá viên có thể có một đánh giá viên nữ để làm cho
việc phỏng vấn nạn nhân bị quấy rối tình dục trở nên dễ dàng hơn)
• Báo cáo kết quả với sự tôn trọng đầy đủ danh tính và danh dự của nạn nhân. Danh tính của nạn nhân chỉ được tiết
lộ cho văn phòng chính của amfori, nếu cần.

Nguyên tắc phòng ngừa: Có thể có những tình huống mà đánh giá viên phải đối mặt với các vi phạm hoặc hành vi rõ ràng
nhưng không thể được chứng minh tại thời điểm đánh giá. Cũng có thể có những trường hợp nghi ngờ nghiêm trọng về
lao động trẻ em, lao động lệ thuộc, lao động cưỡng bức và đối xử vô nhân đạo mà đánh giá viên không thể chứng minh.

Trong những trường hợp này, hiểu biết thực tế và nguyên tắc phòng ngừa sẽ giúp đánh giá viên quyết định có nên kích
hoạt cảnh báo để bảo vệ các nạn nhân (chưa được chứng minh) hay không.

Nếu đánh giá viên quyết định sử dụng nguyên tắc phòng ngừa, đánh giá viên sẽ:
• Cố gắng hết sức để điều tra vấn đề
• Tuân thủ Quy chế Không dung thứ ngay cả khi không có bằng chứng thuyết phục
• Đề cập rõ ràng trong cảnh báo rằng họ đang sử dụng nguyên tắc phòng ngừa

Các thành viên amfori BSCI vẫn được kỳ vọng sẽ phản ứng với ZT ngay cả khi cảnh báo đó dựa trên nguyên tắc phòng ngừa
và họ có thể tìm kiếm lời khuyên từ văn phòng chính của amfori và yêu cầu thêm thông tin từ đối tác đánh giá

Cảnh báo có trách nhiệm: Xem xét tất cả các yếu tố này, đánh giá viên có thể đưa ra quyết định kích hoạt cảnh báo không
dung thứ, phải mô tả càng nhiều càng tốt về:
• Vi phạm nhân quyền và/hoặc hành vi kinh doanh không thể chấp nhận được đã xác định làm tổn hại đến tính độc
lập của cuộc đánh giá
• Quy trình lập luận mà đánh giá viên đã áp dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình huống và sự cần thiết
phải khắc phục ngay lập tức

Hiểu biết thực tế: Một đánh giá viên có trình độ và kinh nghiệm sẽ có thể biết cách:
• Làm điều đúng đắn để đáp ứng mục đích của đánh giá amfori BSCI
• Cải thiện, cân bằng các ý định, quy tắc có tính chất mâu thuẫn và đặc thù của từng bối cảnh
• Đọc bối cảnh tình huống
• Tiếp nhận quan điểm của người khác và do đó hiểu người khác có thể cảm thấy như thế nào
• Vận dụng cảm xúc và trực giác để tư duy mà không làm sai lệch phán đoán của họ

Hiểu biết thực tế cũng sẽ giúp các đánh giá viên dũng cảm và tìm kiếm lựa chọn tốt nhất có sẵn để bảo vệ:
• Những người có thể là nạn nhân
• Sự liêm chính của chính họ
• Độ tin cậy của hệ thống amfori BSCI

QUY CHẾ CHO ĐÁNH GIÁ VIÊN


Bước 1: Thẩm định (Due Diligence)
Thu thập bằng chứng: Đánh giá viên phải thu thập càng nhiều dữ kiện và càng nhiều bằng chứng càng tốt để minh họa
vấn đề không dung thứ đã xác định (ví dụ: hình ảnh được chụp và lời khai của người lao động).

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 25


Bảo vệ nạn nhân: Nếu có liên quan, đánh giá viên nên cố gắng thông báo cho nạn nhân về các lựa chọn tìm kiếm sự trợ
giúp và cung cấp thông tin giới thiệu cho họ. Không được gây thêm nguy hiểm hoặc nguy cơ tổn thương thêm cho nạn
nhân do hành động hoặc thiếu sót của đánh giá viên.

Xác định lại thời gian đánh giá: Đánh giá viên phải xác định cách tốt nhất để tận dụng tối đa thời gian đánh giá có sẵn để:
• Thu thập càng nhiều bằng chứng càng tốt
• Đảm bảo (các) nạn nhân được bảo vệ và ở một nơi đã biết và có thể theo dõi được

Việc đánh giá lại này có thể chứng minh rằng đánh giá viên ưu tiên thu thập bằng chứng và bảo vệ nạn nhân hơn là hoàn
thiện báo cáo đánh giá thường xuyên.

Bước 2: thời hạn cảnh báo 24 giờ


Trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện vấn đề không dung thứ, đánh giá viên phải kích hoạt cảnh báo trên Nền tảng Bền
vững amfori (amfori Sustainability Platform). Họ sẽ làm điều này để đưa ra thông báo về đánh giá chuyên môn của họ và
bằng chứng thu thập được cho:
• Văn phòng chính của amfori
• Thành viên amfori BSCI được liên kết

Trong một số trường hợp, đánh giá viên có thể đã thông báo vấn đề cho giám đốc chương trình amfori BSCI tại đối tác
giám sát để:
• Tìm kiếm lời khuyên
• Yêu cầu giám đốc chương trình kích hoạt cảnh báo không dung thứ trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform) thay mặt họ

Trong những trường hợp như vậy, đánh giá viên phải cung cấp cho giám đốc chương trình tất cả các thông tin liên quan,
để thông báo không dung thứ phù hợp với các yêu cầu của tài liệu này.

QUAN TRỌNG: Cảnh báo không dung thứ chỉ có thể được kích hoạt thông qua Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform), nền tảng này sẽ tự động gửi thông báo cho tất cả các thành viên được liên kết
sau khi đối tác giám sát đưa ra cảnh báo. Nếu đánh giá viên phát hiện nhiều hơn một tình huống không dung
thứ trong quá trình giám sát, họ sẽ kích hoạt cảnh báo không dung thứ cho từng tình huống.

Việc không sử dụng kênh này sẽ là vi phạm nghĩa vụ của đối tác giám sát trong việc tuân thủ các yêu cầu của hệ thống
amfori BSCI và có thể dẫn đến các hành động từ văn phòng chính của amfori để bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống amfori
BSCI.

Thông tin được cung cấp thông qua cảnh báo không dung thứ phải được tất cả các bên liên quan coi là bí mật (ví dụ: văn
phòng chính của amfori, các thành viên amfori BSCI và các đối tác giám sát) để bảo vệ những người có thể là nạn nhân.

Bước 3: Báo cáo


Đánh giá viên sẽ cần phải sẵn sàng khi văn phòng chính của amfori liên hệ để cung cấp thêm giải trình cần thiết để chuẩn
bị cho cuộc gọi hội nghị không dung thứ. Điều này bao gồm:
• Thông tin bổ sung về danh tính của nạn nhân và chi tiết về vấn đề
• Giải trình thêm về đánh giá chuyên môn hoặc việc sử dụng nguyên tắc phòng ngừa

P 26 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Báo cáo đánh giá: Do tính cấp bách của vấn đề, báo cáo này phải được tải lên Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform) trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cảnh báo.

QUY CHẾ CHO VĂN PHÒNG CHÍNH CỦA AMFORI


Bước 1: Thẩm định (Due Diligence) trong 2 Ngày Làm việc
Trong vòng hai (2) ngày làm việc sau thông báo không dung thứ, Nhóm Thành viên amfori sẽ thực hiện các bước cần thiết
để chuẩn bị một cuộc gọi hội nghị đặc biệt với các thành viên amfori BSCI được liên kết với đối tác kinh doanh tại thời điểm
cảnh báo không dung thứ.

Những hành động này có thể bao gồm xác minh chéo với các phòng ban amfori sau:

Nhóm Giám sát và Rủi ro


• Để xác thực độ tin cậy của các dữ kiện và bằng chứng đã thu thập của đánh giá viên
• Để đánh giá trình độ và năng lực của đánh giá viên
• Để xác minh bất kỳ cáo buộc/khiếu nại nào trước đây liên quan đến hành vi của đánh giá viên hoặc đối tác kinh
doanh
• Bất kỳ thông tin bổ sung hoặc tài liệu hỗ trợ nào

Bộ phận truyền thông


• Theo dõi tin tức để đánh giá xem trường hợp có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tin tức đang diễn ra hay
không

Bộ phận Gắn kết Bên liên quan


• Mạng lưới các bên liên quan tại địa phương của amfori BSCI có thể hỗ trợ giải quyết (các) vấn đề cụ thể
• Khả năng của mạng lưới khu vực amfori BSCI trong việc hỗ trợ điều tra và/hoặc khắc phục thêm

Bước 2: Điều phối Cuộc gọi Hội nghị trong 3 ngày làm việc
Trong vòng ba (3) ngày làm việc sau khi có thông báo, Nhóm Thành viên nên chuẩn bị:
• Cuộc gọi hội nghị với tất cả các thành viên amfori BSCI được liên kết
• Thỏa thuận giữa các thành viên amfori BSCI về việc đánh giá tính đủ điều kiện của vụ việc là không dung thứ và
quyết định chiến lược về:
ƒ Sử dụng nhãn không dung thứ
ƒ Thời gian và nhu cầu lên lịch điều tra không dung thứ
ƒ Thời gian và nhu cầu lên lịch cho các hoạt động giám sát amfori BSCI (ví dụ: đánh giá toàn diện hoặc đánh
giá theo dõi)
• Định nghĩa về các bước điều tra và khắc phục. amfori có thể đề xuất các công ty đào tạo có thể hỗ trợ khắc phục các
trường hợp không dung thứ
• Tóm tắt quyết định của nhóm khắc phục đặc biệt có thể bao gồm:
ƒ Liên kết đến các khóa đào tạo đối tác kinh doanh có liên quan được cung cấp trên Học viện amfori (amfori
Academy)
ƒ Liên kết đến tài liệu đào tạo về “cải thiện liên tục” trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform)

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 27


ƒ Thông tin về khả năng tham gia bổ sung với các bên liên quan tại địa phương và mạng lưới khu vực amfori
BSCI (nếu có liên quan)

Bước 3: Theo dõi và Truyền thông


Nhóm Thành viên có thể tổ chức thêm một hội nghị tiếp theo với các thành viên amfori BSCI được liên kết với đối tác kinh
doanh có liên quan khi cần thiết để theo dõi sự thành công của việc khắc phục ngay lập tức (ví dụ: trong 10 ngày sau khi
thông báo về sự kiện).

Sau cuộc gọi hội nghị về vấn đề không dung thứ, Nhóm thành viên sẽ thông báo cho đối tác giám sát liên quan và khi cần
thiết cho đánh giá viên cụ thể về những bài học rút ra từ việc khắc phục đặc biệt (ví dụ: nhãn không dung thứ đã bị xóa).

Hơn nữa, trong vòng tối đa ba (3) tháng sau khi cảnh báo được kích hoạt, Nhóm Thành viên nên tổ chức một hội nghị tiếp
theo với các thành viên amfori BSCI được liên kết với đối tác kinh doanh tại thời điểm cảnh báo không dung thứ để:
• Xác minh rằng Kế hoạch Cải thiện Liên tục đã thống nhất với các tác động và biện pháp đã xác định đã được thực
hiện một cách thỏa đáng
• Duy trì hoặc xóa nhãn không dung thứ dựa trên xác nhận từ các thành viên amfori BSCI được liên kết
• Yêu cầu hỗ trợ từ chính quyền địa phương (nếu có liên quan/nếu có thể)
• Đánh giá mức độ truyền thông giữa các thành viên amfori BSCI và đối tác kinh doanh
• Thu thập các bài học kinh nghiệm và xếp hạng mức độ hài lòng từ các hành động của các thành viên amfori BSCI
để hỗ trợ đối tác kinh doanh trong quá trình khắc phục

Một trường hợp không dung thứ có thể được giải quyết nếu,
• Đối tác Kinh doanh đã xây dựng một kế hoạch cải thiện liên tục và tải lên Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform)
• Giám sát theo dõi chứng minh rằng đối tác kinh doanh đã thực hiện thành công kế hoạch cải thiện của họ theo các
biện pháp đã xác định
• Nhóm khắc phục đặc biệt đã đồng ý với đa số để đánh dấu trường hợp không dung thứ là đã được giải quyết

amfori khuyến nghị sử dụng chính công ty đã đưa ra cảnh báo không dung thứ để thực hiện giám sát theo dõi. Trước khi
giám sát theo dõi, lãnh đạo của nhóm khắc phục đặc biệt phải thông báo cho công ty giám sát về các hoạt động cải thiện
của đối tác kinh doanh và gửi cả bản tóm tắt phản hồi.

QUY CHẾ CHO TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN AMFORI BSCI ĐƯỢC LIÊN KẾT ĐẾN VỤ VIỆC
Quy chế Không dung thứ dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên amfori BSCI có liên quan, do tính chất và mức
độ nghiêm trọng của vấn đề, đòi hỏi phải thông báo về vụ việc và phương pháp khắc phục tập thể và trước cạnh tranh.

Trong bối cảnh này, tất cả các thành viên amfori BSCI liên kết với đối tác kinh doanh liên quan tại thời điểm cảnh báo được
kích hoạt phải:
• Tham gia vào cuộc gọi hội nghị để tổ chức nhóm khắc phục đặc biệt do văn phòng chính của amfori hỗ trợ (tham
khảo Hướng dẫn 11: Cách hiểu Công thức Cam kết của amfori BSCI)
• Nhóm khắc phục đặc biệt đề cử một người lãnh đạo làm người hướng dẫn chính cho quá trình khắc phục. Nếu
không xác định được người lãnh đạo, thì người có RSP sẽ là người lãnh đạo.
• Không bao giờ chia sẻ thông tin cảnh báo không dung thứ với đối tác kinh doanh liên quan, trừ khi có thỏa thuận
khác của nhóm khắc phục đặc biệt sau cuộc gọi hội nghị hoặc nếu họ được đánh giá viên thông báo
• Hợp tác trong nhóm khắc phục đặc biệt để giao tiếp chung với đối tác kinh doanh, cùng với những công việc liên
quan khác

P 28 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


• Không sử dụng cuộc gọi hội nghị vì bất kỳ lý do nào có thể vi phạm luật cạnh tranh
• Cam kết xác minh đúng tiến trình rằng Kế hoạch Cải thiện Liên tục đã được triển khai thành công (có thể bằng điều
tra không dung thứ của bên thứ hai hoặc bên thứ ba hoặc giám sát amfori BSCI)
• Tham gia cuộc gọi theo dõi ba (3) tháng để đưa ra phản hồi về việc thực hiện Kế hoạch Cải thiện Liên tục
• Chia sẻ mọi bằng chứng liên quan với nhóm khắc phục đặc biệt

Nhóm khắc phục đặc biệt được tạo ra sẽ đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận hoặc đa số tuyệt đối (50% +1) về các
vấn đề sau:
• Bản chất của vấn đề không dung thứ
• Việc duy trì hoặc gỡ bỏ nhãn không dung thứ trong vòng ba (3) tháng kể từ khi cảnh báo
• Sự cần thiết lên lịch điều tra không dung thứ với công ty đào tạo hoặc giám sát amfori BSCI khi có liên quan, để đối
tác kinh doanh có thể quay lại chu kỳ đánh giá

Nếu cả công ty mẹ và công ty con đều được liên kết với đối tác kinh doanh, họ sẽ có một phiếu bầu.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM


amfori và các giám đốc, cán bộ, nhân viên hoặc đại lý của amfori sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ bên nào
(ví dụ: thành viên, đối tác kinh doanh hoặc giám sát viên, đánh giá viên) về bất kỳ thiệt hại nào dưới bất kỳ hình thức nào
(ví dụ: tổn thất, nợ, trách nhiệm pháp lý, chi phí, khiếu nại, hành động pháp lý, yêu cầu, chi phí hoặc phí) gây ra bởi amfori
hoặc giám đốc, cán bộ, nhân viên hoặc đại lý của amfori hoặc đại lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bất kỳ dịch vụ
hoặc hoạt động nào của amfori hoặc nội dung của tài liệu này, ngoại trừ trường hợp gian lận.

Lời nhắc: Để tránh nghi ngờ, amfori không chịu trách nhiệm và không bị buộc phải chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức
nào về bất kỳ vấn đề nào trong bối cảnh triển khai Khuôn khổ amfori BSCI trong các trường hợp cụ thể (ví dụ: bởi các
Thành viên amfori hoặc Đối tác Kinh doanh của họ hoặc đánh giá viên amfori BSCI). amfori không chịu bất kỳ trách nhiệm
nào (a) về sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật hoặc (b) đối với việc thực hiện (toàn bộ) thực tế (các) Khuôn khổ tại và bởi
các Thành viên amfori và Đối tác Kinh doanh của họ.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 29


Hướng dẫn 6: Cách chuẩn bị cho đánh
giá amfori BSCI
Các Tài liệu Liên quan cho Hoạt động đánh giá amfori BSCI
Hướng dẫn này cung cấp danh sách các tài liệu cần thiết để triển khai hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội (SMS)
hiệu quả.
Là một phần của đánh giá amfori BSCI, các đánh giá viên sẽ xem xét và xác minh, và các tài liệu liên quan khác. Do
đó, đây không nên được coi là một danh sách đầy đủ, mà chỉ được coi là hướng dẫn, và đặc biệt là các nhà sản xuất
nhỏ có thể thấy nhiều trong số các tài liệu này không áp dụng cho họ. Các đối tác kinh doanh cũng có thể sử dụng
danh sách này cho các hoạt động Tự Đánh giá của họ.

Các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ cam kết thiết lập một hệ thống quản lý trách nhiệm
xã hội hiệu quả có tính tới cân bằng giới. Do đó, sau sửa đổi năm 2022, các tài liệu và hồ sơ sau đây được khuyến
khích lưu giữ trên cơ sở giới tính và đánh giá viên được khuyến khích báo cáo sự khác biệt, nếu có, giữa lao động
nam và nữ.

Chứng nhận và Hợp đồng


1 Mô tả công việc trong đó có tích hợp việc triển khai hệ thống amfori BSCI

2 Bằng chứng về trình độ của người phụ trách triển khai amfori BSCI

3 Hợp đồng lao động, bao gồm các hợp đồng liên quan đến nhân viên an ninh, vệ sinh và các dịch vụ khác, đặc biệt
là các công ty tuyển dụng hoặc các công ty trung gian nếu có liên quan

4 Hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ bao gồm dịch vụ thực phẩm, vận chuyển, đại lý, nhà nghỉ, ký túc xá và các
công ty tuyển dụng

5 Hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động, bao gồm cả với các công ty tuyển dụng hoặc các công ty trung gian

6 Hợp đồng lao động và/hoặc áp phích thể hiện các quyền và nghĩa vụ của người lao động

7 Các tài liệu kiểm định và bảo hiểm hợp lệ cho máy móc và phương tiện

8 Hóa đơn mua hàng của PPE do đối tác kinh doanh mua

9 Giấy phép kinh doanh hợp lệ và tất cả các phê duyệt chính thức cần thiết để triển khai hoạt động

10 Giấy chứng nhận xây dựng chính thức về an toàn và phù hợp

11 Giấy chứng nhận và giấy phép môi trường hợp lệ

Đào tạo
12 Bằng chứng về lịch đào tạo cho người lao động và quản lý

13 Bằng chứng văn bản về đào tạo cho người lao động, quản lý và nhân sự (ví dụ: danh sách người tham dự có chữ
ký, tỷ lệ theo giới tính của người tham dự)

14 Bằng chứng văn bản về năng lực của giảng viên

15 Bằng chứng văn bản về đào tạo người lao động về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

16 Bằng chứng văn bản về đào tạo, tư vấn và các buổi cung cấp thông tin được tổ chức cho người lao động

17 Bằng chứng văn bản về trình độ của người lao động của những người làm việc với máy móc nguy hiểm, lắp đặt
điện và các hoạt động khác cần được đào tạo cụ thể do mức độ rủi ro cao

18 Tài liệu về tất cả các khóa đào tạo dành cho lao động vị thành niên

19 Truyền thông và đào tạo để thúc đẩy và khen thưởng sự liêm chính

Hồ sơ và Báo cáo
20 Bằng chứng văn bản về lập kế hoạch năng lực sản xuất

P 30 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


21 Bằng chứng cho thấy Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI đã được trao đổi, truyền thông cho các đối tác kinh
doanh

22 Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI đã ký của đối tác kinh doanh/bên được đánh giá và áp dụng tương tự nếu các
trang trại nằm trong phạm vi đánh giá

23 Bằng chứng về hiệu quả hoạt động xã hội của đối tác kinh doanh (ví dụ: báo cáo hàng quý, báo cáo đánh giá,
chứng chỉ hợp lệ)

24 Bằng chứng văn bản về các chính sách xã hội, trong đó có Chính sách trách nhiệm xã hội và các quy trình để triển
khai amfori BSCI

25 Bằng chứng văn bản về cuộc bầu cử đại diện của người lao động

26 Bằng chứng văn bản về các cuộc họp của người lao động được lên lịch thường xuyên

27 Hồ sơ thỏa thuận với đại diện của người lao động (thỏa ước lao động)

28 Các quy tắc làm việc được lập thành văn bản

29 Bằng chứng văn bản về khiếu nại đã nộp/điều tra (Vui lòng truy cập hồ sơ của bạn trên Hồ sơ Bền vững amfori và
kiểm tra Tự đánh giá: Cơ chế Khiếu nại để được hướng dẫn)

30 Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)

31 Biên bản hoặc tài liệu của các cuộc họp dẫn đến thỏa ước lao động tập thể (nếu có)

32 Quy trình tuyển dụng và sa thải và hồ sơ (thuê và sa thải người lao động)

33 Bằng chứng văn bản về các quy trình kỷ luật

34 Bằng chứng văn bản về các trường hợp kỷ luật và các biện pháp được thực hiện

35 Bằng chứng văn bản về các đánh giá và quy trình hiệu suất của người lao động

36 Thông báo sa thải (ví dụ: nếu thông báo cho thấy rằng có các trường hợp bị sa thải do trách nhiệm gia đình, điều
này có thể là phân biệt đối xử)

37 Thư từ chức đã ký trước / Hồ sơ Phỏng vấn Nghỉ việc

38 Bằng chứng văn bản về các khoản khấu trừ hợp pháp cho hàng hóa và dịch vụ

39 Tài liệu về mức lương tối thiểu hợp pháp liên quan đến ngành

40 Phiếu lương cho người lao động được phân tách theo giới tính và bằng chứng văn bản về các khoản thanh toán

41 Mức lương sinh hoạt đã hoàn thành được tính dựa trên bối cảnh Tự Đánh giá trên Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform)

42 Hồ sơ dữ liệu cá nhân cho tất cả người lao động (bao gồm cả người lao động thời vụ và người lao động được thuê
thông qua các công ty tuyển dụng, người lao động bán thời gian và tạm thời)

43 Bằng chứng văn bản về các quyền lợi bổ sung (bảo hiểm thương mại, nếu có)

44 Bằng chứng văn bản về các khoản đóng góp cập nhật cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm nhưng không giới
hạn ở các quỹ bảo hiểm

45 Danh sách các mức lương và tính toán, bao gồm cả cho người lao động nhận lương theo sản phẩm

48 Hồ sơ thời gian làm việc (bảng chấm công)

49 Các quy trình làm thêm giờ được lập thành văn bản, bao gồm cả các thỏa thuận với người lao động

50 Hồ sơ ghi chép về tai nạn trong sản xuất và trong cơ sở lưu trú của người lao động do đối tác kinh doanh cung cấp

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 31


51 Đánh giá rủi ro về điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh

52 Kế hoạch hành động để triển khai các điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh

53 Các quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp áp dụng cho ngành

54 Bằng chứng văn bản về quy trình bầu cử cho ủy ban sức khỏe và an toàn

55 Biên bản các cuộc họp của ủy ban sức khỏe và an toàn

56 Quy trình xác minh tuổi

57 Quy trình, chính sách không sử dụng lao động trẻ em

58 Quy trình khắc phục khi phát hiện lao động trẻ em

59 Đánh giá rủi ro và các kế hoạch hành động liên quan trong bối cảnh các biện pháp cụ thể để bảo vệ lao động trẻ,
lao động nữ trẻ và lao động dễ bị tổn thương

60 Hồ sơ tổng quan về người lao động trẻ

61 Tổng quan về chu kỳ làm việc của người lao động vị thành niên

62 Tổng quan về nhà thầu phụ

63 Tổng quan về các hoạt động học việc được triển khai trong công ty

64 Tổng quan về lao động thời vụ

65 Đánh giá rủi ro môi trường

67 Sơ đồ xác định các suối nước, sông và/hoặc hồ trong khu vực hoạt động của nhà sản xuất

68 Kế hoạch Quản lý chất thải

69 Kế hoạch Quản lý nước

70 Các chính sách và quy trình quản lý môi trường

71 Bằng chứng văn bản về việc tiêu thụ, thu hồi và thải bỏ hóa chất (bao gồm Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu – MSDS)

72 Kiểm tra chính thức được tiến hành để đảm bảo an toàn cho tòa nhà và thiết bị, bao gồm ngày hiệu lực và hành
động khắc phục, nếu có

Báo cáo Kiểm tra, Hồ sơ Bảo trì, Hướng dẫn Vận hành và An toàn
73 Máy móc nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn ở thang máy, thiết bị điện và thiết bị áp suất cao

74 Thiết bị chữa cháy (ví dụ: thẻ kiểm tra trên bình chữa cháy)

75 Hồ sơ Kiểm tra Định kỳ của đèn khẩn cấp, máy dò khói, bộ dụng cụ sơ cứu, v.v.,

76 Nước uống tại các cơ sở sản xuất và ký túc xá

77 Báo cáo xét nghiệm nước uống

78 Sức khỏe và an toàn cho các cơ sở và ký túc xá, bao gồm nhưng không giới hạn ở nhiệt độ, mức độ tiếng ồn và
ánh sáng

79 Tính toán các nguồn lực tài chính và nhân sự cần thiết để tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về xã hội và môi trường

80 Chính sách chống tham nhũng

81 Đánh giá rủi ro tham nhũng

82 Quy trình điều tra và ngăn ngừa hành vi phi đạo đức

P 32 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 7: Cách sử dụng danh sách
hạng mục kiểm tra amfori BSCI
Hướng dẫn này giúp các thành viên amfori BSCI và các nhóm phát triển bền vững của họ thực hiện đánh giá rủi ro
thường xuyên về các đối tác kinh doanh của họ.

GIỚI THIỆU
Nhân viên của các thành viên amfori BSCI, chẳng hạn như người mua, nhóm chất lượng và tuân thủ và nhóm bền vững,
thường xuyên đến thăm các đối tác kinh doanh. Những chuyến thăm này nên được coi là một cách để thu hút các bên liên
quan trong khắp tổ chức và là cơ hội tốt để đánh giá, xác định và báo cáo các rủi ro có thể được xác định bởi một người
quan sát bình thường mà không cần chuyên môn trách nhiệm xã hội chuyên nghiệp.

Các thành viên amfori BSCI có thể tổ chức các chuyến thăm này phối hợp với các cuộc đánh giá amfori BSCI, (ví dụ: bằng
cách đến thăm các nhà sản xuất giữa các chu kỳ đánh giá amfori BSCI hoặc trước khi tham gia mối quan hệ kinh doanh)
để làm rõ thêm về tình hình rủi ro và theo dõi tiến độ theo thời gian.

Để tận dụng tối đa những chuyến thăm này, các thành viên amfori BSCI nên cân nhắc cung cấp cho những cơ sở được
thăm quan:
• Đặc điểm tình hình quốc gia theo Phân loại Rủi ro Quốc gia
• Các vấn đề xã hội nổi bật nhất được xác định trong khu vực
• Các vấn đề đã biết đã được xác định trước đó tại cơ sở
• Danh sách kiểm tra này để ghi lại thông tin sau chuyến thăm quan (người mua không nên sử dụng danh sách kiểm
tra trước mặt đối tác kinh doanh)

Danh sách kiểm tra của người mua không thay thế cho các đánh giá của amfori, mà là để giúp khách thăm quan không có
chuyên môn về tuân thủ trách nhiệm xã hội cụ thể có thể xác định và đánh giá rủi ro liên quan đến hiệu quả hoạt động xã
hội và thẩm định (Due Diligence) của nhà sản xuất.

CÁCH SỬ DỤNG THÔNG TIN


Những cơ sở được thăm quan không nhất thiết phải thực hiện bất kỳ đánh giá nào hoặc đưa ra đánh giá chuyên môn về
hiệu quả hoạt động xã hội của đối tác kinh doanh và quy trình và việc thực hiện thẩm định (Due Diligence).

Tuy nhiên, họ nên đối chiếu và chia sẻ thông tin với các đồng nghiệp có liên quan (ví dụ: quản lý CSR, nhóm phát triển bền
vững) một cách kịp thời, để họ có thể xem xét thông tin này khi xác định các bước tiếp theo trong chiến lược triển khai hệ
thống amfori BSCI. Nếu những người đến thăm quan xác định được một vấn đề không dung thứ chưa được biết trước
chuyến thăm quan, vấn đề này nên được nêu ra với các nhóm có liên quan trong vòng 24 giờ.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI, Phần I và Phần II.

Câu hỏi CÓ KHÔNG Bình luận


1. Người lao động có biết về Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI không?
2. Có người chịu trách nhiệm triển khai amfori BSCI ở vai trò
cấp cao không?
3. Có cơ chế khiếu nại hoặc hộp thư góp ý nào dành cho người
lao động không? Nếu có, đó có phải là nơi người lao động cảm
thấy thoải mái khi sử dụng không.
4. Mọi người có tôn trọng đồng nghiệp và cấp dưới không?
5. Có thông tin nào được công bố về cách sắp xếp ca làm việc,
giờ nghỉ trưa hoặc giờ làm việc không?

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 33


6. Nơi làm việc, cơ sở ăn uống và khu vực lưu trữ thực phẩm có
sạch sẽ và có tổ chức không?
7. Nhà vệ sinh có sạch sẽ và có xà phòng cùng các phụ kiện ví dụ: tách biệt theo giới tính, khóa
cần thiết để tôn trọng vệ sinh và đạo đức của người lao động trong tình trạng tốt
không?
8. Nước uống có được cung cấp cho người lao động tại nơi làm
việc (và trong nhà ở dành cho người lao động nếu có) không?
9. Người lao động có sử dụng Thiết bị Bảo hộ Cá nhân (PPE) và ví dụ: PPE được sử dụng ở các khu
thiết bị có sạch sẽ và trong tình trạng tốt không? vực ồn ào và khu vực ẩm ướt
10. Có bộ dụng cụ sơ cứu với đầy đủ vật dụng sẵn sàng không?
11. Các biển báo và cảnh báo có được dán ở đúng nơi và dễ ví dụ: các khu vực bị hạn chế hoặc
hiểu với mọi trình độ học vấn không? nguy hiểm được đánh dấu đúng
cách
12. Các lối thoát hiểm/lối đi và lối ra có được đánh dấu đúng ví dụ: ít nhất hai lối ra cho mỗi
cách, không bị chặn và dễ dàng tiếp cận không? tầng/nhà xưởng và cửa mở từ bên
trong
13. Có sẵn bình chữa cháy không và bình chữa cháy có ở tình
trạng tốt không?
14. Hệ thống báo cháy có được lắp đặt không?
15. Kế hoạch sơ tán có được dán ở nơi dễ thấy và dễ hiểu với
mọi trình độ học vấn không?
16. Hệ thống dây điện và/hoặc hệ thống điện có trong tình
trạng tốt và có thể nhìn thấy các mối nguy hiểm sắp xảy ra
không?
17. Hóa chất có được lưu trữ và thải bỏ theo cách tránh được ví dụ: Cả nơi làm việc và môi trường
rò rỉ, không ảnh hưởng tới môi trường không? xung quanh phải rõ ràng là không
có chất thải.
18. Người lao động có đủ tuổi để được phép làm việc không?
19. Có nơi nào cho phép khách chờ mà không cần phải vào ví dụ: trẻ em đang chờ cha mẹ
khu vực làm việc không? trong khu vực làm việc, điều này
không an toàn cho trẻ
20. Tòa nhà có ở trong tình trạng tốt và không có bất kỳ mối ví dụ: mái, tường, biển báo độ ẩm,
nguy hiểm sắp xảy ra không? kính cửa sổ và khóa trong tình
trạng tốt
21. Ban quản lý có ý thức và nhận thức về việc bảo vệ những
người dễ bị tổn thương và thực hiện các biện pháp cụ thể
không?
TỔNG
Nhận xét hoặc khuyến nghị khác

Có tình huống nào khác mà bạn muốn báo cáo không? Ví dụ: người lao động thể hiện những gì có thể được coi là quá
kính nể người giám sát của họ hoặc nhân viên bảo vệ mang vũ khí tại nơi làm việc.
Bạn có cảm thấy thoải mái và an toàn tại cơ sở không? Có điều gì khiến bạn cảm thấy không thoải mái không?
Bạn có xác định được cách làm tốt nào không?

P 34 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 8: Cách Đánh giá Nhanh
các Hệ thống Giám sát Khác
Hướng dẫn này giải thích cách các thành viên amfori BSCI đánh giá nhanh các hệ thống giám sát khác, trong quy
trình thẩm định của mình

GIỚI THIỆU
Các thành viên amfori BSCI nên khuyến khích tất cả các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng của họ áp dụng các giá
trị và nguyên tắc xã hội của theo Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Ngoài ra, khi thích hợp, thành viên amfori BSCI có
thể yêu cầu các đối tác kinh doanh của được giám sát, đánh giá theo Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Tuy nhiên, các
đối tác kinh doanh này có thể đã tuân thủ một bộ quy tắc ứng xử khác hoặc đã được đánh giá theo một tiêu chuẩn xã hội
hoặc môi trường khác.

Trong trường hợp các đối tác kinh doanh tuân thủ các hệ thống giám sát khác, câu hỏi được đặt ra là liệu có cần giám sát
lại khác hay không (ví dụ: giám sát amfori BSCI). Câu hỏi đó có liên quan vì các công ty sẽ cố gắng tối đa hóa nguồn lực của
họ và sử dụng chúng theo hướng các quy trình thẩm định cân bằng và mạch lạc trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ và,
nếu có thể, giảm sự trùng lặp của các hoạt động đánh giá.

Do đó, bất cứ khi nào các thành viên amfori BSCI có các đối tác kinh doanh sử dụng các hệ thống giám sát, đánh giá khác,
họ được khuyến khích tiến hành đánh giá nhanh để xác định xem các hệ thống đó có thể:
So sánh được: Hệ thống hoặc tiêu chuẩn đó có các các nguyên tắc và đảm bảo chất lượng tương tự như hệ thống
amfori BSCI không?
Tương thích: Hệ thống hoặc tiêu chuẩn đó có các khía cạnh bổ sung, trong khi cũng không mâu thuẫn hoặc vô hiệu
hóa hệ thống amfori BSCI không?

Đánh giá nhanh này không thay thế cho đánh giá chuyên môn của bên thứ ba và không thể nhầm lẫn với các thỏa thuận
công nhận lẫn nhau mà amfori có thể theo đuổi với các tổ chức khác có mục tiêu tương tự.

Tuy nhiên, đây là một công cụ hoạt động hỗ trợ các quyết định của thành viên khi lựa chọn đối tác kinh doanh mới, tiến
hành đánh giá rủi ro hoặc xác định chiến lược giám sát cho năm kinh doanh.

THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ NHANH


Đánh giá nhanh các hệ thống giám sát khác tập trung vào hai khía cạnh chính:
Nội dung: Các nguyên tắc tối thiểu, không thể thương lượng mà mọi tiêu chuẩn xã hội và môi trường có liên quan phải
có.
Hệ thống: Các đặc điểm về chất lượng và độ tin cậy tối thiểu, không thể thương lượng mà mọi tiêu chuẩn xã hội và môi
trường có liên quan cũng phải đảm bảo.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 35


7. Đánh giá theo dõi
6. Báo cáo Đánh giá

2. Lĩnh vực hoạt động: 5. Năng lực của đánh giá viên
1 đến 13
4. Thực hiện Đánh giá
3. Cấp phép của hệ thống
2. Tính toàn vẹn của hệ thống
1. Công ước Cốt lõi ILO
1. Quản trị

Bảng dưới đây là một mẫu có thể giúp các thành viên amfori BSCI so sánh nội dung của một hệ thống giám sát cụ thể với
các yêu cầu tối thiểu của amfori BSCI. Bảng này không đánh giá hiệu suất thực tế của một đối tác kinh doanh theo hệ thống
giám sát được đề cập. Ví dụ: đối tác kinh doanh có thể tôn trọng các tiêu chuẩn pháp lý về thời gian nghỉ ngơi, nhưng hệ
thống giám sát có thể không đề cập đến yếu tố thiết yếu này. Tương tự, hệ thống giám sát có thể theo dõi tất cả các yêu
cầu xã hội được liệt kê dưới đây, nhưng điều này không nói lên mức độ tuân thủ của đối tác kinh doanh.

TÊN HỆ THỐNG: Tên của đối tác kinh doanh


Ngày so sánh:
Thực hiện bởi:
Áp dụng cho đối tác kinh doanh cho đến khi:
Có được theo dõi không? Nhận xét

Công ước Cốt lõi ILO

Công ước về lao động cưỡng bức, 1930 (Số. 29)

Công ước về quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức, 1948


(số. 87)

Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 (số.
Yêu cầu tối thiểu về nội dung

98)

Công ước về bãi bỏ lao động cưỡng bức, 1957 (Số. 105)

Công ước về tuổi tối thiểu được làm việc, 1973 (Số. 138)

Công ước về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 (Số.
182)

Công ước về thù lao bình đẳng, 1951 (Số. 100)

Công ước về chống phân biệt đối xử (công việc và nghề nghiệp),
1958 (Số. 111)

Giờ Làm việc

Giờ làm việc bình thường: Tối đa 48 giờ mỗi tuần và 8 giờ mỗi
ngày, ngoại trừ theo quy định của ILO

Giới hạn làm thêm giờ: Luật pháp quốc gia và các đặc điểm của
khoản thanh toán đặc biệt, tự nguyện và phí bảo hiểm

Thời gian Nghỉ ngơi: Thời gian nghỉ hàng ngày và quyền được nghỉ
ít nhất một ngày trong bảy ngày một lần trừ khi Thỏa ước lao động
tập thể hợp lệ có quy định khác

P 36 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Lương Tối thiểu: Ít nhất mức lương tối thiểu theo luật quốc gia
hoặc tiêu chuẩn tối thiểu của ngành được thực thi

OHS

Tiến hành Đánh giá Rủi ro

Đào tạo Người lao động

Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE)

Hóa chất

Quy trình ứng phó tai nạn và khẩn cấp

Điện

Phòng cháy chữa cháy

Đường thoát hiểm và Lối thoát hiểm khẩn cấp

An toàn máy móc và phương tiện

Sơ cứu

Nơi làm việc, Cơ sở vật chất xã hội, Nhà ở

Quyền sử dụng đất (chỉ dành cho các hệ thống nông nghiệp)

Liêm chính

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 37


Nỗ lực Tối thiểu: Đánh giá xã hội mất tối thiểu một ngày công (8
giờ x một đánh giá viên)

Thời gian: Thời gian giám sát phải được nêu trong báo cáo giám
sát

Hiệu lực: Giấy chứng nhận hoặc báo cáo đánh giá xã hội không
được quá 12 tháng

Xác minh: Việc đánh giá xã hội sẽ bao gồm việc xác minh các tài
liệu, phỏng vấn người lao động và chuyến thăm cơ sở

Hành động Khắc phục: Báo cáo đánh giá xã hội sẽ mô tả các phát
Yêu cầu tối thiểu về hệ thống

hiện và xác định thời hạn cho các hành động khắc phục cần thiết

Chứng nhận: Báo cáo đánh giá phải có giải thích thêm về các phát
hiện
(ví dụ: sẽ không đủ nếu chỉ có câu trả lời CÓ/ KHÔNG cho phương
pháp tiếp cận, đồ họa hoặc đèn giao thông mà không có thêm
thông tin chi tiết)

Báo cáo chuẩn hóa: Đánh giá xã hội đã sử dụng một báo cáo
chuẩn hóa với thông tin được cập nhật với phiên bản mới nhất đang
được sử dụng

Năng lực

Bên thứ hai: Tối thiểu, đó là đánh giá của bên thứ hai, vì không thể
coi việc tự đánh giá là hiệu quả

Trình độ chuyên môn của Đánh giá viên: Hệ thống phải xác định
các yêu cầu năng lực tối thiểu của đánh giá viên

Cập nhật: Hệ thống phải có cơ chế để đảm bảo rằng đánh giá viên
và/hoặc các công ty đánh giá được thông báo thường xuyên về các
cập nhật của hệ thống.

Quản trị

Quy trình Sửa đổi: Hệ thống phải có quy trình sửa đổi có cấu trúc
với các bước đã xác định và người chịu trách nhiệm được chỉ định là
cơ cấu tối thiểu

Minh bạch: Hệ thống phải minh bạch về việc quản trị (ví dụ: sơ đồ
tổ chức có sẵn trên trang web)

Cập nhật Hàng năm: Hệ thống phải cung cấp thông tin cập nhật
hàng năm về các hoạt động và/hoặc tác động của hệ thống

Sau khi đánh giá được tiến hành, thành viên amfori BSCI sẽ cần đưa ra quyết định kịp thời (ví dụ: đặc biệt và đối với đối tác
kinh doanh cụ thể này, tôi sẽ công nhận rằng công việc của họ phù hợp với tiêu chuẩn này) hoặc quyết định chiến lược (ví
dụ: về nguyên tắc, tôi sẽ không tiến hành đánh giá giám sát amfori BSCI đối với những đối tác kinh doanh có thể cho tôi
xem báo cáo đánh giá hợp lệ liên quan đến tiêu chuẩn này).

Trong cả hai trường hợp, đối tác kinh doanh nên ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI để hỗ trợ truyền đạt các giá trị và
nguyên tắc của amfori BSCI trong chuỗi cung ứng. Xem Hướng dẫn 10: Cách Truyền đạt amfori BSCI trong Chuỗi cung
ứng.

P 38 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


ĐƠN PHƯƠNG CHẤP NHẬN MỘT HỆ THỐNG GIÁM SÁT KHÁC
Quyết định đơn phương chấp nhận một hệ thống tiêu chuẩn xã hội khác để tránh trùng lặp các hoạt động giám sát (cho
dù đó là đặc biệt hay chiến lược) sẽ do người có RSP đưa ra và nên được xem lại 12 tháng một lần.

Vì người có RSP đang điều hành chu kỳ giám sát amfori BSCI cho các đối tác kinh doanh của mình, các thành viên amfori
BSCI khác được liên kết với các đối tác kinh doanh đó dựa vào quyết định của người có RSP. Do đó, điều quan trọng là
người có RSP phải duy trì hồ sơ xác thực quyết định của mình. Đây là một số ví dụ:
• Giấy chứng nhận và báo cáo đánh giá hợp lệ
• Các biện pháp cải thiện liên tục hợp lệ hoặc tài liệu tương đương
• Đánh giá nhanh cập nhật hoặc tài liệu tương đương

Bất kể quyết định là gì, người có RSP nên mời một đối tác kinh doanh tạo hồ sơ của riêng họ (trừ khi đã có trên Nền tảng
Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) và đảm bảo rằng đối tác kinh doanh ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI. Bằng cách này, đối tác kinh doanh sẽ có quyền truy cập vào:
Chức năng cải thiện liên tục: Việc này sẽ cho phép đối tác kinh doanh phát triển, thực hiện và báo cáo tiến độ và khắc
phục các phát hiện với tất cả các thành viên amfori BSCI được liên kết.
Học viện amfori (amfori Academy): Việc này sẽ cho phép đối tác kinh doanh lựa chọn và hoàn thành các khóa học liên
quan để nâng cao kiến thức và năng lực của mình.

THÁCH THỨC QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI CÓ RSP


Quyết định của người có RSP về việc chấp nhận đánh giá đối với một hệ thống giám sát khác tương đương với giám sát
amfori BSCI có thể bị thách thức bởi (các) thành viên được liên kết khác có thể có mối quan ngại nghiêm trọng về tính
tương đương hoặc chất lượng của tiêu chuẩn xã hội đó. Những mối quan ngại nghiêm trọng này có thể dựa trên:
Kinh nghiệm chuyên môn: Ví dụ, thành viên được liên kết đã tình cờ đến thăm nhà sản xuất và xác định những thiếu
sót nghiêm trọng về hiệu quả hoạt động xã hội.
Quan điểm của các bên liên quan: Ví dụ, các tổ chức phi chính phủ có liên quan ở quốc gia hoặc khu vực nơi thành
viên được liên kết hoạt động đã công khai bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về độ tin cậy của tiêu chuẩn liên quan.
Cáo buộc khiếu nại: Ví dụ: thông qua cơ chế khiếu nại của thành viên được liên kết hoặc cơ chế khiếu nại của amfori,
đã có những cáo buộc chống lại tiêu chuẩn liên quan hoặc nhà sản xuất liên quan.
Những trường hợp trên cũng áp dụng cho các đối tác kinh doanh trên nền tảng Bền vững với chứng chỉ SA8000 hợp lệ
hoặc chứng chỉ Equalitas.
Trước khi thách thức quyết định RSP, (các) thành viên được liên kết có liên quan sẽ cần phải:
Liên hệ với người có RSP thông qua nền tảng Bền vững: Người có RSP có thể cung cấp thêm thông tin cho thành viên
được liên kết có liên quan hoặc sửa đổi cách tiếp cận của mình và do đó yêu cầu giám sát Tự Đánh giá hoặc/và giám sát
của amfori.
Thông báo mối quan ngại của mình cho văn phòng chính của amfori: Trong trường hợp bất đồng, thành viên được
liên kết có thể chia sẻ mối quan ngại của mình bằng cách sử dụng cơ chế khiếu nại amfori. Theo quy trình của cơ chế
khiếu nại amfori, văn phòng chính của amfori sẽ đánh giá khả năng chấp nhận của vụ việc và thực hiện các bước cần
thiết. Các bước đó có thể bao gồm phân loại vụ việc là trường hợp khẩn cấp, trong trường hợp đó, tất cả các thành viên
được liên kết sẽ được thông báo và yêu cầu cùng nỗ lực giải quyết vấn đề.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 39


Hướng dẫn 9: Cách Thúc đẩy Thù lao
Công bằng
Hướng dẫn này hỗ trợ các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của mình về cách đánh giá và thúc đẩy
thù lao công bằng trong chuỗi cung ứng của họ. Đồng thời, cung cấp hướng dẫn cho các giám sát, đánh giá viên,
ngoài những nội dung có trong Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI Phần III.

GIỚI THIỆU
Trước khi bắt đầu, các bên liên quan cần hiểu các định nghĩa khác nhau được sử dụng trong bối cảnh thúc đẩy thù lao công
bằng trong chuỗi cung ứng.

Quan điểm phổ biến là tất cả những người làm việc đều có quyền nhận thù lao công bằng. Tuy nhiên, có những hiểu biết
khác nhau về:
• Thù lao công bằng nghĩa là gì?
• Thù lao công bằng đòi hỏi những gì?
• Ai chịu trách nhiệm cung cấp thù lao đó?

Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền nêu trong điều 23.3 rằng:

“Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng
đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác”.

amfori BSCI chuyển quyền phổ quát áp dụng cho 'người làm việc' này thành các nguyên tắc hoạt động về thù lao công
bằng, bao gồm:
• Mức lương tối thiểu hợp pháp, tối thiểu
• Tính toán mức lương đủ sống
• Đánh giá chênh lệch về lương
• Các yếu tố định tính bổ sung nên áp dụng cho thanh toán lương

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU HỢP PHÁP


Lương tối thiểu hợp pháp là một công cụ pháp lý được nhiều chính phủ sử dụng để thiết lập mức lương cơ bản tối thiểu:
• Mức lương này có tính chất bắt buộc
• Có thể định lượng và tính bằng đồng tiền pháp định.
• Nông dân được đưa vào một số luật, nhưng các doanh nhân tự kinh doanh thường không
• Ở một số quốc gia, có sự thay đổi theo ngành và phân loại công việc.

Phương pháp luận


Mức lương tối thiểu hợp pháp thường là kết quả của một quy trình có sự tham gia của đại diện chính phủ, tổ chức chủ lao
động và tổ chức người lao động. Về căn bản, mức lương này:
• Được xác định thông qua tư vấn ba bên
• Có thể thay thế bằng thương lượng tập thể
• Được thực hiện theo pháp luật

Giám sát amfori BSCI sẽ xác minh rằng mức lương tối thiểu hợp pháp hoặc tiêu chuẩn ngành được phê duyệt thông qua
thương lượng tập thể - tùy theo mức nào thuận lợi hơn cho người lao động - đều được các đối tác kinh doanh tôn trọng.

P 40 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Giám sát amfori BSCI cũng sẽ đánh giá mức chênh lệch giữa mức lương thấp nhất được trả tại cơ sở dựa trên mẫu điều tra
người lao động và mức lương đủ sống. Có thể sử dụng các nguồn sau đây cho việc này:
• Trang web GLWC (ví dụ: định chuẩn Anker) – nếu có
• Anker Living Wage Reference Value Methodology
• Lương đủ sống được tính bởi đối tác giám sát

Thông qua phương pháp đánh giá amfori BSCI, đánh giá viên cũng sẽ đánh giá xem liệu người lao động bán thời gian,
người lao động nhận lương theo sản phẩm, và người lao động được thuê thông qua các nhà môi giới hoặc công ty tuyển
dụng có nhận được thù lao phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI hay không.

Hơn nữa, khi đánh giá các tổ chức nhà sản xuất như hợp tác xã, đánh giá viên sẽ đánh giá rằng các thành viên của họ (ví
dụ: trang trại gia đình) cũng nhận được thu nhập đầy đủ tương ứng với những gì cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn sống tốt.

Vì các hợp tác xã không phải là công ty vì lợi nhuận, mà là các doanh nghiệp xã hội, đánh giá của đánh giá viên phải xem xét
cách thức bù đắp cho các thành viên hợp tác. Ví dụ: các hoạt động hoặc cơ sở hạ tầng do hợp tác xã tài trợ, dựa trên quyết
định được đưa ra một cách dân chủ. Các khoản đầu tư tập thể này cần được xem xét khi tính toán thu nhập công bằng.

LƯƠNG ĐỦ SỐNG
Tiền lương đủ sống là một khái niệm do xã hội dân sự đưa ra để giải quyết sự chênh lệch giữa mức lương hiện hành và
mức lương cung cấp cho người lao động và gia đình họ một mức sống hợp lý. Lương đủ sống:
• Không được định nghĩa theo pháp luật
• Không có tính chất ràng buộc
• Không bao gồm các yếu tố định tính mà chỉ bao gồm các yếu tố định lượng
• Áp dụng cho người làm công ăn lương
• Không áp dụng cho các doanh nhân và nông dân tự kinh doanh – đối với nông dân, khái niệm thu nhập đủ sống
đã được đưa ra
• Có thể thay đổi đáng kể giữa các khu vực và thậm chí các khu vực khác nhau của cùng một thành phố

Phương pháp luận


Có nhiều phương pháp khác nhau để tính lương đủ sống. Vì mục đích của các hoạt động giám sát amfori BSCI bao gồm tự
đánh giá về các cách thức trả thù lao trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) và đánh giá amfori,
chúng tôi rất khuyến khích nhân viên nội bộ của các đối tác kinh doanh và giám sát viên tuân theo Phương pháp Anker.

Phương pháp Anker định nghĩa mức lương đủ sống như sau:

“Khoản thù lao nhận được cho một tuần làm việc thông thường của một người lao động ở một nơi cụ thể đủ để trang trải
cuộc sống cho người lao động và gia đình của họ. Các yếu tố đủ sống bao gồm thức ăn, nước uống, nhà ở, giáo dục, chăm
sóc sức khỏe, phương tiện đi lại, quần áo và các nhu cầu thiết yếu khác, kể cả dự phòng cho các sự kiện bất ngờ. (Global
Living Wage Coalition, 2022)”

Nếu giám sát viên sử dụng một phương pháp tính toán khác, họ nên nêu rõ phương pháp đó trong báo cáo đánh giá và
giải thích lý do tại sao phương pháp được chọn phù hợp hơn trong bối cảnh đó.

Nếu nhân viên nội bộ của các đối tác kinh doanh sử dụng phương pháp tính toán khác trong phần Tự đánh giá, thì một
lần nữa, họ phải nêu phương pháp đó trong mô tả chung và giải thích lý do tại sao phương pháp đã chọn phù hợp hơn
với bối cảnh thực tế đó.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 41


Tính toán tiền lương đủ sống sẽ ước tính chi phí thực phẩm, chi phí y tế và chi phí giáo dục cho một gia đình, cũng như chi
phí nhà ở và các sự kiện bất ngờ (ví dụ: tai nạn của một thành viên trong gia đình). Việc tính toán đó sẽ được thực hiện có
xem xét đến số lượng người lao động toàn thời gian, theo gia đình.

Hình 1: Tính toán lương đủ sống


(Thực phẩm + nhà ở + sức khỏe + giáo dục) x số lượng thành viên gia đình trung bình ÷ số lao động toàn thời gian mỗi gia đình = Lương đủ sống ròng

Phương pháp Anker đặc biệt có liên quan khi tính toán:
Chi phí thực phẩm: Giám sát viên và đối tác kinh doanh nên xem xét một chế độ ăn uống mẫu đáp ứng các hướng dẫn
dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Chi phí nhà ở: Giám sát viên và đối tác kinh doanh nên áp dụng các tiêu chuẩn nhà ở hợp sức khỏe được quốc tế chấp
nhận và không phải là tiêu chuẩn duy trì nghèo đói.
Số lao động toàn thời gian mỗi gia đình: Số người lao động mỗi gia đình phải luôn từ một đến hai, tùy theo quốc gia và
địa điểm. Giám sát viên và đối tác kinh doanh nên thêm thông tin về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp
và tỷ lệ việc làm bán thời gian giúp họ hình dung tình huống phổ biến nhất trong các gia đình mà họ đang đánh giá.

Tiền lương đủ sống ròng sẽ đề cập đến số tiền kiếm được trong giờ làm việc thông thường (ví dụ: 48 giờ làm việc thông
thường hoặc số giờ tiêu chuẩn tối đa mỗi tuần, theo luật địa phương hoặc quốc gia).

CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH BỔ SUNG


Thù lao công bằng còn có các thành phần khác, được loại trừ khỏi các tính toán lương tối thiểu hợp pháp và lương đủ sống.
Bao gồm:
• Làm thêm giờ được trả lương cao
• Phúc lợi xã hội, bao gồm nghỉ thai sản và nghỉ ốm
• Phúc lợi và tiền thưởng bằng hiện vật
• Dịch vụ đi lại được trợ cấp hoặc miễn phí
• Không gian sống được trợ cấp hoặc miễn phí
• Các dịch vụ căng tin được trợ cấp hoặc miễn phí
• Các dịch vụ chăm sóc trẻ em được trợ cấp hoặc miễn phí
• Các dịch vụ y tế được trợ cấp hoặc miễn phí
• Cơ hội giáo dục hoặc đào tạo

Ngoài ra, khoản tiền này phải được thanh toán như sau:
• Kịp thời: Theo thỏa thuận và thông báo cho người lao động trước khi họ tham gia
• Định kỳ: Với tần suất cho phép người lao động sử dụng thu nhập của mình mà không phải chịu các khoản nợ
• Một cách ổn định: Tiền lương vẫn ở mức tương đương hàng tháng hoặc hàng tuần, cho phép người lao động lập
kế hoạch và lập ngân sách.

P 42 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


• Toàn bộ bằng tiền pháp định: Công việc được thực hiện bởi người lao động trong giờ làm việc thông thường phải
được thanh toán bằng tiền pháp định

THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI MANG TÍNH XÂY DỰNG


Bằng cách yêu cầu các nhà máy và trang trại tìm hiểu cách tính mức sống tốt của lực lượng lao động, amfori BSCI hướng
đến việc thúc đẩy đối thoại mang tính xây dựng giữa chủ lao động và lực lượng lao động. Hơn nữa, điều này nâng cao
sự hiểu biết của chủ lao động về những nỗ lực hiện tại để cung cấp cho người lao động một khoản thù lao công bằng
và những thiếu hụt cần phải khắc phục để làm được việc đó. Vì mục đích đó, các đối tác kinh doanh được khuyến khích
tính lương đủ sống như một phần của Tự đánh giá amfori BSCI trong Thực hành Thù lao trên Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform).

Khi các đối tác kinh doanh có thể thể hiện sự tính toán kỹ lưỡng về các thành phần lương đủ sống liên quan đến lực lượng
lao động của họ (bao gồm cả lao động thời vụ), nỗ lực này sẽ được ghi lại trong quá trình đánh giá amfori BSCI và được
công bố là thực hành tốt trong báo cáo đánh giá.

Đối thoại giữa người lao động và chủ lao động về tiêu chuẩn sống và tiền lương có thể giúp xây dựng lòng tin và thảo luận
các chủ đề liên quan khác (ví dụ: OHS), góp phần cải thiện tổng thể điều kiện làm việc.

CÁC THÀNH VIÊN AMFORI BSCI CÓ THỂ ĐÓNG GÓP VÀO THÙ LAO CÔNG BẰNG NHƯ
THẾ NÀO?
Nâng cao nhận thức: Các thành viên amfori BSCI nên tạo ra các kênh cần thiết để nâng cao nhận thức của nhân viên (đặc
biệt là người mua) về thảo luận thù lao công bằng. Họ nên hiểu rõ về những rủi ro mà doanh nghiệp của mình có thể phải
đối mặt nếu tìm nguồn cung ứng từ các đối tác kinh doanh không cung cấp thù lao công bằng cho lực lượng lao động của
họ một cách có hệ thống.

Tăng chi phí sản xuất: Khi chi phí sản xuất tăng do các yếu tố bên ngoài (ví dụ: lạm phát hoặc tăng chi phí vận chuyển/vật
liệu), chi phí này nên được tính vào giá.

Đánh giá rủi ro: Các thành viên amfori BSCI nên đánh giá chính xác khoảng cách lương và có hiểu biết tốt về thị phần của
các đối tác kinh doanh có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn thù lao công bằng. Đánh giá amfori BSCI cung cấp thông tin
tốt để xác định các đối tác kinh doanh này ở vị trí nào và là ai (ví dụ: họ có ý nghĩa như thế nào trong chuỗi cung ứng và về
khối lượng mua hàng). Nếu dữ liệu có sẵn không cho phép đánh giá chính xác, cần tiến hành điều tra thêm bằng cách sử
dụng các công cụ thu thập dữ liệu tiền lương bổ sung nếu thích hợp.

Thiết lập mục tiêu và chiến lược thực hiện: Các thành viên amfori BSCI nên thiết lập mục tiêu và xác định chiến lược thực
hiện để dần dần hướng tới việc thanh toán tiền lương đủ sống.

Phân tích nguyên nhân gốc: Các thành viên amfori BSCI nên tận dụng chuyên môn của mình để tính toán chi phí thương
mại hóa và có hiểu biết tốt về mức giá mua ưa thích của họ ảnh hưởng như thế nào đến tiền lương trong các cơ sở sản
xuất. Khi chi phí sản xuất tăng do các yếu tố bên ngoài (ví dụ: lạm phát hoặc tăng chi phí năng lượng/vật liệu/vận chuyển),
chi phí này nên được tính vào giá.

Ngoài ra, các thành viên amfori BSCI nên xây dựng phương thức mua hàng không sử dụng các đối tác kinh doanh không
đáp ứng được các tiêu chuẩn thù lao công bằng đó. So sánh này có thể xác định một số phương thức mua hàng có thể
giúp giải quyết những thiếu sót trong đảm bảo thù lao công bằng. Khi so sánh, các thành viên amfori BSCI có thể tự hỏi:
• Thiếu sót trong đảm bảo thù lao của đối tác kinh doanh này có phải là do đối tác đó hay chỉ là do phương thức mua
hàng của tôi? Đó chỉ là một thiếu sót đột xuất hay là thường xuyên lặp lại?
• Có hình mẫu chung nào trong phương thức mua hàng được dùng cho các đối tác kinh doanh này chứ không phải
với những đối tác khác không?
• Những đối tác kinh doanh này có phải là mới được đưa vào danh mục nhà cung cấp của tôi không? Họ đã tham gia
khóa đào tạo liên quan về cải thiện điều kiện làm việc chưa?

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 43


• Doanh nghiệp của tôi có quy định tiến bộ về trả thù lao công bằng trong tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp mới không?

Những câu hỏi này có thể giúp các thành viên amfori BSCI xác định xem họ có thể góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào các
thiếu sót trong trả thù lao công bằng trong một số lĩnh vực trong chuỗi cung ứng của họ hay không.

Đối thoại với các đối tác kinh doanh: Các thành viên amfori BSCI nên tuân theo cách tiếp cận hợp tác với các đối tác kinh
doanh của họ và duy trì đối thoại cởi mở và thân thiện với họ về giá cả. Các thành viên amfori BSCI nên làm việc với các đối
tác kinh doanh của họ để đảm bảo giá được trả cho phép tăng mức lương và cuối cùng đạt được mức lương đủ sống phù
hợp với các phương pháp được amfori công nhận.

Đối thoại Xã hội: Các thành viên amfori BSCI nên đặt người lao động vào trung tâm của mọi nỗ lực tăng lương. Thương
lượng tập thể là chìa khóa để tiến tới việc thanh toán một mức lương đủ sống và để duy trì mức lương đó. Điều này chỉ thực
sự xảy ra khi có một công đoàn trong nhà máy với sự hỗ trợ bên ngoài trong quá trình đàm phán. Do đó, các thành viên
amfori BSCI nên coi tự do lập hội là một phần quan trọng trong chiến lược triển khai tiền lương đủ sống của họ.

Cải thiện Liên tục: Các thành viên amfori BSCI nên hỗ trợ các đối tác kinh doanh của họ trong việc phát triển và thực hiện
các kế hoạch cải thiện liên tục để thu hẹp khoảng cách lương đủ sống. Các thành viên amfori BSCI nên hỗ trợ các đối tác
kinh doanh của họ với sự tham gia của người lao động và/hoặc đại diện của người lao động trong suốt quá trình này.

Cộng tác: Các thành viên amfori BSCI nên cộng tác với các đồng nghiệp của họ và tận dụng tư cách thành viên amfori của
họ để tăng đòn bẩy và tác động của họ thông qua hành động tập thể.
Khoanh vùng chi phí lao động: Nếu có áp dụng khoanh vùng chi phí lao động, để cho phép tăng lương tới mức lương đủ
sống, tất cả chi phí lao động trực tiếp và gián tiếp được tách biệt thành một khối chi phí không thể thương lượng, nêu chi
tiết giờ công lao động cho mỗi sản phẩm. Phương pháp này có thể được nhà cung cấp hoặc công ty mua hàng áp dụng
để tăng cường hiểu biết về đàm phán giá. Để đảm bảo minh bạch, có thể chỉ cần nêu các khía cạnh chi phí nhân công, và
không yêu cầu phân tích chi phí đầy đủ. Chi phí minh bạch được thực hiện một cách thiện chí, trên cơ sở hợp tác bình đẳng
và cởi mở và không được sử dụng để gây áp lực cho các nhà cung cấp trong việc giảm chi phí.

THỰC HÀNH TỐT TRONG VIỆC THÚC ĐẨY THÙ LAO CÔNG BẰNG
Khi các doanh nghiệp xác định được các cách thức có thể để thúc đẩy thực hành thù lao công bằng trong chuỗi cung ứng
của họ, một số ví dụ có thể truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác đưa thực hành của họ lên cấp độ tiếp theo:
• Yêu cầu các đối tác kinh doanh chia sẻ phân tích chi phí của họ, tách chi phí nhân công của họ khỏi tổng chi phí và
cho phép đàm phán giá không ảnh hưởng đến chi phí nhân công.
• Thưởng cho các đối tác kinh doanh có kế hoạch đáng tin cậy để tăng lương tối thiểu, với các ưu đãi thương mại và
hợp đồng dài hạn
• Yêu cầu các đối tác kinh doanh đánh giá phương thức mua hàng của người mua (ví dụ: trong lĩnh vực dệt may thông
qua Khuôn khổ chung về phương thức mua hàng có trách nhiệm) và cho phép nhà sản xuất đánh giá hoạt động
kinh doanh liên quan đến:
ƒ Lập kế hoạch và dự báo
ƒ Thiết kế và phát triển
ƒ Chi phí và đàm phán chi phí
ƒ Tìm nguồn cung ứng và đặt hàng
ƒ Quản lý sản xuất, thanh toán và các điều khoản
ƒ Quản lý phương thức mua hàng

Các cuộc khảo sát thường xuyên, hoặc giải quyết các chủ đề này trong các chuyến công tác, có thể cung cấp thông tin và
thông tin chi tiết rất có giá trị về cách trở thành một công ty có trách nhiệm hơn.

P 44 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 10: Cách truyền đạt
amfori BSCI trong chuỗi cung ứng
Hướng dẫn này hỗ trợ các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ về cách tăng số lượng đối tác
kinh doanh tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI ở tất cả các cấp của chuỗi cung ứng của họ.

GIỚI THIỆU
Bằng cách ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, các đối tác kinh doanh cam kết lan truyền các giá trị và nguyên tắc đó:
Trong phạm vi hoạt động của riêng họ: bằng cách truyền đạt về sự tuân thủ của công ty đối với Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI và phát triển và thực hiện hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội thích hợp để đảm bảo doanh nghiệp tuân
thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
Trong chuỗi cung ứng của họ: Truyền đạt và quảng bá Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI cho các đối tác kinh doanh
trực tiếp và gián tiếp, đồng thời hỗ trợ họ triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử nếu có thể.

HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN TRONG CƠ CẤU KINH DOANH


Quản lý cấp cao (hoặc chủ sở hữu trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) cần phải lập hiệu ứng lan truyền và
được hỗ trợ bởi ít nhất các bộ phận chính (hoặc cá nhân) sau:
• Nhân sự
• Hoạt động (sản xuất, mua sắm và tìm nguồn cung ứng)
• Pháp lý
• Truyền thông

Để có được sự hỗ trợ này, cần phải có sự tin tưởng và nguồn lực (thời gian và tiền bạc). Đây là một số hành động mà quản
lý cấp cao có thể cân nhắc thực hiện:
• Phê duyệt các chính sách, quy trình và hệ thống kinh doanh có áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI trong
hoạt động kinh doanh, ví dụ: tuyển dụng, An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, quyền tiếp cận cơ chế khiếu nại
• Đảm bảo đào tạo thường xuyên cho người lao động và người sử dụng lao động, có tính đến các nhu cầu cụ thể của
họ trong cơ cấu, ví dụ: khuyết tật, ngôn ngữ, giờ đào tạo.
• Xác định mục tiêu hàng năm để đánh giá tiến độ thực hiện

HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG


Các đối tác kinh doanh có thể bắt đầu truyền đạt các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI thông
qua chuỗi cung ứng của họ ngay cả trước khi truyền đạt trong cơ cấu kinh doanh của riêng họ.

Tuy nhiên, nên có mức độ ủng hộ tối thiểu trong cơ cấu kinh doanh để thành công trong hiệu ứng lan truyền trong toàn
bộ chuỗi cung ứng. Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 13: Cách Thúc đẩy Xây dựng Năng lực.

Các đối tác kinh doanh có thể không có đủ nguồn lực để truyền đạt và phát triển các hệ thống, quy trình và năng lực cần
thiết để thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI trong tất cả các đối tác kinh doanh trực tiếp và gián tiếp. Vì lý do đó,
lập sơ đồ sẽ giúp họ ưu tiên bắt đầu từ đâu.

Lập sơ đồ các mô hình tìm nguồn cung ứng


Có ba mô hình tìm nguồn cung ứng chính:
Tìm nguồn cung ứng trực tiếp: Tìm nguồn cung ứng trực tiếp là giữa nhà sản xuất một sản phẩm cuối cùng và doanh
nghiệp (thành viên amfori BSCI) khi không có bên trung gian.
Tìm nguồn cung ứng gián tiếp: Tìm nguồn cung ứng gián tiếp là giữa nhà sản xuất một sản phẩm cuối cùng và doanh
nghiệp (thành viên amfori BSCI) khi có một hoặc nhiều bên trung gian.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 45


Tìm nguồn cung ứng hỗn hợp: Tìm nguồn cung ứng hỗn hợp là giữa nhà sản xuất một sản phẩm cuối cùng và doanh
nghiệp (thành viên amfori BSCI) không có bên trung gian, và sản xuất các sản phẩm khác khi có một hoặc nhiều bên
trung gian.

Lập sơ đồ đối tác kinh doanh


Nhà sản xuất có thể ghi lại danh sách các đối tác kinh doanh, nêu rõ loại đối tác kinh doanh, nếu họ đã ký Bộ Quy tắc Ứng
xử của amfori BSCI và liệu họ có được đánh giá hay không (ví dụ: đánh giá nội bộ).

Ngoài ra, nhà sản xuất có thể thu thập thông tin này bằng cách sử dụng Hướng dẫn 2: Cách Lập Sơ đồ Chuỗi Cung ứng
hoặc các hệ thống khác mà họ có thể thấy phù hợp.

Trong danh sách đầy đủ các đối tác kinh doanh, một số đối tác kinh doanh sẽ được coi là quan trọng đối với một doanh
nghiệp, một số sẽ được coi là có rủi ro cao và một số sẽ là cả hai (xem Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI Phần I
để biết thêm thông tin về điều này).

Cuối cùng, một số đối tác kinh doanh này sẽ cần hoàn thành đánh giá amfori BSCI. Những đối tác khác sẽ được theo dõi
bằng các phương tiện khác (ví dụ: thăm doanh nghiệp, các chương trình theo dõi khác). Khi nhà sản xuất được yêu cầu
hoàn thành đánh giá amfori BSCI, họ cần lập sơ đồ và ghi lại các mô hình tìm nguồn cung ứng và đối tác kinh doanh của
riêng mình vì đánh giá viên sẽ muốn hiểu cách nhà sản xuất:
• Chọn các đối tác kinh doanh của riêng mình, có tính đến năng lực và sự sẵn sàng của họ trong việc tôn trọng Bộ
Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
• Truyền đạt và yêu cầu đối tác kinh doanh ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

CÁC ĐỐI TÁC KINH DOANH PHỔ BIẾN NHẤT ĐƯỢC ĐƯA VÀO HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN
Ưu tiên một số đối tác kinh doanh nhất định trong hiệu ứng lan truyền là một quyết định kinh doanh chiến lược.

Trong trường hợp đối tác là doanh nghiệp giao dịch với người tiêu dùng (B2C), các rủi ro xã hội nhận thức được từ thị
trường sẽ là yếu tố chính trong việc xác định Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI sẽ được truyền đạt cho đối tác kinh doanh
nào và ở quốc gia nào, và cuối cùng việc tuân thủ sẽ được giám sát.

Trong trường hợp các đối tác là doanh nghiệp giao dịch với doanh nghiệp (B2B), chẳng hạn như nhà sản xuất và bên
trung gian của họ, họ không chỉ cần phải lập sơ đồ chuỗi cung ứng từ quan điểm của riêng họ, mà còn phải xem xét quan
điểm và rủi ro xã hội mà khách hàng của họ nhận thấy (ví dụ: các thành viên amfori BSCI)

Đối với các đối tác kinh doanh được đánh giá amfori BSCI, đây là những đối tác kinh doanh quan trọng phổ biến nhất được
lập sơ đồ:
Nhà thầu phụ: Nhiều khách hàng (ví dụ: các thành viên amfori BSCI) sẽ chỉ cho phép các đối tác kinh doanh sử dụng
nhà thầu phụ nếu việc sử dụng của họ đã được phê duyệt trước đó. Điều này sẽ đảm bảo rằng đối tác kinh doanh có
cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động xã hội của các nhà thầu phụ, như thể họ là một phần trong hoạt động kinh
doanh của chính họ.
Các công ty tuyển dụng (hoặc môi giới): Nhiều khách hàng (ví dụ: thành viên amfori BSCI) sẽ xác định các tác động
xã hội tiêu cực trong tuyển dụng người lao động. Một đối tác kinh doanh sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến cách công ty
tuyển dụng hoặc nhà môi giới (nếu có) tuyển dụng người lao động một cách có trách nhiệm. Để biết thêm thông tin,
xem Hướng dẫn 17: Cách thúc đẩy tuyển dụng có trách nhiệm.
Trang trại và các hộ nông nghiệp nhỏ: Nhiều khách hàng (ví dụ: các thành viên amfori BSCI) xác định môi trường làm
việc nông nghiệp là ưu tiên cụ thể trong hoạt động kinh doanh và thẩm định (Due Diligence) nhân quyền của họ. Vì lý
do này, các đối tác kinh doanh sẽ hướng đến việc có cái nhìn tổng quan và ảnh hưởng tốt đến hiệu quả hoạt động xã
hội của các trang trại và các hộ nông nghiệp nhỏ cung cấp nông sản tươi sống. Có thể đạt được tổng quan này thông
qua các đánh giá nội bộ thường xuyên. Cuối cùng, đánh giá amfori BSCI có thể có một mẫu của các trang trại này như
một phần của phạm vi đánh giá.

P 46 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM
Vì nhiều nhà sản xuất thực phẩm sẽ sớm hay muộn liên kết với môi trường làm việc nông nghiệp trong chuỗi cung ứng
của họ, hệ thống amfori BSCI có một phương pháp đánh giá cụ thể cho phép:
• Các thành viên amfori BSCI có hiểu biết sâu sắc về điều kiện làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
• Các nhà sản xuất thực phẩm tạo ra sự hợp lực và hiệu quả kinh tế từ quy mô bằng cách thêm một mẫu trang trại
vào phạm vi đánh giá amfori BSCI của riêng họ

Cả thành viên amfori BSCI và đối tác kinh doanh quan trọng (nhà sản xuất thực phẩm) đều mong muốn có được cái nhìn
tổng quan tốt về hiệu quả hoạt động xã hội của các trang trại và các hộ nông nghiệp nhỏ cung cấp nông sản tươi sống
cho họ. Đặc biệt, khi nông sản tươi sống này được giao trực tiếp cho nhà sản xuất thực phẩm (tức là không có trung gian),
điều tối quan trọng là phải hướng đến mức độ minh bạch cao nhất về điều kiện làm việc, quy trình tuyển dụng và bất kỳ
quy trình nào khác tại các trang trại.

Các nhà sản xuất thực phẩm tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các trang trại nên quan tâm đến việc hiểu rõ về chuỗi cung
ứng của họ và một hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội để theo dõi hiệu quả hoạt động xã hội của ít nhất hai phần ba số
trang trại này. Xem Hướng dẫn 18: Cách đánh giá các tổ chức nhà sản xuất trong ngành thực phẩm.

Sau khi lập sơ đồ các trang trại quan trọng nhất, bao gồm cả các hộ nông nghiệp nhỏ, nhà sản xuất thực phẩm sẽ cần phải:
Đặt ưu tiên: Có thể không thể đánh giá tất cả các trang trại là đối tác kinh doanh quan trọng, nhưng nhà sản xuất thực
phẩm nên hiểu rõ về những trang trại có rủi ro cao nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.
Một hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội hoạt động: Một phương pháp có hệ thống để quản lý và đánh giá các trang
trại sẽ tiết kiệm nguồn lực và xây dựng niềm tin về mức độ quản lý rủi ro. Xem Hướng dẫn 3: Cách thức triển khai hệ
thống quản lý trách nhiệm xã hội (SMS).
Người hỗ trợ: Chỉ định một người có thể cùng làm việc với các trang trại trong suốt quy trình triển khai Bộ Quy tắc Ứng
xử của amfori BSCI có thể là cách tiếp cận hiệu quả nhất về chi phí để đảm bảo cải thiện liên tục và tham gia lâu dài

Để hỗ trợ quá trình này, hệ thống amfori BSCI khuyến nghị các thành viên amfori BSCI cho phép thời gian chuẩn bị sáu
tháng trước khi đánh giá trang trại lần đầu tiên.

Ngoài ra, các thành viên amfori BSCI có thể bắt đầu bằng cách chỉ đánh giá nhà sản xuất thực phẩm với tư cách là nhà sản
xuất chính, đồng thời cho phép đánh giá nội bộ hoặc thậm chí các tiêu chuẩn cụ thể khác của trang trại, để đánh giá riêng
các trang trại.

Mục tiêu cuối cùng phải là luôn có hiểu biết tốt về chuỗi cung ứng và thúc đẩy cải thiện liên tục, đồng thời tránh lặp lại các
nỗ lực và lãng phí nguồn lực.

Vì các mối quan hệ thương mại với các trang trại có thể thay đổi, các nhà sản xuất thực phẩm nên cập nhật hệ thống đánh
giá của trang trại của họ và phản ánh thực tế hiện tại. Việc không làm điều này có thể phản tác dụng và làm tổn hại đến
lòng tin và danh tiếng của khách hàng.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 47


Hướng dẫn 11: Cách hiểu công thức
cam kết của amfori BSCI
Hướng dẫn này hỗ trợ các thành viên amfori BSCI nêu rõ và hiểu cam kết của họ đối với các hoạt động kinh doanh
có trách nhiệm vì lợi ích của các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ.

GIỚI THIỆU
Hệ thống amfori BSCI cung cấp hướng dẫn cho các thành viên amfori BSCI để áp dụng và tuân thủ công thức cam kết của
amfori BSCI, công thức này sẽ giúp họ xây dựng mục tiêu và mục đích của mình theo các hoạt động kinh doanh có trách
nhiệm.

Công thức cam kết của amfori BSCI áp dụng cho tất cả các thành viên amfori BSCI và bao gồm sáu yêu cầu tham gia tối
thiểu nêu rõ hoạt động tối thiểu mà tất cả các thành viên amfori BSCI phải thực hiện.

Hiệu suất của các thành viên amfori BSCI được đánh giá dựa trên mức độ tham gia tối thiểu của họ.

Những đánh giá này sẽ dựa trên dữ liệu chủ yếu được thu thập thông qua:
• Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)
• Học viện amfori (amfori Academy)
• Công cụ Theo dõi không dung thứ
• Chương trình Speak for Change

CÁC YÊU CẦU THAM GIA TỐI THIỂU

Yêu cầu Mô tả yêu cầu Mức độ tham gia tối thiểu


Bắt đầu tham Chấp nhận lời mời của nền tảng và đăng ký tài Trong vòng 30 ngày làm việc đầu tiên sau khi gia
gia Nền tảng khoản công ty một cách chính xác. nhập amfori, thành viên đăng nhập vào trang
Bền vững Người dùng quản trị viên thành viên phải mời web amfori, Nền tảng Bền vững amfori (amfori
amfori (amfori tất cả người dùng nền tảng (nhân viên nội bộ) Sustainability Platform), Học viện amfori (amfori
Sustainability vào tài khoản công ty trên Nền tảng. Academy), amfori Insights thông qua Đăng
Platform) nhập một lần (SSO).
Quản trị viên thành viên cập nhật người dùng
công ty.

Các khóa đào tạo Hoàn thành các khóa đào tạo bắt buộc: Hoàn thành trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi
bắt buộc trên • Giới thiệu về amfori BSCI dành cho các gia nhập amfori
Học viện amfori thành viên
(amfori Academy)
• Đào tạo trên Nền tảng Bền vững dành
cho các thành viên amfori
• Xem lại hướng dẫn dành cho thành viên
về Nền tảng Bền vững

Lập sơ đồ Chuỗi Lập sơ đồ chuỗi cung ứng của bạn với các đối Trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi gia nhập
Cung ứng – và tác kinh doanh quan trọng mà bạn có mối amfori
Quản lý quan hệ kinh doanh, trên Nền tảng. Thường xuyên, ít nhất mỗi quý một lần, cập nhật
Nền tảng Bền vững không phải là nền tảng tìm Chuỗi Cung ứng và hủy liên kết các đối tác kinh
nguồn cung ứng. doanh mà bạn không còn làm việc cùng nữa

P 48 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Nhận RSP cho Chỉ nhận RSP cho các đối tác kinh doanh mà bạn Người có RSP phải hỗ trợ các đối tác kinh doanh
các đối tác kinh có mối quan hệ kinh doanh quan trọng và có ý đánh giá và cải thiện liên tục.
doanh định đánh giá và hỗ trợ. Người có RSP phải yêu cầu các hoạt động đánh
Người có RSP duy trì hiệu lực của chu kỳ đánh giá kịp thời (đánh giá đầy đủ và đánh giá theo
giá cho Đối tác Kinh doanh và huấn luyện Đối tác dõi)
Kinh doanh trong các giai đoạn cải thiện liên tục.
amfori khuyến nghị các thành viên amfori nên
sử dụng RSP cho các đối tác kinh doanh khi họ
có đủ đòn bẩy để tạo điều kiện khắc phục bất
kỳ phát hiện nào đã xác định trong bất kỳ hoạt
động đánh giá nào.

Hoạt động đánh Các hoạt động đánh giá hết hạn trên hệ thống < 50%
giá đã hết hạn Các đối tác kinh doanh phải có đánh giá hợp lệ <75 %
trên mỗi hồ sơ. Đánh giá bao gồm:
Theo dõi Liên tục
• Hoạt động hợp lệ của amfori BSCI, không
phân biệt là đánh giá, tự đánh giá hay
danh sách kiểm tra của người mua
• Các hoạt động khắc phục liên tục, bao
gồm cập nhật từ đối tác kinh doanh, cơ
sở hoặc thành viên có trách nhiệm

Tham gia vào Duy trì các kênh truyền thông tích cực và đáp Các thành viên được liên kết với các đối tác
các Trường hợp ứng để khắc phục các trường hợp khiếu nại về kinh doanh tại thời điểm cảnh báo/khiếu nại về
Không dung thứ Không dung thứ và chuỗi cung ứng Không dung thứ được nêu lên có nghĩa vụ tham
và Khiếu nại Đóng góp tích cực trong việc khắc phục những gia khắc phục hậu quả trong nhóm Khắc phục
trường hợp đó theo các tiêu chuẩn cụ thể về quy đặc biệt.
trình khiếu nại không dung thứ và chuỗi cung
ứng.

Văn phòng chính của amfori sẽ thông báo cho các thành viên amfori BSCI không có đủ mức độ tham gia. Họ sẽ được thông
báo và tham gia vào quá trình khắc phục cần thiết.

Nếu một thành viên amfori BSCI cho thấy không có cải thiện về các yêu cầu tham gia tối thiểu, Chủ tịch amfori có thể quyết
định kích hoạt Điều 9 của Điều lệ amfori về việc loại bỏ tư cách thành viên amfori.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM


amfori và các giám đốc, cán bộ, nhân viên hoặc đại lý của amfori sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ bên nào
(ví dụ: thành viên, đối tác kinh doanh hoặc giám sát viên, đánh giá viên) về bất kỳ thiệt hại nào dưới bất kỳ hình thức nào
(ví dụ: tổn thất, nợ, trách nhiệm pháp lý, chi phí, khiếu nại, hành động pháp lý, yêu cầu, chi phí hoặc phí) gây ra bởi amfori
hoặc giám đốc, cán bộ, nhân viên hoặc đại lý của amfori liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bất kỳ dịch vụ hoặc hoạt
động nào của amfori hoặc nội dung của tài liệu này, ngoại trừ trường hợp gian lận.

Lời nhắc: Để tránh nghi ngờ, amfori không chịu trách nhiệm và không bị buộc phải chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức
nào về bất kỳ vấn đề nào trong bối cảnh triển khai Khuôn khổ amfori BSCI trong các trường hợp cụ thể (ví dụ: bởi các
Thành viên amfori hoặc Đối tác Kinh doanh của họ). amfori không chịu bất kỳ trách nhiệm nào (a) về sự tôn trọng nhân
quyền và pháp luật hoặc (b) đối với việc thực hiện (toàn bộ) thực tế (các) Khuôn khổ tại và bởi các Thành viên amfori và
Đối tác Kinh doanh của họ.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 49


Hướng dẫn 12: Cách đánh giá một nhà
sản xuất nhỏ
Hướng dẫn này giải thích cho các thành viên amfori và đối tác kinh doanh của họ về cách thức và thời điểm yêu
cầu Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ (SPA), cả dưới dạng SPA đầy đủ hoặc theo dõi. Đồng thời, cung cấp hướng dẫn cho
các đánh giá viên và bổ sung cho Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI Phần III.

ĐỊNH NGHĨA NHÀ SẢN XUẤT NHỎ


Trong bối cảnh hoạt động đánh giá amfori BSCI, một đối tác kinh doanh có thể tuyên bố là một nhà sản xuất nhỏ và do đó
đủ điều kiện tham gia SPA, nếu đáp ứng tất cả các tiêu chí dưới đây:
Đơn vị kinh doanh độc lập: Nhà sản xuất nhỏ không phải là chi nhánh hoặc một phần của một nhóm
35 người lao động: Trong 12 tháng gần nhất trước khi có yêu cầu đánh giá, nhà sản xuất nhỏ đã tuyển dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp tối đa 35 người lao động, bao gồm cả người lao động lâu dài và thời vụ (không được tuyển dụng người
lao động thời vụ trong thời gian dài hơn 90 ngày mỗi năm)
Doanh thu hàng năm: Bằng hoặc dưới 2 triệu EUR
Nhà sản xuất: Là nhà sản xuất hoặc chế biến thực phẩm hoặc phi thực phẩm, nhưng không phải là trang trại

ĐÁNH GIÁ NHÀ SẢN XUẤT NHỎ (SPA)


Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ (SPA) đã được amfori xây dựng để hỗ trợ:
• hoạt động thẩm định (Due Diligence)của các thành viên amfori khi tìm nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp nhỏ.
• Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiểu được trách nhiệm của họ ở quy mô hoạt động của họ và thể hiện cam kết
của họ với tư cách là doanh nghiệp có trách nhiệm mà không phải tham gia vào các đánh giá phức tạp.

Các yếu tố sau đây có liên quan đến SPA:


• tuân theo lịch trình đánh giá amfori BSCI, hiệu lực đánh giá và xếp hạng
• được thông báo một phần theo mặc định
• xem xét 13 lĩnh vực hoạt động được trích xuất từ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
• phải tuân theo tính toàn vẹn của đánh giá amfori BSCI
• tuân theo Quy chế Không dung thứ amfori BSCI
• được liên kết với quá trình Cải thiện Liên tục

Các yếu tố sau đây chỉ có ở SPA:


• SPA dựa vào bản tự khai báo của nhà sản xuất nhỏ, cần được đánh giá bởi cả người có RSP và đánh giá viên.
• Việc sử dụng SPA này có thể bị các thành viên amfori kiểm tra thông qua Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform) hoặc các bên liên quan khác thông qua cơ chế khiếu nại bên ngoài của amfori, nếu họ có
bằng chứng cho thấy nhà sản xuất đáng lẽ không nên được đánh giá với SPA.

Vì SPA là một hoạt động Đánh giá Xã hội của amfori chỉ được áp dụng khi nhà sản xuất tiềm năng đáp ứng tất cả các tiêu
chí của nhà sản xuất nhỏ, hệ thống amfori BSCI dự đoán các tình huống trong đó nhà sản xuất có thể thay đổi quy mô hoạt
động của mình trong cùng một chu kỳ đánh giá.

Có ba tình huống có thể xảy ra:


Chu kỳ đánh giá được bắt đầu trong môi trường SPA (ví dụ: một SPA đầy đủ đã được tiến hành), nhưng đối tác kinh
doanh không còn ở quy mô nhỏ vào thời điểm phải thực hiện đánh giá theo dõi:
ƒ Yêu cầu đánh giá sẽ cần chỉ định môi trường áp dụng mới

P 50 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


ƒ Báo cáo đánh giá theo dõi sẽ được điền thông tin được ghi lại trong SPA đầy đủ
ƒ Đánh giá viên sẽ xác minh các lĩnh vực hoạt động mà các phát hiện đã được thu thập trong toàn bộ SPA
Chu kỳ đánh giá được bắt đầu trong các môi trường khác, nhưng đối tác kinh doanh đáp ứng được tất cả các tiêu
chí của nhà sản xuất nhỏ vào thời điểm phải thực hiện đánh giá theo dõi:
ƒ Đối tác kinh doanh cần gửi bản tự khai báo của nhà sản xuất nhỏ cho người có RSP
ƒ Yêu cầu đánh giá sẽ cần chỉ định môi trường áp dụng mới
ƒ Báo cáo đánh giá theo dõi SPA sẽ được điền thông tin thu được trong lần đánh giá toàn diện
ƒ Đánh giá viên sẽ xác minh các lĩnh vực hoạt động mà các phát hiện được thu thập trong quá trình đánh giá
toàn diện
Đánh giá theo dõi được thực hiện trong môi trường SPA và đối tác kinh doanh không còn ở quy mô nhỏ vào thời
điểm phải thực hiện đánh giá theo dõi hoặc đánh giá toàn diện:
ƒ Yêu cầu đánh giá sẽ cần chỉ định môi trường áp dụng mới
ƒ Đánh giá viên sẽ xác minh các lĩnh vực hoạt động đó trong đó các phát hiện được thu thập trong SPA theo dõi
ƒ Đánh giá viên sẽ xác minh tất cả các lĩnh vực hoạt động nếu họ đang tiến hành đánh giá toàn diện

BẢN TỰ KHAI CỦA NHÀ SẢN XUẤT NHỎ


Bản tự khai của nhà sản xuất nhỏ có chữ ký của chủ sở hữu công ty là điều kiện tiên quyết để lên lịch đánh giá SPA (cả toàn
bộ hoặc theo dõi) thông qua Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Các đối tác kinh doanh liên quan phải điền và ký vào Mẫu Tự khai và cung cấp cho khách hàng của họ (tức là các thành viên
amfori BSCI) để họ có thể theo dõi yêu cầu đánh giá.

Bản tự khai không được quá hai tháng kể từ thời điểm đánh giá toàn diện hoặc đánh giá theo dõi sẽ được yêu cầu. Nếu
đối tác kinh doanh không còn đáp ứng tất cả các tiêu chí của một nhà sản xuất nhỏ, người có RSP sẽ chọn hoạt động đánh
giá có liên quan phù hợp với tình huống mới.

Người có RSP phải chia sẻ bản tự khai với công ty đánh giá.

HƯỚNG DẪN CỦA ĐÁNH GIÁ VIÊN KHI TIẾN HÀNH SPA
Khi tiến hành SPA, đánh giá viên phải:
• Sử dụng hiểu biết thực tế của họ và điều chỉnh quyết định cho phù hợp theo thực tế và đặc thù của các nhà sản xuất
nhỏ này để kết quả thể hiện chính xác hiệu quả hoạt động xã hội của doanh nghiệp nhỏ.
• Đặc biệt chú ý đến việc xác định xem công ty có né tránh hoặc khai báo sai là có quy mô nhỏ hơn thực tế.

Đánh giá viên phải sử dụng hướng dẫn của đánh giá viên amfori BSCI làm tài liệu tham khảo (xem Hướng dẫn sử dụng
Hệ thống amfori BSCI Phần III). Tuy nhiên, đánh giá viên có trách nhiệm điều chỉnh và diễn giải các hướng dẫn của amfori
BSCI dựa trên quy mô và đặc điểm của nhà sản xuất nhỏ mà họ đang đánh giá. Các nhà sản xuất nhỏ thường được tổ chức
không chính thức, dựa trên các mối quan hệ cá nhân và/hoặc gia đình.

Dưới đây là một số ví dụ về cách xem xét nội dung này trong SPA:
Hệ thống quản lý: Các hệ thống quản lý được đánh giá bằng cách xem xét rằng:
ƒ Quản lý xã hội ở các nhà sản xuất nhỏ thường ít phức tạp hơn về mặt chính sách và thủ tục. Tuy nhiên, điều
này sẽ không được coi là một phát hiện nếu có hiệu quả trong thực tế.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 51


ƒ Chủ sở hữu có thể thực hiện nhiều hoạt động khác trong khi đồng thời chịu trách nhiệm triển khai Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI. Tuy nhiên, điều này sẽ không được tự động coi là thiếu cam kết hoặc trình độ.
Cơ cấu nội bộ: Cơ cấu nội bộ của các nhà sản xuất nhỏ hiếm khi được tổ chức thành các phòng ban có trách nhiệm
chuyên biệt và trình độ cụ thể:
ƒ Trách nhiệm và các kênh báo cáo có thể được xác định bằng lời nói. Hoạt động quản lý có thể tập trung một
số chức năng vào một hoặc hai cá nhân.
ƒ Các nhà cung cấp dịch vụ hiếm khi ký hợp đồng tại cơ sở (ví dụ: không có bác sĩ tại cơ sở hoặc người đủ điều
kiện để thực hiện sơ cứu).
Các chính sách và quy trình: Các chính sách và quy trình thường được xác định và truyền đạt bằng lời nói cho người
lao động và/hoặc các thành viên gia đình:
ƒ Ví dụ, liên quan đến các thủ tục và chính sách về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OHS) đối với lao động
trẻ em, đánh giá viên không nên tìm kiếm các chính sách và thủ tục bằng văn bản, mà phải đánh giá mức độ
truyền thông và hiểu biết mà người lao động và thành viên gia đình có về cách thức doanh nghiệp nhỏ hoạt
động một cách có trách nhiệm.
Quản lý nhân sự: Nhân sự thường được quản lý không chính thức và dựa trên quan hệ gia đình hoặc cộng đồng:
ƒ Các thành viên gia đình có thể đảm nhận các trách nhiệm chính trong nhà sản xuất nhỏ. Một số quy định luật
pháp có thể coi việc tuyển dụng các thành viên gia đình bậc một là hành vi né tránh mà đánh giá viên phải
biết.
ƒ Việc lựa chọn, tuyển dụng và chấm dứt các mối quan hệ công việc có thể được xác định bằng lời nói.
ƒ Đánh giá viên phải đánh giá mức độ bảo vệ và hiểu biết của người lao động về các quyền của họ thông qua
phỏng vấn, chủ yếu (ví dụ: liên quan đến thanh toán, giờ làm việc và các biện pháp kỷ luật).
Đại diện của người lao động: Đại diện của người lao động có thể không chính thức:
ƒ Quy mô của doanh nghiệp có thể hạn chế sự đại diện và tham gia của người lao động vào thương lượng tập
thể.
ƒ Đánh giá viên phải đánh giá mức độ tham gia, tham vấn và tôn trọng người lao động chủ yếu là thông qua
các cuộc phỏng vấn.
Tài liệu: Bằng chứng văn bản và hệ thống lưu trữ hồ sơ có thể không chính thức:
ƒ Hoạt động lưu giữ hồ sơ không chính thức, cũng như dựa vào các bên thứ ba để quản lý tài liệu, có thể thường
xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ ở một số quốc gia nhất định.
ƒ Đánh giá rủi ro xã hội và môi trường, lập kế hoạch sản xuất hoặc hồ sơ tai nạn có thể không được ghi lại chính
thức. Đánh giá viên phải đánh giá mức độ hiểu biết và hiệu quả chủ yếu là thông qua các cuộc phỏng vấn.
Đánh giá đối tác kinh doanh: Việc đánh giá đối tác kinh doanh có thể được quản lý không chính thức và dựa trên quan
hệ cộng đồng:
ƒ Việc hiểu ai và tại sao một số đối tác kinh doanh có thể góp phần vào rủi ro xã hội và môi trường có thể không
phải lúc nào cũng rõ ràng đối với một doanh nghiệp nhỏ.
ƒ Đánh giá viên phải đánh giá mức độ hiểu biết của các đối tác kinh doanh nhỏ về các đối tác kinh doanh của
họ, lý do và cách thức họ quyết định làm việc với đối tác đó, và doanh nghiệp nhỏ có cái nhìn tổng quan tốt về
những gì có thể được thực hiện từ phía mình để giảm thiểu rủi ro ở mức độ nào.
Cơ chế Khiếu nại: Khiếu nại và đề xuất có thể không được ghi lại:
ƒ Đánh giá viên không nên mong đợi một kênh chính thức để nhận và điều tra các khiếu nại, mà nên tìm kiếm
một nền văn hóa kinh doanh được thúc đẩy bởi sự cởi mở và nhận xét mang tính xây dựng khi không phát
hiện thấy hành vi bắt nạt đối với người lao động và/hoặc thành viên gia đình.

P 52 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Trả thù lao công bằng: Các tính toán chi phí sinh hoạt có thể không được ghi lại:
ƒ Quy mô của tổ chức và các mối quan hệ gia đình có thể có ảnh hưởng đến cách trả thù lao cho người lao động
và các thành viên gia đình.
ƒ Đánh giá viên phải hiểu rõ về mức lương tối thiểu hợp pháp áp dụng cho người lao động theo hợp đồng và
có thể đánh giá xem tất cả người lao động và thành viên gia đình có nhận được khoản thù lao đó hay không.
ƒ Đánh giá viên phải ước tính chi phí sinh hoạt trong khu vực và đánh giá dựa trên mức lương tối thiểu hợp
pháp.
Bảo vệ Những Người yếu thế: Các cơ sở nhỏ có thể không có hiểu biết sâu sắc về những người yếu thế và nhu cầu của
họ, hoặc một chính sách rõ ràng để quản lý họ:
ƒ Đánh giá viên cũng phải cố gắng hiểu cách thức và liệu các chuẩn mực văn hóa có tác động đến những người
yếu thế hay không, điều này có thể yêu cầu xác định ai có thể yếu thế trong một bối cảnh cụ thể.
ƒ Bất kể quy mô của cơ sở, đánh giá viên phải đảm bảo người yếu thế đang làm việc trong các điều kiện không
bị lạm dụng hoặc bóc lột, phân biệt đối xử và họ được bảo vệ bổ sung khỏi các rủi ro khi cần thiết.
ƒ Ngoài ra, nếu có thể, đánh giá viên nên xác định xem cơ sở đã nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của những người
yếu thế hay chưa, trong khả năng của cơ sở và các nguồn lực sẵn có.
ƒ Khi xác định được những người yếu thế, họ nên được phỏng vấn riêng, không cùng với những người lao động
khác (nếu an toàn) và nếu cần thiết, nên sử dụng các đánh giá viên có kỹ năng phỏng vấn người lao động cụ
thể (chẳng hạn như kỹ năng ngôn ngữ).

HƯỚNG DẪN CỦA ĐÁNH GIÁ VIÊN VỀ VIỆC ĐIỀN THÔNG TIN VÀO SPA
Các hướng dẫn sau đây sẽ giúp đánh giá viên điền vào SPA:
Thời lượng đánh giá: Thời lượng SPA đã được xác định trong một ngày để đánh giá tại chỗ, bao gồm thời gian báo cáo
cho các cuộc đánh giá toàn diện và đánh giá theo dõi và trong 0,5 ngày
Phỏng vấn: Số lượng người lao động được phỏng vấn có thể thay đổi từ năm đến mười người lao động. Nếu nhà sản
xuất đang được đánh giá có năm người lao động trở xuống, tất cả người lao động phải được phỏng vấn.
Tài liệu đính kèm: Một bản sao của bản tự khai đã ký phải được tải lên như một phần của SPA trước khi gửi lên Nền
tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).
Mô tả chung: Đánh giá viên phải phản ánh các thông tin sau đây trong phần ‘Mô tả Chung trong báo cáo SPA:
ƒ Mô tả chi tiết cơ cấu của đối tác kinh doanh và thông tin công ty
ƒ Phương pháp xác thực được sử dụng để đánh giá rằng đối tác kinh doanh đáp ứng các tiêu chí SPA, bao gồm
cả việc xác thực bản tự khai.
Cảnh báo không dung thứ: Trong trường hợp khai báo sai và đã được chứng minh (ví dụ: đối tác kinh doanh có quy mô
lớn hơn so với quy mô họ tuyên bố trước khi đánh giá), đánh giá viên phải tuân theo Quy chế Không dung thứ của BSCI
(xem Hướng dẫn 5) và thực hiện cảnh báo không dung thứ trong vòng 24 giờ sau khi xác định được việc khai báo sai.
Sự cố bất ngờ: Nếu tại thời điểm đánh giá, đánh giá viên nhận ra rằng đối tác kinh doanh đang được đánh giá không
đáp ứng một trong bốn tiêu chí nhà sản xuất nhỏ, đánh giá viên có ba lựa chọn:
ƒ Trong trường hợp khai báo sai, đánh giá viên sẽ thực hiện cảnh báo không dung thứ (ví dụ: nhà sản xuất
không phải là đơn vị độc lập mà là một phần của tổ chức lớn hơn).
ƒ Nếu không khai báo sai nhưng có sự khác biệt hợp lý, đánh giá viên sẽ tiếp tục SPA và mô tả trong Mô tả
chung sự thay đổi hợp lý vẫn cho phép SPA phù hợp để nắm bắt hiệu quả hoạt động xã hội của đối tác kinh
doanh (ví dụ: trong 12 tháng qua, đối tác kinh doanh đã thuê chủ yếu là 35 người lao động nhưng trong một
số trường hợp vượt quá 20%; doanh thu hàng năm đã vượt quá 2 triệu euro trong năm hiện tại nhưng nhà
sản xuất có lịch sử quy mô nhỏ).

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 53


ƒ Nếu không khai báo sai, nhưng sự khác biệt này khiến SPA không đủ để nắm bắt được hiệu quả hoạt
động xã hội của đối tác kinh doanh, đánh giá viên sẽ cần tiến hành một phần đánh giá và báo cáo lại cho
người có RSP kịp thời. Các công ty đánh giá được kỳ vọng sẽ làm cho tình huống này trở nên hoàn toàn ngoại
lệ, bằng cách thẩm định (Due Diligence) kỹ lưỡng và chuẩn bị tốt cho việc đánh giá.

P 54 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


TỰ KHAI CỦA NHÀ SẢN XUẤT NHỎ
Để nhận mẫu này trong dưới dạng tập tin Word, vui lòng truy cập tài nguyên amfori trên trang web amfori.

Bản tự khai của Nhà sản xuất Nhỏ amfori BSCI

Kính gửi các bên liên quan,

Tôi, [tên và họ] là đại diện của [Tên hợp pháp của nhà sản xuất] (sau đây gọi là công ty) đã đăng ký vào ngày [dd/mm/
yyy], [số giấy phép kinh doanh hoặc số TAV], theo đây tuyên bố rằng công ty đã ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
Ngoài ra, tôi tuyên bố công ty đáp ứng các tiêu chí của amfori BSCI sẽ được đánh giá theo Đánh giá Nhà sản xuất Nhỏ của
amfori BSCI (SPA), bởi vì:

• Đây là một đơn vị kinh doanh độc lập (không phải là một chi nhánh hoặc một phần của một tổ chức)
• Doanh thu hàng năm bằng hoặc dưới 2 triệu EUR (theo tỷ giá hối đoái hiện tại)
• Trong 12 tháng qua, Công ty đã tuyển dụng tổng cộng [số lượng] người lao động, bao gồm [số lượng] người lao
động lâu dài và [số lượng] người lao động thời vụ (người lao động thời vụ là những người không được tuyển dụng
nhiều hơn 90 ngày mỗi năm)
• Là nhà sản xuất hoặc chế biến thực phẩm hoặc phi thực phẩm, nhưng không phải là trang trại.

Tôi hiểu rằng các tuyên bố sai hoặc che giấu một sự thật quan trọng sẽ kích hoạt cảnh báo không dung thứ (ZT) theo Quy
chế ZT của amfori BSCI.

Tôi xác nhận rằng công ty sẽ thông báo cho các thành viên amfori và/hoặc giám sát viên/đánh giá viên liên quan về bất
kỳ thay đổi nào đối với cơ cấu hoặc doanh thu có thể làm cho công ty không đủ điều kiện tham gia SPA của amfori BSCI.

Tôi chấp nhận công bố tài liệu này trong hồ sơ đối tác kinh doanh Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability
Platform). Tôi đồng ý rằng tất cả người dùng có quyền truy cập vào hồ sơ đối tác kinh doanh Nền tảng Bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform) sẽ thấy các tài liệu này.

Ngày _______________________________ Chữ ký ______________________________

Tên __________________________________

Chức vụ_____________________________

Công ty______________________________

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 55


Hướng dẫn 13: Cách thúc đẩy xây
dựng năng lực
Hướng dẫn này hỗ trợ các thành viên amfori BSCI, đối tác kinh doanh của họ và đánh giá
viên về cách xây dựng khả năng, năng lực và kiến thức trong chuỗi cung ứng của họ.
GIỚI THIỆU
Để đáp ứng kỳ vọng của thị trường năng động, các công ty liên tục cần xây dựng kỹ năng, năng lực và chuyên môn. Điều
này áp dụng cho:
• Các công ty đã xác nhận Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và muốn tích hợp thành công Bộ Quy tắc vào văn hóa
kinh doanh của họ
• Các công ty đánh giá và các nhà cung cấp dịch vụ khác muốn vượt trội trên thị trường

Các công ty dựa vào đội ngũ quản lý và nhân viên có năng lực có thể:
Tiếp nhận kiến thức, thực hành và phán đoán để tự chủ và chịu trách nhiệm về trách nhiệm xã hội và thẩm định (Due
Diligence) trong chuỗi cung ứng
Cộng tác với những người khác để góp phần tạo ra tác động tích cực cho con người và môi trường
Kết hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào công việc hàng ngày của họ

Sự thích nghi và học hỏi liên tục là rất quan trọng để có thể thiết lập một chu kỳ đạo đức trong hoạt động kinh doanh.

PHÂN TÍCH NHỮNG THIẾU HỤT


Quá trình học tập liên tục bắt đầu bằng cách tiến hành phân tích những thiếu hụt. Điều này là để xác định:
• Những năng lực và kiến thức còn thiếu trong cơ cấu kinh doanh
• Những công cụ hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp những năng lực hoặc kiến thức bị thiếu

Một loạt các khóa đào tạo có trên Học viện amfori (amfori Academy) để giải quyết các năng lực, kiến thức và công cụ cơ
bản có liên quan nhất trong bối cảnh amfori BSCI.

Bảng dưới đây có thể là cơ sở cho các chủ đề phổ biến nhất mà các bộ phận hoặc vai trò khác nhau trong công ty sẽ giải
quyết:

Bộ phận Chủ đề
Quản lý cấp cao, nhóm Bền • Giới thiệu về amfori BSCI/Bắt đầu với amfori BSCI
vững/CSR
• Giới thiệu về các hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội
• Thẩm định (Due Diligence) trong Thực tiễn
• Cải thiện liên tục thông qua khắc phục

Bộ phận Nhân sự và Pháp lý, • Giới thiệu về các hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội
nhóm Bền vững/CSR
• Sự tham gia của người lao động và bảo vệ người lao động (Cơ chế Khiếu nại)
• Thù lao công bằng và giờ làm việc hợp lý
• Tuyển dụng có trách nhiệm
• Quản lý người lao động vị thành niên
• Hòa nhập và đa dạng
• Đánh giá nội bộ

P 56 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Sản xuất và chất lượng • Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
• An toàn tòa nhà và an toàn cháy nổ
• Đánh giá nội bộ
• Đánh giá Rủi ro

Tìm nguồn cung ứng và mua • Thẩm định (Due Diligence) trong Thực tiễn
hàng
• Đánh giá Rủi ro

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NĂNG LỰC


Sau khi đã tiến hành phân tích những thiếu hụt, mỗi công ty nên thiết lập một kế hoạch xây dựng năng lực, để:
• Xác định loại năng lực và kiến thức bị thiếu trong cơ cấu công ty
• Xây dựng một kế hoạch để giải quyết các thiếu hụt
• Sử dụng các công cụ tốt nhất để chuyển giao kiến thức trong cơ cấu công ty
• Ưu tiên các lĩnh vực mà việc thiếu năng lực và kiến thức có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro
• Phân bổ ngân sách thực tế để giải quyết các thiếu hụt
• Thiết lập Chỉ số đánh giá Hiệu quả công việc (KPI) sẽ giúp đo lường tiến độ

Học viện amfori (amfori Academy) cung cấp một số khóa học bằng các ngôn ngữ khác nhau liên quan đến hệ thống amfori
BSCI. Các khóa học được giảng viên hướng dẫn (trực tiếp hoặc trực tiếp trên web) hoặc tự học trực tuyến.

Hiệu quả của kế hoạch xây dựng năng lực trong công ty cần được theo dõi và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo rằng
kế hoạch đáp ứng kỳ vọng. Thành công của kế hoạch xây dựng năng lực phụ thuộc vào năng lực của công ty để:
• Tiến hành phân tích thiếu hụt
• Chọn đúng khóa học cho đúng đối tượng
• Theo đuổi cách tiếp cận theo mô-đun (tức là bắt đầu với nội dung cơ bản và chỉ sau đó tăng mức độ phức tạp)
• Đảm bảo chuyển giao và triển khai kiến thức nội bộ

Bên cạnh việc xây dựng năng lực trong cơ cấu quản lý của riêng họ, các thành viên amfori BSCI, cũng như các đối tác kinh
doanh của họ, sẽ cần đánh giá các năng lực cần thiết để phát triển trong chuỗi cung ứng tương ứng của họ.

Sau khi đánh giá các năng lực cần phát triển, các bước tiếp theo có thể được thực hiện để hỗ trợ lấp đầy những thiếu hụt
đó. Trong kế hoạch xây dựng năng lực của thành viên amfori BSCI nên có các đối tác kinh doanh quan trọng của họ.

Xây dựng năng lực nên được coi là một khoản đầu tư mà doanh nghiệp cam kết thực hiện để lồng ghép trách nhiệm xã
hội của mình vào văn hóa kinh doanh. Theo thời gian, đầu tư vào xây dựng năng lực cho nhân viên và đối tác kinh doanh
sẽ hỗ trợ giữ chân nhân tài và các mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO CÁC THÀNH VIÊN AMFORI BSCI
Khóa học Giới thiệu Bắt buộc
Các thành viên amfori BSCI nên hoàn thành khóa học giới thiệu - Giới thiệu về amfori BSCI, trong vòng sáu tháng kể từ
ngày họ gia nhập amfori.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 57


Mỗi khi một thành viên amfori BSCI mời nhân viên hoặc nhóm mới phụ trách việc triển khai hệ thống amfori BSCI, những
nhân viên mới này cũng phải hoàn thành khóa học giới thiệu.
Sau khóa học giới thiệu, các thành viên amfori BSCI phải có đủ kiến thức về:
• Các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI
• Phương pháp thẩm định (Due Diligence) là một phần trách nhiệm xã hội của họ
• Cách lập sơ đồ chuỗi cung ứng của họ và xác định các đối tác kinh doanh quan trọng cần được đánh giá
• Cách phân tích thông tin được cung cấp trong báo cáo đánh giá amfori BSCI
• Cách theo dõi cải thiện liên tục của đối tác kinh doanh
• Cách truyền đạt sự gắn kết với amfori cho các đối tác kinh doanh và các bên liên quan bên ngoài

Hướng dẫn trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)
Việc học cách sử dụng nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) là điều cần thiết. Việc này giúp các thành
viên amfori BSCI thành công trong việc triển khai hệ thống amfori BSCI.

Cách tốt nhất để tìm hiểu về công cụ này là sử dụng thường xuyên. Khi các thành viên amfori BSCI đã có được thông tin
đăng nhập cần thiết, họ có thể tìm thấy tất cả các hướng dẫn liên quan để sử dụng Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform) và sử dụng chính xác.

Chủ đề mới
Các thành viên amfori BSCI có thể sử dụng các kênh quản trị khác nhau để đề xuất các chủ đề mới và/hoặc đối tượng mới
được đưa vào các hoạt động xây dựng năng lực của amfori BSCI. Để yêu cầu đào tạo theo nhu cầu, hãy liên hệ capacity.
building@amfori.org.

XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO CÁC ĐỐI TÁC KINH DOANH
Khi các đối tác kinh doanh quan trọng của một thành viên được đưa vào kế hoạch xây dựng năng lực, các thành viên amfori
BSCI cần thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh quan trọng của họ:
• Có hồ sơ trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)
• Biết cách truy cập (các) khóa học liên quan có trên Học viện amfori (amfori Academy)

Khi các đối tác kinh doanh quan trọng đã đăng nhập vào Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform), họ
có thể đăng ký mọi khóa học có trên Học viện amfori (amfori Academy). Họ sẽ nhận được chứng chỉ cho mỗi khóa học đã
hoàn thành.

Tất cả các khóa học được các đối tác kinh doanh quan trọng hoàn thành trên Học viện amfori (amfori Academy) sẽ được
hiển thị cho các Thành viên trong bảng thông tin Insights / Hiệu suất Chuỗi Cung ứng / Academy.

Không có khóa học giới thiệu bắt buộc nào được bổ sung bởi các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, như một phần của kế
hoạch xây dựng năng lực, các thành viên amfori BSCI có thể xác định các mục tiêu học tập tối thiểu cần hoàn thành trong
chuỗi cung ứng của họ.

P 58 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Bảng dưới đây có thể được sử dụng để làm cơ sở:

Đối tượng Mục tiêu Các mục tiêu học tập


Cấp quản lý đối tác kinh doanh • Hiểu các quyền và nghĩa vụ lao động áp dụng cho lực lượng lao động của họ
/ nhà sản xuất
• Hiểu được lợi ích của Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội hiệu quả và cách
thực hiện hệ thống này
• Hiểu được lợi ích của việc sử dụng hiệu quả Cải thiện Liên tục và cách sử dụng
tính năng này trên Nền tảng
• Hiểu được lợi ích của việc đánh giá rủi ro và tác động một cách hiệu quả và
cách thực hiện các đánh giá đó
• Hiểu được lợi ích của cơ chế khiếu nại hiệu quả và cách thực hiện
• Hiểu vai trò của đánh giá nội bộ và lập sơ đồ và giám sát chuỗi cung ứng

Đào tạo Người lao động • Hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của họ tại nơi làm việc
• Hiểu cách cơ chế khiếu nại hoạt động (khả năng và hạn chế của cơ chế đó)
• Hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro về sức khỏe và an toàn
thường xuyên và cách đóng góp vào việc duy trì môi trường làm việc lành
mạnh
• Hiểu cách tính toán thù lao công bằng và những yếu tố định tính khác sẽ
được xem xét

XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO ĐÁNH GIÁ VIÊN AMFORI BSCI
Đánh giá viên là những người chủ chốt trong hệ thống amfori BSCI. Phương pháp đánh giá amfori BSCI, được phát triển
để tránh phương pháp sử dụng danh sách kiểm tra, dựa vào khả năng của đánh giá viên và kiến thức thực tế để đưa ra
đánh giá chuyên môn phù hợp.

Khả năng sử dụng phương pháp tam giác này có tác động trực tiếp đến:
• Chất lượng thông tin thu thập được thông qua đánh giá amfori BSCI
• Độ tin cậy của các cảnh báo không dung thứ

Do đó, việc xây dựng năng lực amfori BSCI cho các đánh giá viên không chỉ tập trung vào nội dung và hướng dẫn diễn giải
mà còn về các kỹ năng và năng lực liên quan đến:
Tư duy hệ thống: Kỹ thuật này cho phép đánh giá viên có được những hiểu biết sâu sắc hơn về các tình huống khó khăn
và phức tạp. Những đánh giá viên cần phải có năng lực này để đánh giá hiệu quả hoạt động xã hội của doanh nghiệp
liên quan đến bối cảnh lớn hơn của doanh nghiệp.
Diễn giải các chuẩn mực: Mặc dù đánh giá viên trách nhiệm xã hội không nhất thiết phải có kiến thức pháp lý, nhưng
điều quan trọng là họ phải hiểu luật hiện hành tại quốc gia mà họ đang hoạt động. Khi việc đọc hiểu các chuẩn mực theo
nghĩa đen có thể gây ra vấn đề cho việc diễn giải, đánh giá viên phải:
ƒ Tìm cách hiểu mục đích của luật pháp và tránh các kết luận thiếu logic
ƒ Nhận thức rõ về hệ thống phân cấp của các chuẩn mực và cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành các
chuẩn mực đó để tránh các mâu thuẫn
ƒ Sử dụng sứ mệnh và giá trị của amfori BSCI để định hình diễn giải hiệu quả hoạt động xã hội của người được
đánh giá

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 59


Hướng dẫn 14: Cách Tích hợp Bình
đẳng Giới vào Chiến lược Thẩm định
(Due Diligence)
Hướng dẫn này hỗ trợ các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ tránh
phân biệt đối xử về giới tính và tạo một môi trường làm việc nơi tất cả người lao động có thể
tự do thực hiện các quyền dân sự và lao động của họ bất kể giới tính của họ. Hơn nữa, tài
liệu này cung cấp các hướng dẫn cho các đánh giá viên, là nội dung bổ sung cho Hướng dẫn
sử dụng Hệ thống amfori BSCI Phần III.

GIỚI THIỆU
Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI quy định rằng

“… thành viên amfori BSCI và đối tác kinh doanh (các bên ký) của họ không phân biệt đối xử hoặc loại trừ một
người vì giới tính, giới, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, giai cấp, nơi sinh, hoàn cảnh xã hội, tình trạng khuyết tật,
nguồn gốc dân tộc và quốc gia, quốc tịch, thành viên công đoàn hoặc bất kỳ tổ chức hợp pháp khác, tham gia đảng
phái chính trị hoặc quan điểm chính trị, khuynh hướng tình dục, trách nhiệm gia đình, tình trạng hôn nhân, tình
trạng mang thai, bệnh tật hoặc bất kỳ tình trạng nào khác có thể dẫn đến hành vi phân biệt đối xử”

Vì các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, họ được kỳ
vọng sẽ đóng vai trò tích cực trong:
• Phát hiện sớm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và các vấn đề giới trong chuỗi cung ứng của họ
• Chủ động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và cung cấp các công cụ cần thiết để tạo ra một môi trường làm
việc hòa nhập hơn nhằm thúc đẩy bình đẳng giới
• Thúc đẩy các giải pháp và cải thiện liên tục bất cứ khi nào xác định được phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và các
vấn đề giới trong chuỗi cung ứng của họ

Những nỗ lực này từ cộng đồng doanh nghiệp không thay thế, mà thay vào đó là bổ sung cho tất cả các nỗ lực xã hội, đặc
biệt là cải cách pháp lý và giáo dục, cần thiết để phát triển mạnh mẽ trong các xã hội bình đẳng hơn.

PHÂN TÁCH CÁC VẤN ĐỀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRÊN CƠ SỞ GIỚI TÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ
GIỚI
Phân biệt đối xử có thể có nguyên nhân gốc rễ dựa trên (các) định kiến. Tuy nhiên, sự phân biệt này thường chỉ được nhận
ra khi người phân biệt đối xử sử dụng một số hình thức quyền lực đối với người bị phân biệt đối xử.

Nếu các thành viên amfori BSCI đã xác định bình đẳng giới là một khía cạnh khác biệt trong chiến lược bền vững của họ,
họ nên phân tách chuỗi cung ứng của mình theo các thông số dưới đây. Điều này sẽ xác định các ưu tiên của họ và phân
bổ các nguồn lực cần thiết để nâng cao cảnh giác về phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính.
Phạm vi địa lý: Mối quan hệ quyền lực không cân bằng và định kiến trên cơ sở giới tính có thể biểu hiện dưới các hình
thức khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý, tước đoạt quyền tiếp cận của phụ nữ với các quyền dân sự và lao động của
họ. Hiểu các chuẩn mực văn hóa có thể giúp xác định những thách thức cụ thể của từng quốc gia mà phụ nữ có thể phải
đối mặt trong khu vực địa lý đó.
Khủng hoảng đặc biệt: Các hành lang di cư và tị nạn có thể có tác động ở các khu vực nơi các doanh nghiệp tìm nguồn
cung ứng hàng hóa của họ. Hơn 50% người di cư trên toàn thế giới là phụ nữ, do đó các công ty tìm nguồn cung ứng
hoặc có trụ sở tại các khu vực đó có thể phải giải quyết các vấn đề phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính ở quy mô chưa
được biết đến trước đây, do tính dễ bị tổn thương mà những phụ nữ này phải đối mặt.
Mô hình sản xuất (ví dụ: người lao động làm việc tại nhà): Làm việc tại nhà, ở nhiều khu vực, là một cơ hội tuyệt vời
cho phụ nữ để cân bằng trách nhiệm gia đình với thu nhập. Đồng thời, mô hình này cũng có thể là phương tiện để phân
biệt đối xử trên cơ sở giới tính.

P 60 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Lĩnh vực cụ thể: Một số ngành, hay dây chuyền sản xuất, có truyền thống dựa vào lực lượng lao động nữ. Do đó, phụ
nữ có thể bị chuyển sang các công việc đó và bị phân biệt đối xử hoặc không được xem xét cho các vị trí hoặc vai trò
khác trong công ty.

Phù hợp với sứ mệnh của amfori, các công ty có thể nêu rõ những nỗ lực này là đóng góp của họ cho các Mục tiêu Phát
triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG):

Giáo dục có chất lượng: Bình đẳng giới: Mục tiêu


Mục tiêu 4.5 về tiếp cận đáng chú ý là 5.2, 5.4
giáo dục bình đẳng và 5.5

Công việc tốt và tăng trưởng


Giảm bất bình đẳng:
kinh tế: Mục tiêu 8.5 đối với
Mục tiêu 10.3 về cơ hội
công việc tốt và trả lương
bình đẳng
bình đẳng cho nhân viên

CÁC BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ


Khi các thành viên amfori BSCI đã xác định được vị trí trong chuỗi cung ứng của họ có khả năng cao xảy ra phân biệt đối
xử trên cơ sở giới, họ cần xác định các chiến lược đánh giá để giải quyết vấn đề.

Dưới đây là một số ví dụ về thẩm định bổ sung cụ thể mà các thành viên amfori BSCI có thể kết hợp vào các chiến lược
đánh giá của họ (không phân biệt là với hoạt động đánh giá amfori BSCI hay các cách thức khác) để phát hiện sớm, đánh
giá và khắc phục khả năng phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính trong chuỗi cung ứng:

Sử dụng Nhóm Đánh giá có Tỷ lệ giới tính Cân bằng


Ngoài việc hiểu các vấn đề giới tính tiềm ẩn cũng như các kỹ năng cần thiết để xác định phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính
và các thách thức tinh vi hoặc dai dẳng, việc lựa chọn một nhóm cân bằng có tỷ lệ giới tính cân bằng (bao gồm cả nhóm
đánh giá amfori BSCI) có thể hiệu quả hơn khi tiến hành phỏng vấn (ví dụ: lao động nữ có thể thích nói chuyện với một
phụ nữ khác về điều kiện làm việc và tiêu chuẩn sống của họ).

Chú ý đến các lĩnh vực cụ thể nơi phụ nữ có thể dễ bị tổn thương
Không phân biệt là ai tiến hành đánh giá, là đánh giá viên bên thứ ba hay là nhân viên nội bộ, một số lĩnh vực nhất định
có khả năng phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính cao hơn. Dưới đây là một số ví dụ về các lĩnh vực cần chú ý đặc biệt trong
quá trình đánh giá:
Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp: Đối tác kinh doanh nên xem xét nhu cầu sinh lý của phụ nữ, cũng như các rủi ro
cụ thể về sức khỏe và an toàn trên cơ sở giới tính (ví dụ: tiếp xúc với một số hóa chất nhất định hoặc cung cấp PPE với
kích cỡ nhỏ hơn).
Hoạt động tuyển dụng: Nhiều hoạt động tuyển dụng có thể là phương tiện để phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính.
Các hoạt động này có thể xuất phát từ một điều khoản khắc nghiệt trong hợp đồng lao động (ví dụ: trinh tiết bắt buộc
hoặc thử thai) đến các cách thức phân biệt đối xử tinh vi hơn (ví dụ: thiếu khả năng tiếp cận an sinh xã hội). Cần đặc biệt
chú ý đến tuyển dụng gián tiếp, vì phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính có thể được thực hiện bởi các nhà môi giới hoặc
công ty tuyển dụng.
Cơ sở hạ tầng: Cách một doanh nghiệp cung cấp nhà ở, nhà vệ sinh, vòi hoa sen hoặc thậm chí chế độ ăn uống thích
hợp trong căng tin, có thể khiến cho phụ nữ không được bảo vệ đầy đủ và không thể thực hiện các quyền của họ. Cần
đặc biệt chú ý đến cơ chế tham gia và khiếu nại của người lao động như một kênh để phụ nữ thể hiện nhu cầu của họ
và góp phần cải thiện liên tục nơi làm việc.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 61


Cơ chế khiếu nại: Thiết lập cơ chế khiếu nại rõ ràng, dễ tiếp cận, bảo mật, không thiên vị và hiệu quả là điều cần thiết
để đảm bảo người lao động có thể bày tỏ mối quan ngại của họ. Thành phần của nhóm quản lý khiếu nại cũng có thể
hạn chế người lao động (ví dụ như khi nhóm đó chỉ có thành viên nam giới). Phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương trước một
số vấn đề giới như quấy rối tình dục mà có thể không được báo cáo nếu lao động nữ không thể tiếp cận hoặc không tin
tưởng cơ chế khiếu nại.

Kết nối các lĩnh vực hoạt động với điều kiện làm việc của phụ nữ
Trong trường hợp các hoạt động đánh giá amfori BSCI, đánh giá viên sẽ sử dụng cách tiếp cận toàn diện để kết nối tất cả
các lĩnh vực hoạt động có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của phụ nữ và khả năng tiếp cận
các quyền của họ. Đáng chú ý, khi đánh giá khả năng phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, đánh giá viên amfori BSCI sẽ
không chỉ xem xét Lĩnh vực hoạt động 4: Không Phân biệt đối xử, Bạo lực hoặc Quấy rối, họ cũng sẽ đánh giá các lĩnh vực
hoạt động liên kết khác như (nhưng không giới hạn ở):
• Lĩnh vực hoạt động 2: Sự tham gia của công nhân và biện pháp bảo vệ
• Lĩnh vực hoạt động 3: Quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể
• Lĩnh vực hoạt động 5: Trả thù lao công bằng
• Lĩnh vực hoạt động 10: Không việc làm bấp bênh
• Lĩnh vực hoạt động 11: Không sử dụng lao động lệ thuộc, lao động cưỡng bức hoặc buôn người

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỤ THỂ


Biện pháp khắc phục là phản ứng dự kiến từ các công ty nếu họ đã xác định được các tình huống trong cơ sở hoặc chuỗi
cung ứng đi ngược lại quyền lao động và/hoặc nhân quyền.

Các kênh phổ biến nhất để nắm bắt phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính bao gồm:
Các hoạt động đánh giá amfori BSCI: Đánh giá viên có thể xác định các thủ tục và hoạt động thể hiện sự phân biệt đối
xử trên cơ sở giới tính và/hoặc ngăn cản phụ nữ thực hiện các quyền của họ. Những phát hiện này, liên quan đến việc
đánh giá theo Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, sẽ dẫn đến nhu cầu phải có một biện pháp để giảm thiểu trong Cải
thiện Liên tục. Trong những trường hợp này, đối tác kinh doanh sẽ dẫn dắt quá trình khắc phục (bắt đầu bằng phân tích
nguyên nhân gốc rễ) và các thành viên được liên kết của amfori BSCI (hoặc ít nhất là người có RSP) sẽ hỗ trợ và đánh
giá quá trình cải thiện.
Quy chế Không dung thứ: Các vi phạm rõ ràng về nhân quyền và hành vi kinh doanh có thể gây nguy hiểm cho tính
độc lập của cuộc đánh giá phải được báo cáo theo quy chế này. Trong tất cả năm căn cứ của cảnh báo không dung thứ
(xem Hướng dẫn 5: Quy định Không dung thứ của amfori BSCI), bất kỳ phát hiện nào liên quan đến phân biệt đối xử,
bạo lực hoặc quấy rối trên cơ sở giới tính phải được đánh giá viên mô tả.
Cơ chế khiếu nại: Cơ chế khiếu nại hoạt động hoặc khảo sát của người lao động có thể tiết lộ sự phân biệt đối xử trên
cơ sở giới tính và các vấn đề giới tính trong chuỗi cung ứng của các thành viên amfori BSCI. Vì các cơ chế khiếu nại chỉ
ghi nhận các cáo buộc từ một bên, điều này sẽ yêu cầu điều tra độc lập và có thể hòa giải để khắc phục.

Khi (các) vấn đề đã được xác định, hệ thống amfori BSCI cung cấp cho các thành viên và đối tác kinh doanh của họ hai
phương pháp khắc phục:

Khắc phục riêng lẻ: Trong trường hợp này, thành viên amfori BSCI (thường là người có RSP) sẽ yêu cầu đối tác kinh doanh
liên quan thực hiện các hành động khắc phục cần thiết trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Các đối tác kinh doanh
nên sử dụng chức năng Cải thiện liên tục trên Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) để xác định và
thực hiện các hành động khắc phục. Ngoài ra, thành viên amfori BSCI có thể chỉ định các khóa học xây dựng năng lực cụ
thể trên Học viện amfori (amfori Academy) nhằm hỗ trợ đối tác kinh doanh trong các nỗ lực khắc phục. Cuối cùng, những
nỗ lực này được xác minh trong đánh giá theo dõi của amfori BSCI.

P 62 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Khắc phục tập thể: Trong trường hợp này, các thành viên được liên kết với amfori BSCI hợp lực để hỗ trợ hoạt động khắc
phục của đối tác kinh doanh có liên quan. Việc khắc phục tập thể này có thể được Ban thư ký amfori hỗ trợ (xem Hướng
dẫn 5: Quy chế Không dung thứ của amfori BSCI) hoặc có thể được tổ chức giữa các thành viên được liên kết mà không
cần sự tham gia của Ban thư ký amfori.
Trong cả hai trường hợp, việc sử dụng khóa đào tạo chung hoặc được thiết kế riêng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể
trong thành công của biện pháp khắc phục như một sự thay đổi tư duy để có được các phương pháp làm việc thúc đẩy
bình đẳng giới.

XÂY DỰNG NĂNG LỰC CỤ THỂ


Dưới đây là một số ví dụ về đào tạo xây dựng năng lực để tránh phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính tại nơi làm việc:

Nội dung Đào tạo Xây dựng Năng lực Đối tượng Mục tiêu
Xác định xem phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính có phải Quản lý, nhân sự, đánh giá viên
là một vấn đề trong chuỗi cung ứng hay không và xác định
các vấn đề giới tiềm ẩn tại nơi làm việc

Soạn thảo và áp dụng các quy trình thực hành để tránh Nhân sự, đánh giá viên
phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và giải quyết các vấn
đề giới tính khác đã xác định

Tạo vai trò quản lý nhân sự tập trung vào bình đẳng giới và Nhân sự, quản lý cấp cao
quản lý nhạy cảm về giới

CÁC CHỈ SỐ THÀNH CÔNG VÀ BÁO CÁO

Các thành viên amfori BSCI có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể và các chỉ số thành công để thúc đẩy bình đẳng giới trong
chuỗi cung ứng của họ.

Bằng cách xác định các mục tiêu cụ thể và các chỉ số thành công liên quan, các thành viên amfori BSCI ở vị trí tốt hơn để:
• Truyền đạt chương trình bình đẳng giới cho nhân viên và đối tác kinh doanh của họ
• Phân bổ ngân sách và nhân sự cần thiết để đạt được mục tiêu
• Truyền đạt cam kết và tiến bộ của họ cho cả các bên liên quan nội bộ và bên ngoài

Hơn nữa, thành viên amfori BSCI có thể tận dụng và theo dõi tiến độ của họ bằng cách sử dụng amfori Insights. Bảng
thông tin dữ liệu lực lượng lao động nhằm mục đích cung cấp cho các thành viên amfori một cái nhìn tổng quan về thành
phần lực lượng lao động của đối tác kinh doanh của họ. Bảng này cung cấp tổng quan về số lượng và tỷ lệ phần trăm người
lao động theo danh mục và được phân chia theo giới tính.

Với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI được cập nhật, các thành viên và đối tác kinh doanh của họ cam kết bảo vệ những
người yếu thế và quan hệ kinh doanh phù hợp về giới trong chuỗi cung ứng của họ.

Bảng thông tin cho phép các thành viên amfori phát hiện loại và số lượng người yếu thế trong chuỗi cung ứng của họ và
do đó xác định và ưu tiên các rủi ro liên quan.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 63


Hướng dẫn 15: Cách đánh giá trước
các đối tác kinh doanh tiềm năng
Hướng dẫn này hỗ trợ các thành viên amfori BSCI trong việc đánh giá trước các đối tác kinh
doanh tiềm năng.
GIỚI THIỆU
Các thành viên amfori BSCI có thể do dự khi tham gia vào chiến lược cải thiện liên tục với các đối tác kinh doanh tiềm năng
(ví dụ: sử dụng RSP để theo dõi chu kỳ đánh giá và xây dựng năng lực liên quan) mà không có khái niệm tối thiểu về nhân
quyền và rủi ro môi trường mà mối quan hệ kinh doanh có thể gây ra.

Vì lý do đó, hệ thống amfori BSCI cung cấp một công cụ đánh giá rủi ro nhanh chóng, được biết đến trong phần đánh giá
sơ tuyển (PQA). PQA cho phép các thành viên amfori BSCI có được hiểu biết ban đầu về các rủi ro về nhân quyền và môi
trường của đối tác kinh doanh tiềm năng.

Thông tin thu thập được thông qua PQA cho phép các thành viên amfori BSCI xác định các bước chiến lược tiếp theo của họ
(ví dụ: mời đối tác kinh doanh tham gia Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform), hoàn thành các khóa
học cụ thể có sẵn trong Học viện amfori (amfori Academy) hoặc bằng cách yêu cầu đánh giá amfori BSCI).

ĐẶC TÍNH
Giống như công cụ tự đánh giá, việc đánh giá sơ tuyển các đối tác kinh doanh tiềm năng là không bắt buộc trong hệ
thống amfori BSCI và thành viên amfori BSCI có toàn quyền quyết định việc đưa bước này vào chiến lược Thẩm định (Due
Diligence) trách nhiệm xã hội của mình.

Tuy nhiên, chúng tôi rất khuyến khích điều này vì sẽ hỗ trợ các thành viên thực hiện đánh giá rủi ro chủ động như một phần
của quá trình thẩm định (Due Diligence) của họ

Chỉ có thể tiến hành PQA cho các đối tác kinh doanh không có lịch sử đánh giá amfori BSCI hoặc khi đánh giá amfori BSCI
gần nhất đã hết hạn hơn 24 tháng trước. Trong những tình huống này, thành viên amfori BSCI có thể sơ tuyển một đối tác
kinh doanh tiềm năng.

Đánh giá amfori BSCI sẽ có hiệu lực cao hơn đánh giá sơ tuyển vì PQA không được thực hiện bởi đánh giá viên bên thứ ba
được công nhận và không liên quan đến chu kỳ đánh giá amfori BSCI.

Trong bối cảnh này, đánh giá sơ tuyển không được hưởng lợi từ:
• Tính toàn vẹn của đánh giá amfori BSCI
• Quy chế Không dung thứ amfori BSCI

CẢI THIỆN LIÊN TỤC AMFORI BSCI


CÁCH SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ SƠ TUYỂN
Bảng câu hỏi PQA là một mẫu với 70 câu hỏi mà bạn có thể thấy dưới đây. Bảng câu hỏi này khuyến nghị các thành viên
amfori BSCI xây dựng một quy trình nội bộ về cách xử lý các kết quả PQA khác nhau để đưa ra câu trả lời nhất quán cho
các đối tác kinh doanh tiềm năng, cũng như hướng dẫn người mua phù hợp. Vì mục đích này, Hướng dẫn amfori BSCI 7:
Danh sách Kiểm tra BSCI có thể được áp dụng.

Để biết thêm thông tin về cách tận dụng tối đa cách tiếp cận PQA, hãy xem Học viện amfori (amfori Academy).

Mỗi câu hỏi có thể được trả lời Có, Không hoặc Không áp dụng. Chỉ những câu hỏi được đánh dấu (*) mới có thể được trả
lời Không áp dụng. Các câu hỏi được đánh dấu là quan trọng và quan trọng thể hiện rủi ro nổi bật hơn.

(Các) nguồn bằng chứng có thể là một hoặc nhiều nguồn sau đây:

P 64 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


• MI: Phỏng vấn quản lý
• WI: Phỏng vấn người lao động
• WRI: Phỏng vấn đại diện của người lao động
• DE: Bằng chứng văn bản
• SO: Quan sát Cơ sở

Câu hỏi Quan Câu trả lời Nguồn bằng chứng


trọng
MI WI WR DE SO
1 Đối tác kinh doanh đã cung cấp tất cả các tài liệu CÓ
đã yêu cầu để đánh giá.

2 Đối tác kinh doanh có Chính sách sức khỏe và an


toàn nghề nghiệp (OHS).

3 Đối tác kinh doanh sử dụng nhà thầu phụ và có


thông báo với các khách hàng liên quan. *

4 Đối tác kinh doanh giúp người lao động nhận RẤT QUAN
thức được các quyền và trách nhiệm của họ. TRỌNG

5 Đối tác kinh doanh tôn trọng quyền thương RẤT QUAN
lượng tập thể của người lao động. TRỌNG

6 Đối tác kinh doanh không can thiệp vào cuộc bầu
cử đại diện của người lao động.

7 Đối tác kinh doanh thực hiện các biện pháp cần CÓ
thiết để tránh hoặc loại bỏ phân biệt đối xử,
ngăn chặn bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc.

8 Đối tác kinh doanh thực hiện các biện pháp cần
thiết để đảm bảo người lao động không bị kỷ
luật hoặc phân biệt đối xử vì sử dụng cơ chế
khiếu nại.

9 Đối tác kinh doanh thực hiện các biện pháp cần
thiết để đảm bảo lao động nữ không bị phân biệt
đối xử, đặc biệt chú ý trong trường hợp mang
thai và nuôi con. *

10 Đối tác kinh doanh tuân thủ luật tiền lương tối CÓ
thiểu của chính phủ hoặc tiêu chuẩn ngành được
phê duyệt thông qua thương lượng tập thể.

11 Đối tác kinh doanh trả lương cho người lao động
thường xuyên, kịp thời, ổn định và đầy đủ bằng
đồng tiền pháp định. (Mọi khoản thanh toán
bằng hiện vật đều phải cao hơn mức lương tối
thiểu.)

12 Đối tác kinh doanh trả tiền cho người học việc,
người đào tạo và người lao động thử việc theo
quy định của pháp luật. *

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 65


13 Đối tác kinh doanh cung cấp cho người lao động
một phiếu lương dễ hiểu. (Tối thiểu, phiếu này
có các khoản thanh toán lệ phí bảo hiểm thường
xuyên và làm thêm giờ và các khoản khấu trừ
pháp lý có thể có.)

14 Đối tác kinh doanh cung cấp cho người lao động
các phúc lợi xã hội được cấp hợp pháp. *

15 Đối tác kinh doanh trả tiền làm thêm giờ với mức
tiền không thấp hơn 1,25 mức tiền công thông
thường.

16 Đối tác kinh doanh thanh toán các ngày lễ theo


mức được pháp luật quy định.

17 Đối tác kinh doanh trả cho người lao động các
phúc lợi bổ sung theo quy định của pháp luật (ví
dụ: tiền thưởng, ưu đãi và phụ cấp).

18 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng các khoản RẤT QUAN
khấu trừ chỉ được thực hiện theo các điều kiện và TRỌNG
trong phạm vi quy định của pháp luật.

19 Đối tác kinh doanh cho phép người lao động có CÓ


quyền nghỉ ngơi trong ngày làm việc.

20 Đối tác kinh doanh cho phép người lao động có CÓ


quyền nghỉ ít nhất một ngày trong mỗi bảy ngày.
(Thương lượng tập thể có thể cho phép kết hợp
các ngày nghỉ khác nhau.)

21 Đối tác kinh doanh tuân thủ OHS liên quan đến
các hoạt động của mình.

22 Đối tác kinh doanh tiến hành diễn tập cứu hỏa
thường xuyên (nếu không được pháp luật quy
định thì ít nhất mỗi năm một lần) trong tất cả các
cơ sở và tầng nhà và trong tất cả các ca làm việc.

23 Đối tác kinh doanh thường xuyên cung cấp các


khóa đào tạo OHS để đảm bảo người lao động
hiểu được sự bảo vệ cá nhân của họ, cả cho
người lao động làm ca đêm (đảm bảo rằng lao
động vị thành niên và lao động di cư được tiếp
cận với các khóa đào tạo).

24 Đối tác kinh doanh ghi lại việc mua bảo hộ lao
động cá nhân cần thiết để đảm bảo bảo vệ liên
tục cho người lao động.

25 Đối tác kinh doanh thực hiện các biện pháp kiểm
soát kỹ thuật và hành chính để tránh hoặc giảm
thiểu việc giải phóng các chất độc hại vào môi
trường làm việc, giữ mức độ phơi nhiễm dưới các
giới hạn được quốc tế thiết lập hoặc công nhận.

P 66 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


26 Đối tác kinh doanh hỗ trợ người lao động và
khách thăm quan nhận ra được các mối nguy
hiểm tiềm ẩn có thể nhìn thấy được bằng các
biển báo và cảnh báo.

27 Đối tác kinh doanh có triển khai và sử dụng đúng


quy trình và hệ thống để báo cáo và ghi lại tai
nạn và thương tích nghề nghiệp.

28 Đối tác kinh doanh xác nhận rằng các thiết bị và


tòa nhà được sử dụng để sản xuất là ổn định và
an toàn.

29 Đối tác kinh doanh tôn trọng quyền của người RẤT QUAN
lao động trong việc tự tránh khỏi các mối nguy TRỌNG
hiểm sắp xảy ra mà không cần xin phép.

30 Đối tác kinh doanh lưu hồ sơ về các cuộc diễn tập


cứu hỏa, ít nhất là phải nêu được thông tin về
ngày, phương pháp thông báo, số lượng người
tham gia và thời gian được sử dụng để sơ tán.

31 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng các bảng điện,
dây điện và ổ cắm điện được bảo vệ và được
kiểm tra thường xuyên bởi nhân viên có chuyên
môn.

32 Đối tác kinh doanh đã lắp đặt đủ số lượng thiết CÓ


bị chữa cháy hoạt động bình thường. *

33 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng thiết bị chữa CÓ


cháy được kiểm tra kịp thời bởi một đối tác bên
ngoài có kiến thức chuyên môn phù hợp. *

34 Đối tác kinh doanh đã lắp đặt chuông báo cháy CÓ


hoạt động tốt, có thể nghe rõ được và nhận ra
được ở tất cả các nơi làm việc. *

35 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng, nếu sử dụng CÓ


báo cháy thủ công thì có phân công rõ ràng về
trách nhiệm và quy trình để kích hoạt báo động.
*

36 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng có bình chữa CÓ


cháy hoạt động tốt dọc theo lối thoát hiểm khẩn
cấp. *

37 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng tất cả các bình CÓ
chữa cháy đều hoạt động, có thể nhìn thấy rõ
ràng và dễ tiếp cận. *

38 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng bình chữa cháy CÓ
đáp ứng được các yêu cầu pháp lý. *

39 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng bình chữa cháy CÓ
được kiểm tra hàng tháng bởi nhân viên chuyên
trách và mỗi năm một lần bởi một đối tác chuyên
trách bên ngoài. *

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 67


40 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng các thiết bị CÓ
phát hiện khói được lắp đặt tại nơi làm việc và
các cơ sở liên quan được kiểm tra hàng tháng bởi
một đối tác chuyên trách bên ngoài. *

41 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng các tuyến CÓ


thoát hiểm, lối đi và cửa thoát hiểm trong cơ sở
sản xuất không bị cản trở, dễ tiếp cận và được
đánh dấu rõ ràng và dẫn đến một địa điểm sơ
tán không bị cản trở và an toàn. *

42 Đối tác kinh doanh đảm bảo các lối thoát hiểm CÓ
được bố trí theo cách tạo điều kiện sơ tán suôn
sẻ (có hai cầu thang nếu cơ sở nằm phía trên
tầng trệt). *

43 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng hệ thống chiếu


sáng khẩn cấp được kết nối với nguồn điện thứ
cấp. *

44 Đối tác kinh doanh đảm bảo luôn có sẵn phương CÓ


tiện sơ cấp cứu đạt tiêu chuẩn, bao gồm cả ở nhà
ở được cung cấp, với nhân viên được đào tạo để
thực hiện sơ cứu và các quy trình bằng văn bản
để giải quyết tai nạn lao động.

45 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng có nơi để thực


hiện sơ cứu người lao động.

46 Đối tác kinh doanh đảm bảo khu vực rửa và vệ


sinh được trang bị xà phòng và các vật liệu vệ
sinh cần thiết.

47 Đối tác kinh doanh cung cấp cho người lao động RẤT QUAN
nước uống mọi lúc, bao gồm cả tại nhà ở được TRỌNG
cung cấp (Quyền tiếp cận nước uống là quyền
của con người.)

48 Đối tác kinh doanh cung cấp cho người lao động CÓ
quyền tiếp cận khu vực sạch sẽ, thích hợp để bảo
quản thực phẩm, ăn uống và/hoặc nấu ăn.

49 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng các cuộc diễn
tập cứu hỏa được tiến hành thường xuyên tại
nhà ở được cung cấp và có lưu trữ hồ sơ về ngày
và phương pháp thực hiện.

50 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng các cơ sở lưu


trú được bố trí ở một môi trường an toàn, bên
ngoài khu vực sản xuất và khu vực lưu trữ (đặc
biệt chú ý tránh tiếp xúc với các chất nguy hiểm
hoặc dễ cháy).

P 68 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


51 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng kế hoạch sơ
tán được niêm yết ở một nơi dễ nhìn thấy tại một
số địa điểm trong khu vực lưu trú để đảm bảo
người lao động có thể sơ tán khỏi nơi ở trong
điều kiện an toàn. *

52 Đối tác kinh doanh không tham gia trực tiếp RẤT QUAN
hoặc gián tiếp vào hoạt động sử dụng lao động TRỌNG
trẻ em bất hợp pháp.

53 Đối tác kinh doanh yêu cầu và lưu giữ tài liệu
pháp lý gốc để xác minh tuổi của người lao động
tại thời điểm tuyển dụng, ngay cả khi việc tuyển
dụng được thực hiện gián tiếp (ví dụ: thông qua
các nhà môi giới hoặc công ty tuyển dụng).

54 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng lao động vị


thành niên được bảo vệ khỏi các điều kiện làm
việc có hại cho sức khỏe, sự an toàn, đạo đức và
sự phát triển của họ và không làm việc ca đêm.

55 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng giờ làm việc CÓ
của người lao động vị thành niên không ảnh
hưởng đến việc học tập ở trường, việc tham gia
vào định hướng nghề nghiệp được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, hoặc khả năng hưởng lợi
từ các chương trình đào tạo hoặc hướng dẫn. *

56 Đối tác kinh doanh lưu giữ hồ sơ chính xác và tài


liệu liên quan đến lao động vị thành niên (ví dụ:
bản sao giấy tờ nhận dạng, thời gian làm việc, sự
cho phép của cha mẹ để làm việc, lịch trình khóa
học và kỳ nghỉ). *

57 Đối tác kinh doanh cung cấp cho người lao động
thông tin dễ hiểu liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của họ trước khi họ bắt đầu làm việc, ngay cả
khi được thuê gián tiếp.

58 Đối tác kinh doanh không sử dụng các hợp đồng CÓ


lao động theo cách cố ý mâu thuẫn với mục đích
thực sự của pháp luật.

59 Đối tác kinh doanh không tham gia vào các hình RẤT QUAN
thức lao động nô dịch, cưỡng bức, lệ thuộc, TRỌNG
có khế ước, buôn bán lao động hoặc lao động
không tự nguyện.

60 Đối tác kinh doanh thực hiện các biện pháp


phòng ngừa bổ sung để tránh lao động cưỡng
bức hoặc buôn người khi thuê và tuyển dụng lao
động di cư cả trực tiếp và gián tiếp.

61 Đối tác kinh doanh đảm bảo rằng người lao động
không chi trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến
việc tiếp cận công việc.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 69


62 Đối tác kinh doanh duy trì tổng quan về cách các
công ty tuyển dụng hoặc môi giới trả lương cho
người lao động được ký hợp đồng thầu phụ. *

63 Đối tác kinh doanh không khiến người lao động CÓ


bị đối xử vô nhân đạo hoặc hạ nhục hoặc lạm
dụng bằng lời nói.

64 Đối tác kinh doanh không buộc người lao động CÓ


phải chịu hình phạt về thể xác hoặc cưỡng bức
về tinh thần hoặc thể chất.

65 Đối tác kinh doanh đã thiết lập tất cả các quy CÓ


trình kỷ luật hiện hành bằng văn bản và đã giải
thích bằng lời cho người lao động bằng các điều
khoản rõ ràng và dễ hiểu.

66 Đối tác kinh doanh có giấy phép môi trường cần


thiết.

67 Đối tác kinh doanh quản lý chất thải được tạo ra


theo cách không dẫn đến ô nhiễm môi trường.

68 Đối tác kinh doanh tích cực phản đối hành vi


tham nhũng, tống tiền hoặc tham ô, hoặc bất
kỳ hình thức hối lộ nào, trong các hoạt động
của mình với tư cách là một doanh nghiệp kinh
doanh.

69 Đối tác kinh doanh lưu giữ thông tin chính xác CÓ
liên quan đến các hoạt động, cấu trúc và hiệu
suất của chính mình theo cách tránh rủi ro giả
mạo tài liệu hoặc xuyên tạc trong chuỗi cung
ứng.

70 Các tài liệu được xem xét được phát hiện là


không có sự thao túng hoặc giả mạo nào.

P 70 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 16: Cách Soạn thảo và Đọc
báo cáo kết quả đánh giá amfori BSCI
Hướng dẫn này hỗ trợ đánh giá viên và các thành viên amfori BSCI về cách soạn thảo và đọc
báo cáo kết quả đánh giá.
Báo cáo kết quả đánh giá là một trong những thành phần của báo cáo hoạt động đánh giá
amfori BSCI. Báo cáo này cho phép đối tác kinh doanh nhận được đánh giá của bên thứ ba
về hiệu quả hoạt động xã hội của mình và đóng vai trò là hướng dẫn để thúc đẩy quá trình
cải thiện liên tục.
SOẠN THẢO BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Sau khi xác minh tất cả các nguồn bằng chứng, đánh giá viên sẽ có thông tin cơ bản cần thiết để đưa ra đánh giá chuyên
môn (với tư cách cá nhân hoặc thành viên nhóm) về hiệu quả hoạt động xã hội của đối tác kinh doanh.

Đối với mỗi lĩnh vực hoạt động, đánh giá viên sẽ:
• Gán số câu hỏi và bằng chứng tương ứng cho mỗi phát hiện
• Đề xuất đối tác kinh doanh áp dụng các chức năng cải thiện liên tục trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform) để khắc phục các phát hiện.
• Mô tả các thực hành tốt đã xác định. Ví dụ, đối tác kinh doanh đã:
ƒ Xây dựng một hệ thống quản lý hoạt động tốt, cơ chế khiếu nại và quy trình chống tham nhũng
ƒ Xây dựng một cơ chế tuyệt vời cho sự tham gia của người lao động, đặc biệt là liên quan đến đánh giá rủi ro
của hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
ƒ Tính toán chi phí sinh hoạt của lực lượng lao động của chính mình và xác định một cơ chế để đảm bảo thù
lao công bằng

Trong những trường hợp mà hoạt động của đối tác kinh doanh (hoặc thiếu phát hiện) có thể dẫn đến xếp hạng ‘A’, đánh
giá viên phải nêu rõ trong các báo cáo kết quả về các hoạt động tốt chứng thực cho xếp hạng tốt đó.

CUỘC HỌP KẾT THÚC


Cuộc họp kết thúc thể hiện sự kết thúc của cuộc đánh giá amfori BSCI. Đánh giá viên phải mời ban quản lý và đại diện
của người lao động có mặt và cung cấp cho họ thông tin trực tiếp về mục đích và kết quả của cuộc đánh giá amfori BSCI.

(Các) đánh giá viên sẽ:


• Mô tả các thực hành tốt và các lĩnh vực cải thiện được xác định trong quá trình đánh giá
• Làm rõ mọi nghi ngờ tiềm ẩn liên quan đến đánh giá amfori BSCI và các bước tiếp theo

Vì đánh giá viên không thể truy cập được xếp hạng amfori BSCI. Đánh giá viên có thể thông báo cho đối tác kinh doanh về
thời điểm và cách thức để có thể xem kết quả đánh giá trên amfori Sustainability Platform. Đánh giá viên không biết hoặc
chia sẻ bất kỳ ước tính nào về kết quả đánh giá.

Chúng tôi luôn khuyến khích sử dụng cơ hội này để nhấn mạnh phương pháp cải thiện liên tục của amfori BSCI trên Nền
tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) thay vì suy đoán về xếp hạng.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 71


CHỮ KÝ TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ
Sau khi thông tin phản hồi và giải thích đã được đưa vào, báo cáo kết quả cuối cùng sẽ được in ra và ký bởi:
• Công ty đánh giá
• Đánh giá viên trưởng
• Đối tác kinh doanh (đại diện pháp lý hoặc quản lý cấp cao)
• Đại diện của người lao động

Chữ ký của đối tác kinh doanh không thể hiện sự đồng ý về nội dung đánh giá hoặc kết luận của đánh giá viên. Tuy nhiên,
cần có chữ ký để xác nhận rằng việc đánh giá đã được tiến hành một cách thích hợp.

Đối tác kinh doanh và đại diện của người lao động có thể yêu cầu đánh giá viên đưa nhận xét của riêng họ vào trong báo
cáo kết quả đánh giá.

Một bản sao của báo cáo kết quả được giao cho đối tác kinh doanh và đánh giá viên giữ một bản sao và đính kèm vào phần
đính kèm báo cáo.

ĐỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ


Khi việc đánh giá amfori BSCI đã được hoàn tất, giai đoạn tiếp theo cho các đối tác kinh doanh là lập kế hoạch chiến lược
để khắc phục các phát hiện sau các bước cải thiện liên tục.

Đọc và phân tích báo cáo kết quả sẽ cung cấp định hướng cần thiết để:
• Thảo luận về những cải thiện cần thiết với các phòng ban khác nhau
• Làm việc với người lao động và đại diện của họ để nhận được đề xuất cải thiện
• Ước tính xem có cần đầu tư hay không và cách phân bổ ngân sách theo cách hiệu quả nhất

Phản hồi của các đối tác kinh doanh đối với báo cáo kết quả nên được kết hợp vào chức năng Cải thiện Liên tục trên Nền
tảng Bền vững amfori. Các đối tác kinh doanh có thể truy cập các tài nguyên sau đây để tìm hiểu về cách quản lý tốt nhất
và hiệu quả nhất quá trình cải thiện liên tục.

Tương tự, bằng cách đọc báo cáo kết quả đánh giá và xem các tệp đính kèm và thông tin bổ sung trên Nền tảng Bền vững
amfori , các thành viên amfori BSCI có thể dễ dàng xác định các lĩnh vực cải thiện và thực hành tốt của đối tác kinh doanh.

Các thành viên amfori BSCI nên đọc báo cáo kết quả cùng với các nội dung khác của đánh giá amfori BSCI (ví dụ: bằng
chứng phỏng vấn, cơ cấu sản xuất và việc làm) để hiểu rõ hơn về tình hình của đối tác kinh doanh và xác định những cách
tốt nhất để hỗ trợ đối tác kinh doanh trong việc cải thiện liên tục (ví dụ: mời họ hoàn thành một khóa học cụ thể trong Học
viện amfori (amfori Academy).

Để Đối tác Kinh doanh xây dựng và thực hiện các hành động và biện pháp cải thiện liên tục, vui lòng xem tài liệu tóm tắt
sau đây.

P 72 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 17: Cách thúc đẩy tuyển
dụng có trách nhiệm
Hướng dẫn này cung cấp thông tin cho các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh
của họ để tăng cường thúc đẩy và giám sát các hoạt động tuyển dụng có trách nhiệm, đặc
biệt là ở các khu vực hoặc ngành có thể có số lượng lớn người lao động di cư hoặc của bên
thứ ba / thuê ngoài.

NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNG CÓ TRÁCH NHIỆM


Các doanh nghiệp kinh doanh tuyển dụng có trách nhiệm khi họ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng cả
tuyển dụng trực tiếp và gián tiếp đều dựa trên các nguyên tắc sau:

Minh bạch:
• Người tìm việc nhận được thông tin chính xác về điều kiện làm việc (ví dụ: thanh toán, nhiệm vụ và trách nhiệm)
trước khi họ rời khỏi nơi cư trú
• Người lao động nhận được các điều khoản hợp đồng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu
• Tuyển dụng không có các hình thức ép buộc người lao động làm việc

Bảo mật:
• Người lao động không bị ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào trong mối quan hệ công việc
• Người lao động có thể giữ hộ chiếu và tài sản cá nhân của họ mà không có nguy cơ bị giữ lại hoặc bị mất
• Người lao động được tự do thôi việc theo thời hạn thông báo theo quy định của pháp luật

Người sử dụng lao động chi trả:


• Người lao động không bị tính phí cho các chi phí liên quan đến tuyển dụng
• Người lao động không bị khấu trừ tiền lương vì mục đích bù đắp chi phí tuyển dụng

Phù hợp về giới:


• Người lao động không bị phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính trong quy trình tuyển dụng
• Tuyển dụng không có các hình thức bạo lực hoặc hành vi nào trên cơ sở giới tính

TUYỂN DỤNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC TẾ


Các doanh nghiệp kinh doanh nên thiết lập các quy trình và cơ sở hạ tầng cần thiết để thực hiện các hoạt động tuyển dụng
có trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của riêng họ và khuyến khích các đối tác kinh doanh làm tương tự, vì đó là
một yếu tố quan trọng trong quá trình thẩm định (Due Diligence) nhân quyền của họ.

Các hành động để đảm bảo tuyển dụng có trách nhiệm


Lập sơ đồ: Doanh nghiệp nên tiến hành đánh giá ban đầu về các hoạt động tuyển dụng hiện tại của mình liên quan đến
các nguyên tắc ở trên và xác định những thiếu hụt tiềm ẩn. Việc lập sơ đồ như vậy nên có các nội dung:
• Phỏng vấn quản lý nhân sự và các công ty tuyển dụng (nếu có)
• Khảo sát người lao động và đại diện của người lao động
• Đánh giá các khiếu nại mà doanh nghiệp nhận được trong những năm qua

Kế hoạch hành động: Với những phát hiện của đánh giá ban đầu này, các doanh nghiệp kinh doanh nên lập kế hoạch và
ưu tiên các hành động cần thực hiện để áp dụng các hoạt động tuyển dụng có trách nhiệm vào hoạt động của mình. Kế
hoạch hành động nên xác định:

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 73


• Những người hoặc phòng ban trong doanh nghiệp kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch
• Một ngân sách thực tế để đảm bảo các thiếu hụt đã xác định có thể được giải quyết thành công
• Các quy trình thực hiện mô tả hoạt động tuyển dụng có trách nhiệm của doanh nghiệp

Cải thiện liên tục: Việc thực hiện các hoạt động tuyển dụng có trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi điều chỉnh
và phản hồi liên tục từ các bên liên quan khác nhau. Để đạt được mục tiêu đó, việc cải thiện liên tục nên bao gồm:
• Giám sát thường xuyên tiến độ thực hiện
• Đào tạo liên tục và xây dựng năng lực cho người lao động và quản lý
• Sự tham gia của người lao động và đại diện của người lao động

P 74 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


Hướng dẫn 18: Cách Đánh giá các
Tổ chức Nhà sản xuất trong Ngành
Thực phẩm
Hướng dẫn này giải thích cách đánh giá các tổ chức nhà sản xuất trong ngành thực phẩm.
Ngoài ra, tài liệu này bổ sung cho Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI Phần III,
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI.
GIỚI THIỆU
Các nhà sản xuất (ví dụ: nông dân và người làm việc tự do) có thể tự nguyện tập hợp lực lượng thông qua các loại tổ chức
nhà sản xuất khác nhau để theo đuổi các mục tiêu thương mại và xã hội. Các thành viên amfori có thể thấy các loại tổ chức
nhà sản xuất sau đây trong chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là trong ngành thực phẩm:

HỢP TÁC XÃ NÔNG DÂN: Hiệp hội hoặc nhóm nông dân tự nguyện hợp tác để gộp sản phẩm của họ để bán. Sản phẩm
gộp đó được tiếp thị và phân phối thông qua hợp tác xã do chính những người nông dân đó sở hữu và kiểm soát.
Từ đồng nghĩa: tổ chức nhà sản xuất cấp 1; nhóm người trồng có tổ chức; hợp tác xã nông dân; hợp tác xã sơ cấp

LIÊN ĐOÀN HỢP TÁC: Một mối quan hệ Hợp tác trong đó tất cả các thành viên là các hợp tác xã. Các liên đoàn hợp tác là
một hình thức trong đó các hợp tác xã nông dân có thể thực hiện Nguyên tắc Hợp tác thứ sáu, "hợp tác giữa các hợp tác
xã".
Từ đồng nghĩa: tổ chức nhà sản xuất cấp 2; hợp tác xã thứ cấp

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 75


Hợp tác xã tuân thủ 7 nguyên tắc Rochdale, là một loạt các quan điểm cho hoạt động của hợp tác xã:
• Tư cách thành viên tự nguyện và mở rộng
• Kiểm soát thành viên dân chủ
• Sự tham gia về kinh tế của các thành viên
• Tự chủ và độc lập
• Giáo dục, đào tạo và thông tin
• Hợp tác giữa các hợp tác xã
• Quan tâm đến cộng đồng

Hợp tác xã thường được xúc tiến thông qua luật pháp quốc gia, phù hợp với Khuyến nghị số 193 của ILO về thúc đẩy hợp
tác xã (2002).

HIỆP HỘI NHÀ SẢN XUẤT: Các hiệp hội nhà sản xuất là các pháp nhân do các cá nhân (hoặc hiệp hội) tự nguyện thành lập
để thúc đẩy lợi ích chung của họ và đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô.

Giống như các hợp tác xã, các hiệp hội nhà sản xuất tiến hành các chức năng kinh tế hoặc thương mại cụ thể như bán
hàng, tiếp thị, xử lý, cung cấp đầu vào, dịch vụ kỹ thuật và mở rộng, tiếp cận tài chính và tiếp cận thông tin, và các chức
năng khác. Tuy nhiên, họ không cần phải tuân thủ các nguyên tắc của hợp tác xã.

Khung pháp lý xác định phạm vi hoạt động của các hiệp hội nhà sản xuất khác nhau tùy theo quốc gia.

THỰC THỂ HỖN HỢP: Thực thể hỗn hợp kết hợp các đặc điểm của các loại thực thể khác nhau. Sơ đồ này minh họa trường
hợp phổ biến của một thực thể kết hợp các đặc điểm của một công ty bất động sản VÀ của một công ty nông nghiệp theo
hợp đồng.

CÁC TỔ CHỨC NHÀ SẢN XUẤT VÀ MỐI QUAN HỆ LÀM VIỆC


Cấu trúc của các tổ chức nhà sản xuất xác định các mối quan hệ và điều kiện làm việc, có thể có tác động đến chiến lược
thẩm định (Due Diligence) của những người tham gia amfori BSCI.

Trong các tổ chức nhà sản xuất, đây là những mối quan hệ công việc phổ biến nhất:
Người lao động do tổ chức nhà sản xuất tuyển dụng: Tổ chức nhà sản xuất có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thuê người
lao động để hỗ trợ các hoạt động của mình (ví dụ: quản trị, thương mại hóa, xử lý và sản xuất).
Thành viên: Các thành viên cá nhân của tổ chức nhà sản xuất có thể đóng góp bằng chuyên môn của họ vào các mục
tiêu của tổ chức. Những đóng góp này không bị chi phối bởi luật lao động và do đó có thể được đền bù theo những cách
khác mà không yêu cầu thù lao lao động.
Người lao động-thành viên: Các thành viên cá nhân của tổ chức nhà sản xuất có thể được tổ chức nhà sản xuất thuê.
Loại mối quan hệ này được quy định bởi luật lao động và do đó những người lao động-thành viên này phải được trả thù
lao tương ứng (ví dụ: tiền lương và an sinh xã hội).
Người lao động do thành viên của tổ chức nhà sản xuất tuyển dụng: Các thành viên của tổ chức (cá nhân hoặc pháp
nhân) có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thuê người lao động để hỗ trợ các hoạt động của họ (ví dụ: người lao động trong
trang trại).

Nếu tổ chức nhà sản xuất đã ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, họ sẽ cần thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm
bảo rằng các điều kiện làm việc được tổ chức phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.
Để biết thêm thông tin, hãy xem Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI Phần IV, Hướng dẫn dành cho Nhà sản xuất.

P 76 Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI


ĐỐI MẶT VỚI SỰ PHỨC TẠP: CÁCH CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ AMFORI BSCI VÀ
CÁC ĐỐI TÁC KINH DOANH ĐỂ ĐÁNH GIÁ
Khi một thành viên amfori đã lập được sơ đồ của cấu trúc và mối quan hệ làm việc của các tổ chức nhà sản xuất trong chuỗi
cung ứng của họ, họ có thể xác định phương pháp đánh giá amfori BSCI phù hợp nhất với nhu cầu của họ:

Video: Cách chọn các bên tham gia đánh giá đa cấp độ?

Sau khi quyết định tiến hành đánh giá đa cấp độ amfori BSCI, các thành viên amfori sẽ phải thực hiện các lựa chọn khác,
về việc bên nào trong chuỗi cung ứng của họ nên là bên được đánh giá chính và trang trại nào cần được chọn để đưa vào
phạm vi đánh giá.
Mặc dù là một ví dụ cụ thể, video ngắn này sẽ hướng dẫn bạn về các tùy chọn khác nhau có sẵn:

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống – amfori BSCI P 77


amfori
The Gradient Building
Avenue de Tervueren 270
1150 Brussels
Fax: +32 2 762 75 06
Phone: +32 2 762 05 51
E-mail: info@amfori.org

Find and follow us: /amfori

You might also like