Đề THPTQG 3 sinh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.

com/phankhacnghe

ĐỀ LUYỆN SỐ 29

Group Fb thảo luận bài học: https://www.facebook.com/groups/HocSinhcungthayNghe/

Câu 1 [168607]: Nguyên tố nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của axit nucleic?
A. H. B. Mg. C. P. D. N.
Câu 2 [168608]: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hoá nội bào. B. Tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hoá ngoại bào và nội bào. D. Tiêu hoá cơ học.
Câu 3 [168609]: Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5'AXX3'. B. 5'UGA3'. C. 5'AGG3'. D. 5'AGX3'.
Câu 4 [168610]: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A. Đột biến gen. B. Đột biến đa bội. C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến lặp đoạn.
Câu 5 [168611]: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.
Câu 6 [168612]: Ở tế bào nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra ở vị trí nào sau đây?
A. Nhân tế bào. B. Màng tế bào. C. Tế bào chất. D. Trung thể.
Câu 7 [168613]: Giả sử loài thực vật A có bộ NST 2n = 18, loài thực vật B có bộ NST 2n = 18. Theo lí
thuyết, tế bào sinh dưỡng của thể song nhị bội được tạo ra từ 2 loài này có số lượng NST là
A. 18. B. 16. C. 32. D. 36.
Câu 8 [168614]: Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lại nào sau đây cho đời
con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn?
A. aa × aa B. Aa × aa C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 9 [168615]: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân không có đột biến sẽ sinh ra bao nhiêu loại giao
tử?
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 10 [168616]: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu
trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu
trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gen của cây hoa đỏ thuần chủng là?
A. AABB. B. AAbb. C. aaBB. D. Aabb.
Câu 11 [168617]: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn
toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, con trai của
cặp bố mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông?
A. XAXa × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 12 [168618]: Gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen. Quần thể có bao nhiêu kiểu gen về
gen A?
A. 2. B. 3. C. 6. D. 9.
Câu 13 [168619]: Phương pháp nào sau đây sẽ cho phép tạo ra được giống mới thuần chủng về tất cả các
cặp gen?
A. Nuôi hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa. B. Công nghệ chuyển gen.
C. Gây đột biến kết hợp với chọn lọc. D. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi TN THPT MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe

Câu 14 [168620]: Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu là bằng chứng gián tiếp cho thấy:
A. Các loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau.
B. Các loài sinh vật đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
C. Các loài tiến hóa theo hướng đồng quy.
D. Các loài sinh vật có hình thái giống nhau.
Câu 15 [168621]: Hai loài sinh sản vào 2 mùa khác nhau nên không giao phối với nhau. Đây là dạng cách
li nào sau đây?
A. Mùa vụ. B. Địa lí. C. Cơ học. D. Tập tính.
Câu 16 [168622]: Ở giai đoạn tiến hóa nào sau đây xuất hiện cấu trúc nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế
bào?
A. Tiến hóa hóa học và tiền sinh học. B. Tiến hóa hóa học.
C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa tiền sinh học.
Câu 17 [168623]: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Độ ẩm. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài. D. Vật kí sinh.
Câu 18 [168624]: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng. B. Độ ẩm. C. Cạnh tranh. D. Nhiệt độ.
Câu 19 [168625]: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến
A. sự phát triển ưu thế của một loài nào đó trong quần xã.
B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
C. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.
D. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
Câu 20 [168626]: Hệ sinh thái nào sau đây phân bố ở vùng ôn đới?
A. Đồng rêu Hàn đới. B. Rừng lá kim. C. Thảo nguyên. D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 21 [168627]: Khi nói về chu trình Canvin của quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Giai đoạn khử là giai đoạn chuyển hóa chất AlPG thành APG.
B. Giai đoạn tái tạo chất nhận CO2 ban đầu là giai đoạn chuyển hóa A1PG thành Ribulôzơ -1,5- điP.
C. Không có ánh sáng thì vẫn chuyển hóa được Ribulôzơ -1,5- điP thành APG.
D. Không có NADPH thì không xảy ra giai đoạn khử.
Câu 22 [168628]: Trong hoạt động của tim, xung điện ở nút nhĩ thất được lan truyền đến bộ phận nào sau
đây?
A. Nút xoang nhĩ. B. Bó Hiss. C. Mạng Pouking. D. Tế bào tâm nhĩ.
Câu 23 [168629]: Khi nói về cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.
II. Khi môi trường không có đường lactôzơ thì prôtêin ức chế mới được tổng hợp.
III. Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm bất hoạt protein ức
chế.
IV. Khi môi trường có lactôzơ thì prôtêin ức chế mới có hoạt tính sinh học.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24 [168630]: Phép lai nào sau đây cho đời con có số kiểu gen nhiều nhất?
A. AABB × AaBb. B. aaBB × AaBb. C. AaBB × Aabb. D. AaBb × aaBb.
Câu 25 [168631]: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các gen không alen cùng nằm trên một
cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
A. thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.
D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi TN THPT MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe

Câu 26 [168632]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST thường, liên kết
hoàn toàn, trong đó mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây giao phấn với
nhau, thu được F1. Ở F1, kiểu hình có 2 tính trạng trội do 5 kiểu gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn?
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 27 [168633]: Ở trên đất liền có một loài chuột (kí hiệu là A) chuyên ăn rể cây. Có một số cá thể
chuột đã cùng với con người di cư lên đảo và sau rất nhiều năm đã hình thành nên loài chuột B chuyên ăn
lá cây. Loài B đã được hình thành theo con đường
A. địa lí. B. đa bội hoá. C. địa lí hoặc sinh thái. D. sinh thái.
Câu 28 [168634]: Chim sáo mỏ đỏ và linh dương có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hợp tác.
Câu 29 [168635]: Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện
tích môi trường sống tương ứng như sau:

Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần từ thấp đến cao là
A. B → A → C → D. B. B → A → C → D. C. D → C → A → B. D. D → C → B → A.
Câu 30 [168636]: Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng của quần xã thường bị thay đổi.
II. Các quần xã khác nhau thường có độ đa dạng khác nhau.
III. Quần xã sinh vật của hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng cao hơn quần xã của hệ sinh thái tự
nhiên.
IV. Nếu độ đa dạng của quần xã thay đổi thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng trong
quần xã.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 31 [168637]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quần thể, giả sử gen A có 5 alen và có bazơ nitơ dạng hiếm thì quá trình nhân đôi của gen A chắc
chắn sẽ có 6 alen.
II. Khi có bazơ nitơ dạng hiếm thì có thể sẽ gây đột biến làm tăng chiều dài của gen.
III. Gen trong tế bào chất bị đột biến thì chỉ có thể được di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính.
IV. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit vẫn có thể làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 32 [168638]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 1 cặp NST thường, mỗi gen quy
định 1 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện phép lai giữa 2 cá thể, thu được F1. Ở F1, kiểu
hình có 2 tính trạng trội do 3 kiểu gen quy định. Biết không xảy ra đột biến. Có tối đa bao nhiêu phép lai
thỏa mãn?
A. 12. B. 8. C. 7. D. 10.
Câu 33 [168639]: Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh P, Q trong một dòng họ. Biết rằng 2 bệnh này di truyền
phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định, không xảy ra đột biến và người số 8 đến từ quần
thể đang cân bằng di truyền có 16% số người bị bệnh P và 4% số người bị bệnh Q.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi TN THPT MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Cả 2 bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
II. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 5 người trong phả hệ.
III. Cặp vợ chồng 12-13 sinh con bị cả 2 bệnh với xác suất 7/408.
IV. Cặp vợ chồng 12-13 sinh con không mang alen bệnh với xác suất 27/136.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 34 [168640]: Một quần thể ngẫu phối, thế hệ xuất phát có tần số kiểu gen là 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa.
Biết rằng A trội hoàn toàn so với a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 91% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có một dịch bệnh lạ làm tiêu diệt số lượng lớn cá thể thì có thể sẽ làm giảm đa dạng di truyền của
quần thể.
III. Nếu kiểu hình lặn có khả năng sinh sản kém thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm giảm cả tần số alen A và alen a.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 35 [168641]: Một quần thể thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3; Alen A2 quy
định hoa vàng hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ
phấn có 4 kiểu gen với tỉ lệ kiểu hình là 7 cây hoa đỏ; 2 cây hoa vàng; 1 cây hoa trắng. Thế hệ F 1 có tỉ lệ
kiểu hình là 6 cây hoa đỏ; 3 cây hoa vàng; 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây F 1 giao phấn ngẫu nhiên,
thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ P, cây thuần chủng chiếm 60%.
II. Ở thế hệ F1, cây thuần chủng chiếm 80%.
III. Ở thế hệ F2, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm 25%.
IV. Nếu chỉ có các cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn, thì ở F3 có số cây hoa trắng chiếm 1/30.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36 [168642]: Một nghiên cứu được thực hiện để xác định khả năng quang hợp của một loài dương xỉ
(Loài DX, sống dưới tán rừng) và một loài cây bụi (Loài B, sống ngoài sáng) ở các cường độ ánh sáng
(PAR) khác nhau. Kết quả nghiên cứu được biểu diễn bằng đồ thị như hình bên. Từ kết quả nghiên cứu,
có bao nhiêu khẳng định sau đúng?

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi TN THPT MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe

I. Ở điều kiện ánh sáng yếu (dưới 200 đơn vị) loài DX quang hợp tốt hơn loài B.
II. Để đạt tốc độ quang hợp là cực đại, loài B cần cường độ ánh sáng cao khoảng gấp 9 – 10 lần loài DX.
III. Loài DX nhiều khả năng là thực vật ưa bóng, còn loài B là thực vật ưa sáng.
IV. Nếu quần xã chứa 2 loài này diễn thế theo hướng tăng dần sự có mặt của các loài cây gỗ, loài B sẽ
chiếm ưu thế hơn so với loài DX.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37 [168643]: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của
môi trường.
C. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Câu 38 [168644]: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa
trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:

Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys;
5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích
các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra
đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 39 [168645]: Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và gen
nằm trên NST thường. Con đực dị hợp hai 2 cặp gen giao phối với con cái dị hợp 2 cặp gen (P), thu được
F1 có tỉ lệ kiểu hình 12 : 3 : 3 : 2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Ở F1, kiểu gen có 1 alen trội chiếm 30%.
II. Ở F1, kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm 20%.
III. Nếu cho con cái ở thế hệ P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có 20% cá thể đồng hợp lặn.
IV. Trong số các cá thể có 2 tính trạng trội ở F1, cá thể mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ 1/3.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 40 [168646]: Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của loài A và B đến sự sinh trưởng và phát triển của loài
C, người ta thực hiện 4 thí nghiệm như sau:

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi TN THPT MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe

Thí nghiệm 1 (TN1): Loại bỏ cả 2 loài A và B ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
Thí nghiệm 2 (TN2): Loại bỏ loài A ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
Thí nghiệm 3 (TN3): Loại bỏ loài B ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
Thí nghiệm 4 (TN4 - Đối chứng): Cả loài A và loài B sinh trưởng cùng trong khu vực loài C sinh sống.
Sau 24 tháng theo dõi thí nghiệm, kết quả thu được như đồ thị ở hình bên:
Thí nghiệm này cho phép rút ra kết luận nào sau đây?
A. Loài A không ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng cá thể của loài C.
B. Loài A và loài B đều kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của loài C.
C. Loài B không ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng cá thể của loài C.
D. Loài A và loài B đều thúc đẩy sự phát triển số lượng cá thể của loài C.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi TN THPT MOON.VN – Học để khẳng định mình

You might also like