Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Nguyễn Đức Trọng

ĐỀ LUYỆN SỐ 4
Câu 1: Cột A thể hiện các loại lipid, cột B thể hiện chức năng của các loại lipid:
(1) Dầu, mỡ (a) đóng vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào và cơ thể đồng thời
là dung môi hoà tan nhiều vitamin như A, D, E, K.
(2) Phospholipid (b) tham gia cấu tạo màng sinh chất và điều hoà tính lỏng của màng
ở tế bào động vật.
(3) Cholesterol (c) tham gia điều hoà sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản của
cơ thể.
(4) Estrogen,
(d) là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
testosterone
Cách ghép đúng là:
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. C. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.
B. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c. D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
Câu 2: Nhóm phân tử sinh học nào sau đây có cấu trúc đa phân:
A. Carbohydrate, protein, nucleic acid.
B. Carbohydrate, protein, lipid.
C. Lipid, protein, nucleic acid.
D. Triglyceride, nucleic acid, protein.
Câu 3: Ý nào sau đây thể hiện đúng vai trò của nước:
A. Giữ nhiệt độ trong cơ thể ổn định
B. là môi trường của các phản ứng sinh hóa
C. làm mặt tế bào căng mịn
D. Giữ nhiệt độ trong cơ thể ổn định và là môi trường của các phản ứng sinh hóa
Câu 4: Cho các ý sau:
1) Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
2) Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
3) Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử
và đại phân tử.
4) Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. 1 C. 2
B. 3 D. Không có ý nào đúng
Câu 5: Vì sao cơ thể chỉ cần một lượng nguyên tố vi lượng rất nhỏ?
A. Phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất tế bào
B. Chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hóa các enzim
C. Nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể
D. Nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể
Câu 6: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn”
giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc C. Nguyên tắc tự điều chỉnh
B. Nguyên tắc mở D. Nguyên tắc bổ sung

1/5
Nguyễn Đức Trọng

Câu 7: Hình bên thể hiện 2 loại amino acid phổ biến trong tự nhiên và có cùng
tính chất ở gốc R, 2 amino acid này đều thuộc nhóm:
A. Amino acid không phân cực.
B. Amino acid phân cực.
C. Amino acid tích điện.
D. Amino acid kị nước.
Câu 8: Một chuỗi polypeptide có 149 amino acid, khi các
amino acid liên kết để tạo nên chuỗi polypeptide này thì đã có bao nhiêu phân tử nước đã giải
phóng ra:
A. 150 phân tử nước. C. 149 phân tử nước.
B. 148 phân tử nước. D. 300 phân tử nước.
Dựa vào hình bên dưới hãy trả lời các câu hỏi từ 9-11.

A B C

Câu 9: Nhóm chức A có tên gọi là gì?


A. Nhóm amino. C. Nhóm carboxyl.
B. Nhóm hydroxyl. D. Nhóm peptide.
Câu 10: Nhóm chức B có tên gọi là gì?
A. Nhóm amino. C. Nhóm carboxyl.
B. Nhóm hydroxyl. D. Nhóm peptide.
Câu 11: Liên kết C có tên gọi là gì?
A. Liên kết ionic. C. Liên kết glycosidic.
B. Liên kết hydrogen. D. Liên kết peptide.
Câu 12: Hình bên mô tả cấu trúc của một đại
phân tử sinh học, chức năng chính của đại
phân tử sinh học này là gì?
A. Là nguồn dự trữ năng lượng dồi dào ở
động vật.
B. Tham gia cấu trúc nên màng tế bào.
C. Là nguồn dự trữ carbon ở động vật.
D. Điều khiển các phản ứng sinh hóa trong tế
bào.
Câu 13: Nhóm phân tử sinh học nào tham gia cấu tạo nên tế bào?
A. Carbohydrate, protein, nucleic acid, aldehyde.
B. Carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.
C. Protein, nucleic acid, alcohol, enzyme, hormone.
D. Protein, nucleic acid, lipid, acid hữu cơ, vitamin.

2/5
Nguyễn Đức Trọng

Câu 14: Dựa vào hình bên, cho biết thành phần nào tạo nên sự
khác biệt giữa các amino acid?
A. Nhóm amino.
B. Nguyên tố carbon trung tâm.
C. Nhóm carboxyl.
D. Nhóm R.
Câu 15: Nguyên tố đóng vai trò quan trọng tạo nên sự đa dạng
của các hợp chất hữu cơ trong tế bào là:
A. Carbon. C. Calcium.
B. Nitrogen. D. Phosphorus.
Câu 16: Đặc điểm nào của nguyên tố carbon giúp cho nguyên tố này có một vai trò hết sức
quan trọng, làm sườn của các hợp chất sống trong tế bào:
A. Có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Không có tính dẫn diện.
C. Có khả năng dẫn nhiệt kém.
D. Có nhiều dạng thù hình khác nhau.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
1) Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến chỉ có đường 6 carbon.
2) Saccharose là loại đường đa có nhiều trong thực vật như mía và củ cải đường.
3) Lactose là loại đường đôi có nhiều trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.
4) Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin.
Số phát biểu đúng về carbohydrate:
A. 4. C. 3.
B. 1. D. 2.
Câu 18: Cho các phát biểu sau về vai trò của các carbohydrate trong tế bào và cơ thể:
1) Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật.
2) Glycogen là nguồn năng lượng dự trữ ở cơ thể động vật và nấm.
3) Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.
4) Lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. C. 3.
B. 1. D. 2.
Câu 19: Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại
rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?
A. Vì cellulose giúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn
trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.
B. Vì cellulose đóng vai trò như chất cảm ứng kích thích các enzyme tiêu hóa hoạt động nhờ
đó thức ăn được tiêu hóa nhanh và triệt để hơn.
C. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn dự trữ năng
lượng mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
D. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn nguyên liệu
cấu trúc tế bào mà không cần thông qua sự tiêu hóa.

3/5
Nguyễn Đức Trọng

Câu 20: Hình bên mô tả cấu trúc 3D của 1 đại phân tử sinh học có chức năng
cấu trúc nên các loại màng sinh học, đại phân tử sinh học này thuộc loại:
A. Lipid đơn giản.
B. Dẫn xuất lipid.
C. Lipid phức tạp.
D. Steroid.
Câu 21: Cho các ý sau:
1) Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất và các loại màng sinh học nói chung.
3) Tham gia điều hòa sinh sản ở động vật.
4) Xúc tác cho các phản ứng sinh học.
Số phát biểu đúng về vai trò của lipid trong tế bào và cơ thể:
A. 4. C. 3.
B. 1. D. 2.
Câu 22: Hình 1 mô tả sự chuyển đối giữ 2 dạng đồng phân của glucose, hình 2 mô tả 2 loại
polysaccharide A và B, hãy cho biết đơn phân tương ứng với mỗi loại polysaccharide:

A B

Hình 1 Hình 2

A. A – α glucose, B – α glucose . C. A – α glucose, B – β glucose.


B. A – β glucose, B – α glucose. D. A – β glucose, B – β glucose.
Câu 23: Hình bên thể hiện cấu trúc phân tử của một phân tử lipid,
hãy cho biết phân tử này thuộc loại nào dưới đây:
A. Chất béo no.
B. Chất béo không no.
C. Phospholipid.
D. Steroid.
Câu 24: Liên kết giữa các phân tử acid béo với phân tử glycerol thuộc loại liên kết gì?
A. Liên kết dieste. C. Liên kết peptide.
B. Liên kết este. D. Liên kết ionic.

TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể?

4/5
Nguyễn Đức Trọng

Câu 2: Trình bày cấu trúc của một phân tử cellulose, cho biết vai trò của cellulose trong tự
nhiên.

Câu 3: Dựa vào các kiến thức đã học, hãy trình bày cấu tạo và vai trò của phospholipid

Câu 4: Dựa vào hình bên hãy trình bày cấu trúc, đặc tính lý – hóa
và vai trò của nước trong tự nhiên.

Câu 5: Hiện nay các nhà khoa học


đã tìm thấy có khoảng 25 loại nguyên
tố hóa học xuất hiện trong một cơ thể
sống. Dựa vào bảng bên hãy cho
biết:
a) Những nguyên tố nào là nguyên
tố đa lượng, vi lượng?
b) Nêu vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng?

5/5

You might also like