Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

THỰC HÀNH VẬT LIỆU CƠ KHÍ

Nhóm sinh viên thực hiện:


1. Nguyễn Khánh Duy (226273)
2. Phạm Phúc Dương (225260)
3. Ngô Khánh Dương (226327)
4. Nguyễn Trung Đoàn (221191)
5. Trần Thanh Đoàn (225964)
6. Nguyễn Đức Thắng (223256)
Nhóm: 2
Lớp: DH22OTO07

Cần Thơ, năm 2024

1
LỜI NÓI ĐẦU

Trong đời sống hằng ngày các vật liệu, thiết bị sử dụng phục vụ cho đời sống còn
đời sống con người đều được chế tạo bằng một vật liệu nào đó, do vậy việc
nghiêng cứu vật liệu, hiểu nó và làm ra những vật liệu mới có tính năng tốt hơn là
nhiệm vụ của vật liệu khoa học. Đối với môn “ Vật liệu cơ khí ” được chia ra làm
hai phần : Phần I là phần lý thiết, ở phần này chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn về các
loại vật liệu truyền thống như: sắt, gang, thép, kim loại màu, ngày nay các chi tiết
bằng các vật liệu mới như composite, polymer…với những tính năng vượt trội
ngày càng được sử dụng rộng rãi, bên cạnh đó trang bị cho chúng ta những kiến
thức cơ bản về chất, các tính chất của vật liệu cơ khí truyền thống, những quy trình
công nghệ nhằm biến đổi những tính chật của vật liệu theo chiều hướng mong
muốn, chẳng hạn nắm rõ về độ bền, sức chịu đựng, các thông số, các kí hiệu, các
quy trình như “ tôi ”, “ ram ”…. , nắm bắt được các tính chất đó để sử dụng tối ưu
hóa vật liệu, cũng những như đưa ra những lựa chọn hợp lí để phù hợp với giá
thành cũng như điều kiện sử dụng vật liệu. Phần II là phần thực hành, đối với phần
thực hành sẽ giúp cho chúng ta kiểm tra được tính chất của vật liệu theo có như lý
thuyết không, bên cạnh đó việc thực hành sẽ đem đến được những trãi nhiệm thực
tế, có cái nhìn cụ thể hơn về vật liệu, đưa ra những nhận xét đúng đắn, hiểu rõ hơn
về các thiết bị chuyên dụng, đồng hiểu thêm về những nguy hiểm, tai nạn trong
quá trình thực hành để đưa ra những biện pháp bảo vệ tốt nhất, bảo về cho bản
thân và cho tài sản, thiết bị.
Trong quá hình học để cho chúng em nắm bắt sâu hơn về môn học này. Nhà
trường cũng như giảng viên tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em vừa được học
lý thuyết, vừa được học thực hành, để cho chúng em được đút kết ra những kinh
nghiệm trong quá trình thực hành trực tiếp, nắm bắt rõ hơn về vật liệu để đưa ra
những vật liệu tối ưu nhất cho quá trình học cũng như cho việc sử dụng vật liệu để
chế tạo, lắp ráp máy, nắm rõ được các phản ứng và tính chất của vật liệu thông qua
việc thực hành trực tiếp, tiếp xúc với các thiết bị chuyên dụng,….
Bài báo cáo dưới đây là bài báo cáo quá trình chúng em thực hành trên vật liệu
dưới sự hướng dẫn, quan sát của giảng viên, bài báo nêu sơ lược tổng quan về quá
trình nhiệt luyện, thực nghiệm quá trình nhiệt luyện bằng các phương pháp thường

2
hóa, tôi bằng phương pháp hàn, phương pháp ram. Qua đó đưa ra những kinh
nghiệm cần thiết trong quá trình thực hành.

PHỤ LỤC

LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………….1


PHỤ LỤC………………………………………………………………….2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NHIỆT LUYỆN.....3
1. Định nghĩa…………………………………………………………........3
2. Các yếu tố đặt trưng cho nhiệt luyện……………………………...…..3
3. Phương pháp nhiệt luyện……………………………………...…….....4
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHIỆT LUYỆN……………......5
BÀI 1: THƯỜNG HÓA……………………………………………….......5
1. Khái niệm thường hóa…………………………………………...……..5
2. Mục đích và lĩnh vực áp dụng………………………………………….5
3. Phương pháp thường hóa……………………………………………....6
BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP TÔI…………………………………………….6
1. Định nghĩa…………………………………………………………….....6
2. Chọn nhiệt độ tôi………………………………………………………..6
3. Các phương pháp tôi thể tích và công dụng……………………….….7,8
4. Thí nghiệm tôi bằng phương pháp hàn……………………………......9
5. Thực hành tôi và ram bằng máy tôi cao tần…………………….….....10
BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP RAM……………………………………….…..11
1. Khái niệm:………………………………………………….....................11
2. Mục đích…………………………………………………………….…...11
3. Các phương pháp ram………………………………………………….11
CHƯƠNG III: TỔNG KẾT……………………………………………....12
1. Kết luận………………………………………………………………….12

3
2. Tài liệu tham khảo………………………………………………..……..12

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH NHIỆT LUYỆN
1. Định nghĩa:
Nhiệt luyện là công nghệ nung nóng kim loại, hợp kim đến nhiệt độ xác định,
giữ nhiệt tại đó một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nghuội với tốc độ nhất định
để làm thay đổi tổ chức, do đó biến đổi cơ tính của các tính chất khác nhau theo
phương hướng đã chọn trước ( nói chung không thể điều chỉnh vô cấp tốc độ
nguội, thường là làm nguội trong một số môi trường như sẽ thấy về sau).
Nhiệt luyện là phương pháp gia công (treatment ) có những đặc điểm riêng. Sau
đây là các điểm phân biệt nguyên công này với các nguyên công gia công cơ khí
khác:
- Khác với đúc, hàn là nó không nung nóng đến trạng thái lỏng, luôn luôn chỉ ở
trạng thái rắn ( tức nhiệt độ nung nóng phải thấp hơn đường rắn).
- Khác với cắt gọt, biến dạng dẻo ( rèn, dập ) khi nhiệt luyện (trừ cơ – nhiệt
luyện) hình dạng và kích thước sản phẩm không thay đổi hay thay đổi không
đáng kể.
- Kết quả của nhiệt luyện được đánh giá bằng biến đổi của tổ chức tế vi và cơ
tính, không thể kiểm tra bằng vẻ ngoài bằng mắt thường.
2. Các yếu tố đặc trưng cho nhiệt luyện:

Hình 1:Sơ đồ quá trình nhiệt luyện

4
Đối với quá trình nhiệt luyện, ít nhất cũng được đặc trưng bằng những thông
số quan trọng sau:
- Nhiệt độ nung nóng T °n: nhiệt độ cao nhất mà quá trình phải đạt đến.
- Thời gian giữ nhiệt t gn :thời gian ngưng ở nhiệt độ nung nóng.
- Tốc độ nguội V nguội sau khi giữ nhiệt
Ba thông số này đặc trưng tương ứng với ba giai đoạn nối tiếp nhau của quá
trình nhiệt luyện: nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội

3. Phương pháp của nhiệt luyện:


* Có 4 phương pháp:
3.1. Thường hóa :
- Định nghĩa: Thường hóa là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng
thép đến trạng thái hoàn toàn là austenit (cao hơn Ac3 hay Acm), giữ nhiệt rồi
làm nguội trong không khí tĩnh để austenit phân hóa thành tổ chức gần ổn
định.
- Mục đích:
◾ Giúp thép có độ cứng cao hơn, độ dẻo thấp hơn so với ủ để phù hợp
cho gia công cắt gọt.
◾ Làm nhỏ hạt thép ( do nguội nhanh hơn ủ)
◾ Làm mất lưới XeII của thép sau cùng tích vì cơ tính rất xấu.
3.2. Tôi:
- Định nghĩa: Tôi thép là phương pháp nhiệt luyện nung thép đến nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ tới hạn (Ac1) để làm xuất hiện Austenit, giữ nhiệt rồi làm nguội
nhanh để biến nó thành Mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác có độ
cứng cao.
- Mục đích: Tăng độ bền, tăng khả năng chịu tải của chi tiết
3.3. Ram:
- Định nghĩa: Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã qua tôi đến
nhiệt độ thấp hơn Ac1 giữ nhiệt để Mactenxit và Austenit dư phân hoá thành
các tổ chức có cơ tính phù hợp rồi làm nguội
- Mục đích:
◾ Làm giảm ứng suất bên trong để không gây ra nứt, cong vênh, gẫy và
hư hỏng chi tiết khi làm việc
◾ Biến tổ chức Mactenxit và Austenit dư thành các tổ chức khác có cơ
tính thích hợp với điều kiện làm việc của chi tiết
3.4. Ủ:
5
- Định nghĩa: Ủ thép là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định,
giữ nhiệt thời gian rồi làm nguội chậm( cùng lò) với tốc độ < 200độ/1h để đạt
được tổ chức cân bằng, với độ cứng thấp nhất, độ dẻo cao nhất
- Mục đích:
◾ Làm giảm độ cứng của thép để phù hợp gia công cắt gọt.
◾ Làm tăng độ dẻo để dễ gia công áp lực.
◾ Khử ứng suất bên trong sau các nguyên công gia công cơ khí, đúc, hàn.
◾ Làm đồng đều về nồng độ trong thép.
◾ Làm nhỏ hạt thép.

CHƯƠNG II: THỰC HÀNH QUÁ TRÌNH NHIỆT LUYỆN


BÀI 1: THƯỜNG HÓA

1. Khái niệm thường hóa:


- Định nghĩa: Thường hóa là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng
thép đến trạng thái hoàn toàn là austenit (cao hơn Ac3 hay Acm), giữ nhiệt rồi
làm nguội trong không khí tĩnh để austenit phân hóa thành tổ chức gần ổn
định.
Tthường hoá = Ac3 hay Accm + (30 ÷ 50oC)
2. Mục đích và lĩnh vực áp dụng:
* Có 3 mục đích lớn :
- Đạt độ cứng thích hợp để gia công cắt cho thép cacbon thấp ( ≤ 0,25% ). Loại
thép này nếu ủ hoàn toàn sẽ đạt độ cứng quá thấp ( HB < 140 ÷ 160 ) , quá
dẻo, phoi khó gãy nên khó cắt gọt, nếu thường hóa sẽ có độ cứng cao hơn,
thích hợp với gia công cắt hơn do phoi giòn hơn, dễ gãy hơn.
+ thép ≤0,25%C - phải thường hóa
+ thép 0,30 ÷ 0,65%C - phải ủ thường hóa
+ thép ≥ 0,70%C - phải ủ không hoàn toàn ( ủ cầu hóa )
-Làm nhỏ xementit chuẩn bị cho nhiệt luyện kết thúc. Khi thường hóa tạo ra tổ
chức peclit phân tán hay xoocbit trong đó xementit có kích thước nhỏ, điều
này rất thuận lợi tạo thành hạt austenit
nhỏ mịn khi nung nóng cho nhiệt
luyện kết thúc.

6
Hình 2. Khoảng nhiệt đổ ủ, thường hóa và tôi cho thép cacbon

-Làm mất lưới xementit II của thép sau cùng tích. Như đã biết xementit II
trong thép sau cùng tích thường ở dạng lưới làm cho thép giòn ( pha giòn ở
dạng liên tục không những làm tăng mạnh độ giòn chung mà còn ảnh hưởng
xấu đến độ nhẵn bóng khi cắt gọt).
3. Phương pháp thường hóa:

Trong tất cả các nguyên công nhiệt luyện, tôi thép là phương pháp quan trọng
nhất vì nó tạo ra cho chi tiết độ bền độ cứng và tính chống mài mòn cao nhất

BÀI 2: TÔI THÉP

1. Định nghĩa:
- Tôi thép là phương pháp nhiệt luyện bao gồm : nung thép lên cao quá nhiệt
độ tới hạn Ac1 để làm xuất hiện austenit, giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh thích
hợp để biến nó thành mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác với độ
cứng cao.
- Mục đích:
+ Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn
+ Nâng cao độ bền và sức chịu tải cho chi tiết máy
2. Chọn nhiệt độ tôi:
a. Đối với thép cùng trước cùng tích và cùng tích ( ≤ 0,80%C):
- Nhiệt độ tôi phải lấy cao hơn Ac3 tức nung nóng tới trạng thái hoàn toàn là
austenit. Cách tôi như vậy là tôi hoàn toàn.

Ttôi = Ac3 + (30 ÷ 50oC)


=> Tổ chức đạt được là mactenxit + austenit
b. Đối với thép sau cùng tích ( ≥0,90%C) dư:
- Nhiệt độ tôi chỉ lấy cao hơn Ac1tức nung nóng tới trạng thái không hoàn toàn
là austenit ( γ + Xe II ). Cách tôi như vậy là cách tôi không hoàn toàn.
T t = Ac1 +¿( 30 ÷ 50o C ¿ ≈ 760 ÷780 o C
0

7
=> Mọi thép trên đều có nhiệt độ tôi như nhau với tổ chức đạt được là
mactenxit + xementit II + austenit dư
c. Đối với thép hợp kim:
- Phân ra làm hai trường hợp:
+ Đối với thép hợp kim thấp, nhiệt độ tôi không khác gì thép cacbon tương
đương hay có sai khác không nhiều
+ Đối với thép hợp kim trugn bình và cao, nhiệt độ tôi khác nhiều với thép
cacbon tương đương, không thể lấy nó làm cơ sở để tính ra nhiệt độ cụ thể, mà
phải ra trong các sách tra cứu và sổ tay kỹ thuật.
3. Các phương pháp tôi thể tích và công dụng:
a. Tôi trong một môi trường và các môi trường dùng:
- Đây là phương pháp tôi quan trọng nhất, chủ yếu nhất, được dùng rộng rãi
nhất. Vấn đề chọn môi trường làm nguội – môi trường tôi có ý nghĩa quyết
định.
- Yêu cầu đối với môi trường tôi
+ Phải làm nguội nhanh thép sao cho đạt được mactenxit, đây là yêu cầu
phải tính đến đầu tiên
+ Không làm thép bị nứt hay biến dạng ( có thể biến dạng nhỏ trong phạm
vi cho phép)
+ Phải tính đến các yếu tố kinh tế, an toàn và bảo vệ môi trường.
= > Sau khi nung nóng và giữ nhiệt, chi tiết được nhúng vào môi trường tôi
cho đến khi nguội dần
b. Tôi trong hai môi trường:

Hình 3 .Phương thức làm nguội trong các phương pháp tôi

- Cách tôi này có phương thức làm nguội được biểu thị bằng đường b hình
2. Thép được làm nguội nhanh trong môi trường tôi mạnh – nước, nước
pha muối, xút đến khi sắp xảy ra chuyển biến mactenxit ( 300 ÷ 400 O C )
8
thì nhậc ra chuyển sang làm lạnh trong môi trường tôi yếu: dầu (hay
không khí) cho đến khi nguội hẳn để đảm bảo độ cứng cao cho thép vừa
ít gây biến dạng.
- Nhược điểm về mặt công nghệ các cách tôi này là khó xác định thời điểm
chuyển môi trường ( thường chỉ vài giây nên phải xử lý chính xác), nếu
quá sớm thép không thể đạt độ cứng cao do có chuyển biến hỗn hợp ferit
- xementit khi làm nguội chậm tiếp theo, nếu muộn thì chuyển biến
mactenxit sẽ xảy ra trong môi trường tôi mạnh, dễ gây nứt biến dạng.
- Thời gian giữ trong nước được tính theo mức 2 ÷3 s cho 10mm đường
kính hay chiều dày, sau đó mới chuyển sang dầu.
- Cách này đòi hỏi phải có kinh nghiệm, khó cơ khí hóa, tính lặp lại thấp
chỉ áp dụng cho tôi đơn chiếc cho thép cacbon cao, yêu cầu độ cứng lớn
nhưng không đều ở các lần tôi khác nhau.
c. Tôi phân cấp:
- Cách tôi này khắc phục được khó khăn về xác định thời điểm chuyển môi
trường của cách tôi trên. Thép nung được nhúng vào môi trường lỏng có
nhiệt độ khoảng 50 ÷ 100O C , thép bị nguội đến nhiệt độ này và giữ nhiệt
khoảng 3 đến 5 phút. Sau đó để ra không khí để chuyển biến mactenxit xảy
ra.
- Ưu điểm là: độ cứng cao, ứng suất nhỏ, độ biến dạng thấp, có thể sửa khi
thép ở trạng thái còn dẻo.
- Hạn chế là: có năng suất thấp, áp dụng cho thép có V th nhỏ và tiết diện nhỏ
như mũi khoan, day phây…
*Chú ý: Cả ba phương pháp tôi trên đều đạt được tổ chức mactenxit
d. Tôi đẳng nhiệt:
- Quá trình này được biểu diễn bằng đường d trên hình 2, thời gian giữ đẳng
nhiệt lâu hơn trong môi trường lỏng ( hàng giờ ), có độ cứng tương đối cao,
độ dai tốt. Nhiệt độ giữ đẳng nhiệt ở các tổ chức khác nhau: 250 ÷ 400 o C -
bainit, 500 ÷ 600o C - trôxit.
- Sau khi tôi không phải ram, có tất cả ưu, nhược điểm của tôi phân cấp,
khác có độ cứng thấp hơn, độ dai cao hơn. Năng suất thấp nên rất ít áp dụng
cách tôi này.
- Trong đó một số dụng cụ có yêu cầu cao về độ biến dạng cho phép và
không yêu cầu độ cứng cao.
e. Tôi tự ram:
- Là cách tôi không triệt để, chỉ trong thời gian ngắn vài chục giây để sau đó
nhiệt của lõi hay các phần khác truyền đến, nung nóng tức ram ngay phần
vừa được tôi.
- Ứng dụng rộng rãi khi tôi bộ phận ( như tôi đục, chạm ), tôi cảm ứng các
chi tiết lớn ( băng máy, trục dài,…).
4. Thí nghiệm tôi bằng phương pháp hàn:
9
- Sơ đồ tôi:

- Quy trình thực hiện:

Bước Nội dung chính Phương pháp thực hiện


1 Nun nóng Hàn đắp liên tục để xác định
Nhiệt độ: 930 o C được màu của mối hàn từ
Thời gian: 18s bảng màu.
Cường độ 120A
Que hàn 2,5mm

30

2 Giữ nhiệt Hàn đấp liên tục các đường


Nhiệt độ: 14 hàn khác kiểm tra các đường
Thời gian: 105s hàn giống như màu đã xác
định.

30

10
3 Làm nguội nhanh Sau khi hàn xong lập tức
nhúng phôi vào nước từ 2
đến 3s để phôi nguội lại rồi
lấy ra.

- So sánh phôi trước khi tôi và sau khi tôi


+ Độ cứng: phôi 2 cứng hơn trước khi tôi
+ Độ va đập: phôi 2 va đập với dao nhiều hơn khi tiện
+ Độ nhẵn: phôi 2 không nhẵn bằng phôi 1
+ Độ mài mòn: phôi 2 ít bị mài mòn
+ Mạc kim loại: phôi 1 mạc kim loại kéo sợi, phôi 2 không kéo sợi – rời rạc
*Chú thích : + phôi 1: phôi trước khi tôi
+ phôi 2 : phôi sau khi tôi
5. Thực hành tôi và ram bằng máy tôi cao tần:
Bước Nội dung thực hiện Phương pháp thực hiện
1 Nung nóng Mở công tắc máy và két nước => đặt
o
Nhiệt độ: 800 C phôi vào vòng tôi rồi chỉnh chế độ
Thời gian: 4 phút 56 giây thủ công, => nhấn nút star màu vàng
trên máy => xoay nút điều chỉnh
nhiệt độ đến 800 o C => theo dỗi màu
sắc của phôi và tra bảng màu chuẩn
=> kết thúc thời gian tôi.
2 Giữ nhiệt Khi phôi suất hiện màu đúng với
o
Nhiệt độ: 800 C màu yêu cầu khi tra bảng 930 o C
Thời gian: 3 phút 10 giây ( cam) => bắt đầu tính thời gian giữ
nhiệt của phôi
Khi phôi chuyển sang màu của nhiệt
độ yêu cầu thì nhấn nút màu stop
màu đỏ để tắt máy – kết thúc thời
gian giữ nhiệt.
3 Làm nguội nhanh Dùng kịp chuyên dụng lập tức gấp
Thời gian: 20 giây phôi ra => nhúng phôi vào dung
dịch nước làm nguội ( nhúng toàn bộ
vào dung dịch ) => tính thời gian
làm nguội cho đến khi phôi không
còn sôi trông dung dịch => lấy phôi
ra kết thúc quá trình làm nguội
nhanh.
4 Ram cao Dùng kẹp chuyện dụng gắp phôi đặt
o
Nhiệt độ: 600 C vào vòng tôi => ấn nút start nút màu
11
Thời gian: 3 phút 47 giây vàng trên máy tôi => điều chỉnh đến
nhiệt độ 600 o C => bắt đầu quá trình
ram => bấm thời gian ram =>quan
sát màu sắc của phôi chuyển đến
màu cần yêu cầu ( màu đỏ - đen ) =>
nhấn nút stop màu vàng rồi tắt máy
=> dùng kẹp lấy phoi ra => tắt công
tắt máy tôi và két nước.
5 Làm nguội Dùng kẹp chuyên dụng nhúng phôi
từ từ vào nước cho đến khi hết phôi
và dung dịch nước không sôi thì
phôi ra => kết thúc quá trình làm
nguội

BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP RAM

1. Khái niệm:
- Là một phương pháp nhiệt luyện các kim loại và hợp kim gồm nung nóng chi
tiết đã tôi đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn (Ac1), sau đó giữ nhiệt một
thời gian cần thiết để mactenxit và austenit dư phân hoá thành các tổ chức
thích hợp rồi làm nguội.
2. Mục đích:
- Giảm hay khử bỏ ứng suất bên trong và điều chỉnh cơ tính cho phù hợp với
điều kiện làm việc cụ thể của chi tiết và dụng cụ.
3. Phương pháp ram:
* Được chia ra làm 3 phương pháp:
a. Ram thấp ( 150 ÷ 250o C ):
- Là phương pháp nhiệt luyện gồm nung nóng thép đã tôi trong khoảng 150
đến 250 độ C tổ chức đạt được là mactenxit ram. Khi Ram thấp hầu như độ
cứng không thay đổi (có thay đổi thì rất ít: từ 1-3 HRC)
- Áp dụng cho các chi tiết như lò xo, nhíp, khuôn rèn, và dùng cho dụng cụ -
chi tiết máy cần có độ cứng và tính chống mài mòn cao như: toàn bộ dao cẳ,
khuôn dập nguội,bánh răng,….
b. Ram trung bình ( 300 ÷ 450 o C ):
- Là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 300-450 độ C, tổ chức
đạt được là trustit ram. Khi ram trung bình độ cứng của thép tôi tuy có giảm
nhưng vẫn còn khá cao, khoảng 40-45 HRC, ứng suất bên trong giảm mạnh,
giới hạn đàn hồi đạt được giá trị cao nhất, độ dẻo, độ dai tăng lên.
12
- Áp dụng cho chi tiết máy, dụng cụ cần độ tương đối cao và đàn hồi như
khuôn dập nóng, khuôn rèn, lò xo, nhíp….
c. Ram cao (500 ÷ 650o C ):
- Là phương pháp nung nóng thép đã tôi trong khoảng 500-650 độ C, tổ chức
đạt được là xoocbit ram. Khi ram cao độ cứng của thép tôi giảm mạnh ,giảm
khoảng 15-25 HRC, ứng suất trong bị khử bỏ, độ bền giảm đi còn độ dẻo, độ
dai tăng lên mạnh.
- Áp dụng cho các chi tiết chịu tải trọng động vã tĩnh lớn như thanh truyền,
bánh răng trục.
- Phân loại các phương pháp ram này chỉ đúng cho thép các bon và thời gian
giữ nhiệt thường lấy 1 giờ. Đối với thép hợp kim nhiệt độ ram cao hơn, phải
tra trong sổ tay nhiệt luyện.

CHƯƠNG III: TỔNG KẾT

1. Kết luận
a. Phương pháp thường hóa:
- Thường hóa được thực hiện bằng cách nung nóng thép đến trạng thái austenit
duy trì nhiệt độ, làm nguội trong không khí để phân tán thành xoocbit.
- Độ cứng khá thấp
- Chủ yếu giúp thép có độ cứng cao hơn, độ dẻo thấp hơn để phù hợp với gia
công cắt gọt
b. Phương pháp tôi:
- Nung thép đến nhiệt độ quá giới hạn, quá trình tôi xuất hiện tổ chức austenit.
- Tăng độ bền, tăng khả năng chịu tải
c. Phương pháp ram:
- Nung thép đã tôi đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giữ nhiệt, nhiệt độ được duy
trì một khoảng thời gian nhất định.
- Chủ yếu là làm giảm ứng suất để không gây nứt, gẫy, hư hỏng…..
=> Qua các phương pháp trên cho chúng ta thấy nhiệt luyện là một quá trình
vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thép để tạo ra
những chi tiết cho phù hợp. Từ đó chúng ta đưa ra được những phương pháp
tối ưu và phù hợp cho từng quy trình, để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đáp
ứng đầy đủ yêu cầu trong quá trình sử dụng.

2. Tài liệu tham khảo:


- Giáo Trình Vật Liệu Cơ Khí – Châu Minh Quang
- Nguyễn Hùng, Kim loại học và nhiệt luyện, NXB Giáo dục, 1983
- Giáo Trình Vật Liệu Cơ Khí – TS. Nguyễn Văn Lịch ( chủ biên ) – ThS. Vũ
Phi Long – ThS. Nguyễn Thị Nam.
13

You might also like