Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

I. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
1. Đông Nam Á hải đảo
- Phong trào chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á bùng nổ từ rất sớm, tiêu
biểu là ở Inđônêxia và Philíppin.
+ Ở Inđônêxia: từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan
bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 -
1830). Sau cuộc khởi nghĩa này, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp
các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philíppin
từ năm 1521, rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn ba thế kỉ. Trong số đó, cuộc khởi
nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829).
2. Đông Nam Á lục địa
- Ở Miến Điện:
+ Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 - 1885)
mới chiếm được Miến Điện.
+ Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh
bị tổn thất nặng nề.
+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với
cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.
- Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân
Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.
+ Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng
đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải
mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt
Nam.
+ Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong
cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các
cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những
cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.
II. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông
Nam Á
Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các
nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một
thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn
phát triển chính.
- Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Khởi đầu cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân
tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào
theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban
Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các
nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong
phong trào đấu tranh.
- Giai đoạn từ năm 1920 - 1945: Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào
đấu tranh
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam,
Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh
hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn từ năm 1945 - 1975: Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời
cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn
sóng đấu tranh dâng cao: Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành
cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước
được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).
+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).
III. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
1. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
* Ảnh hưởng tiêu cực:
- Về kinh tế:
+ Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông
Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi
vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.
- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính
sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và
lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một
trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân
cư.
+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành
độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…
- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực
dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của
nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.
* Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có
ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ
tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hành chính,…
2. Quá trình tái thiết và phát triển
- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông
Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công
nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại
trong khu vực.
+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế
nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết
những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.
+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện
chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản
xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền
kinh tế.
- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị
trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm
đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm
1998.
- Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các
nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với
tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến
về căn bản.
KIẾN THỨC MỚI
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
2. Đông Nam Á hải đảo
Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số
nước Đông Nam Á hải đảo.
Đáp án:
- Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII tại
In-đô-nê-xi-a, dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX,
hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng
thất bại.
- Tại Phi-lip-pin, phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ
giữa thế kỉ XVI. Từ thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi
giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.
1. Đông Nam Á lục địa
Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở
Mi-an-ma và ba nước Đông Dương.
Đáp án:
 Tại Mi-an-ma, các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 –
1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ. Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ,
người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.
 Tại Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra
quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 – 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn
thất nặng nề.
 Tại Cam-pu-chia, sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ
của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân
 nổ ra như cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 – 1892), của A-
cha Xoa (1863-1866),...
 Tại Lào, phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ
của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.
2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
Đông Nam Á
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4 (SGK, tr.37), trình bày các giai
đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trên
đường thời gian.
Đáp án:
- Cuối thế kỉ XIX đến 1920:
 Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong
kiến hoặc nông dân lãnh đạo diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
 Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Phi-
lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- 1920-1945:
 Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai
khuynh hướng tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô
sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh
của nhân dân bằng cả phương pháp hoà bình và đấu tranh vũ trang.
 Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước
như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập
dân tộc.
- 1945-1975:
 Tại Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, diễn ra đấu tranh yêu
cầu các nước thực dẫn phương Tây trao trả độc lập.
 Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia tiến hành
cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.
3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
4. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
Câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đáp án:
- Thành tựu: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công
nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn
hoá như chữ viết, tôn giáo, giáo dục,...
- Hậu quả:
 Về chính trị – xã hội, chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây là
một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền
gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên
giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
 Về kinh tế, chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc
hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên
liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của phương Tây.
 Về văn hoá, thực dân phương Tây áp đặt nền văn hoá nô dịch, thi hành chính
sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước
thuộc địa.
- Tại Việt Nam, việc người Pháp chia nước ta thành ba kì với ba chế độ chính trị
khác nhau, lập ra nhiều xứ tự trị, đã làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn
giáo, tộc người. Chính sách thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hoá,
dịch vụ làm cho nền kinh tế Việt Nam què quặt, nghèo nàn, phụ thuộc vào chính
quốc.
1. Quá trình tái thiết và phát triển
Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
Đáp án:
 Từ những năm 60 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập ASEAN triển khai chính
sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Những năm 70 của thế kỉ
XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp
hóa hướng tới xuất khẩu. Chính sách này đã tạo ra bước phát triển kinh tế,
xã hội mới, thay đổi bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.
 Đối với ba nước Đông Dương, cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam,
Lào, Cam-pu-chia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng
bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
 Tại Mi-an-ma, từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát
triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách
kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình
Mi-an-ma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.
 Tại Bru-nây, sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ đã thi hành nhiều chính
sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại
được xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là
ngành chế biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Bru-nây năm 2021
đạt 31 723 USD.
 Tại Ti-mo Lét-te, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi
hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế,
xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang
gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho Ti-mo Lét-te.

LUYỆN TẬP
Câu 1. Hoàn thành bảng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam
Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975 theo các nội dung sau:

Đáp án:

Giai đoạn Lực lượng Hình thức đấu Kết quả, ý nghĩa
tranh
lãnh đạo
Cuối thế - Nông dân Đấu tranh vũ trang - Phần lớn thất bại
kỉ XIX-
1920 - Trí thức cấp tiến - Thể hiện tinh thần yêu
nước, ý chí chống giặc
ngoại xâm, khát vọng độc
lập, tự do của nhân dân
các nước.
1920- - Giai cấp vô sản Phương pháp hoà - Một số nước dành được
1945 bình và đấu tranh vũ độc lập.
- Giai cấp tư sản trang
- Thể hiện tinh thần yêu
nước, ý chí chống giặc
ngoại xâm, khát vọng độc
lập, tự do của nhân dân
các nước.
1945- - Giai cấp vô sản Phương pháp hoà - Các cuộc kháng chiến ở
1975 bình và đấu tranh vũ các quốc gia lần lượt
trang giành thắng lợi.
- Giai cấp tư sản
- Thể hiện tinh thần yêu
nước, ý chí chống giặc
ngoại xâm, khát vọng độc
lập, tự do của nhân dân
các nước.

Câu hỏi 2. Trình bày nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ
XX.
Đáp án:

Lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX chủ yếu xoay quang các cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân các nước khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế
quốc, thực dân. Bên cạnh đó là công cuộc tái thiết các quốc gia sau chiến tranh.-
Một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới:

 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển
hầu khắp ở các nước Đông Nam Á.
 Phong trào đấu tranh có nhiều tiến bộ rõ rệt cùng với sự phát triển và lớn
mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
 Một số chính đảng tư sản ở Đông Nam Á ra đờii.
 Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân
dân các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và quyết liệt.

- Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á:

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập ASEAN triển khai chính sách
công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo
nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm
nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới
xuất khẩu. Chính sách này đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi
bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.

Đối với ba nước Đông Dương, cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào,
Cam-pu-chia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Tại Mi-an-ma, từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất
nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế,
chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mi-an-ma
hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.

Tại Bru-nây, sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách
nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại được
xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là ngành chế
biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Bru-nây năm 2021 đạt 31 723 USD.

Tại Ti-mo Lét-te, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành
nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy
nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn
đề bất ổn cho Ti-mo Lét-te.

VẬN DỤNG
Câu hỏi 3. Tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và giới thiệu với thầy cô, bạn học.

Đáp án:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã trải qua
cuộc hành trình suốt 30 năm, qua các đại dương và châu lục, lăn lộn trong thực
tiễn đấu tranh, tiếp xúc với mọi người lao động nghèo khổ, dù khác màu da,
tiếng nói nhưng cùng chung một cảnh ngộ bị áp bức đọa đầy, cùng chung một
kẻ thù là đế quốc thực dân, cùng có một khát vọng giải phóng mình khỏi thân
phận nô lệ, giành lại độc lập, tự do và nhân phẩm con người. Người đã lãng đạo
nhân dân ta đứng lên đấu tranhm giải phóng dân tộc. Cách mạng giải phóng dân
tộc của Việt Nam với những đỉnh cao đó trong thời đại Hồ Chí Minh đã đưa dân
tộc Việt Nam đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong chống ách áp bức
thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Việt Nam đã lan tỏa sức
mạnh cách mạng giải phóng dân tộc đến tất cả những quốc gia đang bị áp bức,
bóc lột. Qua đó cổ vũ, thức tỉnh và thúc đẩy các phong trào đấu tranh của các
dân tộc bị áp bức chống đế quốc, thực dân.
1. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC Ở ĐÔNG
NAM Á.

a) Đông Nam Á hải đảo

CH: Nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược
của nhân dân In-đô-nê-xi-a và nhân dân Phi-líp-pin.

Trả lời:

♦ Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á
hải đảo diễn ra sớm, quyết liệt, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Inđônêxia và
Philíppin.

- Ở Inđônêxia:

+ Nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ
rộng khắp: Achê (tháng 10/1873), Xumatra (1873 - 1909), Ba Tắc (1878 - 1907),
Calimantan (1884 - 1886),...

+ Lãnh đạo phong trào yêu nước ở Inđônêxia là giai cấp tư sản dân tộc và tầng
lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu.

- Ở Philíppin: từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính
sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động của
thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batanga, Bulacan, Cavitê,
Laguna, Minđanao, Sulu,…

b) Đông Nam Á lục địa

CH1: Trình bày nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân
dân Mi-an-ma.

Trả lời:

Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân
Mianma:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma bùng lên
mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.

+ Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế,
cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.
+ Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu
tranh.

+ Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Mianma chống chính sách
cai trị hà khắc của thực dân Anh.

CH2: Nêu những nội dung cơ bản của phong trào kháng Pháp của nhân dân
Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam.

Trả lời:

- Ở Campuchia:

+ Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt ở
nhiều địa bàn rộng lớn.

+ Tiêu biểu là các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Si-vô-
tha (1861 - 1892) ở U-đông và Phnôm Pênh; A-cha-xoa ở vùng Đông Nam, Pu-
côm-bô ở vùng Đông Bắc Campuchia.

- Ở Lào: cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Lào đã nhận được
sự ủng hộ của người H'Mông và một số cộng đồng dân tộc ít người ở vùng Tây
Bắc Việt Nam.

- Ở Việt Nam: phong trào kháng Pháp của nhân dân Việt Nam nổ ra ngay từ khi
thực dân Pháp vừa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Những năm 1859 - 1867, phong trào kháng Pháp lan rộng khắp các tỉnh Nam
Kỳ với tinh thần “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người
Nam đánh Tây”. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời gian này là: khởi nghĩa
của Trương Định ở Gò Công; khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân tại vùng Đồng
Tháp Mười; khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở vùng Rạch Giá, Kiên Giang,…

+ Từ năm 1873 đến năm 1883, nhân dân Bắc Kỳ anh dũng đứng lên chống
Pháp, lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu biểu là 2 lần chiến thắng Cầu
Giấy.

2. CÁC GIA ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á.
CH: Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của
nhân dân Đông Nam Á.

Trả lời:

Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các
nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang
một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai
đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giải
phóng dân tộc.

+ Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, như: bạo động cách mạng
(Philíppin); khởi nghĩa (Inđônêxia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma); cải cách
ôn hoà (Inđônêxia); đòi dân nguyện (Mianma).

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến 1945

+ Trong những năm 1920 - 1939, nhân dân các dân tộc Đông Nam Á tiếp tục
cuộc đấu tranh chống chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân
phương Tây với hai hình thức: cải cách ôn hoà và bạo động vũ trang.

+ Từ năm 1930, nhiều đảng cộng sản được thành lập (Việt Nam, Malaixia, Xiêm,
Philíppin) để lãnh đạo phong trào đấu tranh.

+ Trong những năm 1940 - 1945, khi phát xít Nhật mở rộng chiến tranh, lần lượt
chiếm đóng các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn sang chống
xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.

+ Tháng 8/1945, chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Inđônêxia,
Lào, Việt Nam đã vùng lên đánh đuổi quân phiệt Nhật giải phóng dân tộc, giành
độc lập, tự do cho đất nước.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975

+ Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) tiếp tục đấu tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

+ Trong khi đó, các nước còn lại đàm phán hòa bình với chính quyền thực dân ở
các thuộc địa của Anh, Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha để giành độc lập.
3. THỜI KÌ TÁI THIẾT VÀ PHÁT TRIỂN SAU KHI GIÀNH
ĐƯỢC ĐỘC LẬP.
a) Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

CH: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ
với thực tế Việt Nam.

Trả lời:

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Về kinh tế: nền kinh tế các nước Đông Nam Á đều yếu kém, lạc hậu, phụ thuộc
vào kinh tế tư bản chủ nghĩa phương Tây.

+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị” của thực dân đã khoét sâu mâu
thuẫn vùng miền, sắc tộc, tôn giáo. Mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội
gay gắt.

+ Về văn hoá: chính sách đồng hoá văn hoá của thực dân phương Tây đã làm
mai một không ít những giá trị văn hoá bản địa Đông Nam Á.

- Ảnh hưởng tích cực: xuất phát từ mục tiêu khai thác thuộc địa, các nước thực
dân phương Tây đã phát triển hệ thống giao thông vận tải, cầu cảng, nhà máy,
hầm mỏ, đồn điền và du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Đông
Nam Á. Vì thế, diện mạo các quốc gia Đông Nam Á cũng có những biến đổi
mang tính tích cực.

♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại
những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:

- Về chính trị: từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp,
Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung
Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên
bản đồ chính trị thế giới.

- Về kinh tế: sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại
một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục
bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương. Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn
nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế
Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc
lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân
dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều
cuộc đấu tranh yêu nước.

- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình
độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn
xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

b) Qúa trình tái thiết và phát triển

CH: Trình bày quá trình tái thiết và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á sau
khi giành được độc lập.

Trả lời:

Nhóm năm nước sáng lập ASEAN: Quá trình tái thiết và phát triển của nhóm
năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan)
trải qua ba giai đoạn chính với những nội dung cụ thể, như sau:

- Giai đoạn 1: từ sau khi giành độc lập đến năm 1967

+ Tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhằm: đẩy mạnh
phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, nhanh
chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

+ Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu, chi phí cao; chưa giải quyết được mối quan
hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

- Giai đoạn 2: từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980

+ Chuyển sang chiến lược Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa
nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất
hàng hóa để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại.

+ Kết quả: kinh tế, xã hội biến đổi to lớn, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông
nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng nhanh.

- Giai đoạn 3: từ những năm 1990 đến nay

+ Chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tăng tác khu vực; tập khai nền kinh tế 4.0.
+ Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này khá cao. Xingapo trở
thành một trong bốn "con rồng” kinh tế của châu Á.

+ Bước sang thế kỉ XXI, các nước này đang tích cực triển khai trong khuôn khổ
ASEAN về Phát triển Kinh tế đồng đều (AFEED).

♦ Nhóm các nước Đông Dương

- Campuchia:

+ Từ năm 1975 đến năm 1991, tình hình chính trị bất ổn, kinh tế khủng hoảng do
chế độ Pôn Pốt gây ra.

+ Từ năm 1991 đến nay, Campuchia hồi sinh, kinh tế tăng trưởng; thúc đẩy
mạnh mẽ hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

- Lào:

+ Từ năm 1975 - 1986, xây dựng nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá và đạt
được một số thành tựu nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Từ cuối năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế có sự
khởi sắc, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện.

- Việt Nam:

+ Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, hình thành nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất
khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

+ Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế ngày
càng sâu rộng.

♦ Các nước khác ở Đông Nam Á

- Bru-nây:

+ Là một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới
nhờ có trữ lượng đáng kể về dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Brunây thi hành chính sách đa
dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Mianma:

+ Sau khi được Anh trao trả độc lập đã thực hiện chính sách tự lực hướng nội,
kinh tế tăng trưởng chậm chạp.

+ Từ cuối năm 1988, chính phủ Mianma tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”,
kinh tế có phần khởi sắc. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân vẫn còn rất nhiều
khó khăn.

- Đông Ti-mo:

+ Tuyên bố độc lập vào ngày 28/11/1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi nước này.
Tuy nhiên, nhân dân Đông Ti-mo đã phải trải qua một thời gian dài đấu tranh
chống lại sự chiếm đóng của các lực lượng Inđônêxia.

+ Ngày 20/5/2002, Đông Ti-mo đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc
lập.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG


Luyện tập

CH: Lập bảng tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập của các nước Đông
Nam Á.

Trả lời:

Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á
Thời gian Nội dung chính
Cuối thế kỉ - Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang
XIX đến đấu tranh giải phóng dân tộc.
năm 1920
- Hình thức đấu tranh phong phú: bạo động cách mạng (Philíppin);
khởi nghĩa (Inđônêxia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma); cải
cách ôn hoà (Inđônêxia); đòi dân nguyện (Mianma).
Từ năm - 1920 - 1939, nhân dân Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh
1920 đến chống thực dân phương Tây với hai hình thức: cải cách ôn hoà và
năm 1945 bạo động vũ trang.

- Từ năm 1930, đảng cộng sản được thành ở một số nước, để


lãnh đạo phong trào đấu tranh.

- 1940 - 194, khi phát xít Nhật mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm
đóng các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn sang
chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.

- Tháng 8/1945, chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân
Inđônêxia, Lào, Việt Nam đã vùng lên đánh đuổi quân phiệt Nhật
giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước.
Từ năm - Các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp
1945 đến và đế quốc Mỹ xâm lược.
năm 1975
- Trong khi đó, các nước còn lại đàm phán hòa bình với chính
quyền thực dân ở các thuộc địa của Anh, Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha
để giành độc lập.

Vận dụng

CH: Nêu những hiểu biết của em về con đường phát triển của Việt Nam từ sau
khi giành được độc lập.

Trả lời:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống
nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc
lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch
Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và
Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên
giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế
hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó
khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và
thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã
tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên
tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua
nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.
- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều
thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là
đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
I. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN XÂM
LƯỢC Ở ĐÔNG NAM Á
a. Đông Nam Á hải đảo

- Ở In-đô-nê-xi-a: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô (1825 –


1830).

+ Lực lượng hưởng ứng và tham gia: lãnh chúa, người dân trên đảo Gia-va,
các đảo khác.

+ Kết quả: thất bại.

+ Ý nghĩa: gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân.

+ Tác động: phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX
– đầu thế kỉ XX.

- Ở Phi-lip-pin: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô (1744 –
1829).

+ Lực lượng tham gia: 20 000 người dân tham gia.

+ Ý nghĩa: là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 – 1829); Đa-ga-hô trở thành
biểu tượng tinh thần cho cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Phi-
lip-pin.

+ Tác động: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha lan rộng ra các đảo,
kéo dài hơn 3 thế kỉ.

b. Đông Nam Á lục địa

- Ở Miến Điện: phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước.

=> Thực dân Anh bị tổn hại nặng nề.

- Ở bán đảo Đông Dương: từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân
Pháp xâm lược bùng nổ mạnh mẽ, từng bước lan rộng.

- Ở Việt Nam: từ năm 1858, phong trào chiến đấu chống xâm lược lan rộng ra
Nam Kỳ, Bắc Kỳ.
- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 -1892).

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
1. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc ở Đông Nam Á.
Giai Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
đoạn 1
- Đánh dấu sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở
Đông Nam Á.

- Đây là giai đoạn phong trào đấu tranh theo ý thức hệ


phong kiến dần được thay bằng phong trào theo xu
hướng tư sản.
Giai 1920 – 1945:
đoạn 2
- Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh.

- Đây là giai đoạn giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính
trị với sự ra đời của Đảng Cộng sản ở nhiều quốc gia:
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Mã Lai, Xiêm,…
Giai 1945 – 1975:
đoạn 3
- Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Phong trào đấu tranh dâng cao với thắng lợi của nhiều
quốc gia (In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào,…).

- Từ năm 1954 – 1975, là giai đoạn các nước Đông Nam


Á lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc.
2. Nhận xét

- Trải qua các giai đoạn phát triển từ cuối thế XIX – nửa sau
thế kỉ XX, xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện
lịch sử cụ thể của từng nước, các nước Đông Nam Á đi đến độc
lập dân tộc.

- Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia (khu vực thuộc địa của Pháp)
trải qua các cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ để giải
phóng dân tộc.

- Các nước khác ở Đông Nam Á (khu vực thuộc địa của Hà
Lan, Anh, Mỹ) phải kết hợp đấu tranh với những cuộc đàm
phán hòa bình kéo dài hàng thập kỉ đi đến cái đích chung là
giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

III. THỜI KÌ TÁI PHÁT TRIỂN SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC
LẬP
a. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

Tác Lĩnh Ảnh hưởng của chế độ thực dân


động vực
Tiêu Kinh - Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những
cực tế nước nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc nặng nề vào
nước ngoài.

- Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là


“vựa lúa” của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng
thiếu lương thực, đói kèm triền miên.
Chính Việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách
trị “chia để trị”, chính sách ngu dân của chính quyền
thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài
cho các nước Đông Nam Á.
Văn Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của
hóa chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến
việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống
của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á.
Tích - Tạo ra sự chuyển biến nhất định trong quá trình phát triển
cực của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở: mở mang
đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng mới.

- Gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản
xuất công nghiệp.

- Phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo,
giáo dục.
b. Quá trình tái thiết và phát triển

- In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po: tiến hành chiến lược công nghiệp hóa
từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

- Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia: từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường,
tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX.
- Bru-nây: tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.

- Mi-an-ma: bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

=> Các nước đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với
tốc độ tăng trưởng hằng năm mức độ cao. Đời sống xã hội có những chuyển
biến căn bản.
1. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN XÂM
LƯỢC Ở ĐÔNG NAM Á.
a) Đông Nam Á hải đảo

CH: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược
ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

 Ở In-đô-nê-xi-a:

- Tháng 10-1873, nhân dân A-chê đã anh dũng chiến đấu chống lại 3 000
quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này. Quân Hà Lan tuy chiếm được hoàng cung
nhưng vẫn không chinh phục được A-chê.

- Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa ở Tây Xu-ma-tơ-ra (1873-1909), Ba Tắc


(1878-1907), Ca-li-man-tan (1884-1886).

- Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ, điển hình là cuộc khởi
nghĩa nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.

- Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường
sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),…

 Ở Phi-lip-pin:

*Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha:

- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).

- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải
phóng dân tộc: xu hướng cải cách và xu hướng bạo động.

* Phong trào đấu tranh chống Mỹ:

- Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm
Philíppin.

- Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.

=> Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.


b) Đông Nam Á lục địa

CH: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm
lược ở Đông Nam Á lục địa.

 Ở Miến Điện: thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo đài hơn
60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện. Phong trào chiến
tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn
thất nặng nể. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh
phải tiếp tục đối phó với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm
sau.

 Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân
dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của
thực dân Pháp. Phong trào kháng chiến lan rộng ra các tỉnh Nam Kì và
Bắc Kì, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thực
dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới đặt được ách đô hộ trên
toàn bộ đất nước Việt Nam.

 Ở Cam-pu-chia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi
nổi trong cả nước: khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892),
khởi nghĩa A-cha Xoa (1863 - 1866), khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 -
1867),...

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐẤU TRANH


GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á.
CH: Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc ở Đông Nam Á.

Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với
các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển
sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua
ba giai đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc
lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế
bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở
các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới
trong phong trào đấu tranh.

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:

+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt
Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra
khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:

+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã
tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh
(1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt
Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập
trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và
Miến Điện (1948).

+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn
thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc
lập năm 1984).

3. THỜI KÌ TÁI THIẾT VÀ PHÁT TRIỂN SAU KHI GIÀNH ĐỘC


LẬP.
a) Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

CH: Khai thác tư liệu 1, 2 (SGK trang 40) và thông tin trong mục, nêu những
ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.

Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á:

 Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài;
Tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên
 Về chính trị: Chính sách "chia để trị", "ngu dân" của chính quyền thực
dân để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài như chia rẽ cộng đồng
dân cư, xung đột sắc tộc, tôn giáo,...
 Về văn hóa: Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai ảnh hướng
tiêu cực đến việc bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống của nền
văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

b) Quá trình tái thiết và phát triển

CH: Tóm tắt những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước
Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.

 Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, nhóm
5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo) tiến
hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX,
sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.

+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay
thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải
quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.

+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực
hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu
vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển
toàn bộ nền kinh tế.

 Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) từng bước chuyển
sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ
80 - 90 của thế kỉ XX.

 Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính
sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách
kinh tế từ cuối năm 1998.

=> Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh
hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát
triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội
có những chuyển biến về căn bản

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG


Luyện tập

CH1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm
lược ở khu vực Đông Nam Á.
#C1 - Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức. Tuy nhiên, các
phong trào đấu tranh đều thất bại.

#C2 - Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi
nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham
gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính
trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát,
nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền
đề cho những giai đoạn sau.

CH2: Xây dựng trục thời gian tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập
dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với
các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển
sang một thời kì mới – thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua 3
giai đoạn phát triển chính.

Vận dụng
CH1: Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ)
về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn
tượng nhất.

*Gợi ý:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất
nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế
hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng
12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh
bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời
gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song
cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng
hoảng về kinh tế - xã hội.

- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và
thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam
đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần
đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát
triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được
nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước
đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của
Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

CH2: Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực
dân Pháp đối với Việt Nam.

* Gợi ý:

 Thực dân Pháp (TDP) duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy
thống trị thực dân; thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức
phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa.
Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), Hồ Chí
Minh (Nguyễn Ái Quốc) viết: “Về hành chính và pháp lý: cả một vực
thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do
và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và
bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca, vì
nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch
hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy
 Thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội
được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra
những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau”2.

 TDP thực hiện “chế độ lính tình nguyện” bằng cách tiến hành những
cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng
chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi đất khách quê người,
trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng.

 Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực dân Pháp đã thể hiện sự “khai
hóa” bằng “chính sách ngu dân” để trị. Tuy người Pháp có mở một số
trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng không phải vì mục tiêu nâng cao dân
trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người Việt có thể giúp việc
đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc
địa của mình.

 Trên lĩnh vực y tế, hầu như người dân không được hưởng sự chăm sóc
y tế, thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh, đặc biệt là các loại
bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng gây tử
vong
Bài tập 6: Có ý kiến cho rằng: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân
phương Tây đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế văn
hoá của các nước Đông Nam Á, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những
chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông
Nam Á về hạ tầng cơ sở”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho
quan điểm của em.

Có ý kiến cho rằng: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã gây
ra nhiều tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế văn hoá của các nước Đông
Nam Á, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến
quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở”

Em có đồng ý với ý kiến trên vì chính sách cai trị của thực dân phương tây
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục đã tác động tiêu cực đến
các nước thuộc địa khiến cho đời sống nhân dân lao động vô cùng khổ cực
nhưng để phục vụ cho mục đích cai trị, bóc lột của mình và nhằm thu lợi
nhuận cao nhất để mang về chính quốc, thực dân phương Tây buộc phải đầu
tư cơ sở hạ tầng, do đó tạo ra một số chuyển biến nhất định. Những chuyển
biến đó nằm ngoài mong muốn chủ quan của thực dân phương Tây.

Bài tập 5: Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet về quá trình
tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc
lập, hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về
sự nỗ lực vươn lên của các nước Đông Nam Á.

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất
nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế
hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng
12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh
bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời
gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song
cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng
hoảng về kinh tế - xã hội.
- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và
thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam
đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần
đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát
triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được
nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước
đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của
Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

Bài tập 4: Quan sát hình bên, em hãy:

4.1. Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình

4.1. Một số nét chính về nhân vật trong hình là Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô

Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà
Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của ông. Sau cuộc khởi
nghĩa này, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở
Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

4.2 Cho biết vai trò của nhân vật này trong phong trào đấu tranh chống
thực dân Hà Lan ở Indonesia

4.2. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà
Lan ở Indonesia có vai trò vô cùng quan trọng, tích cực cho phong trào.
Cuộc khởi nghĩa kéo dài 5 năm ( 1825 - 1830) được các lãnh chúa hưởng
ứng và thu hút sự tham gia của đông đảo người dân từ khắp mọi miền trên
đảo Gia-va và các đảo khác ở Indonesia. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã
gây ra những tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân. Đi-pô-nê-gô-rô trở
thành “một lãnh tự có sự hấp dẫn đối với bộ phận rộng lớn người Gia-va
trong cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Indonesia
Bài tập 3: Quan sát hình bên, em hãy:

3.1 Cho biết đây là biểu tượng của tổ chức nào ở khu vực Đông Nam Á?
Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là gì?
Biểu tượng của tổ chức ASEAN ở khu vực Đông Nam Á

Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là:

Mục tiêu: xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí
hạt nhân và vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp
khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân, tăng cường
dân chủ, pháp quyền và quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng
ASEAN; đề cao bản sắc ASEAN đồng thời tôn trọng các quyền và trách
nhiệm của các thành viên ASEAN; tạo dựng và giữ vững vai trò trung tâm và
chủ động của ASEAN như là động lực chính trong quan hệ và hợp tác với các
đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền bình đẳng và dân tộc tự
quyết, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các thành viên đồng thời
nhấn mạnh giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; không dùng
vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trái với pháp luật quốc tế; giải quyết tranh
chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình; không can thiệp vào công việc nội
bộ của các thành viên; tôn trọng pháp quyền, các nguyên tắc của nền dân
chủ và chính phủ hợp hiến; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền bình
đẳng và đẩy mạnh công bằng xã hội; giữ vững vai trò trung tâm và linh hoạt
của ASEAN trong quan hệ ngoại khối trên tinh thần không phân biệt đối xử;
tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương chung và các cơ chế dựa trên
luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, tiến tới
loại bỏ mọi rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực trong một nền kinh tế do thị
trường điều tiết.

3.2 Ghép hình ảnh Quốc kì của các nước với mốc thời gian phù hợp để
hoàn thiện nội dung về quá trình gia nhập ASEAN của các nước Đông
Nam Á.

a - Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan

b - Bru-nây

c - Việt Nam

d - Myanmar

e - Campuchia
Bài tập 2: Hãy lập và hoàn thành bảng các giai đoạn phát triển chính của
cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm
1975
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm
lược ở Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin).

Câu 2: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân
xâm lược ở Đông Nam Á lục địa.

Câu 3: Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc ở Đông Nam Á.

Câu 4: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông
Nam Á.

Câu 5: Tóm tắt về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á
sau khi giành được độc lập.

DAP AN
Câu 1:

Những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông
Nam Á hải đảo:

- Ở In-đô-nê-xi-a:

+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan
đã bùng nổ mạnh mẽ.

+ Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô -rô (1825 - 1830), với
sự hưởng ứng của các lãnh chúa và sự tham gia của đông đảo người dân
trên đảo Gia-va và các đảo khác. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã gây tổn
thất nặng nể cho chính quyền thực dân.

+ Sau cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các
đảo ở In-đô-nê-xi-a, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Ở Phi-lip-pin:

+ Cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm 1521, lan
rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn 3 thế kỉ.
+ Cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất
(1744 - 1829).

Câu 2:

Những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông
Nam Á lục địa:

- Ở Miến Điện:

+ Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 -
1885) mới chiếm được Miến Điện.

+ Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân
Anh bị tổn thất nặng nề.

+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó
với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.

- Ở Việt Nam:

+ Từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã
làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.

+ Phong trào kháng chiến lan rộng ra các tỉnh Nam Kì và Bắc Kì, thu hút sự
tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thực dân Pháp mất 26 năm
(1858 - 1884) mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

- Ở Cam-pu-chia:

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước.

+ Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các
cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa(1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) có
quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.

Câu 3:

Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông
Nam Á:

- Giai đoạn 1945 – 1975: hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc:
+ Từ năm 1954 đến năm 1975: các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Bru-nây được trao trả độc lập vào
năm 1984).

+ Từ năm 1945 đến năm 1954: làn sóng đấu tranh dâng cao.

 Năm 1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành
cách mạng giành chính quyển và tuyên bố độc lập cùng trong năm đó.
 Một số nước được trao trả độc lập như Phi-líp-pin (1946) và Miến Điện
(1948).

- Giai đoạn 1920 – 1945: xuất hiện mới trong phong trào đấu tranh.

+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước như: In-đô-nê-xi-a
(1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin (trong những năm 30 của thế kỉ
XX).

- Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: khởi đầu cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc.

+ Sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo
nền tảng cho sự hình thành xu hướng mới trong phong trào đấu tranh.

+ Ở giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành
độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dân được
thay thế bằng phong trào theo xu hướng tư sản.

Câu 4:

Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á:

- Về kinh tế:

+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu và
lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là “vựa lúa” của thế giới nhưng
lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên.
- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”,
chính sách “ngu dân”của chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng
nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền
thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị
truyền thống của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á.

Câu 5:

Quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được
độc lập:

- Trong giai đoạn đầu, các nước Đông Nam Á thực hiện chiến lược công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.

- Trong giai đoạn tiếp theo, các nước lần lượt chuyển sang thực hiện chiến
lược công nghiệp hóa, hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản
xuất hàng hóa xuất khẩu.

+ Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường,
tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX.

+ Bru-nây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.

+ Mi-an-ma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

=> Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế
với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống có những chuyển
biến căn bản.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)


Câu 1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm
lược ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì về ảnh hưởng của chế độ thực
dân đối với nước ta?

“ Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống
nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng ràng buộc dư
luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm
cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương
tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 4

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 - 2)

Câu 3: Theo em, nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa
các cộng đồng dân cư.

Câu 4: Mặt tích cực mà chế độ thực dân mang lại cho các nước Đông Nam Á
là gì?
DAP AN
Câu 1:

Nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông
Nam Á: diễn ra sôi nổi, lan rộng, nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân
dân, gây nhiều tổn thức nặng nề cho thực dân.
Câu 2:
Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với nước ta qua đoạn tư liệu:
- Về kinh tế: rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên.
- Về chính trị: thực hiện chính sách ngu dân, gây ra hậu quả nặng nề.
- Về văn hóa: chính sách áp đặt văn hóa ngoại lai, ngăn cản dân tộc đoàn kết
của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát
huy những giá trị truyền thống của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á.
Câu 3:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư
là chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử với các tộc người khác nhau.
Câu 4:
Mặt tích cực mà chế độ thực dân mang lại cho các nước Đông Nam Á: phát
triển về hạ tầng cơ sở, mở mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải
cảng mới,…

3. VẬN DỤNG (3 câu)


Câu 1: Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực
dân Pháp đối với Việt Nam.
Câu 2: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN).

DAP AN
Câu 1:

Những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam:

- Lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất
nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

- Buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

- Dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

- Bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn.

Câu 2:

Hô-xê Ri-đan (1861 - 1896) là anh hùng dân tộc của Phi-lip-pin. Ông theo học
ngành y tại Đại học Ma-đrít (Tây Ban Nha), được tiếp cận nhiều tri thức hiện
đại của phương Tây về triết học, văn học, hội hoạ, điêu khác,... và có khả
năng sử dụng được 22 ngoại ngữ. Hô-xê Ri-đan tập hợp các trí thức Phi-lip-
pin trong tổ chức Liên minh Phi-lip-pin (1892) với chủ trương đấu tranh chính
trị giành độc lập. Ông bị thực dân Tây Ban Nha xử bắn năm 1896.

Câu 3:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 - 8 –
1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 thành viên ban đầu, phát triển dân thành
một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên và trở
thành “mái nhà chung” của 10 quốc gia Đông Nam Á.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)


Câu 1: Cho biết màu sắc trên Quốc kì nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a có ý
nghĩa gì?
Câu 2: Trình bày một số hiểu biết của em về chính sách công nghiệp hóa của
các nước ASEAN.

Câu 3: Em hãy cho biết Lá cờ ASEAN mang ý nghĩa gì?

DAP AN
Câu 1:

Ý nghĩa màu sắc trên Quốc kì nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a: Trên quốc kì In-đô-
nê-xi-a, hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh
chống thực dân Hà Lan vì độc lập, tự do của nhân dân In-đô-nê-xi-a. Họ đã thể
hiện tinh thần dân tộc qua việc bỏ đi dòng kẻ màu xanh trên lá cờ có ba màu của
Hà Lan.

Câu 2:

- Chính sách công nghiệp hoá đã giúp các nước sáng lập ASEAN đáp ứng được
về cơ bản nhụ cầu tiêu dùng của nhản dân, giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển
các ngành chế biến. Trong giai đoạn 1961 - 1966, thu nhập quốc dân của Thái
Lan tăng 7,6 %, dự trữ ngoại tệ tăng 15 %. Một số vấn đề tôn giáo, sắc tộc từng
bước được giải quyết. Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khấu của Thái Lan, Ma-
lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin đạt 130 tỉ USD, chiếm 14 % tổng kim
ngạch ngoại thương của các quốc gia đang phát triển. Trong những năm 70 của
thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng GDP của In-đô-nê-xi-a là 7 - 7,5 %, của Ma-lai-xi-a
là 7,8 %. Xin-ga-po trở thành một trong bốn con rồng kinh tế của châu Á.

Câu 3:

Lá cờ ASEAN đại diện cho một ASEAN năng động, thống nhất, hòa bình và ổn
định. Màu sắc của lá cờ gồm có màu xanh, đỏ, trắng và vàng, đại diện cho các
màu chính của quốc kỳ các nước thành viên ASEAN.

Màu xanh đại diện cho sự hòa bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện sự năng động
và lòng can đảm. Màu trắng thể hiện sự tinh khiết. Màu vàng biểu tượng cho sự
thịnh vượng.

Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của cộng đồng ASEAN.
Hình ảnh bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một
ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu
nghị và đoàn kết.
=> Lá cờ ASEAN là một biểu tượng của sự thống nhất của các quốc gia thành
viên về các nguyên tắc và sự nỗ lực của ASEAN; là một công cụ để tăng cường
nhận thức và sự đoàn kết của cộng đồng ASEAN.

You might also like