Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Câu 1: Chọn phương pháp điều chế thuốc mỡ có hoạt chất rắn tan trong

dung môi trơ, nhưng dung môi này không tan trong tá dược?
A. Trộn đều đơn giản
B. Trộn đều nhũ hóa
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Hòa tan
Câu 2: Hỗn dịch thuốc dầu là cách gọi theo tiêu chí phân loại nào sau
đây?
A. Thể chất
B. Dạng dùng
C. Cách sử dụng
D. Kích thước tiểu phân
Câu 3: Được gọi là nhũ dịch dầu thuốc vì có.....
A. Tướng dầu chiếm tỷ lệ lớn hơn 40%
B. Tướng ngoại là tướng dầu có tác dụng dược lý
C. Tướng nội là tưởng dầu có tác dụng dược lý
D. Tướng dầu là dược chất có tỷ trọng nặng
Câu 4: Đối với loại thuốc mỡ được sử dụng lâu dài, cần phải quan tâm
đến tính chất nào sau đây?
A. Không tách lớp
B. Không khô cứng
C. Không gây dị ứng, kích ứng
D. Không chảy lỏng ở thân nhiệt
Câu 5: Một kỹ thuật không thể thiếu trong điều chế hỗn dịch thuốc theo
phương pháp phân tán cơ học ở qui mô lớn ?
A. Nghiền, xay bột mịn
B. Rây mịn
C. Khuấy trộn
D. Làm mịn
Câu 6: Gôm Arabic thuộc nhóm chất nhũ hóa nào sau đây?
A. Diện hoạt tổng hợp
B. Bán tổng hợp, nhũ tương D/N và N/D
C. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương D/N
D. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương N/D
Câu 7: Điều chế nhũ tương theo phương pháp xà phòng hóa có đặc điểm
đặc biệt là?
A. Chất nhũ hóa hình thành trong quá trình điều chế
B. Chất nhũ hóa ở dạng dịch thể
C. Chất nhũ hóa là xà phòng có sẵn trong công thức
D. Chất nhũ hóa có tác dụng giống xà phòng
Câu 8: Kiểu nhũ tương chủ yếu phụ thuộc vào điều nào sau đây?
A. Sự khác biệt tỉ trọng 2 tướng
B. Tỉ lệ thể tích giữa 2 tướng
C. Kích thước của tiểu phân pha nội
D. Sự khác biệt sức căng bề mặt giữa 2 tướng
Câu 9: Các dẫn xuất Cellulose tan trong nước thuộc nhóm chất nhũ hóa
nào sau đây?
A. Nhũ hóa tổng hợp hoặc bán tổng hợp
B. Nhũ hóa keo thân nước dùng cho nhũ tương N/D
C. Nhũ hóa thiên nhiên, dùng cho nhũ tương D/N
D. Nhũ hóa thiên nhiên, dùng cho nhũ tương N/D
Câu 10: Chọn ý sai khi nói về ưu, nhược điểm của tá dược thuốc mỡ
thuộc nhóm dầu, mỡ, sáp?
A. Có tác dụng nhũ hóa các chất lòng phân cực
B. Trơn nhờn, ky nước, gây bẩn
C. Dễ bị ôi khét do bị oxy hoá
D. Dịu với da
Câu 11: Bột nhão là dạng thuốc?
A. Có chứa 25% hoạt chất rắn phân tán đồng đều trong tá dược
B. Có hoạt chất rắn dạng hạt mịn ≥ 40% phân tán đồng đều trong tá
dược
C. Có cấu trúc hỗn dịch - nhũ tương
D. Có tá được thuộc nhóm thân nước
Câu 12: Nhược điêm lớn nhất của Lanolin là?
A. Khả năng nhũ hóa
B. Thể chất
C. Độ bên vững
D. Khả năng phối hợp với hoạt chất
Câu 13: Chất nào sau đây có trong thành phần của hỗn dịch thuốc?
A. Chất nhũ hóa
B. Chất gây thấm
C. Chất đẳng trương
D. Chất đệm pH
Câu 14: Thuốc mỡ dùng dầu, mỡ, sáp làm tá dược được xếp vào loại
thuốc nào dưới đây?
A. Thuốc mỡ mềm
B. Thuốc mỡ đặc
C. Kem bôi da
D. Sáp
Câu 15: Tween thuộc nhóm chất diện hoạt nào sau đây?
A. Ion hóa cation
B. Ion hóa anion
C. Không ion hóa, dùng cho nhũ tương D/N
D. Không ion hóa, dùng cho nhũ tương N/D
Câu 16: Đường tiêm thích hợp của thuốc tiêm dạng nhũ tương D/N là:
A. Tiêm bắp
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm dưới da
D. Tiêm trong đa
Câu 17: Chọn ý sai khi nói về tính chất của tá được thuốc mỡ thuộc
nhóm hydrocarbon?
A. Dễ phối hợp để điều chỉnh thể chất
B. Dẫn thuốc thấm sâu
C. Không có khả năng nhũ hóa
D. Bền vững về tính chất lý hóa và với vi sinh vật
Câu 18: Với nhũ tương D/N, các cách nói sau đây là đúng, ngoại trừ:
A. Dầu là chất phân tán
B. Nước là môi trường phân tán
C. Dầu là tướng nội
D. Dầu là tướng ngoại
Câu 19: Trạng thái cảm quan thường thấy của một hỗn dịch thô là?
A. Trong suốt, không màu
B. Trắng đục, không có lắng cặn
C. Đục, có thế có lắng cặn
D. Đục không chấp nhận sự lắng cặn
Câu 20: Chọn phương pháp thường dùng điều chế thuốc mỡ với tá dược
nhũ tương hoàn chỉnh?
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Hòa tan
C. Nhã hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa
Câu 21: Với tá dược là PEG, có thể điều chế thuốc mỡ theo phương
pháp nào sau đây?
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Hòa tan
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa
Câu 22: Loại tá dược dùng điều chế thuốc mỡ có tác dụng điều trị toàn
thân là:
A. Tá dược thân dầu
B. Tá dược nhũ tương N/D
C. Tá dược nhũ tương D/N
D. Tá dược khan
Câu 23: Gôm Arabic là chất nhũ hóa được xếp vào loại chất nhũ hóa...
A. Bán tổng hơp
B. Thiên nhiên
C. Tổng hợp
D. Dạng hạt nhỏ
Câu 24: Hỗn dịch thuốc thuộc hệ phân tán nào sau đây?
A. Đồng thể
B. Dị thể thô
C. Keo
D. Vi dị thể
Câu 25: Loại tá dược thuốc mỡ nào sau đây cần thêm đồng thời chất bảo
quản và chất hút ẩm?
A. Tá dược dầu mỡ sáp
B. Tá dược nhũ tương khan
C. Tá dược nhũ tương D/N
D. Tá được nhũ tương N/D
Câu 26: Chọn phương pháp bào chế nhũ tương dùng chất nhũ hóa là
gôm arabic?
A. Phương pháp thêm tướng nội vào tướng ngoại
B. Phương pháp thêm tướng ngoại vào tướng nội
C. Phương pháp nhũ hóa trực tiếp
D. Phương pháp dùng dung môi chung
Câu 27: Phương pháp thường dùng điều chế thuốc mỡ với tá dược là
dầu, mỡ, sáp là:
A. Dung môi chung
В. Trộn đều đơn giản
C. Trộn đều nhũ hóa
D. Nhũ hóa trực tiếp
Câu 28: Yếu tố cần lưu ý nhất khi bảo quản thuốc mỡ là?
A. Hóa học
B. Vi sinh vật
C. Kích thước tiểu phân
D. Môi trường phân tán
Câu 29: Chất nhũ hóa dùng cho cả 3 dạng uống, tiêm, dùng ngoài là?
A. Gôm Arabic
B. Cetrimid
C. Lecithin
D. Methyl cellulose
Câu 30: Chất diện hoạt thường dùng làm chất nhũ hóa vì có tác dụng....
A. Làm tăng sức căng liên bề mặt
B. Làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán
C. Làm giảm sức căng liên bề mặt
D. Làm giảm độ nhớt của môi trường phân tán
Câu 31: Trong điều chế nhũ tương có sự chênh lệch về tỷ trọng giữa hai
tướng, cần phải dùng động tác nào sau đây khi tiến hành điều chế?
A. Sử dụng chất làm giảm độ nhớt môi trường
B. Sử dụng chất nhũ hóa thích hợp
C. Sử dụng dung môi hòa tan một trong hai tướng
D. Khuấy mạnh khi pha chế
Câu 32: Kích thước tiểu phân tướng phân tán lớn thì nhũ tương
A. Dễ tách lớp
B. Khó hình thành
C. Không cần cho chất nhũ hóa
D. Ổn định tốt
Câu 33: Chọn tá dược thường dùng điều chế thuốc mỡ theo phương
pháp trộn đều đơn giản?
A. Thân dầu
B. Khan
C. Nhũ tương hoàn chỉnh
D. Thân nước
Câu 34: Nhũ tương thuốc tiêm truyền sử dụng với mục đích là?
A. Tái lập cân bằng kiềm toan
B. Bù nước và chất điện giải
C. Cung cấp năng lượng
D. Cung cấp lipid.
Câu 35: Dầu thực vật không được sử dụng trong nhũ tương thuốc tiêm
là?
A. Dầu đỗ tương
B. Dầu vừng
C. Dầu oliu
D. Dầu thầu đầu
Câu 36: Dầu, mỡ, sáp dùng trong điều chế thuốc mỡ có khuyết điểm là:
A. Dễ bị ôi khét
B. Độ tinh khiết không cao
C. Không có khả năng nhũ hóa
D.Thể chất không ổn định
Câu 37: Dược chất có tính chất nào sau đây phải pha chế dưới dạng bột,
cốm, hỗn dịch uống?
A. Dễ bị oxy hóa
B. Dễ bị thủy phân
C. Không tan trong nước
D. Có mùi vị khó uống
Câu 38: Nipagin có vai trò gì trong điều chế nhũ tương thuốc?
A. Chất kháng khuẩn
B. Chất chống oxy hóa
C. Chất nhũ hóa
D. Chất điện hoạt
Câu 39: Nồng độ tướng phân tán càng nhỏ thì nhũ tương…..
A. Dễ tách lớp
B. Dễ hình thành
C. Không cần cho chất nhũ hóa
D. Khó điều chế
Câu 40: Trong điều chế nhũ tương có sự chênh lệch tỷ trọng giữa hai
tướng lỏng không đồng tan nhỏ thì nhũ tương….
A. Không điều chế được
B. Dễ hình thành
C. Dễ bị tách lớp
D. Khó điều chế
Câu 41: Ưu điểm của hỗn dịch tiêm là?
A. Không gây kích ứng nơi tiêm
B. Cho tác dụng nhanh
C. Thời gian tác dụng dài hơn so với dạng dung dịch
D. Cho tác dụng tại chỗ vì được chất không khuếch tán được
Câu 42: "Hồ nước" được phân biệt với các dạng thuốc mỡ hỗn dịch khác
vì?
A. Có 40% hot cht rn trong thành phn
B. Điều chế bằng phương pháp trộn đều đơn giản
C. Được xếp vào loại thuốc mỡ mềm
D. Tá dc thân nc và có 40% hot cht rn trong thành phn
Câu 43: Các saponin thuộc nhóm chất nhũ hóa nào sau đây?
A. Diện hoạt tổng hợp
B. Bán tổng hợp, nhũ tương D/N và N/D
C. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương D/N
D. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương N/D
Câu 44: Đường dùng của nhũ tương thuốc dùng Natri lauryisulfat làm
chất nhũ tương hóa là:
A. Uống
B. Tiêm
C. Dùng ngoài
D. Tiêm truyền
Câu 45: Chất giúp nhũ tương dễ hình thành và có độ bền vững nhất định
được gọi là:
A. Chất gây thấm
B. Chất ổn định
C. Chất diện hoạt
D. Chất nhũ hóa
Câu 46: Mục đích của giai đoạn nghiền ướt trong điều chế hỗn dịch là
làm cho dược chất.....
A. Đạt độ mịn thích hợp
B. Trộn đều với chất gây thấm

C. Tan hoàn toàn trong chất dẫn


D. Thấm đều chất DẪN
Cau 47: Ưu điểm lớn nhất của tá dược nhũ tương D/N dùng để điều chế
thuốc mỡ là:
A. Phóng thích hoạt chất nhanh và hoàn toàn
B. Dẫn thuốc thấm sâu
C. Thể chất mịn màng hấp dẫn
D. Dễ rửa
Câu 48: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của tá được nhũ
hoá dùng trong thuốc mỡ?
A. Có khả năng hút mạnh các chất lỏng phân cực
B. Bền vững với nhiệt độ
C. Dễ bám thành lớp mỏng trên các niêm mạc ướt
D. Trơn nhờn, khó rửa
Câu 49: Dược chất có trong nhũ dịch có tính chất nào sau đây?
A. Là các chất lỏng tan trong nước
B. Là các chất lỏng tan trong dầu
C. Là các chất lỏng không tan trong nước
D. Là các chất lỏng không tan trong dầu
Câu 50: Vai trò của tá dược thuốc mỡ không bao gồm yếu tố nào sau
đây?
A. Tăng cường sự phân tán hoạt chất
B. Gây tác dụng điều trị
C. Dẫn thuốc thấm vào nơi cần điều trị
D. Chống tác dụng của vi khuẩn
Câu 51: Chọn phương pháp thường dùng điều chế thuốc mỡ với tá dược
là dầu khoáng vật?
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Trộn đều đơn giản
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa
Câu 52: Dược chất có trong hỗn dịch có tính chất nào sau đây?
A. Là các chất rắn tan trong nước
B. Là các chất rắn tan trong đầu
C. Là các chất rắn không tan trong nước
D. Là các chất lỏng không tan trong dầu
Câu 53: Các yếu tố sau là khuyết điểm của hỗn dịch, ngoại trừ?
A. Tác dụng tại chỗ kém
B. Phân liều khó chính xác
C. Chế phẩm ít ổn định
D. Bào chế khó
Câu 54: Tá dược dùng cho thuốc mỡ bôi lên vết bỏng không nhất thiết
phải đạt yêu cầu nào sau đây?
A. Vô khuẩn
B. Tác dụng kìm khuẩn mạnh
C. Có tác dụng tái sinh mô, làm liền sẹo
D. Dẫn thuốc thấm sâu tuỳ mức độ bỏng
Câu 55: Dạng bào chế nào sau đây có kiểu nhũ tương kiểu N/D?
A. Thuốc mỡ
B. Thuốc tiêm truyền
C. Siro thuốc
D. Thuốc tiêm dung dịch
Câu 56: Với tá dược là Vaselin, có thể điều chế thuốc mỡ theo phương
pháp nào sau đây?
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Hòa tan
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa
Câu 57: Kiểu nhũ tương D/N hay N/D được quyết định chủ yếu bởi yếu
tố nào sau đây?
A. Tỉ lệ giữa 2 tướng
В. Bản chất nhũ hóa
C. Chênh lệch tỉ trọng giữa 2 tướng
D. Cách phối hợp 2 tướng
Câu 58: Chọn tá dược thuốc mỡ thân dầu trong các tá dược sau:
A. Gelatin
B. Natri alginat
C. Lanolin
D. PEG
Câu 59: Giai đoạn quyết định đến chất lượng thuốc mỡ điều chế theo
phương pháp hòa tan là:
A. Phối hợp tá dược
B. Phối hợp dược chất vào tá dược
C. Điều chế tá dược
D. Làm mịn hoạt chất
Câu 60: Chọn tá dược làm thuốc mỡ dạng nhũ tương D/N trong các tá
dược sau:
A. Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh
B. Tá dược khan
C. Tá dược thân nước
D. Tá dược thân dầu
THUỐC TIÊM
Câu 1: Dạng rắn để pha dung dịch tiêm?
A. Áp dụng đối với dược chất khó tan trong dung môi nhưng ổn
định
B. Áp dụng đối với dược chất khó tan trong dung môi và kém ổn
định
C. Áp dụng đối với dược chất dễ tan trong dung môi nhưng
kém ổn định
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm khi tiêm trong da
A. Tiêm thể tích tương đối lớn
B. Thường áp dụng trong các test chuẩn đoán
C. Khi cần cho dược chất hấp thu chậm
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm khi tiêm dưới da?
A. Thường sử dụng thuốc tiêm có tính ưu trương
B. Tiêm lượng thuốc lớn để kéo dài tác dụng
C. Thường sử dụng thuốc tiêm dưới dạng dung dịch dầu
D. Thuốc hấp thu chậm
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm bắp?
A. Thường tiêm thể tích lớn
B. Thường nhược tương để tránh đau nhức khi tiêm
C. Thành phần có thể thêm 1 số chất gây tê để giảm đua
nhức khi tiêm
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm tĩnh mạch?
A. Thuốc nhanh đạt nồng độ trị liệu sau khi tiêm
B. Cần thêm chất sát khuẩn để đảm bảo vô khuẩn
C. Thường có cấu trúc dung dịch nước, dung dịch dầu, hỗn dịch
nhũ tương D/N
D. Nồng độ cần ưu trương cao so với máu
Câu 6: Sinh khả dụng của đường tiêm não cao nhất?
A. IM (cơ delta)
B. IM (cơ đùi)
C. IV tiêm tĩnh mạch
D. SC tiêm dưới da
Câu 7: Thuốc tiêm tương thích với tế bào sống khi có nồng độ
thẩm thấu
A. Nhược trương
B. Đẳng trương
C. Ưu trương
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Thuốc tiêm có tốc độ giải phóng hấp thu dược chất cao
nhất?
A. Có cấu trúc hỗn dịch nước
B. Có cấu trúc hỗn dịch dầu
C. Có cấu trúc dung dịch nước
D. Có cấu trúc dung dịch dầu
Câu 9: Thuốc tiêm có tốc độ giải phóng hấp thu dược chất chậm
nhất?
A. Có cấu trúc dung dịch dầu
B. Có cấu trúc hỗn dịch nước
C. Có cấu trúc dung dịch nước
D. Có cấu trúc hỗn dịch dầu
Câu 10: Thuốc tiêm có những ưu điểm sau, ngoại trừ:
A. Sinh khả dụng cao
B. Tránh tác dụng phụ ở đường tiêu hóa
C. Ít gây đau đớn cho người sử dụng
D. Dùng hiệu quả cao cho cấp cứu
Câu 11: Thuốc tiêm có những nhược điểm sau, ngoại trừ:
A. Có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng
B. Gía thành đắc hơn các djang thuốc khác
C. Khả năng sinh khả dụng không cao
D. Cần phải có người có trình độ chuyên môn để tiêm
Câu 12: Thuốc tiêm thể tích đến bao nhiêu thì được dùng chất sát
trùng
A. > 5ml
B. >10ml
C. >15ml
D. >20ml
Câu 13: Chỉ nhiệt tố nếu có trong thuốc tiêm sẽ gây phản ứng đặc
trưng ở người dùng là:
A. Co giật
B. Dễ gây sốc phản vệ
C. Tăng thân nhiệt
D. Viêm hoạt tử tại vị trí tiêm
Câu 14: Chọn phát biểu đúng khi nói về màu sắc của thuốc tiêm?
A. Không có chất màu với mục đích nhuộm màu chế phẩm
B. Không được có màu
C. Nên cho chất màu để phân biệt các nhóm thuốc tiêm
D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Cho hồng cầu vào một dung dịch, sau 1 thời gian?
A. Hồng cầu bình thường, dung dịch đẳng trương.
B. Hồng cầu trương phồng, dung dịch ưu trương
C. Hồng cầu teo lại, dung dịch nhược trương.
D. Tất cả đều sai.
Câu 16: Yêu câu chung của hoạt chất dùng trong thuôc tiêm,
ngoại trử?
A. Yêu cầu giới hạn độc tổ vi khuẩn nếu cần.
B. Tinh khiết hóa học.
C. Vô trùng
D. Không chia chi nhiệt tố
Câu 17: Nồng độ tối đa cho phép của ethanol dùng làm dung môi
pha thuốc tiêm
A. 25%
B. 15%
C. 5%.
D. 20%
Câu 18: Các chất đắng trương hóa thuốc tiêm thường sử dụng,
ngoại trừ
A. Nipasol
B. Glucose
C. Acid boric
D. Natri clorid.
Câu 19: Giá trị pH của thuốc tiêm phải đáp ứng yêu cầu?
A. Phù hợp với sinh lí và giúp dược chất ổn định.
B. Phù hợp với sinh lí cơ thể đặc biệt là hồng cầu để thuôc
để hấp thu.
C. pH thuốc phải ưu trương so với pH máu
D. pH thuốc phải nhược trương so với pH máu
Câu 20: Yêu cầu chất lượng bao bì thuốc tiêm, ngoại trừ?
A. Không được có màu.
B. Không biến dạng trong bảo quản.
C. Không tác động xấu đến một trường.
D. Không nhả tạp gây độc.
Cân 21: Phương pháp tiệt khuẩn đối với các thuốc tiêm không
bền với nhiệt?
A. Phương pháp nhiệt ẩm.
B. Dùng tia UV.
C. Phương pháp lọc.
D. Tất cả đều sai.
Câu 22: Màng lọc kiểm tra độ trong sử dụng trong thuốc tiêm lỏng
kiểu dung dịch có kích thước?
A. 50 μm.
B. 5 μm
C. 15 μm.
D. 0,45 μm
Câu 23: Màng lọc vô trùng khi pha chế thuốc tiêm có kích thước?
A. 0,45 μm
B. 0,35 μm
C. 0,25 μm
D. 0,22 um
Câu 24: Kích thước hạt của thuốc tiêm kiểu nhũ dịch?
A. 0,45 μm
B. 15 μm
C. 5 μm
D. 50 μm
Câu 25: Thuốc tiêm nào dưới đây yêu cầu pha chế trong điều
kiện vô trùng cao nhất?
A. Thuốc tiêm truyền nhũ tương.
B. Thuốc tiêm hỗn dịch
C. Thuốc tiêm dung dịch.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 27: Thuốc Tiêm truyền tĩnh mạch không cấu trúc nào sau
đây?
A.Hỗn dịch
B. Nhũ tương D/N
C.Dung dịch
D.Tất cả đều sai
Câu 28: Chất nào sau đây không dùng trong pha chế thuốc tiêm
truyền?
A. Chất gây treo.
B. Chất đẳng trương.
C. Chất sát khuẩn.
D.Chất điều chỉnh pH
Câu 29: Yêu cầu chất lượng bao bì thuốc tiêm,ngoại trừ?
A. Không dùng nguyên liệu rẻ tiền
B. Trong suốt
C.Bền cơ học.
D. Trơ về mặt mặt học
Câu 30: Chất nào ít dược cho vào trong điều chế bảo bì thuốc
tiêm?
A. Chất khử màu.
B. Chất tạo màu.
C. Chất tăng độ bền.
D. Chất làm bóng
Câu 31: Thủy tinh thường được nhả vào dung dịch thuốc là chất
gì?
A. Acid
B. Màu
C. Kiềm
THUỐC NHỎ MẮT
Câu 1: Yếu tố bảo vệ tự nhiên của mắt là?
A. Amylase.
B. Glucosidase.
C. Vitamin E
D. Lysozym
Câu 2: Nơi chứa nhiều mạch máu của mắt là?
A. Kết mạc.
B. Giác mạc.
C. Tuyến lệ.
D. Mống mắt.
Câu 3: Yêu cầu cao nhất về chất lượng thuốc nhỏ mắt cần có là?
A. Độ nhớt và độ thẩm thấu phải phù hợp với mắt.
B. Có chất sát khuẩn trong thuốc nhỏ mắt.
C. Có pH phù hợp.
D. Vô Khuẩn.
Câu 5: Chọn phát biểu sai về thuốc mỡ tra mắt?
A. Được đưa vào túi kết mạc nhờ tính dẻo, dính của tá dược.
B. Giúp giảm số lần dùng thuốc trong ngày so với dạng dung
dịch.
C. Làm mờ mắt tạm thời.
D. Thường tiệt khuẩn bằng phương pháp lọc.
Câu 6: Thuốc mỡ tra mắt dùng phù hợp nhất vào thời điểm?
A. Buổi sáng.
B. Buổi chiều
C. Ban đêm.
D. Buổi trưa.
Câu 7: Các yêu cầu về dược chất của thuốc nhỏ mắt cần có,
ngoại trừ?
A. Bền vững và không gây kích ứng mắt.
B. Chỉ có những hoạt chất có độ ổn định trên 1 tháng mới
được pha chế trong quy mô công nghiệp.
C. Hoạt chất thường dùng: kháng sinh, kháng viêm, vitamin,
enzyme, kháng histamine.
D. Phải có tác dụng mạnh ở nồng độ thấp.
Câu 8: Tiêu chuẩn nước dùng làm dung môi pha thuốc nhỏ mắt
phải là?
A. Nước cất pha tiêm.
B. Nước cất vô khuẩn
C. Nước cất 2 lần.
D. Nước cất 2 lần có pha chất sát khuẩn.
Câu 9: Yêu cầu của dầu thực vật làm dung môi thuốc nhỏ mắt?
A. Được acid hóa và tiệt khuẩn ở 135 - 140°C/1g.
B. Được bazơ hóa và tiệt khuẩn ở 135 - 140°C/1 g.
C. Được trung tính hóa và tiệt khuẩn ở 135 - 140°C/1g
D. Tất cả đều sai.
Câu 10: Vai trò của chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt?
A. Giúp mắt tránh bị kích ứng.
B. Chống sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
C. Giúp thuốc có tác dụng kéo dài hơn.
D. Giúp thuốc ổn định với oxy, ánh sáng.
Câu 11: Chất bảo quản thường không cho vào thuốc nhỏ mắt?
A. Trong thành phần đã có kháng sinh.
B. Dạng bào chế đơn liều.
C. Dùng cho mắt bị tổn thương.
D. Sử dụng cho trẻ em.
Câu 12: Ý nghĩa về pH thuốc nhỏ mắt, ngoại trừ?
A. Giúp hoạt chất ổn định.
B. Giúp mắt không bị kích ứng.
C. Giúp thuốc lưu giữ lâu tại mắt.
D. Giúp hoạt chất dễ hấp thu.
Câu 13: Thuốc nhỏ mắt có thể gây kích ứng khi dùng có thể do?
A. Chất bảo quản không đủ nồng độ.
B. pH không phù hợp.
C. Sử dụng quá liều
D. Nước cất không thuộc loại pha tiêm
Câu 14: Các chất đẳng trương hóa thường dùng trong thuốc nhỏ
mắt, ngoại trừ?
A. Natri clorid.
B. Natri bisulfit.
C. Kali clonid.
D. Glucose và Manitol.
Câu 25: Các chất chống oxy hóa thường dùng trong thuốc nhỏ
mắt, ngoại trừ?
A. Natri sulfit.
B. Natri bisulfit.
C. Natri metabisulfit.
D. Metyl cellulose.
Câu 26: Các chất làm tăng độ nhớt dùng trong thuốc nhỏ mắt
nhằm mục đích, ngoại trừ?
A. Làm bóng mắt.
B. Khắc phục tình trạng khô mắt ở người già
C. Kéo dài tác dụng của thuốc.
D. Làm tăng độ tan của hoạt chất.
Cân 27: Dạng thuốc nhỏ mắt nào sau đây không được phép lọc?
A. Hỗn dịch.
B. Dung dịch.
C. Nhũ tương và hỗn dịch.
D. Nhũ tương.
Câu 28: Lọc vô khuẩn thuốc nhỏ mắt với màng lọc có kích
thước?
A. 0,5mm.
B. 0,2mm.
C. 0,2 um.
D. 0,5um.
Câu 29: Phần lớn thuốc nhỏ mắt có yêu cầu pi?-
A. 5,1 - 6,4.
B. 7,1 - 7,4.
C. 6,4 - 7,8.
D. 7,0 - 7,8.
Câu 30: Yêu cầu về hình thức cảm quan thuốc nhỏ mắt dạng hỗn
dịch, không được có tiểu phân nào có kích thước?
A. 90nm.
B. 60nm.
C. 90 μm.
D. 60 μm
SIRO ĐƠN + SIRO THUỐC
Câu 1: Siro đơn thành phần gồm có?
A. Dược chất và nước
B. Đường kính (saccarose) và dược chất.
C. Siro thuốc và nước.
D. Đường kính (saccarose) và nước.
Câu 2: Nếu lượng đường trong siro >65% thì sẽ có hiện tượng
xảy ra là?
A. Nấm mốc phát triển
B. Đường bị vẫn đục.
C. Đường bị lên men
D. Đường bị kết tinh
Câu 3: Siro có hàm lượng đường cao nên?
A. Có thể bảo quản được.
B. Giá thành rất đặc
C. Không thích hợp cho trẻ em
D. Có mùi vị khó chịu
Câu 4: Ưu điểm của siro điều chế theo phương pháp nóng là?
A. Hạn chế khả năng nhiễm khuẩn, điều chế nhanh.
B. Siro không có màu vàng.
C. Đường không bị biến thành đường khí.
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Lượng đường và nước sử dụng khi điều chế siro theo
phương pháp nóng là?"
A. 180g/100ml nước. Siro nguội
B. 165g/100ml nước
C. 105g/100ml nước
D. 265g/100ml nước
Câu 6: Tỷ trọng của siro đơn ở 105°C?
A. 1,25
B. 1.26
C. 1,32 20oC
D. 1,23
Câu 7: Khi sử dụng 200 ml nước phối hợp với lượng đường thích
hợp đề điều chế siro đơn theo phương pháp nguội, lượng siro
đơn thu được là?
A. 360g
B. 430g.
C. 560g.
D. 530g
Câu 8: Tỷ trọng của siro đơn ở 20°C?
A. 1,38
B. 1,32
С. 1,26
D. 1,25
Câu 9: Lượng đường và nước sử dụng khi điều chế siro theo
phương pháp nguội là?
A. 156g/100ml nước.
B. 180g/100ml nước
C. 265g/100ml nước
D. 165g/100ml nước.
Câu 10: Siro đơn có tỉ trọng d = 1,32 tương ứng độ baume là?
A. 35°
B. 36°
C. 34,8°
D. 34°
Câu 11: Dụng cụ thông dụng được dùng để lọc siro là?
A. Lọc giấy thường.
B. Lọc thủy tinh xốp
C. Lọc vải
D. Lọc gòn
Câu 12: Phương pháp xác định nồng dộ dường trong sio đơn?
A. Tỉ trọng
B. Phương pháp cân.
C. Nhiệt độ sôi.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Phương pháp điều chế siro thuốc thu được nồng độ
đường tối đa là?
A. Hòa tan đường vào dung dịch được chất.
B. Trộn siro đơn với dung dịch dược chất.
C. Trộn siro thuốc với đường
D. Trộn đường với dược chất
Câu 14: theo DĐ VN IV, siro thuốc có nồng độ?
A. 54%.
B. 50-54%.
C. 64%.
D. 54-64%.
Câu 15: Siro thuốc thành phần gồm có?
ASIROĐƠN. Đường kính (saccarose) và nước
B. Siro đơn và nước
C. Đường kính (saccarose) và dược chất
D. Siro đơn và dược chất.
CAO THUỐC
Cầu 1. Phần loại cao thuốc, khi 1ml cao tương ứng 1g được liệu,
thuộc cao?
A. Cao đặc.
B. Cao khô.
C. Cao lỏng
D. Cao mềm.
Cầu 2. Phần loại cao thuốc, khi dung môi dùng để chiết suất còn
lại trong cao không quá 5%, thuộc cao?
A. Cao đặc
B. Cao khô.
C. Cao lòng
D. Cao mềm.
Câu 3. Phần loại cao thuốc, khi dung môi dùng để chiết suất còn
lại trong cao trên 5% và không quá 20% thuộc cao?
A. Cao đặc.
B. Cao khô.
C. Cao lỏng
D. Tất cả đều sai.
Câu 4. Đặc điểm của cao thuốc, NGOẠI TRỪ?
A. Đã loại một phần tạp chất.
B. Tỷ lệ hoạt chất cao
C. Thường được sử dụng trực tiêp
D. Có tác dụng tốt và dễ sử dươn
Câu 5. Khi điều chế cao thuốc thì giai đoạn cuối cùng là quá
trình?
A. Loại tạp chất trong dịch chiết (nếu cần).
B. Cô đặc, sấy khô.
C. Điều chế dịch chiết.
D. Điều chỉnh cao thuốc
Câu 6. Khi điều chế cao thuốc thì giai đoạn nào có ảnh hưởng
quyết định đến hoạt chất và chất lượng của cao?
A. Điều chế dịch chiết.
B. Điều chỉnh cao thuốc.
C. Loại tạp chất trong dịch chiết (nếu cần).
D. Cô đặc, sấy khô.
Câu 7. Khi điều chế cao thuốc, loại tạp bằng cách thay đổi pH
thường áp dụng với dược liệu chứa?
A. Tannin, tinh dầu.
B. Alcaloid, chất thơm.
C. Glycosid tim, tinh dầu.
D. Flavonoid, alcaloid.
Câu 8. Đối với cao thuốc, tạp chất nào sau đây là tạp chất tan
trong cồn?
A. Chất nhầy.
B. Gôm.
C. Nhựa
D. Tinh bột.
Câu 9. Đối với cao thuốc, để loại tạp chất tan trong cồn ta có thể
sử dụng chất nào sau đây?
A. Dầu parafin.
B. Sữa vôi.
C. Dùng nhiệt.
D. Cồn 90°.

CỒN THUỐC
Câu 1. Khi điều chế cồn thuốc bằng dược liệu độc thì tỉ lệ của
lượng dược liệu và thành phẩm là?
A. 1:2
B. 1:5
C. 1:1
D. 1:10
Câu 2. Khi điều chế cồn thuốc bằng dược liệu thông thường thì tỉ
lệ của lượng dược liệu và thành phẩm là?
A. 1:1
B. 1:10
C. 1:2
D. 1:5
Câu 3. Khi điều chế rượu thuốc, nếu dược liệu là thảo mộc thì
thời gian ngâm?
A. Ít nhất là 7 ngày.
B. Ít nhất là 3 tháng.
C. Ít nhất là 14 ngày.
D. Khoảng trên 20 ngày, có khi tới 3 tháng.
Câu 4. Độ rượu của rượu thuốc sau khi chiết xuất thường là?
A. 20 - 30%.
B. 60 - 70%.
C.40 - 50%.
D.50 - 60%.
Câu 5. Độ rượu của rượu thuốc khi ra thành phẩm thường là?
A. 40 - 50%.
B. 50 - 60%.
C. 20 - 30%.
D. 60-70%.
Câu 6. Hàm lượng ethanol trong rượu thuốc không quá?
A. 30%.
B. 45%.
C. 35%.
D. 40%.
Câu 7. Khi điều chế rượu thuốc, nếu được liệu là động vật thì thời
gian ngâm?
A. Ít nhất là 14 ngày
B. Khoảng trên 20 ngày, có khi tới 3 tháng.
C. Ít nhất là 7 ngày.
D. Ít nhất là 3 tháng.
Câu 8. Phương pháp thường áp dụng điều chế còn thuốc từ
được liệu độc?
A. Sắc.
B. Hầm.
C. Ngâm lạnh.
D. Ngắm kiệt.
Câu 9. Phương pháp thưởng áp dụng điều chế cồn thuốc từ
dược liệu quý (sâm,...)
A. Sắc
B. Hầm
C. Ngâm lạnh
D. Ngắm kiệt

You might also like