Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: Ngữ văn – Lớp 11

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm có 02 trang)
Họ và tên học sinh: …………………………………………………. Lớp: ………..

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc văn bản sau:
Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”: thế giới cần thay đổi
Với khoảng 8 - 20 triệu tấn nhựa “đổ” ra các đại dương mỗi năm (trong đó, riêng Việt Nam,
mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển), việc giảm thiểu chất
thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay. Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá” đã
trở nên hiện hữu và rất đáng lo ngại.
Những con số đáng báo động
[…] Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm
2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Mặc
dù, rác thải nhựa gia tăng song chỉ có 15% được phát hiện là đã được thu gom để tái chế - trong
đó chỉ có 9% được tái chế thực sự, 6% còn lại được xử lý làm chất cặn bã. Nhiều chất dẻo đã bị rò
rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn chảy ra đại dương trong năm 2019. Ước tính có khoảng
30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông.
Còn Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã công bố báo cáo về thực trạng rác
thải nhựa đại dương. Báo cáo của WWF được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng
về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái
biển. Theo đó, WWF cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng xa xôi nhất và những vùng
nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu
nhất của đại dương là Rãnh Mariana. Cũng theo báo cáo này, mỗi năm có khoảng từ 19 - 23 triệu
tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng một lần. Rác này chiếm
tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương.
Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo
những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và
xây dựng... Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động
hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu
tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa.
Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.
Theo một nghiên cứu năm 2021, trong số 555 loài cá được kiểm tra, có tới 386 loài đã ăn
phải rác thải nhựa. Một nghiên cứu khác được tiến hành với các loài cá đánh bắt phục vụ thương
mại cho thấy, 30% cá tuyết trong một đợt đánh bắt tại biển Bắc chứa hạt vi nhựa trong dạ dày của
chúng.
Báo cáo của WWF cho biết, 88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh
hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô
nhiễm nhựa. […]

(Mai Anh-Phạm, htt://www.tuoitrethudo.com.vn,22/09/2023)


Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định vấn đề được đề cập đến trong văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu cách trình bày dữ liệu trong văn bản.
Câu 3. (0,5 điểm) Văn bản trên sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ nào?
Câu 4. (1,0 điểm) Phần Sa-pô (phần in đậm nằm ngay dưới tiêu đề) có vai trò gì trong văn
bản?
Câu 5. (1,0 điểm) Tác giả căn cứ vào đâu để cho rằng nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều
nhựa hơn cá”?
Câu 6. (1,0 điểm) Nêu quan điểm của người viết trong văn bản trên.
Câu 7. (1,0 điểm) Từ nội dung bài viết, theo em thế giới cần thay đổi những gì để giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm nhựa trên đại dương?
Câu 8. (0,5 điểm) Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

II. LÀM VĂN ( 4.0 điểm)

Dặn con
Trần Nhuận Minh
Chẳng ai muốn làm hành khất Con chó nhà mình rất hư
Tội trời đày ở nhân gian Cứ thấy ăn mày là cắn
Con không được cười giễu họ Con phải răn dạy nó đi
Dù họ hôi hám úa tàn. Nếu không thì con đem bán.

Nhà mình sát đường, họ đến Mình tạm gọi là no ấm


Có cho thì có là bao Ai biết cơ trời vần xoay
Con không bao giờ được hỏi Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Quê hương họ ở nơi nào. Biết đâu nuôi bố sau này…
(Trích 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX, NXB Giáo dục 2008, tr.61)
*Trần Nhuận Minh sinh năm 1944, quê ở Hải Dương, hiện đang sống và viết ở
Quảng Ninh. Thơ ông mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc và triết lí, giàu
tính nhân văn.
Tác phẩm tiêu biểu: Đấy là tình yêu (1971); Âm điệu một vùng đất ( 1980); Nhà
thơ và hoa cỏ (1993)…
Anh/chị hãy viết một bài văn thuyết minh về bài thơ Dặn con ( Trần Nhuận Minh)

---HẾT---
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: Ngữ văn – Lớp 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM


(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Thầy cô cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng
quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm.
- Điểm lẻ thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 Vấn đề được đề cập: Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”. 0.5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời đáp án khác: 0,0 điểm.
2 Cách trình bày dữ liệu trong văn bản: theo trật tự nhân quả 0.5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời đáp án khác: 0,0 điểm.
3 Các yếu tố phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu 0.5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm
- Học sinh trả lời 01 yếu tố: 0.25 điểm
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0.0 điểm
4 Phần Sa-pô (phần in đậm nằm ngay dưới tiêu đề) có vai trò: 1.0
Tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc .
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm
- Học sinh trả lời được 01 ý : 0.5 điểm
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0.0 điểm
5 Căn cứ để tác giả cho rằng nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn 1.0
cá”:
Căn cứ vào các số liệu thống kê của các tổ chức về lượng nhựa thế giới sử
dụng và lượng rác thải nhựa chảy ra đại dương đang tăng lên hàng năm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc ý tương đương: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời được 01 ý : 0.5 điểm
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0.0 điểm
6 Quan điểm của người viết : 1.0
Giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay để tránh nguy cơ
“đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”. Từ đó, kêu gọi mọi người hãy chung
tay bảo vệ môi trường biển.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc ý tương đương: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời được 01 ý: 0.5 điểm
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0.0 điểm
7 Những điều thế giới cần thay đổi để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm 1.0
nhựa trên đại dương:
- Thay đổi về nhận thức: ô nhiễm nhựa trên đại dương sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng.
- Thay đổi về hành vi: tự giác, tích cực tham gia vào việc giảm thiểu rác
thải nhựa bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 01 ý : 0.5 điểm
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0.0 điểm
8 Học sinh có thể rút ra được nhiều bài học khác nhau, gợi ý: 0.5
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản
phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương.
- Tự giác, tích cực tham gia các chiến dịch làm sạch sông ngòi, làm sạch
biển.
- Quý trọng tài nguyên thiên nhiên biển.
…….
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0.5 điểm.
- Học sinh chỉ trả lời có ý nhưng diễn đạt lủng củng: 0.25 điểm.
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng các yêu cầu: 0.0 điểm.
II VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh 0.25
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề thuyết minh: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm 2.5
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các yếu
tố khác như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận..., để tăng sức hấp dẫn cho
bài văn thuyết minh. Văn phong cần ngắn gọn, chính xác, khoa học và phù
hợp với đối tượng thuyết minh. Dưới đây là một vài gợi ý:
* Giới thiệu khái quát về vấn đề cần thuyết minh (tên tác giả, tác phẩm,
nhan đề)
* Triển khai vấn đề:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Nhuận Minh
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm
- Trình bày giá trị nội dung:
+ Khắc họa bức chân dung người hành khất hôi hám, úa tàn với thái độ
trân trọng, cảm thông.
+ Lời dặn dò tha thiết, chân thành của người cha đối với con về lòng nhân
ái, sự bao dung, chia sẻ và cách ứng xử đúng đắng có văn hóa trước những
phận đời kém may mắn trong cuộc sống.
+ Thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về lối sống yêu thương,
tình nghĩa và biết cho đi…
- Trình bày giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ 6 chữ với nhịp điệu chậm rãi.
+ Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị.
+ Giọng điệu nhẹ nhàng, chân thành, cảm xúc sâu lắng.
+ Sử dụng từ Hán Việt, điệp cấu trúc, nhân hóa…
* Khẳng định giá trị tác phẩm, tài năng của tác giả,..
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.5 điểm
- Học sinh trình bày chưa đầy đủ, chưa sâu: 1.0 điểm – 2.25 điểm
- Học sinh trình bày còn chung chung, sơ sài: 0.25 điểm – 0.75 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp 0.5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách 0.5
diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: bài viết có vận dụng tốt các yếu tố khác như miêu tả,
biểu cảm, tự sự, nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm.
Tổng điểm 10.0

You might also like