Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN PHÂN HỆ TỔNG HỢP

Để vào phân hệ Tổng hợp có 2 cách


Cách 1: Vào Bàn làm việc/chọn mục Quy trình nghiệp vụ / click vào phân hệ Tổng hợp

Cách 2: vào cột bên trái của Bàn làm việc, tích chọn icon
- Chức năng
Chứng từ nghiệp vụ khác: là
chức năng cho phép kế toán
tổng hợp được tự do định
khoản, sử dụng bất kỳ tài
khoản nào không có hạn chế,
nhằm đảm bảo ghi nhận đầy
đủ tất cả nghiệp vụ, không bị
thiếu nghiệp vụ. Lưu ý, các
nghiệp vụ có liên quan đến
Hóa đơn GTGT thì không
được kê khai ở chức năng
này. Vì chức năng này không
cập nhật dữ liệu hóa đơn lên tờ khai thuế GTGT/ bảng kê bán ra/ bảng kê mua
vào.
- Khóa sổ kỳ kế toán: dùng để khóa lại dữ liệu đã nhập ở kỳ trước và không muốn
kế toán khác đụng vào dữ liệu này. Khi đã thực hiện khóa sổ kỳ kế toán thì kế toán
chỉ có thể nhập dữ liệu từ ngày sau khóa sổ trở đi, không được chỉnh sửa các chứng từ đã nhập liệu ở kỳ trước.
- Vậy công việc của kế toán tổng hợp là thực hiện các công việc gì ?

1
o Thông
thường
trong các
công ty vừa
và nhỏ, sẽ
không có
nhân viên
kế toán chỉ
đảm nhiệm
vai trò kế
toán thuế.
Vì vậy,
công việc
của kế toán
tổng hợp sẽ
bao gồm kê
khai báo
cáo thuế.
o Hạch toán
các nghiệp vụ phát sinh:
 Trường hợp 1: Cty A có 5 nhà hàng ăn uống, ở mỗi nhà hàng đều có ít nhất 1 nhân viên kế toán làm
nhiệm vụ ghi nhận nghiệp vụ mua hàng, nhập kho, xuất kho, xuất hóa đơn => Phải có 1 nhân viên
gọi là kế toán tổng hợp, đóng vai trò tổng hợp dữ liệu từ 5 nhà hàng này, đem chứng từ phát sinh về
nhập liệu lên PMKT, rồi lập BCTC và in sổ sách lưu trữ. Hiện tại, các công ty dịch vụ kế toán đang
đóng vai trò là kế toán tổng hợp này.
 Trường hợp 2: công ty có nhiều kế toán, và có phân quyền cho các kế toán này, vd kế toán mua
hàng, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp. => Vậy nhiệm vụ của
kế toán tổng hợp sẽ bao gồm các công việc sau:
 Hằng ngày, kiểm tra lại quá trình nhập liệu của kế toán viên, nhập liệu các nghiệp vụ mà kế toán
viên khác không ghi nhận.
 Cuối tháng, cuối quý, kế toán tổng hợp sẽ thực hiện các bút toán cuối kỳ và lập chứng từ sổ sách kế
toán, in sổ sách báo cáo. kê khai nộp thuế, lập bảng lương và trả lương cho NV, lập các bút toán kết
chuyển cuối kỳ.
Các bút toán nào cần được thực hiện vào đầu năm / Các công việc nào kế toán cần thực hiện vào đầu năm
- Kết chuyển lãi lỗ năm trước sang đầu năm hiện tại: Nợ TK 4212/ Có TK 4211
 kế toán tổng hợp
- Ghi nhận lệ phí môn bài
 nếu đơn vị không có kế toán thuế thì công việc này sẽ do kế toán tổng hợp thực hiện.
Các bút toán kế toán thực hiện vào cuối kỳ / Các công việc nào kế toán cần thực hiện vào cuối kỳ/ cuối năm

2
- Phân bổ Chi phí trả trước
 Kế toán tổng hợp ghi nhận CPTT, khai báo thông tin CPTT và thực hiện phân bổ.
- Phân bổ Công cụ dụng cụ - khấu hao TSCĐ
 Nếu đơn vị không có kế toán TSCĐ-CCDC thì kế toán tổng hợp sẽ thực hiện công việc này.
- Ghi nhận tiền lương phải trả nhân viên
 Nếu đơn vị không có kế toán tiền lương thì kế toán tổng hợp sẽ thực hiện công việc này.
- Kiểm kê hàng tồn kho
 KT tổng hợp phối hợp với KT kho.
- Tính giá vốn xuất kho => KT kho thực hiện
- Xử lý chênh lệch tỷ giá
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Kết chuyển lãi lỗ
 4 hoạt động này sẽ do kế toán tổng hợp ghi nhận.
TÌNH HUỐNG 1: PHÂN BỔ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
Nghiệp vụ 1a: Ngày 03/XX/20XX, chi TGNH (TK VNĐ NH Á Châu) trả trước tiền thuê văn phòng 3 tháng cho
Công ty TNHH Thanh Long, số tiền: 30.000.000đ. số tiền thuê sẽ được phân bổ trong 3 kỳ. Công ty XYZ sử dụng
văn phòng thuê cho mục đích đặt trụ sở quản lý, bắt đầu từ tháng XX/20XX.
Thông tin hóa đơn: Hóa đơn GTGT, mẫu số 01, ký hiệu hóa đơn 1C24TTL, số HĐ: 1523, ngày 03/XX/20XX, thuế
GTGT 10%.
a) Chứng từ phát sinh
Để ghi nhận CP thuê nhà là Chi phí hợp lý thì cần các chứng từ sau:
- Nếu người cho thuê là doanh nghiệp:
o Hợp đồng thuê nhà
o Hóa đơn GTGT tiền thuê nhà (bên cho thuê xuất hóa đơn)
o Chứng từ thanh toán
- Nếu người cho thuê là cá nhân.
- Lưu ý: tiền thuê nhà dưới 100trđ/năm dương lịch => người cho thuê không cần phải nộp thuế
o VD1: ông A cho thuê nhà – giá thuê 10trđ/tháng – thời gian thuê là từ tháng 1/2021 – tháng 12/2021
 Ông A phải nộp thuế (thuế môn bài – thuế GTGT – thuế Thu nhập cá nhân)
o VD2: ông B cho thuê nhà – giá thuê 10trđ/tháng – thời gian thuê là từ tháng 10/2021 đến hết tháng
9/2022.
 Doanh thu cho thuê nhà năm 2021 = 10trđ x 3 tháng = 30trđ
Doanh thu cho thuê nhà năm 2022 = 10trđ x 9 tháng = 90trđ
 Nhưng theo thông tư 40/2021/TT-BTC, Ông B vẫn phải nộp thuế năm 2021 và năm 2022 vì bình
quân doanh thu/tháng trên 8,34trđ (100trđ/12 tháng)
- Thực tế, rất ít khi chủ nhà chịu đi nộp thuế => do đó DN phải là người nộp thuế thay cho chủ nhà. Nên trong
thực tế có tình huống như sau: anh Ngọc thuê nhà của chị A để mở cty, giá thuê 12trđ/tháng. Tuy nhiên chị A
không muốn đóng thuế và yêu cầu cty anh Ngọc đóng phần tiền thuế này.
3
o Giải pháp 1: anh Ngọc cũng không muốn đóng thuế => anh Ngọc sẽ thống nhất với chị A như sau:
trên giấy tờ tiền thuê là 8trđ/tháng – phần chênh lệch anh Ngọc sẽ trả bằng tiền mặt ngoài sổ sách
 Với giải pháp này thì mặc dù chi ra 12trđ/tháng nhưng cty Anh Ngọc chỉ ghi nhận vào CP hợp lý
số tiền là 8trđ/tháng.
o Giải pháp 2: anh Ngọc chấp nhận đóng thuế thay cho chủ nhà để ghi nhận đủ 12trđ tiền thuê vào CP
hợp lý. Bộ hồ sơ anh Ngọc cần là:
 Hợp đồng thuê nhà/thuê tài sản
 Chứng từ thanh toán
 Hồ sơ khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân (nếu tiền thuê nhà > 100trđ/năm). Bao gồm 3 loại
thuế: thuế môn bài – thuế GTGT – thuế TNCN.
o http://ketoanthienung.net/cach-dua-tien-thue-nha-vao-chi-phi-hop-ly.htm
- Nghiệp vụ trả trước tiền thuê nhà, định khoản:
o Đối với bên chi tiền:
 Chứng từ: Hợp đồng thuê nhà, chứng từ thanh toán tiền nhà, hồ sơ khai và nộp thuế cho cá nhân.
 ĐK: Nợ TK 242 / Nợ TK 133 / Có TK 1121ACB
o Đối với bên thu tiền:
 Chứng từ: Hợp đồng thuê nhà, chứng từ nhận tiền thuê,
 ĐK: Nợ TK 1121ACB / Có TK 3387 / Có TK 33311
Hằng tháng – phân bổ 3387 vào TK 511
 Trong thực tế, nếu kế toán ghi nhận vào TK 511 thay vì TK 3387 thì CQ thuế không có phạt. Một
số kế toán cho rằng phải ghi vào TK 511 luôn vì DN đã xuất hóa đơn.
b) Nhập liệu lên PMKT
Bước 1: ghi nhận chi phí trả trước tiền thuê nhà
- ĐK: Nợ TK 242 / Nợ TK 133 / Có TK 1121ACB
- Vào nghiệp vụ/Phân hệ Mua hàng/ chọn Chứng từ mua dịch vụ: Nợ TK 242 / Nợ TK 133 / Có TK 1121ACB
- Phân hệ Mua hàng/ Chứng từ Mua dịch vụ hoặc Chứng từ mua hàng hóa (nhưng chọn giao diện Mua hàng trong
nước không qua kho)
o Nhập liệu các thông tin liên quan: TK chi – nhà cung cấp – diễn giải – ngày hạch toán – ngày chứng từ
o Lưu ý 2: tạo mã chi phí thuê nhà (CPTN) – tính chất: chọn “chỉ là diễn giải”

4
Bước 2: khai báo chi phí trả trước
- Vào nghiệp vụ/phân hệ Tổng hợp/ mục Chi phí trả trước
- Bấm Thêm để tạo mới chi phí trả trước

Bước 3: Phân bổ chi phí trả trước


- vào Nghiệp vụ/phân hệ Tổng hợp/chọn mục Chi phí
trả trước.
- Để tạo mới chi phí trả trước thì tích vào tab Chi phí
trả trước, bấm chọn Thêm (lần đầu). Các lần sau thì
click chuột phải, chọn Chi phí trả trả trước.

5
- Để phân bổ chi phí trả trước thì tích vào tab Phân bổ chi phí trả trước, bấm chọn Thêm (lần đầu tiên). Các lần
sau thì click chuột phải, chọn Thêm.

TÌNH HUỐNG 2: GHI NHẬN CHI PHÍ LƯƠNG PHẢI TRẢ


Trường hợp 1: Công ty có vị trí kế toán tiền lương. KT tiền lương phụ trách việc chấm công, lập bảng lương
 KT tiền lương sẽ sử dụng phân hệ Tiền lương trên MISA.
Trường hợp 2: Người làm ra bảng lương, chấm công là bộ phận nhân sự, chứ không phải bộ phận kế toán. Hoặc trong
công ty, không có kế toán tiền lương, nhiệm vụ lập ra bảng lương trả lương do kế toán tổng hợp thực hiện.
 Kế toán tổng hợp trong tình huống này có cần lập ra bảng lương trên phân hệ Tiền lương của MISA hay không?
 KT tổng hợp sẽ không thực hiện lập bảng lương trên MISA, vì đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp, tốn thời gian.
Trong trường hợp cty không có KT tiền lương, KT tổng hợp phải lập bảng lương thì họ sẽ lập trên excel.
 Khi đó, do KT tổng hợp không sử dụng phân hệ Tiền lương trên MISA, nhưng để đảm bảo ghi nhận đầy đủ chi phí
tiền lương vào sổ sách kế toán, KT tổng hợp sẽ ghi nhận tiền lương tổng bằng chức năng Chứng từ nghiệp vụ khác
ở phân hệ Kế toán tổng hợp.
Nghiệp vụ 2a. Ngày 26/XX/20XX, thực hiện tính lương phải trả trong kì cho bộ phận kinh doanh là 20.000.000 và bộ
phận QLDN là 30.000.000.
Nghiệp vụ 2b. Ngày 26/01/2021, thực hiện bút toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo qui định hiện hành trên
phân hệ tổng hợp.
- Vào nghiệp vụ/phân hệ Tổng hợp/ chức năng Chứng từ nghiệp vụ khác
6
- Số tiền các khoản trích theo lương, kế toán sẽ tự tính và điền vào.

Tuy nhiên, cách định khoản này rất là lâu, không phù hợp khi đi thi GK, do đó, chúng ta sẽ thực hiện ghi nhận nghiệp
vụ CP tiền lương theo cách sau (sử dụng phân hệ Tiền lương)
LƯU Ý: CÁCH NÀY CHỈ ÁP DỤNG VÀO THI GK, KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ
- Để sử dụng phân hệ Tiền lương (lập ra bảng lương-định khoản nghiệp vụ ghi nhận CP lương-tính và ghi nhận
các khoản trích theo lương), bắt buộc phải tạo ra nhân viên cho các phòng ban.
Bước 1: tạo ra ít nhất 2 phòng: Phòng kinh doanh và Phòng kế toán
- Vào Danh mục/ Cơ cấu tổ chức
- Khi tạo mã Phòng, bắt buộc phải nhập TK Chi phí lương; cụ thể Phòng Kinh doanh nhập TK CP lương là 6411,
Phòng Kế toán nhập TK CP lương là 6421. Vì khi tạo mã Phòng, nếu không nhập TK CP lương thì MISA sẽ mặc
định TK CP lương là 6421 (không cho sửa lại thành 6411)
Bước 2:
- Do đề thi chỉ cho tiền lương của 2 phòng là Phòng kinh doanh và Phòng kế toán/hành chính
- Tạo ra ít nhất 02 nhân viên, 01 nhân viên thuộc phòng kinh doanh và 01 nhân viên thuộc phòng kế toán (dựa
theo dữ liệu đề bài cho (dữ liệu ở bước 1, tạo 2 phòng thì ở B2 sẽ tạo ra ít nhất 2 nhân viên), thanh toán lương cho
2 bộ phận => tạo 2 nhân viên). Việc tạo ra 2 nhân viên này để lập ra bảng lương.
- Bước 1a: Vào Danh mục/ Đối tượng/ Nhân viên
7
Bước 3: Vào Nghiệp vụ/ phân hệ Tiền lương/ chọn chức năng Tính lương để tạo ra Bảng lương.
- Loại bảng lương: chọn mục “Lương cố định (không dựa trên bảng chấm công).
- Kỳ tính lương: ví dụ chon Tháng 3 năm 2024.
- Chọn phòng ban có liên quan: ví dụ chọn phòng Kế toán và phòng Kinh doanh (lưu ý 2 phòng này phải đảm báo
có ít nhất 1 nhân viên thuộc phòng này.)

Bước 4: Trên mẫu “Bảng lương cố định tháng 3 năm 2024”, chúng ta nhập số tiền vào 2 cột: Lương cơ bản và Lương
đóng BH, sau đó bấm Enter để hệ thống tự tính phần các khoản trích theo lương.
8
- Nhớ xóa dữ liệu ở cột Thuế TNCN.

- Sau đó bấm Cất để lưu bảng lương. Hệ thống sẽ tự động lập ra định khoản ghi nhận CP tiền lương và các khoản
trích theo lương cho chúng ta.

TÌNH HUỐNG 3: KIỂM KÊ KHO VÀO CUỐI KỲ


Nghiệp vụ 3a. Ngày 31/XX/20XX, công ty tiến hành kiểm kê kho KHH. Theo kết quả của biên bản kiểm kê kho như
sau:
 Tivi Sony Bravia 49 inches SL kiểm kê: 18
 Điện thoại LG V30 SL kiểm kê: 2
 Tủ lạnh Panasonic 550 lít SL kiểm kê: 3
- Vào phân hệ Kho/ chọn chức năng Kiểm kê

9
Kết quả sau kiểm kê – giả định (sv tự nhập số liệu vào cột Theo kiểm kê)
- Tivi Sony Bravia 49 inches thiếu 1 sản phẩm so với sổ sách sau kiểm kê.
- Điện thoại LG V30 thừa 1 sản phẩm so với sổ sách sau kiểm kê.
Xử lý:
- Theo lý thuyết kế toán đã học, chúng ta sẽ định khoản như sau:
o SP thừa chờ xử lý: Nợ TK 1561 / Có TK 3388 => Nợ TK 3388 / Có TK 711
 Chứng từ phát sinh: biên bản kiểm kê, phiếu nhập kho sản phẩm thừa chờ xử lý
 Click vào icon “Lập PN” trên giao diện “Bảng kiểm kê vật tư hàng hóa” (Lưu ý, phải bấm Cất chứng từ
Kiểm kê thì icon “Lập PN” mới hiển thị”
 Lưu ý, ô Đơn giá sẽ lấy theo 1 trong 3 cách sau: C1 theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê, C2 theo giá
nhập kho gần nhất của SP này, C3 theo giá đề xuất của KT trưởng.

o SP thiếu chờ xử lý: Nợ TK 1381 / Có TK 1561


 Chứng từ phát sinh: biên bản kiểm kê, phiếu xuất kho sản phẩm thiếu chờ xử lý
 Click vào icon “Lập PX” trên giao diện “Bảng kiểm kê vật tư hàng hóa”.

10
 Lưu ý: mục đơn giá ở đây không cho nhập vì công ty đang áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là bình
quân gia quyền cuối kỳ.

- Vậy, việc xử lý SP thừa thiếu này là điều chỉnh số liệu sổ sách theo số liệu thực tế.
NGHIỆP VỤ 3B – 3C – XỬ LÝ HTK THỪA THIẾU
3b. Trường hợp sau khi soát xét và phê duyệt, giám đốc đưa ra quyết định: “điện thoại LG V30 là hàng thừa không xác
định được nguyên nhân”.
Yêu cầu: xử lý kế toán – kế toán tổng hợp sẽ lập bút toán điều chỉnh 31/03/2024.
- Định khoản: Nợ TK 3381 / Có TK 3388 => Nợ Tk 3388 / Có TK 711 => Nợ TK 3381 / Có TK 711
- Vào phân hệ Tổng hợp/ chức năng Chứng từ nghiệp vụ khác

3c. Trường hợp sau khi soát xét và phê duyệt, giám đốc đưa ra quyết định “với tivi Sony 49 inches bị thiếu, thủ kho nộp
phạt 30% bằng tiền mặt, phần còn lại doanh nghiệp chịu”.
Yêu cầu: xử lý kế toán – kế toán tổng hợp sẽ lập bút toán điều chỉnh 31/03/2021.
- Định khoản: Nợ TK 111 / Nợ TK 811 / Có TK 1381
- Do nghiệp vụ này chưa có số tiền (do phải chờ tính giá xuất kho cuối kỳ) nên nghiệp vụ này sẽ được thực hiện sau
tính giá xuất kho. (Do công ty áp dụng PP BQGQ cuối kỳ)

11
TÌNH HUỐNG 4: TÍNH GIÁ XUẤT KHO
Vào phân hệ Kho/ chọn chức năng Tính giá xuất kho.
Có 2 lựa chọn: Tính tất cả vật tư, hàng hóa hoặc Chọn vật
tư, hàng hóa để tính giá xuất kho.
- Nếu tính giá XK lần đầu thì chọn chức năng Tính
tất cả vật tư hàng hóa.
- Sau đó, trong quá trình kiểm tra lại, nếu mặt hàng
nào bị sai sót (nhập thiếu hàng mua, xuất sai số
lượng-giá trị…) thì sau khi điều chỉnh, chúng ta
chọn chức năng Chọn vật tư, hàng hóa để tính lại
giá xuất kho cho riêng mặt hàng này.
Khoảng thời gian: chọn thời gian để MISA lấy dữ liệu tính
giá xuất kho (tính giá XK theo tháng/quý/năm). Khoảng thời gian tính giá XK sẽ phụ thuộc vào việc DN lập báo cáo tài
chính và báo cáo thuế theo tháng/quý hay năm.
Kỳ tính giá: có 3 lựa chọn là Tháng – Quý - Năm.

Khoảng thời gian Tháng Quý Quý Năm Năm Năm


Kỳ tính giá Tháng Tháng Quý Tháng Quý Năm
ĐG XK tháng 1
Đơn giá XK/mặt
1 ĐG XK tháng 2 1 12 4 1
hàng
ĐG XK tháng 3
Vậy, data thực hành đang là Tháng=> vậy kế toán sẽ chọn Kỳ tính giá là Tháng.
CÂU HỎI: NẾU KHOẢNG THỜI GIAN LẤY DỮ LIỆU LÀ QUÝ THÌ KỲ TÍNH GIÁ XUẤT KHO LÀ THÁNG HAY
QUÝ
- Nếu trong 3 tháng quý vừa qua, mặt hàng không có sự biến động giá cao thì chọn kỳ tính giá là Quý.
- Nếu trong 3 tháng quý vừa qua, mặt hàng có sự biến động lớn về giá thì chọn kỳ tính giá là Tháng.
Chức năng: Tính theo kho và Tính giá không theo kho.
- Tính theo kho: MISA sẽ tính giá theo từng kho riêng biệt.
- Tính giá không theo kho: Misa sẽ cộng tất cả dữ liệu của các kho theo từng mặt hàng để tính giá.
Thông thường, MISA sẽ hỏi “có muốn sao lưu dữ liệu kế toán trước khi tính giá XK”
 có nên sao lưu không?

12
 Câu trả lời: Trong thực tế là Có. Vì để dự phòng Dữ liệu kế toán trong trường hợp nhập liệu sai quá nhiều dẫn
đến sửa số liệu nhiều ảnh hưởng đến giá XK (đi thi không cần sao lưu)

TÌNH HUỐNG 5: TẠM TÍNH THUẾ TNDN PHẢI NỘP.


Nghiệp vụ 5: Ngày 31/XX/20XX, kế toán công ty tạm tính số thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
vd: Quý 1 0đ – Quý 2 0đ – Quý 3 0đ – Quý 4 xác định thuế TNDN rồi mới nộp – theo quy định hiện hành kế toán phải tạm
nộp ít nhất 80% số thuế TNDN phải nộp của cả năm.
Vì số thuế TNDN tạm nộp hằng quý là do kế toán tự quyết định nên trên PMKT MISA không có chức năng tính thuế TNDN
tạm tính hằng tháng/quý.
Để tạm tính được số thuế TNDN phải nộp trên MISA, kế toán sẽ làm như sau:
B1: vào phân hệ Tổng hợp/chọn chức
năng Kết chuyển lãi lỗ.
- B2: tìm dòng kết chuyển cuối
cùng (Nợ TK 911 / Có TK 4212)
để biết Lợi nhuận trước thuế
TNDN là bao nhiêu (do chưa
thực hiện nghiệp vụ tính thuế
TNDN tạm tính). Lưu ý, nếu
dòng kết chuyển cuối cùng là
Nợ TK 4212/ Có TK 911 thì có
nghĩa là KQKD bị lỗ - không
tạm tính thuế TNDN.
- B3: ngoài nháp, tính ra số thuế TNDN tạm tính: 219.051.423 * 20% = 43.810.285 đ
- B4: tắt giao diện kết chuyển lãi lỗ (không sao lưu), sau đó vào phân hệ Tổng hợp/chức năng Chứng từ nghiệp vụ
khác để ghi nhận nghiệp vụ Thuế TNDN tạm tính quý 1/20XX

13
- B5: vào lại phân hệ Tổng hợp/chức năng Kết chuyển lãi lỗ. MISA sẽ tự động cập nhật thêm nghiệp vụ Nợ TK
911/ Có TK 8211.

- Lưu ý: sau khi đã thực hiện bút toán kết chuyển lãi/lỗ, kế toán kiểm tra lại các nghiệp vụ đã ghi nhận, nếu có phát
sinh chỉnh sửa nghiệp vụ liên quan đến các TK doanh thu/chi phí thì bắt buộc kế toán phải thực hiện kết chuyển
lãi/lỗ lại. Để thực hiện kết chuyển lãi/lỗ lại kế toán thực hiện như sau:
o B1: vào phân hệ Tổng hợp/tab Kết chuyển lãi lỗ/ bấm Bỏ ghi và sau đó bấm Xóa chứng từ Kết chuyển
lãi/lỗ cũ.
o B2: vào lại Nghiệp vụ/phân hệ Tổng hợp/ thực hiện chức năng Kết chuyển lãi lỗ lại.

14

You might also like