Bồ Sung Phân Hệ Tscđ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

BỒ SUNG

PHÂN HỆ TSCĐ
Nghiệp vụ 4: Do máy phát điện không đáp ứng yêu cầu công việc nên công ty quyết định bán thanh lý máy này. Ngày
22/XX/20XX, công ty TNHH Hạnh Phúc đồng ý mua lại máy phát điện này. Giá mua theo hợp đồng ký kết là
40.900.000 đồng (Chưa bao gồm thuế GTGT). Công ty TNHH Hạnh Phúc đã chuyển khoản thanh toán tiền mua
hàng vào tài khoản VNĐ, ngân hàng ACB.
Thông tin hóa đơn: Hóa đơn GTGT, ký hiệu hóa đơn 1C24T**, số HĐ: * (do PMKT cấp), ngày 22/XX/20XX, thuế
GTGT 10%
HỒ SƠ THANH LÝ TSCĐ
Biên bản họp hội đồng thành viên về thanh lý TSCĐ;
Quyết định thanh lý TSCĐ;
Biên bản kiểm kê TSCĐ;
Biên bản đánh giá lại TSCĐ;
Biên bản thanh lý TSCĐ;
Hợp đồng kinh tế về bán TSCĐ được thanh lý;
Hóa đơn bán TSCĐ;
Biên bản giao nhận TSCĐ;
ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ
- ĐK1: NV ghi giảm TSCĐ: NỢ TK 214 / NỢ TK 811 / CÓ TK 211
- ĐK2: Thu tiền thanh lý TSCĐ: NỢ TK 112 / CÓ TK 711 / CÓ TK 33311
- ĐK3: Chi phí thanh lý liên quan đến TSCĐ: NỢ TK 811 / NỢ TK 133 / CÓ TK 111-112
DK1: NV ghi giảm TSCĐ, NỢ TK 811 / NỢ TK 214 / CÓ TK 211, phân tích theo mô hình REA
- R – nguồn lực: TSCĐ => sử dụng thông tin TSCĐ đã khai báo
- E – Sự kiện: Thanh lý TSCĐ/Ghi giảm TSCĐ => ai là người ghi nhận ? => KT TSCĐ sẽ là người ghi nhận, vì đây
là người đang theo dõi TSCĐ này, nên sẽ nắm rõ thông tin về TSCĐ-Giá trị còn lại-Khấu hao.
- A – Đối tượng: Kế toán TSCĐ – KT trưởng – Ban giám đốc (Các thành viên nằm trong biên bản họp HĐTV)
DK2: Thu tiền thanh lý TSCĐ: NỢ TK 112 / CÓ TK 711 / CÓ TK 33311, phân tích theo mô hình REA
- R – Nguồn lực: TGNH => sử dụng thông tin về số tài khoản ngân hàng.
- E – Sự kiện: thanh lý TSCĐ thu bằng TGNH => Ai là người ghi nhận tình huống này:
o Đáp án 1: đây là nghiệp vụ thu tiền => KT thanh toán (phân hệ Ngân hàng) ghi nhận tình huống này =>
vào phân hệ Ngân hàng để ghi nhận.
o Đáp án 2: đây là nghiệp vụ bán hàng, có xuất hóa đơn GTGT => đây là công việc của KT bán hàng kiêm
xuất hóa đơn => vào phân hệ Bán hàng để ghi nhận.
 Chốt lại, do có phát sinh xuất hóa đơn GTGT, nên trong tình huống này, chúng ta sẽ ưu tiên ghi
nhận nghiệp vụ ở phân hệ Bán hàng, để vừa ghi nhận thu nhập khác, vừa ghi nhận dữ liệu liên
quan đến thuế GTGT đầu ra (liên quan đến tờ khai thuế GTGT đầu ra)
- A – Đối tượng: Công ty TNHH Hạnh Phúc là người mua TSCĐ => khai báo thông tin của đối tượng này.
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ:
DK1: NV ghi giảm TSCĐ, NỢ TK 811 / NỢ TK 214 / CÓ TK 211, do KT TSCĐ ghi nhận
- Bước 1: vào phân hệ TSCĐ/ chức năng Ghi giảm.
- Bước 2: chọn lý do ghi giảm “Nhượng bán thanh lý” (lưu ý, lý do ghi giảm sẽ liên quan đến phần hạch toán ghi
giảm TSCĐ nên cần chọn lý do chính xác), sau đó nhập ngày hạch toán/Ngày chứng từ.
- Bước 3: chọn mã TSCĐ cần thanh lý, sau đó hệ thống sẽ tự động tính toán phần hao mòn lũy kế, phần giá trị còn
lại và định khoản nghiệp vụ.

DK2: Thu tiền thanh lý TSCĐ: NỢ TK 112 / CÓ TK 711 / CÓ TK 33311,


- Bước 1: do trong phân hệ Bán hàng, giao diện nhập liệu Chứng từ bán hàng, phần TK Doanh thu không có lựa
chọn TK 711, vì vậy, để nhập liệu nghiệp vụ thu tiền thanh lý TSCĐ trên phân hệ Bán hàng/chức năng Chứng từ
bán hàng thì chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ “Bổ sung TK 711 vào cột TK Doanh thu”
o Cách 1: (không nên làm) vào Hệ thống/Tùy chọn/mục Tùy chọn riêng, trong mục này bỏ dấu stick ở
dòng “Hạn chế tài khoản khi nhập chứng từ”. Sau đó, bấm Áp dụng/Đóng. Tuy nhiên, cách này không
khuyến khích vì nó sẽ dở bỏ tất cả hạn chế về tài khoản khi nhập liệu => điều này sẽ gây rủi ro cho kế toán
khi nhập liệu (người yếu định khoản).
o Cách 2: (nên làm, tuy cực khổ nhưng không rủi ro) vào Danh mục/Tài khoản/Tài khoản ngầm định, tại
dòng Tìm kiếm, search cụm từ “Bán hàng”, sau đó, chọn nghiệp vụ có liên quan, ví dụ trong tình huống
này, thầy sẽ chọn nghiệp vụ “Bán hàng hóa trong nước – Chuyển khoản”.
▪ Sau đó, click vào nút Sửa. Trong giao diện Sửa, chọn dòng TK có, click vào nút “kính lúp”, và bổ
sung thêm tài khoản 711 => Đồng ý.
▪ Cách bổ sung này chỉ áp dụng theo tình huống cụ thể, do đó, nếu phát sinh nhiều tình huống khác
nhau thì phải vào sửa thủ công cho từng tình huống => tốn thời gian.
- Bước 2: vào phân hệ Bán hàng/Chức năng Chứng từ bán hàng, chọn giao diện Bán hàng hóa dịch vụ trong nước,
Thu tiền ngay bằng Chuyển khoản. Lưu ý, bỏ dấu stick ở ô Kiêm phiếu xuất kho (vì trước đó lúc mua TSCĐ chúng
ta ghi nhận là Mua hàng không qua kho nên bây giờ làm gì có kho nào chứa TSCĐ.)
o Nhớ tạo khách hàng: công ty TNHH Hạnh Phúc
o Nhập ngày hạch toán, chọn mã TSCĐ có liên quan và nhập liệu. Nhớ TK doanh thu chọn TK 711.
o Qua tab thuế, nhập % thuế GTGT
o Qua tab Hóa đơn, nhập thông tin Hóa đơn GTGT có liên quan: ký hiệu hóa đơn 1C24T** (** là tên của
các bạn), số hóa đơn 10 (thống nhất)
Nghiệp vụ 5: Ngày 30/XX/20XX, kế toán ghi nhận chi phí khấu hao tháng XX/20XX.
Vào Nghiệp vụ / Phân hệ Tài sản cố định / Chọn chức năng “Tính khấu hao”
- Chọn Tháng cần tính khấu hao.
- Hệ thống sẽ tự động lập bảng tính khấu hao cho tất cả TSCĐ đang có trên dữ liệu kế toán

Lưu ý: sau khi đã thực hiện Tính khấu hao TSCĐ thì chúng ta không sửa lại được thông tin liên quan đến TSCĐ.

 Muốn sửa lại thông tin TSCĐ thì chúng ta phải qua tab “Tính khấu hao” xóa tất cả chứng từ tính khấu hao.

PHÂN HỆ MUA HÀNG


NGHIỆP VỤ 7 – MUA HÀNG LÀM QUÀ TẶNG
Nghiệp vụ 55BS1: Ngày 30/09/20XX, công ty đặt mua bánh trung thu của công ty TNHH Happy Smile để tặng các đối
tác thân thiết và nhân viên. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản và nhận hàng đầy đủ. Chi tiết như sau:
➢ Hộp bánh trung thu SL: 80 hộp ĐG: 430.000 đồng/Hộp
Thông tin hóa đơn như sau: Hóa đơn GTGT, ký hiệu hóa đơn 1C23THS, số HĐ: 24224, ngày 04/XX/20XX, thuế GTGT
10%.
Nghiệp vụ 55BS2: Ngày 30/09/20XX, công ty đã xuất bánh trung thu tặng cho các đối tác thân thiết. Chi tiết như sau:
➢ Hộp bánh trung thu SL: 50 hộp ĐG: 430.000 đồng/hộp
➢ Thông tin hóa đơn như sau: Hóa đơn GTGT, ký hiệu hóa đơn 1C23T**, số HĐ: * (do PMKT cấp), ngày
10/XX/20XX, thuế GTGT 10%.
Nghiệp vụ 55BS3: Ngày 30/09/20XX, công ty đã xuất bánh trung thu tặng cho nhân viên công ty. Chi tiết như sau:
➢ Hộp bánh trung thu SL: 30 hộp ĐG: 430.000 đồng/hộp
Thông tin hóa đơn như sau: Hóa đơn GTGT, ký hiệu hóa đơn 1C23T**, số HĐ: * (do PMKT cấp), ngày 09/XX/20XX,
thuế GTGT 10%.
Tham khảo: https://ketoanthienung.net/ca-ch-hach-toan-hang-hoa-cho-bieu-tang.htm

CHỨNG TỪ SỬ DỤNG:
- Hóa đơn GTGT (Hóa đơn mua hàng)
- Phiếu nhập kho (nếu có)
- Hóa đơn GTGT (Xuất hàng biếu tặng)
- Bảng kê ký nhận hàng tặng
- Chương trình tặng quà này có xin phép Sở Công thương hay không ?
- Quy chế chi tiêu nội bộ/ Thỏa ước lao động/ Hợp đồng lao động (trong trường hợp tặng quà cho nhân viên.
QUY TRÌNH GHI NHẬN:
BƯỚC 1: GHI NHẬN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG BIẾU TẶNG
Ngày 30/09/20XX, công ty đặt mua bánh trung thu của công ty TNHH Happy Smile để tặng các đối tác thân thiết và
nhân viên. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản và nhận hàng đầy đủ. Chi tiết như sau:
➢ Hộp bánh trung thu SL: 80 hộp ĐG: 430.000 đồng/Hộp
Thông tin hóa đơn như sau: Hóa đơn GTGT, ký hiệu hóa đơn 1C23THS, số HĐ: 24224, ngày 04/XX/20XX, thuế
GTGT 10%.
PHƯƠNG ÁN 1: Mua hàng biếu tặng không nhập kho
- Vào Nghiệp vụ/ phân hệ Mua hàng/ chọn chức năng Chứng từ mua hàng hóa – chọn giao diện là Mua hàng trong
nước không qua kho Hoặc chọn chức năng Chứng từ mua dịch vụ

PHƯƠNG ÁN 2: Mua hàng biếu tặng nhưng nhập kho


- Vào Nghiệp vụ/ phân hệ Mua hàng/ chọn chức năng Chứng từ mua hàng hóa – chọn giao diện Mua hàng trong
nước nhập kho.
BƯỚC 2: XUẤT HÀNG ĐỂ BIẾU TẶNG
BƯỚC 2A: XUẤT HÀNG BIẾU TẶNG CHO KHÁCH HÀNG
Nghiệp vụ 55BS2: Ngày 30/09/20XX, công ty đã xuất bánh trung thu tặng cho các đối tác thân thiết. Chi tiết như sau:
➢ Hộp bánh trung thu SL: 50 hộp ĐG: 430.000 đồng/hộp
Thông tin hóa đơn như sau: Hóa đơn GTGT, ký hiệu hóa đơn 1C23T**, số HĐ: * (do PMKT cấp), ngày 10/XX/20XX,
thuế GTGT 10%.
Đầu tiên, kế toán sẽ xuất hóa đơn GTGT để ghi nhận hàng biếu tặng
- Vào Nghiệp vụ/ phân hệ Bán hàng/ chọn chức năng Hóa đơn

- Ghi nhận nghiệp vụ Nợ TK 6418 / Có TK 3331: 2.150.000đ


- Vào Nghiệp vụ/ phân hệ Tổng hợp/ chọn chức năng Chứng từ nghiệp vụ khác để ghi nhận nghiệp vụ.
- Lưu ý, do nghiệp vụ xuất hàng biếu tặng không có ghi nhận doanh thu nên sẽ phát sinh chênh lệch khi lập bảng
kê thuế đầu ra.
BƯỚC 2B: XUẤT HÀNG BIẾU TẶNG CHO NHÂN VIÊN
Nghiệp vụ 55BS3: Ngày 09/XX/20XX, công ty đã xuất bánh trung thu tặng cho nhân viên công ty. Chi tiết như sau:
➢ Hộp bánh trung thu SL: 30 hộp ĐG: 430.000 đồng/hộp
Thông tin hóa đơn như sau: Hóa đơn GTGT, ký hiệu hóa đơn 1C23T**, số HĐ: * (do PMKT cấp), ngày 09/XX/20XX,
thuế GTGT 10%.
Lưu ý: Có 2 cách ghi nhận
Cách 1: Nếu công ty không có quỹ khen thưởng-phúc lợi và trong quy chế chi tiêu nội bộ/thỏa ước lao động/hợp đồng lao
động không có quy định về khoản chi phúc lợi (tặng quà/khen thưởng nhân viên) thì kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ này
tương tự như xuất hàng biếu tặng cho khách hàng bên ngoài.
Cách 2: Nếu công ty có quỹ khen thưởng phúc lợi và trong quy chế chi tiêu nội bộ/thỏa ước lao động/hợp đồng lao động
thì sẽ định khoản như hình trên:
Nợ TK 353 / Có TK 511 / Có TK 33311
Nợ TK 632 / Có TK 156-152-153

NGHIỆP VỤ 56BS1: MUA HÀNG TRẢ GÓP


NGHIỆP VỤ 56BS2: BÁN HÀNG TRẢ GÓP

PHÂN HỆ KHO – NV2 – XUẤT KHO SỬ DỤNG NỘI BỘ


Nghiệp vụ 2: Ngày 16/XX/20XX, xuất tivi sử dụng cho phòng kinh doanh (nhân viên Phạm Anh Khoa nhận tivi). Chi phí này
sẽ tính vào chi phí bán hàng.
➢ Tivi Sony Bravia 49 inches SL: 1
ĐỊNH KHOẢN: Nợ TK 6413 / Có TK 1561
- Do xuất sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh nên kế toán không cần phải khai báo thuế GTGT, không cần
lập HĐơn GTGT.
GHI NHẬN:
- Vào phân hệ Kho / Xuất kho / chọn giao diện 4.Xuất sử dụng,góp vốn…
PHÂN HỆ BÁN HÀNG
TÌNH HUỐNG 3: BÁN HÀNG THÔNG QUA ĐẠI LÝ
Nghiệp vụ 3a: Ngày 09/XX/20XX, công ty xuất kho hàng gửi bán đại lý Quang Huy.
➢ Tivi Sony Bravia 49 inches SL: 10
➢ Tủ lạnh Panasonic 550 lítSL: 10
Thông tin Phiếu xuất kho gửi bán đại lý: ký hiệu 6C22B**, số HĐ 1. (Đại lý Quang Huy – 78 Lục Vân Tiên Q12
TPHCM)
Lý thuyết về bán hàng qua đại lý:
- Đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.
o Đại lý sẽ bán theo giá do công ty đề xuất => Đại lý không có lời khi bán hàng
o Doanh thu của đại lý là tiền hoa hồng bán hàng nhận được.
o Đại lý sẽ có quyền trả lại hàng không bán được cho NSX.
- Đại lý “mua đứt bán đoạn” => GIỐNG NHƯ BÁN HÀNG THÔNG THƯỜNG.
o Đại lý mua hàng của nhà sản xuất, thanh toán tiền ngay/công nợ
o Sau đó đại lý sẽ bán lại sản phẩm này cho khách hàng. Lúc này giá bán sẽ do đại lý quyết định chứ
không bán theo giá do nhà sản xuất đề ra.
o Doanh thu của đại lý là tiền bán hàng thu được.
o Do đã mua và trả tiền nên đại lý không được trả lại hàng.
Tình huống này dễ nhận biết ở cửa tiệm bán bánh trung thu. Gần đến trung thu, các bạn xem coi cửa tiệm bán bánh
như thế nào:
- Bánh nào giảm giá => bánh không được trả lại hàng
- bánh nào không giảm giá => bánh được trả lại NSX.
Lưu ý: giả định trong tình huống này, cty chúng ta đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm cho đại lý bán hàng (cửa
hàng bán lẻ, giả sử chúng ta đặt tên cửa hàng bán lẻ là Quang Huy). ĐÂY LÀ ĐẠI LÝ BÁN ĐÚNG GIÁ HƯỞNG HOA
HỒNG.
 LƯU Ý, trong phân hệ Bán hàng, chọn Chứng từ bán hàng, chọn giao diện 3.Bán hàng đại lý bán đúng giá.
=> TÌNH HUỐNG NÀY chúng ta đóng vai trò là đại lý cho 1 nhà sản xuất A.
 Tóm lại, không chọn giao diện số 3 của chứng từ bán hàng trong tình huống này. Vì giao diện số 3 này là
chúng ta đóng vai trò là đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng cho nhà cung cấp/nhà sản xuất nào đó.
CHỐT LẠI, TRONG TÌNH HUỐNG 3 – PHÂN HỆ BÁN HÀNG, chúng ta đóng vai trò là Nhà sản xuất, phân phối
hang nhờ đại lý Quang Huy bán hàng giùm.
- Bước 1: công ty xuất hàng gửi bán đại lý: Nợ TK 157/ Có TK 1561 – Có TK 155
- Bước 2: cuối tháng, đại lý lập bảng kê thông báo số lượng hàng đã bán. Ngoài ra, đại lý cũng tự tính phí hoa
hồng nhận được và gửi cho công ty Hóa đơn GTGT liên quan đến mức phí hoa hồng này.
- Bước 3: Công ty nhận được bảng kê bán hàng từ đại lý sẽ định khoản nghiệp vụ ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131/ Có TK 511/ Có TK 33311
Nợ TK 632/ Có TK 157
Ngoài ra, công ty nhận được Hóa đơn GTGT liên quan đến mức phí hoa hồng. Vậy kế toán cty sẽ định khoản:
Nợ TK 641/ Nợ TK 133/ Có TK 131 (trong PMKT thì không cho ghi Có 131 nên sẽ ghi nhận C331)
- Bước 4: kế toán công ty sẽ cấn trừ công nợ giữa Nợ 131 (số tiền bán hàng thu được) và Có 131 /Có 331 (phí hoa
hồng phải trả cho đại lý) để xác định số tiền còn phải thu từ đại lý là bao nhiêu. Sau khi kiểm tra xong, cty sẽ
thông báo đồng ý với mức phí hoa hồng của đại lý Quang Huy, thì đại lý sẽ chuyển số tiền còn lại về tài khoản
công ty.
Nợ TK 112/ Có TK 131
a) Chứng từ phát sinh
- Bước 1: công ty xuất hàng gửi bán đại lý: Nợ TK 157/ Có TK 1561
o Phiếu xuất kho gửi bán đại lý => nhớ phải thực hiện thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn gửi CQ
thuế.
o Hợp đồng bán hàng qua đại lý
- Bước 2: cuối tháng, đại lý lập bảng kê thông báo số lượng hàng đã bán. Ngoài ra, đại lý cũng tự tính phí hoa
hồng nhận được và gửi cho công ty Hóa đơn GTGT liên quan đến mức phí hoa hồng này.
o Bảng kê bán hàng từ đại lý gửi lên.
o Hóa đơn GTGT do đại lý lập (HĐ phí hoa hồng)
o Các hóa đơn GTGT khác, ví dụ HĐ thuê mặt bằng trưng bày sản phẩm
- Bước 3: Sau khi nhận được bảng kê bán hàng từ đại lý, kế toán công ty sẽ định khoản nghiệp vụ ghi nhận doanh
thu:
Nợ TK 131/ Có TK 511/ Có TK 33311
Nợ TK 632/ Có TK 157
Ngoài ra, công ty nhận được Hóa đơn GTGT liên quan đến mức phí hoa hồng. Vậy kế toán cty sẽ định khoản:
Nợ TK 641/ Nợ TK 133/ Có TK 131
o Hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng)
- Bước 4: kế toán công ty sẽ cấn trừ công nợ giữa Nợ 131 (số tiền bán hàng) và Có 131 (phí hoa hồng) để xác định
số tiền còn phải thu từ đại lý Quang Huy. Sau khi kiểm tra xong, cty sẽ thông báo đồng ý với mức phí hoa hồng
của đại lý Quang Huy, thì đại lý sẽ chuyển số tiền còn lại về tài khoản công ty.
Nợ TK 112/ Có TK 131
o Chứng từ thu tiền (Phiếu thu – Giấy báo Có)

QUY TRÌNH GHI NHẬN


BƯỚC 1: công ty xuất hàng gửi bán đại lý: Nợ TK 157/ Có TK 1561
- Vào nghiệp vụ/phân hệ Kho/ chọn chức năng Chuyển kho.
- Trong chức năng Chuyển kho, có 3 mẫu biểu là Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Xuất kho gửi bán đại lý và
Xuất chuyển kho nội bộ
o Mẫu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: sử dụng khi xuất hàng từ kho A sang kho B, trong đó Kho A và
kho B cùng trực thuộc công ty, hoặc xuất hàng đưa ra cảng đi xuất khẩu.
o Mẫu Xuất kho gửi bán đại lý: sử dụng khi xuất hàng từ kho A sang kho B, trong đó Kho B khác địa
phương với kho A.
o Mẫu Xuất chuyển kho nội bộ: dùng trong các trường hợp còn lại, vd N1561/C151(chuyển hàng từ Kho
hàng mua đang đi đường-kho ảo- sang kho hàng hóa-kho thật). hoặc trường hợp chuyển từ kho khuyến
mãi sang kho hàng hóa và ngược lại.

- Tóm lại, bước 1 để ghi nhận nghiệp xuất kho hàng gửi bán đại lý thì chúng ta sẽ chọn Mẫu Xuất kho gửi bán
đại lý. => vào Nghiệp vụ/phân hệ Kho/ chọn Chuyển kho / chọn mẫu Xuất kho gửi bán đại lý
o Tạo mã khách hàng mới: Đại lý Quang Huy. Lưu ý, do Đại lý Quang Huy vừa là đối tượng nhận hàng
của công ty và bán hàng giùm (sẽ phát sinh công nợ phải thu - khách hàng) vừa là đối tượng công ty phải trả hoa
hồng (sẽ phát sinh công nợ phải trả - Nhà cung cấp). Do đó khi tạo Mã Khách hàng Đại lý Quang Huy thì chúng ta
tích vào ô Nhà cung cấp để hệ thống lấy luôn mã KH này chuyển sang dữ liệu nhà cung cấp.

o Ký hiệu hóa đơn: 6C24BBH


o Tạo mã kho KDL – Tên kho Kho hàng gửi bán đại lý – TK kho 157

- Mục Đơn giá bán – Thành tiền, nếu có dữ liệu thì nhập trước => sau này khi lập chứng từ bán hàng, hệ thống sẽ
lấy đơn giá bán dựa theo chứng từ chuyển kho
- Đơn giá vốn – Tiền vốn chưa có do đang chờ cuối kỳ tính giá xuất kho.

Nghiệp vụ 3b: Ngày 29/XX/20XX, đại lý Quang Huy gửi bảng kê số lượng hàng bán được. Chi tiết hàng bán như sau:
➢ Tivi Sony Bravia 49 inches SL: 9 ĐG: 22.990.000 (VND/cái)
➢ Tủ lạnh Panasonic 550 lít SL: 9 ĐG: 13.990.000 (VND/cái)
Thông tin hóa đơn: VAT 10%, theo HĐ GTGT ký hiệu HĐ 1C24T**, số HĐ* (do PMKT cấp), ngày 29/09/20XX.
Định khoản:
- Nợ TK 131 / Có TK 511 / Có TK 33311
- Nợ TK 632 / Có TK 157
QUY TRÌNH GHI NHẬN:
- Vào Nghiệp vụ / phân hệ Bán hang / chọn chức năng
Chứng từ bán hàng
- Trong giao diện Chứng từ bán hàng, click vào ô bánh răng / chọn lập từ Chuyển kho.
- Chọn đại lý bán hàng có liên quan (đại lý Quang Huy)
Nghiệp vụ 3c: Ngày 30/XX/20XX, đại lý Quang Huy gửi hóa đơn ghi nhận phí hoa hồng được hưởng. Công ty hạch
toán phí hoa hồng thanh toán cho đại lý Quang Huy. Biết rằng trong hợp đồng đã ký, mức phí hoa hồng đại lý Quang
Huy được hưởng là 10% trên doanh thu bán hàng.
Thông tin hóa đơn: VAT 10%, theo HĐ GTGT ký hiệu HĐ 1C24TQH, số HĐ 567, ngày 30/09/20XX.
Mức phí hoa hồng nhận được = 10% * 332.820.000 = 33.282.000đ (chưa thuế GTGT)
Định khoản: Nợ TK 641 / Nợ TK 133 / Có TK 331-QH
- Vào Nghiệp vụ/ phân hệ Mua hàng / chọn chức năng Chứng từ mua dịch vụ

Nghiệp vụ 3d: Ngày 30/XX/20XX, đại lý Quang Huy chuyển khoản thanh toán công nợ với công ty. Tiền đã vào tài
khoản ngân hàng Á Châu của công ty.
Lúc này Đại lý Quang Huy vừa phát sinh công nợ phải thu và phát sinh công nợ phải trả. Do đó, chúng ta phải bù trừ
giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả trước, sau đó mới xác định số tiền còn phải thu hoặc số tiền còn phải trả
đại lý Quang Huy là bao nhiêu.
- Công nợ phải thu: tổng 366.102.000đ (đã có thuế GTGT)
- Công nợ phải trả: tổng 36.610.200đ (đã có thuế GTGT)
- Để bù trừ công nợ phải thu và công nợ phải trả của cùng 1 đối tượng, chúng ta sẽ vào Nghiệp vụ / phân hệ
Mua hàng-Bán hàng/ chọn chức năng Bù trừ công nợ

- Chọn Ngày bù trừ (là ngày mà chúng ta sẽ xác định số tiền còn phải thu/số tiền còn phải trả cho đối tượng)
- Click vào chữ “Thực hiện bù trừ”

- Hệ thống sẽ liệt kê đầy đủ các chứng từ phải thu và chứng từ phải trả liên quan đến cùng 1 đối tượng. Nhiệm
vụ của chúng ta là tích chọn đầy đủ các chứng từ có liên quan để hệ thống thực hiện bù trừ công nợ.

- Lưu ý: Khi bấm nút “Bù trừ”, hệ thống sẽ tạo ra 1 bút toán có định khoản là Nợ TK 331/Có TK 131 => Bấm
Cất để ghi nhận nghiệp vụ
- Nghĩa là Bù trừ công nợ nó là 1 định khoản chứ không phải kỹ thuật xử lý số liệu.
- Nếu muốn sửa/bỏ ghi/xóa nghiệp vụ Bù trừ công nợ thì chúng ta vào Nghiệp vụ/phân hệ Tổng hợp/ mục
Chứng từ NVK
Bù trừ công nợ xong thì thực hiện thu tiền đại lý Quang Huy
- Vào Nghiệp vụ / phân hệ Ngân hàng / chọn chức năng Thu tiền

SO SÁNH GIỮA CHỨC NĂNG ĐỐI TRỪ CHỨNG TỪ VÀ CHỨC NĂNG BÙ TRỪ CÔNG NỢ
Giống nhau: 2 chức năng này được tạo ra để điều chỉnh số liệu công nợ của KH/NCC được chính xác trước khi công ty
thu tiền hay chi tiền.
Khác nhau:

Đối trừ chứng từ Bù trừ công nợ


Phải đảm bảo có ít nhất 2 chứng từ phát sinh:
Phải đảm bảo có ít nhất 2 chứng từ phát sinh
- Chứng từ công nợ phải trả (Hóa đơn dịch
- Chứng từ công nợ phải trả (mua hàng) và chứng
Điều kiện để vụ/hóa đơn mua hàng) và Chứng từ công nợ
từ thanh toán (phiếu chi/ủy nhiệm chi)
thực hiện phải thu (HĐ bán hàng)
- Chứng từ công nợ phải thu (bán hàng) và chứng từ
- Không phát sinh chứng từ thu tiền hay chi
thanh toán (phiếu thu/ủy nhiệm thu-giấy báo có)
tiền.

Đối tượng này vừa đóng vai trò là khách hàng,


Đối tượng 1 đối tượng là khách hàng hoặc nhà cung cấp.
vừa đóng vai trò là nhà cung cấp.

Đối trừ chứng từ là 1 kỹ thuật xử lý dữ liệu, không


Định khoản Là định khoản Nợ TK 331/Có TK 131.
phát sinh định khoản.
VD: giả sử chứng từ mua hàng hoặc chứng từ
bán hàng kế toán nhập sai số liệu. Do đã thực
hiện Bù trừ công nợ nên MISA không cho sửa
VD: giả sử chứng từ mua hàng/chứng từ chi tiền kế
lại dữ liệu trên chứng từ mua hàng và chứng từ
toán nhập sai số liệu. Do đã thực hiện đối trừ chứng
bán hàng có liên quan.
từ nên MISA không cho sửa lại dữ liệu trên chứng từ
Để sửa được các chứng từ này, kế toán cần bỏ
Xóa chức mua hàng và chứng từ chi tiền có liên quan.
chức năng Bù trừ công nợ.
năng Để sửa được các chứng từ này, kế toán cần Bỏ
Mục tiêu: Tìm nghiệp vụ Nợ TK 331/Có TK 131
chức năng Đối trừ chứng từ.
- Vào Bàn làm việc/ tích vào icon Tổng hợp.
 Vào Nghiệp vụ/Mua hàng/Bỏ đối trừ
- Vào tab Chứng từ NVK, sẽ thấy chứng từ
Vào Nghiệp vụ/Bán hàng/Bỏ đối trừ.
ghi nhận nghiệp vụ N331/C131.
- Bấm Bỏ ghi rồi bấm Xóa chứng từ này.

Phân biệt 2 chứng từ: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất kho gửi bán đại lý

PXK kiêm vận chuyển nội bộ PXK gửi bán đại lý


Giống nhau:
- Đều là phiếu xuất kho và có vai trò tương đương như hóa đơn GTGT. Nghĩa là nếu sử dụng 2 chứng từ này thì kế
toán phải làm thủ tục phát hành đăng ký sử dụng như là phát hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
PXK kiêm vận chuyển nội bộ sử dụng trong các trường
hợp sau:
- Vận chuyển hàng từ kho A sang kho B. Trong đó, Kho A
và kho B đều trực thuộc công ty, trong quá trình vận PXK gửi bán đại lý sử dụng trong các trường hợp sau:
chuyển do không xuất được hóa đơn GTGT nên công ty - Vận chuyển hàng từ kho A sang kho B. Trong đó, kho B
sẽ xuất PXK kiêm vận chuyển nội bộ để làm chứng từ không trực thuộc công ty.
minh chứng đi kèm về nguồn gốc lô hàng. - Vận chuyển hàng từ kho A sang kho B, trong đó, Kho B
- Vận chuyển hàng giữa các kho trong cùng 1 địa không cùng địa phương với kho A.
phương.
- Vận chuyển hàng từ kho đi ra cảng biển/cảng hàng
không để xuất khẩu,
Định khoản
- Tình huống này về mặt lý thuyết sẽ không định khoản
Định khoản
được.
- Tình huống này kế toán sẽ định khoản là Nợ TK 157/ Có
- Trong PMKT để theo dõi tình huống này thì PMKT
TK 1561
MISA sẽ có chức năng Chuyển kho (trong phân hệ
- Lúc này, trên mã kho, kế toán sẽ tạo ra 2 mã kho là Kho
Kho). PMKT sẽ tự định khoản là Nợ TK 1561/Có TK
hàng hóa (TK 1561) và Kho Hàng gửi đi bán (TK 157)
1561 nhưng sẽ theo dõi là chuyển từ mã kho A sang mã
kho B.
Giả định tình huống này, cửa hàng bán lẻ không thuộc hệ thống của công ty (cửa hàng bán lẻ là đại lý)
Bổ sung Phân hệ Tổng hợp
Nghiệp vụ 2a. Ngày 26/XX/20XX, thực hiện tính lương phải trả trong kì cho bộ phận kinh doanh là 20.000.000
và bộ phận QLDN là 30.000.000.
Nghiệp vụ 2b. Ngày 26/01/2021, thực hiện bút toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo qui định hiện hành
trên phân hệ tổng hợp.
- Vào nghiệp vụ/phân hệ Tổng hợp/ chức năng Chứng từ nghiệp vụ khác

- Số tiền các khoản trích theo lương, kế toán sẽ tự tính và điền vào.

Tuy nhiên, cách định khoản này rất là lâu, không phù hợp khi đi thi GK, do đó, chúng ta sẽ thực hiện ghi nhận
nghiệp vụ CP tiền lương theo cách sau (sử dụng phân hệ Tiền lương)
LƯU Ý: CÁCH NÀY CHỈ ÁP DỤNG VÀO THI GK, KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ
- Để sử dụng phân hệ Tiền lương (lập ra bảng lương-định khoản nghiệp vụ ghi nhận CP lương-tính và ghi
nhận các khoản trích theo lương), bắt buộc phải tạo ra nhân viên cho các phòng ban.
Bước 1: tạo ra ít nhất 2 phòng: Phòng kinh doanh và Phòng kế toán
- Vào Danh mục/ Cơ cấu tổ chức
- Khi tạo mã Phòng, bắt buộc phải nhập TK Chi phí lương; cụ thể Phòng Kinh doanh nhập TK CP lương là
6411, Phòng Kế toán nhập TK CP lương là 6421. Vì khi tạo mã Phòng, nếu không nhập TK CP lương thì
MISA sẽ mặc định TK CP lương là 6421 (không cho sửa lại thành 6411)
Bước 2:
- Do đề thi chỉ cho tiền lương của 2 phòng là Phòng kinh doanh và Phòng kế toán/hành chính
- Tạo ra ít nhất 02 nhân viên, 01 nhân viên thuộc phòng kinh doanh và 01 nhân viên thuộc phòng kế toán
(dựa theo dữ liệu đề bài cho (dữ liệu ở bước 1, tạo 2 phòng thì ở B2 sẽ tạo ra ít nhất 2 nhân viên), thanh
toán lương cho 2 bộ phận => tạo 2 nhân viên). Việc tạo ra 2 nhân viên này để lập ra bảng lương.
- Bước 1a: Vào Danh mục/ Đối tượng/ Nhân viên

Bước 3: Vào Nghiệp vụ/ phân hệ Tiền lương/ chọn chức năng Tính lương để tạo ra Bảng lương.
- Loại bảng lương: chọn mục “Lương cố định (không dựa trên bảng chấm công).
- Kỳ tính lương: ví dụ chon Tháng 3 năm 2024.
- Chọn phòng ban có liên quan: ví dụ chọn phòng Kế toán và phòng Kinh doanh (lưu ý 2 phòng này phải
đảm báo có ít nhất 1 nhân viên thuộc phòng này.)
Bước 4: Trên mẫu “Bảng lương cố định tháng 3 năm 2024”, chúng ta nhập số tiền vào 2 cột: Lương cơ bản và
Lương đóng BH, sau đó bấm Enter để hệ thống tự tính phần các khoản trích theo lương.
- Nhớ xóa dữ liệu ở cột Thuế TNCN.

- Sau đó bấm Cất để lưu bảng lương. Hệ thống sẽ tự động lập ra định khoản ghi nhận CP tiền lương và các
khoản trích theo lương cho chúng ta.
TÌNH HUỐNG 3: KIỂM KÊ KHO VÀO CUỐI KỲ
Nghiệp vụ 3a. Ngày 31/XX/20XX, công ty tiến hành kiểm kê kho KHH. Theo kết quả của biên bản kiểm kê kho
như sau:
➢ Tivi Sony Bravia 49 inches SL kiểm kê: 18
➢ Điện thoại LG V30 SL kiểm kê: 2
➢ Tủ lạnh Panasonic 550 lít SL kiểm kê: 3
- Vào phân hệ Kho/ chọn chức năng Kiểm kê
Kết quả sau kiểm kê – giả định (sv tự nhập số liệu vào cột Theo kiểm kê)
- Tivi Sony Bravia 49 inches thiếu 1 sản phẩm so với sổ sách sau kiểm kê.
- Điện thoại LG V30 thừa 1 sản phẩm so với sổ sách sau kiểm kê.
Xử lý:
- Theo lý thuyết kế toán đã học, chúng ta sẽ định khoản như sau:
o SP thừa chờ xử lý: Nợ TK 1561 / Có TK 3388 => Nợ TK 3388 / Có TK 711
 Chứng từ phát sinh: biên bản kiểm kê, phiếu nhập kho sản phẩm thừa chờ xử lý
 Click vào icon “Lập PN” trên giao diện “Bảng kiểm kê vật tư hàng hóa” (Lưu ý, phải bấm Cất chứng
từ Kiểm kê thì icon “Lập PN” mới hiển thị”
 Lưu ý, ô Đơn giá sẽ lấy theo 1 trong 3 cách sau: C1 theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê, C2 theo
giá nhập kho gần nhất của SP này, C3 theo giá đề xuất của KT trưởng.

o SP thiếu chờ xử lý: Nợ TK 1381 / Có TK 1561


 Chứng từ phát sinh: biên bản kiểm kê, phiếu xuất kho sản phẩm thiếu chờ xử lý
 Click vào icon “Lập PX” trên giao diện “Bảng kiểm kê vật tư hàng hóa”.
 Lưu ý: mục đơn giá ở đây không cho nhập vì công ty đang áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là
bình quân gia quyền cuối kỳ.

- Vậy, việc xử lý SP thừa thiếu này là điều chỉnh số liệu sổ sách theo số liệu thực tế.
NGHIỆP VỤ 3B – 3C – XỬ LÝ HTK THỪA THIẾU
3b. Trường hợp sau khi soát xét và phê duyệt, giám đốc đưa ra quyết định: “điện thoại LG V30 là hàng thừa
không xác định được nguyên nhân”.

Yêu cầu: xử lý kế toán – kế toán tổng hợp sẽ lập bút toán điều chỉnh 31/03/2024.

- Định khoản: Nợ TK 3381 / Có TK 3388 => Nợ Tk 3388 / Có TK 711 => Nợ TK 3381 / Có TK 711
- Vào phân hệ Tổng hợp/ chức năng Chứng từ nghiệp vụ khác

3c. Trường hợp sau khi soát xét và phê duyệt, giám đốc đưa ra quyết định “với tivi Sony 49 inches bị thiếu, thủ
kho nộp phạt 30% bằng tiền mặt, phần còn lại doanh nghiệp chịu”.

Yêu cầu: xử lý kế toán – kế toán tổng hợp sẽ lập bút toán điều chỉnh 31/03/2021.

- Định khoản: Nợ TK 111 / Nợ TK 811 / Có TK 1381


- Do nghiệp vụ này chưa có số tiền (do phải chờ tính giá xuất kho cuối kỳ) nên nghiệp vụ này sẽ được thực
hiện sau tính giá xuất kho. (Do công ty áp dụng PP BQGQ cuối kỳ)
TÌNH HUỐNG 4: TÍNH GIÁ XUẤT KHO
Vào phân hệ Kho/ chọn chức năng Tính giá xuất kho.
Có 2 lựa chọn: Tính tất cả vật tư, hàng hóa hoặc Chọn
vật tư, hàng hóa để tính giá xuất kho.
- Nếu tính giá XK lần đầu thì chọn chức năng
Tính tất cả vật tư hàng hóa.
- Sau đó, trong quá trình kiểm tra lại, nếu mặt
hàng nào bị sai sót (nhập thiếu hàng mua, xuất
sai số lượng-giá trị…) thì sau khi điều chỉnh,
chúng ta chọn chức năng Chọn vật tư, hàng hóa
để tính lại giá xuất kho cho riêng mặt hàng này.
Khoảng thời gian: chọn thời gian để MISA lấy dữ liệu tính giá xuất kho (tính giá XK theo tháng/quý/năm). Khoảng
thời gian tính giá XK sẽ phụ thuộc vào việc DN lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế theo tháng/quý hay năm.
Kỳ tính giá: có 3 lựa chọn là Tháng – Quý - Năm.

Khoảng thời gian Tháng Quý Quý Năm Năm Năm


Kỳ tính giá Tháng Tháng Quý Tháng Quý Năm
ĐG XK tháng 1
Đơn giá XK/mặt
1 ĐG XK tháng 2 1 12 4 1
hàng
ĐG XK tháng 3
Vậy, data thực hành đang là Tháng=> vậy kế toán sẽ chọn Kỳ tính giá là Tháng.
CÂU HỎI: NẾU KHOẢNG THỜI GIAN LẤY DỮ LIỆU LÀ QUÝ THÌ KỲ TÍNH GIÁ XUẤT KHO LÀ THÁNG
HAY QUÝ
- Nếu trong 3 tháng quý vừa qua, mặt hàng không có sự biến động giá cao thì chọn kỳ tính giá là Quý.
- Nếu trong 3 tháng quý vừa qua, mặt hàng có sự biến động lớn về giá thì chọn kỳ tính giá là Tháng.
Chức năng: Tính theo kho và Tính giá không theo kho.
- Tính theo kho: MISA sẽ tính giá theo từng kho riêng biệt.
- Tính giá không theo kho: Misa sẽ cộng tất cả dữ liệu của các kho theo từng mặt hàng để tính giá.
Thông thường, MISA sẽ hỏi “có muốn sao lưu dữ liệu kế toán trước khi tính giá XK”
 có nên sao lưu không?
 Câu trả lời: Trong thực tế là Có. Vì để dự phòng Dữ liệu kế toán trong trường hợp nhập liệu sai quá
nhiều dẫn đến sửa số liệu nhiều ảnh hưởng đến giá XK (đi thi không cần sao lưu)

TÌNH HUỐNG 5: TẠM TÍNH THUẾ TNDN PHẢI NỘP.


Nghiệp vụ 5: Ngày 31/XX/20XX, kế toán công ty tạm tính số thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
vd: Quý 1 0đ – Quý 2 0đ – Quý 3 0đ – Quý 4 xác định thuế TNDN rồi mới nộp – theo quy định hiện hành kế toán
phải tạm nộp ít nhất 80% số thuế TNDN phải nộp của cả năm.
Vì số thuế TNDN tạm nộp hằng quý là do kế toán tự quyết định nên trên PMKT MISA không có chức năng tính thuế
TNDN tạm tính hằng tháng/quý.
Để tạm tính được số thuế TNDN phải nộp trên MISA, kế toán sẽ làm như sau:
B1: vào phân hệ Tổng hợp/chọn
chức năng Kết chuyển lãi lỗ.
- B2: tìm dòng kết chuyển
cuối cùng (Nợ TK 911 / Có TK
4212) để biết Lợi nhuận trước
thuế TNDN là bao nhiêu (do chưa
thực hiện nghiệp vụ tính thuế
TNDN tạm tính). Lưu ý, nếu dòng
kết chuyển cuối cùng là Nợ TK
4212/ Có TK 911 thì có nghĩa là
KQKD bị lỗ - không tạm tính thuế
TNDN.
- B3: ngoài nháp, tính ra số thuế TNDN tạm tính: 219.051.423 * 20% = 43.810.285 đ
- B4: tắt giao diện kết chuyển lãi lỗ (không sao lưu), sau đó vào phân hệ Tổng hợp/chức năng Chứng từ
nghiệp vụ khác để ghi nhận nghiệp vụ Thuế TNDN tạm tính quý 1/20XX
- B5: vào lại phân hệ Tổng hợp/chức năng Kết chuyển lãi lỗ. MISA sẽ tự động cập nhật thêm nghiệp vụ Nợ
TK 911/ Có TK 8211.

- Lưu ý: sau khi đã thực hiện bút toán kết chuyển lãi/lỗ, kế toán kiểm tra lại các nghiệp vụ đã ghi nhận, nếu
có phát sinh chỉnh sửa nghiệp vụ liên quan đến các TK doanh thu/chi phí thì bắt buộc kế toán phải thực
hiện kết chuyển lãi/lỗ lại. Để thực hiện kết chuyển lãi/lỗ lại kế toán thực hiện như sau:
o B1: vào phân hệ Tổng hợp/tab Kết chuyển lãi lỗ/ bấm Bỏ ghi và sau đó bấm Xóa chứng từ Kết
chuyển lãi/lỗ cũ.
o B2: vào lại Nghiệp vụ/phân hệ Tổng hợp/ thực hiện chức năng Kết chuyển lãi lỗ lại.
Cấu trúc điểm BÀI THI GIỮA KỲ:
- 1đ: tạo dữ liệu kế toán: có xuất báo cáo là có điểm mục này. KHÔNG XUẤT FILE BÁO CÁO MẶC ĐỊNH
0Đ.
- 6,5đ: nhập nghiệp vụ kinh tế phát sinh: có xuất sổ Nhật ký chung để chấm điểm hoặc các sổ chi tiết khác
để chấm điểm. Nếu xuất sai sẽ 0đ
- 1,5đ: xuất báo cáo (5 BÁO CÁO)
- 1đ: chụp ảnh màn hình minh họa (không chụp ảnh màn hình thì sẽ bị trừ 50% số điểm)
- GV KHÔNG YÊU CẦU NỘP FILE SAO LƯU MBK/MBZ…. SV CỐ TÌNH/VÔ TÌNH NỘP THÌ 0Đ.
LƯU Ý ĐỂ ẢNH MINH HỌA ĐẠT CHUẨN KIỂM ĐỊNH THÌ KHI TẠO DỮ LIỆU KẾ TOÁN MỚI, Cần
nhập các thông tin theo quy định sau:
- VD sv Trần Minh Ngọc đi thi GK môn HT2 sẽ đặt tên dữ liệu kế toán như sau:
o Tên công ty: Công ty TNHH Trần Minh Ngọc (bước 1)

o Tên dữ liệu: MINHNGOC_GKHT2 / TRANMINHNGOC (bước 2-đặt tên không dấu, không khoảng
cách)
HƯỚNG DẪN XUẤT BÁO CÁO KHI THI GIỮA KỲ
- Nhớ chọn Ngày hạch toán là ngày 31/03/2024
1. NHẬT KÝ CHUNG
- Vào Báo cáo / Tổng hợp / Nhật ký chung
- Kỳ báo cáo: chọn tháng 3/2024

- Click vào chữ “IN” => Đồng ý


- Click vào chữ “IN” chọn Print to PDF

- Chọn ổ đĩa D để sao lưu dữ liệu báo cáo.


2. BÁO CÁO CHI TIẾT CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
- Vào Báo cáo / mục Bán hàng / chọn “Chi tiết công nợ phải thu khách hàng” / CHỌN TẤT CẢ CÁC KHÁCH
HÀNG HIỂN THỊ
- Kỳ báo cáo: chọn tháng 3/2024
- Chọn IN => Đồng ý

- Chọn IN => Print to PDF

- Xuất báo cáo lưu vào ổ D.


3. BÁO CÁO CHI TIẾT CÔNG NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP
- Vào Báo cáo / mục Mua hàng / Chi tiết công nợ phải trả nhà cung cấp

- Chọn IN => Đồng ý

- Chọn IN => Print to PDF

- Xuất báo cáo lưu vào ổ D


4. SỔ CHI TIẾT HÀNG HÓA
- Vào Báo cáo / mục KHO / Sổ chi tiết vật tư hàng hóa

- Chọn IN => Đồng ý

- Chọn IN => Print to PDF

- Xuất báo cáo lưu vào ổ D


5. SỔ QUỸ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
- Vào Báo cáo / mục Ngân hàng / Sổ tiền gửi ngân hàng
- Kỳ báo cáo: Tháng 3/2024
- Nhớ nhập số tài khoản ngân hàng
- Chọn IN => Đồng ý

- Chọn IN => Print to PDF

- Xuất báo cáo lưu vào ổ D


PHẦN 2: CHỤP ẢNH MÀN HÌNH
- Mục tiêu: Tên dữ liệu sẽ là tên của sinh viên. Tên công ty cũng là tên sinh viên.
- VD sv Trần Minh Ngọc đi thi GK môn HT2 sẽ đặt tên dữ liệu kế toán như sau:
o Tên dữ liệu: MINHNGOC_GKHT2 (bước 2)
o Tên công ty: Công ty TNHH Trần Minh Ngọc (bước 1)
- Phân hệ mua hàng / tab Mua hang hóa dịch vụ

- Phân hệ bán hàng / tab Bán hàng

- Phân hệ Kho / tab Nhập xuất kho


- Phân hệ Tổng hợp / tab Kết chuyển lãi lỗ
o Nhớ kéo phần chi tiết lên để thấy các bút toán kết chuyển
TÓM LẠI:
SV NỘP BÀI LÊN LMS BAO GỒM 6 FILE
- FILE 1 LÀ FILE WORD ẢNH MINH CHỨNG (KHÔNG CÓ FILE ẢNH MINH CHỨNG TRỪ 50%
ĐIỂM, CÓ FILE ẢNH NHƯNG KHÔNG MINH CHỨNG CHỦ NHÂN FILE ẢNH TRỪ 70%
ĐIỂM).
- FILE 2: FILE PDF SỔ NHẬT KÝ CHUNG
- FILE 3: FILE PDF BÁO CÁO CHI TIẾT CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
- FILE 4: FILE PDF BÁO CÁO CHI TIẾT CÔNG NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP
- FILE 5: FILE PDF SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ HÀNG HÓA
- FILE 6: FILE PDF SỔ QUỸ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
LƯU Ý: NẾU KHÔNG XUẤT ĐƯỢC FILE PDF (NÚT IN CŨNG BỊ MỜ HOẶC BỊ MẤT) THÌ CHỤP ẢNH
LẠI TẤT CẢ CÁC BÁO CÁO VÀ LƯU VÀO FILE WORD THỨ 2
VÍ DỤ NHƯ SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

VÍ DỤ VỚI SỔ NHẬT KÝ CHUNG: CHỤP HẾT TẤT CẢ NGHIỆP VỤ PHÁT SINH CÓ TRONG CÁC SỔ
SÁCH

You might also like