CHỦ ĐỀ 3 - CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN VỀ LOGIC - Phần 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 125

CHỦ ĐỀ 3

CÁC KHÁI NIỆM CĂN


BẢN VỀ LOGIC

PHẦN 2
Giảng viên biên soạn: Ngô Thị Hoài Dương
NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ
3.1 Đại cương về logic mệnh đề
3.2 Suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp
3.3 Các luận điểm dựa trên suy luận diễn dịch và suy
luận quy nạp
KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI
• Nhận biết được mối quan hệ biện chứng giữa mệnh đề logic,
tuyên bố và luận điểm.
• Nhận biết được đặc điểm của suy luận diễn dịch và suy luận qui
nạp,
• Xác định được các mẫu logic điển hình tương ứng với kiểu suy
luận diễn dịch và qui nạp thường đươc sử dụng trong luận điểm,
• Áp dụng được kiểu và mẫu suy luận diễn dịch và qui nạp trong
lập luận.
• Giải thích được tiêu chí/thuật ngữ dùng khi đánh giá luận điểm
diễn dịch và qui nạp.
3.3 CÁC LUẬN ĐIỂM DỰA TRÊN SUY
LUẬN DIỄN DỊCH & QUI NẠP
- Kỹ thuật nhận biệt kiểu logic của luận điểm
- Các mẫu câu thông dụng của luận điểm diễn dịch
- Các mẫu câu thông dụng của luận điểm qui nạp
- Tiêu chí/thuật ngữ dùng khi đánh giá luận điểm diễn dịch và
qui nạp
LUẬN ĐIỂM
• NHẬN BIẾT
• PHÂN TÍCH: CẤU TRÚC & TÍNH LOGIC
• ĐÁNH GIÁ LUẬN ĐIỂM
• CHẤP NHẬN – KHÔNG CHẤP NHẬN
• XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM

5
PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM
Có 02 mức độ phân tích:
• Mức độ vi mô (Microstructure of an argument):
✓ Liên quan đến tính logic của luận điểm, kiểu logic được sử
dụng trong lập luận: deductive (diễn dịch) hay inductive (qui
nạp) logic; mức độ “đúng” và “tin cậy” của lập luận.
• Mức độ vĩ mô (Macrostructure of an argument):
✓ Liên quan đến cấu trúc của luận điểm, có bao nhiêu tiền đề/kết
luận; từng tiền đề ủng hộ cho kết luận như thế nào.
CÁC KHÍA CẠNH PHÂN TÍCH LOGIC CỦA LUẬN ĐIỂM

1. Kiểu lập luận logic.


2. Tính logic trong lập
luận.
3. Khả năng chấp nhận
luận điểm.

7
Remember!
Before we can effectively analyze
and evaluate an argument, we
need to understand clearly what
kind of argument is being
offered.
9

NHẬN BIẾT
LUẬN ĐIỂM DIỄN DỊCH VÀ
LUẬN ĐIỂM QUI NẠP
DEDUCTIVE vs. INDUCTIVE ARGUMENTS
LOẠI LUẬN ĐIỂM – KIỂU LOGIC – KIỂU LẬP LUẬN
• Loại luận điểm (diễn dịch hay qui nạp) được xác định
dựa vào kiểu logic được sử dụng trong lập luận của luận
điểm.
• Kiểu suy luận logic của luận điểm được xác nhận
thông qua nhận biết kiểu lập luận được sử dụng
trong luận điểm đó.
• Kiểu lập luận phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tiền
đề và kết luận.

10
MỐI QUAN HỆ LOGIC GIỮA TIỀN ĐỀ & KẾT LUẬN
• Tiền đề có thể ủng hộ cho kết luận với một trong hai cách:
✓ Tiền đề được dùng để “đảm bảo – guarantee” cho kết luận,
✓ Tiền đề chứng tỏ “khả năng – likely” kết luận xảy ra là thực.
• Hai cách lập luận này hình thành nên hai kiểu lập luận
logic cơ bản và từ đó tạo nên hai kiểu luận điểm:
✓Suy luận diễn dịch (deductive reasoning) – Luận điểm diễn dịch
✓Suy luận qui nạp (inductive reasoning) – Luận điểm qui nạp.

11
Types of Argument Reasoning

• Deductive Reasoning: an argument in which the arguer


attempts to demonstrate that the truth of the
conclusion necessarily follows from the premises.
• Inductive Reasoning: an argument in which the arguer
attempts to demonstrate that the truth of the
conclusion probably follows from the premises.

9/3/20XX PRESENTATION TITLE 12


CÁCH NHẬN BIẾT KIỂU SUY LUẬN LOGIC
CỦA LUẬN ĐIỂM

• Chìa khóa để nhận biết kiểu suy luận logic là hiểu


rõ khái niệm và đặc điểm của mỗi loại.
✓Một luận điểm là luận điểm diễn dịch (a deductive
argument) khi kết luận được xây dựng dựa hoàn toàn
vào tiền đề.
✓Một luận điểm là luận điểm qui nạp (an inductive
argument) khi kết luận là “ảnh phản chiếu” của tiền
đề.

13
NHẬN BIẾT KIỂU LẬP LUẬN

• Sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai kiểu lập luận thể
hiện ở mức độ đảm bảo chân giá trị đúng của kết luận
thông qua mối quan hệ với tiền đề của nó.
✓ Kết luận của luận điểm diễn dịch được đảm bảo chắc chắn
chân giá trị đúng bởi tính đúng của tiền đề.
▪ Tiền đề đúng, Kết luận đúng.
✓ Kết luận của luận điểm qui nạp chỉ được đảm bảo khả năng
có chân giá trị đúng bởi tính đúng của tiền đề.
▪ Tiền đề đúng, Kết luận CHỈ CÓ THỂ đúng.

14
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT
Luận điểm Diễn dịch…… Luận điểm Qui nạp …
❑ Nếu các tiền đề là đúng, thì kết ❑ Nếu tiền đề là đúng, thì kết luận có
luận phải đúng. lẽ là đúng.
❑ Kết luận là kết quả suy luận tất ❑ Kết luận là kết quả có thể có đạt
yếu từ tiền đề. được từ tiền đề.
❑ Các tiền đề cung cấp bằng ❑ Các tiền đề cung cấp bằng chứng
chứng thuyết phục cho sự thật tốt nhưng không kết luận cho sự
của kết luận. thật của kết luận.
❑ Không thể nào mọi tiền đề đều ❑ Không chắc là tiền đề đúng và kết
đúng và kết luận sai. luận sai.
❑ Chấp nhận tính đúng của tiền đề ❑ Mặc dù việc chấp nhận tính đúng
và phủ nhận kết luận là không của tiền đề và phủ nhận kết luận là
nhất quán về mặt logic, nghĩa nhất quán về mặt logic, nhưng kết
là nếu bạn chấp nhận tiền đề thì luận chỉ có thể đúng nếu tiền đề
bạn phải chấp nhận kết luận. là đúng.
KEY DIFFERENCES
Deductive arguments claim that… Inductive arguments claim that…
❑ If the premises are true, then the ❑ If the premises are true, then the
conclusion must be true. conclusion is probably true.
❑ The conclusion follows necessarily ❑ The conclusion follows probably
from the premises. from the premises.
❑ The premises provide conclusive ❑ The premises provide good (but
evidence for the truth of the not conclusive) evidence for the
conclusion. truth of the conclusion.
❑ It is impossible for all the premises ❑ It is unlikely for the premises to be
to be true and the conclusion false. true and the conclusion false.
❑ It is logically inconsistent to assert ❑ Although it is logically consistent to
the premises and deny the assert the premises and deny the
conclusion, meaning that if you conclusion, the conclusion is
accept the premises, you must probably true if the premises are
accept the conclusion. true.
LƯU Ý QUAN TRỌNG

• Chân giá trị thực của tiền đề không ảnh hưởng đến kiểu
suy luận logic của luận điểm.
• Khi xác định kiểu logic của luận điểm LUÔN phán đoán
dựa trên giả định tiền đề đúng.
• Kiểu logic của một luận điểm phức hợp được quyết định
dựa vào kiểu logic của LUẬN ĐIỂM CHÍNH, không
chịu bất cứ ảnh hưởng nào từ kiểu logic của các luận
điểm phụ/luận điểm trung gian hợp thành nó.

17
LUẬN ĐIỂM LÀ QUI NẠP HAY DIỄN DỊCH?

• Tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ đều trên 35 tuổi. Barack


Obama là một Tổng thống Hoa Kỳ. Do đó, Barack Obama
đã ngoài 35 tuổi.
• Hầu hết các Tổng thống Hoa Kỳ đều học đại học. Barack
Obama là một Tổng thống Hoa Kỳ. Do đó, Barack Obama
đã theo học đại học.

18
LUẬN ĐIỂM LÀ DIỄN DỊCH HAY QUI NẠP?

• Đội bóng A sẽ lọt vào Vòng tứ kết chỉ khi họ thắng trận
tiếp theo. Nhưng đội bóng A sẽ không thể thắng trận
tiếp theo, vì những cầu thủ giỏi nhất của họ đều phải
nhập viện vì bị cảm cúm nặng. Chắc chắn, đội bóng A
sẽ không lọt vào tứ kết.
✓Luận điểm chính?
✓Luận điểm phụ?

19
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH
MỘT LUẬN ĐIỂM LÀ DIỄN DỊCH HAY QUI NẠP?
Sử dụng 04 phép thử sau:
• Phép thử dựa vào từ chỉ thị (The indicator word test)
• Phép thử dựa vào sự cần thiết nghiêm ngặt (The strict
necessity test)
• Phép thử dựa vào mẫu chung (The common pattern
test)
• Phép thử dựa vào nguyên lý diễn giải từ thiện/bao
dung (The principle of charity test)
Phép thử dựa vào từ chỉ thị
(The Indicator Word Test)
• Nguyên tắc của phép thử là dựa vào từ chỉ thị thường
gặp của mỗi kiểu lập luận (Reasoning Indicators) để
nhận biết kiểu lập luận và từ đó xác định luận điểm là diễn
dịch hay qui nạp.
✓ Luận điểm có từ chỉ thị đặc trưng cho kiểu lập luận diễn dịch
(Deduction indicator words) sẽ có thể là luận điểm diễn dịch.
✓Luận điểm có từ chỉ thị đặc trưng cho kiểu lập luận qui nạp
(Induction indicator words) sẽ có thể là luận điểm qui nạp.
Từ chỉ thị thường gặp ở kiểu lập luận diễn dịch
(Deduction indicator words)

Tiếng Anh Tiếng Việt


Từ chỉ thị thường gặp ở kiểu lập luận quy nạp
(Induction indicator words)
Tiếng Anh Tiếng Việt
MINH HỌA VỀ SỬ DỤNG PHÉP THỬ TỪ CHỈ THỊ

1. Farah là sinh viên trường BBA. Hầu hết sinh viên của
trường BBA đều có máy tính xách tay riêng. Do vậy, có
lẽ, Farah cũng có máy tính xách tay.
2. Farah là sinh viên trường BBA. Tất cả sinh viên của
trường BBA đều được phát máy tính xách tay. Điều đó
có nghĩa là, chắc chắn Farah cũng có máy tính xách tay
riêng.

24
Phép thử dựa vào sự cần thiết nghiêm ngặt
(The Strict Necessity Test)
• Nguyên tắc của phép thử là dựa vào kết quả đánh giá
xem tính đúng của kết luận có tuân theo sự cần thiết
logic một cách nghiêm ngặt (tất yếu logic) từ các tiền đề
của nó hay không để nhận biết đó là luận điểm diễn dịch
hay qui nạp.
✓Nếu kết luận tuân theo sự cần thiết logic nghiêm ngặt từ các
tiền đề của nó, thì luận điểm phải luôn được coi là diễn dịch.
✓Nếu kết luận KHÔNG tuân theo sự cần thiết logic nghiêm ngặt
từ các tiền đề của nó, thì luận điểm đó thường được coi là qui
nạp.
MINH HỌA VỀ SỬ DỤNG PHÉP THỬ
SỰ CẦN THIẾT NGHIÊM NGẶT
1.Tony: Bạn có biết gần trường Đại học Nha Trang có quán trà sữa
nào ngon không?
Nasir: Để mình xem nào, theo mình quán Leo cũng khá đấy. Mình đã
thử 4 trong số 6 loại trà sữa của họ và thấy tất cả đều ổn. Mình tin
bạn sẽ không thất vọng khi đến đó.
2. Không biết mình có phải xin tiền mẹ thêm để đủ mua sách cho kỳ
này không nhỉ? Kỳ này mình học 4 HP và HP nào cũng cần có tài
liệu mới. Tính thử nào! Trừ tiền sinh hoạt hàng tháng thì mình có
70k. Sách tiếng Anh hết 15k, sách toán cần khoảng 12k, sách hóa
cần 25k và sách tin học cần 18k. Nếu tính cả tiền vận chuyển thì sẽ
hết khoảng 65k. Ồ, vậy là đủ, mình không cần gọi điện xin tiền mẹ.
26
MINH HỌA VỀ SỬ DỤNG PHÉP THỬ SỰ CẦN
THIẾT NGHIÊM NGẶT
Mother: Don't give Mary that brownie. It contains walnuts, and I
think She is allergic to walnuts. Last week she ate some oatmeal
cookies with walnuts, and she broke out in a severe rash.
Father: Mary isn't allergic to walnuts. Don't you remember she
ate some walnut fudge ice cream at Peter's birthday party last
spring? She didn't have any allergic reaction then.

27
Phép thử dựa vào mẫu chung
(The Common Pattern Test)
• Nguyên tắc: các luận điểm diễn dịch và qui nạp thường
xuất hiện với các kiểu lập luận đặc trưng riêng, theo
các mẫu nhất định, nên chúng ta có thể thông qua
việc so sánh sự phù hợp giữa luận điểm chúng ta
đang xử lý với mẫu chung đã biết để xác định kiểu
logic cho luận điểm đó.
✓Nếu luận điểm có đặc điểm phù hợp với mẫu chung đã biết của
suy luận diễn dịch thì luận điểm đó có thể là diễn dịch.
✓Nếu luận điểm có đặc điểm phù hợp với mẫu chung đã biết của
suy luận qui nạp thì luận điểm đó có thể là qui nạp.
28
HÌNH THỨC, NỘI DUNG & NGỮ CẢNH CỦA LUẬN
ĐIỂM
• Luận điểm luôn bao hàm hai phần: hình thức (form) và
nội dung (content).
• Hình thức và nội dung của luận điểm có mối quan hệ
biện chứng với nhau trong ngữ cảnh (context) mà luận
điểm hình thành.
MINH HỌA
NỘI DUNG & HÌNH THỨC CỦA LUẬN ĐIỂM

Nội dung Hình thức


• S1 là P
• P1: Đồng dẫn điện.
• S2 là P
• P2: Sắt dẫn điện.
• S3 là P
• P3: Nhôm dẫn điện.
• S1, S2, S3 đều là S
• P4: Đồng, sắt, nhôm đều là
kim loại. ⇒ Vậy, mọi S đều là P.
⇒ C: Vậy, mọi kim loại đều
dẫn điện.
HÌNH THỨC, NỘI DUNG & NGỮ CẢNH CỦA LUẬN
ĐIỂM
✓Hình thức của một luận điểm là mô hình trừu tượng của
luận điểm liên quan đến lập luận.
✓ Một mô hình luận điểm có thể đảm nhận các nội dung
khác nhau. Hay nói cách khác, các luận điểm có nội dung
khác nhau có thể có cùng mô hình (hay còn gọi là mẫu
chung).
✓ Nội dung của một luận điểm là những tuyên bố rõ ràng
được đưa ra trong tiền đề và kết luận.
MINH HỌA
KHÁC NỘI DUNG - CÙNG HÌNH THỨC (MẪU CHUNG)
• Nếu chúng ta sử dụng điện thoại • Tháng Giêng ở miền Bắc
trước khi đi ngủ thì giấc ngủ sẽ bị thường rét đậm, do đó tháng
tác động xấu. Anh A là người có Giêng sắp đến có lẽ trời sẽ
thói quen sử dụng điện thoại trước rét.
khi ngủ hàng giờ, do đó chắc chắn • Lượng mưa hàng năm ở Nha
anh A có giấc ngủ bị ảnh hưởng. Trang thường lớn hơn 100mm
• Nếu chúng ta ở cạnh người hút trong hơn 40 năm qua. Vì vậy,
thuốc lá chúng ta sẽ bị nhiễm độc lượng mưa năm tới có lẽ cũng
khói thuốc thụ động. Cô X sống sẽ nhiều hơn 100mm.
cùng chồng nghiện thuốc lá do đó
cô X chắc chắn bị nhiễm độc khói
thuốc thụ động.
HÌNH THỨC & NỘI DUNG NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?

• Hình thức (mẫu chung) cho biết kiểu luận điểm.


• Nội dung cho biết thông điệp cần truyền tải của luận
điểm (trong ngữ cảnh xác định).
Các mẫu chung thông dụng trong suy luận diễn dịch
(COMMON PATTERNS OF DEDUCTIVE REASONING)
1. Mẫu chung dạng tam đoạn luận giả thuyết (Hypothetical
syllogism)
2. Mẫu chung dạng tam đoạn luận phân loại (Categorical
syllogism)
3. Mẫu chung loại trừ (Argument by elimination)
4. Mẫu chung suy luận toán học (Argument based on
mathematics)
5. Mẫu chung dạng định nghĩa (Argument from definition)
Các mẫu câu thông dụng trong suy luận qui nạp
(COMMON PATTERNS OF INDUCTIVE REASONING)
1. Mẫu chung dạng khái quát hoá (Inductive
generalization)
2. Mẫu chung dạng tiên đoán (Predictive argument)
3. Mẫu chung dạng theo thẩm quyền (Argument from
authority)
4. Mẫu chung dạng nhân quả (Causal argument)
5. Mẫu chung dạng thống kê (Statistical argument)
6. Mẫu chung dạng tương tự (Argument from analogy)
The Principle of Charity Test
Nguyên tắc diễn giải từ thiện/bao dung
• Nguyên tắc diễn giải từ thiện/bao dung đòi hỏi phải
giải thích các tuyên bố của người nói theo cách hợp lý
nhất có thể và trong trường hợp có tranh luận, hãy
xem xét cách giải thích tốt nhất, mạnh nhất có
thể của nó.

36
LƯU Ý KHI ÁP DỤNG Nguyên tắc diễn giải từ
thiện/bao dung (The Principle of Charity Test)
• Theo nguyên tắc diễn giải từ thiện/bao dung, chúng ta nên luôn
diễn giải một lập luận hoặc đoạn văn không rõ ràng một cách rộng
lượng nhất có thể.
• Khi diễn giải một lập luận hoặc một đoạn văn không rõ ràng, hãy
luôn tin tưởng vào người nói hoặc người viết.
• Đừng bao giờ gán cho người tranh luận một lập luận yếu hơn khi
bằng chứng hợp lý cho phép chúng ta gán cho họ một lập luận
mạnh hơn.
• Và đừng bao giờ diễn giải một đoạn văn là một lập luận tồi khi
bằng chứng hợp lý cho phép chúng ta diễn giải nó hoàn toàn
không phải là một lập luận.
Lưu ý
• Nguyên tắc từ thiện hoặc diễn giải từ thiện/bao dung
KHÔNG bao giờ được dùng để CHỈNH SỬA luận điểm gốc.
• Nguyên tắc từ thiện hoặc diễn giải từ thiện/bao dung CHỈ
DÙNG để LỰA CHỌN cách hiểu luận điểm gốc tốt nhất, sao
cho có lợi cho người viết hoặc làm rõ hơn nội dung lập luận
được thể hiện trong luận điểm.
MINH HỌA VỀ ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ DIỄN
GIẢI TỪ THIỆN/BAO DUNG
• Andy bảo với tôi là tối hôm qua anh ấy vừa ăn ở nhà
hàng Maxine. Tuy nhiên, ai cũng biết là nhà hàng
Maxine đã bị cháy rụi vào tháng trước. Điều đó có
nghĩa là hoặc là Andy nói dối hoặc là anh ấy đã có chút
nhầm lẫn.
✓ Diễn dịch hay qui nạp?
MINH HỌA VỀ ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ DIỄN
GIẢI TỪ THIỆN/BAO DUNG
• Ramlan: Karen kể với mình là bà cậu ấy đã tự leo lên
đến đỉnh của núi Yên tử và ghé vào viếng chùa đồng
(tọa lạc ở độ cao 1068m).
• Zaid: Ồ, chắc chắn bạn đã nghe nhầm rồi. Thực tế, bà
của cô ấy đã hơn 90 tuổi và phải dùng nạng chống khi
di chuyển.
✓Deductive or Inductive?
TÓM TẮT
How to Distinguish Deductive from Inductive Arguments
1. If the conclusion follows necessarily from the premises, the
argument should always be treated as deductive.
Nếu kết luận nhất thiết phải xuất phát từ tiền đề, thì luận điểm phải
luôn được coi là suy luận diễn dịch.
2. If the conclusion does not follow necessarily from the premises,
the argument should be treated as inductive unless (a) the language
or context of the argument makes clear that the argument is
deductive or (b) the argument has a pattern of reasoning that is
characteristically deductive.
Nếu kết luận không nhất thiết phải tuân theo tiền đề, luận điểm
phải được coi là qui nạp trừ khi (a) ngôn ngữ hoặc ngữ cảnh của
luận điểm nói rõ rằng luận điểm là suy diễn hoặc (b) luận điểm có
một kiểu lập luận là suy luận đặc trưng.
3. If the argument has a pattern of reasoning that is
characteristically
deductive, the argument should be treated as deductive unless there
is clear evidence that the argument is intended to be inductive.
Nếu luận điểm có kiểu lập luận là diễn dịch đặc trưng, thì luận điểm
đó nên được coi là diễn dịch trừ khi có bằng chứng rõ ràng rằng
luận điểm đó được dùng để qui nạp.
4. If the argument has a pattern of reasoning that is
characteristically inductive, the argument should be treated as
inductive unless there is clear evidence that the argument is
intended to be deductive.
Nếu luận điểm có kiểu lập luận đặc trưng là qui nạp, thì luận điểm
đó nên được coi là qui nạp trừ khi có bằng chứng rõ ràng rằng luận
điểm đó là nhằm mục đích suy diễn.
5. Arguments often contain indicator words—words like probably,
necessarily, and certainly —that provide clues in determining
whether an argument is deductive or inductive. Keep in mind,
however, that indicator words are often used loosely or improperly.
Các lập luận thường chứa các từ chỉ thị — những từ như có lẽ, nhất
thiết và chắc chắn — cung cấp manh mối để xác định xem một luận
điểm là suy diễn hay qui nạp. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng các từ chỉ
sự thường được sử dụng một cách lỏng lẻo hoặc không phù hợp.
6. If there is significant doubt about whether an argument is
deductive or inductive, always interpret the argument in the way
most favorable to the arguer.
Nếu có nghi ngờ đáng kể về việc một lập luận là suy diễn hay qui
nạp, hãy luôn giải thích lập luận đó theo cách có lợi nhất cho người
lập luận.
44

NHẬN BIẾT
CÁC MẪU CHUNG CỦA SUY
LUẬN/LUẬN ĐIỂM DIỄN DỊCH
COMMON PATTERNS OF DEDUCTIVE
REASONING
Các mẫu chung thông dụng trong suy luận diễn dịch
(COMMON PATTERNS OF DEDUCTIVE REASONING)
1. Mẫu chung dạng tam đoạn luận giả thuyết (Hypothetical
syllogism)
2. Mẫu chung dạng tam đoạn luận phân loại (Categorical
syllogism)
3. Mẫu chung loại trừ (Argument by elimination)
4. Mẫu chung suy luận toán học (Argument based on
mathematics)
5. Mẫu chung dạng định nghĩa (Argument from definition)
1. Tam đoạn luận giả thuyết - Hypothetical syllogism
• Tam đoạn luận giả thuyết là một tam đoạn luận (luận điểm
có 3 tuyên bố, với 02 tuyên bố tiền đề và 01 tuyên bố kết
luận) trong đó có ít nhất một tuyên bố có điều kiện hoặc
giả thiết làm tiền đề.
CẤU TRÚC TAM ĐOẠN LUẬN GIẢ THUYẾT
• Tam đoạn luận giả thuyết thường có cấu trúc logic
dạng “Nếu - thì (if – then).”
Nếu A thì B.
A.
Vì vậy, B.
Trong đó:
✓ A, B là các tuyên bố;
✓ A: Tuyên bố tiền đề (The antecedent );
✓ B: Tuyên bố hệ quả (The consequent).
MINH HỌA CHO TAM ĐOẠN LUẬN GIẢ THUYẾT

• Nếu tôi muốn tiếp tục giữ được học bổng thì tôi phải
dành thời gian cho việc học nhiều hơn. Tôi thực sự cần
phải giữ được học bổng ở các kỳ tiếp theo. Vì vậy, tôi
phải dành nhiều thời gian cho việc học.
✓ Phân tích luận điểm.

48
CÁC MẪU LOGIC THUỘC TAM ĐOẠN LUẬN GIẢ THUYẾT

• Modus ponens (khẳng định tuyên bố tiền đề)


• Chain argument (luận điểm chuỗi)
• Modus tollens (denying the consequent/phủ định tuyên bố hệ quả)
• Denying the antecedent (phủ định tuyên bố tiền đề)
• Affirming the consequent (khẳng định tuyên bố hệ quả)

➢Lưu ý: trong 05 mẫu logic trên có hai (02) mẫu không


chặt chẽ về mặt logic (đưa đến suy luận sai), đó là:
➢ Mẫu “denying the antecedent” (Phủ định tuyên bố tiền đề)
➢ Mẫu “affirming the consequent” (Khẳng định tuyên bố hệ quả).
49
Modus ponens (Khẳng định tuyên bố tiền đề)

Mẫu logic: Nếu A thì B.


A.
Vì vậy, B.
• Nếu tôi muốn mua cái áo đó (A) thì tôi phải tiết kiệm tiền
tiêu vặt của mình (B).
Tôi rất muốn mua chiếc áo (A).
Vì vậy, tôi sẽ để dành tiền tiêu vặt của mình để mua nó
(B).
Modus tollens (phủ định tuyên bố hệ quả)
• Mẫu logic: Nếu A thì B.
Không B.
Vì vậy, không A.
• Nếu chúng ta đang ở Nha Trang (A), thì chúng ta đang ở
Khánh Hoà (B)
Nhưng chúng ta không ở Khánh Hoà (not B).
Do đó, chúng ta không ở Nha Trang (not A).
Luận điểm chuỗi (Chain arguments)

• Luận điểm dạng chuỗi có cấu trúc từ 03 tuyên bố có điều


kiện, liên kết với nhau theo logic sau:
Nếu A thì B.
Nếu B thì C.
Vì vậy, nếu A thì C.
✓Nếu tôi làm việc có kế hoạch (A) thì tôi sẽ hoàn thành bài
tập (B).
Nếu tôi hoàn thành bài tập (B) thì tôi sẽ thi tốt (C).
Nếu tôi làm việc có kế hoạch (A) thì tôi sẽ thi tốt (C).
Phủ định tuyên bố tiền đề - MẮC LỖI LẬP LUẬN
(Denying the antecedent arguments )

• Mẫu logic: Nếu A thì B.


Không A.
Vì vậy, không B.
• Nếu chúng ta đang ở Nha Trang (A), thì chúng ta đang ở
Khánh Hoà (B).
Nhưng chúng ta không ở Nha Trang (not A) , suy ra
chúng ta không ở Khánh Hoà (not B) (SAI)
Khẳng định tuyên bố hệ quả - MẮC LỖI LẬP LUẬN
(Affirming the consequent)

• Mẫu logic: Nếu A thì B.


B.
Vì vậy, A.
• Nếu chúng ta đang ở Nha Trang (A), thì chúng ta đang ở
Khánh Hoà (B).
Nhưng chúng ta đang ở Khánh Hoà (B),
Suy ra chúng ta đang ở Nha Trang (A) Sai
BÀI TẬP MẪU: NHẬN DIỆN MẪU LOGIC CỦA TAM
ĐOẠN LUẬN GIẢ THUYẾT
1. Nếu chúng ta sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ thì giấc ngủ sẽ
bị tác động xấu. Anh A là người có thói quen sử dụng điện thoại
trước khi ngủ hàng giờ, do đó chắc chắn anh A có giấc ngủ bị ảnh
hưởng.
2. Nếu mèo của tôi bị bệnh thì nó sẽ ăn ít. Hiện nay mèo của tôi ăn
bình thường nên nó không bị bệnh.
3. Nếu tôi vượt đèn đỏ thì tôi sẽ vi phạm luật giao thông. Nếu tôi vi
phạm luật giao thông thì tôi sẽ bị phạt. Tôi đã vượt đèn đỏ do đó
tôi sẽ bị phạt.

55
BÀI TẬP MẪU: NHẬN DIỆN MẪU LOGIC CỦA TAM
ĐOẠN LUẬN GIẢ THUYẾT

4. Nếu là cây đu đủ đực, nó sẽ không ra quả. Hiện tại cây đu đủ này


không có quả, vậy nó là cây đu đủ đực.
5. Muốn có đám cháy thì phải có oxy. Trong phòng này không có
đám cháy do đó không có oxy ở đây.

56
BÀI TẬP VỀ NHẬN DIỆN MẪU CHUNG
THƯỜNG GẶP LUẬN ĐIỂM DIỄN DỊCH

Bài tập 3.2 trang 138,


và 139 – Tài liệu học Phần hỗ trợ tiếng
tập số 2. Việt trên trang học
phần.
2. Tam đoạn luận phân loại
Categorical Syllogism
• Tam đoạn luận phân loại là một tam đoạn luận (luận điểm
có 3 tuyên bố, 2 tuyên bố tiền đề và 01 tuyên bố kết
luận).
• Trong đó 03 tuyên bố, có ít nhất 01 tuyên bố được bắt
đầu (nguyên gốc hoặc sau khi được diễn đạt lại) với các
từ tập hợp như “tất cả”, “một số”, hoặc “không” (all,
some, or no).
MẪU LOGIC THUỘC TAM ĐOẠN LUẬN PHÂN LOẠI
Bốn mẫu chuẩn:
• Khẳng định toàn thể (Universal Affirmative)
✓ Tất cả S là P (All S are P)
• Phủ định toàn thể (Universal Negative)
✓Tất cả S không là P (No S are P)
• Khẳng định một phần (Particular Affirmative)
✓ Một phần S là P (Some S are P)
• Phủ định một phần (Particular Negative)
✓ Một phần S không là P (Some S are not P)
➢ Lưu ý: “S", “P không phải là các tuyên bố. Các chữ cái
này chỉ thay thế cho một danh từ chung.
MINH HỌA CÁC MẪU LOGIC CHUẨN
THUỘC TAM ĐOẠN LUẬN PHÂN LOẠI

• Khẳng định toàn thể (Universal Affirmative):


✓ Tất cả mèo là động vật có vú.
• Phủ định toàn thể (Universal Negative):
✓ Không có con mèo nào là chó cả.
• Khẳng định một phần (Particular Affirmative):
✓ Một số động vật có vú là loài mèo.
• Phủ định một phần (Particular Negative):
✓ Một số động vật có vú không phải loài mèo.

60
MINH HỌA CHO TAM ĐOẠN LUẬN PHÂN LOẠI

• Tất cả các cây sồi đều là cây thân gỗ.


Tất cả các cây thân gỗ đều là thực vật.
Vậy, tất cả cây sồi đều là thực vật.
• Iphone là điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh là điện thoại di động.
Suy ra iphone là điện thoại di động.
• E coli là một loại vi khuẩn.
Tất cả vi khuẩn đều là vi sinh vật.
E coli là một loại vi sinh vật.
MINH HỌA CHO TAM ĐOẠN LUẬN PHÂN LOẠI
• Không có động vật thân mềm nào có xương sống. Mọi loài mực
đều là động vật thâm mềm. Vậy, tất cả mực đều không có xương
sống.
• Kỳ này, tất cả sinh viên lớp mình đều phải học học phần tư duy
phản biện và một số bạn chọn học học phần biến đổi khí hậu. Vậy
một phần sinh viên của lớp học cả tư duy phản biện và biến đổi khí
hậu.
• Tất cả gấu trúc đều dễ nhận ra và không lẫn vào đâu được đó
chính là do chúng có những mảng lông màu đen ở quanh mắt, tai
và 4 chân trên nền lông trắng. Con gấu của bạn không có những
đặc điểm đặc trưng này nên nó không phải là gấu trúc.
3. Luận điểm theo mẫu loại trừ
(Argument by Elimination)

• Luận điểm loại trừ sẽ tuân thủ nguyên tắc loại dần để
đi đến sự lựa chọn cuối cùng có thể có.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM LOẠI TRỪ
• Hoặc là Joe đi bộ đến thư viện hoặc là anh ấy đi xe buýt.
Nhưng Joe đã không đi xe buýt đến thư viện.
Như vậy, Joe đã đi bộ đến thư viện.
• Trưa nay tôi dự định sẽ ăn cơm với Mai hoặc An
Nhưng Mai bận họp nhóm
Do đó tôi sẽ ăn trưa với An
• Các nước công nghiệp phải tăng năng suất hoặc bảo vệ
môi trường.
Nhưng tăng năng suất thì tăng phát thải khí nhà kính.
Suy ra các nước công nghiệp phải bảo vệ môi trường.
4. Luận điểm dựa vào suy luận toán học
(Argument Based on Mathematic )
• Một luận điểm dựa trên toán học sẽ có:
✓Kết luận được rút ra từ các tiền đề là phép tính hoặc
quy luật liên quan đến lĩnh vực toán học.
✓Bên cạnh đó, luận điểm cũng có thể có các tiền đề không liên
quan đến toán học.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM DỰA VÀO SUY LUẬN
TOÁN HỌC
• Eight is greater than four. 8>4
Four is greater than two. 4>2
Therefore, eight is greater than two. 8>2
• Light travels at a rate of 186,000 miles per second.
The sun is more than 93 million miles distant from the
earth.
Therefore, it takes more than eight minutes for the
sun’s light to reach the earth.
Time = distance/speed = 93 000 000/186 000 = 500
s = 8 1/3 min
5. Luận điểm dựa vào định nghĩa
(Argument from Definition)

• Trong luận điểm liên quan đến định nghĩa, kết luận của
luận điểm được trình bày ở dạng “đưa ra định nghĩa” cho
một đối tượng/nhóm đối tượng dựa vào các đinh nghĩa,
khái niệm/nhóm được phát biểu trong các tiền đề.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM DỰA VÀO ĐỊNH NGHĨA

• Minh là dì của tôi. Điều đó có nghĩa Minh là phụ nữ.


• Mai là chuyên gia tim. Do đó cô ta là bác sĩ.
• Tuấn là thẩm phán. Suy ra anh ta là luật sư.
69

NHẬN BIẾT
CÁC MẪU CHUNG CỦA SUY
LUẬN/LUẬN ĐIỂM QUI NẠP
COMMON PATTERNS OF INDUCTIVE
REASONING
Các mẫu câu thông dụng trong suy luận qui nạp
(COMMON PATTERNS OF INDUCTIVE REASONING)
1. Mẫu chung dạng khái quát hoá (Inductive
generalization)
2. Mẫu chung dạng tiên đoán (Predictive argument)
3. Mẫu chung dạng theo thẩm quyền (Argument from
authority)
4. Mẫu chung dạng nhân quả (Causal argument)
5. Mẫu chung dạng thống kê (Statistical argument)
6. Mẫu chung dạng tương tự (Argument from analogy)
1. Luận điểm khái quát hóa
(Inductive Generalization)
• Khái quát hóa trong tư duy phản biện thường là các phát
biểu về đặc tính đại diện cho một nhóm đối tượng.
✓Tất cả gấu xám có ở Mỹ đều sống ở phía Tây sông Mississippi
(probably).
✓ Hầu hết sinh viên đều nhận việc làm thêm, ít nhất là một công
việc bán thời gian.
✓ Đàn ông không thích phim lãng mạn.
• Luận điểm được xếp vào nhóm Khái quát hóa là luận điểm
có các phát biểu có tính khái quát về đặc điểm/tính chất
của một nhóm đối tượng, kết luận của luận điểm được rút
ra nhờ căn cứ vào các thông tin khái quát được cung cấp
trước đó.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM KHÁI QUÁT HÓA

• Tất cả xương khủng long được phát hiện cho đến nay đều
đã hơn 65 triệu năm tuổi. Do đó, có lẽ tất cả xương khủng
long đều đã hơn 65 triệu năm tuổi.
• Sáu tháng trước, tôi gặp một nông dân đến từ Iowa, và
anh ấy rất thân thiện. Bốn tháng trước, tôi gặp một nhân
viên bán bảo hiểm từ Iowa, và anh ấy rất thân thiện. Hai
tháng trước, tôi gặp một nha sĩ từ Iowa, và cô ấy rất thân
thiện. Tôi đoán hầu hết mọi người từ Iowa đều thân thiện.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MẠNH
CỦA LUẬN ĐIỂM DẠNG KHÁI QUÁT HÓA
• Cỡ mẫu,
• Cách thức chọn mẫu và thu thập,
• Cách thức diễn giải thông tin.

73
2. Luận điểm tiên đoán (Predictive Argument)
• Tiên đoán là tuyên bố về điều gì đó có thể hoặc sẽ xảy ra
trong tương lai.
• Luận điểm thuộc nhóm tiên đoán là luận điểm có chứa
một tiền đề mang tính tiên đoán.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM TIÊN ĐOÁN
• Sinh viên ngành kế toán có xét điểm điều kiện môn tiếng Anh khi
tuyển sinh. Vì vậy, có lẽ khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn
học ngành này khá hơn mặt bằng chung của sinh viên K64,
trường Đại học Nha Trang.

• Most U.S. presidents have been tall.


Therefore, probably the next U.S. president will be tall.

• It has rained in Vancouver every February since weather records


have been kept. herefore, it will probably rain in Vancouver next
February.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MẠNH
CỦA LUẬN ĐIỂM DẠNG TIÊN ĐOÁN
• Cách lựa chọn tuyên bố để làm tuyên bố tiền đề (nội
dung).
• Mức độ tin cậy của các tuyên bố tiền đề.

76
LƯU Ý QUAN TRỌNG
• Không thể giả định tất cả các luận điểm tiên đoán
đều LUÔN LUÔN là luận điểm qui nạp.
• Luận điểm sau là một luận điểm có mẫu chung là tiên
đoán nhưng lại là một luận điểm diễn dịch.
✓ Nếu Mai đến buổi tiệc tối mai, thì Hùng cũng sẽ đến, họ là
một cặp bài trùng. Mai đã nói cô ấy sẽ đến. Do vậy, Hùng
cũng sẽ có mặt.
3. Luận điểm theo thẩm quyền
(Argument from Authority)
• Luận điểm theo thẩm quyền sẽ chứa ít nhất một tiền
đề có liên quan đến phát biểu của người/tổ chức có kinh
nghiệm (quản lý hoặc có trình độ chuyên môn) hay hiểu
biết liên quan đến vấn đề được luận điểm đề cập đến.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM THEO THẨM QUYỀN

• Số liệu thống kê trong báo cáo của The World


Alzheimer, 2019 cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer trên
thế giới tăng dần theo tuổi. Tỉ lệ mắc trung bình khoảng
5% với người dưới 75 và lên đến 40-50% với người sau
85 tuổi. Tỉ lệ sa sút trí tuệ ở Việt Nam cũng theo bức
tranh chung và có xu hướng xấu hơn. Thống kê của Bộ
y tế nước ta cho thấy hiện nay có khoảng 5% dân số
trên 60 tuổi mắc bệnh và tăng dần theo tuổi.

79
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM THEO THẨM QUYỀN
• Theo Bách khoa toàn thư Britannica, các phần của Virginia
xa hơn về phía tây so với Detroit. Theo đánh giá, bách
khoa toàn thư Britannica là một nguồn thông tin có độ tin
cậy cao. Do đó, có lẽ đúng là các phần của Virginia xa hơn
về phía tây so với Detroit.
• Nhiều người Mỹ chết vì ung thư da mỗi năm hơn chết vì tai
nạn xe hơi. Làm sao tôi biết? Bác sĩ của tôi nói với tôi.
• Có những con gấu trong những khu rừng này. Frank, hàng
xóm của tôi, nói rằng anh ấy đã nhìn thấy một tuần trước.

80
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MẠNH
CỦA LUẬN ĐIỂM DẠNG THEO THẨM QUYỀN
• Mức độ tin cậy của các tuyên bố có thẩm quyền.
✓Mối liên quan giữa đối tượng có thẩm quyền với nội dung
của luận điểm.
✓Đối tượng có thẩm quyền được lựa chọn.

81
LƯU Ý QUAN TRỌNG
• Không thể giả định tất cả các luận điểm theo thẩm
quyền đều LUÔN LUÔN là luận điểm qui nạp.
• Luận điểm sau là một luận điểm có mẫu chung là luận
điểm theo thẩm quyền nhưng lại là một luận điểm diễn
dịch.
✓Cha mẹ dạy rằng anh em phải yêu thương lẫn nhau. Vì vậy,
chúng ta là anh em nên chúng ta cần hỗ trợ và giúp đỡ
nhau.
4. Luận điểm Nhân quả (Causal Argument)
• Luận điểm nhân quả là luận điểm có kết luận được đưa ra
dựa vào “lý do” được cung cấp bởi các tiền đề có liên
quan đến sự việc/vấn đề được đề cập trong kết luận.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM NHÂN QUẢ
1. Tôi không thể đăng nhập vào hệ thống như bình thường. Có lẽ hệ
thống đã bị lỗi.
2. Phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT của cả nước năm 2022
cho thấy môn tiếng Anh có kết quả thấp, trên 50% bài thi dưới
điểm trung bình. Dịch covid có thể là nguyên nhân khách quan có
ảnh hưởng đến kết quả này. Tiếng Anh là môn học đặc thù, cần
giao tiếp và rèn luyện trong thời gian dài và liên tục. Tuy nhiên,
giáo viên và học sinh chỉ có thể dạy và học thực sự từ học kỳ 2.
Do phòng dịch, cả học kỳ I năm học 2021-2022 học sinh đều phải
học trực tuyến, hình thức này hoàn toàn không phù hợp với việc
giảng dạy tiếng Anh ở bậc phổ thông, lớp đông học sinh, nên ảnh
hưởng đến chất lượng học tập.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MẠNH
CỦA LUẬN ĐIỂM DẠNG NHÂN QUẢ
• Mối liên quan giữa nội dung của tuyên bố tiền đề với
nhau và với nội dung của tuyên bố kết luận.
• Mức độ tin cậy của các tuyên bố tiền đề.

85
LƯU Ý QUAN TRỌNG
• Không thể giả định tất cả các luận điểm nhân quả
đều LUÔN LUÔN là luận điểm qui nạp.
• Luận điểm sau là một luận điểm có mẫu chung là nhân
quả nhưng lại là một luận điểm diễn dịch.
✓Bất cứ khi nào sắt tiếp xúc với oxy, nó sẽ bị gỉ (rỉ). Ống sắt
này đã tiếp xúc với oxy. Do đó, nó sẽ bị rỉ sét.
5. Luận điểm thống kê (Statistical Argument)
• Luận điểm thống kê là luận điểm có kết luận được rút
ra từ mức độ đúng (%) của các dữ liệu liên quan.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM THỐNG KÊ
• Kết quả một cuộc khảo sát tiến hành từ tháng 9 năm 2020 đến
tháng 6 năm 2021 trên 520 học sinh cho thấy, tổng số HS bị cận
thị chiếm 27,1%. Như vậy trong số 1000 học sinh của trường
chúng ta ước tính sẽ có khoảng 250 em bị cận thị.
• Eighty-three percent of St. Stephen’s students are interested in
music.
Beatrice is a St. Stephen’s student.
So, Beatrice probably likes music.

88
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MẠNH
CỦA LUẬN ĐIỂM DẠNG THỐNG KÊ
• Độ bao phủ của dữ liệu thống kê được sử dụng làm tiền
đề cho kết luận.
• Mức độ liên quan về nội dung giữa tiền đề và kết luận.

89
LƯU Ý QUAN TRỌNG
• Không thể giả định tất cả các luận điểm thống kê đều
LUÔN LUÔN là luận điểm qui nạp.
• Luận điểm sau là một luận điểm có mẫu chung là luận
điểm thống kê nhưng lại là một luận điểm diễn dịch.
✓ Nếu 65 % cử tri tham gia khảo sát trước bầu cử ủng hộ
Thượng nghị sĩ Beltway, thì Thượng nghị sĩ Beltway sẽ chiến
thắng áp đảo. Thực tế, trên sáu mươi lăm phần trăm cử tri
được hỏi đã ủng hộ Thượng nghị sĩ Beltway. Do đó, Thượng
nghị sĩ Beltway sẽ giành chiến thắng vang dội.
6. Luận điểm tương tự (Argument from Analogy)
• Luận điểm tương tự là luận điểm có kết luận được rút ra từ
các tiền đề có liên quan đến các nhóm đối tượng/vấn đề có
các đặc tính tương đồng nhau (nghĩa đen/nghĩa bóng).
• Mẫu logic cơ bản cho dạng luận điểm này thường như sau:
✓ Những thứ này tương tự với nhau theo một cách nào đó.
Vì vậy, chúng có thể có một số đặc tính tương tự nhau.
MINH HỌA CHO LUẬN ĐIỂM TƯƠNG TỰ

• Bill tốt nghiệp Đại học Central, anh ấy thông minh, hoạt
bát và đáng tin cậy. Mary đã tốt nghiệp Đại học Central, cô
ấy cũng thông minh, hoạt bát và đáng tin cậy. Paula tốt
nghiệp Đại học Central. Do đó, rất có thể, Paula cũng là
người thông minh, hoạt bát và đáng tin cậy.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MẠNH
CỦA LUẬN ĐIỂM DẠNG TƯƠNG TỰ
• Mức độ tương tự giữa các đối tượng được so sánh (đối
tượng ở tiền đề và đối tượng ở kết luận).
• Độ chính xác của tiền đề (mức độ phản ánh đúng đặc
điểm của đối tượng được dùng trong so sánh).

93
LƯU Ý QUAN TRỌNG
• Không thể giả định tất cả các luận điểm tương tự đều
LUÔN LUÔN là luận điểm qui nạp.
• Luận điểm sau là một luận điểm có mẫu chung là luận
điểm tương tự nhưng lại là một luận điểm diễn dịch.
✓ Ô tô gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm đồng thời tạo ra
khói độc hại và gây ô nhiễm. Hút thuốc cũng gây ra hàng ngàn
ca tử vong mỗi năm và tương tự cũng tạo ra khói độc hại và
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy, nếu việc hút thuốc
bị quy định chặt chẽ để hạn chế tác động xấu của nó thì việc sử
dụng ô tô cũng nên được quy định chặt chẽ một cách tương tự.
Tuy nhiên, việc quản lý tác động gây ô nhiễm của ô tô không
được quy định chặt chẽ nên việc hút thuốc cũng không cần phải
quy định chặt chẽ như hiện tại.
BÀI TẬP VỀ NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỂM DIỄN
DỊCH & QUI NẠP

Bài tập 3.3 trang 149,


150 và 151 – Tài liệu Phần hỗ trợ chuyển
học tập số 2. ngữ sang tiếng Việt
trên trang học phần.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY

96
97

THUẬT NGỮ DIỄN ĐẠT CHẤT


LƯỢNG CỦA LUẬN ĐIỂM DIỄN
DỊCH & QUI NẠP
TERMS FOR QUALITY OF DEDUCTIVE &
INDUCTIVE ARGUMENTS: Validity,
Soundness, Strength, Cogency
THUẬT NGỮ DIỄN ĐẠT CHẤT LƯỢNG
CỦA MỘT LUẬN ĐIỂM
• Tiêu chí đánh giá chất
lượng của một luận điểm
bao gồm:
✓Tính logic trong lập luận
luận
✓ Khả năng chấp nhận luận
điểm
• Thuật ngữ dùng để đánh
giá chất lượng của luận
điểm diễn dịch khác với
luận điểm qui nạp.
98
THUẬT NGỮ DIỄN ĐẠT CHẤT LƯỢNG
CỦA MỘT LUẬN ĐIỂM
• Tính logic trong lập luận:
✓Luận điểm diễn dịch: Chắc chắn (valid);
không chắc chắn (invalid)
✓Luận điểm qui nạp: mạnh (strong); yếu
(weak)
• Khả năng chấp nhận luận điểm:
✓Luận điểm diễn dịch: đáng tin cậy
(sound); không đáng tin cậy
(unsound)
✓Luận điểm qui nạp: có tính thuyết
phục (cogent); không có tính thuyết
phục (uncogent). 99
Valid vs. Invalid Deductive Arguments
• Luận điểm diễn dịch được đánh giá là có lập luận chắc
chắn khi và chỉ khi kết luận của luận điểm không thể có
chân giá trị sai trong điều kiện tiền đề của nó đúng (giả
sử đúng).
✓ Một luận điểm có lập luận chắc chắn khi các tiền đề có chân
giá trị đúng (kể cả trong điều kiện giả sử) sẽ đảm bảo chân
giá trị đúng về mặt logic cho kết luận.
• Luận điểm diễn dịch được đánh giá là có lập luận KHÔNG
chắc chắn khi kết luận của luận điểm có chân giá trị sai
dù rằng tiền đề của nó đúng (giả sử đúng).
Sound Argument
• Sound Argument = Valid argument + All true
premises

MINH HỌA:
Tất cả hoa đều là thực vật (All flowers are plants).
Tất hoa cúc đều là hoa (All daisies are flowers).
Vì vậy, tất cả hoa cúc là thực vật (Therefore, all
daisies are plants).
Strong vs. Weak Inductive Arguments
• Luận điểm quy nạp được đánh giá là có lập luận mạnh
khi và chỉ khi kết luận của luận điểm khó có thể có chân
giá trị sai trong điều kiện tiền đề của nó đúng (giả sử
đúng), tức là kết luận có khả năng đúng cao.
✓ Một luận điểm có lập luận mạnh thì kết luận của nó được các
tiền đề (trong điều kiện đúng) chứng minh khả năng đúng
cao.
• Luận điểm quy nạp được đánh giá là có lập luận yếu khi
trong điều kiện các tiền đề đúng cũng cho thấy khả năng
kết luận có thể đúng thấp.
Cogent Argument

• Cogent Argument = Strong Argument + All true


premises

MINH HỌA
• Từ trước đến nay, mọi tổng thống Mỹ đều trên 40
tuổi. Vì vậy, có thể tổng thống tiếp theo cũng lớn
hơn 40 tuổi.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

• Thế nào là một luận điểm tốt (a good argument)?


• Thế nào là một luận điểm kém (a bad argument)?

104
THỬ SUY LUẬN XEM Ý NÀO ĐÚNG?
THỬ SUY LUẬN XEM Ý NÀO ĐÚNG?
BÀI TẬP VỀ NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỂM DIỄN
DỊCH & QUI NẠP

Bài tập 3.4 (trang 152


và 153) – Tài liệu học Phần hỗ trợ chuyển
tập số 2. ngữ sang tiếng Việt
trên trang học phần.
BÀI TẬP VỀ XÁC NHẬN ĐỘ CHẶT CHẼ TRONG LẬP
LUẬN CỦA LUẬN ĐIỂM DIỄN DỊCH & QUI NẠP

Bài tập 3.5 (trang 165-


170) – Tài liệu học tập Phần hỗ trợ chuyển
số 2. ngữ sang tiếng Việt
trên trang học phần.
113

SUMMARIE S OF BASIC LOGICAL


CONCEPT S
1. All arguments are either deductive or inductive.
Bất kỳ một luận điểm nào đều sẽ thuộc về một trong hai nhóm:
luận điểm (suy luận) quy nạp hay luận điểm (suy luận) diễn dịch
✓In a deductive argument, the conclusion is claimed to follow
necessarily from the premises.
Trong một luận điểm diễn dịch, tiền đề đảm bảo tính chắc chắn
của kết luận.
✓In an inductive argument, the conclusion is claimed to follow
only probably from the premises.
Trong một luận điểm quy nạp, tiền đề chỉ cho biết khả năng kết
luận có thể xảy ra.
2. In deciding whether an argument is deductive or inductive, one
should apply four simple tests.
Để kết luận một luận điểm là luận điểm quy nạp hay diễn dịch cần
áp dụng 4 phép kiểm tra đơn giản.
✓The indicator word test asks, Are there any indicator words—words
such as probably, necessarily, and likely —that signal whether the
argument is intended to be deductive or inductive?
Phép kiểm tra dùng từ chỉ thị, liên quan đến câu hỏi: có từ chỉ thị
nào đại diện cho suy luận diễn dịch hay quy nạp trong luận điểm
không?
✓The strict necessity test asks, Does the conclusion follow with strict
necessity from the premises?
Phép kiểm tra về mức độ nghiêm ngặt của sự cần thiết trả lời cho câu hỏi:
Kết luận có được đảm bảo tính chắc chắn bởi tiền đề không?
✓The common pattern test asks, Does the argument have a pattern that
is characteristically deductive or inductive?
Phép kiểm tra liên quan đến mẫu câu trả lời câu hỏi: Luận điểm có mẫu
logic tuân theo các mẫu thường gặp đối với luận điểm diễn dịch hay luận
điểm quy nạp không?
✓The principle of charity test urges us to treat doubtful arguments in
whatever way is most favorable to the arguer.
Phép kiểm tra về nguyên lý bao dung/từ thiện khiến chúng ta xử lý các
luận điểm có nghi ngờ theo cách có lợi nhất cho người lập luận.
3. We looked at five common patterns of deductive reasoning.
Có 5 mẫu logic thường gặp đối với luận điểm diễn dịch.
✓A hypothetical syllogism is a three-line argument that contains at least
one conditional ( if-then ) statement.
Mẫu tam đoạn luận giả thuyết là luận điểm có 3 tuyên bố trong đó có ít
nhất một tuyên bố là tuyên bố có điều kiện.
✓A categorical syllogism is a three-line deductive argument in which each
line in the argument begins with all, some, or no.
Mẫu tam đoạn luận phân loại là luận điểm diễn dịch mà trong đó mỗi
tuyên bố đều bắt đầu với các từ “Tất cả, một số hay không có gì”.
✓An argument by elimination seeks to logically rule out various
possibilities until only a single possibility remains.
Luận điểm loại trừ là luận điểm áp dụngnguyên tắc loại bỏ logic để giữ lại
điều duy nhất có thể đúng.
✓In an argument based on mathematics, the conclusion is claimed
to depend largely or entirely on some mathematical calculation or
measurement (perhaps in conjunction with one or more
nonmathematical premises).
Với một luận điểm toán học, kết luận được rút ra chủ yếu dựa trên
các phép tính, phép đo toán học (có thể liên kết với một hoặc nhiều
tiền đề không liên quan đến toán)
✓In an argument from definition, the conclusion is presented as
being true by definition.
Một luận điểm mang tính định nghĩa khi kết luận của nó thể hiện
tính đúng dựa vào định nghĩa.
4. We studied six common patterns of inductive reasoning.
Có 06 mẫu logic phổ biến liên quan đến luận điểm quy nạp được xác
định.
✓An inductive generalization is an argument in which a generalization
is claimed to be likely on the basis of information about some
members of a particular class.
Luận điểm quy nạp mang tính khái quát hóa là luận điểm trong đó
kết luận là sự khái quát hóa dựa trên thông tin cơ bản của các thành
viên/sự việc cụ thể có liên quan.
✓In a predictive argument, a prediction is defended with reasons. An
argument from authority asserts that a claim is true and then
supports that claim by alleging that some presumed authority or
witness has said that the claim is true.
✓In a predictive argument, a prediction is defended with reasons.
Trong luận điểm mang tính tiên đoán, một sự suy đoán được đưa ra
dựa trên các tiền đề.
✓An argument from authority asserts that a claim is true and then
supports that claim by alleging that some presumed authority or
witness has said that the claim is true.
Một luận điểm được xếp vào nhóm luận điểm có thẩm quyền luận
điểm có giá trị đúng và được đảm bảo bởi thẩm quyền hay sự khôn
ngoan của người cung cấp thông tin cho tiền đề của nó.
✓A causal argument asserts or denies that something is the cause of
something else.
Một luận điểm thuộc nhóm luận điểm nguyên nhân khi nó xác nhận
hay bác bỏ điều gì là nguyên nhân diễn ra một điều gì đó.
✓A statistical argument rests on statistical evidence—that is, evidence
that some percentage of some group has some particular
characteristic.
Một luận điểm thống kê sẽ dựa vào bằng chứng thống kê – tỷ lệ phần
trăm liên quan đến đặc điểm/tính chất của một sự việc/đối tượng để
đưa ra kết luận.
✓In an argument from analogy, the conclusion is claimed to depend
on an analogy (i.e., a comparison or similarity) between two or
more things
Luận điểm tương tự sẽ có kết luận được rút ra từ phép so sánh sự
khác biệt hay tương đồng giữa hai hay nhiều đối tượng.
5. Deductive arguments are either valid or invalid.
Luận điểm diễn dịch có thể được lập luận chặt chẽ hay không chặt chẽ.
✓In a valid deductive argument, the conclusion follows necessarily from
the premises.
Trong một luận điểm diễn dịch có lập luận chặt chẽ, kết luận sẽ bám sát
tiền đề.
✓In other words, it is an argument in which it is impossible for all the
premises to be true and the conclusion false.
Nói một cách khác, đó là một luận điểm không thể có kết luận sai khi tất
cả tiền đề đúng.
✓In an invalid deductive argument, the conclusion does not follow
necessarily from the premises.
Trong một luận điểm diễn dịch có lập luận không chặt chẽ, kết luận
không theo sát tiền đề.
6. A sound deductive argument both is valid and has all true
premises.
Một luận điểm diễn dịch sẽ có giá trị/độ tin cậy khi nó có lập luận
chặt chẽ và tất cả các tiền đề của nó đều đúng.
✓An unsound deductive argument either is invalid or has at least
one false premise, or both.
Một luận điểm diễn dịch sẽ có không có giá trị/độ tin cậy khi nó
có lập luận không chặt chẽ hoặc có ít nhất một tiền đề có chân
giá trị sai, hoặc có cả hai điều trên.
7. Inductive arguments are either strong or weak.
Luận điểm quy nạp có thể có lập luận mạnh hay yếu.
✓In a strong inductive argument, the conclusion follows probably from the
premises.
Một luận điểm quy nạp có lập luận mạnh khi khả năng xảy ra của kết luận
được đảm bảo khi tiền đề đúng.
✓In other words, it is an inductive argument in which, if the premises are
(or were) true, the conclusion would probably be true.
Nói một cách khác, một luận điểm quy nạp có lập luận mạnh khi tiền đề
đúng thì kết luận sẽ có khả năng xảy ra.
✓In a weak inductive argument, the conclusion does not follow probably
from the premises.
Một luận điểm quy nạp có lập luận yếu khi kết luận của nó không có khả
năng xảy ngay cả khi tiền đề đúng.
8. A cogent argument is an inductive argument that both is
strong and has all true premises.
Một luận điểm quy nạp sẽ có giá trị/độ tin cậy khi nó có lập luận
chặt chẽ và tất cả các tiền đề của nó đều đúng.
✓An uncogent argument is an inductive argument that either is
weak or has at least one false premise, or both.
Một luận điểm quy nạp sẽ có không có giá trị/độ tin cậy khi nó có
lập luận không chặt chẽ hoặc có ít nhất một tiền đề có chân giá
trị sai, hoặc có cả hai điều trên.

125

You might also like