Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

@lindaisacutie

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ 10


II/ TỰ LUẬN. (3,0 điểm)
1. Câu hỏi kĩ năng.
Câu 1. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA IN-ĐÔ-NÊ- XI-A GIAI ĐOẠN 2010 – 2018
(Đơn vị: tỉ kwh)
Năm 2010 2015 2017 2018
Sản lượng 176,0 239,7 262,7 276,9
điện
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của In-đô-nê-xia giai đoạn
2010 – 2018.
Đổi bảng đề cho ra biểu đồ phần trăm (tỉ lệ % so với năm 2010)
Năm 2010 2015 2017 2018

Sản lượng điện 100 136,19 149,26 157,32

Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của Indonesia giai đoạn 2010 - 2018
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích.
Sản lượng điện trong các năm tăng nhanh và liên tục. Từ 100% => 136,19% => 149,26% =>
157,32%
Giai đoạn năm 2015-2017 sản lượng điện tăng chậm nhất. Từ 136,19% => 149,26%, khoảng
6,54%/năm
Giai đoạn 2017-2018 sản lượng điện tăng nhanh nhất từ 149,26%=>157,32%, khoảng
8,06%/năm.
Sản lượng điện tăng nhanh và liên tục vì do ngành điện chủ động được nguồn lực trong nước (các
điều kiện tự nhiên, kinh tế,…) và những ưu điểm về môi trường
Câu 2. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ DẦU CỦA THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2015 – 2019
Năm 2015 2016 2018 2019
Điện (tỉ Kwh) 192,2 199,6 204,4 212,0
Dầu (triệu tấn) 7,6 8,1 6,4 6,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và dầu của Thái Lan giai
đoạn 2015 – 2019.
Đổi bảng đề cho ra biểu đồ phần trăm (tỉ lệ % so với năm 2015)
Năm 2015 2016 2018 2019

Điện (tỉ kwh) 100 103,85 106,35 110,30

Dầu (triệu tấn) 100 106,58 84,2 81,58

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu giai đoạn 2015 - 2019
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét.
Sản lượng điện và dầu thô có sự biến động khác nhau
Sản lượng dầu thô không ổn định, tăng rồi giảm:
- Giai đoạn 2015-2016 tăng 6,58%
- Giai đoạn 2018-2019 giảm 22,38%.
- Giai đoạn 2015-2019 giảm 2,62%
Sản lượng điện tăng liên tục, tăng thêm 10,3%
Câu 3. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ DẦU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
Năm 2010 2015 2017 2020
Điện (tỉ Kwh) 91,7 157,9 191,6 235,4
Dầu (triệu tấn) 15,0 18,7 15,5 11,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và dầu của Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2020.
Đổi bảng đề cho ra biểu đồ phần trăm (tỉ lệ % so với năm 2010)
Năm 2010 2015 2017 2020

Điện (tỉ Kwh) 100 172,19 208,94 256,7

Dầu (triệu tấn) 100 124,66 103,33 76,66

Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và dầu của VN giai đoạn 2010 - 2020
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét
Sản lượng điện và dầu thô có sự biến động khác nhau
Sản lượng dầu thô không ổn định, tăng rồi giảm:
- Giai đoạn 2010-2015 tăng 24,66%
- Giai đoạn 2015-2017 giảm 21,33%
- Giai đoạn 2015-2019 giảm 26,67%
Sản lượng điện tăng liên tục, tăng thêm 156,7%
. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó cớ Việt Nam, phổ biến
hình thức khu công nghiệp tập trung?
- Các nước này đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.
- Các khu công nghiệp tập trung được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công
nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển.
- Đồng thời sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.
- Ngoài ra còn góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng chuyển giao
công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch
giữa các vùng.
Câu 2. Các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam được phân loại như thế nào?

Câu 3. Các điểm công nghiệp Việt Nam thường phân bố ở vùng nào? Vì sao?
- Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh có nền công nghiệp còn
kém phát triển như Tây Bắc và Tây Nguyên.
- Vì: Điểm CN là hình thức đơn giản nhất của tổ chức lãnh thổ CN. Gồm 1 đến 2 xí
nghiệp gắn với vùng nguyên liệu.
Câu 4. Các khu công nghiệp nước ta thường phân bố ở vùng nào? Vì sao?
- Các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở: Đông Nam Bộ, đồng bằng
sông Hồng và Duyên hải miền Trung vì:
+ Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả
năng cung cấp điện, nước.
+ Có nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao.
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
+ Các ngành kinh tế phát triển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác.
+ Có các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lý có nhiều đổi mới, năng động, sự có
mặt của một số loại tài nguyên…

@lindaisacutie

You might also like