HC xuất huyết

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

Hội chứng xuất huyết

Bộ môn Y học cơ sở

Th.S Nguyễn Hoàng Long


Mục tiêu học tập

1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân gây xuất


huyết.

2. Phân tích được triệu chứng lâm sàng và cận lâm

sang của hội chứng xuất huyết.

3. Phân tích được định nghĩa, triệu chứng lâm sàng và

biện pháp điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự
miễn.
Tài liệu học tập & tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), Bệnh học, Nhà xuất bản Y học.

2. Trường Đại học Y Hà Nội (2018), Bệnh học nội khoa, Tập 2.

3. Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số


bệnh lý huyết học.

4. Franklin Bunn. H, Jon C. Aster (), Pathophysiology of Blood


Disorders, Mc Graw Hill.

5. Marshall A. Lichtman, Kenneth Kaushansky, Thomas J. Kipps


(2013), William of Manual Hematology, Eighth Edition.
Định nghĩa
 Tình trạng máu thoát ra khỏi thành mạch do vỡ
mạch hoặc không do vỡ mạch.
Nguyên nhân

1. Do tổn thương thành mạch

 Thiếu vitamin C, PP.

 Nhiễm khuẩn: bệnh sởi, nhiễm khuẩn huyết do


não mô cầu, sốt xuất huyết Dengue.

 Bệnh mạn tính: lao, đái tháo đường, xơ gan.

 Bệnh viêm thành mạch dị ứng (Scholein-


Henoch).
Đánh giá sức bền thành mạch
Nghiệm pháp dây thắt (Lacet)

Lacet (+)
Nguyên nhân

2. Do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu

 Giảm số lượng tiểu cầu

 Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương:

 Suy tủy: chiếu xạ, khối u ác tính, nhiễm độc thuốc/


hóa chất.

 Tủy xương bị lấn át: leukemia cấp/ mạn.


Nguyên nhân

2. Do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu

 Giảm số lượng tiểu cầu

 Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi:

 Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn.

 Sốt xuất huyết Dengue, nhiễm khuẩn huyết.

 Cường lách, xơ gan.

 Dùng thuốc  kháng thể kháng tiểu cầu.


Nguyên nhân

2. Do giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu

 Giảm chất lượng tiểu cầu

 Giảm khả năng kết tập: bệnh Willebrand, hc


Bernard Soulier.

 Giảm khả năng kết dính: bệnh Glanzmann.

 Thuốc: Aspirin, Clopidogrel.


Nguyên nhân

3. Do bệnh huyết tương

 Thiếu một yếu tố đông máu: Hemophilia A,


Hemophilia B.

 Thiếu nhiều yếu tố đông máu: bệnh gan-mật, dùng


thuốc chống đông.

 Bệnh tiêu sợi huyết (tiêu fibrinogen và fibrin): sau


phẫu thuật (phổi, sản phụ khoa), nhiễm khuẩn
huyết nặng.
Quá trình đông máu
Đông máu nội sinh Đông máu ngoại sinh

Thromboplastin (III)
XII
XI
IX
VIII
Proconvertine (VII)

X
Proaccelerine (V)
Ca2+
Prothrombimase
Prothrombin (II) Thrombin

Fibrinogen (I) Fibrin Cục đông


Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng

 Đặc điểm xuất huyết:

 Xuất hiện tự nhiên.

 Xuất hiện sau va chạm/ làm thủ thuật.

 Có 3 hình thái xuất huyết:

 Xuất huyết dưới da.

 Xuất huyết niêm mạc.

 Xuất huyết nội tạng.


Triệu chứng lâm sàng

1. Xuất huyết dưới da

 Vị trí: mọi vị trí trên da.

 Màu sắc: đỏ - tím - xanh - vàng - nâu - mất đi.

 Hình thái:

 Chấm/ nốt xuất huyết: < 10 mm.

 Mảng xuất huyết: 1 - 10 cm.

 Đám xuất huyết: nhiều chấm, nốt, mảng hợp lại.

 Khối máu tụ: thành cục dưới da.


Triệu chứng lâm sàng

1. Xuất huyết dưới da


Triệu chứng lâm sàng

1. Xuất huyết dưới da


Triệu chứng lâm sàng

2. Xuất huyết niêm mạc

 Chảy máu cam/ chân răng.

 Xuất huyết dưới kết mạc.

3. Xuất huyết nội tạng

 Xuất huyết tiêu hóa, hô hấp, thận-tiết niệu.

 Xuất huyết não.

 Xuất huyết tử cung.


Cận lâm sàng

Thành mạch Tiểu cầu Y.tố đông máu

• Nghiệm pháp • Đếm số lượng • Thời gian đông


dây thắt (+) tiểu cầu máu
• Thời gian chảy • Định lượng
máu Fibrinogen
• Thời gian co • Tỷ lệ
cục máu prothrombin
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
1. Định nghĩa

 Bệnh tự miễn cơ quan.

 Tình trạng bệnh lý trong đó tiểu cầu ngoại vi bị phá


hủy ở hệ liên võng nội mô do sự có mặt của tự
kháng thể kháng tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

2. Cơ chế bệnh sinh

Đại thực bào ở lách


Tiểu cầu

Tự kháng thể

IgG

Tiêu hủy tiểu cầu


Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

2. Cơ chế bệnh sinh


Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

2. Cơ chế bệnh sinh

 Thay đổi miễn dịch sau nhiễm trùng, viêm gan, HIV,
bệnh tự miễn, tiêm vaccine.

 Tự kháng thể IgG được sản xuất và gắn vào tiểu


cầu.

 Phần Fc của tự kháng thể bị ĐTB ở lách nhận diện.

 Các ĐTB ở lách sẽ gắn với tiểu cầu có phủ kháng


thể  tiêu hủy tiểu cầu.
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

3. Đặc điểm lâm sàng

 Thường gặp ở trẻ em (1-4 tuổi), nữ > nam.

 Khởi phát sau đợt nhiễm khuẩn hoặc sau tiêm


vaccine 1-6 tuần (sởi, quai bị, rubella).

 Hội chứng xuất huyết (+).

 Có thể gặp thiếu máu tương ứng mức độ xuất huyết

 Gan, lách, hạch ngoại vi không to.


Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

4. Xét nghiệm

 Tiểu cầu giảm (<100G/L). Có thể gặp thiếu máu

 Tủy đồ: số lượng mẫu tiểu cầu bình thường,


không có tế bào ác tính

 Thời gian máu chảy kéo dài

 Kháng thể kháng tiểu cầu (+)


Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
5. Điều trị

 Liệu pháp corticoid: Prednisolon, Methylprednisolon.

 Ức chế miễn dịch: cyclophosphamid, azathioprin (thất


bại với corticoid).

 Cắt lách (thất bại với corticoid và ức chế miễn dịch).

 Liệu pháp Gamaglobulin truyền tĩnh mạch.

 Tiêm tĩnh mạch anti-D Immunoglobulin.

 Truyền khối tiểu cầu: khi PLT < 20 G/l.

 Thuốc cầm máu: Transamin; trao đổi huyết tương.

You might also like