Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


Học phần: Hành vi tổ chức

ĐỀ TÀI: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Vĩnh Thắng


Nhóm thực hiện: Nhóm 04
Lớp: 232MGT12A03

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2024


Thành viên nhóm 4
STT HỌ VÀ TÊN MSV

1 Nguyễn Thị Quỳnh Chi 25A4030331

2 Nguyễn Thị Minh 25A4031252

3 Nguyễn Duy An

4 Hồ Ngọc Duy

5 Cao Thị Quỳnh

6 Phạm Thị Loan

7 Phạm Thị Trà My

8 Lê Duy Đức Thắng

10 Bùi Hải Dương


Bảng đánh giá mức độ đóng góp – Nhóm 4
Phân công công việc Mức độ
STT HỌ VÀ TÊN MSV
đóng góp

- Tổng hợp câu trả lời bài


tập các chương
- Làm word bài tập tình
1 Nguyễn Thị Quỳnh Chi 25A4030331
huống
- Tham gia xây dựng video
tình huống

- Làm slide bài tập tình


huống
- Tham gia diễn xuất trong
2 Nguyễn Thị Minh 25A4031252
video tình huống
- Làm các câu hỏi bài tập
cuối chương

- Tham gia diễn xuất trong


video tình huống
3 Nguyễn Duy An
- Làm các câu hỏi bài tập
cuối chương

- Tham gia diễn xuất trong


video tình huống
4 Hồ Ngọc Duy
- Làm các câu hỏi bài tập
cuối chương

- Tham gia diễn xuất trong


video tình huống
5 Cao Thị Quỳnh
- Làm các câu hỏi bài tập
cuối chương

- Tham gia diễn xuất trong


video tình huống
6 Phạm Thị Loan - Làm các câu hỏi bài tập
cuối chương

3
- Tham gia diễn xuất trong
video tình huống
7 Phạm Thị Trà My
- Làm các câu hỏi bài tập
cuối chương

- Xây dựng kịch bản bài tập


tình huống
8 Lê Duy Đức Thắng
- Làm các câu hỏi bài tập
cuối chương

10 Bùi Hải Dương


Contents
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG MỚI.................................................................................1

1. Nội dung tình huống..............................................................................................1

2. Phân tích yếu tố lỗi trong tình huống....................................................................1

3. Hậu quả của lỗi sai trong tình huống....................................................................2

4. Bài học và phương án hiệu chỉnh nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho hoạt động
quản trị.........................................................................................................................2
4.1. Bài học rút ra cho người quản trị.......................................................................2
4.2. Phương án hiệu chỉnh nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho hoạt động quản trị2
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................4

1
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG MỚI
1. Nội dung tình huống
“Sai lầm của hiện tại xuất phát từ sai lầm của quá khứ”
David là một người tốt nghiệp từ một trường đại học danh giá ở Mỹ, có năng lực
làm việc rất tốt nhưng bên cạnh đó anh lại có tính ăn cắp vặt. Sau khi tốt nghiệp đại
học, David đầu quân cho công ty RoiD. Tại đây, anh đã thể hiện được năng lực làm
việc tốt của mình. Song, anh bị đuổi khỏi công ty vì lý do ăn cắp đồ tại công ty và của
các đồng nghiệp khác. 4 tháng sau khi bị đuổi khỏi công ty RoiD, David xin việc tại
công ty Peigat và được nhận. David trở thành nhân viên của phòng thiết kế. Trong
phòng thiết kế còn có 4 nhân viên khác và 1 trưởng phòng. David làm việc vô cùng
hiệu quả, giúp phòng thiết kế đạt được nhiều mục tiêu.
Tuy nhiên thông qua tìm hiểu thông tin, các nhân viên của phòng thiết kế biết
được lý do mà David bị cho nghỉ việc ở công ty RoiD là ăn cắp vặt. Cho đến khoảng 3
tháng sau khi David vào làm việc, một nhân viên nói rằng mình bị mất đồ. Mọi người
ai cũng nghĩ chắc chỉ là để quên ở đâu đó nên không tìm được. Câu chuyện tưng
chừng chỉ dừng ở đó nhưng không, đó là mở đầu cho một drama nghi ngờ nội bộ. Sau
khi xuất hiện sự việc mất đồ đầu tiên, dần dần có những người khác cũng nói rằng
mình bị mất đồ. Các nhân viên cũng để ý thấy một số món đồ của công ty đã biến mất
không vết tích. Suy nghĩ lại lý do mà David bị đuổi việc tại công ty cũ, các nhân viên
đều cho rằng những món đồ đó đều là do David lấy cắp. Cứ mỗi ngày càng có thêm đồ
bị mất, sự chắc chắn về điều đó trong họ cũng lớn dần thêm.
Cuối cùng họ quyết định báo cáo chuyện này cho trưởng phòng. Sau khi nghe
chuyện, trưởng phòng đã cho gọi David vào phòng riêng để nói chuyện. David khẳng
định mãnh liệt rằng mình không hề làm chuyện đó. Nhưng trước sự chắc chắn của các
nhân viên, trưởng phòng đã không suy nghĩ gì nhiều trước lời biện hộ của David mà
đưa ra quyết định cho anh nghỉ việc. Tuy nhiên sau khi điều tra lại sự việc, mọi người
mới biết được thủ phạm chính là người lao công. Họ nhận ra sai lầm của mình thì đã
quá muộn, David đã rời khỏi và công ty mãi mãi đánh mất đi một nhân tài.

2. Phân tích yếu tố lỗi trong tình huống

- Lỗi sai trong việc ra quyết định


“ Thiên kiến sẵn có” là đánh giá dựa vào những thông tin luôn có sẵn. Dựa vào
khái niệm vừa nêu trên nhóm 4 nhận thấy rằng tình huống trên tồn tại lỗi sai trong việc
ra quyết định. Cụ thể là lỗi đưa ra quyết định dựa vào “ Thiên kiến sẵn có” đó là:
- Trưởng phòng chỉ nghe phản ánh từ 1 phía- lời các nhân viên khác để đưa ra
quyết định cho anh David nghỉ việc
- Các nhân viên trong phòng thiết kế đã nghi ngờ David là thủ phạm mất đồ dựa
trên quá khứ của anh ta tại công ty RoiD. Tuy nhiên, họ không có bằng chứng cụ thể
để chứng minh điều này.

1
3. Hậu quả của lỗi sai trong tình huống

Trong tình huống này, yếu tố “lỗi” đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực:
 Sự mất uy tín và tin tưởng
Các nhân viên trong phòng thiết kế đã bị ảnh hưởng về mặt tinh thần khi phát hiện
David có quá khứ liên quan đến việc ăn cắp tại công ty RoiD. Sự nghi ngờ và drama
nội bộ đã tạo ra một môi trường không thoải mái và không tốt cho tinh thần làm việc.
 Thất thoát tài sản và thời gian
Sự việc mất đồ liên tục đã gây thất thoát tài sản cho công ty Peigat. Các nhân viên phải
dành thời gian để tìm kiếm và giải quyết vấn đề này thay vì tập trung vào công việc.
 Quyết định sai lầm của trưởng phòng
Trưởng phòng đã đưa ra quyết định cho David nghỉ việc mà không tiến hành điều tra
kỹ lưỡng. Điều này không công bằng với David và đã khiến công ty mất một nhân tài.
 Mất đi một nhân tài
Sau khi điều tra lại, mọi người mới biết được thủ phạm chính là người lao công, nhưng
đã quá muộn. David đã rời khỏi công ty và công ty đã mất đi một nhân tài có khả năng
làm việc hiệu quả.

4. Bài học và phương án hiệu chỉnh nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho hoạt
động quản trị

4.1. Bài học rút ra cho người quản trị


 Thực hiện điều tra cẩn thận: Khi có sự nghi ngờ về hành vi vi phạm, công ty
cần tiến hành điều tra kỹ lưỡng và thu thập bằng chứng cụ thể trước khi đưa ra
quyết định.
 Cân nhắc công bằng: Tránh đưa ra quyết định đột ngột và không công bằng dựa
trên sự nghi ngờ mà không có bằng chứng cụ thể
 Tạo môi trường an toàn để giải quyết xung đột
 Tập trung, chú trọng công tác quản lý văn hóa công sở
 Nhận thức mang tính khách quan
 Lựa chọn ứng viên có tính cách phù hợp

4.2. Phương án hiệu chỉnh nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho hoạt động quản trị

Từ những phân tích lỗi sai và bài học rút ra ở trên, nhóm có đưa ra phương án
hiệu chỉnh cụ thể cho người quản lý ở tình huống trên như sau:
- Mỗi người phải tăng cường khả năng tự nhận thức cũng như trau dồi tri thức.
Tự nhắc nhở bản thân rằng những sự việc xảy ra trong quá khứ có thể không nói lên
được bản chất của chính nó ở thời điểm hiện tại. Mọi thứ đều có thể thay đổi theo thời
gian. Cần phải thay đổi cách đánh giá sao cho phù hợp với hoàn cảnh ở những thời
điểm khác nhau với những thông tin chính xác, cập nhật.
- Tổ chức các buổi gặp mặt, trò chuyện cho các nhân viên trong phòng để giảm tình trạng
mẫu thuẫn ngầm, nói xấu lẫn nhau, để gia tăng tình đoàn kết, thấu hiểu lẫn nhau.

- Cần phải xem xét sự việc một cách kĩ lưỡng trước khi ra quyết định để tránh sai lầm
đáng tiếc

- Khi đưa ra quyết định cần:

+ Phân tích tình huống kĩ càng

+ Giảm thiên kiến và lỗi sai: Tập trung vào mục tiêu – Tìm kiếm thông tin trái ngược với
niềm tin của bạn – Đừng cố gắng tạo ý nghĩa cho các sự kiện ngẫu nhiên – Gia tăng phương
án

+ Kết hợp phân tích lý tính và trực giác


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phạm Thúy Hương và PGS.TS Phạm Thị
Bích Ngọc (2022), Giáo trình hành vi tổ chức.

You might also like