Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

1. Định nghĩa
- Nguyên nhân: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất
định.
- Kết quả: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các
mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra.
VD: sự biến đổi mầm mống hạt lúa -> cây lúa (NN-KQ)

Nguyên cớ ≠ Nguyên nhân ≠ Điều kiện

Nguyên cớ: Là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả, được quyết định bởi mối liên hệ
bên ngoài có tính chất giả tạo.
VD: Chiến tranh Iraq (2003)
Nguyên cớ: Khẳng định Iraq vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiến
hành chiến tranh xâm lược.
Nguyên nhân: Nhằm khai thác nguồn dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông

Điều kiện: Là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân điều kiện không
trực tiếp sinh ra kết quả.
VD: hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải dựa vào các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,..

2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả


- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ
xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
- VD: Bão xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do bão gây ra thì phải xuất hiện
sau.
Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biển hiểu
hiện mối liên hệ nhân quả.
VD: Ngày ko phải nguyên nhân của đêm, mùa xuân không phải nguyên nhân xuất hiện của mùa
hè.
- Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp:
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau
VD: Chặt phá rừng gây nên lũ lụt, hạn hán, xói mòn, ô nhiễm môi trường
+ Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tác động, gây nên
VD: Kết quả học tập tốt do nhiều yếu tố tác động (chăm chỉ, thông minh, chuyên cần,..)
+ Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân
loại nguyên nhân thành:
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân chủ quan – khách quan
*phân loại nguyên nhân để có những biện pháp tác động phù hợp
- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau, nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là
nguyên nhân thì trong quan hệ khác có thể được coi là kết quả.
VD: Chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao lại là nguyên nhân để
nâng cao mức sống.
- Kết quả tác động trở lại nguyên nhân
VD: Gia tăng dân số ở các nước đang phát triển dẫn tới nghèo đói, nghèo đói lại làm gia tăng
dân số và tạo thêm thất học.

3. Ý nghĩa phương pháp luận


- Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả, không
được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân – quả.
- Muốn tạo ra kết quả tốt cần phải tạo điều kiện cho những nguyên nhân tích cực, phù hợp, đồng
thời đấu tranh loại bỏ những nguyên nhân tiêu cực, không phù hợp tác động đến quá trình ra
đời của kết quả.
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải đứng trên nguyên tắc toàn diện và lịch sử - cụ thể trong
phân tích, giải thích và vận dụng quan hệ nhân – quả, tập trung giải quyết những nguyên nhân
cơ bản, bên trong.
- Vì kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân nên cần làm tốt công tác tổng kết, đánh giá, rút
kinh nghiệm, phát huy những kết quả tích cực.

You might also like