Nhóm 3 - Nhận xét CLPT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----- -----

BẢN NHẬN XÉT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY

GREEN LIFE

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Tuyết Mai

Lớp tín chỉ: Chiến lược phát triển 01

Nhóm: 03

Năm học: 2023 - 2024


Nội dung Nhận xét

NHẬN XÉT CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ GREEN LIFE

1.1. Giới thiệu Ưu điểm: Giới thiệu chung của GREEN LIFE đã thể hiện được tiềm năng
chung về Green của dự án như sau:
Life Nhận thức được xu hướng thị trường rõ ràng: Giới thiệu đề cập đến xu
hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với đồ uống healthy.
Xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu: Nữ giới, đặc biệt là
nhân viên văn phòng, học sinh trung học, sinh viên, các bà nội trợ.
Phân tích được điểm yếu của các sản phẩm hiện có: Nước healthy chế
biến sẵn chưa có sản phẩm đóng chai tiện lợi, hạn sử dụng lâu và đảm bảo
an toàn thực phẩm.
Có đề xuất giải pháp để tạo lợi thế cạnh tranh: Nước uống đóng chai
healthy GREEN LIFE với công nghệ tiệt trùng UHT giúp giữ sản phẩm được
lâu, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Nguồn cung nguyên liệu rõ ràng: Trang trại ở Long An có chứng nhận
VietGAP hoặc nhập khẩu hạt giống và ký hợp đồng với các nông trại.
Có kế hoạch phát triển rõ ràng: Giai đoạn thâm nhập thị trường:
● Phân phối sỉ ở các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Winmart, ...và các
cửa hàng tạp hóa khác.
● Giai đoạn phát triển và quảng bá: Mở rộng sản phẩm vào các siêu thị,
trung tâm thương mại, chợ truyền thống, ....
● Mở rộng hoạt động kinh doanh: Vươn xa trên khắp đất nước Việt Nam
và xuất hiện ở các thị trường trên thế giới.
Nhược điểm:
- Về hình thức: còn lỗi chính tả và lỗi trình bày, đem lại cảm giác chưa
chỉn chu.
- Về nội dung:
+ Thông tin về giá cả so với các sản phẩm cùng loại của Green
Life chưa được đề cập tới. => Nhà đầu tư không thể biết được
rằng liệu đây có phải là một mức giá cạnh tranh hay không.
+ Thông tin về đội ngũ nhân viên và năng lực sản xuất nên cung
cấp thêm để tăng độ tin cậy cho dự án chưa được để cập.
+ Chưa giải thích được nguyên nhân lựa chọn chiến lược thâm
nhập thị trường.
+ Chưa có thông tin về chiến lược marketing cụ thể.
1.2. Sứ mệnh
Nhận xét:

- Sứ mệnh này thể hiện rõ mục tiêu của công ty là cung cấp cho người
tiêu dùng những sản phẩm nước uống healthy đóng chai chất lượng
cao, an toàn và tiện lợi.
- Sứ mệnh này thể hiện được giá trị cốt lõi của công ty:
+ Chất lượng cao: Công ty cam kết cung cấp cho người tiêu dùng những
sản phẩm nước uống có chất lượng tốt nhất.
+ An toàn: An toàn là yếu tố quan trọng nhất đối với công ty. Công ty
cam kết đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm của mình đều an toàn cho
sức khỏe người sử dụng.

=> Sứ mệnh này được xây dựng tốt và thể hiện rõ mục tiêu, giá trị cốt lõi,
lợi ích cho khách hàng, tác động xã hội của công ty và cũng phù hợp với
ngành kinh doanh nước uống healthy đóng chai.

1.3. Tầm nhìn


Ưu điểm: Tầm nhìn này thể hiện rõ mục tiêu của công ty là trở thành lựa
chọn hàng đầu của người tiêu dùng quan tâm đến đồ uống tốt cho sức khỏe.
Tầm nhìn này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, dễ hiểu, có thể thực thi được và
phù hợp với ngành kinh doanh nước uống đóng chai healthy.

Nhược điểm: Tầm nhìn này chưa thể hiện rõ ràng điểm khác biệt của mình
so với các đối thủ cạnh tranh. Chưa có mục tiêu định lượng và thời gian cụ
thể thực hiện mục tiêu.

1.4. Giá trị cốt


lõi Nhận xét:

- Giá trị cốt lõi của GreenLife mang tính toàn diện, những đặc trưng
trường tồn của tổ chức
- Bộ giá trị này thể hiện cam kết của GreenLife đối với các bên liên
quan, bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Và đã
gồm một số nguyên tắc hướng dẫn, có giá trị nội tại và có ảnh hưởng
quan trọng đối với tất cả những ai ở bên trong doanh nghiệp
1.5. Mục tiêu Phân tích mục tiêu chiến lược theo SMART
chiến lược - Cụ thể: Mục tiêu đề ra rõ ràng về thời gian (2030), phạm vi (thị
trường), đối tượng (người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe), sản
phẩm (đồ uống tốt cho sức khỏe), quy trình sản xuất (hiện đại, đảm
bảo chất lượng) và phát triển sản phẩm (đa dạng, phù hợp nhu cầu thị
hiếu).
- Đo lường được: Mục tiêu chưa đưa ra các chỉ tiêu đo lường cụ thể,
mới dừng lại ở mức đưa ra mục tiêu chung => Chưa đạt tiêu chí có
thể Đo lường được.
- Khả thi: Mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được nếu GREEN
LIFE có chiến lược và kế hoạch phù hợp, nguồn lực tài chính, nhân
lực, công nghệ và khả năng cạnh tranh.
- Liên quan: Mục tiêu phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn của GREEN
LIFE và nhu cầu thị trường.
- Có thời hạn: Mục tiêu có thời hạn cụ thể (2030) giúp công ty tập
trung nguồn lực và định hướng rõ ràng.
=> MỤC TIÊU CHƯA ĐẠT ĐỦ TIÊU CHÍ SMART

Nhận xét chung về Chương 2: Phân tích môi trường chiến lược

Chiến lược phát triển là định hướng và phạm vi phát triển dài hạn của một tổ chức, nhằm tận
dụng những lợi thế trong sự biến động của môi trường thông qua nguồn lực và khả năng của tổ
chức đó, để tìm ra chiến lược tổ chức cần trả lời 3 câu hỏi sau: TC đang ở đâu? TC muố n đi tới
đâu? Làm thế nào để đi tới đó?

Về mặt nội dung cũng đã có nội dung tương đối đầy đủ. Môi trường bên ngoài là môi trường vĩ
mô, (những cơ hội và thách thức) nào tác động đến tổ chức? Những yếu tố nào là quan trọng
trong thời điểm hiện tại? Và trong một vài năm tới?.

Các nhân tố cần phân tích (pets) gồm:

● Văn hoá – xã hội


● Kinh tế
● Kỹ thuật – công nghệ
● Chính trị - luật pháp.

Các nhân tố cần phân tích khi cạnh tranh trong môi trường ngành gồm 5 áp lực cạnh tranh bao
gồm (5 fores):

● Nhà cung cấp


● Khách hàng
● Sản phẩm thay thế
● Đối cạnh tranh tiềm năng
● Đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Tuy nhiên thiếu những số liệu, dẫn chứng mà lại có nhiều thông tin đưa vào bị thừa không cần
thiết. Trong phần phân tích môi trường vĩ mô, nhiều số liệu còn cũ, thông tin bị lẫn lộn giữa các
phần. Tổng quan, các phần phân tích vĩ mô vẫn chưa nêu rõ ra được sự ảnh hưởng của các bên
đó như thế nào tới công ty Greenlife. Dưới đây là nhận xét và bổ sung chi tiết về từng phần phân
tích cho chiến lược của công ty TNHH Greenlife.

NHẬN XÉT 2.1.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2.1.1.1. Môi
trường chính trị Ưu điểm: Đã đưa ra được nhận xét chung về tình hình chính trị - pháp lý tại
- pháp lý Việt Nam

Nhược điểm:

- Thông tin đưa ra còn sơ sài, thiếu dẫn chứng cụ thể về tình hình chính
trị - pháp lý
- Mới chỉ đưa ra nhận định về môi trường chính trị - pháp lý nhưng
chưa có sự phân tích cụ thể về tác động của môi trường chính trị -
pháp lý lên cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.1.2. Môi Ưu điểm: Đã đưa ra được những nhận xét chung về môi trường kinh tế
trường kinh tế
Nhược điểm:

- Nhiều thông tin về môi trường kinh tế không liên quan đến ngành
nghề kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ: việc xây dựng các cơ sở hạ
tầng như đại lộ Thăng Long, hầm chui Lê Văn Lương,...)
- Chưa phân tích tác động của môi trường kinh tế lên cơ hội kinh doanh
của doanh nghiệp.

Ưu điểm:
2.1.1.3. Môi - Đã có sự đánh giá chung về văn hóa tiêu dùng của người Việt và có
trường văn hóa - chỉ ra xu hướng tiêu dùng mới trong bối cảnh hiện nay (người Việt
xã hội bắt đầu quan tâm hơn tới những thực phẩm lành mạnh).
Nhược điểm:
- Về hình thức: Viết sai chính tả, lỗi dấu câu, cách dòng.
- Về nội dung: Chưa chỉ ra tác động của môi trường văn hóa - xã hội
lên cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Gợi ý bổ sung:
- Có thể bổ sung thêm những thông tin liên quan tới sự phát triển của
mạng xã hội và ảnh hưởng của những người nổi tiếng theo đuổi
phong cách sống lành mạnh, từ đó truyền cảm hứng cho giới trẻ để
theo đuổi lối sống lành mạnh hơn.

Ưu điểm: Đã có những nhận định chung về bối cảnh công nghệ.


2.1.1.4. Môi Nhược điểm:
trường kỹ thuật - Về hình thức: Viết sai chính tả, lỗi dấu câu, cách dòng
công nghệ - Về nội dung:
+ Chưa chỉ rõ bối cảnh công nghệ trong nước mà mới chỉ đưa
ra bối cảnh chung trên thế giới.
+ Phần “Một số công nghệ mà công ty sử dụng để sản xuất đồ
uống healthy bao gồm…” không phải là phân tích về môi
trường vĩ mô => Phân tích không đúng trọng tâm.
+ Chưa chỉ ra tác động của bối cảnh công nghệ lên cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm:
2.1.1.5. Môi - Đã chỉ ra được những ưu điểm về mặt tự nhiên của Việt Nam
trường thiên - Đã chỉ ra được ảnh hưởng của khí hậu lên hoạt động sản xuất cây ăn
nhiên quả, vốn là nguyên liệu đầu vào chính của doanh nghiệp
Nhược điểm:
- Còn nhiều vấn đề về môi trường thiên nhiên chưa được phân tích
như biến đổi khí hậu và ô nhiễm
- Chưa chỉ ra tác động của môi trường thiên nhiên lên cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm: Đã liệt kê ra tên những nhà cung cấp tiềm năng cho doanh
2.1.2.1. Nhà cung nghiệp
cấp Nhược điểm:
- Chưa phân tích quyền thương lượng của nhà cung cấp và ảnh hưởng
của quyền thương lượng lên cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp

Ưu điểm: Đã nêu ra được chân dung khách hàng tiềm năng của doanh
2.1.2.2. Khách nghiệp
hàng Nhược điểm:
- Chưa phân tích quyền thương lượng của khách hàng đối với doanh
nghiệp và mức độ lòng trung thành của khách hàng.

Ưu điểm: Đã nêu ra được các loại sản phẩm thay thế tiềm năng cho thức
2.1.2.3. Sản uống lành mạnh.
phẩm thay thế Nhược điểm:
- Chưa phân tích tác động của sản phẩm thay thế lên cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp
- Chưa đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của sản
phẩm thay thế lên cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Gợi ý bổ sung:
- Có thể đưa ra một vài ví dụ các nhãn hàng có tiềm năng cạnh tranh
với sản phẩm đồ uống lành mạnh.
VD: nước uống có ga (Coca, Pepsi, Fanta,...)

Ưu điểm: Đã phân tích rào cản gia nhập ngành và các đối thủ tiềm năng
2.1.2.4. Các đối Gợi ý bổ sung:
thủ tiềm ẩn - Có thể đưa ra một vài ví dụ các nhãn hàng là đối thủ tiềm ẩn đối với
nhãn hàng

NHẬN XÉT PHẦN 2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI TẠI

Ưu điểm: Đã phân tích cụ thể chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng và xây
2.2.1.1. Danh dựng thương hiệu nhằm tăng thêm danh tiếng cho doanh nghiệp.
tiếng

Ưu điểm: Nhìn chung, có thể thấy doanh nghiệp đang xây dựng và đi theo
2.2.1.2. Cơ cấu tổ cơ cấu tổ chức theo chức năng, chia thành các phòng ban nhỏ hơn và đảm
chức nhiệm vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Một lợi thế của cấu trúc này là nhân viên
được phân nhóm theo bộ kỹ năng và chức năng, cho phép họ tập trung sức
mạnh tập thể vào việc thực hiện vai trò với tư cách là một bộ phận.
Nhược điểm: Tuy nhiên, thách thức mà cấu trúc này mang lại có thể kể đến
là việc thiếu thông tin liên lạc giữa các bộ phận, với hầu hết các vấn đề và
cuộc thảo luận diễn ra ở cấp quản lý giữa các bộ phận riêng lẻ, chưa có nhiều
sự đồng bộ. Chiến lược chưa nêu thật sự rõ ràng doanh nghiệp đang theo
đuổi cơ cấu nào và đánh giá sự phù hợp ra sao.

2.2.1.3. Mối liên Ưu điểm: chiến lược đã nêu ra được khá đầy đủ các mối liên hệ với các đơn
hệ với các tổ vị bên ngoài.
chức, cộng
đồng/đơn vị hoặc Nhược điểm: Nếu tốt hơn thì bản chiến lược có thể xây dựng thêm các
khu vực khác phương án duy trì hoặc tăng cường hợp tác với các bên đó nhằm đảm bảo
phát triển bền vững.

2.2.2.1. Nguồn tài Ưu điểm: bản chiến lược đã nêu ra được sơ bộ về nguồn lực tài chính và khả
chính năng huy động của doanh nghiệp.
Nhược điểm: Tuy nhiên để tốt hơn có thể nêu thêm về các yếu tố khác cũng
quan trọng như: khả năng thanh toán, hoàn vốn, kế hoạch phân bổ tài chính
với các ưu tiên trong cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ, có những chỉ số tài
chính để theo dõi thường xuyên và cụ thể, … Như vậy mới đảm bảo khả
năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, nâng cao tính hiệu quả và tiết
kiệm.

2.2.2.2. Nguồn Ưu điểm: Nhìn chung, nhờ vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức ở bên trên khá
nhân lực kĩ nên phương án xây dựng và tuyển dụng nguồn nhân lực của bản chiến
lược cũng khá chi tiết, phân định vai trò và nhiệm vụ tương đối rõ ràng.
Nhược điểm: Nếu được có thể xây dựng chi tiết hơn, bằng cách đề ra các
cách thức để đào tạo và hỗ trợ cho nguồn nhân lực đó, tạo động lực và hướng
họ tới cùng 1 mục tiêu chung của tổ chức, có kế hoạch theo dõi và đánh giá
quá trình làm việc cũng như sự cống hiến của họ cho doanh nghiệp.

2.2.3. Chuỗi giá Ưu điểm: Nhìn chung, bài đã bám sát theo việc phân tích chuỗi giá trị bao
trị gồm đánh giá tất cả các hoạt động chức năng của tổ chức và khả năng tạo ra
giá trị cho khách hàng.

2.2.3.1. Cơ sở hạ Ưu điểm: Cơ sở hạ tầng đã được phân chia rõ ràng, đầy đủ chức năng cơ
tầng của GREEN bản giúp tổ chức vận hành hiệu quả.
LIFE Nhược điểm: Tuy nhiên doanh nghiệp cần đảm bảo về hệ thống quản lý, tài
chính doanh nghiệp và pháp lý trước khi quyết định kinh doanh và có thể
quản lý nguồn nhân lực hiệu quả

2.2.3.2. Quản lý Ưu điểm: Có thể thấy chiến lược đã bao gồm khá đầy đủ các quy trình, hệ
nguồn nhân lực thống liên quan đến vấn đề quản lý và tuyển dụng nhân viên. Đây là hoạt
động đóng vai trò quan trọng với những tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ và tạo lợi thế cạnh tranh khi có nguồn nhân lực giỏi, nhiệt huyết.

2.2.3.3. Phát Ưu điểm: Có thể thấy rằng doanh nghiệp đã dành sự quan tâm và đầu tư khá
triển công nghệ lớn vào việc phát triển công nghệ trong chuỗi giá trị của mình, trong tất cả
các khâu từ sản xuất cho tới phân phối, đặc biệt đã quan tâm tới yếu tố bảo
vệ môi trường (điều này càng củng cố tên thương hiệu Green Life). Công
nghệ được ứng dụng đa dạng trong các bước của chuỗi giá trị nhằm gia tăng
hiệu quả và giảm thiểu chi phí sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh.

2.2.3.4. Hoạt Ưu điểm: Doanh nghiệp đã có sự quan tâm và cẩn thận trong lựa chọn nguồn
động thu mua cung ứng nguyên liệu đầu vào phù hợp và đảm bảo.
Nhược điểm: Tuy nhiên chiến lược chưa cho thấy sự quan tâm nhiều về vấn
đề chi phí của hoạt động thu mua sao cho phù hợp với ngân sách của doanh
nghiệp.
Đề xuất: Nhóm đề xuất cần bổ sung thêm hoạt động thương lượng với nguồn
cung ứng và hệ thống logistics của doanh nghiệp (nếu có thể tự vận chuyển)
hoặc các đơn vị vận chuyển trung gian (nếu không tự vận chuyển được) nhằm
nâng cao lợi ích và hiệu quả.

2.2.3.5. Hậu cần Ưu điểm: Trong chiến lược trên thì doanh nghiệp đã phân tích khá kỹ về vị
đầu vào trí địa lý, đảm bảo chất lượng và chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến cơ
sở sản xuất của doanh nghiệp, quy trình cũng được nêu khá rõ ràng và chặt
chẽ, từ lúc còn ở nguồn cho đến khi về cơ sở sản xuất, có sự phối hợp và sử
dụng tốt giữa lao động và trang thiết bị.
Đề xuất: Nhóm chỉ có đề xuất nhỏ đó là cần quan tâm thêm về vấn đề bảo
quản, lưu trữ NVL khi chưa tiến hành sản xuất ngay lập tức.

2.2.3.6. Vận hành Ưu điểm: Doanh nghiệp đã đề cập khá đầy đủ các bước trong quá trình vận
hành và sản xuất cũng như là các bên tham gia.
Đề xuất: Đối với hoạt động này, tổ chức doanh nghiệp cần xem xét thêm về
chi phí vận hành nhà kho, thiết bị máy móc và dây chuyền lắp ráp và đóng
gói chính. Ngoài ra cũng cần chú trọng tới vấn đề theo dõi và đánh giá chất
lượng, quá trình bảo dưỡng, …

2.2.3.7. Hậu cần Ưu điểm: Ở bước này doanh nghiệp đã quan tâm khá kĩ tới từng bước trong
đầu ra quy trình, gồm có xem xét về chi phí vận chuyển từ doanh nghiệp đến người
tiêu dùng, chi phí lưu kho, quan hệ với nhà phân phối sản phẩm và hoạt động
xử lý đơn hàng.
Đề xuất: Tuy nhiên nhóm đề xuất di chuyển phân dán nhãn và đóng gói lên
bước cuối của quy trình vận hành thay vì hậu cần đầu ra vì bước này chỉ chủ
yếu tập trung vào khâu xử lí đơn hàng và giao hàng. Nhóm cũng có đề xuất
rằng doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng thêm công nghệ vào khâu này để
tối ưu hoá quá trình một cách đồng bộ và theo dõi được tốt hơn.

2.2.3.8. Ưu điểm: Ở quá trình này, Các sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu và bán trên
Marketing và thị trường mục tiêu. Đối với hoạt động tiếp thị và bán hàng, doanh nghiệp
bán hàng nên tính toán về các chi phí quảng cáo, phạm vi tiếp cận khách hàng và chi
phí chuyển đổi. Nhóm đánh giá khá cao việc doanh nghiệp đã biết phát triển
trên các trang mạng xã hội và thương mại điện tử, vốn đang là xu hướng mới
và phát triển nhanh của thị trường. Nhìn chung doanh nghiệp cũng đã biết đa
dạng hoá các loại hình và phương thức marketing khác nhau.
Đề xuất: Nhóm có 1 đề xuất nhỏ là doanh nghiệp cần phải chú ý hơn tới vấn
đề về ngân sách cũng như là có các kế hoạch marketing thật chi tiết (do phòng
chuyên về marketing xây dựng hoặc phối hợp với bên thứ 3) cũng như là có
những báo cáo hậu marketing để đánh giá hiệu quả và có kế hoạch điều chỉnh
thích hợp.

2.2.3.9. Dịch vụ Ưu điểm: Nhìn chung ở khâu dịch vụ này, doanh nghiệp đã đưa ra được các
chiến lược cơ bản cho quy trình dịch vụ, bao gồm hỗ trợ và chăm sóc khách
hàng cũng như bảo hành, đổi trả sản phẩm, … thông qua đa dạng các kênh
tiếp cận khách hàng khác nhau.
Đề xuất: Có 1 điều cần chú ý thêm đó tổ chức doanh nghiệp cần xem xét về
mức phí sửa chữa, phí đào tạo sản phẩm, tần suất điều chỉnh sản phẩm, hoặc
cần xây dựng kĩ lưỡng hơn về quá trình xử lí phản hồi và đóng góp của khách
hàng ra sao, hình thức và giá trị đền bù nếu có, xây dựng và đào tạo quy trình
chuyên nghiệp và bài bản cho đội ngũ nhân viên, …

NHẬN XÉT 3.1. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC BẰNG MA TRẬN SWOT

3.1. Xác định Ưu điểm: Bản chiến lược đã có phân tích đầy đủ các mặt của SWOT và đã
phương án chiến có kết hợp chiến lược hợp lý dựa trên các yếu tố SWOT.
lược bằng ma Nhược điểm: Các phân tích SWOT mới dừng lại ở mức khái quát, chung
trận SWOT chung. Nhiều phân tích chưa bám sát vào thực tiễn môi trường kinh doanh
và doanh nghiệp

3.2. Lựa chọn - Ưu điểm: Bản chiến lược đã nêu cách sử dụng phương pháp cho điểm
chiến lược và xếp hạng chiến lược, cũng như đã nêu rõ các chiến lược cần xếp
hạng.
- Nhược điểm: Việc sử dụng phương pháp cho điểm và xếp hạng chiến
lược vẫn còn chủ quan, do vậy phương án tối ưu nhất được lựa chọn
chưa đảm bảo sẽ áp dụng được cho Green Life.

3.3. Bản đồ chiến Nhược điểm:


lược - Ở yếu tố học và phát triển chưa đề cập đến việc nâng cao trình độ
quản lý mà chỉ nâng cao chất lượng nhân viên.
- Quy trình vận hành : Thiếu tối ưu việc phân phối, quản trị rủi ro
- Quy trình xã hội và điều tiết : Chưa có chính sách riêng về an toàn và
sức khỏe
- Yếu tố khách hàng : Thiếu các yếu tố như giao hàng, tính tiện lợi, Đo
lường và theo dõi giá trị khách hàng
- Yếu tố tài chính : thiếu cải thiện cơ cấu chi phí

You might also like