Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tên dự án: Nghiên cứu về cách nhìn nhận và vận dụng tư duy phản biện của

học sinh một số trường THPT trên địa bàn thành phố BMT
Lĩnh vực: khoa học xã hội
Họ và tên: 1. Nguyễn Tường Vy- HS lớp 11a7
2. Trương Thị Thanh Tuyền-HS lớp 11a7
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Dung
 Nội dung ý tưởng:
1. Đặt vấn đề: Hiểu đúng-Hiểu sâu về tư duy phản biện trong môi trường học
đường để giúp học sinh có khả năng đánh giá, phân tích một vấn đề.
2. Thực trạng- Biểu hiện:
- Tích cực: Tư duy phản biện sử dụng phổ biến trong lớp học: thảo luận
nhóm, trao đổi-phản biện cuối giờ học, mở rộng- tư duy vấn đề trong các
môn học (nhất là các môn xã hội), giáo viên đặt ra những câu hỏi mở để
giúp học sinh phản biện nhiều chiều…
- Tiêu cực:
+Hiểu lầm giữa: phản biện và ngụy biện; overthinking và critical
thinking
+Thay vì phản biện để làm sáng tỏ, toàn diện vấn đề thì sa vào bắt bẻ, chỉ
trích, soi mói.
+Lười suy nghĩ, không có chứng kiến mà dễ dàng chấp nhận ý kiến của
người khác.
3. Mục đích và ý nghĩa của ý tưởng:
- Mục đích: Giúp học sinh tiếp cận với lối tư duy mới, chủ động và linh
hoạt hơn trong quá trình học tập. Biết cách nhìn nhận vấn đề toàn diện và
đa chiều hơn. Từ đó học sinh tự đưa ra hướng đi đúng cho mình; đồng
thời phù hợp với xu thế cải cách giáo dục bây giờ.
- Ý nghĩa: Phát huy tính dân chủ, độc lập, sáng tạo, công bằng, văn minh
trong môi trường học đường. Bên cạnh đó, đây là một kĩ năng rất cần
thiết và được áp dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.
4. Đề xuất nội dung và giải pháp:
- Học sinh cần chủ động tìm hiểu về bản chất của tư duy phản biện để
tránh hiểu nhầm, hiểu sai hay sa vào lạm dụng.
- Học sinh tự tin chủ động đưa ra quan điểm cá nhân của mình trước một
vấn đề giáo viên đặt ra trong lớp học.
- Học sinh tự thực hành với bạn bè đồng trang lứa.
- Tổ chức câu lạc bộ tranh biện để học sinh có môi trường cọ xát, nâng cao
trình độ.
- Học sinh tự trau dồi thêm kiến thức, tự vấn chính mình.

You might also like