Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHIẾU HỌC TẬP TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU (P1)

ĐỀ ĐỌC – HIỂU SỐ 1
Chép thuộc bốn câu thơ đầu của văn bản “Chị em Thúy Kiều” và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Hãy nêu vị trí đoạn trích
“Chị em Thúy Kiều” trong Truyện Kiều?
Câu 2: Hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiều?
Câu 3: Giải thích nghĩa của từ “tố nga”?
Câu 4: Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ ba và nêu hiệu quả
của biện pháp đó?
Câu 5: Viết đoạn văn 7-9 câu, trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ vừa chép.
ĐỀ ĐỌC – HIỂU SỐ 2
Cho câu thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời”
Câu 1: Hãy chép tiếp ba câu thơ tiếp và cho biết nội dung chính của bốn câu thơ đó?
Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “khuôn trăng đầy đặn”, “ nét ngài nở nang”?
Câu 3: Tìm từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của các từ đó.
Câu 4: Những hình tượng nghệ thuật nào trong đoạn thơ mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ
đẹp của Thúy Vân? Từ những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về
nhan sắc và tính cách như thế nào?
Câu 5: Nhận xét cách sử dụng các từ “ thua” và “nhường” của tác giả?
Cảm nhận của em về bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 8-10 câu (sử dụng lời dẫn
trực tiếp).
Câu 6: Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp (10 câu), nêu cảm nhận về vẻ đẹp của
Thúy Vân trong đoạn trích vừa chép thơ. Trong bài viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp và
phép nối.
ĐỀ ĐỌC – HIỂU SỐ 3
Cho câu thơ “ Kiều cành sắc sảo mặn mà”:
Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều?
Câu 2: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy,
nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?
Câu 3: Tại sao tác giả viết “hoa ghen”, “ liễu hờn”? Theo em có nên thay thế từ “hờn”
bằng từ “buồn” được không?
Câu 4: Vì sao nhà thơ lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau?
Câu 5: Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn em vừa chép và nêu hiệu quả của
việc sử dụng thành ngữ ấy?
Câu 6: Xét theo cấu tạo, các từ “ sắc sảo”, “mặn mà” thuộc kiểu từ gì? Hai từ đó có tác
dụng gì trong việc miêu tả chân dung Thúy Kiều?
Câu 7: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều (khoảng từ 10 đến 15 câu).
Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập (gạch chân và chú thích).
ĐỀ ĐỌC – HIỂU SỐ 4
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 1: Câu thơ trên được trích từ đoạn trích nào của Truyện Kiều, nêu vị trí của đoạn
trích đó ?
Câu 2: Hai câu thơ trên, mỗi câu nói về nhân vật nào?
Câu 3: Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác
nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?
Câu 4: So sánh đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” với trích đoạn sau trong “Kim Vân Kiều
truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du:
“Thuý Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào.
Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng
khó mô tả”.
Câu 5: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà
cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách
Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.
ĐỀ ĐỌC – HIỂU SỐ 5
Chép lại tám câu thơ cuối theo trí nhớ trong văn bản “Chị em Thúy Kiều” của tác giả
Nguyễn Du và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu nội dung chính của những câu thơ đó?
Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ “ hồng quần”, “ tuần cập kê”, “ong bướm”.
Câu 3: Cuộc sống của hai chị em Kiều được miêu tả như thế nào?
Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về
nhân vật này?
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du
qua đoạn trích?
Câu 6: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ
Văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 7: Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để phân tích nghệ thuật miêu tả ngoại
hình nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (có sử dụng câu
ghép và phép thế).

You might also like