Chủ đề 4 - 24D9BAN50601602

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ


MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chủ đề 4: Mối quan hệ giữa CSTT và chính sách tài khoá giai
đoạn 2022 – 2023
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Từ Nhu
Mã lớp học phần: 24D9BAN50601602
Khóa – Lớp: K47 – NH002
Nhóm 4
Nguyễn Thị Huyền Trang
Dương Thị Minh Thư
Trần Đặng Minh Thắng
Vương Huỳnh Phúc Tịnh
Đống Hồng Phúc

TP HCM, ngày 14 tháng 04 năm 2024

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................................2
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................2
1. CSTT và CSTK trong giai đoạn trên........................................................................................4
1.1. CSTT là gì?............................................................................................................................4
1.2. CSTK là gì?...........................................................................................................................4
2. Mối quan hệ, giống và khác nhau của CSTT và CSTK:.........................................................5
2.1. Sự khác nhau của CSTT và CSTK?......................................................................................5
2.2. Sự giống nhau về mục tiêu và tương quan bổ trợ:.................................................................5
3. Phân tích và nhận xét CSTT và CSTK trong giai đoạn 2022 - 2023.....................................6
3.1. CSTT trong giai đoạn 2022 – 2023.......................................................................................6
3.2. CSTK trong giai đoạn 2022 – 2023.......................................................................................7
3.3. Nhận xét CSTT và CSTK trong giai đoạn 2022 – 2023......................................................12
4. Lựa chọn ưu tiên của NHNN và lý do.....................................................................................13
5. Kết luận.....................................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................14

DANH MỤC VIẾT TẮT


CSTT: Chính sách tiền tệ

CSTK: Chính sách tài khóa


2
NHTW: Ngân hàng trung ương

NHNN: Ngân hàng nhà nước

NSNN: Ngân sách nhà nước

1. CSTT và CSTK trong giai đoạn trên


1.1. CSTT là gì?
Có bao giờ các bạn để ý lãi suất của ngân hàng luôn thay đổi mỗi năm hay không.
Có thể năm nay các bạn vay được tiền với lãi suất rất thấp một cách dễ dàng, thì chưa hẳn
3
năm sau điều này sẽ tiếp diễn. Đó chính là dấu hiệu cơ bản của “Chính sách tiền tệ”.
Chính sách tiền tệ (Menotary Policy) là việc NHTW điều tiết lượ (Quỳnh, Kết quả thực
hiện chính sách tài khóa năm 2022 và định hướng năm 2023Kết quả thực hiện chính sách
tài khóa năm 2022 và định hướng năm 2023, 2023) (Quỳnh, Chính sách tài khóa năm
2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, 2024) (TS. Phạm Đức Anh, 2024)
(Dương, 2023) (LP, Các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra,
2022)ng tiền lưu thông trong nền kinh tế, từ đó có thể ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát,
kích thích phát triển GDP của nền kinh tế. Vậy để đạt được những mục đích như trên thì
CSTT cần có những công cụ hỗ trợ đủ mạnh. Theo đó có 6 công cụ giúp NHTW thực thi
CSTT.

 Công cụ tái cấp vốn.


 Công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.
 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
 Công cụ lãi suất tín dụng.
 Công cụ hạn mức tín dụng.
 Tỷ giá ngoại hối.

1.2. CSTK là gì?


Nếu không quá khắc khe, thì về mặt nào đó chính phủ cũng giống như một doanh
nghiệp. Cũng có những khoản thu chi, nhưng khác với doanh nghiệp chính phủ có thể tự
chủ được những nguồn này thông qua các công cụ kinh tế. Khác với các tổ chức tiền tệ
hay ở đây là NHTW, chính phủ không có quá nhiều công cụ để tác động đến nền kinh tế.
Với 2 công cụ “Thuế” và “Chi tiêu chính phủ” giúp nhà nước có thể điều chỉnh được
lượng tiền và chi tiêu của mình. Theo đó có thể hiểu chính sách tài khóa (CSTK) là các
mà chính phủ tác động lên nền kinh tế, nhằm mục đích điều tiết thông qua 2 công cụ như
trên.

4
2. Mối quan hệ, giống và khác nhau của CSTT và CSTK:
2.1. Sự khác nhau của CSTT và CSTK?
Xét về mục đích của cả chính sách, thì mỗi chính sách lại hướng đến những hiệu
quả khác nhau về mặt kinh tế. Với CSTT là:

 Điều chỉnh cung tiền và lãi suất: Đây là mục tiêu cơ bản của CSTT, nhằm
điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế và lãi suất ảnh hưởng đến các hoạt động
tài chính đầu tư. CSTT có thể tăng giảm lãi suất cho vay, và tiền gửi tiết kiệm,
từ đó có thể đẩy hoặc hút tiền về. Tuy nhiên thường không thể thực hiện đồng
thời cả hai mục tiêu trên.
 Kiểm soát lạm phát: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Khi này NHTW thực hiện nới lỏng, hạ lãi suất, mở rộng cung tiền
cho nền kinh tế, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu cấp vốn tín dụng cho sản xuất kinh
doanh. Thúc đẩy nó ngày càng phát triển.
 Ổn định tỷ giá hối đoái: Có thể can thiệp trực tiếp vào việc mua bán các đồng
ngoại tệ. Điều này cho phép CSTT ảnh hưởng đến tỷ giá của đồng tiền nội tệ so
với đông tiền của các quốc gia khác.

Với CSTK dù không có nhiều công cụ ảnh hưởng đến nền kinh tế như CSTT. Tuy
nhiên, vẫn đảm bảo thực hiện được những mục đích mà nhà nước hướng tới:

 Điều chỉnh chi tiêu và thu thuế:


 Kiểm soát ngân sách và công nợ:
 Tạo sự ổn định trong nền kinh tế:
 Giảm tỷ lệ thất nghiệp:

2.2. Sự giống nhau về mục tiêu và tương quan bổ trợ:


Có thể nói CSTT và CSTK là hai thuật ngữ hay đi cùng nhau trong nhiều bài báo
đề cặp đến kinh tế vĩ mô cũng như những chỉ số đo lường quá trình điều hành của NHTW
đối với nền kinh tế đó. Một nền kinh tế phát triển là sự đón nhận những chính sách kinh tế
hợp lý. Ví dụ nếu nền kinh tế đang suy thoái, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất
và chính phủ có thể tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang
5
tăng trưởng quá nóng, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất và chính phủ có thể giảm
chi tiêu để kiềm chế lạm phát.

Mặc dù mục đích cuối cùng có thể khác nhau, nhưng cả hai chính sách này có tác
dụng hiệu quả nhất trong nền kinh tế khi được sử dụng bổ trợ cho nhau như trên.

3. Phân tích và nhận xét CSTT và CSTK trong giai đoạn 2022 - 2023
3.1. CSTT trong giai đoạn 2022 – 2023
CSTT trong năm 2022

Năm 2022 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine. Trong bối cảnh đó, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ linh
hoạt, hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

a) Kiểm soát lạm phát:

 Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp với các biện
pháp khác để kiềm chế lạm phát.

 Việc tăng lãi suất huy động và cho vay, nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá hằng
ngày đã góp phần giảm áp lực lên tỷ giá và lạm phát nhập khẩu.

 Nhờ những nỗ lực này, lạm phát CPI bình quân năm 2022 chỉ đạt 3,15%, thấp hơn
mục tiêu Quốc hội đề ra.

b) Hỗ trợ phục hồi kinh tế:

 Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tín dụng vào thời điểm thích hợp để
hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân phục hồi sau đại dịch.

 Ngân hàng cũng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay, giúp giảm
bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

 Nhờ những giải pháp này, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn so với
dự báo.

6
c) Kết quả đạt được:

 Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục
hồi kinh tế trong năm 2022.

 Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về khả
năng quản lý kinh tế vĩ mô.

CSTT trong năm 2023

Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ thị
trường quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động,
linh hoạt điều hành CSTT, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ
mô khác, đạt được một số thành tựu nổi bật:

Kiểm soát lạm phát: Mặc dù áp dụng CSTT nới lỏng, lạm phát được duy trì ở mức
phù hợp, CPI năm 2023 tăng 3,25%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Giảm lãi suất: NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành 4 lần trong năm (tổng cộng
0,5 - 2%/năm), hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lãi
suất huy động và cho vay cũng giảm đáng kể.

Ổn định tỷ giá: Tỷ giá USD/VND dao động trong vùng giá ổn định trong nửa đầu
năm. Tuy nhiên, do xu hướng ngược pha CSTT giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, NHNN đã tái
kích hoạt phát hành tín phiếu để điều chỉnh thanh khoản, giảm áp lực đầu cơ tỷ giá. Tỷ giá
trung tâm ngày 28/12/2023 trở về mốc 23.904 VND/USD.

Nhìn chung, NHNN đã điều hành CSTT hiệu quả, góp phần duy trì đà tăng trưởng,
kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ trong bối cảnh đầy thách thức.

3.2. CSTK trong giai đoạn 2022 – 2023


Trong giai đoạn 2022 – 2023 Chính phủ Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm trong công cuộc bình ổn và phát triển nền kinh tế - xã hội trong bối cảnh đầy
rẫy khó khăn thách thức do đại dịch Covid-19. Nhưng nhìn chung nhà nước đã hoàn thành
tốt những mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2022 – 2023, cụ thể:

7
Tình trạng thu NSNN 2022:

a) Những thành công trong việc thực hiện thu NSNN:


 Thu NSNN vượt dự toán: Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp thuế, thu NSNN cả
năm đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, vượt 27,8% dự toán.
 Chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm: Chi NSNN được thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu
quả, đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 87,5% dự toán.
 Bội chi NSNN và nợ công được kiểm soát: Bội chi NSNN ước đạt 4% GDP, trong
giới hạn cho phép. Nợ công được quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong ngưỡng
Quốc hội quy định.
b) Những khó khăn, thách thức cần giải quyết:
 Tính ổn định, bền vững của thu NSNN chưa cao: Thu NSNN phụ thuộc nhiều vào
thu từ tiền sử dụng đất, dầu thô và xuất nhập khẩu.
 Giải ngân chi đầu tư phát triển còn chậm: Vốn NSNN giải ngân đạt 74,09% kế
hoạch, thấp hơn so với năm 2021. Vốn nước ngoài giải ngân đạt 11,39 nghìn tỷ
đồng.
 Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp biến động mạnh: Vi phạm pháp
luật về phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán xảy ra, ảnh hưởng đến tâm lý
nhà đầu tư.

Tình trạng chi NSNN trong năm 2022:

a) Thành tựu đáng chú ý trong công tác chi NSNN:


 Cắt giảm chi ngân sách trung ương: Tập trung vào các khoản chi chưa phân bổ đến
30/6/2022 để bổ sung nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
 Mở rộng chính sách chi NSNN: Tăng chi đầu tư cho y tế, phòng chống dịch bệnh,
an sinh xã hội, đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
 Ban hành văn bản về chi đầu tư phát triển: Tăng cường giải ngân vốn đầu tư công,
tạo động lực cho phát triển kinh tế.
 Theo dõi sát sao hoạt động đầu tư công: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

8
 Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công: Tập trung nguồn lực cho các dự án quan trọng,
cấp bách.
b) Kết quả thu được:
 Lũy kế chi NSNN 12 tháng năm 2022 ước đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, đạt 87,5% dự
toán.
 Chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán.
 Chi thường xuyên đạt 92,4% dự toán.
 Đảm bảo các nhiệm vụ chi phát sinh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, an
ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

Bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công đảm bảo trong ngưỡng Quốc hội cho phép

a) Bội chi NSNN trong tầm kiểm soát:


 Ước tính bội chi NSNN năm 2022 đạt khoảng 4% GDP, bao gồm cả nguồn lực cho
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
 Kết quả thu chi NSNN đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và địa phương.
 Quản lý nợ công chặt chẽ:
 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn
2022 - 2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022.
b) Mục tiêu chính:
 Đảm bảo huy động vốn vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu cân đối NSNN.
 Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn Quốc hội.
 Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước.
 Bộ Tài chính chủ động điều hành phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động 214,7
nghìn tỷ đồng với kỳ hạn bình quân 12,67 năm, lãi suất bình quân 3,48%/năm.
 Việc quản lý và sử dụng vốn vay được kiểm soát chặt chẽ, góp phần đảm bảo các
chỉ tiêu an toàn về nợ công trong giới hạn Quốc hội cho phép.
c) Những kết quả tốt đã đạt được:
 Dư nợ công ước đạt 38% GDP, dư nợ Chính phủ ước đạt 34,7% GDP, dư nợ vay
nước ngoài của quốc gia ước đạt 36,8% GDP.

9
 Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ước đạt 16,3% tổng thu NSNN, nằm trong
phạm vi Quốc hội cho phép.
 Nhờ quản lý nợ công hiệu quả, Việt Nam được S&P Global Ratings và Moody's
Investors Service nâng hạng tín nhiệm quốc gia.

Ban hành kịp thời giải pháp thu NSNN, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh
nghiệp

a) Chính sách thuế ưu đãi:

 Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% cho nhiều mặt hàng từ 1/7/2023 đến hết năm.

 Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 1/1/2023 đến hết
năm.

 Ban hành nhiều chính sách ưu đãi khác như giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, giảm
tiền thuê đất, giảm 36 khoản phí, lệ phí.

 Gia hạn thời hạn nộp thuế cho người dân và doanh nghiệp.

b) Triển khai hóa đơn điện tử:

 Toàn bộ doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử.

 Đến 31/12/2023, đã tiếp nhận và xử lý khoảng 6,28 tỷ hóa đơn điện tử.

c) Kết quả:

 Mặc dù thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, tổng thu NSNN năm 2023 vẫn đạt
khoảng 1.752,5 nghìn tỷ đồng, vượt 8,12% dự toán.

 Kết quả tích cực này là do tăng thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh, thu về nhà đất (trừ thu tiền sử dụng đất).

Chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, bội chi NSNN được kiểm soát

a) Điểm nhấn trong công tác chi NSNN:

 Tăng lương cơ sở: Từ 1,4 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023.

10
 Tăng chế độ phụ cấp ưu đãi: Cho công chức, viên chức ngành y tế công lập.

 Bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế: Phục vụ công tác khám chữa bệnh.

 Mua vắc-xin: Cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

 Cấp bù lãi suất: Hỗ trợ vay ưu đãi tín dụng, nhà ở xã hội.

 Kỉ luật tài chính - NSNN: Được tăng cường, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực
nhà nước.

 Theo dõi sát sao hoạt động đầu tư công: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư công.

b) Kết quả:

 Tổng chi NSNN đến 31/12/2023 đạt khoảng 1.731,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% dự
toán.

 Bội chi NSNN năm 2023 ước khoảng 3,7 - 3,8% GDP, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội
cho phép (4,42% GDP).

Kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục tái cơ cấu nợ theo hướng an toàn, bền vững

a) Mục tiêu:

 Đảm bảo nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

 Tái cấu cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.

 Huy động vốn vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu cân đối NSNN và phát triển kinh tế -
xã hội.

 Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn Quốc hội.

 Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước.

 Tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài ưu đãi.

b) Kết quả:

11
 Việc quản lý và sử dụng vốn vay được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.

 Các chỉ tiêu an toàn về nợ công được đảm bảo trong giới hạn Quốc hội cho phép.

 Dư nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34%
GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo.

c) Hậu quả tích cực:

 Việt Nam được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P, Moody’s và Fitch Ratings
đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia tích cực.

 Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+
“Triển vọng ổn định”.

 S&P và Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (tương
ứng là BB+ “Triển vọng ổn định”; Ba2 “Triển vọng tích cực”).

3.3. Nhận xét CSTT và CSTK trong giai đoạn 2022 – 2023
Trong giai đoạn 2022 - 2023, CSTT và CSTK của Việt Nam đã được thiết lập và
thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ phục hồi
kinh tế và kiểm soát lạm phát. CSTT của NHNN đã thể hiện sự thận trọng và linh hoạt,
kết hợp các biện pháp điều hành như tăng lãi suất điều hành và nới rộng biên độ giao dịch
tỷ giá hằng ngày, cùng việc nới lỏng tín dụng vào thời điểm thích hợp để hỗ trợ các doanh
nghiệp và người dân phục hồi sau đại dịch. Đồng thời, CSTK của Chính phủ cũng đã tập
trung vào các giải pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế và an sinh xã hội, thông qua việc triển khai
gói hỗ trợ thuế, phí, và giảm lãi suất cho vay.

Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực như tăng
trưởng GDP vượt trội so với dự báo, kiểm soát lạm phát dưới mức mục tiêu, và ổn định tỷ
giá ngoại tệ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thách thức như lạm phát tiềm ẩn, áp lực từ
biến động lãi suất và tỷ giá, cùng với tình trạng tăng trưởng tín dụng chưa đạt mục tiêu.

Để đối mặt với những thách thức này, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp điều
hành chính sách tiền tệ và tài khóa một cách đồng bộ và hiệu quả, đồng thời cải cách thủ
tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Qua đó,
12
CSTT và tài khóa sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao đời sống
của người dân.

4. Lựa chọn ưu tiên của NHNN và lý do


CSTT và CSTK có mục tiêu riêng nhưng chung quy lại đều cùng theo đuổi mục
tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế bền vững, kiểm soát lạm phát và tạo
công ăn việc làm. Theo đó Việt Nam không ưu tiên theo đuổi CSTT hay CSTK một cách
tuyệt đối mà linh hoạt theo từng giai đoạn. Như trong giai đoạn 2022 – 2023 đã trình bày
bằng việc linh hoạt CSTT và CSTK với nhau mà nền kinh tế xã hội đã có những bước
thay đổi tích cực. Vì vậy CSTT và CSTK cần được song hành với nhau trong công cuộc
ổn định và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Sự hợp tác giữa CSTK và CSTT đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và thúc
đẩy sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính. Việc xác định mục tiêu chung và cụ
thể của cả hai lĩnh vực này, cũng như điều phối các hoạt động giữa chúng, đều phụ thuộc
vào sự chấp thuận và hướng dẫn từ Chính phủ, đặc biệt là thông qua các cơ quan như
NHNN và Bộ Tài chính.

Vai trò của Chính phủ là không thể phủ nhận trong việc định hướng và điều phối
hoạt động của CSTK và CSTT. Chính phủ phải đảm bảo rằng cả hai chính sách này đều
hướng tới mục tiêu chung của sự ổn định kinh tế và tài chính, đồng thời tránh xung đột
giữa các mục tiêu chung và riêng.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài
chính cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Các biến đổi này có thể mang lại cơ hội tăng
cường hiệu quả hoạt động tài chính, nhưng cũng có thể tạo ra các rủi ro và bất ổn. Điều
này yêu cầu cập nhật và điều chỉnh các chính sách và quy định liên quan, cũng như tăng
cường cơ cấu và quản lý rủi ro để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính.

13
5. Kết luận

Mối tương tác giữa CSTT và CSTK nhằm mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề
cần quan tâm, theo đó việc triển khai CSTT và CSTK cần bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc
thống nhất, đồng bộ, hỗ trợ và chia sẻ thông tin dựa trên cơ sở lựa chọn các kỹ thuật thực
hiện bảo đảm tính khoa học và thực tiễn để hướng tới hiệu quả cao nhất trong công tác
phối hợp giữa hai chính sách, đặc biệt là trong quản lý nợ công. Trên thực tế, mặc dù
NHNN không phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nợ công, nhưng lại
có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả quản lý nợ công từ khâu xây dựng
chiến lược quản lý nợ công đến khâu thực hiện chiến lược. NHNN tham gia ý kiến với Bộ
Tài chính về những vấn đề liên quan đến biến động thị trường tiền tệ như mức lãi suất,
tình hình thanh khoản, sự thay đổi về cung tiền; đưa ra quan điểm trong việc xây dựng kế
hoạch, chiến lược quản lý nợ công về

Tài liệu tham khảo

14
(ghi), H. T. (2023, 12 31). Chính sách tài khóa tích cực hỗ trợ nền kinh tế vượt khó. Báo
chính phủ Việt Nam, 1. Retrieved from https://baochinhphu.vn/chinh-sach-tai-
khoa-tich-cuc-ho-tro-nen-kinh-te-vuot-kho-102231229020734489.htm
LP. (2022, 12 19). Các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra.
Báo chính phủ Việt Nam, 1. Retrieved from https://baochinhphu.vn/cac-nhiem-vu-
chi-nsnn-nam-2022-co-ban-hoan-thanh-muc-tieu-de-ra-102221219145221313.htm
Quỳnh, T. N. (2023). Kết quả thực hiện chính sách tài khóa năm 2022 và định hướng năm
2023Kết quả thực hiện chính sách tài khóa năm 2022 và định hướng năm 2023.
Tập chí ngân hàng, 1.
Quỳnh, T. N. (2024, 02 11). Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục
tiêu kinh tế vĩ mô. Tập chí ngân hàng, 1. Retrieved from
https://tapchinganhang.gov.vn/chinh-sach-tai-khoa-nam-2023-gop-phan-thuc-hien-
cac-muc-tieu-kinh-te-vi-mo.htm
Quỳnh, T. N. (2024, 01 17). Kết quả thực hiện chính sách tài khóa năm 2022 và định
hướng năm 2023. Tập chí ngân hàng, 1. Retrieved from
https://tapchinganhang.gov.vn/ket-qua-thuc-hien-chinh-sach-tai-khoa-nam-2022-
va-dinh-huong-nam-2023.htm
Quỳnh, T. N. (2024, 02 15). Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam
năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024. Tập chí ngân hàng, 1.
Retrieved from https://tapchinganhang.gov.vn/nhin-lai-cong-tac-dieu-hanh-chinh-
sach-tien-te-cua-viet-nam-nam-2023-nhan-dinh-du-dia-chinh-sach-tie.htm
TS. Phạm Đức Anh, T. T. (2024). Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt
Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024. Tập chí ngân
hàng, 1. Retrieved from https://tapchinganhang.gov.vn/nhin-lai-cong-tac-dieu-
hanh-chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-nam-2023-nhan-dinh-du-dia-chinh-sach-
tie.htm

15

You might also like