Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT CLC


--------------*--------------

TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

BÁO CÁO ĐỌC SÁCH: TÁC PHẨM “TRẬT TỰ THẾ


GIỚI” – HENRY KISSINGER

Học phần : Chính trị học


Giảng viên giảng dạy : TS. Vũ Quỳnh Hương
Sinh viên thực hiện : Lê Minh Ngọc
Lớp : K67CLC-B
Mã sinh viên : 22062116

Hà Nội - 2024
LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn sách “Trật tự thế giới” (World Order) của Henry Kissinger - một nhà
chính trị gia người Mỹ được ra mắt với công chúng và đã thành công thu hút sự
quan tâm của đông đảo độc giả, trong đó đặc biệt là các nhà khoa học và chính
khách trên thế giới. Với tác phẩm xuất sắc ấy, cựu Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henry
Kissinger đã đưa ra quan điểm và góc nhìn mới mẻ để thảo luận về những vấn đề
trật tự cơ bản cần giải quyết, đó là ngăn chặn xung đột mà tất cả các nước đồng ý
thực hiện, nhằm mang lại hòa bình cho toàn nhân loại. Vốn là một "nhà ngoại giao
ngôi sao có quyền lực vô song trong chính sách đối ngoại của chính quyền hai tổng
thống Richard Nixon và Gerald Ford", Henry Kissinger đồng thời là nhà cố vấn,
cây bút tài năng khi cho ra đời những tác phẩm viết về vấn đề chính trị với lối suy
nghĩ gây bất ngờ cho toàn thể độc giả trên thế giới. Tác phẩm “Trật tự thế giới” là
bức tranh địa chính trị thế giới, trong đó phân tích sâu sắc về tương quan giữa các
quốc gia và nêu ra vai trò của các cường quốc. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến
ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ và truyền thông đại chúng đến
chính sách ngoại giao và khuyến khích việc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia
và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa các cường quốc. Dưới góc nhìn của Henry
Kissinger, cần có hai yếu tố căn bản để thiết lập một trật tự thế giới trong thời đại
này. Điều đầu tiên là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính
chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế. Và điều thứ hai
là để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như trong khu vực cần
phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường
quốc thế giới và khu vực.
Bài tiểu luận sau đây xin phép bàn luận và đưa ra ý kiến một cách khái quát về
một vấn đề trong cuốn sách “Trật tự thế giới”. Đó là bàn về sự đa dạng của Châu Á
và chủ yếu tập trung vào quan điểm của Trung Quốc: Trật tự thế giới là hệ thống
tôn ti trật tự toàn cầu. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc toàn cầu và có
vai trò quan trọng trong trật tự thế giới hiện nay. Với sức mạnh kinh tế và quân sự
ngày càng tăng, Trung Quốc đang tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và
đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quy tắc và chuẩn mực quốc tế.
Đây luôn là chủ đề rất đáng được quan tâm, tồn tại trong suốt thời gian dài và gây
ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trong việc định hình trật tự thế giới hiện nay.

1|Page
NỘI DUNG
1. Sự đa dạng của Châu Á
Nhắc đến Châu Á, độc giả sẽ nhớ ngay đến đây là một khu vực phức tạp với
nhiều thành phần khác nhau. Thế nhưng trật tự thế giới trong thế kỷ 19 và
nửa đầu thế kỷ 20 chủ yếu là do châu Âu thiết lập. Trong quá trình khai hóa
những vùng đất mới, phương Tây đã mang theo những quan điểm về tôn
giáo, khoa học, thương mại, quản trị và ngoại giao được định hình từ quan
điểm lịch sử của mình. Đối với họ đây được coi là đỉnh cao của thành tựu
loài người. Bằng sức mạnh của mình, phương Tây đã bành trướng chủ nghĩa
thực dân, chủ nghĩa Sô-vanh văn hóa và ham muốn vinh quang đi khắp nơi.
Theo Henry Kissinger, châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) là “nạn nhân” chứ
không phải “người chơi” trong trật tự quốc tế bởi những gì mà chủ nghĩa
thực dân áp đặt. Chỉ cho đến khi trật tự châu Âu sụp đổ sau hai cuộc thế
chiến, các nước châu Á đã vượt lên khỏi trật tự cũ qua nhiều cuộc chiến
tranh đẫm máu để dành quyền tự chủ. Hầu hết các nước châu Á đều thực
hiện các chính sách của mình như một sự lệ thuộc vào các cường quốc châu
Âu hoặc Mỹ sau khi Thế chiến II kết thúc (như trường hợp của Philippines):
Sau nhiều thập kỷ chiến tranh và bất ổn là sự trỗi dậy của “những con hổ
châu Á”:
“Trong lịch sử châu Á, trật tự tôn ti cấp bậc là nguyên tắc tổ chức của các
hệ thống quốc tế. Và quyền lực được thể hiện bởi sự tôn kính đối với người
trị vì chứ không phải ở việc phân định biên giới cụ thể trên bản đồ.”
Trong chương về châu Á của cuốn sách, Henry Kissinger đã nhắc đến hai
quốc gia, đó là Nhật Bản và Ấn Độ. Viết về Nhật Bản, ông đã đưa ra nhận
định rằng chính bởi vị trí địa lý ở trên quần đảo ngoài khơi đã giúp nước này
xây dựng truyền thống và văn hoá đặc biệt trong biệt lập. Trong quá khứ, tôn
giáo và văn hóa của Nhật Bản đều được vay mượn nhiều từ Trung Quốc
nhưng dần dần biến nó thành của riêng mình. Nhật Bản cũng không chịu
nằm dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc mà phát triển thành một thế lực đối
trọng. Điều này được chứng tỏ qua lần Nhật Bản xâm lược Triều Tiên đến
tận gần biên giới Trung Quốc, Trung Quốc đã phải huy động quân để đẩy lùi
Nhật. Sau sự thất bại ấy, Nhật chuyển sang trạng thái biệt lập. Nhưng điều
này đã làm xoay chuyển cục diện thế giới khi ấy chính là khi Mỹ đề nghị
được thông thuơng, Nhật Bản đã cân nhắc thông minh và bắt đầu gia nhập
vào trật tự thế giới, trở thành một cường quốc hiện đại theo Westphalia. Bại
trận trong Thế chiến II, để đổi lại sự phát triển cho đất nước, một lần nữa
Nhật Bản chấp nhận sự sắp xếp của các nước thắng trận, trong đó đặc biệt là

2|Page
cấm các hành động quân sự. Còn với Ấn Độ, chú trọng vào lợi ích quốc gia,
không theo phe phái nào là chính sách đối ngoại hiện nay của nước này
Tác giả cho rằng yếu tố đe dọa tiềm ẩn luôn hiện diện ở châu lục này thông
qua việc sử dụng lực lượng quân sự trong việc theo đuổi các lợi ích quốc gia
cốt lõi. Các cường quốc lớn ở châu Á tự trang bị cho mình kho vũ khí có sức
hủy diệt lớn hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu hùng mạnh nhất thế kỷ
XIX từng sở hữu. Từ đó, ông đặt ra câu hỏi xoay quanh vấn đề về cách thức
tổ chức châu Á. Đây được coi là thách thức đối với hệ thống trật tự thế giới
đã định hình.
2. Trung Quốc và trật tự quốc tế dưới góc nhìn của Henry Kissinger
Trong “Trật tự thế giới”, Trung Quốc được Henry Kissinger ưu tiên một
chương sách riêng. Với lịch sử truyền thống lâu đời cùng với tư duy coi
mình là tối cao duy nhất, Trung Quốc tự coi mình là trung tâm của trật tự thế
giới. Theo quan điểm này, trật tự thế giới không còn là trạng thái cân bằng
quyền lực của các quốc gia có chủ quyền cạnh tranh lẫn nhau mà thay vào
đó chỉ phản ánh một tôn ti trật tự toàn cầu:
“Với quan niệm triều cống kiểu như vậy, ngoại giao không phải là một
quá trình thương lượng giữa lợi ích của các chủ quyền mà là hàng loạt nghi
lễ, sắp đặt vị trí trong hệ thống tôn ti trật tự toàn cầu. Và mục tiêu của triều
cống là duy trì sự tôn kính, chứ không phải thu về lợi ích kinh tế hay thống
trị các nước khác về mặt quân sự.”
Theo quan điểm của Henry Kissinger, Trung Quốc được đánh giá là một
trong những quốc gia quan trọng và ảnh hưởng nhất trong hệ thống quốc tế
hiện đại. Kissinger phân tích sự phát triển và thăng tiến của Trung Quốc từ
một quốc gia đang phát triển thành một cường quốc toàn diện, có sức ảnh
hưởng to lớn đến trật tự thế giới. Trong việc phân tích về bản chất của xã hội
Trung Quốc, Kissinger không xem Trung Quốc là một xã hội truyền giáo mà
thay vào đó là một quốc gia tìm cách thu phục lòng tôn kính và duy trì bản
sắc văn hóa của mình. Trung Quốc không mục tiêu thay đổi quốc gia khác
mà tập trung vào việc xây dựng và phát triển bản thân. Cuốn sách cũng nhấn
mạnh rằng mặc dù một quốc gia có thể trở thành bằng hữu lâu năm với
Trung Quốc, nhưng không bao giờ được coi là ngang hàng với nước này.
Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình không thông qua chinh phạt mà
thông qua việc đồng hóa và tạo sự ảnh hưởng "mưa dầm thấm lâu".
Trong quá trình khai sáng, Phương Tây nung nấu ý định muốn thu nạp
Trung Quốc vào hệ thống thế giới kiểu châu Âu - hệ thống cấu trúc cơ bản
của trật tự thế giới - nhưng Trung Quốc lại coi đây như một "cuộc tấn công"
và đã hết mực chối bỏ việc thiết lập quan hệ ngoại ngoại giao với các nước

3|Page
châu Âu. Song, sau cuộc tấn công của quân Anh nhằm thẳng vào Bắc Kinh,
Trung Quốc cuối cùng cũng miễn cưỡng chấp nhận một "tòa công sứ" để các
đại diện ngoại giao ở đó. Nước này cảm thấy phẫn uất khi phải chịu khuất
phục trước khái niệm ngoại giao đối ứng trong hệ thống các quốc gia có chủ
quyền theo Hòa ước Westphalia. Sự xung đột và mâu thuẫn trong quá trình
này đã thể hiện sự đấu tranh giữa lợi ích và chủ quyền của các quốc gia,
cũng như sự phản kháng của Trung Quốc trước việc bị áp đặt các khái niệm
và cấu trúc ngoại giao từ bên ngoài. Điều này cũng thể hiện sự phức tạp và
đa chiều của quan hệ quốc tế trong lịch sử và hiện đại.
Khi đọc đến đây, chúng ta dều phải đặt ra câu hỏi đó là liệu bản thân Trung
Quốc có là một trật tự thế giới, hay chỉ là một quốc gia - một phần trong hệ
thống quốc tế rộng lớn hơn? Việc xác định xem Trung Quốc có là một phần
của trật tự thế giới hay tạo ra một trật tự thế giới riêng cho mình là một vấn
đề có nhiều chiều sâu và tranh cãi. Trung Quốc vẫn giữ truyền thống và giá
trị văn hóa của mình trong quan hệ quốc tế, nhưng cũng đã tham gia vào các
hiệp ước và thỏa thuận quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hợp tác.
Việc này cho thấy sự phát triển và thay đổi của quan điểm và hành động của
Trung Quốc trong bối cảnh thế giới ngày nay. Trong thế kỷ XXI, đất nước
này vươn lên trở thành một cường quốc hàng đầu, với cương vị vừa là một
cường quốc đương đại theo mô hình Hòa ước Westphalia, vừa thừa kế và
phát triển từ nền văn minh cổ xưa của mình. Sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại, giữa quyền lợi và trách nhiệm quốc tế đang định hình vai trò của
Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế và trên thế giới.
Năm 1928, dưới thời Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc đã vô cùng nỗ lực và
cố gắng tìm cách giành được một vị trí trong trật tự thế giới theo Westphalia
và trong hệ thống kinh tế toàn cầu bằng cách cho ra đời một chính quyền
trung ướng lớn mạnh. Sự thất bại của “Đại nhảy vọt” năm 1958 và “Cách
mạng văn hóa” năm 1966 khiến cho đất nước kiệt quệ, Trung Quốc đành tìm
một hướng đi mới. Chính quyền Trung Quốc lên kế hoạch mở cửa với Mỹ
nhằm chấm dứt sự cô lập và bày tỏ mong muốn thúc đẩy những quốc gia
khác công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong cuốn sách "Trật Tự Thế Giới" của Henry Kissinger, việc Trung Quốc
quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và thừa nhận các nguyên tắc đã
được thiết lập từ trước của trật tự thế giới dưới thời Đặng Tiểu Bình được
nhấn mạnh là một bước quan trọng trong quá trình chuyển biến của quốc gia
này. Mặc dù Trung Quốc có thể không mấy tin tưởng vào các nguyên tắc
này, việc tham gia và tuân thủ các quy định của tổ chức quốc tế đã góp phần
tạo ra một môi trường ổn định và phát triển cho quốc gia. Việc gia nhập các

4|Page
tổ chức quốc tế giúp Trung Quốc mở rộng mối quan hệ và tương tác với các
quốc gia khác, cũng như tạo ra cơ hội để thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh
tế, chính trị. Tuy nhiên, việc tuân thủ các nguyên tắc và quy định của trật tự
thế giới cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải đối mặt với những yêu
cầu và áp lực từ phía quốc tế, đôi khi có thể mâu thuẫn với lịch sử và chủ
nghĩa tự chủ của quốc gia.
3. Quan điểm cá nhân về những nhận định của Henry Kissinger
Với sự phân tích sâu sắc và chi tiết, cuốn sách "Trật Tự Thế Giới" của Henry
Kissinger là một tài liệu quý giá để hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng
của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế ngày nay. Trung Quốc được coi là
một "người chơi chính" trong cuộc đua quyền lực và ảnh hưởng trên trường
quốc tế. Kissinger nêu rõ về sự tăng cường về kinh tế, quân sự và chính trị
của Trung Quốc, cũng như vai trò quan trọng của nước này trong việc định
hình hệ thống quốc tế. Cuốn sách cũng đề cập đến những thách thức mà
Trung Quốc đối diện, bao gồm việc quản lý quan hệ với các quốc gia khác,
giải quyết tranh chấp lãnh thổ, và tham gia vào các tổ chức quốc tế.
Kissinger cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của việc hợp tác và cùng hòa giải
giữa đất nước này và các quốc gia khác để duy trì trật tự thế giới ổn định.
Tóm lại, thông qua việc thảo luận những vấn đề chính trị, cuốn sách "Trật
Tự Thế Giới" giúp độc giả hiểu rõ hơn về quá trình chuyển biến và thách
thức mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối diện trong việc hòa nhập vào
cộng đồng quốc tế.

5|Page

You might also like