Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 83

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌC PHẦN BADM6313


VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM

GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp


Email: diep.ngtn@ou.edu.vn
Nội dung học phần

Chương I Tổng quan về vận tải

Chương II Vận tải hàng hải trong kinh doanh quốc tế


Chương III Vận tải hàng không trong kinh doanh quốc tế
Chương IV Vận tải đa phương thức
Chương V Khái quát chung về bảo hiểm
Chương VI Bảo hiểm hàng hóa trong KDQT
Mục tiêu bài học
Ø Hiểu được những rủi ro và tổn thất trong vận tải hàng hải và hàng
không
Ø Diễn đạt được các nguyên tắc cơ bản và điều kiện của bảo hiểm hàng
hoá bằng đường biển và hàng không
Ø Hiểu được trách nhiệm của người bảo hiểm
Ø Trình bày được các nguyên tắc giám định tổn thất, khiếu nại và bồi
thường trong giám định tổn thất, khiếu nại và bồi thường
VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM
CHƯƠNG 6: BẢO HIỂM HÀNG HOÁ
TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
1. BH hàng hoá vận chuyển bằng đường biển
2. Tổn thất về hàng hoá trong BH hàng hải
3. Bồi thường tổn thất về hàng hoá
4. BH hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không
5. Khiếu nại và bồi thường
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.1. Phân loại rủi ro trong hàng hải
Ø Căn cứ vào nguyên nhân
• Thiên tai, đá ngầm, tai hoạ bất ngờ
• Cướp biển
• Biến động chính trị, xã hội
• Đặc điểm của đối tượng bảo hiểm
• Sai sót của người vận hành

Ø Phân loại theo điều kiện bảo hiểm


• Thông thường (điều kiện A, B, C)
• Bảo hiểm riêng (chiến tranh, đình công, khủng bố, hàng nguy hiểm, ect.)
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.2. Các loại bảo hiểm rủi ro trong hàng hải
Ø Bảo hiểm thân tàu
• Đối tượng bảo hiểm thân tàu là bản thân con tàu (vỏ, máy móc, trang
thiết bị trên tàu)
• Hợp đồng có thể ký giữa tổ chức bảo hiểm và chủ tàu hoặc người vận
hành tàu
• Người bảo hiểm bồi thường tổn thất bao gồm: chi phí sửa chữa, các
chi phí hợp lý đối với rủi ro như cháy/nổ, thiên tai, mắc cạn, bị đâm
va, lật hoặc bị chìm, tai nạn khi bốc/dỡ hàng, khi tiếp nhiên liệu, hư
hỏng do sơ suất của thuyền trưởng hay thuỷ thủ đoàn, hoa tiêu, người
sửa chữa, và các chi phí đóng góp tổn thất chung.
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.2. Các loại bảo hiểm rủi ro trong hàng hải (tt)
Ø BH trách nhiệm dân sự của chủ tàu: (P&I - Protecting & Indemnity),
trách nhiệm của chủ tàu đối với bên thứ ba có liên quan đến hoạt động
của con tàu nhưng không thuộc BH thân tàu.
§ Mục đích: bảo vệ chủ tàu bằng cách chi trả các chi phí mà chủ tàu có thể
phải chịu do luật định

§ Phạm vi:
- Tàu đâm va với tàu/ đối tượng khác, gây thiệt hại tài sản, môi trường
- Tai nạn đối với thuỷ thủ đoàn, công nhân xếp dỡ trên tàu, hành khách
trên tàu, và người liên đới (bên thứ 3)
- Hàng hoá trên tàu và các chi phí tổn thất khác
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.2. Các loại bảo hiểm rủi ro trong hàng hải (tt)

Ø Bảo hiểm hàng hoá


- Đối tượng bảo hiểm là HH
- Người được bảo hiểm: sở hữu HH (người mua hoặc người bán tuỳ vào
điều kiện vận tải theo Incoterms)
- Người mua bảo hiểm HH theo Incoterms 2020:

• Bên bán: CIF, CIP

• Bên mua (tuỳ chọn): EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT, DAP, DPU
& DDP
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.2. Các loại bảo hiểm rủi ro trong hàng hải (tt)
Ø Tái bảo hiểm (Reinsurance):
- Công ty BH nhận một khoản phí bảo hiểm của công ty BH khác để cam
kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận BH
- Chuyển giao một phần hay toàn bộ rủi ro từ công ty BH gốc (bên nhượng
tái bảo hiểm) sang cho công ty nhận tái bảo hiểm.

Ø Bảo hiểm trùng (Double insurance): Bên mua BH giao kết hợp đồng BH
với hai công ty BH trở lên cho cùng ĐTBH, với cùng điều kiện và sự kiện
BH; tổng số tiền bồi thường của các bên ≤ thiệt hại thực tế của ĐTBH

Ø Đồng bảo hiểm (Co-insurance): Mỗi công ty bảo hiểm và bồi thường theo
tỷ lệ BH đã thỏa thuận; tổng số tiền bồi thường của các công ty BH ≤
thiệt hại thực tế của ĐTBH.
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.3. Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm – Phí bảo hiểm
Ø Giá trị bảo hiểm (insured value)
• Giá trị của đối tượng được bảo hiểm
• Điều 311 – Bộ luật hàng hải: “Giá trị bảo hiểm của hàng hóa là giá trị hàng hóa
ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng
cộng với phí bảo hiểm, giá dịch vụ vận chuyển và có thể cả tiền lãi ước tính.”

Nếu:
V: Giá trị bảo hiểm (insured value)
C: Giá trị lô hàng (cost of goods)
I: Phí bảo hiểm (insurance premium) V = C + I + F , hay
F: Cước phí (freight) (tuỳ theo điều
kiện CIF hoặc CIP) V = (C + I + F)*(1+a%)
a%: Tỷ lệ lãi ước tính
VD1: Một lô hàng có giá trị là 300.000$, cước phí vận chuyển từ
HCM city đến Singapore là 6000$. Nếu phí BH là 500$, hãy giá trị
bảo hiểm nếu chủ hàng muốn mua BH bằng 100% giá trị và gồm lãi
ước tính 10%.

Giá trị BH = 100% giá trị


V = (C + I + F) = 300.000$ + 6.000$ + 500$ = 306.500$

Giá trị BH + 10% giá trị (hay 110% giá trị)


V = (C + I + F)*(1+a%) = 306.500$ * (1+0,1) = 337.150$
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.3. Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm – Phí bảo hiểm
Ø Số tiền bảo hiểm (insured amount):
• Giới hạn trách nhiệm mà người bảo hiểm phải trả khi HH bị tổn thất
• Điều 312 – Bộ Luật hàng hải: “Số tiền bảo hiểm là số tiền mà người bảo
hiểm phải trả cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
• Là cơ sở tính phí bảo hiểm trong 1 số trường hợp

• Bảo hiểm dưới giá trị: Số tiền bảo hiểm < Giá trị bảo hiểm – tổn thất
được bồi thường theo tỷ lệ “Số tiền bảo hiểm / Giá trị bảo hiểm”
• Bảo hiểm đúng giá trị: Số tiền bảo hiểm = Giá trị bảo hiểm
• Bảo hiểm trên giá trị: Số tiền bảo hiểm > Giá trị bảo hiểm – trách nhiệm
bồi hoàn không vượt quá giá trị bảo hiểm
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.3. Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm – Phí bảo hiểm
Ø Phí bảo hiểm:
• Là khoản tiền mà người mua trả cho người bảo hiểm để được bồi thường
khi có tổn thất (I)
• Xác định bằng tỷ lệ %/ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm
• Tỷ lệ bảo hiểm (R) được đưa ra phụ thuộc vào:
- Điều kiện bảo hiểm (điều khoản gốc A, B, C/ đặc biệt/ liên kết)
- Giá trị, chủng loại, tính chất, quy cách đóng gói/bao bì của HH
- Tuyến/ hành trình (quá cảnh hay chuyển tải?) & phương thức vận tải
- Cảng xếp/ dỡ hàng
- Tuổi tàu, cờ tàu, và cấp tàu (ít áp dụng)
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.3. Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm – Phí bảo hiểm
Nếu:
I = V * R , hay
V: Giá trị bảo hiểm (insured value)
C: Giá trị lô hàng (cost of goods) I = (C + I + F)*R
I: Phí bảo hiểm (insurance premium)
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (premium rate) 𝑪"𝑭
Hay, I= *R
F: Cước phí (freight) (tuỳ theo điều 𝟏%𝑹
kiện CIF hay CIP) 𝑪"𝑭
Hoặc I= * R * (1+a%)
𝟏%𝑹
𝑪"𝑭
V=C+I+F=C+F+ *R
Khi đó, giá trị bảo hiểm sẽ là: 𝟏%𝑹
𝑹 𝑪"𝑭
= (C+F)*(1 + )=
𝟏%𝑹 𝟏%𝑹
VD2: Lô hàng có giá trị là 30.000USD, điều kiện giao hàng là CIF với tổng cước
phí là 3.000USD. Nếu tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.2%, hãy tính số tiền bảo hiểm, phí
bảo hiểm và giá CIF trong 2 trường hợp: giá trị BH = CIF và 110% CIF
Ø 100% giá CIF
𝑪"𝑭 𝟑𝟎.𝟎𝟎𝟎 %𝟑.𝟎𝟎𝟎
V =
𝟏%𝑹
= = 𝟑𝟑. 𝟎𝟔𝟔 𝑼𝑺𝑫
𝟏 '𝟎,𝟎𝟎𝟐
𝑪"𝑭
I = V∗ 𝟎. 𝟐% = 𝟏%𝑹 ∗ 𝟎, 𝟐% = 𝟑𝟑, 𝟎𝟔𝟔 ∗ 𝟎, 𝟐% = 𝟔𝟔𝑼𝑺𝑫
CIF = 30.000 + 3.000 + 66 = 𝟑𝟑. 𝟎𝟔𝟔 𝑼𝑺𝑫 (=V)
Ø110% giá CIF
𝑪%𝑭 𝟑𝟎.𝟎𝟎𝟎 %𝟑.𝟎𝟎𝟎
V= * 110% = ∗ 𝟏𝟏𝟎% = 𝟑𝟔. 𝟑𝟕𝟑𝑼𝑺𝑫
𝟏'𝑹 𝟏 '𝟎,𝟎𝟎𝟐
𝑪"𝑭
I = V∗ 𝟎. 𝟐% = 𝟏%𝑹 ∗ 110% ∗ 𝟎, 𝟐% = 𝟑𝟔. 𝟑𝟕𝟑 ∗ 𝟎, 𝟐% = 𝟕𝟑𝑼𝑺𝑫
CIF = 30.000 + 3.000 + 73 = 𝟑𝟑. 𝟎𝟕𝟑 𝑼𝑺𝑫
VD3: Lô hàng xuất khẩu từ Quảng Bình (Việt Nam) có giá trị là
300.000$ với thể tích là 50CBM, điều kiện giao hàng là CIP – Beijing
(Incoterms 2020). Nếu biết cước phí đường bộ là 50USD/CBM, và tỷ lệ
phí bảo hiểm là 0.2%, hãy tính phí bảo hiểm và giá CIP trong các trường
hợp sau:
Ø Số tiền BH = Giá trị BH = 100%CIP
Ø Số tiền BH = Giá trị BH = 110%CIP
Ø Số tiền BH = 80% Giá trị BH, nếu Giá trị BH = 110%CIP
Ø Số tiền BH = Giá trị BH = 100%CIP

𝑪"𝑭 𝟑𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎 "𝟓𝟎∗𝟓𝟎


I= *R= ∗ 𝟎, 𝟐% = 𝟔𝟎𝟔$
𝟏%𝑹 𝟏 % 𝟎,𝟐%

Giá CIP: C+𝐅 + 𝐈 = 𝟑𝟎𝟎. 𝟎𝟎𝟎 + 𝟐. 𝟓𝟎𝟎 + 𝟔𝟎𝟔 = 𝟑𝟎𝟑. 𝟏𝟎𝟔$


Ø Số tiền BH = Giá trị BH = 110%CIP

𝑪"𝑭 𝟑𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎 "𝟓𝟎∗𝟓𝟎


I= *R= ∗ 𝟏, 𝟏 ∗ 𝟎, 𝟐% = 𝟔𝟔𝟕$
𝟏%𝑹 𝟏 % 𝟎,𝟐%

Giá CIP: C+𝐅 + 𝐈 = 𝟑𝟎𝟎. 𝟎𝟎𝟎 + 𝟐. 𝟓𝟎𝟎 + 𝟔𝟔𝟕 = 𝟑𝟎𝟑. 𝟏𝟔𝟕$


Ø Số tiền BH = 80% Giá trị BH = 110%CIP

𝑪"𝑭 𝟑𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎 "𝟓𝟎∗𝟓𝟎


I= *R= ∗ 𝟏, 𝟏𝟎 ∗ 𝟎. 𝟖 ∗ 𝟎, 𝟐% = 𝟓𝟑𝟑$
𝟏%𝑹 𝟏 % 𝟎,𝟐%

Giá CIP: C+𝐅 + 𝐈 = 𝟑𝟎𝟎. 𝟎𝟎𝟎 + 𝟐. 𝟓𝟎𝟎 + 𝟓𝟑𝟑 = 𝟑𝟎𝟑. 𝟎𝟑𝟑$

è Trong trường hợp thiệt hại 100% giá trị BH (bao gồm giá trị
HH, cước phí, phí BH) tiền bồi thường chỉ có thể được chi trả
tối đa 80% GTBH
= 303.033 * 0.8 = 242.427$
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.4. Cơ sở pháp lý và tập quán phổ biến
Ø Quốc tế:
- Đạo luật bảo hiểm 2015 (Insurance Act - IA), thay thế và bãi bỏ 1 phần
Đạo luật Bảo hiểm hàng hải (Marine Insurance Act 1906 - MIA)
- Quy tắc York-Antwerp 2016 (York-Antwerp Rules - YAR), ban hành
bởi Hội đồng Hàng Hải Quốc tế: thống nhất về luật lệ và tổn thất
chung
- Bộ Điều khoản bảo hiểm ICC 2009 (Institute cargo clauses) phát hành
bởi Hiệp hội Bảo hiểm London (Institute of London Underwriters)
- Incoterms 2020
Ø Việt Nam: Luật Kinh doanh BH 2023, Bộ Luật Hàng Hải 2015, Bộ Luật
Dân sự 2015
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.5. Các điều kiện bảo hiểm
ICC 1/1/2009 (Institute Cargo Clauses) do Hiệp hội bảo hiểm London ban
hành và được sử dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm:

- Các điều kiện bảo hiểm gốc (do thoả thuận hoặc pháp luật quy định)
- Điều kiện A (CL 382): Bảo hiểm toàn bộ (All risks/ Full cover)
- Điều kiện B (CL 383): Bảo hiểm tổn thất riêng (With Particular Average)
- Điều kiện C (CL 384): Miễn bảo hiểm tổn thất riêng (Free of Particular
Average)
- Điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không (CL
387, 388, 389)
- Các điều kiện bảo hiểm đặc biệt và kết hợp
Nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân (Proximate clause) A B C
Cháy hoặc nổ/ Fire or explosion ✅ ✅ ✅
Phương tiện mắc cạn, đắm hoặc lật úp/ Standing, grounding, sinking
✅ ✅ ✅
or capsizing
Tàu hoặc thuyền đâm nhau/ Collision of ship or craft with another
✅ ✅ ✅
ship or craft
Tàu va chạm vào tàu khác hoặc bất cứ phương tiện gì khác (không
phải nước ngoại trừ băng)/ Contact of ship, craft or conveyance with ✅ ✅ ✅
anything other than ship or craft (excludes water but not ice)
Dỡ hàng tại cảng nơi tàu lánh nạn/ Discharge of cargo at port of
✅ ✅ ✅
distress
Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hoặc trật đường ray/
✅ ✅ ✅
Overturning or derailment of land conveyance
Động đất, núi lửa phung trào, sét/ Earthquake, volcanic eruption or
✅ ✅ ❌
lightening
Nguyên nhân trực tiếp tác động đến hàng hoá
Nguyên nhân (Proximate clause) A B C
Hy sinh tổn thất chung/ General average sacrifice ✅ ✅ ✅
Ném hàng khỏi tàu/ Jettison (throwing off certain cargo in order
✅ ✅ ✅
to lighten the load on a ship in emergency situations)
Nước cuốn trôi khỏi tàu/ Washing over board ✅ ✅ ❌
Nước biển/sông/ hồ chảy vào tàu, container, phương tiện di
chuyển hoặc khoang chứa/ Sea/river/lake water entering vessel, ✅ ✅ ❌
conveyance, container or place of storage
Tổn thất toàn bộ (kiện hàng) do rơi vỡ trong khi xếp/ dỡ hàng/
✅ ✅ ❌
Loss overboard during loading/ unloading (total loss only)
Mất cắp (không phải cướp biển)/ Theft/ Pilerage (not piracy) ✅ ❌ ❌
Hư hỏng do hành động cố ý phá hoại/ Malicious damage ✅ ❌ ❌
Cướp biển/ Piracy ✅ ❌ ❌
Thiệt hại vật lý khác không chỉ định cụ thể / Other physical
✅ ❌ ❌
loss/ damage not specified
Điều khoản BH cho 1 số hàng đặc biệt

Ø Điều kiện BH than


Ø Điều kiện BH gỗ
Ø Điều kiện BH dầu thô
Ø Điều kiện BH đay
Ø Điều kiện BH cao su tự nhiên
Ø Điều kiện BH phẩm đông lạnh trừ thịt đông lạnh
Ø Điều kiện BH thịt đông lạnh
Điều khoản BH hàng hoá kết hợp (Joint cargo clauses)

Ø Điều kiện BH chiến tranh áp dụng cho hàng vận chuyển bằng đường biển
Ø Điều kiện BH chiến tranh áp dụng cho gửi hàng bằng đường bưu điện
Ø Điều kiện BH chiến tranh áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng đường
hàng không, trừ những hàng hóa gửi bằng đường bưu điện
Ø Điều kiện BH đình công áp dụng cho vận chuyển bằng đường biển
Ø Điều kiện BH đình công áp dụng cho vận chuyển dầu thô
1. Bảo hiểm trong vận chuyển bằng đường biển
1.6. Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với HH được BH
Ø Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được phân bổ hay xác định theo hợp
đồng vận tải và theo luật pháp hay tập quán hiện hành
Ø Những chi phí và tiền công hợp lý mà người được bảo hiểm đã chi ra
hoặc đại lý của họ đã chi ra
Ø Những chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho, gửi tiếp hàng hóa

Ø Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất trong phạm vi BH do bên thứ ba gây ra
Ø Chi phí giám định tổn thất do rủi ro được BH gây ra
Ø Phần trách nhiệm mà người được BH phải chịu theo điều khoản “Hai tàu
đâm và nhau đều có lỗi” (Both-to-blame collision)
Ø Chi phí tố tụng, khiếu kiện
ICC 2009, CL 382 – 4: Các trường hợp không được bảo hiểm:
4. Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này sẽ không bao gồm những tổn thất/thiệt hại và
chi phí gây ra bởi
4.1. Hành vi sai trái cố ý của Người được BH
4.2. Rò rỉ, tổn thất thông thường (trọng lượng, thể tích), hao mòn tự nhiên của
ĐTĐBH
4.3. Đóng gói/ chuẩn bị ĐTĐBH không thích hợp, kể cả việc xếp hàng trong
container không thể chịu được các sự cố thông thường trong quá trình vận chuyển
4.4. Khuyết tật cố hữu hoặc bản chất của ĐTĐBH
4.5. Việc chậm trễ gây ra, kể cả khi chậm trễ do rủi ro được BH gây ra
4.6. Chủ sở hữu, người điều hành, người thuê tàu mất khả năng thanh toán, vỡ nợ
4.7. Gây ra bởi hoặc phát sinh từ việc sử dụng vũ khí, thiết bị sử dụng nguyên tử hoặc
hạt nhân hoặc phản ứng nhiệt hạch hoặc phóng xạ
ICC 2009, CL 382 – 4: Các trường hợp không được bảo hiểm:
5. Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này sẽ không bao gồm những mất mát/thiệt hại và
chi phí phát sinh từ
5.1.1. Tàu hoặc phương tiện không đủ khả năng đi biển hoặc tàu hoặc phương tiện
không đủ khả năng vận chuyển an toàn đối tượng được bảo hiểm
5.1.2. Sự không phù hợp của container hoặc phương tiện vận chuyển đối với việc vận
chuyển an toàn đối tượng được bảo hiểm
6. Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này sẽ không bao gồm tổn thất thiệt hại hoặc chi
phí gây ra bởi
6.1. Chiến tranh/nội chiến/cách mạng/nổi loạn/nổi dậy hoặc xung đột dân sự phát sinh
từ đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào bởi hoặc chống lại một thế lực hiếu chiến
6.2. Bắt giữ/bắt giữ/kiềm chế hoặc giam giữ (ngoại trừ cướp biển) và hậu quả của
việc đó hoặc bất kỳ nỗ lực nào nhằm mục đích đó
6.3. Mìn/ngư lôi/bom vô chủ hoặc vũ khí chiến tranh vô chủ khác
ICC 2009, CL 382 – 4: Các trường hợp không được bảo hiểm:
7. Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này sẽ không bao gồm tổn thất thiệt hại hoặc chi
phí gây ra bởi
7.1. Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc người tham gia gây rối lao động,
bạo loạn, dân biến
7.2. Do đình công/bế xưởng/gây rối lao động, bạo loạn hoặc bạo động dân sự
7.3. Hành động khủng bố hoặc liên quan đến bất kỳ tổ chức nào thực hiện các hoạt
động nhằm mục đích lật đổ hoặc gây ảnh hưởng bằng vũ lực hoặc bạo lực đối với bất
kỳ chính phủ nào dù có được thành lập hợp pháp hay không
7.4. Người hành động vì động cơ chính trị, tư tưởng hoặc tôn giáo
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.1. Khái niệm tổn thất (Loss/damage)
Ø Hậu quả của các rủi ro xảy ra đối với phương tiện chuyên chở
và/hoặc ĐTĐBH

Ø Tình trạng, hoàn cảnh thực tế dẫn đến sụt giảm giá trị tài sản
ngoài ý muốn

Ø Thiệt hại, mất mát, hư hỏng và các chi phí khắc phục hậu quả
đối với ĐTĐBH, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của
người bảo hiểm
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.2. Phân loại tổn thất trong hàng hải

Tổn thất bộ phận


Mức độ (Partial Loss)
Tổn thất toàn bộ thực sự
(Level)
(Actual Total Loss)
Tổn thất toàn
bộ
(Total Loss)
Phân loại Tổn thất Tổn thất toàn bộ ước tính
(Loss/Damage) (Constructive Total Loss)

Tổn thất chung


(General Average)

Tính chất
(Characteristics)
Tổn thất riêng
(Particular Average)
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.2. Phân loại tổn thất trong hàng hải
Căn cứ vào mức độ tổn thất
Ø Tổn thất bộ phận (Partial Loss): mất mát hoặc giảm bới 1 phần giá trị/ giá trị sử
dụng của ĐTĐBH (≠ hao hụt thông thường)

Ø Tổn thất toàn bộ (Total loss): thiệt hại/ mất quyền sở hữu toàn bộ ĐTĐBH

• Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual total loss): toàn bộ ĐTĐBH bị thiệt hại/ phá huỷ
(e.g., đắm tàu, cháy/nổ, bị chiếm đoạt, tàu và hàng bị mất tích, etc.)
• Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive total loss):
- Mọi biện pháp & chi phí hợp lý không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế
- CP sửa chữa, khắc phục thiệt hại ĐTĐBH bị hư hỏng cao hơn giá trị BH
- Công ty BH có thể chấp nhận hoặc từ chối thông báo từ bỏ hàng của người
được BH, và có thể bồi thường theo tổn thất bộ phận
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.2. Phân loại tổn thất trong hàng hải
Căn cứ vào tính chất
Ø Tổn thất chung (general average):

• Sự hy sinh hoặc chi phí bất thường được thực hiện hoặc phát sinh một
cách chủ ý và hợp lý nhằm mục đích bảo toàn tài sản khỏi hiểm hoạ
trong hành trình chung trên biển (Marine Insurance Act 1906; York-
Antwerp 1974/2016)

• “Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện
một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng
hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi
hiểm họa chung.” (Điều 292, Bộ luật Hàng hải 2015)
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.2. Phân loại tổn thất trong hàng hải
Căn cứ vào tính chất (tt)
Ø Tổn thất riêng (particular average):

• Thiệt hại xảy ra đối với 1 hay vài người được BH, có thể là tổn thất
toàn bộ hay bộ phận, do rủi ro bất ngờ, hoặc tác động ngẫu nhiên từ
bên ngoài.

• "Mọi tổn thất về tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển
hàng hóa, hành khách không được tính vào tổn thất chung theo
nguyên tắc quy định tại Điều 292 của Bộ luật này được gọi là tổn
thất riêng.” (Điều 295, Bộ luật Hàng hải 2015)
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.3. Tổn thất chung trong hàng hải
Căn cứ xác định tổn thất chung (Quy tắc York-Antwerp – YAR 2016)

Ø Hành động tự giác và hữu ý để tránh nguy hiểm

Ø Hành động hợp lý (không phải vì tổng thất riêng)

Ø Nguy cơ đe doạ hành trình phải thật sự nghiêm trọng và thực tế

Ø Tổn thất chung phải là những thiệt hại đặc biệt

Ø Mục đích của hành động tổn thất chung là vì sự an toàn chung

Lưu ý: không được lạm dụng việc hy sinh tổn thất chung
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.3. Tổn thất chung trong hàng hải

Ø Hy sinh tổn thất chung (General average sacrifice):


- Vứt hàng hoá, vật phẩm trên tàu xuống biển (jettison)
- Cho tàu vào bãi cạn, chuyển hướng hành trình
- Thiệt hại do máy tàu chạy hết công suất

Ø Chi phí tổn thất chung (General average expenditure):


- Chi phí cứu nạn, làm nổi tàu
- Chi phí tại cảng lánh nạn (hoa tiêu, lai dắt, cảng phí…)
- Chi phí hợp lý khác (bốc/ dỡ, lưu kho, thù lao thuỷ thủ đoàn/ bên
thứ ba, chuyển tải hoặc làm cho tàu tiếp tục hành trình…)
VD4: Con tàu trị giá 40 MUSD bị kẹt vào bãi đá ngầm. Việc cứu hộ với chi phí tiêu
tốn là 6 MUSD cuối cùng cũng giải thoát được con tàu cùng với hàng hoá trị giá là 50
MUSD và cước phí là 10 MUSD.

Ø6 MUSD chi phí để cứu con tàu, hàng hoá và cước phí trị gá 100MUSD à Tỷ lệ
tổn thất chung = 6%

ØChủ tàu chịu trách nhiệm 6% trên trị giá con tàu: 40MUSD * 6% = 2,4 MUSD

ØCác chủ sở hữu cước phí chịu trách nhiệm: 10MUSD * 6% = 0,6 MUSD

ØTất cả các chủ hàng chịu trách nhiệm tổng cộng: 50 MUSD * 6% = 3 MUSD

Ø Nếu có 1 chủ hàng nào đó sở hữu hàng hoá trị giá 12MUSD à chủ hàng phải
chịu trách nhiệm: 12MUSD * 6% = 0,72MUSD
VD5: Giá trị toàn bộ con tàu là 40 MUSD, giá trị
hàng hóa trên tàu là 50 MUSD, cước vận chuyển là
10 MUSD. Tàu gặp bão và sắp chìm, thuyền trưởng
quyết định hy sinh bằng cách ném xuống biển một
số hàng hóa trị giá 5 MUSD. Chi phí này được chia
cho tất cả các bên có liên quan với tỷ lệ là bao
nhiêu? Mỗi bên liên quan chịu trách nhiệm là bao
nhiêu?
0 1234
ØTỷ lệ tổn thất chung = = 5%
56 1234"06 1234"761234

ØNgười chủ hàng có hàng hoá bị ném xuống biển chịu trách
nhiệm cho tổn thất chung: 50 MUSD * 5% = 2,5 MUSD

ØChủ hàng được bồi hoàn từ chủ tàu: 40 MUSD * 5%


= 2,0 MUSD
ØChủ hàng được bồi hoàn từ người sỡ hữu cước phí:
10 MUSD * 5% = 0,5 MUSD
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.3. Tổn thất chung trong hàng hải
Ø Phân bổ tổ thất chung
Bước 1: Xác định giá trị tài sản gốc (giá trị tàu, hàng, cước trả trước
hoặc thu hộ) của mỗi bên và tổng giá trị tài sản của các bên (1)

Bước 2: Xác định tổn thất riêng của mỗi bên (2)

Bước 3: Tính giá trị để tính phân bổ tổn thất chung = giá trị tài sản còn lại
sau khi trừ đi tổn thất riêng của mỗi bên : (3) = (1) – (2)
Hay:
- Giá trị tàu hoặc hàng hóa tại thời điểm khởi hành – giá trị tổn thất riêng
(trước khi thực hiện hy sinh hoặc chi phí do tổn thất chung), hoặc
- Giá trị hàng hóa, tàu biển được thu hồi + hy sinh hoặc chi phí do tổn
thất chung
2. Tổn thất về hàng hoá trong bảo hiểm hàng hải
2.3. Tổn thất chung trong hàng hải
Ø Phân bổ tổ thất chung
Bước 4: Xác định giá trị hy sinh tổn thất chung và chi phí cho tổn thất chung của mỗi
bên (4)
∑(𝟒)
Bước 5: Xác định tỷ lệ phân bổ tổn thất chung: (5) = ∑(𝟑)

Bước 6: Xác định giá trị phân bổ tổn thất chung của mỗi bên (6) = (3) * (5)

Bước 7: Xác định giá trị cấn trừ giữa các bên sau khi phân bổ tổn thất chung: (7) =
(4) – (6)
- If (7) > 0: party receives reimbursement from other parties due to general average
- If (7) < 0: party pays reimbursement to other parties due to general average
Ví dụ 6: Một con tàu trị giá 1.000.000$ đang chuyên chở hàng hoá tổng
trị giá 1.000.000$
- Trong hành trình thì tàu bị mắc cạn, hư hỏng và thiệt hại 50,000$,
đồng thời hàng hoá trên tàu bị hư hỏng trị giá là 65.000$.
- Để thoát nạn, tàu phải ném hàng xuống biển tổng trị giá 150.000$,
đồng thời chi trả chi phí cứu nạn và lai dắt tàu vào cảng là 45,000$

Hãy tính tổn thất riêng, tổn thất chung và phân bổ tổn thất chung của
các bên
GT để tính Cấn trừ giữa
Giá trị tài Tổn thất Đóng góp Phân bổ
Tài sản và Tổn thất phân bổ các bên sau
sản riêng TTC TTC
của chủ sở hữu TTC phân bổ TTC
(1) (2) (3) = (1) - (2) (4) (6) = (3) * (5) (7) = (4) - (6)

Chủ tàu 1.000.000 50.000 950.000 45.000 98.276 (53.276)


- Giá trị tàu (trước TT) 1.000.000
- Tổn thất riêng 50.000
- Chi phí cứu nạn 45.000
Chủ hàng 1.000.000 65.000 935.000 150.000 96.726 53.276
- Giá trị HH (trước TT) 1.000.000
- Tổn thất riêng 65.000
- GT HH bị ném 150.000
Total 2.000.000 115.000 1.885.000 195.000 195.000 -

Tỷ lệ phân bổ TTC (5) =∑(𝟒)/ ∑(𝟑) 10,34%


Ví dụ 7: Một tàu chở hàng trị giá 1.100.000$, hàng hoá chuyên
chở là 1.000.000$. Trong hành trình thân tàu bị hỏng thiệt hại
50.000$, đồng thời làm hư hỏng hàng hoá trị giá 63.000$.
Để đảm bảo an toàn cho cả tàu, thuyền trưởng đã thực hiện:
- Vứt hàng hoá xuống biển tổng trị giá 150.000$, với chi phí vứt
hàng là 3.700$
- Yêu cầu tàu phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài,
nên máy tàu bị hỏng và phải sửa chữa mất 45.000$.
Hãy tính phân bổ tổn thất chung khi tàu về đến cảng.
GT để tính Cấn trừ giữa
Giá trị tài Tổn thất Đóng góp Phân bổ
Tài sản và Tổn thất phân bổ các bên sau
sản riêng TTC TTC
của chủ sở hữu TTC phân bổ TTC
(1) (2) (3) = (1) - (2) (4) (6) = (3) * (5) (7) = (4) - (6)

Chủ tàu 1.100.000 50.000 1.050.000 48.700 105.000 (56,300)


- Giá trị tàu (trước TT) 1.100.000 50.000 1.050.000
- CP sửa chữa vỏ tàu
- CP sửa chữa máy tàu 45.000
- CP vứt hàng 3.700
Chủ hàng 1.000.000 63.000 937.000 150.000 93.700 56,300
- Giá trị HH (trước TT) 1.000.000
- Giá trị hàng bị hỏng 63.000
- Giá hàng bị vứt 150.000
Total 2.100.000 113.000 1.987.000 198.700
Tỷ lệ phân bổ TTC (5) = ∑(𝟒)/ ∑(𝟑) 10%
Ví dụ 8: Con tàu Silver Lake trị giá 1.200.000$, chuyên chở 3 lô hàng của 3 chủ hàng
khách nhau. Trên hành trình tàu gặp bão nên thuyền trưởng cho tàu tấp vào bãi cạn đồng
thời ném 1 phần hàng hoá để tránh đắm tàu. Tổng thiệt hại khi tuyên bố tổn thất chung
như sau:
A. Chi phí liên quan đến hàng hoá
Chủ hàng Giá trị hàng hoá Thiệt hại do bão (ướt) Thiệt hại do vứt đi
A 300.000$ 200.000$
B 600.000$ 400.000$
C 50.000$ 50.000$
B. Thiệt hại và chi phí liên quan đến cứu nạn
- Phi phí cho thuỷ thủ: 50.000$
- Chi phí sửa chữa do máy tàu hoạt động hết công suất: 100.000$
- Giá trị cước phí chưa thu của chủ tàu: 50.000$
Hãy tính tổn thất riêng, tổn thất chung và phân bổ tổn thất chung của mỗi bên
Cấn trừ giữa
Tổn thất GT để tính Đóng góp
Tài sản và Tổn thất Giá trị tài sản Phân bổ TTC các bên sau
riêng phân bổ TTC TTC
của chủ sở hữu phân bổ TTC
(1) (2) (3) = (1) - (2) (4) (6) = (3) * (5) (7) = (4) - (6)
Chủ tàu 1,250,000 - 1,250,000 150,000 277,750 (127,750)
- Giá trị con tàu 1,200,000
- Cước phí chưa thu 50,000 -
- CP sửa chữa máy tàu 100,000
- CP cho thuỷ thủ 50,000
Chủ hàng A 300,000 - 300,000 200,000 66,660 133,340
- Giá trị lô hàng A
- Giá trị hàng bị hỏng
- Giá trị hàng bị vứt 200,000
Chủ hàng B 600,000 400,000 200,000 - 44,440 (44,440)
- Giá trị lô hàng B
- Giá trị hàng bị hỏng 400,000
- Giá trị hàng bị vứt
Chủ hàng C 50,000 - 50,000 50,000 11,110 38,900
- Giá trị lô hàng C
- Giá trị hàng bị hỏng
- Giá trị hàng bị vứt 50,000
Tổng cộng 2,200,000 400,000 1,800,000 400,000 400,000 -
Tỷ lệ phân bổ TTC (5) = ∑(𝟒)/ ∑(𝟑) 22.22%
3. Bồi thường trong bảo hiểm hàng hải
3.1. Bồi thường & Miễn thường
ØBồi thường: số tiền mà người bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm do
các thiệt hại về vật chất, tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

ØMiễn thường
- Số tiền mà tổn thất trong khoản giới hạn đó không được bồi thường
- Chia sẻ trách nhiệm giữa công ty BH và người được BH về chi phí
- Mức miễn thường càng cao thì phí bảo hiểm càng thấp và ngược lại.
- Phân loại miễn thường:
• Miễn thường có khấu trừ: số tiền của khiếu nại không được bồi thường
• Miễn thường không khấu trừ: tổn thất vượt mức miễn thường sẽ được bồi
thường toàn bộ.
Ví dụ 9: Tổng giá trị lô hàng được bảo hiểm là 100.000$, mức miễn
thường là 5%/ tổng giá trị hàng hoá. Hãy tính giá trị bồi thường khi tổn
thất xảy ra lần lượt là 2%, 5% & 7% trong cả 2 điều kiện miễn thường
có khấu trừ và miễn thường không khấu trừ.

Tỷ lệ Giá trị tổn GT bồi thường với ĐK miễn GT bồi thường với ĐK
tổn thất thất thường không khấu trừ miễn thường có khấu trừ
2% 2.000$ Miễn bồi thường Miễn bồi thường
5% 5.000$ Bồi thường 5.000$ Miễn bồi thường
7% 7.000$ Bồi thường 7.000$ Bồi thường 2.000$
3. Bồi thường tổn thất hàng hoá
3.2. Bồi thường tổn thất riêng
ØTổn thất toàn bộ

• Tổn thất toàn bộ thực tế:

Số tiền bồi thường = Số tiền BH


• Tổn thất toàn bộ ước tính:
- Nếu từ bỏ hàng hoá được chấp nhận:

Số tiền bồi thường = Số tiền BH


- Nếu từ bỏ hàng hoá không được chấp nhận:

Số tiền bồi thường = Mức độ thực tế của tổn thất


3. Bồi thường tổn thất hàng hoá
3.2. Bồi thường tổn thất riêng
ØTổn thất bộ phận

• Nếu Số tiền BH = Giá trị BH

Số tiền Giá trị BH Giá trị BH


Bồi thường trước tổn thất sau tổn thất

• Nếu Số tiền BH < Giá trị BH: bồi thường theo tỷ lệ

Tổn thất Số tiền BH


Số tiền
Bồi thường thực tế
Giá trị BH
3. Bồi thường tổn thất hàng hoá
3.3. Bồi thường tổn thất chung (TTC)

Ø Chủ tàu chỉ định chuyên gia giám định, tính toán TTC cho các bên

Ø Căn cứ vào giá trị TTC và quyền lợi của các bên: chủ hàng ký quỹ
hoặc cam kết đóng góp TTC để nhận hàng

Ø TTC được bồi thường 100% bởi người BH với xác nhận của chủ
tàu/ người vận hành tàu
VD 7b: Một tàu chở hàng trị giá 1.100.000$, hàng hoá chuyên chở là 1.000.000$.
Trong hành trình thân tàu bị hỏng thiệt hại 50.000$, đồng thời làm hư hỏng hàng
hoá trị giá 63.000$.
Để đảm bảo an toàn cho cả tàu, thuyền trưởng đã thực hiện:
- Vứt hàng hoá xuống biển tổng trị giá 150.000$, với chi phí vứt hàng là 3.700$
- Yêu cầu tàu phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài, nên máy tàu bị
hỏng và phải sửa chữa mất 45.000$.
1. Hãy tính phân bổ tổn thất chung khi tàu về đến cảng (đã tính)
2. Xác định số tiền bồi thường của công ty BH A đối với chủ tàu và công ty BH B
đối với chủ hàng nếu
a. Cả 2 cùng mua BH theo điều kiện BH mọi rủi ro, không miễn thường
b. Chủ hàng mua BH 80% giá trị hàng hoá
c. Chủ hàng mua BH 100% giá trị hàng hoá với điều kiện (i) miễn thường
có khấu trừ 1% và (ii) miễn thường có khấu trừ 7% tổng giá trị lô hàng
GT để tính Cấn trừ giữa
Giá trị tài Tổn thất Đóng góp Phân bổ
Tài sản và Tổn thất phân bổ các bên sau
sản riêng TTC TTC
của chủ sở hữu TTC phân bổ TTC
(1) (2) (3) = (1) - (2) (4) (6) = (3) * (5) (7) = (4) - (6)

Chủ tàu 1.100.000 50.000 1.050.000 48.700 105.000 (56,300)


- Giá trị tàu (trước TT) 1.100.000 50.000 1.050.000
- CP sửa chữa vỏ tàu
- CP sửa chữa máy tàu 45.000
- CP vứt hàng 3.700
Chủ hàng 1.000.000 63.000 937.000 150.000 93.700 56,300
- Giá trị HH (trước TT) 1.000.000
- Giá trị hàng bị hỏng 63.000
- Giá hàng bị vứt 150.000
Total 2.100.000 113.000 1.987.000 198.700
Tỷ lệ phân bổ TTC (5) = ∑(𝟒)/ ∑(𝟑) 10%
a. Bồi thường tổn thất bộ phận của các bên:

ü Công ty BH A bồi thường cho chủ tàu: 50.000+ 105.000 = 155.000$

ü Công ty BH B bồi thường cho chủ hàng: 63.000 + 93.700$ = 156.700$

Biến động giá trị TS BH Tàu Hàng


Giá trị ban đầu (1) 1.100.000 1.000.000
Tổn thất riêng -50.000 -63.000
Đóng góp tổn thất chung - 48.700 -150.000
Bù trừ tổn thất chung -56.300 56.300
Giá trị còn lại sau tổn thất (2) 945.000 843.300
Giá trị bồi thường (3) = (1)-(2) 155.000 156.700
b. Nếu chủ hàng mua BH 80% giá trị hàng hoá và không miễn
thường, Công ty BH B bồi thường cho chủ hàng

Số tiền bồi thường = 63.000$ *80% + 93.700 = 144.100$

c.i. Nếu chủ hàng mua BH 100% giá trị hàng hoá và miễn thường
khấu trừ 1% tổng giá trị lô hàng

Số tiền bồi thường = 63.000$ - 1.000.000*1% + 93.700 = 146.700$

c.ii. Nếu chủ hàng mua BH 100% giá trị hàng hoá và miễn thường
khấu trừ 7% tổng giá trị lô hàng

Số tiền bồi thường = 93.700$


Do 63.000$ < 1.000.000*7% = 70.000$ - mức miễn thường có khấu trừ
4. Bảo hiểm trong vận chuyển HH bằng hàng không
4.1. Khái niệm & sự cần thiết

Ø Bảo vệ người mua hoặc người bán đối với HH đang được vận
chuyển bằng đường hàng không - bồi thường cho người được BH
khi HH bị hư hỏng, mất mát.

Ø Cơ sở tính phí BH HH: mức độ bảo hiểm, số lượng, giá trị và tính
chất của HH (hàng giá trị cao/ nguy nhiểm), cự ly & tuyến hành trình

ØBH HH hàng không thường bảo hiểm một phần (# 60% giá trị HH) tuy
nhiên cũng có gói toàn toàn phần hoặc không loại trừ hoặc kết hợp

Ø Hãng hàng không chỉ chi trả một số tiền bảo hiểm tối thiểu cho tất cả
hàng hóa (trách nhiệm của người vận chuyển, nhiều loại trừ) à công ty
dịch vụ vận chuyển, người mua/bán tìm kiếm sự bảo vệ bổ sung
4. Bảo hiểm trong vận chuyển HH bằng hàng không
4.2. Trách nhiệm và miễn trừ
CL 387 - ICC 2009 (Không áp dụng thư tín) – BH tất cả các rủi ro ngoại trừ:
3.1. Thiệt hại hoặc chi phí do hành vi sai trái cố ý của Người được bảo hiểm
3.2. Rò rỉ, tổn thất thông thường (trọng lượng, thể tích), hao mòn tự nhiên của ĐTĐBH
3.3. Đóng gói/ chuẩn bị ĐTĐBH không đầy đủ/không phù hợp, kể cả việc xếp hàng
trong container không thể chịu được các sự cố thông thường trong quá trình vận chuyển
3.4. Khuyết tật cố hữu hoặc bản chất của ĐTĐBH
3.5. Mất mát, hư hỏng, chi phí phát sinh do máy bay hoặc container không phù hợp để
vận chuyển an toàn ĐTĐBH
3.6. Việc chậm trễ gây ra, kể cả khi chậm trễ do rủi ro được BH gây ra
3.7. Chủ sở hữu, người khai thác, người thuê máy bay mất khả năng thanh toán, vỡ nợ
3.8. Gây ra bởi hoặc phát sinh từ việc sử dụng vũ khí, thiết bị sử dung nguyên tử hoặc
hạt nhân hoặc phản ứng nhiệt hạch hoặc phóng xạ
4. Bảo hiểm trong vận chuyển HH bằng hàng không
4.2. Trách nhiệm và miễn trừ
CL 387 - ICC 2009 (Không áp dụng thư tín)
Ø Không bồi thường tổn thất/ thiệt hại gây ra bởi:
4.1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa, hành động thù
địch của 1 quốc gia
4.2. Bắt giữ/hạn chế hoặc giam giữ (ngoại trừ cướp), và hậu quả
4.3. Mìn/ ngư lôi bom hoặc vũ khí chiến tranh vô chủ.
Ø Không bồi thường tổn thất/ thiệt hại:
5.1. Do những người đình công, công nhân bị bế xưởng (locked-out)
5.2. Hậu quả của đình công, bế xưởng, công nhân gây rối, bạo động dân sự
5.3. Gây ra bởi những hành động khủng bố, liên quan đến khủng bố
5.4. Gây ra bởi hành động từ một động cơ chính trị, ý thức hệ hoặc tôn giáo
5. Khiếu nại bồi thường
Ø Chứng minh:
- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm
- Hàng hoá được BH với giá trị/ số tiền BH
- Tổn thất thuộc điều kiện/ phạm vi BH, mức độ tổn thất & số tiền yêu cầu
bồi thường
- Các chứng từ đính kèm và biên bản giám định

Ø Thời hạn yêu cầu bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là 01 năm kể từ
ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân
khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Ø Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba 03 năm kể từ thời điểm
phát sinh tranh chấp.
Ôn tập
Vận Tải và Bảo hiểm
Chương 1: Tổng quan về Vận tải
Khái niệm ØHoạt động nhằm làm thay đổi vị trí của con người và HH từ nơi
Vận tải này đến nơi khác

Thuộc tính Ø Giá trị và giá trị sử dụng

4 yếu tố cấu ØPhương tiện vận chuyển, Cơ sở hạ tầng, Mạng lưới, Luồng di
thành chuyển

3 cách thức ØĐơn phương thức, Đa phương thức, Đứt đoạn


tổ chức

6 phương Ø Đường biển, Đường hàng không, Đường bộ, Đường sắt,
thức chính Đường ống, Internet (ngày càng phổ biến) (do Vũ trụ: hạn chế)

Lưu ý: ưu nhược điểm của từng phương thức


Chương 1: Tổng quan về Vận tải

Incoterms 2020
Ø Điều kiện thương mại quốc tế: cơ sở tính toán giá cả hàng hoá trong
ngoại thương
Ø Liên quan đến quan hệ giữa người mua và người bán: Trách nhiệm
đối với hàng hoá và chuyển giao rủi ro trong qua trình gửi hàng/ thực
hiện hợp đồng ngoại thương
Ø 11 điều kiện chia thành 2 nhóm:
- Chỉ áp dung cho đường thuỷ: FAS, FOB, CFR, CIF
- Áp dung cho tất cả các phương thức: EXW, FCA, CIP, CPT, DPU,
DAP, DPP
Lưu ý:
Ø Giá CFR = Giá FOB + F

Ø Giá CIF = Giá FOB + F + I

Ø CIP = CPT + I (Bất cứ phương thức nào khác đường biển)

Ø CIP = CIF + I’ + F’ (Chặng đầu là đường biển, chặng sau là


phương thức khác )
Chương 2: Vận tải hàng hải
A. Thuê tàu chợ (Liner):
ØYếu tố quyết định giá cước vận tải: khối lượng, chủng loại hàng hoá …
ØOn-board: khi hàng được xếp lên tàu
ØCước phí được chi trả theo điều kiện thương mại Incoterms 2020 (trường hợp
phí trả đã trả: trước khi hàng hoá được xếp lên tàu)
ØChủ tàu chịu trách nhiệm sắp xếp hàng hoá trên tàu/ khoang hàng, mất mát, hư
hỏng trong quá trình vận tải
ØBill of lading: 3 bản gốc, là hợp đồng, quyền sở hữu & bằng chứng nhận hàng
- Người chuyên chở cấp cho người gửi hàng
- Thông tin tham chiếu thêm: Điều kiện giao hàng và L/C number (nếu có yêu
cầu)
Các nội dung cơ bản của mặt trước BL

1. Issuer: Tên & địa chỉ người phát hành 14. Name of goods: Tên hàng hóa
2. Number (No.) of bill of lading: số vận đơn 15. Marks and numbers: Ký, mã hiệu của đơn
3. Number of original BL: số lượng BL gốc hàng
4. Shipper: Tên & địa chỉ Người gửi hàng/ Bên 16. Kind of packages and descriptions of goods:
xuất khẩu Quy cách đóng gói và mô tả chi tiết hàng hóa
5. Consignee: Tên & địa chỉ Người nhận hàng 17. Number of packages: Số kiện hàng
6. Notify party: Bên nhận thông báo khi hàng đến 18. Total/net weight and/or measurement: Trọng
7. Shipowner: Chủ tàu vận chuyển hàng hóa lượng toàn bộ hay thể tích của hàng hóa;
8. Flag: Cờ tàu vận chuyển hàng hóa 19. Freight and charges: Cước phí & chi phí
9. Name of Vessel/ship : Tên tàu vận chuyển 20. Number of original B/L: Số bản vận đơn gốc
10. Port of loading: Cảng xếp hàng hóa 21. Place and date of issue: Thời gian và địa điểm
11. Transhipment port: Cảng chuyển tải hàng hóa cấp B/L;
trong quá trình vận chuyển 22. Ship on board date: Ngày lên tàu
12. Port of Discharge: Cảng giao hàng 23. Master’s signature : Chữ ký của người vận
13. Place of delivery: Nơi giao hàng chuyển hàng hóa
Các nội dung cơ bản của sau BL

Những quy định về việc vận chuyển do hàng tàu in sẵn, không thể thay đổi
mà mặc nhiên chấp nhận bởi bên thuê vận chuyển, bao gồm:
- Luật tham chiếu (tìm hiểu thêm Công ước Hamburg 1978, Quy tắc
Hahue 1924, Quy tắc Hague-Visbly 1968)
- Các định nghĩa
- Điều khoản chung
- Trách nhiệm của người chuyên chở
- Điều khoản xếp dỡ và giao nhận
- Quy định về cước phí và phí
- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở
- Điều khoản miễn trách đối với người chuyên chở
Chương 2: Vận tải hàng hải
B. Thuê tàu chuyến (Tramp):
ØPhân loại:
• 1 chuyến hoặc trong ngắn hạn (chủ tàu có thể điều hành tàu)
• Định hạn: chủ tàu không điều hành tàu, người thuê trực tiếp khai thác tàu; 2 hình
thức: (1) thuê thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn (2) không thuê thuyền trưởng và
thuỷ thủ (hạn định trơn hay thuê tàu trần)
ØHợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm các bên
ØBL không có giá trị chuyển nhượng. Hình thức: Voyage charter party, Congenbill
hoặc Seaway bill
Ø Cước tàu chuyến < cước tàu chợ: tự do thương thảo hợp đồng, tải trong phù hợp
(tàu chợ chở #75% trọng tải)
Ø Xem thêm mẫu hợp đồng: GENCON 1922, SCANCON 1956, POLCOAL-
VOY 1971, SOVORECON 1962, ORECON 1950, CONTROCON 1928,
AUSTRAL 1928
Chương 3: Vận tải hàng không

Ø Luật tham chiếu


- Việt Nam: Luật hàng không 2016
- Quốc tế: Công ước Warsaw 1929, Hiệp định Hague 1955, Công ước Guadalajara
1961, Nghị định Guatemala 1971, Nghị định Montreal 1975, Công ước Montreal
1999
ØCơ sở hạ tầng: ØTrang thiết bị phục vụ
- Nhà ga, sân đỗ - ULD
- Kho hàng - Trang thiết bị phục vụ
- Khu bay (đường lăn & đường băng) - Thiết bị nâng và di chuyển
ØAirway bill: HĐ vận tải, bằng chứng
ØMáy bay (tàu bay) vận chuyển hàng hoá nhận hàng, không chuyển nhượng
- Chuyên cơ chở hàng - Master AWB vs House AWB
- Chở khách và chở hàng - Airlines AWB vs Neutral AWB
Chương 3: Vận tải hàng không

Ø Cước phí hàng không tính theo thể tích (hàng cồng kềnh, Chargable Weight):
𝐶ướ𝑐 ℎà𝑛𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 = Đơ𝑛 𝑔𝑖á 𝑐ướ𝑐 ∗ 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 tính phí
𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑜á 𝐷à𝑖 cm ∗ 𝑅ộ𝑛𝑔 cm ∗ 𝐶𝑎𝑜(cm)
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛g tính phí = 0
=
6000𝑐𝑚 6000𝑐𝑚0

v Lưu ý
ü Điều kiện áp dụng:
• Trọng lượng HH <1kg/ thể tích 6000cm3
• Khối lượng quy đổi > Khối lượng thực
ü Khối lượng: làm tròn lên đến 0,5kg
ü Thể tích: ≥0,5cm làm tròn lên; <0,5cm làm tròn xuống
Chương 4: Vận tải đa phương thức
A.Vận tải đa phương thức
ØVận chuyển bởi 2 phương thức trở lên
Ø1 nhà điều hành, 1 hợp đồng và 1 bộ chứng từ cho suốt hành trình
ØCước phí cả hành trình được chi trả cho MTO duy nhất
ØHH thường được chứa trong container, trên pallet hoặc trailer, không phải
xếp vào/ dỡ ra khỏi container/ pallet/ trailer trong suốt hành trình
ØCác hình thức vận tải đa phương thức (sự kết hợp các phương thức vận tải)
ØMultimodal BL có thể có > 3 bản gốc, có thể chuyển nhượng hoặc không.
Thông dụng: FIATA, BIMCO, COMBIDOC, MULTIDOC,…

Lưu ý: tìm hiểu thêm thủ tục hải quan trong xuất khẩu trong hàng
không và hàng hải
Chương 4: Vận tải đa phương thức

B. Vận tải bằng container ØHình thức, chủng loại, kích cỡ container
ØCác điều kiện giao hàng:
ØKý mã hiệu container
• FCL/FCL: nguyên container giao trực
tiếp từ người gửi đến người nhận;
• LCL/FCL: nhiều chủ hàng gửi cùng 1
người nhận hàng (tại nơi đến)
• FCL/LCL: một chủ hàng gửi cho nhiều
người nhận hàng (tại nơi đến)
• LCL/LCL: phổ biến trong gom hàng;
Ø Cước phí và cách tính
Cách tính số kiểm tra container
Ví dụ: tìm số kiểm tra của container ký
Bước 1: Quy đổi các chữ cái thành số
hiệu: TEMU383802
KH cont. Quy đổi 2n Tích số
(a) (b) (c) (d)=(b)x(c)
T 31 20 =1 31
E 15 21= 2 30
(Lưu ý: không bao gồm 11, 22, 33) M 24 22 = 4 96
U 32 23 = 8 256
Bước 2: Nhân các chữ đạ quy đổi thành số 3 3 24 = 16 48
8 8 25 = 32 256
và 6 chữ số lần lượt với 2x, với x = (0:9)
3 3 26 = 64 192
8 8 27 = 128 1024
Bước 3: Lấy tổng các tích số chia cho 11, 0 0 28 = 256 0
phần số dư chính là số kiểm tra cần tìm 2 2 29 = 512 1024
2957
2957/11 = 268, dư 9 è Số kiểm tra = 9
5. Nghiệp vụ gom hàng
5.2. Cước phí LCL/LTL (CBM hoặc KGS) theo phương tiện VT
• L: Dài (CM)
• W: Rộng (CM)
• H: Cao (CM)
• CW: Trọng lượng tính phí
• F: Mức giá/CBM hay KG
• N: Số kiện

Phương tiện Hàng không (*) Hàng hải Đường sắt/ bộ


Tỷ lệ chuyển đổi 1/6000 (cm) 1/1000 (cm) 1/3000 (cm)
(Density ratio) 1m3 = 167kg 1m3 = 1000kg 1m3 = 333kg
Trong lượng Trọng lượng gộp hoặc Trọng lượng gộp hoặc Trọng lượng gộp hoặc
tính phí (CW) (L x W x H/6000) (L x W x H/1000) (Lx W x H/3000)
Cước phí CW x F x N CW x F x N CW x F x N
(Freight) (Theo chuẩn IATA)
Chương 5: Tổng quan Bảo hiểm

ØCác khái niệm bảo hiểm


ØBản chất của bảo hiểm: Chuyển nhượng rủi ro, Phân chia tổn thất,
Không thể loại trừ rủi ro, Mục đích là khắc phục tổn thất (bằng tiền)
ØNguyên tắc bảo hiểm: Trung thực tuyệt đối, Lợi ích có thể bảo hiểm,
Bồi thường, Thế quyền, Bảo hiểm rủi ro không phải sự chắc chắn,
Đóng góp, Nguyên nhân gần, Giảm thiểu tổn thất
ØTrách nhiệm của người bảo hiểm
ØLợi ích/ tác dụng của bảo hiểm
Chương 6: Bảo hiểm HH trong hàng hải và hàng không

Ø Luật Kinh doanh BH, Bộ Luật Hàng Hải, Bộ Luật Dân sự, ICC2009

Ø Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm - Chi phí bảo hiểm

Ø Tổn thất từng phần vs Tổn thất toàn bộ (Tổn thất toàn bộ thực tế vs Tổn thất toàn
bộ ước tính)

Ø Điều kiện bảo hiểm (quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với
tổn thất): thông thường A, B, C

Ø Tổn thất riêng vs Tổn thất chung

Ø Phân bổ Tổn thất chung


Chương 6: Bảo hiểm HH trong hàng hải và hàng không

Ø Bồi thường tổn thất


• Tổn thất từng phần vs Tổn thất toàn bộ
• Tổn thất riêng vs Tổn thất chung

Ø Miễn trừ bồi thường: có khấu trừ và không khấu trừ


Bài tập 1: Công ty ABC cần gửi lô trị giá 500.000$ đến USA với hành trình
TP HCM – Los Angeles. Trọng lượng cả bì của lô hàng 10MT, được đóng
trong 10 kiện, mỗi kiện có thể tích là 1CBM. Công ty ABC cần phải chi trả
cước phí vận tải đường biển đến cảng Los Angeles và các chi phí liên quan
là 32$/CBM, phí bảo hiểm là 0.5% đối với 110% giá trị lô hàng. Hãy tính:
1. Cước phí vận chuyển từ TP HCM – Los Angeles
2. Giá CFR của lô hàng
3. Phí bảo hiểm (0.5% đối với 110% giá trị lô hàng)
4. Giá CIF của lô hàng (với tỷ lệ BH 0.5% đối với 110% giá trị lô hàng)
Bài tập 2: Công ty Việt Nam cần vận chuyển 1.000MT hàng trị giá
200.000$ đi Châu Âu. Nếu cước phí đường biển và chi phí liên quan
để xuất khẩu lô hàng là 75$/MT, và tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,5% giá trị
bảo hiểm. Hãy tính:
1. Phí bảo hiểm của lô hàng nếu mua bảo hiểm bằng 100% giá trị
2. Phí bảo hiểm của lô hàng nếu mua bảo hiểm bằng 110% giá trị
3. Giá CIF của lô hàng nếu mua bảo hiểm bằng 100% giá trị
4. Giá CIF của lô hàng nếu mua bảo hiểm bằng 110% giá trị
Bài tập 3: Tàu Blue Star chở 100MT hàng A và 200MT hàng B của 2 chủ hàng khác
nhau. Trong hải trình, tàu bị bão nên để tránh đắm tàu, thuyền trưởng cho vứt 30MT
hàng A, và 20MT hàng B. Khi đến cảng lánh nạn, tàu phải trả tổng chi phí là 100.000$.
Tuy nhiên, khi về đến cảng thì 20MT hàng A và 50MT hàng B bị ướt và phải bán giảm
50% giá trị. Nếu như biết:
- Giá trị con tàu là 1.500.000$
- Đơn giá hàng A là 5000$/tấn
- Đơn giá hàng B là 4500$/tấn
Hãy cho biết
1. Tổn thất riêng của tàu
2. Tổn thất riêng của lô hàng A
3. Tổn thất riêng của lo hàng B
4. Tổng giá trị tổn thất chung
5. Mức đóng góp tổn thất chung của tàu
6. Mức đóng góp tổn thất chung của lô hàng A
7. Mức đóng góp tổn thất chung của lô hàng B
Bài tập: Tàu Morning Star chở 100 cont. hàng A và 100 cont. hàng B của 2 chủ hàng A & B. Trong
hành trình tàu gặp bão và 20% lô hàng A và 30% lô hàng B bị hỏng. Để tránh đắm tàu, thuyền trưởng
cho vứt 20 cont. hàng A và 20 cont. hàng B xuống biển (số hàng này chưa hỏng). Trên đường đến cảng
lánh nạn tàu phải chạy hết tốc lực nên máy bị hỏng và phải sửa chữa với chi phí là 20.000$. Khi đến
cảng lánh nạn, tàu phải trả chi phí cập cảng, chi phí nhân sự và kho bãi là 50.000$. Đồng thời, số hàng
hỏng được bán giảm giá 50%. Nếu như biết giá trị con tàu: 1.500.000$, đơn giá hàng A: 5.000$/cont.,
đơn giá hàng B: 4.500$/cont. Hãy cho biết:
1. Tổn thất riêng của tàu
2. Tổn thất riêng của lô hàng A
3. Tổn thất riêng của lô hàng B
4. Tổng giá trị tổn thất chung
5. Mức đóng góp (phân bổ) tổn thất chung của chủ tàu
6. Mức đóng góp (phân bổ) tổn thất chung của chủ lô hàng A
7. Mức đóng góp (phân bổ) tổn thất chung của chủ lô hàng B
Nếu Cty BH X, Y và Z bán bảo hiểm (100% giá trị) cho chủ tàu và
2 chủ hàng A & B, với mức miễn thường lần lượt là 0,1%, 0,2% và
0,3% có khấu trừ. Hãy tính:
8. Số tiền Cty BH X bồi thường cho chủ tàu
9. Số tiền Cty BH Y bồi thường cho chủ hàng A
10. Số tiền Cty BH Z bồi thường cho chủ hàng B
Cảm ơn các bạn đã
chú ý lắng nghe

You might also like