Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Sinh viên: Dương Quỳnh Mai

NGHIÊN CỨU VỀ ÁO NHẬT BÌNH


THỜI NGUYỄN ( THẾ KỶ 19)

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.ThS. Lê Thị Tiêm


Lớp: DH23A2
Khoa Thiết Kế Nội Thất

Hà Nội, tháng 11/2023

1
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................5
5. Kết quả và đóng góp của đề tài..................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................6
Chương 1: Tổng quan về áo Nhật Bình.........................................................6
1.1. Vài nét về lịch sử thời Nguyễn..............................................................6
1.2. Vài nét về văn hóa thời Nguyễn...........................................................7
1.3. Nguồn gốc của áo Nhật Bình................................................................8
Chương 2: Các đặc điểm, quy định của áo Nhật Bình thời Nguyễn...........9
2.1. Đặc điểm của áo Nhật Bình..................................................................9
2.1.1. Đặc điểm chung của áo Nhật Bình.................................................9
2.1.2.Ý nghĩa hoa văn trên áo Nhật Bình..............................................10
2.1.3. Các phụ kiện thường đi kèm với áo Nhật Bình..........................12
2.1.4 Phân biệt áo Nhật Bình với áo Phi Phong (Trung Quốc)...........12
2.2. Quy chế khi mặc Nhật Bình trong cung đình dưới triều Nguyễn...13
2.2.1 Quy chế lễ phục của hậu phi năm 1807........................................13
2.2.2. Quy chế lễ phục của hậu phi năm 1846.......................................14
2.2.3. Quy chế triều phục của công chúa triều Nguyễn........................14
Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa của trang phục áo nhật bình
triều Nguyễn...................................................................................................16
3.1. Giá trị thẩm mỹ tạo hình....................................................................16
3.2. Giá trị văn hóa.....................................................................................16
3.3. Vận dụng áo Nhật Bình trong thiết kế thời hiện nay......................18
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC HÌNH
ẢNH...................................................................................................................18

2
KẾT LUẬN....................................................................................................18
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH..................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................24

3
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân
tộc. Từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn, trang phục
Việt luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Bất kể là ở thời gian
nào, trang phục của phụ nữ Việt vẫn luôn tạo được những dấu ấn rất riêng
của thời đại.
Cổ phục Việt là một trong những nét văn hóa độc đáo và vô cùng
quý báu của dân tộc. Bảo tồn cổ phục không chỉ góp phần giữ gìn một di
sản cổ xưa mà còn thúc đẩy những giá trị trong hiện tại và tương lai. Dẫu
vậy, trong khoảng thời gian dài, áo dài trở nên phổ biến trong đời sống đã
vô tình khiến chúng ta lãng quên đi những trang phục của ngày xưa và
trang phục Nhật Bình là một trong số đó.
Vì vậy nên em chọn đề tài ‘Nghiên cứu áo Nhật Bình thời
Nguyễn’ để mang lại những hình ảnh của trang phục Nhật Bình – Di sản
văn hóa của cố đô Huế, tiếp cận phục trang đặc trưng triều Nguyễn từ góc
nhìn lịch sử, nhằm tìm hiểu nội dung và giá trị lịch sử của một loại hình,
quy thức sinh hoạt văn hóa mang đậm điển chế cung đình.

2. Mục đích nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần đạt những yêu cầu sau:

- Xác định cơ sở hình thành, những đặc điểm, giá trị đặc trưng của
áo Nhật Bình trong quá trình phát triển của văn hóa triều Nguyễn.

- Xác định vai trò, ý nghĩa của áo dài Nhật Bình đối với triều đại
nhà Nguyễn, với cố đô Huế, làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu,
phục hồi, tái hiện lại các bộ trang phục Nhật Bình để làm phong phú hơn
cho lĩnh vực áo dài.

4
- Đề tài Nghiên cứu Áo dài Nhật Bình thời Nguyễn phân tích mối
quan hệ của trang phục với dòng lịch sử từ đó khẳng định giá trị mà nó
đóng góp, sự tác động của áo Nhật Bình đối với đời sống văn hóa hiện
nay.

3. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện đề tài này tôi cần chuẩn bị và kết hợp nhiều phương pháp
để phục vụ cho việc tìm hiểu và nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp khảo sát, điền dã.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là trang phục áo Nhật Bình thời
nhà Nguyễn, bao gồm cả họa tiết, chất liệu, quy chế mặc áo trong cung
đình nhà Nguyễn.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:


Thời nhà Nguyễn (Thế kỷ 19).

5. Kết quả và đóng góp của đề tài


Giúp ta hiểu hơn về nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa lịch sử, tính thẩm mỹ
của áo Nhật Bình.

Gìn giữ những giá trị về lịch sử và văn hóa của một biểu tượng bản
sắc trang phục Việt.

5
Là sự trân quý lịch sử và làm đa dạng, phong phú áo dài truyền thống
Việt Nam.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về áo Nhật Bình


1.1. Vài nét về lịch sử thời Nguyễn
Nhắc đến Huế là nhắc đến miền đất cố đô với nhiều đoạn lịch sử
thăng trầm. Đây từng là nơi ngự trị của nhà Nguyễn – Triều đại cuối cùng
trong lịch sử phong kiến của Việt Nam.

Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn lên ngôi hoàng
đé, tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập một vương triều mới,, kéo dài 143
năm (1802-1945) qua 13 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự
Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành
Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại. Các vua nhà Nguyễn, từ Gia Long
đến Tự Đức đều kế tiếp nhau củng cố nền thống trị của mình, giữ vững
chế độ phong kiến trước bối cảnh chế độ đang đứng trước thời kỳ khủng
hoảng suy thoái. Còn những vị vua sau đó, trên thực tế năm 1883 (hết
năm trị vì của vua Tự Đức), triều Nguyễn đã ký hiệp ước Hác- măng với
Pháp nên những vị vua sau đó chỉ mang tính ‘bù nhìn’. Nhà Nguyễn rất
khâm phục nhà Thanh (Trung Quốc) nên tất cả chính sách từ chính trị,
luật pháp, văn hóa, giáo dục đều học hỏi theo triều đại này. Tuy có vài
thành tựu trong thời gian cai trị nhưng trong hơn nửa đầu thế kỷ 19, hầu
như đất nước không thể phát triển theo xu hướng tiến bộ của thời đại, vì
thế nên khủng hoảng càng diễn ra trầm trọng, mâu thuẫn xã hội sâu sắc đã
dấy lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

6
1.2. Vài nét về văn hóa thời Nguyễn

Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ những giá trị vật chất
và tinh thần, , nghệ thuật của mỗi triều đại đều mang những dấu ấn, đặc
trưng riêng của giai đoạn lịch sử. Triều Nguyễn – Triều đại cuối cùng của
Việt Nam lại được đánh giá là thời đại rất hưng thịnh về văn hóa đã xây
dựng, thực thi quy chế tế tự và lễ tiết theo hướng ngày một phong phú,
chặt chẽ, bài bản, nhằm khẳng định và củng cố tính chính danh, chính
thống của hoàng đế, của triều đại cũng như địa vị cao quý của hoàng tộc.
Việc định chế ra các nét văn hóa riệng biệt đã làm nổi bật khát vọng độc
lập tự chủ trong đời sống tư tưởng, tâm linh, nhân sinh quan, thế giới
quan của triều Nguyễn với tinh thần “văn hiến thiên niên quốc, xa thư vạn
lý đồ” của một quốc gia độc lập khác biệt với Trung Quốc và cả với Nhật
Bản, Hàn Quốc đồng văn.

Những thành tựu về văn hóa của vương triều Nguyễn chủ yếu tập
trung ở giai đoạn từ năm 1802-1884 dưới các triều đại của vua Gia Long,
Thiệu Trị, Minh mạng và Tự Đức.. Lý giải về điều này PGS.TS Vũ Thị
Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển - Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Giai đoạn 1802-1884 là thời kỳ mà
vương triều Nguyễn còn giữ được tính độc lập, tự chủ của mình. Vua Gia
Long khi lên ngôi đã nhất quán một phương châm là tập hợp nhân tâm và
huy động được các lực lượng trong xã hội cùng tham gia kiến tạo phát
triển đất nước.’’. Và để phát triển văn hóa, triều Nguyễn đã chú ý cả việc
sử dụng luật pháp (Luật Gia Long) và tập quán pháp.Mặc dù rất muốn
nhanh chóng tạo dựng một nền văn hóa thống nhất trên toàn lãnh thổ,
nhưng các vị vua đầu triều Nguyễn cũng nhận thấy rằng, thay đổi một
yếu tố văn hoá bất kỳ không phải là chuyện một sớm một chiều, mà phải
là quá trình cải biến lâu dài. Chính vì vậy, khi tiến hành cải biến phong
tục, tập quán giữa Nam Kỳ với Bắc Kỳ (như chuyện thay đổi y phục cho

7
nhân dân Bắc Kỳ) giữa người Kinh - tộc người đa số với các dân tộc thiểu
số, triều Nguyễn đã cân nhắc và làm từng bước, tiến hành trong hàng thập
kỷ. Sự thận trọng này tạo ra một tâm lý thích ứng với những yếu tố văn
hóa mới, tránh được những xung đột do sự đứt gãy văn hóa đột ngột gây
ra.

Là cố đô của vương triều Nguyễn, tại Huế lưu giữ phần lớn những di
sản văn hóa quan trọng nhất mà vương triều này để lại, cả di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể, nổi bật là quần thể công trình kiến trúc thành
quách, lăng tẩm, phủ đệ, đàn miếu, chùa chiền; lễ hội cung đình, nhã nhạc
cung đình, múa cung đình, ca Huế; ẩm thực Huế, hệ thống sử liệu… Kiến
trúc thời Nguyễn như Hiển Lâm Các, Lầu Minh Lâu,.. được nhận xét là
tinh xảo, trật tự logic, khiến người xem phải mê hoặc.

1.3. Nguồn gốc của áo Nhật Bình

Bên cạnh những yếu tố về kiến trúc, ẩm thực thì trang phục cũng là
một nét nổi bật, tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Mỗi một triều đại đi qua
đều để lại những dấu ấn riêng biệt về phong cách. Đặc điểm trang phục
cung đình và hoàng gia triều Nguyễn cũng vậy.

Nhà Nguyễn để một sự khâm phục đặc biệt dành cho triều đại nhà
Thanh. Như những gì ta biết ở trên, nhà Nguyễn học hỏi hầu hết các
phương diện của Trung Hoa và cũng như các triều đại Trần, Lê... đi trước
chịu ảnh hưởng của đại quốc lân cận, trang phục của thời này cũng mang
đa phần dáng dấp của trang phục Trung Hoa. Áo Nhật Bình có nguyên
mẫu là áo đối của Khâm Phi Phong của triều Minh – Trung Hoa dưới
dạng thức áo đối khâm (tên khác là trực lĩnh). Đến năm Gia Long thứ 6
(1807), áo dài Nhật Bình trở thành trang phục trong nội cung cho các bậc
phi tần và duy trì đến cuối triều đại nhà Nguyễn. Theo sách Khâm định

8
Đại Nam Hội điển Sử lệ thì áo Nhật Bình là triều phục (tức các dịp lễ lớn
như sắc phong, các tiết Vạn thọ, tiết Thánh thọ, tiết Thiên thu v..v..).

Chương 2: Các đặc điểm, quy định của áo Nhật Bình thời
Nguyễn

2.1. Đặc điểm của áo Nhật Bình


2.1.1. Đặc điểm chung của áo Nhật Bình
Thường phục Nhật Bình được đặt định vào năm 1807 thời vua Gia
Long và được duy trì cho đến cuối thời Nguyễn… tư liệu tranh ảnh đầu
thế kỉ XX cho thấy bất kể hoàng hậu, công chúa hay cung tần đều vấn
khăn vành, mặc áo Nhật Bình.

Áo Nhật Bình là loại trang phục mặc khoác ngoài của chiếc áo dài.
Áo có hai bên cổ có bản lớn ở trước ngực và hình dáng của cổ áo tương
tự chữ nhật, cài lại trước ngực bởi một nút thắt, đính thêm một miếng
trang trí hình ngọc. Áo khi cài hoa văn ở cổ sẽ đối xứng với nhau nên
được gọi là ‘Nhật Bình’.
Áo Nhật Bình là trang phục dành cho thành viên của hoàng tộc nên
đều được may từ vải cao cấp như gấm, vải lụa. Khắp thân áo cũng được
thêu nhiều họa tiết, hoa văn với họa tiết chính là dạng tròn khép kín với
những hình phượng, loan, chữ Phúc, Lộc, Thọ mang hàm ý tốt lành, được
thêu nổi, to theo lối chữ triện. Đan xen trên áo là hoa lá, chi tiết bát bửu,
thủy ba dưới chân áo và các hạt kim tuyến lấp lánh. Đặc biệt, trên phần
tay áo còn có dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải
ngũ hành. Tuy nhiên, dải ngũ sắc này lại chỉ được sử dụng trên trang
phục của các bậc: Công chúa, cung tần nhị giai, cung tần tứ giai chứ
không sử dụng cho áo Nhật Bình của Hoàng hậu. Các hoa văn trên áo
được sắp xếp dựa vào cấp bậc, vai vế, danh phận của người mặc, bởi thế

9
khi nhìn vào hoa văn trên Nhật Bình là có thế nhận ra ngay địa vị của
người đó.

Nhật Bình là thường phục đối với bậc Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu,
Hoàng Quý Phi và là triều phục cao quý nhất của các bậc từ nhất giai phi
đến tứ giai tần, nữ quan, các mệnh phụ. Đối với nhà Nguyễn, việc phân
chia cấp bậc thông qua trang phục rất chặt chẽ dựa trên: chất liệu, phục
trang đi kèm, kiểu dáng, họa tiết, màu sắc… tùy phẩm cấp mà màu sắc
hoa văn có điểm khác biệt. Tuy vậy, tất cả phục trang đều được thêu tay
với những đường nét tinh xảo tôn lên vẻ sang trọng, quý phái cho những
phụ nữ thuộc tầng lớp quyền quý.

Trong giai đoạn vua Gia Long và Minh Mạng trị vì, quy định về áo
Nhật Bình còn khá chặt chẽ, áo thường được mặc cùng bộ xiêm y màu
tuyết bạch và đội mũ Phượng tùy theo cấp bậc. Tuy nhiên, vào các thời
vua nhà Nguyễn về sau, quy chế ăn mặc chốn cung đình đã có sự tối giản
lại, nhất là thời vua Đồng Khánh trở đi. Ở giai đoạn này, áo Nhật Bình
thường mặc với quần ống trắng và đầu vấn khăn vàng to bản. Sau giai
đoạn kết thúc của nhà Nguyễn, trang phục này thường được các gia đình
quý tộc sử dụng vào các dịp trang trọng như cưới hỏi.

Với riêng Huế, áo Nhật Bình không chỉ là trang phục mà còn mang
trong nó cả một thời quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng
đất Kinh Kỳ. Ngày nay áo dài Nhật Bình đang được các nhà nghiên cứu
Huế nỗ lực phục dựng, bảo tồn.

2.1.2.Ý nghĩa hoa văn trên áo Nhật Bình


 Hoa văn Bát Bửu trên áo:
Trong Tầm nguyên từ điển của Bửu Kế, bát bửu là của những vị tiên
(‘’Bát’’: Tám, ‘’Bửu’’: Qúy) mang ý nghĩa sâu xa về mong ước một cuộc

10
sống sung túc, viên mãn, hạnh phúc. Hoa văn bát bửu có ảnh hưởng sâu
rộng trong tiềm thức dân gian, nhu cầu tâm linh của người dân Việt, ý
niệm tinh thần của những triều đại phong kiến ở Việt Nam. Theo nhận
định của tác giả Nguyễn Hữu Thông: “Bát bửu hiểu nôm na là tám món
quý. Trong nghệ thuật trang trí chúng thường kết thành từng bộ. Đây là
một kiểu thức phổ biến, được thể hiện từ rất nhiều chất liệu khác nhau,
cũng như được trình bày một cách đa dạng và phong phú trong trang trí
Huế”. Đặc biệt bát bửu càng nở rộ trong nghệ thuật thời Nguyễn nên
những chiếc áo Nhật Bình luôn mang hoa văn này.

 Hoa văn Thủy Ba dưới chân áo:


Hoa văn Thuỷ Ba là một trong những hoa văn độc đáo, mang đậm vẻ
đẹp truyền thống gắn liền với quan niệm triết học của người Việt từ xưa
đến nay. Trong tiếng Hán Việt, thủy nghĩa là nước, ba là sóng, thủy ba
tức là sóng nước. Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất
trong mối quan hệ giữa con người với vũ trụ. Ở phương Đông, thiên
nhiên ưu đãi, giữa con người với vũ trụ dường như không có điều gì tách
biệt. Đối với nền văn hoá lúa nước của phương Đông, thuỷ ba không chỉ
là sóng nước mà còn mang ý nghĩa là nền tảng, khởi nguồn của sự sống,
của vạn vật trong đó có con người. Bởi vậy cho nên, đây cũng là một họa
tiết không thể thiếu trong những trang phục Nhật Bình.

 Hoa văn Ngũ sắc ở tay áo:


Trước tiên chúng ta giới thiệu một chút về nguyên lý cơ bản của
thuyết Ngũ hành. Ngũ hành là chỉ năm loại yếu tố cấu thành vật chất:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngũ hành hình thành nên một loại tuần hoàn
vòng đi vòng lại, giữa chúng còn tồn tại quan hệ tương sinh-tương khắc.
Nhà Nguyễn là một trong các triều đại phong kiến nên cực tin vào quan
niệm Ngũ hành.

11
Màu vàng, xanh, trắng đỏ, lục ở tay áo tượng trưng cho ngũ hành:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

2.1.3. Các phụ kiện thường đi kèm với áo Nhật Bình


Y Khấu:
Y khấu là cúc bằng ngọc, vàng hoặc bạc. Trên cổ áo Nhật Bình
thường sẽ may hai miếng kim loại hình bán nguyệt, có chốt cài để đính
vào nhau thành một đế hình tròn, gọi là giáp bản. Y khấu thường đính
trên bản.

Khăn vành
Hay còn được gọi là khan vành dây, là một khổ vải dài hơn chục mét,
khổ rộng 30cm, được vấn nếp chữ Nhân, sau đó quấn nhiều vòng quanh
đầu. Kiểu khăn này được áp dụng kết hợp với Nhật Bình làm thường
phục của hoàng thái hậu, hoàng hậu, và triều phục của mệnh phụ, cung
tần. Khăn vành phần lớn có màu xanh lam. Đến cuối triều Nguyễn, hoàng
hậu hay cung tần đều vấn khăn vành, mặc áo Nhật Bình chứng tỏ quy chế
trang phục đến thời vua Đồng Khánh, Khải Định vẫn được sửa đổi.

2.1.4 Phân biệt áo Nhật Bình với áo Phi Phong (Trung Quốc)
Thực tế, sự khác biệt lớn nhất giữa áo Nhật Bình và áo Phi Phong
chính là ở “Quy chế” hay “Điển chế” được nhà Nguyễn quy định. Tức là
các vấn đề về hoa văn cổ áo, thêu ổ, màu sắc, người sử dụng, lễ tiết sử
dụng đều được nhà Nguyễn quy định rất rõ trong Điển chế. Cái này Phi
Phong của Minh - Thanh chắc chắn không có ghi nhận. Chính những quy
định về chế đô mũ áo này đã tạo ra các đặc điểm đặc trưng về cả bên
ngoài (hoa văn, thêu, màu sắc) và nội hàm, ý nghĩa bên trong của Nhật
(tác dụng của áo, giá trị của áo) và làm nên sự khác biệt, bản sắc cho áo
Nhật Bình.

12
2.2. Quy chế khi mặc Nhật Bình trong cung đình dưới triều
Nguyễn

Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, quy chế trang phục của hậu
phi thời Nguyễn có những có những yêu cầu khác nhau:
2.2.1 Quy chế lễ phục của hậu phi năm 1807
- Hoàng hậu:
Mũ: Hai chiếc Cửu long kim ước phát, một cửu phượng kim ước phát,
tám trâm phượng bằng vàng.
Y phục: Một áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu hai mươi hình
rồng phượng, loan, trĩ, một thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng
phượng.

- Công chúa:
Mũ: Một Thất phượng Kim ước phát, mười hai trâm hoa.
Y phục: Một áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu hình phượng ổ.

- Cung tần nhị giai:


Mũ: Một chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, mười trâm hoa.
Y phục: Một áo Nhật bình bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, một
thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tam giai:


Mũ: Một chiếc Tam phượng Kim ước phát, tám trâm hoa.
Y phục: Áo Nhật bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ,
một thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tứ giai:


Mũ: Một chiếc nhất Phượng kim ước, tám trâm hoa.

13
Y phục: Một áo Nhật Bình bằng sa màu tím nhạt, một thường bằng tơ
Bát ti trắng thêu loan.

Các bậc phi tần thấp hơn, triều đình không có quy định về trang phục,
chỉ cần phụ kiện không được phép vượt quá so với phi tần có phẩm cấp
cao hơn. Màu áo của mệnh phụ có thể được quy định tùy vào phẩm cấp
của chồng. Còn bậc nữ quan thì kiểu áo đơn giản hơn, gần giống với
nguyên mẫu Phi Phong.

2.2.2. Quy chế lễ phục của hậu phi năm 1846

Dưới thời Thiệu Trị, quy chế triều phục cho hoàng hậu, công chúa
vẫn được giữ nguyên như những đời vua trước đó. Tuy nhiên từ cấp bậc
cung tần nhất giai trở xuống, quy chế đã có sự thay đổi:

- Cung tần nhất nhị giai: Mũ Kim phượng đều có ba bắc sơn, riêng
nhất giai có tám phượng, nhị giai có bảy phượng.

- Cung tần tam giai: Trên búi tóc cài trâm phượng.

- Cung tần tứ, ngũ giai: Trên búi tóc không cài trâm.

2.2.3. Quy chế triều phục của công chúa triều Nguyễn

Năm 1808:
- Mũ: Mũ Thất Phượng, khóa kiều vàng nặng bốn lạng vàng.

14
- Y phục: Áo bào nữ màu đỏ thêu hình loan phượng; một chiếc đai; một
chiếc váy đại triều màu trắng dệt hình phượng ổ; một đôi hia; một đôi tất.

Năm 1824:
- Mũ: Mũ Thất Phượng, thân mũ làm bằng lông mã vi trùm búi tóc,
sức vàng 85 tuổi, hai chiếc khóa kiều vàng, một chiếc sức chân tóc,
bảy hình phượng bay, bốn miếng cổ đỗ, hai đóa hoa mai, bốn đóa
hoa cúc, bảy đóa hoa mận, bốn trâm hoa, một vòng sức quanh đỉnh
đầu, một vòng sức quanh viền mũ, đều đính với một miếng khóa trổ
hình phượng, hai miếng tuyến khóa bản, một bộ trâm bạch kim xâu
120 hạt giả châu khảm 230 hạt pha lê.
- Y phục:
 Áo bào may bằng đoạn Bát ti bông màu hoa xích thêu hình
phượng ổ; thường may bằng đoạn Bát ti màu tuyết bạch thêu
hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến.
 Thân đai làm bằng tre thuộc bọc bằng đoạn Bát ti bông mài
hoa xích, sức 18 miếng vuông dẹt bằng vàng, bề mặt trỗ cổ
đỗ, vân phượng lót mặt kính.
 Một đôi Kim ước phát.
 Một đôi tất may bằng linh Bát ti màu tuyết bạch; một đôi hài
làm bằng tơ Xích vũ thêu phượng.

Năm 1833:
- Mũ: Đội mũ Thất Phượng quan như Trưởng Công chúa.
- Y phục: Phượng bào may bằng đoạn Bát ti màu hoa xích thêu hình
phượng ổ ngũ sắc gia kim; 1 thường nữ may bằng đoạn Bát ti màu tuyết
bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, 1 đai vàng, hia và tất.

15
Năm 1845:
- Mũ: Đội mũ Ngũ phượng quan gần như có trang sức và hình dáng
giống Thất phượng quan nhưng chỉ có 5 hoa văn phượng vàng trên mũ.
-Y phục: Áo phượng bào may bằng đoạn Bát ti màu hoa xích thêu
hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai sức vàng và bạch kim

Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa của trang phục
áo nhật bình triều Nguyễn

3.1. Giá trị thẩm mỹ tạo hình


Trải dài trong ngàn năm văn hiến, những triều đại lớn như Lý, Trần,
Nguyễn… luôn có những điểm nhấn riêng mang dấu ấn của thời đại. Bởi
vị trí lãnh thổ của nước Việt Nam ta, văn hóa, đời sống triều đình, nhân
dân luôn phải chịu ảnh hưởng của nền văn hóa lớn: Hán, Đường, Thanh,
….Nhưng theo lối ‘’đại đồng tiểu dị’’, nước ta vẫn mang nét rất riêng của
Đại Việt. Trang phục Nhật Bình cũng góp phần minh chứng cho cái
‘riêng’ ấy của thời Nguyễn, phỏng theo áo Phi Phong của triều Minh
nhưng không hề lặp lại.
Nhật Bình là minh chứng cho sự quý phái, trang trọng của phụ nữ
Huế, minh chứng cho những nét đẹp đã từng tồn tại trong dòng chảy lịch
sứ của Việt Nam. Nó mang đậm dấu ấn cung đình của triều đại quân chủ
cuối cùng của nước ta.
Những hoa văn trên áo Nhật Bình như bát bửu, dải ngũ sắc, thủy ba
cũng là bằng chứng tiêu biểu cho những quan niệm văn hóa dân gian, tư
tưởng tâm linh, nhân sinh quan của hoàng gia, nhân dân thời bấy giờ.

3.2. Giá trị văn hóa


Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: ‘‘Vẫn còn đó một xứ Huế với
những thanh tú của sông Hương núi Ngự, những nét thanh lịch của phong

16
cách sống ăn mặc ở, đi lại của con người thượng kinh, những giai điệu
độc đáo sâu lắng, tinh tế của giọng hò điệu hát trên sông Hương... làm đối
tượng cho văn học Việt Nam.’’.

Áo Nhật Bình chứng thực cho nền văn hóa đã từng tồn tại, làm giàu
hơn bản sắc dân tộc, nét đẹp cho người phụ nữ Việt Nam, khiến cho họ
thêm phần kiêu sa lộng lẫy, duyên dáng yêu kiều. Từ sau năm 1945, khi
triều đại phong kiến cuối cùng chấm dứt, áo Nhật Bình đã trở nên phổ
biến hơn trong đời sống nhân dân, Ngày nay áo Nhật Bình không còn là
của riêng hoàng tộc, thậm chí còn nhiều lần xuất hiện trong dịp trang
trọng, cưới hỏi bình dân.

Áo Nhật Bình là một di sản văn hóa của cố đô Huế, đặc trưng cho
người phụ nữ Kinh kỳ. Nhớ đến áo Nhật Bình là thêm một chút say sự
dịu dàng đằm thắm của phái đẹp ngày xưa. Hiện nay, các nhà nghiên cứu
của Huế cũng đang cố gắng phục dựng lại hình ảnh của áo Nhật Bình để
làm sống lại một trong những hình ảnh đep của buổi xa xưa. Cùng với đó,
nhiều cửa hàng may ở mọi miền Tổ quốc cũng may áo Nhật Bình để mọi
người yêu thích kiểu áo này có thể thuê và chụp những bức ảnh đẹp cùng
áo Nhật Bình.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Trường Đại học Đông Á cho rằng, để
phát huy hiệu quả di sản văn hóa thời Nguyễn, địa phương cần xây dựng
chính sách quản lý, có sự đầu tư thích đáng cho việc trùng tu, tôn tạo tất
cả các loại hình di tích và có chính sách tuyên truyền, quảng bá hấp dẫn
đối với di tích, di sản văn hóa Huế; xây dựng bộ quy tắc về công tác bảo
tồn, trùng tu di tích lịch sử, văn hóa theo đúng chuẩn quốc gia, quốc tế;
kiểm kê, xây dựng hồ sơ, số hóa các di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài nỗ
lực của chính quyền địa phương cần lan tỏa việc bảo tồn và phát huy văn
hóa thời Nguyễn ra cộng đồng, bằng cách thúc đẩy nghiên cứu, giáo dục
di sản văn hóa đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

17
3.3. Vận dụng áo Nhật Bình trong thiết kế thời hiện nay

Hiện nay, vẻ đẹp của Nhật Bình được rất nhiều các bạn trẻ say mê,
hứng thú, ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực thiết kế.
Thiết kế thời trang đang là lĩnh vực tiềm năng trong kinh tế hiện tại.
việc vận dụng áo Nhật Bình vào thời trang tạo sự hứng thú thẩm mỹ mới
mẻ đến các bạn trẻ. Không chỉ dừng lại ở những bộ trang phục may theo
quy chế xưa, những nhà thiết kế trẻ hiện nay luôn có những bước sáng
tạo, tạo nên những bộ trang phục Nhật Bình cách tân vừa thời thượng, cá
tính mà vẫn giữu được sự truyền thống, yêu kiều.
Không chỉ ở mảng thời trang, Nhật Bình cũng được vận dụng linh
hoạt trong thiết kế đồ họa, in ấn, nhận diện thương hiệu. Hoa văn trên áo
luôn là những thứ khiến các nhà thiết kế trầm trồ, thưởng thức, yêu thích
nó mà đưa nó vào tác phẩm của mình. Màu sắc và các đường nét tinh xảo
của Nhật Bình cũng góp phầm làm xúc tác nên những ý tưởng tuyệt vời,
đem đến những sản phẩm truyền thống lại không đánh mất sự mới mẻ
cho cảm xúc, thị giác.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM


KHẢO, PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

KẾT LUẬN

Qua bài luận, ta có thể nhìn một cái nhìn khả quan, toàn diện nhất về
kiểu áo Nhật Bình. Tuy có nhiều thay đổi qua nhiều triều đại vua nhưng
đến hiện tại áo Nhật Bình vẫn giữ được những đặc điểm đặc trưng nhất.
1. Nguồn gốc của áo Nhật bình là loại áo Phi phong của triều Minh, được
triều Nguyễn tiếp thu, cải cách thành kiểu áo Phi phong đối khâm. Nhật
bình thuộc dạng thức áo đối khâm khoác bên ngoài áo dài tay chẽn hoặc
áo tấc, được cài khuy chính giữa. Ngoài ra, nút áo tròn bằng ngọc điêu

18
khắc tinh xảo dùng để trang trí chính là điểm đặc trưng của Nhật Bình so
với áo Phi Phong.
2. Màu sắc, chất liệu, họa tiết trên Nhật Bình quyết định thứ bậc của phi
tần, công chúa, trong triều đình Nguyễn. Không những vậy, theo quy chế,
từng cấp bậc, nguời mặc Nhật Bình cũng có cách đeo phụ kiện đi kèm
khác nhau.
3. Đầu thời Nguyễn, áo Nhật bình thường phối với bộ xiêm y màu tuyết
bạch, đội mũ phượng tùy theo thứ bậc. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX trở về
sau, áo Nhật bình được phối với quần màu trắng, đội khăn vành to bản.
Và hình thức này còn được bảo lưu đến ngày nay, đồng thời màu sắc, hoa
văn trang trí của áo Nhật bình cũng phong phú, đa dạng hơn để phù hợp
với nhu cầu đa dạng của cộng đồng.
4. Nhật Bình là một biểu tượng cho cố đô Huế, cho người phụ nữ Huế.
Bởi thế ta càng phải gìn giữ, bảo tồn, phục dựng cho hình ảnh của một
nét đẹp văn hóa xưa.

19
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1.1. Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục Nhật Bình theo
quy chế.

20
Hình 2.2.1. Thường phục của hoàng hâu triều Nguyễn.
Nguồn: Bộ ảnh infographic giới thiệu về Áo dài Nhật Bình của Dự án
văn hóa Colere

Hình 2.2.1. Triều phục của công chúa triều Nguyễn.

Trái: Nguồn: Bộ ảnh infographic giới thiệu về Áo dài Nhật Bình của Dự án văn
hóa Colere

Phải: Đức bà Nhất Nguyễn Phúc Tốn Tùy, trưởng công chúa của vua Dục Đức

21
Hình 2.1.3. Y khấu trên áo Nhật Bình.
Nguồn: Ỷ Vân Hiên.

Hình 3.2. Cặp đôi Thùy Anh (SN 1993, Hà Nam) và Thành Nam (SN

1996, Cao Bằng) mặc Nhật Bình trong ngày cưới

22
Hình 3.3.1. Áo Nhật Bình trong thiết kế đồ họa
Nguồn: Trên: Trịnh Minh Phương.
Dưới Narvy Denyu

Hình 3.3.2. Áo Nhật Bình cách tân


Nguồn: V’style – Việt Cổ Phục Cách Tân

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khâm Định Đại Nam hội sự điển lệ.


2. Tóm tắt lịch sử 13 vị vua triều Nguyễn (1802-1945),
https://www.twinkl.com.vn/teaching-wiki/tom-tat-lich-su-13-vi-vua-
trieu-nguyen-1802-1945
3. Đồng Văn (2020) - Giữ áo dài Nhật Bình cho Huế, nhà xuất bản Báo
Thừa Thiên Huế.
4. Trần Quốc Vượng (2013) - Vài suy nghĩ về xứ Huế và vị thế lịch sử
của nó, nhà xuất bản Tạp chí sông Hương

5. (2016), Thường phục của hoàng hậu, công chúa hậu phi thời Nguyễn,
nhà xuất bản Quốc Sử Quán.

24

You might also like