Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THỜI GIAN

NHÓM: 04
LỚP HP: 232_HRMG2211_01
GIẢNG VIÊN: Lại Quang Huy

Hà Nội, tháng 03/2024


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngạn ngữ Nga từng nói rằng: “Ngày đi, tháng chạy, năm bay. Thời
gian nước chảy chẳng quay về được.” Quả thật từ lâu, thời gian đã được
con người đã ý thức về tầm quan trọng và khả năng chi phối đặc biệt của
thời gian đối với cuộc đời mình. Dù là người giàu hay người nghèo thì
cũng chỉ có hai mươi tư tiếng một ngày để sống. Những người biết trân
trọng thời gian, tận dụng làm những việc có ích cho bản thân sẽ đạt được
những thành công nhất định trong tương lai. Ngược lại những người luôn
trì hoãn, lãng phí quỹ thời gian cuộc đời của mình sẽ luôn bị kìm hãm
trong vòng luẩn quẩn của nỗi tiêu cực và thua kém.
Thời gian cứ như vậy trôi đi, ngày nối tiếp ngày, tháng nối tiếp tháng,
năm nối tiếp năm, Theo thời gian, con người dần trải qua sinh lão bệnh
tử, không một ai có thể thoát khỏi vòng tuần hoàn ấy. Tuy nhiên, cùng
trong mấy chục năm cuộc đời, mỗi người lại có được những thành quả
khác nhau. Thành quả ấy không chỉ là danh tiếng hay khối tài sản họ tích
lũy được mà còn là cách mà họ sử dụng thời gian những tháng năm hiện
hữu trên đời để tận hưởng cuộc sống, hay nói cách khác, đó chính là
phương thức họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Khi sự tất bật, nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại như hối thúc chúng ta
từng phút từng giờ vận động liên tục không ngừng khi việc sử dụng thời
gian một cách hợp lý được đánh giá cao hơn bao giờ hết thì bên cạnh,
tình trạng “lãng phí thời gian” đang rất nổi trội. Vậy, đâu là nguyên nhân
của hiện tượng này, thực trạng lãng phí thời gian hiện nay ra sao và làm
cách nào để hạn chế việc lãng phí thời gian ấy? Và làm thế nào để cân
bằng công việc và cuộc sống?
Để trả lời những câu hỏi trên, cũng như muốn đi sâu vào tìm hiểu
những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian, thực trạng tình trạng lãng
phí thời gian, thực trạng cân bằng công việc và cuộc sống sinh viên. Qua
những đề tài thảo luận, mục tiêu của nhóm 5 hướng tới là giúp tất cả mọi
người cũng như chính bản thân nhóm xác định những yếu tố ảnh hưởng
đến việc quản lý thời gian, nguyên nhân của việc lãng phí thời gian và
đưa ra những giải pháp để hạn chế tình trạng đó và giúp cân bằng công
việc và cuộc sống. Đề tài thảo luận của nhóm bao gồm:
ĐỀ TÀI 1: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian của
sinh viên hiện nay? Lấy ví dụ minh họa.
ĐỀ TÀI 4: Liên hệ thực tế việc phát hiện và khắc phục lãng phí thời
gian của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực - Trường Đại học Thương mại.
ĐỀ TÀI 5: Liên hệ thực tế về cân bằng công việc và cuộc sống sinh
viên.
ĐỀ TÀI 1: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY?
LẤY VÍ DỤ MINH HỌA.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm thời gian, quản trị thời gian:
“Thời gian” là một thứ rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta, mặc dù là hiển
nhiên và trực quan nhưng để đưa ra một định nghĩa chính xác về thời gian đến
giờ vẫn là thử thách của mọi khoa học. Trong học phần Quản trị thời gian,
“thời gian” là một phạm trù đặc biệt có các đặc tính: Là một tài sản vô giá của
con người; Từ chối tuân theo quy luật cung - cầu theo nghĩa là khi cầu tăng,
cung sẽ tăng theo để đáp ứng; Không thể mượn, mua bán hay trao đổi trực tiếp
(tiền bạc có thể mua được một chiếc đồng hồ để đo thời gian, nhưng không thể
mua được thời gian)...; Thời gian là một hằng số, bất kể ai không phân biệt địa
vị, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, tuổi tác… cũng có một quỹ thời gian mỗi
ngày là như nhau 86 400 giây, không bao giờ ngừng lại, không thể được điều
chỉnh nhưng mỗi người lại có cách thức sử dụng thời gian khác nhau để đạt
được mục tiêu hay kết quả mong muốn.
Quản trị thời gian là cách gọi ngắn gọn của Quản trị cách thức sử dụng thời
gian. Theo đó, khái niệm về quản trị thời gian được xác định như sau:
Quản trị thời gian là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và cải tiến
một cách có ý thức việc sử dụng thời gian trong một công việc cụ thể để đạt
được hiệu suất.
1.2. Vai trò quản trị thời gian:
1.2.1. Vai trò đối với cá nhân:
(i) Nâng cao hiệu suất làm việc của cá nhân:
Hiệu suất làm việc không phải kiểm soát bằng số giờ làm việc mà dựa vào
giá trị tạo ra của một người cụ thể. Mỗi người đều có 24 tiếng trên một ngày,
người thành công kẻ thất bại trong việc sử dụng quỹ thời gian đó phụ thuộc vào
2 yếu tố: kiểm soát số giờ trong ngày như thế nào và số việc làm trong một giờ
là gì? Khi biết cách dành thời gian trong ngày cho tất cả các nhiệm vụ quan
trọng của mình, thì mỗi người sẽ có ý tưởng tốt hơn về mọi thứ cần hoàn thành
và mỗi nhiệm vụ sẽ mất bao lâu.
(ii) Quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi người:
Cuộc sống có chất lượng hay không cũng phụ thuộc vào năng lực quản trị
thời gian của mỗi người. Quản trị thời gian giúp kiểm soát tốt hơn và đưa ra
những quyết định sáng suốt về cách thức sử dụng thời gian. Sử dụng thời gian
lãng phí hay không hợp lí chính là sử dụng thời gian không đảm bảo cân bằng
giữa công việc, sự nghiệp với sức khỏe thể chất, cảm xúc,...hay đó chính là sai
lầm trong cách đối xử với bản thân mình (không chịu chăm sóc sức khỏe thể
chết, cảm xúc, gia đình và các mối quan hệ cá nhân…) và hệ lụy tất yếu là phá
hủy năng suất làm việc mình.
(iii) Chủ động dự trù tương lai và phát triển bản thân:
Phân chia thời gian hợp lý có nghĩa là chúng ta đã có chiến lược sử dụng thời
gian một cách thông minh để theo đuổi những mục tiêu quan trọng nhất của
cuộc đời. Mỗi người có thời gian trong ngày là giống nhau, nhưng lại có tổng
thời gian cuộc đời là khác nhau. Thời gian có quá khứ - hiện tại - tương lai,
cách thức sử dụng thời gian của quá khứ quyết định hiện tại và cách thức sử
dụng thời gian hiện tại quyết định tương lai. Trong cuộc sống hiện đại hối hả,
gấp gáp biết cách sử dụng thời gian hợp lý sẽ tạo cơ hội để mỗi người dành thời
gian phát triển bản thân, làm chủ được tri thức, làm chủ được kỹ năng, làm chủ
được thái độ (tính kỷ luật, sự tập trung…), làm chủ được thói quen hữu ichs,
làm chủ được các mối quan hệ xã hội… Không chỉ có vậy, quản trị thời gian
tốt còn là tiền đề để mỗi người có thời gian rèn luyện sức khỏe thể chất và sức
khỏe tinh thần bền vững. Làm được điều đó là mỗi người đã xây dựng được
hình ảnh, thương hiệu bản thân với phong cách chuyên nghiệp, khả năng truyền
cảm hứng, tạo thiện cảm… Biết quản trị thời gian khiến cho mọi người học
cách quản trị, mọi kỹ năng đều vô giá không chỉ cho hiện tại mà còn vì tương
lai.
1.2.2. Vai trò đối với tổ chức:
(i) Góp phần tổ chức lao động khoa học và nâng cao năng suất lao động:
Ở góc độ cá nhân, hiệu suất làm việc là chỉ số quan trọng đo lường chất
lượng quản trị thời gian và được xác định bằng lượng thời gian ít nhất để hoàn
thành công việc có chất lượng. Ở góc độ tổ chức, năng suất lao động là hiệu
quả hoạt động có ích của con người trong một đơnvị thời gian, được xác định
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời
gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Đặt cạnh nhau, có thể thấy được mối quan hệ tương hỗ giữa hiệu suất làm
việc cá nhân và năng suất lao động của tổ chức. Bằng việc quan sát và thống kê
hiệu suất lao động được hình thành từ kết quả sử dụng thời gian hiệu quả cho
một loại công việc của các cá nhân trong tổ chức, để định ra mức lao động cho
loại công việc đó (là lượng lao động tiêu hao được quy định để hoàn thành một
đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc theo tiêu chuẩn chất lượng
nhất định, tương ứng với điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định).
(ii) Đóng góp xây dựng thương hiệu của tổ chức:
Một người quản trị thời gian đạt hiệu suất cai là một người làm tốt việc lập
kế hoạch sử dụng thời gian, xác định ưu tiên công việc hợp lý; thành thục trong
tổ chức sử dụng thời gian, nhuần nhuyễn trong kiểm soát và khác phục lãng phí
thời gian… Quá trình PDCA quản trị thời gian là mảnh đất nuôi dưỡng tư duy
hệ thống , logic, bản lĩnh, nhất quán, kiên trì, chuyên nghiệp, năng lượng dồi
dào… Hội tụ những giá trị này phản ánh giá trị cốt lõi của “ông chủ” thời gian
hay thương hiệu cá nhân hay nhân hiệu của người đó. Một người có thương
hiệu cá nhân không phải là một người giỏi nhất, nhưng chắc chắn đó là một
người mà khiến người khác nhớ về mình. Thương hiệu, hình ảnh của tổ chức
được xây dựng từ những người sáng lập và được phát triển, nâng cao giá trị từ
cả những người điều hành, cũng như các cá nhân trong tổ chức đó, bất kể ở vị
trí nào.
(iii) Phát triển văn hóa tổ chức:
Văn hóa tạo nên “bản sắc” của tổ chức. Văn hóa tổ chức là biểu hiện của một
hình thái đặc thù về chuẩn mực, giá trị niềm tun, cách hành động đặc trưng của
các thành viên trong tổ chức khi phối hợp với nhau. Đến lượt hành vi của cá
nhân trong tổ chức (được trau rèn trong quá trình quản trị thời gian) lại tác
động đến sự duy trì, phát triển văn hóa tổ chức, đặc biệt là tác động đến sự duy
trì, phát triển văn hóa tổ chức, đặc biệt là tác động đến các biểu trưng phi trực
quan như: lí tưởng, giá trị, niềm tin, thái độ….
1.3. Khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian:
1.3.1. Yếu tố chủ quan:
Trì hoãn: Khi không có hứng thú hoặc công việc chưa cần kịp, chúng ta
thường cho rằng lúc khác làm cũng được, không làm ngay thì cũng chẳng sao.
Tuy nhiên, nếu có việc đột xuất, rõ ràng chúng ta sẽ bị động. Nếu có quá nhiều
việc dời lại như vậy thì đến lúc nào đó chúng ta sẽ bơi trong những việc do
chưa được chịu xử lý kịp thời.
Dễ bị phân tâm: bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như điện thoại, chuyện
trò với bạn bè nên không thể hoàn thành công việc đúng kế hoạch. Nó lấy đi
của chúng ta tù mười mấy phút đến vài giờ đồng hồ thu về những thứ vô bổ
còn công việc thì bị gián đoạn. Khi thời đạt công nghệ thông tin phát triển thid
điện thoại ngày càng nhiều chức năng hơn, khiến cho chúng ta dễ bị phân tâm
mà bỏ phí mất thời gian để giải quyết công việc.
Không xác đinh được mục tiêu: Chúng ta thường có suy nghĩ nghĩ tới đâu
làm tới đó nên thường không có mục tiêu nhất định để lập kế hoạch cho bản
thân, bỏ sót những công việc quan trọng. Vấn đề thường thấy là do không phải
ai cũng có có trí nhớ tốt, sự loay hoay trong khi làm việc mà không biết tiếp
theo phải làm gì làm tiêu tốn thời gian, ảnh hưởng kết quả của những công việc
khác. Tuy nhiên, việc lên kế hoạch sử dụng thời gian không phải lúc nào cũng
cứng nhắc mà đôi khi ta phải biết điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với những
tình huống bất ngời, phù hợp với tình trạng công việc, không nên mượn lý do
biện hộ cho sự lười biếng, chậm chạp làm hỏng kế hoạch.
1.3.2. Yếu tố khách quan:
(i) Sức khỏe của bản thân
Yếu tố sức khỏe ảnh hưởng khá nhiều đến việc trì hoãn công việc gây mất
rất nhiều thời gian. Sức khỏe kém sẽ làm cho chúng ta lười làm việc, cảm giác
mệt mỏi, đau nhức làm chúng ta không tập trung vào công việc dẫn đến chậm
kế hoạch. Thể lực tốt, tâm lý thoải mái thì hoàn thành công việc theo đúng kế
hoạch. Từ đó và có thể dành thời gian cho công việc và cho cả bản thân một
cahs hợp lý và khoa học.
(ii) Khoa học công nghệ, tính chất công việc, người quản lý
- Khoa học công nghệ:
Tích cực: có được những ứng dụng để sắp xếp, quản lý thời gian tốt hơn, tiết
kiệm thời gian đi lại, dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng giúp tiết kiệm thời
gian khi làm việc, giúp lưu giữ được tài liệu tốt hơn để không mất nhiều thời
gian khi tìm kiếm, hoàn thành công việc nhanh hơn như đánh máy,….theo dõi,
quản lý nhóm
Tiêu cực: điện thoại, mạng xã hội gây xão nhãng khi làm việc hoặc khiến ta
bị thụ động, chủ quan mà không giải quyết công việc ngay lập tức, gây lãng phí
và ảnh hưởng đến quá trình quản trị thời gian.
- Tính chất công việc:
Các công việc phức tạp, thiếu trang thiết bị hay dữ liệu, thiếu thông tin cần
thiết để giải quyết công việc cũng là một yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến
quá trình quản trị thời gian. Khi đang giải quyết công việc, tuy nhiên lại bị
thiếu mất cơ sở dữ liệu và thông tin cần thiết khiến cho chúng ta phải mất thời
gian để tìm hiểu và đánh giá lại dữ liệu đó, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến
kế hoạch sử dụng thời gian ban đầu đã lập ra.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


QUẢN TRỊ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng quản trị thời gian của sinh viên hiện nay
Sinh viên hiện nay đang sống trong một thế giới đầy biến động và cạnh
tranh. Họ phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc học tập, công việc, các mối
quan hệ xã hội,... Chính vì vậy, việc quản lý thời gian hiệu quả là vô cùng quan
trọng để đạt được thành công trong cuộc sống.Tuy nhiên, theo nhiều nghiên
cứu, thực trạng quản lý thời gian của giới trẻ/sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế. Một số biểu hiện thường gặp của việc lãng phí thời gian ở giới trẻ/sinh
viên như:
- Trì hoãn: Đây là một trong những thói quen xấu phổ biến nhất ở giới
trẻ/sinh viên. Họ thường trì hoãn việc học tập, làm bài tập, dự án,... cho đến khi
gần đến hạn chót hoặc trì hoãn công việc, đặc biệt là những công việc khó
khăn, nhàm chán. Điều này dẫn đến việc họ phải làm việc gấp rút, hiệu quả
không cao và mắc sai sót, thậm chí trễ hạn deadline.
- Không có mục tiêu, kế hoạch cụ thể: sinh viên thường không có mục tiêu,
kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của mình. Điều này dẫn đến việc họ không
biết phải làm gì, làm khi nào và làm như thế nào.
- La cà quán xá, tụ tập bạn bè: Sinh viên thường dành nhiều thời gian cho
các hoạt động giải trí như đi ăn, đi chơi, tụ tập bạn bè,... mà quên đi việc học
tập và làm việc.- Dành quá nhiều thời gian cho những thứ ngoài lề: Sinh viên
thường dành quá nhiều thời gian cho một công việc hoặc những công việc
không quan trọng, ngoài lề dẫn đến việc làm việc, học tập không hiệu quả.Vd:
săn sale shopee, tiktok shop, đọc truyện, tán gẫu với bạn bè,..
- Lạm dụng mạng xã hội: Mạng xã hội là một trong những nguyên nhân
chính khiến giới trẻ/sinh viên lãng phí thời gian. Họ thường dành hàng giờ
đồng hồ để lướt web, xem video,... trên mạng xã hội. Đôi khi chỉ vì bức ảnh
sống “ảo” trên Facebook mà dành cả buổi đi chỉnh sửa từng bức hình, rồi ngồi
chăm chăm vào cái màn hình điện thoại, trả lời từng comment, thậm chí ngồi
xem từng đứa chê bức hình xấu, sẵn sàng đáp trả lại ngay.
- Không biết nói “không”: chúng ta thường không dám nói “không”, không
biết cách từ chối khi có người nhờ vả vì sợ họ buồn và mất lòng. Vd: Bạn bè
nhờ gì cũng làm: nhờ làm bài tập, nhờ mua nước, đồ ăn…
Trong một cuộc khảo sát trên 200 sinh viên trên địa bàn Hà Nội, các hoạt
động tiêu tốn thời gian gồm:
52%: Ngồi máy tính để online, lên các trang mạng xã hội
46%: Ngủ nướng hoặc ngủ trưa
29%: Tham gia các hoạt động xã hội và thể thao
22%: Trên thư viện
18%: Nghiên cứu tài liệu
Tần suất thời gian cho việc tự học và nghiên cứu:
12%: Học tập hằng ngày
36%: Chỉ học khi có hứng
52%: Chỉ học khi có bài kiểm tra
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người dù hoàn cảnh khó khăn, công việc bận
rộn nhưng họ vẫn tận dụng thời gian, sắp xếp công việc khoa học để làm được
nhiều việc bổ ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian của sinh viên:
2.2.1. Các yếu tố chủ quan:
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tích cực đến quản trị thời gian của sinh
viên:
a. Kỹ năng quản lý công việc:

- Kỹ năng lập kế hoạch: Sinh viên cần biết cách lập kế hoạch thời gian biểu
khoa học, chi tiết và cụ thể cho từng ngày, từng tuần và từng tháng.
- Kỹ năng sắp xếp ưu tiên: Xác định những việc quan trọng và cần thiết để
ưu tiên thực hiện trước.
- Kỹ năng tập trung: Tập trung vào việc đang làm và tránh xao nhãng bởi các
yếu tố bên ngoài như điện thoại, mạng xã hội, v.v.
Với kỹ năng quản lý công việc, sinh viên có thể làm việc hiệu quả và phân
chia thời gian hợp lý giữa các môn học trên trường và các hoạt động ngoại
khóa hay đi làm thêm. Kỹ năng này cũng giúp sinh viên ứng phó được với áp
lực từ deadline và kế hoạch học tập. Kỹ năng quản lý công việc còn giúp sinh
viên tự điều chỉnh và cải thiện cách làm việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ: Lập kế hoạch thời gian biểu chi tiết cho mỗi ngày, bao gồm thời gian
học tập, làm việc, giải trí và nghỉ ngơi; Sắp xếp các công việc theo mức độ
quan trọng, ưu tiên hoàn thành những công việc quan trọng trước; Tắt thông
báo điện thoại và mạng xã hội khi đang học tập hoặc làm việc để tập trung cao
độ.
b. Thói quen:
- Thói quen dậy sớm: Dậy sớm giúp sinh viên có nhiều thời gian hơn cho
học tập, làm việc và giải trí.
- Thói quen ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp sinh viên có tinh thần tỉnh táo, tập
trung và hiệu quả trong học tập và làm việc.
- Thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ và đúng giờ giúp sinh viên
có đủ năng lượng cho học tập và làm việc.
Thói quen lành mạnh giúp sinh viên bảo vệ sức khỏe cho bản thân và rèn
luyện tính kỷ luật. Thói quen là một trong những bước giúp hình thành tính kỷ
luật trong việc thực hiện theo thời gian biểu bản thân lập ra.
Ví dụ: Dậy sớm vào buổi sáng để dành thời gian học tập hoặc tập thể dục;
Ngủ đủ giấc mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần; Ăn sáng đầy đủ trước
khi đi học và ăn trưa, ăn tối đúng giờ.
c. Thái độ và ý chí:
- Thái độ tích cực: Sinh viên cần có thái độ tích cực, lạc quan và kiên trì
trong việc quản lý thời gian.
- Thái độ trách nhiệm: Hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý thời gian và
có trách nhiệm với bản thân.
- Thái độ chủ động: Tự giác sắp xếp thời gian và hoàn thành công việc đúng
hạn.
- Ý chí quyết tâm và kiên nhẫn: Sự quyết tâm và kiên nhẫn giúp sinh viên
vượt qua khó khăn và duy trì sự kiên trì.

Ví dụ: Luôn giữ thái độ tích cực và lạc quan khi gặp khó khăn trong việc
quản lý thời gian; Hiểu rằng việc quản lý thời gian là trách nhiệm của bản thân
và cần có trách nhiệm với chính mình; Chủ động sắp xếp thời gian và hoàn
thành công việc đúng hạn, không trì hoãn.
d. Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả giúp sinh viên phối hợp tốt với bạn
bè, thầy cô và đồng nghiệp, từ đó hoàn thành công việc đúng thời hạn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề hiệu quả giúp sinh viên giải
quyết các rào cản và khó khăn trong việc quản lý thời gian.
- Kỹ năng quản lý stress: Quản lý stress hiệu quả giúp sinh viên tránh bị căng
thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc.
Ví dụ: Giao tiếp hiệu quả với bạn bè để cùng nhau hoàn thành các dự án
nhóm; Giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh và sáng tạo khi gặp khó khăn trong
việc quản lý thời gian; Tập yoga, thiền hoặc nghe nhạc để giải tỏa căng thẳng
và thư giãn tinh
e. Khả năng tập trung và phân chia công việc:
- Tập trung cao độ: Tập trung vào nhiệm vụ hiện tại để làm việc hiệu quả
- Phân chia thời gian linh hoạt: Biết cách ưu tiên công việc và phân chia thời
gian một cách hợp lý.
- Loại bỏ xao lạc: Tập trung vào công việc quan trọng mà không bị phân tâm
bởi các yếu tố xao lạc khác.
- Thiết lập mục tiêu cụ thể: Đặt ra mục tiêu rõ ràng giúp tập trung và phân
chia thời gian một cách hiệu quả.
Ví dụ: Ưu tiên thực hiện các công việc quan trọng và khẩn cấp thực hiện đầu
tiên, khi thực hiện công việc sinh viên cần cách ly với các vật dụng có thể gây
xao lãng việc tập trung như điện thoại, máy điện tử…
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị thời gian của sinh
viên:
a. Thiếu kỹ năng quản lý thời gian:
- Thiếu kỹ năng lập kế hoạch: Sinh viên không biết cách lập kế hoạch thời
gian hợp lý, dẫn đến việc học tập và làm việc không hiệu quả.
- Thiếu kỹ năng sắp xếp ưu tiên: Sinh viên không biết cách sắp xếp các công
việc theo mức độ quan trọng, dẫn đến việc dành nhiều thời gian cho những việc
không quan trọng và bỏ bê những việc quan trọng.
- Thiếu kỹ năng tập trung: Sinh viên dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố bên
ngoài như điện thoại, mạng xã hội, v.v., dẫn đến việc không tập trung vào việc
đang làm.
Ví dụ: Không lập kế hoạch thời gian cụ thể cho mỗi ngày, dẫn đến việc học
tập và làm việc một cách ngẫu hứng; Dành nhiều thời gian cho việc chơi game,
lướt mạng xã hội mà không dành thời gian cho học tập; Tập trung vào việc giải
trí trong khi đang học tập hoặc làm việc, dẫn đến việc không hoàn thành công
việc đúng hạn.
b. Thói quen:
- Thói quen ngủ nướng: Ngủ nướng khiến sinh viên mất thời gian quý báu và
không có đủ thời gian cho học tập và làm việc.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không đầy đủ hoặc ăn nhiều
thức ăn nhanh khiến sinh viên thiếu năng lượng và ảnh hưởng đến hiệu quả học
tập và làm việc.
- Thói quen trì hoãn: Sinh viên thường xuyên trì hoãn việc học tập và làm
việc, dẫn đến việc dồn đống công việc và stress.
Ví dụ: Ngủ nướng đến trưa, dẫn đến việc không có thời gian cho học tập
buổi sáng; Ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán khiến sinh viên dễ bị mệt mỏi
và uể oải; Trì hoãn việc học tập đến ngày mai, dẫn đến việc dồn đống công việc
và phải thức khuya để hoàn thành.
c. Thái độ:
- Thái độ tiêu cực: Sinh viên có thái độ tiêu cực, thiếu kiên trì và dễ bỏ cuộc
khi gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian.
- Thái độ thiếu trách nhiệm: Sinh viên không ý thức được tầm quan trọng
của việc quản lý thời gian và không có trách nhiệm với bản thân.
- Thái độ chủ quan: Sinh viên chủ quan, cho rằng việc quản lý thời gian
không quan trọng và không cần thiết.
Ví dụ: Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian; Cho
rằng việc học tập và làm việc quan trọng hơn việc quản lý thời gian; Chủ quan
cho rằng mình có thể hoàn thành mọi việc đúng hạn mà không cần phải lập kế
hoạch.
d. Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp kém: Giao tiếp kém khiến sinh viên gặp khó khăn trong
việc phối hợp với bạn bè, thầy cô và đồng nghiệp, dẫn đến việc không hoàn
thành công việc đúng hạn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề kém: Giải quyết vấn đề kém khiến sinh viên
không thể giải quyết các rào cản và khó khăn trong việc quản lý thời gian.
- Kỹ năng quản lý stress kém: Quản lý stress kém khiến sinh viên dễ bị căng
thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc.
Ví dụ: Không biết cách giao tiếp hiệu quả với bạn bè, dẫn đến việc mâu
thuẫn và ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc nhóm; Không biết cách giải
quyết vấn đề khi gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, dẫn đến việc stress
và lo lắng; Dễ bị căng thẳng khi gặp áp lực học tập và làm việc, dẫn đến việc
mất tập trung và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
→ Kết luận: Việc quản trị thời gian của sinh viên đóng vai trò quan trọng
trong việc đạt được hiệu quả trong học tập và cuộc sống. Nắm bắt được các yếu
tố ảnh hưởng và cải thiện chúng sẽ giúp sinh viên tự chủ hơn trong quản trị thời
gian của mình.
2.2.2. Các yếu tố khách quan:
Thực tế chỉ ra rằng, quản trị thời gian của sinh viên chịu sự tác động của
nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan. Một số yếu tố khách quan tác động
đến việc quản trị thời gian của sinh viên hiện nay bao gồm: sức khỏe của sinh
viên, khoa học công nghệ và tính chất công việc.
Thứ nhất, sức khỏe của sinh viên.
Sức khỏe của sinh viên là một yếu tố hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
khả năng học tập, sức sáng tạo và khả năng hoàn thành công việc của sinh viên.
Sức khỏe là một nhân tố trực tiếp tác động đến việc quản lý thời gian của sinh
viên. Sức khỏe bao gồm hai phần là sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Sức khỏe thể chất đồng thời sẽ tác động đến sức khỏe tinh thần và ngược lại.
Quản trị thời gian một phần là do ý chí của sinh viên, nó phụ thuộc phần lớn
vào trạng thái thể chất cũng như tinh thần của sinh viên từ đó quy định mức độ
hiệu quả của quản lý thời gian của sinh viên.
Tác động tích cực: Sức khỏe tốt mang lại mức năng lượng cao hơn và khả
năng tập trung tốt hơn. Một cơ thể khỏe mạnh có thể thúc đẩy sự tự tin và động
lực, khuyến khích sinh viên tuân thủ các kế hoạch quản lý thời gian của họ.
Tác động tiêu cực: Bệnh tật hoặc sức khỏe kém có thể dẫn đến mệt mỏi,
giảm năng lượng và sức chịu đựng, khiến sinh viên khó tập trung và quản lý
thời gian hiệu quả. Ốm yếu, mệt mỏi đau nhức, thiếu ngủ hay chế độ ăn uống
không lành mạnh đều làm giảm khả năng nhận thức của sinh viên trong việc
đưa ra quyết định hay thực hiện một công việc nào đó.
Và một hệ quả của việc có một sức khỏe không tốt chính là căn bệnh trì
hoãn. Theo The Conversation, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất một nửa số
sinh viên đại học trì hoãn đến mức gây ảnh hưởng xấu đến việc học của họ.
Theo một nghiên cứu sinh viên của trường Đại học Ngoại Ngữ, khi được hỏi về
nguyên nhân của việc trì hoãn học tập, có đến 41.02% sinh viên trả lời là không
có năng lượng làm bài. Như vậy, sức khỏe đã tác động không nhỏ đến việc
quản lý thời gian của sinh viên.
Thứ hai, khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ (KHCN) đã cách mạng hóa nhiều khía cạnh cuộc sống,
bao gồm cả cách sinh viên quản lý thời gian của họ. Các công cụ và ứng dụng
KHCN cung cấp một loạt các tính năng có thể cải thiện hiệu quả, năng suất và
tính tổ chức nói chung.
Ảnh hưởng tích cực: Khoa học công nghệ nếu được sử dụng đúng cách sẽ
đem lại rất nhiều lợi ích bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Các ứng
dụng như Google Calendar, Trello và Any.do cho phép sinh viên sắp xếp lịch
trình, đặt lời nhắc và cộng tác với bạn bè để lập kế hoạch nhóm hiệu quả. Khoa
học công nghệ còn giúp sinh viên dễ dàng kiểm soát công việc thông qua các
công cụ tự động hóa và ứng dụng theo dõi thời gian. Các công cụ tự động hóa
như IFTTT và Zapier cho phép sinh viên tự động hóa các tác vụ lặp lại, chẳng
hạn như nhắn tin nhắc nhở, gửi email hoặc lưu tài liệu, tiết kiệm thời gian và
giải phóng thời gian cho các hoạt động quan trọng hơn. Các ứng dụng như
Toggl và RescueTime theo dõi thời gian dành cho các tác vụ khác nhau, giúp
sinh viên xác định điểm sử dụng thời gian kém hiệu quả và thực hiện điều
chỉnh để cải thiện.
Ảnh hưởng tiêu cực: Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì sinh
viên sẽ càng phụ thuộc vào công nghệ. Đặc biệt, khi sử dụng công nghệ trở
thành lạm dụng công nghệ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến việc quản lý thời gian của
sinh viên. Sinh viên khi tiếp xúc với nhiều thiết bị và ứng dụng, sinh viên có
thể dễ bị phân tâm và dễ dàng đa nhiệm, điều này có thể làm giảm hiệu quả và
tăng thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình thiết bị
có thể gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và năng suất
trong ngày của sinh viên. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều khoa học công
nghệ có thể dẫn đến nghiện, trì hoãn và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Một khảo sát về “Cuộc sống của sinh viên trong thời đại kỹ thuật số” năm
2015 của BrandVietnam (Thông tin Thương hiệu và Marketing toàn diện tại
Việt Nam) cho thấy, có tới 65% sinh viên Việt Nam sở hữu điện thoại thông
minh (smartphone). Và sinh viên (SV) Việt Nam dành khoảng 5,1 tiếng mỗi
ngày cho internet với những hoạt động phổ biến nhất: Gọi điện thoại, nhắn tin,
lướt web, dùng mạng xã hội (MXH). Ngoài ra, SV còn dùng smartphone để
chơi game và mua hàng trực tuyến. Một trong các tác hại đó là nó tiêu tốn rất
nhiều thời gian, dẫn đến quỹ thời gian dành cho học tập của SV bị giảm. Phạm
Diễm Quỳnh, SV trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định: “Không ít bạn
dùng điện thoại ngay trong giờ học nên không tập trung nghe giảng. SV sử
dụng smartphone sẽ mang đến những tiêu cực nhiều hơn vì giảng viên không
sát sao như giáo viên các cấp học phổ thông nên SV sử dụng điện thoại trong
giờ học tự do hơn”.
Thứ ba, tính chất công việc.
Tính chất của công việc do sinh viên đảm nhiệm có ảnh hưởng đáng kể đến
quá trình quản lý thời gian của họ. Tùy vào mức độ công việc đơn giản hay
phức tạp sẽ quyết định việc sắp xếp thời gian, lên kế hoạch sử dụng thời gian
hợp lý của sinh viên.
Đối với các công việc phức tạp, thường đòi hỏi sinh viên phải dành nhiều
thời gian để lập kế hoạch, nghiên cứu và chuẩn bị. Điều này có thể chiếm một
phần đáng kể thời gian của sinh viên. Các công việc phức tạp thường đòi hỏi sự
tập trung và nỗ lực cao độ. Sinh viên có thể cảm thấy khó khăn hơn trong việc
cân bằng các nhiệm vụ khác nhau và duy trì động lực trong suốt thời gian làm
việc. Ngoài ra, do tính chất không thể đoán trước của các công việc phức tạp,
sinh viên có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến để hoàn thành nhiệm vụ. Điều
này có thể làm gián đoạn lịch trình và gây căng thẳng.
Đối với công việc đơn giản, thường yêu cầu ít thời gian lập kế hoạch và suy
nghĩ hơn. Sinh viên có thể hoàn thành các nhiệm vụ này một cách hiệu quả
hơn, giải phóng thời gian cho các hoạt động khác. Các công việc đơn giản
thường ít đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực. Sinh viên có thể duy trì năng suất
trong thời gian dài hơn và dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Tính chất có thể đoán
trước của các công việc đơn giản giúp sinh viên dễ dàng lập kế hoạch và sắp
xếp thời gian của họ hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của trường Đại học Ngoại Ngữ chỉ ra rằng, các lý do dẫn đến
việc trì hoãn nhiệm vụ học tập của binh viên bao gồm: quá nhiều công việc
phải làm (57,05%), khó khăn khi hỏi thông tin (28,85%), lười làm bài tập lớn
(46,79%), bài tập lớn tốn thời gian (42,95%). Như vậy tính chất công việc gây
ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý thời gian của sinh viên.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ


NÂNG CAO HIỆU QUẢ QTTG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1. Khắc phục:
- Tạo ra kế hoạch thời gian cụ thể: Sinh viên nên tạo ra một lịch trình thời gian chi
tiết, gồm cả thời gian học, thời gian làm việc và thời gian dành cho các hoạt động giải
trí và nghỉ ngơi. Điều này giúp họ tự quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn.
- Ưu tiên công việc: Sinh viên cần học cách ưu tiên công việc dựa trên mức độ
quan trọng và thời hạn hoàn thành. Việc xác định và hoàn thành công việc quan trọng
trước sẽ giúp giảm áp lực và tăng hiệu suất làm việc.
- Học kỹ năng quản lý thời gian: Trong các khóa học hoặc buổi hội thảo, trường
nên cung cấp cho sinh viên những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả như lập kế
hoạch, ưu tiên công việc, và kiểm soát thời gian.
- Sử dụng công nghệ: Sinh viên có thể sử dụng các ứng dụng và công cụ quản lý
thời gian như Google Calendar, Todoist, hoặc Trello để tổ chức và theo dõi công việc
một cách hiệu quả.
3.2. Nâng cao:
- Phát triển kỹ năng tự quản lý: Trường nên tổ chức các khóa đào tạo hoặc
workshop về kỹ năng tự quản lý để giúp sinh viên phát triển khả năng tự điều chỉnh
và tự quản lý thời gian và công việc.
- Hỗ trợ tâm lý và tinh thần: Trường có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý và tinh
thần để hỗ trợ sinh viên vượt qua áp lực và stress trong quản lý thời gian và công
việc.
- Xây dựng môi trường học tập tích cực: Trường nên tạo ra môi trường học tập tích
cực bằng cách tạo điều kiện học tập và làm việc hiệu quả, tạo ra các nhóm học tập và
làm việc cộng đồng để sinh viên có thể hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.
- Động viên và khích lệ: Trường nên tạo ra các chương trình và hoạt động để động
viên và khích lệ sinh viên, giúp họ cảm thấy động viên và có động lực để quản lý thời
gian và công việc một cách hiệu quả.
ĐỀ TÀI 5: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ CÂN BẰNG CÔNG VIỆC VÀ
CUỘC SỐNG SINH VIÊN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm và vai trò của cân bằng công việc và cuộc sống:

1.1.1 Khái niệm:


Cân bằng công việc và cuộc sống là trạng thái tích cực mà ở đó mục tiêu
công việc với mục tiêu sức khỏe, thể chất, gia đình và cảm xúc được kết hợp
hài hòa mang lại cảm giác hài lòng.
1.1.2 Vai trò:
- Giảm trạng thái căng thẳng:
Sự mất cân bằng phản ánh tình trạng xung đột giwuax công việc và cuộc
sống, xảy ra khi con người không thể chu toàn trách nhiệm của bản thân dù là
trong công việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên
quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực
đối với sức khỏe tinh thần của con người, để rồi theo thời gian, con người trở
nên yếu ớt và dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.
- Tăng năng suất lao động:
Áp lực công việc tại các doanh nghiệp trong mỗi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Hệ quả là có nhiều người lao động bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, bị stress
nặng do làm việc quá sức, năng suất lao động của doanh nghiệp giảm. Từ đó,
các nghiên cứu đều chỉ ra rằng áp lực công việc làm người lao động căng thẳng
làm giảm năng suất lao động vì vậy các doanh nghiệp muốn tăng năng suất lao
động cần phải quan tâm vấn đề cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân.
- Cảm nhận được hạnh phúc:
Hạnh phúc không phải là khi trở thành tỷ phú, hay khi là một diễn viên nồi
tiếng được nhiều người biết đến. Hạnh phúc đôi khi xuất hiện ở những điều
giản dị đến bất ngờ, gần gũi và mộc mạc đến nỗi rất dễ chạm vào, nhưng đổi
khi con người lại chạy theo những thứ quá xa vời mà để tuột mất hạnh phúc
của riêng mình và mãi mãi không lấy lại được.
Hạnh phúc không phải là khi có thật nhiều bạn. Hạnh phúc là khi ta chỉ có
hai, ba người bạn, nhưng là những người bạn thật sự sâu sắc tri kỷ với mình.
Hạnh phúc là khi bắt đầu một ngày mới với những kế hoạch trong ngày, là
không tiếc nuối ngày hôm qua và không lo lắng cho tương lai ngày hôm sau, là
khi sống hết mình cho ngày hôm nay. Hạnh phúc là khi nhìn trẻ con cười. Hạnh
phúc là khi những người thân yêu trong gia đình ta đang vui vẻ, mãn nguyện.
Cảm nhận hạnh phúc tùy vào quan điểm của mỗi người, có quan niệm hạnh
phúc rất đơn giản là dành thời gian cho gia đình và cảm nhận những giá trị
cuộc sống mang lại chính là hạnh phúc.
1.2. Đặc trưng của cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân:
- Cân bằng công việc và cuộc sống không phải là bằng nhau:
Cân bằng công việc và cuộc sống không có nghĩa là phân chia thời gian bằng
nhau giữa công việc và cuộc sống. Sẽ có lúc công việc cần dành thêm thời gian
ở văn phòng hoặc sẽ giảm công việc công sở đề lo cho cuộc sống. Điều quan
trọng là bản thân cảm thấy thoải mái và biết cảm nhận thế nào là đủ với bản
thân mình.
- Cân bằng công việc và cuộc sống thay đổi theo thời gian:
Những tiêu chuẩn cân bằng công việc và cuộc sống thay đổi theo thời gian
dẫn dắt việc phân bổ thời gian cho từng phần công việc và cuộc sống luôn dịch
chuyển trông mỗi giai đoạn của cuộc đời. Sự thay đổi đa chiều, diễn ra trong
mục tiêu tổng thể và trong lòng mỗi mục tiêu thành phần. Công thức thời gian
trong công việc khi chưa kết hôn sẽ không còn đúng khi lập gia đình, càng
không đúng khi có con và khi đã về già. Mỗi người, dù là ai, ở đâu, đều sở hữu
24 giờ mỗi ngày. Sử dụng 24 giờ như thế nào, hiệu quả và khoa học ra sao mới
là yếu tố tiên quyết đối với thành công. Thấu hiểu bản thân, vạch ra con đường
đi và đặt mục tiêu lớn nhỏ liên tục, thông qua 7 nấc thang thăng tiến trong sự
nghiệp, để chinh phục những mục tiêu.
- Cân bằng công việc và cuộc sống đòi hỏi sự đánh đổi:
Đánh đổi là việc bỏ ra một nguồn lực nào đó (tiền, sức lực, tài sản, thời gian
hay bất cứ thứ tài nguyên) để thu được một nguồn lực khác mà mình mong
muốn. "Sự đánh đổi" được sử dụng trong đời sống xã hội như một phương cách
để tồn tại. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, luôn phải cân nhắc giữa những
thứ đang có và những thứ cần phải có. Do quy luật về sự khan hiểm nên luôn
tồn tại những sự đánh đối khi thực hiện các sự lựa chọn. Trong công việc và
cuộc sống, để đạt được và có những mục tiêu này, sẽ phải chấp nhận đánh đổi
mục tiêu kia. Việc thấu hiểu những gì là quan trọng và ưu tiên chính là chìa
khóa đê đạt được cân bằng.
1.3. Nội dung cân bằng công việc và cuộc sống:
- Cân bằng công việc với bền vững thể chất:
Bền vững thế chất nghĩa là thể chất được bù đắp và phát triên lâu dài và khỏe
mạnh. Bền vững thể chất được tạo ra bởi chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, tập thể
dục và nghỉ ngơi.
+ Dinh dưỡng: Dinh dưỡng có ảnh hưởng quyết định đến bền vững thể chất
con người. Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau, nên
cần thực hiện chế độ ăn đa dạng mới có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể. Một chất dinh dưỡng được coi là thiết yếu khi sự thiếu hụt nó sẽ làm
suy giảm một số chức năng của cơ thể.
+ Thể dục: Thể dục là quá trình vận động nhằm duy trì cân đối của cơ thể
bao gồm các hoạt động rèn luyện thể chất hoặc những bài tập để rèn luyện sức
khỏe, sự dẻo dai, cơ bắp, sức bền của con người, vượt qua những rào cản tự
nhiên để tiến bộ hơn và bền vững về thể chất. Thể dục ảnh hường đến chất
lượng cuộc sống và chất lượng công việc.
+ Giấc ngủ: Giấc ngủ là nền tảng của năng lượng thể chất. Giấc ngủ ảnh
hướng đến chất lượng làm việc trong ngày và sức khỏe của mỗi chúng ta, nên
cần nhận thức và hiểu biết về giấc ngủ, qua đó nâng cao thể chất và tăng hiệu
suất làm việc. Giấc ngủ rất quan trọng đối với một số chức năng của não, bao
gồm các tế bào thần kinh kết nối với nhau. Nếu sử dụng thời gian đi ngược
nhịp sinh học - làm việc vào buổi đêm hoặc không ngủ đủ hậu quả sẽ là kiệt
sức, dễ bị ốm, giảm khả năng nhận thức, cảm xúc không ốn định, giảm hiệu
suất công việc.
+ Nghỉ ngơi: Phục hồi năng lượng không chỉ thực hiện bằng việc ngừng tất
cả các hoạt động mà còn có thể bằng cách thay đổi kênh phục hồi năng lượng.
Nghỉ ngơi ngắt quãng, xen kẽ, chủ động là một kênh hữu hiệu.
- Cân bằng công việc với gia đình:
Cơ thể vật lí (thể chất) và cảm xúc (tinh thần) mỗi cá nhân tồn tại và phát
triển trong xã hội đều xuất phát từ gia đình. Gia đình là nơi sinh ra và nuôi
dưỡng bản thân trưởng thành. Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi bản thân
được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương. Gia đình mang tính liên kết chặt
chẽ, gắn bó, quan hệ máu thịt giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình cho
ta cảm xúc an toàn, vui vẻ, hạnh phúc để cân bằng với cảm giác áp lực cuộc
sống.
- Cân bằng công việc với cảm xúc:
Cảm xúc (tinh thần) được hiểu là toàn bộ các trạng thái của con người ngoài
cơ thể vật lí (thể chất) có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các hoạt động
bền vững thể chất của cơ thể, tác động đến hiệu suất công việc của mỗi cá nhân
và ảnh hưởng đến những người xung quanh trong môi trường làm việc chung.
Việc nuôi dưỡng cảm xúc tích cực mang lại lợi ích kép, khiến con người cảm
thấy tốt hơn và có khả năng mang đến hiệu suất và hiệu quả cho tất cả các khía
cạnh của cuộc sống. Con người thường bị kéo vào Vùng Sinh tồn bởi những
người xung quanh và bởi những sự kiện xảy ra trong ngày. Khi đối hặt với
những áp lực, mỗi người vẫn có quyền quyết định cảm xúc của bản thân.
Vậy bản thân mỗi người khi hiểu biết về cảm xúc có tác động tích cực hoặc
tiêu cực đối với cơ thể, từ đó có thể kiểm soát và tự điều chỉnh bản thân đề có
những cảm xúc có lợi, đồng thời hạn chế các cảm xúc gây bất lợi cho bền vững
thể chất công việc và cuộc sống.
1.4. Giới thiệu chung về lực lượng sinh viên:
Lực lượng sinh viên bao gồm những người học tập tại các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành
nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua
những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Sinh viên phải đối mặt với nhiều
công việc như học tập, chạy bài tập lớn, kiểm tra, làm nghiên cứu khoa học…
ngoài ra nhiều sinh viên còn đi làm thêm bán thời gian từ năm nhất. Vì vậy mà
hiện nay nhiều sinh viên đang rơi vào tình trạng mất cân bằng giữa công việc
và cuộc sống do thiếu kỹ năng quản lý thời gian. Đối với từng năm học mà sinh
viên sẽ phải đối mặt với công việc và vấn đề cuộc sống khác nhau vì vậy sẽ có
một tiêu chuẩn để đánh giá sự cân bằng riêng.
Nấc thang độ tuổi đánh giá sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống:
a. Năm nhất (18-19 tuổi):
- Công việc: Sinh viên sẽ phải làm quen với môi trường học tập mới vì môi
trường học tập và cách thức học tập sẽ khác hoàn toàn so với ngày trước, sinh
viên sẽ phải tập trung vào học tập để có một phương pháp học tập phù hợp với
bản thân. Sinh viên sẽ phải làm quen với môi trường sống mới khi sinh viên
phải sống xa gia đình, sinh viên sẽ phải tập làm quen với mọi thứ và tập một
cách sống tự lập vè có trách nhiệm. Tích tham gia các hoạt động ngoại khóa để
khám phá cách khía cạnh mềm của bản thân và kết bạn mới.
- Cuộc sống: Dành thời gian cho gia đình, thường xuyên gọi điện hỏi thăm
sức khỏe của người thân, tranh thủ những thời gian rảnh để về thăm gia đình.
Thỉnh thoảng có những cuộc đi chơi với bạn bè để giải tỏa tinh thần. Khám phá
môi trường mới và tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh.
- Cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho sinh viên năm nhất: Tập
trung vào học tập nhưng vẫn dành thời gian cho các hoạt động xã hội để làm
quen với môi trường mới và giải trí để giải tỏa căng thẳng.

b. Năm hai (19-20 tuổi):


- Công việc: Năm thứ hai sinh viên khi đã làm quen được với môi trường
mới và đã tích lũy được những cách thức học tập hiệu quả, xác định được mình
cần phải làm gì và hướng tới điều gì trong học tập. Lúc này sinh viên có xu
hướng tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm part-time để trang trải chi phí sinh
hoạt, phục vụ cho các nhu cầu giải trí của cá nhân và tích lũy kinh nghiệm cho
bản thân. Nhiều sinh viên có xu hướng tìm hiểu và học thêm một ngoại ngữ
khác.
- Cuộc sống: Tham gia các hoạt động tình nguyện, phát triển kỹ năng mềm
và định hướng nghề nghiệp. Có tư duy nhất định về ngành học của bản thân, về
các mối quan hệ trong trường lớp và xã hội.
- Cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống của sinh viên năm hai: Đối với
sinh viên thì việc học tập vẫn phải là ưu tiên hàng đầu, cần phải có sự sắp xếp
thời gian hợp lý cho việc làm thêm và các hoạt động khác. Tập xây dựng thời
khóa biểu theo tuần cho bản thân và đánh giá các công việc quan trọng cần
thực hiện, các công việc quan trọng nhưng chưa cần gấp, những công việc có
thể ủy thác, các công việc không nên làm.

c. Năm ba (20-21 tuổi):


- Công việc: Đến năm thứ ba, sinh viên nên tập trung vào việc làm thêm các
công việc có liên quan đến ngành học của mình để tích lũy kinh nghiệm và
chuẩn bị cho việc định hình các công việc cần làm sau khi tốt nghiệp.
- Cuộc sống: Thường xuyên tham gia các khóa học kỹ năng mềm, các buổi
talkshow, tọa đàm về ngành học của mình, tích cực trao đổi với những người
đã có kinh nghiệm đi trước về các kỹ năng cần có cho công việc. Sinh viên
cũng cần tham khảo và tập viết CV cho bản thân – xác định được bản thân hiện
tại đã có gì và cần bổ sung những gì; chuẩn bị sẵn hồ sơ xin việc và định
hướng rõ bản thân muốn gì trong tương lai.
- Cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống của sinh viên năm ba: Sinh
viên cần cân bằng giữa việc học, việc làm và các hoạt động chuẩn bị cho tương
lai. Thực hiện viết thời gian biểu theo tuần cho các ngày, phân bố thời gian cụ
thể rõ ràng và tuân thủ thực hiện theo thời gian biểu bản thân đã đề ra.
d. Năm tư (21-22 tuổi):
Công việc: Tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, hoàn thành các khóa học
và chuẩn bị cho việc ra trường.
Cuộc sống: Dành thời gian cho gia đình, bạn bè và tận hưởng những tháng
cuối cùng của đại học.
Cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống của sinh viên năm tư: Tập trung
vào việc tìm kiếm việc làm nhưng vẫn dành thời gian cho bản thân và những
người thân yêu
Công việc và cuộc sống chủ yếu của sinh viên hiện nay được thể hiện qua
những tiêu chí :
Hiện nay công việc và cuộc sống của sinh viên được thể hiện qua những tiêu
chí sau:
a. Công việc:
- Học tập: Hoàn thành chương trình học tập với kết quả tốt nhất.
- Làm thêm: Tìm kiếm cơ hội việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt và
tích lũy kinh nghiệm.
- Phát triển bản thân: Tham gia các buổi talkshow, tọa đàm... liên quan đến
ngành học của bản thân; các khóa học kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học... để
nâng cao năng lực bản thân.
- Hoạt động ngoại khóa: Tham gia các hoạt động đoàn hội, câu lạc bộ để
phát triển sở thích, năng khiếu và mở rộng mối quan hệ.
b. Cuộc sống:
- Sức khỏe: Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách tập thể dục, ăn
uống lành mạnh và ngủ đủ giấc.
- Gia đình và bạn bè: Dành thời gian cho gia đình, bạn bè và duy trì các mối
quan hệ tốt đẹp.
- Giải trí: Tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh như xem phim, nghe
nhạc, đọc sách... để giải tỏa căng thẳng.
- Phát triển sở thích: Tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật... để phát
triển sở thích cá nhân.
c. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Thực hiện xây dựng và nghiêm túc
thực hiện thời khóa biểu theo tuần, theo tháng cho bản thân. Có thể vận dụng tổ
chức sử dụng thời gian theo: mô hình Eisenhower, nguyên lý Pareto 80/20,
mức độ quan trọng của từng công việc... Trong đó cần:
- Sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo hoàn thành tốt cả công việc và cuộc
sống.
- Tránh làm việc quá sức và dành thời gian cho bản thân để thư giãn, nghỉ
ngơi.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và nhà trường khi gặp khó khăn.

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ CÂN BẰNG CÔNG VIỆC


VÀ CUỘC SỐNG SINH VIÊN
2.1. Cân bằng công việc với bền vững thể chất
2.1.1. Ưu điểm và điều mà sinh viên đã làm được:
Sinh viên đã có các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của việc
chăm sóc sức khỏe như: Hội thảo “Truyền thông nâng cao kiến thức chăm sóc
sức khỏe sinh viên” với sự tham dự của hơn 500 bạn. Hội thảo nhằm giúp sinh
viên nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc chăm sóc sức
khỏe, đồng thời có kỹ năng trong phòng chống bệnh, chăm sóc sức khỏe cho
bản thân và những người xung quanh, dự án dậy sớm để thành công của sinh
viên đại học Thương Mại, cuộc thi S-RACE 2023 với thông điệp Vì tầm vóc
Việt.
Ngoài ra một số sinh viên hiện nay đã biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho
việc học tập, làm việc cũng như vui chơi giải trí, từ đó giúp các bạn có chế độ
học tập làm việc khoa học, tránh các bệnh về thể lực như suy giảm hệ miễn
dịch, cao huyết áp, sức khỏe yếu.
Bên cạnh việc học tập và làm việc, 1 số sinh viên đã nâng cao sức khỏe bằng
cách có lối sống lành mạnh, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các bạn
sinh viên ngày nay quan tâm hơn tới sức khỏe bằng việc tập thể dục buổi sáng,
tập gym, yoga, chạy bộ. Hơn nữa, các bạn còn quan tâm đến chế độ ăn uống
khoa học, hợp lý. Đây là những dấu hiệu tích cực về sức khỏe của sinh viên
hiện nay.
2.1.2. Nhược điểm và các trường hợp thiếu cân bằng mà sinh viên đang gặp
phải:
Thực tế cho thấy, các bạn sinh viên đại học - những người trẻ đang ở vào độ
tuổi thể chất sung mãn nhất lại đang phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe
hơn thế hệ trước.
Sinh viên là lứa tuổi tràn đầy sinh lực sống, luôn năng động với những kế
hoạch sống đa dạng. Lịch học, lịch làm việc và các hoạt động xã hội của các
bạn liên tục nối tiếp, tạo ra những lối sinh hoạt rất sinh động và đầy màu sắc.
Tuy nhiên, cũng từ sự đa dạng của kế hoạch sống, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của các bạn sinh viên.
Ngoài ra lạm dụng mạng xã hội là một trong những nguyên nhân gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Họ thường dành hàng giờ đồng hồ để lướt
web, xem video,... trên mạng xã hội. Đôi khi chỉ vì bức ảnh sống “ảo” trên
Facebook mà dành cả buổi đi chỉnh sửa từng bức hình, rồi ngồi chăm chăm vào
cái màn hình điện thoại, trả lời từng comment, thậm chí ngồi xem từng đứa chê
bức hình xấu, sẵn sàng đáp trả lại ngay. Nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói
quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ.
Nếu nền tảng sức khỏe thể chất và tinh thần không vững chắc, sinh viên dễ
rơi vào những lối sống độc hại. Áp lực từ cạnh tranh trong học tập, thành tích
thi đua, áp lực từ việc làm thêm có thể đẩy nhiều bạn sinh viên vào tình trạng
thiếu ngủ, tâm trạng thất thường và đôi khi là thiếu tỉnh táo. Đây cũng là
nguyên nhân chính khiến sức khỏe cơ thể dần suy sụp. Sức khỏe thể chất không
được đảm bảo khiến sức khỏe tâm lý cũng bị ảnh hưởng xấu. Vì cơ thể thiếu sự
nghỉ ngơi nên tinh thần dễ căng thẳng. Để giải quyết, một số bạn lựa chọn lối
sống buông thả, sử dụng chất kích thích hoặc tệ hơn là quan hệ thiếu hiểu biết,
một số các bạn lại không may mắc bệnh trầm cảm và có những kết cục đau
thương. Các trường hợp chuyển biến xấu đều dẫn đến một hệ quả đáng tiếc là
hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dần sa sút và dễ mắc các bệnh nguy hiểm như:
đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư... Hệ miễn dịch yếu, sức khỏe yếu là
một hạn chế lớn ngăn cản tuổi trẻ theo đuổi những hoài bão cá nhân.
2.2. Cân bằng công việc với cảm xúc:
2.2.1. Những việc đã làm được:
Hiện nay, đa số sinh viên đều là Gen Z, là những người được sinh ra trong
khoảng thời gian 1997 - 2012. Theo đó, cuối năm 2022, Gympass – nền tảng
phúc lợi doanh nghiệp lớn nhất thế giới đưa ra báo cáo cho thấy, Gen Z xếp
hạng phúc lợi tại nơi làm việc quan trọng gấp 3 lần so thế hệ lớn tuổi hơn và
98% nhân viên Gen Z sẽ nghỉ việc nếu nơi họ làm không chú trọng đến phúc
lợi nhân viên. Phúc lợi lợi không chỉ bao gồm lương mà còn chế độ nghỉ phép,
chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cùng sự linh hoạt về giờ giấc và đảm bảo
công bằng nơi làm việc. Như vậy có thể thấy, thế hệ sinh viên hiện nay rất coi
trọng sự cân bằng giữa công việc và cảm xúc, đảm bảo về mặt sức khỏe tinh
thần.
Nhiều người trẻ không chấp nhận cuộc sống là một chuỗi ngày stress, họ
quyết định chọn lối sống “work-life balance”, một xu hướng sống cân bằng
giữa công việc và cuộc sống, tìm kiếm sự linh hoạt trong công việc
2.2.2. Các trường hợp thiếu cân bằng mà hiện nay sinh viên đang gặp
phải:
Theo một nghiên cứu của Đại học Huế, tỷ lệ sinh viên có các dấu hiệu của
căng thẳng, lo âu và trầm cảm tương ứng là 51,84%; 81,55% và 57,09%. Trong
đó, tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu từ nặng đến rất nặng đối với rối loạn căng thẳng
là 7,96%; rối loạn lo âu là 35,92% và trầm cảm là 8,55%.
Những vấn đề về sức khỏe tinh thần của sinh viên có thể biểu hiện dưới nhiều
dạng khác nhau, cụ thể như:
- Căng thẳng: Căng thẳng là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đối
mặt với những áp lực. Tuy nhiên, nếu căng thẳng kéo dài và không được giải
tỏa sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần như trầm cảm,
rối loạn lo âu,...
- Lo âu: Lo âu là một cảm giác sợ hãi, bồn chồn, bất an không rõ nguyên
nhân. Lo âu có thể xuất hiện dưới dạng các triệu chứng như: hồi hộp, tim đập
nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy,...
- Trầm cảm: Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã,
chán nản, mất hứng thú trong cuộc sống. Người bị trầm cảm thường có các
triệu chứng như: mất ngủ, chán ăn, giảm cân, mệt mỏi, mất tập trung, suy nghĩ
tiêu cực,...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần của sinh
viên, bao gồm:
- Áp lực học tập: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên. Tuy
nhiên, áp lực học tập quá lớn có thể khiến sinh viên cảm thấy căng thẳng, lo âu,
chán nản,...
- Áp lực từ gia đình và xã hội: Gia đình và xã hội thường đặt ra những kỳ
vọng cao đối với sinh viên. Điều này có thể khiến sinh viên cảm thấy áp lực,
stress,...
- Thay đổi môi trường sống: Sinh viên phải rời xa gia đình, bạn bè để đến
một môi trường sống mới. Điều này có thể khiến sinh viên cảm thấy cô đơn,
lạc lõng,...
- Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề: Sinh viên thường chưa có nhiều kinh
nghiệm sống và kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này khiến họ gặp khó khăn
trong việc đối phó với những áp lực trong cuộc sống.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


3.1. Đánh giá về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống của sinh
viên:
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một vấn đề quan trọng đối với
sinh viên, giúp họ duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất, đạt được thành công
trong học tập và cuộc sống.
Thực trạng:
- Nhiều sinh viên đang gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa học tập, làm
thêm và các hoạt động khác.
- Áp lực học tập, thi cử, kiếm tiền và các mối quan hệ xã hội có thể khiến
sinh viên căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Việc không có thời gian dành cho bản thân, gia đình và bạn bè có thể dẫn
đến cảm giác cô đơn, buồn chán và mất hứng thú với cuộc sống.
Giải pháp:
- Quản lý thời gian hiệu quả: Lập kế hoạch thời gian hợp lý cho học tập,
làm việc và các hoạt động khác.
- Sắp xếp công việc khoa học: Ưu tiên các công việc quan trọng, sắp xếp
thời gian làm việc phù hợp và tránh làm việc quá sức.
- Học cách nói "không": Tự tin từ chối những việc không quan trọng hoặc
ảnh hưởng đến thời gian dành cho bản thân.
- Dành thời gian cho bản thân: Tham gia các hoạt động giải trí, thể thao,
thư giãn để giảm căng thẳng và nạp năng lượng cho bản thân.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Chia sẻ khó khăn với gia đình, bạn bè hoặc chuyên
gia tâm lý khi cần thiết.
Lợi ích của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống:
- Nâng cao hiệu quả học tập và làm việc.
- Cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi và lo âu.
- Tăng cường sự tự tin và khả năng kiểm soát cuộc sống.
- Tăng cường các mối quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một điều quan trọng đối với sinh
viên. Việc áp dụng các giải pháp phù hợp sẽ giúp sinh viên đạt được thành
công trong học tập và cuộc sống, đồng thời duy trì sức khỏe tinh thần và thể
chất tốt.
3.2. Kiến nghị giải pháp:
a. Với thể chất:
- Tập thể dục thường xuyên: Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5
ngày mỗi tuần. Có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sở thích và khả năng
của bản thân như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, gym,...
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc
nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và
đường. Uống đủ nước mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục
hồi.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá, uống
rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.
- Đi khám sức khỏe định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm
và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe.
b. Với gia đình:
- Dành thời gian cho gia đình: Dành thời gian trò chuyện, ăn uống, vui
chơi cùng gia đình.
- Tham gia các hoạt động chung: Tham gia các hoạt động chung của gia
đình như đi du lịch, picnic, nấu ăn,...
- Giúp đỡ các thành viên trong gia đình: Giúp đỡ các thành viên trong gia
đình làm việc nhà, chăm sóc con cái, cha mẹ già yếu,...
- Giao tiếp cởi mở và chia sẻ: Giao tiếp cởi mở và chia sẻ với các thành
viên trong gia đình về những vấn đề trong cuộc sống.
- Lắng nghe và thấu hiểu: Lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, nguyện
vọng của các thành viên trong gia đình.
c. Với cảm xúc:
- Học cách quản lý stress: Học cách quản lý stress bằng các phương pháp
như thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách,...
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc chuyên
gia tâm lý khi gặp khó khăn về mặt cảm xúc.
- Làm những điều mình thích: Làm những điều mình thích để giải tỏa căng
thẳng và nâng cao tâm trạng.
- Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ tích cực và lạc quan về cuộc sống.
- Trân trọng những gì mình có: Trân trọng những gì mình có và biết ơn
những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
Brain Tracy từng nói: “Chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm
mọi việc mình muốn, nhưng chúng ta luôn có đủ thời gian để làm việc
quan trọng nhất”. Chúng ta đều hiểu rằng, một đời người, nói ngắn không
phải ngắn nhưng cũng không tính là dài. Sự hữu hạn của đời người và sự
chảy trôi vô hạn của thời gian khiến chúng ta thực sự cần ngồi lại và
nghiêm túc nhìn nhận về giá trị đặc biệt, không thể thay thế của thời gian.
Như vậy, có thể thấy rằng, sinh viên hiện đang chịu nhiều yếu tố tác
động chủ quan lẫn khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động học tập trực
tuyến của bản thân. Tuy nhiên, nhìn chung, nguyên nhân chính được chỉ
ra là do vấn đề kết nối internet, kỹ năng học tập và một số biểu hiện liên
quan đến yếu tố tâm lý trong quá trình học tập của sinh viên. Thời gian là
vô hạn nhưng đời người là hữu hạn mà chúng ta có quá nhiều việc phải
làm, thực hiện trong đời. Chính vì vậy, quản lý thời gian khoa học, hiệu
quả giúp bạn làm được nhiều việc nhiều hơn.
Thời gian không bao giờ quay trở lại cho dù mỗi ngày đều lặp đi lặp lại
24 giờ cho mỗi chúng ta. Và việc sử dụng quỹ thời gian của mỗi người là
khác nhau, và cách sử dụng phản ánh được phần nào về sự hiệu quả trong
việc quản lý thời gian. Một sự thật chính là những người thành công, họ
có cách quản lý thời gian của mình thực sự hiệu quả. còn với những
người bình thường thì việc quản lý và sử dụng thời gian là khá giống
nhau. Điều này cho thấy được rằng lợi ích của việc quản lý thời gian thực
sự mang lại khá nhiều điều cho mỗi chúng ta. Khi mọi thứ đều nằm trong
tầm kiểm soát của bạn thì bạn sẽ trở nên chủ động hơn trong những công
việc của chính mình. Và vì thế mà bạn sẽ có nhiều năng lượng tích cực
hơn để có thể tạo ra được những giá trị lớn hơn cho chính bản thân mình.
Việc quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn tránh được tình trạng kiệt
quệ vì công việc, hay đau đầu vì việc đưa ra các quyết định của bản thân.
Nhờ vậy mà một phiên bản tràn đầy năng lượng sẽ là điều mà bạn nhận
được. Những năng lượng tích cực nhất sẽ giúp bạn thúc đẩy được những
tiềm năng của bản thân và đạt được những thành tựu cho riêng mình.
Những thói quen suy nghĩ miên man hay sự ỷ lại, chúng chính trong công
việc sẽ chỉ khiến bạn mất thời gian thêm thôi. Do vậy, với quản lý thời
gian, yêu cầu về việc hoàn thành công việc theo thời gian quy định sẽ
giúp bạn bỏ đi hay “cai nghiện” được những thói quen xấu xí của mình và
tạo nên bạn với một phiên bản tốt hơn. Quản lý thời gian hiệu quả cũng
chính là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn cân bằng giữa công việc
và cuộc sống.
“Bạn có yêu cuộc sống không? Nếu có thì đừng lãng phí thời gian, vì
thời gian chính là viên gạch xây nên cuộc sống này.” Đó là câu nói nổi
tiếng của Benjamin Franklin.

You might also like