Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

NỘI DUNG

I. Tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
1. Thuận lợi
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nô lệ chủ nghĩa đế
quốc trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế
ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á, giải quyết thành công vấn đề cơ bản của một cuộc
cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô
lệ bước lên địa vị người chủ đất nước, có quyền quyết định vận mệnh của mình.
Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập, có chủ
quyền, vươn lên cùng các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho những mục tiêu cao
cả của thời đại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đảng Cộng Sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật trở thành một Đảng
cầm quyền. Từ đây, Đảng và nhân dân Việt Nam có nhà nước chính quyền cách
mạng làm công cụ sắc bén phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân
dân ta phấn khởi và tin tưởng vào chính quyền mới, sẵn sàng đem của cải, thậm
chí là tính mạng để bảo vệ thành quả cách mạng.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình
lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và hướng tới chủ nghĩa xã hội. (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2021)
2. Khó khăn
Sau Cách mạng, Việt Nam vốn có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại chịu sự
bóc lột thuộc địa tàn bạo của thực dân Pháp cùng với sự tàn phá khốc liệt của
chiến tranh càng trở nên sa sút, ngưng trệ. Vùng nông thôn trong những năm chiến
tranh bị tàn phá nặng nề. Ruộng đất bị bỏ hoang, công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp đình đốn không sản xuất được hoặc sản xuất cầm chừng, hàng hóa khan
hiếm, giá cả lên cao, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành làm rối loạn tình hình ở cả
thành thị và nông thôn.
Tình hình tài chính cũng lâm vào tình trạng sa sút, kho bạc hoàn toàn trống
rỗng. Khi Chính phủ cách mạng tiếp quản, ngân khố chỉ còn 1.230.720 đồng Đông

1
Dương, trong đó 586.000 đồng là tiền rách không sử dụng được chờ thu đổi, số
nợ của ngân khố lên tới 564.367.522 đồng, trong tình hình đó quân Tưởng lại tung
tiền “quan kim”, “quốc tệ” đã mất giá buộc ta phải lưu hành. Lạm phát phi mã,
giá gạo từ chỗ 4 - 5 đồng/tạ, đến giữa năm 1945 đã lên tới 700 - 800 đồng/tạ. GDP
bình quân đầu người năm 1945 chỉ đạt 60 đồng, tương đương 35 USD. (Viện Kinh
tế học, 1990)
Trên mọi nẻo đường Việt Nam, nhất là ở nông thôn, các thị trấn nhỏ, người Việt
Nam trông thật tiều tụy, rách rưới, bẩn thỉu, đầy rẫy bệnh tật. Nghiêm trọng nhất
là nạn đói năm Ất Dậu, thảm họa đã cướp đi sinh mệnh của hơn 2 triệu đồng bào
Việt Nam. (Đặng Phong, 2002)
Trong bối cảnh đó, ngày 3/9/1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra
6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong tất cả
những nhiệm vụ đó, “chống giặc đói” được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ quan
trọng cần được ưu tiên thực hiện ngay lập tức. Người đề nghị Chính phủ "phát
động một chiến dịch tăng gia sản xuất. Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những
thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc
quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết
kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo." (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000).
Giải quyết nhiệm vụ cứu đói trước mắt cùng với giải quyết các khó khăn về kinh
tế, tài chính là tạo nền móng vững chắc, bước đầu củng cố lại tình hình đất nước
đang trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, tạo tiền đề để giải quyết những nhiệm vụ
trọng yếu khác. Những vấn đề đó đòi hỏi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
phải có những quyết sách kịp thời và phù hợp.
II. Quá trình Đảng lãnh đạo chống “giặc đói” và giải quyết những khó
khăn về kinh tế, tài chính sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
1. Các biện pháp Đảng đề ra trong chống “giặc đói” và giải quyết những
khó khăn về kinh tế, tài chính sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
a. Trong chống “giặc đói”
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, một thách thức lớn được đặt ra – “giặc
đói”, vì vậy chống "giặc đói" trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu, khi

2
nguồn lực khan hiếm và nền kinh tế hỗn loạn. Để đối phó với tình hình khó khăn
này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp quan trọng
nhằm giải quyết vấn đề, đảm bảo sự sống còn của nhân dân và củng cố quyền lực
cách mạng.
Trước những khó khăn về kinh tế, nhất là hậu quả của nạn đói đang hoành hành,
trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, Chính phủ đề ra hai biện pháp
cứu đói khẩn cấp: “Nhường cơm sẻ áo” là giải pháp trước mắt và “tăng gia sản
xuất” là giải pháp lâu dài.
Trong thư gửi đồng bào về việc “nhường cơm sẻ áo” cho những người đang
đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lúc này chúng ta bưng bát cơm ăn, nghĩ đến
kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả
nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn
ăn 3 bữa đem gạo đó cứu dân nghèo...” (Hồ Chí Minh, 2000). Các hoạt động
“lạc quyên”, “ngày đồng tâm” nhịn ăn, “hũ gạo cứu đói”,... trở thành phong trào
quần chúng rộng lớn, từ đó hàng vạn tấn gạo đã được nhân dân cả nước đóng
góp, chia sẻ với đồng bào đang chịu thảm họa của nạn đói. Biện pháp này tập
trung vào việc chia sẻ thực phẩm và quần áo từ những người có điều kiện đến
những người gặp khó khăn, nhằm giúp cải thiện tình trạng đói nghèo ngay trong
tình hình khẩn cấp. Phong trào trên đã được đông đảo quần chúng nhân dân ủng
hộ và tham gia tích cực với nhiều hình thức phong phú. Ở Hà Nội, Nam Định và
các địa phương khác xuất hiện các xe bò “Bác ái” đi lạc quyên khắp phố, phường.
Nhân dân thành phố, tỉnh, huyện,... nhận kết nghĩa đỡ đần nhau. Bên cạnh đó,
công tác vận động các nhà tư sản, địa chủ bỏ tiền của, thóc gạo ra sức cứu đói
cũng thu được kết quả tốt.
Phong trào vận động tiết kiệm lương thực là biện pháp tức thời để giải quyết
tình trạng đói nghèo và hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Tuy nhiên, để giải quyết
vấn đề một cách bền vững và chiến lược, việc “tổ chức sản xuất” để cung cấp
nhiều hàng hóa cần thiết cho xã hội là cực kỳ quan trọng. Đây là biện pháp lâu
dài nhằm tăng cường sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, nhằm cung cấp đủ
thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, từ đó giảm bớt tình trạng đói
nghèo và tạo ra cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội. Những khẩu hiệu:

3
“tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình (Học viện Chính trị-Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009). Với các khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”,
“không để một tấc ruộng hoang”,… phong trào sản xuất được phát động rầm rộ
dưới mọi hình thức. Ở thành thị, học sinh được phép cuốc sân trường; thanh niên,
chiến sĩ có thể đào đất vỉa hè để trồng khoai, sắn; ở nông thôn tất cả ruộng đất
đều phải được canh tác, nếu không chính quyền địa phương có quyền tạm trưng
dụng để giao cho nông dân sản xuất. Để đảm bảo nhu cầu sản xuất lâu dài, hệ
thống nông giang ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Nguyên,… được sửa
chữa; hệ thống đê ở nhiều tỉnh được gia cố.
b. Trong giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam đối mặt với khó khăn về tài
chính kinh tế mà điển hình nhất chính là sự trống rỗng của kho bạc. Để giải quyết
tình trạng này, Chính phủ quyết định cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết,
mặt khác kêu gọi sự đóng góp của toàn dân. Sau khi tuyên bố độc lập, ngày
4/9/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 4/SL đặt ra “Quỹ Độc lập”: “thu nhận các món
tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của
quốc gia”. Tiếp đó, “nhằm kêu gọi các nhà giàu đóng góp một phần tài sản cho
đất nước trong hoàn cảnh vừa giành độc lập còn nhiều khó khăn, góp một tay xây
dựng và bảo vệ nền độc lập của đất nước, để dùng vào việc cần cấp và quan trọng
nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng”. Ngày 17/9/1945, Chính phủ ban
hành “Tuần lễ vàng”.
Sau Cách mạng Tháng Tám, bên cạnh giải quyết nạn đói nông nghiệp Việt Nam
còn có nhiệm vụ chuẩn bị lương thực một cách lâu dài và ổn định, chính vì thế
củng cố nền nông nghiệp trở thành một nhiệm vụ quan trọng để giải quyết những
vấn đề về tài chính kinh tế. Chính phủ thành lập Ủy ban Trung ương phụ trách
vấn đề sản xuất để thực hiện chủ trương phát động phong trào gia tăng sản xuất
lớn. Thực hiện công việc này, Chính phủ chủ trương đầu tư kinh phí, cho đấu thầu
việc sửa đê và khuyến khích các kỹ sư am hiểu về thủy lợi ra đấu thầu để thực
hiện các công trình nhằm đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chủ
trương cho các chủ ruộng kê khai những ruộng đất thừa, sau đó cho những người

4
dân thiếu ruộng mượn để canh tác; ruộng đất của Việt gian đế quốc bị tịch thu để
chia cho dân nghèo; chương trình tổ chức hợp tác xã trong nông nghiệp được phổ
biến, tiến hành miễn thuế, giảm thuế cho nhân dân,... Có thể nói, trong điều kiện
các ngành kinh tế công, thương nghiệp còn kém phát triển, nông nghiệp và chính
sách phát triển nền nông nghiệp trên nguyên tắc “tự cấp tự túc” là nền tảng của
công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ này.
Cùng với sự kiệt quệ về nông nghiệp, từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nước ta còn đối mặt với sự sa sút nghiêm trọng của ngành công - thương
nghiệp. Vì thế, để có thể giải quyết những khó khăn về tài chính kinh tế, việc phục
hồi công - thương nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên lạc trở thành một
nhiệm vụ tất yếu. Để chấn hưng công - thương nghiệp, một mặt Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi cho các thương nhân người Việt “mở lại các nhà máy do Nhật
bỏ, khai thác các mỏ, cho tư nhân góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và
mỏ ấy, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các cổ phần tham
gia kiến thiết lại nước nhà”. Mặt khác, vẫn để cho các nhà tư bản nước ngoài
(trước hết là tư bản Pháp) tiếp tục công việc kinh doanh nhưng đặt dưới sự kiểm
soát của chính phủ Việt Nam.
Phục hồi giao thông vận tải và thông tin liên lạc là một trong những công việc
hàng đầu, không chỉ được Chính phủ quan tâm trước mắt mà còn có những
phương án lâu dài. Bộ Giao thông Công chính đã thành lập Ủy ban Tư vấn (ngày
6/9/1945) và Ủy ban Tư vấn Liên hiệp vận tải (ngày 29/9/1945), huy động những
chuyên gia giỏi để tư vấn cho Chính phủ những vấn đề liên quan. Công việc sửa
chữa cầu đường được tiến hành khẩn trương, “đường xe lửa Việt Nam đã được tổ
chức lại. Đến tháng 5/1946 về cơ bản hệ thống đường sắt được phục hồi hoàn
toàn. Về đường bộ, 50 trong tổng số 60 chiếc cầu bị hư hỏng được khắc phục; trên
500km đường quốc lộ và tỉnh lộ được hàn gắn, mở rộng và trải nhựa. Đối với hệ
thống đường thủy (bao gồm cả đường sông và đường biển), Chính phủ đã thành
lập Nhà Hàng hải thương thuyền Việt Nam (10/1945) và Ủy ban Quản lý thương
thuyền (ngày 13/11/1945). Hệ thống thông tin liên lạc giữa Hà Nội - Huế - Sài
Gòn lúc này đã được khắc phục và hoạt động thông suốt.

5
Về tiền tệ, Chính quyền Cách mạng thành lập nhưng không sở hữu đồng tiền
riêng, chúng ta phải sử dụng đồng Đông Dương cho các giao dịch tiền tệ. Việc
chúng ta lại không chiếm được ngân hàng Đông Dương gây khó khăn trong việc
cấp và đổi tiền. Sau đó là việc phải đối mặt với “tiền quan kim” và “quốc tệ” -
loại tiền mất giá do Trung Hoa dân quốc mang sang gây nhiễu loạn thị trường.
Chính phủ ta đã linh động trong các chính sách, vừa mềm vừa cứng chống lại âm
mưu phá rối tài chính tiền tệ và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Để đấu tranh về tiền
tệ, tháng 10/1945 Chính phủ đã bí mật in tiền và đến tháng 12/1945 thì cho lưu
hành các loại tiền lẻ để giải quyết nạn khan hiếm tiền lẻ và giúp nhân dân làm
quen với đồng tiền mới. Sau đó từng bước phát hành tiền trong cả nước. Việc phát
hành tiền Việt Nam giúp Chính phủ ở Nam Trung Bộ xử lý khó khăn về tài chính,
đồng thời giúp Chính phủ ở Trung ương tích trữ lượng lớn tiền Đông Dương để
chi tiêu ở miền Bắc. Thành công từng bước của Chính phủ, tháng 8/1946 phát
hành tiền từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc; tháng 11/1946, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I
quyết định phát hành tiền trong cả nước. Vậy là chỉ hơn một năm sau khi thành
lập nước thì chúng ta đã có đồng tiền riêng của mình. (Võ Văn Sen & Lưu Văn
Quyết, 2021)
2. Thành tựu
a. Trong chống “giặc đói”
Bằng sự cố gắng nỗ lực của Đảng, Chính phủ và sự tích cực tăng gia sản xuất
của toàn dân, việc giải quyết nạn đói đã thu được những kết quả to lớn. Sau nhiều
tháng nỗ lực của toàn dân cùng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đất nước đã gặt
hái được thành công vượt trội. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp bốn lần so với
thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong năm tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946 đã
đạt 614.000 tấn, qui ra thóc là 506.000, bên cạnh đó miền Bắc đã thu hoạch được
231.000 tấn khoai lang, 224.000 tấn ngô, 60.000 tấn đỗ tương, hoàn toàn có thể
bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không
đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Tăng gia sản xuất phát triển, sản lượng
thu hoạch cao, đời sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện (Nguyễn Hữu Đạo,
2006).

6
Nhờ những chủ trương, biện pháp mà Đảng và chính quyền cách mạng các cấp
đã động viên được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia vào các phong
trào đẩy lùi giặc đói. Chính nạn đói được đẩy lùi đã tạo điều kiện cho việc xây
dựng và giữ vững chính quyền; phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, mở rộng
khối đoàn kết toàn dân và thúc đẩy phong trào xoá nạn mù chữ trong đông đảo
quần chúng nhân dân.
Nạn đói được đẩy lùi - một nhân tố rất quan trọng tạo thuận lợi cho nhân dân
ta vượt qua được những khó khăn, thử thách nghiêm trọng và chuyển nhanh đất
nước vào cuộc chiến tranh lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược. Trong diễn văn
kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên
bố: “Cách mạng đã chiến thắng nạn đói. Thực là một kỳ công của chế độ dân
chủ”.
b. Trong giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính
Chính “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” đã giúp cho Chính phủ của Chủ tịch
Hồ Chí Minh từ Chính phủ không tiền trở thành Chính phủ có tiền. Dù không
nhiều, nhưng tiền đóng góp của toàn dân ít nhất đã giúp Chính phủ có thể lo ở
mức tối thiểu những việc quốc gia đại sự, như cứu đói, đắp đê, chữa bệnh, giáo
dục, quốc phòng, ngoại giao,... Đó là một kỳ tích của cách mạng.
Nhìn chung sau một năm, kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Nạn đói cơ bản đã chấm dứt. Ngay năm đầu, sản xuất nông nghiệp có bước khởi
sắc rõ rệt, việc sửa chữa đê điều được khuyến khích, tổ chức khuyến nông, tịch
thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, đất hoang hóa chia cho nông dân nghèo. Sản
xuất lương thực tăng lên rõ rệt, cả về diện tích và sản lượng hoa màu. Một số nhà
máy, công xưởng, hầm mỏ được khuyến khích đầu tư khôi phục hoạt động trở lại,
ngân khố quốc gia được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam. Đầu
năm 1946, đời sống nhân dân cơ bản được ổn định, tinh thần dân tộc được phát
huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
Có thể nói, những biện pháp mà Đảng và Chính phủ đã tiến hành trên lĩnh vực
kinh tế, tài chính trong thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” đã tạo được ảnh hưởng
lớn, làm cho nhân dân tin tưởng và gắn bó với cách mạng. Kết quả không những

7
đẩy lùi được “giặc đói” mà Chính phủ bước đầu đã chuẩn bị được những tiền đề
quan trọng cho nền kinh tế độc lập, tự chủ lâu dài.
III. Ý nghĩa
1. Vai trò của Đảng trong thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc giải quyết "giặc đói" và khó khăn về kinh tế, tài
chính. Đảng đã thể hiện sự lãnh đạo thông minh và quyết tâm của mình trong việc
nỗ lực giải quyết tình thế thập phần khó khăn - được đánh giá là “ngàn cân treo
sợi tóc” của nước nhà. Trong bối cảnh khó khăn của nạn đói năm 1945, Đảng đã
thể hiện vai trò lãnh đạo sáng suốt khi đưa ra các chủ trương và biện pháp cấp
bách nhằm cứu đói cho nhân dân, đồng thời triển khai các chính sách kinh tế, tài
chính linh hoạt để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước. Đảng đã chứng tỏ được
khả năng lãnh đạo, tổ chức và điều hành hiệu quả trong tình huống khẩn cấp, qua
đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nạn đói căn bản được giải quyết, đời sống văn hóa, tinh thần thay đổi
đáng kể. Nền kinh tế, tài chính đã được cải thiện ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt với
việc cho phát hành giấy bạc, Việt Nam đã có đồng tiền riêng, đồng tiền độc lập
của một quốc gia độc lập.
Như vậy, trong điều kiện vô cùng khó khăn và trong thời gian rất ngắn, Đảng,
Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương sáng suốt, những
biện pháp kịp thời, đúng đắn, đã giải quyết được nạn đói lịch sử năm Ất Dậu,
những khó khăn kinh tế, tài chính, đã từng bước vun đắp nền tảng cho sự tồn tại
và phát triển kinh tế của Việt Nam lúc bấy giờ, mang Việt Nam vượt qua thác
ghềnh hiểm trở trong những năm 1945 - 1946, chuẩn bị điều kiện và lực lượng
bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Bài học kinh nghiệm cho Đảng trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Quá trình giải quyết nạn đói và khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1945 đã để
lại bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay cho Đảng Cộng sản
Việt Nam, những bài học này không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa sâu
sắc trong việc hướng dẫn hoạt động của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

8
Bài học kinh nghiệm đầu tiên rút ra là sự quan trọng của việc xây dựng và chỉnh
đốn Đảng. Đảng cần được xây dựng một cách quyết liệt, toàn diện, đồng bộ và
thường xuyên, với sự kiên định trong việc vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này đảm bảo cho Đảng có đủ
năng lực lãnh đạo và quản lý nhà nước hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới.
Bài học thứ hai là việc áp dụng quan điểm “dân là gốc” trong mọi công việc
của Đảng và Nhà nước. Đảng phải thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, đồng thời đảm bảo rằng mọi chính sách và quyết định đều
phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Bài học thứ ba là sự cần thiết của việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức
thực hiện một cách quyết liệt, năng động, sáng tạo và tích cực. Đảng cần phát huy
mọi nguồn lực và tính ưu việt của chế độ xã hội để đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội.
Những bài học này đã và đang được Đảng Cộng sản Việt Nam áp dụng một
cách linh hoạt và sáng tạo trong thời kỳ đổi mới, nhằm đưa đất nước phát triển
nhanh chóng, bền vững và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của
Đảng trong thời kỳ đổi mới không chỉ là lãnh đạo cách mạng mà còn là người
định hình và thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo hướng tiến bộ, hiện đại và
công bằng xã hội. Đảng tiếp tục khẳng định mình là lực lượng lãnh đạo chính trị,
đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời không ngừng
đổi mới để đáp ứng yêu cầu và thách thức của thời đại.
KẾT LUẬN
Quá trình Đảng lãnh đạo trong việc chống "giặc đói" và giải quyết những khó
khăn về kinh tế, tài chính sau cách mạng tháng Tám năm 1945, một giai đoạn
quan trọng trong lịch sử Việt Nam là chủ đề có tính cấp thiết và nền tảng trong
việc hiểu sâu hơn về quá trình phát triển của đất nước sau cuộc chiến tranh. Trong
thời kỳ này, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã đối
mặt với nhiều thách thức kinh tế và tài chính nặng nề. Đầu tiên là tình hình kinh
tế diễn biến phức tạp sau thời kỳ chiến tranh, khi hệ thống kinh tế bị phá vỡ và
nền kinh tế cần phải được tái thiết. Thêm vào đó, các yếu tố như chiến tranh và

9
đói kém đã khiến cho tình hình kinh tế trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để đối
phó với tình hình này, Đảng đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc tập
trung vào việc tái thiết nền kinh tế, tăng cường sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp, đồng thời thiết lập các chính sách giúp người dân vượt qua khó khăn và
phát triển kinh tế. Qua việc phân tích quá trình Đảng lãnh đạo chống "giặc đói"
và giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính sau cách mạng tháng Tám năm 1945,
chúng ta nhận thấy sự quyết tâm và nỗ lực của Đảng trong việc xây dựng và phát
triển đất nước. Những biện pháp mà Đảng đã thực hiện đã đóng vai trò quan trọng
trong việc đưa Việt Nam vượt qua những thử thách khó khăn và tiến lên trên con
đường phát triển bền vững. Thắng lợi bước đầu trong xây dựng nền kinh tế, ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân trong thời điểm này có ý nghĩa chính trị quan
trọng, để lại bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân
tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay.

10

You might also like