Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng xanh

Kết quả và lợi ích liên quan đến việc áp dụng thực hành quản lý chuỗi cung ứng
xanh đã và đang được nghiên cứu trong các tài liệu học thuật. Từ quan điểm lý thuyết,
các nghiên cứu trước đây nhận diện được mối quan hệ giữa thực hành quản lý chuỗi cung
ứng xanh và hiệu quả tổ chức bao gồm hiệu quả môi trường, kinh tế và hoạt động cũng
như hiệu quả cạnh tranh. Rất nhiều nghiên cứu khám phá ra rằng thực hành Quản lý
chuỗi cung ứng xanh có thể cải thiện hiệu quả môi trường (Florida, 1996; Zhu và Sarkis,
2004). Geffen và Rothenberg (2000) đã khuyến nghị mối quan hệ hợp tác với nhà cung
cấp, hỗ trợ cho việc áp dụng và phát triển thực hành bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, nó
rất có ích cho mối quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua các hoạt
động hợp tác nghiên cứu và phát triển hiệu quả môi trường.
Nhìn chung, hiệu quả kinh tế là nhân tố thúc đẩy các DN thực hiện các sáng kiến
bảo vệ môi trường. Thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể tác động tích cực đến
hiệu quả môi trường (Wagner, Schaltegger và cộng sự, 2001). Nhưng kết quả nghiên cứu
của Alvarez và cộng sự (2001) cho rằng thực hành quản lý môi trường như quản lý chuỗi
cung ứng xanh có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế của tổ chức. Trong khi đó,
Dodgson (2000), Dyer và Singh (1998) cũng cho rằng sự liên kết giữa các DN có thể làm
tăng uy tín, giảm rủi ro, thúc đẩy tính sáng tạo và năng suất cũng như hiệu quả kinh
doanh. Có một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa hoạt động môi trường và
hiệu quả hoạt động tổ chức. Trong khi đó, Szwilski (2000) cũng cho rằng thực hành quản
lý môi trường là chương trình sáng tạo có tính chiến lược và là công cụ nâng cao hiệu quả
hoạt động của DN.

You might also like