bất bình đẳng trong xh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

+ Khái niệm

Bất bình đẳng là sự không bằng nhau về mặt cơ hội hoặc lợi ích giữa các cá nhân
trong cùng một nhóm hoặc giữa các nhóm xã hội với nhau.
+ Cơ sở hình thành bất bình đẳng xã hội
- Những cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải
thiện chất lượng cuộc sống, nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của
cải, tài sản và thu nhập mà còn cả những điều kiện như lợi ích chăm sóc sức khoẻ
hay an ninh xã hội.
- Địa vị xã hội: cơ sở địa vị có thể khác nhau trong xã hội cụ thể một người này có
thể có những cơ hội trong khi nhóm kia thì không. Đó là cơ sở khách quan của bất
bình đẳng
- Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị được nhìn nhận
như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Bản thân chức vụ chính trị
có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Đó là
những bất bình đẳng trên cơ sở chính trị.
+ bất bình đẳng giới là gì
Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia,
tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực.
Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể
xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Vì
thế mà hiện nay bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước dành sự ưu
tiên đặc biệt. Luật Bình đẳng giới đề ra mục tiêu tạo cơ hội như nhau cho nam và
nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực nhưng trên thực tế
vẫn tồn tại sự bất bình đẳng.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và
cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình
và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
+ nguyên nhẫn dẫn đến bất bình đẳng giới
– Xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho
giáo. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ
khiến cho khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực.
– Vì định kiến xã hội về giới, về vai trò , vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận
thức của mọi người. Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc gia
đình là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới phù
hợp với công việc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ…
– Bản thân phụ nữ còn tự ti, không chịu phấn đấu.
– Nhận thức của xã hội về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Nhiều cán bộ lãnh
đạo, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giới, dẫn đến việc chưa
thực hiện nghiêm túc cascq quy định của Đảng, Nhà nước về giới và bình đẳng
giới, chưa quan tâm tới quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, chưa quan tâm giao việc cho
phụ nữ, thiếu công bằng giới.
+ ví dụ bất bình đẳng giới
Ví dụ 1: Gia đình ông B ở nông thôn, mặc dù vợ chồng ông đã sinh được 5
người con nhưng ông vẫn muốn vợ ông sinh thêm con nữa, với lý do 5 người con
trước chỉ là con gái, và ông nhất định ép vợ phải sinh con thêm đến khi nào được
con trai thì thôi, bởi chỉ khi có con trai ông mới có người “ chống gậy” sau này.
Như vậy tại các gia đình vẫn còn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng đối với
phụ nữ ngay trong chính gia đình bởi các chuẩn mực giới theo truyền thống văn
hoá trước kia vẫn ăn sâu trong nhiều gia đình, dòng họ, nhất là một số gia đình có
nhiều thế hệ chung sống. Không ít người, kể cả những nam giới có trình độ vẫn coi
việc chính của phụ nữ là sinh con, đẻ cái, tề gia, nội trợ. Nhiều gia đình vẫn mang
nặng tư tưởng phải có con trai nối dõi tông đường, con trai là người thừa kế tài sản,
có người “chống gậy” nên phải tìm cách sinh con trai bằng mọi giá.
Ví dụ 2: Nhà ông C khá khó khăn, ông có 2 người con sinh đôi, 2 chị em năm
nay đều hết lớp 12, song chị gái thì chăm chỉ học lực tốt hơn so với em trai, tuy
nhiên ông C lại quyết định cho chị gái chỉ học để xét tốt nghiệp bởi ông nghĩ rằng
con gái không cần học nhiều, học trình độ 12/12 là đủ rồi. Mặc dù con gái ông C
rất buồn, xin ông nhiều lần để cho con được học đại học nhưng nhất định ông
không nghe.
Như vậy nhiều gia đình có cả con trai, con gái thì lại có sự phân biệt, đối xử bất
bình đẳng ngay trong chính gia đình mình. Con trai luôn có quyền nhiều hơn, được
bênh vực hơn chị em gái, việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cũng chủ yếu dạy con gái
làm. Khi các con trưởng thành, lập gia đình thì bố mẹ lại để thừa kế tài sản phần
lớn cho con trai, con gái chẳng qua cùng là “con người ta”, đi làm dâu thì hưởng
phúc nhà chồng… Chính những quan điểm không phù hợp này vô hình trung đã
dẫn đến một hệ quả bất bình đẳng, áp đặt những việc không tên trong gia đình lên
vai người phụ nữ, biến những thời gian giải quyết việc nhà thành thời gian làm
việc không được trả lương.
+ hậu quả của bất bình đảng giới tính

Bình đẳng giới phải được hiểu là sự đối xử công bằng về mặt luật pháp, cũng như
vị thế xã hội giữa nam và nữ giới. Những thành tựu đã đạt được trong công tác
bình đẳng giới của Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng còn nhiều
vấn đề đã và đang tồn tại là trở lực rất lớn cho công tác bình đẳng giới. Cụ thể như
sau:

Về kinh tế: Chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn tồn
tại, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với
nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối tượng dễ
bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực.

Về chính trị – xã hội: Tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo tuy đã được cải
thiện nhưng vẫn còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung, so với sự
gia tăng của lực lượng lao động nữ nói riêng.

Trong gia đình: Phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu; vẫn còn
tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái,
kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo
lực gia đình, nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục.

You might also like