Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH MINH CHÁNH

LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở NAM BỘ GẮN VỚI


PHÁT TRIỂN DU LỊCH

(Trường hợp thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ,


TP.HCM và thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời,
tỉnh Cà Mau)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC

Ngành: Dân tộc học

Mã số: 9310310

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022


0

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Cán bộ dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân

Phản biện độc lập:

1……………………………………

2……………………………………

Phản biện:

1……………………………………

2……………………………………

3……………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước


Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường

Họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Vào lúc …… giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm……...

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:……………………………


1

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển và nhiều đảo, quần đảo.
Việt Nam thuận lợi trong việc phát triển du lịch gắn với các loại hình
du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch thể thao biển, du lịch biển đảo, du
lịch tàu biển, du lịch văn hóa gắn với biển nhằm đáp ứng nhu cầu của
du khách nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó có nhiều tài nguyên du
lịch, di sản văn hóa gắn với biển trong đó quan trọng và nổi bật chính
là lễ hội Nghinh Ông.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam
thì hiện nay cả nước có 7.966 lễ hội, vậy trung bình mỗi ngày
khoảng 22 lễ hội diễn ra, bình quân mỗi giờ ở Việt Nam lại có một lễ
hội được tổ chức. Trong đó có 7.039 là lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn
giáo, 322 lễ hội lịch sử, 41 lễ hội du nhập từ nước ngoài và 10 lễ hội
khác (Báo Lao Động, 2018). Mỗi lễ hội gắn vùng địa lý, lịch sử,
cộng đồng dân tộc, môi trường xã hội khác nhau đã tạo nên những
giá trị, đặc trưng cho lễ hội của Việt Nam. Trong đó lễ hội Nghinh
Ông ở các vùng ven biển từ Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung
Bộ, Đông Nam Bộ đến Tây Nam Bộ cũng có những giá trị, đặc trưng
riêng của nó.
Có nhiều nghiên cứu về lễ hội Nghinh Ông ở TP.HCM cũng
như các tỉnh ở Nam Bộ nhưng hầu như chưa có công trình nghiên
cứu chuyên sâu nào so sánh lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ với lễ hội
Nghinh Ông ở Sông Đốc qua hoạt động du lịch. Thêm vào đó, cả hai
lễ hội Nghinh Ông nơi đây đã được công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia. Do đó thiết nghĩ việc chọn đề tài “Lễ hội
Nghinh Ông ở Nam Bộ gắn với phát triển du lịch, trường hợp thị
trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM và thị trấn Sông Đốc,
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau” làm luận án tiến sĩ chuyên
ngành Dân tộc học là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất
định.
2. Tổng quan tài liệu
Lễ hội Nghinh Ông là một hình thức của lễ hội truyền thống,
lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian, lễ hội cộng đồng, v.v. Giới hạn
trong việc sưu tầm tư liệu, chúng tôi đã tiếp cận các công trình
nghiên cứu liên quan đến nhóm công trình như sau:
2

Nhóm công trình liên quan đến lễ hội truyền thống, lễ hội cổ
truyền, lễ hội dân gian, lễ hội cộng đồng.
Công trình Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển
du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh (2007) do Huỳnh Quốc Thắng
chủ biên là một công trình có đầu tư về chiều sâu, có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn, mang tính quốc tế và thời sự trong việc khai thác lễ
hội (gồm cả lễ hội truyền thống) gắn liền với du lịch.
Nhóm công trình liên quan đến lễ hội Nghinh Ông, các tín
ngưỡng dân gian, văn hóa dân gian vùng biển, đảo ở Việt Nam.
Công trình Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ (Nghiên cứu
trường hợp: Xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu và xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) (2004)
của Trần Hồng Liên đã so sánh hai địa bàn nghiên cứu của vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Công trình Whale Worship in Vietnam, the belief & tradition


worship of the fishermen in central Vietnam (2009) của Sandra
Lantz, tập trung nghiên cứu ở hai địa điểm là ven biển Đà Nẵng và
Hội An, tác giả đã miêu thuật và trình bày lại nh ững nghiên c ứu c ủa
mình một cách khúc chiết từ thể chế Việt Nam, tín ngưỡng dân gian
Việt Nam qua thờ cúng cá Ông, đời sống văn hóa xã h ội c ủa hai n ơi
tác giả nghiên cứu.

Công trình Đời sống xã hội – kinh tế văn hóa của ngư dân và
cư dân vùng biển Nam Bộ (2014) của tác giả Phan Thị Yến Tuyết
gồm bốn chương với nhiều nội dung phong phú về các lĩnh vực của
đời sống xã hội, kinh tế và văn hóa của ngư dân nói chung, cư dân
vùng biển Nam Bộ nói riêng.
Nhóm công trình liên quan phát triển bền vững, phát triển du
lịch bền vững, di sản văn hoá gắn với du lịch, quản lý di sản văn hóa
ở Việt Nam và thế giới.
Công trình Sustainable Tourism: Theory and Practice (2006),
Du lịch bền vững, lý thuyết và thực tiễn của David Weaver đã đề cập
đến sự xuất hiện của du lịch bền vững và những vấn đề trong du lịch
bền vững như: Danh lam thắng cảnh, kiểm soát chất lượng, địa điểm
du lịch, chiến lược quản lý du khách cho các điểm đến và du lịch
sinh thái.
3

Nhóm công trình liên quan đến lý thuyết nghiên cứu dưới quan
điểm của dân tộc học, nhân học.
Công trình Cultural Anthropology the human challenge (2017)
của nhóm tác giả W.A.Haviland, H.E.L.Prins, B.McBride and
D.Walrath (15th Edition). USA: Cengage Learning, là công trình
gồm các bài viết đa dạng các chủ đề nghiên cứu trong ngành nhân
học. Cụ thể: Nghiên cứu dân tộc học, lịch sử, phương pháp và lý
thuyết; ngôn ngữ, giao tiếp; xã hội và giới, hệ thống kinh tế trong
nhân học; chính sách, quyền lực, chiến tranh và hòa bình; tâm linh,
tôn giáo; sự biến đổi văn hóa; những thử thách toàn cầu và vai trò
của nhân học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hướng đến các mục tiêu sau:
Nhận diện các giá trị của lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và
Sông Đốc qua các chiều kích văn hóa, địa lý, lịch sử với chủ đích tìm
ra các giá trị, đặc trưng của lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông
Đốc.

Khảo sát thực trạng, định hướng khai thác các giá trị của lễ hội
Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc theo hướng phát triển du lịch
bền vững và phát triển du lịch cộng đồng với mong muốn góp một
chút công sức cùng cộng đồng địa phương, khách du lịch, cơ quan
chức năng quản lý Nhà nước và doanh nghiệp lữ hành.

Bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần
Thạnh và Sông Đốc gắn với phát triển du lịch trong đó có sự tham
gia của các bên liên quan: Cộng đồng địa phương, khách du lịch, cơ
quan chức năng, doanh nghiệp lữ hành và các chuyên gia.

Xây dựng bản đồ định vị lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ, bản
đồ định vị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc gắn với các
điểm đến du lịch địa phương thông qua phần mềm biên tập bản đồ
MapInfo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận án là lễ hội Nghinh Ông của
người Việt ở Nam Bộ.
4

Khách thể nghiên cứu: Cư dân địa phương gồm nhiều độ


tuổi, đa dạng ngành nghề, giới tính trong đó có cả ngư dân, khách du
lịch, các chuyên gia, các doanh nghiệp lữ hành và các nhà quản lý
văn hoá, du lịch có liên quan đến đề tài luận án.

Phạm vi không gian: Lễ hội Nghinh Ông tại Cần Thạnh,


TP.HCM ở biển phía Đông và lễ hội Nghinh Ông tại Sông Đốc, tỉnh
Cà Mau ở biển phía Tây.

Phạm vi thời gian: Từ 2013 đến nay.

Luật Di sản hợp nhất được ban hành năm 2013, Điều 25
đã thể hiện tinh thần đổi mới trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập,
luôn tạo điều kiện đ ể duy trì và phát huy giá trị văn hóa của
lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó khai thác các giá trị văn hóa
trong hoạt động du lịch thông qua đề án “Chiến lược phát triển
sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của
Quyết định Số: 2714/QĐ-BVHTTDL.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu chúng tôi sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo. Bên cạnh đó là
việc khảo sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu:

Các phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative research)

Phương pháp quan sát, tham dự là phương pháp nghiên cứu


chủ đạo giúp chúng tôi hoàn thành luận án bởi thông qua trải nghiệm
thực tế các lễ hội chúng tôi có thể kiểm chứng, có cái nhìn tổng thể
và trực quan về lễ hội Nghinh Ông.

Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung, phỏng
vấn chiến lược được sử dụng với mục đích tiếp cận các chủ thể và
khách thể liên quan đến lễ hội Nghinh Ông, liên quan đến các hoạt
động du lịch để đánh giá những tiềm năng, thực trạng, tìm ra những
thuận lợi và hạn chế nhằm định hướng, đề ra chiến lược để khai thác,
bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ gắn với
phát triển du lịch theo hướng bền vững.
5

Phương pháp so sánh, đối chiếu được chúng tôi áp dụng trong
luận án với mục đích có sự đối sánh giữa lễ hội Nghinh Ông ở Cần
Thạnh và Sông Đốc.
Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thông qua các thao
tác tập hợp, xử lý các tài liệu đã được thu thập từ nhiều nguồn: sách,
báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước
liên quan đến lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ, du lịch lễ hội, di sản văn
hóa.
Song song đó, chúng tôi thực hiện những cuộc khảo sát để
nhận biết sự quan tâm, tính hấp dẫn cũng như để đánh giá tiềm năng,
thực trạng của lễ hội Nghinh Ông đối với các đối tượng tham gia
như: Ở thị trấn Cần Thạnh, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu
khảo sát tại cộng đồng địa phương là những người dân buôn bán,
ngư dân sinh sống trong thị trấn (200 phiếu khảo sát) khách du lịch
(200 phiếu khảo sát). Ở thị trấn Sông Đốc, chúng tôi tiến hành phát
phiếu khảo sát tại cộng đồng địa phương là những người dân buôn
bán, ngư dân sinh sống trong thị trấn (200 phiếu khảo sát), khách du
lịch (200 phiếu khảo sát). Tổng cộng 800 phiếu khảo sát cho 2 địa
bàn nghiên cứu.

Chúng tôi dùng phần mềm SPPS để phân tích 779 phiếu hợp
lệ trên tổng số 800 phiếu được chúng tôi khảo sát ở hai địa bàn. Tình
trạng kiểm đếm số phiếu như sau: Tại Cần Thạnh, tổng số phiếu
khảo sát phát ra là 400 phiếu, chúng tôi thu về 390 phiếu (Cộng
đồng: 198 phiếu; du khách: 192 phiếu) chiếm 97,5% phiếu trả lời
hợp lệ, trong đó có 7 phiếu trả lời còn để trống một số câu hỏi, 3
phiếu trả lời bị hỏng, mất thông tin nên chúng tôi không sử dụng. Tại
Sông Đốc, tổng số phiếu khảo sát phát ra là 400 phiếu, chúng tôi thu
về 389 phiếu (Cộng đồng: 196 phiếu; du khách: 193 phiếu) chiếm
97,25% phiếu trả lời hợp lệ, trong đó có 8 phiếu trả lời còn để trống
một số câu hỏi, 3 phiếu trả lời ghi sai thông tin nên chúng tôi không
sử dụng.

Bên cạnh đó, các thao tác khoa học trong nghiên cứu điền dã
dân tộc học như chụp ảnh, thu âm, rã băng, giữ mối quan hệ với cộng
đồng, v.v. được chúng tôi áp dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu.

Ngoài ra để thiết kế sơ đồ định vị lễ hội Nghinh Ông và các


điểm du lịch tại TP.HCM và tỉnh Cà Mau chúng tôi đã sử dụng ứng
dụng Google Maps trên điện thoại thông minh để lưu lại vị trí yêu
6

thích. Để đảm bảo lưu đúng vị trí, tính năng GPS của thiết bị cần

được bật lên trong suốt hành trình, điện thoại thông minh cần có kết
nối internet và được cài đặt ứng dụng Google Maps.

Khung nghiên cứu

6. Những đóng góp mới của luận án


6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần định vị các giá trị của lễ hội Nghinh Ông, xác
định mối tương quan giữa lễ hội và du lịch, vai trò của lễ hội đối với
hoạt động du lịch và vai trò của du lịch đối với việc khai thác, bảo tồn
và phát huy giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc gắn
với phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của ngành Dân tộc học
trong nghiên cứu ứng dụng cụ thể là chỉ ra mối quan hệ giữa các bên
liên quan đối với việc phát triển du lịch địa phương từ bản sắc văn
hóa và di sản văn hóa của cộng đồng địa phương hướng đến mục tiêu
bền vững.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn


7

Góp phần khẳng định tiềm năng, giá trị của lễ hội Nghinh Ông
gắn định hướng, khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội
Nghinh Ông và các điểm du lịch khác của địa phương nhằm phục vụ
cộng đồng và các bên liên quan khác. Từng bước xây dựng thương
hiệu điểm đến cho địa phương thông qua các giá trị của lễ hội
Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc.

Sử dụng phần mềm MapInfo để định vị lễ hội Nghinh Ông đáp


ứng nhu cầu sử dụng công nghệ trong việc tra cứu nhanh thông tin
điểm đến đối với du khách muốn đến với lễ hội. Thêm vào đó là việc
xây dựng Bộ tiêu chí ứng xử văn minh du lịch tại các điểm lễ hội
Nghinh Ông góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội và
nâng cao bản sắc văn hóa địa phương.

7. Bố cục của luận án


Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh
mục hình ảnh, danh mục biểu, bảng, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và giới thiệu tổng quan về địa bàn
nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ gắn với
phát triển du lịch.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Nghinh
Ông ở Nam Bộ gắn với phát triển du lịch.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU TỔNG


QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Lễ hội
Lễ hội là một sự kiện kỷ niệm thường được tổ chức tại định kỳ
với nội dung thế tục hoặc nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo riêng biệt. Với các giá trị cố kết cộng đồng; giá trị cân bằng đời
sống tâm linh; giá trị giáo dục; giá trị góp phần bảo lưu bản sắc văn
hóa dân tộc.
1.1.1.2. Lễ hội Nghinh Ông
Là lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống ngành ngư nghiệp của
cộng đồng ngư dân vùng biển, nơi suy tôn cá Voi (cá Ông) làm vị thần
8

hộ mệnh cho cộng đồng, nơi gắn liền với môi trường tự nhiên là biển,
đảo với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió và
đánh bắt mùa màng bội thu
1.1.1.3. Du lịch
Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên
tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp
khác.
1.1.1.4. Phát triển du lịch (Tourism development)

Phát triển du lịch là việc xây dựng các chính sách, thúc đẩy
hoàn thiện các điều kiện cần thiết, khuyến khích các thành phần tham
gia kinh doanh, phục vụ các đối tượng thị trường khách trên cơ sở
phát huy các tiềm năng, giá trị tài nguyên, lực hấp dẫn du lịch để
hình thành sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, thực
hiện xúc tiến quảng bá du lịch.

1.1.1.5. Phát triển bền vững (Sustainable development)


Sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai.
1.1.1.6. Phát triển du lịch bền vững (Sustainable tourism
development)
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng
đồng thời các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo đảm hài
hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
1.1.1.7. Du lịch cộng đồng (Commutity tourism)
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ
sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý,
tổ chức khai thác và hưởng lợi.
1.1.1.8. Mối quan hệ giữa lễ hội và phát triển du lịch bền
vững
Lễ hội là thành tố của văn hóa, còn hoạt động du lịch chính là
hoạt động kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. Xét cho cùng, mối
tương quan giữa lễ hội và du lịch cũng chính là mối tương quan giữa
9

văn hóa và kinh tế. Cho nên, văn hóa không chỉ là mục tiêu mà còn
là động lực của sự phát triển kinh tế xét trong phạm vi hẹp của mối
tương quan ấy, văn hóa và kinh tế là hai trụ cột trong phát triển bền
vững.
1.1.2. Quan điểm tiếp cận
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đầu tiên chúng tôi xác
định quan điểm tiếp cận nghiên cứu liên ngành (Interdisciplinary
research). Trong đó ngành Dân tộc học là ngành chính của luận án;
và để bổ trợ cho ngành chính có ngành Văn hóa học, Lịch sử, Địa lý
học, Du lịch, Kinh tế học…

Từ quan điểm tiếp cận liên ngành và quan điểm tiếp cận từ
cộng đồng, giúp chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với các bên liên quan
như: Cộng đồng, du khách, chuyên gia, doanh nghiệp du lịch và lãnh
đạo địa phương với mục đích thấy được, nghe được tiếng nói đa
thanh để từ đó có nhận định một cách khách quan với nhiều góc
nhìn, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các thông tin, dữ liệu đã được
khai thác nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi
nghiên cứu trong luận án.

1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Các giá trị lễ hội Nghinh Ông ở
Cần Thạnh và Sông Đốc theo quan điểm của cộng đồng là như thế
nào? Câu hỏi nghiên cứu cụ thể giúp chúng tôi nhận diện các giá trị
lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc thông qua các hoạt
động của lễ hội, các di tích, nơi thờ tự và các bên liên quan tham gia
trực tiếp, gián tiếp đến lễ hội.

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chúng tôi đặt ra là: Việc khai thác
các giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc gắn với
hoạt động du lịch trong thời gian qua diễn ra như thế nào? Giả
thuyết nghiên cứu của câu hỏi thứ hai như sau: Lễ hội Nghinh Ông ở
Cần Thạnh và Sông Đốc là lễ hội cấp quốc gia nên được cộng đồng,
cơ quan địa phương rất quan tâm. Do đó du khách trong và ngoài
tỉnh, thành phố cũng để ý đến, những công ty du lịch cũng tiến hành
khảo sát, thiết kế các chương trình du lịch gắn với lễ hội, cộng đồng
địa phương sẵn sàng tham gia vào các hoạt động du lịch gắn với lễ
hội.
10

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba là: Bằng cách nào để bảo tồn các
giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc gắn với phát
triển du lịch? Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng
lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc cần phát triển theo
hướng bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa địa phương với sự
tham gia có trách nhiệm của cộng đồng, khách du lịch, chính quyền
địa phương và doanh nghiệp lữ hành. Các di tích thờ tự gắn với lễ
hội Nghinh Ông được trùng tu, lễ hội được tổ chức quy mô lớn để
phục vụ du khách trong và ngoài địa phương.

1.1.4. Lý thuyết nghiên cứu


Lý thuyết cấu trúc – chức năng vận dụng vào luận án giúp
chúng tôi trả lời, tìm ra những giá trị, đặc trưng của lễ hội Nghinh
Ông thông qua cấu trúc của lễ hội: Phần lễ, phần hội, các hoạt động
tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của cộng đồng cư dân và những hành vi
mà cá nhân, cộng đồng ứng xử với lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh
và Sông Đốc.
Lý thuyết phát triển du lịch bền vững hay nói cách khác là
phát triển bền vững trong lĩnh vực du lịch. Trong đó ba yếu tố quan
trọng của PTBV là kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường vẫn luôn
được quan tâm. Chọn lọc và vận dụng vào luận án này, các lý thuyết,
mục tiêu phát triển bền vững sẽ trả lời câu hỏi làm thế nào để khai
thác, bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh
và Sông Đốc theo hướng bền vững, có lợi cho cộng đồng và gắn với
phát triển du lịch địa phương.
1.2. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan huyện Cần Giờ, TP.HCM
Huyện Cần Giờ là nơi có du lịch sinh thái có hệ động thực vật
đa dạng, văn hoá, lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái
về môi trường, vừa hấp dẫn du khách, góp phần to lớn vào sự phát
triển ngành du lịch của thành phố. Có đầy đủ tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, đa dạng các loại hình du lịch.
Cách trung tâm TP.HCM khoảng 60 km.
1.2.2. Tổng quan huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phương có tiềm
năng du lịch của tỉnh Cà Mau, là điểm đến hấp dẫn của miền Nam
Tổ Quốc. Huyện có những điểm du lịch thu hút du khách như hòn
Đá Bạc, vườn quốc gia U Minh Hạ, Sông Đốc, đầm Thị Tường, v.v.
11

và những làng nghề. Trong các năm 2016 đến 2018, lượng khách đến
tham quan, du lịch, mua sắm ngày một tăng.
Tiểu kết chương 1
Thao tác hóa các khái niệm có liên quan: lễ hội, lễ hội truyền
thống, lễ hội dân gian, lễ hội cộng đồng, lễ hội Nghinh Ông, di sản văn
hóa, du lịch và quá trình hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, du lịch
bền vững, v.v.
Trình bày quan điểm tiếp cận, các lý thuyết nghiên cứu sử dụng
trong nội dung luận án như lý thuyết cấu trúc – chức năng, phát triển
bền vững, du lịch bền vững. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên
cứu để thấy được bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng ngư
dân ở Cần Thạnh và Sông Đốc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở NAM


BỘ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Khái quát về lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ
2.1.1. Khái quát về lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh
2.1.1.1. Nơi thờ tự
Bên trong chính điện ngoài thờ Ông Nam Hải ra còn phối thờ,
Tiên sư, Thủy long thần nữ, Ông Quang Tướng, Quan thánh Đế
quân, Tiền bối chư vị, Hậu bối chư vị (là những người đã có công
xây dựng tu bổ và làm việc tại lăng đã quá vãng), v.v.
2.1.1.2. Giới thiệu lễ hội
Cần Giờ xưa là một bán đảo cù lao nên khách các nơi về đây
rất là khó khăn cho nên lễ hội Nghinh Ông được xem là cái riêng cái
nét đặc biệt của Cần Giờ do các ngư dân và người dân cùng nhau tổ
chức, cùng nhau biết ơn vị thần cứu tinh cho người đi biển đã ăn sâu
vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ của người dân Cần Giờ.
2.1.1.3 Diễn trình của lễ hội: Bao gồm phần lễ và phần hội
Phần lễ: bao gồm lễ Thượng Kỳ (lễ treo cờ), lễ mừng công
ngư dân Cần Giờ, lễ cúng bạn cũ lái xưa, lễ Cầu An, lễ Nghinh Ông
trên biển, v.v.
Phần hội: là phần vui chơi trước chợ, công viên như leo cây
mỡ bò, múa rối nước, đi cà kheo, thả chài, bắt vịt trên biển, trói cua,
đá bóng, đi cà kheo, đẩy cây, bóng chuyền bãi biển bằng chân, bóng
đá giao lưu các nghệ sĩ, đua xuồng chèo tại công viên biển Cần
12

Thạnh, làm lồng đèn trung thu cho các em thiếu nhi, học sinh, bắn
pháo hoa hỏa thuật, ẩm thực làng chài v.v.
2.1.2. Khái quát về lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc
2.1.2.1. Nơi thờ tự
Lăng Ông hiện nay được xây dựng năm 1963, được tu bổ,
sửa chữa nhỏ vào năm 1990. Các công trình trong Lăng Ông Nam
Hải gồm có: Tiền sảnh, chánh điện, miếu Bà Thủy Long thần nữ,
miếu Thành Hoàng, nhà khách, nhà khói cùng các công trình phụ trợ
khác. Hiện nay lăng Ông trở thành một di tích lịch sử văn hóa tôn
kính, một biểu tượng tinh thần cao đẹp của ngư dân và ngành ngư
nghiệp tỉnh Cà Mau.

2.1.2.2. Giới thiệu lễ hội


Tại lăng Ông Nam Hải thị trấn Sông Ðốc, lễ cúng được tổ
chức vào ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hằng năm, trở thành lễ hội
Nghinh Ông lớn nhất ở địa phương hiện nay. Lễ hội Nghinh Ông ở
Sông Đốc diễn ra với quy mô do Ban Trị sự lăng Ông đảm trách và
thu hút đông đảo ngư dân, ghe bạn các tỉnh đang đánh bắt, du khách
nhiều địa phương khác như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên
Giang, v.v. đến tham dự.
2.1.2.3. Diễn trình của lễ hội: Bao gồm phần lễ và phần hội

Phần lễ: Nghinh Ông (trưa ngày 15/2 âm lịch), Tế Tiền Hiền
(tối ngày 15/2 âm lịch), Chánh Tế, Tống Ôn (khuya 15/2 âm lịch).
Trong đó Nghi thức Nghinh Ông được chuẩn bị và tổ chức long
trọng với các vật phẩm và nghi thức, trước khi xuống thuyền ra biển
các vị bô lão và chức sắc, ban học trò lễ, thành viên trong Ban Trị sự
lăng Ông thực hiện các nghi lễ.
Phần hội: Với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức
hằng đêm, có tổ chức múa lân, biểu diễn đờn ca tài tử, hát cải lương,
tổ chức các trò chơi dân gian: kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố, đánh cờ
tướng, múa lân, múa kiếm và có sự phối hợp của trung tâm thể thao
huyện Trần Văn Thời tổ chức hội thao.
2.2. Giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ
2.2.1. Giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh
Lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh là một hình thức của tín
ngưỡng dân gian – tín ngưỡng thờ vật thiêng, nơi bảo lưu và thể hiện
13

những sinh hoạt văn hóa dân gian, phản ánh tâm thức của ngư dân với
tục thờ cá Ông một cách thành kính, trang trọng.
Lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh luôn có sức hấp dẫn và thu
hút du khách trong và ngoài tỉnh, bởi đó là thế giới tâm linh của
người dân vùng biển, là ngày hội của ngư dân được tự do vui chơi
sau những tháng trời long đong trên biển.
Lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh cũng mang ý nghĩa nhất định
trong việc giáo dục trực quan đối với khách du lịch và người dân địa
phương trong việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt
Nam. Không chỉ bảo tồn văn hóa biển đảo mà còn bảo vệ môi trường
biển, bảo vệ các sinh vật, động vật biển đang có nguy cơ bị mất đi.
Lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh là hoạt động với nhiều chuỗi
sự kiện trong đó có thể kể đến yếu tố hội chợ, thương mại, trao đổi
hàng hóa của địa phương. Đây cũng là dịp du khách thực hiện việc
chi tiêu cá nhân đồng thời cộng đồng cũng được lợi ích từ các dịch
vụ kinh doanh của mình.
2.2.2. Giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc
Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc đáp ứng nhu cầu đời sống tâm
linh, sinh hoạt văn hóa cho ngư dân vùng biển Cà Mau nói riêng và
cả nước nói chung, đó là yếu tố tâm linh sâu xa bên trong tâm thức
của ngư dân vùng biển có cái gì đó rất huyền bí mà bản thân có thể
cảm nhận được.
Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc chính là chất xúc tác có tác
dụng chất cố kết, kết nối con người trong cộng đồng đó lại với nhau,
đến với lễ hội không chỉ là các ngư dân vùng biển mà còn có những
du khách ở nơi khác ngoài cộng đồng đến với mục đích tham quan,
tìm hiểu về loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian này, lễ hội không
đơn thuần chỉ thể hiện tín ngưỡng mà còn có những hoạt động vui
chơi giải trí dân gian được diễn ra.
Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc là một trang sách đẹp có giá
trị thực nghiệm trong việc góp phần giáo dục đạo đức, lối sống con
người với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp
nghĩa”, được thế hệ trước truyền cho thế hệ sau.
Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc là môi trường để giữ gìn, bảo
lưu, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là
những đặc trưng văn hóa của ngư dân vùng biển nói chung và của
tỉnh Cà Mau nói riêng. Tín ngưỡng thờ cá Ông tồn tại đến ngày hôm
14

nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã phát huy được những giá trị tốt đẹp
của tín ngưỡng dân gian.
2.3. Thực trạng lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ trong phát
triển du lịch
2.3.1 Thực trạng lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh trong
phát triển du lịch
2.3.1.1. Hoạt động du lịch tại huyện Cần Thạnh, TP.HCM
TP.HCM được xem là đô thị kinh tế, thương mại và du lịch
lớn nhất ở Nam
Bộ, ngoài việc đến Bảng 2.1: Doanh thu dịch vụ, du lịch
thành phố để chi TP.HCM (ĐV: Tỷ đồng VND)
tiêu các dịch vụ du
lịch như: Mua Năm 2017 2018 2019
sắm, lưu trú, ăn
uống, giải trí, làm Dịch vụ lưu 100.43 102.11 116.55
đẹp khách du lịch trú, ăn uống 8 1 9
còn cần thưởng
ngoạn và tìm hiểu Du lịch lữ 20.162 23.754 31.777
các giá trị văn hành
hóa, tham quan
các danh thắng, Dịch vụ 263.48 291.98 318.91
điểm du lịch, khu khác 1 3 6
du lịch tại trung
tâm hay ngoại Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, 2017,
thành của thành 2018, 2019
phố. Điểm qua các
Tác giả tổng hợp, 2020
hoạt động thương
mại, dịch vụ du lịch qua 3 năm 2017, 2018, 2019 của TP.HCM với
các số liệu sau:

2.3.1.2. Khai thác lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh gắn với
phát triển du lịch
Tùy vào tình hình thực tế của các năm từ 2017 đến 2019
huyện Cần Giờ có những chủ trương chính sách để xây dựng chương
trình lễ hội Nghinh Ông phù hợp với các hoạt động văn hóa, hoạt
động du lịch. Năm 2019 chỉ đạt 70.000 lượt khách đến lễ hội giảm
gần 30% so với năm 2017 lý do thời tiết, mưa nhiều vào các ngày
lễ hội nên lượng khách đến có phần hạn chế. Lượng khách du lịch
15

đến TP.HCM càng nhiều thì đây cũng chính là cơ hội, thời cơ cho
huyện Cần Giờ phát huy những sản phẩm du lịch của địa phương.

Bên cạnh khai thác lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ và
TP.HCM còn khai thác các điểm đến du lịch khác trong huyện để
du khách có nhiều lựa chọn khi đến với lễ hội, đến với Cần Giờ.
Một vài công ty du lịch đã khai thác tuyến TP.HCM – Cần Giờ
bằng cách kết hợp các điểm du lịch rừng Sác, đảo Khỉ, đảo Thạnh
An, mô hình sản xuất yến sạch, v.v. với chương trình tham gia lễ
hội Nghinh Ông và viếng di tích lăng Ông Thủy Tướng như: Công
ty Du lịch Fiditour, công ty du lịch Bầu Trời, công ty du lịch PTX,
v.v.

2.3.2 Thực trạng lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc trong phát
triển du lịch
2.3.2.1. Hoạt động du lịch tại huyện Trần văn Thời, tỉnh Cà
Mau
Lượng khách du
Bảng 2.2: Doanh thu dịch vụ, du lịch tỉnh Cà
lịch đến với tỉnh
Mau (ĐV: Tỷ đồng VND)
Cà Mau cũng
tăng dần trong 3
Năm 2017 2018 2019
năm 2017, 2018,
2019 cũng là lợi
Dịch vụ lưu 5.828,7 6.117,9 6.982,2
thế để tỉnh Cà
trú, ăn 4 3 9
Mau thu hút các
uống
nguồn lực du
lịch. Để thấy rõ
Du lịch lữ 34,85 34,85 48,98
hơn sự tăng
hành
trưởng của ngành
dịch vụ du lịch và Dịch vụ 5.316,8 5.762,8 6.511,9
dịch vụ khác khác 7 5 1
trong hoạt động
du lịch tại tỉnh Cà Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau,
Mau nói chung 2017, 2018, 2019
và huyện Trần
Văn Thời nói Tác giả tổng hợp, 2020
riêng, xin điểm
qua các thống kê trong 3 năm 2017, 2018, 2019.
16

Hoạt động du lịch ở huyện Trần Văn Thời là một trong những
địa phương có tiềm năng du lịch của tỉnh Cà Mau, là điểm đến hấp
dẫn của miền Nam Tổ Quốc. Huyện có những điểm du lịch thu hút
du khách như hòn Đá Bạc, vườn quốc gia U Minh Hạ, đầm Thị
Tường, v.v. và những làng nghề như ép chuối khô, nuôi cá đồng,
trồng rau màu, làm cá khô, v.v.

2.3.2.2. Khai thác lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc gắn với
phát triển du lịch
Tuy các lễ hội ở đây không được tổ chức với quy mô lớn như
là các lễ hội ở vùng Bắc Bộ nhưng nó mang một nét tiêu biểu, giá trị
riêng gắn với phong tục tập quán, lễ nghi, ứng xử với vùng đất mới
có sự giao lưu văn hóa giữa tộc người Kinh, Hoa, Khmer, v.v. Lễ hội
Nghinh Ông ở Sông Đốc là một trong những lễ hội lớn trong vùng đã
được chính quyền, đoàn thể tạo điều kiện để phát huy mạnh mẽ nét
đẹp bản sắc văn hóa dân tộc, những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật
trong cộng đồng các dân tộc đã cùng nhau tỏa sáng, mang lại sức thu
hút mạnh mẽ đối với du khách trong cũng như ngoài nước, nhất là du
lịch lễ hội Nghinh Ông (Đỗ Cao Phúc & Lê Thị Thanh Thủy, 2017,
tr.172).

Về phần hội, để tạo được bầu không khí hân hoan phấn khởi
cho ngư dân trong những ngày diễn ra lễ hội, Trung tâm huấn luyện,
đào tạo và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Cà Mau, Trung tâm Văn
hóa, Thể thao huyện hỗ trợ chuyên môn để UBND thị trấn Sông Đốc
tổ chức các môn thi đấu thể thao và trò chơi dân gian gồm: Bóng
chuyền nam, bắt vịt, trò chơi liên hoàn, trò chơi kỹ năng, di chuyển
bong bóng bằng đầu, đổ nước vào chai có 255 vận động viên tham
gia, thu hút khoảng 500 lượt cổ động viên đến xem và cổ vũ. (UBND
huyện Trần Văn Thời, 2019).

2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức lễ hội


Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc

2.4.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức lễ hội


Nghinh Ông ở Cần Thạnh
2.4.1.1. Thuận lợi
Trong những năm qua, với sự quan tâm của UBND TP.HCM
thông qua việc tổ chức họp báo, giới thiệu lễ hội Nghinh Ông có sự
17

tham gia của 70 đại biểu đại diện cho 30 cơ quan báo, đài của Trung
ương, thành phố và tỉnh thành bạn, các ban ngành thành phố và
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm kích hoạt cho các
hoạt động du lịch sẽ diễn ra vào ngày lễ hội chính (UBND huyện
Cần Giờ, 2017).
Lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh đã giới thiệu trong 13 sự
kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội nổi bật để lấy ý kiến, góp ý của các
tầng lớp nhân dân tại TP.HCM.
Đến với lễ hội Nghinh Ông, du khách còn quan tâm đến các
điểm đến du lịch khác trong huyện Cần Giờ đây cũng là điều kiện để
thúc đẩy và quảng bá lễ hội. Ngoài dịp cuối tuần, lễ hội Nghinh Ông
cũng là dịp để du khách từ TP.HCM và những nơi khác đến với Cần
Giờ. Không chỉ đến lễ hội để thăm viếng, tìm hiểu du khách còn thực
hiện nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm sản vật địa phương, lưu trú
và ăn uống góp phần thêm thu nhập cho bà con, cộng đồng trong
những ngày diễn ra lễ hội.
Hệ thống giao thông kết nối từ TP.HCM đến huyện Cần Giờ
đã và đang được nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện mới. Những dự án
con đường vành đai, cầu Bình Khánh đang được thiết kế. Trong đó
phà du lịch Cần Giờ - Vũng Tàu đã kích hoạt năm 2021 tạo thuận lợi
trong việc kết nối du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng giữa Cần Giờ -
Vũng Tàu và ngược lại.
2.4.1.2. Khó khăn
Công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội chưa chuyên nghiệp,
còn đơn điệu về hình thức, chậm so với yêu cầu; không gian, khu
vực tuyên truyền, quảng bá lễ hội chưa thu hút nhiều người xem.
Thêm vào đó cũng có những khó khăn như vấn đề quản lý
trong tổ chức, nguồn kinh phí để vừa tổ chức tốt phần lễ vừa phải có
thêm phần hội để thu hút khách. Phần hội thì tốn khá nhiều chi phí
hơn phần lễ.
Ngoài môi trường văn hóa, môi trường du lịch vấn đề cộng
đồng ngư dân, cơ quan quản lý, du khách cần quan tâm: rác thải trên
biển, xung quanh lăng Ông Thủy Tướng, trên đường phố, trước cửa
nhà dân v.v.
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức lễ hội
Nghinh Ông ở Sông Đốc
18

2.4.2.1. Thuận lợi


Huyện Trần Văn Thời là nơi phát triển mạnh các loại hình du
lịch sinh thái, du lịch ẩm thực văn hóa với các điểm du lịch hấp dẫn
như: đầm Thị Tường, hòn Đá Bạc, miếu Thiên Hậu, v.v. Cà Mau có
thể kết nối tuyến du lịch liên vùng với các tỉnh ở ĐBSCL.
Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc đã được kiểm kê và lập hồ sơ
khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia.
Cà Mau là nơi cuối cùng của tổ quốc, là người Việt Nam ai
cũng mong muốn đến đó một lần trong đời, với địa lý ba mặt giáp
biển, có rừng nguyên sinh ngập mặn, có đầm Thị Tường rộng lớn,
rừng U Minh hạ đa dạng sinh thái cũng chính là điều kiện kết nối du
lịch lễ hội với các điểm đến du lịch ở Cà Mau.
2.4.2.2. Khó khăn
Trong quy hoạch, khai thác, phát triển du lịch luôn gặp những
khó khăn, trong đó có thể nói đến là vấn đề cơ sở hạ tầng, tính đồng
bộ. Hệ thống giao thông từ trung tâm thành phố Cà Mau về trung
tâm trị trấn Sông Đốc còn hạn chế, đường tỉnh tương đối nhỏ, hẹp,
các xe du lịch trọng tải lớn khó di chuyển.
Một số doanh nghiệp du lịch địa phương chưa mạnh dạn tham
gia, thiết kế và tổ chức tour đưa lễ hội Nghinh Ông vào trong chương
trình du lịch một cách bài bản và chính thức.
Nguồn lao động trong ngành dịch vụ du lịch còn hạn chế.
Cùng với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ du lịch,
thương mại, một bộ phận thanh niên không còn theo nghề biển mà
chuyển sang những ngành nghề khác.
Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và cán bộ lãnh đạo cấp xã hầu
hết đều trẻ tuổi, năng lực hiểu biết về văn hóa truyền thống còn hạn
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý văn hóa, nhất là quản lý văn
hóa biển.
An toàn, trật tự, an ninh xã hội và môi trường vệ sinh đây là
bài toán chung cho các lễ hội ở Việt Nam. Trong đó môi trường biển
chưa được triển khai và thực hiện mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, chúng tôi lập bảng so sánh những thuận lợi và
khó khăn trong việc khai thác lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và
Sông Đốc để từ đó có những đề xuất phù hợp.
19

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 chúng tôi đã trình bày khái quát hai lễ hội
Nghinh Ông ở Nam bộ đó là lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và lễ
hội Nghinh Ông ở Sông Đốc. Qua phần khảo sát, phỏng vấn sâu,
phỏng vấn chiến lược các đối tượng liên quan trong các đợt nghiên
cứu điền dã đối chiếu với các số liệu do địa phương cung cấp chúng
tôi đã ít nhiều nêu lên được thực trạng, tiềm năng; phân tích những
thuận lợi, khó khăn của việc khai thác và bảo tồn phát huy giá trị lễ
hội Nghinh Ông ở hai địa bàn nghiên cứu TP.HCM và tỉnh Cà Mau.
Tiếp đến chúng tôi tìm hiểu các hoạt động du lịch tại địa bàn
nghiên cứu thông qua số liệu niên giám thống kê, tài liệu báo cáo
tình hình kinh tế do cơ quan địa phương cung cấp như: Số lượng
khách, doanh thu, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác để
chúng tôi nắm bắt được những tiềm năng du lịch của địa phương.
Từ việc nhận diện các giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh
và Sông Đốc đến đánh giá tình hình việc khai thác lễ hội Nghinh
Ông ở cần Thạnh và Sông Đốc gắn với phát triển du lịch để từ đó cập
nhật được những thuận lợi và những khó khăn trong việc khai thác lễ
hội Nghinh Ông hướng đến các yếu tố phát triển bền vững.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ


LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở NAM BỘ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
3.1. Định hướng phát triển lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ
3.1.1. Tổ chức lễ hội Nghinh Ông gắn với phát triển du lịch
bền vững
Phát triển du lịch theo hướng du lịch bền vững nhằm giảm thiểu
các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự
nhiên, môi trường văn hóa – xã hội, cộng đồng địa phương và có thể
được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà
nó phụ thuộc vào. Phát triển bền vững tạo mối thân thiện môi trường,
có tác động tiêu cực thấp đến nguồn lợi tự nhiên, nó giảm thiểu các
tác động đến môi trường. Vì một số lễ hội Nghinh Ông gắn liền với
môi trường tự nhiên sông nước, biển cả, hệ sinh thái tự nhiên.
Phát triển theo hướng bền vững cũng đồng thời là việc nâng
cao nhận thức bảo tồn của du khách khi đến các vùng tự nhiên, vùng
văn hóa, điểm đến du lịch, khu di tích, di sản.
20

3.1.2. Tổ chức lễ hội Nghinh Ông gắn với phát triển du lịch
cộng đồng
Khai thác lễ hội Nghinh Ông trở thành du lịch lễ hội cũng là
dạng thức của du lịch cộng đồng, chỉ khác nhau giữa việc ứng xử với
môi trường văn hóa hay ứng xử với môi trường tự nhiên mà ở đó
chúng ta đều bắt gặp sự hiện diện của các yếu tố bền vững.
Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đến cộng đồng, vì lợi
ích cộng đồng, mang lại quyền lợi cơ bản về vật chất và tinh thần
cho cộng đồng, nơi mà cộng đồng đang sở hữu những tài nguyên du
lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn
hóa.
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Nghinh Ông
ở Nam Bộ
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cộng đồng địa phương
Cộng đồng phải tôn trọng và giữ gìn các giá trị của lễ hội
Nghinh Ông, phải hiểu rằng lễ hội Nghinh Ông chính là tài sản của
chính mình để từ đó có thái độ đúng đắn trong việc ứng xử với du
khách và cũng chính nhà dân là người tham gia vào các kế hoạch
quản lý và giới thiệu di sản.
Cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hình
ảnh điểm đến, quảng bá hình ảnh lễ hội Nghinh Ông, truyền tải các
giá trị, đặc trưng của lễ hội đến với du khách từ những nơi khác,
quốc gia khác.
Cộng đồng địa phương cần có sự tham vấn từ cơ quan địa
phương, doanh nghiệp lữ hành, các nhóm chuyên gia trong các lĩnh
vực văn hóa, du lịch, môi trường với mục tiêu phục vụ du khách, bảo
vệ di sản văn hóa, lễ hội Nghinh Ông và môi trường sinh thái của
chính cộng đồng trong bối cảnh hiện nay…

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với khách du lịch


Vai trò của khách du lịch cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc
giới thiệu, quảng bá hình ảnh của lễ hội Nghinh Ông vượt khỏi phạm
vi địa phương và nâng tầm giá trị của lễ hội Nghinh Ông. Những con
số không chỉ cho chúng ta biết giá trị của lễ hội hoặc giá trị đối với
cộng đồng mà những lễ hội có số lượng người tham dự tương tự sẽ
có những tác động rất khác nhau về kinh tế, xã hội và môi trường.
(Larry Dwyer and Leo Jago, 2019, tr.45).
21

Sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp; trang phục nghiêm túc
khi tham quan tại những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn nghiêm trong lễ
hội Nghinh Ông Cần Thạnh và Sông Đốc; tôn trọng văn hóa, tôn
giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của cộng đồng địa phương tại
điểm đến.

Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nhất là môi trường biển nơi
diễn ra lễ hội Nghinh Ông, tiết kiệm năng lượng; giữ gìn, bảo vệ
công trình văn hóa, kiến trúc, cảnh quan, không vứt rác, khạc nhổ, đi
vệ sinh bừa bãi khi tham gia lễ hội Nghinh Ông; ủng hộ các tổ chức,
cá nhân hoạt động du lịch có trách nhiệm, thân thiện với môi trường,
xã hội tại điểm đến…

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với cơ quan chức năng quản lý
Nhà nước
Về mặt chính sách, vai trò của các cơ quan chức năng rất quan
trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội Nghinh Ông ở Cần
Thạnh và Sông Đốc cần có sự kết hợp với cộng đồng, khách du lịch
và doanh nghiệp lữ hành với mục tiêu phát huy giá trị của lễ hội, xây
dựng thương hiệu điểm đến của du lịch lễ hội.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư các dự án, các ban ngành,
đoàn thể địa phương chủ động, tạo các điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho
hoạt động đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp lữ hành tham gia, đóng góp
vốn cho đầu tư di tích, lễ hội.
Cải thiện môi trường du lịch để nâng tầm lễ hội Nghinh Ông ở
Cần Thạnh và Sông Đốc, đảm bảo chất lượng chất lượng cuộc sống
người dân, tạo dựng môi trường du lịch lành mạnh để đảm bảo sự
phát triển bền vững.
Thiết lập các trạm thông tin khẩn, camera an ninh, đường dây
nóng, đội quản lý an ninh trật tự, đội tuần tra lưu động và lực lượng
phản ứng nhanh nhằm kiểm soát, bảo vệ, đảm bảo sự an toàn, tài sản,
tính mạng cho khách du lịch, người tham gia lễ hội là việc làm cần
thiết và hữu ích trong các hoạt động du lịch và hoạt động lễ hội.
Áp dụng những cơ chế linh hoạt với nhiều ưu đãi hợp lý, thủ
tục pháp lý nhanh gọn nhằm thu hút các nguồn vốn từ các doanh
nghiệp, nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn trong nhân dân kể
cả nguồn vốn từ kiều bào ở nước ngoài, tiếp tục thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài trong
việc tổ chức lễ hội và trùng tu, tôn tạo di tích…
22

3.2.4. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp lữ hành


Doanh nghiệp lữ hành khai thác điểm đến, lễ hội Nghinh Ông
ở Cần Thạnh và Sông Đốc một cách có trách nhiệm. Trong hoạt
động du lịch, kinh doanh lữ hành chính là hoạt động kinh tế nhưng
khi những doanh nghiệp lữ hành đã gắn mình với lễ hội Nghinh Ông,
xem lễ hội là sản phẩm văn hóa cao cấp.
Luôn đổi mới, đa dạng hóa các chương trình du lịch tại các di sản
để tăng tính hấp dẫn của điểm đến giúp cho du khách của mình có
những trải nghiệm sau mỗi chuyến đi do chính doanh nghiệp mình thực
hiện, qua đó chính doanh nghiệp cũng được nâng cao giá trị thương hiệu
và đâu đó đã góp phần vào việc chung tay bảo tồn, phát huy giá trị di
sản của lễ hội.
Hỗ trợ, tạo điều kiện, liên kết và hợp tác cùng cộng đồng địa
phương: Như liên kết phương tiện vận chuyển ghe, thuyền, liên kết
trong việc lưu trú tại nhà dân, liên kết mua bán, cung cấp các sản vật
địa phương, v.v. trong mùa lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông
Đốc…
Tiểu kết chương 3
Định hướng khai thác lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và
Sông Đốc chúng tôi hướng đến mục tiêu của phát triển du lịch bền
vững và du lịch cộng đồng với mục đích gắn với phát triển du lịch.
Khai thác lễ hội thành sản phẩm du lịch của địa phương nhằm mang
lại những giá trị kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường cho cộng
đồng và các bên liên quan.
Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và
Sông Đốc là hành động thực tiễn, phải có kế hoạch, có hướng đi cụ
thể, có sự lãnh đạo của cơ quan chức năng, ban ngành và đoàn thể
trong huyện, tỉnh và thành phố. Những nhóm giải pháp dựa trên tinh
thần của phát triển du lịch bền vững hướng đến cộng đồng và các
bên liên quan.
Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và
Sông Đốc hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động
du lịch cần có sự kết hợp đồng bộ của: Nhà nước – Nhà dân – Nhà
du lịch và Khách du lịch. Tăng cường quản lý của Nhà nước, sự tham
gia của cộng đồng và các bên liên quan trong hoạt động lễ hội.
23

KẾT LUẬN
Nghiên cứu so sánh là một trong những nghiên cứu khó trong
nghiên cứu văn hóa bởi theo quan điểm của dân tộc học: Văn hóa
thích ứng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Lễ hội
Nghinh Ông ở Cần Thạnh và lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc được
xem là một bộ phận quan trọng cấu thành nên các hệ giá trị văn hóa
dân tộc nói chung và của cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam nói
riêng.
Trên quan điểm tiếp cận nghiên cứu liên ngành, quan điểm tiếp
cận từ cộng đồng, trên nền tảng cơ sở lý luận về phát triển bền vững
v.v. chúng tôi đã phân tích, làm rõ các mối quan hệ, sự tương tác giữa
lễ hội và phát triển du lịch. Đồng thời làm rõ các nội hàm của văn hóa,
lễ hội, du lịch và phát triển bền vững.
Qua kết quả nghiên cứu điền dã dân tộc học, phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn chiến lược, trên quan điểm lý
thuyết và cơ sở lý luận về cấu trúc – chức năng của lễ hội gắn với phát
triển du lịch, chúng tôi đồng tình với quan điểm khai thác giá trị lễ hội
Nghinh Ông ở Cần Thạnh và ở Sông Đốc trở thành sản phẩm du lịch
đặc thù nhằm đa dạng các loại hình du lịch.
Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Nghinh Ông ở Cần
Thạnh và ở Sông Đốc gắn liền với môi trường biển chính là bài học
trực quan cho các thế hệ trong việc giáo dục, giữ gìn và bảo vệ toàn
diện chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn từ góc độ Dân tộc học chúng tôi xem lễ hội Nghinh Ông ở
Cần Thạnh và lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc như là một sản phẩm
văn hóa đặc thù cần được khai thác đi đôi với giữ gìn, bảo tồn và phát
huy. Thông qua các hoạt động du lịch để “Nhà nước, Nhà dân, Nhà du
lịch và Khách du lịch” cùng tham gia, cùng trải nghiệm và ý thức hơn
trong việc tìm hiểu, giới thiệu, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị
lễ hội Nghinh Ông trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế hiện
nay.
24

So sánh về mặt tương quan giữa lễ hội Nghinh Ông ở Cần


Thạnh và lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc có sự khác biệt nhất định. Có
thể nói vị trí địa lý, thời gian công nhận di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia, quy mô lễ hội, sự quan tâm của chính quyền, cộng đồng địa
phương, doanh nghiệp lữ hành đối với lễ hội Nghinh Ông ở Cần
Thạnh có điều kiện thuận lợi hơn so với lễ hội Nghinh Ông ở Sông
Đốc. Kiểm lại các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu đã đề ra ban đầu,
chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất, các giá lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông
Đốc vừa có những giá trị chung của một lễ hội truyền thống vừa có
những giá trị riêng dựa trên chuỗi giá trị do lịch sử, địa lý, môi
trường văn hóa, môi trường xã hội, di tích nơi thờ tự, cộng cồng địa
phương, khách du lịch, cơ quan địa phương và doanh nghiệp lữ hành
tạo nên. Dựa trên những giá trị đó mà các bên liên quan có thể khai
thác lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh và Sông Đốc gắn với phát triển
du lịch một cách hợp lý và hiệu quả.
Thứ hai, trong hoạt động khai thác chúng tôi thấy lễ hội Nghinh
Ông ở Cần Giờ có sự quan tâm từ cộng đồng địa phương, khách du
lịch, cơ quan địa phương và doanh nghiệp lữ hành, có sự sẵn sàng
tham gia vào các hoạt động du lịch gắn với lễ hội Nghinh Ông.
Trong khi đó ở lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc thì sự quan có hạn
chế từ phía cộng đồng địa phương, khách du lịch, cơ quan địa
phương và doanh nghiệp lữ hành.
Thứ ba, lễ hội Nghinh Ông ở Cần Thạnh có sự quan tâm của
cộng đồng, khách du lịch, cơ quan địa phương. Các di tích thờ tự
được trùng tu, bảo tồn, lễ hội được tổ chức quy mô lớn để phục vụ du
khách trong và ngoài địa phương. Các hội thảo khoa học, nghiên cứu
chuyên đề về lễ hội Nghinh Ông cũng được tổ chức. Ngược lại thì lễ
hội Nghinh Ông ở Sông Đốc có phần hạn chế hơn.
Nam Bộ là vùng đất còn nhiều tiềm năng du lịch, nơi ẩn chứa
nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc chưa được khám phá và khai
thác, mỗi tỉnh thành là một kho tàng di sản văn hóa. Khai thác vốn di
sản văn hóa từ góc độ phát triển du lịch bền vững là xu thế hội nhập
của du lịch Việt Nam hiện nay./.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trịnh Minh Chánh (2019). Khai thác giá trị di sản lễ hội Nghinh Ông theo định hướng phát triển du lịch bền
vững tại Huyện Cần Giờ TP.HCM. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 286 tháng 11/2019, trang 104. ISSN: 2354-
0761.
2. Trịnh Minh Chánh (2021). Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc: Khai thác theo hướng phát triển du lịch bền
vững. Tạp chí Ấn Độ và Châu Á, số 4 (101), tháng 4/2021, trang 73. ISSN: 0866-7314.
3. Trịnh Minh Chánh (2020). Exploiting the cultural heritage values from the sustainable tourism development
view: case study in Tran Van Thoi district, Ca Mau province. Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành quốc tế.
Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, tháng 7/2020, trang 1.000. ISBN: 978-604-65-5031-0.
4. Trịnh Minh Chánh (2013). Lễ hội tưởng niệm anh hùng dân tộc Trương Định nhìn từ góc độ du lịch văn hóa .
Tạp chí khoa học Văn hóa & Du lịch, số 12 (66) tháng 7/2013, trang 49. ISSN: 1809-3720.
5. Trịnh Minh Chánh (2019). Khai thác giá trị di sản lễ hội Nghinh Ông theo định hướng phát triển du lịch bền
vững (Trường hợp tại đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Kỷ yếu hội nghị
Khoa học Công nghệ 2019, Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM. Tháng 7/2019, trang 1.305. ISBN: 978-604-67-
1299-2.
6. Trịnh Minh Chánh (2019). Khai thác lễ hội Nghinh Ông qua góc nhìn của phát triển du lịch bền vững, tại thị
trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản
văn hóa gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Trà Vinh. Tháng 12/2019, trang 228. ISBN: 978-604-60-3134-5.
7. Bùi Trọng Tiến Bảo & Trịnh Minh Chánh (2020). Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh
thái vùng Đông Nam Bộ. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, Viện KHXH vùng Tây Nguyên, Hiệp hội Du
lịch Việt Nam, Sở VH, TT & DL Đồng Nai. Liên kết để phát triển du lịch sinh thái vùng Đông Nam Bộ: Tiềm
năng và những vấn đề đặt ra. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. Tháng 6/2020, trang 288.
8. Bùi Trọng Tiến Bảo & Trịnh Minh Chánh (2020). Phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng Tháp Mười tiếp
cận từ du lịch bền vững. Đại học HUFLIT. Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age.
International Conference 10/2020, trang 171. ISBN: 978-604-9985-00-3.
9. Trần Minh Luyện & Trịnh Minh Chánh (2021). Khai thác di sản văn hóa lễ hội Nghinh Ông tiếp cận du lịch
bền vững (trường hợp thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Kỷ yếu hội thảo khoa học.
TP.HCM, tháng 7/2021, trang 331. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
10. Bùi Trọng Tiến Bảo, Trịnh Minh Chánh, Phan Thị Thuý Phượng, Đỗ Thị Ninh (2021). Các yếu tố tác động
đến phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lâm Đồng. Hội thảo khoa học quốc tế TED-2021. Đà Lạt, tháng
8/2021, trang 694. ISBN: 978-604-80-5756-5.
11. Nguyễn Diệp Phương Nghi, Trịnh Minh Chánh (2021). Khai thác du lịch nông nghiệp ở Đà Lạt theo hướng
phát triển bền vững. Hội thảo khoa học quốc tế TED-2021. Đà Lạt, tháng 8/2021, trang 669. ISBN: 978-604-
80-5756-5.
12. Lê Thị Nhã Trúc, Nguyễn Diệp Phương Nghi, Trịnh Minh Chánh (2021). Vai trò liên kết giữa các cơ sở đào
tạo và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích nghi với đại dịch Covid-19. Hội thảo khoa học
quốc tế TED-2021. Đà Lạt, tháng 8/2021, trang 412. ISBN: 978-604-80-5756-5.
13. Trịnh Minh Chánh (2021). Lễ hội Nghinh Ông từ góc nhìn môi trường du lịch thân thiện với môi trường
(Trường hợp huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Kỷ yếu hội thảo khoa học. TP.HCM, tháng 12/2021, trang 188.
NXB: ĐHQG TP.HCM. ISBN: 978-604-73-8709-0.
14. Trịnh Minh Chánh (2021). Khai thác du lịch sức khỏe tại thành phố Đà Lạt thời kỳ hậu COVID-19 tiếp cận
từ du lịch bền vững. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Kinh tế, Văn hóa và Pháp luật trong phát triển bền vững (ELiS
– 2021). Đà Lạt, tháng 12/2021, trang 724. NXB: ĐHQG Hà Nội.
15. Trịnh Minh Chánh (2022). Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam từ góc nhìn của du
lịch bền vững. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế. TP.HCM, tháng 02/2022. NXB: ĐHQG HCM, trang 187.
ISBN: 978-604-73-8796-0.
16. Bùi Trọng Tiến Bảo, Trịnh Minh Chánh (2022). The factors impacting on tourism human resource digital
transformation in Ho Chi Minh city. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế. TP.Huế, tháng 03/2022, trang 118. NXB: ĐH
Huế. ISBN: 978-604-337-374-5.
17. Trịnh Minh Chánh (2022). Lễ hội Nguyên tiêu gắn với phát triển du lịch (Trường hợp tại xã Đại An, huyện
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Kỷ yếu Khoa học Hội thảo Quốc gia. TP Trà Vinh, tháng 04/2022, trang 305. NXB:
Nông Nghiệp. ISBN: 978-604-60-3540-1.

You might also like