Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN HỌC

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG ĐIỆN TỬ

Nhóm 14

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Võ Quang Sơn


Sinh viên thực hiện: Đoàn Văn Hướng MSV:221632732
Đỗ Việt Quang MSV:221632766
Nguyễn Tiến Tập MSV:221632781
Lê Đức Thắng MSV:221632788
Lê Công Tú MSV:221632800
Lớp: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 1 K63

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

1
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN!.......................................................................................................4
THIẾT KẾ MẠCH ĐO LƯỜNG – CẢM BIẾN.................................................5
PHẦN 1: THIẾT KẾ MẠCH - SỬ DỤNG CẢM BIẾN CƯỜNG ĐỘ ÁNH
SÁNG......................................................................................................................6
I.Tổng quan về cảm biến cường độ ánh sáng..................................................6
1. Khái niệm cảm biến LDR.........................................................................6
2.Nguyên lý hoạt động:..................................................................................6
3.Tín hiệu vào và tín hiệu ra:........................................................................7
4.Trình bày các thông số kỹ thuật chính của Cảm biến:............................7
5.Trình bày cách thức đọc dữ liệu cảm biến:..............................................8
II..THIẾT KẾ VI MẠCH ĐIỀU KHIỂN DÙNG ARDUINO............................8
Tổng quan các thiết bị sử dụng trong hệ thống..............................................8
1.Arduino :.....................................................................................................8
2.Thông số kỹ thuật của Arduino UNO:....................................................10
3.Vi điều khiển:............................................................................................10
4.Các cổng vào ra:.......................................................................................12
5.Màn hình LCD LM016L:........................................................................13
6.Cảm biến cường độ ánh sáng (LDR): nêu ở trên...................................14
7.Module giao tiếp I2C................................................................................14
8.Đèn Led:....................................................................................................14
III. Thiết kế mạch Vi điều khiển dùng Arduino (mô phỏng dùng LDR)........15
Vẽ mạch và Mô phỏng dùng Proteus:............................................................15
1.Sơ đồ mô Phỏng:.......................................................................................15
2.Code (Lập trình bằng Arduino IDE):.....................................................15
3.Kết quả:.....................................................................................................17
PHẦN II. VẼ LẠI SƠ ĐỒ MẠCH THANG ĐO TRỞ CỦA ĐỒNG HỒ ĐO
ELENCO, MÃ: M1250K....................................................................................18
1.Đồng hồ Elenco, model M1250K.............................................................18
2.Sơ đồ mạch Thang đo trở:.......................................................................19
3
LỜI CẢM ƠN!
Thực hiện bài tập lớn , nhóm thực hiện xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Thầy Võ Quang Sơn– Giảng viên trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình cùng những định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
nhóm hoàn thành bài tập lớn này. Giảng viên hướng dẫn đã luôn theo sát từng giao đoạn
và có những hỗ trợ, tư vấn kịp thời để tạo nên sản phẩm cuối cùng của nhóm thực hiện.
Mặc dù, nhóm thực hiện đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài tập lớn một cách
hoàn chỉnh nhất, song công trình làm bài tập khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm
nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến những ý kiến vô cùng quý báu giúp nhóm thực hiện
khắc phục được những thiếu sót trong công trình và góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2024


NHÓM THỰC HIỆN
Nhóm 14

4
THIẾT KẾ MẠCH ĐO LƯỜNG – CẢM BIẾN.

Đề 14:
Đề bài:
Câu 1. Hệ thống tự động bật đèn trên xe Ô tô, sẽ tự động bật khi trời tối và tắt
khi trời sáng.
Thiết kế Mạch giám sát cường độ sáng. Thiết bị sẽ hiển thị cường độ ánh sáng
trên LCD và phát cảnh báo bằng Chuông khi phát hiện cường độ sáng dưới ngưỡng
cho phép, đồng thời bật Đèn; Khi cường độ sáng trên ngưỡng cho phép thì tắt Đèn.
Thực hiện:
1a. Sử dụng Cảm biến Cường Độ Ánh Sáng (Light Intensity Lux Sensor) để
giám sát.
 Trình bày nguyên lý hoạt động của cảm biến.
 Tín hiệu vào, tín hiệu ra.
 Trình bày các thông số kỹ thuật chính của Cảm biến.
 Trình bày cách thức đọc dữ liệu cảm biến.
1b. Thiết kế mạch Vi điều khiển dùng Arduino (mô phỏng dùng LDR). Vẽ mạch
và Mô phỏng dùng Proteus (hoặc phần mềm khác).

Câu 2. Vẽ lại Sơ đồ mạch Thang đo trở, đồng hồ đo Elenco, Mã: M1250K


Thực hiện:
 Sử dụng phần mềm vẽ mạch Altium/Proteus/Orcad (hoặc phần mềm khác).

5
Yêu cầu trình bày các Nội dung trên trong Báo cáo bài tập Thiết kế mạch Đo
lường – cảm biến.

BÀI LÀM:

PHẦN 1: THIẾT KẾ MẠCH - SỬ DỤNG CẢM BIẾN CƯỜNG


ĐỘ ÁNH SÁNG
I.Tổng quan về cảm biến cường độ ánh sáng
1. Khái niệm cảm biến LDR
Cảm biến Photoresistors LDR: Sensor sử dụng chất cảm quang hay điện trở phụ
thuộc vào ánh sáng LDR. Nhiệm vụ của LDR kiểm tra xem đèn ở trạng thái bật hay tắt.
Chất cảm quang này là chất bán dẫn có độ nhạy cao, có thể nhìn thấy tia sáng gần với ánh
sáng hồng ngoại. Ứng dụng nhiều trong thiết bị đèn đường, đèn chiếu sáng tại các biển
quảng cáo…

Cảm biến cường độ ánh sáng (Light Sensor Module)

2.Nguyên lý hoạt động:


Cảm biến ánh sáng hoạt động dựa trên nguyên lý của hiệu ứng quang điện. Hiệu
ứng quang điện là hiện tượng một số chất đặc biệt sau khi hấp thụ ánh sáng sẽ chuyển đổi
năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

6
Hiệu ứng quang điện gồm có:
 Hiệu ứng quang điện trong: Hiện tượng quang điện trong thường diễn ra
với chất bán dẫn. Khi chiếu ánh sáng vào vật liệu, năng lượng này sẽ làm thay đổi điện
trở suất bên trong vật liệu gây ra suất điện động làm thay đổi tính chất điện của vật liệu.

Hiện tượng quang điện trong


 Hiệu ứng quang điện ngoài: Khi bề mặt của vật liệu được chiếu bởi ánh sáng,
các điện tử sẽ hấp thụ năng lượng để tạo ra điện. Khi các điện tử từ bên trong vật liệu bật
ra ngoài bề mặt của vật liệu sẽ tạo ra hiệu ứng quang điện ngoài.
3.Tín hiệu vào và tín hiệu ra:
- Tín hiệu vào là tín hiệu ánh sáng
- Tín hiệu đầu ra là dạng tín hiệu số (tín hiệu 0 1) và dạng analog.
( Ta dùng đơn vị lux để đo độ rọi của ánh sáng)
=>Chuyển từ tín hiệu ánh sáng sang kỹ thuật số

4.Trình bày các thông số kỹ thuật chính của Cảm biến:


 Điện áp hoạt động 3.3 – 5 V
 Kết nối 4 chân với 2 chân cấp nguồn (VCC và GND) và 2 chân tín hiệu ngõ
ra (AO và DO).
 Hỗ trợ cả 2 dạng tín hiệu ra Analog và TTL. Ngõ ra Analog 0 – 5V tỷ lệ thuận
với cường độ ánh sáng, ngõ TTL tích cực mức thấp.

7
 Độ nhạy cao với ánh sáng được tùy chỉnh bằng biến trở .
 Kích thước 32 x 14mm

 Giao tiếp: I2C


 Khoảng đo: 1 -> 65535 lux

Một số ví dụ về độ rọi của ánh sáng:


 Vào buổi tối : 0.001 – 0.02 Lux
 Ánh trăng : 0.02 – 0.3 lux
 Trời nhiều mây trong nhà : 5 – 50 lux
 Trời nhiều mây ngoài trời : 50 – 500 lux
 Trời nắng trong nhà : 100 – 1000 lux
 Ánh sáng cần thiết để đọc sách: 50 – 60 lux

5.Trình bày cách thức đọc dữ liệu cảm biến:


Để đọc dữ liệu từ cảm biến đo cường độ ánh sáng, bạn cần kết nối các chân của
cảm biến với vi điều khiển hoặc mạch điện tử khác. Cảm biến này có 4 chân với 2
chân cấp nguồn (VCC và GND) và 2 chân tín hiệu ngõ ra (AO và DO).
Dưới đây là các bước cơ bản để đọc dữ liệu từ cảm biến ánh sáng LDR:
1. Kết nối cảm biến: Kết nối cảm biến ánh sáng LDR với vi mạch đo lường của
bạn. Thường thì bạn cần sử dụng một resistor chia điện (voltage divider) để chuyển
đổi sự thay đổi trong trở kháng của cảm biến thành sự thay đổi trong điện áp.
2. Chương trình vi mạch: Sử dụng ngôn ngữ lập trình của vi mạch (Arduino) đo
lường để lập trình chương trình đọc giá trị từ cảm biến ánh sáng LDR. Trong chương
trình, bạn sẽ đọc giá trị analog từ chân kết nối với cảm biến, thông qua chuyển đổi
ADC (Analog to Digital Converter) trên vi mạch đo lường.
3. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu đọc được từ cảm biến (hiển thị trên LCD) có thể được
sử dụng để điều khiển các thiết bị khác, hiển thị thông tin hoặc lưu trữ để phân tích
sau này.

8
II..THIẾT KẾ VI MẠCH ĐIỀU KHIỂN DÙNG ARDUINO
Tổng quan các thiết bị sử dụng trong hệ thống
1.Arduino :
TổngquanArduino Arduino cơ bản là một mã nguồn mở về điện tử được tạo
thành từ phần cứng và phần mềm.Về mặt kĩ thuật có thể coi Arduino là một bộ điều
khiển logic có thể lập trình được. Đơn giản hơn, Arduino là thiết bị có thể tương tác
với ngoại cảnh thông qua các cảm biến và hành vi được lập trình sẵn. Với thiết bị này
việc lắp ráp và điều khiển các thiết bị điện tử sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hiện tại có rất nhiều loại vi điều khiển và đa số được lập trình bằng ngôn ngữ
C/C++ hoặc Assembly nên rất khó khăn cho những người có ít kiến thức sâu về điện
tử và lập trình. Nó là trở ngại cho mọi người muốn tạo riêng cho mình một món đồ
mang tính công nghệ. Song Arduino đã giải quyết được vấn đề này, Arduino được
phát triển nhằm đơn giản hóa việc thiết kế, lắp ráp linh kiện điện tử cũng như lập
trình trên vi điều khiển và mọi người có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thiết bị điện tử
mà không cần nhiều về kiến thức điện tử và thời gian.
Những thế mạnh của Arduino so với các nền tảng vi điều khiển khác:
- Chạy trên đa nền tảng: Việc lập trình Arduino có thể thực hiện trên các hệ điều
hành khác nhau như Windows, Mac Os, Linux trên Desktop, Android trên di động.
- Ngôn ngữ lập trình đơn giản dễ hiểu.
- Mãnguồn mở: Arduino được phát triển dựa trên nguồn mở nên phần mềm chạy
trên Arduino được chia sẻ dễ dàng và tích hợp vào các nền tảng khác nhau.
- Mở rộng phần cứng: Arduino được thiết kế và sử dụng theo dạng modul nên
việc mởrộng phần cứng cũng dễ dàng hơn.
- Đơn giản và nhanh: Rất dễ dàng lắp ráp, lập trình và sử dụng thiết bị.
- Dễ dàng chia sẻ: Mọi người dễ dàng chia sẻ mã nguồn với nhau mà không lo
lắng về ngôn ngữ hay hệ điều hành mình đang sử dụng.
Arduino được chọn làm bộ não xử lý của rất nhiều thiết bị từ đơn giản đến phức
tạp. Trong số đó có một vài ứng dụng thực sự chứng tỏ khả năng vượt trội của
Arduino do chúng có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ rất phức tạp.
Arduino được biết đến nhiều nhất là phần cứng của nó, nhưng phải có phần mềm
để lập trình phần cứng. Cả phần cứng và phần mềm gọi chung là Arduino.
Cấu trúc chung Arduino Uno là một bo mạch vi điều khiển dựa trên chip
ATmega168 hoặc ATmega 328. Cấu trúc chung bao gồm:

9
- 14 chân vào ra bằng tín hiệu số, trong đó có 6 chân có thể sử dụng để điều chế
độ rộng xung.
Có 6 chân đầu vào tín hiệu tương tự cho phép chúng ta kết nối với các bộ cảm
biến bên ngoài để thu thập số liệu.
Sử dụng một dao động thạch anh tần số dao động 16MHz.
Có một cổng kết nối bằng chuẩn USB để chúng ta nạp chương trình vào bo
mạch và một chân cấp nguồn cho mạch, một nút reset.
Nó chứa tất cả mọi thứ cần thiết để hỗ trợ các vi điều khiển, nguồn cung cấp cho
Arduino có thể là từ máy tính thông qua cổng USB hoặc là từ bộ nguồn chuyên dụng
được biến đổi từ xoay chiều sang một chiều hoặc là nguồn lấy từ pin.

Cấu trúc phần cứng của Arduino UNO


2.Thông số kỹ thuật của Arduino UNO:
- Khối xử lý trung tâm là vi điều khiển Atmega328 họ 8bit.
- Điện áp hoạt động 5V.
- Điện áp đầu vào khuyến nghị là 5-12V.
- Điện áp đầu vào giới hạn 6-20V.
- Dòng điện một chiều trên các chân vào ra là 40mA.
- Dòng điện một chiều cho chân 3.3V là 50mA.
- Clock Speed 16 MHz
- Flash Memory 16 Kb (ATmega 168) hoặc 32 Kb (ATmega 328), SRAM 1 Kb
(ATmega 168) hoặc 2 Kb (ATmega 328), EEPROM 512 bytes (ATmega 168) hoặc 1 Kb
(AT mega 328).
10
3.Vi điều khiển:
Arduino Uno R3 có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8,
ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lý những tác vụ ơn giản như iều khiển ền
LED nhấp nháy, xử lý tín hiệu cho xe iều khiển từ xa, … hay những ứng dụng khác.
Thiết kế tiêu chuẩn của Arduino Uno R3 sử dụng là ATmega328.

Hình 7: Vi điều khiển ATmega328 Vi điều khiển ATmega328


tiêu chuẩn cung cấp:
 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh lập trình sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ
Flash của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài KB trong số này sẽ được dùng cho
bootloader.

 2KB cho SRAM: giá trị các biến khai báo khi lập trình sẽ lưu ở đây. Khi khai
báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều bộ nhớ RAM. Tuy vậy, thực sự thì cũng hiếm khi
nào bộ nhớ RAM lại trở thành thứ phải bận tâm. Khi mất liệu, dữ liệu trên SRAM sẽ bị
mất.

 1KB cho EEPROM: đây giống như một chiếc ổ cứng mini- nơi có thể đọc
và ghi dữ liệu của mình vào đây mà không phải lo bị mất khi mất iện giống như dữ liệu
trên SRAM.
Sơ đồ chân của vi điều khiển ATmega328P:

11
Hình 8:Sơ ồ chân cua ATmega328P
4.Các cổng vào ra:
Arduino Uno có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ có 2 mức
điện áp là 0V và 5V với dòng vào /ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi chân đều có
các iện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi iều khiển ATmega328 (mặc định thì các
điện trở này không ược kết nối).
Arduino có 6 chân analog(A0 ến A5) cung cấp ộ phân giải tín hiệu 10 bit ( 0 ến 28 -
1 ) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V-5V. Với chân AREF trên board, có thể để ưa
vào điện áp tham chiều khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu cấp iện áp 2.5V vào
chân này thì có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V ến 2.5V với
độ phân giải vẫn là 10bit.
Đặc biệt, Arduino Uno có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI
với các thiết bị khác.

12
Hình:Các chân vào /ra của Arduino
5.Màn hình LCD LM016L:

Chân số 1 – VSS Chân nối đất cho LCD được nối với GND của mạch điều khiển
Chân số 2 -VDD Chân cấp nguồn cho LCD, nối với VCC = 5V của mạch diều
khiển

Chân số 3 - VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD

Chân số 4 - RS Chân chọn thanh ghi, được nối với logic “0” hoặc logic “1”
Chân số 5 – R/W Chân chọn chế ộ đọc/ghi, được nối với logic “0” ể ghi hoặc logic
“1” để đọc

Chân số 6 - E Chân cho phép, sau khi cái tín hiệu đã được đặt lên Bus
DB0 – DB7 -Logic “0”: Bus DB0 – DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD
(ở chế ộ ghi) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD(ở chế độ đọc)
-Logic “1”: Bus DB0 – DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong
LCD
Chân 15 - A Cực dương Led nền

Chân 16 - K Cực âm Led nền


Bảng 1:Các chân cua màn hình LCD

Hình 10 :Màn hình LCD

13
6.Cảm biến cường độ ánh sáng (LDR): nêu ở trên
7.Module giao tiếp I2C
 LCD có quá nhiều chân gây khó khăn trong quá trình đấu nối và chiếm dụng
nhiều chân trên vi iều khiển.
 Module I2C ra đời để giải quyết vấn đề này.
 Thay vì phải sử dụng 6 chân vi điều khiển để kết nối với LCD 16x2(RS, EN,
D7, D6, D5 và D4) thì module I2C chỉ cần tốn 2 chân (SCL, SDA) ể kết nối.
 Module I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD 16x2, LCD
20x4,…) và tương thích với hầu hết các vi iều khiển hiện nay.

Module I2C LCD 16x2


8.Đèn Led:
Đèn LED, hay còn gọi bóng đèn LED (tiếng Anh: LED lamp), là đèn iện ược sử
dụng trong các thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều
diode phát quang (LED).

Hình 14: Đèn led

14
III. THIẾT KẾ MẠCH VI ĐIỀU KHIỂN DÙNG ARDUINO (MÔ PHỎNG
DÙNG LDR).
Vẽ mạch và Mô phỏng dùng Proteus:
1.Sơ đồ mô Phỏng:

2.Code (Lập trình bằng Arduino IDE):

#include <LiquidCrystal.h>
#include <math.h>
#include<stdlib.h>

LiquidCrystal lcd(12, 11, 10, 9, 8, 7);


int cb_anh_sang = A4 , led = 5 , loa = 6 ;
int time , last_time;
float dcb;
float a;
void setup()
{
pinMode(led, OUTPUT);
pinMode(loa, OUTPUT);
pinMode(cb_anh_sang, INPUT);
lcd.clear();
digitalWrite(led, LOW);
digitalWrite(loa, LOW);
}
15
void stop()
{
lcd.setCursor(2, 0);
lcd.print("light=");
lcd.setCursor(8, 0);
lcd.print(a);
lcd.setCursor(14, 0);
lcd.print("%");
}

void loop()
{
time = millis();
dcb = analogRead(cb_anh_sang);
a = 100*dcb/1023;
stop();
if(a <= 60)
{
digitalWrite(loa, HIGH);

if ( time - last_time < 200)


{
digitalWrite(led, LOW);

}
if(time - last_time >= 200)
{
digitalWrite(led, HIGH);
}
if(time - last_time > 400)
{
last_time = time ;
}
}

if(a > 60 )
{
digitalWrite(led, LOW);
digitalWrite(loa, LOW);
}

16
3.Kết quả:

Cường độ ánh sáng dưới ngưỡng cho phép (led sáng)

17
Cường độ ánh sáng cho phép (Led tắt)

PHẦN II. VẼ LẠI SƠ ĐỒ MẠCH THANG ĐO TRỞ CỦA ĐỒNG


HỒ ĐO ELENCO, MÃ: M1250K
Thực hiện:
 Sử dụng phần mềm vẽ mạch Altium/Proteus/Orcad (hoặc phần mềm khác).

1.Đồng hồ Elenco, model M1250K


Đồng hồ Elenco M1250K là một loại đồng hồ đo dòng điện một chiều (DC) và
dòng điện xoay chiều (AC). Đồng hồ này có thể đo các giá trị dòng điện từ 0 đến 10A
và có độ chính xác cao.
Đồng hồ Elenco M1250K có thiết kế đơn giản với một kim chỉ và một màn hình
hiển thị số, giúp người sử dụng dễ dàng đọc và hiểu các giá trị đo được. Nó cũng có
tính năng tự động điều chỉnh dải đo và bảo vệ quá tải, giúp bảo vệ linh kiện khỏi bị
hư hỏng do quá tải.

18
Hình 22: Đồng hồ Elenco M1250K
2.Sơ đồ mạch Thang đo trở:
Sơ đồ đơn giản của mạch đo điện trở. Ở đây, điện trở 1% đã biết, song song với
đồng hồ đo và điện trở điều chỉnh mức 0, được so sánh với điện trở bên ngoài mạch
nối tiếp. Dòng điện được cung cấp bởi nguồn pin 3V trên các dải X1, X10 và X1K.
Trên phạm vi X10K, pin 9V được mắc nối tiếp với pin 3V để cung cấp thêm dòng
điện cho mạch nối tiếp. Để hiệu chỉnh mạch Ohm, điện trở bên ngoài được tạo thành
0 Ohm bằng cách nối tắt các dây thử nghiệm với nhau. Điều này đặt điện áp pin đầy
đủ trên các điện trở bên trong. Dòng điện trong đồng hồ đo được điều chỉnh theo độ
lệch toàn thang hoặc số đọc bằng 0 trên mặt số. Khi một điện trở bên ngoài được làm
bằng điện trở trong, thì đồng hồ sẽ lệch về một nửa tỷ lệ và vạch quay số sẽ hiển thị.

Sơ đồ Thang đo trở
19
20

You might also like