Trọn Bộ Bí Kíp Săn Học Bổng Toàn Phần Từ Giáo Sư - Ybox

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

Trọn Bộ Bí Kíp Săn Học Bổng Toàn Phần Từ Giáo Sư

Dear friends,
Tôi đang viết note này để gợi ý cho các bạn cách tiếp cận giáo sư hiệu quả, để từ đó săn được học bổng ngon, giúp quá trình du học của
các bạn thuận lợi hơn. Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết cách thức viết mail bởi đã có quá nhiều nguồn đề cập về vấn đề này rồi. Nếu bạn là
một người bài trừ sexism, racism hoặc capitalism, vui lòng giữ bình tĩnh đọc cho tới câu kết. Nếu bạn là một người sẵn sàng học hỏi, ngay
cả từ những cái xấu xí nhất thì hoan nghênh bạn đã tìm được đúng nơi để kiểm tra cái đầu lạnh của mình. Bài viết chủ yếu đề cập tới bậc
học tiến sĩ, tuy nhiên mức độ thạc sĩ nếu đi theo hướng master by research hoặc master of engineering thì cũng có thể áp dụng tương tự.
Người ta thường ví von đi quá trình học tiến sĩ như một cuộc hôn nhân vậy: giữa bạn và thầy hướng dẫn. lúc nóng lúc lạnh, lúc giận hờn
lúc vui vẻ, sẽ có bất đồng và sẽ có giảng hòa. bạn phải hiểu tính khí của thầy, hiểu cách làm việc của đối phương sao cho hòa khí luôn ở
trạng thái ổn. sau ba bốn năm thăng trầm đẻ ra được đứa con luận án, thì âu cũng là lúc bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. cá nhân tôi cũng tin
như vậy. cho nên, giai đoạn tìm giáo sư hướng dẫn cũng có thể coi là quá trình đi tìm người yêu. bạn sẽ phải trải qua các bước căn bản: tìm
info, thả thính, hẹn hò và bước cuối cùng là commitment bằng khóa môi tỏ tình. bởi việc tìm được đúng một nửa còn lại rất quan trọng, tìm
sai là rất khó quay lại mà tìm đúng thì sau này hạnh phúc sẽ được viên mãn. cẩn trọng ngay từ bước đầu chẳng bao giờ là thừa thãi cả.

Tôi sẽ đi từng công đoạn với dẫn chứng cụ thể. lưu ý vì chủ note là nam nên bài viết có thiên hướng dành cho các bạn nam đi tán gái. rất
mong các bạn nữ thông cảm.
1. Tìm info
Đây là bước căn bản để xác định ai là gấu của mình. lướt facebook hay insta thấy bạn nữ này xinh, hoặc bạn cũng có thể tham gia nhiều
hoạt động ngoại khóa ở trường, giao lưu ở các bữa tiệc hay đơn giản là đụng nhau ngoài công viên. tóm lại, là mình phải luôn mở lòng đón
nhận và chịu khó đi ra ngoài mở rộng mối quan hệ thì mới tiếp cận được con mồi. đi săn giáo sư cũng vậy. có nhiều kênh chính để tìm ra
info của giáo sư:
đọc tài liệu chuyên ngành - đây là phương thức tôi tìm chủ đạo. làm khoa học thì điều tiên quyết là phải đọc nhiều và tìm hiểu nhiều,
mỗi lĩnh vực đều có những cái tên nổi bật với số lượng công trình đồ sộ có tác động lớn tới sự phát triển của ngành đó. ví dụ lĩnh vực
mình theo đuổi khi tìm học bổng tiến sĩ là về graphene và vật liệu nano carbon thì có những cái tên rất nổi trong ngành như thầy Sơn
Bình T.Nguyen ở Mỹ, Jonathan Coleman ở Dublin, Ferrari ở Cambridge, Dusan ở Adelaide và vân vân. cũng như bạn học ở trường
vậy, ở trường có bao nhiêu hotgirl thì đi sinh hoạt nhiều chắc cũng tia sẵn trong đầu vài cái tên rồi. cơ mà cũng nên xác định sẵn là đi
tán hotgirl thì các nàng chảnh lắm, độ cạnh tranh rất cao với một đống vệ tinh mà tỉ lệ bị từ chối cũng cao không kém.
đi hội thảo - là một phương án có độ thành công khá cao. các hội thảo hội nghị quốc tế thường mời về keynote speaker là những nhà
khoa học có tiếng. họ đa số đều có lượng funding cũng như publication rất khủng. bạn nên tận dụng cơ hội để tiếp cận họ trong hội
nghị và hỏi những câu liên quan tới lĩnh vực họ làm, và nhanh trí pr công việc mình đang làm một chút. vì là đã có trao đổi, đã có gặp
rồi nên ấn tượng trực tiếp nếu tốt thì rất thuận lợi để sau này mình viết email xin hướng dẫn từ chính những học giả đó. cũng như việc
bạn đã gặp nói chuyện đôi lần với cô gái bạn thích, đã rủ nhảy cùng rồi, đã chơi cùng nhau một trò chơi hoặc đã từng ăn chung với
nhóm bạn thì sau này đây sẽ là cái cớ tuyệt vời, có khi skip cả giai đoạn thả thính để nhảy sang bước 3 luôn ấy. lưu ý, phải giữ liên lạc
ngay sau khi gặp. cụ thể là vừa trò chuyện xong rồi thì phải xin em ý facebook kết bạn ngay thì với giáo sư là phải xin email để keep
in touch. ngay buổi tối đó về là phải hỏi thăm luôn để đối tượng không quên mình. phải nhớ viết mail thể hiện việc mình phấn khích
và cảm thấy hứng khởi thế nào sau buổi trò chuyện và hi vọng sau này có cơ hội hợp tác lâu dài. cứ đóng đinh một cái mail đấy đã.
như kiểu chúc em gái ấy ngủ ngon và chat linh tinh để giữ lửa vậy. im im là cho thằng khác cơ hội, không nói gì là người ta quên mình
ngay. còn đối với tôi, tôi đã gặp vài giáo sư người Nhật, Hàn, Mỹ, Đức và Ba Lan ở các hội nghị lớn nhất trong ngành ở VN, ngoài
ề ấ ắ
việc giữ liên lạc qua mail, tôi còn đề xuất một vài hướng hợp tác và may mắn là đã có một hai công trình trong đó được đăng. tuy
nhiên, tôi hiểu là sinh viên đôi khi không có cơ hội để đi hội nghị, chứ đừng nói là được làm diễn giả như mình. cơ mà các bạn nên
chủ động tìm hiểu đăng ký hoặc đề xuất với thầy hướng dẫn ở trường đại học để tham gia. If You Don't Ask, You'll Never Earn What
You Deserve mà. dù chỉ tham gia poster hay abstract thôi thì sau này CV các bạn cũng đẹp hơn nhiều rồi.
search trên website trường - phương án này là dành cho những bạn tìm nước trước để học, sau đó trường hịn đứng top rồi sau mới
chọn xem ai hướng dẫn. tôi cũng vậy. từ đầu tôi xác định bằng cử nhân ba năm USTH không có cửa học ở EU cho nên đã chủ động né
để tập trung vào các khu vực Đông Á và Anh-Úc-Mỹ cho phép học nhảy cóc. cũng giống như bạn nghe nói bên NEU hay FTU nhiều
gái xinh nên mò sang giao lưu rồi tia được vài em vậy. mỗi website mỗi trường có một giao diện riêng và đa số đều rất nhiều thông tin.
không cẩn thận là bạn bị lạc trôi mà mãi không tìm được người cần tìm. có hai cách chính để tìm cho nhanh ở đây. nếu trường có
thanh search bar thì bạn nên nhập keyword để tìm, như ở mình thì các thuật ngữ graphene, carbon, nanomaterials hay energy là từ
khóa. danh sách giáo sư hoặc những công trình tiêu biểu liên quan sẽ hiển thị ra ngay thôi (như kiểu các ông lười đi giao lưu thì tới
trường người ta hỏi thổ địa luôn là ở đây em nào xinh là có khi được chỉ điểm tận tình ngay, info có liền). song, nếu có quá nhiều kết
quả, hoặc search bar gặp trục trặc, thì sẽ làm theo cách truyền thống (đôi khi số nhọ vào trường thượng vàng hạ cám, bạ gì hơi hở hang
tí cũng được coi là hotgirl, hoặc hỏi đúng vào thằng mọt sách không biết gì thì chỉ tổ tốn calo). phương án 2 này tuy mất thời gian hơn,
nhưng thông tin có được sẽ có độ chính xác cao hơn. ví dụ, tôi thường tìm tới khoa khoa học vật liệu, hoặc khoa science & engineering
để từ đó mò mẫm những lab nổi bật. mỗi giáo sư đều là thành viên, hoặc là sếp sòng ở một lab nào đó nên chịu khó đào sâu, tìm hiểu
kỹ là sẽ lọc ra được người hợp nhất với mong muốn của mình.
qua giới thiệu - thường là qua chính thầy hướng dẫn đại học, hoặc qua đồng nghiệp hay sếp mình tiến cử. mối quan hệ của bản thân
càng rộng thì cơ hội càng nhiều. như các cụ hay nói ý, em thầy, vợ bạn, gái cơ quan, chỗ nào tiện thì mình cứ nhắm cái đã. phương án
này có lợi thế là dễ làm quen hơn là người lạ bên ngoài vì đã được sự giới thiệu của thầy mình qua email rồi. bỏ qua phần thả thính mà
nhảy sang bước 3 luôn. về cá nhân tôi thì hồi đại học được thầy hướng dẫn giới thiệu một chỗ cover luôn Eramus và một chỗ ở Pháp.
đi sinh hoạt nhóm Amser cũng được một anh giới thiệu cho thầy cũ ở Nhật. sau này đi làm ở IMS cũng được chị trưởng phòng giới
thiệu cho một chỗ ở Anh. rồi đi làm ở trung tâm phát triển công nghệ cao thì được boss tiến cử cho mấy chỗ ngon ở Hàn và Đài Loan
hồi tháng 11 vừa rồi. CV tôi nộp vào hai chỗ đó cũng dễ đỗ hơn bình thường.
tự tới - như kiểu bạn là hotboy, đẹp trai, cười một phát là ối em rụng tim vậy. ngồi im một chỗ, chả làm gì cũng có người tới tỏ tình.
nếu chúng ta đọc bài báo quốc tế nhiều để tìm giáo sư, thì các giáo sư cũng là người đọc rất nhiều tài liệu khoa học. ở trường hợp của
tôi, tôi là tác giả chính và là người duy nhất trong ngành phát triển phương pháp plasma cường hóa để chế tạo vật liệu lai graphene (đã
có patent và bài báo liên quan) nên thành ra cũng may mắn được hai giáo sư trực tiếp liên hệ. một giáo sư liên hệ qua email, và một
giáo sư liên hệ qua LinkedIn (cá nhân mình không xài cái này nhiều lắm nhưng công nhận bên nước ngoài họ dùng kênh này săn đầu
người siêu ác liệt). ưu điểm của cách thức này là bạn nhảy luôn tới bước 4 mà không cần phải lo nghĩ gì về giai đoạn trung gian. ngoài
LinkedIn thì giới học thuật cũng liên lạc qua ResearchGate hoặc Orcid. nếu như bạn không tìm được email thì có thể thử hai kênh trên.
2. Thả thính
Có info gái rồi thì các ông làm gì?
Đa số là đi lùng hết ảnh facebook, bới loạn instagram rồi moi thông tin cá nhân, ngày sinh nhật các kiểu. một là để hiểu kỹ hơn về bạn gái
tương lai (nói cho văn hoa chứ tôi biết thừa các ông soi gì), hai là để dự trù khi nào cần dùng tới để lấy le. ba là coi xem nó có bạn trai chưa
với xác định xem tỉ lệ tán được có cao không. đối với giáo sư cũng vậy. khi gửi mail thì tốt hơn hết là bạn phải biết rõ về người ta: hướng
nghiên cứu chính là gì, công bố gần nhất có gì nổi bật, đang có funding không, bao nhiêu năm kinh nghiệm rồi đã từng công tác ở đâu,
topic hướng dẫn PhD gần nhất là gì, vân vân và vân vân. có nhiều thứ cần để ý nhưng tôi thấy chỉ để ý hai cái chính là hướng nghiên cứu
và công bố nổi bật. xác định rõ hướng nghiên cứu rất quan trọng vì nếu bạn chọn nhầm người thì sau này người ta cũng từ chối bạn vì tư
tưởng khác nhau. còn để ý công bố nổi bật chính là để dùng cho mở đầu email đó: Dear Prof. X, I have read your recent works on ABC and
I am very impressed by your contribution in abc, particularly a1 b1 c1. như kiểu Anh đứng ở đây từ chiều vậy, ai cũng thích khi mở đầu
đoạn hội thoại bằng việc mình đã để ý người ta từ trước. họ sẽ có thiên hướng đọc mail của mình.

Cơ mà, trước khi đi sâu hơn, tôi phải nhấn mạnh bước thả thính là cực kỳ quan trọng bởi nó đánh dấu giai đoạn bắt đầu của một mối quan
hệ. người ta nói rồi, không quan trọng cuộc tình kéo dài bao lâu, mà chỉ coi bắt đầu và kết thúc thế nào. trước khi đánh trận, phải tự nhìn lại
bản thân mình có gì đã (ngoại hình, điều kiện, tài năng). tiêu chuẩn soái ca của các em gái giờ là gì?

· Đẹp trai - khỏi cần nhắc lại lần hai, đây chắc chắn là yếu tố tiên quyết để người ta nhìn bạn. đẹp trai thể hiện ngay ở cái nhìn đầu tiên và
cũng có thể khiến người ta rụng tim, yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. ở đây, chính là hình thức của email đầu tiên gửi tới giáo sư:
1. tiêu đề (subject) đặt có chuyên nghiệp không. như mình đặt súc tích là [Vietnam] Student Seeking for doctoral position in Graphene-
based composites hoặc [VN] Student Interested in PhD opportunity in Alloy and Concrete - From Prof. XYZ’s lab. tiêu đề phải thể
hiện được thông tin chính của cả email bao gồm quốc gia, mục đích, hướng nghiên cứu và nếu thầy cũ của bạn (hoặc người giới thiệu
bạn) là big name trong ngành thì có thể dùng để đề cập.
2. ngay mở đầu phải ghi rõ mục đích email. như cách tôi vào đề note này vậy, tôi nói rõ luôn là note này là về cái gì, tại sao lại viết cái
note này. ở đây, trong mail bạn nêu rõ là bạn viết mail này để hỏi xem lab thầy có còn chỗ trống không và thể hiện việc bạn hâm mộ
công việc của thầy ra sao. ví dụ, I am writing this email to sincerely ask you whether there is still an opportunity for me to be one of
your PhD students. như đi tới nhà bạn gái vậy, nhạc phụ đại nhân thường tra hỏi tên gì, bao tuổi, quê ở đâu thì lưu ý là khi mở đầu
mail cũng phải giới thiệu rõ ràng. Như tôi ghi là My name is Minh Dang, recieving BSc. degree from Vietnam-France University,
Vietnam in 2016. ai cũng quý người chân phương nên vào đề ngắn gọn, súc tích, đơn giản thôi đừng cầu kỳ quá.
3. file đính kèm có đủ không. chắc chắn phải có CV đính kèm và phải ghi rõ trong mail là có đính kèm. có thể đính kèm cover
letter/letter of motivation nhưng đối với tôi, tôi chọn nội dung mail chính là một cái letter thu gọn rồi nên đính kèm là vô nghĩa, tuy
nhiên thông thường thì mọi người vẫn thích đính thêm cũng không ko sao cả. ngoài ra, tôi còn đính kèm thêm một hai công trình tiêu
biểu gần nhất của mình (paper/patent) và đối với vật liệu graphene chẳng hạn, tôi đính thêm ảnh chụp vật liệu chế tạo được cho sinh
động. như kiểu tám chuyện làm quen ý, ít nhất phải show ra cái bản mặt trên avatar để lan tỏa sự đẹp trai chứ. mail cũng vậy, bạn nên
có ảnh email avatar để giúp giáo sư phân biệt với mail rác.
ế ắ ắ ấ ố ế
4. văn phong thế nào: ngữ pháp và chính tả là hai cái chắc chắn không được sai. nhất là khi gửi cho người ở quốc gia nói tiếng Anh, phải
cực kỳ chuẩn nghĩa từ dùng (đừng xài google dịch mà hãy chịu khó tra từ điển Oxford hoặc Cambridge, ngoài ra còn nên check cả
collocation có ổn không vì nhiều cụm từ đi với nhau nghĩa sẽ rất là awkward). chào người ta là Dear Professor Full Name là an toàn
nhất. tuy nhiên, đối với tôi có biết qua qua tiếng Trung với tiếng Pháp, nếu xác định được thầy mình có hai quốc tịch trên thì tôi cũng
cài thêm mấy câu chào bản địa vào và kết cũng là một câu kính ngữ bản địa. lưu ý cách viết tên của mỗi nước cũng khác nhau, có nơi
viết hoa family name, nhưng cũng có nơi viết capslock cả full name. có nơi skip tên đệm và chỉ viết tắt kiểu tên tôi là Minh N. Dang
vậy, hoặc bỏ luôn thì là Minh Dang. lưu ý cả chức danh người ta viết cũng không nên viết sai. Tiến sĩ thì là Dr. chứ đừng dập khuôn
Dear Professor. cá nhân mình để ý mấy ông Associate Professor rất thích được chào là Prof. nên mình cũng hay cố tình gọi nhầm để
lấy le. nịnh tí đâu chết ai. để ý cách gọi sao cho đúng, tuy chỉ là tiểu tiết nhưng lại thể hiện cho người ta thấy mình quan tâm và tìm
hiểu người ta thế nào. tuyệt nhiên không được viết sai tên người ta, nhất là mấy nước Thái, Ấn hay Ả rập rất dễ nhầm ký tự. đại kỵ
đấy. như việc đêm đầu tiên hẹn hò với em Lan mà lại gọi là Đào ơi, đủ hiểu phần tiếp theo câu chuyện thế nào rồi đấy.
5. chữ ký email: cái này thường không được ai đề cập tới nhưng tôi nghĩ là rất quan trọng vì nó thể hiện sự đường hoàng và phong thái
đĩnh đạc của bạn. chữ ký chuẩn sẽ bao gồm tên, giới tính/học hàm (Mr., Ms., Dr., Prof., etc.), chức vụ, nơi làm việc hiện tại, địa chỉ cơ
quan, số điện thoại liên hệ và email cá nhân. cũng giống khi mình đi tán người ta thì phải chọn lúc giữa ban ngày ban mặt mà triển,
nam nhi phải tự giới thiệu tên tuổi đàng hoàng chứ không có lấm la lấm lét. nếu bạn để ý thầy của mình, hoặc các giáo sư khi rep,
thông tin của họ hiện ra rất cụ thể và mình có thể tra cứu ngay được từ những dữ liệu đó để xác minh danh xưng hay chức vụ của họ là
thật hay giả. đối với những bạn mà profile khủng, ngoài những thông tin cơ bản trên thì có thể nhét thêm đường link tới Google
Scholar Citation hoặc Researchgate hoặc LinkedIn của mình để giáo sư tiện check hàng.

chữ ký hiện tại của tôi.


· Nhà giàu - đi con Lambo ngầu lòi hay mua Iphone 11 Pro Max tặng rồi mặc toàn đồ hiệu xịn xò ngay buổi làm quen đều tiên thì khá
chắc kèo các ông có cơ hội bao gái lần nữa. kinh tế vững chắc ai chả thích. các giáo sư cũng vậy. nếu gia đình bạn có điều kiện sẵn rồi,
hoặc bạn đã có funding/scholarship sẵn sàng support cho quá trình học PhD thì hầu như các giáo sư đều sẽ nhận lời nếu CV các bạn vừa
tầm. sinh viên được ví như osin trong lab vậy, tự nhiên có đứa được việc bảo muốn tới làm không công, chả phải trả nó đồng nào, chả lẽ lại
từ chối? nên nếu ở mail đầu tiên, bạn nói rõ là không cần hỗ trợ tài chính mà chỉ cần giáo sư nhận thì 90% là sẽ nhận được cái gật đầu cho
bước tiếp theo thôi. tuy nhiên, con gái người ta cao giá, nhân cách lồng lộng mấy ai ham tiền. nếu bạn quá xấu, ăn nói vô duyên, và chẳng
may người ta có người thương rồi thì xin chia buồn. các giáo sư cũng vậy. nếu CV bạn không đủ đô, văn phong quá lố hoặc quota hướng
dẫn của giáo sư không còn thì vẫn bị từ chối thẳng cẳng thôi.

· Cao to - trên m8 luôn là lợi thế, tôi chưa gặp ông nào gần 2m mà ế người yêu cả. nếu như bạn tốt nghiệp ở trường rank cao ở quốc gia
phát triển, xong lại có publication ở tạp chí có IF cao trong ngành thì chúc mừng bạn đã được giáo sư để ý tới. cơ mà chơi bóng rổ thì
thường trên 1m80 nhưng không có nghĩa là cao trên 1m80 thì chơi bóng giỏi. vẫn có nhiều người thấp hơn mét tám mà skill vẫn rất tốt. các
giáo sư lâu năm thừa hiểu điều đó nên cái họ đánh giá là bạn có đủ tiềm năng để họ hướng dẫn thành ngôi sao hay không. cho nên cũng
đừng lo quá nếu tốt nghiệp trường làng hay công bố còn khiêm tốn.

· Sáu múi - còn cả loại tám rồi mười múi nữa để còn mài ra mà ăn chứ. hí hí, để đạt được từng ấy múi, chắc chắn phải chăm chỉ tập tành,
chế độ chăm sóc bản thân có kỷ luật cao mới được. nếu bạn không có bài rank cao, thì nhiều bài rank thấp cũng được. nếu bạn không tốt
nghiệp trường top, nhưng ở trường bạn chăm chỉ tham gia cách hoạt động chuyên khoa, hoặc làm teaching assistant, hoặc làm research
assistant ở nhiều lab, đi nhiều hội nghị lớn nhỏ thì vẫn được đánh giá rất cao. cá nhân tôi ý thức được USTH là trường mới lập, tên tuổi
ấ ể ằ ẳ ắ
chưa có mấy nên đã chủ động tô điểm CV bằng các hoạt động học thuật. tôi cũng chẳng có bài báo nào top ngành, nhưng may mắn có
được hơn tá bài hội nghị, ISI uy tín, quốc tế quốc gia uy tín. và tôi cũng chăm đi hội nghị (xin xỏ sếp hơi nhiều hehe). và cũng chăm nhận
làm đề tài dự án, có cả cấp quốc gia, có cả cấp cơ sở để làm giàu CV của mình. từ CV của bạn, có thể đánh giá được active lifestyle, bạn có
chăm chỉ, tiến thủ hay không để từ đó có ấn tượng tốt ban đầu. hừm, khoản này dễ show hơn múi, chả lẽ đi đâu cũng phải vén áo lên khoe
chị em thì lố quá nhể.

· Thông minh - tức học giỏi, nhiều thành tích, giải thưởng. thể hiện ở GPA cao và rank tốt nghiệp trong lớp. thường để tia học bổng thì
GPA nên tầm trên 85% và tốt nghiệp nhất nhì lớp. nhất là đối với trường hợp nhảy cóc lên PhD từ bachelor của mình. kể cả mình có GPA
4.0 đi nữa mà rank không được nổi top 2 thì cũng không đủ điều kiện apply. với những bạn đã có bằng master thì sẽ dễ thở hơn nhưng
cũng nên có thành tích học tập một chút để được giáo sư để mắt tới. thực ra cái thông minh này sẽ bao hàm cả yếu tố ăn nói và ăn mặc ở
dưới nữa, bởi IQ cao thì cũng có cái lợi là học nhanh và tiếp thu tốt.

· Ăn nói có duyên và gu riêng - khoản này thì khác với cơ địa như mặt mũi hay chiều cao, hoàn toàn có thể trau dồi cải thiện dần được. dù
bạn có đẹp trai cao to mà ăn nói khiếm nhã cũng sớm bị đá mà thôi. ăn nói siêu duyên, ăn mặc có gu là một lợi thế, kể cả có không đẹp trai
xíu, cũng chẳng cần cao quá. điều này thể hiện ở cách bạn bài trí CV của mình. với tôi, tôi tự thiết kế mẫu riêng của tôi, chẳng chung đụng
với ai cả. có ảnh, có thông tin cá nhân, có thành tích học tập và học thuật, ngoại khóa rồi liên hệ của những thầy cũ. thực ra, ai ai cũng theo
form chung, toàn đen trắng không rồi Times New Roman, cỡ chữ 11, căn lề 2.5, căn dòng 1.5 line thì CV không khác gì cái sớ hành chính
vậy, cực kỳ nhàm chán. cầm cái công văn chính phủ lên mấy ai đọc hết từng chữ? tất nhiên đẹp trai thì mặc rẻ rách lên vẫn đẹp nhưng đi
hẹn cùng nhau không hề tông xoẹt tông tí nào. mấy ai đi tán gái bằng lặp đi lặp lại mấy bài cũ. đây là quan điểm cá nhân, tôi cho rằng các
giáo sư cũng vậy. họ đã quá nhàm với CV basic quen thuộc rồi nên có lẽ một cái mới sẽ lạ mắt hơn. ai cũng gù mình đứng thẳng là người
khuyết tật nhưng chính khuyết tật lại hay được đập vào mắt mà “bị” soi đầu tiên. qua CV tự design, người ta sẽ biết được mình có tư duy
nghệ thuật, yêu cái đẹp hay không, chịu khó đầu tư đánh bóng bản thân hay không. như tôi là phải sử dụng cả Indesign, Photoshop lẫn
Illustrator rồi tất nhiên cả Word lẫn PowerPoint. cả giàn Adobe cày âu cũng chỉ để dặn ra được một mẫu CV ưng ý. từ năm 2016 cho tới
giờ tôi làm tổng cộng 4-5 mẫu riêng và lần nào khi phỏng vấn cũng được khen có cá tính. tôi xác định từ đầu là không nhằm vào nơi quá
chi hàn lâm chỉ đăng báo học thuật, mà chủ yếu tìm giáo sư có liên kết chặt chẽ với công nghiệp. phía industry rất đề cao tính thực tiễn,
cũng như design mẫu mã hơn là một nghiên cứu khô khan không ứng dụng ngay được.

· Có tài lẻ - đánh đàn, hát hay, thể thao giỏi luôn là thế mạnh để chinh phục trái tim chị em. ở đây, chính là hoạt động ngoại khóa (outdoor
activities) mà bạn khoe ra trong CV. đây không phải yếu tố chính, chỉ là yếu tố kèm thêm kiểu đã đẹp trai rồi còn hát hay nhảy giỏi ý, thì
cộng hưởng lại vẫn sẽ đảm bảo tỉ lệ cưa đổ tăng lên cao hơn so với hoặc chỉ đẹp trai, hoặc chỉ hát hay. thật ra apply bậc cử nhân thì người
ta yêu cầu cao vấn đề này hơn, nhất là các hoạt động xã hội, còn với tầm PhD thì không đặt nặng lắm. bởi giáo sư cũng hiểu là nếu như
dành quá nhiều thời gian bên ngoài thì việc chính sẽ dễ bị sao nhãng. song, tài lẻ ở đây không chỉ bao gồm tài bẩm sinh mà cả kỹ năng cá
nhân tự học được. như tôi, ngoài tham gia một loạt các hoạt động như có chia sẻ bên Scholarship Hunter, thì tôi còn biết dùng các phần
mềm bổ trợ như OriginLab, Peakfit, NOVA hay ChemBioDraw cũng như các phần mềm thiết kế kể trên cả bộ Adobe từ Illustrator cho tới
Audition, Premere và After Effect, gần đây có thêm Solidworks và một vài cái mới. nói chung, tôi chỉ biết làm nghiệp dư gà mờ thôi, gọi là
đủ dùng ít phải thuê ngoài. thêm vào đó, học sơ sơ ngoài tiếng Anh thì biết thêm một hai ngoại ngữ nữa cũng là lợi thế. hơn nữa, ví dụ như
ngành tôi là vật liệu thì tôi cũng liệt kê ra cả những kỹ năng tổng hợp vật liệu, máy móc đo đạc mà mình biết dùng. cũng may mắn là trong
ba năm nghiên cứu, tôi đảo qua nhiều lab, làm nhiều loại vật liệu khác nhau nên background rộng. và cũng hợp lý cho suất PhD hiện tại, vì
ngoài thầy tôi, boss chính của project này là bên công ty công nghiệp cho nên họ cũng thích ứng viên năng động hơn để hợp với bộ phận
R&D.

Ngoài ra thì cũng còn nhiều yếu tố khác như dam dang, hôi nách hay không hoặc có liên can gì tới nyc và vân vân. nấu ăn giỏi là tốt, như
tôi nấu vật liệu cũng được. hôi nách thì cũng may là không bị, nhưng nếu bạn bị kỷ luật vì lỗi nào trong quá khứ thì không cần phải nêu ra
làm gì, sau này nhận rồi nêu sau cũng được. còn giờ cứ xịt thơm để che bớt mùi đi. còn chẳng may thầy cũ của bạn có xích mích với ông
thầy bạn đang liên hệ, oan gia ngõ hẹp thì đành bỏ vậy. yếu tố ngoại giao cũng như chính trị trong mail đầu cũng quan trọng. kiểu phân biệt
vùng miền vậy. như kiểu giáo sư Trung Quốc sẽ có thiên hướng nhận ứng viên TQ, và tất nhiên giáo sư người Việt sẽ thường hỗ trợ nhiệt
tình người Việt. do đó, mình cũng chủ động liên hệ với ngay chính người gốc Việt nếu có profile của họ ở trong trường mà mình cần tìm.
và may mắn là 90% anh chị giáo sư VN mình contact đều sẵn sàng hỗ trợ dù sao này mình cũng không có chọn họ.

3. Hẹn hò
Sau màn dạo đầu, nếu đối phương ứng ý thì phải nhanh chân sắp xếp một buổi hẹn thật lãng mạn. tuy vậy, không phải cứ rủ là người ta
đồng ý ngay, phải chờ seen dài dài, phải kiên trì đưa đẩy câu chuyện thì sau cùng mới gặt hái được kết quả thành công. khoảng thời gian
chờ đợi sau khi gửi mail thả thính đầu tiên dao động từ vài ngày cho tới vài tháng hoặc đen thì là vài thiên niên kỷ, chẳng có hồi âm. không
phản hồi có nhiều lý do, hoặc vì họ bận quá rồi quên, hoặc vì CV hay mail viết quá tệ, hoặc là rơi vào mail rác họ không đọc được. nếu như
facebook có chế độ seen để bạn biết cô gái ấy đã đọc tin chưa, thì mail cũng có dịch vụ tracking để biết giáo sư đã mở mail chưa. có nhiều
apps trên hệ thống nhưng mình quen xài mailtrack.io rồi nó rẻ (tầm 30 USD/năm). gửi xong sẽ có dấu tick xanh thông báo noti khi nào
giáo sư đọc email, và đôi lúc còn hiển thị cả thiết bị đang đọc là gì nữa (hơi xâm phạm riêng tư nhể). cơ mà đôi lúc hệ thống bảo mật của
đại học quá tốt, đặc biệt là các trường top như Oxford hay Cambridge thì họ chặn được tín hiệu mailtrack gửi về cho nên không thể biết
được là giáo sư đọc được hay không.

À quên, chưa nhắc các bạn là be bad boys, don’t be fuckboiz. phải sở khanh một tí, đểu một tí trong việc tán gái. Sau khi tìm được info rồi
thì phải list ra danh sách giáo sư với thông tin, lĩnh vực, địa chỉ liên hệ cụ thể. và tấn công hàng loạt đối tượng một lúc. như tại hạ sức yếu,
cân một lúc được 8 em thôi nên không dám gửi request nhiều. lỡ chẳng may hên cả 8 người đều gửi phản hồi tích cực thì lúc đó lo viết
research proposal cùng lúc có mà sấp mặt. chưa kể phải tránh việc đọc profile và recent publications của nhiều người trong cùng một lúc
mà dễ bị tẩu hỏa nhập ma khi viết mail. nói vậy thôi chứ tỉ lệ phản hồi chỉ tầm 20%, một số anh chị đạt học bổng ngon mình biết thì có khi


tỉ lệ chỉ 1/50 mà thôi, của tôi thì khá hên do lúc đầu sàng lọc kỹ, xác định rõ vị trí của mình và ngành cũng hẹp nữa nên rơi vào con
số15/25 giáo sư nhận kèo.

Quay lại vấn đề chờ đợi là hạnh phúc. chờ bao lâu cho đủ? với tôi thì sau một hai tuần tôi gửi reminder email nhắc lần một, sau một tháng
nhắc lần hai và sau hai tháng nhắc nhẹ thêm phát nữa. viết mail nhắc nhở thì câu chữ phải thật nhẹ nhàng, form tham khảo khá nhiều trên
mạng. các cụ dạy rồi, đẹp trai không bằng chai mặt. nhây một tí cũng được nhưng nên biết điều quá tam ba bận, gửi ba lần không được thì
nên dừng làm phiền, kẻo mang tiếng sinh viên Việt Nam lầy lội. với cá nhân tôi thì tôi vẫn luôn nhen nhói hi vọng cho nên tiếp tục gửi cho
tới khi nhận được mail từ chối mới thôi.

Có thể thấy các mốc thời gian khi tôi gửi mail đầu và mail nhắc nhở. dấu tích xanh bên trái thể hiện là giáo sư đã đọc rồi (nếu click vào thì
sẽ hiển thị ngày đọc) cho nên tôi hiểu là có thể giáo sư bận quá mà quên chưa rep. vì nếu người ta ko thích mình, thì người ta đã vứt mail
mình vào spam rồi chứ ko phải là cứ seen mãi như vậy. thầy hot quá đôi khi cũng chảnh một chút, đợi tới lần thứ ba để xem học trò có thực
sự xem trọng mình không hay chỉ là rải đơn đăng ký cho vui, rồi ổng mới đủng đỉnh trả lời. cuối cùng cũng rất may là giáo sư support nhiệt
tình cho tới khi tôi nhận được offer.

Đây là hai ví dụ điển hình về độ chảnh của các giáo sư (đã che tên và thông tin nhạy cảm vì privacy).

Có thể thấy ở mail đầu tiên giáo sư chưa có cơ hội đọc. nhưng ở mail thứ hai thì mailtrack báo cho mình biết là thầy ý đọc vào tháng 1 tức
là khả năng mail mình gửi đã rơi vào spam. sau này giáo sư lục spam mới thấy mail của mình và đã phản hồi. muộn còn hơn không. thầy
cũng góp ý cách để apply cho tới khi nhận offer.

ồ ấ ẳ ế
Nhưng cũng có những người phản hồi ngay lập tức. hoặc chấp nhận hướng dẫn, hoặc nói thẳng luôn những thiếu sót của CV tôi trong cuộc
cạnh tranh giành học bổng của trường. tôi cũng như các anh em vậy, thích đi tán hotgirl trong trường thì tôi cũng nhắm toàn trưởng khoa
hoặc trưởng nhóm nghiên cứu mạnh trong trường, bởi họ chính là những ứng viên xét duyệt học bổng nên đánh giá cá nhân của họ rất thấu
đáo. kể cả mình có bị từ chối thì cũng bị từ chối rất nhanh và học được còn thiếu sót vấn đề gì để sau này cải thiện hơn.

Giáo sư phũ một phát luôn. tiếc vì ko có funding chứ không phải vì mình kém. mà mọi người có thể để ý chữ ký mail rất chuyên nghiệp ở
dưới.

Một cách từ chối khác là chỉ rõ điểm mình còn thiếu để có thể có cơ hội cạnh tranh học bổng. mình không hề ghét những người trả lời cộc
lốc như vậy, mà cảm thấy may mắn vì được họ reply với nhận xét súc tích. còn hơn những người không bao giờ phản hồi để chỉ cho mình
biết tại sao họ ko nhận mình.

Nhìn qua thì tưởng mail từ chối nhưng thầy nói vậy để thử lòng thôi. mình vẫn phải cố đấm ăn xôi, nhích lên chấp nhận số phận. sau cùng
thì thầy cũng hỗ trợ nhiệt tình để apply được suất ngon kịp deadline tháng sau đó.
Đây là một mail không rõ ràng. họ nhận mình vì CV ổn nhưng lại propose một hướng khác và mất khá nhiều công đoạn nên ngay sau mail
này mình đã từ chối và cảm ơn giáo sư ngay lập tức. khi bạn tiếp cận họ một cách tử tế và chân thành, thì giáo sư cũng sẽ đáp lại một cách
chân thành và tử tế. giáo sư này thậm chí còn cc thêm một giáo sư khác để chuẩn bị ủng hộ nếu như mình đồng ý với đề xuất của họ. kiểu
em sẽ đồng ý yêu anh nếu anh thế này thế nọ nhưng xin lỗi em anh ko có nhu cầu thay đổi bản thân chỉ vì ý thích của riêng ai. thế nên sau
đấy tôi lịch sự say no.

Một mail xác nhận hỗ trợ không thể tuyệt vời hơn. thầy ý sau đấy cũng giúp mình tìm thông tin apply rồi recommend cực kỳ nhiệt tình. lại
còn cho cả nick facebook để chat rồi xài emoticon cực xì tin.
Cũng một mail đồng ý hướng dẫn nữa nhưng với thái độ khá thờ ơ. kiểu mày apply được thì tốt, ko được thì tao cũng có đứa khác. cá nhân
tôi coi đây là một backup plan thôi chứ cũng không ham hố quá. tán rồi bỏ đấy đã tính sau và không bao giờ tính lại luôn

Giáo sư này là giáo sư nhiệt tình nhất mình từng biết bởi ông ý cực kỳ đánh giá cao CV của mình. ngoài việc cho nick LINE cá nhân để
chat, thầy ý còn cử cả một đội sinh viên và postdoc để dịch tiếng Thái giúp tôi apply thành công học bổng C2F của đại học Chulalongkorn
Thái Lan. và quả thật là tôi cực kỳ cảm động bởi sự chân thành đó tới mức đã suýt chuẩn bị bay sang Thái để nhập học hồi tháng 1, thậm
chí đã tìm vé máy bay rồi book nhà, tìm hiểu Bangkok rồi dorm ở thế nào để chuẩn bị sang rồi cơ.

ể ấ ế ể
Cũng là một acceptance mail nhưng tia hi vọng cho cuộc đua funding để học ở UK là cực kỳ thấp nên sau này mình cũng bỏ hết để tập
trung apply ở nước khác. bởi nếu có đỗ được đi chăng nữa thì tiền sinh hoạt cũng không dư dả cho lắm so với mức sống ở đó. do đó mình
sẽ bỏ qua các mail gửi cho University of Leeds, Cambridge rồi Oxford và UCL.

Thầy khá ổn nhưng em rất tiếc. quyết tâm vững tin vào ngành. tôi từ chối ngay ở mail sau đó.

Nhóm này xác nhận sẽ trợ giúp tôi apply học bổng nhưng trong quá trình trao đổi, tôi cảm thấy họ không nhiệt tình cho lắm. kiểu phải nhắc
tới hai ba lần mới rep tiến độ application tới đâu nên sau tôi cũng bỏ offer nhóm này để tập trung vào nhóm khác cũng ở ngay trong trường
Monash. có vẻ như cũng một phần nhóm này từ giáo sư cho tới postdoc lẫn sinh viên đều là Tàu, nên họ không mặn mà cho lắm với sinh
viên VN.
Đây là người đầu tiên mình contact ở Adelaide và rất tuyệt là anh thầy ý support quá chi là nhiệt tình.

Đây là người thứ hai mình contact ở Adelaide (giáo sư top ngành với hàng trăm bài báo quốc tế, bằng sáng chế và H index ~70) và thật
may mắn là thầy này với thầy trên biết nhau và hoạt động chung ở một số project. nên sau đó họ hợp sức để giúp mình apply bằng được
suất Master ở Adelaide. tại sao lại là Master là bởi họ bảo CV mình down xuống sẽ có tỉ lệ cạnh tranh cao hơn, tiền cho thì ngang PhD, và
họ hứa rằng sau một năm học Master họ sẽ cho mình nhảy sang PhD ngay. một năm Master đó sau sẽ được tính lại thành một năm PhD
nên chung quy chẳng thiệt gì cả (vẫn tổng là 3 năm thôi). đây cũng là một phương án rất hay nếu bạn nào định apply, tuy có đòi hỏi độ thân
thiết cực cao và support hết mình từ phía supervisor.
Đây là một xác nhận có hỗ trợ. thường thì mỗi giáo sư đều chỉ có một quota nhất định, người nào nhiều funding thì có thể supervise 10-15
PhD, người nào ít funding thì chỉ nhận được 1-2 người. (có thể để ý ở góc trái là panel của mailtrack hiển thị giáo sư đọc bao nhiêu lần và
lần đầu đọc lúc nào, ấn vào full tracking history có khi còn thấy đọc trên cả thiết bị gì)

Thầy này ở NTU cũng rất nhiệt tình. tôi đã phỏng vấn qua email rồi được thầy dẫn đi quay một vòng trong lab để có hình dung xem có đồ
chơi gì mà bổ sung vào research proposal. thầy cũng hỗ trợ cực kỳ nhiệt tình qua mail, giúp xin thư từ bộ giáo dục, giấy tờ từ trường để
apply visa Đài Loan. nếu không phải vì Covid, có lẽ tháng 2 vừa rồi tôi đã ở Đài Bắc rồi. coi như bõ công mấy tháng học tiếng Trung.
giáo sư này trẻ mà đã làm boss to ở trường rồi. ngoài bàn về research nên làm hướng nào, chuẩn bị mua hóa chất gì thì thầy còn vạch plan
ra giúp tôi apply ba loại học bổng ở NZ cùng một lúc (chính phủ, trường và tư nhân) để tăng tỉ lệ đỗ. đảm bảo bằng được tôi sang cho đúng
kế hoạch vạch ra.

Đây là phương án phòng bị ở Monash của tôi sau khi từ chối người đầu. thầy này tuy không sốt sắng lắm nhưng rất cẩn trọng do có nhiều
năm kinh nghiệm rồi. làm việc gì chắc việc đó. bảo ban tôi từng bước nhỏ để dần tới lúc lấy được admission rồi scholarship offer.
(application process ở Monash khá củ chuối khi phải có thư mời từ khoa bổ xuống thì mới đăng nhập vào hệ thống apply được).

ể ề
Con gái sinh ra là để nâng niu và yêu chiều. tôi tin là vậy. khi crush một ai đó, chờ cả ngày dài sau cái seen thì người ta mới rep mà mình
vẫn hớn hở rep ngay tức khắc. đôi khi nàng ta chẳng cần suy nghĩ gì, rep thẳng tuột luôn, còn mình thì nghĩ cả tiếng mới rặn ra được vài
dòng hỏi thăm. cứ đắn đo hoài mà không biết nên nhấn gửi hay không vì sợ làm người ta giận dỗi. và tôi cũng hiểu vậy. đối với giáo sư thì
mình càng phải trân trọng thời gian và sự đánh giá của họ. họ có thể vài tuần mới rep mail của mình nhưng khi họ rep rồi thì phải trả lời
ngay lập tức. phải cảm ơn ngay họ, ngay cả khi có bị từ chối thật phũ đi chăng nữa. sau đó ở các chuỗi mail phía sau, khi người ta đã đồng
ý đón nhận mình vào team và sẵn sàng support chuyện apply học bổng thì mình phải liên tục cập nhật thông tin, đọc tiêu chí cần thiết và
chuẩn bị research proposal thật tốt theo hướng họ đề xuất. phải ga lăng lên các ông ạ, người ta chưa nhờ thì mình cũng phải chủ động biết
mà làm trước.

Cũng như khi bạn gái bằng lòng đón nhận tình cảm của mình vậy, nàng cần gì thì mình phải chiều lập tức. thèm trà sữa ban đêm thì cố lặn
ra Phúc Long trước 10 giờ, hay bí quá thì ra Soya Garden may ra order được trước 11 giờ. đòi ăn xôi thì lỡ xôi Yến đóng cửa thì vẫn còn
cửa ra Yên Phụ tìm hàng. giáo sư thì ít oái ăm như vậy nhưng họ sinh hoạt ở múi giờ khác mình. như tôi liên hệ với 8 giáo sư một lúc ở 6
quốc gia ở 3 châu lục, để đảm bảo sự phản hồi nhanh lẹ gần như tức khắc thì gần hai tháng cuối năm 2019 cho tới sát Tết, tôi khó có được
một giấc ngủ trọn vẹn. mà lịch tập thì vẫn phải đảm bảo. lệch múi giờ với buồn ngủ chỉ là chuyện nhỏ. làm sao để viết kịp 8 cái research
proposal, có cái 4 trang, có cái 15 trang theo form riêng của từng trường để kịp deadline quả thật không dễ chút nào. tuy đều là graphene
chẳng hạn, nhưng có cái ứng dụng làm bê tông, có cái làm pin lithium, có cái làm điện mặt trời, có cái để phủ bề mặt kim loại, có cái làm
plasma cường hóa, có cái làm bằng oxi hóa hay oái ăm hơn có chỗ đề nghị làm phân bón. giờ ngẫm lại tôi cũng không hiểu tại sao lúc đó
trâu bò tới vậy, không bị tẩu hỏa nhập ma tí nào. nói không quá chứ tôi thấy hẹn hò một lúc với tám em có khi còn dễ thở hơn vì ít nhất các
em đều sinh hoạt theo giờ Đông Lào.
trong quá trình gửi mail qua lại, sẽ có giáo sư lúc đầu nhận bạn, nhưng lại đề xuất làm theo hướng khác. ví dụ, tôi từng được đề nghị bỏ
graphene đi làm vật liệu bio hoặc tổ hợp polymer gì đó vì trong CV có đề cập từng làm. cơ mà kiên định như Park Saeyogi vậy, con người
sống phải có đức tin. mình không được đánh mất bản thân mình chỉ để đáp ứng yêu cầu của một ai đó. trong trường hợp của mình, tôi
mạnh dạn từ chối luôn dù mất bao công mới được người ta nhận lời. song, mối quan hệ tốt luôn bắt đầu bằng sự thỏa thuận và nhún
nhường từ hai bên. ở đây mình là người dưới cơ, còn giáo sư là ở cửa trên, nếu yêu cầu không to tát quá thì cũng nên đáp ứng, lệch một
chút cho với idea ban đầu thì cũng chấp nhận được. ví dụ, bạn không thích ăn hành nhưng vì bạn gái thì có thể ném một chút nước phở có
hành cũng được mà nhỉ. cứng đầu quá dễ xôi hỏng bỏng không.

Hẹn hò qua lại phải thời gian dài thì mối quan hệ mới có bước tiến triển tốt và đạt được kết quả như kỳ vọng. mail đưa đẩy với giáo sư cho
tới khi apply được học bổng cũng phải mất tới 40-50 tin nhắn email trong tầm hai tới ba tháng rồi sau khi nhận được offer rồi còn cần cả
CoE hay confirmation letter cho tới quá trình xin visa nữa.

4. Khóa môi

Là khi chính thức nhận được PhD offer để học tập. khác với học bổng chính phủ, học bổng của trường muôn hình vạn trạng, apply theo
nhiều hình thức khác nhau. nhìn chung là đều cần academic transcript, CV, list of publications, cover letter, IELTS, ranking certificate và
research proposal. có nơi bắt nộp ngay khi apply, có nơi bắt làm sau. có nơi bắt phải vạch ra plan cho PhD: như tháng đầu làm thí nghiệm
gì, tháng hai làm gì, bao giờ mới đi hội nghị và vân vân. nhưng vấn đề này đã phải bàn luận và được sự thống nhất của supervisor thì mới
được upload lên hệ thống để nộp. không phải cứ viết bậy theo ý mình là được đâu.

Không biết các ông thế nào, nhưng mấy ai tỉnh tò ngay trong buổi hẹn đầu tiên mà thành công. mấy ai first date đã được môi hôn. ngay cả
hẹn hò một thời gian dài rồi vẫn bị bể như thường. apply học bổng cũng vậy, dù thầy và mình đều cố gắng hết sức để đẩy CV mình lên
nhưng vẫn bị trượt như thường. không phải là bạn kém hay thầy không giỏi, mà bởi chuyện xét học bổng đôi khi còn mang yếu tố chính trị.
ví dụ, khoa này trước đã có 2 ông được rồi, năm nay sẽ ưu tiên khoa khác. hay đơn giản là quốc tịch TQ dễ được hơn vì hội đồng nhiều
giáo sư gốc Tàu. hoặc cũng có thể vì bạn chưa đạt yêu cầu tối thiểu. như apply ở Mỹ thì cần GRE, hay top ở Anh thì IELTS nên cao một tí
tầm 7.5 và cũng có thể số publication chưa đủ đô. hoặc đơn giản là do cái hệ thống sida, nó nuốt mất đơn application của mình hoặc gửi
mail vào hòm spam nên mình không có cơ hội để đọc.

Có nhiều lý do làm cho cuộc tình tan vỡ mà ta chẳng ngờ được. tỉ lệ thành công của tôi chỉ rơi vào 9/15 giáo sư. trúng một thì tốt rồi,
không phải nói làm gì, nhưng lỡ trúng nhiều quá thì lại phải đắn đo chọn lựa. đang lúc thả thính, chưa ràng buộc thì tán chục em chẳng ai
nói chi. nhưng một khi đã xác định yêu đương rồi thì chỉ nên chọn một mà thôi. cứ ngỡ mình kém chỉ có một nàng gật đầu, mà đây lại cả
chục cô ok. quá hoảng chứ sao nữa.

Nhưng đừng lo quá. các thầy cũng đã trải qua giai đoạn săn học bổng như chúng ta, họ thừa hiểu một ứng viên tiềm năng luôn nhúng chân
nhiều chỗ. nên họ có thể thông cảm tới quyết định của mình. đây cũng chính là lý do một số giáo sư cực kỳ chảnh lúc đầu, vì họ ngại tốn
thời gian giúp mình apply xong cuối cùng đùng cái nó từ chối không tới.
để rồi điều quan trọng nhất là: từ chối sao cho khéo. rắc thính ban đầu dễ hơn qua cầu rút ván nhiều. nó là một quá trình chứ không đơn
thuần là một email theo form trên mạng. khi đã xác định tiến tới một mối quan hệ bền lâu, thì điều cốt lõi chính là sự tử tế và chân thật.
không được nói dối. trong quá trình apply với giáo sư, phải tranh thủ tìm thời điểm nói rõ với người ta là hiện tôi cũng đang apply cả học
bổng này ở nơi này chỗ nọ rồi, và tôi thấy học bổng với thầy là ưu tiên thứ nhất hay nhì gì đó nếu chẳng may tôi may mắn đỗ hết. chọn thời
điểm confession rất quan trọng. vì nếu nói sớm quá chưa vào giai đoạn apply thì giáo sư sẽ bỏ ngay, khỏi giúp cho tốn thời gian. nhưng nếu
tới đợi nước ngập qua mông rồi mới nêu thì quá vô tâm, sẽ khiến giáo sư có thành kiến không tốt với mình, hay rộng hơn là đối với những
ứng viên từ Việt Nam khác trong tương lai. bởi họ đã hao tâm tổn trí giúp vậy rồi mà phũ phát dứt áo ra đi như chưa hề có cuộc tình nào
phai vậy. tùy người mà sau quá trình trao đổi email, tôi nhận ra được tính cách của họ mà chọn ra lúc cần nói. có thể là sau khi apply xong
và còn vài tuần mới có kết quả. hoặc nhân tiện chúc mừng năm mới hay giáng sinh mà lưu ý nhẹ một cái. hoặc nhờ postdoc hoặc bạn sinh
viên trong lab đánh tiếng trước. nói chung, vấn đề này là thuộc phạm trù đắc nhân tâm rồi khó mà có phương án toàn vẹn được.

ẩ ể ố ố ồ ố ố
Tóm lại, là phải chuẩn bị cho họ tâm lý trước là mình có thể từ chối họ vì một nơi khác tốt hơn. và rồi trong mail từ chối cuối cùng sau khi
mọi thứ đã ngã ngũ kết quả, tôi nhẹ nhàng dứt áo ra đi. form mail từ chối thì đầy trên mạng, mỗi hoàn cảnh mỗi khác. nhưng điểm chính để
có một mail từ chối không làm người ta bực thì phải xuất phát từ chính con tim của chính mình. cũng như khi yêu ai đó vậy, mình đối đãi
người ta thật tử tế, thật chân thành. phải nâng niu chị em từ đầu, tới cuối và cả sau cuộc tình. luôn luôn phải nhận lỗi về mình. ở mail từ
chối trước tiên phải thông báo rõ ràng lý do viết mail, nêu tại sao mình nhận offer khác (lương cao, ngắn hơn, cơ hội nhiều, tuyệt nhiên
không được nói là giáo sư kia nhiệt tình hơn), cảm ơn giáo sư đã giúp trong thời gian qua, xin lỗi vì quyết định khó khăn và hi vọng có thể
hợp tác trong việc gì. thực ra mà nói, cũng không hẳn là giáo sư mất thời gian vô ích đâu, trong quá trình giúp mình, họ cũng học được và
tiếp thu được ý tưởng nghiên cứu từ một đứa đọc review hộ.

Lỗi thầy nhắc ở đây là sự chậm trễ trong thông báo kết quả học bổng, cũng như mail xác nhận bị rơi vào hòm thư spam của tôi nên thành ra
sự đã rồi. chưa kể tới việc yêu cầu quá nhiều giấy tờ liên quan (như đòi cả work confirmation từ tất cả nơi làm việc cũ của tôi, rồi scan tất
cả giải thưởng rồi công chứng tiếng Anh, v.v.) quá chi là rườm rà. tôi cũng rất tiếc khi phải chia tay với hai thầy.

Hihi, được giáo sư đầu ngành khen viết email từ chối chuyên nghiệp thì còn gì bằng. thầy cực kỳ khó tính và nghiêm khắc, chỉ rõ ra những
thiếu sót trong research proposal của tôi và buộc tôi phải khắc phục sớm nhất có thể. chưa kể còn ngấm ngầm tận tình nhờ một anh postdoc
giúp việc apply suôn sẻ nữa.

Giáo sư tỏ rõ tự tiếc nuối nhưng cũng rất lịch sự hẹn gặp trong tương lai. chưa kể cách đây hai tuần, thầy còn gửi mail hỏi thăm sức khỏe
và học tập có ổn không. nếu không ổn thì bảo thầy một câu, bay sang Đài thầy nhận :))
Vì research plan đã vạch ra rất rõ ràng cho tới khi tôi từ chối. cho nên thầy tôn trọng quyết định và tin tưởng, ngỏ ý biết ai thì giới thiệu
cho thầy. cho tới giờ tôi vẫn chưa tìm được ai phù hợp mà tiến cử. hướng nghiên cứu rất tiềm năng và dễ publish bài. chỉ có cái là không
nên nể nang mà giới thiệu nhầm người thôi.

Làm thế nào để biết được là bạn đã yêu đúng một cô gái tốt? tôi nghĩ khó đấy. nhưng tôi tin rằng, cô gái đáng để yêu là cô gái vẫn chúc bạn
hạnh phúc dù cho cuộc tình có tan vỡ đi nữa. ở đây, những giáo sư tôi theo tới cuối đều rất đáng để học hỏi và quả thật, giây phút đọc mail
phản hồi của họ cho mail từ chối của tôi. tôi quá xúc động và nuối tiếc. tôi biết được rằng, tôi chắc chắn đã chọn đúng thầy cho mình. cảm
ơn lòng tin và tình cảm họ đã dành cho tôi trong thời gian qua, sau cùng họ vẫn chúc học trò hụt của mình thành công trên con đường phía
trước. phải nhớ là sau mail phản hồi này, vẫn phải gửi một mail cảm ơn lần nữa, mail từ chối chưa phải là mail cuối cùng. đừng bao giờ để
cô gái bạn yêu gửi tin nhắn cuối cùng, hãy luôn là người rep cuối và sẵn sàng đứng chờ một mình cho tới đoạn cuối cuộc trò chuyện. hãy là
người bị seen, chứ đừng là người seen.

LỜI KẾT

Tôi hiểu đánh giá con người qua bề ngoài là không nên, nhưng liệu một cuốn sách bìa xấu hoắc có đáng để mua ngay từ cái nhìn đầu tiên ?
từ lúc bắt đầu apply, tôi luôn mặc định giáo sư như cô gái tôi cần theo đuổi vậy. phải nâng niu, phải yêu chiều, phải cưng nựng và sẵn sàng
làm mọi thứ vì cô ấy. tiểu thư đỏng đảnh một chút cũng không sao, đàn ông là cam chịu mà chứ không được phép để người mình yêu chịu
thiệt thòi. đi ăn nhớ phải trả hết, sinh nhật nhớ phải tặng quà, đừng bao giờ quên hoa mùng tám tháng ba và cũng đừng bao giờ ngừng đếm
số ngày yêu. với tôi, con gái xinh thì chỉ để ngắm, còn yêu là yêu ở nhân cách đẹp. giáo sư đầu ngành hot thì hot thật, trường top thì cơ hội
cũng có nhiều thật nhưng thái độ của họ chanh sả, hờ hững thì mình cũng không hề đánh giá cao bằng những nơi rank thấp mà lại siêu
nhiệt tình. tôi cực kỳ trân quý thời gian mà các thầy ở Chulalongkorn, Adelaide, Massey, Monash hay NTU bỏ ra giúp tôi cạnh tranh trong
cuộc đua học bổng khốc liệt này. chân thật để giúp giáo sư tin mình, chân phương để giáo sư nhìn ra điểm yếu rồi tư vấn khắc phục, và tôi
có nhắc đi nhắc lại sự chân thành, bởi đó là yếu tố then chốt để duy trì một mối quan hệ. đừng bao giờ giả tạo, bởi nó cực kỳ rẻ tiền. có lẽ,
điều khác biệt duy nhất giữa tán gái và tán giáo sư chính là những yếu tố trời sinh như ngoại hình có thể trau dồi dần theo năm tháng. tích
lũy kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm đăng bài rồi kinh nghiệm viết mail thật nhiều đi đã, rồi bạn sẽ auto là hotboy vạn người mê. à mà
đẹp trai do phẫu thuật thẩm mỹ được mà nhỉ? thôi kệ, chả lẽ để tăng chiều cao lại đi đập gãy rồi kéo dài chân. xin phép được trích dẫn một
câu nói nổi tiếng của nhà văn Hờ-U Ấn: chỉ có cần cù mới bù siêng năng, phải có làm thì mới có ăn, không làm mà đòi có ăn thì chỉ ăn gì
gì thôi.

Mà tôi quên không lưu ý một số điều. là badboy thì cũng ngầu, được chị em thích nhưng bad vừa vừa thôi. đừng bao giờ tán hai em một
lúc trong một lớp cả, đánh ghen là sml đấy. các giáo sư trong một trường biết nhau, nhất là big boss. tốt nhất là contact người ta xong thì
đợi, hoặc người ta từ chối, hoặc không reply sau thời gian dài thì hẵng đổi sang người khác cùng trường.

Tóm gọn lại, trên đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi. tôi không hề có ý định dìm nhân phẩm hay cà khịa bất kỳ ai cả. đó đơn thuần là
một góc nhìn vui trong công cuộc chinh phục trái tim giáo sư, người mà sẽ cùng bạn đi hết cuộc đời PhD. có lẽ, sau ba năm nữa lại có thêm
bí kíp gìn giữ hạnh phúc với giáo sư. chứ tôi là tôi không viết cái note nào nữa đâu, cái này dài quá rồi và hi vọng là đủ ý cho thắc mắc của
nhiều bạn.

Về kế hoạch ban đầu, tôi bắt đầu liên hệ từ cuối tháng 8 năm ngoái cho tới tháng 1 vừa rồi. bởi bình thường là sinh viên đi liên hệ giáo sư
thì phải để thầy chọn hướng làm, đằng này tôi cứng đầu đề xuất hướng trước để ép giáo sư theo. chưa kể ngành còn hẹp, bằng cấp sida, đã
đòi nhảy cóc rồi mà lại còn được học bổng nữa nên cũng biết là cơ hội đỗ siêu thấp. dự tính ban đầu hồi tháng 12 của tôi là đi học
Chulalongkorn ở Thái vào tháng 1 do thầy quá nhiệt tình với lại cho nhiều tiền (40K Baht/tháng). sau lỡ chẳng may ko ổn thì bay sang
NTU, Đài loan học vào tháng 3. lỡ chưa ưng thì tháng 4 bay qua Adelaide, Úc nhưng tôi biết thầy ở đây là giáo sư đầu ngành nên push ghê
lắm. sợ chịu không nổi thì về bay tạm sang Ấn vào tháng 5 hoặc Mỹ vào tháng 6. chẳng may trượt hết thì vẫn còn nguyện vọng ở Canada
vào tháng 7. bí quá thì đi Nhật Hàn lúc nào cũng được, miễn là trước tháng 9. song người tính không bằng trời tính, móa con Covid làm
hỏng mất kế hoạch đi du lịch miễn phí. tóm lại, làm gì thì làm cũng phải đi du học bằng được trong năm 2020 bởi tôi đã trải qua ba năm đi
làm rồi, thời gian đã chín muồi, thành quả quá dư so với hai năm đáng lẽ học thạc sĩ. tiền học bổng mỗi tháng bét cũng phải cover được vé
khứ hồi về nước, còn không thì dứt khoát không nhận. hơi đểu nhỉ? kiểu tính yêu em này không được đã sẵn em khác rồi =]] đâu phải cô
gái nào cũng vừa xinh, vừa thông minh, thùy mị, nết na, điện nước đầy đủ đâu. cũng đâu phải chàng trai nào cũng đều đẹp trai, cao to, sáu
múi lại thông minh, có tài lẻ đâu. đào đâu ra. tôi hiểu rõ điều này và tự nhận thấy bản thân còn nhiều khiếm khuyết. dùng từ viết mail cũng
chỉ vừa đủ, cũng không phải từ gì đao to búa lớn quá, quan trọng là đủ ý. sau cùng, chọn Swinburne cũng bởi vì nàng ấy là safe zone, là
nơi có thể vừa học, vừa chơi và vừa phát triển bản thân được trong mùa dịch này.

Còn lý do tại sao có Ấn Độ ở đây là vì tôi cũng tính hồi Tết là chẳng may tạch hết PhD (tôi có apply cả Master nữa nhưng ko list ở đây)
hoặc không ưng chỗ nào, thì vẫn phải còn kế hoạch dự phòng đi làm công nghiệp. tôi đã nộp CV đi làm ở hai công ty tư nhân về vật liệu
graphene: một cái ở Boston, Mỹ và một nơi ở New Delhi, Ấn Độ. cả hai đều nhận sau khi tôi làm xong bài test tình huống đầu vào. và cả
ồ ổ ế ề
hai cũng hỗ trợ vé máy bay, working visa rồi lương cực ổn. chuyện apply, viết mail xin job thì lại là một câu chuyện khác mà không tiện đề
cập ở đây. nhìn chung thì vẫn phải cần chân thành và hơi khác tí trong cấu trúc viết mail. về vấn đề đi làm hay đi học thì tôi cũng đã viết
cách đây ba năm theo yêu cầu của DPI - tổ chức tài trợ tôi qua Mỹ đợt đó. vì website của DPI sập rồi nên sang tuần tôi sẽ re-up sau.

Về cụ thể viết mail ra sao các bạn có thể tham khảo chị Mimy .

Tôi đồ rằng, chúng ta nên học từ những case thực tế hơn là những gạch đầu dòng hoa mỹ. note cũng dài lắm rồi nên không list toàn bộ
email và toàn bộ conversation với giáo sư được. nhưng tôi mong là qua đây các bạn sẽ có một cái nhìn trần trụi hơn về cách tiếp cận người
hướng dẫn tương lai. mà tôi ghét bọn FB ghê nó cứ tự nuốt ảnh ghi viết note nên cứ phải làm đi làm lại. chắc là tôi sẽ sửa dần cho hoàn
thiện hơn.

Cảm ơn các bạn đã đọc và ủng hộ cái sớ này.

Tôi viết liền tù tì trong bốn tiếng nên khó tránh khỏi lỗi ngữ pháp và thiếu liền mạch. câu cú lủng củng mong các bạn bỏ qua.

Tôi nhận ra là cái mọi người thiếu không phải là kỹ năng viết email bởi form hướng dẫn rất nhiều trên mạng, gần đây có cả note của chị
Mimy chỉ rất tận tình. đa số các em đều tiếng anh rất khá nữa. có lẽ điều các em cần trau dồi thêm chính là tư duy khi viết mail, đặc biệt là
trong việc tiếp cận giáo sư - người sẽ đi cùng cho tới cuối chặng đường học tiến sĩ hoặc thạc sĩ. ở note trên, tôi ví von công cuộc chinh
phục lòng tin của supervisor cũng giống như quá trình giành trọn trái tim của cô gái tôi yêu vậy. phải nhẹ nhàng, từ tốn, tử tế và cực kỳ
chân thành. hãy tiếp cận giáo sư như cách bạn đi tán một cô gái. nhưng tán sao cho đúng là một câu hỏi khó. ở trong note tôi chỉ liệt kê ra
được vài case mà tôi đã trải qua, hi vọng giúp các anh em tra nam có tí hint. nói ngắn gọn lại, để tán được hotgirl, ít ra bạn cũng phải cố
gắng sao cho môn đăng hộ đối với con gái nhà người ta. phải đẹp trai, cao to, sáu múi, thông minh và nhiều tài lẻ may ra mới có cơ hội làm
người hầu hạ nàng. với giáo sư cũng vậy, tôi thường target thẳng vào các big name trong ngành, không trưởng khoa thì cũng là editor-in-
chief của một journal uy tín. tính tôi từ ngày xưa đã thích ai thì phải tỏ tình luôn, giữ thầm yêu đơn phương khó chịu bứt rứt lắm. nên thà bị
giáo sư từ chối còn hơn là tiếc nuối vì không apply nổi học bổng. tôi cũng đề cập thêm một vài lưu ý nhỏ là không nên contact hai giáo sư
cùng trường cùng lúc, cũng như nên lầy lội một chút thì mới được chú ý.

Ngoài ra, cái thứ hai mà các em cần cải thiện chính là cách đặt câu hỏi đúng. qua trả lời inbox fb và reply comment, tôi nhận ra là các em
hay hỏi những câu hỏi sai. vừa không giúp ích các em kiếm được thông tin cần, mà lại dễ khiến người được hỏi (ở đây là tôi) hiểu nhầm
hoặc cảm thấy khó chịu. sau này khi liên hệ với các giáo sư, nếu không biết đặt câu hỏi thì còn dễ khiến người ta từ chối mình ngay từ
vòng gửi xe. cực kỳ đáng tiếc đấy. vì tôi trước đây đã trải qua giai đoạn này như các em và tự lực một mình không nhờ một ai cả trong cả
quá trình apply này, tôi rất thông cảm và luôn cố gắng phản hồi lại câu hỏi của các em sao cho rơi vào đúng trọng tâm vấn đề. ví dụ, những
câu kiểu sao anh apply được PhD, hoặc làm sao mà CV anh dài như sớ vậy, anh đi phẫu thuật thẩm mỹ ở đâu hoặc theo anh, bao giờ thì hết
dịch covid chắc chắn không thể có câu trả lời thỏa đáng. vì nhu cầu của một số bạn quá trừu tượng nên tôi đã mạn phép trả lời được câu
đầu tiên về làm thế nào để contact giáo sư ở note trên. hi vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn.

Tôi chọn publish vào thời điểm này vì sắp tới tôi bước vào một tháng bận rộn nhất của một nghiên cứu sinh. nếu bạn có câu hỏi, hãy để lại
dưới cmt. tôi sẽ cố gắng lái nó theo hướng có lợi nhất cho đôi bên khi tôi có thời gian rảnh. có thể một tuần, có thể một tháng, nhưng chắc
chắn tôi sẽ trả lời. tôi khác giáo sư, tôi không chanh sả tí nào.còn trong tương lai gần, tôi nghĩ sẽ không có một cái note nào nữa. rất mong
các bạn thông cảm. vì note quá chi là dài và có nhiều ảnh minh họa nên không thể up một lần trong một post. cho nên, tôi chỉ lược sơ sơ
vậy thôi, cụ tỉ ra sao mời ace nhấn vô coi cụ thể.
Vạn sự khởi đầu nan. các cụ đã dạy:
một yêu anh có Seiko
hai yêu anh có Peugeot cá vàng
ba yêu nhà cửa đàng hoàng
bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô.

Cơ mà theo tình hình tiêu chuẩn soái ca với tra nam hiện tại tôi thấy phải đổi là:
một yêu anh có V-line
hai yêu anh có lương vài ngàn đô
ba yêu anh có ô tô
bốn yêu sáu múi, thơm tho trắng hồng
năm yêu mét tám nhiều lông
sáu yêu tài nghệ tinh thông hơn người
bảy yêu học một biết mười
tám yêu anh biết nói cười có duyên
chín yêu anh có gu riêng
mười yêu đầu bếp lo chuyên việc nhà.

tuy khó thấy bà nhưng ba mẹ tôi từng nói yêu ai phải yêu xứng đôi vừa lứa. hoàn thiện bản thân rồi sẽ gặt hái thành công thôi. cố gắng lên
nha, chúc các bạn tán đổ giáo sư mình thầm thương trộm nhớ.
Peace.

Theo Đặng Nhật Minh

You might also like