Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

12/26/2022

Bài 7
Chính sách tài khóa-
chính sách tiền tệ

Copyright © 2004 South-Western

Tiền tệ

1 Khái niệm
Tiền được định nghĩa là “bất cứ cái gì được chấp nhận
chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa hay
dịch vụ hoặc sử dụng trong việc trả các món nợ”
2 Lịch sử phát triển
Hóa tệ (tiền tệ hàng hóa): phi kim đến kim loại (vàng,
bạc)
→ Tiền giấy: đổi đươc ra vàng đến không đổi được ra
vàng (tiền pháp định)
→ Tiền tín dụng (séc) → Tiền điện tử
Copyright © 2004 South-Western

1
12/26/2022

Chính sách tiền tệ

1. Khái niệm
Chính sách tiền tệ (CSTT) là những hành động của
NHTW nhằm quản lý cung tiền và lãi suất với mục đích
theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
- CSTT mở rộng: làm tăng cung tiền, giảm lãi suất
- CSTT thắt chặt: làm giảm cung tiền, tăng lãi suất

Copyright © 2004 South-Western

Chính sách tiền tệ

2. Mục tiêu của CSTT


- Ổn định giá cả
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp
- Ổn định thị trường tiền tệ và giám sát hoạt động của
các tổ chức tài chính
- Tăng trưởng kinh tế

Copyright © 2004 South-Western

2
12/26/2022

Chính sách tiền tệ

- Các công cụ điều tiết cung tiền của NHTW:


+ Nghiệp vụ thị trường mở (open market operation)
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (reserve requirement)
+ Lãi suất chiết khấu (discount rate)

Copyright © 2004 South-Western

Các công cụ của Chính sách tiền tệ


1.Nghiệp vụ thị trường mở:
Muốn mở rộng cung tiền:
NHTƯ mua vào trái phiếu để bơm tiền ra thị trường
Muốn giảm cung tiền:
NHTƯ bán ra trái phiếu để thu lại một lượng tiền mặt đang lưu
hành

VD: Tháng 3/2008, nhằm mục tiêu thắt chặt tiền tệ NHNN Việt
Nam bán ra một lượng trái phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng và
yêu cầu các ngân hàng thương mại mua.

Copyright © 2004 South-Western

3
12/26/2022

Các công cụ của Chính sách tiền tệ

2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

+ Muốn tăng cung tiền:


NHTƯ có thể giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - các NHTM sẽ tăng
lượng cho vay - tăng M

+ Muốn giảm cung tiền:


NHTƯ có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc – các NHTM hạn chế
cho vay - giảm M

Copyright © 2004 South-Western

Các công cụ của Chính sách tiền tệ

3. Tỷ lệ lãi suất chiết khấu:


• Khi các NHTM gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ
DTBB, khi có quá nhiều người đồng loạt đến rút tiền khỏi ngân
hàng -1 NHTM phải đến vay NHT Ư như một “cứu cánh cuối
cùng” – the lender of last resort
• Tỷ lệ lãi suất mà NHTƯ áp dụng cho các khoản các NHTM
vay của NHTƯ
+ Khi muốn tăng cung tiền
NHTƯ giảm tỷ lệ lãi suất chiết khấu
+ Khi muốn giảm mức cung tiền
NHTƯ tăng tỷ lệ lãi suất chiết khấu

Copyright © 2004 South-Western

4
12/26/2022

Các công cụ của Chính sách tiền tệ


1. Các công cụ trực tiếp
• Quy định lãi suất tiền gửi và cho vay
NHTW trực tiếp can thiêp vào thị trường tiền tệ trong nền
kinh tế, quyết định chi phí phải trả của các doanh nghiệp, cá
nhân khi họ muốn nhận vốn vay từ NH

www.themegallery.com
Copyright © 2004 South-Western

Các công cụ của Chính sách tiền tệ


• Hạn mức tín dụng
NHTW trực tiếp can thiệp vào hoạt động tín dụng của các
NHTM

Ở Việt Nam: Xây dựng và tính toán hạn mức tín dụng sẽ giao
cho các NHTM dựa trên cơ sở:
 Tỉ trọng dư nợ tín dụng đã thực hiện kỳ trước
 Mức tăng nguồn vốn huy động
 Mức tăng nguồn vốn tự có

www.themegallery.com
Copyright © 2004 South-Western

5
12/26/2022

Phân loại CSTT

• CSTT mở rộng
CS nới lỏng tiền tệ làm cho lượng tiền cung ứng cho nền
kinh tế tăng sẽ tạo được công ăn việc làm cho người lao
động, thúc đây mở rộng đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh. Chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa chính sách
tiền tệ chống suy thoái.

• CSTT thu hẹp


Áp dụng khi trong nền kinh tế đã có sự phát triển thái quá,
đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt
tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
www.themegallery.com
Copyright © 2004 South-Western

Chính sách tài khóa

Khái niệm: Chính sách tài khóa là chính sách của


chính phủ có liên quan đến thuế và chi tiêu chính
phủ nhằm 3 mục tiêu vĩ mô
+ Tăng trưởng kinh tế
+ Ổn định giá cả
+ Tạo công ăn việc làm

Copyright © 2004 South-Western

6
12/26/2022

Công cụ của CSTK


1. Thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và
pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp
luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
2. Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu chính phủ bao gồm hai loại: chi tiêu công cộng (hoặc
gọi là các khoản chi thường xuyên) và chi đầu tư xây dựng
cơ bản
3. Tín dụng nhà nước
Chính phủ phải vay nợ từ trong nước và ngoài nước để trang
trải phần thâm hụt ngân sách hình thành nợ chính phủ và gọi
là Tín dụng nhà nước.
www.themegallery.com
Copyright © 2004 South-Western

Phân loại CSTK


Căn cứ vào tác động điều tiết chu kỳ kinh tế
Chia thành 2 loại:
- CSTK tự động ổn định
Là loại chính sách tài chính được thiết kế tự nó điều chỉnh làm
cho chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu
hẹp trong thời kỳ tăng trưởng cao
- CSTK chủ động (có sự điều chỉnh của nhà nước)
Là một loại chính sách tài chính mà bản thân nó không có tác
dụng tự động ổn định mà cần nhờ tác động bên ngoài mới có
thể phát sinh tác dụng điều tiết đối với nền kinh tế.

www.themegallery.com
Copyright © 2004 South-Western

7
12/26/2022

Chính sách tài khóa

1. Chính sách tài khóa chủ động (discretionary fiscal


policy)
a. Chính sách tài khóa mở rộng (expansionary fiscal
policy)
- Khái niệm: Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách
tài khóa liên quan đến việc tăng chi tiêu chính phủ
hoặc giảm thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp
- Mục tiêu: 2 mục tiêu cơ bản (tăng trưởng kinh tế, tạo
công ăn việc làm)
- Cách thức sử dụng: hạn chế ảnh hưởng của suy thoái
Copyright © 2004 South-Western

Chính sách tài khóa

b Chính sách tài khóa thắt chặt (contractionary


fiscal policy)
- Khái niệm: Chính sách tài khóa thắt chặt là
chính sách tài khóa liên quan đến việc giảm chi
tiêu chính phủ hoặc tăng thuế hoặc kết hợp cả
hai biện pháp
- Mục tiêu: 1 mục tiêu cơ bản (ổn định giá cả)
- Cách thức sử dụng: hạn chế ảnh hưởng của việc
nền kinh tế mở rộng quá mức (phát triển nóng)

Copyright © 2004 South-Western

8
12/26/2022

Hạn chế của chính sách tài khóa

+ Độ trễ trong chính sách tài khóa (trễ trong, trễ ngoài)
độ trễ trong (inside lag): sự chậm trễ trong việc xây
dựng chính sách; độ trễ ngoài (outside lag): thời gian để
thực hiện chính sách trong thực tế

Copyright © 2004 South-Western

Hạn chế của chính sách tài khóa


• Hiệu ứng lấn át là hiện tượng sụt giảm trong tiêu dùng hoặc đầu
tư tư nhân xảy ra do sự gia tăng của đầu tư công.
• Thông thường đối với các khoản đầu tư công gia tăng nếu
không được hỗ trợ bằng việc gia tăng từ thuế thì một cách phổ
biến là các chính phủ phải sẽ phải dùng nợ vay để tài trợ. Gia
tăng nhu cầu vay nợ, là nguyên nhân cơ bản làm tăng lãi suất
(chi phí phải trả cho vay nợ), từ đó gây tác động sụt giảm trong
đầu tư của khu vực tư nhân (Lãi suất đi vay cao >>> Chi phí gia
tăng >>> Lợi nhuận sụt giảm)
• Trong dài hạn, sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân có thể tạo
những tác động nghiêm trọng tới việc ổn định sản lượng tiềm
năng của nền kinh tế.

Copyright © 2004 South-Western

9
12/26/2022

Chính sách tài khóa

2 Cơ chế tự ổn định (automatic stabilizer)


Một vài dạng chi tiêu của chính phủ và thuế sẽ tự động điều
chỉnh tăng hoặc giảm cùng với chu kỳ kinh doanh và thường
được coi là nhân tố làm giảm tác động của chu kỳ kinh doanh,
được gọi là cơ chế tự ổn định
Ví dụ:
khi nền kinh tế mở rộng, T tăng, chi tiêu G cho một số khoản
trợ cấp giảm khiến cho ngân sách có xu hướng thặng dư
khi nền kinh tế suy thoái, thu thuế T giảm, chi tiêu G cho một
số khoản trợ cấp tăng khiến cho ngân sách có xu hướng thâm
hụt
Copyright © 2004 South-Western

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

- Hiệu quả chính sách


+ CSTK: hiệu quả khi nền KT rơi vào suy thoái; không
hiệu quả trong nền kinh tế mở (hiệu ứng lấn át lớn
hơn là khi nền kinh tế đóng)
+ CSTT: không hiệu quả khi nền kt rơi vào suy thoái;
hiệu quả trong nền kinh tế mở (tác động không
những đến I, C mà đến cả NX)
- Độ trễ của chính sách
CSTK: có độ trễ trong (inside lag) lớn hơn CSTT
CSTT: có độ trễ ngoài (outside lag) lớn hơn CSTK
Copyright © 2004 South-Western

10
12/26/2022

www.themegallery.com

Copyright © 2004 South-Western

11

You might also like