Bí Mật Nhân Sinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Hoàn cảnh ra đời chính sách kinh tế mới


Chính sách Kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết ra đời trong hoàn
cảnh sau chiến tranh, khi nước Nga đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn.(New Economic Polycy (1921-1928)).
-nền kinh tế quốc dân của nước Nga sau 7 năm chiến tranh liên miên đã bị tàn
phá nghiêm trọng. Tình hình chính trị cũng không ổn định, các lực lượng
phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Trong điều kiện đó, Chính sách Cộng sản thời chiến tỏ ra không phù hợp.
Chính sách này đã kéo dài việc cấm buôn bán trao đổi, thu hẹp phạm vi lưu
thông hàng hóa, xoá bỏ quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Điều này đã khiến nông dân
bất bình, sản xuất nông nghiệp giảm sút, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực
trầm trọng.

Trước tình hình đó, tháng 3/1921, V.I. Lênin đã vạch ra Chính sách kinh tế
mới (NEP) thay cho Chính sách cộng sản thời chiến. NEP là một bước ngoặt
quan trọng trong lịch sử nước Nga, đánh dấu sự chuyển hướng từ nền kinh tế
tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần, với mục tiêu khôi phục và phát
triển kinh tế, ổn định chính trị, củng cố chính quyền Xô viết.

Mục tiêu: Mục tiêu của chính sách này là phục hồi, phát triển hoạt động

sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nước

Nga Xô viết

 II.Những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới

1.Thuế lương thực.

Chính sách thuế lương thực, một trong những chính sách quan trọng của

NEP, đã giải quyết được vấn đề liên minh công-nông ở nước Nga sau Cách

mạng tháng Mười năm 1917. Theo Lênin, liên minh công-nông là nền tảng
của chính quyền Xô viết, vì vậy việc cải thiện đời sống của nông dân là vô

cùng quan trọng. Chính sách thuế lương thực đã giảm mức thuế xuống thấp

hơn, tạo điều kiện cho nông dân giữ lại phần lớn sản phẩm của mình, từ đó

nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Điều này đã góp phần giải quyết

được sự bất bình của nông dân, tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, góp

phần khôi phục và phát triển kinh tế nước Nga.

Nội dung chính của chính sách này là:


- Nhà nước xác định trước và ổn định mức thuế lương thực cho nông dân
(thường chỉ bằng 1/2 so với trước đó).
- Người nông dân sau khi đã đóng góp thuế lương thực theo quy định, đ-
ược tự do bán sản phẩm của mình để mua những sản phẩm công nghiệp
cần thiết; nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, người nông dân
bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao.
Mục tiêu của thuế lương thực là khuyến khích sản xuất hàng hóa, phát
triển kinh tế thị trường và thúc đẩy sự trao đổi giữa thành thị và nông
thôn.
Chính sách này đã thay cho chính sách trưng thu lương thực thừa trước
đó và đem lại kết quả quan trọng trong việc khôi phục và phát triển nền
kinh tế của nước Nga sau chiến tranh.
2.Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thông
qua trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp
Để cải thiện đời sống nông dân và công nhân, cần phải có một nền nông
nghiệp hàng hóa, chứ không phải nền nông nghiệp tự cấp tự túc. Trong thời
kỳ áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, nền nông nghiệp Nga vẫn mang
tính chất tự cấp tự túc, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, đời sống nông
dân và công nhân gặp nhiều khó khăn. Thuế lương thực không thể phát huy
tác dụng kích thích sản xuất trong nền nông nghiệp tự cấp tự túc, vì nông dân
không có động lực để tăng sản lượng khi không có thị trường để tiêu thụ.
Do đó, “thuế lương thực là một bước quá độ từ chế độ cộng sản thời
chiến đến chế độ trao đổi xã hội chủ nghĩa bình thường về sản phẩm”.
Khác với chế độ giao nộp, trưng thu dựa trên mệnh lệnh trong thời kì
thực hiện “chính sách công sản thời chiến”, cơ chế kinh tế hàng hoá cho
phép đạt được các mục tiêu sau:
a. Đáp ứng nhu cầu tiền mặt của sản xuất và tiêu dùng của xã
hội.
Trao đổi hàng hóa thúc đẩy phân công lao động trong công nghiệp,
dẫn đến sản xuất nông nghiệp vừa chuyên canh vừa tổng hợp, giúp
khôi phục và phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp.
b. Đó là con đường để nhà nước giải quyết vấn đề lương thực một cách
vững chắc. Sản xuất lương thực ngày càng mang tính chất hàng hoá thì
nông dân có lợi hơn và tổng số lương thực của xã hội cũng tăng lên.
c. Khôi phục và phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp là chìa khóa để
thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế và toàn bộ sinh hoạt xã hội ở
thành thị và nông thôn.
Như vậy chính sách thuế lương thực của Lênin còn bao hàm tư tưởng
chuyển sang kinh doanh lương thực, được coi như một đòn bẩy quan
trọng cho sự phát triển sản xuất lương thực và sản xuất nông nghiệp nói
chung. Theo hướng đó, nhà nước đem lại sự giúp đỡ to lớn về tài chính
và kỹ thuật cho nông dân.
Nhờ quán triệt đầy đủ quan điểm của Lênin trong chính sách thuế lương
thực nên đến năm 1925 sản xuất nông nghiệp nước Nga đã đạt mức
trước chiến tranh (1913).
Vấn đề đặt ra là phải giải quyết hai nội dung sau:
Một là, lấy hàng công nghiệp ở đâu để trao đổi với nông dân.
Hai là, khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá bên trong nông nghiệp
mới thực hiện được NEP nhưng sẽ kéo theo sự khôi phục và kính thích
xu hướng tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn đó phải giải quyết như thế nào?
Lênin khẳng định rằng sự phát triển của trao đổi tư nhân và chủ nghĩa tư bản
là một xu thế tất yếu. Việc ngăn cấm hoặc chặn đứng sự phát triển này là có
hại cho cách mạng. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của
xu hướng tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là đấu tranh chống nạn đầu cơ. Để làm
được điều này, cần phải sử dụng hình thức kinh tế "chủ nghĩa tư bản nhà
nước". Lênin cho rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước không đáng sợ mà đáng
mong đợi. Cần phải học tập chủ nghĩa tư bản nhà nước và phát triển nó để
phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và chống tệ quan liêu.
Điều kiện để phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước và tự do buôn bán là hiệu
lực quản lý của bộ máy nhà nước và sự củng cố khu vực kinh tế nhà nước có
hiệu quả.
Chính sách này đã khuyến khích sản xuất nông nghiệp vừa đi vào
chuyên canh vừa phát triển kinh doanh tổng hợp, nhờ đó các lực lượng
sản xuất trong nông nghiệp được khôi phục và phát triển. Sản xuất
lương thực ngày càng mang tính chất hàng hoá, giúp nông dân có lợi hơn
và tổng số lương thực của xã hội cũng tăng lên.
3.Khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp phù hợp với yêu cầu
của nông nghiệp.

3.1.Khôi phục sản xuất công nghiệp: có 2 yêu cầu quan trọng
a.Đủ hàng hoá trao đổi với nông dân. => Để kích thích công nghiệp
b. Tập hợp lại giai cấp công nhân đang bị phân tán vì đói và thiếu việc
làm.
-Củng cố kỹ thuật lao động, duy trì mức năng suất lao động cần thiết, để
phát huy vai trò của công nghiệp và giai cấp công nhân.
-Sắp xếp, lựa chọn lại những ngành công nghiệp phục vụ thiết thực cho
xã hội, chú ý phát triển tiểu thủ công nghiệp, là thứ công nghiệp mà ta có
thể dễ dàng tìm được nguyên vật liệu để sản xuất
3.2.Khôi phục sản xuất công nghiệp:có 5 đặc điểm có tính quy luật

a. Khôi phục công nghiệp trên cơ sở kỹ thuật cũ.


-Trong điều kiện khó khăn bây giờ, đây là một tất yếu về hai phương
diện kinh tế và xã hội
b. Phạm vi khôi phục sản xuất công nghiệp cân đối với nguồn tài
chính,nguyên liệu và nhiên liệu

You might also like