Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Câu 1) Các mô hình công nghiệp hóa trong lịch sử và bài học cho quá trình công nghiệp

hóa hiện đại


hóa ở việt nam.

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính
sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động
xã hội cao.

1) Các mô hình công nghiệp hoa trong lịch sử:

a) Mô hình công nghiệp hóa cổ điển: Quá trình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển bao
gồm Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Hoa Kỳ, diễn ra trong thời gian khá dài, trung bình từ 60 đến 80
năm.

-Điển hình như quá trình công nghiệp hóa tại Anh, diễn ra song song với Cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất vào giữa thế kỷ XVIII. Thời kỳ đầu, sử dụng chủ yếu năng lượng nước và hơi nước để cơ giới
hóa sản xuất.

-Quá trình công nghiệp hóa thường bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ, cụ thể là ngành dệt may -
một ngành ít đòi hỏi về vốn đầu tư nhưng mang lại lợi nhuận nhanh chóng. Cùng với đó, ngành cơ
khí chế tạo máy cũng phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu cung cấp máy móc, thiết bị cho ngành sản
xuất nói chung.

-Trong quá trình công nghiệp hóa, xuất hiện ngày càng nhiều mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là mâu
thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động. Những mâu thuẫn này dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp
của công nhân chống lại sự áp bức của chủ sở hữu tư bản. Nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hóa
tại các nước tư bản cổ điển chủ yếu đến từ việc: Khai thác lao động làm thuê; Gây phá sản những
người sản xuất nhỏ trong ngành nông nghiệp, tạo điều kiện xuất hiện chủ nghĩa tư bản trong nông
nghiệp.

-Quá trình công nghiệp hóa cũng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau, dẫn đến
hiện tượng xâm chiếm thuộc địa. Sự xâm chiếm này lại gây ra các cuộc đấu tranh giành tự do, thoát
khỏi sự cai trị và áp bức của các nước tư bản.

b) Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô:

Mô hình công nghiệp hóa theo kiểu Liên Xô xuất hiện từ những năm 1930 tại nước này, sau đó được
áp dụng cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai (1945) trở đi
và một số quốc gia đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam vào
những năm 1960. Mô hình công nghiệp hóa này có đặc điểm ưu tiên phát triển ngành công nghiệp
nặng.

Đặc điểm nổi bật của mô hình công nghiệp hóa theo kiểu Liên Xô là:

-Tập trung ưu tiên đầu tư vào phát triển công nghiệp nặng như sản xuất máy móc, thiết bị, vật liệu
xây dựng, khai thác khoáng sản và năng lượng.

-Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã
hội thông qua hệ thống kế hoạch hóa tập trung.
-Các doanh nghiệp quốc doanh là đơn vị sản xuất chính, chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan
quản lý nhà nước.

Mô hình công nghiệp hóa theo kiểu Liên Xô đã đạt được một số thành tựu nhất định trong giai đoạn
đầu thực hiện, giúp Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa xây dựng được nền công nghiệp nặng và cơ
sở vật chất kỹ thuật cơ bản. Tuy nhiên, về lâu dài, mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, như
thiếu hiệu quả kinh tế, chậm đổi mới công nghệ, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, gây mất cân đối trong nền kinh tế và làm suy yếu các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ.

c) Mô hình công nghiệp hóa của nhật bản và các nước công nghiệp mới (NICs)

-Rút kinh nghiệm từ quá trình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển và các nước xã hội chủ
nghĩa, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới công nghiệp hóa mới NICs như Hàn Quốc Singapore đã
tiến hành công nghiệp hóa theo con đường mới. Đây là công nghiệp hóa rút ngắn đẩy mạnh xuất
khẩu phát triển sản xuất trong nước và thay thế hàng nhập khẩu.

-Sử dụng khoa học và công nghệ từ các nước phát triển bao gồm việc học hỏi và áp dụng các phương
pháp sản xuất, quy trình công nghệ tiên tiến, và cải thiện chất lượng sản phẩm.

-Trong một thời gian ngắn như hai mươi đến ba mươi năm,có thể đạt được những tiến bộ đáng kể
trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thông qua tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển, đào tạo lao động chuyên môn cao, và tạo điều kiện thuận lợi.

-Việc thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng đồng nghĩa với việc hợp tác với các
nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp vốn và công nghệ mới, và thúc đẩy quy
trình cải tiến.

Tóm lại, việc kết hợp tận dụng nguồn lực lợi thế từ các nước phát triển, đồng thời thu hút đầu tư từ
bên ngoài là một chiến lược quan trọng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của
một quốc gia.

2) Bài học cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam.

-Tuổi trẻ là tương lai, trụ cột nước nhà nên việc có một lực lượng lao động có trình độ cao và kỹ năng
chuyên môn là yếu tố chủ chốt để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp là vô cùng cần thiết. Việt Nam
cần đảm bảo rằng hệ thống giáo dục và đào tạo của mình được cải thiện liên tục để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế ngày càng hiện đại và phát triển. Vậy nên, phải đầu tư vào giáo dục và đào tạo.

-Ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ và tranh thủ sự hợp tác quốc tế: Việt Nam cần khuyến
khích việc áp dụng công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Hợp tác này không chỉ giúp Việt Nam tiết kiệm thời gian và
chi phí mà còn tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm hơn trong quá trình tình công
nghiệp hóa- hiện đại hóa.

-Bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững: Việt Nam cần xem xét mọi quyết định về công
nghiệp hóa và hiện đại hóa từ góc độ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều này bao gồm
việc thiết lập và thực thi các quy định về bảo vệ môi trường, cải thiện công nghệ sản xuất sạch, và
khuyến khích các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm xã hội và môi trường.

-Cần tăng cường quản lý và giám sát hơn nữa: Việt Nam cần tăng cường quản lý và giám sát trong
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa để đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn được tuân
thủ một cách nghiêm ngặt. Điều này giúp ngăn chặn các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thất thoát
tài nguyên, và hạn chế rủi ro cho sức khỏe con người và xã hội

-Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước: Việt Nam cần tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi và minh bạch để thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp. Điều này bao gồm
việc giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường an sinh xã hội cho lao động, và tạo điều kiện công bằng
cho mọi doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

=> Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là quá trình tất yếu đối với sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam
cần thực hiện khai thác lợi thế quốc gia đi sau để thực hiện thành công công nghiệp hóa- hiện đại
hóa. Việt nam cần tận dụng những lợi thế của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư để
đẩy nhanh tốc độ phát triển và hội nhập rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Việc học hỏi
và áp dụng những bài học từ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của các quốc gia khác sẽ giúp
Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian sau.

Câu 2) Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và bài học rút ra cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam.

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã
hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội,
con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở phạm vi
quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.

1)Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế:

*Tác động tích cực của hội nhập quốc tế:

-Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nước: Ví dụ các nước đang phát triển liên kết, hội nhập với các quốc gia phát triển như Mĩ, Trung
Quốc, Nhật Bản về máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại đưa vào nước mình để phtas triển về các
ngành công nhiệp sản xuất và nông nghiệp. Rút ngắn được thời gian, công sức chất lượng được nâng
cao.

+ Tạo điều kiện nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới ngày càng hiện đại từ đó
đưa ra những hướng phát triển hay điều chỉnh các chiến lược, chính sách một cách phù hợp cho đất
nước

+Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc
làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.

+Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh
tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
+ Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các
quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc
thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.

+Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa,
xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và
điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước
chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và
tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường
xuất khẩu và nhập khẩu.

-Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ của một quốc
gia:

Ví dụ: Đưa những sinh viên có năng lực và nhu cầu học hỏi sang các quốc gia phát triển về các lĩnh
vực để học hỏi giao lưu lấy kinh nghiệm sau đó về nước cống hiến những gì đã được học tập và kinh
nghiệm của mình vào ngành nghề đó đã góp phần phát triển kinh tế cho quốc gia.

+ Đẩy mạnh hợp tác giáo dục- Đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao sự phát triển về tiềm lực
khoa học- công nghệ ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn.

+Thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ để tiếp thu công nghệ mới trong nước.

-Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập nhiều lĩnh vực văn hóa chính trị củng cố an ninh- quốc phòng:

Ví dụ về lĩnh vực văn hóa: Việc tìm hiểu hội nhập các nền văn hóa của các quốc gia giúp người Việt
mở mang tầm mắt, được giao lưu học hỏi về những nét văn hóa truyền thống của nước đó. Đặc biệt
là văn hóa làm việc của người Nhật, bởi họ rất coi trọng việc giờ giấc, luôn có tính kĩ luật và tự trọng
cao, họ thật sự rất ít nghĩ phép trong thời gian làm việc. Đó cũng là nét văn hóa đẹp góp phần thúc
đẩy phát triển nền kinh tế của Nhật Bản nhờ sự đóng góp từ sức mạnh lực lượng nguồn lực.

+ Về văn hóa: tạo tiền đề hội nhập về văn hóa, tiếp thu giá trị tinh hoa văn hóa trên thế giới để làm
giàu đẹp hơn văn hóa và bổ sung giá trị tiến bộ của nhiều quốc gia.

+Pháp Luật: Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hướng đến
xây dựng nên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ văn minh.

+Chính trị: Tạo điều kiện cho cái cách toàn diện hướng đến xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy
tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế
giới. Phối hợp các nỗ lực, nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề chung: Môi trường,
biến đổi khí hậu, phòng chống các tội phạm và buôn lậu quốc tế.

+An ninh- Quốc phòng: Góp phần để bảo đảm an ninh quốc gia duy trì hòa bình ổn định khu vực và
quốc tế tập trung cho phát triển kinh tế xã hội. Mở ra khả năng phối hợp các nội lực và nguồn lực
của các nước để giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu.

*Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế:


-Hội nhập kinh tế làm tăng xa làm tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp ngành kinh
tế gặp khó khăn phá sản. Ví dụ: Một cửa hàng bán đồ gia dụng ở Mĩ phá sản vào năm 2023 là
“Tuesday Morning”, đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào tháng 2 vì “nợ nần quá nặng nề và
bị đè nặng bởi sự cạnh tranh từ các công ty đối thủ và nhiều năm thua lỗ tài chính.

-Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia và thị trường bên ngoài khiến dễ bị tổn thương
trước những biến động khôn lường theo chính trị kinh tế thị trường quốc tế. Ví dụ khi đại dịch Covid-
19 bùng phát, thấy rõ kinh tế thế giới và Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, bởi đây
là quốc gia đối tác hàng đầu của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mặt hàng nông sản
xuất khẩu sang Trung Quốc bị đình trệ khiến nông dân Việt Nam phải bỏ thừa vì không xuất khẩu
được với số lượng lớn ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế, và còn nhiều ngành kinh tế khác bị
ảnh hưởng…

-Nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và công bằng về lợi ích rủi ro cho các nước hay các nhóm
nước khác nhau trong xã hội. Năm 2023 Lúc-xăm-bua với GDP bình quân đầu người là 128,820 USD.
Đây là một trong những quốc gia có dân số ít nhất tại Châu Âu chỉ với 634,000 người. Chỉ số GDP
bình quân đầu người của Lúc-xăm-bua cao gấp gần 415 lần so với quốc gia nghèo nhất thế giới là
Burundi, chỉ khoảng 303 USD.

- Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi do
tập trung vào sử dụng nhiều tài nguyên, sức lao động nhưng lại có giá trị tăng thấp. Từ đó gây ra
ảnh hưởng về tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt nguồn tài nguyên hủy hoại môi trường. Lấy ví dụ về
tình trạng hạn hán và mực nước của Mĩ trong các hồ chứa giảm thấp kỷ lục khiến chính quyền liên
bang phải cắt giảm nguồn nước từ sông Colorado. Nguồn cung nước giảm là một đòn giáng mạnh
vào ngành nông nghiệp các bang ở hạ lưu sông.

-Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra thách thức đối với quyền lực nhà nước chủ quyền quốc gia phát sinh
nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự an toàn xã hội. Lấy ví dụ Trung
Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. Trung
Quốc còn thường xuyên duy trì trên 100 tàu, trong đó có nhiều tàu chiến cỡ lớn và máy bay quân sự,
chủ động đâm va tàu thực thi pháp luật của Việt Nam trên một phạm vi rộng lớn hàng chục hải lý
xung quanh vị trí giàn khoan Hải Dương 981 đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

-Hội nhập gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự xâm lăng
của văn hóa nước ngoài. Ví dụ về văn hóa Tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ của người Việt đang được sử dụng
hiện nay xuất hiện tình trạng bị pha trộn với phong cách và từ ngữ của nước ngoài và không mấy
thuần Việt của nhiều bộ phận giới trẻ.

- Hội nhập quốc tế làm tăng nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế buôn lậu tội phạm xuyên
quốc gia bền dịch nhập cư bất hợp pháp. Ví Dụ: Nhắc đến đây ta lại nhớ ngay đến đại dịch Covid-19,
ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán-Trung Quốc nhưng sau đó lan rộng ra các quốc gia lân cận trong đó có
Việt Nam. Bệnh dịch xuất hiện lây lan trên diện rộng cũng phần nào do nhiều người vượt biên trái
phép bằng đường biên giới.

2) Bài học rút ra cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
-Hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường.

-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả sự phối
hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các ngành, các cấp, các địa
phương.

-Kiên trì nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, và xây dựng đất nước Việt Nam
“dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời, linh hoạt, mềm dẻo nhưng kiên
quyết trong việc bảo đảm những nguyên tắc bất di bất dịch ấy.

-Đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, thương
mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước và quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam.

-Phổ biến các cam kết quốc tế ta đã ký kết, các quy định trong quá trình triển khai; làm cho mỗi tổ
chức, mỗi người dân hiểu rõ thách thức, cơ hội mà họ có được từ hội nhập quốc tế để tham gia một
cách chủ động và tích cực; biến quá trình hội nhập từ các hoạt động chủ yếu do các cơ quan nhà
nước tiến hành thành quá trình tham gia chủ động và tích cực của từng địa phương, tổ chức, doanh
nghiệp, người dân.

-Nhận thức khoa học và tư duy thay đổi linh hoạt về thế giới để có những chiến lược, sách lược phù
hợp nhất với lợi ích quốc gia, dân tộc

-Gắn dân tộc với quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, để lấy yếu thắng mạnh,
lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn là đặc trưng của đối ngoại nước ta nói chung và đối ngoại thời kỳ
đổi mới nói riêng.

- Huy động và củng cố sức mạnh vật chất gắn với huy động và phát huy sức mạnh tinh thần; kết hợp
sức mạnh tự thân với sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế; đặc biệt chú trọng đến sự đồng
thuận, thống nhất trong cả quá trình, từ điều hành cho tới triển khai các hoạt động đối ngoại

-Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn
cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất.

=> Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan vô cùng cần thiết của thời kỳ toàn cầu hóa. Hội
nhập kinh tế có tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực cho các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Với xu hướng chung của hội nhập trên thế giới Việt Nam cần phải tích cực chủ động hơn nữa
để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp với khả năng
và điều kiện của mình, tính cực khai thác lợi thế của hội nhập để phát triển đồng thời ngăn chặn đẩy
lùi các nguy cơ các tác động bất lợi hòa nhập kinh tế mang lại cả về kinh tế, văn hóa và chính trị.

Câu 2) Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và bài học rút ra cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam.
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã
hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội,
con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở phạm vi
quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.

1)Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế:

*Tác động tích cực của hội nhập quốc tế:

-Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nước: Ví dụ các nước đang phát triển liên kết, hội nhập với các quốc gia phát triển như Mĩ, Trung
Quốc, Nhật Bản về máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại đưa vào nước mình để phtas triển về các
ngành công nhiệp sản xuất và nông nghiệp. Rút ngắn được thời gian, công sức chất lượng được nâng
cao.

+ Tạo điều kiện nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới ngày càng hiện đại từ đó
đưa ra những hướng phát triển hay điều chỉnh các chiến lược, chính sách một cách phù hợp cho đất
nước

+Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc
làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.

+Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh
tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.

+ Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các
quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc
thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.

+Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa,
xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và
điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước
chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và
tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường
xuất khẩu và nhập khẩu.

-Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ của một quốc
gia:

Ví dụ: Đưa những sinh viên có năng lực và nhu cầu học hỏi sang các quốc gia phát triển về các lĩnh
vực để học hỏi giao lưu lấy kinh nghiệm sau đó về nước cống hiến những gì đã được học tập và kinh
nghiệm của mình vào ngành nghề đó đã góp phần phát triển kinh tế cho quốc gia.

+ Đẩy mạnh hợp tác giáo dục- Đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao sự phát triển về tiềm lực
khoa học- công nghệ ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn.

+Thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ để tiếp thu công nghệ mới trong nước.

-Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập nhiều lĩnh vực văn hóa chính trị củng cố an ninh- quốc phòng:
Ví dụ về lĩnh vực văn hóa: Việc tìm hiểu hội nhập các nền văn hóa của các quốc gia giúp người Việt
mở mang tầm mắt, được giao lưu học hỏi về những nét văn hóa truyền thống của nước đó. Đặc biệt
là văn hóa làm việc của người Nhật, bởi họ rất coi trọng việc giờ giấc, luôn có tính kĩ luật và tự trọng
cao, họ thật sự rất ít nghĩ phép trong thời gian làm việc. Đó cũng là nét văn hóa đẹp góp phần thúc
đẩy phát triển nền kinh tế của Nhật Bản nhờ sự đóng góp từ sức mạnh lực lượng nguồn lực.

+ Về văn hóa: tạo tiền đề hội nhập về văn hóa, tiếp thu giá trị tinh hoa văn hóa trên thế giới để làm
giàu đẹp hơn văn hóa và bổ sung giá trị tiến bộ của nhiều quốc gia.

+Pháp Luật: Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hướng đến
xây dựng nên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ văn minh.

+Chính trị: Tạo điều kiện cho cái cách toàn diện hướng đến xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy
tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế
giới. Phối hợp các nỗ lực, nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề chung: Môi trường,
biến đổi khí hậu, phòng chống các tội phạm và buôn lậu quốc tế.

+An ninh- Quốc phòng: Góp phần để bảo đảm an ninh quốc gia duy trì hòa bình ổn định khu vực và
quốc tế tập trung cho phát triển kinh tế xã hội. Mở ra khả năng phối hợp các nội lực và nguồn lực
của các nước để giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu.

*Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế:

-Hội nhập kinh tế làm tăng xa làm tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp ngành kinh
tế gặp khó khăn phá sản. Ví dụ: Một cửa hàng bán đồ gia dụng ở Mĩ phá sản vào năm 2023 là
“Tuesday Morning”, đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào tháng 2 vì “nợ nần quá nặng nề và
bị đè nặng bởi sự cạnh tranh từ các công ty đối thủ và nhiều năm thua lỗ tài chính.

-Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia và thị trường bên ngoài khiến dễ bị tổn thương
trước những biến động khôn lường theo chính trị kinh tế thị trường quốc tế. Ví dụ khi đại dịch Covid-
19 bùng phát, thấy rõ kinh tế thế giới và Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, bởi đây
là quốc gia đối tác hàng đầu của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mặt hàng nông sản
xuất khẩu sang Trung Quốc bị đình trệ khiến nông dân Việt Nam phải bỏ thừa vì không xuất khẩu
được với số lượng lớn ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế, và còn nhiều ngành kinh tế khác bị
ảnh hưởng…

-Nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và công bằng về lợi ích rủi ro cho các nước hay các nhóm
nước khác nhau trong xã hội. Năm 2023 Lúc-xăm-bua với GDP bình quân đầu người là 128,820 USD.
Đây là một trong những quốc gia có dân số ít nhất tại Châu Âu chỉ với 634,000 người. Chỉ số GDP
bình quân đầu người của Lúc-xăm-bua cao gấp gần 415 lần so với quốc gia nghèo nhất thế giới là
Burundi, chỉ khoảng 303 USD.

- Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi do
tập trung vào sử dụng nhiều tài nguyên, sức lao động nhưng lại có giá trị tăng thấp. Từ đó gây ra
ảnh hưởng về tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt nguồn tài nguyên hủy hoại môi trường. Lấy ví dụ về
tình trạng hạn hán và mực nước của Mĩ trong các hồ chứa giảm thấp kỷ lục khiến chính quyền liên
bang phải cắt giảm nguồn nước từ sông Colorado. Nguồn cung nước giảm là một đòn giáng mạnh
vào ngành nông nghiệp các bang ở hạ lưu sông.

-Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra thách thức đối với quyền lực nhà nước chủ quyền quốc gia phát sinh
nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự an toàn xã hội. Lấy ví dụ Trung
Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. Trung
Quốc còn thường xuyên duy trì trên 100 tàu, trong đó có nhiều tàu chiến cỡ lớn và máy bay quân sự,
chủ động đâm va tàu thực thi pháp luật của Việt Nam trên một phạm vi rộng lớn hàng chục hải lý
xung quanh vị trí giàn khoan Hải Dương 981 đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

-Hội nhập gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự xâm lăng
của văn hóa nước ngoài. Ví dụ về văn hóa Tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ của người Việt đang được sử dụng
hiện nay xuất hiện tình trạng bị pha trộn với phong cách và từ ngữ của nước ngoài và không mấy
thuần Việt của nhiều bộ phận giới trẻ.

- Hội nhập quốc tế làm tăng nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế buôn lậu tội phạm xuyên
quốc gia bền dịch nhập cư bất hợp pháp. Ví Dụ: Nhắc đến đây ta lại nhớ ngay đến đại dịch Covid-19,
ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán-Trung Quốc nhưng sau đó lan rộng ra các quốc gia lân cận trong đó có
Việt Nam. Bệnh dịch xuất hiện lây lan trên diện rộng cũng phần nào do nhiều người vượt biên trái
phép bằng đường biên giới.

2) Bài học rút ra cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

-Hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường.

-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả sự phối
hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các ngành, các cấp, các địa
phương.

-Kiên trì nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, và xây dựng đất nước Việt Nam
“dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời, linh hoạt, mềm dẻo nhưng kiên
quyết trong việc bảo đảm những nguyên tắc bất di bất dịch ấy.

-Đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, thương
mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước và quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam.

-Phổ biến các cam kết quốc tế ta đã ký kết, các quy định trong quá trình triển khai; làm cho mỗi tổ
chức, mỗi người dân hiểu rõ thách thức, cơ hội mà họ có được từ hội nhập quốc tế để tham gia một
cách chủ động và tích cực; biến quá trình hội nhập từ các hoạt động chủ yếu do các cơ quan nhà
nước tiến hành thành quá trình tham gia chủ động và tích cực của từng địa phương, tổ chức, doanh
nghiệp, người dân.

-Nhận thức khoa học và tư duy thay đổi linh hoạt về thế giới để có những chiến lược, sách lược phù
hợp nhất với lợi ích quốc gia, dân tộc
-Gắn dân tộc với quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, để lấy yếu thắng mạnh,
lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn là đặc trưng của đối ngoại nước ta nói chung và đối ngoại thời kỳ
đổi mới nói riêng.

- Huy động và củng cố sức mạnh vật chất gắn với huy động và phát huy sức mạnh tinh thần; kết hợp
sức mạnh tự thân với sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế; đặc biệt chú trọng đến sự đồng
thuận, thống nhất trong cả quá trình, từ điều hành cho tới triển khai các hoạt động đối ngoại

-Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn
cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất.

=> Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan vô cùng cần thiết của thời kỳ toàn cầu hóa. Hội
nhập kinh tế có tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực cho các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Với xu hướng chung của hội nhập trên thế giới Việt Nam cần phải tích cực chủ động hơn nữa
để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp với khả năng
và điều kiện của mình, tính cực khai thác lợi thế của hội nhập để phát triển đồng thời ngăn chặn đẩy
lùi các nguy cơ các tác động bất lợi hòa nhập kinh tế mang lại cả

You might also like