Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY HOÀNG ĐẮC QUÝ


NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6
LỚP HỌC PHẦN: 232_TLAW0111_16

HÀ NỘI THÁNG 03 NĂM 2024

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
1. Lời mở đầu............................................................................................1
2. Cơ cấu bài thảo luận.............................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................3
Câu 1:.........................................................................................................3
Câu 2:.........................................................................................................6
KỊCH BẢN CHI TIẾT...............................................................................12
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................14
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

ST Mã sinh Họ và tên Nhiệm vụ Đánh Điểm


T viên giá

71 23D140246 Nguyễn Khánh Word+ câu 1


Hằng

72 23D140247 Nguyễn Trọng Câu 1


Minh Hoàng

73 23D140248 Quách Thị Huệ Câu 2-b,


Powerpoint

74 23D140249 Nguyễn Quốc Huy Câu 2-b

75 23D140250 Phạm Thanh Huyền Câu 2-a, ý


tưởng video

76 23D140251 Nguyễn Thị Hưng Câu 2-b,


Powerpoint

77 23D140252 Nguyễn Minh Câu 2-b, Kết


Hương luận, ý tưởng
video

78 23D140253 Phạm Thị Thu Câu 2-b, lời


Hường mở đầu, ý
tưởng video

79 23D140254 Vũ Quốc Khánh Câu 2- a, quay


dựng video

80 23D140255 Phạm Đức Khôi Câu 1, Thuyết


trình

81 23D140256 Phạm Thị Mai Lan Câu 2-a, Ý


tưởng video,
Thuyết trình,
Nhóm trưởng

82 23D140257 Đào Văn Tùng Lâm Câu 1, quay


dựng video

83 23D140258 Lê Khánh Linh Câu 2-a, ý


tưởng video

84 23D140259 Nguyễn Thị Thùy Câu 2-a, ý


Linh tưởng video
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Nhóm 6 – Pháp luật đại cương
- Thời gian bắt đầu: 11 giờ
- Địa điểm: Online qua Google Meet
- Thành phần: Tất cả các thành viên nhóm 6
- Có mặt: 12
- Vắng: 2 ( Hưng, Hương) không có lý do
- Nội dung cuộc họp: Thảo luận và chốt kịch bản cho bài thảo luận
- Cuộc họp kết thúc lúc 11 giờ 22 phút cùng ngày
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2024
Nhóm trưởng Thư ký
Lan Huệ
Phạm Thị Mai Lan Quách Thị Huệ
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và ổn định xã
hội, đồng thời là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý xã hội. Nó định
hình các quy tắc ứng xử và giới hạn cho hành vi của cá nhân và tổ chức,
nhằm đảm bảo rằng mọi người đều tuân theo những chuẩn mực chung được
xã hội chấp nhận. Nó không chỉ là một công cụ hiệu quả để quản lý nhà
nước, mà nó còn tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý
thức đạo đức, làm lành mạnh đời sống xã hội và hỗ trợ bồi đắp những giá trị
mới. Có thể thấy nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội phức tạp
và có mối quan hệ gắn bó với nhau. Hệ thống pháp luật của các quốc gia đã
phát triển và hình thành nên nhiều ngành luật khác nhau trong xã hội hiện
đại, gắn liền với đó là sự hình thành và phát triển của nhiều lĩnh vực khác
nhau trong đời sống xã hôi. Cùng với đó, từ việc nghiên cứu về nguồc gốc
của nhà nước cho chúng ta thấy tính giai cấp và tính xã hội là hai yếu tố
quan trọng không chỉ định hình cấu trúc và hoạt động của nhà nước mà còn
ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Tính xã hội của nhà nước phản ánh
mục tiêu và nguyên tắc hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi và phúc lợi
chung cho toàn thể cộng đồng, trong khi tính giai cấp lại thể hiện qua việc
nhà nước đại diện cho lợi ích của giai cấp nào trong xã hội. Sự giao thoa
giữa hai tính chất này tạo nên đặc thù của nhà nước Việt Nam, đồng thời
cũng đặt ra những thách thức và cơ hội trong quá trình phát triển và hội nhập
quốc tế. Qua lăng kính của môn pháp luật đại cương cùng với sự hướng dẫn
của thầy Hoàng Đắc Quý, các thành viên nhóm 6 đã tiến hành nghiên cứu,
tìm hiểu rõ hơn về bản chất của Nhà nước cũng như mối qua hệ gắn bó chặt
chẽ của hai thuộc tính: tính giai cấp và tính xã hội.

2. Cơ cấu bài thảo luận

1, Phân tích bản chất của nhà nước. Chứng minh tính giai cấp và tính xã hội
là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất nhà nước?

2, Ông X và bà Y là hai vợ chồng, có 3 người con chung là A, B và C. Ông


X và bà Y ly thân đã lâu. Năm 2018, ông X bị tai nạn giao thông và qua đời,
trước khi chết ông để lại di chúc truất quyền thừa kế của vợ và dành toàn bộ
di sản cho các con. Khi ông X qua đời, bà Y mai táng cho ông hết 6 triệu
đồng, lấy từ tài sản chung của ông bà. Bà Y khởi kiện lên Tòa án đòi chia
thừa kế di sản của ông X.

1
Tòa xác định được: Tài sản chung của ông X và bà Y trước sau khi trừ đi chi
phí mai táng của ông X là 820 triệu đồng. Tài sản riêng của ông X do được
thừa kế của cha mẹ là 20 triệu đồng.

a. Chia thừa kế trong trường hợp trên.

b. Giả sử ông X bị tai nạn chết đột ngột không để lại di chúc thì việc phân
chia thừa kế được giải quyết như thế nào?

2
NỘI DUNG
Câu 1:

Phân tích bản chất của nhà nước. Chứng minh tính giai cấp và tính xã hội là
hai thuộc tính không tách rời trong bản chất nhà nước.

* Phân tích bản chất nhà nước

Bản chất nhà nước được hiểu là tổng hợp những mặt, những thuộc tính
tương đối ổn định bên trong của nhà nước, quy định sự tồn tại và phát triển
của nhà nước.

Nhà nước, xuất phát là một hiện tượng xã hội, được hình thành từ 2 yếu tố
cơ bản là yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội.

Nhà nước là một tổ chức đặt biệt của quyền lực chính trị, nhằm bảo về trước
hết lợi ích của giai cấp cầm quyền và quản lý trật tự xã hội, chính vì vậy,
viêc nghiên cứu bản chất của nhà nước phải xuất phát từ hai khía cạnh: tính
giai cấp và tính xã hội.

a, Tính giai cấp

Ở phương diện này nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích cho các giai tầng
trong xã hội, mà chủ yếu là của giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích
mà giai cấp thống trị đề ra:

Về quyền lực chính trị: giai cấp cầm quyền sử dụng nhà nước như một công
cụ đặc biệt nhằm trấn áp và thống trị các giai cấp khác. Thông qua nhà
nước, ý chí của giai cấp cầm quyền chuyển hóa thành ý chí nhà nước và
buộc các giai cấp khác phải tuân theo.

Về quyền lực tư tưởng: Thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp cầm quyền
trở thành hệ tư tưởng thống trị trong toàn xã hội bắt các giai cấp khác phải lệ
thuộc về mặt tư tưởng

Có thể nói tính giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì một nhà nước nào,
song mức độ thể hiện của nó trong mỗi kiểu nhà nước và trong mỗi nhà
nước cụ thể lại rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và tương
quan lực lượng của các giai tầng trong xã hội. Khi một giai cấp có đủ điều
kiện và sức mạnh để trở thành giai cấp thống trị thì tự nó sẽ nắm lấy quyền
lực nhà nước, còn nếu không thể tự mình cầm quyền thì các giai cấp sẽ thoả

3
hiệp, chia sẻ quyền lực nhà nước với các giai cấp và lực lượng khác trong xã
hội để bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp và của xã hội.

Nhà nước xét dưới giác độ giai cấp thể hiện ở chỗ nó nằm trong tay giai cấp
thống trị và chù yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Với cách tiếp cận
đó cho thấy nhà nước là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị
của giai cấp thống trị, duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng
của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác.

b) Tính xã hội

Ở phương diện xã hội, nhà nước là một tổ chức của xã hội, được sinh ra từ
xã hội để duy trì, quản lí xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn
nhất định. Xã hội muốn tồn tại ổn định, có trật tự và phát triển thì đòi hỏi
phải có sự tổ chức và quản lí chặt chẽ, nếu không xã hội sẽ hỗn loạn. Bởi, xã
hội nào cũng luôn có hàng loạt các vấn đề mang tính chất chung của toàn xã
hội, mà không phải là của riêng một cá nhân hay lực lượng nào như sản
xuất, thiên tai, địch họa, trật tự an toàn xã hội... Để giải quyết các vấn đề đó,
xã hội cần phải có một tổ chức thay mặt xã hội, nhân danh xã hội để tổ chức,
tập họp, quản lí toàn thể xã hội.

Tổ chức đó phải thiết lập quyền lực chung (quyền lực công) của toàn xã hội.
Những công việc này trước đây do tổ chức thị tộc, bộ lạc đảm nhiệm, khi
nhà nước xuất hiện, nó phải thay mặt cho xã hội, đứng ra tổ chức dân cư giải
quyết các vấn đề đó vì sự ổn định, sống còn của cả xã hội chứ không riêng
của một giai cấp, cá nhân nào.

Vì vậy, nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước phải có
trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc
gỉa, dân tộc và công dân của mình; phải tập họp và huy động mọi tầng lớp
trong xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền,
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; duy trì trật tự xã hội và giải quyết những
vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho các lĩnh vực hoạt
động của xã hội được tiến hành bình thường, có hiệu quả, giúp xã hội phát
triển vì lợi ích chung của cả cộng đồng, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho mỗi thành viên và cả cộng đồng.

Ví dụ: Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những mô hình
đã được tìm tòi, sáng tạo dựa hên cơ sở lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam vừa mang đầy đủ những yếu tố của một nhà nước xã hội chủ nghĩa nói
4
chung, vừa mang những đặc trưng riêng gắn liền với điều kiện đất nước và
con người Việt Nam.

Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay được
biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trực tiếp tố chức và quản
li hầu hết các mặt quan trọng của đời sống xã hội.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, một
công cụ thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

* Chứng minh tính giai cấp và tính xã hội là hai thuộc tính không thể
tách rời trong bản chất nhà nước.

Tính giai cấp và tính xã hội là hai thuộc tính không thể tách rời trong bản
chất nhà nước là bởi vì chúng có mối liên hệ mật thiết

- Tính giai cấp là nền tảng của tính xã hội:

+ Nhà nước chỉ có thể thực hiện vai trò xã hội khi nó đại diện cho lợi ích
của giai cấp thống trị, đồng thời cũng là lợi ích chung của xã hội.

+ Ví dụ: nhà nước xã hội chủ nghĩa đại diện cho lợi ích của giai cấp
công nhân, đồng thời cũng là lợi ích chung của toàn xã hội vì mục tiêu
xây dựng xã hội công bằng, văn minh.

- Tính xã hội là biểu hiện cụ thể của tính giai cấp:


5
+ Nhà nước thực hiện vai trò xã hội thông qua các chính sách, pháp luật,
hoạt động quản lý nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và đồng thời
cũng là lợi ích chung của xã hội.

+ Ví dụ: nhà nước ban hành luật lao động để bảo vệ quyền lợi của người
lao động, đây là lợi ích của giai cấp công nhân và cũng là lợi ích chung
của xã hội.

Chính vì vậy trong bất cứ xã hội nào, bên cạnh việc chăm lo bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị cầm quyền, nhà nước cũng buộc phải chú ý đến lợi ích
chung của xã hội, giải quyết các vấn đề mà đời sống xã hội đặt ra. Tuy nhiên
tính xã hội của nhà nước trong từng kiểu nhà nước lại khác nhau, phụ thuộc
vào các điều kiện, đặc thù cũng như hoàn cảnh cụ thể. Nên bản chất nhà
nước luôn có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong
một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau.
Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội
của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội,
là một tổ chức quyền lực công cộng, nhân danh xã hội để thực hiện quản lí
xã hội và nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu chỉ phục vụ và bảo vệ lợi ích
của các giai cấp cầm quyền mà không quan tâm đến lợi ích và nguyện vọng
của các giai cấp trong xã hội.

Ví dụ :

Chính sách thuế: Nhà nước có thể áp dụng mức thuế cao đối với giai cấp
giàu có để thu nguồn ngân sách phục vụ cho các chương trình an sinh xã
hội, giúp đỡ người nghèo. Đây là thể hiện của tính xã hội. Tuy nhiên, mức
thuế này cũng có thể được áp dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị,
ví dụ như hạn chế sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhỏ. Đây là thể hiện
của tính giai cấp.

Chính sách giáo dục: Nhà nước có thể đầu tư vào giáo dục để nâng cao
trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Đây là thể hiện của
tính xã hội. Tuy nhiên, nhà nước cũng có thể sử dụng hệ thống giáo dục để
truyền bá tư tưởng của giai cấp thống trị, củng cố vị trí thống trị của giai cấp
này. Đây là thể hiện của tính giai cấp.

Qua ví dụ nhận thấy rằng, tính giai cấp và tính xã hội là hai thuộc tính gắn
kết đan xen chặt chẽ lẫn nhau.

6
Câu 2:

Ông X và bà Y là hai vợ chồng, có 3 người con chung là A, B và C. Ông X


và bà Y ly thân đã lâu. Năm 2018, ông X bị tai nạn giao thông và qua đời,
trước khi chết ông để lại di chúc truất quyền thừa kế của vợ và dành toàn
bộ di sản cho các con. Khi ông X qua đời, bà Y mai táng cho ông hết 6
triệu đồng, lấy từ tài sản chung của ông bà. Bà Y khởi kiện lên Tòa án đòi
chia thừa kế di sản của ông X.

Tòa xác định được: Tài sản chung của ông X và bà Y trước sau khi trừ đi
chi phí mai táng của ông X là 820 triệu đồng. Tài sản riêng của ông X do
được thừa kế của cha mẹ là 20 triệu đồng.

a. Chia thừa kế trong trường hợp trên.

b. Giả sử ông X bị tai nạn chết đột ngột không để lại di chúc thì việc phân
chia thừa kế được giải quyết như thế nào?

Căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể
các nguyên tắc phân chia như sau:

 Nguyên tắc chia đôi: hiểu một cách đơn giản là mỗi bên được nhận
một nửa tổng giá trị tài sản đã tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân.
 Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật: pháp luật ưu tiên chia
bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá
thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên
kia bằng số tiền chênh lệch.
 Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó.

Quy định chung về di sản thừa kế : đối với sở hữu chung hợp nhất có thể
phân chia thì về nguyên tắc khi một bên chết trước thì một nửa khối tài sản
chung đó là tài sản của người chết và sẽ được coi là di sản để phân chia thừa
kế.

Theo đề bài, ông bà X và Y ly thân nên hai ông bà X và Y vẫn đang trong
quan hệ hôn nhân hợp pháp nên 820 triệu đồng là tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân của ông X và bà Y. Ông X có tài sản riêng do cha mẹ để lại là
20 triệu. Khi ông X qua đời, bà Y mai táng cho ông hết 6 triệu đồng lấy từ
tài sản chung của ông bà.

Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu định nghĩa di sản thừa kế là gì như
sau:

7
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.

Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Thứ tự ưu tiên thanh toán:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh
toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.

Trong đó: Chi phí mai táng cho người chết không phải là nợ do người chết
để lại mà những khoản liên quan đến di sản do cái chết của người để lại di
sản. Nó được phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nhưng lại gắn liền với di
sản thừa kế. Vì thế, mặc dù các khoản này không phải là nợ của người chết
nhưng khi thanh toán nghĩa vụ phải lấy từ di sản người chết để lại.

=> Di sản của ông X: 820/2 - 6 + 20 = 424 triệu đồng

Tài sản của bà Y: 820/2 = 410 triệu đồng.

Theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
8
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không
còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị
truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Cho nên quyền thừa kế theo pháp luật quy định là: bà Y, A, B, C.

1 suất thừa kế theo pháp luật = 424/4 = 106 triệu đồng.

a) Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là văn
bản thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết.

Theo đó, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền
hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa
kế…

Như vậy, việc để cho ai hưởng thừa kế là quyền của người để lại di chúc.
Nếu trong di chúc không thể hiện mong muốn để lại tài sản cho một cá nhân
thì người đó sẽ không được hưởng thừa kế.

Tuy nhiên theo Điều 644 BLDS 2015: Người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc
chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

9
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận
di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền
hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này:

1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

2.Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (có
để lại biên bản,...)

3.Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
quyền hưởng.

4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che
giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của
người để lại di sản.

Vì bà X không vi phạm vào các điều nêu trên theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật
dân sự 2015 nên bà X vẫn có quyền hưởng di sản theo Điều 644 BLDS
2015: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

=> Số di sản bà Y nhận được là: 2/3 x 106 = 70,7 triệu đồng.

Di sản còn lại = 424 - 70,7 = 353,3 triệu đồng

Vậy di sản mà A, B, C được hưởng là:

A = B = C= 353,3/3 = 117,8 triệu đồng.

Di sản bà Y được hưởng là 70,7 triệu đồng.

b)

10
Trong trường hợp của ông X, nếu ông chết đột ngột và không để lại di chúc,
thì tài sản chung của ông X và bà Y (820 triệu đồng).

 Di sản của ông X là : 820/2 + 20 – 6 = 424 (triệu đồng)

Tài sản của bà Y là : 820/2 = 410 (triệu đồng)

- Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Về nguyên tắc, những người thừa kế theo pháp luật được xếp thành hàng
thừa kế theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3. Trong đó những người thừa kế cùng hàng
được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ
được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,
không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
di sản.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không
còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị
truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 Như vậy, di sản của ông X sẽ được chia đều cho các con A, B, C và bà Y
Vậy di sản mà A, B, C nhận được là : A=B=C=424/4=106 (triệu đồng)
Tài sản của bà Y là : 410+106=516 (triệu đồng)

11
KỊCH BẢN CHI TIẾT
Cảnh 1: Ông X sau khi đi làm về không thấy vợ, ông quyết định đi tìm vợ, ông
hỏi 3 đứa con nhưng không đứa nào biết bà Y đang ở đâu.

Cảnh 2: Chiều hôm ấy người hàng xóm vô tình bắt gặp bà Y chơi bài bạc, người
hàng xóm gặp ông X và kể lại sự việc thấy bà Y đang chơi bài với bạn.

Cảnh 3: Ông X tức tốc ra sòng bài nơi bà Y đang chơi, khi nhìn thấy vợ, ông vô
cùng tức giận, lôi bà Y ra ngoài và quát mắng.

Cảnh 4: Bà Y quen thói chơi bài, nhưng mỗi lần chơi, bà Y lại nợ ngày càng
nhiều. Bà Y còn đem cầm đồ trong nhà để tiếp tục chơi bài. Nhưng nợ vẫn ngày
một chất đống, bà Y không chăm lo cho gia đình, đồ trong nhà cũng bị bà mang đi
cầm gần hết, hàng xóm xung quanh thấy thế thì bàn tán dị nghị. Các con khuyên
nhủ nhưng mà bà Y vẫn lao vào chơi không điểm dừng, đến một ngày thì vỡ nợ.

Cảnh 5: Ông X không thể chấp nhận người vợ như thế đã đề xuất ly hôn nhưng
mà bà Y không đồng ý nên cả hai quyết định ly thân.

Cảnh 6: Sau khi ly thân, bà vợ vẫn tiếp tục nợ ngày càng thêm nợ. Ông chồng
chịu đả kích từ hàng xóm bạn bè, danh dự bị xúc phạm nặng nề đã ngả bệnh nặng.
Ông quyết định viết di chúc trước.

Cảnh 7: Không may ông X gặp tai nạn giao thông qua đời.

Cảnh 8: Bà Y đã dùng dịch vụ mai táng với gói dịch vụ 6 triệu để lo ma chay cho
ông X sau khi ông qua đời.

Cảnh 9: Sau khi làm thủ tục qua đời cho ông X, bà Y được biết mình bị truất
quyền thừa kế trong di chúc mà ông X để lại, cảm thấy bất mãn, bà Y khởi đơn
kiện lên tòa án đòi quyền lợi chia tài sản di chúc của ông X.

12
LỜI CẢM ƠN

Nhóm 06 chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Hoàng Đắc Quý - người đã
trực tiếp giảng dạy chúng em môn học Pháp luật đại cương năm học 2023 - 2024. Với
chúng em những kiến thức quý giá của môn học đã giúp em chạm tới gần hơn những
kiến thức sâu rộng của bộ môn Pháp luật đại cương và những kiến thức áp dụng vào
trong cuộc sống thực tiễn.

Đề tài thảo luận của nhóm chúng em là: “Phân tích bản chất của nhà nước.
Chứng minh tính giai cấp và tính xã hội là hai thuộc tính không tách rời trong bản
chất nhà nước? và bài tập tình huống”. Do những hạn chế về kiến thức, bài thảo luận
nhất định còn không ít sai sót, hạn chế. Nhóm em rất mong sẽ nhận được sự hướng
dẫn, nhận xét của cô để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Thương Mại, Giáo trình Pháp luật đại cương, nhà
xuất bản Hà Nội, xuất bản năm 2019.
2. Luật số 91/2015/QH13 của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự

14

You might also like