Văn học - Điện ảnh qua - Làng Vũ Đại ngày ấy

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH QUA TÁC PHẨM

CHUYỂN THỂ “LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ẤY”

A. Đặt vấn đề.

Nghệ thuật đóng vai trò quan trọng, tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống.
Nó giúp con người chúng ta tự do sáng tạo, tự do thể hiện cảm xúc, biết thấu hiểu, biết
trân trọng cái đẹp và những điều nhân văn,...

Nhắc đến nghệ thuật, tác giả Cao Thụy trong cuốn Điện ảnh – Nghệ thuật thứ
bảy đã trình bày bảy loại hình nghệ thuật gồm: văn học, kiến trúc, nghệ thuật tạo hình
(trong đó có điêu khắc, hội họa, đồ họa, trang trí mỹ nghệ ), sân khấu, múa, âm nhạc,
điện ảnh. Có thể nói rằng, điện ảnh là sự tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật nêu
trên. Bởi một tác phẩm điện ảnh được tạo nên trước hết phải có kịch bản, hình ảnh và
âm thanh. Mà kịch bản được sáng tác bằng ngôn từ, trí tưởng tượng, sự hư cấu, đó chính
là chất liệu của văn chương. Như vậy, điện ảnh và văn học có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tuy nhiên, về bản chất, văn học và nghệ thuật vẫn có những “ranh giới”, vẫn là
hai lĩnh vực khác nhau. Nó hỗ trợ nhau nhưng không trùng khớp lên nhau mà vẫn có
thể tồn tại một cách riêng biệt.

Như vậy, trong văn học có yếu tố điện ảnh, trong điện ảnh có yếu tố văn học. Và
từ đó, có sự xuất hiện của sự chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh.
Với xu thế phát triển thông tin giải trí như ngày nay, thì đây là hiện tượng rất phổ biến
trong đời sống văn hóa nghệ thuật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Có nhiều loại hình nghệ thuật như vậy, nhưng số lượng chuyển thể tác phẩm văn
học thành tác phẩm điện ảnh bao giờ cũng chiếm ưu thế. Tại sao lại có hiện tượng này?
Và giữa văn học và điện ảnh thực chất có mối quan hệ như thế nào?

B. Giải quyết vấn đề.

I. Khái lược các khái niệm.

1. Văn học là gì?

Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, một môn nghệ thuật lấy con
người làm đối tượng phản ánh trung tâm, lấy hình tượng nghệ thuật làm phương thức
biểu đạt nội dung và lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.

Tác phẩm văn học: là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một
tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm
tư, tình cảm, thái độ ...của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật. (Theo “Từ
điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam” - Vũ Tuấn Anh).

1
2. Điện ảnh là gì?

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp
với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình
khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật khác nhau: chiếu
rạp, truyền hình, web / stream, video, băng, đĩa, máy chiếu.... (Theo “Luật điện ảnh
2006 số 62/2006/QH11”. Thư viện Pháp luật).

Tác phẩm điện ảnh: là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động
kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.
(Theo “Luật điện ảnh, khoản 2 điều 4”).

II. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh

1. Những ảnh hưởng của văn học tới điện ảnh.


Trong bảy loại hình nghệ thuật mà người ta vẫn thường nhắc tới là: điêu khắc,
hội họa, văn chương, kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu. Có thể nói văn học và điện
ảnh có một mối quan hệ mật thiết với nhau, văn học là cơ sở để hình thành và phát triển
điện ảnh. Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật sử dụng những chất liệu khác
nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau, xem phim điện ảnh nhưng ta lại
cảm nhận rõ được tình tiết của một tác phẩm văn học và ngược lại đọc tác phẩm văn
học ta thấy chi tiết từng biểu cảm, giọng điệu,... uyển chuyển như một bộ phim quay
chậm. Đã từ lâu, chúng ta không khó để bắt gặp những người đạo diễn lấy chất liệu từ
văn học để xây dựng nên kịch bản phim của mình. Những tác phẩm văn học được lựa
chọn phải là những tác phẩm có nội dung tư tưởng tốt đẹp, hấp dẫn, cung cấp cho điện
ảnh những kiểu đề tài, cốt truyện, kiểu nhân vật, thể loại, khuynh hướng có giá trị cao.
Có thể nói văn học giống như điểm tựa của điện ảnh để từ đó người đạo diễn khai thác
vừa làm sống động hơn những tác phẩm văn học, vừa là một cách truyền đạt văn học
kiểu mới tới người đọc. Tiêu biểu qua tác phẩm kinh điển của Việt Nam là “Làng Vũ
Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm Văn Khoa được chuyển thể từ ba tác phẩm của Nam
Cao là “Sống mòn”, “Lão Hạc” và “Chí Phèo”, chỉ với một thước phim kéo dài khoảng
90 phút đồng hồ tại sao lại có thể chứa đựng tới ba tác phẩm văn học có nội dung tư
tưởng lớn đến như vậy, từ đó ta thấy rõ được tài năng của người đạo diễn qua cách
chuyển thể văn học.
Văn học cung cấp cho điện ảnh những nội dung tư tưởng, cốt truyện hấp dẫn, không
phải tự nhiên một người đạo diễn lại chỉ để ý đến vấn đề tác phẩm đó có nổi tiếng hay
không có nhiều lượt đọc hay không mà để chuyển thể thành phim, họ phải xem cốt
truyện có phù hợp để truyền tải, nội dung có hấp dẫn gây chú ý đến người xem. Cốt
truyện, nội dung tư tưởng của tác phẩm có thể nói là vô cùng quan trọng đối với một bộ
phim điện ảnh, tác phẩm ấy nông cạn hay sâu rộng, đúng đắn hay lệch lạc, phản ánh
những hiện tượng gì của cuộc sống phải phụ thuộc vào nhà văn là người có góc độ nhìn
nhận cuộc sống như thế nào. Nhiều nhà văn đã truyền tải những nhân sinh quan, thế
giới quan, những lát cắt cuộc sống họ nhìn nhận được vào tác phẩm văn học và những
tác phẩm văn học đó đã gây nên tiếng vang lớn trong thế giới điện ảnh. Ví dụ như tác

2
phẩm “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn Giỏi không chỉ được chuyển thể thành phim
một lần mà được những người đạo diễn “nhắm trúng” để chuyển thể thành phim đến
hai lần, tuy cùng một tác phẩm văn học nhưng lại đủ sức gây tò mò để lần nào cũng tạo
được sức hút lớn đối với người xem. Một số tác phẩm văn học kinh điển được chuyển
thể thành phim trở thành những bộ phim bất hủ đi cùng năm tháng phải kể đến: “Tam
quốc diễn nghĩa”, “Tây du kí”, “Thủy hử”. Từ cốt truyện của một tác phẩm văn học,
điện ảnh đã khai thác triệt để để tạo nên những kịch bản phim hấp dẫn và kịch tính.
Ngoài ra, đề tài từ văn học cũng được sử dụng khá rộng rãi và linh hoạt để khái
quát những lĩnh vực rộng lớn từ chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hóa,....nhà văn đã dùng
lăng kính chủ quan để soi chiếu một thế giới khách quan ngoài hiện thực cuộc sống. Đề
tài mang dấu ấn rõ rệt của thế giới khách quan nhưng là sự ghi nhận chủ quan của người
sáng tác. Nếu trong sáng tác văn học đề tài về người nông dân người ta nhớ đến các nhà
văn như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Tô Hoài,... thì chuyển thể qua phim điện ảnh có một
người đạo diễn như cùng đồng điệu với những nhà văn ấy để cho ra mắt những thước
phim điện ảnh mới nhưng vẫn chứa đựng giá trị cốt lõi nổi bật từ những tác phẩm có đề
tài người nông dân, đó là đạo diễn Phạm Văn Khoa, phải kể đến những tác phẩm chuyển
thể nổi tiếng như “Chị Dậu”-1980 hay “Làng Vũ Đại ngày ấy”-1982. Trong tác phẩm
“Làng Vũ Đại ngày ấy” không phải chỉ chuyển thể từ một mà tận ba tác phẩm văn học,
đó có lẽ là thách thức lớn đối với bất kì đạo diễn nào, cùng một kiểu đề tài quen thuộc
về người nông dân, là những kiểu nhân vật điển hình bước ra từ cuốn truyện của Nam
Cao, nhưng đạo diễn Phạm Văn Khoa đã biến những cốt truyện ấy thành kịch bản,
những nhân vật ấy cũng sừng sững bước từ truyện ra phim, từng dáng điệu cử chỉ lời
nói hình ảnh được đạo diễn tỉ mỉ suy ngẫm quan sát và dựng lại từ đó trong tâm trí người
đọc hằn in thêm những dấu ấn về một hình ảnh Lão Hạc khắc khổ vì bán chó, hình ảnh
một Bá Kiến mưu mô xảo quyệt hay một Chí Phèo chuyên rạch mặt ăn vạ. Qua tác
phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” khung cảnh thôn quê hiền hiện rõ trước mắt
người đọc tái hiện lại một thời kì khắc khổ của người nông dân, đọc truyện của Nam
Cao bao giờ chúng ta cũng không thể chỉ cảm nhận về miếng ăn cái đói mà vấn đề đáng
được quan tâm là nhân cách con người bị xói mòn như thế nào, sau khi được cải biên
lại vì kịch bản được dựng nên từ ba bộ truyện nên cho dù vẫn bắt gặp hình ảnh những
người nông dân nghèo đói bị hiện thực ăn mòn lương tâm thì vẫn hiện lên hình ảnh
những người nông dân đi theo cách mạng, giữ lại chút ít hy vọng cuối cùng để tìm
đường bước ra khỏi bóng tối như anh Nấm hay hình ảnh ông Giáo ở cuối tác phẩm, tuy
chỉ là được cải biên chuyển thể lại nhưng lại là một lần gây ấn tượng mạnh đối với độc
giả để dù đã khắc ghi những lời truyện thấm thía của Nam Cao thì họ vẫn sẽ phải nhớ
thêm đến sự thành công của “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Đạo diễn Phạm văn Khoa thực sự
đã khéo léo chuyển thể cốt truyện thành một kịch bản hài hòa, đặc sắc gây chú ý đến rất
nhiều người xem kể cả những người đã từng đọc tác phẩm. Có phải như nhà văn Lê Lựu
từng nói: “Hãy viết cái gì cậu hiểu về nó ấy,...Cứ mang ra mà mài sẽ thành công”, ý
kiến đó có hoàn toàn đúng. Có vô vàn những tác phẩm văn học viết về người nông dân
cũng không thiếu những tác phẩm điện ảnh chuyển thể về đề tài này nhưng phải nói
rằng đạo diễn Phạm Văn Khoa đã đi một đường cày mới cho mảnh đất quen thuộc ấy,
ông bắt chọn những khoảnh khắc chi tiết từ truyện để kết hợp với nhau nhưng không

3
mang cảm giác “sượng”, hay khó hiểu cho tác phẩm, có lẽ bởi vậy “Làng Vũ Đại ngày
ấy” cho dù ra đời khá muộn nhưng để lại dấu ấn trong lòng người xem phim , không
làm mất đi giá trị của những tác phẩm văn học mà lại mang đến những cảm giác mới
mẻ xứng đáng trở thành một tác phẩm kinh điển.
Từ tác phẩm văn học, đạo diễn khai thác nhiều thêm những hình tượng về những
kiểu nhân vật. Trước kia, người ta hay viết về những kiểu nhân vật ưu tú, đẹp đẽ thì dần
dần nhiều kiểu nhân vật xuất hiện trên những bộ phim lấy cảm hứng từ văn học, có
những người anh hùng, mỹ nữ cũng sẽ có những kiểu người chuyên rạch mặt ăn vạ như
Chí Phèo, người xấu đến ma chê quỷ hờn như Thị Nở. Qua văn học, người ta bắt gặp
nhiều cuộc đời nhiều kiểu người khác nhau, chân thật gần gũi ngoài đời sống, xem phim
điện ảnh nhưng lại cảm nhận cuộc sống ngoài hiện thực khiến người xem đồng cảm, và
soi chiếu, để có những kiểu nhân vật như vậy phải nhờ đến công lao rất lớn từ những
tác phẩm văn học, muôn vàn những kiểu nhân vật ngoài đời sống nhưng văn học tạo
nên những kiểu nhân vật điển hình để vào điện ảnh người ta có thể dễ dàng nhớ mặt gọi
tên. Bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” tuy chuyển thể từ ba bộ phim những nhân vật
điển hình đặc sắc nhất đều được đạo diễn tái hiện đầy đủ từ Chí Phèo, Bá Kiến, Lão
Hạc, Ông Giáo, anh Nấm,... và được sắp xếp rất hài hòa.
Qua điện ảnh, ta cũng thấy được nhiều khuynh hướng được bắt nguồn từ văn học
như khuynh hướng lãng mạn, hiện thực, trừu tượng,...Điện ảnh cách mạng Việt Nam từ
khi ra đời cũng mang rất nhiều điểm chung với khuynh hướng hiện thực cách mạng
trong văn học, khuynh hướng này là biểu tượng đẹp đẽ của người Việt Nam trong công
cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Phải khẳng định rằng văn học là mảnh đất màu mỡ
để điện ảnh khai thác nhưng đây không phải mối quan hệ một chiều rằng là điện ảnh
chỉ lấy từ văn học mà từ góc độ điện ảnh chúng ta cũng thấy văn học mang nhiều bộ
mặt mới,....

2. Thủ pháp điện ảnh trong tác phẩm văn học.

Văn học và điện ảnh đều thuộc các loại hình nghệ thuật tiêu biểu trong “gia đình
nghệ thuật”. Văn học là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp gián tiếp, thì điện ảnh
là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp trực tiếp.Văn học và điện ảnh là hai loại hình
nghệ thuật tuy sử dụng chất liệu khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ gắn bó, hỗ
trợ và học tập lẫn nhau. Vì vậy, có thể thấy, trong văn học có yếu tố điện ảnh, và ngược
lại, trong điện ảnh có yếu tố của văn học.

Vào đầu thế kỉ XX, những thành tựu khoa học kỹ thuật và thương mại đã làm
xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới như điện ảnh, nhiếp ảnh. Các loại hình nghệ
thuật như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, văn học, âm nhạc cũng ứng dụng những kỹ thuật
và chất liệu mới từ thành quả của sự phát triển khoa học kĩ thuật. Ngoài ra, các loại hình
nghệ thuật còn tương tác lẫn nhau trong sáng tạo. Chẳng hạn như, văn học hiện đại chủ
nghĩa có thể sử dụng kĩ thuật, thủ pháp của những loại hình nghệ thuật mới như hình
ảnh, tạo hình, bố cục của kiến trúc, nhiếp ảnh, điêu khắc khi tiếp cận hiện thực; kĩ thuật

4
cắt dán của điện ảnh khi xây dựng cốt truyện. Chủ nghĩa hiện đại hướng đến phá vỡ
ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật để tìm kiếm những cách thức biểu đạt mới.

Mối quan hệ giữa loại hình nghệ thuật điện ảnh và văn học mang tính chất hai
chiều. Điện ảnh lấy cảm hứng và chất liệu từ văn học, ngược lại, văn học tiếp thu các
thủ pháp sử dụng trong điện ảnh. Thủ pháp cắt dán điện ảnh (Montage) thường được sử
dụng nhằm kể lại, mô phỏng lại một câu chuyện bằng cách xáo trộn biến cố sự kiện,
không gian, thời gian hoặc lồng ghép nhiều câu chuyện, nhiều loại nhân vật. Ngoài ra,
các điểm nhìn trần thuật còn có sự di chuyển cùng lúc trên nhiều nhân vật. Tương tự, kĩ
thuật dựng phim trong điện ảnh, các hình ảnh hiện thực đời sống được mô phỏng một
cách chi tiết, tỉ mỉ và sau đó được dàn dựng lại theo ý đồ của đạo diễn. Với kĩ thuật này,
những hình ảnh chi tiết, tỉ mỉ được mô tả trong tác phẩm khiến cho người đọc trải
nghiệm cùng với nhân vật chứ không phải nhìn từ bên ngoài. Thủ pháp này còn khiến
cho người đọc tin vào chuyện kể chứ không phải tin vào người kể. Nhiều nhà văn
phương Tây sử dụng thủ pháp cắt dán điện ảnh, đặc biệt là trong tiểu thuyết dòng ý
thức. Tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite Duras là tiểu thuyết sử dụng thủ pháp
này khi cấu trúc phân cảnh, hình ảnh và cả âm thanh. Ở phương Đông, Mạc Ngôn là
một trong những nhà văn thành công khi sử dụng thủ pháp cắt dán điện ảnh trong các
tiểu thuyết “Cao lương đỏ”, “Rừng xanh lá đỏ”,…

“Làng Vũ Đại ngày ấy” là một bộ phim nổi tiếng được chuyển thể từ 3 tác phẩm
độc lập của Nam Cao. Những nhân vật của ông: từ giáo Thứ đến Lão Hạc, từ Chí Phèo,
Thị Nở đến Bá Kiến, Lý Cường... quy tụ về trong một không gian văn hóa của làng Vũ
Đại trước Cách mạng Tháng 8/1945.

Trong các tác phẩm của mình, Nam Cao đã sử dụng “rất đắt” thủ pháp cắt dán
điện ảnh (Montage) để khắc học số phận của những con người thấp cổ bé họng của làng
Vũ Đại đang oằn mình dưới vũng bùn khổ đau. Trong “Chí Phèo”, ông đã tập trung
khai thác bi kịch bị lưu manh hóa của người nông dân mà đại diện là Chí Phèo qua các
xáo trộn về thời gian khi kể về cuộc đời Chí: mở đầu là hình ảnh một thằng “lưu manh”
mới ra từ sau 7,8 năm; rồi nhà văn lại quay ngược lại quá khứ để truy rõ nguyên nhân
hắn vào tù (do Bá Kiến ghen tuông vô cớ), kể về quá khứ bất hạnh đau thương của một
đứa trẻ sinh ra “không cha không mẹ”; rồi tên lưu manh ấy “gặp gỡ” Thị Nở, được ăn
bát cháo ấm nóng tình người mà thấy hắn “thèm” lương thiện. Thế nhưng, bi kịch vẫn
đến với con người ấy khi khát khao lương thiện của Chí lại bị xã hội giá lạnh tình người
kia ruồng bỏ, để rồi hắn phải tự kết liễu đời mình. Bên cạnh đó, người đọc cũng thấy
một Chí Phèo vô cùng chân thật khi Nam Cao diễn tả vô cùng sinh động những biến
đổi tâm lí của nhân vật từ những tiếng chửi thề, những lần rạch mặt ăn vạ và cả lúc suy
tư về cuộc đời mình “hắn sẽ có một gia đình nhỏ. Chồng đi làm thuê, vợ ở nhà dệt vải”
- ước mơ rất đời, rất người.

Trong “Lão Hạc”, Nam Cao cũng đã lia góc máy quay cận cảnh khi của mình
khi diễn tả những đau khổ quằn quại của một ông lão khi phải bán chó chỉ vì quá nghèo.
Những biến đổi trong tâm lý (ân hận, đau khổ, gục ngã, buông xuôi) của nhân vật được

5
nhà văn thể hiện vô cùng tài tình khi khắc họa các cuộc đối thoại giữa lão Hạc với cậu
Vàng và lão Hạc với ông giáo.

Trong “Sống mòn”, nhân vật giáo Thứ hiện lên là đại diện cho tầng lớp trí thức
tiểu tư sản trong xã hội cũ bị “cơm áo gạo tiền ghì sát đất”. Xuyên suốt tác phẩm là
những lời tự bạch đầy bất lực về cuộc đời, nghề nghiệp của Thứ, và cả những lời anh
nói với vợ, với đồng nghiệp,...

Như vậy, có thể thấy, những thủ pháp điện ảnh: nghệ thuật cắt dán, lắp ghép, sự
thay đổi linh hoạt các góc quay, điểm nhìn trần thuật,…. làm cho người đọc cảm thấy
ấn tượng và dễ truyền tải những giá trị ý nghĩa.

3. So sánh tác phẩm văn học và chuyển thể văn học sang điện ảnh qua tác phẩm
“Làng Vũ Đại ngày ấy”.
3.1. Tác phẩm văn học và kịch bản tác phẩm điện ảnh.
Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh là trào lưu ngày càng phổ
biến ngày nay. Tác phẩm điện ảnh chuyển thể vẫn mang những thông điệp mà nhà văn
viết nên tác phẩm ấy muốn truyền tải. Tuy nhiên, ở đó vẫn có sự cải biến, sáng tạo ít
nhiều so với nguyên bản, bởi nghệ thuật luôn là sự “tự làm mới mình” trên cơ sở tôn
trọng “nguyên tác”. Vì vậy, trong các bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn
học (truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,...) không khó bắt gặp hiện tượng “khác tên” so với
tác phẩm gốc, kịch bản được xây dựng có cải biên, sáng tạo. Điều này được thể hiện rất
rõ ràng qua tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” ba tác phẩm văn học “Sống
mòn”, “Chí Phèo”, “Lão Hạc”:

* Giống nhau:
Cả hai tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh đều lấy đề tài là phản ánh số phận
cơ cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 trong không gian làng
Vũ Đại. Đó là nỗi đau thân phận của các cá nhân đại diện cho ba thành phần thấp cổ bé
họng trong xã hội thời đó: từ trí thức nghèo, nông dân bị ức hiếp đến những kẻ bị lưu
manh hóa vì bị giày xéo, vu oan:
Giáo Thứ mang nỗi đau của người tri thức trong xã hội cũ bất lực trước thời
cuộc. Vì nỗi lo “cơm áo không đùa với khách thơ” mà phải gác lại ước mơ, hoài bão
cao cả là sáng tạo ra những áng văn chương “chân thật”, thật hay, thật đẹp. Sau khi
trường tư ở thành phố - nơi anh làm việc đóng cửa, thất nghiệp, Thứ phải về quê. Đó
là nỗi đau cùng tận của một kẻ sĩ thất cơ lỡ vận mà ai oán thốt lên: “Tôi như con ngựa
còm, cứ ì ạch qua được cái dốc này, lại tiếp đến cái dốc khác. Bây giờ thì tương lai
đóng cửa trước mắt tôi” (trong phim).
Lão Hạc cô quạnh tuổi già một mình, sống cùng con chó vàng trên mảnh vườn
suốt ngày bị cha con Bá Kiến tìm cách dọa nạt để cướp biến thành tài sản của lão…
Chí Phèo, từ một anh nông dân nghèo bị đi tù oan, ra tù trở về làng lại thành kẻ
bị lưu manh hóa, suốt ngày say xỉn, rạch mặt ăn vạ.
Thị Nở mang diện mạo xấu xí nên bị người đời khinh rẻ, thân phận sống nhỡ

6
nhàng.
⇒ Những kiếp sống lay lắt, “sống mòn”, sống chỉ là một sự tồn tại kéo dài vô nghĩa.
Nguyên nhân gây ra nỗi khổ đau cùng tận của những phận người nông dân thấp
cổ bé họng ấy là giai cấp thống trị dùng cường quyền, bạo lực và đồng tiền áp bức, bóc
lột người nông dân. Đại diện cho chính quyền mục ruỗng ấy là những Bá Kiến, Lý
Cường, bọn tay sai,… hách dịch, vô nhân tính, sẵn sàng “bóp nghẹt cổ họng” của những
kiếp người nhỏ bé, chà đạp lên họ và đẩy họ đến chân tường không lối thoát.

* Khác nhau:

Tác phẩm điện ảnh Tác phẩm văn học (“Sống mòn”,
“Chí Phèo”, “Lão Hạc”)

- Bộ phim “Làng Vũ Đại” ngày ấy là - Ba tác phẩm gốc của nhà văn
sự kết hợp của ba tác phẩm độc lập: Nam Cao: “Sống mòn”, “Chí
“Sống mòn”, “Chí Phèo”, “Lão Phèo”, “Lão Hạc”.
Hạc” của nhà văn Nam Cao. - Các nhân vật trong ba tác phẩm
- Bộ phim là tác phẩm điện ảnh không có quan hệ gì với nhau.
chuyển thể nổi tiếng của đạo diễn
Phạm Văn Khoa.
- Nhân vật giáo Thứ (“Sống mòn”) là
người dẫn truyện, xuyên suốt bộ
phim được nhìn qua lăng kính của
nhân vật này: chứng kiến các cảnh
đời, phận người khốn khổ của người
nông dân trong làng Vũ Đại.
- Các nhân vật trong ba tác phẩm có
“quen biết” nhau, mối quan hệ và lời
thoại giữa họ được xây dựng một
cách logic, phù hợp với mạch phim.

3.2. Nhân vật tác phẩm trong văn học và nhân vật trong điện ảnh.
Bên cạnh sự cải biên trong kịch bản thì những nhân vật trong phim chuyển thể
từ tác phẩm văn học cũng được làm mới, họ xuất hiện trong bối cảnh khác so với nguyên
bản và có những mối quan hệ khác phong phú, phức tạp. Tác phẩm “Làng Vũ Đại ngày
ấy” của đạo diễn Phạm Văn Khoa là một ví dụ điển hình. Ta sẽ làm rõ điều đó qua các
chứng minh về: nhân vật kể chuyện, nhân vật chính, diễn biến và đối thoại của các nhân
vật.

* Nhân vật kể chuyện.


Trong tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”, nhân vật giáo Thứ giữ vai trò
là người kể chuyện. Xuyên suốt bộ phim là những cảm nghĩ của nhân vật này về số

7
phận bế tắc của những người nông dân thấp cổ bé họng và về chính bản thân mình.

Trong các tác phẩm “Sống mòn”, “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, chủ yếu được kể
theo ngôi thứ ba (nhà văn Nam Cao). Mỗi tác phẩm lại tập trung xoáy sâu vào bi kịch
của con người thấp cổ bé họng thời ấy và lên tiếng tố cáo giai cấp thống trị phong kiến,
thực dân mục ruỗng.

* Nhân vật chính.


Nhân vật trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” nhìn chung lấy nguyên mẫu từ
các nhân vật trong các tác phẩm nguyên bản. Đó là:
Tác phẩm “Sống mòn”: giáo Thứ ( NSƯT Hữu Mười thủ vai), vợ giáo Thứ
(NSUT Thanh Hiền thủ vai), mẹ giáo Thứ (Quách Thị Hồ thủ vai), chủ nhà xuất bản
Đông Dương (đạo diện Phạm Văn Khoa thủ vai).
Tác phẩm “Chí Phèo”: Chí Phèo (NSƯT Bùi Cường thủ vai), Thị Nở (NSƯT
Đức Lưu thủ vai), Bá Kiến (Mạnh Sinh thủ vai), vợ cả Bá Kiến (Hoàng Yến thủ vai),
vợ ba Bá Kiến (Mai Châu thủ vai), bà cô Thị Nở (Trúc Quỳnh thủ vai).
Tác phẩm “Lão Hạc”: Lão Hạc (nhà văn Kim Lân thủ vai).
Tóm lại, ở cả hai thể loại (tác phẩm điện ảnh và tác phẩm văn học) các nhân vật
xuất hiện đều có đặc điểm chung là phản ánh số phận bế tắc của những con người thấp
cổ bé họng, họ là “điển hình” cho sự cùng quẫn của người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám. Ở đó, ta bắt gặp những nỗi đau cá nhân: giáo Thứ mang nỗi
cùng quẫn, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản vì áp lực “cơm áo gạo tiền”; một Chí
Phèo bị lưu manh hóa, rạch mặt ăn vạ vì oan khuất để rỗi tự kết liễu đời mình; một Lão
Hạc vì thương con nên phải bán chó, để rồi ân hận mà tự vẫn bằng bả chó; một Thị Nở
chỉ vì xấu xí mà bị người đời khinh mạt, rẻ rúng,... và biết bao mảnh đời bất hạnh khác
nữa. Ở đó, ta cũng thấy bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị mục ruỗng thối nát mà đại
diện là Bá Kiến, Lý Cường và những nhà tù thực dân tàn độc, dã man.

* Diễn biến và đối thoại của các nhân vật.


Trong ba tác phẩm văn học độc lập của nhà văn Nam Cao, các nhân vật không
có mối liên hệ với nhau, họ chỉ sống trên “đất diễn” riêng của mình được gói gọn trong
một tác phẩm. Dù vậy, đến với bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”, các nhân vật lại có
mối quan hệ với nhau, họ sống trong một không gian là làng Vũ Đại và có những cuộc
đối thoại với nhau. Đó là những cuộc đối thoại giữa: giáo Thứ (“Sống mòn”) - Lão Hạc
(“Lão Hạc”), giáo Thứ (“Sống mòn”) - Chí Phèo (“Chí Phèo”), Lão Hạc (“Lão Hạc”)
- Chí Phèo (“Chí Phèo”), Lão Hạc (“Lão Hạc”) - Lý Cường (“Chí Phèo”),...
Ta có bảng so sánh:

8
Đối thoại
Tác phẩm văn học “Sống
giữa các Tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”
mòn”, “Chí Phèo”, “Lão Hạc”
nhân vật

Giáo Thứ - ● Lão Hạc sang chơi sau khi vợ chồng giáo Không có cuộc đối thoại.
Lão Hạc Thứ bị vợ ba Bá Kiến đòi tiền nợ:
- Lão Hạc: “Sông có khúc, người có lúc, làm
gì phải cạn tình ráo máng như thế”...
- Giáo Thứ: (lặng im, suy tư).

● Khi Lão Hạc sang nhà giáo Thứ nói về


việc bố con nhà Bá Kiến muốn lấy mảnh
vườn của lão:
- Lão Hạc: “Lão Bá Kiến cho thằng Nhỡ
sang. Nó định chiếm mảnh vườn nhà tôi.
Tôi sang thưa chuyện với ông giáo xem ông
khuyên nên như thế nào”.
- Giáo Thứ: “Cụ ơi! Mảnh vườn của cụ, cụ
không bán thì đứa nào chiếm được ạ?”
- Lão Hạc: “Cái lẽ đời là như thế. Nhưng nó
cho thằng Nhỡ sang bảo là thằng con tôi đã
bỏ đồn điền trốn đi theo Cộng sản rồi. Quan
Tây người ta đang cho truy lùng”.
- Lão Hạc: “Tôi thấp cổ bé họng. Nay nó
xoay cách này, nay nó xoay cách khác”.

Giáo Thứ - ● Trên đường giáo Thứ trở về nhà gặp Không có cuộc đối thoại.
Chí Phèo Chí Phèo tại quán rượu bên đường.
- Giáo Thứ: “Anh Chí!”
- Chí Phèo: “Ông giáo lại gọi tôi là anh Chí.
Cả cái làng này có ai gọi tôi là anh Chí
đâu. Họ gọi tôi là cái thằng Chí Phèo. Cái
thằng không cha không mẹ, cái thằng sống
không có nhà, chết không có chỗ chôn này
khổ lắm! Ông giáo ơi? Ông có biết vì đâu
mà thằng Chí Phèo này khổ không? Vì
đâu?”... (rên rỉ với giọng uất ức, say xỉn).
⇒ cho thấy rõ nỗi đau bị ruồng bỏ, không được
người đời coi trọng của Chí Phèo.

Giáo Thứ tự ● Sau khi chứng kiến sự thay đổi của Chí Đây là lời kể của nhà văn: “Hắn
ngẫm, nói Phèo từ một anh nông dân lương thiện vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng
với chính thành một thằng lưu manh: “Không ngờ thế, cứ rượu xong là hắn chửi.

9
mình Chí Phèo lại thay đổi nhanh như thế. Hắn Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời
say suốt ngày, chửi bậy suốt ngày. Hắn réo có của riêng nhà nào? Rồi hắn
cả làng Vũ Đại mà chửi. Nhưng ai cũng chửi đời. Thế cũng chẳng sao:
nghĩ hắn chừa mình ra. Có lúc hắn lại chửi Đời là tất cả nhưng cũng chẳng
đứa nào sinh ra hắn. Nhưng họa có cái lò là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất
gạch ở đầu làng biết nói mới biết ai là cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng
người đã đẻ ra hắn”. Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó
trừ mình ra!””

● Sau khi chứng kiến “mối tình” của Chí Không có chi tiết này.
Phèo và Thị Nở: “Cả làng đang ầm ĩ lên vì
chuyện Chí Phèo với Thị Nở. Thực ra, hai
kẻ khốn cùng ấy lần đầu tiên đã tìm thấy ở
nhau chút tình cảm ở con người. Liệu chút
tình người ấy có giúp đổi thay gì cho mỗi số
phận của họ?”

● Sau khi chứng kiến cái chết của Chí Phèo Không có chi tiết này.
và Lão Hạc: “Lão Hạc chết rồi, Chí Phèo
chết rồi. Đến lượt người dân nào nữa đây,
hay đến lượt mình? Chính mình rồi sẽ chết
nhục nhã ở cái xó xỉnh này. Không! Không
chần chừ nữa, phải đứng lên cứu lấy nước,
cứu lấy mình”.

Chí Phèo - ● Khi Lão Hạc sang nhà Chí Phèo xin bả Không có cuộc đối thoại
Lão Hạc chó:
- Lão Hạc: “Anh Chí còn thuốc bả chó không
thế? Cho tôi một mồi”.
- Chí Phèo: “Có chứ. Lúc nào cũng có. Chỉ
cần nửa gói là chết thẳng cằng rôi!”.
- Lão Hạc: “Trưa mai anh Chí sang bên tôi
nhớ rủ cả ông giáo sang một thể nhé!”
- Chí Phèo: (cười) Được, được!

● Khi Chí Phèo đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ


Chí Phèo - Lý
Cường - Chí Phèo: (uống rượu + vừa đi, vừa chửi): - Lý Cường: “Mày muốn lôi
“Mẹ cha đứa nào ăn hiếp bỏ từ ông. Ông thôi gì?... Cái thằng không
đào mả cha đứa nào làm cho đời ông khổ cha không mẹ này! Mày muốn
thế này. Mẹ cha chúng mày!”. lôi thôi gì?...”
- Lý Cường: “Thằng Chí Phèo! Muốn sống (Bỗng “choang” một cái, thôi
thì cút ngay!”. phải rồi, hẳn đập cái chai vào

10
(Lý Cường đánh Chí Phèo) cột cổng... ồ hắn kêu! Hắn vừa
- Chí Phèo (rạch mặt): “Ôi làng nước ơi! Ôi chửi vừa kêu làng như bị
giời đất ơi! Ôi làng nước ơi bố con nhà Bá người ta cắt họng).
Kiến nó giết tôi rồi”... - Chí Phèo: “Ối làng nước ơi!
Cứu tôi với... Ối làng nước ôi!
Bố con thằng bá Kiến nó đâm
chết tôi! Thằng lý Cường nó
đâm chết tôi rồi, làng nước
ôi!...”

● Sau khi Chí Phèo đến nhà Bá Kiến bị Lý Cường đánh, hắn rạch mặt ăn
Chí Phèo - Bá vạ, Bá Kiến dỗ ngọt, “xoa dịu” Chí.
Kiến
- Bá Kiến (xoa dịu dân làng): “Bà con ta về - Bá Kiến: “Anh Chí ơi! Sao
cả đi, có gì đâu mà xem cho mất công mất anh lại làm ra thế?”
việc. Thôi về đi…” - Chí Phèo (lim dim mắt, rên
- Bá Kiến (nói với Chí): “Anh Chí! Khổ quá! lên): “Tao chỉ liều chết với
Tôi ra kịp thì đâu đến nỗi. Thằng Lý Cường bố con nhà mày đấy thôi.
nóng quá!”. Nhưng tao mà chết thì có
(Cho tiền Chí Phèo mua rượu). thằng sạt nghiệp, mà còn rũ
- Chí nhận tiền rồi bỏ đi… tù chưa biết chừng”.
- Bá Kiến (cười nhạt): “Cái
anh này nói mới hay! Ai làm
gì mà anh phải chết? Đời
người chứ có phải con ngóe
đâu? Lại say rồi phải
không?”; “Về bao giờ thế?
Sao không vào tôi chơi? Đi
vào nhà uống nước”.
- Bá Kiến: “Khổ quá! Giá có
tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta
nói chuyện với nhau, thế nào
cũng xong. Người lớn cả, chỉ
một câu chuyện với nhau là
đủ. Chỉ tại thằng lý Cường
nóng tính không biết nghĩ
trước nghĩ sau. Ai, chứ anh
với nó còn có họ kia đấy”.

Chí Phèo - ● Sau đêm “ăn nằm” với Thị Nở, Chí nhận được bát cháo hành của Thị.
Thị Nở
- Thị Nở: “Cháo nóng đấy ăn đi. Ăn cho mồ - Chí Phèo (ăn cháo → thỏa

11
hôi ra nhiều là khỏi ngay đấy”. mãn): “Giá cứ thế này
- Thị Nở (cười e thẹn, có vẻ ngại ngùng): mãi thì thích nhỉ?”
“Đêm qua sao liều thế? Nhỡ trúng gió thì
chết toi đấy”. (Bằng một cái giọng nói và một
- Chí Phèo (suy tư → ăn cháo → thỏa mãn): vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn,
“Cứ như thế này thì thích nhỉ?” (cười) hắn bảo thị):

- Hay mình sang đây ở với tớ một


nhà cho vui.

(Thị lườm hắn). Và hắn cười,


hắn lại bảo:

- Ðằng ấy còn nhớ gì hôm qua


không?

Chí Phèo tự ● Chí Phèo say xin, vừa đi vừa chửi sau khi Không có chi tiết này
ngẫm, nói với ra tù: “Mẹ cha chúng mày, ông ăn trộm ăn
chính mình cắp gì của chúng mày mà bỏ tù ông. Mẹ cha
con đĩ dại, mày gã gẫm ông, ông không
thèm. Mặt chúng mày cậy tiền cậy thế bỏ tù
ông. Mẹ cha con đĩ dại! Mẹ cha thằng Kiến
già”...
⇒ Chí Phèo chửi bà ba Bá Kiến và Bá Kiến (chỉ
vì ghen tuông vô cớ mà bỏ tù hắn vào nhà
tù thực dân suốt 7,8 năm).
- “Say cho quên mẹ cái đời này đi. Uống cho
tới lúc đái ra rượu mới thích”

● Sau khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc:


“Lão Hạc chết rồi, chết rồi. Còn cái đời
tao, đời tao???”. (rồi hắn đến nhà Bá Kiến
→ giết Bá Kiến, kết liễu đời mình).

4. Ý nghĩa của tác phẩm văn học khi chuyển thể sang điện ảnh.

Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, trong một trăm tác phẩm văn chương viết
bằng tiếng Anh được bình chọn hay nhất thế kỉ XX, có tới hơn 70 tác phẩm đã được
dựng thành phim. Ngày nay, việc chuyển thể thành phim các tác phẩm văn học ngày
càng được phổ biến rộng rãi. Để lí giải cho sức hút các tác phẩm điện ảnh lấy cảm hứng
từ văn học chính là việc tìm hiểu về ý nghĩa của tác phẩm văn học khi chuyển thể sang
điện ảnh.

12
Tác phẩm văn chương là lời kể về một thế giới hiện hình, còn điện ảnh là cả thế
giới hiện hình cụ thể để kể một câu chuyện. Văn chương là nguồn cảm hứng bất tận mà
các nhà làm phim đã kế thừa ở đó rất nhiều ý tưởng, đề tài hay cốt truyện,... Song, thế
giới văn học trên màn ảnh không phải là sự sao chép y nguyên cốt truyện văn học gốc.
Xây dựng được một kịch bản, dựng nên một bối cảnh, quay xong một bộ phim chính là
sáng tạo ra một thế giới mới cho tác phẩm, làm cho tác phẩm được sống lại một đời
sống mới, có khi là ẩn dụ, truyền tải cho những thông điệp mới. Nhìn từ bộ phim “Làng
Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm Văn Khoa, cả ba tác phẩm văn học gốc “Sống
mòn”, “Lão Hạc” và “Chí Phèo” với mỗi nhân vật chính đều có một hoàn cảnh sống,
một đời sống riêng. Nhưng sang đến bản điện ảnh, các nhân vật đều tụ họp chung ở ngôi
làng Vũ Đại và những hành động của họ cũng có tác động mật thiết với nhau, từ cái
chết của Lão Hạc đến cái chết của Chí Phèo và quyết định ra đi của thầy giáo Thứ. Đặc
biệt, hành động quyết định ra đi bỏ lại gia đình của ông giáo cũng thể hiện một điểm
nhìn khác biệt của bản điện ảnh so với bản văn học. Nếu như các tác phẩm gốc đều
được Nam Cao sáng tác trong giai đoạn trước năm 1945, một giai đoạn đầy bế tắc, nhân
vật dù muốn, song không thể tự mình thoát ra khỏi số phận nghiệt ngã, thì với bản
chuyển thể, nhân vật đã tìm thấy con đường giải cứu chính mình, thể hiện niềm tin vào
Cách mạng, vào Cộng sản. Đây cũng chính là dụng ý đặc biệt của các nhà làm phim
sáng tạo ra góp phần cảm quan nghệ thuật đặc trưng giai đoạn sau Cách mạng tháng
Tám.

Có thể nói, bất kì một loại hình nghệ thuật nào cũng có cho mình một chất liệu
nhất định để tái hiện đời sống. Với văn học, bộ môn nghệ thuật mà theo Biêlinxki là
“loại hình nghệ thuật cao cấp nhất”, lại có cho mình một chất liệu diệu kì: ngôn từ.
Ngôn từ văn học là ký hiệu của mọi âm thanh, màu sắc, đường nét, có thể phản ánh bất
cứ sự vật, hiện tượng trong thế giới hữu hạn và vô hạn. Cũng chính nhờ chất liệu ngôn
từ, văn chương mang trong mình tính hình tượng-gián tiếp, hình tượng mà thơ văn xây
dựng do đó không thể nghe nhìn một cách trực tiếp qua các giác quan thông thường, mà
chỉ có thể cảm nhận được thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình. Nhờ vào sức
mạnh của trí tưởng tượng, văn chương có thể tái tạo ra cả thế giới bất tận, có cái hữu
hình, lại có cái vô hình. Khác với văn học, điện ảnh là nghệ thuật của âm thanh và hình
ảnh, là loại hình nghệ thuật của hóa trang, diễn xuất và những góc quay. Điện ảnh có
thể hữu hình hóa những không gian của trí tưởng tượng bằng những thủ pháp lắp-ghép,
kĩ xảo,...Chính vì lẽ đó, điện ảnh mang lại những cảm nhận trực quan, sinh động hơn so
với văn học. Nắm bắt được điều đó, các nhà làm phim, các tác giả văn học đưa việc
chuyển thể tác phẩm văn học như một cách thức tiếp cận nhiều hơn tới khán giả, nhất
là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khi mà nhịp sống đều đang hối hả, vội vã.

III. Kết luận.

Văn học là mảnh đất màu mỡ, là kho tàng tư liệu quý giá để từ đó, điện ảnh đã
tiếp thu các yếu tố như đề tài, cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện, các hình tượng nhân
vật,... Song, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh không phải là mối quan hệ đơn nhất,

13
một chiều mà là mối quan hệ hai chiều, trong sự tác động qua lại lẫn nhau, trong văn
học có điện ảnh và trong điện ảnh có văn học. Điện ảnh với đặc trưng là loại hình nghệ
thuật của hình ảnh, âm thanh, với các yếu tố kĩ thuật, kĩ xảo tiên tiến đầy trực quan, sinh
động không chỉ giúp văn học trở nên dễ hiểu, dễ hình dung, dễ tưởng tượng mà từ đó,
tác phẩm còn trở nên ấn tượng, sâu sắc hơn nhờ những thủ pháp điện ảnh: nghệ thuật
cắt-dán, lắp ghép, sự thay đổi linh hoạt các góc quay, điểm nhìn trần thuật,... Đồng thời,
việc chuyển thể các tác phẩm văn học thành phim điện ảnh cũng góp phần không nhỏ
giúp gìn giữ các tác phẩm, làm cho không gian truyền tải của chúng được mở rộng hơn,
đem lại nhiều hơn những giá trị đến với khán giả. Như vậy, văn học và điện ảnh, hai
loại hình quan trọng trong “gia đình nghệ thuật”, mỗi thể loại tuy có những đặc trưng,
thế mạnh khác nhau, tuy khác con đường song đều hướng tới cái đích chung nhất là vì
con người và cuộc sống, vậy nên chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.

14

You might also like