BTTN Hóa Vô Cơ in

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 72

Chương 1.

CHẤT RẮN
I. LÝ THUYẾT VỀ CHẤT RẮN
I.1 CÁC TRẠNG THÁI TẬP HỢP
1. Chọn phương án đúng:
Trạng thái tinh thể của một chất có các tiểu phân sắp xếp trật tự theo những quy luật
lặp đi lặp lại nghiêm ngặt trong toàn bộ tinh thể. Do đó chất tinh thể có:
1. Cấu trúc và hình dáng xác định
2. trật tự xa
3. tính dị hướng
4. nhiệt độ nóng chảy xác định
5. Trạng thái kém bền hơn vô định hình
a) 1,2,3,4 b) 1,2,4,5 c) 1,3,4,5 d) 2,3,5
2. Chọn câu sai.
a) Chất vô định hình có tính bất đẳng hướng.
b) Chất tinh thể có cấu trúc và hình dạng xác định.
c) Sự sắp xếp của các tiểu phân trong chất tinh thể tuân theo một quy luật chặt
chẽ.
d) Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
4. Chọn phương án đúng:
Đặc điểm chung của trạng thái tinh thể và trạng thái vô định hình là:
a) Không chịu nén.
b) Có tính dị hướng, trật tự gần.
c) Có tính đẳng hướng, trật tự gần.
d) Có hình dạng bên ngoài đặc trưng và cấu trúc xác định.
6. Người ta có thể dùng các đặc điểm nào dưới đây để phân biệt giữa chất vô định
hình và chất tinh thể
1) Hình dáng. 2) Nhiệt độ nóng chảy. 3) Tính dị hướng.
a) Tất cả các đặc điểm trên. c) Chỉ 2 và 3
b) Chỉ 1 và 2 d) Chỉ 1 và 3
7. Chọn phát biểu đúng:
1. Đa số các chất rắn có cấu trúc tinh thể.
2. Cơ tính không giống nhau theo những hướng khác nhau là tính dị hướng và tính
chất này chỉ tồn tại trong các chất lỏng và chất vô định hình.
3. Các chất tinh thể khi bị đốt nóng sẽ mềm dần cho đến trạng thái chảy rồi biến
hoàn toàn thành lỏng.
4. Các chất đa tinh thể được tạo thành từ vô số tinh thể rất nhỏ có định hướng khác
nhau.
a) Chỉ 1, 4 đúng. b) 1, 2, 4 đúng c) 3, 4 đúng d) 1, 2, 3 đúng
8. Chọn phát biểu đúng:
1. Trạng thái lỏng chiếm vị trí trung gian giữa trạng thái khí và trạng thái rắn tinh
thể.
2. Các chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định, có tính khuếch tán và
tính chảy và có thể tích xác định.
3. Lực tương tác giữa các chất khí đủ lớn để ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn và
ngừng hẳn sự chuyển động tương đối của các tiểu phân với nhau.

1|Page
4. Các chất lỏng có độ nhớt cao hơn chất khí.
a) Chỉ 1, 2, 4 đúng c) Chỉ 1, 3 đúng
b) Chỉ 2, 3, 4 đúng d) Tất cả cùng đúng.
9. Chọn phát biểu đúng:
1. Trong trạng thái plasma, các phân tử bị ion hóa và trạng thái này là sự tồn tại
của các nguyên tử, ion và electron.
2. Chất khí có thể tích phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ và áp suất.
3. Entropy của khí thực thay đổi không đáng kể khi thay đổi thể tích.
4. Nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc rất lớn vào thể tích.
a) Chỉ 2 đúng b) 2, 3 đúng c) 3, 4 đúng d) 1, 4 đúng.
10. Chọn câu sai.
a) Chất lỏng và chất tinh thể đều có tính dị hướng
b) Chất lỏng và chất vô định hình cùng có tính đẳng hướng
c) Chất tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, còn chất vô định hình có nhiệt độ
nóng chy không xác định.
d) Chất tinh thể có trật tự xa, còn chất vô định hình có trật tự gần.
11. Dung dịch rắn thay thế có các đặc điểm:
a) Dung môi và chất tan có kích thước gần bằng nhau và tính chất hóa học gần
giống nhau.
b) Dung môi và chất tan phải có kích thước bằng nhau.
c) Chất tan phải có kích thước nhỏ hơn nhiều so với dung môi để có thể khuếch tán
vào mạng tinh thể và thay thế ở các nút mạng.
d) Dung dịch rắn thay thế có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với tinh thể vì
tạo hệ eutecti.
12. Chọn câu sai
a) Để tạo dung dịch rắn thay thế các tiểu phân dung môi và chất tan phải có kích
thước bằng nhau.
b) Để tạo dung dịch rắn thay thế các tiểu phân dung môi và chất tan phải có tính
chất hóa học và kích thước gần giống nhau.
c) Dung dịch rắn xâm nhập là dung dịch rắn có các tiểu phân chất tan xâm nhập
vào không gian giữa các nút mạng trong tinh thể dung môi.
d) Để tạo thành dung dịch rắn xâm nhập thì kích thước tiểu phân chất tan phải rất
nhỏ so với kích thước các tiểu phân trong mạng tinh thể dung môi.
13. Điều kiện hình thành dung dịch rắn thay thế:
1. Các tiểu phân thay thế phải có kích thước lớn hơn nhiều so với các tiểu phân bị
thay thế.
2. Các tiểu phân thay thế phải tương đương về bán kính và có cùng tính chất hóa
học với tiểu phân bị thay thế.
3. Các tiểu phân thay thế phải có kích thước đủ nhỏ để chèn vào lỗ trống của mạng
tinh thể.
a) 2 đúng c) 3 đúng
b) 1 đúng d) Không có câu đúng
14. Khuyết tật điểm có thể được tạo nên do:
1) Một tiểu phân cấu trúc rời bỏ vị trí của mình, để lại nút mạng trống.
2) Các tiểu phân tạp chất xâm nhập vào mạng tinh thể thay thế cho tiểu phân cấu
trúc ở nút mạng.

2|Page
3) Các tiểu phân tạp chất xem kẽ vào giữa nút mạng
a) 1,2,3
b) Chỉ 1,2
c) Chỉ 2,3
d) Chỉ 1,3
15. Khuyết tật nào là hệ quả của khuyết tật điểm và khuyết tật đường:
a) Khuyết tật mặt. c) Khuyết tật xen kẽ.
b) Khuyết tật lỗ trống. d) Khuyết tật lệch.
I.2 LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TINH THỂ
16. Chọn phát biểu sai:
a) Mạng nguyên tử có tính chất dẫn nhiệt tốt, dễ kéo dài, dát mỏng…
b) Mạng ion có số phối trí cao vì liên kết ion không định hướng và không bão hòa.
c) Mạng phân tử có các nút mạng là những phân tử hữu hạn hay nguyên tử khí trơ.
d) Mạng nguyên tử có các nút mạng liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
17. Chọn phát biểu sai:
a) Liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử liên kết yếu
b) Tinh thể kim loại có ánh kim, có tính dẻo, có khả năng dẫn điện và nhiệt
c) Tinh thể phân tử mềm, xốp, có nhiệt độ nóng chảy thấp và dễ bay hơi
d) Liên kết trong tinh thể ion là liên kết ion bền
18. Chọn phát biểu chính xác trong các phát biểu sau:
a) Hệ tinh thể kiểu mạng phân tử ở nút mạng là các phân tử công hóa trị hữu hạn
hoặc nguyên tử khí trơ, chúng liên kết với nhau bằng lực Van der Waals hay
lực hydro.
b) Hệ tinh thể kiểu mạng phân tử ở nút mạng là các phân tử công hóa trị, các phân
tử liên kết với nhau chỉ bằng lực Van der Waals.
c) Hệ tinh thể kiểu mạng phân tử ở nút mạng là các phân tử công hóa trị, các phân
tử liên kết với nhau bằng lực Van der Waals và lực hydro.
d) Hệ tinh thể kiểu mạng phân tử ở nút mạng là các phân tử công hóa trị hoặc
nguyên tử, các phân tử liên kết với nhau bằng lực Van der Waals hay liên kết
phối trí.
19. Trong hệ tinh thể kiểu mạng phân tử, trên nút mạng có thể là:
1. Phân tử cộng hóa trị hữu hạn 5. Nguyên tử của các nguyên tố không
2. Phân tử cộng hóa trị vô hạn chuyển tiếp
3. Nguyên tử khí trơ 6. Ion phức
4. Nguyên tử của các nguyên tố 7. Ion đơn giản
chuyển tiếp
a) Chỉ 1,3 b) 1,2 c) 1,3,6 d) 4,5,7
20. Trong hệ tinh thể kiểu mạng phân tử, liên kết giữa các nút mạng có thể là:
1. cộng hóa trị 3. Kim loại
2. Tương tác tĩnh 4. Hydro
điện 5. Van der Waals
a) Chỉ 4,5 b) 2,4,5 c) 1,2,3 d) Chỉ 1,2
21. Chọn phát biểu đúng về mạng nguyên tử:

3|Page
1. Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực van der Waals hay liên kết công hóa trị,
có nhiệt độ sôi cao và dễ tan trong dung môi không phân cực.
2. Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết công hóa trị, có nhiệt độ sôi cao và
hầu như không tan trong dung môi nào.
3. Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực van der Waals hay liên kết công hóa trị,
có nhiệt độ sôi cao, độ cứng cao và dễ tan trong dung môi phân cực.
a) 2 đúng c) 3 đúng
b) 1 đúng d) Không có câu đúng
22. Chọn phương đúng: Mạng nguyên tử được tạo thành từ những nguyên tử liên kết
với nhau bằng :
a) Liên kết cộng hoá trị c) Liên kết hidro
b) Liên kết ion d) Liên kết Van Der Waals
23. Trong tinh thể kim cương mỗi nguyên tử C liên kết với các nguyên tử C xung
quanh bằng:
a) Các orbital lai hoá sp3 c) Các orbital lai hoá sp2
b) Các orbital lai hoá sp d) Các orbital lai hoá sp3d2
24. Chọn phát biểu đúng về tinh thể ion:
1. Có thể có cấu trúc đảo, mạch hay lớp.
2. Có thể có cấu trúc đảo, hay lớp.
3. Có nhiệt độ sôi, nóng chảy cao và không xác định.
a) Không có câu đúng c) 2 đúng
b) 1 đúng d) 3 đúng

I.3 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TINH THỂ


25. Chọn câu sai
a) Cấu trúc mạch có đặc trưng tạo liên kết cộng hóa trị theo hai chiều trong không
gian. Các mạch này liên kết với nhau bằng lực Van Der Waals, ion, hydro.
b) Cấu trúc đảo có đặc trưng là tại nút mạng có nhóm nguyên tử (nguyên tử khí
trơ, phân tử hữu hạn hay ion phức tạp) liên kết với các tiểu phân xung quanh
bằng lực Van Der Waals, liên kết Hidro hay tương tác tĩnh điện.
c) Cấu trúc phối trí có đặc trưng là mỗi tiểu phân được bao quanh bởi một số xác
định tiểu phân đơn bên cạnh, nằm ở những khoảng cách bằng nhau và được
liên kết bằng cùng một kiểu liên kết mạnh
d) Cấu trúc lớp có đặc trưng là tạo liên kết cộng hóa trị theo hai chiều trong không
gian. Các lớp liên kết với nhau bằng lực Van Der Waals, hydro hay tương tác
tĩnh điện.
26. Cấu trúc đảo:
1. có đặc trưng tại nút mạng là các tiểu phân (nguyên tử khí trơ, phân tử hữu hạn hay
ion phức) liên kết với các tiểu phân xung quanh bằng lực Van der waals, liên kết
hydro hay lực hút tĩnh điện.
2. có đặc trưng tại nút mạng là các tiểu phân (nhóm nguyên tử hay phân tử) liên kết
với các tiểu phân xung quanh chỉ bằng lực liên kết van der waals hay liên kết hydro.
3. thuộc mạng phân tử và mạng ion có ion phức tạp.
4. thuộc mạng phân tử và mạng nguyên tử.
5. thuộc mạng kim loại và mạng nguyên tử.

4|Page
a) Chỉ 1,3 b) 1,2,3 đúng d) 2,3,5 đúng
đúng c) 2,3,4 đúng
28. Chọn nhận xét đúng: Cấu trúc mạch có đặc trưng nào sau đây:
a) Tạo liên kết cộng hóa trị theo 1 hướng trong không gian.
b) Tạo liên kết cộng hóa trị theo 2 chiều trong không gian.
c) Mỗi tiểu phân (trên một nút mạng) được bao quanh bởi một số xác định tiểu
phân đơn bên cạnh (nguyên tử, ion đơn), nằm ở những khoảng cách bằng nhau
và được liên kết bằng cùng một kiểu liên kết mạnh (ion, cộng hóa trị hay kim
loại)
d) Tại nút mạng có nhóm nguyên tử liên kết với các tiểu phân xung quanh bằng liên
kết yếu
29. Trong mạng tinh thể có cấu trúc lớp. Các lớp liên kết với nhau bằng lực nào?
1. Van der Waals 2. Tương tác tĩnh điện 3. Hydro
a) Cả 3 loại
b) Chỉ 1
c) Chỉ 2
d) Chỉ 3

5|Page
II. LIÊN KẾT KIM LOẠI, HỢP KIM
30. Chọn phương án đúng.
Năng lượng mạng tinh thể của kim loại A sẽ càng lớn khi:
a) Mật độ electron hóa trị của A càng lớn.
b) Bán kính của A càng lớn.
c) Độ âm điện của A càng nhỏ.
d) Tính kim loại của A càng lớn.
31. Kim loại kiềm mềm, có nhiệt độ nóng chảy thấp là do:
a) Mạng lưới tinh thể có năng lượng thấp.
b) Mật độ electron hóa trị lớn
c) Mật độ xem phủ của các orbital nguyên tử hóa trị nhỏ.
d) Kim loại kiềm có mạng tinh thể phân tử.
32. Chọn phát biểu đúng về tinh thể kim loại nhóm IA:
1. Nhiệt độ nóng chảy cao dần từ trên xuống vì tính kim loại mạnh dần.
2. Nhiệt độ nóng chảy cao dần từ trên xuống vì mật độ electron hóa trị cao dần.
3. Nhiệt độ nóng chảy thấp dần từ trên xuống vì bán kính nguyên tử tăng dần.
a) 3 đúng
b) Chỉ 1 đúng
c) Chỉ 2 đúng
d) 1,2 đúng
33. Chọn phương án sai:
a) So với các kim loại cùng chu kỳ, kim loại kiềm có năng lượng mạng lưới lớn nhất
vì có mật độ electron hóa trị lớn nhất.
b) Năng lượng mạng lưới kim loại sẽ càng lớn khi số electron hóa trị càng lớn và bán
kính nguyên tử càng nhỏ.
c) Trong phân nhóm IA khi đi từ trên xuống, độ cứng của kim loại giảm vì bán kính
nguyên tử tăng.
d) Các kim loại nhóm VIB (Cr, Mo, W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất do có nhiều
electron độc thân nhất.
34. Chọn phương án sai.
Rubidi kim loại (37Rb) có các tính chất sau:
a) Mềm.
b) Có ánh kim.
c) Nhiệt độ nóng chảy cao.
d) Có tính dẫn điện tốt
35. Chọn phương án đúng.
Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm IIA và IIB
Nguyên tố Cấu hình e Bán kính, Nhiệt độ Nhiệt độ sôi,
hóa trị Å nóng chảy, 0
C
0
C
Ca 4s2 1,97 850 1482

6|Page
Sr 5s2 2,15 770 1380
2
Ba 6s 2,21 710 1500
Zn 3d104s2 1,39 419,5 906
10 2
Cd 4d 5s 1,56 321 767
10 2
Hg 5d 6s 1,60 -38,86 356,66
Các kim loại nhóm IIB có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với các kim
loại kiềm thổ cùng chu kỳ. Điều này có thể giải thích là do:
a) Các e (n-1)d10 bền vững không tham gia tạo electron hóa trị nhưng lại làm tăng
hiệu ứng xâm nhập đối với 2 electron ns2, làm giảm mật độ electron hóa trị của các
kim loại nhóm IIB.
b) Các kim loại chuyển tiếp luôn có năng lượng mạng lưới kim loại nhỏ hơn so với
kim loại không chuyển tiếp cùng chu kỳ và nhóm.
c) Các kim loại nhóm IIB có bán kính lớn hơn các kim loại kiềm thổ cùng chu kỳ.
d) Các kim loại nhóm IIB có 12 electron hóa trị, nhiều hơn so với kim loại kiềm thổ,
chỉ có 2 electron hóa trị.
36. Tìm nhận xét sai về so sánh nhiệt độ nóng chảy của các kim loại:
a) Cr > Mo
b) Zn > Cd
c) Zr > Y
d) Pt > Au
III. HỢP CHẤT ION
III.1. LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LƯỢNG MẠNG LƯỚI ION
1.1 Chọn phát biểu chính xác
1. Năng lượng mạng tinh thể bằng đúng năng lượng cần thiết để phá hủy tinh thể thành
các đơn chất tương ứng.
2. Với các chất có mạng tinh thể ion cùng loại, kích thước ion giảm sẽ làm giảm năng
lượng mạng tinh thể.
3. Khi tăng điện tích của ion với ion cùng bán kính thì năng lượng mạng ion tăng.
a) Chỉ 3 đúng
b) Chỉ 1 đúng
c) Chỉ 2 đúng
d) Tất cả cùng đúng
1.2 Chọn câu sai
a) Khi năng lượng hydrat hóa lớn hơn năng lượng mạng tinh thể thì muối khó tan.
b) Sự phân cực tương hỗ giữa các ion tăng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của tinh thể
ion.
c) Năng lượng hydrat hóa phụ thuộc vào khả năng phân cực nước của cation.
d) Bán kính anion càng tăng thì năng lượng mạng tinh thể ion càng giảm.
1.3 Năng lượng mạng tinh thể ion giảm khi kích thước ion tăng, điều này đúng với:
a) Cả ion dương lẫn ion âm.
b) Chỉ ion âm vì kích thước lớn, dễ bị phân cực.
c) Chỉ ion dương vì kích thước lớn nên lực hút kém.
7|Page
d) Tùy theo phân nhóm.
1. 4 Chọn phát biểu sai:
Năng lượng mạng tinh thể của các muối giảm khi kích thước ion tăng, điều này:
a) Đúng với mọi anion vì kích thước anion càng lớn, càng dễ bị phân cực.
b) Đúng với mọi anion vì kích thước tăng làm tăng đáng kể tác dụng phân cực cation.
c) Đúng với cation trong muối với anion cứng (khó bị phân cực) vì kích thước lớn
nên lực hút giữa cation và anion kém.
d) Chưa chắc đúng với cation trong muối với anion mềm (dễ bị phân cực) vì khi
cation tăng kích thước thì điện tích hiệu dụng của ion cũng tăng.

III.2. SỰ PHÂN CỰC ION


2.1 Hợp chất nào dưới đây liên kết có tính cộng hóa trị lớn nhất?
a) Cu(OH)2 b) Zn(OH)2 c) Hg(OH)2 d) Cd(OH)2
2.2 Hợp chất nào dưới đây liên kết có tính ion lớn nhất?
a) Sr(OH)2 b) Fe(OH)2 c) Cr(OH)2 d) Co(OH)2
2.3 Hợp chất nào dưới đây liên kết có tính cộng hóa trị lớn nhất?
a) Co(OH)3 b) FeCl3 c) VO2Cl d) NiSO4
2.4 Hợp chất nào dưới đây liên kết có tính cộng hóa trị lớn nhất?
a) Co(OH)3 b) FeCl3 c) Mn2O7 d) Ni(OH)2

III.3. NĂNG LƯỢNG MẠNG LƯỚI TINH THỂ ION


3.1. Chọn câu đúng: Trong phương trình Born:
MN Ae 2 | z+ || z− |
E =
4 0 r
1) r là khoảng cách giữa 2 ion (m)
2) 40=1.11265x10-10 C2/(J.m) trong đó 0 là hằng số điện môi
3) NA là số Avogadro
4) M là hằng số Madelung, là hằng số lý thuyết, tính ra từ phương trình Madelung
a) Chỉ 1, 3 đúng b) Chỉ 2, 4 đúng c) Tất cả đều đúng d) Chỉ 1, 3, 4 đúng
3.2. Công thức Kaputinski tính khá chính xác năng lượng mạng tinh thể, có dạng như
q+ q−
sau: E tt = −1071,5n
r+ + r−
Cho bán kính các ion Cs+ = 1,65Å, Rb+ = 1,49 Å, Cl- = 1,81 Å, I- = 2,2 Å. Tính năng
lượng mạng tinh thể của các muối CsCl và RbI theo công thức Kaputinski. Đáp số lần
lượt là (kJ/mol):
a) -619.36 ; -580.76.
b) 76.2; -787.87;
c) 615.8; 927.5
d) Đáp án khác

8|Page
3.3. Công thức Kaputinski tính khá chính xác năng lượng mạng tinh thể, có dạng như
q+ q−
sau: Ett = −1071,5n + −
r +r
Ước lượng bán kính của ion NO3- (Ao). Biết tinh thể NaNO3 có năng lượng mạng tinh thể
là -702.623 kJ/mol.
a) 2.07 b) 2.34 c) 1.67 d) 3.05
3.4. Hãy sắp xếp trị số tuyệt đối năng lượng mạng tinh thể theo thứ tự giảm dần:
a) MgO > BaO > NaCl > KI c) NaCl > KI > BaO > MgO
b) BaO > MgO > KI > NaCl d) KI > NaCl > BaO > MgO

III.4. DỰ ĐOÁN TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA HỢP CHẤT ION


4.1 Chọn phương án sai. Dự đoán:
a) Năng lượng mạng lưới của các clorua kim loại kiềm giảm dần, điều này là do khả
năng phân cực anion của các cation giảm dần từ Li đến Cs.
b) Độ tan của KX tăng dần từ F đến I, điều này là do năng lượng mạng lưới giảm.
c) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của NaX cao và giảm dần từ F đến I, điều này là
do tương tác tĩnh điện giữa Na+ và X- giảm dần.
d) LiBr tan nhiều trong nước, điều này là do nó có năng lượng mạng lưới nhỏ và Li+
có tác dụng phân cực nước cao
4.2 Chọn phương án đúng.
Cho bán kính ion của Na+ = 0,98Å, Mg2+ = 0,74Å, O2- = 1,36Å, F- = 1,33Å. Có thể dự
đoán
1. Độ cứng của MgO lớn hơn hẳn của NaF vì năng lượng mạng lưới của MgO lớn hơn
hẳn của NaF.
2. Nhiệt độ nóng chảy của MgO nhỏ hơn của NaF vì chênh lệch độ âm điện giữa Mg
và O nhỏ hơn giữa Na và F.
3. Độ bền nhiệt của MgO nhỏ hơn của NaF vì độ phân cực ion trong MgO lớn hơn
trong NaF.
4. Nhiệt độ nóng chảy của MgO và NaF xấp xỉ nhau vì chúng có khối lượng phân tử
xấp xỉ nhau.
a) 1 đúng c) 4 đúng d) Chỉ 2
b) 2,3 đúng đúng
4.3 Dự đoán muối sulfat nào bền nhiệt nhất?
a) K2SO4
b) CuSO4
c) ZnSO4
d) CaSO4

9|Page
IV. HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
IV.1 PHƯƠNG PHÁP MO VỀ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1.1 Chọn phát biểu sai về phương pháp MO:
a) Các electron trong phân tử chịu ảnh hưởng của tất cả các hạt nhân nguyên tử
trong phân tử.
b) Việc phân bố của các electron trong phân tử tuân theo các quy tắc như trong
nguyên tử đa electron (trừ quy tắc Cleskovxki).
c) MO liên kết có năng lượng lớn hơn AO ban đầu.
d) Ngoài MO liên kết và phản liên kết còn có MO không liên kết.
1.2 Chọn phát biểu đúng theo phương pháp MO:
1) Phương pháp Ocbitan phân tử cho rằng trong phân tử không còn tồn tại ocbitan
nguyên tử, thay vào đấy là các ocbitan phân tử.
2) Phân tử là tổ hợp thống nhất của các hạt nhân nguyên tử và electron. Trạng thái
electron được đặc trưng bằng hàm số sóng phân tử.
3) Các electron của các nguyên tử chỉ chịu lực tác dụng của hạt nhân nguyên tử đó.
4) Các orbital phân tử được tạo thành do sự tổ hợp tuyến tính các orbital nguyên tử, số
MO tạo thành bằng số AO tham gia tổ hợp.
a) 1,2 và 3
b) 2 và 4
c) 1 và 2
d) 1,2 và 4
1.3 Chọn câu đúng. Sự thêm electron vào ocbitan phân tử phản liên kết dẫn đến hệ
quả:
a) Giảm độ dài và tăng năng lượng liên kết.
b) Tăng độ dài và giảm năng lượng liên kết.
c) Giảm độ dài và giảm năng lượng liên kết.
d) Tăng độ dài và tăng năng lượng liên kết.
1.4 Cấu hình electron hóa trị của ion CN- là (z là trục liên kết):
a) ( 2s )2 (*2s )2 ( 2p z
) (2
2px  2py )
4

2
(
b) ( 2s )2 ( *2s )  2 p x  2 p y ) ( )
4
2pz
2

c) ( 2s )2 (*2s )2 ( 2p )2 ( 2p )2 ( 2p )2
x z z

d) (2s )2 (*2s )2 (2 p 2 p )4 (2 p )1 (*2 p )1


x y z x

1.5 Cấu hình electron hóa trị của phân tử CO là (x là trục liên kết):
( 2s )2 (*2s )2 ( 2p x
) (
2
2py  2pz )
4

a) (2s )2 (*2s )2 (2 p


) ( ) ( ) y
2
2p x
2
2p z
2

b) ( 2s ) ( ) (  ) ( )
2 * 2
2s 2py 2pz
4
2px
2

c) (2s ) ( ) (  ) ( ) ( )
2 * 2
2s 2p y 2p z
4
2p x
1 *
2p y
1

10 | P a g e
1.6 Chọn phương án đúng.
1) Độ dài liên kết trong các tiểu phân H −2 , H2, H +2 tăng dần theo thứ tự H −2 < H2 < H +2 .
2) bậc liên kết của CO lớn hơn bậc liên kết của O2.
3) Phân tử BN có cấu hình electron ( 2s ) ( *2s ) ( 2 p
2 2
x
) ( ) ( )
2
2py
1
2pz
1
là do tuân theo
nguyên lý vững bền (z là trục liên nhân)
4) Phương pháp MO cho rằng chỉ có các electron hóa trị mới co thể tham gia tổ hợp
tuyến tính để tạo thành các MO.
a) 1,2,4 b) 1,3,4 c) 1,2,3 d) 2,3
1.7 Chọn phát biểu đúng:
Xét các phân tử và ion sau: O +2 , O 2 , O −2 , O 22−
1) O 22− có tính nghịch từ
2) Độ bền liên kết tăng dần theo trật tự từ O +2 đến O 22−
3) Bậc liên kết giảm dần theo trật tự từ O +2 đến O 22−
4) Độ dài liên kết của O 22− là ngắn nhất
a) 1,3 b) 3 c) 2,4 d) 1,2

IV.2 DỰ ĐOÁN TRẠNG THÁI TẬP HỢP CỦA HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
2.2 Chọn nhận xét đúng.
a) OF2 là chất khí ở nhiệt độ thường.
b) OF2 là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
c) OF2 là chất rắn ở nhiệt độ thường.
d) Không thể khẳng định OF2 là chất lỏng hay chất khí ở nhiệt độ thường.
2.3 Những chất nào dưới đây ở nhiệt độ thường nằm trong trạng thái rắn?
1. OF2 3. AgCl
2. TiF4 (Ti có số phối trí 4) 4. Po
a) Chỉ 3,4 b) 2,3,4 c) Chỉ 1 d) 1,2
2.4 Những chất nào dưới đây ở nhiệt độ thường phải là chất rắn?
1. K2[NiCl4] 2. CeO2 3. PF5 4. ClO2
a) 1,2
b) 3,4
c) Chỉ 1
d) Chỉ 3
IV.3 TỪ CẤU TRÚC MẠNG TINH THỂ, DỰ ĐOÁN TRẠNG THÁI TẬP HỢP
CỦA CÁC CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
3.1 Molibden(IV) sulfide có cấu trúc tinh thể kiểu lớp. MoS2 ở điều kiện thường là:
a) Chất rắn, không dẫn điện. c) Chất rắn, dẫn nhiệt tốt.
b) Chất rắn, dẫn điện tốt. d) Chất lỏng, có mùi khó chịu.
3.2 Acid boric có cấu trúc tinh thể kiểu lớp. Các lớp được hình thành nhờ liên kết
hydro O – H ∙∙∙O giữa các phân tử H3BO3. Dự đoán tính chất của acid boric:
1) Là chất rắn ở nhiệt độ thường.
2) Mềm.

11 | P a g e
3) Ít tan trong nước.
a) Tất cả cùng đúng c) Chỉ 2 đúng
b) Chỉ 1,2 đúng d) 3 đúng
IV.4 TỪ CÔNG THỨC PHÂN TỬ, DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC, MẠNG TINH THỂ
CỦA CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
4.1 Phosphin (PH3) ở trạng thái rắn có mạng tinh thể kiểu gì?
a) Mạng phân tử c) Mạng nguyên d) Mạng kim loại
b) Mạng ion tử
2.1 Những chất nào trong số các chất sau ở trạng thái rắn có mạng phân tử:
COCl2, NO, Al2S3, BaO
a) COCl2, NO
b) COCl2 , BaO
c) COCl2, NO, Al2S3
d) Chỉ NO, As2S3
4.2 Chọn trường hợp đúng:
Dãy nào sau đây có cấu tử không thuộc cấu trúc đảo:
a) CO2, XeF4, [Cu(NH3)4](OH)2, K4[Fe(CN)6]
b) CO, XeF4, Ar, H2O, Al(OH)3
c) CO2, XeF2, Ar, H2O, K2[TiCl6]
d) Ne, HI, K2[TiCl6]
4.4 Cho hợp chất BeCl2 và cấu trúc của nó. Chọn phát biểu đúng:

1. BeCl2 có cấu trúc mạch với thành phần hợp thức là AB2 và mạch có cấu trúc tứ
diện AB4
2. Trong cấu trúc này, tất cả các liên kết của Be với các nguyên tử biên đều là liên kết
cộng hóa trị được hình thành theo cơ chế ghép đôi và cơ chế cho nhận.
3. Do có cấu trúc mạch và hình thành dạng polymer nên BeCl2 có nhiệt độ sôi cao nhất
trong nhóm các hợp chất clorua của kim loại nhóm IIA.
a) Chỉ 1, 2 b) 1, 2, 3 đúng d) Chỉ 3 đúng
đúng c) Chỉ 2, 3 đúng

4.5 Những chất nào trong số các chất sau ở trạng thái rắn có mạng tinh thể ion:
K3[Fe(CN)6], Fe(CO)5 , As2O3, BaO
a) Chỉ BaO, K3[Fe(CN)6] c) As2O3, BaO, K3[Fe(CN)6]
b) Chỉ As2O3, BaO d) K3[Fe(CN)6], Fe(CO)5
4.6 Các chất nào sau đây có mạng tinh thể ion:
1. K2O, 2. ZnS, 3. CCl4, 4. K2[TiCl6]
a) Chỉ 1,4 b) Chỉ 2,3 c) Tất cả d) Chỉ 1,2,4
4.7 Những chất nào trong số các chất sau ở trạng thái rắn có mạng phân tử:
Na2O, H2O, KNO3, SO3, CCl4, Po, H3BO3, BeCl2, K[Fe(CN)6], C(kim cương)
a) H2O, SO3, CCl4, H3BO3
b) Na2O, H2O, KNO3, SO3, H3BO3
c) H2O, H3BO3, CCl4, BeCl2, K[Fe(CN)6]
12 | P a g e
d) H2O, KNO3, SO3, H3BO3, C(kim cương)
4.8 Theo thứ tự các chất Na2O, CCl4 , C(kim cương ), Po ở trạng thái rắn nằm dưới
dạng mạng tinh thể nào ?
a) Mạng ion , phân tử , nguyên tử , kim loại
b) Mạng kim loại , phân tử , nguyên tử , ion
c) Mạng ion , kim loại , nguyên tử , phân tử
d) Mạng kim loại , phân tử , ion , nguyên tử
4.9 Chọn câu đúng: Sắp xếp các chất sau theo cấu trúc mạng phù hợp: Na2O, ZnS,
CCl4, K2[TiCl6]
a) Mạng ion, mạng nguyên tử, mạng phân tử, mạng ion cấu trúc đảo.
b) Mạng ion, mạng ion, mạng phân tử, mạng ion cấu trúc đảo.
c) Mạng ion, mạng phân tử, mạng phân tử, mạng ion cấu trúc đảo.
d) Mạng ion, mạng ion, mạng phân tử, mạng phân tử cấu trúc đảo.
IV.5 TỪ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CHẤT, DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC, MẠNG
TINH THỂ CỦA HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
5.1 Graphite có cấu trúc lớp. Graphite mềm và dẫn điện khá tốt. Graphite thuộc loại
mạng tinh thể:
a) Trung gian giữa mạng nguyên tử và mạng phân tử
b) Mạng nguyên tử
c) Mạng ion
d) Mạng kim loại
5.2 Kim cương rất cứng vì các tinh thể kim cương:
a) Chứa những miền năng lượng và những dải electron không định chỗ không thuộc
về một nguyên tử cụ thể nào mà thuộc về cả tinh thể.
b) Được tạo thành trong những điều kiện nhiệt độ và áp suất rất khốc liệt
c) Được tạo bới các nguyên tử bản chất rất cứng
d) Là những đại phân tử mà mỗi nguyên tử liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử
bên cạnh
5.3 Cryolite là một loại khoáng vật được dùng để điện phân nhôm. Trong bể điện phân
chứa cryolite nóng chảy, nhôm được hoàn nguyên ở catod. Tuy nhiên ở trạng thái rắn
cryolite không dẫn điện. Cryolite khá cứng nhưng dòn. Hãy cho biết đặc tính hóa tinh
thể của cryolite, cho biết công thức phân tử của cryolite : K3[AlF6].
a) Mạng ion, cấu trúc đảo
b) Mạng phân tử, cấu trúc đảo
c) Mạng nguyên tử, cấu trúc phối trí
d) Mạng ion, cấu trúc phối trí
5.4 Cho biết titan (IV) bromide có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi lần lượt bằng:
38oC và 231oC. Chọn câu đúng:
a) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể phân tử và có cấu trúc tinh thể kiểu đảo.
b) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể nguyên tử và có cấu trúc tinh thể kiểu
phối trí.
c) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể phân tử và có cấu trúc tinh thể kiểu
mạch.
d) Titan (IV) bromide rắn có mạng tinh thể ion và có cấu trúc tinh thể kiểu phối trí.

13 | P a g e
5.5 Chọn phương án đúng: SnCl4 có nhiệt độ nóng chảy (-33oC) thấp hơn SnCl2
(247oC) là do:
a) Tính cộng hóa trị của liên kết trong SnCl4 cao hơn.
b) Tính base của SnCl2 cao hơn
c) Số phối trí của SnCl4 cao hơn
d) Khối lượng phân tử SnCl4 lớn hơn
5.6 TiCl2 có nhiệt độ nóng chảy: 10350C, TiCl4 có nhiệt độ nóng chảy -24,10C. Sự
chênh lệch lớn giữa nhiệt độ nóng chảy của hai chất này do ở trạng thái rắn:
a) Titan(II) clorua có mạng tinh thể ion, Titan(IV) clorua có mạng tinh thể phân tử
b) Titan(II) clorua có mạng tinh thể nguyên tử, Titan(IV) clorua có mạng tinh thể phân
tử
c) Titan(II) clorua có mạng tinh thể ion, Titan(IV) clorua có mạng tinh thể nguyên tử
d) Titan(II) clorua có mạng tinh thể ion, Titan(IV) clorua có mạng tinh thể phân tử và
có liên kết hydro
5.7 Chọn phương án đúng.
Cho nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước ở 250C của các thủy ngân
(II) halogenua
HgF2 HgCl2 HgBr2 HgI2
Nhiệt độ nóng chảy, C 0
645 280 238 257
Nhiệt độ sôi, C0
650 303 318 351
Độ tan ở 25 C,
0
Thủy 6,59 0,55 0,004
g/100gH2O phân
Từ các số liệu trên có thể dự đoán:
1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của HgF2 lớn hơn hẳn so với các hợp chất còn lại
chứng tỏ HgF2 là hợp chất ion, còn các hợp chất còn lại là hợp chất cộng hóa trị.
2. HgF2 thủy phân trong nước chứng tỏ nó là hợp chất ion, tạo thành từ một axit yếu
và baz rất yếu.
3. Từ HgCl2 đến HgI2, độ tan giảm chứng tỏ chúng là hợp chất cộng hóa trị.
4. Các thủy ngân(II) halogenua là chất rắn ở nhiệt độ bình thường chứng tỏ chúng
không thể có cấu trúc đảo, mạng tinh thể phân tử
a) Chỉ 1, 2, 3 đúng b) Chỉ 1 đúng c) Chỉ 3 đúng d) Tất cả cùng đúng
5.8 Chọn phương án đúng.
C và Si cùng là nguyên tố nhóm IVA nhưng CO2 là chất khí, dễ thăng hoa, trong khi
SiO2 là chất rắn, rất cứng, khó nóng chảy. Điều này có thể giải thích là do:
a) CO2 có mạng lưới phân tử, còn SiO2 có mạng lưới nguyên tử.
b) SiO2 có khối lượng phân tử lớn hơn CO2.
c) CO2 là phân tử không cực, còn SiO2 là phân tử phân cực.
d) CO2 là hợp chất cộng hóa trị, còn SiO2 là hợp chất ion.
5.9 Chọn phương án đúng.
Cho nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các AX4
GeF4 GeCl4 GeBr4 GeI4 SnF4 SnCl4 SnBr4 SnI4 PbF4 PbCl4
Tnc, -37 -50 26 140 200 -33 30 145 600 -15
o
C
Ts, -15 80 186 377 ~700 113 203 344
o
C

14 | P a g e
Từ các số liệu trên có thể dự đoán về mạng lưới tinh thể của các chất ở trạng thái rắn
như sau:
a) SnF4 và PbF4 có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao bất thường chứng tỏ chúng
có cấu trúc polymer, còn các AX4 còn lại đều có cấu trúc đảo, mạng phân tử vì
Tnc,Ts thấp và tăng dần theo chiều tăng khối lượng phân tử.
b) Tất cả các AX4 đều có mạng lưới phân tử vì Tnc, Ts thấp và tăng dần do khối
lượng phân tử tăng.
c) Chỉ AF4 và ACl4 có cấu trúc đảo vì là chất khí ở nhiệt độ thường, các chất còn lại
phải có cấu trúc polymer.
d) Ở trạng thái rắn, Ge, Sn, Pb đều có số phối trí 4, nằm ở tâm các tứ diện AX4.
IV. 6. TỪ SỐ PHỐI TRÍ CỦA NGUYÊN TỬ TRUNG TÂM, DỰ ĐOÁN TÍNH
CHẤT VẬT LÝ CỦA HỢP CHẤT
6.1 Chọn phương án đúng.
Tinh thể HgI2 có cấu trúc dạng lớp (Hg có số phối trí 6). Suy ra:
1. Có tính dễ tách lớp 3. I có số phối trí 3
2. Cứng. 4. Có tính đẳng hướng.
a) 2,4 đúng b) 1,3 đúng c) 1,2 đúng d) 3,4 đúng
6.3 Chọn phương án đúng.
Cho giá trị trong dấu () là số phối trí của nguyên tử trung tâm ở trạng thái rắn. So sánh
nhiệt độ nóng chảy của các chất:
1. FeCl2 (6) > FeCl3 (6) 3. SnCl4 (4) > SnF4(6)
2. SnI4 (4) > SnCl4 (4) 4. Cr2O3 (6) > CrO3 (4)
a) 1,2,4 đúng c) Chưa đủ cơ sở để kết luận.
b) Chỉ 1,4 đúng d) Chỉ 2,3 đúng
6.4 Chọn phương án đúng.
Ở trạng thái rắn FeCl2 và FeCl3 cùng có số phối trí 6. So sánh nhiệt độ nóng chảy của
FeCl2 và FeCl3.
1. Tnc(FeCl2) > Tnc(FeCl3) vì FeCl2 mang nhiều tính ion, còn FeCl3 mang nhiều tính
cộng hóa trị.
2.Tnc(FeCl2) > Tnc(FeCl3) vì mật độ liên kết Fe – Cl được tạo thành trong tinh thể
FeCl2 cao hơn vì tinh thể FeCl2 có cấu trúc lớp được tạo thành từ các bát diện dùng
chung cả 6 cạnh, còn tinh thể FeCl3 được tạo thành từ các bát diện dùng chung 3
cạnh.
3. Tnc(FeCl2) < Tnc(FeCl3) vì khối lượng phân tử FeCl3 lớn hơn.
4. Tnc(FeCl2) ≈ Tnc(FeCl3) vì cùng là hợp chất của Fe và Cl.
a) 1, 2 đúng b) Chỉ 1 đúng c) 3 đúng d) 4 đúng
6.5 Chọn phương án đúng.
Ở trạng thái tinh thể SnCl2 và SnCl4 đều có số phối trí 4. So sánh nhiệt độ nóng chảy
của chúng:
1. SnCl2 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn vì SnCl2 có cấu trúc mạch gồm các tứ diện
dùng chung hai cạnh, còn SnCl4 có cấu trúc đảo.
2. Bằng nhau vì cùng là hợp chất của Sn và Cl và có số phối trí bằng nhau.
3. SnCl2 có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn vì SnCl2 có khối lượng phân tử nhỏ hơn.
4. SnCl2 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn vì liên kết trong SnCl2 mang nhiều tính ion
hơn, còn trong SnCl4 mang nhiều tính cộng hóa trị hơn.

15 | P a g e
a) 1,4 đúng b) Chỉ 1 đúng c) 2 đúng d) 3 đúng
6.6 Chọn phương án đúng.
Ở trạng thái tinh thể SnF4 có số phối trí 6 còn SnCl4 có số phối trí 4. Nhiệt độ nóng
chảy của SnF4 (2000C) cao hơn của SnCl4 (-330C). Điều này có thể giải thích là do:
a) SnF4 có cấu trúc lớp gồm các bát diện dùng chung 4 đỉnh F, còn SnCl4 có cấu trúc
đảo.
b) Tính cộng hóa trị của liên kết trong SnF4 cao hơn.
c) Phân tử SnF4 phân cực, còn phân tử SnCl4 là không cực.
d) Số phối trí của Sn trong SnF4 cao hơn trong SnCl4
6.7 Chọn phương án đúng.
Biết rằng: FeF3 (Fe có số phối trí 6) khó nóng chảy, thăng hoa ở trên 1000oC; FeCl3
(Fe có số phối trí 6) có Tnc = 308oC, Ts = 315oC; FeBr3 là chất kém bền, trên 100oC
phân hủy thành FeBr2 và Br2. Chọn giải thích đúng:
1. FeF3 có cấu trúc phối trí gồm các bát diện dung chung tất cả các đỉnh F nên rất bền.
2. FeCl3 có cấu trúc lớp gồm các bát diện dung chung 3 cạnh nên kém bến hơn so với
FeF3.
3. Độ bền của FeX3 giảm dần do năng lượng mạng lưới tinh thể giảm vì bán kính X-
tăng dần.
a) Tất cả cùng b) Chỉ 1,2 đúng d) Chỉ 1,3 đúng
đúng. c) Chỉ 2,3 đúng

IV.7 DỰ ĐOÁN TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
6.2 Chọn những phương án đúng.
SF6 là chất khí không màu ở nhiệt độ thường, nên ở trạng thái rắn có tính chất sau:
a) Dễ bay hơi. c) Dẫn điện.
b) Nhiệt độ nóng chảy cao. d) Thuộc cấu trúc phối trí.
7.3 Chọn câu trả lời đúng nhất, SiO2 có kiểu mạng nguyên tử nên có các tính chất sau:
a) Nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, hầu như không tan trong bất cứ dung môi
nào.
b) Nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, tan dễ trong dung môi phân cực tạo thành
ion bị solvate hóa.
c) Nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, là một chất dẫn điện.
d) Rất bền, cứng, khó bay hơi, là chất dẫn điện
7.4 Tìm các ý sai.
BN có một dạng đa hình giống graphite: Tinh thể có cấu trúc dạng lớp. Các lớp liên
kết với nhau nhờ lực Van der Waals. Dạng đa hình này có các tính chất sau:

16 | P a g e
a) Có áp suất hơi lớn.
b) Không tan trong nước
c) Mềm.
d) Có nhiệt độ nóng chảy khá cao.
7.5 Chọn phương án đúng. So sánh nhiệt độ sôi của SO2 và SO3:
a) Ts(SO3) >> Ts(SO2) vì SO3 có cấu trúc mạch, còn SO2 có cấu trúc đảo.
b) Ts(SO3) > Ts(SO2) vì khối lượng phân tử SO3 lớn hơn SO2.
c) Ts(SO3) ≈ Ts(SO2) vì cùng là hợp chất của S và O.
d) Ts(SO3) < Ts(SO2) SO3 là phân tử không cực, còn SO2 là phân tử phân cực.
7.6 Chất tinh khiết nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
a) SiO2
b) S8
c) I2
d) SO2
7.7 Chọn câu đúng. Vì sao HF có nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi cao bất thường so
với các hydrohalogenua khác?
1) Do hiệu số độ âm điện của HF lớn nhất.
2) Do HF có độ dài liên kết nhỏ nhất nên độ bền liên kết cao.
3) Ở trạng thái lỏng và khí các phân tử HF liên kết với nhau bằng liên kết Hydro.
a) Cả 3 câu đều không trả lời thỏa đáng câu hỏi trong bài.
b) 1 đúng
c) 2 đúng
d) 3 đúng
7.8 Chọn phương án đúng. Trong dãy HF, HCl, HBr, HI:
a) Tính axit tăng dần.
b) Độ bền liên kết tăng dần.
c) Nhiệt độ sôi tăng dần.
d) Nhiệt độ nóng chảy
7.9 Chọn phương án sai.
Trong dãy HX: HF, HCl, HBr, HI:
a) Nhiệt độ sôi tăng do khối lượng phân tử tăng.
b) Độ bền nhiệt giảm do năng lượng liên kết H – X giảm và độ dài liên kết tăng.
c) Tính axit tăng do năng lượng liên kết giảm.
d) Độ phân cực của liên kết giảm do độ âm điện của X giảm
7.10 Tính chất của các hợp chất HX (X:halogen từ F đến I) trong các phát biểu sau,
phát biểu nào sai:
a) Nhiệt độ sôi tăng dần.
b) Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ngày càng tăng.
c) Năng lưỡng liên kết ngày càng giảm.
d) Độ dài liên kết tăng dần
7.11 Chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Các phân tử cộng hóa trị có liên kết Van der Waals nếu phân tử lượng càng lớn
thì nhiệt độ sôi càng cao. Trong trường hợp có thêm liên kết Hydro thì nhiệt độ
sôi và nhiệt độ nóng chảy càng cao hơn.

17 | P a g e
b) Liên kết Hydro mạnh hơn lực Van der Waals, yếu hơn các liên kết còn lại. Đặc
biệt là ảnh hưởng của liên kết Hydro nội phân tử làm nhiệt độ sôi và nhiệt độ
nóng chảy càng cao.
c) Lực Van der Waals là lực liên kết yếu nên các chất có liên kết Van der Waals là
chủ yếu luôn ở dạng khí.
d) Liên kết kim loại có độ mạnh phụ thuộc vào cấu trúc mạng tinh thể, mà không
phụ thuộc vào mật độ electron tự do.

Chương 2: ACID – BASE


35. Lý thuyết acid - base Bronsted
35.1 Theo thuyết acid-base Bronsted – Lowry, dung môi proton hóa là:
1. Dung môi ở trạng thái lỏng khi bị kích thích tạo H+ .
2. Dung môi có thể tự ion hóa hoàn toàn khi ở trạng thái lỏng tạo H+.
3. Dung môi có thể tự ion hóa 1 phần khi ở trạng thái lỏng tạo H+.
a) 3
b) 2
c) 1
d) Không có câu đúng
35.2 Chọn các phát biểu đúng.
1) Theo thuyết Bronsted, các hằng số điện ly của axit, bazơ có cùng bản chất với
hằng số thủy phân.
2) Độ tan và độ điện li có cùng bản chất.
3) Theo thuyết proton, độ điện ly và độ thủy phân có cùng bản chất.
4) Hằng số điện li của axit, hằng số điện li bazơ và tích số tan đều là hằng số cân bằng
tuân theo định luật Guldberg – Waage.
5) Hằng số axit và base không phụ thuộc vào bản chất dung môi. HA + H2O = A-
+ H3O+
6) Trong các dung môi, cặp acid - base liên hợp luôn có Ka×Kb = Ks.
a) Chỉ 1,3,4,6 đúng
b) Chỉ 3,4,5 đúng
c) Chỉ 1,2,4 đúng
d) Tất cả cùng đúng
35.3 Chọn phát biểu đúng theo thuyết acid – base Bronsted:
1) Hiệu ứng san bằng chỉ đúng cho dung môi nước, không chính xác trong trường hợp
của một dung môi HSol tổng quát.
2) Độ mạnh của acid HA phụ thuộc bản chất của dung môi, dung môi có tính base
càng mạnh thì HA thể hiện tính acid càng mạnh.
3) Trong dung môi nước, Ka×Kb = 10-14 ở 22oC, Ka và Kb là hằng số hiện ly của acid
và base mạnh.
4) Theo hiệu ứng san bằng, trong mọi dung dịch H3O+ là acid mạnh nhất, OH- là base
mạnh nhất có thể tồn tại.
a) 2,4 đúng
b) 1 & 2 đúng

18 | P a g e
c) 1, 3, 4 đúng
d) Chỉ 1 & 4 đúng
35.4 Chọn câu đúng:
1) HClO4 không phải là acid rất mạnh trong mọi dung môi.
2) Cho Mn2+ (pKtp = 10,7) và Hg2+ (pKtp = 3,7) thì Mn2+ dễ bị thủy phân hơn.
3) Trong acid chứa oxi có cấu trúc HaXOn(OH)m thì n quyết định cường độ acid.
4) Theo Lewis thì base là chất nhận proton (H+), acid là chất cho proton.
a) 1, 3 đúng
b) Chỉ 2, 3 đúng
c) 1, 2, 4 đúng
d) 2, 3, 4 đúng
35.5 Chọn câu đúng:
1. Theo quy tắc Pauling HaXOn(OH)m , giá trị m quyết định cường độ acid.
2. Theo quy tắc Kartletch thì tỉ số giữa điện tích và bán kính ion trung tâm càng lớn
thì tính acid càng giảm.
3. Các cation có pKtp càng nhỏ thì tính acid càng giảm.
Al3+.6H2O + H2O = [Al(OH).5H2O]+2 + H3O+ Kcb = Ktf = Ka(Al)
a) Không có câu đúng
b) 1 đúng
c) 2 đúng
d) 3 đúng
35.6 Chọn phát biểu đúng
a) H3O+ và OH- là dạng axit-bazơ mạnh nhất có thể tồn tại trong dung dịch nước
b) HClO là một axit mạnh theo thuyết Axit-Bazơ Bronsted
c) Các axit và bazơ đều có thể tồn tại ở cả 2 dạng anion hoặc cation
d) Axit và bazơ càng cứng càng khó phản ứng với nhau tạo ra sản phẩm bền
35.7 Chọn phát biểu đúng nhất với thuyết acid- base Bronsted-Lowry:
1) Acid càng yếu thì pKb của base liên hợp của nó càng bé.
2) Dung dịch một base yếu trong nước có pH càng nhỏ khi pKb của nó càng lớn.
3) Trong dung môi có hằng số tự proton hóa càng lớn thì một acid sẽ có pKa càng
lớn. H2O + H2O = H3O+ + OH- Kcb = Kn = Ka(n) = Kb(n) = 10-14
4) Giữa pKa của acid liên hợp và pKb của base liên hợp của H2PO4- có quan hệ pKa
+ pKb = -lgKn.
pKa(H3PO4) + pKb(H2PO4-) = 14 = pKa(H2PO4-) + pKb(HPO42-)
a) 1, 2 đúng
b) 1, 3, 4 đúng
c) 1, 2, 4 đúng
d) 2, 3, 4 đúng
35.8 Theo thuyết Bronsted – Lowry:
1. Chỉ có thể xác định được độ mạnh yếu của các acid và base ở trạng thái lỏng thông
qua các hằng số acid – base tương ứng.

19 | P a g e
2. Độ mạnh của acid còn phụ thuộc vào bản chất dung môi, dung môi có tính base
càng mạnh thì HA thể hiện tính acid càng mạnh.
3. Trong một chu kỳ, đi từ trái qua phải, ái lực e tăng dần, bán kính nguyên tử giảm
dần nên độ bền liên kết tăng do vậy tính acid của HnX tăng dần.
a) Chỉ 1, 3 sai
b) Chỉ 1, 2 sai
c) Chỉ 2, 3 sai
d) Tất cả đều sai
35.9 Câu nào trong số các câu dưới đây sai:
1) Base liên hợp của một acid mạnh là một base yếu và ngược lại.
2) Đối với cặp acid - base liên hợp NH4+ / NH3 trong dung dịch nước ta có : KNH4+ .
KNH3 =10-14 ở tất cả các nhiệt độ.
3) Ở 220C, hằng số base của NH3 trong nước là 1,8×10-5, suy ra KNH4+ = 5,62×10-10.
a) 2
b) 1
c) 3
d) Không có câu sai
35.10 Chọn những phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
1. CH3NH2, CO32-, CH3COO-, Cl- là những base Bronsted.
2. Tính acid Lewis giảm dần từ BF3, BCl3, BBr3 do tác dụng rút electron tăng dần từ
Br đến F.
3. HCN, H3O+, Na+, C6H5OH, N2H5+ là những acid Bronsted.
4. Tính base Lewis tăng dần từ: anilin < 3,5 dinitro anilin < 2,6 dinitro anilin.
5. pKa càng lớn thì tính base của base liên hợp càng lớn.
a) Chỉ 1,5 đúng
b) 1,2,3,5 đúng
c) 2,3,4 đúng
d) Chỉ 3,5, đúng

36. Nhận biết acid - base Bronsted


36. 1 Trong các tiểu phân sau đây, tiểu phân nào là lưỡng tính theo thuyết acid – base
Bronsted (chọn đáp án đúng trong các đá́ p án sau)
a) HS-, H2O, HCl, HCO3-
b) HS- ,Ag+aq ,Fe2+aq , H2O, HCl, NH3
c) HS-, H2O, HCl, SO42-
d) F- , S2-, HS-, H2O, HCl, NH3
36.2 Trong các tiểu phân sau đây tiểu phân nào là lưỡng tính theo thuyết acid – base
Bronsted (chọn đáp án đúng trong các đáp án sau)
a) HS-, H2O, HCl, H2PO4-, HCO3-
b) HS- ,Fe2+aq , H2O, HCl, NH3
c) HS-, H2O, HCl, CO32-
d) F- , HS-, H2O, HCl, NH3

20 | P a g e
36. 3 Chọn phương án chính xác nhất. Hãy cho biết acid và base Bronsted – Lawry
trong phản ứng sau (phản ứng xảy ra trong nước):
4H3BO3 + 2NaOH = Na2B4O7 + 7H2O
a) Acid: H3BO3, H2O; Base: OH-, B4O72-
b) Acid: H3BO3, H2O; Base: NaOH, Na2B4O7
c) Acid: H3BO3, H2O; Base: OH-, NaB4O7-
d) Acid: H+, H2O Base: OH-, B4O72-,
36. 4 Chất nào khi thêm vào dung dịch ammoniac làm cân bằng:
NH3 + H2O  NH3.H2O  NH4+ + OH-
chuyển dịch sang phải:
a) MgCl2
b) Ca(OH)2
c) NaOH
d) NaCN
36. 6 Có thể dùng những chất nào dưới đây làm khô khí ammoniac?
K2O; CaO ; P2O5 ; H2SO4 ; NaOH
a) CaO, K2O & NaOH
b) Chỉ CaO & NaOH
c) P2O5 & H2SO4
d) CaO , P2O5 & NaOH
36. 7 Có thể dùng những chất nào dưới đây làm khô khí hydro sulfide? H2S
1) CaCl2 2) NaOH 3) H2SO4 4) P2O5
a) Chỉ 1 & 4
b) 3 & 4
c) 1 & 2
d) 1 , 3 & 4
36. 8 Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí CO2?
a) H2SO4
b) BaO2
c) NaOH
d) CaO
36. 12 Cho biết oxide nào trong số các oxide dưới đây tác dụng dễ nhất với NaOH:
a) CuO b) MgO c) La2O3 d) SeO2

37. Cặp acid - base liên hợp


37.1 Cho các chất CH3COOH, H2SO4, HClO4, Al3+. Theo thuyết acid – base của
Bronsted, các cặp acid – liên hợp xuất phát từ chúng là:
a) CH3COOH/CH3COO-; H3SO4+/H2SO4;
HClO4/ClO4-; [Al(H2O)6]3+/[Al(H2O)5OH]2+.
b) CH3COOH32+/CH3COOH; H2SO4/HSO4-;
H2ClO4+/HClO4; [Al(H2O)3]3+/[Al(H2O)2OH]2+.
c) CH3COOH/CH3COO-; H3SO4+/HSO4-;
HClO4/ClO4-; [Al(H2O)3]3+/[Al(H2O)2OH]2+.

21 | P a g e
d) CH3COOH2+/CH3COOH; H2SO4/HSO4-;
H2ClO4+/HClO4; [Al(H2O)6]3+/[Al(H2O)4(OH)2]+.

38. Cường độ acid - base trong pha khí


38.1 Cho phản ứng sau: NH2-(k) + HBr(k) = NH3(k) + Br-(k)
Biết ái lực proton Q của NH2-(k) và Br-(k) lần lượt là 1689 và 1354(KJ/ mol)
Chọn phát biểu đúng:
1. Br- có tính base mạnh hơn NH2-, vì Q nhỏ hơn.
2. NH2- có tính base mạnh hơn Br-, vì Q lớn hơn.
3. Khi phản ứng với H+ thì ∆H của NH2- âm hơn ∆H của Br-
4. Acid liên hợp của NH2- có tính acid yếu hơn acid liên hợp của Br-
a)Chỉ 2,4 đúng
b) 1,3 đúng
c) Chỉ 2,3 đúng
d) 2,3,4 đúng

39. Cường độ acid - base trong dd nước

39.2 Theo quan điểm của thuyết acid – base Bronsted – Lowry, trong dung dịch nước,
dạng acid mạnh nhất là:
a) H3O+
b) H2SO4 đặc nóng
c) HClO4
d) HI
39.3 Về tính chất hóa lý, H2O2 khác với H2O như thế nào?
a) Tính acid của H2O2 mạnh hơn H2O, kém bền hơn H2O
b) Tính acid của H2O2 mạnh hơn H2O, bền hơn H2O
c) Tính acid của H2O2 yếu hơn H2O, kém bền hơn H2O
d) Tính acid của H2O2 yếu hơn H2O, bền hơn H2O
39.4 NH3 sẽ thể hiện tính base mạnh trong tất cả các dung dịch với dung môi là nước
nào sau đây:
a) H2SO4, HMnO4, HNO3
b) HI, HNO3, CH3COOH
c) HI, HF, HCN
d) H2O, NH3, HCl.
39.5 Cho biết những oxide nào dưới đây dễ tác dụng với nước:
PbO, SO3, BaO, V2O3
a) Chỉ SO3, BaO
b) Chỉ BaO
c) PbO, SO3, BaO
d) SO3, V2O3
39.6 Chọn phương án sai

22 | P a g e
Chọn các dạng acid tồn tại trong nước tương ứng với các acid sau (có thể áp dụng quy
tắc thực nghiệm Pauling để xét nếu không biết Ka):
a) H3O+, HBr ứng với HNO3 và HBr.
b) H3O+, H3O+ ứng với HI, HBr.
c) H3O+, CH3COOH ứng với acid HI và CH3COOH
d) HF, CH3COOH ứng với HF, CH3COOH
39.7 Cho các cation : (1) NH4+, (2) CH3NH3+, (3) (CH3)2NH2+, (4) CH3COOH2+.
Base: HAc <H2O < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH, CH3COOH.
Sắp xếp theo thứ tự tính acid Bronsted tăng dần: 3 < 2< 1 < 4
1. (4) < (3) < (2) < (1)
2. (3) < (4) < (1) < (2)
3. (4) < (2) < (3) < (1)
a) Không có đáp án đúng
b) 1
c) 2
d) 3
39.8 Trong các phát biểu sau đây, những phát biểu nào là sai:
1) Base liên hợp của một acid có Ka lớn thì sẽ có Kb nhỏ.
2) Đối với cặp acid – base liên hợp NH 4+ / NH 3 trong dung dịch nước ta có :
Ka  K bNH = K n , trong đó Kn là tích số ion của nước.
NH 4+ 3

3) Ở 22 C, hằng số base của NH3 trong nước là 1,8 × 10-5, suy ra K NH = 5,62 × 10-10.
0
+
4

4) Các acid mạnh đa bậc thì Ka của các bậc điện ly là tương đương nhau pKa2 =
pKa1 + 5
a) Chỉ 4
b) 2,3
c) Chỉ 3
d) 1, 4

39.10 Chọn phương án sai:


Tính acid tăng dần trong dãy HX: HF < HCl < HBr < HI là do:
a) Độ âm điện của X giảm dần.
b) Độ bền liên kết H – X giảm dần.
c) Kích thước của X tăng dần.
d) Mức độ xen phủ của orbital 1s của H với orbital np của X giảm dần.
39.11 Trong axit oxy HaXOn (OH)m, yếu tố chính quyết định cường độ axit là:
a) Số nguyên tử O liên kết trực tiếp với X.
b) Số nguyên tử H liên kết trực tiếp với X.
c) Số nhóm OH liên kết với X.
d) Độ âm điện của X.

23 | P a g e
39.12 Theo Bronsted, trong dung dịch nước CH3COOH là 1 acid yếu. Tính acid của
CH3COOH sẽ thay đồi như thế nào khi dung môi hòa tan là: NH3 lỏng, HF lỏng

base: NH3 > H2O > HF


a) Là acid mạnh trong NH3 lỏng, là base acid yếu trong HF lỏng.
b) Là acid mạnh trong NH3 lỏng, là base acid mạnh trong HF lỏng.
c) Là acid yếu trong NH3 lỏng, là base acid yếu trong HF lỏng.
d) Là acid yếu trong NH3 lỏng, là base acid mạnh trong HF lỏng.
40. Cường độ oxyaxit
40.1 Chọn phương án đúng: Tính acid tăng dần trong dãy:
a) HI < HBr < HCl
b) HClO < HClO3 < HClO4
c) HClO3 < HBrO3 < HIO3
d) HClO4 < HBrO4 < HIO4
40.2 Trong các acid sau: CH3COOH, HF, H4SiO4, H2SO4, HClO4, H2SO3, HNO2,
HNO3, HClO, H3BO3, HMnO4
Acid nào là acid mạnh theo nguyên tắc Pauling:
a) H2SO4, HClO4, HMnO4, HNO3
b) H2SO4, H3PO4, H2SO3, HClO
c) HClO4, H3PO4, H4SiO4, H3BO3
d) HClO4, HMnO4, H3PO4, HNO2
40.3 Trong các acid sau: H3PO4, H4SiO4, H2SO4, HClO4, H2SO3, H5IO6, HNO2,
HClO, H3BO3, HMnO4
Nhóm các acid mạnh theo nguyên tắc Pauling là:
a) H2SO4,HClO4,HMnO4
b) H2SO4,H3PO4, H2SO3, HClO
c) HClO4,H3PO4, H4SiO4, H3BO3
d) HClO4,HMnO4,H3PO4, HNO2
40.4 Chất nào dưới đây là acid mạnh nhất:
a) HNO3
b) H3PO3 HPO(OH)2
c) H3PO4
d) HNO2
40.5 Chọn phương án đúng:
Tính acid tăng dần trong dãy:
a) HClO < HClO3 < HClO4
b) HClO < HBrO < HIO
c) HClO3 < HBrO3 < HIO3
d) HClO4 < HBrO4 < HIO4

41.1Acid nào trong các acid dưới đây là mạnh nhất?


a) HClO
b) HBrO

24 | P a g e
c) HIO
d) HAtO
41.2 Chọn phương án đúng:
Tính acid tăng dần trong dãy:
a) HF < HCl < HBr < HI
b) HClO < HBrO < HIO
c) HClO3 < HBrO3 < HIO3
d) HClO4 < HBrO4 < HIO4
41.3 Độ mạnh của các acid chứa oxy trong dãy B, C, N ở số oxy hóa cao nhất thay đổi
như thế nào?
H3BO3 < H2CO3 < HNO2 < HNO3
a) mạnh dần
b) không thay đổi
c) yếu dần
d) không có quy luật
41.4 Acid nào dưới đây là mạnh nhất?
A. HMnO4 B. HReO3 C. H2WO4 (2,2) D. H2MoO4 (2,54)

42. Tính pKa theo Paulinh; quy tắc Kartletch


42.1 Theo quy tắc thực nghiệm Pauling thì pKa của HClO4 là:
a) - 8
b) - 6
c) - 9
d) - 7
42.2 Theo quy tắc Kartletch, hợp chất nào có tính acid mạnh nhất:
a) Au(OH)3
b) AgOH
c) CuOH
d) Cu(OH)2
42.3 Cho bán kính ion của Ti4+, Zr4+, Hf4+ và Pb4+ lần lượt là 0,64; 0,82; 0,82;
0,76(Å). Theo quy tắc Kartletch, hydrocide nào dưới đây có tính acid mạnh nhất?
a) Ti(OH)4
b) Zr(OH)4
c) Hf(OH)4
d) Pb(OH)4
42.4 Ni(OH)2 là một base có độ mạnh như thế nào trong nước?
a) yếu
b) mạnh
c) trung bình
d) không có tính base
42.5 Cd(OH)2 là một base có độ mạnh như thế nào trong nước?
a) yếu
b) mạnh

25 | P a g e
c) trung bình
d) rất mạnh

43. Cường độ acid của M(n+).aq


43.1 Chọn phương án đúng:
So sánh tính acid của các cation kim loại bị hydrat hóa
1) Na+.aq > Mg2+.aq
2) Al3+.aq > Mg2+.aq
3) Fe2+.aq > Ca2+.aq
4) Zn2+.aq > Co2+.aq
a) Chỉ 2,3,4 đúng
b) Chỉ 2,3 đúng
c) Không đủ cơ sở để so sánh
d) Tất cả cùng đúng
43.2 Chọn phương án sai. So sánh mức độ thủy phân của các cặp ion sau:
a) Ni2+ > Hg2+
b) Fe3+ > Sc3+
c) Be2+ > Mg2+
d) Cr2+ > Ca2+

44. Sự thủy phân của hợp chất cht


44.1 Những chất nào dưới đây được tạo thành khi SiCl4 thủy phân?
1) Si(OH)2Cl2 2) SiO2.nH2O 3) HCl 4) H2SiCl6
a) Chỉ 2,3 đúng
b) 3,4 đúng
c) 1,2,3 đúng
d) Chỉ 1 đúng

45. Sự thủy phân của các muối


45.1 Chọn ý đúng.
Khi pha dung dịch nước các muối: AlCl3, SnCl2, Fe2(SO4)3, CrCl3 người ta thường
dùng dung dịch HCl loãng (hay dung dịch H2SO4 loãng) chứ không dùng nước
nguyên chất vì:
Al3+ + 3H2O = Al(OH)3 + 3H+
1) Các muối này không tan trong nước.
2) Các muối này dễ bị thủy phân trong nước tạo hợp chất hydroxide ít tan.
3) Các muối này sẽ tương tác với acid thành phức bền.
a) 2 đúng
b) 1 đúng
c) 3 đúng
d) Không có câu đúng
45.2 Muối nào dưới đây thủy phân mạnh nhất trong nước?
26 | P a g e
a) ZnCl2
b) CaSO4
c) MnCl2
d) Fe(NO3)2
45.10 Những chất nào dưới đây trong nước có thể thủy phân hoàn toàn?
1) CrCl3 2) Cr2S3 3) TiCl4 4) NH4CH3COO
a) Chỉ 2, 3 & 4 đúng
b) Tất cả cùng đúng
c) Chỉ 2 & 4 đúng
d) Chỉ 2 & 3 đúng
45.3 Trong những dung dịch đậm đặc sau đây, những dung dịch nào khi pha loãng
bằng nước cất có thể tạo kết tủa:
1/ AlCl3 2/ NH4Cl 3/ FeSO4 4/ BaSO4 5/Cr2(SO4)3.
a) Chỉ 1, 3, 5
b) Chỉ 1, 2, 3
c) Chỉ 2, 3, 4
d) Tất cả.
45.4 Muối FeCl2 thủy phân trong dung dịch KCN loãng sẽ tăng hay giảm bao nhiêu
lần nếu so với khi thủy phân trong nước cất?
a) Tăng, không biết số lần vì chưa biết chính xác các dữ liệu.
b) Giảm, 106.5 lần
c) Tăng, 106.6 lần
d) Giảm, không biết số lần vì chưa biết chính xác các dữ liệu.
45.5 Dung dịch nước của K2SiO3 có môi trường gì?
a) Base
b) Acid yếu
c) Trung tính
d) acid
46. Sự thúc đẩy, ức chế thủy phân
46.1 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây: Các chất sau đây đều làm tăng
sự thủy phân của muối Na2SO4 trong nước:
1. HCl, H2SO4
2. NH4NO3, CH3COONa
3. NaOH, Ba(OH)2
a) Tất cả đều sai
b) 1
c) 2
d) 3
46.2 Quá trình thủy phân AlCl3 sẽ tăng cường khi thêm vào dung dịch thuốc thử nào
sau đây:
a) Na2CO3
b) NH4Cl
c) K2SO4
27 | P a g e
d) HNO3
46.3 Cần thêm chất nào vào dung dịch Na2SO3 để làm tăng sự thủy phân?
1) H2SO4 2) NaOH 3) Na2SO4 4) NaHSO4
a) Chỉ 1,4
b) Chỉ 1
c) 1,3,4
d) 2
46.5 Những chất nào dưới đây khi thêm vào dung dịch CrCl3 làm giảm sự thủy phân
của muối này?
1) NH4Cl ; 2) CH3COOH ; 3) Na2S ; 4) NaHCO3
a) Chỉ 1,2
b) 1,2,4
c) Chỉ 2
d) 3,4

47. Tính pH dd muối


47.1 Tính pH của dung dịch chứa 0.1 M CH3COONH4 biết
pK aCH 3COOH = 4.75, pK b NH 4OH = 4.75
a) 7
b) 6
c) 8
d) 9

47.2 So sánh giá trị pH của dung dịch cùng nồng độ của các muối
1) Na2HPO4 2) Na2HPO3 3) Na2SeO3.
Cho biết các hằng số acid:
Acid KA Acid Ka Acid Ka
H3PO4 10-2,12 (1) H3PO3 10-1,8 (1) H2SeO3 10-2,6 (1)
-6,7
10 -7,21
(2) 10 (2) 10-8,32 (2)
10-12,38 (3)

a) 3>1>2
b) 3>2>1
c) 2>3>1
d) 2>1>3

48. Hằng số cân bằng pư trao đổi ion Kcb = tích Kcđ/tích Ksp
48.1 Cho phản ứng sau:
2NaH2PO4(dd) + 3Ca(CH3COO)2(dd) ⇌ Ca3(PO4)2(r) + 2NaCH3COO(dd) +
4CH3COOH(dd)

28 | P a g e
Biết hằng số cân bằng của phản ứng là 108,9, pTCa 3 (PO 4 )2 = 29 , pK a 2 (H3PO4 ) = 7,21 ,
pK a (CH3COOH ) = 4,76 . Tính pK a 3 (H3PO4 ) ?
a) 12.36
b) 12.08
c) 12.28
d) 12.60

48.2 Cho phản ứng trao đổi ion:


Na2[Ni(CN)4](dd) + H2S(dd) ⇌ NiS(r) + 2HCN(dd) + 2NaCN(dd)
có Kcb = 10-13,33. Biết: TNiS = 10-19; Ka(HCN) = 10-9,3; K a (H S) = 10 −7,02 và K a (H S) = 10 −12,89 .
1 2 2 2

Tính K kb (Ni(CN )  ) ?
4
2−

a) 10-31.
b) 1015
c) 1018
d) 10-20
48.3 Tính hằng số thủy phân nấc thứ 2 (KT2) của muối Na3PO4, sử dụng quy tắc
Pauling để ước lượng các hằng số acid các bậc của H3PO4. Kn=10-14.
a) 1×10-7
b) 1.5×10-22
c) 2.27×10-16
d) 3.71×10-31
48.4 Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion:
Na2[Ni(CN)4](dd) + H2S(dd) ⇌ NiS(r) + 2HCN(dd) + 2NaCN
Cho hằng số không bền của ion phức [Ni(CN)4]2- bằng 10-31.0, tích số tan của NiS
bằng 10-19.0 , hằng số điện li axit của HCN bằng 10-9,3 và các hằng số điện li axit của
H2S lần lượt bằng 10-7.04 và 10-12.89.
Hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng:
a) 10-13.33
b) 1014,78
c) 10-0,78
d) 100,78
48.5 Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion:
NH4Cl(dd) + Na2S(dd) + H2O ⇌ NH4OH(dd) + NaHS(dd) + NaCl(dd)
(Cho biết hằng số điện ly thứ hai của H2S KA2 = 10-12,89, hằng số điện ly của NH4OH
KB = 10-4,76 và tích số ion của nước Kn = 10-14) K b (NH OH ) = 10 −4,76
4

Hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng:


a) 1.103,65
b) 1.10-3.65
c) 1.1022,13
d) Đáp số khác so với các phương án còn lại

29 | P a g e
48.6 Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion:
Na2[Cd(CN)4](dd) + H2S(dd) ⇌ CdS(r) + 2HCN(dd) + 2NaCN(dd)
(Cho K a1( H S) = 10-7.04, K a 2 ( H S) = 10-12,89, Ka(HCN) = 10-9,35, K kb[ Cd ( CN ) ] =10-17,11 ,
2 2 4
2−

TCdS = 10-27.8)
Hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng:
a) 109.46
b) 10-9.46
c) 10-6,33
d) 106,33
49. Sản phẩn phản ứng trao đổi ion
49.1 Hợp chất nào được tạo thành khi nung nóng chảy Cr2O3 với K2S2O7?
a) Cr2(SO4)3
b) KCrO2
c) K2CrO4
d) K2Cr2O7

49.2 Fe(OH)3 tan trong những chất nào dưới đây? Biết
TFe( OH )3 = 3,8 10 −38 , K NH 4 OH = 4,76 10 −4
1) HCl 2) NaOH(đđ) 3) NH3(dd loãng) 4) NH4Cl(loãng)
a) Chỉ 1 & 2
b) Chỉ 1 & 3
c) Chỉ 1
d) Cả 4 chất
49.3 Co(OH)2 tan trong dung dịch những chất nào dưới đây?
1) HCl 2) NaOH(loãng) 3) NH3(đđ) 4) NH4Cl(đđ)
a) Chỉ 1 , 3 & 4
b) Cả 4 chất
c) Chỉ 1 & 3
d) Chỉ 2 & 3
45.8 Những dung dịch nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch CrCl3 tạo ra Cr(OH)3?
Cho K a (H S) = 10 −7,02 và K b (NH OH ) = 10 −4,76
1 2 4

1) Na2CO3 2) NH3 (loãng) 3) Na2SO4 4)


(NH4)2S
a) Chỉ 1, 2, 4
b) Chỉ 1
c) Chỉ 1, 2
d) Tất cả
49.4 Chất nào dưới đây là sản phẩm của phản ứng HgCl2 + NaOH →
a) HgO

30 | P a g e
b) Hg2O
c) Hg(OH)2
d) Hg2(OH)2

50. Tính ACID - BASE theo số oxh


50.1 Cho pKa1 của các acid: H2CrO4 = 0,8; H2MoO4 = 2,54; H2WO4 =2,2. Oxide nào
trong các oxide dưới đây dễ tan trong nước nhất?
a) CrO3
b) Cr2O3
c) MoO3
d) WO3
50.2 Những ion nào có thể tồn tại trong môi trường acid?
1) [Cr(H2O)6]3+ 2) [Cr(OH)6]3- 3) CrO42- 4) Cr2O72-
a) 1 & 4
b) Chỉ 1 & 3
c) 2 & 3
d) 1 , 3 & 4
30. Nhận biết acid - base Lewis
30.1 Chọn phương án chính xác nhất. Hãy cho biết các acid và base Lewis trong các
phản ứng sau (phản ứng xảy ra trong nước):
1. KF + BeF2 = K2[BeF4]
2. KNCS + Co(NCS)2 = K2[Co(NCS)4]
a) Acid: Be2+, Co2+ ; Base: F-, NCS-
b) Acid: BeF2, Co(NCS)2 ; Base: F- , NCS-
c) Acid: BeF2, Co(NCS)2 ; Base: KF , KNCS
d) Acid: BeF2, Co2+ , K+; Base: KF , NCS-
30.2 Cho các phản ứng:
1) MgCl2 + 6H2O = MgCl2.6H2O [Mg(H2O)6]Cl2
2) BH3 + NaH = Na[BH4]
3) Ni2+ + 6NH3 = [Ni(NH3)6]2+
Các chất acid và base trong các phản ứng trên theo thuyết electron (thuyết
Lewis) là:
a) Acid: MgCl2 , BH3 và Ni2+ ; base: H2O, NaH và NH3
b) Acid: H2O , BH3 và Ni2+ ; base: MgCl2 , NaH và NH3
c) Acid: MgCl2, NaH và Ni2+ ; base: H2O, BH3 và NH3
d) Acid: MgCl2, BH3 và NH3 ; base : H2O, NaH và Ni2+
30. 3 Cho các phản ứng sau:
NaF + AlF3 →
KI + HgI2→
Các acid, base và sản phẩm trong các phản ứng trên lần lượt là:
1. Acid: KI, AlF3; base: NaF, HgI2; sản phẩm: Na[AlF4], K[HgI3]

31 | P a g e
2. Acid: HgI2, AlF3; base: NaF, KI; sản phẩm: Na[AlF4] 18,53, K2[HgI4] 29,83
3. Acid: HgI2, AlF3; base: NaF, KI; sản phẩm: Na3[AlF6] 20,67, K[HgI3] 27,60
a) 2
b) 1
c) 3
d) 1,2
30.4 Có phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng acid – base Lewis?
1) CuCl + HCl = H[CuCl2]
2) Fe(OH)3 + 3KOH = K3[Fe(OH)6]
3) FeCl2 + K3[Fe(CN)6] = KFe[Fe(CN)6] + 2KCl
a) Phản ứng 3
b) Phản ứng 1
c) Phản ứng 2
d) Không có phản ứng nào
30.5 Cho các phản ứng:
1) CuSO4 + 6H2O = CuSO4.6H2O
2) 2VCl3 + 3KCl = K3[V2Cl9]
3) Co2+ + 6NH3 = [Co(NH3)6]2+
Các chất acid và base trong các phản ứng trên theo thuyết electron (thuyết
Lewis) là:
a) Acid: CuSO4 , VCl3 và Co2+ ; base: H2O, KCl và NH3
b) Acid: H2O , VCl3 và Co2+ ; base: CuSO4 , KCl và NH3
c) Acid: CuSO4, KCl và Co2+ ; base: H2O, VCl3 và NH3
d) Acid: CuSO4, VCl3 và NH3 ; base : H2O, KCl và Co2+

31. Cường độ acid - base Lewis: h/ư cảm ứng, lập thể, cộng hưởng
31.1 Tính acid tăng dần trong dãy BF3, BCl3, BBr3 do hiệu ứng gì:
a) Hiệu ứng cộng hưởng
b) Hiệu ứng cảm ứng
c) Hiệu ứng lập thể
d) Hiệu ứng cộng hóa trị

31.3 Chọn đáp án đúng theo thuyết acid - base Lewis:


1) Etere (ví dụ CH3-O-CH3, C2H5-O-C2H5) được coi là lưỡng tính.
2) Trong một phân nhóm của hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trên xuống, độ bền liên kết
giảm nhanh hơn ái lực electron, nên tính acid của dãy HnX giảm dần.
3) Trong dung môi nước, tính base tăng dần từ: anilin < 3,5dinitro anilin < 2,6 dinitro
anilin.
4) Các hiệu ứng cảm ứng, cộng hưởng, không gian có tác dụng rút e làm tính bazơ
tăng, tính acid giảm
a) Không có câu nào đúng
b) Chỉ 1,3,4 đúng
c) Tất cả cùng đúng
32 | P a g e
d) Chỉ 2,3,4 đúng
31.4 Chọn câu đúng:
Sắp xếp chất sau theo tính base Lewis giảm dần: Li3N, NF3, NH4+, NH3
a) Li3N, NH3, NF3 , NH4+
b) Li3N, NH4+, NH3, NF3 .
c) NH4+, Li3N, NH3, NH3.
d) Li3N, NH4+, NH3, NF3.

33. Cường độ acid - base phụ thuộc vào số OXH


33.1 Crom cần nằm ở mức oxy hóa nào để hydroxide có tính base mạnh nhất;
a) +2
b) +3
c) +6
d) +4
33.4 Những oxide nào của Crom tác dụng được với acid hydrocloric theo phản ứng
acid-base?
a) CrO
b) Cr2O3
c) CrO3
d) CrO2
33.2 Cho biết những oxide nào dễ tác dụng với acid HCl trong số các oxide sau:
Tl2O, La2O3, ReO2, MgO, MnO2, Cr2O3
a) Tl2O , La2O3, MgO
b) Tl2O , MgO
c) Tl2O , La2O3 , MnO2
d) Tl2O , La2O3, MgO , ReO2
33.3 Cho biết những oxide nào dễ tác dụng với acid HCl trong số các oxide sau:
Cu2O, Ga2O3, ZrO2, SrO, Al2O3
a) Cu2O , SrO
b) Cu2O , Ga2O3, Al2O3, SrO
c) Cu2O , Ga2O3
d) Cu2O , Ga2O3, SrO , ZrO2

33.5 Những oxyt nào của mangan có tính lưỡng tính?


a) Mn2O3 , MnO2
b) MnO ,Mn2O3
c) MnO2, MnO3
d) Mn2O3 , Mn2O7
33.6 Vanadi nằm ở mức oxy hóa nào mà hợp chất hydrat oxide của nó có tính acid
mạnh nhất?
a) +2
b) +5
c) +4

33 | P a g e
d) +3
33.7 Mức độ phản ứng với nước của các oxid dưới đây thay đổi như thế nào? :
Na2O, MgO; Al2O3; SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7
a) Tăng dần
b) Giảm dần
c) thay đổi không theo quy luật
d) Giảm dần từ Na2O – SiO2 và sau đó tăng dần

34. Acid - base cứng - mềm


34.1 Cho các phản ứng sau. Chọn phát biểu sai về hằng số cân bằng trong phản ứng
i. CdI2(r) + CaF2(r) ⇌ CdF2(r) + CaI2(r) K<1
ii. [CuI4] (dd) + [CuCl4] (dd) ⇌ [CuCl4] (dd) + [CuI4]3-(dd) K > 1
2- 3- 2-

A. Hằng số cân bằng của phản ứng (i) lớn hơn 1, và phản ứng (ii) nhỏ hơn 1. s
B. Trong các phản ứng này, CdI2(r), [CuCl4]3- là các axit mềm, CaF2, [CuCl4]2- là bazơ
cứng.?
C. Hằng số cân bằng của phản ứng (ii) lớn hơn 1, và phản ứng (i) nhỏ hơn 1. đ
D. Thuyết về axit, bazơ cứng mềm xuất phát từ thuyết Lewis để so sánh tương đối các
acid-base với nhau.

34.3 Chọn phát biểu đúng. Dãy ion nào dưới đây được xếp theo chiều độ cứng tăng
dần:
a) Sr2+ < Ca2+ < Mg2+ < Al3+
b) H+ < Li+ < Na+ < Ag+
c) Mn2+ < Hg2+ < Mn7+ < Ca2+
d) Be2+ < Mg2+ < Fe3+ < Al3+

34.4 Cho biết các acid và base sau đây:


Acid cứng: Li+ ; Mg2+
Acid mềm: Ag+ , Cd2+
Base cứng: OH-
Base mềm: CN-
Cho biết hydroxide của những kim loại nào dễ tan trong dung dịch natri cyanide.
a) AgOH, Cd(OH)2
b) LiOH, Mg(OH)2
c) LiOH, AgOH
d) Mg(OH)2, Cd(OH)2,
34.5 Sử dụng quy tắc acid – base cứng/mềm, hãy dự đoán: Trong các chất dưới đây
chất nào có thể tác dụng mạnh nhất với TiO2
a) NaF b) NaCl c) NaBr d) NaI

34 | P a g e
29. Thuyết acid - base Usanovich
29.1 Hãy cho biết tất cả các acid và base Usanovich có trong các phản ứng sau (phản
ứng ở nhiệt độ cao):
1. Na2B4O7 + CoO = 2NaBO2.Co(BO2)2 4BO2- = B4O84-
2. Na2CO3 + CaCO3 + 6SiO2 = Na2Ca[Si6O14] + 2CO2
a) Acid: Na2B4O7 , SiO2 ; Base: CoO , Na2CO3 , CaCO3
b) Acid: Na2B4O7 , SiO2 ; Base: chỉ CoO và Na2CO3
c) Acid: CoO , SiO2 ; Base: Na2B4O7 , Na2CO3 , CaCO3
d) Acid: Na2CO3 , CaCO3, SiO2 ; Base: CoO , Na2B4O7

29.2 Hãy xác định acid - base Usanovich trong các phản ứng sau:
(1) CaO + SiO2 = CaSiO3
(2) 2Al(OH)3 + P2O5 = 2AlPO4 + 3H2O
(3) 2NaH + B2H6 = 2Na[BH4]
a) Acid: CaO, NaH, B2H6; Base: SiO2, P2O5, Al(OH)3
b) Acid: SiO2, P2O5, B2H6; Base: CaO, Al(OH)3, NaH
c) Acid: CaO, Al(OH)3, NaH; Base: SiO2, P2O5, B2H6
d) Acid: SiO2, P2O5, Al(OH)3; Base: CaO, NaH, B2H6

28. Lý thuyết chung về các thuyết ac – base


28.1 Chọn câu sai
a) Các thuyết acid base có quan niệm hoàn toàn khác nhau nên có phạm vi sử dụng
khác nhau
b) Theo thuyết Usanovich mọi phản ứng hóa học đều có thể xem là phản ứng acid –
base
c) Thuyết acid base Lewis được dùng để giải thích cho những phản ứng tạo phức
d) Theo thuyết Bronsted thì độ mạnh của acid/base phụ thuộc vào độ mạnh của
dung môi
28.2 Thuyết acid-base nào có nội dung như sau: “Acid là những chất có khả năng cho
đi cation, kết hợp với anion, hoặc e, base là những chất có khả năng cho anion hoặc e,
kết hợp với cation”.
1. Thuyết Arhenius 2. Thuyết Lewis 3. Thuyết Lux
a) Tất cả đều sai
b) 1
c) 2
d) 3
28.3 Các phản ứng nào sau đây là phản ứng acid - base Bronsted và Lewis
1) HCl + NaOH ↔ NaCl + H2O
2) CaCl2 + Na2SO4 ↔ 2NaCl +CaSO4
3) F- (k) +HCl(k)↔ HF + Cl-(k)
4) BF3 +KF→ K+ +BF4-
5) SiO2 +CaO→ CaSiO3

a) Chỉ 1,3,4 đúng


35 | P a g e
b) Chỉ 1,2,3,4 đúng
c) Chỉ 2,3,4,5 đúng
d) Tất cả đều đúng
28.4 Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác:
a) Thuyết acid-base của Bronsted – Lowry không giải thích được tính base của NH3
trong môi trường nước.
b) Thuyết acid-base của Arrhenius không giải thích được tính base của NH3 trong
môi trường nước.
c) Thuyết acid-base của Bronsted – Lowry có thể dùng để giải thích sự thủy phân
d) Thuyết acid-base của Lewis có thể dùng để giải thích phản ứng tạo phức
28.5 Chọn phát biểu đúng:
1. Trong tất cả các thuyết acid-base thì thuyết acid-base của Usanovich là tổng
quát nhất.
2. Theo thuyết Usanovich, mọi tương tác đều có thể xem là phản ứng acid-base, kể
cả phản ứng có sự trao đổi electron (phản ứng oxi-hóa khử).
3. Để so sánh cường độ acid-base, thuyết Lewis chỉ xét riêng cho từng nhóm chất,
không có thước đo chung như thuyết Bronsted-Lawry.
a) Tất cả cùng đúng
b) Chỉ 1, 2 đúng
c) Chỉ 2, 3 đúng
d) Chỉ 1, 3 đúng
28.6 Chọn phát biểu đúng
a) Hằng số bền của một phức chất càng lớn thì nồng độ ion kim loại tạo phức trong
dung dịch càng nhỏ
b) Xét phản ứng NH3(k) +HCl(k) → NH4Cl(r) , theo thuyết Acid – Base Arrhenius thì
base là NH3 còn HCl là axit.
c) Trong một dung dịch với dung môi là nước, không có một acid nào mạnh hơn H+
và không có một base nào mạnh hơn OH- có thể tồn tại
d) Xét dãy BBr3, BCl3, BF3 từ Br đến F độ âm điện tăng dần do đó điện tích dương
trên B tăng dần, theo thuyết acid base của Lewis tính acid tăng dần.
28.7 Chọn câu đúng
a) Theo Lewis, các hiệu ứng cảm ứng, cộng hưởng… có tác dụng rút e làm giảm
tính acid và tăng tính base
b) Theo Lewis, acid cứng là những cation hoặc phân tử có kích thước lớn, mật độ
điện tích dương cao, không có khả năng cho e
c) Các base yếu hơn nước không bị thủy phân
d) Độ mạnh acid base không phụ thuộc môi trường xảy ra phản ứng
28.8 Chọn những phát biểu sai
1. Các dung môi proton hóa là những chất lưỡng tính theo quan niệm acid base
Lewis
2. Usanovich không cho phép giải thích phản ứng của các chất ở trạng thái nóng
chảy
3. Mn2O3 là oxit có tính axit Bronsed mạnh.

36 | P a g e
4. H+, Cd2+, Al3+ là các acid Lewis cứng
5. Tính base Lewis giảm dần theo Li3N > NF3 > NH3
a) Tất cả
b) Chỉ 1,2,5
c) Chỉ 3,4
d) Chỉ 3,5,4
28.9 Chọn đáp án đúng:
a) ClO2(OH) thể hiện tính base yếu acid mạnh hơn so với NO(OH) trong nước
b) Trong phản ứng S2O72- + NO3- → NO2+ + 2SO42- , thì NO3- đóng vai trò là acid
và S2O72- là base
c) AlCl3 thể hiện tính base trong nước
d) Các thuyết acid-base Bronsted, Lewis, Usanovich, Lux, định nghĩa acid-base theo
các hướng khác nhau nên các thuyết này khá mâu thuẫn với nhau
28.10 Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào chính xác:
1) Quy tắc Karlectch giải thích được sự thay đổi tính acid của một acid mà không cần
đến cấu trúc.
2) Thuyết acid base Lux là trường hợp riêng của thuyết Usanovich và giải thích được
các phản ứng pha nóng chảy.
3) Tính acid tăng theo thứ tự HF < HCl < HBr do trong phân nhóm VIIA, khi đi từ trên
xuống, độ bền liên kết H-X giảm nhanh hơn ái lực electron của X.
4) Acid cứng là cation hoặc phân tử có kích thước nhỏ, mật độ điện tích dương cao.
a) Tất cả cùng đúng
b) Chỉ 1, 2, 3 đúng
c) Chỉ 2, 3, 4 đúng
d) Chỉ 1, 4 đúng
28.11 Chọn câu sai
a) Đối với các oxide, tính axit càng nhỏ khi số oxy hóa của nguyên tố khác Oxy
càng cao.
b) Trong phản ứng tạo phức hằng số bền càng lớn khi ion trung tâm là acid mạnh
và các ligand là base mạnh.
c) Ở cùng điều kiện, trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải tính acid của HnX (X
là nguyên tố phân nhóm chính) tăng dần.
d) Sản phẩm sẽ không bền khi phản ứng xảy ra giữa acid rất yếu và base có độ
mạnh trung bình yếu.
28.12 Chọn phát biểu không chính xác về các thuyết acid – base:
1. Các thuyết acid – base chỉ áp dụng được trong một phạm vi hẹp và không có tính
chất bổ sung hỗ trợ cho nhau.
2. Theo thuyết acid – base Usanovich và thuyết Lux, tất cả các phản ứng đều là phản
ứng acid – base.
3. Cường độ của các acid – base theo thuyết Bronsted và thuyêt Lewis có thể so sánh
dựa vào hằng số Ka hoặc Kb của các acid – base đó.
4. Khái niệm acid – base cứng mềm chỉ tồn tại trong thuyết acid - base Usanovich.

37 | P a g e
a) Tất cả cùng sai
b) Chỉ 1, 3
c) Chỉ 2, 4
d) Chỉ 2, 3

Chương 3. OXY HÓA – KHỬ


3.1 QUY LUẬT BIẾN ĐỔI TÍNH OXH – K TRONG BẢNG HTTH
3.1.1 Theo quy tắc chẵn lẻ, phát biểu nào sau đây là đúng cho các nguyên tố ứng với
các phân nhóm:
1) Nhóm VA chỉ có số oxy lẻ.
2) Nhóm VI A chỉ có số oxy hóa chẵn.
3) Nhóm VB chỉ có số oxy hóa lẻ.
a) Không có câu đúng c) 2 đúng
b) 1 đúng d) 3 đúng
3.1.2 Chọn phát biểu đúng về quy luật tuần hoàn thứ cấp (dành cho các nguyên tố p):
1) Từ trên xuống trong một phân nhóm, số oxy hóa dương cao nhất kém bền vững
dần.
2) Số oxy hóa dương cao nhất của chu kỳ 4 kém bền rõ rệt so với chu kỳ 3, hiện
tượng này tương tự giữa chu kỳ 6 và chu kỳ 5.
3) Số oxy hóa dương cao nhất của chu kỳ 7 là bền nhất.
a) 2 đúng c) 1 đúng
b) Không có câu đúng d) 3 đúng
3.1.3 Chọn ý đúng trong các ý sau:
a) Với các nguyên tố p (trừ khí trơ), trong một chu kỳ từ trái sang phải số oxy hóa
dương cao nhất của nguyên tố kém bền dần.
b) H2O chỉ tham gia các phản ứng với vai trò của chất khử.
c) Các kim loại mạnh và các phi kim mạnh có mức oxy hóa 0 bền. .
d) Nguyên tố phân nhóm chẵn có số oxy hóa chẵn kém bền hơn hẳn các số oxy hóa
lẻ.
3.1.4 Trong dãy theo thứ tự S → Se → Te → Po từ trên xuống trong nhóm VIA, tính
khử tăng tính oxi hóa giảm nguyên nhân chính vì:
1) Lớp vỏ e được hạt nhân hút ngày càng yếu vì hiệu ứng chắn tăng dần.
2) Hiệu ứng xâm nhập giảm do điện tích hạt nhân giảm.
3) Do quy luật tuần hoàn thứ cấp.
a) 1 đúng c) 2 đúng
b) Không có câu đúng d) 3 đúng
3.1.5 Chọn phát biểu đúng đối với nguyên tố Cl:
1) Cl ở các mức oxy hóa -1 và +7 có độ bền tương đương nhau vì chúng cùng có cấu
hình khí trơ.
2) Tính oxy hóa của hợp chất Cl(+5) lớn hơn Cl(+1) vì mất đi nhiều electron hơn.
3) Các hợp chất Cl có các số oxy hóa dương điển hình lần lượt từ +1 đến +7.
a) Không có câu đúng c) 2 đúng
b) 1 đúng d) 3 đúng

3.2 XÁC ĐỊNH SỐ OXY HÓA BỀN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

38 | P a g e
3.2.1 Số oxy hóa nào trong số các số oxy hóa dưới đây kém đặc trưng nhất đối với
Te?
a) +2 b) -2 c) +4 d) +6
3.2.2 Brom ở mức oxy hóa nào là bền vững nhất trong những hợp chất chứa oxy?
a) +5
b) +1
c) +3
d) +7
3.2.3 Titanium có mức oxy hóa nào trong những hợp chất bền nhất của mình?
a) +4
b) -4
c) +2
d) +3
3.2.4 Nguyên tố ở số oxy hóa nào dưới đây ít tạo ra các hợp chất nhất so với các
nguyên tố (ở các số oxy hóa) còn lại.
a) Se(2+) b) P(5+) . c) V(5+) . d) Tl(+) .
3.2.5 Nguyên tố ở số oxy hóa nào dưới đây ít tạo ra các hợp chất nhất so với các
nguyên tố (ở các số oxy hóa) còn lại.
a) Mn(+). . b) Ag(+) c) Cs(+) d) Tl(+)
3.2.6 Mức oxy hóa: +3 đặc trưng nhất b) Molybden (Z = 42)
cho nguyên tố nào dưới đây: c) Wolfram (Z = 74)
a) Crom (Z = 24) d) Seaborgi (Z = 106)
3.2.7 Những nguyên tố nào dưới đây có mức oxy hóa +6 là đặc trưng nhất:
1) Crom 2) Molybden 3) Wolfram
a) 2 & 3
b) Chỉ 1
c) 1 & 2
d) 1 &3
3.2.8 Đối với nguyên tố nào việc oxy hóa hợp chất M(II) lên hợp chất M(III) dễ dàng
nhất (xét trong cùng điều kiện)?
a) Fe
b) Ni
c) Co
d) Cu
3.2.9 Acid nào dưới đây bền nhất?
a) HClO4 b) HClO2 c) HClO d) HClO3
3.2.11 Acid nào trong các acid dưới đây là bền nhất?
a) HBrO3 b) HBrO c) HBrO4 d) HBrO2
3.2.10 Acid nào trong số các acid dưới đây là kém bền nhất?
a) HBrO4 b) HClO4 c) H5IO6 d) HBrO3
3.2.12 Hydroxide nào dưới đây bền nhất trong không khí?
a) Ni(OH)2 b) Fe(OH)2 c) Co(OH)2 d) Mn(OH)2
3.2.13 Chất nào dưới đây không có tính oxy hóa mạnh trong bất cứ giá trị pH nào của
môi trường?
a) In2(SO4)3 b) Tl2(SO4)3 c) Na2SeO4 d) KBrO4

39 | P a g e
3.3 TÍNH OXY HÓA – KHỬ CỦA CÁC CHẤT
3.3.1 Số oxy hóa nào trong số các số oxy hóa dưới đây kém đặc trưng nhất đối với
iod?
a) +2 b) +1 c) +5 d) +7
3.3.2 Hợp chất nào sau đây của Crôm chỉ có tính oxy hóa:
1) K2Cr2O7 2) Na2CrO4 3) CrO3
a) Cả 3 hợp chất trên c) Chỉ 2 và 3
b) Chỉ 1 d) Chỉ 1 và 2
3.3.3 Hợp chất nào của mangan chỉ có tính oxy hóa:
a) KMnO4 b) K2MnO4 c) MnO2 d) MnO
3.3.4 Chất nào dưới đây không phải là chất oxy hóa mạnh?
a) Re2O7 b) Mn2O7 c) CrO3 d) NiO2
3.3.5 Những chất nào dưới đây thường được sử dụng làm chất oxy hóa trong các phản
ứng hóa học?
1) CrO3 2) MoO3 3) K2Cr2O7 4) K2WO4
a) Chỉ 1 & b) Chỉ 1 & c) Tất cả d) Chỉ 2 &
3 2 4
3.3.6 Những chất nào dưới đây thường được sử dụng làm chất oxy hóa trong các phản
ứng hóa học?
1) K2Cr2O7 ; 2) KClO3 ; 3) Na2FeO4 ; 4) MnO2 ; 5) WO3
a) Chỉ 1, 2 & 3 b) Chỉ 1 & 2 c) 1, 2, 3 & 4 d) 1 , 2 , 4 & 5
3.3.7 Chọn phương án phù hợp nhất. Cho biết những chất nào có tính khử rất yếu.
a) BiCl3 ; IF5 b) H2Se ; c) Ga2O ; NO
ZrCl2 d) SnCl2 ; PCl3
3.3.8 Hydroxide nào dưới đây dễ bị oxy hóa nhất?
a) Mn(OH)2 b) Fe(OH)2 c) Co(OH)2 d) Ni(OH)2
3.3.9 Cho biết tính chất oxy hóa – khử đặc trưng của các hợp chất sau đây của brom:
BrO2, Br2O, BrF3
a) Chúng có tính oxy hóa đặc trưng.
b) Chúng thể hiện tính oxy hóa đặc trưng trong môi trường acid và tính khử đặc
trưng trong môi trường base.
c) Tính oxy hóa và tính khử đều đặc trưng với chúng.
d) Không thể kết luận chung mà chỉ có thể nhận xét riêng với từng chất.
3.3.10 Hãy chọn phương án tất cả các hợp chất có tính chất oxy hóa khử đặc trưng là
tính oxy hóa:
a) HBrO4 ; HgCl2 ; OF2 c) H5IO6; PoO2 ; SnCl2
b) HClO4 ; H3VO4 ; LaCl3 d) H5AtO6 ; IF3 ; NaH
3.3.11 Chọn phương án chính xác nhất. Các chất sau có tính chất oxy hóa hay khử đặc
trưng: CrCl2, Na2[Pb(OH)6]
a) CrCl2 có tính khử đặc trưng. Na2[Pb(OH)6] có tính oxy hóa đặc trưng.
b) CrCl2 có cả tính khử và cả tính oxy hóa đặc trưng, Na2[Pb(OH)6] có tính oxy
hóa đặc trưng.
c) Cả hai chất đều có tính oxy hóa đặc trưng.
d) Cả hai chất đều có tính khử đặc trưng.

3.4 SO SÁNH TÍNH OXH – K CỦA CÁC CHẤT

40 | P a g e
3.4.1 Oxide nào dưới đây là chất oxy hóa mạnh nhất (xét trong cùng điều kiện)?
a) CrO3 b) MoO3 c) WO3 d) W2O5
3.4.2 Hợp chất nào có tính oxy hóa kém nhất trong số các hợp chất sau (xét trong
cùng điều kiện)
a) Na2GeO3 b) Na2SeO4 c) NaBrO4 d) Na3AsO4
3.4.3 Hợp chất nào có tính oxy hóa kém nhất trong số các hợp chất sau (xét trong cùng
điều kiện)
a) HClO4 b) H5IO6 c) HBrO4 d) H5AtO6
3.4.4 Sắp xếp khả năng oxy hóa của các hợp chất (1) Si+4, (2) Ge+4 và (3) Pb+4 trong
dung dịch nước, pH = 0 ở cùng điều kiện khí quyển:
a) 3 > 2 > 1
b) 1 > 2 > 3
c) 2 > 3 > 1
d) Không thể so sánh.
3.4.5 Chọn phương án đúng. So sánh độ mạnh tính oxy hóa của các cặp chất sau (xét
trong cùng điều kiện):
a) TiCl4 > ZrCl4. c) SO42−  TeO42−
b) AsO 43−  BiO3− d) TcO4−  MnO4−
3.4.6 Chọn phương án đúng. So sánh độ mạnh tính oxy hóa của các cặp chất sau (xét
trong cùng điều kiện):
1) H2SO4 < H2SeO4 2) Tl2O3 < PbO2 3) CoCl3 > FeCl3 4) TiO2 > ZrO2
a) Tất cả cùng đúng. c) Chỉ 3, 4 đúng
b) Chỉ 1, 2 đúng d) Chỉ 1, 3 đúng
3.4.7 Tìm trường hợp sai khi so sánh độ mạnh chất oxy hóa của các cặp chất sau (xét
trong cùng điều kiện)
a) KMnO4 < Na2Cr2O7 c) GeO2 < PbO2
b) H2SO4 < H2TeO4 d) Na3VO4 > Na3NbO4
3.4.8 Hợp chất nào có tính khử mạnh nhất trong số các hợp chất sau: (xét trong cùng
điều kiện)
a) SiF2
b) IF5
c) SeF4
d) PF3
3.4.9 Chất nào dưới đây có tính khử yếu nhất?
a) Bi2O3 b) P2O3 c) As2O3 d) Sb2O3
3.4.10 Chọn câu đúng khi so sánh về độ bền của các hợp chất sau: Mn2O7; Tc2O7;
Re2O7.
a) Mn2O7  Tc2O7  Re2O7 c) Mn2O7  Re2O7  Tc2O7
b) Mn2O7  Tc2O7  Re2O7 d) Re2O7  Mn2O7  Tc2O7
3.4.11 Chọn phương án sai. So sánh độ bền mức oxy hóa 0 của các cặp nguyên tố sau.
a) Na > Be b) Y > La c) Mg > Sr d) Tl > Ga
3.4.12 Chọn phương án đúng. So sánh độ bền mức oxy hóa 0 của các cặp nguyên tố
sau.
a) Pt > Re b) Fe > Os c) Cr > W d) Tl < Ga
3.4.13 Chọn phương án đúng. So sánh độ bền mức oxy hóa 0 của các cặp nguyên tố
sau.
41 | P a g e
1) La > Hf 2) Zr > Y 3) Mn > Fe 4) Cu > Zn
a) Chỉ 2,4 đúng c) Tất cả cùng đúng
b) Chỉ 1,3 đúng d) Chỉ 2 đúng
3.4.14 Chọn phương án đúng. So sánh độ bền mức oxy hóa 0 của các cặp nguyên tố
sau.
a) Sc > Ac b) Al > Tl c) Cr > W
d) Ni > Pd
3.4.15 Chọn phương án sai. So sánh độ bền mức oxy hóa 0 của các cặp nguyên tố sau.
a) Mn < Cr b) Nb > V c) Sc > Y d) Se > S
3.4.16 Kim loại nào yếu nhất trong số các đơn chất dưới đây:
a) In b) Al Ga c) Sc d) La
3.4.17 Nguyên tố nào trong số các nguyên tố dưới đây tác dụng yếu nhất với acid
hydroclohydric?
a) Ta b) Sc c) Y d) V
3.4.18 Kim loại nào yếu nhất trong số các đơn chất dưới đây:
a) Os b) La c) Ta d) W
3.4.19 Sắp xếp theo thứ tự mức oxi hóa cao nhất kém bền dần (xét trong cùng điều
kiện)
MoO42 −  Cr2O72 −  MnO4−  BrO4−  At (+7)
a)
Cr2O72 −  MnO4−  MoO42 −  BrO4−  At (+7)
b)
MoO42 −  MnO4−  Cr2O72 −  At (7 +)  BrO4−
c)
Cr2O72 −  MoO42 −  MnO4−  BrO4−  At (+7)
d)

3.5 ÁP DỤNG TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG TRÌNH Nernst


3.5.1 Cho thế khử tiêu chuẩn của cặp Ag+(aq) + e− → Ag(s) là +0,8 V. Tính lại thế khử
khi có mặt Cl- (loãng) trong dung dịch. Biết tích số tan của AgCl là 10-9.75 ở cùng điều
kiện.
 oAgCl / Ag =  Ag / Ag =  oAg / Ag + 0,059lg C Ag =  oAg / Ag + 0,059lgTAgCl = 0,8 + 0,059lg10-
+ + + +

9,75
= 0,225V

a) +0.225V c) +0,41V d) +0,771V


b) -0,41V
Cho thế khử tiêu chuẩn của cặp Cu+(dd) + e− → Cu(r) là +0,52 V. Tính lại thế khử của
cặp này khi có mặt NH3 trong dung dịch. Biết hằng số không bền của phức
[Cu(NH3)2]+ là 10-10,86 ở cùng điều kiện.
a) -0,12V b) -0,54V c) +0,54V d) +0,46V
3.5.2 Biết trong môi trường acid, nhiệt độ 25 C  Ce / Ce = 1,61 V và  Fe / Fe = 0,77 V.
0 o
4+ 3+
o
3+ 2+

Cho 5ml dung dịch Ce4+ 0,1M vào 5ml dung dịch Fe2+ 0,3M.Tính suất điện động của
phản ứng ở cùng điều kiện tại thời điểm dung dịch còn lại 50% ion Ce4+.
a) 0,881 V b) 0,840 V c) 0,607V d) 0,799V
3.5.3 Dùng giản đồ Latimer của Fe trong môi trường pH = 0 khi không có mặt ion
CN- và có mặt ion CN- cho dưới đây, xác định hằng số bền của các phức Fe(CN)63- và
Fe(CN)64-.
[ Fe(CN )6 ]3− ⎯0⎯⎯→[ Fe(CN )6 ]4 − ⎯−⎯
.361
⎯→ Fe
1.16

42 | P a g e
−0.44
Fe3+ ⎯⎯⎯
0.771
→ Fe2+ ⎯⎯⎯ →F e
a) pK b Fe CN 3− = -31,3 và pK b Fe CN
( )6 ( )6 4 −
= -24,4
b) Không thể xác định do không đủ thông tin
c) pK b Fe( CN ) = 31,3 và pK b Fe( CN ) = 24,4
3− 4−
6 6

d) pK b Fe( CN ) = -31,3 và pK b Fe( CN ) = 24,4


3− 4−
6 6

3.5.4 Cho giản đồ Latimer của Clo trong môi trường base (pH = 14)
ClO4− ⎯0⎯→

, 36
ClO3− ⎯0⎯→

, 33
ClO2−
Tính thế khử chuẩn của các bán phản ứng oxy hóa - khử sau ở pH=7
(1) ClO4− + H 2O + 2e → ClO3− + 2OH −
(2) ClO3− + H 2O + 2e → ClO2− + 2OH −
a) 0.773V, 0.743V c) 0.95 V, 0.865V
b) 0.85 V, 0.90V d) Không thể xác định
3.5.5 Cho dãy Latimer của brom ở môi trường axit
BrO3− ⎯1⎯
.45
→ HBrO ⎯⎯→
1.6
Br2 ⎯1⎯⎯→ Br −
.087

Tính thế khử của cặp BrO3− / Br2 và BrO3− / Br − ở cùng điều kiện
a) 1,48 và 1,41 b) 1,32 và 1,35 c) 1,52 và 1,45 d) 1,38 và 1,35
3.5.6 Xác định E trong giản đồ Latime của Mangan trong môi trường acid
0

a) E0 = 2.27 V b)E0 = 1.14 V c) E0 = 0.95 V d)E0 = 2.83 V


3.5.7 Dựa trên dãy Latimer của sắt trong môi trường acid (pH = 0) và base (pH = 14)
cho bên dưới, tính  0FeO / Fe ở pH = 7 là: 2−
4

pH = 0 : FeO24− ⎯+⎯

1,9
→ Fe3+ ⎯+⎯ ⎯→ Fe2+ ⎯−⎯
0,771
⎯→ Fe
0, 441

pH = 14 : FeO24− ⎯+⎯
⎯→ Fe(OH)3 ⎯−⎯
0,9
⎯→ Fe(OH) 2 ⎯−⎯
0,56
⎯→ Fe
0,89

a) 0,611V b) 0,615V c) 0,06V d) 0,338

3.5.8 Tính  No +
2H5 / NH 4+
tại pH = 3. Biết ở pH = 0 :  0 N 2 / N 2 H 5+ = − 0.23V và
 0N 2 / NH 4+ = 0.26 V
a) 0.975 V c) 0.49 V
b) 1.24 V d) 0.225V
3.5.9 Cho dãy Latimer của Vanadi trong môi trường acid (pH = 0) như sau:
[VO2 ]+ ⎯0⎯ ⎯→[VO]2+ ⎯0⎯
.9996
⎯→V 3+ ⎯−⎯
.337
⎯→V 2+ ⎯−⎯
0.255
⎯→V
1.18

Thế khử tiêu chuẩn ở cùng điều kiện của cặp [VO2]+/V3+ là:
a) 0.67 b) 0.57 c) 0.77 d) 0.87

3.6 CÁC CHẤT THÊM VÀO LÀM THAY ĐỔI THẾ KHỬ
3.6.1 Chọn đáp án đúng: Các chất sau, thêm chất nào vào dung dịch Ag+ sẽ làm giảm
tính oxy hóa của Ag+:
1/ NH3 2/ CN- 3/ HCl 4/ H2SO4
a) Tất cả các chất b) Chỉ 1,2

43 | P a g e
c) Chỉ 2,3 d) Chỉ 3,4
3.6.2 Thêm chất nào dưới đây vào làm thay đổi tính khử của CoCl2? Co3+ + e = Co2+

1) NaOH ; 2) H2O ; 3) NH3 ; 4) HCl loãng


a) Chỉ 1& 3 b) Chỉ 1 c) Tất cả d) 2 & 4
3.6.3 Chọn phương án phù hợp nhất. Trường hợp nào cả hai chất khi thêm vào dung
dịch coban(II) clorua làm thay đổi tính khử của CoCl2:
a) NaCN ; NH3 b) NaNO2; NaI c) Na2SO4 ; NaOH
d) Không có trường hợp nào cả hai chất đều làm tính khử của coban(II) clorua.
3.6.4 Thêm những chất nào dưới đây vào làm tăng tính khử của FeTiO3 ở nhiệt độ
cao?
1) KOH ; 2) B2O3 ; 3) SiO2 ; 4) NaHCO3
a) 1,4 b) 1,2 c) 2,3 d) 3,4
3.6.5 Thêm chất nào dưới đây vào làm giảm độ bền của Na2FeO4?
1) KOH ; 2) Al2(SO4)3 ; 3) Na2CO3 ; 4) NH4Cl
a) Chỉ 2,4 b) Chỉ 1,3 c) 2,3,4 d) 1,3,4
3.6.6 Chất nào thêm vào làm tăng độ bền của K2MnO4 nhiều nhất:
a) KOH b) NaHCO3 c) NH4Cl d) CO2
3.6.7 Tính oxy hóa của KClO3 yếu nhất trong môi trường nào?
a) Base b) Acid c) Trung tính
d) Còn tùy thuộc vào điều kiện phản ứng
3.6.8 Các hợp chất Fe(III) bền nhất trong môi trường nào?
a) Base c) Trung tính d) Còn tùy điều
b) Acid kiện

3.7. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẢN ỨNG TẠO TỦA, TẠO PHỨC TỚI THẾ KHỬ
(định tính)
3.7.1 Cho thế khử tiêu chuẩn của cặp Cu2+/Cu+ như sau:
Cu2+ + e = Cu+ o = +0,153V (1)
Biết tích số tan của CuCl là 10 , hằng số không bền của [CuCl2] là Kkb = 10-5,35. So
-5.92 -

sánh thế khử chuẩn của các bán phản ứng sau:
Cu2+ + Cl- + e- = CuCl(r) (2) ; Cu2+ + 2Cl- + e- = [CuCl2]- (3)

a) 2 > 3 > 1 b) 1 > 2 > 3 c) 1 > 3 > 2 d) 3 > 1 > 2



3.7.2 Cho thế khử tiêu chuẩn của cặp Fe (aq) + e → Fe (aq) là +0,771V. Khảo sát sự
3+ 2+

thay đổi của cặp trên khi có mặt CN-, biết hằng số bền của các phức [Fe(CN)6]3- là 1043.9
và [Fe(CN)6]4- là 1036.9.
a) Giảm c) Không đổi
b) Tăng d) Không thể xác định.
3.7.3 Biết thế khử chuẩn của Ag + e = Ag là o = +0,799V; tích số tan của Ag+
+

với Cl-, Br-, I- lần lượt là 10-9.75, 10-12.28 và 10-16.08 ở 250C. Thế khử chuẩn tăng hay
giảm và thay đổi nhiều nhất là khi có mặt chất nào trong dung dịch Ag+?
a) Giảm, I-. b) Giảm, Cl- c) Tăng, I- d) Giảm, Br-
3.7.4 Cho biết quá trình khử Au3+ + 3e → Au o(V) = 1,50
Biết hằng số không bền toàn phần của các phức AuX4- có các giá trị như sau :
[AuCl4] - = 10-21,3 [AuBr4] - = 10-31,5 [Au(SCN)4] - = 10-42

44 | P a g e
Thế khử chuẩn ở 250C của các bán phản ứng khử sau lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt
là :
AuCl4- + 3e → Au + 4Cl- (1)

AuBr4- + 3e → Au + 4Br- (2)

Au(SCN)4- + 3e → Au + 4SCN- (3)

a) 1, 3
b) 3, 1
c) 2, 1
d) 2, 3
3.7.5 Dự đoán sự thay đổi thế khử của cặp Al3+/Al trong dung dịch nước (ban đầu cho
ở điều kiện chuẩn) sau khi cho thêm NH3 lỏng vào dung dịch trên ở cùng điều kiện.
a) Giảm do Al3+ tạo phức với NH3 c) Không đổi vì Al3+ không phản ứng với
b) Giảm do tạo kết tủa Al(OH)3 NH3
d) Không dự đoán được
3.7.6 Cho hằng số bền của phức [Fe(CN)6] bằng 1043,9 và [Fe(CN)6]4- là 1036.9.
3-

So sánh tính oxy hóa của Fe(III) trong [Fe(H2O)6]3+ và [Fe(CN)6]3+:


a) [Fe(H2O)6]3+ mạnh hơn c) Bằng nhau
b) [Fe(CN)6] mạnh hơn
3-
d) Không có cơ sở để so sánh.
3.7.7 Cho điện cực gồm một thanh kẽm nhúng vào dung dịch ZnSO4. Khi thêm NH3
vào dung dịch, thế của điện cực sẽ:
1) Giảm do Zn2+ thủy phân trong môi trường baz.
2) Giảm do tạo phức [Zn(NH3)4]2+.
3) Tăng do ion lạ làm tăng độ tan của muối ZnSO4.
4) Giảm do môi trường baz làm giảm thế của điện cực.
5) Không đổi do nồng độ Zn2+ trong dung dịch không đổi
a) 1,2,4 đúng b) Chỉ 1,2 c) 3 đúng
đúng d) 5 đúng.

4.8. LÝ THUYẾT VỀ GIẢN ĐỒ LATIMER


4.8.1 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau về giản đồ Latimer:
1) Các dạng hợp chất của nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxy hóa.
2) Dãy Latimer của cùng một nguyên tố trong môi trường kiềm thường có thế khử lớn
hơn trong môi trường acid với các cặp oxy hóa – khử tương ứng.
3) Trong dãy, thế khử luôn giảm từ trái sang phải.
a) Tất cả đều sai. b) Chỉ 1 sai c) Chỉ 2 sai d) Chỉ 3 sai
4.8.2 Khi biểu diễn giản đồ Latimer:
1) Các dạng hợp chất của nguyên tố được sắp theo chiều giảm độ âm điện.
2) Thế khử phải tăng từ trái sang phải thì các hợp chất mới bền.
3) Mỗi quá trình phải kèm theo thế khử tương ứng.
a) Chỉ 3 đúng b) Chỉ 2 đúng c) 1 đúng d) 2,3 đúng
4.8.3 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau về giản đồ Latimer:
1) Các dạng hợp chất của nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần số oxy hóa.
2) Thế khử của một cặp oxy hóa – khử liên hợp trong môi trường acid luôn lớn hơn thế
khử của nó trong môi trường base.
45 | P a g e
3) Trong dãy Latimer, thế khử phải luôn giảm từ trái sang phải để các chất là bền vững.
4) Trong dãy Latimer không xác định được các dạng chất kém bền vì không thể đo được
thế khử của chúng.
a) Chỉ 1, 3 c) 2, 4
b) 1, 2, 3 d) 1, 4
4.9. Áp dụng Latimer xác định chất dị ly, nhị hợp
4.9.1 Cho giản đồ Latimer của Ru trong môi trường acid:
RuO4 ⎯⎯ ⎯
0.99
→ RuO4− ⎯⎯
1.6
→ RuO2+ ⎯⎯
1.5
→ Ru (OH ) 22+ ⎯⎯ ⎯
0.86
→ Ru 3+ ⎯⎯ ⎯
0.24
→ Ru 2+ ⎯⎯
0.8
→ Ru
Số các hợp chất bị dị ly và nhị hợp ở pH này là:
a) 2 chất dị ly, 3 chất nhị hợp. c) 4 chất dị ly, 3 chất nhị hợp/
b) 2 chất dị ly, 5 chất nhị hợp. d) 3 chất dị ly, 2 chất nhị hợp
4.9.2 Cho giản đồ Latimer các hợp chất của Clo trong môi trường acid như sau:

Hợp chất nào của Clo không bền vững (dị ly) trong môi trường acid?
a) ClO3-, ClO2, HClO2 c) ClO2, Cl2, HClO
b) ClO3-, ClO2, HClO d) HClO, Cl2, Cl-
4.9.3 Cho giản đồ Latimer của Nito trong môi trường base

Số hợp chất bị dị ly trong giản đồ trên là:


a) 4 b) 2 c) 5 d) 3
4.9.4 Cho các dãy Latimer sau:

Trong giản đồ trên, có bao nhiêu dạng hợp chất (ion) bị dị ly (tính cả môi trường acid
lẫn base):
a) 4 b) 3 c) 6 d) 5
4.9.5 Cho dãy Latimer của nguyên tố Oxy trong môi trường acid:
O2 ⎯0⎯⎯→ H 2O2 ⎯1⎯
.694 .77
→ H 2O
Nhận xét nào sau đây là không chính xác trong môi trường acid:
a) Ở điều kiện thường H2O và O2 có thể kết hợp tạo thành H2O2
46 | P a g e
b) H2O2 là chất oxy hóa mạnh
c) H2O2 không bền ở điều kiện thường.
d) H2O2 có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng oxy hóa khử.
4.9.6 Từ dữ kiện giản đồ Latimer của Cr ở pH = 0, các hợp chất nhị hợp trong môi
trường axit là:
Cr2O72 − ⎯+⎯⎯→ Cr 3+ ⎯−⎯
1, 33
⎯→ Cr 2 + ⎯−⎯
0 , 41
⎯→ Cr
0 , 91

a) Cr3+, Cr2+ c) Cr(V), Cr(IV)


b) Cr2O72− , Cr d) Không có hợp chất nhị hợp.

4.10 GIẢN ĐỒ Frost


4.10.1 Dựa vào giản đồ Frost ta kết luận được:
a) Hợp chất nằm phía trên bên phải là chất oxy hóa đối với chất nằm phía dưới bên
trái của chúng.
b) Độ dốc đường nối các hợp chất càng lớn thì tác nhân thể hiện tính oxy hóa (khử)
càng yếu.
c) Hợp chất nằm phía trên đường nối hai cấu tử nằm lân cận nó thì hai cấu tử này
dễ cộng hợp thành hợp chất đó.
d) Hợp chất ở đáy giản đồ thường là sản phẩm không bền của quá trình oxy hóa –
khử.
4.10.2 Dựa vào giản đồ Frost ta kết luận được:
a) Hợp chất nằm phía trên bên trái là chất khử đối với chất nằm phía dưới bên phải
của chúng.
b) Hợp chất nằm phía dưới đường nối hai cấu tử lân cận rất dễ bị dị ly thành hai cấu
tử lân cận đó.
c) Hợp chất nằm phía trên đường nối hai cấu tử nằm lân cận nó thì hai cấu tử này dễ
cộng hợp thành hợp chất đó.
d) Hợp chất ở đáy giản đồ thường là sản phẩm không bền của quá trình oxy hóa –
khử.

4.10.3 Cho giản đồ Frost của Nito ở pH = 14:

Chọn phát biểu đúng: Trong môi trường base


1) Sản phẩm nhiệt động cuối cùng của quá trình oxi hóa - khử là N2
2) Các dạng bền: N2H4, N2, NO −2
3) Chất dễ bị dị ly: NH2OH, NO, N2O4, NO2, N2O
4) NH2OH có tính oxi hóa mạnh hơn tính khử
47 | P a g e
5) Tính chất đặc trưng của NO −2 là tính oxi hóa
a) 1, 2, 3, 5 b) 3, 4, 5 c) 2, 3, 5 d) 1, 4, 5

3.11. SẢN PHẨM CỦA 1 PHẢN ỨNG OXY HÓA – KHỬ


3.11.1 Các chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của phản ứng
CuSO4 + Ptrắng + H2O →
a) Chỉ Cu , H3PO4 c) Cu , H3PO3 , H3PO4
b) Cu3PO4 , H3PO4 d) Cu, P2O5
3.11.2 Các chất nào dưới đây là sản phẩm của phản ứng:
FeSO4 + KMnO4(dư)+ H2SO4(rất loãng)→
1) K2FeO4 2) Fe2(SO4)3 3) MnSO4 4) MnO2
a) 2 & 4 b) 2 & 3 c) 1 & 3 d) 1 & 4
3.11.3 Các chất nào dưới đây là sản phẩm của phản ứng: Ni(OH)3 + HCl(đđ) →
1) NiCl2 2) NiCl3 3) H2 4) Cl2
a) 1 & 4 b) 2 & 3 c) Chỉ 2 d) 2 & 4
3.11.4 Các chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của phản ứng
Na2S2O3 (dd) + HCl →
a) S , SO2 b) S , Na2SO3 c) H2S , SO2 d) H2S , Na2SO3
3.11.5 Những chất nào được tạo thành khi sục khí H2S vào dung dịch FeCl3?
1) Fe2S3 2) FeS 3) S 4) FeCl2
a) Chỉ 3 & b) Chỉ 2 & c) Chỉ 1
4 3 d) Cả 4 chất
3.11.6 Kẽm tan trong những chất nào dưới đây?
1) HCl(đđ) 2) HNO3 3) NH3(đđ) 4) NaOH(đđ)
a) Cả 4 chất trên b) Chỉ 1 , 2 & 4 c) Chỉ 1 & 2 d) Chỉ 3 & 4
3.11.7 CuCl được điều chế nhờ những phản ứng nào dưới đây?
1) Cu + HCl(dd) → 3) CuCl2(dd) + HCl + Cu →
2) Cu + Cl2 (đun nóng) → 4) CuCl2(dd) + HCl + SO2 →
a) Chỉ 3 & 4 b) Chỉ 2 & 3 c) Chỉ 1 & 2 d) Cả 4 phản ứng
3.11.8 Những phản ứng nào dưới đây có thể sử dụng điều chế khí chlor trong phòng
thí nghiệm?
1) KMnO4 (r) + HCl (đđ) → 2) MnO2 + HCl (đđ, nóng) →
3) CaOCl2 (r) + H2SO4 (đđ) → 4) KClO3 (r) + HCl (đđ) →
a) Cả 4 phản ứng trên c) Chỉ 1 , 2 & 3
b) Chỉ 1 & 2 d) Chỉ 2 & 3
3.11.9 Trong công nghiệp những phương pháp nào được sử dụng điều chế Oxygen?
1) Phân hủy nhiệt kali permanganat 3) Chưng cất phân đoạn không khí
2) Phân hủy nhiệt bari peroxyt. lỏng.
4) Điện phân nước.
a) Chỉ 3 & b) 2 , 3 & 4 d) 1 & 4
4 c) 1 & 2
3.11.10 Có thể sử dụng những phản ứng nào dưới đây để chuyển hợp chất Cr(VI)
thành hợp chất Cr(III)?
1) K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4(loãng) 2) K2Cr2O7 + (NH4)2S + H2O →
→ 3) K2CrO4 + H2SO4 (đđ) →

48 | P a g e
4) K2Cr2O7 + Na2CO3 + H2O →
a) 1 & 2 b) Chỉ 1 c) 3 & 4 d) Chỉ 2
3.11.11 Có thể sử dụng những phản ứng nào (trong môi trường kiềm nóng chảy hoặc
kiềm đậm đặc) dưới đây để điều chế: Co(OH)3?
1) CoCl2 + NaOH + O2 →
2) CoCl2 + H2O2 + NaOH →
3) CoCl2 + NaOCl + NaOH →
4) CoCl2 + Br2 + NaOH →
a) Cả 4 phản ứng b) Chỉ 3 & 4 c) Chỉ 2 & 4 d) Chỉ 2 , 3 & 4
3.11.12 Ion M(III) được tạo thành trong các phản ứng nào dưới đây trong dung dịch?
a) Fe(OH)3 + HCl → c) Ni(OH)3 + HCl →
b) Co(OH)3 + HCl → d) Mn(OH)3 + HCl →
3.11.14 Mangan dioxide tạo thành trong phản ứng nào dưới đây?
1) KMnO4 + MnSO4 + H2O → 3) KMnO4 + C6H12O6 + KOH (đđ) →
2) KMnO4 + SO2 + H2SO4 (rất loãng) 4) KMnO4 + H2S + H2O →

a) 1, 2 & 4 c) Chỉ 1 & d) 3 & 4
b) Chỉ 1 2
3.11.15 Chất nào được tạo thành khi tương tác giữa nước brom lấy dư nhiều với kali
iodide? KI + Br2 = KBr + I2 Br2 + I2 + H2O + K+ = KIO3 + Br-
a) HIO3 b) I2 c) HI d) H5IO6
3.11.16 Chất nào trong dung dịch nước có thể tác dụng với khí Clor?
a) NaBr b) KBrO3 c) KF
d) KIO3
3.11.17 Muối nào khi nung phân hủy không giải phóng oxygen?
a) CaCO3 b) KMnO4 c) Cu(NO3) d) CaOCl2
2
3.11.18 Mangan có mức oxy hóa bao nhiêu sau khi khử kali permanganat trong môi
trường kiềm đậm đặc?
a) +6 b) +2 c) +3 d) +4
3.11.19 Những chất nào được tạo thành do sự tương tác của mangan với HCl?
1) MnCl2 2) MnCl3 3) MnCl4 4) H2
a) 1 & 4 b) 1 & 2 c) 2 & 4 d) 3 & 4
3.11.20 Cloride nào được tạo thành khi cho khí clor khô tác dụng với Mn rắn?
a) MnCl2 b) MnCl4 c) MnCl5 d) MnCl6
3.11.21 Sản phẩn thu được khi nung nóng hỗn hợp mangan đioxit, muối bectôlê
(KClO3) và kiềm là:
a) kali manganat
b) Kali permanganate
c) hỗn hợp kali manganat và Kali permanganate
d) không phản ứng
3.11.22 Khi cho MnO2 tác dụng với KClO3 trong môi trường kiềm nóng chảy, sản
phẩm thu được có đặc tính:
a) Đạt đến số oxy hóa dương +6.
b) Đạt đến số Oxy hóa dương cao nhất (+7) vì đây là môi trường oxy hóa mạnh.
c) Đạt đến số oxy hóa dương +4 vì đây là số oxy hóa dương bền.

49 | P a g e
d) Đạt đến số Oxy hóa dương + 2 vì liên quan đến việc sử dụng hết 2 electron trên
phân lớp ns.
3.11.23 Những chất nào dưới đây làm mất màu tím của dung dịch kali permanganat đã
acid hóa?
1) FeSO4 2) H2S 3) (NH4)2SO4 4) CO2
a) 1 & 2 b) Chỉ 1 c) 1 & 3 d) 2 & 4
3.11.24 Chất nào dưới đây được tạo thành khi cho MnSO4 tác dụng với K2S2O8 trong
môi trường KOH loãng?
a) MnO2 b) Mn2O3 c) K2MnO4 d) KMnO4
3.11.25 Wolfram có thành phần thế nào khi nung trong dòng oxy?
a) WO3 b) WO2 c) W2O5 d) W2O3
3.11.26 Cho pTHgS = 52.40; pTHg S = 47; pTHg Cl =17.88; Chất nào được tạo thành
2 2 2

nhiều nhất khi dẫn khí H2S qua dung dịch HgCl2?
a) HgS b) Hg2Cl2 c) Hg
d) Hg2S
3.11.27 Những kim loại nào dưới đây đẩy bạc khỏi dung dịch muối của nó?
1) Zn 2) Sn 3) Cu 4) Hg
a) Chỉ 1 , 2 & 3 c) Chỉ 2 & 3 d) Cả 4 kim loại
b) Chỉ 1 trên.
3.11.28 Hợp chất nào được tạo thành khi nung nóng chảy Cr2O3 với K2S2O7?
a) Cr2(SO4) b) KCrO2 c) K2CrO4
3 d) K2Cr2O7
3.11.29 Chọn đáp án phù hợp nhất. Dung dịch nước của những chất nào có thể sử
dụng để loại vết khí hydro sulfua khỏi khí carbonic?
a) TlCl3 ; HgCl2 b) LaCl3 ; FeCl3 c) CoCl3 ; H2SeO3 d) ZrCl4 ; H2CrO4
3.11.30 Trong số chất hay hỗn hợp các chất dưới đây chất nào hay hỗn hợp chất nào
có thể được sử dụng để tinh chế khí Hydrogen khỏi tạp chất SO2?
a) K2Cr2O7 + H2SO4 (đđ) c) H3PO4(đđ)
b) H2O d) HNO3(đđ)
3.11.31 Chất nào dưới đây không thể dùng làm khô khí clo
a) CaO b) P2O5 c) H2SO4 d) CaCl2

3.12. CÁC CÂU HỎI TỔNG HỢP PHẦN OXH – K


3.12.1 Chọn đáp án đúng:
1) Hợp chất càng bền vững thì khả năng hoạt động hóa học càng mạnh.
2) Đối với đa số phản ứng Oxi hóa - Khử, môi trường base làm tăng tính khử của chất
khử, môi trường acid làm tăng tính Oxi hóa của chất Oxi hóa.
3) Khi cân bằng phản ứng oxi hóa khử trong môi trường trung tính, nếu dạng oxi hóa
của chất oxi hóa chứa nhiều nguyên tử oxy hơn dạng khử của nó thì phải thêm nước
vào vế trái, OH- vào vế phải.
4) Trong dung dịch nước ở khoảng 250C, phản ứng Cu2+ + 2e → Cu có
0.059  Cu 2 + 
 Cu / Cu =  Cu
2+ 2+
0
/ Cu
+ lg 
2  Cu 
a) Chỉ 2,3 b) 2,3,4 c) 1,2,3 d) 1,3,4
3.12.2 Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác.

50 | P a g e
1) Định luật tuần hoàn thứ cấp giải thích hiện tượng gây ra do sự xuất hiện lần đầu tiên
của phân lớp d, làm tăng đột ngột sự bền vững của mức oxy hóa dương cao nhất của
các nguyên tố trong chu kỳ IV và VI.
2) Tất cả các nguyên tố phân nhóm chính trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải số
oxy hóa dương cao nhất kém bền dần, do mật độ điện tích dương tăng và bán kính giảm.
3) Đối với rất nhiều phản ứng, môi trường acid làm tăng mạnh tính khử, môi trường
base làm tăng mạnh tính oxi hóa.
4) Dựa trên giản đồ Latimer ta có thể dự đoán được khả năng dị ly và nhị hợp của các
trạng thái oxy hóa của một nguyên tố trong môi trường acid hay base.
a) Chỉ 1, 3 b) Tất cả c) Chỉ 2, 3 d) Chỉ 1, 4
3.12.3 Chọn câu sai:
a) Nồng độ, nhiệt độ, pH, tốc độ phản ứng là các yếu tố ảnh hưởng đến thế khử.
b) Các nguyên tố ở mức oxy hóa trung gian có thể là chất khử cũng có thể là chất
oxy hóa.
c) Nguyên tử ở mức oxy hóa kém bền có xu hướng chuyển về mức oxy hóa bền
hơn.
d) Ở điều kiện thường, khí Clo là chất oxy hóa mạnh.

51 | P a g e
Chương 5: BÀI TẬP PHỨC CHẤT
31. LÝ THUYẾT VỀ PHỨC CHẤT
31.1 Cho các phức chất:

[Co(NH3)6]Cl3, [Cr(H2O)6]Cl3, [Ni(CO)4], Na[BF4], FH2+, K4[Fe(CN)6], Fe(CO)5

a) Phức cation: FH2+, [Co(NH3)6]Cl3; Phức trung hòa: [Ni(CO)4], Fe(CO)5; Phức
anion: Na[BF4], K4[Fe(CN)6]
b) Phức cation: Na[BF4], FH2+ ; Phức trung hòa: [Ni(CO)4], Fe(CO)5; Phức anion:
[Co(NH3)6]Cl3 , K4[Fe(CN)6]
c) Phức cation: Na[BF4], K4[Fe(CN)6]; Phức trung hòa: [Ni(CO)4], Fe(CO)5; Phức
anion: [Co(NH3)6]Cl3 , [Cr(H2O)6]Cl3
d) Phức cation: FH2+, K4[Fe(CN)6]; Phức trung hòa: Na[BF4], Fe(CO)5; Phức anion:
[Co(NH3)6]Cl3, [Ni(CO)4]
31.2 Cho các phức chất: [Co(NH3)6]Cl3, [Cr(H2O)6]Cl3, [Ni(CO)4], Na[BF4], phức
NH4+, phức floroni FH2+, K4[Fe(CN)6], [Co(NH3)3Cl3]. Chọn câu đúng:
a) Phức cation là: phức floroni FH2+, [CO(NH3)6]Cl3. Phức trung hòa là
[Ni(CO)4], [CO(NH3)3Cl3]. Phức anion: Na[BF4], K4[Fe(CN)6].
b) Phức cation là: phức NH4+, Na[BF4]. Phức trung hòa là [Ni(CO)4],
[CO(NH3)3Cl3]. Phức anion: [CO(NH3)6]Cl3 , K4[Fe(CN)6].
c) Phức cation là: Na[BF4], K4[Fe(CN)6]. Phức trung hòa là [Ni(CO)4],
[CO(NH3)3Cl3]. Phức anion: [CO(NH3)6]Cl3 , [Cr(H2O)6]Cl3.
d) Phức cation là: phức floroni FH2+, phức NH4+. Phức trung hòa là Na[BF4],
K4[Fe(CN)6]. Phức anion: [CO(NH3)6]Cl3, [Ni(CO)4].
31.3 Chọn câu đúng. Ion phức được tạo thành nhờ những loại liên kết:

a) Chỉ cộng hóa trị và ion c) Chỉ ion


d) Công hóa trị, ion và Van der
b) Chỉ cộng hóa trị Waals.

31.4 Phức chất nào dưới đây có tính ion lớn nhất?

a) [AlF6]3- b) [Cu(CN)4]2- c) [Co(H2O)6]2+ d) [HgI4]2-


31.5 Phức chất nào là ít phổ biến nhất:

a) Tam giác b) Bát diện c) Tứ diện d) Vuông phẳng


31.6 Chọn phương án đúng: Các phức có đồng phân hình học:

1) Bát diện 2) Tứ diện 3) Hình vuông


a) 1 và 3 b) Chỉ 1 c) Chỉ 2 d) Chỉ 3

31.7 Chọn phương án đúng:

1) Số phối trí của phức chất là số phối tử bao quanh chất tạo phức trong cầu nội.

52 | P a g e
2) Số phối trí của phức chất không thể lớn hơn 6.

3) Số phối trí 6 của nguyên tử trung tâm chỉ ứng với cấu hình bát diện.

4) Số phối trí 4 của nguyên tử trung tâm chỉ ứng với cấu hình tứ diện.

a) Chỉ 1,3 đúng c) Chỉ 2,3,4 đúng


b) Chỉ 2,4 đúng d) Tất cả cùng đúng
31.8 Chọn phương án đúng:

1) Chất tạo phức có thể là ion (anion, cation) hay nguyên tử và thường được gọi chung
là nguyên tử tạo phức.

2) Ligand là ion ngược dấu với chất tạo phức (cation, anion) hay phân tử trung hòa điện,
được phối trí xung quanh nguyên tử trung tâm.

3) Điện tích của cầu nội là tổng điện tích của các ion ở trong cầu nội. Cầu nội có thể là
cation, anion hoặc phân tử trung hòa điện.

4) Những ion nằm ngoài và ngược dấu với cầu nội tạo nên cầu ngoại.

5) Phức chất có thể có hoặc không có cầu nội.

a) Chỉ 3,4 đúng


b) Chỉ 1,2,3,4 đúng
c) Chỉ 1,2 đúng
d) Tất cả cùng đúng

31.9 Chọn phương án đúng:

Cho K b,[Ag(NH3)2 ]+ = 1×108; K b,[Ag(CN)2 ]- = 7.04×1019; TAgI = 8,3×10-17. Tính tan của
AgI trong dung dịch NH3 và trong dung dịch NaCN:

a) Hầu như không tan trong NH3 nhưng tan tốt trong NaCN
b) Tan tốt trong NH3 nhưng hầu như không tan trong NaCN
c) Hầu như không tan trong cả hai dung dịch
d) Tan tốt trong cả hai dung dịch.
31.10 Chọn phát biểu đúng về phức có công thức phân tử là Co(NH3)5Cl3
1) Phức có thể có công thức cấu tạo là [Co(NH3)5Cl]Cl2 và có tên là:
cloridopentaammincobalt(III) cloride.
2) Phức có thể có công thức cấu tạo là [Co(NH3)5]Cl3 và có tên là:
pentaammincobalt(III) cloride.
3) Hai phức [Co(NH3)5]Cl3 và [Co(NH3)5Cl]Cl2 đều là phức bát diện.
4) Hai phức [Co(NH3)5]Cl3 và [Co(NH3)5Cl]Cl2 đều không màu
a) Chỉ 1, 2 đúng b) Chỉ 3, 4 đúng

53 | P a g e
c) Tất cả cùng đúng d) Không có đáp án đúng
31.11 Chọn phát biểu đúng về các giải pháp đơn giản để phân biệt 2 phức
[Co(NH3)5]Cl3 và [Co(NH3)5Cl]Cl2
2) Có thể phân biệt bằng cách cho dung dịch có cùng nồng độ của hai phức trên tác
dụng với dung dịch AgNO3 và xác định phức thông qua lượng kết tủa AgCl thu được.
3) Xác định thông qua độ dẫn điện của dung dịch bằng cách đo độ dẫn của dung dịch
có cùng nồng độ của hai phức trên ở cùng điều kiện, phức [Co(NH3)5]Cl3 có độ dẫn
cao hơn phức [Co(NH3)5Cl]Cl2
1) Hai phức trên không thể phân biệt được.

a) 2, 3 đúng b) 1 đúng c) Chỉ 2 đúng d) Chỉ 3 đúng

THUYẾT VB

23.LÝ THUYẾT CỦA THUYÊT VB VỀ PHỨC CHẤT

23.1 Chọn câu đúng về thuyết liên kết hóa trị:

1) Không giải thích được vì sao các phức của nguyên tố chuyển tiếp d và f thường có
màu trong khi phức nguyên tố không chuyển tiếp (nguyên tố p) thường không có màu.

2) Không giải thích được vì sao các nguyên tố chuyển tiếp tạo được nhiều phức chất
hơn hẳn các nguyên tố không chuyển tiếp.

3) Không giải thích được vì sao có sự tách mức năng lượng trong phân lớp d.

a) Tất cả đều b) Chỉ 1 đúng d) Chỉ 3 đúng


đúng. c) Chỉ 2 đúng
23.2 Theo thuyết liên kết hóa trị, sự lai hóa dsp2 tạo thành hình dạng gì và do các
orbital nào tham gia lại hóa (chọn trục x làm trục liên kết):

a) Dạng hình vuông phẳng, s, py, px, dx2 −y2 .


b) Dạng tứ diện, s, pz, px, dx2 −y2 .
c) Dạng tứ diện, s, py, px, dx2 −y2 .
d) Dạng hình vuông phẳng, s, py, px, d z .
2

23.4 Chọn phát biểu đúng về phức [Co ( NH 3 )6 ]3+ theo thuyết liên kết hóa trị, biết phức
này nghịch từ.

a) Phức dạng tứ diện, có lai hóa sp2d.

54 | P a g e
b) Nguyên tử trung tâm lai hóa sp3d2, trong đó các oribital tham gia lai hóa là 4s;
4 p x ; 4 p y ; 4 pz ; 4d x − y ; 4d z và có cấu trúc bát diện.
2 2 2

c) [Co ( NH 3 )6 ]3+ là phức spin cao.


d) Nguyên tử trung tâm lai hóa d2sp3, trong đó các oribital tham gia lai hóa là
3d x − y ; 3d z ; 4s; 4 p x ; 4 p y ; 4 pz ; và có cấu trúc bát diện.
2 2 2

23.5 Biết phức hình vuông tương ứng với trạng thái lai hóa dsp2. Trong các ion kim loại
sau kim loại nào có thể tạo được phức hình vuông.
2+
a) 46Pd
2+
b) 27Co
3+
c) 23V
3+
d) 26Fe

24. ÁP DỤNG VB CHO 1 PHỨC


24.1 Chọn phương án đúng:

Phức [CoF6]3- thuận từ. Theo thuyết VB, [CoF6]3- là

a) Phức bát diện spin cao, Co3+ lai hóa sp3d2.


b) Phức bát diện spin thấp, Co3+ lai hóa d2sp3.
c) Phức bát diện spin thấp, Co3+ lai hóa sp3d2.
d) Phức bát diện spin cao, Co3+ lai hóa d2sp3.
24.2 Chọn phương án đúng:

Phức [Co(NH3)6]3+ là nghịch từ. Theo thuyết liên kết hóa trị, cấu trúc của phức chất đó
là:

a) Co3+ ở trạng thái lai hóa d2sp3 tạo phức orbital nội
b) Co3+ ở trạng thái lai hóa sp3d2 tạo phức orbital nội
c) Co3+ ở trạng thái lai hóa d2sp3 tạo phức orbital ngoại
d) Co3+ ở trạng thái lai hóa sp3d2 tạo phức orbital ngoại
24.3 Chọn phương án đúng:

Dựa vào thuyết VB có thể dự đoán [Cu(NH3)4]2+ có cấu hình:

a) Tứ diện, Cu2+ lai hóa sp3.


b) Tứ diện, Cu2+ lai hóa trong dsp2.
c) Vuông phẳng, Cu2+ lai hóa trong dsp2.
55 | P a g e
d) Vuông phẳng, Cu2+ lai hóa sp3.
24.4 Chọn phương án đúng:

Phức [NiCl4]2-

(1) là thuận từ với 2 electron độc thân, phức [Ni(CN)4]2-

(2) là nghịch từ.

Theo thuyết liên kết hóa trị, cấu trúc của 2 phức chất đó là:

a) (1) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3, (2) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2
b) (1) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2, (2) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3
c) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3 trong cả 2 phức chất
d) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2 trong cả 2 phức chất
24.5 Chọn phương án đúng:

Phức [NiCl4]2- là thuận từ. Theo thuyết liên kết hóa trị, cấu trúc của phức chất đó là:

a) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3 tạo phức tứ diện


b) Ni2+ ở trạng thái lai hóa sp3 tạo phức vuông phẳng
c) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2 tạo phức tứ diện
d) Ni2+ ở trạng thái lai hóa dsp2 tạo phức vuông phẳng
24.6 Xác định trạng thái lai hóa ion kim loại trung tâm trong phức [Co(H2O )6]2+, biết
phức này thuận từ :

a) sp3d2
b) sp2d
c) dsp2
d) d2sp3

THUYẾT TRƯỜNG TINH THỂ

12. Lý thuyết của thuyết trường tinh thể


12.1 Chọn câu sai trong các câu sau theo thuyết trường tinh thể:

a) Đối với các nguyên tố p có phân lớp p hoặc còn trống, hoặc đã đầy e, khi tạo
phức có sự tách mức năng lượng trên phân lớp d
b) Năng lượng tách ∆ phụ thuộc cấu hình của phức chất, bản chất của chất tạo
phức và bản chất phối tử.
c) Từ tính của phức chất là do các e không ghép đôi tạo nên.

56 | P a g e
d) Phức chất tồn tại và bền nhờ vào lực tương tác tĩnh điện giữa chất tạo phức và
các phối tử
12.2 Chọn câu đúng theo thuyết trường tinh thể.

1) Với phức bát diện, tương tác giữa ligand với các orbital dxy, dyz, dzx mạnh hơn
tương tác với các orbital dz², dx²-y².
2) Với phức tứ diện, tương tác giữa ligand với các orbital dxy, dyz, dzx yếu hơn tương
tác với các orbital dz², dx²-y².

3) Với phức bát diện, các ligand nằm trên trục x, y, z.

a) 3 đúng b) Chỉ 1 đúng c) Chỉ 2 đúng d) 1 và 2 đúng.


12.3 Chọn câu đúng

1) Với cùng nguyên tử trung tâm và phối tử, năng lượng tách của tứ diện ∆T lớn hơn
năng lượng tách của bát diện ∆O.

2) Với cùng ion trung tâm và cấu hình phức, ∆ càng lớn nếu phối tử càng mạnh.

3) Các nguyên tố chuyển tiếp có trạng thái oxy hóa dương và tuân theo quy tắc chẵn lẻ
Mendeleev.

a) Chỉ 2 đúng b) 1 đúng c) Chỉ 3 đúng d) 2,3 đúng.


12.4 Chọn những câu đúng.

1) Trong trường hợp kích thước ion tạo phức khá nhỏ so với kích thước phối tử, xu
hướng tạo phức tứ diện lớn hơn phức bát diện.

2) Dãy hóa quang phổ chỉ đúng với các phức bát diện

3) Phức lập phương chỉ biết đối với các ion có kích thước rất lớn so với kích thước
phối tử.

a) 1,3 đúng b) 2 đúng c) Chỉ 1 đúng d) Chỉ 3 đúng


12.5 Theo thuyết trường tinh thể, năng lượng tách trường tinh thể phụ thuộc vào:

1) Điện tích của nguyên tử trung tâm: nguyên tử trung tâm có điện tích càng lớn thì
năng lượng tách trường tinh thể càng cao (với các phức có cùng cấu hình và phối tử).

2) Cấu hình của phức chất, bản chất của chất tạo phức và bản chất phối tử

3) Trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.

a) 1, 2 đúng c) 3 đúng
b) Chỉ 1 đúng d) Không có đáp án đúng
12.6 Chọn phát biểu đúng theo thuyết trường tinh thể:

a) Các phức tứ diện là các phức spin thấp.


57 | P a g e
b) Các phức có năng lượng ổn định trường tinh thể càng âm thì càng bền.
c) Kích thước ion trung tâm không ảnh hưởng đến năng lượng tách trường tinh
thể.
d) Phức bát diện luôn có năng lượng ổn định trường tinh thể âm.
12.7 Chọn phương án đúng theo thuyết trường tinh thể về thông số tách trường tinh
thể Δ:

1) Thông số tách trường tinh thể ∆ là hiệu năng lượng của các phân mức d và d.
2) Nếu có cùng nguyên tử trung tâm và phối tử, ∆O của phức bát diện lớn hơn ∆T của
phức tứ diện.
3) Với các phức có cùng cấu hình và phối tử, ∆ sẽ càng lớn khi cation tạo phức có
điện tích càng lớn.
4) Với các phức có cùng cấu hình và nguyên tử tạo phức, ∆ sẽ càng lớn khi ligand
càng yếu.
a) Chỉ 1,2,3 đúng c) Chỉ 3,4 đúng d) Tất cả cùng
b) Chỉ 1,3 đúng đúng
12.8 Chọn phương án sai về thuyết trường tinh thể:

a) Thuyết trường tinh thể coi chất tạo phức và phối tử là các điện tích điểm cung cấp
trường tĩnh điện
b) Thuyết trường tinh thể coi sự tạo phức là tương tác tĩnh điện giữa chất tạo phức và
phối tử.
c) Tương tác tĩnh điện giữa chất tạo phức và phối tử có thể làm thay đổi cấu trúc
electron hóa trị của chất tạo phức
d) Dưới tác dụng của trường tĩnh điện của các phối tử, trạng thái suy biến của chất tạo
phức sẽ giảm
12.9 Chọn phát biểu sai theo thuyết trường tinh thể.

a) Năng lượng ổn định trường tinh thể càng âm thì hệ càng bền
b) Sự khác biệt giữa phức chất của nguyên tố p và d là phức chất nguyên tố p không
có sự tách mức năng lượng phân lớp d, không có năng lượng ổn định tinh thể.
c) Năng lượng tách trường tinh thể ∆ chỉ phụ thuộc cấu hình của phức chất.
d) Phức chất tồn tại bền nhờ vào lực tương tác tĩnh điện giữa nhân trung tâm và các
phối tử.
12.10 Chọn nhận xét đúng:
Trong phức bát diện, nếu số electron > 3 và < 8, ta có:

1) Nếu ∆ > P thì phức là phức spin thấp.


2) Nếu ∆ > P thì phức là phức spin cao.
3) Nếu ∆ < P thì phức là phức spin cao.

a) Không có nhận xét nào đúng c) 2, 3 đúng


b) Chỉ 1 đúng d) 1, 3 đúng
12.11 Chọn phát biểu đúng về phức chất:
58 | P a g e
4
1) Với cùng ion tạo phức và phối tử, ∆T = ∆O.
9
2) Khi ∆O > P sẽ tạo phức spin cao, sắp xếp sao cho số e độc thân lớn nhất.
3) Khi ∆O < P sẽ tạo phức spin cao, sắp xếp sao cho số e độc thân lớn nhất.
a) 1 và 2 c) Không có phát biểu đúng
b) 1 và 3 d) Chỉ 3 đúng
12.12 Tìm câu sai theo thuyết trường tinh thể.

1) Có tồn tại phức tứ diện có cấu hình dγ4 dε0.

2) Đối với nguyên tố tạo phức M, M(II) có thông số tách trường tinh thể Δ lớn hơn
M(III).

3) Thuyết trường tinh thể giải thích được sự có màu phong phú của các hợp chất
nguyên tố chuyển tiếp d và f.

4) Phức sẽ càng bền khi năng lượng ổn định trường tinh thể càng âm.

a) 1 & 2
b) 1 & 3
c) 2 & 4
d) 1 & 4
12.13 Chọn những câu đúng.

1) Dãy hóa quang phổ chỉ đúng với các phức bát diện.

2) Phức kim loại chuyển tiếp có xu hướng tạo 8e hóa trị xung quanh nguyên tử tạo
phức.

3) Phức lập phương chỉ biết đối với các ion có kích thước rất lớn so với kích thước
phối tử.

a) Chỉ 3 đúng
b) Tất cả cùng đúng
c) Chỉ 1 đúng
d) Chỉ 2 đúng
12.14 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây theo thuyết trường tinh thể:
a) Phức bát diện có cấu hình d6 luôn nghịch từ với mọi phối tử.
b) Phức bát diện có cấu hình d8 luôn nghịch từ với mọi phối tử.
c) Phức tứ bát diện có cấu hình d6 luôn nghịch từ với phối tử trường mạnh.
d) Phức bát diện có cấu hình d4 chỉ thuận luôn nghịch từ với mọi phối tử.
12.15 Thuyết trường tinh thể, khẳng định nào sau đây sai?

a) Trong trường bát diện, electron trên phân lớp d của ion kim loại phải điền vào
orbital dε hết rồi mới điền đến orbital dγ
b) Ion kim loại nghịch từ không thể có số lẻ electron.
59 | P a g e
c) Phức spin thấp có thể nghịch từ.
d) Trong phức spin cao, năng lượng tách trường tinh thể luôn nhỏ hơn năng lượng
ghép đôi electron.
13. CẤU HÌNH E CỦA PHỨC THEO THUYẾT TRƯỜNG TT
13.1 Cấu hình phức chất [CoCl4]2- theo thuyết trường tinh thể

a) b)

c) d)

13.2 Số electron độc thân của phức [Cr(H2O)6]2+ là


a) 4 b) 0 c) 2 d) 3
13.3 Chọn phát biểu đúng về các phức Cu2+ theo thuyết trường tinh thể:
1) Các phức bát diện của Cu(II) có 2 cấu hình electron ở mức d khác nhau khi tạo
phức với phối tử trường yếu và trường mạnh.
2) Các phức chất của Cu2+ chỉ có 1 cấu hình duy nhất là d6d4.

3) Các phức chất của Cu2+ có thể thuận từ hay nghịch từ tùy theo phối tử trường mạnh
hay yếu.
a) Tất cả đều sai.
b) 1, 3
c) 2, 3
d) 2

14. SO SÁNH NĂNG LƯỢNG TÁCH TRƯỜNG TINH THỂ

14.1 Chọn trường hợp sai khi so sánh năng lượng tách trường tinh thể của các phức
hexaaqua của các kim loại sau:

a) Fe(II) > Os(II) b) Mn(III) > Mn(II) c) Ag(I) > Cu(I) d) W(III) > Cr(III)
14.2 Chọn phương án đúng:

So sánh năng lượng tách trường tinh thể của các phức sau:

1) [CdCl4]2- < [CdCl6]4-. 3) [HgCl4]2- < [ZnCl4]2-.


2) [Co(CN)6]4- < [Co(CN)6]3-. 4) [Fe(CN)6]3- < [FeF6]3-.

a) 1,2 b) 3,4 c) 1,4 d) 2,3

60 | P a g e
14.3 So sánh năng lượng tách trường tinh thể E1 của [Ru(CN)6]3- và E2 của [Fe(CN)6]3-
.
a) E1 > E2 do Fe3+ và Ru3+ có cùng cấu hình electron là d5 nhưng trong cùng một
phân nhóm năng lượng tách trường tinh thể tăng khi tăng kích thước nguyên tử.
b) E1 = E2 do Fe3+ và Ru3+ có cùng cấu hình electron là d5
c) E1 < E2 do Fe3+ và Ru3+ có cùng cấu hình electron là d5 nhưng trong cùng một
phân nhóm phụ năng lượng tách trường tinh thể giảm dần do tăng độ âm điện
của nguyên tử.
d) Không thể so sánh do không có giá trị ∆ tương ứng với từng chất.

15. TÍNH E ỔN ĐỊNH TRƯỜNG TINH THỂ

15.1 Chọn phương án đúng:

Tính năng lượng ổn định trường tinh thể của phức [Fe(CN)6]4-, biết P = 209,9 kJ/mol,
∆ = 403,2 kJ/mol.

a) -547.88 kJ/mol b) -337.98kJ/mol c) -161.28 kJ/mol d) Đáp số khác


15.2 Tính năng lượng ổn định trường tinh thể của phức bát diện [Fe(CN)6]3-. Biết
[Fe(CN)6]3- là phức spin thấp :

a) -10/5O + 2EP
b) 0
c) -12/5O + 2EP
d) -6/5O

61 | P a g e
15.3 Tính năng lượng ổn định trường tinh thể của [Ni(SCN)6]4-

−2  3 
a) E = 6   o  + 2   o 
 5  5 
2  3 
b) E = 6    o  + 2    o  + 3EP
5  5 
 −3  2 
c) E = 4    o  + 4    o 
 5  5 
−2  3 
d) E = 6    o  + 2    o  + 3E P
 5  5 
15.4 Cho biết từ tính và tính năng lượng ổn định trường tinh thể của phức
hexaaquamagan(II). Biết O = 101 kJ/mol và P = 304,2 kJ/mol.

a) Thuận từ, 0 kJ/mol


b) Nghịch từ, 0 kJ/mol
c) Nghịch từ, 304,2 kJ/mol
d) Thuận từ, 304,2 kJ/mol
15.5 Tính năng lượng ổn định trường tinh thể của phức [MnF6]4-
a) 0 kJ c) -72,5 kJ
b) 72,5 kJ d) Không đủ dữ liệu tính.
15.6 Tính năng lượng ổn định trường tinh thể của [Co(NH3)6]3+, biết rằng Δ > P.

a) E = 6×(-2/5Δ) + 2×P c) E = 6×(2/5Δ) + 2×P


b) E = 6×(2/5Δ) + 3×P d) E = 6×(-2/5Δ) + 3×P
15.7 Xác định năng lượng ổn định trường tinh thể của phức [CoF6 ]3- biết  = 155
kJ/mol và P = 250.5 kJ/mol, đây là phức spin cao hay spin thấp

62 | P a g e
a) - 62 kJ/mol, phức spin cao. c) 129 kJ/mol, phức spin thấp
b) -154.68 kJ/mol, phức spin thấp d) - 62 kJ/mol, phức spin cao.

15.8 Chọn phương án đúng:

Các phức có giá trị năng lượng ổn định trường tinh thể bằng không là:

1) Phức bát diện d5 spin cao. 5) Phức tứ diện d5.


2) Phức bát diện d10. 6) Phức tứ diện d10.
3) Phức bát diện d5 spin thấp. 7) Phức của nguyên tố họ p.
6
4) Phức bát diện d spin thấp.
a) 1,2,5,6,7 đúng b) Chỉ 1,2 đúng c) Chỉ 1,2,5,6 đúng d) 3,4 đúng.
15.9 Chất nào sau đây có năng lượng ổn định trường tinh thể bằng 0

a) [FeCl6]4- b) [Fe(CN)6]4 c) [Fe(CN)6]3 d) [FeCl6]3-


- -

16. SO SÁNH E ỔN ĐỊNH TRƯỜNG TINH THỂ


16.1 So sánh năng lượng ổn định trường tinh thể của 2 phức (1) [Cu(NH3)4]+ và (2)
[Cu(NH3)6]+.

a) E1 = E2. c) E1 < E2.


b) E1 > E2. d) Thiếu dữ liệu so sánh.
16.2 So sánh năng lượng ổn định trường tinh thể của 2 phức sau: [Mn(H2O)6]2+ (E1)
và [Fe(H2O)6]3+ (E2)
a) E1 = E2 = 0 c) E1 < 0 < E2
b) Không thể tính được do không biết ∆, d) E2 > E1 > 0
P
16.3 So sánh năng lượng ổn định trường tinh thể (E) của các phức sau đây:

1) [MnCl6]4-, 2) [Fe(CN)6]3- , 3) [FeBr6]3-.

a) 1 = 3 > 2 c) 1 < 2 = 3
b) 1 > 2 > 3 d) Không so sánh được.
16.4 So sánh năng lượng ổn định trường tinh thể E1 của [Cr(H2O)6]2+và E2 của
[Mn(H2O)6]2+
a) E1 < E2 c) E1 > E2
b) E1 = E2 d) Không thể so sánh
16.5 So sánh năng ổn định trường trường tinh thể E1 của [Fe(CN)6]4- và E2 của
[MnCl6]4-.
a) E1 < E2 c) E1 = E2
b) E1 > E2 d) Không so sánh được

63 | P a g e
17. PHỨC SPIN THẤP, SPIN CAO
17.1 Những cấu hình có thể cho cả phức spin cao và cả phức spin thấp là:

1) d5 2) d7 3) d4 4) d8

a) Chỉ 1 , 2 & b) Chỉ 1 & 2 d) Tất cả


3 c) Chỉ 2 & 3
17.2 Các nguyên tố ở mức oxy hóa cho dưới đây có thể tạo phức bát diện spin thấp:

a) Cr(II) ; Tc(III) ; Ru(IV) c) V(IV) ; Fe(III) ; Ni(IV)


b) Hf(II) ; W(II) ; Os(VI) d) Nb(III) ; Mn(III) ; Co(III)

17.3 Chọn câu đúng: Cho phức [Co(NH3)6]3+ biết:  = 273.2kJ/mol, P = 250.5kJ/mol

a) Phức trên là phức spin thấp, nghịch c) Phức trên là phức spin cao, thuận từ
từ d) Phức trên là phức spin cao, nghịch từ
b) Chưa đủ dữ liệu để kết luận về phức
chất
17.4 Viết cấu hình electron của phức [CoF6]3- theo thuyết trường tinh thể và kết luận
đây là phức spin cao hay spin thấp, biết đây là phức thuận từ.
4 2
a) (d  )(d  ) spin thấp
4 2
b) (d  )(d  ) spin cao
c) không thể xác định
4 2
d) (d  )(d  ) spin cao
17.5 Chọn phát biểu đúng về phức [MnBr4]2-:
1) Phức có tên gọi: tetrabromomangan(II).
2) Đây là phức thuận từ.
3) Phức có thể có cấu hình spin cao hay thấp.
4) Phức là phức spin cao theo thuyết trường tinh thể.
a) Chỉ 2, 4 đúng b) 1, 2, 4 đúng c) 1, 3 đúng d) 2, 3 đúng
17.7 Chọn phương án đúng theo thuyết trường tinh thể:

a) Phức tứ diện luôn là phức spin cao.


b) Phức tứ diện có thể là phức spin cao hay thấp tùy thuộc phối tử trường yếu hay
mạnh.
c) Tất cả phức spin thấp luôn thuận từ.
d) Tất cả phức spin cao đều nghịch từ.

20.5 Hãy cho biết phức nào có trị tuyệt đối tổng spin lớn nhất trong các phức sau:

a) Hexaaquamangan(II) c) Tetrafloronikelat(II)
b) Hexaammincobalt(III) d) Hexatiocyanatovanadat(III)

64 | P a g e
20.6 Xét phức [M(CN)6]3-, trong các kim loại sau, kim loại nào tạo được phức có trị
tuyệt đối tổng spin cao nhất

a) Cr b) Mn c) Fe d) Cu
18. DỰ ĐOÁN CẤU HÌNH KHÔNG GIAN CỦA PHỨC
18.1 Chọn phương án đúng:

Trong số các ion Fe2+, Co2+, Ni2+, ion dễ tạo phức tứ diện nhất là:

a) Co2+ c) Ni2+
b) Fe2+ d) Như nhau cho cả 3 ion

18.2 Chọn phương án đúng:

Hãy dự đoán về khả năng tạo phức tứ diện và bát diện của Co(II) với các phối tử
trường yếu:

3) Với các phối tử trường không yếu lắm (F-, H2O, NH3), Co(II) tạo phức bát diện vì
phức bát diện có năng lượng ổn định trường tinh thể âm hơn phức tứ diện.

2) Với các phối tử trường rất yếu ( I-, Cl-, Br-, SCN-), Co(II) tạo phức tứ diện vì phức
tứ diện có cấu hình 𝑑𝛾4 𝑑𝜀3 bền vững hơn.

1) Xác suất tạo thành cấu hình bát diện và tứ diện là gần như nhau vì năng lượng ổn
định trường tinh thể của hai trường hợp là xấp xỉ nhau.

a) Tất cả cùng đúng. c) Chưa đủ cơ sở để dự đoán.


b) Chỉ 3 đúng. d) Chỉ 1,2 đúng.

19. TÍNH OXH – KHỬ CỦA PHỨC


19.1 Chọn phương án đúng:

Dựa vào cấu trúc của phức chất và sự sắp xếp electron của nguyên tử trung tâm có thể
dự đoán tính oxy hóa – khử đặc trưng của các ion phức bát diện của (1) Ti(aq)3+ và (2)
Cr(aq)2+

a) Cả 2 đều có tính khử đặc trưng hơn. c) (1) có tính khử, (2) có tính oxy hóa.
b) Cả 2 đều có tính oxy hóa đặc trưng d) (1) có tính oxy hóa, (2) có tính khử.
hơn.

20. TỪ TÍNH CỦA PHỨC


20.1 Hãy cho biết các phức nào dưới đây nghịch từ:

65 | P a g e
a) Hexaamminruteni(II) c) Hexaaquaniobi(III)
b) Hexafloromolibdat(III) d) Hexaclorotitanat(III)
20.2 Hãy cho biết phức nào có tính thuận từ mạnh nhất trong các phức sau:

a) Hexaaquamangan(II) c) Tetrafloronikelat(II)
b) Hexaammincobalt(III) d) Hexatiocyanatovanadat(III)
20.3 Các phức sau đây là thuận từ hay nghịch từ (giả thiết rằng các phức này tồn tại
bền).
1. [Fe(CN)6]-4 2. [FeCl6]-3 3. [Co(CN)6]-4
-3 -4
4. [CoCl6] 5. [Ni(CN)6] 6. [Ni(CN)6]-3.
a) Thuận từ: 2, 3, 4, 5, 6 ; nghịch từ: c) Thuận từ: 1, 5, 6 ; nghịch từ: 2, 3,
1 4
b) Thuận từ: 1, 2, 3 ; nghịch từ: 4, 5, d) Thuận từ: 1, 3 ; nghịch từ: 2, 4, 5,
6 6
20.4 Cấu trúc không gian và từ tính của phức [Fe(CN)6]4- là:

a) Bát diện, nghịch từ c) Tứ diện thuận từ


b) Tứ diện, nghịch từ d) Bát diện thuận từ
20.5 Cho phức [M(CN)6] nghịch từ, xác định M
4-

a) Fe b) Cr c) Mn d) Zn

21. MÀU SẮC CỦA PHỨC


21.1 Chọn phương án đúng:

Các phức nào trong các phức sau đây có thể là không màu:

1) [Cu(NH3)4]2+ 2) [CuCl2]- 3) [Zn(OH)4]2-

4) [AlF6]3- 5) [FeCl6]3- 6) [TiOF4]2-

a) 2,3,4,6 đúng b) Chỉ 2,5 đúng c) Chỉ 1,3 đúng d) Chỉ 4,6 đúng
21.2 Chọn phương án đúng:

Dự đoán dung dịch của các ion sau có thể là không màu:

1) 26Fe3+ 2) 29Cu2+ 3) 24Cr3+ 4) 25Mn2+ 5) 13Al3+

6) 29Cu+ 7) 30Zn2+ 8) 82Pb2+ 9) Ni2+ 10) 57La3+

a) Các dung dịch 5,6,7,8,10 không c) Không có cơ sở để dự đoán


màu d) Chỉ 5,8 không màu
b) Các dung dịch 1,2,3,4,9 không màu
21.3 Phần nhiều các hợp chất của các nguyên tố có số oxy hóa dưới đây đều mang
màu:

66 | P a g e
a) 42Mo(II) ; 29Cu(II) c) 57La(III) ; 25Mn(III)
b) 79Au(I) ; 46Pd(II) d) 80 Hg(II) ; 74W(IV)
21.4 Chọn phương án đúng:

a) Các hợp chất có cấu hình d0 và d10 thường không có màu


b) Các hợp chất của nguyên tố p đều không có màu
c) Các hợp chất của nguyên tố d đều có màu
d) Các hợp chất s thường có màu
21.5 Titan dioxide có màu trắng. Hãy chọn khoảng ánh sáng (λ, nm) nó hấp thụ:

a) < 400 b) 480 – 490 c) 435 – 480 d) 595 – 605


21.6 Năng lượng tách ion phức bát diện [V(H2O)6]3+ là 2.2eV. Tính bước sóng hấp thu
cực đại của phức này, biết h = 6.626×10-34 J.s, e = 1.6×10-19C, c = 3×108 m/s

a) 560nm b) 460nm c) 720nm d) 620nm

22. CÂU HỎI TỔNG HỢP THUYẾT TRƯỜNG TINH THỂ


22.1 Chọn phát biểu đúng về tính chất của các phức: (1) K2[Zn(OH)4], (2)
HgII[Co(SCN)4]
1) K2[Zn(OH)4] là phức tứ diện, nghịch từ, Hg[Co(SCN)4] là phức tứ diện thuận từ.
2) Hg[Co(SCN)4] có năng lượng ổn định trường tinh thể âm hơn phức K2[Zn(OH)4]
3) K2[Zn(OH)4] và Hg[Co(SCN)4] đều có màu.
a) 1, 2 đúng c) 1, 3 đúng
b) 2, 3 đúng d) Không có đáp án đúng.
22.2 Ý nào dưới đây sai.

a) Ru(III) có tạo phức tứ diện spin thấp.


b) Phức aqua của Cr(II) kém bền hơn phức hecxaaqua của Cr(III).
c) Phức bát diện spin thấp của Mn(III) thuận từ.
d) Phức của Ti(III) thuận từ.
22.3 Chọn phát biểu đúng về các phức Ni2+ theo thuyết trường tinh thể:
1) Các phức bát diện của Ni(II) có 2 cấu hình electron ở mức d khác nhau khi tạo
phức với phối tử trường yếu và trường mạnh.
6 2
2) Các phức chất bát diện của Ni2+ chỉ có 1 cấu hình duy nhất là d d . Chúng đều là
phức thuận từ.

3) Chỉ có phức hình thành giữa Ni2+ và các phối tử trường mạnh mới có thể tạo phức
hình vuông, phần lớn các phức còn lại của Ni2+ là phức bát diện.

a) Chỉ 1, 3 đúng
b) Chỉ 2 đúng
c) Chỉ 2, 3 đúng
d) Tất cả cùng đúng

67 | P a g e
THUYẾT MO

25. THUYẾT MO VỀ PHỨC


25.1 Theo thuyết LCAO, quan niệm nào dưới đây là sai:

a) Sự tổ hợp của các AO của các nguyên tử càng mạnh khi chúng có năng lượng
càng gần nhau và chúng xen phủ nhau càng nhỏ.
b) Thừa nhận rằng chỉ có các ocbitan nguyên tử (AO) hóa trị là bị biến đổi rõ rệt
khi tạo thành phân tử do đó chỉ tổ hợp các AO hóa trị với nhau, các AO còn lại
chuyển vào phân tử dưới dạng các ocbitan phân tử không liên kết.
c) Chỉ các AO của các nguyên tử có tính đối xứng giống nhau mới tổ hợp với nhau.
d) Kết quả tổ hợp tuân theo quy tắc: aAO của nguyên tử A tổ hợp với bAO của
nguyên tử B sẽ tạo thành aMOlk , aMOplk và (b-a) MOklk (b > a).
25.2 Trong thuyết MO về phức chất, hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
a) Chỉ các AO của các nguyên tử có tính đối xứng giống nhau mới tổ hợp với nhau.
b) Tất cả các AO của chất tạo phức và phối tử tổ hợp với nhau tạo thành các MO
liên kết và phản liên kết.
c) aAO của nguyên tử A tổ hợp với bAO của nguyên tử B sẽ tạo thành aMOlk ,
aMOplk và (b-a) MOklk (a>b)
d) Liên kết  cho nhận bổ trợ từ phối tử và ion tạo phức có thể làm phức chất bền
hơn hay kém bền hơn tùy theo phối tử cho hay nhận electron.
25.3 Chọn phát biểu đúng:

Theo thuyết orbital phân tử cho phức chất:

1) Các OA tổ hợp với nhau theo nguyên tắc aAO của nguyên tử A tổ hợp với bAO của
nguyên tử B tạo thành a MOlk, a MOplk, (b-a) MOklk .(a<b)
2) Tất cả các OA của các nguyên tử đều tổ hợp với nhau thành các orbital phân tử liên
kết và phản liên kết, sự tổ hợp càng mạnh khi năng lượng càng gần nhau và xen phủ
càng lớn.
3) Các phối tử nhận π làm cho phức kém bền vững hơn.
a) Chỉ 1
b) Chỉ 3
c) 1,2
d) Chỉ 2
26. NĂNG LƯỢNG TÁCH TRƯỜNG TINH THỂ THEO MO
26.1 Sắp xếp thứ tự nào là đúng nhất theo thuyết LCAO trong phức chất:
a) Độ lớn thông số tách Δ: phối tử nhận  > phối tử không tạo liên kết  > phối tử
cho 
b) Độ lớn thông số tách Δ: phối tử cho  > phối tử nhận  > phối tử không tạo liên
kết 
c) Độ bền phức: phối tử nhận  > phối tử cho  > phối tử không tạo liên kết 
d) Độ bền ion trung tâm: ion cho  < ion nhận  < ion không tạo liên kết 
26.2 Chọn phương án đúng:
68 | P a g e
Thông số tách trường tinh thể tăng dần theo dãy:

1) I- < Br- < Cl- < F- vì bán kính ion giảm làm tăng điện trường của phối tử.
2) CO < NH3 < H2O vì sự phân cực của phân tử tăng.
3) H2O < OH- < 𝐶2 𝑂42− vì điện tích của phối tử tăng.
4) OH- < NH3 < CN- vì OH- là phối tử cho , NH3 là phối tử không tạo liên kết , còn
CN- là phối tử nhận .
a) Chỉ 1,4 đúng c) Chỉ 1,2,3 đúng
b) Chỉ 2,3 đúng d) Tất cả cùng đúng
26.3 Chọn phương án đúng theo thuyết MO:

1) Các phối tử trường yếu là phối tử nhận .


2) Các phối tử trường mạnh là phối tử cho .
3) Các phối tử trường trung bình là phối tử không tạo liên kết .
4) Năng lượng tách trường tinh thể của phối tử cho  < của phối tử không tạo liên kết
 < của phối tử nhận .
a) Chỉ 3,4 đúng. c) Chỉ 1,2,4 đúng
b) Chỉ 1,2 đúng d) Tất cả cùng đúng.
26.4 Cho biết pKkb của các phức tứ diện của Ag với các ion halogenua I- , Br- và Cl-
+

lần lượt tương ứng: 13,10 ; 8,73 ; 5,30.

Hãy dự đoán độ bền của phức tetrafluoridoargenat(I):

a) pKkb < 5,30 c) 13,10 > pKkb > 8,73


b) pKkb >13,10 d) 8,73 > pKkb > 5,30
27. CÂU HỎI CHUNG CHO CẢ 3 THUYẾT

27.1 Chọn phát biểu đúng về phức [MnBr4]2-, biết đây là phức thuận từ:
1) Phức có tên gọi: tetrabromomanganat(II).

2) Phức có cấu hình tứ diện do tổ hợp của các orbital 4s và 4p hình thành 4 orbital lai
hóa sp3 theo thuyết liên kết hóa trị.

3) Phức có cấu hình là hình vuông do tổ hợp của các orbital 3d, 4s, và 4p hình thành 4
orbital lai hóa d2sp.

4) Phức là phức spin cao theo thuyết trường tinh thể.

a) 1, 2, 4 đúng b) 1, 3, 4 đúng c) Chỉ 1, 3 đúng d) Chỉ 1, 2 đúng


27.2 Thuyết nào giải thích được bản chất dãy hóa quang phổ
a) Thuyết MO trong phức chất c) Thuyết trường tinh thể
b) Thuyết liên kết cộng hóa trị VB d) Cả 3 thuyết.

69 | P a g e
27.3 Tìm câu sai.

1) Dãy hóa quang phổ thể hiện độ bền vững các phức của một kim loại giảm dần từ
trái qua phải khi chúng có cùng loại cấu trúc và phối tử.

2) Đối với các phức không có liên kết π, Δ tách càng lớn phức càng bền.

3) Phức spin thấp hexacyanoferat(III) (dε5 dγ0) bền hơn phức spin thấp
hexacyanoferat(II) (dε6 dγ0).

4) Các phức chất nguyên tố f cũng có nhiều màu khác nhau.

a) Chỉ 1 & 3 b) 2 & 4 c) 1 , 3 & 4 d) Chỉ 1 & 4


27.4 Chọn phát biểu sai:

a) Đối với các phức mà phối tử cho π thì Δ tách càng nhỏ, càng dễ tạo phức spin
cao và phức tạo thành càng kém bền.
b) Trong phức tứ diện các orbital dxy, dyz, dxz có năng lượng cao hơn dx2-y2 & dz2.
Trong phức bát diện các orbital dx2-y2 & dz2 có năng lượng cao hơn dxy, dyz, dxz.
c) Đối với các phức không có liên kết π thì Δ tách càng lớn, càng dễ tạo phức spin
thấp và phức tạo thành càng bền.
d) Thuyết trường tinh thể giải thích được sự có màu phong phú của các hợp chất
nguyên tố chuyển tiếp d & f.
27.5 Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào không chính xác:

1) Theo thuyết liên kết hóa trị, phức chất được hình thành nhờ liên kết cộng hóa trị
cho – nhận giữa chất tạo phức và phối tử. Thuyết cộng hóa trị giải thích được số phối
trí, cấu hình không gian và màu sắc của phức.
2) Theo thuyết trường tinh thể, 5 orbital d bị tách thành hai mức năng lượng dε và dγ
do tương tác đẩy của các phối tử.
3) Theo thuyết MO, phức spin cao bền hơn phức spin thấp vì có mức năng lượng ổn
định tinh thể ΔE lớn hơn.
a) 1, 3
b) Chỉ 1
c) Chỉ 3
d) 2
27.6 Chọn câu đúng

a) Theo thuyết MO, các phối tử cho hay nhận  đều làm cho phức bền hơn
b) Phức tứ diện có đồng phân hình học
c) Ion tạo phức có bán kính càng lớn, thông số tách  càng nhỏ do nó hút các phối
tử về mình yếu hơn
d) Phức tứ diện có thông số tách T bằng 5/9 thông số tách O của phức bát diện
27.7 Ý nào dưới đây là đúng.

a) Đối với Cr(III) phức bát diện bền hơn hẳn phức tứ diện.

70 | P a g e
b) Tất cả các phức bát diện và tứ diện của Fe(II) nghịch từ
c) Phức tứ diện của Co(III) có trạng thái spin thấp nếu phối tử nhận  rất
mạnh.
d) V(II) có tạo phức bát diện nghịch từ với các phối tử nhận  mạnh.

28. PHẢN ỨNG TẠO PHỨC

28.1 Chất nào thêm vào dung dịch muối Mohr (NH4)2Fe(SO4)2·6H2O có thể làm thay
đổi từ tính dung dịch

a) KCN b) HCl c) KCl d) KI


28.2 Hợp chất nào được tạo thành khi dung dịch ammoniac lấy dư tương tác với dung
dịch CoSO4?

a) [Co(NH3)6]SO4 c) (NH4)2SO4.CoSO4
b) Co(OH)2 d) [Co(NH3)4(OH)2]SO4
28.3 Cu(OH)2 tan trong những chất nào dưới đây?

1) HCl 2) NaOH(loãng) 3) NaOH(đđ) 4)


NH3(đđ)

a) Chỉ 1 , 3 & b) Chỉ 1 d) Cả 4 chất


4 c) Chỉ 3 & 4
28.4 CuCl tan trong những chất nào dưới đây?

1) H2O 2) HCl 3) NaOH loãng 4)


NH3(đđdd)

a) Chỉ 2 & 4 b) 1 , 2 & 4 c) 2 , 3 & 4 d) Chỉ 2


28.5 Đồng lá có thể tan trong những chất nào dưới đây?

1) HCl(loãng) 2) NaOH(loãng) 3) NaCN(dd) 4)


HNO3(đđ)

a) Chỉ 4 b) 3 & 4 c) Chỉ 1 & 4 d) 1 , 2 & 4


28.6 Đồng lá có thể tan trong những chất nào dưới đây khi có mặt oxy? Cho biết:
Phức Hằng số không Phức Hằng số không
bền bền

[CuI2]- 10-8,85 [Cu(NH3)2]+ 10-10,86

[Cu(CN)4]3- 10-30,3 [Cu(OH)4]2- 10-18,5

71 | P a g e
1) HCl + KI (dd) 2) NaOH(loãng) 3) NaCN(dd) 4) NH3 (dd)

a) 1 , 3 & 4 b) Chỉ 3` &4 c) Chỉ 1 & 4 d) 2 & 4


28.7 Cho: pKb (NH4OH) = 4,755; pT(Fe(OH)2) = 15,1; pKkb ([Fe(NH3)6]2+): không
xác định.

Khi cho từ từ dung dịch NH4OH loãng vào dung dịch FeCl2 sẽ xảy ra hiện tượng:

a) Tạo kết tủa Fe(OH)2


b) Đầu tiên tạo kết tủa Fe(OH)2 sau tan ra do tạo thành [Fe(NH3)6]Cl2
c) Không có hiện tượng gì do không có phản ứng nào xảy ra
d) Không có hiện tượng gì nhưng sản phẩm thu được là dung dịch [Fe(NH3)6]Cl2
28.8 Sản phẩm của phản ứng CoCl2 + NH3 + NH4Cl +H2O2 →

a) [Co(NH3)6]Cl3 b) Co(OH)3 c) [Co(NH3)6]Cl4 d) CoCl3

72 | P a g e

You might also like