Tai Lieu Tnvl1 P SPKT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 96

lOMoARcPSD|35016901

TÀI LIỆU TNVL1 P - spkt

Thí nghiệm vật lý 1 (Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

BỘ MÔN VẬT LÝ

Tài liệu hướng dẫn


THÍ NGHIỆM VẬT LÝ 1
----------------------------------------
Nhóm: ………
Thứ: ………
Tiết: ………

Thành phố Hồ Chí Minh, 8/2022

Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)


lOMoARcPSD|35016901

Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)


lOMoARcPSD|35016901

MỤC LỤC

Bài mở đầu: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHÉP TÍNH SAI SỐ 1

Bài thí nghiệm số 1: XÁC ĐỊNH MOMENT QUÁN TÍNH CỦA BÁNH XE VÀ 13
LỰC MA SÁT TRONG Ổ TRỤC QUAY

Bài thí nghiệm số 2: XÁC ĐỊNH GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG BẰNG CÁCH 17
KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC VẬT LÝ

Bài thí nghiệm số 3: XÁC ĐỊNH TỶ SỐ NHIỆT DUNG PHÂN TỬ CHẤT KHÍ 25

Bài thí nghiệm số 4: XÁC ĐỊNH VẬN TỐC TRUYỀN ÂM VÀ TỶ SỐ NHIỆT 32


DUNG PHÂN TỬ CHẤT KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÓNG ÂM TRONG ỐNG
KUNDT

Bài thí nghiệm số 5: KHẢO SÁT LỰC NÂNG CÁNH MÁY BAY 41

Bài thí nghiệm số 6: NGHIỆM LẠI PHƯƠNG TRÌNH BERNOULLI VỚI CẢM 47
BIẾN ÁP SUẤT VÀ MOBILE CASSY

Bài thí nghiệm số 7: KHẢO SÁT LỰC MA SÁT 53

Bài thí nghiệm số 8: KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG BỨC XẠ NHIỆT, NGHIỆM 58
ĐỊNH LUẬT STEFAN- BOLTZMANN

Bài thí nghiệm số 9: ĐO VẬN TỐC ÁNH SÁNG BẰNG XUNG ÁNH SÁNG 67
PHẢN XẠ CỰC NGẮN

Phụ lục: GIỚI THIỆU DỤNG CỤ ĐO 75

Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)


lOMoARcPSD|35016901

Bài mở đầu
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHÉP
TÍNH SAI SỐ

1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHÉP ĐO

Những tính chất vật lý của vật thể, của trường đều được đặc
trưng bởi những đại lượng vật lý. Mục tiêu của các thí nghiệm vật lý
là xác định các đại lượng vật lý một cách định lượng, tức là phải đo
đạc, thu được các giá trị bằng số của các đại lượng vật lý đó.

1.1. Khái niệm về phép đo

Trong vật lý, phép đo (measurement) là so sánh giữa đại lượng


vật lý cần đo với đại lượng vật lý cùng thể loại, nhưng ở những điều
kiện tiêu chuẩn (thường là không thay đổi theo thời gian) gọi là đơn vị
đo. Việc đo này đem lại một con số thể hiện mối liên hệ về độ lớn giữa
đại lượng cần đo với đơn vị đo.

1.2. Phân loại phép đo

Về phương diện toán, người ta chia các phép đo thành hai


loại: trực tiếp và gián tiếp.

1.2.1. Phép đo trực tiếp

Phép đo trực tiếp là phép đo trong đó ta đọc kết quả trực tiếp
trên dụng cụ đo.

1.2.2. Phép gián tiếp

Phép đo gián tiếp là phép đo mà kết quả đo được xác định


thông qua những biểu thức liên hệ giữa đại lượng cần đo với những
đại lượng được đo trực tiếp hoặc gián tiếp trước đó. Tuy nhiên một số
phép đo trực tiếp thực chất là phép đo gián tiếp.

1 1
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

2. KHÁI NIỆM VỀ SAI SỐ PHÉP ĐO

Khi đo nhiều lần cùng một đại lượng, dù cẩn thận đến mấy,
kết quả giữa các lần đo cũng có sự khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng
trong kết quả đo được luôn luôn có sai số và kết quả chúng ta nhận
được chỉ là giá trị gần đúng.
Xác định giá trị thực của một đại lượng vật lý với sự chính
xác tuyệt đối là không thể, mà ta chỉ có thể xác định được giá trị thực
của đại lượng đó nằm trong khoảng tin cậy là bao nhiêu. VD: phép đo
thời gian thu được kết quả t = (2,5 ± 0,1).100 (s) tức là thời gian t nằm
trong khoảng từ 2,4 s đến 2,6 s.

2.1. Định nghĩa sai số phép đo

Sai số phép đo là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo được hoặc
tính được và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại lượng cần
đo.

2.2. Nguyên nhân gây ra sai số phép đo

Các nguyên nhân chính gây ra sai số phép đo:


- Do phương pháp đo lường không chính xác.
- Do thiết bị đo không chính xác.
- Do sự vụng về hay khéo léo của người đo.
- Do các yếu tố bên ngoài tác động đến phép đo.
2.3. Phân loại sai số

Sai số của phép đo có thể được phân loại theo cách thể hiện bằng
số, theo nguyên nhân gây ra sai số hoặc quy luật xuất hiện sai số.

2.3.1. Phân loại sai số theo quy luật xuất hiện


Tùy theo quy luật xuất hiện, người ta chia sai số ra làm ba loại:
sai số thô, sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
a. Sai số thô
Số liệu thu được bởi phép đo có sự chênh lệch một cách rõ rệt
và vô lý so với giá trị có thể có của đại lượng cần đo và chúng ta
không thể sử dụng số liệu đó. Ta nói số liệu đó có chứa sai số thô. Sai
số thô xuất hiện do các điều kiện cơ bản của phép đo bị vi phạm hoặc
do sự sơ suất của người làm thí nghiệm, hoặc do bị chấn động đột

2 2
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

ngột từ bên ngoài. Do thiếu ánh sáng có thể đọc nhầm 3 thành 8 hoặc
171,78 thành 1717,8 v.v….
Khi gặp kết quả có chứa sai số thô, chúng ta phải loại trừ nó ra
khỏi kết quả đo bằng cách lặp lại nhiều lần phép đo và mạnh dạn bỏ
nó ra khỏi bảng số liệu. Như vậy trong phần tính toán sai số ta luôn
xem rằng các kết quả đo không chứa sai số thô.

b. Sai số hệ thống
Sai số hệ thống là sai số gây bởi những yếu tố tác động như
nhau lên kết quả đo, có giá trị không đổi trong các lần đo được tiến
hành bằng cùng một dụng cụ theo cùng một phương pháp. Các sai số
này có thể tính được, chúng luôn làm cho kết quả đo lớn hơn hoặc
nhỏ hơn một đại lượng nào đó, hoặc thay đổi theo một quy luật nhất
định. Người ta thường chia sai số hệ thống ra làm 2 loại:
- Sai số hệ thống biết được chính xác nguyên nhân và độ
lớn: sai số này xuất hiện khi dụng cụ đo đã bị sai lệch. Chẳng hạn, khi
chưa có dòng điện chạy qua mà kim của ampere kế đã chỉ 0,1A; khi
chưa kẹp vật cần đo chiều dài vào thước kẹp mà thước đã cho chiều
dài là 0,1 mm… Sai số loại này có thể loại khỏi kết quả đo bằng cách
hiệu chỉnh lại dụng cụ đo, hoặc hiệu chỉnh lại kết quả (cộng thêm
hoặc trừ bớt vào kết quả thu được sai lệch ban đầu).
- Sai số hệ thống biết được nguyên nhân nhưng không
biết chính xác độ lớn: Sai số này phụ thuộc vào độ chính xác của
dụng cụ đo. Mỗi dụng cụ đo đều có độ chính xác nhất định của nó. Ví
dụ: đối với các dụng cụ đo điện hiện kim thì sai số hệ thống có thể
gặp 2 loại như sau: sai số thứ nhất là sai số do nhà sản xuất quy định
(sai số dụng cụ), sai số thứ hai là sai số ở vạch chia nhỏ nhất của
thang đo (sai số làm tròn).
c. Sai số ngẫu nhiên
Sai số ngẫu nhiên là sai số còn lại của phép đo sau khi đã loại
trừ hết sai số thô và sai số hệ thống. Sai số ngẫu nhiên gây nên bởi
một số rất lớn các nhân tố mà ta không thể tách riêng và tính riêng
biệt cho chúng được. Có thể xem sai số ngẫu nhiên là tác dụng tổng
hợp của các nhân tố đó. Chẳng hạn do giác quan của người làm thí
nghiệm không tinh, không nhạy dẫn đến không phân biệt được đúng
chỗ trùng nhau của hai vạch chia trên thước kẹp, do điều kiện thí
nghiệm thay đổi một cách ngẫu nhiên ta không thể biết được mà dẫn
đến kết quả đo mắc sai số…Ví dụ, đo cường độ dòng điện trong mạch
có điện áp luôn thăng giáng hoặc nhiệt độ, áp suất trong phòng luôn

3 3
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

luôn thay đổi mà ta không phát hiện được làm cho kết quả đo bị thăng
giáng… Sai số ngẫu nhiên có độ lớn và chiều thay đổi hỗn loạn.
Chúng ta không thể loại trừ chúng ra khỏi kết quả đo vì không biết
chắc chắn, mà chúng ta chỉ có thể sử dụng các phương pháp toán học,
như các lý thuyết xác suất để tính ảnh hưởng của chúng đến việc ước
lượng các giá trị chân thực của các đại lượng. Và thường sai số ngẫu
nhiên của các phép đo được phân bố theo phân bố chuẩn Gauss.
Có thể thấy rằng sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống luôn tồn
tại trong các phép đo vật lý. Chúng ta có thể làm giảm sai số ngẫu
nhiên bằng cách đo nhiều lần một phép đo, nhưng sai số hệ thống thì
không thể giảm bằng cách đo nhiều lần mà chỉ có thể giảm bằng cách
thay bằng các dụng cụ có độ chính xác hơn, dụng cụ có sai số nhỏ
hơn hoặc canh chỉnh các dụng cụ chính xác, lựa chọn thang đo hợp
lý.
2.3.2. Phân loại theo cách thể hiện bằng số
Theo cách thể hiện bằng số, người ta chia sai số ra làm hai
loại: sai số tuyệt đối và sai số tương đối.
a. Sai số tuyệt đối
Sai số tuyệt đối là giá trị tuyệt đối (module) của hiệu số giữa
giá trị thực của x và giá trị đo được X của nó và được kí hiệu:
∆ =| − | (1)
Khi đó khoảng [ − ∆ , + ∆ ] sẽ bao quanh giá trị thực
x, nghĩa là:
−∆ ≤ ≤ +∆ (2)
Vậy sai số tuyệt đối cho biết độ lớn của sai số, nó chứa cả sai
số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
Ví dụ: Khi xác định khối lượng của một vật, người ta dùng
cân và được kết quả:
= (15,5 ± 0,3) g
điều này có nghĩa là khối lượng thực của vật được xác định trong
khoảng giới hạn:
15,2 g ≤ m1≤15,8g
b. Sai số tương đối
Sai số tương đối là tỉ số phần trăm giữa sai số tuyệt đối ∆ và
giá trị đo được X, ký hiệu là ε:

= 100% (3)
Sai số tương đối cho biết độ chính xác của một phép đo, nó
cũng chứa cả sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Muốn đánh giá đầy

4 4
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

đủ kết quả của phép đo một đại lượng vật lý, chúng ta cần phải xác
định được sai số tuyệt đối và sai số tương đối của phép đo đó.

3. CÁCH TÍNH SAI SỐ

Sai số ngẫu nhiên của phép đo vật lý sẽ được tính toán thông
qua giá trị độ lệch chuẩn (SD – standard deviation of mean).

3.1. Sai số của phép đo trực tiếp

3.1.1. Sai số hệ thống


Đối với các thiết bị đo, trong catalog hoặc trên dụng cụ có chỉ
ra giới hạn sai số của dụng cụ Δmax, số này có nghĩa là giá trị sai số
lớn nhất (giới hạn sai số) khi dụng cụ hoạt động ở điều kiện nhà sản
xuất đề ra. Và thông thường sai số dụng cụ cũng được phân bố theo
phân bố chuẩn, vì vậy nhà sản xuất xác định giá trị Δ max, được đặc
trưng bằng độ lệch bình phương trung bình (đối với phân bố chuẩn
theo quy tắc 3σ thì độ tin cậy đạt tới 0,997) :
= (4)
Ví dụ : Đối với thước kẹp, trên thước có ghi 0,05 thì đó là giới
hạn sai số của phép đo Δ max=0,05 mm, và độ lệch bình phương trung
.
bình của thước kẹp : = =
Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, trong đo đạc chúng ta còn
gặp sai số làm tròn, sai số chủ quan, …. Sai số làm tròn được tính từ
vạch chia nhỏ nhất của thang đo ω, do đó độ lệch chuẩn của sai số
làm tròn :
= (5)
Ví dụ : Trở lại với thước kẹp ở trên, vạch chia nhỏ nhất của
thước kẹp đó sẽ là 0,05 mm, do đó độ lệch chuẩn của sai số làm tròn
.
của thước sẽ là : =
Sai số hệ thống được tính theo công thức, độ lệch chuẩn của sai
số hệ thống nhân với hệ số bất đẳng thức Chebyshev :
= + +⋯ (6)
∆ = . = . + +⋯ (7)
với γα là hệ số của bất đẳng thức Chebyshev (xem bảng 1), trong đó α
là độ tin cậy.
Tiếp tục ví dụ trên, vậy thước kẹp sẽ có sai số hệ thống (nếu
lấy độ tin cậy là 0,7) :

5 5
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

0.05 0.05
∆ = . + = 1,8. + ≈ 0,0424
3 3
3.1.2. Sai số ngẫu nhiên
Như đã nói ở trên sai số ngẫu nhiên của các phép đo thường
tuân theo các định luật thống kê. Giả sử chúng ta đo n lần một đại
lượng vật lý X và thu được các giá trị X1, X2, …Xn .
Bước 1: Sau khi đo đạc các giá trị của phép đo trực tiếp. Lập
bảng các kết quả đo được.

Lần đo 1 2 3 … N
Giá trị đo được X1 X2 X3 … Xn

Bước 2: Tính giá trị trung bình của các lần đo.

= = ∑ (8)
Khi n càng lớn, càng gần với giá trị X.
Bước 3: Tính sai số tuyệt đối cho từng lần đo:
∆ =| − | (9)
Bước 4: Sai số ngẫu nhiên trung bình của phép đo được tính
bằng độ lệch chuẩn của các giá trị đo được:
∆ ∆ ∆ ⋯ ∆
∆ = = ∑ ( − ) (10)

3.1.3. Sai số của phép đo trực tiếp


Vậy sai số tuyệt đối trung bình của phép đo trực tiếp được tính
theo công thức:

= ∆ + (11)
Bảng 1 : Hệ số γα của bất đẳng thức Chebyshev
α 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 … 0,95

γα 1,4 1,6 1,8 2,2 3,2 … 4,4

3.1.4. Sai số của phép đo gián tiếp


Giả sử, ta phải đo một đại lượng F liên hệ với các đại lượng x1,
x2, x3,... bởi hàm số: F = f (x1, x2, x3,...) trong đó đại lượng x 1, x2, x3,...

6 6
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

được đo trực tiếp. Từ phép đo và cách tính sai số của phép đo trực tiếp
đã trình bày ở trên, chúng ta thu được giá trị trung bình của các đại
lượng , , , … và sai số tuyệt đối trung bình của các đại lượng đó
∆ ̅ , ∆ ̅ ∆ ̅ ,…
Giá trị trung bình của đại lượng F được tính như sau:
�= ( , , ,…) (12)
Sai số tuyệt đối trung bình ∆� được tính theo công thức lan
truyền sai số:
∆� = + +⋯ (13)

Và sai số tương đối được tính theo công thức:



= + +⋯ (14)

Tuy nhiên, khi không cần độ chính xác cao người ta lấy giới
hạn trên (sai số cực đại) theo công thức tính gần đúng như sau:
∆� = ∆ + ∆ +… (15)

= ∆ + ∆ +… (16)

Ví dụ 1: Cho � =

̅
Giá trị trung bình của đại lượng F: � =
̅
Sai số tuyệt đối trung bình ∆� và sai số tương đối trung bình
của đại lượng F được tính như sau:
Cách 1: Áp dụng công thức (15), ta được:
Bước 1: Tính các dạo hàm riêng theo 2 biến x, y:
2 −2
= ( + )2
, = ( + )2
Bước 2: Thế các đạo hàm riêng trên vào công thức (15), ta
được sai số tuyệt đối trung bình của đại lượng F:
2 −2
∆� = ∆ ̅+ ∆
( + ) ( + )
Bước 3: Thế ∆� vào công thức (3), ta được sai số tương đối
trung bình của đại lượng F:
∆� 2 −2
= = ∆ + ∆
� − −

7 7
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Cách 2: Áp dụng công thức (16), chúng ta có thể tính sai số


tương đối trước theo các bước như sau:
Bước 1: lnF = ln (x-y) – ln (x+y)
Bước 2: ( �) = = −

Bước 3: = = ∆ + ∆
∆� = ∗ �= ( )
∆ + ( )

* Chú ý: Hai cách trên cho cùng một kết quả. Như vậy, hai
cách trên tương đương nhau.

4. CÁCH LÀM TRÒN SỐ VÀ VIẾT KẾT QUẢ


4.1. Cách làm tròn số

Các bài thí nghiệm trong giáo trình thí nghiệm vật lý đại
cương có yêu cầu về độ chính xác trong các phép đo không cao lắm
vì số lần đo một đại lượng vào khoảng 10 lần. Do đó, thông thường
trong sai số chỉ giữ lại một đến hai chữ số có nghĩa khác 0.
Tuy nhiên, trong tính toán, sai số có thể gồm nhiều chữ số và
ta phải làm tròn theo qui tắc làm tròn sao cho độ tin cậy của phép đo
không bị giảm đi, tức là chữ số khác không được giữ lại sẽ tăng lên 1
đơn vị khi chữ số sau nó khác không. Thí dụ các sai số 0,164; 0,275;
0,285; 1,94 được làm tròn thành 0,2; 0,3; 0,3; 2.
Trong trường hợp làm tròn theo cách trên mà sai số đã làm
tròn tăng lên quá 25% so với sai số ban đầu thì có thể giữ lại hai chữ
số khác không. Thí dụ 0,127 thành 0,13.

4.2. Chữ số có nghĩa và chữ số vô nghĩa

Mọi số A bất kỳ đều có thể viết dưới dạng chuẩn hóa:


A = a.10n
Trong đó 1< a < 10 và n được gọi là bậc của số A.
Ví dụ: 5,12 =5,12.100 (bậc 0); 0,0031 = 3,1.10-3(bậc -3)
Từ khái niệm bậc của một số chúng ta đi đến khái niệm về
chữ số tin cậy, chữ số nghi ngờ và chữ số không tin cậy của một giá
trị đo nào đó như sau:
- Những chữ số của giá trị trung bình có bậc lớn hơn bậc của
sai số là chữ số tin cậy.
- Những chữ số có cùng bậc với sai số là chữ số nghi ngờ

8 8
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

- Những chữ số có bậc nhỏ hơn bậc của sai số là chữ số không
tin cậy.
Ví dụ:
Giá trị Sai số Chữ số tin cậy Chữ số nghi
Chữ số
trung không tin
ngờ
bình cậy
216 3 2;1 6 -
0,365 0,01 3 6 5
1,34 0,03 1;3 4 -
13100 10 1;3;1 0 0
Từ cách phân biệt các loại chữ số, chúng ta có thể chia làm hai
loại chữ số là chữ số có nghĩa và chữ số vô nghĩa:
- Chữ số có nghĩa là các chữ số tin cậy và nghi ngờ.
- Chữ số vô nghĩa là chữ số không tin cậy, chữ số không đứng
đầu một số trước dấu phẩy và các chữ số không đứng ngay sau dấu
phẩy.
Ví dụ:
Giá trị trung bình Sai số Chữ số có nghĩa Chữ số vô nghĩa
0,025 0,001 2;5 0;0
0,78 0,01 7;8 0
13100 10 1;3;1;0 0

4.3. Cách viết kết quả


Chúng ta viết kết quả theo qui tắc sau đây:
- Giá trị trung bình của đại lượng cần đo được viết dưới dạng
chuẩn hóa.
- Làm tròn sai số (theo quy tắc làm tròn trình bày ở trên).
- Bậc của chữ số có nghĩa nhỏ nhất của giá trị trung bình bằng
bậc của sai số (nghĩa là cần làm tròn giá trị trung bình khi bậc của chữ
số khác không của nó nhỏ hơn bậc của sai số).
Ví dụ: Viết kết quả của phép đo một đại lượng vật lý khi đã biết giá
trị trung bình và sai số
Giá trị trung bình Sai số Kết quả
279,16 0,27 (2,792  0,003).102
1000 1 (1,000  0,001).103
0,062 0,001 (6,2  0,1).102
12,54 0,26 (1,25  0,03)10

9 9
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Lưu ý:
- Trong một tổng của nhiều sai số tương đối, nếu một số hạng
nào đó nhỏ hơn 1/10 số hạng khác thì có thể bỏ qua số hạng đó.
- Cách sử dụng các hằng số: khi tính kết quả trong công thức ta
thường gặp các hằng số như , g, … việc lấy đến mấy số lẻ trong các
hằng số này phụ thuộc vào các đại lượng trong bài thí nghiệm. Tốt nhất
là nên lấy đến số lẻ sao cho sai số tương đối của hằng số đó nhỏ hơn
1/10 sai số của các đại lượng khác.
5. CÁCH VẼ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN THỰC NGHIỆM
Trong một bài thí nghiệm chúng ta cần biểu diễn kết quả trên đồ
thị. Để vẽ đồ thị bước đầu tiên là chọn tỉ lệ cho hệ trục tọa độ. Tỉ lệ của
các hệ trục phải được chọn sao cho góc nghiêng của các đường thẳng
(hoặc các đường tiếp tuyến với đường cong) trên đồ thị gần 45 độ. Các
đường biểu diễn phải chiếm gần hết phần mặt đồ thị.
Phía bên trái và phía trên các trục phải viết tên, kí hiệu, đơn vị
đo của các đơn vị được thể hiện trên 2 trục đó.
Chẳng hạn cần vẽ đồ thị của hàm số Y = f(X). Bằng thực
nghiệm, ta đã tìm được các giá trị của Yi theo Xi. Vì phép đo có sai số
nên ứng với một cặp (Xi Xi) và (Yi Yi) nên điểm thực nghiệm
không phải là một điểm mà là một hình chữ nhật có hai cạnh là 2Xi
và 2Yi (hình 1). Lúc đó đường biểu diễn hàm số Y = f(X) phải được
vẽ sao cho đường biểu diễn đều đi qua các hình chữ nhật ấy.
Cần chú ý rằng đường cong thực nghiệm biểu diễn mối quan
hệ giữa hai đại lượng là một đường cong trơn tru, không thể là một
đường gãy khúc. Do đó, khi vẽ đường biểu diễn, chúng ta cần lưu ý
không nối các điểm thực nghiệm lại mà phải là đường đi qua ô sai số.

10 10
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

lnI
3

Điểm biểu diễn


0
Ô sai số
2Δ Yi
-1
2ΔXi

-2
5.20 5.25 5.30 5.35 5.40 5.45 5.50
1/T, 10-4K-1
Hình 1: Ví dụ một đồ thị biểu diễn ln(I)=f(1/T)
6. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH MỘT BÀI THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT
BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ
6.1. Trình tự làm bài thí nghiệm
a. Đọc kỹ tài liệu thí nghiệm tại nhà.
b. Làm quen với dụng cụ của bài thí nghiệm được giao.
Đối với các bài thí nghiệm về điện phải tuân theo sự chỉ dẫn của
người hướng dẫn trước khi đóng mạch.
c. Tiến hành thí nghiệm thận trọng, nghiêm túc và đều phải
làm nhiều lần. Ghi kết quả thu được vào bảng số liệu.
d. Tính toán kết quả và tính sai số.
e. Làm báo cáo kết quả.
6.2. Mẫu báo cáo

Ngày…tháng…năm… Phòng thí nghiệm: …..


Bài thí nghiệm số…: TÊN BÀI THÍ NGHIỆM
Nhóm…: 1. Họ và tên sinh viên 1 Xác nhận của giáo viên:
2. Họ và tên sinh viên 2

11 11
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

…….
1. Mục đích thí nghiệm:

………………………………………………………………………………………..

2. Bảng số liệu:
Lần đo Đại lượng ΔXnn Đại lượng ΔYnn
X Y
1 X1 Y1
2 X2 Y2
….

3. Tính toán các giá trị trung bình và các sai số


4. Đồ thị (nếu có)
5. Viết kết quả tính toán

&&&&&&&

12 12
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

13
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

14
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

15
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

16
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Bài thí nghiệm số 2


XÁC ĐỊNH GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG BẰNG
CÁCH KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC
VẬT LÝ
------ooo------

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí
nghiệm xác định gia tốc trọng trường bằng cách khảo sát dao động
của con lắc vật lý.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng
trình tự thí nghiệm để thu được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Con lắc vật lý
Con lắc vật lý là một vật rắn có trọng
tâm G quay quanh một trục nằm ngang cố định
qua O (O là giao điểm của trục quay với mặt O l
phẳng thẳng đứng qua G). 
1.2. Cơ sở lý thuyết để xây dựng công thức
tính gia tốc trọng trường bằng cách khảo G
sát dao động của con lắc vật lý
Khi con lắc ở vị trí cân bằng thì OG
thẳng đứng. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng �
để nó dao động. Vị trí con lắc ở thời điểm t Hình 2.1: Mô hình
con lắc
được xác định bởi góc  (góc hợp bởi phương
vật lý
thẳng đứng và đường OG). Nếu bỏ qua ma sát ở trục quay và lực cản
không khí thì lực tác dụng lên con lắc gồm có:
- Trọng lực P có điểm đặt ở trọng tâm G
- Phản lực R của trục quay có điểm đặt tại O.

21 17
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Tổng moment của các lực tác dụng lên con lắc chỉ còn moment của
trọng lực P đối với trục quay vì moment của phản lực R đối với trục
quay bằng không.
Do đó, phương trình chuyển động của con lắc quanh trục quay qua O là
mg sin   I  (2.1)
Trong đó: m - khối lượng con lắc
g - gia tốc trọng trường
l = OG
I - moment quán tính của con lắc đối với trục quay
qua O.
 - gia tốc góc của con lắc
d2 
 2 (2.2)
dt
Thay (2.2) vào (2.1) ta thu được phương
trình sau đây
O
2
d  mg L
 sin   0
dt 2 I 

Nếu chỉ xét các dao động nhỏ thì sin và


G
d  mg
2
 0 M
dt 2 I
mg
Đặt: 2  Hình 2.2: Con lắc vật
I lý có trục quay qua O

d 2
Ta được 2
 2   0
dt M
Đây là phương trình vi phân của dao G
động điều hòa. Nghiệm của phương trình này L
là 

   0 cos(t   )
Trong đó: o: biên độ góc O
: tần số góc Hình 2.3: Con lắc vật lý
với trục quay qua M
22 18
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

: pha ban đầu


Chu kỳ dao động T của con lắc vật lý là
2 I
T  2 (2.3)
 mg
Khác với con lắc toán, chu kỳ dao động của con lắc vật lý phụ
thuộc vào khối lượng của nó.
I
Nếu đặt L (2.4)
m
thì chu kỳ dao động của con lắc vật lý có dạng giống như chu kỳ
L
dao động của con lắc toán: T  2  (2.5)
g
L được gọi là chiều dài rút gọn của con lắc vật lý.
Như vậy con lắc vật lý với chiều dài rút gọn là L có cùng chu kỳ
dao động với con lắc toán có chiều dài l0  L . Tổng khối lượng của con
lắc toán coi như tập trung tại điểm M cách trục quay qua O một khoảng
bằng L. Điểm M được gọi là tâm dao động của con lắc ứng với trục quay
qua O. Đối với mỗi trục quay, con lắc có một tâm dao động ứng với trục
quay đó.
Cho con lắc dao động quanh trục quay qua M, chu kỳ dao động của
con lắc được tính tương tự là

L,
T,  2  (2.6)
g
L' là chiều dài rút gọn của con lắc đối với dao động của con lắc
quanh trục quay qua M.
, I,
L  (2.7)
m (L )
I' là moment quán tính của con lắc đối với trục quay qua M.
Gọi I0 là moment quán tính của con lắc đối với trục qua khối tâm
G, ta có
2
I = I0 + m (2.8)
I' = I0 + m (L  )2 (2.9)

23 19
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

2
I m
Thay (2.8) vào (2.4), ta có L o (2.10)
m
Io
hay L  (2.11)
m
Hệ thức (2.11) chứng tỏ chiều dài rút gọn của con lắc vật lý luôn
luôn lớn hơn khoảng cách giữa trọng tâm và trục quay. Do đó, nếu khối
lượng con lắc càng tập trung gần trọng tâm thì chu kỳ dao động con lắc
vật lý càng giảm và tần số dao động càng tăng.
Thay (2.9) vào (2.7), ta được
I o  m (L   ) 2
L' 
m (L   )
I0
L'   (L  ) (2.12)
m(L  )
Thay (2.10) vào (2.11), ta được
I0 I m 2

L'   0  
 I m 2
 m
m 0    
 m 
I0  I 
L'   0   
 I  m
m 0     
m 

2
 I  I m
L'    0  0 L
m  m

L
Do đó T  T '  2 (2.13)
g
Như vậy con lắc vật lý có thể dao động quanh một trong hai trục đi
qua O và M nằm trên cùng đường thẳng đi qua trọng tâm G, sao cho chu
kỳ dao động của con lắc đối với hai trục này có giá trị bằng nhau.
Khoảng cách giữa hai trục quay bằng chiều dài rút gọn của con lắc. Do
đó, con lắc vật lý còn được gọi là con lắc kép hay con lắc thuận nghịch.

24 20
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

2. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

2.1. Dụng cụ đo
Các dụng cụ thí nghiệm gồm có:
 Con lắc vật lý: Gồm có thanh kim loại 6 trên đó có gắn hai con
dao cố định 1 và 2, hai quả gia trọng 3 và 4 (gia trọng 4 có thể
dịch chuyển khi quay trên thân vít của nó). Cạnh của dao 1 hoặc 2
được đặt tựa trên mặt kính phẳng nhẵn của gối đỡ 5.
 Cảm biến quang điện hồng ngoại 8: Gồm có một đèn phát tia
hồng ngoại đặt đối diện với một tế bào quang điện hồng ngoại và
được gắn trên một thước 7. Cảm biến 8 đặt gần vị trí cân bằng
thẳng đứng để giới hạn biên độ dao động của con lắc và được nối
với máy đo thời gian hiện số MC-963A.
 Giá đỡ con lắc 9 và hộp chân đế 10: có vít điều chỉnh thăng bằng
ở đáy hộp.
 Máy đo thời gian hiện số MC-963A: dùng để đo số chu kỳ và
khoảng thời gian dao động của con lắc. Khi con lắc dao động,
thanh kim loại 6 đi qua khe cảm biến 8 và chắn chùm tia hồng
ngoại dọi vào tế bào quang điện, gây
ra xung điện điều khiển bộ đếm của
máy đo thời gian MC-963A và các số
chỉ thị hiện trên mặt máy sẽ cho biết
số chu kỳ dao động và khoảng thời
gian tương ứng.
2.2. Phương pháp đo
Trong thí nghiệm này chúng ta sử dụng
con lắc vật lý có chiều dài rút gọn L bằng
khoảng cách giữa hai dao 1và 2. Con lắc vật
lý có thể dao động quanh hai trục qua dao 1 3
và 2. Vị trí khối tâm G của con lắc có thể
thay đổi bằng cách dịch chuyển gia trọng 4
theo khoảng cách a từ gia trọng 4 đến đầu
thanh vít. Gia trọng 3 được giữ cố định.
Đo lần lượt chu kỳ dao động T1 và T2
Hình 2.4: Mô hình thí
của con lắc quanh trục 1 và 2 ứng với các giá
nghiệm
trị khác nhau của khoảng cách a. Vẽ 2 đồ thị
của hàm T1 = f(a) và T2 = f(a) trên cùng hệ trục tọa độ, giao điểm của hai
đường cong này chính là chu kỳ dao động T của con lắc vật lý:

25 21
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

L
T1  T2  TVL  2 (2.14)
g
Từ đó tính gia tốc trọng lực g bằng công thức:
4 2 L
g (2.15)
TVL 2
Trong bài thí nghiệm này ta sẽ đo các chu kỳ dao động trung bình T1
và T2 bằng cách đo thời gian dao động t1 và t2 của 50 chu kỳ của con lắc
quanh trục 1 và 2 ứng với các giá trị khác nhau của khoảng cách a.

3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


a. Đo chiều dài rút gọn L (khoảng cách giữa hai dao O1O2) của con
lắc vật lý.
b. Vặn gia trọng 4 tới vị trí O trên thân vít của nó. Đặt nhẹ nhàng
dao 1 của con lắc lên gối đỡ 5.

ELECTRONIC TIME MEASURING DEVICE MC -


963A
A+B A B
0.0 00.00 B n = 50
N Time (s) A n = N/2
n = N -1 TIME (s) MODE
K1 K2 K F
9,999
A B Reset TIME RANGE ON-OFF To interface
(s) PC

Hình 2.4: Máy đo thời gian

c. Cắm phích lấy điện của máy đo thời gian MC - 963A vào nguồn
điện xoay chiều 220V và cắm đầu nối của cảm biến 8 vào ổ A
trên mặt máy. Vặn núm chọn kiểu đo "MODE" sang vị trí n = 50.
Gạt núm chọn thang đo thời gian "TIME RANGE" sang vị trí
99,99. Bấm khóa K, các số chỉ thị phát sáng hiện trên khung cửa
sổ "CHU KỲ" và "THỜI GIAN".
Kiểm tra hoạt động của máy đo thời gian MC - 963A bằng cách
thử đo con lắc dao động nhẹ sao cho đầu dưới của thanh kim loại

26 22
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

6 đi qua khe của đầu cảm biến 8. Khi đó các chỉ thị hiện số trên
mặt máy MC - 963 sẽ thay đổi liên tục.
d. Kéo đầu dưới của con lắc lệch khỏi vị trí thẳng đứng một góc nhỏ
 (< 9 0) sao cho thanh kim loại 6 vừa đủ che ngang cửa sổ của
tế bào quang điện trong đầu cảm biến 8 rồi thả cho con lắc dao
động nhẹ nhàng. Chờ sau vài chu kỳ dao động, ấn nút "RESET",
máy đo thời gian MC - 963A bắt đầu đếm thời gian của 50 chu kỳ
dao động của con lắc. Khi trên cửa sổ "CHU KỲ" xuất hiện số 51
thì máy đo ngừng đếm. Đọc và ghi giá trị của khoảng thời gian
dao động t1 vào bảng số liệu.
e. Đảo ngược con lắc và đặt dao 2 lên mặt gối tựa 5. Tiến hành phép
đo tương tự động tác 2. Đọc và ghi khoảng thời gian dao động t 2
vào bảng số liệu.
f. Di chuyển gia trọng 4 để tăng khoảng cách a giữa nó và đầu thanh
vít, mỗi lần tăng thêm 5mm cho đến khi a = 35mm. Dùng thước
kẹp để đo khoảng cách a, xem cách sử dụng thước kẹp ở phần
phụ lục. Tại mỗi vị trí mới của a lại tiến hành đo thời gian t 1 và t2
như trên rồi ghi các giá trị của chúng vào bảng số liệu.
t1
Chu kỳ dao động của con lắc vật lý theo chiều thuận T1 
50
t2
và theo chiều nghịch T2 
50
Khi làm thí nghiệm xong, bấm khóa K để tắt máy đo MC - 963A và rút
phích cắm điện của nó ra khỏi nguồn điện xoay chiều 220V.
4. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

Bảng số liệu
Chiều dài con lắc vật lý: L=………………

a ( mm ) t1(s) T1(s) t2(s) T2(s)


0
5
10
15
20

27 23
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

25
30
35
a. Vẽ đồ thị hàm T1 = f(a) và T2 = f(a) trên cùng một hệ trục tọa độ.
Hai đường cong này giao nhau tại a =...................(mm) ứng với
T1 = T2 = TVL =............. (s).
Vậy chu kỳ dao động của con lắc vật lý là: TVL  TVL  TVL .
4 2 L
b. Tính gia tốc trọng trường g theo công thức: g 
TVL 2
c. Tính các sai số của g.
d. Viết kết quả đo g.

5. CÂU HỎI KIỂM TRA


1- Định nghĩa con lắc thuận nghịch. Nêu rõ nguyên nhân gây ra dao
động của con lắc và viết biểu thức xác định chu kỳ dao động của
nó.
2- Trình bày cách xác định chu kỳ dao động T của con lắc thuận
nghịch.
3- Trong thí nghiệm xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc
thuận nghịch, tại sao:
- Phải đo chu kỳ dao động của con lắc với góc lệch  nhỏ (< 9o)?
- Không đo 1 chu kỳ dao động, mà phải đo nhiều chu kỳ (50
chu kỳ chẳng hạn)?
4- Dựa vào công thức (2.14), chứng minh công thức tính sai số
tương đối của gia tốc trọng trường g có dạng:
g    T   L
 2.   
g   T  L
Trong công thức trên, số hạng sai số tương đối nào là lớn nhất và
phải lấy giá trị của hằng số  đến chữ số nào? Giải thích tại sao?
&&&&&&&

28 24
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Bài thí nghiệm số 3


XÁC ĐỊNH TỶ SỐ NHIỆT DUNG PHÂN TỬ
CHẤT KHÍ
------ooo------

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí
nghiệm xác định tỷ số nhiệt dung phân tử chất khí.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng
trình tự thí nghiệm để thu được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giả sử Q là lượng nhiệt cần truyền cho một khối khí có khối
lượng là m để nhiệt độ của khối khí tăng thêm một lượng là dT. Theo
định nghĩa, nhiệt dung riêng c của chất khí là một đại lượng đo bằng
nhiệt lượng cần truyền cho một kilôgam chất khí để nhiệt độ của khối khí
tăng thêm 1K (độ Kelvin):
Q
c (3.1)
m.dT
Nếu  là khối lượng của 1 mol chất khí thì nhiệt dung phân tử C
của chất khí (tức nhiệt dung của 1 mol chất khí) sẽ bằng:
C = . c (3.2)
Đơn vị đo của c là J/kg.K, của C là J/mol.K và của  là kg/mol.
Nhiệt dung của chất khí phụ thuộc vào điều kiện của quá trình nung
nóng. Thực vậy, theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học: "Lượng
nhiệt Q mà hệ vật nhận từ ngoài vào trong quá trình biến đổi trạng thái
vô cùng nhỏ bằng tổng độ tăng nội năng dU của hệ vật và công A' do hệ
vật sinh ra trong quá trình đó
Q = dU + A' (3.3)
ở đây A' = p.dV, với p là áp suất và dV là độ biến thiên thể tích của khối
khí trong quá trình biến đổi trạng thái của nó. Thay (3.3) vào (3.1), ta
nhận được biểu thức xác định nhiệt dung riêng

29 25
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

dU p.dV (3.4)
c 
dT dT

y1 2

BB
y2
0

Hình 3.1: Mô hình thí nghiệm

Trong quá trình đẳng tích: V = const và dV = 0, nên A' =p.dV = 0.


Từ (3.4) suy ra nhiệt dung phân tử đẳng tích
dU
CV   (3.5)
dT
Trong quá trình đẳng áp: p = const và dp = 0. Khi đó, theo phương
trình trạng thái của 1 mol chất khí
p.V = R.T (3.6)
với R = 8,31 J/ mol.K là hằng số chất khí. Lấy vi phân của (3.6):
p.dV + V.dp = R.dT (3.7)
Thay (3.5) và (3.7) vào (3.4) với dp = 0, ta suy ra nhiệt dung phân
tử đẳng áp: C p = Cv + R (3.8)
Trong quá trình đoạn nhiệt (hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài): Q =
0. Khi đó, từ (3.3), (3.4) và (3.5), ta có
p.dV = - Cv.dT (3.9)
Chia (3.7) cho (3.9) và chú ý đến (3.8), ta tìm được

30 26
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

V dp Cp  Cv Cp
1   1
p dV Cv Cv

dp dV Cp
hay   với  1 (3.10)
p V Cv
Thực hiện phép tích phân đối với (3.10), ta tìm được phương trình
Poisson: p.V   const (3.11)
với  là tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí hay còn gọi là hệ số
Poisson.
Phương trình (3.11) cho biết trong quá trình giãn nở đoạn nhiệt, khi
thể tích V tăng thì áp suất p giảm nhanh hơn nhiều so với quá trình đẳng
nhiệt (p.V = const).
Trong thí nghiệm này, ta sẽ xác định tỷ số nhiệt dung phân tử của
không khí theo phương pháp giãn nở đoạn nhiệt nhờ các dụng cụ bố trí
như hình 3.1. Bình thủy tinh A chứa không khí được nối thông với áp kế
cột nước M, đồng thời được nối thông hoặc với bơm nén khí B hoặc với
khí quyển bên ngoài nhờ một khóa ba chạc K. Toàn bộ các dụng cụ này
được lắp đặt trên một hộp chân đế G bằng kim loại.
Lúc đầu, vặn khóa K sang vị trí 1-1 để nối thông bình A với áp kế
M và bơm B. Dùng bơm B, bơm không khí vào bình A làm tăng dần áp
suất trong bình đến giá trị ổn định p1
p1 = Ho + H (3.12)
với Ho là áp suất khí quyển, H là độ chênh lệch áp suất của không khí
trong bình A so với áp suất khí quyển đọc trên áp kế M. Các đại lượng
Ho và H được tính theo đơn vị milimét cột nước (mmH2O).
Tiếp đó, vặn khóa K sang vị trí 2 để không khí phụt nhanh ra ngoài
cho tới khi áp suất không khí trong bình A giảm tới giá trị p2 = H o, rồi lại
vặn khóa K về vị trí 1.
Giả sử sau khi bơm không khí vào bình A: lượng không khí trong
bình có khối lượng mo, chiếm thể tích Vo của bình, có áp suất p1 và nhiệt
độ T 1 (bằng nhiệt độ trong phòng). Khi mở khóa K: khối lượng không
khí phụt ra ngoài bình A là m. Do đó, khối lượng không khí còn lại
trong bình chỉ còn bằng: m = mo - m.
Khối lượng không khí m bây giờ chiếm thể tích V2 = Vo, nhưng có
áp suất p2  p1 . Như vậy, suy ra trước khi mở khóa K: khối lượng m của
không khí trong bình A ở áp suất p1 và nhiệt độ T1 chỉ chiếm thể tích

31 27
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

V1  Vo . Vì quá trình giãn nở của khối lượng không khí m trong bình A từ
trạng thái (p1, V1) sang trạng thái (p2, V2 = Vo) xảy ra rất nhanh, không kịp
trao đổi nhiệt với bên ngoài (Q = 0) nên có thể coi gần đúng là quá trình
giãn nở đoạn nhiệt. Trong quá trình này, khối lượng m của không khí bị lạnh
đi và nhiệt độ của nó giảm từ nhiệt độ phòng T1 xuống đến nhiệt độ T2  T1 .
Áp dụng phương trình Poisson (3.10) đối với khối lượng không khí m
giãn nở đoạn nhiệt từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2 = Vo,
T2) biểu diễn bởi đường cong đoạn nhiệt 1-2 trên đồ thị hình 2, ta có
p1 . V1  p 2 . V2

p1  V2 
hay   (3.13)
p 2  V1 
Tiếp đó khối khí m vẫn chiếm thể tích Vo của bình A và thu nhiệt
từ ngoài qua thành bình: trong quá trình biến đổi đẳng tích này, nhiệt độ
tăng dần từ T2 đến T 1, còn áp suất tăng từ p2 đến p 3
p3 = Ho + h (3.14)
với h là độ chênh áp suất giữa khối lượng không khí m trong bình A so
với áp suất khí quyển bên ngoài đọc trên áp kế M. Từ đồ thị hình 3.2, ta
nhận thấy trạng thái 1 và 3 thuộc cùng một quá trình đẳng nhiệt T 1 biểu
diễn bởi đường cong đứt nét 1  3 .
p
Áp dụng định luật Boilt-Marriot
1
(p.V= const) cho khối khí m trong quá p1
trình biến đổi đẳng nhiệt từ trạng thái 1
(p1, V1, T1) đến trạng thái 3 (p3, V2 = V o,
T1), ta có
p3 3
p1 V2
p1 V1  p3V2 hay  (3.15)
p3 V1 p2 2
So sánh (3.13) với (3.15) và thay O V1 V2 V
thế các giá trị của áp suất p 1, p2, p3 theo
Hình 3.2: Đồ thị p-V biểu
độ chênh milimét cột nước Ho, H, h trên
diễn các quá trình.
áp kế M, đồng thời chú ý đến điều kiện
H  H o , h  H o và hệ thức gần đúng n 1  x   x khi x  1 , ta tìm
được kết quả
H
 (3.16)
H h

32 28
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Công thức (3.16) cho phép xác định được tỷ số nhiệt dung phân tử
C
  p của không khí sau khi đo được độ chênh lệch milimét cột nước
CV
H và h trên áp kế M ứng với quá trình giãn nở đoạn nhiệt 1-2 và quá trình
nung nóng đẳng tích 2-3 của khối lượng không khí m chứa trong bình A.
Từ (3.16) suy ra số bậc tự do i của phân tử khí
2
i (3.17)
 1
2. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
2.1. Dụng cụ đo
Các dụng cụ thí nghiệm gồm có:
 Bình thủy tinh hình trụ 10 lít.
 Áp kế cột nước hình chữ U có thước milimét.
 Hộp chân đế có giá đỡ áp kế chữ U.
 Bơm nén khí dùng quả bóp cao su.
 Khóa ba chạc kim loại.
Các dụng cụ thí nghiệm này được lắp đặt như ở hình vẽ 3.1.
2.2. Phương pháp đo
Đo độ chênh lệch áp suất H (mm cột nước) của khối lượng không
khívừa bơm vào bình so với áp suất khí quyển bên ngoài.
Đo độ chênh lệch áp suất h (mm cột nước) của khối lượng không
khí còn lại trong bình A so với áp suất khí quyển bên ngoài sau khi vặn
nhanh khóa bình A cho không khí trong bình phụt ra ngoài.
H C i2
Dùng công thức    P 
H  h CV i
để tính tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí.

3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


a. Vặn nhẹ khóa K sang vị trí 1 để thông bình A với bơm nén khí B
và áp kế M. Bơm không khí vào bình A (không bơm quá mạnh để
tránh làm nước trong áp kế M phụt ra ngoài) tới khi độ chênh lệch
cột nước trên hai nhánh áp kế M đạt khoảng 250  300mm (tùy
chọn) thì ngừng bơm.

33 29
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

b. Vặn khoá K để đóng kín bình A. Chờ khoảng 4 đến 5 phút để


nhiệt độ của khối không khí vừa bơm vào bình A cân bằng với
nhiệt độ trong phòng. Vặn từ từ khoá K để giảm lượng không khí
trong bình A cho tới khi các toạ độ y1 và y2 trên hai nhánh của áp
kế M đạt giá trị ổn định ứng với một giá trị không đổi của độ
chênh lệch áp suất H (chọn tùy ý trong khoảng 200-250 mm cột
nước). Đọc và ghi các giá trị y1 và y2 vào bảng số liệu.
Vậy H = y1 – y2 (mmH2O)
c. Vặn nhanh khóa K sang vị trí 2 để không khí trong bình A phụt ra
ngoài. Khi áp suất không khí trong bình A cân bằng với áp suất
khí quyển bên ngoài, ta lại vặn nhẹ khóa K để đóng kín bình A.
Để phép đo chính xác, cần quan sát nhanh và đóng kín khóa K
ngay khi cột nước trong hai nhánh áp kế M vừa đạt mức
ngang nhau, kết hợp với tai nghe tiếng xì của không khí thoát
ra khỏi bình A vừa dứt. Chờ khoảng thời gian cho nhiệt độ của
khối lượng không khí trong bình A cân bằng với nhiệt độ trong
phòng. Khi đó, các toạ độ y3 và y4 của các cột nước trên hai
nhánh áp kế M đạt giá trị ổn định. Đọc và ghi các giá trị y3 và y4
vào bảng số liệu.
Vậy h = y3 – y4 (mmH2O)
d. Lặp lại phép đo 10 lần ứng với cùng giá trị đã chọn của H. Ghi
các kết quả đo y3 và y4 tương ứng vào bảng số liệu.
4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

Độ chênh lệch áp suất ban đầu:


H = y1 – y2 =.......…………………………(mmH2O)
Bảng số liệu

Lần đo y3 (mm) ∆y3(mm) y4 (mm) ∆y4(mm)


1
2
.
.
.
10
Trung bình

34 30
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

a. Tính giá trị trung bình h  y3  y4 và các sai số tuyệt đối trung
bình:  y3 ,  y 4 ,  h .
b. Tính giá trị trung bình của tỷ số nhiệt dung phân tử  và số bậc tự
do i của phân tử khí theo công thức (3.16) và (3.17).
c. Tính các sai số của  , i.
d. Viết kết quả đo  , i.

5. CÂU HỎI KIỂM TRA


1- Định nghĩa và viết biểu thức của nhiệt dung riêng và nhiệt dung
phân tử. Nhiệt dung của chất khí có phụ thuộc điều kiện của quá
trình nung nóng không?
2- Phân biệt nhiệt dung phân tử đẳng tích Cv và đẳng áp C p. Tìm
biểu thức liên hệ giữa chúng để chứng tỏ C p> Cv.
3- Trong thực tế, khi nào có thể coi gần đúng các quá trình nén hoặc
giãn khí là đẳng nhiệt hoặc đoạn nhiệt? Sau khi nén hoặc giãn khí
chứa trong bình A, tại sao phải chờ một khoảng thời gian nào đó
thì độ chênh cột nước trên hai nhánh áp kế M đạt giá trị ổn định?
4- Tại sao trong thí nghiệm này, ta phải dùng áp kế cột nước mà
không dùng áp kế thủy ngân?
5- Muốn đảm bảo kết quả đo được chính xác, tại sao phải đóng kín
khóa K ngay khi cột nước trong hai nhánh áp kế M vừa đạt mức
ngang nhau?
H
6- Chứng minh công thức tính sai số tương đối của   có
H h
 H. h  h . H

 H.  H  h 
dạng:
7- Tính giá trị lý thuyết của tỷ số nhiệt dung phân tử không khí khô
(coi như chỉ gồm các phân tử oxy O2 và nitơ N2) theo số bậc tự do
i của các phân tử khí.
8- Nếu không khí trong bình có độ ẩm cao chứa nhiều hơi nước thì
giá trị lý thuyết của tỷ số nhiệt dung phân tử của không khí sẽ
thay đổi như thế nào (tăng hay giảm so với không khí khô)? Giải
thích tại sao?
&&&&&&&

35 31
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

XÁC ĐỊNH VẬN TỐC TRUYỀN ÂM VÀ TỈ SỐ NHIỆT DUNG PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SÓNG ÂM TRONG ỐNG KUNDT
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí nghiệm xác định vận
tốc sóng âm trong ống Kundt.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng trình tự thí nghiệm để thu
được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Dao động ký điện tử (Oscilloscope)
1.1.1. Mô tả dao động ký điện tử
Dao động ký điện tử là một dụng cụ vạn năng dùng để quan sát và nghiên cứu độ lớn và
hình dạng của dòng điện và hiệu điện thế trong các mạch điện. Cấu tạo của dao động ký điện tử
được biểu diễn bằng sơ đồ khối trên hình 1.1 gồm có:
- Một ống phóng điện tử
- Các mạch điện điều khiển tia electron
- Bộ khuếch đại tín hiệu trục y (KĐY) để khuếch đại tín hiệu trước khi đặt vào hai bản cực
nằm ngang trong ống phóng điện tử
- Bộ khuếch đại tín hiệu trục x (KĐX) để khuếch đại tín hiệu trước khi đặt vào hai bản cực
thẳng đứng trong ống phóng điện tử
- Bộ phát tín hiệu răng cưa (Q-X) để quét chùm tia điện tử
- Bộ nguồn cung cấp điện áp thấp một chiều và cung cấp cao áp cho Anode và các cực điều
khiển của ống phóng điện tử.

Hình 1.1: Sơ đồ khối của dao động ký điện tử.


Ống phóng điện tử là một ống thủy tinh kín được hút chân không cao 10-6mmHg), có các
điện cực bên trong. Catod K được nung nóng nhờ dây điện trở FF sẽ phát xạ ra các điện tử.
Giữa các anod A1, A2 và catod K có hiệu điện thế cỡ 1000V, nhờ đó mà các điện tử phát xạ
từ catod sẽ được gia tốc và bay đến đập vào màn hình M có phủ lớp huỳnh quang và làm cho màn
hình phát sáng tại những điểm có điện tử đập vào. Một ống trụ kim loại G, bao quanh catod K, gọi
là lưới điều khiển, có điện thế âm so với catod sẽ có tác dụng làm giảm số điện tử đi qua nó và do

32
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

đó sẽ giảm cường độ phát sáng trên màn huỳnh quang. Anod A2, có điện thế cao hơn A1, dùng gia
tốc và hội tụ chùm tia điện tử. Sau khi ra khỏi anod A2, chùm tia điện tử sẽ bay vào giữa hai cặp
bản cực Y1Y2 và X1X2. Nếu giữa mỗi cặp bản cực X1X2 hoặc Y1Y2 có một hiệu điện thế thì điện
trường do chúng tạo nên sẽ làm cho chùm tia điện tử bị lệch khỏi phương truyền thẳng.
Chùm tia điện tử bị lệch đi một khoảng x theo phương nằm ngang trên màn hình M khi có
một điện thế Ux giữa hai bản cực X1X2 và lệch đi một khoảng y theo phương đứng khi có một điện
thế Uy giữa hai bản cực Y1Y2.
Theo định nghĩa, các đại lượng
x y
x  và  y  (1.1)
Ux Uy
có đơn vị là độ chia/V và được gọi là độ nhạy của ống phóng điện tử theo chiều ngang và theo
chiều dọc đối với các hiệu điện thế U x và Uy .
Vị trí các vệt sáng trên màn hình M là kết quả chuyển động tổng hợp của hai chuyển động
có thành phần vuông góc với nhau của chùm tia điện tử dưới tác dụng đồng thời của các hiệu điện
thế U x và Uy đặt vào các bản cực X1X2 và Y1Y2.
1.1.2. Phƣơng pháp quan sát dạng tín hiệu nhờ dao động ký điện tử
Quan sát dạng tín hiệu nghĩa là quan sát sự biến thiên theo thời gian của hiệu điện thế hoặc
dòng điện.
Nếu đặt lên hai bản cực X1X2 một hiệu điện thế xoay chiều cần khảo sát:
u x  Uox .cos t (1.2)
Dưới tác dụng của hiệu điện thế này, chấm sáng trên màn hình M sẽ dao động theo phương
ngang, nhưng do quán tính sáng của màn hình và khả năng lưu ảnh của mắt, ta chỉ nhìn thấy một
vệt sáng nằm ngang cố định trên màn hình. Độ dài của vệt sáng này tỉ lệ với biên độ U ox và bằng
x  K. x .2U ox  K x .2U ox (1.3)
Trong đó K là hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại KĐX, K x  K. x là độ nhạy theo chiều
dọc của dao động ký điện tử hay còn gọi là hệ số truyền kênh X.
Tương tự, nếu ta đặt lên lối vào kênh Y của bộ khuếch đại KĐY một hiệu điện thế xoay
chiều
u y  Uoy .cos t (1.4)
Dưới tác dụng của hiệu điện thế này, chấm sáng trên màn hình M sẽ dao động theo phương
thẳng đứng và ta nhìn thấy một vệt sáng đứng cố định trên màn hình. Độ cao của vệt sáng này tỉ lệ
với biên độ Uoy và bằng
y  K. y .2Uoy  K y .2Uoy (1.5)
Trong đó K là hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại KĐY, K y  K. y là độ nhạy theo chiều
dọc của dao động ký điện tử hay còn gọi là hệ số truyền kênh Y.
Nếu ta đặt đồng thời lên hai bản cực Y1Y2 một hiệu điện thế xoay chiều lên hai bản cực
X1X2 một hiệu điện thế tăng tuyến tính theo thời gian với hệ số tỉ lệ a không đổi

33
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

u x  a.t (1.6)
Khi đó vệt sáng trên màn hình M sẽ là tổng hợp của hai chuyển động vuông góc với nhau
x  K x U x  K x .a.t (1.7)
x
Và y  K y U y  K y U 0y cos t  K y U 0y cos  (1.8)
Kxa

Như vậy, chùm tia điện tử sẽ vẽ lên trên màn hình M một tín hiệu y  y  x  hoàn toàn đồng
dạng với tín hiệu (1.3) cần nghiên cứu.
Khi đặt tín hiệu ux nói trên lên hai bản cực X1X2, chấm sáng trên màn hình M sẽ dịch
chuyển ngang từ trái sang phải với vận tốc không đổi (từ vị trí ban đầu bên trái sang vị trí cực đại
bên phải) và lặp đi lặp lại với một chu kỳ xác định gọi là chu kỳ quét Tq liên hệ với tần số quét
theo biểu thức
1
f (1.9)
Tq
- Nếu Tq = T, với T là chu kỳ tính hiệu cần nghiên cứu, trên màn hình M sẽ hiện lên dạng
dao động toàn phần của tín hiệu (hình 1.2a).
- Nếu Tq = n.T, với n là số nguyên, trên màn hình M sẽ hiện lên n dao động toàn phần (hình
1.2b).
- Nếu Tq  n.T, trên màn hình M sẽ hiện một hình có dạng phức tạp hoặc các đường cong
luôn dịch chuyển (hình 1.2c)
(a) (b) (c)

Tq = T Tq = n.T Tq = 3T/2

Hình 1.2: Các dạng tín hiệu xuất hiện trên màn hình dao động ký điện tử

1.1.3. Phƣơng pháp quan sát dao động tổng hợp của hai dao động vuông góc
Nếu đặt lên hai bản cực X1X2 một hiệu điện thế: u x  Uox .cos x t và đặt lên hai bản cực
Y1Y2 một hiệu điện thế: u y  U oy .cos  y t    thì vệt sáng trên màn hình M sẽ thực hiện đồng
thời hai dao động vuông góc
x  K x u x  X o cos x t (1.10)
y  K y u y  Yo cos  y t    (1.11)

- Nếu y  n x (với n là số nguyên) thì quỹ đạo của chùm tia điện tử trên màn hình M là
các đường Lissajou.
- Nếu y   x (với n = 1), thì quỹ đạo của chùm tia điện tử trên màn hình M được xác
định bởi phương trình

34
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

2 2
 x   y  x.y
      2. cos   sin 2 
 Xo   Yo  Xo Yo
(1.12)
Tuỳ theo độ lệch pha , quỹ đạo sẽ là một đường thẳng hay elip.
- Khi   0 và    , quỹ đạo là một đường thẳng. Nếu Uox  Uoy thì quỹ đạo là một đường
thẳng nghiêng 450 (hình 1.3a, e).
- Khi     2 quỹ đạo là một đường elip ngang. Nếu Uox  Uoy thì quỹ đạo là một đường
tròn (hình 1.3c, f).
- Khi  có giá trị bất kỳ, quỹ đạo là một đường elip xiên.

Hình 1.3: Các dạng quỹ đạo tổng hợp của hai dao động vuông góc cùng tần số  với độ lệch pha
 khác nhau.
1.2. Cơ sở lý thuyết để xây dựng công thức tính vận tốc sóng âm trong ống KUNDT và
tỉ số nhiệt dung phân tử chất khí
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Vận tốc sóng âm
Sóng âm là loại sóng cơ phổ biến nhất, truyền qua bất cứ loại vật liệu nào.
Khi sóng âm lan truyền trong không khí, các phân tử khí bị dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng.
Các dịch chuyển này kéo theo sự thay đổi của mật độ và áp suất khí dọc theo phương truyền sóng.
Chính vì vậy, sóng âm được phân loại là sóng dọc trong sóng cơ học. Nếu nguồn âm dao động
theo quy luật hình sin, mật độ và áp suất cũng biến thiên theo quy luật hình sin đó. Quy luật dao
động này được biểu diễn dưới dạng hàm sóng sin (theo chiều dương trục x):
( ) ( ) (1.13)
Trong đó Smax là ly độ cực đại của phân tử khí khỏi vị trí cân bằng, λ là bước sóng và v là
vận tốc truyền sóng
Sóng âm có vận tốc truyền âm:

35
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

(Với λ là quãng đường sóng truyền được sau khoảng thời gian một chu kì, vận tốc sóng âm
truyền trong không khí, số dao động sóng trong một giây, T thời gian của một dao động sóng).
Vận tốc truyền âm trong không khí ở nhiệt độ t:
√ (1.14)
trong đó: là vận tốc âm ở 00C, là hằng số nở khối của khí.
1.2.1.2. Tỉ số nhiệt dung phân tử
Tỉ số nhiệt dung phân tử liên hệ với theo hệ thức:
(1.15)
trong đó: = 1,2922 (kg/m3) là khối lượng riêng của không khí ở 00C;
= 1,01325.105 (N/m2) là áp suất khí quyển ở điều kiện chuẩn
1.2.2 Cơ sở lý thuyết để xây dựng công thức tính vận tốc sóng âm trong ống KUNDT
Xét một cơ hệ như hình, sóng âm từ nguồn (loa) truyền trong cột không khí bề dày d được
nối vào kênh thứ nhất của dao động kí.

Dao động kí
Máy phát
âm tần Kênh 1
Kênh 2
Khuếch Khuếch
đại
đại

Mic Ống
ro Kundt

Hình 1.4: Sơ đồ thí nghiệm xác định vận tốc sóng âm trong ống Kundt
Trước khi màng loa dao động, khí trong ống ở trạng thái cân bằng, mật độ khí đồng đều.
Màng loa dao động nhanh đẩy sang phải, lớp không khí sát màng loa bị nén lại tạo ra xung. Vùng
khí nén được hình thành (áp suất và mật độ vùng khí này lớn hơn các vùng khác) di chuyển dọc
theo ống và tiếp tục nén phần khí ngay bên phải nó.
Khi màng loa dừng lại, vùng khí bị nén vẫn tiếp tục di
chuyển về phía trước tương ứng với một xung lan truyền dọc
theo ống với vận tốc v.
Khi màng loa lui về sang trái, vùng khí trước màng loa
giãn ra (áp suất và mật độ tại vùng này thấp hơn lúc cân
bằng). Cứ như vậy, màng loa dao động làm hình thành các
vùng khí với mật độ và áp suất cao thấp xen kẽ nhau chạy
trong ống với tốc độ v. Các vùng nén giãn khí luân phiên
Hình 1.5: Sóng sin hiển thị trên kênh
được tạo ra và khoảng cách giữa 2 vùng nén liên tiếp là bước 1 và kênh 2 của dao động kí với ϕ=0
sóng λ.

36
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Chọn gốc tọa độ O tại vị trí đặt loa (nguồn sóng) và mốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát.
Dao động mô tả vị trí các phần tử môi trường có thể được viết dưới dạng hàm sóng:
( ) (1.16)
Sóng trong ống Kundt truyền sang bên phải và thu vào mic, mic này được nối vào kênh thứ
hai của dao động kí. Mic đặt tại điểm M cách nguồn O một khoảng d . Khi đó hàm sóng tại vị trí
M ở thời điểm t là:
( ) [ ( )] (1.17)
Nếu sóng truyền đi quãng đường d = λ trong khoảng thời gian Δt = T thì tốc độ truyền sóng

Micro

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3


Loa
𝜆/

𝜆
Di chuyển đầu Mic để thay đổi khoảng cách từ Mic đến loa. Với tần số ω không đổi khi Mic
tại các vị trí cách nguồn O khoảng d trong từng trường hợp sau:
Khoảng cách = kλ suy ra = 2kπ (dao động tại O, M cùng pha), khi đó tín hiệu sóng
trên dao động kí là đoạn thẳng;
Khoảng cách d = ( 2k+1) suy ra = (2k+1)π (dao động tại O, M ngược pha), khi đó tín
hiệu sóng trên dao động kí là đoạn thẳng;
Khoảng cách = (2k+1) suy ra = (2k+1) (dao động tại O, M vuông pha), tín hiệu
sóng trên dao động kí là elip.
1.2.3. Cơ sở lý thuyết để xây dựng công thức tính tỉ số nhiệt dung phân tử theo vận
tốc sóng âm
Khi lớp khí mỏng gần mặt loa có chiều dài Δx và tiết diện A trong ống khi khí đang ở trạng
thái cân bằng. Thể tích của khối khí này bằng V=A.Δx. Khi lớp khí mỏng dịch chuyển trong ống
thì hai mặt của lớp khí dịch chuyển quãng đường khác nhau dẫn đến thể tích biến thiên một lượng
ΔV = AΔx’. Lớp khí này nằm yên cân bằng nhờ áp lực vào hai mặt của lớp khí có cùng độ lớn
PA, một là áp lực từ màng loa từ phía bên trái và áp lực lớp khí bên phải. Sau khoảng thời
gian Δt, theo đó màng loa di chuyển sang phải với vận tốc không đổi vx, lực đẩy piston từ phía
bên trái đã tăng lên thành (P+ΔP)A. Sự biến thiên áp suất này dẫn đến sự biến thiên thể tích và
modul khối.
Biểu thức của vận tốc âm thanh trong không khí còn có thể tính bằng công thức:

√ (1.18)

Trong đó, ρ là khối lượng riêng của không khí, B là modul khối.

37
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Với modul khối B được hiểu là tính chất xác định phạm vi thay đổi thể tích của một phần tử
môi trường khi áp suất đặt trên nó thay đổi, được định nghĩa là:


(1.19)

Ở đây là tỉ lệ thay đổi thể tích do sự thay đổi của áp suất, dấu trừ trước biểu thức là do
dấu và luôn ngược nhau (áp suất tăng thì thể tích giảm và ngược lại)
Quá trình nén và giãn của khối khí trong lan truyền sóng âm tiếp nối nhau diễn ra nhanh đến
mức không thể xảy ra sự trao đổi nhiệt và quá trình này có thể được coi là một quá trình đoạn
nhiệt.
Biểu thức quá trình đoạn nhiệt:
(1.20)
Đạo hàm hai vế: dP + =0 (1.21)
Chia hai vế cho phương trình trên thu được:
VdP + PγdV = 0 (1.22)
Pγ = - =B (1.23)
Vận tốc sóng âm trong không khí còn có thể được tính thông qua tỉ số nhiệt dung phân tử
khí:

√ (1.24)


trong đó: = 1,2922 (kg/m3) là khối lượng riêng của không khí ở 00C;
= 1,01325.105 (N/m2) là áp suất khí quyển ở điều kiện chuẩn.

2. DỤNG CỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐO


2.1. Dụng cụ thí nghiệm

Dao động kí điện tử

Chân đế (C)

Ống Kundt Giá đỡ (G)

Micro (M) Thước milimét (T)


Hộp loa Tay piston (P)

38
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Dụng cụ thí nghiệm gồm có:


- Dao động kí điện tử;
- Bộ thiết bị vật lý (Hình 1.1) gồm:
+ Giá đỡ (G) được đặt trên 2 chân đế (C);
+ Loa phát và hộp bảo vệ loa (H) được gắn cố định trên giá đỡ (G); Tín hiệu âm thanh phát
ra loa được lấy từ kênh CH1 của dao động kí điện tử;
+ Thước thẳng milimét (T) được gắn trên giá đỡ, dùng để xác định vị trí của Micro (M);
- Ống nhựa trong suốt dạng trụ rỗng (O), đóng vai trò là ống Kundt. Một đầu của ống gắn
với hộp bảo vệ loa, đầu còn lại để hở, cho phép tay piston (P) dịch chuyển ra vào dễ dàng;
- Micro (M) được gắn ở đầu của piston (P), dùng để thu tín hiệu âm thanh phát ra từ loa. Tín
hiệu này sẽ được micro thu nhận và đưa về kênh CH2 của dao động kí điện tử bằng dây nối;
2.2. Phƣơng pháp đo
- Dịch chuyển tay piston để thay đổi khoảng cách từ nguồn âm đến micro, ứng với từng vị
trí của micro, ta sẽ thu được đồ thị tổng hợp dao động âm trên màn hình dao động kí điện tử;
- Tiến hành đánh dấu lại các vị trí của micro (thông qua thước milimét) mà tại đó hình ảnh
thu được trên dao động kí điện tử là một đoạn thẳng nghiêng. Khoảng cách gần nhau nhất giữa
hai vị trí đánh dấu chính bằng một nửa bước sóng. Từ đó, có thể xác định được vận tốc truyền
âm trong không khí thông qua công thức: v = λf.
3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
a. Cắm phích lấy điện của dao động kí điện tử vào nguồn điện xoay chiều 220V, bấm nút
“POWER” để mở nguồn cho dao động kí điện tử;
b. Vặn từ từ núm chỉnh biên độ “AMPL” để loa phát ra âm vừa đủ nghe;
c. Vặn núm chỉnh tần số “FREQUENCY” đến giá trị đầu tiên cần khảo sát là f = 900Hz, ghi
lại giá trị tần số này vào bảng số liệu;
d. Trên màn hình hiển thị tín hiệu của 2 kênh CH1 và CH2; để tổng hợp hai dao động âm
của kênh CH1 và CH2, chọn “MENU” “SYSTEM SETTINGS” “X-Y MODE DISPLAY”
chọn chế độ “ON”.
e. Có thể tăng hoặc giảm độ nhạy của tín hiệu bằng cách chọn “CTRL” ở góc trên bên phải
màn hình. Để tăng độ nhạy của tín hiệu kênh CH1, CH2 ta chọn V+ và ngược lại, để giảm độ
nhạy của tín hiệu ta chọn V-.
f. Kéo từ từ tay piston để tăng khoảng cách d từ loa đến micro, khi tín hiệu trên màn hình
của dao động kí xuất hiện một đoạn thẳng thì dừng lại, ghi vị trí của micro (x1) vào bảng số liệu;
g. Tiếp tục tăng dần khoảng cách d cho đến khi tín hiệu trên màn hình của dao động kí lại
xuất hiện một đoạn thẳng. Ghi vị trí của micro lúc này (x2) vào bảng số liệu. Ta có khoảng cách
giữa hai vị trí x1 và x2 sẽ bằng một nửa bước sóng;
h. Tiếp tục chọn một giá trị tần số khác (nằm trong khoảng 900Hz - 2000Hz) và lặp lại các
bước thí nghiệm từ d đến g;
Khi làm thí nghiệm xong, bấm nút “POWER” để tắt nguồn dao động kí điện tử, sắp xếp
dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, ngăn nắp.

39
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

4. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


4.1. Đo vận tốc truyền âm trong không khí ở nhiệt độ phòng
a. Bảng số liệu
- Nhiệt độ phòng: t = ......oC
- Độ chia nhỏ nhất của thước milimet: ..................
- Độ chính xác của máy đo tần số: ........................
Lần đo f (Hz) x1 (cm) x2 (cm)  (cm) v (m/s) εv (m/s)
1
2
3
4
5
Trung bình ̅ ̅

b. Tính giá trị vận tốc truyền âm trong không khí v và sai số tương đối εv cho từng lần đo rồi
ghi vào bảng số liệu.
c. Tính giá trị trung bình của vận tốc truyền âm trong không khí ̅ và sai số tuyệt đối của
vận tốc truyền âm
d. Viết kết quả đo v
4.2. Xác định tỉ số nhiệt dung phân tử chất khí
̅
a. Tính vận tốc âm thanh truyền trong không khí ở 0oC theo công thức ;

b. Tính hệ số Poisson theo công thức ;


c. Tính các sai số của v0 và .
d. Viết kết quả đo: ̅
5. CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Khi nào trên màn hình dao động kí, tín hiệu của dao động tổng hợp là một đoạn thẳng
nghiêng 450 so với phương ngang?
2. Tại sao khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của micro ứng với hai lần trên màn hình xuất
hiện đoạn thẳng là /2 ?
3. Tính giá trị lý thuyết của tỷ số nhiệt dung phân tử không khí khô (coi như chỉ gồm các
phân tử oxy O2 và nitơ N2) theo số bậc tự do i của các phân tử khí.

40
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Bài thí nghiệm số 1


KHẢO SÁT LỰC NÂNG CÁNH MÁY BAY
-----ooo-----
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí nghiệm khảo sát lực nâng cánh máy bay,
tìm góc bay lên tối ưu của cánh máy bay
2. Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng trình tự thí nghiệm để thu được số liệu
chính xác.
3. Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Cánh máy bay
Ngoài động cơ bắt buộc phải có thì cánh của máy bay cũng không thể thiếu.
Phần bề mặt phía trên cánh máy bay có dạng vòm uốn cong, mặt dưới cánh máy bay bằng phẳng. Trước khi
bay lên, máy bay phải chạy một đoạn dài trên đường băng, khi đó tạo nên sự chuyển động của không khí về phía
sau so với máy bay. Dòng khí lưu xung quanh cánh máy bay chịu ảnh hưởng từ lực bám và tính bám dính của cánh
máy bay. Mặt trên cánh máy bay gồ lên, mặt dưới lại bằng phẳng, làm cho phương hướng của hoàn lưu không khí
sát bề mặt phía trên cánh máy bay hướng về phía sau còn bề mặt phía dưới thì hướng về phía trước. Ở phía trên
cánh máy bay, hướng của hoàn lưu và hướng của dòng khí lưu không xoáy đi qua bề mặt cánh có cùng hướng. Tốc
độ của hoàn lưu cộng với tốc độ của khí lưu không xoáy sẽ đạt tốc độ khá lớn. Do khí lưu trên bề mặt cánh máy
bay nhanh hơn mặt dưới, áp lực tác động lên mặt trên nhỏ hơn ở mặt dưới, từ đó làm sinh ra lực nâng đỡ máy bay
bay lên.
2. Không khí chuyển động nhanh

Các phân tử đi qua phía trên cánh phải đi xa hơn – trên đường cong – so với các phân tử đi qua mặt dưới bằng
phẳng của cánh. Cho nên không khí phía trên cánh phải chuyển động nhanh hơn. Và khi không khí chuyển động
nhanh hơn, các phân tử phân tán ra xa hơn. Chúng trở nên kém đặc hơn. Không khí này có áp suất thấp hơn.

Hình 1.1: Hình dạng của cánh máy bay tạo ra lực nâng làm cho máy bay rời khỏi mặt đất.
Trang 3

41
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Nhưng không khí bên dưới cánh không bị kém đặc đi hoặc bị mất chút áp suất nào hết. Cho nên không khí
bên dưới cánh đẩy lên cánh với một lực lớn hơn không khí phía trên cánh đẩy xuống. Lực lớn hơn đẩy từ dưới lên
này gọi là lực nâng. Lực nâng là cái làm cho máy bay rời khỏi mặt đất.

3. Đường hầm gió

Để quan sát không khí chuyển động xung quanh một chiếc máy bay như thế nào, các nhà khoa học sử dụng
những đường hầm gió. Bên trong đường hầm, một dòng không khí mạnh thổi lùa về phía máy bay. Những người
kiểm tra thường thêm khói hoặc thuốc nhuộm vào không khí để dễ quan sát các dòng chảy.

4. Bốn lực tác dụng

Hình 1.2: Bốn lực tác dụng


Bạn có thể thấy lực nâng phát huy tác dụng nếu bạn quan sát máy bay trên đường băng. Một chiếc máy bay
đang sẵn sàng nhận tốc độ thật nhanh. Các động cơ của nó đẩy nó chuyển động mỗi lúc một nhanh. Trong chốc
lát, lực hấp dẫn vẫn giữ chiếc máy bay to nặng đó trên mặt đất. Tuy nhiên, cuối cùng thì chiếc máy bay chuyển
động đủ nhanh để cất lên. Vào lúc đó, lực nâng đã đủ mạnh để thắng lực hấp dẫn.

Một khi máy bay đã cất cánh, các động cơ của nó hoạt động hết công suất để đẩy phi thuyền về phía trước.
Nhưng không khí cũng tác dụng lực đẩy ngược, hay lực cản, đối với máy bay. Lực cản này được gọi là lực kéo
theo. Nó làm chậm những vật đang chuyển động trong không khí. Nếu phi thuyền chuyển động chậm đi, thì lực
nâng sẽ nhỏ hơn để thắng nổi lực hấp dẫn. Để giữ cho máy bay ở trong không trung và chuyển động về phía trước,
các động cơ hoạt động mạnh hơn.

Để cho máy bay bay trong không khí, lực nâng từ các cánh của nó phải mạnh hơn lực hấp dẫn, và lực đẩy về
phía trước từ những động cơ của nó phải mạnh hơn lực của không khí đẩy ngược lại.

Trang 4

42
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Hình 1.3: Khi máy bay đã cất cánh xong, các bánh xe sẽ thu vào để giảm lực kéo theo khi máy bay bay.
5. Lực nâng khí động lực học qua cánh máy bay

Hình 1. 4: Mô hình lực nâng khí động học bằng tiếng Anh: Thrust: lực đẩy (tạo bởi động cơ); Drag: lực
cản của không khí; Weight:trọng lực; Lift: lực nâng khí động lực học (Joukowski)

Máy bay thắng được trọng lực và bay lên được là nhờ lực nâng khí động động lực học hay còn gọi là lực nâng
Joukowski. Là kết quả của sự chênh lệch áp suất không khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể (cánh máy bay)
khi dòng khí chuyển động chảy bao vật thể.
Để có lực nâng khí động lực học thì thiết diện vật thể (cánh) phải không đối xứng qua trục chính và đường
biên của mặt trên phải lớn hơn của mặt dưới, những vật thể có hình dạng thiết diện như vậy được gọi là có hình
dạng khí động lực học. Khi không khí chảy bao quanh hình khí động sẽ có lực nâng khí động lực và đồng thời xuất
hiện lực cản. Hình khí động lực nào cho hiệu ứng lực nâng càng cao mà lực cản càng ít thì được coi là có hiệu
suất khí động học càng tốt. Đối với chất lỏng hiệu ứng cũng tương tự (thuỷ động học).

Trang 5

43
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Hình 1.5: Mô hình khí trôi qua cánh của cánh máy bay
Khi không khí chảy qua hình khí động là cánh, tại mặt dưới sẽ có áp suất cao hơn so với mặt trên và hệ quả là
sẽ xuất hiện một lực tác động từ dưới lên vuông góc với cánh.
Lực nâng có độ lớn bằng diện tích cánh nhân với chênh lệch áp suất hai mặt.
Độ chênh lệch áp suất phụ thuộc vào hình dạng thiết diện cánh tức là phụ thuộc vào hiệu suất khí động học của
cánh, góc tấn (góc chảy của không khí tương đối với vật khí động ) và vận tốc dòng chảy.
Như vậy khi vận tốc dòng chảy đạt đến độ lớn nào đó thì chênh lệch áp suất (đồng nghĩa với lực nâng) sẽ đủ
để thắng trọng lực và vật thể có thể bay lên được. Muốn có lực nâng đủ thì vận tốc và diện tích cánh phải đủ: cánh
càng rộng thì máy bay có thể cất cánh với vận tốc nhỏ hơn, ngược lại cánh càng nhỏ thì đòi hỏi vận tốc càng lớn
để cất cánh.

Trong máy bay có cánh cố định vật thể khí động học để tạo lực nâng là đôi cánh của máy bay được gắn cố
định vào thân. Vận tốc ngang của máy bay (cũng đồng nghĩa với vận tốc dòng chảy bao máy bay nếu xét trong hệ
quy chiếu gắn với máy bay) có được nhờ lực tác động ngang sinh ra nhờ động cơ (có thể thông qua cánh quạt hoặc
dòng khí phản lực). Động cơ quay cánh quạt (hoặc phụt dòng khí phản lực) sẽ tạo phản lực đẩy máy bay chuyển
động tương đối với không khí về phía trước, khi chuyển động tương đối như vậy cánh máy bay sẽ bị dòng khí chảy
bao bọc xung quanh và tạo hiệu ứng lực nâng khí động lực học tác động từ dưới lên, khi vận tốc máy bay đạt đến
giá trị nào đó lực nâng sẽ đủ lớn để thắng trọng lực và máy bay sẽ bay được.

Trong bài thí nghiệm này, đường hầm gió cung cấp một mô hình đo cho các thí nghiệm định lượng về khí
động học. Trong đó, một luồng không khí có vận tốc không đổi theo không gian và thời gian.
Một trong các ứng dụng của đường hầm gió là tạo điều kiện lý tưởng cho các phép đo vật lý của sự bay.
Ở đây, FW là sức cản không khí và FA là lực nâng của cánh máy bay nó được đo như một hàm của góc cản 
của cánh máy bay với dòng lưu lượng. Trong đồ thị, FW được minh họa như là một hàm của FA với góc cản  như
tham số. Từ đồ thị này, chúng ta có thể đọc ví dụ như góc cản tối ưu.
Ngoài ra, sinh viên thực hiện các phép đo so sánh trên cánh máy bay tự thiết kế. Mục đích là để xác định hình
dạng cánh máy bay để thu được tỷ số FW / FA là nhỏ nhất ở góc cản  xác định.
II. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
1. Dụng cụ đo:
Các dụng cụ thí nghiệm gồm có:

- Đường hầm gió (1).


- Ống hút và quạt áp lực (2).
Trang 6

44
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

- Mô hình cánh máy bay (3).


- Xe đẩy cho phép đo đường hầm gió (4).
- Lực kế quạt (lực kế góc quay) 0,65N (5).
- Nguồn điều khiển cường độ gió (6).
Các dụng cụ thí nghiệm này được lắp đặt như ở hình vẽ 1.6:

Hình 1.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát lực nâng cánh máy bay.
2. Phương pháp đo:
- Tạo luồng gió tác động lên cánh máy bay ứng với các góc nghiêng khác nhau.
- Quan sát, ghi lại các giá trị của lực cản và lực nâng
- Tính tỷ số lực cản so với lực nâng.
III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra xem thiết bị có lắp như hình 1.6 chưa?
- Kiểm tra công tắt của bộ nguồn (6) ở vị trí 0 và vặn hết chiết áp về bên trái chưa ? Nếu chưa, vui lòng chỉnh
lại.
- Kiểm tra xem cánh quạt đã gắn vào lực kế nâng được gắn trên xe đẩy chưa ? Kim của lực kế nâng đã chỉ
số 0 chưa ? Nếu chưa, hãy gắn cánh quạt vào lực kế nâng được gắn trên xe đẩy (như hình ) và điều chỉnh lại lực
kế nâng để kim chỉ số 0
- Lưu ý, hai thanh treo cánh quạt cùng ở vị trí số 0 tức tương ứng với góc nghiêng của cánh máy bay bằng
không.
- Kiểm tra xem có dây móc nối từ lực kế quạt (5) vào xe đẩy (4) chưa ? Nếu chưa, hãy móc dây vào.
2. Thực hành :
- Điều chỉnh (nhẹ nhàng) góc nghiêng của cánh máy bay là lớn nhất (140).
- Mở nguồn điện cho quạt áp lực, điều chỉnh chiết áp nguồn thích hợp để giá trị trên các lực kế là gần cực đại.

Trang 7

45
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

- Ghi lại các giá trị của lực cản và lực nâng vào bảng 1.1.
- Tắt nguồn, thay đổi lại góc nghiêng của cánh quạt ở giá trị nhỏ hơn và lặp lại cách đo như trên, tiếp tục ghi
các giá trị của lực cản và lực nâng vào bảng 1.1. Tính tỷ số lực cản so với lực nâng.
Lưu ý : trong các lần đo ta phải giữ nguyên cường độ gió trong đường hầm gió bằng cách chỉ tắt nguồn mà
không thay đổi chiết áp nguồn.
*** Sau khi thực hành xong, SV lưu ý nhớ tắt máy, phủ khăn lên dụng cụ thí nghiệm, xếp ghế lại gọn gàng
ngay ngắn .
IV. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
1. Ghi giá trị của lực nâng và lực cản ứng với các góc nghiêng vào bảng 1.1. Tính tỉ số lực cản/ lực nâng tương
ứng
0 FA(N) FW(N) f = FW/FA
0
2
4
6
8
10
12
14

2. Tính sai số tuyệt đối của FA và FW.


3. Vẽ đồ thị lực nâng phụ thuộc góc nghiêng FA ( ) và lực cản phụ thuộc góc nghiêng FW(), và tỉ số f().
Cho Δα = 0,05
4. Nhận xét các kết quả rút ra từ mỗi đồ thị và giải thích.
5. Tính sai số tương đối εf và sai số tuyệt đối Δf
6. Viết kết quả đo của tỷ số f tối ưu nhất và nhận xét kết quả đo
V. CÂU HỎI CHUẨN BỊ
1. Cánh máy bay trong bài có hình dạng như thế nào ? Tại sao nó cần hình dạng như vậy ?
2. Đường hầm gió dùng để làm gì ?
3. Lực tác dụng lên cánh máy bay gồm các lực cơ bản nào ?
4. Giải thích sự xuất hiện của lực nâng và lực cản lên cánh máy bay
5. Góc cản tối ưu là góc như thế nào?
6. Trình bày dụng cụ và nguyên tắc đo.

Trang 8

46
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Bài thí nghi m s 2


NGHI M L I C M BI N ÁP SU T VÀ MOBILE
CASSY
-----ooo-----
M c tiêu: Sau khi h c xong bài này sinh viên có kh
1.
khác nhau, nh lu t Bernoulli
2.
chính xác.
3. V
I.
1. nh lu t Bernoulli
Trong m t dòng ch y nh, t ng m i d ng trong ch i
m
i v i ng dòng n m ngang, t ng áp su ng t i m mb tk c b o toàn
2. nh lu t Bernoulli:
nh lu t Bernoulli trình bày m i quan h gi a áp su n t c dòng ch y v (b qua ma sát c a các
ph n bên trong ch t khí khi chuy i v i nhau).
N u c t ng dòng t i v trí A, B b ng nh ng m t ph ng A0 và A1 ng th i v ng dòng
thông qua dòng ch m A0 và A1 (hình):

Hình 2.1: áp su t, v n t c các ti t di n A0 và A1


(2.1)

- p0, p1
- v0, v1
- ( không khí
-
-
Các ti t di n A0 và A1 c l y tùy ý, vì v y d 2.1) có th k t lu n r ng áp su t t ng ptot
(g m áp su ng và áp su i b t k ti t di n nào c a ng dòng: ( ví d v trí B)
(2.2)
2.2) là n i dung c nh lu t Bernoulli.
3. ng dòng ch y J:

47
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

ng dòng ch y J là ng ch t l ng qua m t c t ngang c a m t lòng d n ho c ng d n


b ng th tích ch t l ng chuy ng qua m t c t th i gian.
Trên th c t có hai lo

ng c a m t dòng sông ho c kênh d n


ng v n chuy n ch t l ng qua ng ng
ng dòng ch y là th tích c a ch t l ng V ch y qua m t b m t trong m th i gian t

ng còn b ng:( i ti t di n d t, ph ng)

v = v n t c dòng ch y
A = Ti t di n di /b m t
4.
L ng xác nh v n t c dòng ch y v0 và v1 t m A,B ng h m gió ng v i các m t c t
ngang A0 và A1 c:
(2.3)
2.2) cho phép thay th v1 2.3). S p x p chúng l c:
(2.4)
V i p = ptot - p1 = (2.5)
Áp su ng ng v i di n tích m t c c ghi nh n t i v B ng h m gió.
V n t c dòng ch y v t i v trí (B) b ng:

cho các v trí khác


II.
1.
Các d ng c thí nghi m g m có:
-
-
- - Cassy (4)
- Mobile- Cassy (5)
-
-
- ± 70 hPa (8)
-
- (10)

Thí nghi c s p x p v i các d ng c (2.2):

48
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

b trí thí nghi m

u dò áp su t
2.
-
- Dùng Mobile
III.
1.
- 2.2
- Ki m tra xem vi c l p qu ng h ng
h m gió trong th i gian thí nghi m.
- Ki m b o thông thoáng kho ng 0,5 m c c a vòi hút và phía sau qu không khí có
th ng h m gió không có b t k s nhi u lo n nào.
- Ki m tra xem có t m ch n làm nh ng h u vào, b n c vít có m b ng
n i tán th y tinh sao cho chi ng n ng dòng ch
- Ki m tra có d i niêm phong b tb ng h
- Ki m tra có u dò áp su ng h m gió v i ph n u m mút cao su
c a d i nêm phong và si t ch
- Ki m tra vi c c m c m bi n áp su n Mobile CASSY
- Ki m tra k t n u dò áp su t v i c m bi n áp su t (c m bi n CASSY) b ng ng d n cao su.

49
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

- u dò áp su t xu ng hoàn toàn và d ng l i t i v m cao nh t c ng d c


kho ng 2cm.
2. Ghi chú an toàn:
i b o v ho c vòi phun:
- Rút phích c m ngu n.
- Ch ít nh n khi cánh qu t d ng hoàn toàn.
3. :
Sau khi ki m tra xong, thi t l p MOBILE CASSY
Mobile CASSY có th th c hi c v t lý, hóa h c và sinh h c, ví d :
nhi d n, giá tr pH, áp su t, l c, nh p tim và nhi ng khác.

Hình 2.4: Mobile- Cassy


-

- assy .

Hình 2.5: Các ô chính c a Mobile- Cassy

: Ô Màn hình chính

:Ô Ch nh ch t

50
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

:Ôb th : ch nh hi n th th hay s li u

ch nh ngôn ng s n Ti ng Vi t)

Dùng các phím trái , ph i , lên , xu ng/ Menu ,OK


-
- - .
B m phím OK
- .B m
- . Ch B m OK
- Màn hình chính,
- Vào ,
- C
-
- C
- A
-
nghiêng.

Hình 2.6: Kho ng cách h t u dò áp su n m t nghiêng


-
- u

- B
h.
- 5s.
- C, D, E, F.
*** Sau khi th t t máy, ph ng c thí nghi m, x p gh l i g n gàng
ngay ng n .

IV. BÀI BÁO CÁO

1. d F .

51
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

L n E F
A B C D
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
2.
3.
khác 2.2:

A (m2) Pd (hPa) v (m/s) J (m3/s)


A
B
C
D

4. pd . pd
2
D pd = f(A).
5. v D
6.
7.

V.
1.
2.
3.
4.

5.

52
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

53
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

54
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

55
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

56
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

57
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Bài thí nghiệm số 8


KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG BỨC XẠ NHIỆT VÀ
NGHIỆM LẠI ĐỊNH LUẬT STEFAN -
BOLTZMANN
------ooo------

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này các sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí
nghiệm kiểm chứng định luật Stefan - Boltzmann.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng
trình tự thí nghiệm để thu được số liệu chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Bức xạ nhiệt cân bằng và các đặc trưng của nó
Khi bị kích thích, các nguyên tử, phân tử của vật chất sẽ chuyển lên
trạng thái có năng lượng cao. Sau một thời gian ngắn, chúng sẽ chuyển
về trạng thái có năng lượng thấp hơn và phát ra sóng điện từ. Nếu nguyên
nhân kích thích là nhiệt (nung nóng) thì bức xạ điện từ phát ra là bức xạ
nhiệt. Bức xạ nhiệt là chính các sóng điện từ phát ra từ các vật bị kích
thích bởi tác dụng nhiệt. Khi năng lượng bức xạ do vật phát ra bằng năng
lượng vật nhận vào do hấp thụ bức xạ thì các bức xạ nhiệt tồn tại ở trạng
thái cân bằng (động) với vật ở nhiệt độ không đổi.
Để đặc trưng cho mức độ phát ra hoặc hấp thụ mạnh hay yếu của
các vật đối với các bức xạ nhiệt ở trạng thái cân bằng, người ta dùng các
đại lượng vật lý: năng suất phát xạ và hệ số hấp thụ bức xạ nhiệt.
1.1.1. Năng suất phát xạ
Gọi dW(, t) là năng lượng bức xạ phát ra từ diện tích mặt ngoài
dS của vật ở nhiệt độ T, được mang đi bởi các bức xạ có tần số từ  đến 
+ d trong một đơn vị thời gian thì:
dW(, T) = r(,T). dS.d (8.1)

88
58
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

trong đó hệ số tỷ lệ r(,T) được gọi là năng suất phát xạ đơn sắc của vật ở
nhiệt độ T ứng với bức xạ nhiệt có tần số . Từ (1) suy ra:
(, )
r(, T). d = (8.2)

dW  , T 
Rõ ràng, tỷ số xác định công suất bức xạ của một đơn vị
dS
diện tích mặt ngoài của vật ở nhiệt độ T bởi các bức xạ có tần số từ  đến
 + d. Như vậy, công suất bức xạ của một đơn vị diện tích mặt ngoài
của vật ở nhiệt độ T ứng với mọi bức xạ là:

R  T    r  , T  .d  (8.3)
0

Đại lượng R(T) gọi là năng suất phát xạ toàn phần của vật ở nhiệt
độ T và được đo bằng đơn vị W/m2.
1.1.2. Hệ số hấp thụ
Giả sử trong một đơn vị thời gian, năng lượng mà các bức xạ đơn
sắc có tần số từ  đến  + d gửi tới diện tích dS của vật ở nhiệt độ T là
dW (, T), nhưng dS chỉ hấp thụ một phần năng lượng là dW’ (,T). Khi
đó, tỷ số:
dW   , T 
a  , T   (8.4)
dW  , T 
được gọi là hệ số hấp thụ đơn sắc của vật ở nhiệt độ T ứng với bức xạ có
tần số .
Những vật có khả năng hấp thụ hoàn toàn năng lượng của mọi bức
xạ nhiệt đơn sắc ở mọi nhiệt độ của nó gọi là vật đen tuyệt đối. Vật đen
tuyệt đối có hệ số hấp thụ bằng đơn vị, nghĩa là a(,T) = 1 với mọi  và
T. Trong thực tế, không có vật đen tuyệt đối vì a(,T) < 1.
1.2. Định luật Stefan - Boltzmann về bức xạ nhiệt cân bằng
Theo định luật Stefan - Boltzmann thì: “Năng suất phát xạ toàn
phần của vật đen tuyệt đối tỷ lệ thuận với lũy thừa bốn của nhiệt độ tuyệt
đối của vật.”
R  T    T4 (8.5)

89
59
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

trong đó  = 5,67.10-8 W/m2K4 gọi là hằng số Stefan-Boltzmann và nhiệt


độ tuyệt đối T liên hệ với nhiệt độ Celcius t (hay nhiệt độ bách phân) bởi
hệ thức T = t(oC) + 273.
Thực nghiệm cho thấy mối quan hệ R (T) ~ T4 cũng đúng với các
vật không đen (còn gọi là vật xám). Trong thí nghiệm này, ta sẽ nghiệm
lại định luật Stefan-Boltzmann, bằng cách dùng cảm biến nhiệt điện (cặp
nhiệt bán dẫn) để đo công suất của các bức xạ nhiệt ở nhiệt độ T, phát ra
từ dây tóc của bóng đèn điện - được coi như một vật xám.

2. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO


2.1. Dụng cụ đo
- Nguồn điện ổn áp một chiều 0 - 12V/10A
- Volt-kế điện tử và bộ khuếch đại
- Giá quang học dài 600mm và bàn trượt
- Bóng đèn dây tóc vônfram 6V-5A và đuôi đèn
- Cảm biến nhiệt điện và ống che sáng
- Volt-kế hiện số
- Ampere-kế hiện số
- Điện trở nhiệt 47-1W
- Bộ dây nối mạch có hai đầu cốt dài 60cm (8 dây)
Các dụng cụ thí nghiệm được bố trí như hình 8.1:
E
Đ F NĐ mV

A1 V
“0”
N Rf
B A 1
10
10
100
K 0
K + -_ mV
m
G C +V -

A V

Hình 8.1: Mô hình bố trí dụng cụ thí nghiệm


90
60
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Trên giá quang học (G) có gắn giá đỡ (A) cố định và bàn trượt (B):
bóng đèn điện (Đ) loại 6V-5A được giữ bởi giá đỡ (A), cảm biến nhiệt
điện (NĐ) được gắn trên bàn trượt (B). Ống che sáng (F) đặt ở mặt trước
của cảm biến nhiệt điện (NĐ) để tránh nhiễu do ánh sáng ngoài gây ra.
Dây tóc đèn (Đ) được nung nóng nhờ dòng điện chạy qua nó, được cung
cấp bởi nguồn điện một chiều ổn áp (E) 0-12V/10A. Nguồn điện này có
chỉ thị điện áp bằng volt-kế V1 và chỉ thị dòng điện bằng ampere-kế A1.
Hiệu điện thế U giữa hai đầu dây tóc đèn (Đ) được đo bằng volt-kế hiện
số (V) và cường độ dòng điện I chạy qua dây tóc đèn được đo bằng
ampere-kế hiện số (A).
Bức xạ nhiệt phát ra từ đèn (Đ) được truyền đến một cảm biến
nhiệt điện đặt trong ống che sáng (F). Cảm biến nhiêt điện (NĐ) chuyển
năng lượng bức xạ nhiệt thành tín hiệu điện, được khuếch đại và được đo
bằng volt-kế điện tử (mV).
2.2. Phương pháp đo
Với khoảng cách cố định giữa dây tóc đèn điện (Đ) và cảm biến
nhiệt điện (NĐ), năng lượng bức xạ nhiệt  gửi tới mặt cảm biến nhiệt
điện trong một đơn vị thời gian sẽ tỷ lệ với năng suất phát xạ toàn phần
R  T  của dây tóc đèn điện

 ~ R  T (8.6)

Mặt khác, suất nhiệt điện động E của cảm biến nhiệt điện lại tỷ lệ với 
E~  (8.7)
Nếu cảm biến nhiệt điện đang ở nhiệt độ 0K (không độ tuyệt đối),
thì ta có thể viết
E ~ T4 (8.8)
Nhưng vì cảm biến nhiệt điện đang ở nhiệt độ của phòng thí
nghiệm Tp, nên hệ thức (8.8) trở thành
E ~ (T 4 - Tp4 ) (8.9)
Trong bài thí nghiệm này, Tp4 có thể bỏ qua so với T4 nên ta vẫn áp
dụng được hệ thức (8.8). Khi đó
gE  4gT  const (8.10)
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ gE theo gT là một đường thẳng
có độ dốc S  4 .

91
61
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Suất nhiệt điện động E của cảm biến nhiệt điện được đo bởi volt-kế
điện tử (mV). Nhiệt độ tuyệt đối T của dây tóc đèn được xác định từ phép
đo điện trở của nó như sau:
Đối với dây tóc đèn bằng
vônfram dùng trong bài thí
nghiệm này, điện trở của nó phụ
thuộc nhiệt độ K theo công thức
R t  R o 1   t   t 2  (8.11)

với Rt và Ro là điện trở của dây


tóc đèn ở nhiệt độ toC và 0oC, các
hệ số 
α = 4,82.10-3 C-1 và β = 6,76.10-7 O
C-2 gọi là các hệ số nhiệt điện trở Hình 8.2: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ
của vônfram. theo
Giải phương trình (8.11)
theo t rồi đổi ra nhiệt độ tuyệt đối T = t + 273, ta được

1  2 R   R
T  273     4   t  1     10 3 * 11,23  1,48 * t  3292
2   
  R0  

R0
(8.12)
Như vậy, ta có thể xác định được nhiệt độ tuyệt đối T của dây tóc
đèn bằng cách đo điện trở Rt của nó ở nhiệt độ t (ứng với nhiệt độ tuyệt
đối T) và điện trở Ro của nó ở 0oC. Điện trở Ro của dây tóc đèn ở 0oC
được xác định bằng cách đo điện trở RP của dây tóc đèn ở nhiệt độ phòng
tp, và được tính từ công thức sau
RP
Ro  (8.13)
1   .t P   .t P2

Nhiệt độ phòng t P được đo bằng nhiệt kế. Các giá trị của RP và Rt có
thể được xác định bằng cách dùng volt-kế hiện số (V) đo hiệu điện thế U
giữa hai đầu dây tóc đèn điện và dùng ampere-kế hiện số (A) đo cường độ
dòng điện I chạy qua dây tóc đèn ở các nhiệt độ tương ứng tP và t. Khi đó,
điện trở R của dây tóc đèn được tính theo công thức của định luật Ohm
U
R
I (8.14)

92
62
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


3.1. Đo điện trở R P của dây tóc đèn (Đ) ở nhiệt độ phòng tP
a. Chưa cắm phích lấy điện
của nguồn điện một I
chiều ổn áp (E) vào + +
nguồn xoay chiều 220V, E V Đ
mắc mạch điện theo sơ _
_
đồ hình 8.3 (điện trở 47
mắc nối tiếp với đèn (Đ) _ A +
để bảo đảm cường độ
dòng điện qua đèn đủ Hình 8.3: Sơ đồ mạch điện đo điện trở
nhỏ sao cho có thể bỏ của dây tóc đèn (Đ)
qua hiệu ứng nhiệt ảnh
hưởng đến điện trở của dây tóc đèn).
b. Vặn núm xoay của:
- Volt-kế hiện số (V) để đặt nó ở vị trí 200mV của thang đo
hiệu điện thế một chiều DCV.
- Ampere-kế hiện số (A) để đặt nó ở vị trí 200mA (hoặc
10A, 20A) của thang đo cường độ dòng điện một chiều
DCA.
c. Cắm phích lấy điện của nguồn điện một chiều ổn áp (E) vào
nguồn xoay chiều 220V. Bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E), đèn
LED phát sáng, báo hiệu bộ nguồn (E) đã sẵn sàng hoạt động.
d. Vặn từ từ núm xoay (N) của chiết áp trên mặt bộ nguồn (E) sao
cho cường độ dòng điện chạy qua dây tóc đèn (Đ) đo bởi ampere-
kế (A) đạt giá trị lần lượt bằng 50mA và 100mA (hoặc 0,05 A và
0,1A đối với thang 10A, 20A) (những cường độ dòng điện này đủ
nhỏ để có thể bỏ qua hiệu ứng nhiệt ảnh hưởng đến điện trở của
dây tóc đèn (Đ)). Đồng thời đọc và ghi vào bảng số liệu 1 các giá
trị tương ứng của hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc đèn (Đ) đo
bởi volt-kế (V).
e. Vặn núm xoay (N) của chiết áp trên mặt bộ nguồn (E) về vị trí 0.
Bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E) để tắt nguồn điện.
f. Đọc nhiệt độ phòng t P trên nhiệt kế và ghi vào bảng số liệu 1.
3.2. Đo suất nhiệt điện động E và điện trở Rt
a. Mắc lại mạch điện theo sơ đồ hình 8.4 (tháo bỏ điện trở 47 khỏi
mạch điện).
93
63
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

b. Đặt volt-kế (V) ở vị trí


20V của thang đo DCV +1
+
và đặt ampere-kế (A) ở
vị trí 10A hoặc 20A của _ EA V Đ
thang đo DCA. _1
c. Kiểm tra đầu nối của _ A
cảm biến nhiệt điện +
(NĐ) vào ổ (C) của volt- Hình 8.4: Đo suất nhiệt điện động E
kế điện tử (mV). và điện trở RtG
d. Cắm phích lấy điện của
volt-kế điện tử (mV) vào nguồn xoay chiều 220V. Bấm khóa K
trên mặt máy, đèn LED phát sáng, báo hiệu volt-kế điện tử (mV)
đã sẵn sàng hoạt động.
e. Vặn núm biến trở Rf của nó về vị trí tận cùng bên trái. Điều chỉnh
núm qui "0" của volt-kế điện tử (mV) để kim chỉ thị chỉ đúng số 0
trên mặt thang đo của nó. Chú ý: Giữ nguyên vị trí này của
núm qui "0" trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
f. Cắm phích điện cho đèn (Đ). Đặt trục hình trụ của dây tóc đèn
(Đ) hướng vuông góc với trục của giá quang học (G). Đặt cảm
biến nhiệt điện (NĐ) trong ống che sáng (F) ở cùng độ cao với
dây tóc đèn (Đ) và cách đèn (Đ) khoảng 10cm.
g. Bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E), đèn LED phát sáng, báo
hiệu bộ nguồn (E) đã sẵn sàng hoạt động. Vặn núm xoay (N) của
nguồn (E) một hiệu điện thế Unguồn = 6V.
h. Đặt ống che sáng (F) của cảm biến nhiệt điện (NĐ) sát đèn, điều
chỉnh biến trở Rf trên volt kế điện tử để suất nhiệt điện động E
đạt giá trị cực đại (giá trị E có thể nằm trong khoảng 80%-90%
giá trị thang đo). Giữ nguyên giá trị Rf trong suốt quá trình đo
tiếp theo.
i. Ghi vào bảng số liệu 2 giá trị hiệu điện thế trên volt-kế (V),
cường độ dòng điện I trên ampere-kế (A) chạy qua dây tóc đèn
(Đ) và giá trị cực đại E của suất nhiệt điện động tương ứng với
giá trị hiệu điện thế Unguồn = 6V.
j. Vặn núm xoay (N) của bộ nguồn (E) để giảm dần hiệu điện thế
nguồn từ 6V đến 1V, mỗi lần giảm 1V. Đọc và ghi vào bảng số
liệu 2 các giá trị tương ứng trong mỗi lần đo của hiệu điện thế
giữa hai đầu đèn (Đ), của cường độ dòng điện I chạy qua đèn (Đ)
và giá trị của suất nhiệt điện động E
94
64
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

k. Khi làm xong thí nghiệm, vặn núm điều chỉnh hiệu điện thế
nguồn về 0, bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E) để tắt điện của bộ
nguồn (E) trước, sau đó mới tắt điện của các đồng hồ volt-kế hiện
số (V) và ampere-kế hiện số (A). Bấm khóa K trên mặt volt-kế
điện tử (mV). Rút các phích cắm của nguồn (E) và volt-kế điện tử
(mV) ra khỏi nguồn điện xoay chiều 220V. Sắp xếp gọn gàng các
dụng cụ thí nghiệm.
4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

4.1. Bảng số liệu 1

Nhiệt độ phòng thí nghiệm:

I ( A) U (mV) RP ()
50
100
Giá trị trung bình

a. Tính R P theo công thức (8.14) cho mỗi lần đo, rồi ghi vào bảng
số liệu 1, sau đó tính giá trị trung bình R P của nó.

b. Tính giá trị trung bình của điện trở dây tóc đèn R o theo công thức
(8.13).
4.2. Bảng số liệu 2
- Thang đo cực đại của Volt-kế điện tử (mV): Um =………
- Cấp chính xác của của Volt-kế điện tử : kV =…………
- Độ chia nhỏ nhất của thang đo: ωV = ………...

Ung(V) U(V) I (A) Rt() E(mV) gE ∆ gE T (K) g T

a. Tính nhiệt độ tuyệt đối T của dây tóc bóng đèn (Đ) theo công
thức (8.12).
95
65
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

E
b. Tính sai số gE  .
E.ln10
c. Vẽ đồ thị hàm gE = f ( gT ) biểu diễn trong hệ trục tọa độ gE
và gT . Cho ∆ gT = 0,01.
d. Dùng đồ thị tính độ dốc (hệ số góc của đoạn thẳng dài nhất)
gE i  gE j
tg theo công thức: S  tg 
g Ti  g Tj
e. Tính các sai số và viết kết quả của S.
f. So sánh với giá trị của S=4 trong công thức (8.10) và kết luận:
Định luật Stefan - Boltzmann được nghiệm đúng hay không
nghiệm đúng?
&&&&&&&

96
66
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Bài thí nghi m s 5

-----ooo-----
M c tiêu: Sau khi h c xong bài này sinh viên có kh
1.

2.
chính xác.
3.
LÝ THUY T
1.

2.

1 và T2 ( là
cho phép
nhôm ) và tín

67
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

2)
-

-
-
-

Hình
hai 2)
- Á 1
1 1

- 2
2 2

68
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

ta
3.

69
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

5 ô: T = 5 ô x 1ms = 5 ms
khác:

POWER
INTEN
FOCUS
CH1 (X) -Y
CH2 (Y) -Y
VOLTS/DIV
TIME/DIV
X-Y -Y
POSITION
X10 MAG
TRIGGER LEVEL

EXT TRIG IN
SOURCE

II.
1.
Các d ng c thí nghi m g m có:

70
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Hình 5.6 trong ptn

Hình 5.7

Hình 5.8:

(1.1)

(1.2)
(1.3) Ngõ ra 10 MHz
2.

sáng trong không khí.


III.

71
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

1.
- ?
- á
- áng T1

1)
- lò
2. :

- N i ch p ngu n v ng ký b ng cáp BNC. Và n i ch t Trigger trên


h p ngu n v i ch ng ký v i ch t b ng cáp BNC.
Thi t l ng sau:
B ng 1.1: B ng d n thi t l ng ký
Operating mode Ch n channel 1
Channel 1 DC, 5-100mV/cm

Triggering Ext, AC,


Triggerlevel
X-magnification 1×
Intensity Cao nh t có th
Focus Ch nh sao cho tín hi u rõ nét nh t

- nx kho ng cách l n nh t theo d u ch xung b ng cách d ch chuy n


th u kính L trên quang tr l n nh t.

Hình 5.9:
1
T2
1

72
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

1
2
.

- 1 trên quang
- -position.
- 1

-
- 1.
-

tc n x T1 và T2 ng cách gi a truy n ánh sáng

- 5.8,
T2 1

- 1 1
-position.
- 2 2

- 1
- 2 2

Chú ý:

IV. BÁO CÁO THÍ NGHI M

1. Ghi vào b o
T

= x xo (m) s)

73
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

2. T và

b. v
c.
d.
V.
1.
2.
3.
4.

5.
?
6.

74
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

PHỤ LỤC
GIỚI THIỆU DỤNG CỤ ĐO

1. THƯỚC KẸP
1.1. Công dụng
Thước kẹp là dụng cụ dùng để đo các kích thước ngoài (chiều dài,
chiều rộng, chiều cao, đường kính trụ ngoài…), các kích thước trong
(đường kính lỗ, chiều rộng rãnh…) và chiều sâu.

Hình 1: Thước kẹp

Hình 2: Công dụng của thước kẹp

106
75
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

1.2. Cách đọc thước kẹp


Giả sử khi đo, số 0 của du xích nằm trong khoảng chia giữa vạch
chia thứ m và thứ (m+1) của thước milimét; n: số khoảng chia trên du
xích tính từ giá trị 0 đến vạch trên du xích trùng với một vạch chia trên
thân thước chính, a là giá trị của mỗi độ chia của thước milimét trên thân
a
thước chính, b là giá trị của mỗi độ chia của du xích. Tỷ số được gọi
N
là độ chính xác của du xích, nó có giá trị bằng hiệu số độ dài của một độ
chia trên thước milimét và một độ chia trên du xích.

a
L  ma  n
N

Thực tế: ta có thể đọc trực tiếp độ dài L của vật trên thước kẹp
bằng cách đọc phần nguyên m của milimet trên thân thước ở bên trái số 0
của du xích, còn đọc phần lẻ n của milimet trên du xích tại vị trí một
vạch chia nào đó trên du xích trùng nhất với một vạch chia trên thân
thước.
Ví dụ: giới hạn sai số của thước kẹp 0.05mm.
m=16mm
n=8 (từ 0 đến 4 có 8 khoảng)
L  16  8 * 0.05  16.4mm (Hình 3)
1.3. Cách bảo quản
- Không dùng thước để đo khi vật đang quay.
- Không đo các mặt thô bẩn.
- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.
- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước
chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên
thước.
- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước.
- Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi
dầu mỡ.

107
76
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Hình 3

2. THƯỚC PANME
2.1. Công dụng
Thước panme dùng để đo chiều dài hay đường kính của chi tiết.
2.2. Cấu tạo

Hình 4: Thước panme


Giới hạn sai số của panme: 0.01mm.
Thước kép thẳng của panme gồm hai thước thẳng milimét song
song nằm ở hai phía của vạch chuẩn ngang và có các độ chia khắc so le
nhau từng 0,50 mm.

108
77
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Vị trí x bất kỳ của trục vít panme được xác định theo công thức:
Nếu du xích tròn nằm bên phải gần sát vạch chia của thước milimét
phía trên:
x = N + 0,01* n (mm)
Ví dụ: Hình 5: x = 8,15mm.

Hình 5: Giá trị trên thước panme là 8,15mm


Nếu du xích tròn nằm bên phải gần sát vạch chia của thước
milimét phía dưới:
x = N + 0,50 + 0,01*n (mm)
trong đó N là số milimét, còn n là số thứ tự của vạch chia trên du xích
tròn nằm đối diện trùng với vạch chuẩn ngang của thước kép thẳng trên
panme.
Ví dụ: Hình 6: x = 8,65mm.
Chú ý khi đọc giá trị đo phải nhìn chính diện
2.3. Cách bảo quản
- Không được phép cầm thanh xoay để xoay khung.
- Sau khi sử dụng xong không vặn chặt 2 mặt đo mà để hở ra giữa 2
mặt đo khoảng 1-2mm.
- Lau sạch bề mặt đo.

109
78
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Hình 6: giá trị trên thước panme là 8,65mm


3. Đồng hồ đa năng hiện số VOM
3.1. Công dụng
Đồng hồ đo vạn năng kiểu hiện số dùng đ̉ể đo:
- Đo điện thế một chiều (DCV).
- Đo điện thế xoay chiều (ACV).
- Đo dòng điện một chiều (DCA).
- Đo dòng điện xoay chiều (ACA).
- Đo điện trở (R).
- Đo điện dung tụ điện (C).
- Đo diode.
- Đo transistor.
3.2. Cách sử dụng
Bật công tắc On - Off sang vị trí ON, các giá trị đo được sẽ hiển thị
trên màn hình tinh thể lỏng.
3.2.1. Đo hiệu điện thế
- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt V
mA.
- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo ở vị trí 𝑉 − ~ và chọn
thang đo thích hợp, sau đó đưa 2 đầu que đo còn lại của 2 dây vào
2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên màn hình LCD. Nếu trước
chỉ số có dấu (-) ta phải đảo lại đầu que đo.

110
79
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

- Nếu chưa biết điện thế muốn đo là bao nhiêu Volt thì nên để thang
đo ở vị trí cao nhất và giảm xuống từ từ cho phù hợp với hiệu điện
thế muốn đo.
- Khi đo nếu thấy số "1" hiện trên phía trái màn hình thì thang đo
đang ở mức thấp nên chọn thang đo ở mức cao hơn.
Lưu ý: Không được đo nguồn điện cao hơn 750V vì nó có thể làm
hỏng các mạch điện bên trong máy đo.

Hình 7: Đồng hồ VOM

111
80
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

3.2.2. Đo dòng điện


- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt V
mA cho thang đo từ 200µA đến 20mA, nếu dòng điện cần đo trên
20mA đến 10A (hoặc 20A) thì dời dây đo màu đỏ đến chốt 10A
(hoặc 20A).
- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo 𝐴 − ~ và chọn thang đo
thích hợp, sau đó mắc nối tiếp 2 que đo vào mạch điện muốn đo,
đọc trị số trên màn hình LCD.
- Nếu chưa biết giá trị của dòng điện đang đo thì chọn thang đo ở vị trí
cao nhất và giảm xuống từ từ cho phù hợp với dòng điện đang đo.
- Khi đo nếu thấy số "1" hiện trên phía trái màn hình thì thang đo
đang ở mức thấp nên chọn thang đo ở mức cao hơn.
Lưu ý: Phải rất cẩn thận khi sử dụng thang đo dòng điện, không
được mắc song song hai que đo vào nguồn điện hoặc mạch điện có
cao thế nó có thể làm hỏng máy đo.
3.2.3. Đo điện trở
- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt V
mA.
- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo , chọn thang đo thích
hợp, sau đó đưa đầu 2 que đo vào hai đầu điện trở cần đo, đọc trị số
trên màn hình LCD.
- Nếu giá trị của điện trở đang đo lớn hơn thang đo đang chọn thì bên
trái màn hình sẽ xuất hiện số ("1") nên chọn thang đo cao hơn. Với
điện trở có giá trị từ 1M trở lên thì phải mất một vài giây thì số
đo trên màn hình mới ổn định.
- Khi chưa đo, bên trái màn hình sẽ xuất hiện số ("1") như trường
hợp thang đo chưa thích hợp.
- Lưu ý: không được chạm tay vào chân linh kiện đồng hồ sẽ không
chính xác khi đo cả nội trở của tay người. Cũng không nên đo linh
kiện trong mạch bởi R có thể là của linh kiện khác trong mạch.
3.2.4. Đo điện dung tụ điện
- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo tụ F, chập hai đầu của tụ
để phóng hết điện tích trên hai bản cực của tụ. Đưa hai que đo vào
hai bản cực của tụ, chọn thang đo thích hợp và đọc trị số điện dung
đo được trên màn hình LCD.
- Lưu ý: Tụ điện không còn tích điện trước khi đo.

112
81
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

3.2.5. Đo tần số Hz
- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt V
mA.
- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo ở vị trí Hz và đưa 2 đầu
que đo còn lại của 2 dây vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên
màn hình LCD.
3.3. Nguyên tắc an toàn của đồng hồ đo điện
- Đóng vỏ hộp máy đo chắc chắn trước khi đo để bảo đảm an toàn.
- Không ứng dụng cho ngõ vào vượt quá thang đo lớn nhất hoặc
trang thiết bị có khả năng xảy ra hư hỏng.
- Phải bảo đảm thang đo được đặt ở tầm đo đúng trước khi tiến hành
đo. Nếu độ lớn của dòng điện không biết trước, luôn luôn bắt đầu
với thang đo cao nhất và giảm dần cho đến khi đạt được giá trị
thích hợp.
- Phải kiểm tra các dây đo đỏ và đen được cắm đúng vào ổ cắm hay
không trước khi tiến hành đo.
- Không bao giờ xoay công tắc trong suốt thời gian đo điện áp hoặc
dòng điện.
- Luôn luôn thay thế dây chì chảy bởi dây chì mới đúng theo danh
định. Không dùng dây chì được sữa lại hoặc dây chì vắt ngang vỏ
cầu chì.
- Phải thay nguồn pin ngay khi chỉ báo pin yếu xuất hiện, vì nếu
không trị số đo sẽ không chính xác.
- Tháo nguồn pin ra khỏi máy đo nếu máy đo không được sử dụng
trong một thời gian dài.
Chú ý: Khi không còn sử dụng máy đo nữa nhớ bật công tắc On -
Off sang vị trí OFF để bảo vệ nguồn PIN của máy đo.
4. MÁY PHÁT TẦN SỐ
Máy phát xung hay máy tạo sóng đo lường là bộ nguồn tạo ra các
tín hiệu chuẩn về biên độ, tần số và dạng sóng dùng trong thử nghiệm và
đo lường.
Máy phát tần dạng hiển thị số:

113
82
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Hình 8: Máy phát tần số dạng hiện thị số


OUT: dây nối đầu ra.
DADJ: núm thay đổi độ biến dạng.
FADJ: núm thay đổi tần số.
AADJ: núm thay đổi biên độ.
ATT (Attenuator): nút chỉnh độ suy giảm tín hiệu.
WAVE: nút điều chỉnh dạng sóng.
 1: sóng sin.
 2:sóng vuông.
 3: sóng tam giác.
RANGE: nút thay đổi tần số, nút Range thay đổi từ 1-7, có giá trị từ 0Hz
~ 2343 KHz, giá trị dãy tần số tùy thuộc vào nút bấm.
 Range 1: giá trị dãy tần số thay đổi từ 0 Hz-> khoảng 2.7 Hz.
 Range 2: giá trị dãy tần số thay đổi từ 2 Hz-> khoảng 27 Hz.
 Range 3: giá trị dãy tần số thay đổi từ 11 Hz -> khoảng 260 Hz.
 Range 4: giá trị dãy tần số thay đổi từ 111 Hz-> khoảng 2617 Hz.
 Range 5: giá trị dãy tần số thay đổi từ 1100 Hz-> khoảng 26 kHz.
 Range 6: giá trị dãy tần số thay đổi từ 9754 Hz-> khoảng 230 kHz.
 Range 7: giá trị dãy tần số thay đổi từ 105 KHz -> khoảng 2340 kHz.

114
83
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

RUN: cho máy chạy.


RESET: khởi lập lại các giá trị ban đầu.
POWER: Bật, tắt máy (ở mặt sau của máy).
Máy phát tần số dạng kim

Hình 9: Máy phát tần số dạng kim


5. DAO ĐỘNG KÝ ĐIỆN TỬ- MÁY HIỆN SÓNG OSCILOCOPE
5.1. Công dụng

115
84
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Hình 10: Dao động ký điện tử - Oscillocope

Hình 11: Que đo X/Y


Dao động ký là máy đo có các tính năng sau:
- Quan sát toàn cảnh tín hiệu.
- Đo các thông số cường độ của tín hiệu:
 Đo điện áp, đo dòng điện, đo công suất.
 Đo tần số, chu kì, khoảng thời gian của tín hiệu.
 Đo độ di pha của tín hiệu.
 Vẽ tự động và đo được đặc tính phổ của tín hiệu.
- Vẽ đặc tuyến Vôn-ampe của linh kiện.
- Vẽ tự động, đo đặc tuyến biên độ-tần số.
5.2. Cách sử dụng

116
85
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

POWER: Công tắc chính của máy, khi bật công tắc lên thì đèn led sẽ
sáng.
INTEN: Điều chỉnh độ sáng của điểm hoặc tia.
FOCUS: Điều chỉnh độ sắc nét của hình.
TRACE RATOTION: Điều chỉnh tia song song với đường kẻ ngang trên
màn hình.
CH1 (X): Đầu vào vertical CH1 là trục X trong chế độ X-Y.
CH2 (Y): Đầu vào vertical CH2 là trục Y trong chế độ X-Y.
AC-GND-DC: Chọn lựa chế độ của tín hiệu vào và khuếch đại dọc.
- AC nối AC.
- GND khuếch đại dọc tín hiệu vào được nối đất và tín hiệu vào được
ngắt ra.
- DC nối DC.
VOLTS/DIV: Chọn lựa độ nhạy của trục dọc từ 5mV/DIV đến 5V/DIV.
VARIABLE: Tinh chỉnh độ nhạy với giá trị > 1/2.5 giá trị đọc được. Độ
nhạy được chỉnh đến giá trị đặc trưng tại vị trí CAL.
POSITION: Dùng để điều chỉnh vị trí của tia theo chiều ngang hoặc dọc.
VERT MODE: Lựa chọn kênh.
- CH1: Chỉ có 1 kênh CH1.
- CH2: Chỉ có 1 kênh CH2.
- DUAL: Hiện thị cả hai kênh.
- ADD: Thực hiện phép cộng (CH1 + CH2) hoặc phép trừ (CH1-
CH2) (phép trừ chỉ có tác dụng khi CH2 INV được nhấn).
ALT/CHOP: Khi nút này được nhả ra trong chế độ Dual thì kênh 1 và
kênh 2 được hiển thị một cách luân phiên, khi nút này được ấn vào trong
chế độ Dual, thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị đồng thời.
TIME/DIV: Cung cấp thời gian quét từ 0.2 μs/ vạch đến 0.5 s/vạch với
tổng cộng 20 bước.
X-Y: Dùng oscilloscope ở chế độ X-Y.
SWP.VAR: Núm điều khiển thang chạy của thời gian quét được sử dụng
khi CAL và thời gian quét được hiệu chỉnh giá trị đặt trước tại
TIME/DIV. Thời gian quét của TIME/DIV có thể bị thay đổi một cách

117
86
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

liên tục khi trục không ở đúng vị trí CAL. Xoay núm điều khiển đến vị trí
CAL và thời gian quét được đặt trước giá trị tại TIME/DIV. Vặn núm
điều khiển ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí cuối cùng để giảm thời
gian quét đi 2.5 lần hoặc nhiều hơn.
X10 MAG: Phóng đại 10 lần.
CAL: Cung cấp tín hiệu 2Vp-p, 1KHz, xung vuông dùng để chỉnh que
đo.
GND: Tiếp đất thiết bị với sườn máy.

6. HỘP ĐIỆN TRỞ


Hộp điện trở là một dụng cụ tương tự như biến trở, gồm các điện
trở thuần có thể biến đổi giá trị theo ý muốn. Chúng có thể được sử dụng
trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện.
Hộp điện trở dưới gồm 5 núm, có thể thay đổi giá trị điện trở từ 0
đến 9999.9 Ω
Giả sử ta chỉnh các núm vặn với các giá trị như hình 12.

Hình 12: Hộp điện trở đã được điều chỉnh


Giá trị điện trở tương ứng của hộp điện trở:
R = 2*1000+3*100+9*10+1*1+0*0,1 = 2391,0 (Ω)
Giả sử cấp chính xác tương ứng với mỗi núm điều chỉnh như sau:
Giai đo R(Ω) 1000 100 10 1 0.1
118
87
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Cấp chính xác k(%) 0,5% 0,5% 0,5% 1% 5%

∆𝑚𝑎𝑥 = ∑ 𝑘𝑖 ∗ 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị đ𝑜 ∗ 𝑅 𝑖

𝜔 = ∑ 𝑘𝑖 ∗ 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑛ℎỏ 𝑛ℎấ𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔 đ𝑜

Ứng với giá trị hộp điện trở R=2391 Ω


∆𝑚𝑎𝑥 = 0,5% ∗ 2000 + 0,5% ∗ 300 + 0,5% ∗ 90 + 1% ∗ 1 + 5% ∗ 0
= 11,96 (Ω)

𝜔 = 0,5% ∗ 1000 + 0,5% ∗ 100 + 0,5% ∗ 10 + 1% ∗ 1 = 5,56 (Ω)

119
88
Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)
lOMoARcPSD|35016901

Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)


lOMoARcPSD|35016901

Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)


lOMoARcPSD|35016901

Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)


lOMoARcPSD|35016901

Downloaded by Duong Tran Huu (huuduongbpqn@gmail.com)

You might also like