Duong

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG CHỦ

TRƯƠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

2.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước trong vấn đề xây dựng và phát triển đất
nước hiện nay (Dương)

Đổi mới và phát triển là quy luật vận động tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng
nói chung và quá trình công nghiệp, hiện đại hóa nói riêng. Kể từ Đại hội Đảng VI
năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua
hơn 35 năm, tư duy lý luận của Đảng đã được đổi mới từng bước và có những tiến bộ
đáng kể.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng đã
phân tích thực trạng đất nước, chỉ ra tình hình khủng hoảng về kinh tế - xã hội và đề ra
đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về về tư duy, nhất là tư duy kinh tế,
lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị. Cùng với
đổi mới chính sách đối nội, Đảng từng bước đổi mới chính sách đối ngoại, đề ra
những chủ trương, biện pháp cụ thể đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, chuẩn bị
những tiền đề cần thiết và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; chuyển quan hệ đối ngoại từ song phương, đơn tuyến sang đa phương, đa tuyến;
tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với bước đi và lộ trình thích
hợp.
2.1.1. Trong công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những
quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày
càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được
nâng cao.
Nghiên cứu quá trình đổi mới quan điểm, chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Đảng từ năm 1986 đến năm 2005. Tổng hợp, phân tích thực trạng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam qua các thời kỳ ổn định kinh tế xã hội và tạo lập
các tiên đề công nghiệp hóa thời kỳ 1986 – 1994, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thời kỳ 1995-2005 trên cơ sở các chủ trương, đường lối và thực trạng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới, từ đó phân tích những thành công
và hạn chế nhằm làm rõ đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng. Đề xuất
một số giải pháp: tập trung các điều kiện để phát triển nhanh, có chọn lọc các ngành
kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế
và chính sách, tạo một khuôn khổ pháp lý mới, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng
cường tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, phát triển mạnh thị trường công nghiệp,
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển sâu rộng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, đổi mới doanh nghiệp – khâu trung tâm của đổi mới sản xuất để đi tới kinh
tế tri thức nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng đã xác định các mục tiêu cụ thể, đồng thời
hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng:
- Đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt
qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay
là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Một khát vọng đi tới 25 năm để đến mốc Việt Nam trở thành đất nước phát triển thu
nhập cao vượt qua được ngưỡng thu nhập trung bình
Từ quan niệm trên, Đảng ta xác định mục tiêu của CNH – HĐH là xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước
mạnh, dân chủ công bằng, văn minh
2.1.1. Trong xây dựng, phát triển văn hóa
Được nhìn nhận là nguồn lực nội sinh và trung tâm điều tiết sự phát triển kinh
tế - xã hội, văn hóa ngày càng được coi trọng, đánh giá cao trong sự phát triển toàn
diện và bền vững của xã hội, đặc biệt là nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vai trò, vị trí của văn hóa từng bước được nâng lên với quan niệm văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội. Từ nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của văn hóa, Đảng ta đã từng bước đổi
mới tư duy lý luận và đường lối văn hóa. Quá trình không ngừng bổ sung và phát triển
đường lối văn hóa của Đảng thể hiện qua Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI,
trong đó, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII là bước đột phá, đánh dấu bước phát triển
mới trong tư duy lý luận của Đảng về văn hóa khi đề ra được một chiến lược văn hóa
phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Sự lãnh đạo của Đảng
đã hướng các hoạt động văn hóa đến các giá trị chân, thiện, mỹ và bảo đảm đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Trong phát triển giáo dục, kinh tế tri thức
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ tiếp tục phát
triển với những bước nhảy vọt chưa từng có, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công
nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động với
tất cả các lĩnh vực làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất tinh thần của xã hội.Sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra một thách thức mới đối với
việc giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay. Bài viết này sẽ
nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công
nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá
trình phát triển lực lượng sản xuất”.Kinh tế tri thức là vận hội để chúng ta đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại Đại hội X, Đảng ta đã chỉ rõ “phải coi kinh tế tri
thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển
mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức” và
“kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới
nhất của nhân loại”. Ở Đại hội XI, Đảng ta đã gắn quá trình phát triển kinh tế tri thức
với quá trình toàn cầu hóa và sự hình thành xã hội thông tin. Tại Đại hội XII Đảng xác
định: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế gắn với phát
triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng
cao làm động lực chủ yếu”.

You might also like