Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC

CHỦ ĐỀ CHƯƠNG 6:

OVERCONFIDENCE BIAS

Giảng viên: Trần Thị Phi Phụng


Nhóm lớp: 11
Danh sách sinh viên nhóm 6:
1. Bùi Lê Trúc Quỳnh 722H0097
2. Ngô Thùy Linh 722H0111
3. Ngô Uyển Doanh 722H0112
4. Ngô Phương Ngọc Tú 722H0110
5. Nguyễn Quốc Tuấn 722H0125

TP.HCM, NGÀY 3 THÁNG 11, NĂM 2023


Bảng đánh giá mức độ đóng góp của các thành viên

MSSV Họ và tên % từ điểm nhóm Đóng góp

722H0097 Bùi Lê Trúc Quỳnh

722H0111 Ngô Thùy Linh

722H0112 Ngô Uyển Doanh

722H0110 Ngô Phương Ngọc Tú

722H0125 Nguyễn Quốc Tuấn


MỤC LỤC
CHƯƠNG 6: NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN.............................4

CHỦ ĐỀ: OVERCONFIDENCE BIAS......................................................................4

1, LÝ THUYẾT..........................................................................................................4

1.1 Khái niệm...........................................................................................................4

1.2 Các loại overconfidence.....................................................................................4

1.3 Nguyên nhân dẫn đến overconfidence...............................................................4

1.4 Biểu hiện của overconfidence............................................................................5

2. MINH HỌA LÝ THUYẾT...................................................................................6

2.1 Ví dụ về Overestimation....................................................................................6

2.2 Ví dụ về Overprecision......................................................................................6

2.3 Ví dụ về Overplacement....................................................................................6

2.4 Ví dụ trong công ty, doanh nghiệp....................................................................7

3, ẢNH HƯỞNG CỦA OVERCONFIDENCE.......................................................8

4, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC OVERCONFIDENCE...........................................9

4.1 Giải pháp để hạn chế overconfidence................................................................9

4.2 Minh chứng thực tế (Câu chuyện của Ray Dalio)...........................................10


CHƯƠNG 6: NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN
CHỦ ĐỀ: OVERCONFIDENCE BIAS
1, LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm
 Overconfidence bias là gì?
Overconfidence Bias (Thành kiến quá tự tin) là khuynh hướng đánh giá cao khả năng
của bản thân hơn so với thực tế hoặc dự đoan sai về khả năng của chinh mình.
Nó có thể khiến con người đưa ra những quyết dịnh sai, mạo hiểm và bốc đồng, bởi vì
họ tin rằng mình có nhiều khả năng hoặc hiểu biết hơn thực tế.
1.2 Các loại overconfidence
Overconfidence đc chia làm 3 loại. Mỗi loại đều có nguồn gốc tâm lý khác nhau, xảy
ra trong những điều kiện khác nhau và gây ra những hậu quả khác nhau.
 Overestimation: là khuynh hướng đánh giá quá cao năng lực thực tế của minh.
(nghĩ mình giỏi hơn thực lực thật sự)
 Overprecision: là khuynh hướng sự tự tin quá mức vào kiến thức của minh.
(nghĩ mình có kiến thức, hiểu biết sâu sắc)
 Overplacement: là khuynh hướng đánh giá về năng lực bản thân quá mức so
với người khác. (nghĩ mình giỏi hơn người khác)
Nói cách khác, những người overconfidence tin rằng họ tốt hơn người khác và đánh
giá quá cao về kiến thức và khả năng của mình.
1.3 Nguyên nhân dẫn đến overconfidence
Overconfidence là một tình trạng tâm lý có thể khuynhất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự quá tự tin có thể kể đến như sau:
 Thiếu nhận thức về bản thân: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
overconfidence là sự thiếu nhận thức về bản thân, nhận thức sai về bản thân
mình. Đánh giá bản thân quá cao, không chấp nhận hay thậm chí là bỏ qua sự
thiếu sót của chính mình.
 Kinh nghiệm thành công trước đây: Khi đã đạt được thành công trước đây,
một số trường hợp có thể dễ mắc phải tâm lý overconfidence.
 Áp lực xã hội và sự so sánh với người khác: Xã hội thường đặt áp lực lên việc
tự tin và thành công. Nhiều trường hợp con người cảm thấy cần phải tự tin hơn
người khác để được công nhận hoặc để đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội.
 Hứng thú và tinh thần thử thách: Sự hứng thú với những thử thách mới và
mong muốn thể hiện khả năng của mình có thể dẫn đến overconfidence. Con
người có thể mất đi khả năng đánh giá khách quan về mức độ khó khăn thực sự
của nhiệm vụ.
 Thiếu kinh nghiệm: Khi thiếu kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể, chúng ta
có thể không thể nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn hoặc khả năng thất bại.
Điều này có thể dẫn đến sự quá tự tin.
 Lòng tự trọng thấp: Người có lòng tự trọng thấp thường có khuynh hướng
thiếu tự tin trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Để cố gắng bù đắp cho cảm
giác tự tin bị thiếu hụt, có thể dễ dàng rơi vào tình trạng quá tự tin. Điều này là
cách để tìm kiếm sự xác nhận và thể hiện khả năng của bản thân, thậm chí ngay
cả khi không có đủ thông tin, kiến thức hoặc kinh nghiệm.
1.4 Biểu hiện của overconfidence
Một số biểu hiện của quá tự tin chẳng hạn như:
 Tự ca tụng và tỏ ra tự mãn: Quá tự tin thường có khuynh hướng tự ca tụng và
tỏ ra tự mãn về khả năng của mình một cách quá mức. Họ có thể liên tục nói về
những thành tựu của mình mà không nhận thức rằng điều này có thể khiến người
khác cảm thấy không thoải mái.
 Không chịu hoặc khó tiếp nhận lời khuyên hoặc góp ý từ người khác: Người
quá tự tin thường không chịu nghe lời khuyên hoặc góp ý từ người khác. Họ có
thể coi thường ý kiến của người khác và tin rằng chỉ bản thân đúng.
 Thái độ coi thường và kiêu ngạo: Sự quá tự tin thường dẫn đến thái độ coi
thường đối với những người khuynhng quanh, cho rằng bản thân vượt trội hơn
người khác và thể hiện thái độ kiêu ngạo.
 Làm việc mạo hiểm mà không cân nhắc: Người quá tự tin thường làm việc
mạo hiểm mà không cân nhắc kỹ lưỡng, không xem xét các khả năng thất bại
hoặc rủi ro tiềm ẩn.
 Tự đánh giá cao quá mức về khả năng: Người quá tự tin có thể đánh giá khả
năng của mình cao hơn thực tế. Họ tin rằng bản thân có thể thực hiện tốt các
nhiệm vụ dù chưa có đủ kinh nghiệm hoặc kỹ năng.
 Tạo ra một hình ảnh hoàn hảo về bản thân: Người quá tự tin có thể cố gắng
tạo ra một hình ảnh hoàn hảo về bản thân trước mắt người khác. Điều này có thể
dẫn đến việc che giấu những điểm yếu của bản thân và không chấp nhận sự
không hoàn hảo.
2. MINH HỌA LÝ THUYẾT
2.1 Ví dụ về Overestimation
VD1: Bạn Hoa nghĩ rằng bạn sẽ nhớ mọi thứ trong bài thi mà bạn đã đọc qua một lần,
vì thế mà hoa đã quyết định không ôn lại các khái niệm đã học. Sau đó trong kỳ thi,
Hoa đã bỏ nhiều câu vì không thể nhớ lại những gì đã học và cuối cùng bị điểm thấp
trong kỳ thi. Ở đây, Hoa đã đánh giá quá cao khả năng ghi nhớ của mình.
VD2: Chắc hẳn bạn đã từng gặp một người cho rằng mình có khả năng định hướng rất
tốt và bạn quyết định không cần đến sự trợ giúp của bản đồ hoặc hỏi đường mọi
người xung quanh khi không xác định được hướng đi và cuối cùng bị lạc. Những
người này đánh giá quá cao rằng họ có thể quyết định hướng đi đúng, mặc dù họ chưa
từng đến những con đường đó.
2.2 Ví dụ về Overprecision
VD1: Trong một bài kiểm tra toán, bạn nhìn thấy một bài có vẻ rất dễ và bạn rất tự tin
kiến thức của minh rất chắc chắn và có thể giải nó một cách nhanh chóng và logic. Sau
khi hoan thanh xong bài bạn quyết định nộp bài sớm và không kiểm tra lại, kết quả
là bài làm của bạn bị sai kết quả chỉ vì sự nóng vội và quá tự tin kiến thức minh có.
VD2: Khi bạn A đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn ấy rất tự tin về kiến thức và
sự hiểu biết của mình về thị trường này. Bạn ấy đã đưa ra những quyết định đầu tư
cực kỳ rủi ro và kết quả là bạn đã bị thua lỗ rất nhiều. Bạn A đã quá tự tin rằng mình
biết thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào.
2.3 Ví dụ về Overplacement
VD1: Bạn tự tin rằng minh là người bơi giỏi nhất lớp và có thể dễ dàng pass môn bơi,
vì vậy mà bạn đã quyết định nghỉ hết các buổi học đầu tiên. Kết quả khi đến ngày
thi bạn bơi bị sai kỹ thuật và bạn là người duy nhất bị rớt môn bơi trong lớp, vì các
buổi đầu tiên thầy dạy kỹ thuật bơi đúng. Ở đây, bạn này đã quá tự tin về khả năng bơi
của minh so với các bạn trong lớp.
VD2: Một số nhân viên nghĩ mình vượt trội hơn những nhân viên khác. Những nhân
viên này cho rằng mình vô cùng có giá trị đối với tổ chức đến mức họ bắt đầu vi
phạm một số quy tắc và quy định của tổ chức vì nghĩ rằng người chủ không bao giờ
có thể sa thải họ, thậm chí họ còn bắt đầu yêu cầu tăng lương thêm hoặc các lợi ích
khác. Tuy nhiên, việc họ đặt mình quá cao so với các nhân viên khác khiến họ bị sa
thải khỏi tổ chức.
2.4 Ví dụ trong công ty, doanh nghiệp
VD1: Khi một công ty công nghệ mới thành lập quyết định tung ra một sản phẩm
mới mà không tiến hành đầy đủ nghiên cứu thị trường và kiểm tra sản phẩm trước. Họ
tin rằng ý tưởng của họ là tuyệt vời và sẽ chinh phục thị trường mà không cần phải
đảm bảo tính khả thi và sự cạnh tranh.
Do sự quá tự tin này, công ty không đặt ra các mục tiêu rõ ràng và không tìm hiểu sâu
về nhu cầu thực tế của khách hàng. Khi sản phẩm ra mắt, họ gặp nhiều khó khăn và
không đáp ứng được mong đợi của thị trường. Kết quả là sản phẩm không thành công
và công ty phải đối mặt với sự mất mát về tài chính và uy tín.
Sự quá tự tin trong trường hợp này đã ngăn cản công ty trong việc thực hiện các bước
cần thiết để đảm bảo thành công của sản phẩm. Nếu họ có một thái độ tự tin hợp lý và
tiếp cận một cách cẩn thận hơn, họ có thể đã tạo ra một sản phẩm được chấp nhận và
thành công trên thị trường.
VD2: Khi một công ty quyết định mở rộng kinh doanh vào một thị trường mới mà
họ không có kinh nghiệm hoặc kiến thức sâu về lĩnh vực đó. Thay vì nghiên cứu và
chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mở rộng, họ tin rằng công ty của mình đã thành công ở
một số lĩnh vực khác và sẽ tự tin vượt qua mọi khó khăn trong thị trường mới này.
Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực mới, công ty gặp rất nhiều
thách thức và khó khăn. Họ có thể không hiểu rõ văn hóa và nhu cầu của khách hàng,
cạnh tranh không đủ với các đối thủ địa phương, hoặc gặp phải các vấn đề pháp lý và
quy định địa phương phức tạp.
Kết quả là công ty đối mặt với sự thất bại trong việc mở rộng kinh doanh và gặp khó
khăn về tài chính và danh tiếng. Sự quá tự tin đã ngăn cản công ty trong việc nhận ra
rằng họ cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia vào một thị trường mới
và không nên dựa vào thành công của mình ở lĩnh vực khác để tự tin trong một lĩnh
vực mới.
3, ẢNH HƯỞNG CỦA OVERCONFIDENCE
Sự tự tin mang lại tính năng động, thiết thân với cuộc sống. Do đó, nó giúp con người
vượt qua những trở ngại trước mắt dễ dàng và hướng tới cuộc sống vật chất hay tinh
thần đầy đủ và phong phú hơn.
Tuy vậy, tự tin thái quá khiến con người ta sống trên đà hăng say quá mức và phi thực
tế. Những người có thói tự tin thái quá thường “thi vị” hóa thực tế, biến bản thân thành
kẻ luôn tâm niệm và chỉ sống trong thế giới mơ hồ và hạn hẹp của bản thân.
Tự tin thái quá trong nhiều trường hợp có thể gây ra những ảnh nghiêm trọng cho bản
thân, gia đình và xã hội. Một số ảnh hưởng của tự tin thái quá có thể kể đến như:
 Quyết định sai lầm (đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất): Người quá tự tin
có thể đưa ra các quyết định không cân nhắc hoặc thiếu logic vì họ coi thường
những rủi ro và khả năng thất bại, họ luôn cho rằng là minh đúng. Điều này có
thể dẫn đến việc họ đưa ra các quyết định quá nhanh, dễ bị sai lầm và mạo hiểm.
 Lãng phí tài nguyên: Tự tin thái quá có thể dẫn đến việc lãng phí tài nguyên
quý báu như thời gian, tiền bạc trong các dự án không hiệu quả hoặc không có
khả năng thành công.
 Rủi ro tài chính: Trong lĩnh vực tài chính, tự tin thái quá có thể dẫn đến việc
đầu tư vào các dự án mạo hiểm mà không có nền tảng chắc chắn.
 Mất mối quan hệ và tương tác xã hội: Thái độ kiêu ngạo và không chấp nhận
ý kiến phản biện có thể dẫn đến việc mất mối quan hệ và tương tác xã hội.
Người khác có thể cảm thấy không thoải mái hoặc không muốn liên quan với
người có thái độ quá tự tin.
 Mất cơ hội học hỏi và phát triển: Tự tin thái quá có thể làm cho người ta tự tin
rằng họ đã đạt đến đỉnh cao và không còn cần phải học hỏi hoặc phát triển bản
thân nữa. Điều này có thể ngăn chặn sự phát triển cá nhân và sự tiến bộ trong
công việc và cuộc sống.
 Khả năng làm việc nhóm kém: Người tự tin thái quá thường không coi trọng ý
kiến và đóng góp của người khác trong nhóm. Điều này có thể dẫn đến sự mất
cân đối trong làm việc nhóm, gây ra sự không hài lòng và xung đột.
 Tạo ra áp lực không cần thiết: Tự tin thái quá có thể tạo ra áp lực không cần
thiết cho bản thân, khi phải duy trì hình ảnh hoàn hảo và không được phép thất
bại. Điều này có thể gây ra căng thẳng và lo âu.
Tự tin thái quá có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho cá nhân, công việc cũng
như cuộc sống thường ngày. Để duy trì một sự tự tin lành mạnh, tích cực, việc quan
trọng là hiểu rõ về ranh giới giữa tự tin và tự tin thái quá, cũng như luôn sẵn sàng lắng
nghe và học hỏi từ người khác.
4, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC OVERCONFIDENCE
Tự tin là quan trọng nhưng đừng thái quá. Mặc dù sự tự tin thường được coi là điểm
mạnh trong nhiều tình huống. Trong nhận thức và đưa ra những quyết định quan trọng
nó thường có xu hướng trở thành điểm yếu.Bởi chúng ta là con người đều có giới hạn
của riêng mình. Bạn có thể sai lầm khi đưa ra những quyết định mạo hiểm nếu chỉ dựa
trên trực giác của mình.
Thiên kiến quá tự tin xảy ra khi chúng ta đánh giá quá cao kiến thức, kỹ năng và khả
năng của chính mình. Quá tự tin có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đáng kể đối với
lợi ích của bạn bằng cách khiến bạn đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Nhận
biết và hiểu rõ xu hướng nhận thức này là điều cần thiết để cải thiện khả năng ra quyết
định và cuối cùng là nâng cao hiệu suất của bạn.
4.1 Giải pháp để hạn chế overconfidence
 Hãy suy nghĩ chậm lại nếu đang quá tự tin và lạc quan
 Luôn xem xét các trường hợp xấu nhất, rủi ro nhất có thể xảy ra: Bật chế độ
nghi ngờ trong nhận thức, về những tình huống tiềm ẩn có thể nảy sinh dẫn bạn
đến những quyết định sai lầm gây thua lỗ,tổn thất, thiệt hại cho mình.
 Thực hành khả năng tự nhận thức: Thường xuyên đánh giá mức độ tự tin của
bạn và đặt câu hỏi về niềm tin, giả định và thành kiến của bạn để kiểm soát hành
vi và ngăn chặn sự tự tin quá mức làm cản trở việc đưa ra quyết định của
bạn.Thay vì nghĩ ‘Mình làm đúng’, thì phải tự hỏi bản thân ‘Làm thế nào mình
biết là mình đúng?’.
 Luôn tò mò, học hỏi và tìm đến lời khuyên hữu: đây là điều tất yếu ảnh hưởng
tới hành vi nhận thức của con người, hình thành nên được tư duy biện chứng :cập
nhật thông tin về xu hướng, cơ hội mới và các nghiên cứu có liên quan để cập
nhật kiến thức của bạn và giúp chống lại sự tự tin thái quá.
 Tìm kiếm các ý kiến đa dạng: Tham khảo ý kiến của người khác và xem xét,
lập luận với các quan điểm đa dạng trước khi đưa ra các quyết định để tránh chỉ
dựa vào phán đoán của riêng mình. Đặc biệt là tìm kiếm những bằng chứng hoặc
ý kiến trái ngược nhau.
4.2 Minh chứng thực tế (Câu chuyện của Ray Dalio)
Ray Dalio là nhà sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới Bridgewater
Associates, ông là tỷ phú rất cởi mở về các sai lầm cá nhân, trong đó có khoảnh
khắc mà ông gọi là "sai lầm lớn".
Năm 1982, Dalio chia sẻ ông: "đã cược tất cả vào một cuộc suy thoái kinh tế không
bao giờ diễn ra" và mất toàn bộ tiền khi thị trường chứng khoán đi lên. Ông đã phải
sa thải toàn bộ nhân viên của Bridgewater tại thời điểm. Ông cho biết: "Tôi phá sản
và phải vay bố 4.000 USD để thanh toán các chi phí trong gia đình".
Tuy nhiên, ông nói rằng: “sai lầm này là một trong những điều tốt nhất từng xảy ra
với tôi", vì nó buộc ông đối diện với điểm yếu của bản thân – đó là sự quá tự tin với
khả năng của mình lên trên tất cả những rủi ro khiến ông thứ đã mắc sai lầm lớn đến
như thế.
Ông đã đưa ra lời khuyên rằng "Bạn phải nhìn vào công ty mình và thành thật
với bản thân”. Hãy tự hỏi "Điều gì chúng ta làm không tốt? Thách thức của
chúng ta là gì? Chúng ta có thể cải thiện ra sao?"", ông nói: "Là doanh nhân
thì cần tìm ra thứ có thể hất cẳng bạn trước khi người khác làm điều này".
“Tôi biết rằng dù tôi có tự tin đến đâu khi đặt cược bất kỳ lần nào thì tôi vẫn
có thể sai.” Với tư duy đó, ông luôn nỗ lực xem xét các tình huống xấu nhất và có
những bước đi phù hợp để giảm thiểu rủi ro thua lỗ.

You might also like