Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Bài thảo luận nhóm môn Triết học Mác – Lê-nin

Lớp: AV003 Nhóm: 3


Tên thành viên:
Nguyễn Ngân Hà Nguyễn Nhật Long
Phạm Anh Khoa Trịnh Phạm Phương Thanh
Từ Ngọc Tâm Như
Đề bài:
- Tại sao thầy dạy triết học của Thành lại nói “đất, nước, lửa, không khí,… đều là vật chất”?
- Thành dựa theo ý của Tuấn, nói: “Vật chất cũng là tinh thần”?
Bài làm:
- Để làm rõ thắc mắc tại sao thầy dạy triết học lại nói “đất, nước, lửa, không khí,… đều là vật
chất, trước hết ta phải hiểu rõ về định nghĩa phạm trù vật chất. Dựa trên cơ sở quan niệm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất được định nghĩa là “một phạm trù tiết học, dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Từ cơ sở
trên, khi phân tích, ta thấy: đất, nước, lửa, không khí,… đều được con người nhìn thấy thông
qua thị giác, nên đã thỏa mãn mệnh đề “thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác”. Từ việc thấy được, con người có thể ghi nhớ, miêu tả, cho thấy những thực
tại khách quan nằm trong nhận thức con người. Điều đó thỏa mãn mệnh đề “được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Cuối cùng, đất, nước, không khí, lửa đều tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác. Có nghĩa là dù con người có tồn tại những cảm giác về các thực
tại khách quan kia hay không thì cũng không ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên
khi nói đất, nước, lửa, không khí,… là vật chất, ta phải ngầm hiểu chúng là dạng cụ thể của
vật chất. Vì dưới góc độ triết học, vật chất là một phạm trù vô cùng, vô hạn, không sinh ra,
không mất đi. Còn các dạng biểu hiện cụ thể của vật chất là sự vật, hiện tượng đều có phát
sinh, phát triển và chuyển hóa, do đó không thể đồng nhất vật chất với các dạng biểu hiện cụ
thể của vật chất.
- Đối với mệnh đề “vật chất cũng là tinh thần”, ta có thể giải thích bằng một trong ba nội
dung cơ bản trong định nghĩa vật chất của Lê-nin, có bao hàm: “ý thức con người cũng là sự
phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh”. Vậy khi nói “vật chất
cũng là tinh thần”, Thành cần nói cụ thể hơn là “vật chất được phản ánh từ ý thức con người”.
- Từ hai nội dung trên, Thành có thể hiểu rõ hơn rằng đất, nước, lửa, không khí,… là vật chất
và nó được phản ánh từ tinh thần con người, nằm trong nhận thức con người. Ta không thể
định nghĩa chúng nhưng có thể nhận thức chúng thông qua cảm giác.

You might also like