Hà Noi Hoc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thanh lịch, nho nhã

Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu nói: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không
thanh lịch cũng người Tràng An. Người Tràng An ở đây ám chỉ người Hà Nội.
Không màu mè, phô trương, người Hà Nội chọn cho mình lối sống giản đơn, bình dị.
Họ từ tốn, chậm rãi trong giao tiếp và hành xử. Không hấp tấp, vội vàng khi quyết
định mọi thứ.
Không quá lời khi nói: người Hà Nội ứng xử văn minh, nho nhã. Họ thể hiện tính
thanh lịch trong lời ăn tiếng nói. Nhiều người cho rằng: liệu xã hội có đề cao thái tính
cách người Hà Nội. Không đâu, đấy hoàn toàn là sự thật.

Xã hội đã có nhiều thay đổi. Thế hệ trẻ ngày càng táo bạo trong nói năng và hành
động. Các em không còn giữ được vẻ bình tĩnh, điềm đạm cho riêng mình. Một phần
các em bị ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại, một phần đến từ giáo dục gia đình.

Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn


Phải trải nghiệm nhiều năm ở Hà Nội, bạn mới thấu hiểu tính cách người Hà Nội.
Những gia đình lâu đời ở Hà nội (từ 5 thế hệ trở lên), họ có nếp sống điển hình. Từ
sinh hoạt gia đình, cư xử giữa các thành viên, cho đến nuôi dạy con cái. Cuộc sống
người Hà Nội có phần bình an và chân thành. Họ không thích ganh đua, hay đấu
tranh thiệt hơn. Dễ dàng cho qua những mâu thuẫn vụn vặt. Biết cách chấp nhận
cuộc sống, mà không tìm cách luồn cúi.

Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm. Giải quyết công việc có tình
có lý. Họ không có thói quen đố kỵ, hay chèn ép người khác. Đây chính là yếu tố làm
nên tính cách thanh lịch cho người Hà Nội. Người Hà Nội không quyết liệt trong công
việc. Họ không cố đạt được chức tước, quyền lợi bằng mọi cách.

Người Hà Nội cư xử tế nhị với những người xung quanh. Họ suy nghĩ mọi thứ theo
đường thẳng. Nghĩa là: đơn giản, thẳng thắn và chân thành. Họ không suy nghĩ theo
kiểu vòng vo, toan tính hay ấp ủ những ý định lâu dài. Người Hà Nội nghĩ sao sống
vậy. Họ không bao giờ làm việc mờ ám sau lưng người khác.

Lối sống của người Hà Nội


Coi trọng truyền thống gia đình

Tính cách đã nói lên phần nào lối sống của người Hà Nội. Người Hà Nội xưa có lối
sống tứ đại đồng đường. Nghĩa là: nhiều thế hệ sinh sống trong một ngôi nhà. Bao
gồm: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt,… 10-14 thành viên trong một gia đình là
chuyện bình thường. Điều này đã tôi luyện cho người Hà Nội đức tính “kính trên
nhường dưới”, hành xử tế nhịn, ăn nói lễ phép.

Xã hội hiện đại đã thay đổi quá nhiều, truyền thống văn hóa gia đình không còn như
xưa. Các thành viên trong gia đình có cuộc sống độc lập. Họ tôn trọng quyền riêng
tư của mỗi người, không ràng buộc nhau bởi lễ giáo phong kiến. Dù không chung
sống trong 1 ngôi nhà, nhưng người Hà Nội vẫn coi gia đình là trên hết. Họ đoàn tụ
vào những ngày cuối tuần, giỗ chạp, đầu xuân năm mới, hay các sự kiện quan trọng
của gia đình.

Khiêm tốn, khoan nhượng


Người Hà Nội không phô trương, hào nhoáng. Họ vẫn giữ nếp sống khiêm tốn,
khoan nhường. Không thể hiện thái quá năng lực, hay trình độ bản thân. Lúc nào ở
người Hà Nội cũng toát lên vẻ chậm rãi, nhẹ nhàng. Trong mọi hoạt động, họ cho
mình cách hành xử đơn giản nhất. Không làm lớn chuyện, nếu thấy không cần thiết.

Người Hà Nội thân thiện, dễ gần. Dĩ nhiên điều này tùy từng người. Có người ít nói,
có người nói nhiều. Điều đó không đủ kết luận: người Hà Nội kiêu căng hay khó gần.
Chẳng qua họ không giải thích (trình bày) nhiều. Còn về bản chất, họ rất chân thành.
Lời nói của người Hà Nội có tính đảm bảo, họ không hay nói dối (hoặc lừa gạt)
người khác.

Người Hà Nội sống không toan tính, vụ lợi. Họ không nói chuyện theo kỉa mỉa mai,
châm biếm. Nếu không bằng lòng ở việc gì, một là họ nói thẳng. Hai là im lặng, hoặc
nói tránh nói giảm. Tuyệt đối không nói xấu hay dựng chuyện cho người khác.

8 nét tính cách của người Hà Thành :

1 Trí Tuệ, Bác Học


2 Tài Hoa, Nho Nhã – Nét Tính Cách Đặc Trưng của Người Hà Nội
3 Phóng Khoáng, Hào Hoa
4 Lòng Nhân Ái, Yêu Chuộng Hòa Bình
5 Tính Chừng Mực
6 Văn Minh, Thanh Lịch
7 Lao Đồng Cần Cù, Sáng Tạo
8 Giàu Nghĩa Khí, Có Khí Phách

Phân tích một nét tính cách người HN : THANH LỊCH :

Nói đến tính thanh lịch của người Hà Nội, người ta lại
nhớ tới câu ca dao cũ:
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
"Thanh lịch", đó là thanh nhã và lịch sự, là một phẩm
chất đáng quý. Người thanh lịch không chỉ có cử chỉ tao
nhã, lịch sự mà phải là một người có hiểu biết sâu sắc,
có cách ứng xử đúng mực và với phụ nữ Hà Nội thì
duyên dáng, đáng yêu, tức là người đó phải hội đủ các
yếu tố về nội dung và hình thức.
Người Hà Nội luôn có lối trả lời có chữ "ạ", và có cách ứng xử rất đặc
biệt, cách nói chuyện "thưa gửi, vâng dạ" với đôi chút rào đón. Thí dụ
như nói "không dám" khi có người chào, hay lời xin lỗi "vô phép"
trước khi có thể làm phiền ai, và lời cám ơn "quý hóa quá" khi nhận
được sự quan tâm hay giúp đỡ của người khác
Người Hà Nội biết tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất
nước, giữ lại những gì tinh túy nhất nên lời nói lưu loát, nhã nhặn lại ý
nhị, tôn trọng người đối thoại.
Mặt khác, người Hà Nội rất sành ăn uống, họ đã nâng việc nấu ăn lên
thành nghệ thuật ẩm thực. Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến, từ
chút gia vị, nước chấm cho đến cách bày biện đẹp mắt, gợi cảm mà
không phàm tục và làm cho người ta khi ăn cảm thấy thích thú. Người
Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng không quá cầu kỳ.
Đặc biệt, phụ nữ Hà Nội cẩn trọng trong cách ăn uống, họ ăn quả
chuối, hay bắp ngô thì cũng phải bẻ làm đôi, tách thành hạt ăn trong
miệng một cách từ tốn.
Người Hà Nội khi vào các dịp lễ tết hay khi nhà có việc, mâm cỗ càng
được chú trọng bởi nó không đơn thuần chỉ là chuyện ăn, mà cao hơn
nó thể hiện bộ mặt của gia đình, dòng tộc.
Ngày xưa, người Hà Nội quan niệm rằng :
"Thịt thái không vuông vắn thì không ăn,
chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi".
Như một quy ước ngầm, phong cách ăn uống của người Hà Nội được
gắn với sự giáo dục, gìn giữ cho nết người điềm đạm mà từ tốn.
Bởi thế người ta mới có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ".
Người Hà Nội xưa ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường
hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơmi (thay cho áo
cánh) bỏ trong quần, âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở
những dịp lễ trọng.
Phụ nữ Hà thành thì mặc áo dài vừa mát mẻ mà lại kín đáo, với người
nghèo áo dù có rách đến đâu nhưng miếng vá vẫn rất ngay ngắn, đúng
màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ, bởi thế nên mới có câu: "Đói cho
sạch, rách cho thơm".

You might also like