04.vip 4 Da

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

VIP Sinh LiveStream 2019 – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.

com/phankhacnghe

VIP SINH LIVESTREAM 2019


Đáp án và hướng dẫn giải đề VIP 04
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/phankhacnghe

Video LiveStream chỉ có tại Group bí mật trên Facebook của Thầy Nghệ

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 04

81. C 82. B 83. C 84. A 85. A 86. D 87. D 88. D 89. D 90. C
91. A 92. C 93. D 94. D 95. D 96. B 97. B 98. D 99. D 100. B
101. D 102. A 103. C 104. B 105. A 106. D 107. B 108. B 109. B 110. A
111. D 112. C 113. A 114. D 115. C 116. C 117. A 118. D 119. C 120. B

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 04


Câu 81: Đáp án C. Vì biến NO3- thành N2 chính là quá trình phản nitrat hóa.
Vi khuẩn nitrat hoá chuyển hóa nitơ thành dạng NO3-.
Vi khuẩn amôn hoá chuyển hóa nitơ thành dạng NH4+.
Vi khuẩn cố định nitơ chuyển hóa nitơ thành dạng NH3.
Câu 82: Đáp án B.
Hệ tuần hoàn kép cơ ở lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú
Trong các loài trên, chỉ có rắn thuộc lưỡng cư.
Châu chấu thuộc côn trùng có hệ tuần hoàn hở.
Câu 83: Đáp án C. - Vùng khởi động P (promoter): nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- Vùng vận hành O (operator): có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự
phiên mã.
- Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ trong
môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.
* Trước mỗi opêron (nằm ngoài opêron) có gen điều hoà R. Khi gen điểu hòa R hoạt động sẽ tổng hợp nên
prôtêin ức chế. Prôtêin này có khả năng liên kết với vùng vận hành (O) dẫn đến ngăn cản quá trình phiên
mã. (R không phải là thành phần của Opêron
→ Gen điều hòa không thuộc cấu trúc của operon Lac → Đáp án C
Câu 84: Đáp án A.
Gen có chiều dài 4165A0 → Tổng số nu của gen = 2450.
Tổng liên kết hidro của gen N + G = 2450 + 455 = 2905.
Câu 85: Đáp án A.
A đúng. Vì đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen gốc, dẫn tới xuất hiện alen mới.
B sai. Vì đột biến thay thế một cặp nu chỉ làm thay đổi một bộ ba. Khi thay đổi một bộ ba thì có thể thay đổi
1 aa hoặc có trường hợp không làm thay đổi aa (do mã di truyền có tính thoái hóa).
C sai. Vì biến đổi cấu trúc của ARN không phải là đột biến gen.
D sai. Vì đột biến gen không làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST.
Câu 86: Đáp án D.
A sai. Vì đột biến chỉ được di truyền cho đời con nếu đột biến đó đi vào giao tử, giao tử đó tham gia thụ tinh
tạo ra hợp tử và hợp tử đó phát triển thành cơ thể.
B sai. Vì ở tế bào động vật không có ADN lục lạp.
C sai. Vì ADN có cấu trúc mạch kép.
D đúng. Vì tế bào có 2 hệ thống di truyền, đó là hệ thống di truyền trong nhân và hệ thống di truyền tế bào
chất. Trong đó hệ thống di truyền trong nhân đóng vai trò chủ yếu.
Câu 87: Đáp án D.
Câu 88: Đáp án D.

Đăng kí vào lớp học LiveStream Luyện đề VIP, inbox cô Nguyễn Vân
(https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
VIP Sinh LiveStream 2019 – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
Câu 89: Đáp án D. Phép lai A cho 3 kiểu gen: EE, Ee, ee
Phép lai B cho 2 loại kiểu gen: AaBB, aaBB
AB AB aB
Phép lai C cho 3 loại kiểu gen: ; ;
AB aB aB
Phép lai D cho 4 loại kiểu gen: XDXD; XDXd; XDY; XdY
Câu 90: Đáp án C.
Câu 91: Đáp án A.
Câu 92: Đáp án C.
Câu 93: Đáp án D
Hình thành loài bằng con đường địa lí gắn liền với sự mở rộng khu phân bố địa lí. Chỉ những loài có khả
năng phát tán mạnh thì mới có khả năng mở rộng khu phân bố thành các quần thể mới. Vì vậy, con đường
địa lí thường gắn với những loài có khả năng phát tán mạnh (động vật và một số thực vật).
Câu 94. Đáp án D.
Câu 95: Đáp án D.
Câu 96. Đáp án B.
Câu 97: Đáp án B. Vì nếu nhiệt độ quá cao thì tăng nhiệt độ sẽ làm ức chế hô hấp.
Câu 98. Đáp án D. Vì ruột non là nơi diễn ra tiêu hóa hóa học là chủ yếu.
A sai. Vì động vật có túi tiêu hóa chưa có tiêu hóa cơ học.
B sai. Vì tiêu hóa cơ học là quá trình biến đổi cơ học (cắn, xé thức ăn; Nhu động ruột,...).
C sai. Vì ở ruột non cũng có tiêu hóa cơ học, đó là sự nhu động ruột làm dịch chuyển thức ăn.
Câu 99: Đáp án D
Câu 100. Đáp án B.
Gọi 2n là bộ NST của loài.
 Số cặp NST có trao đổi chéo = 2 cặp.  Số loại giao tử = 42 = 16.
 Số cặp NST không có trao đổi chéo = n-2  Số loại giao tử = 2n-2.
Theo bài ra ta có 16 × 2n-2 = 1024.  2n-2 = 1024 : 16 = 64 = 26
 n – 2 = 6  n = 8  2n =16.
Câu 101. Đáp án D. Vì mỗi tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị gen thì tạo ra 4 loại giao tử. Nếu 4 tế bào
này đều giảm phân giống nhau thì cả 4 tế bào đều chỉ tạo ra 4 loại giao tử.
Câu 102. Đáp án A.
Câu 103. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án C.
I sai. Vì cạnh tranh làm tăng tỉ lệ tử vong, giảm tỉ lệ sinh sản. Do đó, cạnh tranh không thể làm tăng kích thước quần
thể.
Câu 104. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  Đáp án B.
II là quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Câu 105. Đáp án A
Trước hết, phải xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen A, sau đó suy ra gen a.
Số nuclêôtit mỗi loại của gen A:
- Tổng số liên kết hiđrô của gen là:
2Agen + 3Ggen = 3051.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 3051.
- Theo bài ra, trên mạch 2 có
X2 = 2A2 = 4T2 → X2 = 4T2, A2 = 2T2.
Trên mạch 1 có
X1 = A1 + T1 mà A1 = T2 và T1 = A2 nên
→ X1 = T2 + 2T2 = 3T2. Vì X1 = G2 nên G2 = 3T2.
- Nên ta có 2(2T2 + T2) + 3(3T2 + 4T2) = 6T2 + 21T2 = 3051. → 27T2 = 3051 → T2 = 3051 : 27 = 113.
Agen = A2 + T2 = 2T2 + T2 = 3T2 = 3 × 113 = 339.
Vì đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô nên suy ra đột biến mất 1 cặp A-T.
Vậy số nuclêôtit loại A của gen a giảm đi 1 so với gen A.
A = 339 – 1 = 338. → Đáp án A.
Câu 106. Đáp án D.

Số loại KG quy định KH trội về m tính trạng = Cmn . 2m-1 . (2 + 2n-m)

Đăng kí vào lớp học LiveStream Luyện đề VIP, inbox cô Nguyễn Vân
(https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
VIP Sinh LiveStream 2019 – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
Giải thích:

Ở các cơ thể không đột biến có số KG = Cmn . 2m.

Ở các đột biến thể một, thì số loại thể một = C1n = n.

Với mỗi loại thể một thì sẽ có số KG = 1×2m-1 × Cm-1n-1 + 2m × Cmn-1. Vì nếu NST đột biến mang tính
trạng trội thì sẽ có 1 KG quy định KH trội, các NST còn lại sẽ có Cm-1n-1 kiểu gen; Nếu NST đột biến
không mang tính trạng trội thì sẽ có m NST khác trong số (n-1) cặp NST sẽ mang tính trạng trội nên
sẽ có số KG = 2m.Cmn-1.  Tổng số kiểu gen cho 2 trường hợp = 2m-1 × Cm-1n-1 + 2m × Cmn-1.

A sai. Số loại kiểu gen quy định kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng.
= 1 + C1n = 1 + 10 = 11 loại kiểu gen.
B sai. Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng
= n×(2n+3) = 10 × (2 × 10 + 3) = 230 loại kiểu gen.
C sai. Số loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả tính trạng
= 2n-1 × (3n+2) = 210-1 × (3×10 + 2) = 16384 kiểu gen.
D đúng. Thể đột biến có số loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng.
= n × 3 × 2n-1 = 10 × 3 × 210-1 = 15360 kiểu gen.
Câu 107. Đáp án B.
Cho cây A có kiểu hình trội về tính trạng 1 và kiểu hình lặn về tính trạng 2 giao phấn với cây B có kiểu hình
lặn về tính trạng 1 và kiểu hình trội về tính trạng 2, thu được đời con có 4 loại kiểu hình. Điều này chứng tỏ
P dị hợp.
+ TH1: Mỗi cặp gen quy định tính trạng nằm trên 1 cặp NST. Khi đó P: Aabb x aaBb → Đời con: 1AaBb :
1Aabb : 1aaBb : 1aabb.
+ TH2: Hai cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST. Khi đó: P: Ab/ab x aB/ab → Đời con: 1Ab/aB : 1Ab/ab :
1aB/ab : 1ab/ab.
Xét các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu II, III, IV đúng → Đáp án B
I sai. Tỉ lệ kiểu hình trội về một tính trạng chiếm tỉ lệ 1/2 (TH1 là 1/4Aabb + 1/4aaBb; TH2 là 1/4Ab/ab +
1/4aB/ab)
Câu 108. Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III.  Đáp án B.
I đúng. Vì cây hoa trắng, lá nguyên có tỉ lệ = (1- A-B-) × D- = (1- 1/2 × 1/2) × 1/2 = 37,5%.
(Ở phép lai AaBb × aabb, kiểu hình A-B- ở đời con chiếm tỉ lệ = 1/2 × 1/2.
II sai. Vì F1 có 1 kiểu gen đồng hợp tử về kiểu hình hoa trắng, lá xẻ thùy, đó là aabbdd.
III đúng. Vì hoa đỏ, lá xẻ thùy (A-B-dd) ở F1 có 1 kiểu gen là AaBbdd.
IV sai. Vì hoa trắng, lá nguyên có 3kiểu gen, đó là (Aabb, aaBb, aabb) × (Dd).
Câu 109. Các phát biểu II, III, IV đúng → Đáp án B
I sai. Vì nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì chính là quá
trình giao phối có lực chọn (tương tự như quần thể tự thụ phấn). Khi đó, tỉ lệ kiểu gen ở F1 là: 0,16AA +
0,48.(1/4AA + 1/2Aa + 1/4aa) + 0,36aa = 1. → Đời sau, tỉ lệ hoa đỏ và hoa trắng đều tăng lên, tỉ lệ hoa vàng
giảm xuống.
II đúng. Vì hạt phấn của cây hoa đỏ không thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại A, do đó tần số A sẽ giảm
dần.
III đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và có thể loại bỏ hoàn toàn 1 kiểu
gen nào đó ra khỏi quần thể.
IV đúng. Vì ở P có tần số a lớn hơn tần số A cho nên chọn lọc loại bỏ kiểu hình trung gian (hoa vàng) thì
càng làm cho tần số a được tăng lên và tần số A bị giảm xuống.
Câu 110: Các phát biểu I, III, IV đúng.  Đáp án A.
Vì kích thước tối thiểu là 20 cá thể thì khi số lượng cá thể dưới 20 thì quần thể sẽ đi vào tuyệt chủng. Do đó,
các trường hợp I, II, IV đều có kích thước dưới mức tối thiểu nên quần thể sẽ duy thoái (sinh sản giảm, tử
vong tăng và hỗ trợ cùng loài giảm).
Trường hợp III thì số lượng 60 cá thể nên kích thước trên tối thiểu, do đó gặp môi trường thuận lợi thì quần
thể tăng trường.
Đăng kí vào lớp học LiveStream Luyện đề VIP, inbox cô Nguyễn Vân
(https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
VIP Sinh LiveStream 2019 – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
II – Sai, Vì khi quần thể chỉ có 12 cá thể → xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị diệt vong cho dù có
được cung cấp đủ các điều kiện sống
Câu 111: Các phát biểu I, II, III đúng → Đáp án D
IV sai. Vì khi điều kiện càng thuận lợi, có nhiều loài mới hình thành thì ổ sinh thái các loài ngày càng bị thu
hẹp để có thể cùng tồn tại.
Câu 112. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.  Đáp án C.
Sơ đồ lưới thức ăn:
6 loài cỏ 3 loài côn trùng 2 loài nhái 1 loài rắn

1 loài giun đất 2 loài chim

- Số chuỗi thức ăn = 6×3× (2+2) + 1×2 = 74 chuỗi.  I sai.


- Chim có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 hoặc cấp 3. Trong đó, bậc dinh dưỡng cấp 3 ở chuỗi: cỏ  côn
trùng  Chim. Do đó, số chuỗi thức ăn ở dãy này là = 6×3× 2 = 36 chuỗi.  II đúng.
- Rắn bị tiêu diệt thì nhái sẽ tăng số lượng.  Chim sẽ giảm số lượng.  III đúng.
- Cỏ là nguồn sinh vật sản xuất để tạo sinh khối cung cấp cho cả hệ. Vì vậy, giảm số lượng cỏ thì các loài
còn lại sẽ giảm sinh khối.  IV đúng.
Câu 113. Chỉ có phát biểu I đúng.  Đáp án A.
I đúng. Vì các gen trên một phân tử ADN có số lần nhân đôi bằng nhau.
II sai. Vì các gen thường có số lần phiên mã khác nhau nên số lượng phân tử mARN được tạo ra sẽ khác
nhau.
III sai. Vì khoảng cách giữa gen 2 và gen 6 phải xa hơn khoảng cách giữa gen 3 và gen 5.
IV sai. Vì đột biến ở gen 1 thì chỉ làm thay đổi chuỗi polieptit của gen 1 mà không liên quan đến các gen
khác.
Câu 114. Cả 4 phát biểu trên đều đúng. → Đáp án D.
I đúng. Loại giao tử n+1 kết hợp với giao tử n  Thể ba (2n+1).
Loại giao tử n-1 kết hợp với giao tử n  Thể một (2n-1).
II đúng. Loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ 100% - 20% = 80%.
III, IV đúng. Loại giao tử có n+1 NST = loại giao tử có n-1 NST = 20%/2 = 10%.
Câu 115. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.  Đáp án C
P có kiểu hình đối lập nhau, sinh ra F1 có 1 loại kiểu hình.  P thuần chủng và F1 dị hợp 2 cặp gen.
I đúng. Vì F1 dị hợp 2 cặp gen nên F2 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình A-B-.
II đúng. Vì nếu 2 cây thân thấp, hoa đỏ có thành phần kiểu gen là 1aaBB : 1aaBb thì khi tự thụ phấn, kiểu hình thân
thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ = 1/2×1/4 = 1/8 = 12,5%.
III sai. Vì khi lấy 1 cây thân cao, hoa đỏ cho tự thụ phấn thì không thể thu được đời con 6 kiểu gen (Nếu cây
được lấy dị hợp 2 cặp gen thì đời con có 9 kiểu gen; Nếu cây được lấy dị hợp 1 cặp gen thì đời con có 3 kiểu
gen; Nếu cây được lấy động hợp thì đời con chỉ có 1 kiểu gen).
IV sai. Vì khi cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắn mà đời con có 6 kiểu gen thì chắc chắn phải
có 4 kiểu hình. AaBb × Aabb  6 kiểu gen, 4 kiểu hình.
Câu 116. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án C.
Khi P dị hợp 2 cặp gen lai với dị hợp 1 cặp gen và có hoán vị gen thì đời con sẽ có 7 loại kiểu gen,
trong đó có 3 kiểu gen quy định kiểu hình A-B- và loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen luôn chiếm 50%.
- Ở phép lai thứ nhất, đời con có cao : thấp = 15 : 5 = 3:1. → P là Aa × Aa. Quả tròn : quả bầu dục = 10 :
10 = 1:1 → P là Bb × bb. → Ở thế hệ P có một cây dị hợp 2 cặp gen; cây còn lại dị hợp 1 cặp gen.
- Ở phép lai thứ hai, đời con có cao : thấp = 10 : 10 = 1:1. → P là Aa × aa. Quả tròn : quả bầu dục = 15 : 5
= 3:1 → P là Bb × Bb. → Ở thế hệ P có một cây dị hợp 2 cặp gen; cây còn lại dị hợp 1 cặp gen.
- Như vậy, cây Q phải là cây dị hợp 2 cặp gen (vì cả 2 phép lai, đều có 1 cây ở thế hệ bố mẹ dị hợp 2 cặp
gen).
ab
- Ở đời con của phép lai 1, cây thấp, quả bầu dục (ab/ab) chiếm tỉ lệ = 3/20 = 0,15. → 0,15 = 0,5ab
ab
×0,3ab.
AB
Như vậy, giao tử ab = 0,3 thì đây là giao tử liên kết nên kiểu gen cây Q phải là , tần số hoán vị gen =
ab
Đăng kí vào lớp học LiveStream Luyện đề VIP, inbox cô Nguyễn Vân
(https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
VIP Sinh LiveStream 2019 – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
40%.
AB
Vì cây là và tần số hoán vị 40% cho nên sẽ cho giao tử ab = 0,3. Do đó, khi lai phân tích thì đời con sẽ
ab
có 30% cây thấp, quả bầu dục. → I đúng.
AB Ab AB Ab
- Ở phép lai 1: × sẽ sinh ra đời con có số cây dị hợp 2 cặp gen ( + ) chiếm tỉ lệ = 0,3×0,5 +
ab ab ab aB
0,2×0,5 = 0,25. → Trong số các cây thân cao, quả tròn của đời con ở phép lai thứ nhất, cây dị hợp 2 cặp gen
0,25
chiếm tỉ lệ = = 62,5%. → II đúng.
8/20
AB aB
- Phép lai 2 có sơ đồ lai là × và có hoán vị gen nên đời con có 7 kiểu gen, trong đó có 3 kiểu gẹn
ab ab
quy định kiểu hình A-B-. → III đúng.
Ab aB
- Cây thứ nhất lai với cây thứ 2: × thì đời con có tỉ lệ 1:1:1:1.
ab ab
Câu 117. Cả 4 phát biểu đều đúng.  Đáp án A.
F1 có tỉ lệ 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = (2:1:1)(3:1).  Có 1 cặp tính trạng phân li độc lập, 2 cặp tính trạng liên kết
với nhau.
I đúng. Vì khi xét 2 tính trạng chiều cao và dạng quả thì ở F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 thân cao, quả dài : 2 thân
cao, quả tròn : 1 thân thấp, quả tròn.  A liên kết với d và a liên kết D.
Ad Ad
II đúng. Vì P có kiểu gen × . Nếu có hoán vị gen ở một giới tính thì đời con vẫn có tỉ lệ kiểu hình
aD aD
Ad Ad
(2:1:1).  Ở phép lai Bb × Bb , nếu có hoán vị gen ở một giới tính thì đời con có số kiểu gen = 7 ×
aD aD
3 = 21.
Ad
III đúng. Vì nếu cây Bb không có hoán vị gen thì khi lai phân tích sẽ cho đời con có kiểu hình A-bbdd
aD
chiếm tỉ lệ = 1/4 = 25%.
Ad
IV đúng. Vì F1 có 9 kiểu gen thì có nghĩa là P không xảy ra hoán vị gen. Khi đó, phép lai Bb ×
aD
Ad Ad
Bb sẽ cho đời con có kiểu hình A-B-D- chiểm tỉ lệ = 6/16; trong đó kiểu gen Bb chiếm tỉ lệ = 4/16.
aD aD
 Xác suất = 4/16 : 6/16 = 4/6 = 2/3.
Câu 118. Cả 4 phát biểu đúng.  Đáp án D.
P dị hợp 3 cặp gen lai với nhau, thu được F1 có kiểu hình lặn về 3 tính trạng chiếm tỉ lệ x, thì ở F1 có:
- Loại kiểu hình mang 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ = (0,5 + 4x).1/4 = (0,5 + ab ).1/4.
ab
5 ab
- Loại kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ = (0,5 - 5x) = (0,5 – . ).
4 ab
x
- Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng =
3.(0,5  x) .
Vì bài toán cho biết 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường cho nên chúng ta có thể quy ước Aa và Bb cùng
nằm trên cặp NST số 1, cặp gen Dd nằm trên cặp NST số 2.
F1 có loại kiểu hình mang 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 13,5%. → (0,5 + ab ).1/4 = 0,135 → ab có tỉ lệ =
ab ab
0,04. → 0,04 ab = 0,2ab × 0,2ab. → Kiểu gen của P là Ab Ab
Dd  Dd ; tần số hoán vị 40%.
ab aB aB
I. đúng. Vì P có kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen cho nên kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen luôn có tỉ lệ bằng kiểu
gen đồng hợp 3 cặp gen.
II đúng. Vì kiểu hình trội về 2 tính trạng bao gồm A-B-dd; A-bbD- và aaB-D-.
Vì A và B cùng nằm trên một cặp NST cho nên A-B-dd có 5 kiểu gen; A-bbD- có 4 kiểu gen; aaB-D- có 4
kiểu gen.
Đăng kí vào lớp học LiveStream Luyện đề VIP, inbox cô Nguyễn Vân
(https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
VIP Sinh LiveStream 2019 – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
 Có tổng số kiểu gen quy định kiểu hình về 2 tính trạng trội = 5 + 4 + 4 = 13 kiểu gen.
III đúng. Vì kiểu hình trội về 1 tính trạng bao gồm A-bbdd; aaB-dd và aabbD- có số kiểu gen = 2 + 2 + 2 = 6
kiểu gen.
IV đúng. Vì kiểu hình có 2 tính trạng trội có tỉ lệ = 0,5 – 5x = 0,5 – 5 . ab = 0,5 – 0,04 = 0,45 = 45%.
4 ab
Câu 119. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  Đáp án C.
Để tìm tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát P, chúng ta sử dụng công thức giải nhanh số 9: “Nếu thế hệ xuất
phát có kiểu hình lặn (aa) chiếm tỉ lệ x, đến thế hệ Fn có kiểu hình lặn (aa) chiếm tỉ lệ y (y > x) thì kiểu
(y - x).2 n 1
gen Aa ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ = ”.
2n  1
Ở bài này, x = 0; y = 0,175 và n = 3.
(0,175 - 0).231 0,175  24
 Ở thế hệ xuất phát, kiểu gen Aa có tỉ lệ = = = 0,4.
23  1 7
Vì aa = 0 và Aa = 0,4  Kiểu gen AA có tỉ lệ = 1 – 0,4 = 0,6.
- Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,6AA : 0,4Aa.  I đúng.
- Quá trình tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen  II sai.
- P có tỉ lệ kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa cho nên tần số a = 0,2. Vì tần số alen không thay đổi qua các thế hệ tự
thụ phấn nên ở F3 có tần số a = 0,2.
Vậy, ở F5 tỉ lệ kiểu hình hoa trắng (aa) = (0,2)2 = 0,04.
 Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ (A-) = 1 – 0,04 = 0,96 = 96%.  III đúng.
- Vì P có kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa nên tỉ lệ kiểu gen F2 là 0,75AA : 0,1Aa : 0,15aa.
0,75
Trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ = = 15/17.
0,85
15 2
→ Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2, xác suất thu được 1 cây thuần chủng = C12   = 60/289. → IV đúng.
17 17
Câu 120. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.  Đáp án B.
- Cặp vợ chồng 1 – 2 không bị bệnh M nhưng con trai số 5 bị bệnh M.  Bệnh M do alen lặn quy định. 
Quy ước b quy định bệnh M, B không quy định bệnh.
- Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.
 Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.
- Bài toán cho biết có một bệnh do gen nằm trên NST X quy định. Mà bệnh P chắc chắn do gen nằm trên
NST thường.  Bệnh M phải do gen nằm trên NST X.
Ta có:
- Người số 6 sinh con số 11 bị bệnh P.  người số 6 mang alen quy định bệnh P. Mà bài toán cho biết người số 2
không mang alen quy định bệnh P nên suy ra người số 6 đã nhận alen bệnh P từ người số 1. Như vậy, người số 1
truyền gen bệnh P cho người số 6, truyền gen bệnh M cho người số 5  Người số 1 dị hợp về 2 bệnh. Mặt khác,
người số 10 dị hợp về 2 bệnh (vì có bố và mẹ bị bệnh)  I đúng.
- Người số 8 bị bệnh P nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 13.  Người số 13 có kiểu gen dị hợp về bệnh P. Mặt
khác, người số 13 có thể mang gen quy định bệnh M  (II) đúng.
- Xác suất sinh con của cặp 12-13:
1 2
+ Bệnh P: Xác suất KG của người 12 là AA; Aa. Xác suất KG của người 13 là 1Aa.
3 3
1 5
 Sinh con bị bệnh P = ; Sinh con không bị bệnh P = .
6 6
1 1
+ Bệnh M: Người số 12 có kiểu gen XBY ; Người số 13 có kiểu gen XBXB : XBXb.
2 2
1 1 1 7
 Xác suất sinh con bị bệnh M = × = ; Không bị bệnh M = .
2 4 8 8

Đăng kí vào lớp học LiveStream Luyện đề VIP, inbox cô Nguyễn Vân
(https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)
VIP Sinh LiveStream 2019 – Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe
1
 Xác suất sinh con gái không bị bệnh M = .
2
7 1 7
Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P = × = .  (III) sai.
8 6 48
1 1 1
 Xác suất sinh con thứ nhất là gái bị bệnh = × = .  (IV) đúng.
2 6 12

LỚP LIVESTREAM LỊCH HỌC LIVE KHAI GIẢNG HỌC PHÍ


 Thứ 4 (21h30)
VIP SINH 2019 22/01/2019 400K
 Thứ 7 (21h30)
Học trong Group bí mật trên Facebook!!!
Liên hệ đăng kí: inbox cô Nguyễn Vân (https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)

Đăng kí vào lớp học LiveStream Luyện đề VIP, inbox cô Nguyễn Vân
(https://www.facebook.com/nguyenvanmoon0606)

You might also like