Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

Chương V.

Vận chuyển chất lỏng và chất khí

CHƯƠNG V. VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ


5.1. Vận chuyển chất lỏng (Máy bơm)
Muốn chất lỏng chuyển động từ thấp lờn cao hoặc chảy dọc theo ống, mương,
mnág nằm ngang, người ta phải dùng bơm để cung cấp năng lượng tạo nên sự chênh
lệch để áp lực để đẩy chất lỏng thành dòng chuyển động trong đó.
Cỏc loại bơm bao gồm:
- Bơm thể tích: do bộ phận tinh tiến hay quay của bơm làm thay đổi thể tích
bên trong tạo nên áp suất âm ở đầu hút và áp suất dương ở đầu đẩy, do đó, thế năng
và áp suất của chất lỏng khi qua bơm tăng lên
- Bơm ly tâm: nhờ lực ly tâm tạo ra trong chất lỏng khi guồng quay mà chất
lỏng được hút và và đẩy ra khỏi bơm
- Bơm đặc biệt: bao gồm các loại bơm không có bộ phận dẫn động như động
cơ điện, máy hơi nước mà dựng luồng khí hay hơi làm nguồn động lực để đẩy chất
lỏng. Ví dụ như bơm tia, bơm sục khí, thùng nén, xiphông, vv…
5.1.1. Các thông số đặc trưng cho bơm:
Khi tính toán, đánh gái chất lượng bơm ta thường dựa vào các đặc trưng về
thông số của bơm như: năng suất, áp suất toàn phần,chiều cao hút, hiệu suất
5.1.1.1. Năng suất của bơm:
Với mọi loại bơm, năng suất được tính bằng thể tích chất lỏng được bơm cung
cấp trong một đơn vị thời gian
Ký hiệu: Q Thứ nguyên: m3/s; m3/h
5.1.1.2. Công suất của bơm
Được tính bằng năng lượng tiêu tốn để bơm làm việc, với các loại bơm có bộ
phân dẫn dộng như động cơ điện, máy hơi nước, công suất của động cơ bao gồm:
- Công suất hữu ích
Là năng lượng mà bơm tiêu tốn để ătng áp suất cho chất lỏng, bằng tích số
giữa áp suất toàn phần P (năng lượng riêng) và lưu lượng dòng chất lỏng qua bơm
Nhi = .g.Q.H (5.1)

ThS. Vũ Kim Hạnh 69


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

- Công suất trên trục của bơm


Để tạo công suất hữu ích cho bơm, công suất trên rục bơm phải bù thêm phần
năng lượng tổn thất do ma sát ở trục, dặc trưng bởi hệ số hữu ích b
N hi  . g.Q.H
N tr = = (5.2)
b b
- Công suất của động cơ
Động cơ cần tiêu tốn năng lượng lớn hơn năng lượgn do bơm tiêu tốn, vì năng
lượgn được truyền từ động cơ đến bơm một phần bị tổn thất do quá trình làm việc
của độn cơ, sự truyền động giữa trục động cơ và trục bơm do ma sát trên trục
N tr N hi N
N dc = = = hi ` (5.3)
 tr . dc  tr . dc . b 

trong đó:  = tr. dc. b : hiệu suất của bơm


5.1.1.3. Hiệu suất của bơm
Từ công thức (5.3) ta thấy,  là đại lượng đặc trưng cho độ sử dụng hữu ích
của năng lượng được truyền từ động cơ đến bơm, chuyển thành động năng để vận
chuyển chất lỏng, nên được gọi là hiệu suất của bơm hay hệ số hữu ích
N hi
= =  tr . dc . b (5.4)
N dc

Tuy nhiên, để bơm làm việc an toàn, người ta thường chế tạo động cơ có công
suất lớn hơn công suất tính toán. Tỷ số giữa công suất thực tế và công suất tính toán
là hệ số dự trữ 
NTT = .Ndc
Giá trị  được chọn theo bảng 5.1
Ndc , W <1 1- 5 5 - 50 > 50
 2 – 1.5 1,5 – 1,2 1,2 – 1,15 1,1

ThS. Vũ Kim Hạnh 70


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

5.1.1.4 Chiều cao hút của bơm


a) áp suất toàn phần
H (m) là đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm truyền cho một đơn vị trọng
lượng chất lỏng, được tính bằng chiều cao để nâng 1kg chất lỏng nhờ năng lượng
do bơm truyền cho nên không phụ thuộc vào độ nhớt, khối lượng riêng của chất lỏng

Hình 5.1. Sơ đồ đặt bơm


1.Bể chứa chất lỏng; 2. Bơm;
3. Nơi chứa chất lỏng được bơm đến
Phương trình Bernouli cho mặt cắt 1-1, 1’ – 1’ :
P1 w12 P w2
+ = v + v + H h + hm.h (5.5)
 .g 2 g  .g 2 g
Phương trình Bernouli cho mặt cắt 1-1, 2’ – 2’
Pr wr2 P2 w22
+ = + + H d + hm.d (5.6)
 .g 2 g  .g 2 g
trong đó: P1: áp suất ở bể chứa 1
P2: áp suất ở bể chứa 2
Pv :áp suất cửa vào của bơm
Pr: áp suất cửa ra của bơm
Hh: chiều cao hút
Hd: chiều cao đẩy
Ht = Hd + Hh: tổng chiều cao

ThS. Vũ Kim Hạnh 71


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

h: khoảng cách giữa chân không kế (ống hút) và áp kế (ống đẩy)


w1, w2: vận tốc của dòng chất lỏng trong ống hút và ống đẩy
wv, wr: vận tốc của dòng chất lỏng ở cửa vào và ra của bơm
hm, h và hm, d: tổn thất áp suất do lực ma sát và lực ỳ của chất lỏng trên đường
ống hút và đẩy
h = hm, h + hm, d- tổng tổn thất áp suất do lực ma sát và lực ỳ
Từ (5.5) và (5.6) ta có
Pv P1 w12 − wv2
= + − H h − hm.h (5.7)
 .g  .g 2g

Pr P2 w22 − wr2
= + + H d + hm.d (5.8)
 .g  .g 2g
Chênh lệch áp suất giữa đầu vào và ra của bơm
P Pr − Pv P2 − P1 w22 − w12 wv2 − wr2
= = + + + H h + H d + hm (5.9)
 .g  .g  .g 2g 2g
Trên thực tế, w1 = w2 nên w22 − w12 = 0, khi đó
P P2 − P1 wv2 − wr2
= + (H h + H d ) + + hm (5.10)
 .g  .g 2g
Để xác định áp suất toàn phàn của bơm, người ta thường đặt một chân không
kế trên đường ống hút và một áp kế trên đường ống đẩy, khi đó áp suất toàn phần
được tính
P Pd − Ph w22 − w12
H= = +h+ (5.11)
 .g  .g 2g
Do w1 = w2 nên w22 − w12 = 0, khi đó
Pd − Ph
H= +h (5.12)
 .g

ThS. Vũ Kim Hạnh 72


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

b) chiều cao hút của bơm


Từ (5.7), có thể tính chiều cao hút của bơm
P1  Pv w12 − wv2 
Hh = −  + + hm.h  (5.13)
 .g   .g 2g 
Như vậy chiều cao hút của bơm phụt huộc vào áp suất thùng chứa (bằng áp
suất khí quyển nếu thùng hở), và áp suất vào bơm (áp suất hút), vận tốc, trở lực do
ma sát và quán tính.
Chiều cao hút của bơm tăng khi áp suất ở bình chứa tăng và giảm với sự tăng
của áp suất hút, vận tốc và trở lực trên đường ống hút.
áp suất hút ở cửa vào của bơm Pv được quyết định bởi áp suất hơi bão hoà của
chất lỏng do đó phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong thực tế, Pvphải lớn hơn áp suất bão
hoà (Pbh) của chất lỏng được bơm, do đó,
P1  Pv w12 − wv2 
Hh  −  + + hm.h  (5.14)
 .g   .g 2g 
Ở bể hở, áp suất P1 = Pa (áp suất khí quyển) nên chiều cao hút không vượt quá
chiều cao cột chất lỏng ứng với một 1at và giá trị này phụt huộc vào chiều cao nới đặt
bơm so với mực nứơc biển. Ví dụ, khi bơm nước ở 20oC bơm dược đặt nagng mực
nước biển thì chiều cao hút không quá 10m vì tại đó, 1at = 10m H2O. Nhưng nếu đặt
bơm ở độ cao 200m so với mặt nứơc biển thì chiều cao hút chỉ còn 8,1m vì 1at =
8,1mH2O.
Áp suất hơi bão hoà của chất lỏng tăng theo nhiệt độ và ở nhiệt độ sôi của chất
lỏng nó có giá trị bằng áp suất khí quyển. Do đó, khi nhiệt độ của chất lỏng tăng,
chiều cao hút sẽ giảm. Ngoài ra, khi tính toán chiều cao hút của bơm, người ta cần
tính thêm áp suất do ma sát trên ống hút, quán tính cánh guồng và hiện tượng xâm
thực
Hằng số trở lực do xâm thực được tính theo công thức thực nghiệm:

hxt = 0,019
(Q.n )
2 2/3
,m (5.15)
H

ThS. Vũ Kim Hạnh 73


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

trong đó: Q: năng suất của bơm, m3/s


n: số vòng quay của trục bơm, 1/s
H: áp suất toàn phần của bơm
5.1.2. Bơm pittong
5.1.2.1. Nguyên tắc làm việc của bơm
Bơm gồm hai phần chính:
+ phần cơ cấu thuỷ lực: là
phần trực tiếp vận chuyển chất lỏng
+ phần dẫn động là phần
truyền năng lượng từ động cơ đến
bơm, làm cho chất lỏng chuyển
động
Trên đường ống hút và đẩy có
bầu khí 2, 7 chứa không khí. Nhờ
bộ phận dẫn động, pittong di động
qua lại dọc theo xi lanh trên một
đoạn dài s gọi là khoảng chạy của
Hình 5.2. Sơ đồ nguyên lý bơm pittong
pittong. Vị trí biên của pittong về
L – cánh tay biên
phía phải và trái của xi lanh gọi là
“vị trí chết”. Khi pittong chuyển về 1-ống hút; 2,7-bầu khí ; 3 van hút; 4- pơlongio

phía phải làm tăng thể tích trong 5-xi lanh; 6- van đẩy; 8-ống đẩy; 9-lưới lọc
xilanh nên áp suất giảm xuống thấp hơn áp suất khí quyển. Dưới tác dụng của áp suất
khí quyển lên mặt thoáng bể chứa, chất lỏng dâng lên trong ống hút, qua van hút vào
choán đầy xilanh. Đó là quá trình hút. Khi pittong chuyển động ngược lại về phía trái,
van hút đóng lại, van đẩy mở ra,chất lỏng được đẩy từ xi lanh vào ống đẩy. Đó là quá
trình đẩy.
Bầu khí là những buồng kín chứa không hí thông với ống hút và ống đẩy để
bơm làm việc an toàn, không bị va đập thủy lực và những chấn động lớn

ThS. Vũ Kim Hạnh 74


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

5.1.2.2. Phân loại:


Các loại bơm pittong đều có cùng một nguyên tắc làm việc. Tuỳ thuộc vào
mục đích, điều kiện làm việc và tính chất của chất lỏng cần vận chuyển mà bơm
pittong có nhiều loại khác nhau
Theo phương pháp dẫn động, có ba loại:
- Bơm có dẫn động động cơ điện truyền động qua tay biên quay
- Bơm tác dụng bằng hơi pittong được nối trực tiếp với máy hơi nước và làm
việc nhờ động lực của máy hơi nứơc
- Bơm tay
Theo cách sắp đặt vị trí của pittong:
- Bơm nằm ngang
- Bơm thẳng đứng
Theo cách làm việc:
- Bơm tác dụng đơn
- Bơm tác dụng kép
- Bơm tác dụng ba hay bốn
- Bơm vi sai
a) Bơm tác dụng đơn
Có hai loại : nằm ngang và
thẳng đứng . Trong bơm có hai
van: một van hút và một van
đẩy. Sau mỗi vòng quay của
trục thì pittong chuyển động
một lượt sang phỉa và một lượt
sang trái, chất lỏng được hút
vào và đẩy ra khỏi xi lanh một Hình 5.3. Bơm pittong thẳng đứng tác
lần. Vì vậy, nhược điểm chủ dụng đơn

ThS. Vũ Kim Hạnh 75


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

yếu của bơm tác dụng đơn là


làm việc không đều
Năng suất của bơm:
 .D 2
Gọi F= : diện tích tiết diện của pittong, m2
4
D : đường kính pittong, m
 .d 2
f= : diện tích tiết diện cán pittong, m2
4
d : đường kính cán pittong, m
s : khoảng chạy của pittong, m
n : số vòng quay của trục, 1/phút
Thể tích lý thuyết của chất lỏng được hút vào khi trục quay một vòng được
tính: V = F.s (m3) (5.16)
Lượng chất lỏng được hút trong một giờ:
Q = 60.F.s.n (m3/h) (5.17)
Trong thực tế, chất lỏng được hút vào sẽ ít hơn vì bị tổnt hất một phần do rò
qua chỗ nối, do van đóng mở không tức thời hay do không khí lọt vào thân bơm,
chiếm chỗ của chất lỏng. Vì vậy, phải tính thêm hệ số diều chỉnh (hiệu suất thể tích)
Qt
o o = (5.18)
Q

Khi đó, năng suất thực tế được tính


Qt = o.Q = o.. 60.F.s.n (m3/h) (5.19)

ThS. Vũ Kim Hạnh 76


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Ngoài ra còn có bơm nhúng chìm và bơm màng


Bơm nhúng chìm: các van đẩy được bố trí ngay
trên pittong. Khi pittong chuyển động lên phía trên,
chất lỏng từ bể chứa qua van hút vào xilanh, khối chất
lỏng nằm trên pittong được đẩy vào ống đẩy. Khi
pittong chuyển động xuống dưới, van hút đóng, van
đẩy mở, chất lỏng bên dưới pittong đi lên phía trên.
Như vậy sau một khoảng chạy đi lên của pittong, chất
lỏng được hút ào và đẩy ra đồng thời, còn lúc pittong đi Hình 5.5. Bơm nhúng chìm
xuống là chạy không tải, nên bơm làm việc không đều.
Loại này thường được sử dụng để bơm nước giếng sâu
Bơm màng: pittong và xilanh
tách rời khỏi hộp van bằng một màn
đàn hồi. Thường sử dụng để bơm các
dung dịchăn mòn mạnh vì pittong và
xilanh không tiếp xúc với môi trường
ăn mòn, còn van, hộp van và màng
được bảo vệ bằng lớp vật liệu chống ăn
mòn Hình 5.5. Bơm màng
b) Bơm tác dụng kép
Bơm tác dụng kép được coi như là sự nối ghép của hai bơm tác dụng đơn, có
một xi lanh và 4 van. Trong bơm tác dụng kép, sau mỗi vòng quay của trục pittong
chuyển động tới và lui một lần, thì bơm hút và đẩy được hai lần (như vậy, sau mõi
khoảng chạy của pittong, bơm hút và đẩy được 1 lần).

ThS. Vũ Kim Hạnh 77


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Khi pittong chuyển động về phía


phải, chất lỏng được hút vào luồng xi lanh
bên trái qua van hút 1, đồng thời đẩy chất
lỏng chứa trong xi lanh bên phải qua van
đẩy 4 vào ống đẩy. Khi pittong chuyển động
về phía trái, chất lỏng được hút vào buồng
xi lanh bên phải, qua van hút 2 và đồng thời
đẩy chất lỏng chứa trong xi lanh bên trái
qua van đẩy 3 vào ống đẩy. Hình 5.5. Bơm tác dụng kép
Ưu điểm: chất lỏng được bơm đều 1,2-van hút; 3,4-van đẩy
Nhược điểm: có 4 van nên dễ bị hỏng (van là bộ phận dễ hỏng nhất trong bơm)

Năng suất của bơm


Khi pittong chuyển động về phía phải,lượng chất lỏng được hút vào xi lanh là
F.s, lượng chất lỏng bị đẩy ra bằng (F -f).s . Khi pittong chạy về bên trái, lượng chất
lỏng lỏng được hút vào xi lanh là (F -f).s, lượng chất lỏng bị đẩy ra bằng F.s. Như
vậy, sau mỗi vòng quay của trục, bơm vận chuyển được một lượng chất lỏng bằng:
(F - f).s + F.s = 2.F.s - f.s = (2F - f)s, (m3) (5.20)
Năng suất lý thuyết:
Q = 60.n. (2F - f).s (m3/h) (5.21)
Năng suất thực tế:
Qt = o.Q = o 60.n. (2F - f).s (m3/h) (5.22)

ThS. Vũ Kim Hạnh 78


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

c) Bơm vi sai
Cấu tạo gồm hai buồng A và B nối
với nhau bằng xi lanh chung. Chuyển
động trong xi lanh là pittong có đường
kính lớn D và đường kính nhỏ d. Đường
kính nhỏ nối trực tiếp với tay quay
Buồng A có hai van gồm van hút 1
và van đẩy 2, buồng B không có van. Khi
pittong chuyển động sang phải, chất lỏng Hình 5.7. Bơm vi sai
được hút vào buồng A qua van 1, còn
Phòng A bên trái, phòng B bên phải
chất lỏng trong buồng B được đẩy vào
ống đẩy. Khi pittong chuyển về bên trái, van hút đóng lại và van đẩy mở r4a, chất
lỏng chuyển từ buống A sang buồng B. Một lượng chất lỏng vào ống đẩy do thể tích
buồng A lớn hơn buồng B. Như vậy, sau một vòng quay của trục (chuyển động qua
lại của pittong), bơm hút vào một lần và đẩy ra hai lần.
Thông thường, người ta thường chọn D = 2d (thể tích buồng A bằng 2 lần thể
tích buồng B) để cho lượng chất lỏng đi vào ống đẩy đều đặn
Năng suất của bơm
Khi pittong chuyển động về phía phải,lượng chất lỏng được hút vào xi lanh là
F.s, lượng chất lỏng bị đẩy ra bằng (F -f).s . Khi pittong chạy về bên trái, lượng chất
lỏng lỏng chảy qua van đẩy là F.s, nhưng thể tích xi lanh bên phỉa chỉ chứa được (F -
f).s lượng chất lỏng, còn thừa mnột lượng f.s ra ống đẩy. Như vậy, sau mỗi vòng
quay của trục, bơm vận chuyển được một lượng chất lỏng bằng:
(F - f).s + f.s = F.s (m3) (5.23)
Như vậy, năng suất của bơm vi sai bằng năng suất của bơm tác dụng đơn. Để
chất lỏng được bơm đều hơn thì:
(F - f).s = f.s (m3/h) (5.24)
hay F = 2f (5.25)

ThS. Vũ Kim Hạnh 79


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

(đường kính của pittong gấp đôi đường kính của cán pittong)
d) Bơm tác dụng ba
Có cấu tạo gồm ba bơm tác dụng đơn ghép lại chung với nhau tạo thành một
bộ có chung 1 ống đẩy và 1 ống hút.
Tay quay của ba bơm được lắp trên cùng một trục nhưng lệch nhau 120o. Nhờ
vậy, chất lỏng được đưa vào ống đẩy đều đặn hơn các loại bơm đã nêu trên. Mặt
khác, nhờ sự phân bố lực trên một vòng quay của trục được đều đặn nên bánh đà của
bơm không cần kích thước lớn
5.1.2.3. Hiệu suất thể tích của bơm pittong
Đối với bơm pittong, hiệu suất thể tích chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố: độ ỳ
của các van khi đóng và mở, những chỗ không kín va đoạn nối.
Các yếu tố đó làm mấy một lượng chất lỏng khi bơm. Ngoài ra một nguyên
nhân chủ yếu là giảm năng suất của bơm là hiện tượng tích khí trong bơm. Khi có
một lượng khí vào bơm, nó sẽ được giải phóng khỏi chất lỏng và giãn ra ở áp suất
thấp hơn áp suất khí quyển và chóan chỗ trong khoang hút làm giảm thể tích chất
lỏng. Do đó, bơm cần được cấu tạo sao cho tránh hiện tượng tích khớ ở khoang đẩy.
Hiện tượng tích khí càng nguy hiểm hơn nếu độ chân không ở khaong hút và áp lực ở
khoang đẩy lớn
Thông thường,
- ở những bơm có cấu tạo tốt, hiệu suất thể tích đạt 0,97 đến 0,99.
- bơm có năng suất trung bình (khoảng Q = 20 – 300m3/h) thì có hiệu suất đạt:
0,90 – 0,95
- bơm có năng suất thấp Q< 20 m3/h, thì hiệu suất đạt: 0,85 – 0,9
- đối với chất lỏng có độ nhớt cao, hiệu suất thấp hơn bình thường từ 5 – 10%
5.1.2.4. Áp suất tòan phần và chiều cao hút của bơm
Khi làm việc bơm truyền cho chất lỏng năng lượng để thắng lực cản trong ống
hút và thân bơm. để nâng chất lỏng lên chiều cao, tạo cho chất lỏng một vận tốc
chuyển động. Do quy luật chuyển động không đều của bơm pittong (giữa pittong và

ThS. Vũ Kim Hạnh 80


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

chất lỏng), bơm còn phải thắng cả lực ma sát xuất hiện trong quá trình chuyển động.
lực quán tính này thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của
pittong.
Để tính ASTP của bơm pittong, ta dùng công thức (5.6) và (5.7) cho giai đoạn
hút và đẩy, trong đó vận tốc vào wv và vận tốc ra wr được thay bằng vận tốc chuyển
động trung bình của bơm C.
- ở giai đoạn hút
P1 w12 Pv C2
+ = + + H h + hm.h + hi1 (5.26)
 .g 2 g  .g 2 g
- ở giai đoạn đẩy
Pr C2 P2 C
2
w22
+ = + + H 2 + hm.d + hi 2 + (5.27)
 .g 2 g  .g 2 g 2g
áp suất tác dụng lên pittong chính bằng hiệu số áp suất giai đoạn hút và đẩy
Pr − Pv w22 − w12
+ (H1 + H 2 ) + (hm.h + hm.d ) + (hi1 + hi 2 ) +
P
= (5.28)
 .g  .g 2g
trong đó:
P1 = P2 = Pa: áp suất bể chứa nơi hút và đẩy bằng nhau và bằng áp suất
khí quyển (bể hở)
w22 − w12
w1 = w2 nên =0
2g

H1 +H2 = Ho - chiều cao hình học mà bơm cần đưa chất lỏng đi lên
hmh +hmd = hi – tổng mất mát để khắc phục lực ỳ của chất lỏng
khi đó, phương trình (5.28) có dạng đơn giản:
P w2
= H = H o +  . + hi (5.29)
g 2g

Nếu trên ống hút có đặt chân không kế Ph và trên ống đẩy có đặt áp kế Pd với
khoảng cách ho thì ASTP được tính theo công thức
P Pd − Ph w22 − w12
= + ho + (5.30)
 .g  .g 2g

ThS. Vũ Kim Hạnh 81


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Từ (5.14), chiều cao hút tối đa của bơm pittong:


Pi Pbh w12 − C 2
Hh  − + − hm.h − hi1 (5.31)
 .g  .g 2g
Như vậy, chiều cao hút của bơm pittong phụ thuộc vào áp suất bình chứa (là áp
suất khí quyển nếu bình hở), áp suất tác dụng lên pittong ở giai đoạn hút, trở lực
đường ống hút, lực quán tình của chất lỏng do pittong chuyển động có gia tốc và vào
vận tốc trung bình của pittong.
Chiều cao hút tối đa cho phép đối với bơm pittong phụ thuộc vào nhiệt độ của
chất lỏng và số vòng quay (nếu chất lỏng được bơm là nứơc) được cho trong bảng 5.1
Bảng 5.1. Chiều cao hút tối đa của bơm pittong tính bằng m khi bơm nước
t0C 0 20 30 40 50 60 70
n,vg/ph
50 7 6,5 6,0 5,5 4,0 2,5 0,0
60 6,5 6,0 5,5 5,0 3,5 2,0 0,0
90 5,5 5,0 4,5 4,0 2,5 1,0 0,0
120 4,5 4,0 3,5 3,0 1,5 0,5 0,0
150 3,5 3,0 2,5 2,0 0,5 0,0 0,0
180 2,5 2,0 1,5 1,0 0,0 0,0 0,0

5.1.2.5. Bầu khí và tác dụng của bầu khí


Do pittong chuyển động không đều nên chất lỏng cũng chuyển động không đều
và có gia tốc trong bơm pittong và xuất hiện lực quán tính tác dụng ngược lại chiều
chuyển động của chất lỏng, làm tăng trở lực và tổn thất áp suất trong bơm, đặc biệyt
đối với bơm tác dụng đơn và khi chiều cao đẩy lớn. Để giảm tổn thất áp suấtdo lực
quán tính xuống mức tối thiểu, người ta tìm cách khắc phục một phần lực quán tính
bằng cách cấu tạo bầu khí ở cuối ống hút và đầu ống đẩy (xem lại hình 5.2). Bầu khí
là những buồng kín chứa không khí thông với ống hút và ống đẩy để bơm làm việc an
toàn, không bị va đập thủy lực và những chấn động lớn

ThS. Vũ Kim Hạnh 82


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Nguyên tắc làm việc của bầu khí ở ống hút và ống đẩy giống nhau. Trong
khoảng thời gian làm việc, khi lưu lượng tức thời của chất lỏng đi vào ống đẩy vượt
quá giá trị trung bình thì một lượng chất lỏng thừa được giữ lại trong bầu khí. Khi
đó, mức chất lỏng trong bầu khí tăng lên và thể tích khí giảm xuống tương ứng.
Ngược lại, khi lưu lượng tức thời của chất lỏng giảm xuống dưới mức trung bình
(hay bằng không ở giai đoạn hút) thì không khí trong bầu khí giãn ra và đẩy lượng
thừa của chất lỏng được giữ lại lúc trước ra ống, làm điều hòa lưu lượng và vận tốc
của chất lỏng trong ống. Tương tự như vậy, bầu khí trogn ống hút có tác dụng làm
cho chất lỏng đi trong ống hút được đều đặn. Nhờ có bầu khia mà chất lỏng chỉ
chuyển động không đều trong khỏang ngắn giữa hai bầu khí và xilanh của bơm (đoạn
l1 và l2) của bơm.
Áp suất khí trong bầu khí ống hút và đẩy phải thỏa mãn
P max − P min
= 2  5%
P12

Do thể tích khí trong bầu thay đổi từ Vmax đến Vmin và ngược lại nên thể tích
chất lỏng trong bầu khí cũng thay đổi tương ứng. Thể tích chất lỏng tối thiểu trong
bầu khí ứng với thể tích không khí cực đại và ngược lại. Gọi V là thể tích dung nạp
dự trữ của bầu khí (V = Vmax - Vmin), cùng với sự thay đổi của bầu khí có sự thay đổi
của áp suất từ Pmin đến Pmax tương ứng
Công suất của bơm pittong
 .g.Q.H
N tt = , kW (5.32)
1000

Đối với bơm pittong, hiệu suất  có giá trị bằng 0,72 – 0,93
5.1.3 Bơm ly tâm
5.1.3.1 Nguyên tắc làm việc
Bơm ly tâm làm việc theo nguyên tắc ly tâm. Chất lỏng được hút và đẩy cũng
như nhận thêm năng lượng (làm tăng áp suất) là nhờ tác dụng của lực ly tâm khi cánh
guồng quay.

ThS. Vũ Kim Hạnh 83


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Bộ phận chính của bơm là bánh guồng 1 trên có gắn những cánh có hình dạng
nhất định. Bánh guồng được đặt trong thân bơm 2 (có hình xoắn ốc) và quay với vận
tốc lớn. Chất lỏng theo ống hút 3 vào tâmguồng theo phương thẳng góc rồi vào rãnh
giữa các cánh guồng và cùng chuyển động với guồng. Dưới tác dụng của lực ly tâm,
áp suất của chất lỏng tăng lên và văng ra khỏi guồng vào thân bơm (phần rỗng giữa
vỏ và cánh guồng) rồi vào ống đẩy 4 theo phương tiếp tuyến
Khi đó, ở tâm bánh guồng tạo nên áp suất thấp. Nhờ áp lực mặt thoáng bể chứa
(bể hở có áp suất khí quyển), chất lỏng dâng lên trong ống hút vào bơm. Khi guồng
quay, chất lỏng được hút và đẩy liên tục, do đó chất lỏng chuyển động rất đèu đặn
(được hút và đẩy rất đều đặn) Đầu ống hút có lưới lọc 5 để ngăn không cho rác và vật
rắn theo chất lỏng vào bơm gây tắc cho bơm và đường ống. Trên ống hút có van một
chiều giữ chất lỏng trên ống hút khi bơm ngừng làm việc. Trên ống đẩy có lắp van
một chiều để tránh chất lỏng bất ngờ đổ dồn về bơm gây ra va đập thủy lực gây hỏng
cánh guồng và động cơ điện (khi guồng quay ngược) do bơm bất ngờ dừng lại. Ngoài
ra, trên ống đẩy còn lắp thêm một van chắn để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng theo
yêu cầu.
Đối với bơm ly tâm, khi khởi
động không có khả năng hút chất lỏng
vì lực ly tâm xuất hiện khi quồng quay
chưa đủ để duổi hết không khí ra khỏi
bơm và ống hút, tạo ra độ chân không
cần thiết. Vì vậy, trước khi mở máy
bơmphải mồi chất lỏng vào đầy bơm và
ống hút hoặc đặt bơm thấp hơn mức
chất lỏng trong bể hút cho chất lỏng tự
động chảy chóan đầy thân bơm. Áp
suất của chất lỏng do lực ly tâm tạo ra
Hình 5.8. Bơm ly tâm
hay chiều cao đẩy của bơm phụ thuộc

ThS. Vũ Kim Hạnh 84


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

vào vận tốc quay của guồng. vận tốc 1-Guồng; 2- vỏ bơm; 3-ống hút; 4-ống
càng lớn thì áp suất và chiều cao đẩy đẩy; 5-lưới lọc
càng lớn. Tuy nhiên không thể
tăng số vòng quay bất kỳ được vì khi đó, ứng suất trong vật liệu làm guồng sẽ tăng
lên và trở lực cũng tăng lên cùng vận tốc quay. Do đó, bơm một cấp chỉ đạt áp suất
tối đa 40 – 50m, còn nếu muốn tăng áp suất chất lỏng,phải sử dụng bơm nhiều cấp
5.1.3.2. Vận tốc chất lỏng trong bơm và phương trình chuyển động
Chất lỏng khi đi qua rãnh
giữa các cánh guồng có
chuyển động rất phức
tạp, một mặt nó chuyển
động dọc theo rãnh từ
tâm ra ngoài bánh guồng
theo phương bán kính,
mặt khác quay cùng với Hình 5.9. Vận tốc chất lỏng trong guồng

cánh guồng
w1, w2 – vận tốc chuyển động của chất lỏng tại cửa vào của ống hút và cửa ra
của ống đẩy, m/s
w’1, w’2 – vận tốc tương đối của chất lỏng tại cửa vào và cửa ra của các rãnh
trên guồng, m/s
r1, r2 – bán kính trong và bán kính ngoài của guồng, m
f1, f2 – tiết diện của rãnh tại cửa vào và cửa ra của guồng, m2
n- số vòng quay
Khi bơm làm việc ổn định, chất lỏng đi qua mỗi rãnh của cánh guồng có lưu
lượng không đổi là
V = w’1.f1 = w’2.f2 , m3/h
vì f1 < f2 nên w’1 > w’2

ThS. Vũ Kim Hạnh 85


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Khi guồng quay, chất lỏng sẽ chuyển động với các vận tốc tại cửa vào và cửa
ra của cánh guồng như sau
- tại cửa vào của cánh guồng:
+ vận tốc tương đối: w1’
2. .r1 .n
+ vận tốc vòng: u1 = , m/s
60
- tại cửa ra của cánh guồng
+ vận tốc tương đối: w2’
2. .r2 .n
+ vận tốc vòng: u2 = , m/s
60
Trên thực tế, chất lỏng chuyển động với vận tốc tuyệt đối bằng tổng hình học
các vận tốc tương đối và vận tốc vòng (theo nguyên tắc hình học). Như vậy tương
ứng ở cửa vào và cửa ra của cánh guồng ta có vận tốc tuyệt đối C1 được tính theo
công thức:

(w ) = u + C − 2u C cos
' 2
1
2
1
2
1 1 1 1 (5.33)

(w ) = u + C − 2u C cos
' 2
2
2
2
2
2 2 2 2 (5.34)
Ngoài ra Cu1 = C1.cos1
Cu2 = C2.cos2 (5.35)
trong đó Cu1 và Cu2 – hình chiếu của vận tốc tuyệt đối tại cửa vào và cửa ra
cánh guồng lên phương của u1 và u2.

Hình 5.10. Biểu diễn vận tốc chất lỏng


Để đơn giản khi thiết lập phương trình cơ bản của bơm ly tâm, ta giả thiết

ThS. Vũ Kim Hạnh 86


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

a) Số cánh trong bánh guồng lớn và cánh guồng rất mỏng nên vận tốc của
chất lỏng đi trong rãnh được phân bố đều đặn và áp suất ở hai mặt cánh guồng như
nhau, làm cho các dòng chất lỏng chuyển động song song nhau
b) Coi chất lỏng là lý tưởng nên không có ma sát trong cánh guồng và
không có va đập ở cửa vào và cửa ra, không có dòng xóay trong bơm do đó không có
tổn thất áp suất do trở lực gây ra. Dọi p1 và p2 là áp suất tại cửa vào và cửa ra của
guồng, khi đó áp suất lý thuyết do bơm tạo ra được tính:
p2 − p1 C22 − C12
H lt = + ,m (5.36)
g 2g

Công thức xác điịnh áp suất tòan phần của bơm: Giả sử guồng đứng yên và
chất lỏng quay với vận tốc tương đối như guồng quay. Khi đó, năng lượng dự trữ
trong 1kg chất lỏng ở cửa vào và cửa ra của guồng bằng :
p1 w12
- tại cửa vào +
 2

p2 w22
- tại cửa ra + (5.37)
 2

Do không có tổn thất nên cân bằng năng lượng đối với chất lỏng được biểu
p1 w12 p w2
diễn: + = 2+ 2 (5.38)
 2  2

Khi guồng quay, chất lỏng được bổ sung thêm năng lượng A do công của lực
ly tâm tạo ra, khi đó, phương trình cân bằng năng lượng 5.38 có dạng
p1 w12 p w2
A+ + = 2+ 2 (5.39)
 2  2

Công A do lực ly tâm được tính: C = m.2.r (N) (5.40)


Công A tạo ra khi chất lỏng chuyển dịch một đoạn dr
dA = m.2.rdr (5.41)
Như vậy, khi guồng quay với vận tốc góc không đổi , chất lỏng chuyển dộng
thành các tia song song có khối lượng m và bán kính quay r, thì lực ly tâm C sẽ tác
dụng lên các phần tử của chất lỏng.

ThS. Vũ Kim Hạnh 87


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Công do lực ly tâm tạo ra khi 1kg chất lỏng chuyển dịch một đoạn dr
dA = 2.rdr
Công do lực ly tâm tạo ra khi chuyển dịch trên một đoạn r2 –r1
2  2 r22 −  2 r12
(r )
r2
A =   2 rdr = 2
2
− r12 = , N.m/kg (5.42)
r1
2 2

u22 − u12
do r2= u2 và r1= u1 nên A =
2
thay vào (5.39), ta có
u22 − u12 p1 w12 p w2
+ + = 2+ 2
2  2  2

p p2 − p1 w22 − w12 u22 − u12


suy ra : = = + (5.43)
  2 2

w22 − w12 u22 − u12 C22 − C12


thay vào (5.36): H lt = + + (5.44)
2 2 2g
trong đó:
w22 − w12
- là đại lượng biểu hiện sự thay đổi áp suất do vận tốc tương đối của
2
dòng thay đổi khi đi qua guồng
u22 − u12
- là đại lượng biểu thị biến thiên áp suất do lực ly tâm tác dụng lên
2

chất lỏng chuyển động từ r1 đến r2


C22 − C12
- biểu thị biến đổi động năng của dòng từ cửa vào đến cửa ra của
2g

guồng
thay (5.33) và (5.34) vào (5.44), ta có
u2 C 2 cos 2 − u1C1 cos1
H lt = (5.45)
g

Đây là phương trình cơ bản của bơm ly tâm do Euler tìm ra, được áp dụng cho
cả các máy nén tuabin, máy thổi khí và quạt

ThS. Vũ Kim Hạnh 88


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Để chất lỏng đi vào bơm không bị xô đẩy gây tổn thất áp suất lớn, người ta
thường đổ chất lỏng vào bơm theo phương tiếp tuyến (với góc bằng 90oC) nên cos1
= 0, khi đó
u2C2 cos  2 1
H lt = = u2 Cu 2 (5.46)
g g

Công suất phụ thuộc vào dạng cánh guồng. Gọi 2 là góc tạo giữa vận tốc vòng
và vận tốc tương đối, khi đó
Cu2 = u2 – C r2.cotg2 (5.48)
thay vào (5.47), ta có
u22 − u2Cr2 cos  2
H lt = (5.49)
g
Từ (5.49), có thể tính được Hlt
theo hình dạng của cánh guồng:
- Nếu cánh guồng thẳng góc
(3.20I), → 2 = 90oC → cotg 2

u22
= 0 → H lt =
g Hình 5.11. Các kiểu cánh guồng

u22
- Cánh guồng cong về phía sau (3.20II)→2 < 90 C → cotg 2 > 0 → H lt 
o
g

u22
Cánh guồng cong về phía trước (3.20III)→2>90 C→cotg 2 < 0 → H lt 
o
g
Nếu phân tích về chiều của cánh guồng thì áp suất do bơm tạo ra có giá trị lớn
nhất khi cánh guồng cong về phía trước và nhỏ nhất nếu cánh guồng cong về phía
sau. Tuy nhiên, trên thực tế thì các cánh guồng luôn được làm cong về phía sau để có
trở lực nhỏ nhất, khi đó:
- Chất lỏng không phải là lý tưởng, nên có ma sát và trở lực thủy lực trong bơm
gây ra tổn thất áp suất

ThS. Vũ Kim Hạnh 89


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

- Số cánh guồng có hạn nên các phần tử chất lỏng chuyển động trong các rãnh
guông không giống như giả thuyết tính tóan trên.
Do vậy, áp suất tòan phần thực tế của bơm được tính
H = Hlt.. (5.50)
trong đó:  - hiệu suất thủy lực;  = 0,8 – 0,95
 - hệ số hiệu chỉnh do số cánh guồng có hạn, = 0,56 – 0,84
5.1.3.5. Chiều cao hút của bơm
Chiều cao hút của bơm ly tâm được tính dựa trên phương trình Bernuli cho hai
mặt cắt: một đi qua mặt thóang của chất lỏng trong bể hút và một đi qua cửa vào của
pa w12 p1 C12 w12
cánh guồng: + =
g 2 g g
+ H 1 +
2g
+  2g

Chiều cao hút của bơm


pa  p1 C12 − w12 w2 
H1 = −  + +   1  (5.51)
g  g 2g 2g 

trong đó p1 là áp suất của chất lỏng ở cửa vào của guồng. Nếu áp suất hơi bão
hòa của chất lỏng ở nhiệt độ toC là pbh thì p1 > pbh, khi đó
p a  p1 C12 − w12 w12 
H1  − + +  
g  g 2 g 
(5.52)
2g

Chiều cao hút của bơm ly tâm phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của chất
lỏng, trở lực trong ống hút và nhiệt độ trong chất lỏng. Do vậy, muốn tăng chiều cao
hút thì phải giảm trở lực trong ống hút và đảm bảo độ kín của ống để tránh không khí
lọt vào.
Bảng 5.2. Chiều cao hút của bơm ly tâm phụ thuộc vào nhiệt độ
Nhiệt độ t, oC 10 20 30 40 50 60 >65
Chiều cao hút, m 6 5 4 3 2 1 0

5.1.3.5. Hiện tượng xâm thực trong bơm ly tâm

ThS. Vũ Kim Hạnh 90


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Khi bơm làm việc, áp suất ở ống hút hay bộ phận trong bơm đột ngột tụt xuống
thấp hơn áp suất hơi bão hoà (độ chân không tăng nhanh), chất lỏng tại đó sẽ bốc hơi
tạo thành các khí hoà tan cùng chất lỏng ra ngoài. Khí và hơi này khi đến cửa cánh
guồng có áp suất lớn sẽ ngưng tụ, phá vỡ các túi khí tạo thành những khoảng trống
cho chát lỏng dồn về gây nên va đập thuỷ lực.Những va đập này thường có áp suất
lớn làm ồn ào và rung chuyển bơm, thậm chí có thể phá hỏng bơm. Hiện tượng này
gọi là hiện tượng xâm thực của bơm.

hxt = 0,00125.(Q.n2)0,67
(5.52)
trong đó: Q – lưu lượng, n – số vòng quay
Chú ý: khi tính chiều cao của bơm ly tâm cần phải trừ đi đại lượng hxt
Nếu hiện tượng xâm thực cùng xảy ra vơi sự ăn mòn hoá học thì bơm nhanh
hỏng hơn
Để tránh hiện tượng xâm thực, người ta tăng áp suất chất lỏng ở cửa vào của
bơm (tăng p1) bằng cách giảm chiều cao hút (đặt bơm thấp hơn mực chất lỏng trong
bể hút) hay chế tạo cánh guồng bằng những vật liệu có độ bền cơ học cao, chịu được
va đập
5.1.3.6. Năng suất, công suất, hiệu suất của bơm ly tâm
Năng suất
Năng suất của bơm ly tâm được tính toán dựa vào vận tốc tương đối của chất
lỏng đi qua cánh guồng , chiều dày và đường kính của cánh guông
Q = (D1 - .z)B1Cr1 = (D2 - .z)B12Cr2 , m/s (5.53)
trong đó:
D1, D2 - đường kính trong và đường kính ngoài của cánh guồng, m

ThS. Vũ Kim Hạnh 91


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

B1, B2 – bề rộng cánh guồng


ở vòng trong và vòng ngoài, m  -
bề dày của cánh guồng, m
z - số lượng cánh guồng
Cr1, Cr2- vận tốc của chất
lỏng đi vào và ra khỏi cánh guồng
theo hướng bán kính , m/s
C = C1sin1 và C = C2sin2 Hình 5.12. Đồng dạng của tam giác vận tốc

Công suất, hiệu suất của bơm


Giống như mọi loại bơm, công suất của bơm ly tâm được tính theo phương
Q .H .  . g
trình N1 = , kW (5.54)
1000
trong đó : : hiệu suất của bơm ly tâm;  = 0,6 – 0,8
5.1.3.7.

ThS. Vũ Kim Hạnh 92


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Đặc tuyến của bơm và đường ống


Trong quá trình làm việc của bơm, khi số vòngq uay thay đổi thì năng suất và
Q1 n1
áp suất cũng thay đổi theo, khi đó: =
Q2 n2

Áp suất tỷ lệ với tích của vận tốc u2 và C2 , mà u2 và C2 tỷ lệ với số vòng quay


2
H n 
n, do đó: 1 =  1 
H 2  n2 
3
N n 
Công suất tỷ lệ với năng suất và áp suất, nên 1 =  1 
N 2  n2 

Lập các mối quan hệ giữa Q-H, Q- và Q-N ta có đường đặc tuyến của bơm ly
tâm. Khi biết đường đặc tuyến của bơm ly tâm, ta có thể chọn được chế độ làm việc
thích hợp trong điều kiện nhất định
Khi chọn bơm và điều kiện làm việc, ngoài đặc tuyến của bơm, còn phải dựa
vào đặc tuyến mạng ống (ống dẫn và các thiết bị đặt trên đường ống), do đó, bơm
được chọn phải thích ứng với trở lực đường ống. Đặc tuyến đường ống biểu thi mối
quan hệ giữa lưu lượng của chất lỏng Q và áp suất H. Áp suất được tính bằng tổng
chiều cao hình học (Hh) mà chất lỏng cần được đưa đến, trở lực thủy lực (Hm) và độ
chênh áp (Ho). Cụ thể: H = Hh + Hm + Ho
Trong đó:
Hm = Hmh + Hmd (gồm cả trở lực ma sát và cục bộ)
Hm tính theo quan hệ lưu lượng Hm = k.Q2
(k- hệ số tỷ lệ)
Hh = Hhh + Hhd
P2 − P1
Ho = (p1, p2 – áp suất ở cuối ống đẩy và đầu ống hút)
 .g

Vậy H = Hh + Ho + k.Q2

ThS. Vũ Kim Hạnh 93


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

H= A + kQ2
Khi biểu diễn đặc tuyến bơm và mạng ống trên cùng một đồ thị (hình 5.13) thì
chúng sẽ cắt nhau tại điểm M là điểm làm việc của bơm ứng với mạng ống đã cho và
ứng với năng suất cao nhất (Q1) mà bơm có thể đạt được.
Điểm làm việc của bơm M phải thỏa mãn
Pd − Ph l + ltd w2 Q
H= + H hh +  . . với w =
 .g d 2g  .d 2
4

Hình 5.13. Đặc tuyến chung của bơm và đường ống


Nếu tăng năng suất của bơm đến Q3>Q1 thì áp suất do bơm tạo ra sẽ nhỏ hơn
áp suất cần thiết bơm phải đạt đượ để thắng trở lực mạng ống, do đó bơm không làm
việc được.
Nếu giảm năng suất của bơm xuống Q2 > Q1 thì bơm sẽ tạo ra áp suất lớn hơn
trở lực mạng ống. Các van trên đường ống được đóng bớt để tăng trở lực, nếu không
bơm sẽ tự động tăng Q và H đến điểm M
Khi ghép hai bơm song song nhau cùng đẩy chất lỏng vào một đường ống thì
đặc tuyến chung của cả hai bơm nhận được bằng tổng năng suất của từng bơm riêng
biệt. Khi đó, điểm M ứng với năng suất chung lớn hơn năng suất Q1 của từng bơm,
nhưng nhỏ hơn tổng năng suất 2Q1

ThS. Vũ Kim Hạnh 94


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Hình 5.15. Ghép bơm song song


Khi ghép bơm nối tiếp, năng suất chung giống năng suất của từng bơm còn áp
suất thì tăng gấp đôi bằng tổng áp suất của từng bơm tạo ra nên đặc tuyến chung của
hai bơm ghép nối tiếp bằng tổng áp suất của hai bơm. Khi đó, điểm M sẽ ứng với áp
suất càng lớn khi đặc tuyến của mạng ống càng cong lên phía trên

Hình 5.15. Ghép bơm nối tiếp

5.1.4. Các loại bơm khác


5.1.4.1. Bơm hướng trục
Bơm hướng trục còn được gọi là bơm chong chóng, được sử dụng rộng rãi
trong thủy lợi vì có năng suất tương đối cao và áp suất nhỏ

ThS. Vũ Kim Hạnh 95


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Chất lỏng chuyển động theo


trục trong thân bơm nhờ chong chóng
quay. Khi ra khỏi chong chóng, chất
lỏng được bộ phận hướng chất lỏng
chuyển từ bộ phận quay sang chuyển
động thẳng theo trục
Ưu điểm: trở lực nhỏ, cấu tại
đơn giản, gọn nhẹ nên thường được
dùng trong công nghiệp để bơm tuần
hòan dung dịch trong hệ thống cô đặc Hình 5.15. Bơm hướng trục
Năng suất của bơm: 0,1 – 25
m3/s
Áp suất bơm từ 4 – 6m
Hiệu suất đạt 90%
5.1.4.2. Bơm xoáy lốc
Được sử dụng khi không cần năng suất lớn(< 40m3/h), nhưng áp suất cao
(205m, gấp 2 đến 5 lần bơm ly tâm có cùng số vòng quay).
Cấu tạo của bơm bao gồm guồng 2 trong có các hốc nhỏ theo hướng bán kính,
guồng 2 được đặt trong thân hình trụ 1, giữa guồng và thân bơm có rãnh 3
Bơm xóay lốc làm việc theo nguyên tắc giống bơm ly tâm, tức nhờ lực ly tâm
mà chất lỏng được hút vào các hốc của cánh guồng rồi đưa ra ống đẩy. Bơm xóay lốc
hút và đẩy chất lỏng theo phương tiếp tuyến. Dưới tác dụng của lực ly tâm, chất lỏng
trong hốc bị văng ra rãnh. Tại rãnh, dưới tác dụng của áp suất thủy tĩnh, một phần
chất lỏng bị đẩy vào hốc tiếp. Như vậy, khi cánh guồng quay 1 vòng , chất lỏng bị
văng ra và đẩy trở lại hốc nhiều lần và mỗi lần như vậy, áp suất của chất lỏng tăng
lên.

ThS. Vũ Kim Hạnh 96


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Một điều cần chú ý là khi năng suất bơm giảm đi một ít thì áp suất và công
suất sẽ tăng nhanh và đạt giá trị cực đại khi Q = 0, do vậy, cần chú ý mở van chắn
trên ống đẩy trước khi mở máy.

Hình 5.17. Bơm xoáy lốc


5.1.4.3. Bơm sục khí
Làm việc theo nguyên tắc bình thông nhau. Khí nén qua ống đẩy 2 thổi vào
ống 1 làm cho chất lỏng ở ống 1 sủi bọt tạo thành hỗn hợp lỏng khí có bh < 1, nên
hỗn hợp này dâng lên qua nắp 4 đổ vào bể chứa. Buồng hỗn hơpk khí – lỏng 3 phải
đặt cao hơn cửa hút chất lỏng ở ống 1khoảng 1 – 1,5m để giữ cho khí nén không bị
phụt ra ngoài
Ưu điểm: đơn giản, không có bộ phận
dẫn động, có thể làm việc ở nhiệt độ cao khi
bơm ly tâm không hút được
Nhược điểm: hiệu suất thấp (25-35%),
năng suất nhỏ do vậy yêu cầu phải có trạm
nén khí và duy trì cột chất lỏng nhất định để
đảm bảo độ nhúng sâu của cột 1.
Loại bơm này được dùng để hút các
dung dịch (kể cả axit)
Hình 5.18. Bơm sục khí

ThS. Vũ Kim Hạnh 97


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

5.1.4.5. Bơm tia (tuye)


Dòng chất lỏng (khí,
hơi) có vận tốc lớn đi qua cửa
thắt của đường 1 vào buồng
trộn 2 qua ống 3. Nhờ ma sát
bề mặt, nó kéo theo chất lỏng
(khí, hơi) cần bơm. Khi đó,
Hình 5.19. Bơm tia
trong buống 2 tạo ra độ chân
không đủ để hút chất lỏng từ ngoài vào. Chất lỏng (hay hơi) được hút vào sẽ trộn với
dòng lỏng (hay hơi) chảy qua rối vào ống 3 có tiết diện mở rộng dần, nên vận tốc hỗn
hợp giảm dần và biến thành thế năng áp suất đẩy hỗn hợp ra có áp suất lớn hơn áp
suất chất lỏng (hay hơi) chảy qua. Nếu dùng bơm tia để đẩy chất lỏng gọi là injector,
nếu hút chất lỏng gọi là ejector
Ưu điểm: cấu tao đơn giản, vận chuyển được các chất lỏng có độ ăn mòn cao, nhờ có
sự trộn hơi chất lỏng mà luôn tồn tại quá trình đun nóng hay làm nguội trong quá trình làm
việc, do vậy thường dược sử dụng để bơm nứơc vào nồi hơi
Nhược điểm: chỉ bơm chất lỏng nào cho phép trộn lẫn được với dòng chất lỏng
(nứơc) đi qua, hiệu suất thấp.
5.1.4.5. Thùng nén
Cấu tạo gồm thùng hình trụ đứng hay nằm
ngang 1 chứa không khí nén (hay khí trơ CO2, N2).
Chất lỏng chảy vào bình qua van 2 khi van 4 mở thông
với khí quyển. Nếu dùng chân không để hút chất lỏng
vào bình thì van 4 được đóng kín, mở van 6 để nối với
bơm chân không. Khi đẩy chất lỏng lên cao thì đóng
van 4,6 mở van 5 thông ống đẩy và van 3 để nén khí
Hình 5.20. Thùng nén
vào.

ThS. Vũ Kim Hạnh 98


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Thông thường, thùng nén làm việc gián đoạn nhưng cũng có cấu tạo đặc biệt
để có thể làm việc liên tục và tự động. Sau khi đẩy hết chất lỏng, các van 3,5 được
khóa lại và van 4 mở ra để hạ áp suất trong thùng xuống bằng áp suất khí quyển. Quá
trình được lặp lại để bơm tiếp tục.
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, không có bộ phận chuyển động nên ít mòn. Có thể
bơm chất lỏng có độ ăn mòn cao
Nhược điểm: cồng kềnh, hiệu suất thấp (15 – 20%), năng suất nhỏ (45m3/h),
lưu lượng bơm không đều
5.1.4.6. Xi phông
Xi phông là loại bơm đơn giản nhất để đưa chất
lỏng từ bình chứa này sang bình chứa khác dựa trên
nguyên tắc tạo sự chênh lệch áp suất giữa mặt tháong
chất lỏng tỏng bình và trong ống.
Chất lỏng phải choán đầy ống 2. Kháo van 5 và
3, mở van 4 cho bơm chân không hút chất lỏng vào đầy
ống 2. Khi chất lỏng đã lên đầy ống 2 (nhìn qua ống
quan sát 6) thì mở van 3 và đóng van 5. Khi đó, chất
Hình 5.21. Xi phông
lỏng trong bình 1 sẽ chảy liên tục ra ngoài qua van 3
nhờ chênh lệch mức chất lỏng trong đầu ống dẫn và bình chứa. Muốn bơm ngừng
làm việc thì mở van 5 thông với ngoài trời.
5.2. Vận chuyển chất khí (Quạt, máy nén)
5.2.1. Khái niệm chung
Trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm hay trong các ngành kinh tế khác,
máy nén hay thổi khí được dùng rất phổ biến. Như để tổng hợp NH3 phải nén H2 và
N2 tới 200, 350 thậm chí 500at. Trái lại, trong một số quá trình như cô đặc, sấy,
chưng luyện chân không thì phải duy trì áp suất rất thấp 0,2 – 0,4 at. Ngoài ra để
thông gió, khuấy trộn, phun bụi hoặc vận chuyển vật liệu người ta cũng dùng khí nén.

ThS. Vũ Kim Hạnh 99


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Tất cả các quá trình trên đều phải tiến hành nén, thổi khí hoặc hút chân không.
Khi nén khí hoặc hút chân không thì có sự thay đổi thể tích kèm theo sự thay đổi thể
tích và nhiệt độ của khí
Quan hệ giữa thể tích, áp suất và nhiệt độ của khí lý tưởng được thể hiện qua
phương trình trạng thái
pV = m.R.T (5.55)
trong đó: p - áp suất của khí, N/m2
V – thể tích khí, m3
m - khối lượng của khí , kg
T – nhiệt độ tuyệt đối của khí, K
8314
R – hằng số khí, R = J/kg.độ
M
M – khối lượng phân tử, kg/kmol
Quá trình nén hoặc hút khí được tiến hành theo 3 cách:
- Quá trình đẳng nhiệt: nhiệt độ giữ không đổi trong suốt quá trình nén hoặc
hút khí, nhờ có sự trao đổi nhiệt với bên ngòai. Công nén đẳng nhiệt được tính
p2
Ldg = p1V1 ln , J/kg (5.56)
p1

- Quá trình đoạn nhiệt: khí nén không có sự trao đổi nhiệt với bên ngoài. Tòan
bộ lượng nhiệt tỏa ra được giữ lại nên nhiệt độ của khí tăng lên. Công tiêu tốn trong
quá trình đoạn nhiệt được tính
 k −1

 p2  k
( p1V1 )   − 1 ; J/kg

k
Ldo = (5.57)
k −1  p1  
 

Nhiệt độ của khí ở dưới quá trình nén đoạn nhiệt được tính
k −1
p  k
T2 = T1   ; oK (5.58)
 p1 

- Quá trình đa biến: Trên thực tế, quá trình nén thường xảy ra đồng thời hai quá
trình: đẳng nhiệt và đoạn nhiệt, tức là vừa tỏa nhiệt ra ngoài đồng thời lại vừa tăng

ThS. Vũ Kim Hạnh 100


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

nhiệt độ, nên gọi là đa biến. Do đó, công nén đa biến lớn hơn công nén đẳng nhiệt
nhưng nhỏ hơn công nén đoạn nhiệt
 m−1

 p2  m

( p1V1 )   − 1 ; J/kg
m
Ldb = (5.59)
m −1  p1  
 

trong đó: p1, p2 - áp suất khí lúc hút và đẩy, N/m2


T1, T2 – nhiệt độ khí trước và sau khi nén, oK
V1 – thể tích riêng của khí ở điều kiện hút tại p1 và T1, m3/kg
K,m- chỉ số đoạn nhiệt và đa biến
Lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình nén đẳng nhiệt

= m(C p − Cv )T ln 2 , J
p2 p
Qdg = A.Ldg = mRT (5.60)
p1 p1

Lượng nhiệt trong quá trình nén đoạn nhiệt


Qdo = A.Ldo = mC p (T1 − T2 ) = m(i2 − i1 ) , J (5.61)
trong đó: A – nhiệt lượng tương đương cơ học
m – khối lượng riêng của khí; kg
i1, i2 – hàm nhiệt, J/kg
5.2.2. Phân loại
Trong kỹ thuật, các khí cần vận chuyển và cần nén có tính chất vật lý và hóa
học rất khác nhau, điều kiện làm việc với lưu lượng , áp suất và thể tích, nhiệt độ
khác nhau. Do đó, có nhiều loại máy được sử dụng và được phân loại theo nhiều cách
khác nhau:
Theo nguyên tắc làm việc:
- máy nén pittong: cấu tạo gần giống bơm pittong, có pittong chuyển động
trong xi lanh và khí được nén nhờ giảm thể tích của buồng làm việc
- Máy nén loại quay tròn: nhờ roto quay bên trong mà khí được hút vào, nén
lại trong máy và đẩy ra ở áp suất cao

ThS. Vũ Kim Hạnh 101


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

- Máy nén tuabin (thuộc loại ly tâm): nhờ chuyển động quay của cánh guồng
và tác dụng của lực quán tính ly tâm mà khí được nén lại
- Máy nén loại phun tia (giống bơm bia), khí được nén do thay đổi vận tốc
khi chuyển động qua ống loa hình nón cụt.
Theo tỷ lệ giữa áp suất đầu và cuối (độ nén)
p2
- Máy nén khí p1 = 3 – 100 (hay lớn hơn)
p2
- Máy thổi khí p1 = 1,1 – 3 (với áp suất cuối p2 = 1,1 – 3at)
p2
- Quạt khí p1 =1 – 1,1 (với áp suất cuối p2 = 1,12 at)
5.2.3. Máy nén pittong
5.2.3.1. Nguyên tắc làm việc
Về cấu tạo, máy nén pittong làm việc giống bơm pittong, tức là gồm có xilanh
1, pittong 2 chuyển động tịnh tiến, trên pittong 2 có lắp thêm một vài vòng đệm
(xécmăng) 3. Mỗi đầu xi lanh có hai hộp van. Khi pittong chuyển động sang trái thì ở
khoang xi lanh bên phải có độ chân không, van 4 và 7 mở, van 6 và 9 đóng, khí qua
ống hút 5 vào bên phải, cùng lực đó, khí ở khỏang không gian bên trái được đẩy ra
ống đẩy 8. Khi pittong chuyển động ngược lại từ trái sang phải thì van 7 và 4 đóng
lại, van 6 và 9 mở ra, phân xi lanh bên trái hút và phần xilanh bên phải đẩy

ThS. Vũ Kim Hạnh 102


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Như vậy, sau một vòng quay của trục,


pittong chuyển dịch sang trái một lần và sang phải
một lần, khí được hút vào và đẩy ra hai lần. Vị trí
biên ở hai đầu xi lanh gọi là vị trí chết và khoảng
không gian giữa pittong ở vị trí chết và đầu xilanh
gọi là khoảng hại. TRị số khoảng hại phụ thuộc vào
cấu tạo của van và có ảnh hưởng xấu trong quá
trình làm việc của máy nén. Hình 5.22. Máy nén pittong
So sánh với cấu tạo của bơm pittong thì 1-xi lanh; 2-pittong; 3-vòng đệm;
trong máy nén pittong, các hộp van cần phải kín, 4,9-van hút; 5- ống hút; 6, 7- Van
đẩy; 8- ống đẩy
khít và do tỏng quá trình nén, khí tỏa nhiệt nóng
lên nên phải đặt thêm bộ phận làm nguội, nhất là
khi nén nhiều cấp.
5.2.3.2. Phân loại
Máy nén pittong được phân loại theo nhiều cách
- Theo số cấp nén: một cấp, hai cấp, nhiều cấp
- Theo hướng trục: nằm ngang, thẳng đứng
- Theo cấu tạo của xilanh: tác dụng đơn, tác dụng kép
- Theo cách dẫn động: động cơ điện hay máy hơi nước
- Theo năng suất: loại nhỏ <10 m3/ph), loại trung bình (10- 30 m3/ph), loại
lớn (> 30 m3/ph)
- Theo áp suất nén: thấp (< 10at), trung bình (10-80at), cao (80-1000at)
- Theo tác nhân nén,: máy nén không khí, oxy, NH3…
5.2.3.3. Quá trình nén lý thuyết và thực tế
Biểu diễn quá trình làm việc của máy nén trên đồ thị p-V ta thấy, khi pittong ở
vị trí bên trái (a) chuyển động về phía bên phải thì khí được hút vào xilanh theo
đường AB với áp suất p1. Khi pittong đến vị trí chết (b) thì đã hút được thể tích V1

ThS. Vũ Kim Hạnh 103


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

với áp suất p1 và nhiệt độ t1. Khi pittong chuyển động về bên trái thì van hút đóng lại
nên khí được nén và áp suất tăng dần đến p theo
đường BC là quá trình đa biến (nếu là quá trình
đẳng nhiệt theo đường BC1, quá trình đoạn nhiệt
theo đường BC2). Khi pittong đến vị trí (c) tức
áp suất khí trong xilanh đạt p2 bằng áp suất
trong ống đẩy thì van đẩy mở ra, nên khí được
đẩy vào ống đẩyvới áp suất không đổi p2 theo
đường CD. Quá trình nén này là quá trình lý
thuyết, không có khoảng hại và các ảnh hưởng
Hình 5.23. Quá trình nén lý thuyết
khác.
Trong thực tế, quá trình nén khí xảy ra
phức tạp hơn do những nguyên nhân sau
- ảnh hưởng của sức cản thủy lực trên đường ống và ở các van, nhiệt độ, độ ẩm
của khí tăng khi nén; van, xilanh, pittong không thật kín , nên đồ thị của quá trình nén
thực tế khác với nén lý thuyết.
- tồn tại khoảng hại: khi pittong đã đến vị
trí chết, hai đầu xilanh vẫn còn tồn tại một lượng
khí có thể tích bằng thể tích khỏang hại và áp Hình 3.35. trang 174

suất đẩyp2. Do đó, khi tiến hành quá trình hút,


lượng khí này được giãn ra cho đếnh khi đạt áp
suất p1 đường DA’, thì van hút mới mở ra được Hình 5.25. Quá trình nén thực tế
và quá trình hút khí mới bắt đầu. Do vậy, lượng khí hút được thực tế nhỏ hơn thể
tích lý thuyết của xilanh .
- ảnh hưởng của lực ỳ của các van hút và đẩy, do lực ỳ của các van mà thực tế
các van hút và đẩy mở ra khi áp suất thấp hơn p1 và cao hơn p2 (điểm A’, C’)

ThS. Vũ Kim Hạnh 104


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Trong thực tế, người ta thường dùng đồ thị chỉ thị để kiểm tra quá trình làm
việc của máy nén. Phân tích đồ thị chỉ thị cần chú ý đến ảnh hưởng của khoảng hại
và bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác, ta sẽ thấy được bản chất của quá trình nén.

Các ký hiệu trong đồ thị chỉ thị:


Vo – thể tích toàn bộ của xi lanh, m3
V1 – Thể tích mà pittong đi qua, m3

Hình 5.25. Đồ thị chỉ thị


5.2.3.4 Năng suất và công suất của máy nén pittong
a) Năng suất của máy nén
Thể tích khí lý thuyết sau một vòng quay của trục (bỏ qua thể tich cán pittong)
 .d 2
V1 = i. . s , m3 (5.62)
4
Trong đó: i - số lần hút sau một vòng quay của trục
s - chiều dài khoảng chạy của pittong, m
d - đường kính của pittong, m
trên thực tế, thể tích hút thực tế luôn nhỏ hơn thể tích hút lý thuyết
V = o.V1 (5.63)
trong đó o: hiệu suất thể tích của máy nén
Gọi  là hệ số cung cấp, được tính bằng tỷ số giữa thể tích thực được máy nén
hút và thể tích lý thuyết pittong đi qua
Vc
= = a.o (5.64)
V1

với  = 0,8 – 0,95 (→hệ số cung cấp  luôn nhỏ hơn hiệu suất thể tích o)
Năng suất của máy nén sau một vòng quay của trục

ThS. Vũ Kim Hạnh 105


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

 .d 2
Vc =  .i. .s , m3 (5.65)
4
Năng suất của máy nén một cấp
 .d 2
VM = Vc .n =  .i. .s.n ; m3 (5.66)
4
b) Công suất của máy nén
Công suất tiêu thụ của máy nén tác dụng đơn được tính khi đã biết công cần
thiết kế để nén khí. Tùy theo đặc trưng của quá trình nén: đẳng nhhiệt, đoạn nhiệt hay
đa biến mà ta tính công của máy nén
G.L
N= , kW (5.67)
1000
Với G- lượng khí được hút, kg/s
L – công lý thuyết tính theo 1kg khí, J/kg
Công suất cũng có thể tính theo đồ thị chỉ thị (được ghi bằng máy đo công lắp
trên trục pittong)
i.Pin .F .s.n
N ct = , kW (5.68)
60.100
trong đó: Nct – công suất chỉ thị tính theo đồ thị
i – số làn hút , với máy nén trục đơn, i = 1 khi trục quay một vòng
pin - áp suất trung bình tính theo đồ thị chỉ thị của máy nén
 m−1

m −1  

. p1 .   − 1 , N/m2
p m
pin = 2
(5.69)
m  p1  
 

F – tiết diện của pittong


Nếu máy nén có bộ phận làm nguội, công suất được tính bằng công suất đẳng
nhiệt Ndg = dg.Nct , kW (5.70)
với hiệu suất đẳng nhiệt dg = 0,65 – 0,75

ThS. Vũ Kim Hạnh 106


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Nếu máy nén không có bộ phận làm nguội, công suất được tính bằng công suất
đoạn nhiệt: Ndo = do.Nct , kW (5.71)
với hiệu suất đẳng nhiệt do = 0,93 – 0,97
Công suất tiêu tốn trên trục máy được gọi là công suất trục Nt, được tính
N ct
Nt = , kW (5.72)
t
với hiệu suất cơ khí t = 0,8 – 0,95
Do có sự mất mát cơ học trong quá trình nén như ma sát trên gối trục, ổ bi, ma
sát của pittong với xi lanh… nên công suất trên động cơ điện do có sự mất mát ở bộ
phận truyền động và ở động cơ được tính theo công thức
Nt
N dc = , kW (5.73)
tr . dc
trong đó: dc – hiệu suất động cơ, dc = 0,95
tr – hiệu suất truyền động, tr = 0,96 – 0,99
Công suất của động cơ có thể được tính gần đúng dựa vào công suất đẳng nhiệt
N dg
N dc = , kW (5.74)

trong đó:  – hiệu suất chung,  = dg. cktr = 0,45 – 0,62
Trên thực tế phải chọn động cơ có dự trữ công suất, vì vậy công suất thiết lập
cuả động cơ bằng
N = .Ndc , kW (5.75)
với  - hệ số dự trữ công suất,  = 1,1 – 1,15
5.2.4. Quạt gió
Quạt gío dùng để vận chuyển khí hoặc không khí có áp suất chung không vượt
quá 1500 mmHg. Quạt gió tạo ra hiệu số áp suất để thắng áp lực vận tốc và trở lực.
Hiệu số áp suất này rất nhỏ, được tính bằng milimét cột nước.
Theo nguyên lý tác dụng, có hai loại: quạt ly tâm và quạt hướng trục

ThS. Vũ Kim Hạnh 107


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

5.2.4.1. Quạt ly tâm


Nguyên lý làm việc giống như máy nén tuabin hay bơm ly tâm.
Căn cứ vào áp súât làm việc, có ba loại:
- Quạt áp suất thấp: 6 – 100 mmH2O
- Quạt áp suất trung bình: 100-20 mmH2O
- Quạt áp suất cao: 200-1500 mmH2O
Quạt ly tâm được sử dụng rộng rãi, gồm một vỏ hình xoắn ốc 1 làm bằng thép
tấm. Bên trong thân có guồng 2 gồm rất nhiều cánh ngắn được uốn cong lại. Không
khí hay khí được hút vào qua cửa 3 ở tâm cánh guống rồi bị các cánh guồng cuốn
theo, nhờ lực ly tâm văng ra thành vỏ và được đẩy ra khỏi quạt qua cửa 4 với áp suất
lớn hơn áp suất hút

Hình 5.25. quạt ly tâm Sirokko


1- Thân; 2- guồng; 3- cửa hút ; 4- cửa đẩy
Nếu có ăn mòn hoá học thì các bộ phân bên trong của quạt có tiếp xúc với khí
phải được bảo vệ bằng cách phủ một lớp vật liệu chống ăn mòn hoặc làm bằng vật
liệu không ăn mòn.
Áp suất của quạt
Nguyên lý làm việc của quạt ly tâm giống máy thổi khí kiểu tuabin, chỉ khác
áp suất khí thay đổi rất ít, nên có thể bỏ qua sự thay đổi của khối lượng riêng của
khí. Vì vậy, có thể tính áp suất của quạt ly tâm giống như bơm ly tâm

ThS. Vũ Kim Hạnh 108


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Để tăng áp suất đẩy (hoặc giảm tối đa đường kính guồng ở áp suất đã cho),
người ta có thể cấu tạo cánh quạt cong về phía trước
Đường kính hút được tính
4.Vmin
d= ,m
60. .w1

trong đó: Vmin – lưu lượng khí, m3/ph


w1 – vận tốc dòng khí ở cửa hút (m/s); w1 = 13 – 30m/s
Đường kính của guồng thông thường lấy bằng hoặc lớn hơn một ít so với
đường kính cửa hút.
áp suất quạt ly tâm tạo ra để thắng các trở lực trong ống hút và đẩy (hh và hd),
tạo vận tốc chuyển động của tia xuất hiện trong ốngđẩy (hv) và thắng áp suất thuỷ
tĩnh Ho của cột khí, khi đó
H = Ho + hh + hd + hv , m (cột khí) (5.82)
 . g .H  . g .H o  .wd2
hay P= = + (1 +   ) , , mmH2O (5.83)
B B 2B
trong đó: wd- vận tốc dòng khí ở cửa vào và cửa ra của quạt
- khối lượng riêng của khí, kg/m3
- tổng trở lực trên ống hút và ốngđẩy
B- hệ số chuyển đổi đơn vị
áp suất thuỷ tĩnh của cột khí rất nhỏnnên có thể lấy bằng không. Vì đường kính
của ống đẩy thông thường lớn hơn cửa ra của quạt nên giữa cửa ra và ống đẩy được
nối với ống loa để tạo ra hiệu số vận tốc vượt qua trở lực trong ống
Công suất của quạt:
V .H . g .  V .p
N= = h , kW (5.84)
1000 1000

trong đó: Vh- thể tích khí được hút, m3/s


p = H.g. - áp suất quạt tạo ra, N/m2
H- chiều cao cột khí, m

ThS. Vũ Kim Hạnh 109


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

 - khối lượng riêng của khí, kg/m2


 - hiệu suất của quạt,  = 0,5 – 0,7
5.2.4.2. Quạt hướng trục
Quạt hướng trục được dùng để vận chuyển một lượng lớn khí với áp suất nhỏ
(< 25mmH2O).
Cấu tạo của quạt hướng trục gồm cánh guồng đặt ttong vỏ, guồng có nhiều
cánh bố trí theo hướng tâm. Khi guồng quay, không khí va đạp vào cánh guồng với
một góc nào đó và tạo nên một luồng không khí chuyển động song song với trục của
quạt

Hình 5.27. Quạt hướng trục


1- Vỏ; 2- cánh guồng; 3- cửa hút ; 4- cửa đẩy

Khi mở máy phải mở các van hay lá chắn trước, vì khi đóng lá chắn, công suất
của quạt sẽ tăng lên đến cực đại.
Hiệu suất của quạt đạt 0,5 – 0,85
5.2.5. Bơm chân không (Máy hút chân không)
Về nguyên tắc, máy hút chân không làm việc không khác gì máy nén khí, chỉ
khác ở phạm vi áp suất làm việc và độ nén. Các bơm chân không hút khí ở áp suất
thấp hơn áp suất khí quyển và đẩy khí ra ở áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Bơm
chân không thường tạo ra độ chân không bằng 90% (ứng với áp suất tuyệt đối bằng
p2 1,1
0,1at) và nén khí tới 1,1 at. Khi đó, độ nén được tính = = 11
p1 0,1

ThS. Vũ Kim Hạnh 110


Chương V. Vận chuyển chất lỏng và chất khí

Do độ nén lớn nên tác dụng của khoảng hại (với bơm pittong) cũng lớn nên
làm giảm hiệu suất thể tích o, và năng suất của bơm chân không (ví dụ như khi hệ số
khoảng hại từ 3 – 5% thì hiệu suất thể tích giảm xuống còn 0,4 – 0,6). Vì vậy, để
tăng hiệu suất thể tích, cần phải giảm khoảng hại. Sử dụng phương pháp cân bằng áp
suất nhờ các rãnh nhỏ ở đầu xilanh có thể tăng hiệu suất thể tích lên tới 0,8 – 0,9.
Năng suất của bơm chân không không thay đổi và giảm dần cùng với sự giảm
của áp suất hút (tăng độ chân không). Vì vậy, khi chọn bơm phải căn cứ đồng thời
vào cả năng suất độ chân không tối đa mà bơm tạo được
5.2.6. Lựa chọn máy nén, máy thổi khí, quạt.
Phạm vi ứng dụng của các loại máy nén, thổi khí và quạt phụ thuộc vào áp suất
cần tạo ra và năng suất.
Máy nén pittong được sử dụng khi cần nén đến áp suất trên 10 at hoặc nén với
năng suất thấp hơn 100 m3/ph.
Trong máy nén pittong, loại thẳng đứng được sử dụng nhiều hơn vì nó chuyển
động nhanh hơn, gọn hơn và có hiệu suất cao hơn so với loại nằm ngang
Máy nén và thổi khí kiểu tuabin được dùng trong phạm vi áp suất trung bình
khoảng 10-12 at và khi năng suất vượt quá 50-100 m3/ph thì áp suất chỉ đạt quá 30at
Máy nén và thổi khí kiểu rôto thường dùng ở năng suất trung bình (<
100m3/ph) và áp suất không quá 10at.

ThS. Vũ Kim Hạnh 111

You might also like