Thí nghiệm hóa học và hóa sinh thực phẩm BKU - Bài 06. Enzyme - FINAL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


MÔN THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VÀ HÓA SINH THỰC PHẨM

ENZYME

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nguyên

Nhóm 2 – HK232 – Buổi chiều thứ 6 – Tuần 13


HỌ VÀ TÊN MSSV

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024


A. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH ENZYME AMYLASE THEO PHƯƠNG PHÁP
WOHLGEMUTH
I. Nguyên tắc
– Amylase là enzyme thủy phân tinh bột thành các loại dextrin, maltose và glucose.
– Phương pháp Wohlgemuth xác định hoạt tính enzyme amylase dựa vào việc tìm
nồng độ enzyme nhỏ nhất để thủy phân một lượng tinh bột xác định với những điều
kiện xác định đến khi các sản phẩm không đổi màu dung dịch I 2 0,3%/KI 3% (thuốc
thử Liugol).
– Đơn vị hoạt độ Wohlgemuth là lượng enzyme cần thiết để thủy phân 1 mg tinh

bột sau 30 phút ở 37ºC có Cl– làm chất hoạt hóa.


II. Chuẩn bị thí nghiệm
1. Dụng cụ
– Ống nghiệm Φ12:10 ống – Becher 100mL
– Giá ống nghiệm – Pipette 1mL, 5mL, 10mL
– Bình định mức 100mL – Ống bóp cao su
– Chén cân, muỗng cân – Ống hút nhựa
– Cân điện tử – Giấy thấm
– Phễu lọc thủy tinh – Bình tia
– Giấy lọc: 2 tờ – Bộ cối chày sứ
– Erlen 100mL

2. Nguyên liệu, hóa chất


– Nguyên liệu: malt hạt
– Hóa chất:
+ Thuốc thử Liugol: dung dịch I2 0,3% hoặc dung dịch KI 3%
+ Dung dịch NaCl 0,5%
+ Dung dịch H2SO4 10%
III. Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hóa chất và dụng cụ đã được rửa sạch, sấy khô.
Bước 2: Chuẩn bị dịch chiết Enzyme amylase
– Cân 10g malt bằng cân hai số lẻ, cho vào cối sứ, sau đó giã nhuyễn bằng chày sứ.
– Cho 10g malt đã giã nguyễn (kể cả vỏ) vào bình định mức 100 mL
– Cho nước cất vào bình định mức, còn chừa 1 khoảng trống để lắc.
– Ngâm malt trong 60 phút, thỉnh thoảng lắc đều dung dịch trong bình.
– Sau 60 phút, dùng nước cất định mức lên vạch mức 100 mL, lắc đều.
– Lọc dịch qua 2 lớp giấy lọc để thu được dịch trong suốt chứa enzyme amylase (bỏ
khoảng 50 giọt đầu), dùng erlen 100ml để chứa dịch đã lọc trong.
Bước 3: Khảo sát hoạt tính của enzyme amylase
– Lấy 10 ống nghiệm đã được chuẩn bị từ trước, cho vào mỗi ống nghiệm 1 mL
NaCl 0,5% bằng pipette 1mL
– Cho vào ống nghiệm đầu tiên 1 mL dịch chiết enzyme amylase, lắc đều. Sau đó
lấy 1mL từ ống [1] cho vào ống [2], lắc kỹ. Rửa sạch pipette trước khi hút ống tiếp
theo. Lặp lại tương tự cho tới ống [10] thì hút 1 mL bỏ đi.
– Cho tiếp vào mỗi ống nghiệm 1 mL hồ tinh bộ 0,5% (cắm thẳng pipette vào gần
sát dung dịch, không để dính lên thành ống nghiệm), lắc đều để vào tủ điều nhiệt ở
37ºC, thỉnh thoảng lại lắc đều (khoảng 5 phút/1 lần) để kéo các hạt tinh bột bám ở
thành ống nghiệm xuống.
– Sau 30 phút thì lấy ra, cho vào mỗi ống 1 mL H 2SO4 10% (để chấm dứt hoạt tính
của enzyme) và 3 giọt thuốc thử Liugol, sau đó lắc đều. Quan sát sự thay đổi màu ở
các ống nghiệm.
– Đánh dấu ống nghiệm có nồng độ enzyme nhỏ nhất nơi đó có sự thủy phân hoàn
toàn tinh bột (ống có dung dịch màu vàng sáng, có thể so sánh màu với ống chuẩn, sau
đó là ống có màu đỏ, đỏ tím,... tức là tinh bột chưa được thủy phân hoàn toàn).
Bảng 1. trình bày kết quả thí nghiệm, ghi màu của dãy ống nghiệm vào bảng (xanh
[x], tím [t], nâu [n], đỏ [đ], cam [c], vàng [v]).
IV. Kết quả thí nghiệm và tính toán kết quả
1. Kết quả thí nghiệm

Stt ống nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Độ pha loãng
2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024
(F)

n/ n/ n/ n/ n/ n/ n/ n/ n/ n/
Nồng độ enzyme
2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024

Màu dung dịch v v v v c t t x x x

Bảng 1. Kết quả thí nghiệm xác định hoạt tính enzyme amylase
Khi dùng ống chuẩn để so sánh màu, nhằm chọn lựa ống làm chuẩn để tính các giá
trị bên dưới thì ống nghiệm 1 cho ra màu tương đối giống với ống chuẩn. Do đó, nhóm
chọn ống số 1 để thực hiện tính toán các giá trị liên quan đến phương pháp
Wohlgemuth.
2. Tính toán kết quả
m. V 1 10000.1
– Lượng enzyme cho vào ống nghiệm [1] (n): n¿ ¿ ¿ 100
V2 100

với: V1 = 1 : thể tích dịch chiết enzyme amylase cho vào ống [1], mL
V2 = 100 : thể tích dịch chiết enzyme amylase, mL
m = 10g = 10000 mg : khối lượng malt dùng để trích chiết enzyme amylase, mg
n 100
– Một đơn vị Wohlgemuth (W): W ¿ ¿ ¿ 0,625
5. F 5× 32
,Với: F: độ pha loãng chọn được trên bảng trên (ống 5: 32)
– Số đơn vị Wohlgemuth có trong 1 mL dịch chiết enzyme (Nw):
n 100
Nw= = =16 0 ( Nw)
V 1 .W 1 ×0,625
V. Giải thích hiện tượng và biện luận so sánh kết quả
1. Giải thích hiện tượng
Enzyme amlase là enzyme có khả năng thủy phân tinh bột, còn thuốc thử Liugol để
nhận biết sự có mặt của tinh bột trong dung dịch.
Cho amylase vào dung dịch NaCl 0,5% để hoạt hóa amylase. Sau đó cho các ống
nghiệm vào tủ sấy ở 37ºC thì ở nhiệt độ này enzyme amlylase sẽ hoạt động tốt nhất,
cho nên phản ứng sẽ diễn ra nhanh chóng để có kết quả rõ hơn. Sau khi lấy khỏi tủ sấy
thì nhỏ dung dịch H2SO4 10% để quá trình thủy phân ngừng hoạt động (tăng pH môi
trường dẫn đến enzyme bị bất hoạt).
⇒ Ở cả 10 ống trong thí nghiệm trên đều xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột thành các
phân tử đường đơn, đường đôi và dextrin nhờ xúc tác là enzyme amylase theo phương
trình sau:

Tinh bột E . α − amylase(Termamyl)



glucose + maltose + hỗn hợp dextrin (α + β)

Tuy đều có cùng một cơ chế phản ứng, tuy nhiên lượng cơ chất và lượng enzyme
cho vào ở mỗi ống là khác nhau. Ở thí nghiệm này, lượng enzyme cho vào từ ống [1]
đến ống [10] giảm dần theo cấp số nhân, ứng với độ pha loãng enzyme đi từ 2 đến 2 10.
Do đó, sự chênh lệch về lượng giữa nồng độ enzyme và nồng độ cơ chất càng về sau
sẽ càng lớn.
Tinh bột Liugol

phức xanh tím
Ống nghiệm số [1], [2], [3], [4] sau khi nhỏ Liugol vào thi có màu vàng. Điều này
chứng tỏ tinh bột ở cả 4 ống này đều được thủy phân hoàn toàn. Ống [5] có màu nâu
cam chứng tỏ tinh bột bì thủy phân gần hết nên màu đậm hơn so với các ống trên. Từ
ống [6] tới ống [10] thì màu dung dịch chuyển dần từ màu tím → xanh tím → xanh →
xanh đen. Điều này chứng tỏ tinh bột ở các ống này bị thủy phân rất ít, ở 2 ống cuối thì
gần như không bị thủy phân.
+ Từ ống [5] sang ống [6] có sự chuyển màu từ vàng cam sang màu tím cho thấy
ống [5] là ống có nồng độ enzyme tối thiểu để thủy phân hoàn toàn lượng tinh bột có
trong ống nghiệm.
2. Biện luận kết quả
Có thể thấy kết quả của lớp đều có sự khác biệt nhỏ về cường độ màu nhưng nói
chung vẫn khá tương đồng với nhau về kết quả: ống nghiệm bắt đầu chuyển màu ở ống
số 5 (W = 0,625). Nguyên nhân của sự khác biệt có thể là do:
– Trong quá trình cho vào tủ sấy, nhóm không lắc đều ống nghiệm dẫn đến lượng
tinh bột còn bát vào thành → lượng tinh bột bị thủy phân ít hơn lượng tinh bột cho
vào.
– Trong quá trình trích 1 mL từ ống này sang ống khác, nhóm lắc ống nghiệm chưa
đều, thao tác hút dung dịch và rửa pipette không kỹ dẫn đến lượng enzyme có trong
mỗi ống không hoàn toàn giống như trong lý thuyết tính toán.
– Sau khi lấy ra khỏi tủ sấy, việc cho H2SO4 để kết thúc quá trình thủy phân có sự
sai lệch về thời gian. Do đó, lượng tinh bột có thể được thủy phân tiếp nên dẫn đến sự
khác nhau về ống nghiệm có lượng enzyme tối thiểu để thủy phân hoàn toàn tinh bột.
B. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG PHÂN HỦY
TINH BỘT CỦA ENZYME AMYLASE
I. Nguyên tắc thí nghiệm
Enzyme là xúc tác sinh học có bản chất protein, vì thế hoạt tính xúc tác của enzyme
bị giới hạn bởi những điều kiện phản ứng như nhiệt độ, pH, nồng độ enzyme.
Amylase là enzyme xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột thành các loại dextrin,
maltose và glucose. Trong hệ tiêu hóa, enzyme alpha amylase có trong nước bọt sẽ bắt
đầu thủy phân tinh bột đã hồ hóa trong thức ăn, và các enzyme còn lại sẽ kết thúc quá
trình thủy phân tạo glucose thấm qua thành ruột.
Nhiệt độ là tác nhân vật lí ảnh hưởng đến vận tốc hóa học cũng như phản ứng
enzyme. Amylase, cũng như các loại enzyme khác là đều có khoảng nhiệt độ tối ưu để
xúc tác, cho ra hiệu suất phản ứng được cao và trong một khoảng thời gian cần thiết.
Trong những điều kiện sinh lý nhất định, khi tăng nhiệt độ thì vận tốc phản ứng cũng
tăng lên. Tuy nhiên, khi qua ngưỡng nhiệt tối ưu (T opt) thì vận tốc enzyme bắt đầu
giảm xuống. Đa số các enzyme có nhiệt độ tối ưu (T opt) vào khoảng 40 – 60ºC, ở nhiệt
độ này vận tốc phản ứng rất lớn. Khi nhiệt độ lên 80ºC hầu hết các enzyme đều bị biến
tính không thuận nghịch dẫn cấu trúc không gian bị thay đổi, làm cho enzyme không
còn khả năng kết hợp được với cơ chất.
Do đó, mục đích bài thí nghiệm này là kiểm tra ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt
độ và nồng độ enzyme đến khả năng thủy phân tinh bột của enzyme amylase.
II. Chuẩn bị thí nghiệm
1. Dụng cụ
– Ống nghiệm – Đĩa thủy tinh
– Pipette 5mL, 1mL

2. Hóa chất
– Dung dịch đệm pH = 6,0
– Dung dịch tinh bột 0,5%
– Dịch chiết enzyme amylase
– Thuốc thử Liugol

III. Tiến hành thí nghiệm


1. Tạo ống màu mẫu cho cả 2 thí nghiệm
– Ống 1: 2mL dung dịch tinh bột 1% + 3 giọt thuốc thử Liugol
– Ống 2: 2mL dung dịch glucose 0,5% + 3 giọt thuốc thử Liugol
Giải thích: Do thành phần chính của Liugol là Iod và KI nên tạo phức với tinh bột vì
vậy mà ống 1 có màu xanh tím; còn ở ống 2, cấu trúc của glucose là monosaccharide
nên không thể tạo phức với Iod, do đó màu vàng ở ống 2 là màu thuốc thử Liugol được
pha loãng.
2. Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm đánh số 1, 2, 3; sau đó thêm vào mỗi ống 5,5mL dịch
đệm pH = 6,0; 4mL dung dịch tinh bột 0,5% và 0,5 mL dịch chiết enzyme amylase.
Bước 2: Cho các ống 2 vào tủ sấy ở nhiệt độ 50ºC, ống 3 vào tủ sấy ở nhiệt độ 70ºC,
còn ống 1 bỏ ở nhiệt độ phòng
Bước 3: Sau 15 phút, lấy mỗi ống nghiệm 1 giọt mẫu, nhỏ phân biệt lên đĩa thủy
tinh, thêm 1 giọt thuốc thử Liugol và xem màu.
Lưu ý: thuốc thử Liugol đã được pha loãng 2 lần.
IV. Kết quả và giải thích kết quả
1. Kết quả
Sau khi chờ thí nghiệm khoảng 15 phút và nhỏ Liugol vào, có thể thấy cường độ
màu của 3 mẫu ở nhiệt độ phòng, 50ºC và 70 ℃ có sự chênh lệch không nhiều, và đều
là màu vàng sáng giống với ống màu mẫu [2]. Điều này chứng tỏ lượng tinh bột đã bị
thủy phân hoàn toàn.
2. Biện luận
Vì không thu được tinh bột nên có thể khẳng định, enzyme termamyl đã xúc tác cho
phản ứng thủy phân tinh bột theo phương trình sau:

Tinh bột E . α − amylase (Termamyl),



pH =6 , 0 α−dextrin + glucose + maltose

Do kết quả thí nghiệm thu được ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau sau 15 phút là
giống nhau nên nhóm không thể kết luận được nhiệt độ tối ưu của enzyme termamyl.
Vì vậy, nhóm đã tiến hành tham khảo kết quả với các nhóm khác và nhận thấy rằng kết
quả của đa số các nhóm đều có sự tương đồng với kết quả của nhóm trong việc xác
định sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme.
Do đó, sau khi tìm hiểu một số bảo cáo và tham khảo các nhóm khác, nhóm rút ra
một số giải thích cho việc không thu được kết quả không mong muốn như sau:
– Termamyl có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng (30ºC – 100ºC) 1 nên nhiệt độ của
bài thí nghiệm là chưa đủ để có thấy rõ sự khác biệt. Điều này gần đúng so với lý
thuyết, phụ thuộc vào nguồn và bản chất của enzyme amylase.
– Thao tác tay chưa được chuẩn của sinh viên trong việc chuyển từ malt đã nghiền
qua bình định mức.
– Quá trình thực hiện thí nghiệm trong tủ sấy không đảm bảo được nhiệt độ chúnh
xác do sự đóng mở cửa nhiều lần của nhiều nhóm.
1
Tanyolaç, Deniz, Belma Işık Yürüksoy, and Ahmet R. Özdural. "Immobilization of a thermostable α-amylase, Termamyl®,
onto nitrocellulose membrane by Cibacron Blue F3GA dye binding." Biochemical engineering journal 2.3 (1998): 179-186.
– Lượng hồ tinh bột có thể đã bị thủy phân một phần trước nên khi thêm xúc tác là
enzyme termamyl vào thì tinh bột sẽ bị thủy phân hoàn toàn trong khoảng thời gian
nhanh chóng.
– Lượng termamyl mỗi nhóm lấy là chưa thực sự giống nhau mà chỉ xấp xỉ 0,5ml
dẫn đến thời gian thủy phân tinh bột không giống nhau.
C. TÍNH ĐẶC HIỆU CỦA ENZYME
I. Cơ sở lý thuyết
Do cấu trúc lý hóa đặc biệt của phân tử enzyme và đặc biệt là của trung tâm hoạt
động mà enzyme có tính đặc hiệu rất cao so với những chất xúc tác thông thường
khác. Mỗi enzyme chỉ có khả năng xúc tác cho sự chuyển hóa một hay một số chất
nhất định theo một kiểu phản ứng nhất định. Đặc tính tác dụng lựa chọn cao này gọi là
tính đặc hiệu của enzyme. Bài thí nghiệm này sẽ tiến hành nghiên cứu tính đặc hiệu
của enzyme invertaza và α–amylase là termamyl trên 2 cơ chất là saccharose và tinh
bột.
II. Chuẩn bị thí nghiệm
1. Dụng cụ thí nghiệm
– 4 ống nghiệm Φ12 – Tủ ấm
– Pipette 10ml – Nồi cách thủy

2. Hóa chất
– Dung dịch enzyme termamyl, enzyme investaza.
– Thuốc thử Liugol, hồ tinh bột 1%, saccharose 5%
– Thuốc thử Fehling.
III. Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị đầy đủ hóa chất và dụng cụ đã được rửa sạch, sấy khô. Đánh số các ống
nghiệm từ 1 đến 4
Bước 1: Sử dụng pipet 10ml rút các dung dịch cho vào 4 ống nghiệm theo hướng
dẫn sau: ống [1] và [2] 5ml dung dịch saccharose 5%, ống [3] và [4] 5ml dung dịch hồ
tinh bột 1%.
Bước 2: Thêm vào ống [1] và ống [3] mỗi ống 1ml dung dịch enzyme invertaza,
ống [2] và [4] mỗi ống 1 ml dung dịch enzyme termamyl.
Bước 3: Lắc đều, để ống nghiệm vào tủ sấy ở 37ºC trong 15 phút (lưu ý luôn điều
chỉnh nhiệt độ của tủ sấy ở khoảng này)
Bước 4: Lấy 4 ống nghiệm ra, cho vào ống [1] và [2] mỗi ống 5ml dung dịch
Fehling và đặt ở bể điều nhiệt đang sôi trong 2 phút (ống 3 và 4 vẫn ở nhiệt độ phòng).
Sau 2 phút, lấy ống [1] và [2] ra làm nguội ở nhiệt độ phòng.
Bước 5: Cho vào ống [3] và [4] mỗi ống 2 giọt thuốc thử Liugol. Quan sát kết quả
và giải thích.
IV. Hiện tượng và phương trình phản ứng
1. Hiện tượng
Sau khi hoàn tất các bước thí nghiệm, dung dịch trong suốt ban đầu của các ống
nghiệm đã có những biến đổi như sau:
+ Ống 1: dung dịch thu được có màu nâu đỏ đậm và lượng lớn kết tủa.
+ Ống 2: dung dịch thu được trong suốt, có ánh đỏ gạch và có lượng ít kết tủa ở
đáy.
+ Ống 3: dung dịch thu được màu xanh đen đậm.
+ Ống 4: dung dịch thu được có màu xanh lam đậm, nhạt màu hơn so với ống [3].
2. Giải thích hiện tượng và phương trình phản ứng
– Bản chất của 2 phép thử với Fehling và Liugol:
+ Phép thử với Fehling: phép thử này là cách sử dụng dung dịch Fehling A có chứa
CuSO4 và dung dịch Fehling B chứa tartrat kép trong môi trường kiềm để khử đường
đơn có chứa gốc andehit trong dung dịch phân tích tạo thành Cu 2O kết tủa màu đỏ
gạch.
+ Phép thử với Liugol: Dung dịch Liugol, hay còn được gọi là nước iod hoặc dung
dịch iod mạnh, là một dung dịch có chứa KI cùng I 2 tan trong nước. Mà I2 tác dụng với
tinh bột sẽ cho ra phức màu xanh tím do ở nhiệt độ thường tinh bột có cấu trúc lò xo
xoắn, cấu trúc này sẽ hấp phụ các phân tử I2 lại.
– Giải thích và phương trình:
+ Ống 1: enzyme invertase thuỷ phân lượng lớn saccharose thành glucose và
fructose. Dung dịch đường sau đó có chứa glucose sẽ có tính khử cao, khử Cu 2+ thành
Cu2O sau khi cho dung dịch Fehling vào. Ở nhiệt độ cao, hầu hết saccharose bị thủy
phân tạo nên một lượng lớn kết tủa, làm cho dung dịch có màu nâu đỏ đậm. Vì vậy, có
thể kết luận, enzyme invertaza đặc hiệu cho phản ứng thủy phân saccharose thành
glucose và fructose. Phương trình phản ứng:
C12H22O11 (saccharose) + H2O Invertaza , 37 ℃ C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

RCHO + 2Cu2+ 100→℃ RCOO- + Cu2O↓ + 3H2O

(với RCHO là glucose và fructose)


Thực tế, dung dịch mà nhóm thu được có màu nâu đó đậm là do Cu 2O là kết tủa
không bền, dễ bị oxy hóa trong không khí thành CuO làm cho dung dịch dễ bị sẫm
màu.
2Cu2O + O2 → 4CuO
+ Ống 2: termamyl đã không xúc tác cho phản ứng thủy phân saccharose và dẫn đến
việc Fehling không tạo nhiều kết tủa màu nâu đỏ với đường khử như ống 1. Tuy nhiên,
nếu quan sát kĩ, ta sẽ thấy được một lượng nhỏ kết tủa đọng lại ở đáy ống. Điều này có
thể lý giải là do ban đầu saccharose không tác dụng với enzyme termamyl nên tạm thời
chưa thủy phân ra glucose và fructose nhưng sau khi đun nóng cách thủy ở 100ºC
trong 2 phút, có thể saccharose đã bị thủy phân tạo ra một ít glucose và fructose nên
khi cho thuốc thử Fehling vào vẫn thu được kết tủa màu đỏ gạch ở đáy ống nghiệm.
Phương trình phản ứng tương tự như phản ứng ở ống 1.
+ Ống 3: enzyme invertaza không xúc tác với hồ tinh bột để thủy phân nên lượng hồ
tinh bột vẫn còn nguyên vẹn so với ban đầu. Do đó, khi cho Liugol vào hàm lượng rất
lớn tinh bột, chúng tạo ra một phức màu xanh đen đậm trong dung dịch.
+ Ống 4: thu được dung dịch ngả màu xanh lam đậm nhưng không quá đậm màu.
Điều này là do enzyme amylaza có khả năng thuỷ phân tinh bột thành hỗn hợp dextrin
từ lớn đến nhỏ, và cuối cùng là glucose. Vì glucose không tạo phản ứng với iodine
trong dung dịch Liugol nên dung dịch trong ống này không thể tạo ra màu xanh đen
như ống thứ ba. Tuy nhiên, nếu lượng tinh bột chưa bị thuỷ phân trong mẫu vẫn đủ lớn
để tạo ra một phản ứng màu đặc trưng với iodine trong dung dịch Liugol, cho màu
xanh tím. Từ đây, có thể kết luận rằng, enzyme termamyl (bản chất là α–amylase) đặc
hiệu với phản ứng thủy phân tinh bột ra dextrin, oligosaccharide và glucose, vậy nên
khi cho Liugol vào sẽ thu được các sắc màu tùy vào lượng tinh bột mà enzyme thủy
phân được.
Tinh bột Termamyl

hỗn hợp dextrin + oligosaccharide + glucose
V. So sánh kết quả với các nhóm
Nhìn chung, các nhóm đều ra màu sắc khá giống nhau, chỉ khác về cường độ màu
và lượng kết tủa thu được. Điều này có giải thích là do lượng thuốc thử Fehling và
Liugol khi nhỏ vào có sự chênh lệch hoặc lấy chưa chính xác enzyme nên lượng tinh
bột và saccharose đã thủy phân không giống nhau.

You might also like